IEC 61347-1 : 2003
\r\n\r\nBỘ ĐIỀU KHIỂN BÓNG ĐÈN - PHẦN 1: YÊU CẦU CHUNG VÀ YÊU\r\nCẦU AN TOÀN
\r\n\r\nLamp\r\ncontrolgear - Part 1: General and safety requirements
\r\n\r\nLời nói đầu
\r\n\r\nTCVN 7590-1 : 2006 hoàn toàn tương\r\nđương với tiêu chuẩn IEC 61347-1 : 2003;
\r\n\r\nTCVN 7590-1 : 2006 do Ban kỹ thuật\r\ntiêu chuẩn TCVN/TC/E1 Máy điện và khí cụ điện biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo\r\nlường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
\r\n\r\nLời giới thiệu
\r\n\r\nTCVN 7590-1: 2006 là một phần của\r\nbộ tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7590. Phần 1 này cần được sử dụng cùng với các Phần\r\n2, trong đó các điều khoản để bổ sung hoặc sửa đổi các điều khoản tương ứng\r\ntrong phần 1 nhằm cung cấp các yêu cầu liên quan cho từng loại sản phẩm cụ thể.
\r\n\r\nBộ tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7590\r\n(IEC 61347) có các phần 2 dưới đây, có chung đầu đề là Bộ điều khiển đèn.
\r\n\r\nPhần 1: Yêu cầu chung và yêu cầu an\r\ntoàn.
\r\n\r\nPhần 2-1: Yêu cầu cụ thể đối với\r\ncác thiết bị khởi động (không phải là tắcte chớp sáng)
\r\n\r\nPhần 2-2: Yêu cầu cụ thể đới với bộ\r\nchuyển đổi giảm áp bằng điện tử được cấp điện từ nguồn một chiều hoặc xoay\r\nchiều dùng cho bóng đèn sợi đốt
\r\n\r\nPhần 2-3: Yêu cầu cụ thể đối với\r\nbalát điện tử có nguồn cung cấp là điện xoay chiều dùng cho bóng đèn huỳnh\r\nquang
\r\n\r\nPhần 2-4: Yêu cầu cụ thể dùng cho\r\nbalát điện tử có nguồn cung cấp là điện một chiều dùng cho chiếu sáng chung
\r\n\r\nPhần 2-5: Yêu cầu cụ thể dùng cho\r\nbalát điện tử có nguồn cung cấp là điện một chiều dùng cho chiếu sáng trên\r\nphương tiện giao thông công cộng
\r\n\r\nPhần 2-6: Yêu cầu cụ thể dùng cho\r\nbalát điện tử có nguồn cung cấp là điện một chiều dùng cho chiếu sáng hàng\r\nkhông
\r\n\r\nPhần 2-7: Yêu cầu cụ thể dùng cho\r\nbalát điện tử có nguồn cung cấp là điện một chiều dùng cho chiếu sáng khẩn cấp
\r\n\r\nPhần 2-8: Yêu cầu cụ thể đối với\r\nbalát dùng cho bóng đèn huỳnh quang
\r\n\r\nPhần 2-9: Yêu cầu cụ thể đối với\r\nbalát dùng cho bóng đèn phóng điện (không kể bóng đèn huỳnh quang)
\r\n\r\nPhần 2-10: Yêu cầu cụ thể đối với\r\nbộ chuyển đổi điện tử và bộ chuyển đổi dùng cho bóng đèn phóng điện dạng ống\r\nkhởi động lạnh hoạt động ở tần số cao
\r\n\r\nPhần 2-11: Yêu cầu cụ thể đối với\r\nmạch điện tử hỗn hợp sử dụng với đèn điện
\r\n\r\nPhần 2-12: Yêu cầu cụ thể đối với\r\nbalát điện tử có nguồn cung cấp xoay chiều hoặc một chiều dùng cho bóng đèn\r\nphóng điện (không kể bóng đèn huỳnh quang)
\r\n\r\nMối liên quan giữa các phần 2 của\r\nbộ tiêu chuẩn IEC 61347 và các tiêu chuẩn IEC khác mà chúng thay thế là:
\r\n\r\nIEC 61347-2-1 thay thế IEC 60926
\r\n\r\nIEC 61347-2-2 thay thế IEC 61046
\r\n\r\nIEC 61347-2-3 thay thế IEC 60928
\r\n\r\nIEC 61347-2-4 thay thế IEC 60924,\r\nMục 3
\r\n\r\nIEC 61347-2-5 thay thế IEC 60924,\r\nMục 4
\r\n\r\nIEC 61347-2-6 thay thế IEC 60924,\r\nMục 5
\r\n\r\nIEC 61347-2-7 thay thế IEC 60924,\r\nMục 6
\r\n\r\nIEC 61347-2-8 thay thế IEC 60920
\r\n\r\nIEC 61347-2-9 thay thế IEC 60922
\r\n\r\n\r\n\r\n
BỘ\r\nĐIỀU KHIỂN BÓNG ĐÈN - PHẦN 1: YÊU CẦU CHUNG VÀ YÊU CẦU AN TOÀN
\r\n\r\nLamp\r\ncontrolgear - Part 1: General and safety requirements
\r\n\r\n\r\n\r\nTiêu chuẩn này quy định các yêu cầu\r\nchung và yêu cầu an toàn đối với bộ điều khiển bóng đèn (sau đây gọi là bộ điều\r\nkhiển đèn) dùng nguồn một chiều đến 250V và/hoặc nguồn xoay chiều đến 1000V,\r\ntần số 50 Hz hoặc 60 Hz.
\r\n\r\nTiêu chuẩn này cũng đề cập đến bộ\r\nđiều khiển đèn dùng cho các bóng đèn chưa được tiêu chuẩn hóa.
\r\n\r\nCác thử nghiệm nêu trong tiêu chuẩn\r\nnày là thử nghiệm điển hình. Các yêu cầu để thử nghiệm riêng từng bộ điều khiển\r\nđèn trong quá trình chế tạo không được đề cập trong tiêu chuẩn này.
\r\n\r\nCác yêu cầu đối với nửa đèn điện\r\nđược cho trong IEC 60598.
\r\n\r\nNgoài các yêu cầu nêu trong tiêu\r\nchuẩn này, phụ lục B còn chỉ ra các yêu cầu chung và yêu cầu an toàn có thể áp\r\ndụng cho bộ điều khiển đèn có bảo vệ nhiệt.
\r\n\r\nPhụ lục C đưa thêm các yêu cầu\r\nchung và yêu cầu an toàn khi áp dụng cho bộ điều khiển đèn điện tử có phương\r\ntiện bảo vệ chống quá nhiệt.
\r\n\r\nPhụ lục I nêu các yêu cầu bổ sung\r\nđối với balát lắp trong có cách điện kép hoặc cách điện tăng cường.
\r\n\r\n\r\n\r\nCác tài liệu viện dẫn sau đây rất\r\ncần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm\r\nban hành thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không\r\nghi năm ban hành thì áp dụng phiên bản mới nhất. Tuy nhiên, các bên có thỏa\r\nthuận dựa trên tiêu chuẩn này cần nghiên cứu khả năng áp dụng phiên bản mới\r\nnhất của các tài liệu liệt kê dưới đây.
\r\n\r\nIEC 60065, Audio, video and similar\r\nelectronic apparatus - Safety requirement (Thiết bị nghe nhìn và các thiết bị\r\nđiện tử tương tự - Yêu cầu an toàn)
\r\n\r\nIEC 60081, Double-capped\r\nfluorescent lamps - Performance specifications (Bóng đèn huỳnh quang hai đầu -\r\nQuy định về tính năng)
\r\n\r\nIEC 60112, Method for determining\r\nthe comparative and the proof tracking indices of solid insulating materials\r\nunder moist conditions (Phương pháp xác định chỉ số phóng điện tương đối và chỉ\r\nsố chịu phóng điện bề mặt của vật liệu cách điện rắn trong điều kiện ẩm)
\r\n\r\nIEC 60249 (tất cả các phần), Base\r\nmaterials for printed circuits (Vật liệu nền dùng cho mạch in)
\r\n\r\nIEC 60249-1, Base materials for\r\nprinted circuits - Part 1: Test methods (Vật liệu nền dùng cho mạch in - Phần\r\n1: Phương pháp thử nghiệm)
\r\n\r\nIEC 60317-0-1, Specifications for\r\nparticular types of winding wires - Part 0: General requirements - Section 1:\r\nEnamelled round copper wire (Qui định đối với các kiểu dây quấn cụ thể - Phần\r\n0: Yêu cầu chung - Mục 1: Dây đồng tròn bọc emay)
\r\n\r\nIEC 60417 (tất cả các phần),\r\nGraphical symbols for use on equipment (Ký hiệu đồ họa dùng trên thiết bị)
\r\n\r\nIEC 60529, Degree of protection\r\nprovided by enclosures (IP Code) (Cấp bảo vệ bằng vỏ ngoài (Mã IP))
\r\n\r\nIEC 60598-1, Luminaries - Part 1:\r\nGeneral requiments and tests (Đèn điện - Phần 1: Yêu cầu chung và các thử\r\nnghiệm)
\r\n\r\nIEC 60691, Thermal-links -\r\nRequirements and application guide (Cầu nhiệt - Yêu cầu và hướng dẫn áp dụng)
\r\n\r\nIEC 60695-2-1/0, Fire hazard\r\ntesting - Part 2: Test methods - Section1/Sheet 0: Glow - wire test methods -\r\nGeneral (Thử nghiệm nguy hiểm cháy - Phần 2: Phương pháp thử nghiệm - Mục 1/tờ\r\n0: Phương pháp thử nghiệm sợi dây nóng đỏ - Qui định chung)
\r\n\r\nIEC 60695-2-2, Fire hazard testing\r\n- Part 2: Test methods - Section 2: Needle flame test (Thử nghiệm nguy hiểm\r\ncháy - Phần 2: Phương pháp thử nghiệm - Mục 2: Thử nghiệm ngọn lửa hình kim)
\r\n\r\nIEC 60730-2-3, Automatic electrical\r\ncontrols for household and similar use - Part 2: Particular requirements for\r\nthermal protectors for ballasts for tubular fluorescent lamps (Điều khiển tự\r\nđộng bằng điện dùng trong gia đình và các ứng dụng tương tự - Phần 2: Yêu cầu\r\ncụ thể đối với bộ bảo vệ nhiệt của balát đèn huỳnh quang dạng ống)
\r\n\r\nIEC 60901, Single-cappled\r\nfluorescent lamps - Performance specifications (Bóng đèn huỳnh quang một đầu -\r\nYêu cầu về tính năng)
\r\n\r\nTCVN 6479 (IEC 60921) Balát dùng\r\ncho bóng đèn huỳnh quang dạng ống - Yêu cầu về tính năng.
