VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 32/HD-VKSTC | Hà Nội, ngày 26 tháng 8 năm 2021 |
Để nâng cao chất lượng kiểm sát việc giải quyết các vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất, tranh chấp quyền sở hữu nhà hoặc quyền sở hữu nhà gắn liền với quyền sử dụng đất, Viện kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC) hướng dẫn một số nội dung để các Kiểm sát viên, công chức vận dụng, thực hiện, cụ thể như sau:
1. Xác định người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án
- Trường hợp giấy chứng nhận quyền sử dụng (GCNQSD) đất; giấy chứng nhận quyền sở hữu (GCNQSH) nhà hoặc GCNQSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất được cấp cho hộ gia đình (Ví dụ: Hộ ông Nguyễn Văn A) thì phải căn cứ vào hộ khẩu tại thời điểm được cấp GCNQSD đất; GCNQSH nhà hoặc GCNQSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để xác định các thành viên trong hộ có tên trong hộ khẩu là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
- Trường hợp đất tranh chấp có một phần diện tích nằm trong GCNQSD đất của bên thứ ba, ngoài GCNQSD đất đã cấp cho nguyên đơn hoặc bị đơn thì phải xác định bên thứ ba là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
- Trường hợp vụ án có đương sự yêu cầu Tòa án hủy GCNQSD đất đã cấp thì cơ quan đã cấp GCNQSD đất được xác định là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 34 Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2015.
Vụ án có nội dung tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất, ai là người có quyền sở hữu nhà không áp dụng thời hiệu khởi kiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 155 Bộ luật dân sự (BLDS) năm 2015.
3.1. Đối với vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất
Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 và Điều 88 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai (Nghị định số 43/2014); nếu UBND cấp xã hòa giải nhưng không thành thì Tòa án mới được thụ lý vụ án.
Hòa giải tại UBND cấp xã không phải là điều kiện bắt buộc để Tòa án thụ lý vụ án.
4.1. Đối với vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất
a/ Thẩm quyền theo loại việc:
Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 và Điều 18 Nghị định số 43/2014 thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 và Điều 18 Nghị định số 43/2014 thì đương sự được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai sau đây:
khoản 3 Điều 203 Luật Đất đai năm 2013;
Ví dụ: Ông A và ông B tranh chấp mảnh đất có diện tích 90m2, nguồn gốc đất là đất khai hoang, chưa có GCNQSD đất và cũng không có loại giấy tờ nào theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013. Việc tranh chấp đã qua thủ tục hòa giải tại UBND xã nơi có đất tranh chấp nhưng hòa giải không thành. Như vậy, ông A có thể yêu cầu UBND giải quyết tranh chấp hoặc khởi kiện tại TAND.
Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 39 BLTTDS năm 2015.
điểm i khoản 1 Điều 40 BLTTDS năm 2015).
a/ Thẩm quyền theo loại việc:
khoản 2 Điều 26 BLTTDS năm 2015. Tranh chấp về quyền sở hữu nhà ở thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân do TAND giải quyết theo quy định tại khoản 1 Điều 177 Luật Nhà ở năm 2014.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sở hữu nhà được xác định theo quy định tại Điều 39, Điều 40 BLTTDS năm 2015, theo đó Tòa án nơi có nhà ở là Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.
Trường hợp đối tượng tranh chấp bao gồm cả nhà ở và các bất động sản khác thì nguyên đơn có quyền yêu cầu Tòa án nơi có một trong các bất động sản giải quyết.
1. Một số vấn đề lưu ý khi nghiên cứu hồ sơ vụ án
Khi xem xét, đánh giá tài liệu, chứng cứ để xác định đất thuộc quyền sử dụng của ai, Kiểm sát viên, công chức cần lưu ý đối với từng trường hợp đất đã được cấp GCNQSD và đất chưa được cấp GCNQSD, cụ thể như sau:
- Đối với đất chưa được cấp giấy GCNQSD đất thì cần xem xét đất có một trong các giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 hay không, như giấy tờ về quyền sử dụng đất trước ngày 15/10/1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước qua các thời kỳ (quy định tại Điều 18 Nghị định 43/2014); giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất (quy định tại Điều 15 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT ngày 27/01/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 43/2014); các giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho, chuyển nhượng quyền sử dụng đất...Ngoài ra, chú ý đến các tài liệu, chứng cứ khác như lời khai người làm chứng, xác nhận của những người biết về sự việc. Nếu còn vấn đề chưa rõ hoặc mâu thuẫn thì yêu cầu Tòa án (giai đoạn sơ thẩm) hoặc trực tiếp yêu cầu (khi thực hiện thẩm quyền kháng nghị) xác minh, thu thập bổ sung chúng cứ, đối chất, xác minh lời khai của những hộ liền kề diện tích đất tranh chấp.
