CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 24/1997/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 19 tháng 3 năm 1997 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình khí tượng thuỷ văn ngày 02 tháng 12 năm 1994;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục khí tượng thuỷ văn,
NGHỊ ĐỊNH :
Công trình khí tượng thuỷ văn chuyên dùng do các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức kinh tế, quốc phòng, an ninh và cá nhân đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác và bảo vệ nhằm phục vụ các nhu cầu chuyên ngành. Công trình khí tượng thuỷ văn chuyên dùng có thể hoạt động trong một thời gian nhất định hoặc lâu dài, căn cứ vào mục đích xây dựng và luận chứng kinh tế - kỹ thuật đã được phê duyệt.
Điều 2.- Công trình khí tượng thuỷ văn bao gồm:
1. Các đài khí tượng thuỷ văn:
a. Các đài khí tượng thuỷ văn khu vực;
b. Đài khí tượng cao không;
Danh mục các đài khí tượng thuỷ văn khu vực và khí tượng cao không được ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Các trạm khí tượng thuỷ văn.
a. Các trạm khí tượng bề mặt;
b. Các trạm khí tượng cao không;
c. Các trạm khí tượng nông nghiệp;
d. Các trạm khí tượng hải văn;
đ. Các trạm thuỷ văn;
e. Các trạm kiểm soát nhiễm bẩn môi trường không khí;
g. Các trạm kiểm soát nhiễm bẩn môi trường nước;
h. Các trạm dự báo và phục vụ khí tượng thuỷ văn tỉnh;
i. Các trạm đo mưa.
Các loại phương tiện, máy móc thiết bị chuyên dùng, các công trình phụ trợ hoạt động khí tượng thuỷ văn, diện tích đất chuyên dùng, hệ thống bảo vệ công trình, hành lang an toàn kỹ thuật và tư liệu khí tượng thuỷ văn... cũng thuộc công trình khí tượng thuỷ văn quy định tại Điều này.
Điều 3.- Các công trình khí tượng thuỷ văn thuộc loại đặc biệt quy định tại khoản 1 Điều 11 của Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình khí tượng thuỷ văn cũng là công trình khí tượng thuỷ văn cơ bản, nhưng có tầm quan trọng đặc biệt về chuyên môn kỹ thuật khí tượng thuỷ văn và trao đổi thông tin quốc tế... hoặc có ý nghĩa quan trọng đối với các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng và an ninh của đất nước.
Danh mục các công trình khí tượng thuỷ văn thuộc loại đặc biệt được ban hành kèm theo Nghị định này.
Điều 4.- Tư liệu khí tượng thuỷ văn quy định tại khoản 6 Điều 2 của Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình khí tượng thuỷ văn bao gồm:
1. Các tài liệu, số liệu điều tra cơ bản về khí tượng thuỷ văn, môi trường không khí và nước được ghi trên giấy hoặc trên các vật mang tin khác.
2. Các loại biểu đồ, bản đồ, ảnh thu từ vệ tinh, các loại phim, ảnh về các đối tượng nghiên cứu khí tượng thuỷ văn.
3. Các thông số kỹ thuật về các loại máy chuyên dùng trong hoạt động khí tượng thuỷ văn; các tài liệu về vị trí, ký hiệu và trị số mốc độ cao của các công trình đo đạc khí tượng thuỷ văn.
4. Kết quả các công trình nghiên cứu và các ấn phẩm khác do ngành khí tượng thuỷ văn phát hành nội bộ.
Hàng năm, Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng thuỷ văn trình Thủ tướng Chính phủ quyết định mức đầu tư ngân sách và các điều kiện cần thiết khác để các công trình khí tượng thuỷ văn cơ bản được bảo vệ và khai thác ổn định, lâu dài, từng bước hiện đại hoá.