\r\n\r\nIEC 60923, Auxiliaries for lamps -\r\nBallasts for discharge lamps (excluding tubular fluorescent lamps) -\r\nPerformance requirements (Phụ kiện dùng cho đèn - Balát dùng cho bóng đèn phóng\r\nđiện (không kể bóng đèn huỳnh quang dạng ống) - Yêu cầu về tính năng)
\r\n\r\nIEC 60929, AC supplied electronic\r\nballasts for tubular fluorescent lamps - Performance requirements (Balát điện\r\ntử được cấp điện từ nguồn xoay chiều dùng cho bóng đèn huỳnh quang dạng ống -\r\nYêu cầu về tính năng).
\r\n\r\nIEC 60990, Methods of measurement\r\nof touch-current and protective conductor current (Phương pháp đo dòng điện\r\nchạm và dòng điện trên dây dẫn bảo vệ)
\r\n\r\nIEC 61347-2-2, Lamp controlgear -\r\nPart 2-2: Particular requirements for d.c or a.c. supplied electronic step-down\r\nconvertors for filament lamps (Bộ điều khiển đèn - Phần 2-2: Yêu cầu cụ thể đối\r\nvới bộ chuyển đổi giảm áp bằng điện tử được cấp điện từ nguồn một chiều hoặc\r\nxoay chiều dùng cho bóng đèn sợi đốt)
\r\n\r\nTCVN 7590-2-8 (IEC 61347-2-8), Bộ\r\nđiều khiển đèn - Phần 2-8: Yêu cầu cụ thể đối với balát dùng cho bóng đèn huỳnh\r\nquang
\r\n\r\nIEC 61347-2-9, Lamp controlgear -\r\nPart 2-9: Particular requirements for ballasts for discharge lamps (excluding\r\nfluorescent lamps) (Bộ điều khiển đèn - Phần 2-9: Yêu cầu cụ thể đối với balát\r\ndùng cho bóng đèn phóng điện (không kể bóng đèn huỳnh quang)).
\r\n\r\nISO 4046 : 1978, Paper, board, pulp\r\nand related terms - Vocabulary (Giấy, các tông, bột giấy và các thuật ngữ liên\r\nquan - Từ vựng)
\r\n\r\n\r\n\r\nTiêu chuẩn này áp dụng các định\r\nnghĩa sau đây:
\r\n\r\n3.1. Bộ điều khiển đèn (lamp\r\ncontrolgear)
\r\n\r\nMột hoặc nhiều linh kiện nối giữa\r\nnguồn và một hoặc nhiều bóng đèn để chuyển đổi điện áp nguồn, hạn chế dòng điện\r\nqua (các) bóng đèn đạt đến giá trị yêu cầu, cung cấp điện áp khởi động và dòng\r\nđiện nung nóng trước, ngăn ngừa khởi động lạnh, hiệu chỉnh hệ số công suất hoặc\r\ngiảm nhiễu tần số rađiô
\r\n\r\n3.1.1. Bộ điều khiển đèn lắp\r\ntrong (built-in lamp controlgear)
\r\n\r\nBộ điều khiển đèn được thiết kế để\r\nlắp bên trong đèn điện, hộp, vỏ bọc hoặc tương tự và không được sử dụng để lắp\r\nbên ngoài đèn điện, v.v…mà không có biện pháp phòng ngừa đặc biệt. Ngăn chứa bộ\r\nđiều khiển đèn ở chân cột đèn đường được xem là một vỏ bọc.
\r\n\r\n3.1.2. Bộ điều khiển đèn độc lập\r\n(independent lamp controlgear)
\r\n\r\nBộ điều khiển đèn có một hoặc nhiều\r\nphần tử riêng biệt, được thiết kế sao cho có thể lắp đặt tách rời bên ngoài đèn\r\nđiện, có bảo vệ phù hợp với ghi nhãn của bộ điều khiển đèn và không cần bất cứ\r\nmột vỏ bọc bổ sung nào. Bộ điều khiển đèn độc lập cũng có thể bao gồm bộ điều\r\nkhiển đèn lắp trong nằm trong một vỏ bọc thích hợp cung cấp tất cả các bảo vệ\r\ncần thiết phù hợp với ghi nhãn của nó.
\r\n\r\n3.1.3. Bộ điều khiển đèn lắp\r\nliền (integral lamp controlgear)
\r\n\r\nBộ điều khiển đèn tạo thành một\r\nphần không thể thay thế của đèn điện và không thể thử nghiệm tách rời đèn điện
\r\n\r\n3.2. Balát (Ballasts)
\r\n\r\nKhối xen giữa nguồn và một hoặc\r\nnhiều bóng đèn phóng điện mà nhờ có tính chất điện cảm, điện dung hoặc kết hợp\r\ngiữa điện cảm và điện dung, chủ yếu là để hạn chế dòng điện của (các) đèn đến\r\ngiá trị yêu cầu.
\r\n\r\nBalát cũng có thể có phương tiện để\r\nbiến đổi điện áp nguồn và có thể có phương cách bố trí mà nhớ đó cung cấp điện\r\náp khởi động và dòng điện nung nóng trước.
\r\n\r\n3.2.1. Balát điện tử được cấp\r\nđiện từ nguồn một chiều (d.c. supplied electronic ballast)
\r\n\r\nBộ chuyển đổi nguồn một chiều sang\r\nxoay chiều sử dụng linh kiện bán dẫn, bộ chuyển đổi này có thể bao gồm các phần\r\ntử ổn định dùng để cung cấp điện cho một hoặc nhiều bóng đèn huỳnh quang.
\r\n\r\n3.2.2. balát chuẩn (reference\r\nballast)
\r\n\r\nBalát điện cảm loại đặc biệt được\r\nthiết kế để cung cấp chuẩn so sánh để sử dụng khi thử nghiệm balát và lựa chọn\r\nbóng đèn chuẩn. Balát chuẩn có đặc điểm cơ bản là tỷ số điện áp trên dòng điện\r\nlà ổn định, và hầu như không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của dòng điện, nhiệt\r\nđộ và các vật từ tính xung quanh, như được chỉ ra ở phụ lục C của TCVN 6479\r\n(IEC 60921) và phụ lục A của IEC 60923.
\r\n\r\n3.3. Bóng đèn chuẩn (reference\r\nlamp)
\r\n\r\nBóng đèn được chọn để thử nghiệm\r\nbalát, khi được lắp với balát chuẩn, có các đặc tính về điện gần với giá trị\r\ndanh nghĩa quy định trong tiêu chuẩn của bóng đèn liên quan.
\r\n\r\n3.4. Dòng điện hiệu chuẩn của\r\nbalát chuẩn (calibration current of a reference ballast)
\r\n\r\nGiá trị dòng điện dựa vào đó để\r\nhiệu chuẩn và kiểm tra balát chuẩn
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Dòng điện này tốt nhất\r\nlà xấp xỉ bằng dòng điện chạy qua các bóng đèn thích hợp với balát chuẩn.
\r\n\r\n3.5. Điện áp nguồn (supply\r\nvoltage)
\r\n\r\nĐiện áp đặt vào toàn bộ mạch điện\r\ngồm các bóng đèn và bộ điều khiển đèn
\r\n\r\n3.6. Điện áp làm việc (working\r\nvoltage)
\r\n\r\nGiá trị điện áp hiệu dụng cao nhất\r\ncó thể xuất hiện trên bất cứ phần cách điện nào ở điện áp nguồn danh định, bỏ\r\nqua các giá trị quá độ, ở trạng thái mạch hở hoặc trong quá trình làm việc bình\r\nthường.
\r\n\r\n3.7. Điện áp thiết kế (design\r\nvoltage)
\r\n\r\nĐiện áp do nhà chế tạo công bố có\r\nliên quan đến tất cả các đặc trưng của bộ điều khiển đèn. Giá trị này không nhỏ\r\nhơn 85% giá trị lớn nhất của dải điện áp danh định
\r\n\r\n3.8. Dải điện áp (voltage\r\nrange)
\r\n\r\nToàn bộ dải điện áp nguồn mà balát\r\nđược thiết kế để hoạt động
\r\n\r\n3.9. Dòng điện cung cấp\r\n(supply current)
\r\n\r\nDòng điện cung cấp cho toàn bộ mạch\r\nđiện gồm (các) bóng đèn và bộ điều khiển đèn.