- Về nguồn gốc đất tranh chấp: Xem xét căn cứ xác định nguồn gốc tạo lập đất tranh chấp như đất khai hoang, được tặng cho, thừa kế, chuyển nhượng....Việc xác minh nguồn gốc đất là cơ sở quan trọng cho việc xác định quyền sử dụng đất thuộc về ai và cũng là một trong những căn cứ cần thiết để xem xét về trình tự, thủ tục, nội dung việc cấp GCNQSD đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Điều 21 Nghị định số 43/2014, các giấy tờ chứng minh việc sử dụng đất ổn định quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định 43/2014. Làm rõ việc thay đổi diện tích, thay đổi người kê khai đăng ký qua các thời kỳ, nếu có thì lý do vì sao. Ý kiến của người đã đứng tên kê khai đăng ký đất tranh chấp như thế nào. Các tài liệu liên quan đến thẩm định, đo đạc, định giá tài sản tranh chấp nhằm xác định đúng thực trạng, vị trí, giá trị đất.
1.3. Xác định ranh giới đất
1.4. Đối với trường hợp tranh chấp do chủ sử dụng đất cũ đòi lại quyền sử dụng đất người khác đang quản lý, sử dụng
- Trường hợp đất đã được cấp GCNQSD đất theo Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003, Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản pháp luật khác có liên quan cho người đang sử dụng đất, nay chủ đất cũ tranh chấp quyền sử dụng đất cần làm rõ thời điểm sử dụng đất của người sử dụng đất cũ và người đang sử dụng đất, ai là người đứng tên kê khai đăng ký và được cấp GCNQSD đất; căn cứ pháp lý để được cấp GCNQSD đất; ý kiến của cơ quan có thẩm quyền cấp GCNQSD đất để làm rõ việc cấp GCNQSD đất có đúng pháp luật không. Nếu có cơ sở xác định việc cấp GCNQSD đất cho người đang sử dụng đất thực tế là đúng trong khi người sử dụng đất cũ không kê khai, không thực hiện quyền quản lý, sử dụng của chủ sử dụng đất thì yêu cầu đòi đất của người sử dụng đất cũ không được chấp nhận. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý hành vi chiếm dụng đất của người khác cho dù đã được cấp GCNQSD đất cũng không được công nhận.
1.5. Về áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp
Ví dụ: Đối với các tranh chấp thụ lý sau ngày 01/7/2014, về thủ tục giải quyết vụ án phải áp dụng Luật Đất đai năm 2013 và BLTTDS có hiệu lực tại thời điểm thụ lý vụ án. Tuy nhiên, để giải quyết nội dung tranh chấp, Tòa án phải áp dụng pháp luật về dân sự, đất đai, nhà ở và pháp luật có liên quan khác tại thời điểm phát sinh quan hệ pháp luật mà đương sự có tranh chấp. Tức là tùy từng quan hệ cụ thể, các quy định của Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993 (sửa đổi, bổ sung các năm 1998, 2001), Luật Đất đai năm 2003, Luật Đất đai năm 2013, thậm chí là các văn bản quy định về đất đai từ trước năm 1987 để giải quyết tranh chấp.
Qua thực tiễn kiểm sát giải quyết các vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất của Tòa án, có một số vi phạm phổ biến đã được Viện kiểm sát phát hiện và thực hiện quyền kiến nghị, kháng nghị, đó là:
Ông L tranh chấp với ông T 450m2 đất tại xã B, thành phố V, tỉnh NA. Ông L trình bày năm 1996, ông nhận chuyển nhượng của ông Nguyễn Văn Q 1.300m2 đất, hai bên có viết giấy chuyển nhượng, ông chưa làm thủ tục sang tên nhưng đã có tên trong sổ địa chính, ông vẫn sử dụng phần đất này từ khi nhận chuyển nhượng; năm 2000, ông L có đổi một phần diện tích đất cho hộ ông Đỗ Văn G lấy phần đất trũng để đào ao. Nay ông T được cấp GCNQSD đất có 550m2 đất của ông và có cả phần đất ao là không đúng. Ông T khai ông được bố mẹ tặng cho khoảng 720m2 đất tại xã B giáp với phần đất của hộ ông L; quá trình sử dụng ông nhận chuyển nhượng thêm của bà Lê Thị V một phần diện tích đất nhưng hai bên chỉ làm giấy tay và không đo đạc cụ thể; năm 2013, ông kê khai và được cấp GCNQSD đất toàn bộ diện tích là 1.200m2.