1. Hành lang an toàn kỹ thuật của từng loại công trình khí tượng thuỷ văn quy định tại Điều 10 của Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình khí tượng thuỷ văn được quy định như sau:
a. Đối với các trạm khí tượng bề mặt, khí tượng cao không, khí tượng nông nghiệp nằm trong thành phố, thị xã, thị trấn là khu vực đất xung quanh trạm có chiều rộng bằng 10 lần chiều cao của vật che chắn, tính từ nơi lắp đặt thiết bị đo đạc của trạm đến vật che chắn đó.
b. Đối với các trạm khí tượng bề mặt, khí tượng hải văn trên đảo, khí tượng cao không, khí tượng nông nghiệp nằm ngoài thành phố, thị xã, thị trấn là khu vực đất xung quanh trạm có chiều rộng bằng 10 lần chiều cao của vật che chắn đứng đơn lẻ và bằng 20 lần chiều cao của các vật che chắn đứng thành cụm, tính từ nơi lắp đặt thiết bị đo đạc của trạm đến vật che chắn đó.
c. Đối với các trạm khí tượng hải văn trên biển là vùng nước có bán kính 500m tính từ nơi đặt thiết bị đo đạc của trạm.
d. Đối với các trạm thuỷ văn có đo lưu lượng nước sông là đoạn sông có chiều dài bằng 3 lần chiều rộng trung bình của mặt nước lòng sông chính, nhưng dài nhất không quá 500 m về phía hạ lưu và 500 m về phía thượng lưu, tính từ tuyến đo lưu lượng.
đ. Đối với tất cả các trạm thuỷ văn, các trạm khí tượng hải văn có thiết bị hoặc công trình đo đạc được xây dựng trực tiếp trên bờ sông, hồ hoặc bờ biển thì ngoài các tiêu chuẩn nói tại điểm b, c, d khoản 1 Điều này, hành lang an toàn kỹ thuật còn bao gồm khu vực đất trên bờ xung quanh thiết bị hoặc công trình đo đạc có bán kính 30 m tính từ nơi lắp đặt thiết bị hoặc công trình đó.
2. Tuỳ tình chất và yêu cầu sử dụng, chủ đầu tư xây dựng các công trình khí tượng thuỷ văn chuyên dùng có thể quy định khác về hành lang an toàn kỹ thuật của công trình do mình quản lý, nhưng không vượt quá giới hạn của các quy định tại khoản 1 Điều này và phải thông báo tới Tổng cục Khí tượng thuỷ văn bằng văn bản.
KHAI THÁC CÔNG TRÌNH KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN
Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng thuỷ văn chịu trách nhiệm soạn thảo, ban hành, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật về khai thác công trình khí tượng thuỷ văn.
Các hoạt động nhất thời hoặc hoạt động không gây ảnh hưởng trực tiếp đến công trình khí tượng thuỷ văn trong hành lang an toàn kỹ thuật của công trình chỉ được tiến hành sau khi đã được người quản lý trực tiếp công trình khí tượng thuỷ văn đó đồng ý.
Tổng cục Khí tượng thuỷ văn xây dựng kế hoạch và hướng dẫn nội dung thu nhận, phát báo các thông tin khí tượng thuỷ văn để các Bộ, ngành có liên quan phối hợp thực hiện.
Điều 11.- Việc di chuyển các công trình khí tượng thuỷ văn được quy định như sau:
1. Chỉ được phép di chuyển các công trình khí tượng thuỷ văn trong trường hợp thật cần thiết để đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật hoặc yêu cầu về kinh tế - xã hội có tầm quan trọng đặc biệt.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định di chuyển công trình khí tượng thuỷ văn thuộc loại đặc biệt và thuộc mạng lưới phát báo quốc tế.
3. Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng thuỷ văn quyết định việc di chuyển các công trình khí tượng thuỷ văn cơ bản khác. Khi di chuyển công trình khí tượng thuỷ văn cơ bản có liên quan đến quốc phòng, an ninh thì cần tham khảo ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ.