\r\n\r\n3.10. Bộ phận mang điện (live\r\npart)
\r\n\r\nBộ phận dẫn có thể gây điện giật\r\ntrong sử dụng bình thường. Tuy nhiên, dây trung tính cũng được coi là bộ phận mang\r\nđiện
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Thử nghiệm để xác định\r\nbộ phận dẫn là bộ phận mang điện có thể gây điện giật được chỉ ra ở phụ lục A.
\r\n\r\n3.11. Thử nghiệm điển hình (type\r\ntest)
\r\n\r\nThử nghiệm hoặc chuỗi các thử\r\nnghiệm tiến hành trên một bộ mẫu thử nghiệm điển hình để kiểm tra sự phù hợp về\r\nthiết kế của sản phẩm so với yêu cầu của tiêu chuẩn liên quan.
\r\n\r\n3.12. Mẫu thử nghiệm điển hình (type-test\r\nsample)
\r\n\r\nMẫu gồm một hoặc nhiều đơn vị giống\r\nnhau do nhà chế tạo hoặc đại lý được ủy quyền cung cấp để thử nghiệm điền hình
\r\n\r\n3.13. Hệ số công suất mạch điện (circuit\r\npower factor)
\r\n\r\nl\r\nhệ số công suất của tổ hợp bộ điều khiển đèn với bóng đèn hoặc các bóng đèn mà\r\nbộ điều khiển đèn được thiết kế để sử dụng cùng
\r\n\r\n3.14. Balát hệ số công suất cao (high\r\npower factor ballast)
\r\n\r\nBalát có hệ số công suất mạch điện\r\nkhông dưới 0,85 (vượt trước hoặc chậm sau)
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1: Giá trị 0,85 có tính\r\nđến méo dạng sóng dòng điện
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2: Đối với Bắc Mỹ, hệ số\r\ncông suất cao được xác định là hệ số công suất có giá trị không dưới 0,9.
\r\n\r\n3.15. Nhiệt độ cao nhất danh\r\nđịnh (rated maximum temperature)
\r\n\r\ntc nhiệt độ cho\r\nphép cao nhất có thể xuất hiện ở mặt ngoài (tại vị trí được chỉ ra nếu có đánh\r\ndấu) trong điều kiện làm việc bình thường và tại điện áp danh định hoặc điện áp\r\nlớn nhất trong dải điện áp danh định
\r\n\r\n3.16. Nhiệt độ làm việc ổn định\r\ncủa cuộn dây bộ điều khiển đèn (rated maximum operating temperature of a\r\nlamp controlgear winding)
\r\n\r\ntw nhiệt độ của\r\ncuộn dây do nhà chế tạo ấn định làm nhiệt độ cao nhất, tại đó bộ điều khiển đèn\r\nở tần số 50/60 Hz có thể có tuổi thọ ít nhất là 10 năm làm việc liên tục
\r\n\r\n3.17. Hiệu ứng chỉnh lưu (rectifying\r\neffect)
\r\n\r\nHiệu ứng có thể xuất hiện vào giai\r\nđoạn cuối của tuổi thọ của bóng đèn khi một catốt hoặc bị đứt hoặc phát xạ điện\r\ntử không đủ dẫn đến liên tục có dòng điện phóng điện không cân bằng trong các\r\nnửa chu kỳ liên tiếp.
\r\n\r\n3.18. Thời gian thử nghiệm của\r\nthử nghiệm độ bền (test duration of endurance test)
\r\n\r\nD thời gian tùy chọn của thử\r\nnghiệm độ bền trên cơ sở đó xác định điều kiện nhiệt độ
\r\n\r\n3.19. Suy giảm cách điện của\r\ncuộn dây balát (degradation of insulation of a ballast winding)
\r\n\r\nS hằng số xác định sự suy\r\ngiảm cách điện của balát
\r\n\r\n3.20. Bộ mồi (ignitor)
\r\n\r\nCơ cấu được thiết kế để tạo ra xung\r\nđiện áp khởi động bóng đèn phóng điện nhưng không cung cấp điện áp nung nóng\r\ntrước catốt
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Phần tử tạo ra xung điện\r\náp khởi động có thể là phần tử trigơ hoặc không phải trigơ.
\r\n\r\n3.21. Nối đất bảo vệ (protective\r\nearth (ground))
\r\n\r\n (5019 của IEC 60417)
đầu nối dùng để nối các bộ phận với\r\nđất vì lý do an toàn
\r\n\r\n3.22. Nối đất chức năng (functional\r\nearth (ground))
\r\n\r\n (5017 của IEC 60417)
đầu nối dùng để nối các bộ phận có\r\nthể cần nối đất nhưng không phải vì lý do an toàn
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1: Trong một số trường\r\nhợp, các bộ phận hỗ trợ khởi động nằm sát với (các) bóng đèn được nối với một\r\ntrong số các đầu nối ra nhưng không cần phải nối đất ở phía nguồn.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2: Trong một số trường\r\nhợp, nối đất chức năng có thể cần thiết để dễ dàng khởi động hoặc cho mục đích\r\ntương thích điện từ (e.m.c)
\r\n\r\n3.23. Khung (bệ) (frame\r\n(chassis))
\r\n\r\n (5020 của IEC 60417)
đầu nối có điện thế được lấy làm\r\nchuẩn.
\r\n\r\n\r\n\r\nBộ điều khiển đèn phải được thiết\r\nkế và có kết cấu sao cho trong sử dụng bình thường không gây nguy hiểm cho\r\nngười sử dụng hoặc các vật xung quanh.
\r\n\r\nKiểm tra sự phù hợp bằng cách tiến\r\nhành tất cả các thử nghiệm quy định
\r\n\r\nNgoài ra, bộ điều khiển đèn độc lập\r\nphải phù hợp với các yêu cầu của IEC 60598-1, kể cả các yêu cầu phân loại và\r\nghi nhãn theo tiêu chuẩn đó như phân loại IP, ghi nhãn .v.v.. Balát lắp trong có cách điện kép hoặc\r\ncách điện tăng cường còn phải phù hợp thêm với yêu cầu ở phụ lục I.
Một số bộ điều khiển đèn lắp trong\r\nkhông có vỏ bọc riêng và được cấu tạo từ tấm mạch in và các linh kiện điện trên\r\nđó, và là bộ phận lắp trong đèn điện phải phù hợp với yêu cầu của IEC 60598-1.\r\nBộ điều khiển đèn lắp liền không có vỏ bọc riêng phải được coi là thành phần\r\ntích hợp của đèn điện như định nghĩa trong 0.5 của IEC 60598-1 và phải được thử\r\nnghiệm khi đã lắp vào đèn điện.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Nhà chế tạo đèn điện cần\r\ntham khảo ý kiến của nhà chế tạo bộ điều khiển đèn về các yêu cầu thử nghiệm\r\nliên quan, nếu cần.
\r\n\r\n5. Lưu ý chung\r\nđối với các thử nghiệm
\r\n\r\n5.1. Các thử nghiệm theo\r\ntiêu chuẩn này là thử nghiệm điển hình.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Các yêu cầu và dung sai\r\ntrong tiêu chuẩn này có liên quan đến việc thử nghiệm một bộ mẫu thử nghiệm\r\nđiển hình do nhà chế tạo cung cấp. Sự phù hợp của bộ mẫu thử nghiệm điển hình\r\nkhông đảm bảo là toàn bộ sản phẩm của nhà chế tạo phù hợp với tiêu chuẩn an\r\ntoàn này.
\r\n\r\nSự phù hợp của quá trình sản xuất\r\nlà trách nhiệm của nhà chế tạo nhưng để đảm bảo điều này, ngoài thử nghiệm điển\r\nhình có thể bổ sung các thử nghiệm thường xuyên và đảm bảo chất lượng.
\r\n\r\n5.2. Nếu không có quy định\r\nnào khác, các thử nghiệm được tiến hành ở nhiệt độ môi trường trong phạm vi từ\r\n10oC đến 30oC.
\r\n\r\n5.3. Nếu không có quy định\r\nnào khác, thử nghiệm điển hình được thực hiện trên một bộ mẫu chứa một hoặc\r\nnhiều hạng mục sản phẩm được đưa đến để thử nghiệm điển hình.
\r\n\r\nNói chung, tất cả các thử nghiệm\r\nđược thực hiện cho từng loại bộ điều khiển đèn hoặc trong trường hợp có một dãy\r\ncác bộ điều khiển đèn giống nhau thì thử nghiệm cho từng công suất danh định\r\ntrong dãy này hoặc chọn đại diện của dãy này theo thỏa thuận với nhà chế tạo.
\r\n\r\nMột số nước yêu cầu phải thử nghiệm\r\nba bộ mẫu bộ điều khiển đèn và trong các trường hợp này nếu có từ hai bộ mẫu\r\ntrở lên không đạt yêu cầu thì thử nghiệm điển hình không được công nhận. Nếu có\r\nmột bộ mẫu không đạt thì thử nghiệm được lặp lại với ba bộ mẫu khác và cả ba\r\nmẫu này phải phù hợp với yêu cầu của thử nghiệm.
\r\n\r\n5.4. Các thử nghiệm phải\r\nđược tiến hành theo thứ tự liệt kê trong tiêu chuẩn này nếu không có quy định\r\nnào khác trong các phần 2 của bộ tiêu chuẩn TCVN 7590 (IEC 61347).