Với vi phạm trên của Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm đã hủy bản án sơ thẩm, giao hồ sơ cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại theo quy định.
Ví dụ: Vụ án “Tranh chấp quyền sử dụng đất” giữa ông Nguyễn Văn K và ông Nguyễn Hồng M.
Theo xác nhận của UBND huyện T và Biên bản kiểm tra hiện trạng đất của hộ ông M và hộ ông K thể hiện: Phần đất ông M hiện đang sử dụng có diện tích đo thực tế là 106,6m2, trong đó phần đất lấn sang hộ ông K là 5,84m2. Nguồn gốc đất do ông M nhận chuyển nhượng từ bà Ơ và hiện vẫn chưa được cấp GCNQSD đất. Phần diện tích đất của hộ ông K đo thực tế là 102,54m2 (bao gồm cả hành lang giao thông) do ông K nhận chuyển nhượng từ hộ ông V, phần đất này trước đây là đường đi cũ của khu 12, xã H; năm 1989, xã mở đường đi mới đường cũ không còn sử dụng nên UBND xã H đã xin chuyển đổi mục đích để cấp cho các hộ dân có thu tiền sử dụng trong đó có hộ ông V. Sau khi được cấp, ông V chuyển nhượng cho vợ chồng ông K. Theo xác nhận của cán bộ địa chính xã H thì quá trình lập hồ sơ cấp GCNQSD đất năm 2003 cho hộ ông V đã không đi kiểm tra thực địa mà do cán bộ tự lập Biên bản kiểm tra thực địa và tự ký thay 02 hộ liền kề trong đó có hộ ông M nên ông M không biết việc ông V được cấp cả phần đất ông M đang sử dụng. Sự việc đã được kết luận tại Công văn số 181 ngày 31/10/1996 của UBND huyện T.
Tòa án cấp phúc thẩm đã hủy bản án sơ thẩm, giao Tòa án sơ thẩm xét xử sơ thẩm lại để bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho ông M.
Ví dụ: Vụ án “Tranh chấp quyền sử dụng đất” giữa ông Lê Trọng H và ông Đinh Văn L tại xã Q, huyện T, tỉnh P.
Tòa án cấp sơ thẩm xét xử chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông H, tuyên buộc ông L trả lại đất cho ông H. Sau khi xét xử sơ thẩm, ông L có đơn kháng cáo cho rằng phần đất tranh chấp ông không lấn chiếm, diện tích đất sử dụng thực tế của hộ ông H thừa so với diện tích trong GCNQSD đất. Tòa án cấp phúc thẩm xác định việc cấp GCNQSD đất cho hộ ông H là đúng quy định của pháp luật, ông L không có căn cứ xác định quyền sử dụng đất hợp pháp đối với phần đất tranh chấp nên quyết định không chấp nhận kháng cáo của ông L, giữ nguyên bản án sơ thẩm.
Chi cục Thi hành án huyện T có văn bản kiến nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm đối với quyết định của các bản án sơ thẩm, phúc thẩm do không xác định được ranh giới, vị trí diện tích đất phải tổ chức thi hành án.
2.4. Giải quyết tranh chấp vượt quá yêu cầu khởi kiện của đương sự:
Vợ chồng ông H, bà N khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc vợ chồng ông C, bà V trả lại 15m2 đất đã lấn chiếm ở phía sau (phía Đông) giáp với đất vợ chồng ông C. Ngày 01/6/2012, Tòa án đã tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải, các đương sự không thống nhất được việc giải quyết tranh chấp. Sau phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải, bà N bổ sung yêu cầu khởi kiện, yêu cầu ông C, bà V phải trả lại cho bà phần đất mà ông C, bà V đã lấn chiếm có tổng diện tích là 40,1m2. Tòa án cấp sơ thẩm không tiến hành các thủ tục thụ lý bổ sung yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, không yêu cầu nguyên đơn nộp tiền tạm ứng án phí đối với phần yêu cầu bổ sung mà đã thụ lý và giải quyết vụ án chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, buộc bị đơn phải trả cho nguyên đơn diện tích đất 40,1m2, buộc nguyên đơn nộp án phí đối với yêu cầu khởi kiện bổ sung là giải quyết vượt quá yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, vi phạm về thủ tục tố tụng quy định tại khoản 1 Điều 5, Điều 195 và Điều 196 BLTTDS năm 2015.