Khi di chuyển các công trình khí tượng thuỷ văn phải tiến hành quan trắc song song giữa địa điểm cũ và địa điểm mới theo hướng dẫn của Tổng cục Khí tượng thuỷ văn để bảo đảm tính đồng nhất, liên tục của tư liệu khí tượng thuỷ văn.
4. Chủ đầu tư xây dựng công trình khí tượng thuỷ văn chuyên dùng quyết định việc di chuyển công trình khí tượng thuỷ văn chuyên dùng của mình, đồng thời thông báo tới Tổng cục Khí tượng thuỷ văn trong thời hạn một tháng, kể từ ngày công trình ở địa điểm cũ ngừng hoạt động.
Điều 12.- Tư liệu khí tượng thuỷ văn được phân loại theo giá trị và mức độ bảo mật của tư liệu.
Chế độ bảo mật tư liệu khí tượng thuỷ văn thực hiện theo các quy định của Pháp lệnh Bảo vệ bí mật Nhà nước ngày 28/10/1991 và Quyết định số 196/TTg ngày 28/4/1994 của Thủ tướng Chính phủ về danh mục bí mật Nhà nước trong ngành khí tượng thuỷ văn.
2. Chủ đầu tư xây dựng công trình khí tượng thuỷ văn chuyên dùng chịu trách nhiệm quản lý, lưu trữ, sử dụng tư liệu khí tượng thuỷ văn khai thác được từ công trình của mình theo các quy định của Nghị định này và các quy định hiện hành khác có liên quan. Chủ đầu tư xây dựng công trình khí tượng thuỷ văn chuyên dùng có thể thoả thuận với các đơn vị lưu trữ thuộc Tổng cục Khí tượng thuỷ văn về việc lưu trữ, khai thác, sử dụng các loại tư liệu đó.
Tổng cục Khí tượng thuỷ văn ban hành tiêu chuẩn đánh giá chất lượng, tổ chức đăng ký và đánh giá chất lượng tư liệu khí tượng thuỷ văn.
Nhà nước khuyến khích việc đăng ký và đánh giá chất lượng đối với tư liệu khí tượng thuỷ văn của các công trình khí tượng thuỷ văn chuyên dùng. Các tư liệu khí tượng thuỷ văn của các công trình khí tượng thuỷ văn chuyên dùng đã được Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn đăng ký và đánh giá được Nhà nước bảo hộ về giá trị pháp lý.
Điều 15.- Các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và cá nhân được quyền khai thác và sử dụng tư liệu khí tượng thuỷ văn đã đăng ký và đánh giá chất lượng. Người khai thác và sử dụng tư liệu khí tượng thuỷ văn không thuộc đối tượng miễn trả lệ phí, quy định tại Điều 15 của Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình khí tượng thuỷ văn, phải trả lệ phí.
Bộ Tài chính và Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn quy định mức lệ phí sử dụng tư liệu khí tượng thuỷ văn, hướng dẫn chế độ thu, nộp và sử dụng lệ phí này.
Tổ chức và cá nhân nước ngoài được khai thác và sử dụng tư liệu khí tượng thuỷ văn theo giấy phép của Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng thuỷ văn.
Chỉ các cơ sở lưu trữ nói tại Điều 13 của Nghị định này mới được quyền cung cấp tư liệu khí tượng thuỷ văn cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng.