\r\n\r\n5.5. Đối với thử nghiệm\r\nnhiệt, bộ điều khiển đèn độc lập phải được lắp vào góc thử nghiệm gồm ba tấm gỗ\r\nhoặc gỗ dán sơn đen mờ có chiều dày từ 15 mm đến 20 mm được ghép với nhau giống\r\nnhư hai bức tường và trần nhà. Bộ điều khiển đèn được lắp vào tấm trần sao cho\r\ncàng sát với các vách càng tốt, tấm trần phải thừa ra so với cạnh còn lại của\r\nbộ điều khiển đèn ít nhất là 250 mm.
\r\n\r\n5.6. Đối với balát được cấp\r\nđiện một chiều được thiết kế để sử dụng từ nguồn acqui, cho phép thay bằng\r\nnguồn một chiều không phải là acqui, với điều kiện là có trở kháng nguồn tương\r\nđương với trở kháng nguồn của acqui.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Tụ điện không điện cảm\r\ncó điện áp danh định thích hợp và có điện dung không dưới 50 mF, mắc giữa các đầu nối nguồn của phần tử\r\ncần thử nghiệm thường cung cấp trở kháng nguồn tương đương với trở kháng của\r\nacqui.
\r\n\r\n\r\n\r\nBộ điều khiển đèn được phân loại\r\ntheo phương pháp lắp đặt gồm:
\r\n\r\n- Lắp trong;
\r\n\r\n- Lắp độc lập;
\r\n\r\n- Lắp liền.
\r\n\r\n\r\n\r\n7.1. Hạng mục cần ghi nhãn
\r\n\r\nCác phần 2 của bộ tiêu chuẩn TCVN\r\n7590 quy định hạng mục trong số các hạng mục dưới đây phải được ghi nhãn bắt\r\nbuộc hoặc cung cấp các thông tin trên bộ điều khiển đèn hoặc sẵn có trong\r\ncatalog hoặc tài liệu tương tự của nhà chế tạo.
\r\n\r\na) Xuất xứ (thương hiệu, tên nhà\r\nchế tạo hoặc tên đại lý/nhà cung ứng được ủy quyền)
\r\n\r\nb) Số hiệu kiểu hoặc chủng loại\r\ntham chiếu của nhà chế tạo.
\r\n\r\nc) Kí hiệu bộ điều khiển đèn độc\r\nlập nếu thuộc đối\r\ntượng áp dụng
d) Sự tương quan giữa các bộ phận\r\nthay thế được và lắp lẫn được, kể cả cầu chảy, của bộ điều khiển đèn phải được\r\nghi nhãn sao cho không thể hiểu lầm bằng các chú giải trên bộ điều khiển đèn\r\nhoặc, ngoại trừ cầu chảy, phải được quy định trong catalog của nhà chế tạo.
\r\n\r\ne) Điện áp nguồn danh định (hoặc\r\ncác điện áp, nếu có nhiều điện áp), dải điện áp, tần số nguồn và (các) dòng\r\nđiện nguồn; dòng điện nguồn có thể được cho trong tài liệu của nhà chế tạo.
\r\n\r\nf) Đầu nối đất (nếu có) phải được\r\nnhận biết bằng ký hiệu hoặc\r\n
. Các ký hiệu này\r\nkhông được đặt trên vít hay các bộ phận dễ dàng tháo ra được.
g) Giá trị công bố của nhiệt độ làm\r\nviệc lớn nhất danh định của cuộn dây ghi sau ký hiệu tw, giá trị này\r\ntăng theo bội số của 5oC.
\r\n\r\nh) Chỉ dẫn rằng bộ điều khiển đèn\r\nkhông dựa vào vỏ bọc của đèn điện để bảo vệ chống chạm ngẫu nhiên vào các bộ\r\nphận mang điện.
\r\n\r\ni) Chỉ dẫn về mặt cắt của dây dẫn\r\nthích hợp với đầu nối (nếu có).
\r\n\r\nKý hiệu: (các) giá trị tương ứng tính\r\nbằng milimét vuông (mm2) tiếp theo là hình vuông nhỏ.
\r\n\r\nj) Loại bóng đèn và công suất danh\r\nđịnh hoặc dải công suất danh định phù hợp với bộ điều khiển đèn hoặc ký hiệu\r\nnhư đã ghi trên tờ dữ liệu về loại bóng đèn mà bộ điều khiển đèn được thiết kế.\r\nNếu bộ điều khiển đèn được thiết kế để sử dụng với hai bóng đèn trở lên thì\r\nphải nêu số lượng bóng đèn và công suất danh định của mỗi bóng đèn.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1: Đối với bộ điều khiển\r\nđèn quy định trong IEC 61347-2-2, thừa nhận rằng dải công suất được ghi nhãn\r\nbao gồm tất cả thông số đặc trưng trong dải đó trừ khi trong tài liệu của nhà\r\nchế tạo có quy định khác.
\r\n\r\nk) Sơ đồ đi dây chỉ ra vị trí và\r\nchức năng của các đầu nối. Trong trường hợp bộ điều khiển đèn không có đầu nối\r\nthì phải có chỉ dẫn rõ ràng trên sơ đồ nối dây về ý nghĩa của mã hiệu được sử\r\ndụng để nối dây. Bộ điều khiển đèn chỉ làm việc trên các mạch điện đặc biệt\r\nphải được nhận biết một cách tương ứng, ví dụ như bằng cách ghi nhãn hoặc sơ đồ\r\nnối dây.
\r\n\r\nl) Giá trị của tc
\r\n\r\nNếu giá trị này liên quan đến một\r\nvị trí nào đó trên bộ điều khiển đèn thì vị trí này phải được chỉ ra hoặc quy\r\nđịnh trong catalog của nhà chế tạo.
\r\n\r\nm) Ký hiệu của bộ điều khiển đèn có\r\nbảo vệ nhiệt có công bố nhiệt độ là (xem phụ lục B). Các dấu chấm trong hình tam\r\ngiác phải được thay bằng giá trị nhiệt độ cao nhất danh định của vỏ tính bằng oC\r\ndo nhà chế tạo ấn định, các giá trị này tăng theo bội số của 10.
n) Bộ điều khiển đèn có yêu cầu bổ\r\nsung bộ tản nhiệt.
\r\n\r\no) Nhiệt độ giới hạn của cuộn dây\r\ntrong điều kiện không bình thường, mà phải được tuân thủ khi bộ điều khiển đèn\r\nđược lắp bên trong đèn điện, để làm thông tin khi thiết kế đèn điện.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2: Trong trường hợp bộ\r\nđiều khiển đèn được thiết kế cho mạch điện không tạo ra điều kiện không bình\r\nthường hoặc chỉ sử dụng với bộ khởi động không cho phép bộ điều khiển đèn hoạt\r\nđộng trong điều kiện không bình thường nêu ở phụ lục C của IEC 60598-1, thì không\r\ncần chỉ ra nhiệt độ cuộn dây trong điều kiện không bình thường.
\r\n\r\np) Thời gian thử nghiệm của thử\r\nnghiệm độ bền dùng cho bộ điều khiển đèn, mà theo lựa chọn của nhà chế tạo phải\r\nđược thử nghiệm trong thời gian dài hơn 30 ngày, có thể chỉ ra bằng ký hiệu D\r\nsau đó là số ngày tương ứng, 60, 90 hay 120 với đơn vị là 10 ngày, tất cả được\r\nđặt trong dấu ngoặc đơn ngay sau chỉ số tw. Ví dụ (D6) dùng cho bộ điều\r\nkhiển đèn có cần được thử nghiệm trong thời gian là 60 ngày.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 3: Không nhất thiết phải\r\nghi nhãn đối với thời gian thử nghiệm độ bền tiêu chuẩn 30 ngày.
\r\n\r\nq) Đối với bộ điều khiển đèn mà nhà\r\nchế tạo công bố có hằng số S khác 4500, thì ký hiệu S cùng với giá trị thích\r\nhợp theo đơn vị nghìn. Ví dụ “S6”, nếu S có giá trị là 6000.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 4: Ưu tiên lấy giá trị\r\ncủa S là: 4500, 5000, 6000, 8000, 11000, 16000.
\r\n\r\n7.2. Tính bền và tính rõ ràng\r\ncủa nhãn
\r\n\r\nNhãn phải bền và rõ ràng.
\r\n\r\nKiểm tra sự phù hợp bằng cách xem\r\nxét và thử độ bong tróc của nội dung ghi nhãn bằng cách chà xát nhẹ, dùng hai\r\nmiếng vải, một thấm đẫm nước và một thấm đẫm xăng nhẹ, chà sát mỗi lần là 15s.
\r\n\r\nNhãn vẫn phải đọc được rõ ràng sau\r\nkhi thử nghiệm.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Xăng nhẹ dùng cho thử\r\nnghiệm là loại dung môi hexan có hàm lượng chất thơm tối đa là 0,1% thể tích,\r\nchỉ số kauri-butanol là 29, điểm sôi ban đầu xấp xỉ 65oC, điểm khô\r\nxấp xỉ 69oC và khối lượng riêng xấp xỉ 0,68 g/cm3.
\r\n\r\n\r\n\r\nĐầu nối kiểu bắt ren phải phù hợp\r\nvới mục 14 của IEC 60598-1.
\r\n\r\nĐầu nối kiểu không bắt ren phải phù\r\nhợp với mục 5 của IEC 60598-1.
\r\n\r\n9. Yêu cầu đối\r\nvới nối đất bảo vệ
\r\n\r\nĐầu nối đất phải phù hợp với các\r\nyêu cầu ở điều 8. Mối nối điện/phương tiện kẹp phải đủ khả năng chống nới lỏng,\r\nvà không thể nới lỏng các mối nối điện/phương tiện kẹp bằng tay mà không dùng\r\ndụng cụ. Đối với đầu nối không bắt ren, không thể nới lỏng mối nối điện/phương\r\ntiện kẹp một cách không chủ ý.