2.5. Không xem xét công sức quản lý, duy trì, tôn tạo làm tăng giá trị QSD đất:
Bà T cho rằng phần đất tranh chấp là do bà gửi tiền từ nước ngoài về nhờ ông C mua và đứng tên hộ. Ông C xác định trong đó chỉ có một phần tiền của bà T còn lại là của vợ chồng ông. Đồng thời quá trình sử dụng đất từ năm 2007 đến khi tranh chấp là năm 2015 ông đã cải tạo, đổ đất vì trước đây đó là phần đất trũng. Do ông C không có cơ sở chứng minh mình có đóng góp vào số tiền mua đất trong khi bà T cung cấp đủ tài liệu chứng minh số tiền gửi về cho ông C phù hợp với giá trị thửa đất khi nhận chuyển nhượng và xác nhận của ông C khi nhận tiền có nội dung nhận tiền hộ bà T để mua đất. Do vậy, Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm buộc ông C trả lại phần đất tranh chấp cho bà T.
Với vi phạm này, Bản án phúc thẩm đã bị kháng nghị và xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, hủy bản án dân sự phúc thẩm, hủy bản án dân sự sơ thẩm giao Tòa án sơ thẩm giải quyết lại vụ án theo hướng xác định phần công sức trong việc quản lý, tôn tạo và làm tăng giá trị thửa đất cho ông C.
1. Một số vấn đề lưu ý khi nghiên cứu hồ sơ vụ án
- Nghiên cứu đơn khởi kiện của đương sự: Xác định thẩm quyền giải quyết vụ án theo điểm c khoản 1 Điều 39 BLTTDS năm 2015, trên cơ sở đó xác định các văn bản pháp luật áp dụng để giải quyết vụ án.
điều 93, 95 và 97 BLTTDS năm 2015. Các tài liệu, chứng cứ được thu thập ở giai đoạn sơ thẩm, gồm đơn khởi kiện, các tài liệu, chứng cứ đương sự giao nộp, do Tòa án thu thập... liên quan đến đối tượng tranh chấp là rất cần thiết để có cơ sở đánh giá chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ án.
+ Các tài liệu, chứng cứ do Tòa án tiến hành thu thập: Trường hợp tài liệu, chứng cứ do đương sự cung cấp chưa đủ để giải quyết vụ án, Tòa án có quyền yêu cầu đương sự hoặc cơ quan, tổ chức đang lưu giữ tài liệu, chứng cứ cung cấp cho Tòa án để có cơ sở giải quyết vụ án.
khoản 3 Điều 58 BLTTDS năm 2015, Điều 22 Thông tư liên tịch số 02/2016/TTLT-VKSNDTC-TANDTC ngày 31/8/2016 quy định về quan hệ phối hợp giữa VKSND và TAND trong việc thi hành một số quy định của BLTTDS. Viện kiểm sát thường yêu cầu Tòa án thu thập bổ sung các tài liệu, chứng cứ là hồ sơ về việc cấp GCNQSH nhà; ý kiến của cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương về quá trình quản lý, sử dụng nhà; những biến động về nhà đất; việc thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước; ý kiến của những người sống cùng địa phương nơi có nhà tranh chấp...
+ Trường hợp nhà ở chưa được cấp GCNQSH nhà, cần làm rõ các vấn đề về nguồn gốc nhà tranh chấp thông qua việc xem xét các bản tự khai, biên bản ghi lời khai và đối chiếu với các ý kiến, văn bản, tài liệu của cơ quan quản lý nhà ở nơi có nhà tranh chấp.
+ Đối với các trường hợp nhà ở chưa được cấp GCNQSH nhà hoặc đã được cấp GCNQSH nhà đều cần phải nghiên cứu kỹ các tài liệu xác định quá trình quản lý, đăng ký quyền sở hữu, những biến động làm thay đổi quyền sở hữu cũng như giá trị căn nhà, việc kê khai sử dụng, thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước hàng năm; công sức bảo quản, tôn tạo nhà; yêu cầu, ý kiến, nguyện vọng của các bên, kết quả định giá, vị trí, hiện trạng nhà. Ngoài ra, đối chiếu với các ý kiến, văn bản, tài liệu của cơ quản quản lý nhà ở địa phương về thời gian quản lý, sử dụng nhà của đương sự, các văn bản pháp luật về nhà ở tương ứng với từng thời điểm để làm căn cứ xác định quyền sở hữu.