Người nào sử dụng các tư liệu khí tượng thuỷ văn chưa đăng ký và đánh giá chất lượng vào các đề án và công trình nói trên mà để gây ra thiệt hại thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
BẢO VỆ CÔNG TRÌNH KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN
Điều 20.- Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng thuỷ văn chịu trách nhiệm:
1. Trực tiếp chỉ đạo tổ chức thực hiện việc bảo vệ công trình khí tượng thuỷ văn cơ bản theo quy định tại Điều 16 của Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình khí tượng thuỷ văn;
2. Xây dựng kế hoạch và những biện pháp cụ thể nhằm ngăn chặn mọi hành vi xâm hại công trình khí tượng thuỷ văn, phòng, tránh và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, hoả hoạn và các trường hợp rủi ro khác gây ra;
3. Hàng năm trước và sau mùa lũ, bão phải tiến hành thanh tra kỹ thuật các công trình khí tượng thuỷ văn để kịp thời có biện pháp tu bổ, bảo vệ công trình;
4. Thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ an toàn các loại tư liệu khí tượng thuỷ văn cơ bản. Trường hợp tư liệu khí tượng thuỷ văn cơ bản bị hư hỏng hoặc có nguy cơ mất các thông tin thì phải phối hợp với Cục lưu trữ Nhà nước để có kế hoạch phục chế các tư liệu đó;
5. Lập quy hoạch mạng lưới công trình khí tượng thuỷ văn cơ bản cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và thông báo tới Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố đó; lập hồ sơ đất và xây dựng chỉ giới đất chuyên dùng cần thiết cho công trình khí tượng thuỷ văn theo quy định của Luật đất đai.
Điều 21.- Người quản lý trực tiếp các công trình khí tượng thuỷ văn có trách nhiệm bảo vệ công trình theo các quy định tại Điều 16 của Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình khí tượng thuỷ văn và các quy định tại Điều này.
Trong trường hợp công trình bị xâm hại hoặc có sự cố xảy ra, người quản lý trực tiếp phải huy động lực lượng trong đơn vị nhanh chóng khắc phục hậu quả, đồng thời báo cáo với Uỷ ban nhân dân địa phương và cơ quan quản lý cấp trên để có biện pháp phối hợp giải quyết.
Những công trình khí tượng thuỷ văn đang làm nhiệm vụ thường trực quan trắc, đo đạc bão, lũ, lụt mà bị xâm hại hoặc có sự cố xảy ra thì Uỷ ban nhân dân địa phương có trách nhiệm chủ động huy động các lực lượng cần thiết nhanh chóng khắc phục hậu quả, để duy trì việc quan trắc, đo đạc và truyền báo các thông tin khí tượng thuỷ văn.
Điều 22.- Các hành vi bị nghiêm cấm nói tại khoản 1, 2 và 3 Điều 19 của Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình khí tượng thuỷ văn bao gồm:
1. Xâm hại công trình khí tượng thuỷ văn như lấy cắp máy, đập phá hoặc va đập vào thiết bị và công trình, dịch chuyển các mốc độ cao, neo đậu các phương tiện vận tải thuỷ vào công trình hoặc làm cản trở việc đo đạc các yếu tố khí tượng thuỷ văn và các hành vi xâm hại khác;
2. Lấn chiếm đất thuộc phạm vi công trình, vi phạm quy định về hành lang an toàn kỹ thuật của công trình như làm nhà, trồng cây, đắp đập, làm cống xả nước, cắm đăng đó đánh bắt thuỷ sản, đào bới lòng sông hoặc hai bên bờ thuộc phạm vi hành lang an toàn kỹ thuật công trình khí tượng thuỷ văn làm cản trở việc quan trắc, đo đạc hoặc làm biến đổi tính tự nhiên của các yếu tố khí tượng thuỷ văn cần đo đạc.
3. Gây cản trở việc khai thác, sử dụng các công trình khí tượng thuỷ văn.
1. Những vi phạm công trình khí tượng thuỷ văn từ ngày 10/12/1994 đều phải được xem xét xử lý theo các quy định của pháp luật hiện hành; 2. Những vi phạm công trình khí tượng thuỷ văn trước ngày 10/12/1994 phải được xử lý từng bước để vừa bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật đo đạc khí tượng thuỷ văn, vừa phù hợp với tình hình và điều kiện thực tế;
3. Việc xử lý những vi phạm có liên quan đến công trình quan trọng, có nhiều khó khăn, phức tạp thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng thuỷ văn đề xuất phương án trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ CÔNG TRÌNH KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN
1. Quản lý, khai thác và bảo vệ công trình khí tượng thuỷ văn;
2. Chính sách khuyến khích, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước hợp tác đầu tư, nghiên cứu khoa học, áp dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ vào việc khai thác và bảo vệ công trình khí tượng thuỷ văn.