\r\n\r\nCho phép nối đất bộ điều khiển đèn\r\nqua phương tiện cố định bộ điều khiển đèn vào phần kim loại nối đất (không dùng\r\ncho bộ điều khiển đèn độc lập). Tuy nhiên, nếu bộ điều khiển đèn có một đầu nối\r\nđất thì chỉ sử dụng đầu nối này để nối đất bộ điều khiển đèn.
\r\n\r\nTất cả các bộ phận của đầu nối đất\r\nphải giảm thiểu được nguy cơ ăn mòn điện hóa do tiếp xúc với dây nối hoặc với\r\nkim loại bất kỳ khác.
\r\n\r\nVít và các bộ phận khác của đầu nối\r\nđất phải được làm bằng đồng thau hoặc kim loại khác có khả năng chịu ăn mòn\r\nkhông kém, hoặc bằng các vật liệu có một bề mặt không gỉ và ít nhất một bề mặt\r\ntiếp xúc là kim loại trần.
\r\n\r\nKiểm tra sự phù hợp bằng cách xem\r\nxét, thử nghiệm bằng tay và theo các yêu cầu của điều 8.
\r\n\r\nBộ điều khiển đèn có dây dẫn dùng\r\nđể nối đất bảo vệ có được từ các đường dẫn trên tấm mạch in phải được thử\r\nnghiệm như dưới đây.
\r\n\r\nCho dòng điện 25 A lấy từ nguồn\r\nxoay chiều chạy qua đầu nối đất hoặc tiếp điểm nối đất qua đường dẫn trên tấm\r\nmạch in rồi lần lượt qua từng bộ phận kim loại chạm đến được trong 1 min.
\r\n\r\nSau khi thử nghiệm, phải áp dụng\r\ncác yêu cầu trong 7.2.1 của IEC 60598-1.
\r\n\r\n10. Bảo vệ\r\nchống chạm ngẫu nhiên vào các bộ phận mang điện
\r\n\r\n10.1. Bộ điều khiển đèn\r\nkhông dựa vào vỏ bọc của đèn điện để bảo vệ chống điện giật phải có đủ bảo vệ\r\nchống chạm ngẫu nhiên vào các bộ phận mang điện khi được lắp đặt như trong sử\r\ndụng bình thường (xem phụ lục A).
\r\n\r\nBộ điều khiển đèn lắp liền dựa vào\r\nvỏ bọc của đèn điện để bảo vệ phải được thử nghiệm theo dự kiến sử dụng của bộ\r\nđiều khiển đèn.
\r\n\r\nĐối với yêu cầu này, sơn và emay\r\nkhông được coi là đủ để bảo vệ hoặc đảm bảo cách điện.
\r\n\r\nCác bộ phận dùng để bảo vệ chống\r\nchạm ngẫu nhiên vào các bộ phận mang điện phải có đủ độ bền cơ và không bị nới\r\nlỏng trong sử dụng bình thường. Không thể tháo rời các bộ phận này mà không\r\ndùng dụng cụ.
\r\n\r\nKiểm tra sự phù hợp bằng cách xem\r\nxét và thử nghiệm bằng tay, và kiểm tra khả năng bảo vệ chống chạm ngẫu nhiên\r\nvào các bộ phận mang điện bằng que thử được chỉ ra ở hình 1 của IEC 60529, dùng\r\nbộ chỉ thị bằng điện để phát hiện sự tiếp xúc. Que thử này được đặt vào tất cả\r\ncác vị trí có thể, nếu cần thiết, với một lực là 10 N.
\r\n\r\nNên sử dụng bóng đèn để chỉ thị sự\r\ntiếp xúc và điện áp không nhỏ hơn 40V.
\r\n\r\n10.2. Bộ điều khiển đèn có\r\nlắp tụ điện với tổng điện dung vượt quá 0,5 mF\r\nphải có kết cấu sao cho điện áp ở đầu nối bộ điều khiển đèn không vượt quá 50 V\r\nsau 1 min kể từ khi ngắt nguồn có điện áp danh định cung cấp cho bộ điều khiển\r\nđèn.
\r\n\r\n11. Khả năng\r\nchịu ẩm và cách điện
\r\n\r\nBộ điều khiển đèn phải có khả năng\r\nchịu ẩm. Bộ điều khiển đèn không được có hư hại đáng kể sau khi chịu thử nghiệm\r\ndưới đây.
\r\n\r\nBộ điều khiển đèn được đặt ở vị trí\r\nbất lợi nhất trong sử dụng bình thường, trong một tủ ẩm chứa không khí có độ ẩm\r\ntương đối được giữ trong khoảng từ 91% đến 95%. Nhiệt độ không khí tại tất cả\r\nnhững vị trí có thể đặt mẫu phải được duy trì trong khoảng sai số 1oC\r\nso với nhiệt độ t thích hợp bất kỳ trong khoảng từ 20oC đến 30oC.
\r\n\r\nTrước khi đặt vào tủ ẩm, mẫu được\r\nđưa về nhiệt độ giữa t và (t+4)oC. Mẫu được giữ trong tủ ẩm 48h.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Trong hầu hết các trường\r\nhợp, mẫu có thể được đưa về nhiệt độ quy định giữa t và (t+4)oC bằng\r\ncách giữ mẫu trong phòng có nhiệt độ như vậy ít nhất 4 h trước khi xử lý ẩm.
\r\n\r\nĐể đạt đến điều kiện qui định trong\r\ntủ này, nhất thiết phải đảm bảo tuần hoàn không khí liên tục bên trong và nói\r\nchung phải sử dụng ngăn có cách nhiệt.
\r\n\r\nTrước khi kiểm tra cách điện, lau\r\nkhô tất cả các giọt nước nhìn thấy được bằng giấy thấm.
\r\n\r\nĐiện trở cách điện được đo ngay sau\r\nkhi xử lý ẩm bằng điện áp một chiều xấp xỉ 500 V tại thời điểm 1 min sau khi\r\nđặt điện áp. Bộ điều khiển đèn có vỏ cách điện phải được bọc bằng lá kim loại.
\r\n\r\nĐiện trở cách điện không được nhỏ\r\nhơn 2 MW đối với cách điện chính.
\r\n\r\nPhải có đủ cách điện:
\r\n\r\na) Giữa các bộ phận mang điện có\r\ncực tính khác nhau mà có thể tách riêng hoặc được tách riêng;
\r\n\r\nb) Giữa các bộ phận mang điện và\r\ncác bộ phận bên ngoài kể cả các vít dùng để cố định;
\r\n\r\nc) Giữa các bộ phận mang điện và\r\ncác đầu nối điều khiển, nếu có liên quan.
\r\n\r\nTrong trường hợp bộ điều khiển đèn\r\ncó mối nối bên trong hoặc có linh kiện giữa một hoặc nhiều đầu nối ra và đầu\r\nnối đất thì các mối nối này phải được tháo ra khi tiến hành thử nghiệm này.
\r\n\r\n\r\n\r\nBộ điều khiển đèn phải có đủ độ bền\r\nđiện.
\r\n\r\nNgay sau khi đo điện trở cách điện,\r\nbộ điều khiển đèn phải chịu thử nghiệm độ bền điện trong 1 min đặt vào các bộ\r\nphận quy định trong điều 11.
\r\n\r\nĐiện áp thử nghiệm có dạng sóng về\r\ncơ bản là hình sin, tần số 50/60 Hz phải phù hợp với giá trị cho trong bảng 1.\r\nBan đầu đặt điện áp không quá 1/2 giá trị điện áp qui định, sau đó tăng nhanh\r\nđến giá trị cho trước.
\r\n\r\nBảng\r\n1 - Điện áp thử nghiệm độ bền điện
\r\n\r\n\r\n Điện\r\n áp làm việc U \r\n | \r\n \r\n Điện\r\n áp thử nghiệm \r\nV \r\n | \r\n |
\r\n U ≤ 42V \r\n | \r\n \r\n 500 \r\n | \r\n |
\r\n 42 V < U ≤ 1000 V \r\n | \r\n \r\n Cách điện chính \r\n | \r\n \r\n 2 U + 1000 \r\n | \r\n
\r\n Cách điện phụ \r\n | \r\n \r\n 2 U + 1750 \r\n | \r\n |
\r\n Cách điện kép hoặc cách điện tăng\r\n cường \r\n | \r\n \r\n 4 U + 2750 \r\n | \r\n |
\r\n Trong trường hợp sử dụng cả cách\r\n điện tăng cường và cách điện kép, phải thận trọng không để điện áp đặt vào\r\n cách điện tăng cường gây ứng suất quá mức lên cách điện chính hoặc cách điện\r\n phụ. \r\n | \r\n
Không được xuất hiện phóng điện bề\r\nmặt hoặc phóng điện đánh thủng trong quá trình thử nghiệm.
\r\n\r\nBiến áp cao thế sử dụng trong thử\r\nnghiệm phải được thiết kế sao cho sau khi điện áp ra được điều chỉnh đến điện\r\náp thử nghiệm thích hợp, ngắn mạch đầu nối ra thì dòng điện đầu ra phải ít nhất\r\nlà 200 mA.
\r\n\r\nRơ le quá dòng không được tác động\r\nkhi dòng điện đầu ra nhỏ hơn 100 mA.
\r\n\r\nGiá trị hiệu dụng của điện áp thử\r\nnghiệm đặt vào phải được đo với sai số trong khoảng ± 3%.