Quá trình kiểm sát việc giải quyết các vụ án tranh chấp quyền sở hữu nhà, Viện kiểm sát các cấp đã phát hiện một số vi phạm phổ biến của Tòa án và đã thực hiện quyền kiến nghị, kháng nghị theo quy định, đó là:
Ví dụ: Vụ án “Tranh chấp đòi nhà” giữa nguyên đơn là cụ Trần Văn H với bị đơn là ông Lê Văn V.
Ông V cho rằng cụ H và cụ T đã ký “Văn bản thỏa thuận phân chia di sản” tại Phòng công chứng với nội dung: Vợ chồng cố D, cố S có để lại di sản là nhà đất số 39 đường Y cho 02 người con là cụ H, cụ T, không còn người thừa kế nào khác. Cụ T đồng ý tặng cho toàn bộ quyền hưởng di sản thừa kế của mình cho cụ H. Cụ H được cấp GCNQSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với nhà đất số 39 đường Y là không đúng pháp luật. Do đó, ông không đồng ý với yêu cầu khởi kiện của cụ H.
Điều 632, Điều 676 BLDS năm 2005 thì 7 người con của cố D, cố S đều có quyền hưởng di sản nhà đất số 39 của vợ chồng cố D theo pháp luật. Văn bản thỏa thuận trên chỉ có giá trị đối với phần di sản mà cụ H và cụ T được hưởng theo pháp luật. Căn cứ Văn bản thỏa thuận phân chia tài sản này Ủy ban nhân dân quận B cấp giấy chứng nhận cho cụ H vào tháng 10/2013 khi chưa có ý kiến của những người thừa kế khác của cố D, cố S là chưa đủ căn cứ. Tòa án các cấp cho rằng cụ H được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà để xác định cụ H là chủ sở hữu hợp pháp nhà đất tranh chấp để chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là chưa đủ căn cứ.
Vụ án này đã được kháng nghị và xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm hủy bản án phúc thẩm và bản án án sơ thẩm, giao cho Tòa án cấp sơ thẩm xét xử lại theo quy định của pháp luật.
Ví dụ: Vụ án “Tranh chấp đòi lại tài sản là quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở” giữa nguyên đơn là bà Nguyễn Thị X (người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của bà X là chị Trần Thị Tr, chị Trần Thị Tú Qu) với bị đơn là vợ chồng ông Hoàng Văn D, bà Trần Thị H; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh N (Ngân hàng); tài sản tranh chấp là nhà, đất tọa lạc tại số 1/340 đường P đã được cấp GCNQSD đất và quyền sở hữu nhà ở mang tên ông Huỳnh Văn N, bà X năm 2002.
Bị đơn có đơn phản tố, cho rằng: Năm 1995, nguyên đơn đã cho đứt bị đơn nhà đất trên; bị đơn ở tại căn nhà này cho đến nay và nộp tiền xây dựng bờ kè cho Nhà nước là 17.000.000 đồng. Quá trình sử dụng bị đơn có làm mới nhà phía sau, sửa chữa toàn bộ căn nhà phía trước vào năm 2001, việc bà X được cấp GCNQSD đất bị đơn không biết và yêu cầu Tòa án công nhận nhà đất tranh chấp trên cho ông, bà. Ông, bà thừa nhận bà X có ký Hợp đồng thế chấp tài sản để bảo lãnh cho ông, bà vay 1.000.000.000 đồng tại Ngân hàng.
Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn; không chấp nhận yêu cầu phản tố của bị đơn, chấp nhận yêu cầu độc lập của Ngân hàng buộc ông D và bà H trả lại căn nhà và đất cho nguyên đơn; buộc bị đơn trả cho Ngân hàng số tiền còn nợ 731.929.615 đồng. Ông D có đơn kháng cáo.
Viện trưởng VKSNDTC đã kháng nghị giám đốc thẩm đề nghị Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao hủy bản án phúc thẩm và bản án sơ thẩm, giao hồ sơ cho Tòa án cấp sơ thẩm xét xử sơ thẩm lại với lý do: Tòa án cấp phúc thẩm đánh giá chứng cứ chưa khách quan, toàn diện và không căn cứ vào thực tiễn bởi vợ và các con của bị đơn đã định cư ở Mỹ, bản thân ông D cũng không có nhu cầu ở nhà đất trên và hiện đã cho người khác thuê. Tòa án chỉ căn cứ vào việc bị đơn đăng ký hộ khẩu thường trú tại nhà đất trên để công nhận quyền sở hữu nhà đất cho bị đơn và buộc bị đơn thanh toán cho nguyên đơn bằng giá trị là không đúng, ảnh hưởng đến quyền lợi của nguyên đơn. Kháng nghị của Viện trưởng VKSNDTC đã được Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao chấp nhận.