Các tổ chức có công trình khí tượng thuỷ văn chuyên dùng phải đăng ký công trình đó với Tổng cục Khí tượng thuỷ văn trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày nhận được thông báo của Tổng cục Khí tượng thuỷ văn.
Điều 32.- Tổng cục Khí tượng thuỷ văn thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về khai thác và bảo vệ công trình khí tượng thuỷ văn. Nội dung, quyền hạn và nhiệm vụ của thanh tra chuyên ngành khí tượng thuỷ văn thực hiện theo quy định tại Điều 26, 27 của Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình khí tượng thuỷ văn.
Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng thuỷ văn quy định chi tiết về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn, thủ tục, hoạt động của thanh tra chuyên ngành khí tượng thuỷ văn.
Điều 33. Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc khai thác và bảo vệ công trình khí tượng thuỷ văn, phát hiện, ngăn chặn hành vi xâm hại công trình khí tượng thuỷ văn thì được khen thưởng theo quy định chung của Nhà nước. Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng thuỷ văn trực tiếp xét duyệt và khen thưởng các tổ chức và cá nhân có thành tích nói trên.
Điều 37.- Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn chịu trách nhiệm hướng dẫn và chỉ đạo thực hiện Nghị định này.
Điều 38.- Những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
| Võ Văn Kiệt (Đã ký) |
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN
(Ban hành kèm theo Nghị định số 24/CP ngày 19/3/1997 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình khí tượng thuỷ văn)
I. CÁC ĐÀI KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN:
1. Đài Khí tượng Thuỷ văn khu vực Tây Bắc;
2. Đài Khí tượng Thuỷ văn khu vực Việt Bắc;
3. Đài Khí tượng Thuỷ văn khu vực Đông Bắc;
4. Đài Khí tượng Thuỷ văn khu vực Đồng bằng Bắc bộ;
5. Đài Khí tượng Thuỷ văn khu vực Bắc Trung bộ;
6. Đài Khí tượng Thuỷ văn khu vực Trung Trung bộ;
7. Đài Khí tượng Thuỷ văn khu vực Nam Trung bộ;
8. Đài Khí tượng Thuỷ văn khu vực Nam bộ;
9. Đài Khí tượng Thuỷ văn khu vực Tây Nguyên;
10. Đài Khí tượng Cao không;
II. CÁC CÔNG TRÌNH KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN THUỘC LOẠI ĐẶC BIỆT:
A. CÁC CÔNG TRÌNH KHÍ TƯỢNG:
Số | Tên trạm | Nơi đặt | Tọa độ địa lý | |
TT |
|
| Vĩ độ bắc | Kinh độ đông |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
1 | Trạm Khí tượng (KT) Lào Cai | Lào Cai | 22.30 | 103.58 |
2 | KT Sa Pa | Lào Cai | 22.20 | 103.50 |
3 | KT Lạng Sơn | Lạng Sơn | 21.50 | 106.46 |
4 | KT Điện Biên | Lai Châu | 21.21 | 103.00 |
5 | KT Móng Cái | Quảng Ninh | 21.31 | 107.58 |
6 | KT Bãi Cháy | Quảng Ninh | 20.57 | 107.04 |
7 | KT Phủ Liễn | Hải Phòng | 20.48 | 106.38 |