\r\n\r\nLà kim loại đã đề cập ở điều 11 phải\r\nđược đặt để không xuất hiện phóng điện bề mặt ở rìa cách điện.
\r\n\r\nPhóng điện mờ nhưng không gây sụt\r\nđiện áp thì được bỏ qua.
\r\n\r\n13. Thử nghiệm\r\nđộ bền nhiệt của cuộn dây balát
\r\n\r\nCuộn dây của balát phải có đủ độ\r\nbền nhiệt.
\r\n\r\nKiểm tra sự phù hợp bằng thử nghiệm\r\nsau.
\r\n\r\nMục đích của thử nghiệm này là kiểm\r\ntra tính hợp lệ của nhiệt độ làm việc lớn nhất danh định (tw) ghi\r\ntrên nhãn balát. Thử nghiệm được thực hiện trên bảy balát chưa quA sử dụng và\r\nchưa qua thử nghiệm nào trước đó. Không được sử dụng các balát này cho các thử\r\nnghiệm tiếp theo.
\r\n\r\nThử nghiệm này cũng có thể áp dụng\r\ncho các balát là bộ phận không thể tách rời của đèn điện và không thể thử\r\nnghiệm riêng rẽ, do đó balát lắp liền này cần được chế tạo với giá trị tw.
\r\n\r\nTrước khi thử nghiệm, mỗi balát\r\nphải khởi động và làm việc với một bóng đèn một cách bình thường và dòng điện\r\nphóng điện của bóng đèn được đo trong điều kiện làm việc bình thường ở điện áp\r\ndanh định. Chi tiết của thử nghiệm độ bền nhiệt được qui định dưới đây. Điều\r\nkiện nhiệt độ phải được điều chỉnh sao cho thời gian khách quan của thử nghiệm\r\ntheo quy định của nhà chế tạo. Nếu thời gian này không được công bố thì thời\r\ngian thử nghiệm phải là 30 ngày.
\r\n\r\nThử nghiệm được tiến hành trong lò\r\nthích hợp.
\r\n\r\nBalát phải thực hiện chức năng điện\r\nnhư balát trong sử dụng bình thường và trong trường hợp có các tụ điện, linh\r\nkiện hoặc phụ kiện khác không phải chịu thử nghiệm này, thì chúng phải được\r\nngắt ra rồi nối lại ở bên ngoài lò. Các linh kiện khác không ảnh hưởng đến điều\r\nkiện làm việc của cuộn dây có thể được tháo ra.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1: Trong trường hợp cần\r\nngắt tụ điện, linh kiện hoặc phụ kiện khác, nhà chế tạo nên cung cấp balát\r\nriêng mà các linh kiện này đã được tháo ra và nếu cần phải cung cấp các mối nối\r\nbổ sung để dẫn ra bên ngoài balát.
\r\n\r\nNói chung, để đạt đến điều kiện làm\r\nviệc bình thường, balát cần được thử nghiệm với bóng đèn thích hợp.
\r\n\r\nVỏ balát nếu là kim loại phải được\r\nnối đất. Bóng đèn phải được đặt ở bên ngoài lò.
\r\n\r\nĐối với một số balát điện cảm loại\r\nmột cuộn cảm (ví dụ như balát kiểu cuộn cản đóng ngắt - khởi động), thử nghiệm\r\nđược tiến hành không có bóng đèn hoặc điện trở với điều kiện là dòng điện được\r\nđiều chỉnh đến giá trị như giá trị có được khi bóng đèn làm việc ở điện áp\r\nnguồn danh định.
\r\n\r\nBalát được nối với nguồn điện sao\r\ncho ứng suất điện áp giữa cuộn dây bộ điều khiển đèn và đất tương tự như điện\r\náp trong phương pháp sử dụng bóng đèn.
\r\n\r\nBảy balát được đặt trong lò và điện\r\náp nguồn danh định được đặt vào từng mạch điện.
\r\n\r\nSau đó, điều chỉnh bộ điều nhiệt\r\ncủa lò sao cho nhiệt độ trong lò đạt đến giá trị làm cho nhiệt độ của cuộn dây\r\nnóng nhất ở mỗi balát là xấp xỉ giá trị lý thuyết cho ở bảng 2.
\r\n\r\nĐối với các balát chịu thời gian\r\nthử nghiệm dài hơn 30 ngày, nhiệt độ thử nghiệm lý thuyết phải được tính theo\r\ncông thức (2) thể hiện trong chú thích 3 của điều này.
\r\n\r\nSau 4 h, nhiệt độ thực tế của cuộn\r\ndây được xác định bằng phương pháp “thay đổi điện trở” và nếu cần thì điều\r\nchỉnh lại bộ điều nhiệt của lò để đạt đến xấp xỉ giá trị nhiệt độ thử nghiệm\r\nmong muốn. Sau đó, đọc giá trị nhiệt độ không khí trong lò hàng ngày để bảo đảm\r\nrằng bộ điều nhiệt giữ được nhiệt độ ở giá trị đúng với dung sai ± 20C.
\r\n\r\nĐo lại nhiệt độ cuộn dây sau 24 h và\r\nxác định thời gian thử nghiệm cuối cùng của mỗi bộ điều khiển đèn từ công thức\r\n(2). Hình 1 thể hiện điều này dưới dạng đồ thị. Chênh lệch cho phép giữa nhiệt\r\nđộ thực tế của cuộn dây nóng nhất trong số các balát thử nghiệm và nhiệt độ lý\r\nthuyết phải sao cho thời gian thử nghiệm cuối cùng lớn hơn hoặc bằng, nhưng\r\nkhông quá hai lần thời gian thử nghiệm dự kiến trước.
\r\n\r\nBảng\r\n2 - Nhiệt độ thử nghiệm lý thuyết đối với balát chịu thử nghiệm độ bền trong\r\nthời gian 30 ngày
\r\n\r\n\r\n Hằng\r\n số S \r\n | \r\n \r\n Nhiệt\r\n độ thử nghiệm lý thuyết \r\n | \r\n |||||
\r\n S4,5 \r\n | \r\n \r\n S5 \r\n | \r\n \r\n S6 \r\n | \r\n \r\n S8 \r\n | \r\n \r\n S11 \r\n | \r\n \r\n S16 \r\n | \r\n |
\r\n Đối với tw = 90 \r\n95 \r\n100 \r\n\r\n 105 \r\n110 \r\n115 \r\n\r\n 120 \r\n125 \r\n130 \r\n\r\n 135 \r\n140 \r\n\r\n 145 \r\n150 \r\n | \r\n \r\n 163 \r\n171 \r\n178 \r\n\r\n 185 \r\n193 \r\n200 \r\n\r\n 207 \r\n215 \r\n222 \r\n\r\n 230 \r\n238 \r\n\r\n 245 \r\n253 \r\n | \r\n \r\n 155 \r\n162 \r\n169 \r\n\r\n 176 \r\n183 \r\n190 \r\n\r\n 197 \r\n204 \r\n211 \r\n\r\n 219 \r\n226 \r\n\r\n 233 \r\n241 \r\n | \r\n \r\n 142 \r\n149 \r\n156 \r\n\r\n 162 \r\n169 \r\n175 \r\n\r\n 182 \r\n189 \r\n196 \r\n\r\n 202 \r\n209 \r\n\r\n 216 \r\n223 \r\n | \r\n \r\n 128 \r\n134 \r\n140 \r\n\r\n 146 \r\n152 \r\n159 \r\n\r\n 165 \r\n171 \r\n177 \r\n\r\n 184 \r\n190 \r\n\r\n 196 \r\n202 \r\n | \r\n \r\n 117 \r\n123 \r\n128 \r\n\r\n 134 \r\n140 \r\n146 \r\n\r\n 152 \r\n157 \r\n163 \r\n\r\n 169 \r\n175 \r\n\r\n 181 \r\n187 \r\n | \r\n \r\n 108 \r\n113\r\n \r\n119 \r\n\r\n 125 \r\n130 \r\n136 \r\n\r\n 141 \r\n147 \r\n152 \r\n\r\n 158 \r\n163 \r\n\r\n 169 \r\n175 \r\n | \r\n
\r\n CHÚ THÍCH: Nếu không có chỉ định\r\n nào khác trên balát, áp dụng nhiệt độ thử nghiệm lý thuyết được quy định\r\n trong cột S4,5. Nếu dùng hằng số khác S4,5 thì phải chứng minh phù hợp với\r\n phụ lục E. \r\n | \r\n
CHÚ THÍCH 2: Để đo nhiệt độ cuộn\r\ndây theo phương pháp “thay đổi điện trở”, có thể áp dụng công thức (1) sau đây:
\r\n\r\n............................... (1)
trong đó
\r\n\r\nt1 là nhiệt độ ban đầu\r\ntính bằng oC;
\r\n\r\nt2 là nhiệt độ cuối cùng\r\ntính bằngoC;
\r\n\r\nR1 là giá trị điện trở\r\ntại nhiệt độ t1;
\r\n\r\nR2 là giá trị điện trở\r\ntại nhiệt độ t2;
\r\n\r\nHằng số 234,5 áp dụng cho cuộn dây\r\nbằng đồng; nếu cuộn dây làm bằng nhôm, hằng số này là 229.
\r\n\r\nKhông cần cố gắng để duy trì nhiệt\r\nđộ cuộn dây không đổi sau khi tiến hành phép đo sau 24 h. Chỉ có nhiệt độ không\r\nkhí môi trường phải được ổn định bằng bộ khống chế nhiệt tĩnh.