Ví dụ: Vụ án “Tranh chấp quyền sở hữu nhà” giữa nguyên đơn là cụ Nguyễn Văn A với bị đơn là ông Nguyễn Văn K.
Quá trình giải quyết, Tòa án cấp sơ thẩm yêu cầu nguyên đơn cung cấp địa chỉ cư trú của bà Đ (là con của cụ B) đang sinh sống tại nước Mỹ nhưng nguyên đơn không cung cấp được. Vì vậy, ngày 23/5/2016, Tòa án cấp sơ thẩm ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Cụ A có đơn kháng cáo.
Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm quyết định đình chỉ giải quyết vụ án là không đúng nội dung của Án lệ số 06/2016/AL của Chánh án TAND tối cao. Án lệ xác định “Trong vụ án tranh chấp thừa kế có người thuộc diện thừa kế ở nước ngoài, nếu Tòa án đã thực hiện ủy thác tư pháp, thu thập chứng cứ theo đúng quy định của pháp luật nhưng vẫn không xác định được địa chỉ của những người đó thì Tòa án vẫn giải quyết yêu cầu của nguyên đơn; nếu xác định được di sản thừa kế, diện hàng thừa kế và người để lại di sản thừa kế không có di chúc thì giải quyết việc chia thừa kế cho nguyên đơn theo quy định của pháp luật; phần tài sản thừa kế của những người vắng mặt, không xác định được địa chỉ sẽ tạm giao cho những người sống trong nước quản lý để sau này giao lại cho những thừa kế vắng mặt”. Mặt khác, theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 6 Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP ngày 05/5/2017 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn khoản 1, 3 Điều 192 BLTTDS “...đối với vụ án tranh chấp về thừa kế tài sản có người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thuộc diện thừa kế mà nguyên đơn không cung cấp được địa chỉ và Tòa án đã tiến hành các biện pháp để thu thập, xác minh địa chỉ theo đúng quy định của pháp luật nhưng vẫn không xác định được địa chỉ của người đó thì Tòa án vẫn giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật,,.
2.4. Không tính công sức duy trì, tôn tạo nhà và quyền tự định đoạt của đương sự:
Ông H và bà Q là hai chị em ruột. Ông H được cha mẹ tặng cho căn nhà tranh chấp mà gia đình bà Q đang quản lý, sử dụng (việc tặng cho được lập thành văn bản, có công chứng và ông H đã được cấp GCNQSH nhà). Quá trình sử dụng, do căn nhà xuống cấp nên con trai bà Q là anh N đã sửa chữa lại căn nhà của ông H. Ông H yêu cầu bà Q trả lại nguyên trạng căn nhà và không nhất trí trả số tiền sửa chữa, cải tạo nhà cho anh N; sau đó đã đồng ý thanh toán một phần tiền sửa chữa là 180.000.000 đồng. Bà Q cho rằng căn nhà tranh chấp là tài sản của bố mẹ bà và ông H nên bà cũng phải được hưởng một phần tài sản và không nhất trí yêu cầu của ông H. Nếu phải trả thì yêu cầu được thanh toán số tiền công sức trông coi và sửa chữa, cải tạo nhà là 420.000.000 đồng.
Vụ án đã được kháng nghị và xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm hủy bản án phúc thẩm và bản án sơ thẩm, giao Tòa án cấp sơ thẩm xét xử lại theo quy định.
- Đ/c Viện trưởng VKSNDTC (để b/c); | TL. VIỆN TRƯỞNG |
File gốc của Hướng dẫn 32/HD-VKSTC năm 2021 về nội dung trong kiểm sát việc giải quyết vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành đang được cập nhật.
Hướng dẫn 32/HD-VKSTC năm 2021 về nội dung trong kiểm sát việc giải quyết vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Viện kiểm sát nhân dân tối cao |
Số hiệu | 32/HD-VKSTC |
Loại văn bản | Hướng dẫn |
Người ký | Vương Văn Bép |
Ngày ban hành | 2021-08-26 |
Ngày hiệu lực | 2021-08-26 |
Lĩnh vực | Bất động sản |
Tình trạng | Còn hiệu lực |