8 | KT Bạch Long Vĩ | Hải Phòng | 20.08 | 107.43 |
9 | KT Hòn Dấu | Hải Phòng | 20.40 | 106.48 |
10 | KT Láng | Hà Nội | 21.01 | 105.51 |
11 | KT Thanh Hoá | Thanh Hoá | 19.48 | 105.46 |
12 | KT Vinh | Nghệ An | 18.42 | 105.40 |
13 | KT Đồng Hới | Quảng Bình | 17.31 | 106.35 |
14 | KT Đông Hà | Quảng Trị | 16.50 | 107.05 |
15 | KT Đà Nẵng | TP Đà Nẵng | 16.02 | 108.41 |
16 | KT Huế | TT - Huế | 16.24 | 107.41 |
17 | KT Quảng Ngãi | Quảng Ngãi | 15.08 | 108.47 |
18 | KT Qui Nhơn | Bình Định | 13.36 | 109.13 |
19 | KT Nha Trang | Khánh Hoà | 12.15 | 109.12 |
20 | KT Trường Sa | Khánh Hoà | 8.39 | 111.55 |
21 | KT Song Tử Tây | Khánh Hoà | 11.25 | 114.20 |
22 | KT Tuy Hoà | Phú Yên | 13.05 | 109.13 |
23 | KT Phan Thiết | Bình Thuận | 10.56 | 108.06 |
24 | KT Tân Sơn Nhất | TP HCM | 10.49 | 106.40 |
25 | KT Côn Đảo | Bà Rịa - VT | 8.41 | 106.36 |
26 | KT Vũng Tàu | Bà Rịa - VT | 10.20 | 107.05 |
27 | KT Huyền Trân (DK 1/7) | Bà Rịa - VT | 8.01 | 110.37 |
28 | KT Phú Quốc | Kiên Giang | 10.13 | 103.58 |
29 | KT Thổ Chu | Kiên Giang | 9.17 | 103.28 |
30 | KT Cần Thơ | Cần Thơ | 10.02 | 105.47 |
31 | KT Cà Mau | Cà Mau | 9.10 | 105.10 |
32 | KT Đà Lạt | Lâm Đồng | 11.57 | 108.26 |
B. CÁC CÔNG TRÌNH THUỶ VĂN:
Số | Tên trạm | Sông | Nơi đặt | Tọa độ địa lý | |
TT |
|
|
| Vĩ độ bắc | Kinh độ đông |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
1 | Trạm thuỷ văn (TV) Lai Châu | Đà | Lai Châu | 22.03 | 103.09 |
2 | TV Lào Cai | Hồng | Lào Cai | 22.30 | 103.58 |
3 | TV Yên Bái | Hồng | Yên Bái | 21.42 | 104.52 |
4 | TV Hà Giang | Lô | Hà Giang | 22.49 | 104.59 |
5 | TV Việt Trì | Lô | Phú Thọ | 21.17 | 105.25 |
6 | TV Hà Nội | Hồng | Hà Nội | 21.02 | 105.52 |
7 | TV Sơn Tây | Hồng | Hà Tây | 21.09 | 105.30 |
8 | TV Thượng Cát | Đuống | Hà Nội | 21.04 | 105.52 |
9 | TV Huế | Hương | Thừa Thiên-Huế | 16.24 | 107.41 |
10 | TV Kon Tum | Đakbla | Kon Tum | 14.20 | 108.01 |
11 | TV Tân Châu | Tiền | An Giang | 10.25 | 105.14 |
12 | TV Châu Đốc | Hậu | An Giang | 10.42 | 105.08 |
13 | TV Cần Thơ | Hậu | Cần Thơ | 10.02 | 105.47 |
14 | TV Mỹ Tho | Tiền | Sóc Trăng | 10.16 | 105.54 |
15 | TV Mộc Hoá | Vàm Cỏ Tây | Long An | 10.46 | 105.56 |
16 | TV Phú An | Sài Gòn | TP Hồ Chí Minh | 10.46 | 106.42 |
File gốc của Nghị định 24/1997/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình khí tượng thủy văn đang được cập nhật.
Nghị định 24/1997/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình khí tượng thủy văn
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Chính phủ |
Số hiệu | 24/1997/NĐ-CP |
Loại văn bản | Nghị định |
Người ký | Võ Văn Kiệt |
Ngày ban hành | 1997-03-19 |
Ngày hiệu lực | 1997-04-03 |
Lĩnh vực | Xây dựng |
Tình trạng | Hết hiệu lực |