\r\n\r\nThời gian thử nghiệm đối với mỗi\r\nbalát bắt đầu tính từ khi balát được nối với nguồn cung cấp. Cuối thử nghiệm độ\r\nbền nhiệt, balát liên quan sẽ được ngắt khỏi nguồn cung cấp nhưng không lấy ra\r\nkhỏi lò cho đến khi hoàn thành thử nghiệm trên các balát khác.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 3: Nhiệt độ thử nghiệm lý\r\nthuyết cho trong hình 1 tương ứng với tuổi thọ làm việc là 10 năm liên tục tại\r\nnhiệt độ làm việc lớn nhất danh định tw.
\r\n\r\nTính nhiệt độ này theo công thức\r\nsau:
\r\n\r\n.............................. (2)
trong đó
\r\n\r\nL là tuổi thọ thử nghiệm độ bền\r\nkhách quan, tính bằng ngày (30, 60, 90 hoặc 120);
\r\n\r\nL0 = 3652 ngày (10 năm);
\r\n\r\nT là nhiệt độ thử nghiệm lý thuyết,\r\ntính bằng độ kenvin (t + 273);
\r\n\r\nTw là nhiệt độ làm việc\r\nlớn nhất danh định, tính bằng độ kenvin (tw+273);
\r\n\r\nS là hằng số phụ thuộc vào thiết kế\r\ncủa bộ điều khiển đèn và cách điện cuộn dây được sử dụng.
\r\n\r\nSau thử nghiệm này, khi balát trở\r\nvề nhiệt độ phòng, balát phải thỏa mãn các yêu cầu dưới đây.
\r\n\r\na) Tại điện áp danh định, balát\r\nphải khởi động được vẫn bóng đèn đó và dòng điện phóng điện của bóng đèn không\r\nđược vượt quá 115% giá trị đo được trước khi thử nghiệm như mô tả ở trên.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 4: Thử nghiệm này nhằm\r\nxác định các thay đổi bất lợi về chế độ đặt của balát.
\r\n\r\nb) Giá trị điện trở cách điện giữa\r\ncuộn dây và vỏ balát, được đo bằng điện áp một chiều khoảng 500 V, không được\r\nnhỏ hơn 1MW.
\r\n\r\nKết quả của thử nghiệm được coi là\r\nđạt yêu cầu nếu có ít nhất sáu trong số bảy balát thỏa mãn các yêu cầu trên.\r\nThử nghiệm được coi là không đạt nếu có từ ba balát trở lên không đạt yêu cầu\r\nthử nghiệm.
\r\n\r\nTrong trường hợp có hai balát không\r\nđạt yêu cầu thì thử nghiệm được lặp lại với bảy balát khác và tất cả phải đạt\r\nyêu cầu thử nghiệm.
\r\n\r\n\r\n\r\nBộ điều khiển đèn phải được thiết\r\nkế sao cho khi làm việc trong điều kiện sự cố thì không phát sinh ngọn lửa hoặc\r\nchảy vật liệu hoặc sinh ra các khí dễ cháy. Việc bảo vệ chống chạm ngẫu nhiên\r\ntheo 10.1 không bị ảnh hưởng.
\r\n\r\nLàm việc trong điều kiện sự cố có\r\nnghĩa là áp dụng lần lượt từng điều kiện quy định trong các điều từ 14.1 đến\r\n14.4 kết hợp với các điều kiện sự cố khác là kết quả logic của nó, với điều\r\nkiện là một linh kiện tại một thời điểm chỉ phải chịu một điều kiện sự cố.
\r\n\r\nNhìn chung, việc xem xét thiết bị\r\nvà sơ đồ mạch điện của nó sẽ cho thấy các điều kiện sự cố nào cần áp dụng. Áp\r\ndụng theo thứ tự tạo thuận lợi nhất.
\r\n\r\nBộ điều khiển đèn hoặc các linh\r\nkiện được bọc kín hoàn toàn thì không được mở ra để kiểm tra cũng như không áp\r\ndụng các điều kiện sự cố bên trong. Tuy nhiên, trong trường hợp có nghi ngờ,\r\nkết hợp với kiểm tra sơ đồ mạch điện, thì phải nối tắt các đầu ra hoặc thỏa\r\nthuận với nhà chế tạp chuẩn bị riêng một bộ điều khiển đèn để đưa đến thử\r\nnghiệm.
\r\n\r\nBộ điều khiển đèn hoặc các linh\r\nkiện được coi là bọc kín hoàn toàn nếu như nó được bọc kín trong một hợp chất\r\ntự đông cứng gắn với bề mặt liên quan để không tồn tại khe hở không khí.
\r\n\r\nCác linh kiện mà theo quy định của\r\nnhà chế tạo là không thể xảy ra ngắn mạch hoặc những linh kiện loại bỏ ngắn\r\nmạch thì không được nối tắt. Các linh kiện theo quy định của nhà chế tạo là\r\nkhông để xảy ra hở mạch thì không được ngắt mạch.
\r\n\r\nNhà chế tạo phải đưa ra bằng chứng\r\nrằng các linh kiện làm việc theo cách như dự kiến, ví dụ như bằng cách chứng tỏ\r\nsự phù hợp với các quy định liên quan.
\r\n\r\nTụ điện, điện trở hoặc điện cảm\r\nkhông phù hợp với các tiêu chuẩn liên quan phải được nối tắt hoặc phải ngắt ra,\r\nchọn điều kiện bất lợi hơn.
\r\n\r\nĐối với bộ điều khiển đèn có ghi\r\nnhãn nhiệt độ của vỏ\r\nbộ điều khiển đèn tại tất cả các vị trí không được vượt quá giá trị ghi nhãn.
CHÚ THÍCH: Bộ điều khiển đèn và\r\ncuộn dây của bộ lọc không có các ký hiệu này được kiểm tra cùng với đèn điện\r\ntheo IEC 60598-1.
\r\n\r\n14.1. Ngắn mạch trên chiều\r\ndài đường rò và khe hở không khí, nếu nhỏ hơn giá trị quy định trong điều 16 có\r\ntính đến các yếu tố suy giảm được phép ở 14.1 đến 14.4.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1: Không cho phép có\r\nchiều dài đường rò và khe hở không khí nhỏ hơn giá trị nêu trong điều 16 giữa\r\ncác bộ phận mang điện và các phần kim loại chạm tới được.
\r\n\r\nYêu cầu về chiều dài đường rò được\r\nphép thay đổi giữa các dây dẫn được bảo vệ khỏi đột biến năng lượng của nguồn\r\ncung cấp (ví dụ bằng cuộn cản hay tụ điện) trên tấm mạch in phù hợp với các yêu\r\ncầu về độ bền bong tróc và độ bền kéo đứt quy định trong IEC 60249. Khoảng cách\r\ncho trong bảng 3 được thay bởi giá trị được tính theo công thức sau:
\r\n\r\n............................................ (3)
với giá trị nhỏ nhất là 0,5 mm
\r\n\r\ntrong đó
\r\n\r\nd là chiều dài, tính bằng milimét;
\r\n\r\n là\r\ngiá trị đỉnh của điện áp, tính bằng vôn.
Khoảng cách này có thể xác định\r\ntheo hình 2.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2: Bỏ qua lớp phủ bằng\r\nsơn hay chất tương tự trên tấm mạch in khi tính toán khoảng cách.
\r\n\r\nChiều dài đường rò trên tấm mạch in\r\ncó thể có giá trị thấp hơn giá trị mô tả trên đây nếu sử dụng lớp phủ theo IEC\r\n60664-3. Điều này cũng áp dụng cho chiều dài đường rò giữa các bộ phận mang\r\nđiện và các bộ phận được nối với các phần kim loại chạm tới được. Các thử\r\nnghiệm theo các điều liên quan của IEC 60664-3 phải chứng tỏ sự phù hợp với yêu\r\ncầu này.
\r\n\r\n14.2. Ngắn mạch hoặc ngắt\r\nmạch, nếu thuộc đối tượng áp dụng, trên linh kiện bán dẫn
\r\n\r\nTại một thời điểm chỉ một linh kiện\r\nđược ngắn mạch (hoặc ngắt mạch)
\r\n\r\n14.3. Ngắn mạch qua cách\r\nđiện là lớp phủ bằng sơn, emay hoặc vật liệu sợi.
\r\n\r\nBỏ qua các lớp phủ này khi xem xét\r\nchiều dài đường rò và khe hở không khí quy định trong bảng 3. Tuy nhiên, nếu\r\ncách điện của dây dẫn là emay và chịu được điện áp thử nghiệm theo điều 13 của\r\nIEC 60317-0-1, thì chiều dài đường rò và khe hở không khí được coi là cộng thêm\r\n1 mm.
\r\n\r\nĐiều này không có nghĩa là cần phải\r\nnối tắt cách điện giữa các vòng của cuộn dây, các ống lồng hoặc ống cách điện.
\r\n\r\n14.4. Ngắn mạch trên tụ điện\r\nphân
\r\n\r\nKiểm tra sự phù hợp bằng cách cho\r\nbộ điều khiển đèn hoạt động cùng với bóng đèn tại điện áp từ 0,9 đến 1,1 lần\r\nđiện áp nguồn danh định và với vỏ bộ điều khiển đèn tại tc; sau đó,\r\náp dụng lần lượt từng điều kiện sự cố chỉ ra trong các điều từ 14.1 đến 14.4.
\r\n\r\nThử nghiệm được tiếp tục cho đến\r\nkhi đạt đến điều kiện ổn định, và đo nhiệt độ của vỏ bộ điều khiển đèn. Khi\r\nthực hiện các thử nghiệm của các điều từ 14.1 đến 14.4, các linh kiện như điện\r\ntrở, tụ điện, linh kiện bán dẫn, cầu chảy,v.v…có thể bị hỏng. Cho phép thay các\r\nlinh kiện này để tiếp tục thử nghiệm.
\r\n\r\nSau thử nghiệm này, khi bộ điều\r\nkhiển đèn trở về nhiệt độ môi trường, điện trở cách điện đo ở điện áp một chiều\r\nxấp xỉ 500V phải đạt từ 1MW trở lên.
\r\n\r\nĐể kiểm tra xem có khi thoát ra từ\r\ncác bộ phận có thể cháy hay không, thực hiện thử nghiệm với máy phát tia lửa\r\nđiện tần số cao.
\r\n\r\nĐể kiểm tra xem các bộ phận kim\r\nloại chạm tới được có trở nên mang điện hay không, thực hiện thử nghiệm theo\r\nphụ lục A.
\r\n\r\nĐể kiểm tra xem có phát sinh ngọn\r\nlửa hay chảy các vật liệu có thể gây mất an toàn hay không, mẫu thử được quấn\r\ngiấy bản, như quy định trong 6.86 của ISO 4046, và giấy bản này không được bắt\r\nlửa.
\r\n\r\n\r\n\r\n15.1. Gỗ, côtông, lụa, giấy\r\nvà các vật liệu sợi tương tự
\r\n\r\nGỗ, côtông, lụa, giấy và các vật\r\nliệu sợi tương tự không được dùng làm cách điện nếu không được ngâm tẩm.
\r\n\r\nKiểm tra sự phù hợp bằng cách xem\r\nxét.
\r\n\r\n15.2. Mạch in
\r\n\r\nCho phép dùng mạch in để nối điện\r\nbên trong.
\r\n\r\nKiểm tra sự phù hợp bằng việc tham\r\nkhảo điều 14 của tiêu chuẩn này.
\r\n\r\n16. Chiều dài\r\nđường rò và khe hở không khí
\r\n\r\nNếu không có quy định nào khác\r\ntrong điều 14, chiều dài đường rò và khe hở không khí không được nhỏ hơn giá\r\ntrị đã cho trong bảng 3 và 4.
\r\n\r\nChiều dài đường rò nếu được góp\r\nthêm bằng bất kỳ rãnh nào có chiều rộng rãnh nhỏ hơn 1 mm thì chỉ được tính\r\nthêm chiều ngang của rãnh.
\r\n\r\nBỏ qua mọi khe hở không khí nhỏ hơn\r\n1 mm khi tính tổng đường đi qua không khí.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1: Chiều dài đường rò là\r\nkhoảng cách trong không khí, đo dọc theo mặt ngoài của vật liệu cách điện.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2: Không đo chiều dài\r\nđường rò giữa các cuộn dây balát vì chúng được kiểm tra khi thử nghiệm độ bền.\r\nĐiều này cũng được áp dụng với chiều dài đường rò của các ổ nối.
\r\n\r\nVỏ kim loại phải có lớp lót cách\r\nđiện phù hợp với IEC 60598-1 vì nếu không có lớp này thì chiều dài đường rò\r\nhoặc khe hở không khí giữa các bộ phận mang điện và vỏ trở nên nhỏ hơn giá trị\r\ncho trước trong các bảng liên quan.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 3: Ở các balát có lõi\r\nthép hở, emay hoặc các vật liệu tương tự tạo nên cách điện của dây và chịu được\r\nthử nghiệm điện áp cho cấp 1 hoặc cấp 2 của IEC 60317-0-1 (điều 13) thì được\r\nđiều chỉnh bằng cách thêm 1mm vào giá trị cho trong bảng 3 và 4 giữa các sợi\r\ndây bọc emay của các cuộn dây khác nhau hoặc từ sợi dây có bọc emay đến vỏ, lõi\r\nsắt, v.v…
\r\n\r\nTuy nhiên, chỉ áp dụng điều này ở\r\nnhững chỗ có chiều dài đường rò và khe hở không khí từ 2 mm trở lên không tính\r\nlớp emay.
\r\n\r\nBộ điều khiển đèn có các linh kiện\r\nđược bọc kín bằng hợp chất tự đông cứng gắn với bề mặt liên quan không tồn tại\r\nkhe hở không khí thì không cần phải kiểm tra khe hở không khí và chiều dài\r\nđường rò.
\r\n\r\nKhông áp dụng các yêu cầu của điều\r\nnày đối với tấm mạch in vì chúng đã được thử nghiệm theo điều 14.
\r\n\r\nBảng\r\n3 - Khoảng cách nhỏ nhất dùng cho điện áp xoay chiều hình sin tần số 50/60 Hz
\r\n\r\n\r\n \r\n | \r\n \r\n Điện áp làm việc hiệu dụng không\r\n vượt quá V \r\n | \r\n |||||
\r\n 50 \r\n | \r\n \r\n 150 \r\n | \r\n \r\n 250 \r\n | \r\n \r\n 500 \r\n | \r\n \r\n 750 \r\n | \r\n \r\n 1000 \r\n | \r\n |
\r\n Kích thước nhỏ nhất, mm \r\na) Giữa các bộ phận mang điện có\r\n cực tính khác nhau, và \r\nb) Giữa các bộ phận mang điện và\r\n các bộ phận kim loại chạm tới được gắn cố định với bộ điều khiển đèn, kể cả\r\n vít hoặc các phương tiện để cố định vỏ hoặc cố định bộ điều khiển đèn tới giá\r\n đỡ của nó \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n - Chiều dài đường rò \r\nCách điện có PTI ≥ 600 \r\n<\r\n 600 \r\n- Khe hở không khí \r\n | \r\n \r\n \r\n 0,6 \r\n1,2 \r\n0,2 \r\n | \r\n \r\n \r\n 1,4 \r\n1,6 \r\n1,4 \r\n | \r\n \r\n \r\n 1,7 \r\n2,5 \r\n1,7 \r\n | \r\n \r\n \r\n 3 \r\n5 \r\n3 \r\n | \r\n \r\n \r\n 4 \r\n8 \r\n4 \r\n | \r\n \r\n \r\n 5,5 \r\n10 \r\n5,5 \r\n | \r\n
\r\n c) Giữa các bộ phận mang điện và\r\n bề mặt tấm đỡ phẳng hoặc nắp kim loại lắp rời (nếu có), nếu kết cấu không đảm\r\n bảo rằng các giá trị ở phần b) nêu trên được duy trì trong trường hợp bất lợi\r\n nhất thì: \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n - Khe hở không khí \r\n | \r\n \r\n 2 \r\n | \r\n \r\n 3,2 \r\n | \r\n \r\n 3,6 \r\n | \r\n \r\n 4,8 \r\n | \r\n \r\n 6 \r\n | \r\n \r\n 8 \r\n | \r\n
\r\n CHÚ THÍCH 1: PTI (chỉ số chịu\r\n phóng điện bề mặt) phù hợp với IEC 60112. \r\nCHÚ THÍCH 2: Trong trường hợp\r\n chiều dài đường rò của bộ phận không mang điện hoặc không được thiết kế để\r\n nối đất tại nơi không thể xuất hiện phóng điện, giá trị quy định cho các vật\r\n liệu có PTI ≥ 600 được áp dụng cho tất cả các vật liệu (không cần chú ý đến\r\n giá trị PTI thực). \r\nĐối với chiều dài đường rò chịu\r\n điện áp làm việc trong khoảng thời gian nhỏ hơn 60 s, giá trị quy định cho\r\n các vật liệu có PTI ≥ 600 được áp dụng cho tất cả các vật liệu. \r\nCHÚ THÍCH 3: Đối với chiều dài\r\n đường rò ít có khả năng bị nhiễm bụi hay ẩm, áp dụng các giá trị quy định cho\r\n các vật liệu có PTI ≥ 600 (không cần chú ý đến giá trị PTI thực). \r\nCHÚ THÍCH 4: Đối với bộ điều\r\n khiển đèn quy định trong IEC 61347-2-1, bộ phận kim loại chạm tới được đặt cố\r\n định so với các bộ phận mang điện. \r\nCHÚ THÍCH 5: Không áp dụng chiều\r\n dài đường rò và khe hở không khí quy định trong điều này cho các cơ cấu quy\r\n định trong IEC 61347-2-1 mà các cơ cấu đó phù hợp với kích thước quy định\r\n trong TCVN 6482 (IEC 60155). Trong trường hợp này, áp dụng các yêu cầu của tiêu\r\n chuẩn TCVN 6482 (IEC 60155). \r\n | \r\n
Bảng\r\n4 - Khoảng cách nhỏ nhất dùng cho điện áp xung không phải hình sin
\r\n\r\n\r\n \r\n | \r\n \r\n Điện\r\n áp xung danh định \r\ngiá\r\n trị đỉnh, kV \r\n | \r\n |||||||||||||||||
\r\n 2,0 \r\n | \r\n \r\n 2,5 \r\n | \r\n \r\n 3,0 \r\n | \r\n \r\n 4,0 \r\n | \r\n \r\n 5,0 \r\n | \r\n \r\n 6,0 \r\n | \r\n \r\n 8,0 \r\n | \r\n \r\n 10 \r\n | \r\n \r\n 12 \r\n | \r\n \r\n 15 \r\n | \r\n \r\n 20 \r\n | \r\n \r\n 25 \r\n | \r\n \r\n 30 \r\n | \r\n \r\n 40 \r\n | \r\n \r\n 50 \r\n | \r\n \r\n 60 \r\n | \r\n \r\n 80 \r\n | \r\n \r\n 100 \r\n | \r\n |
\r\n Kích thước nhỏ nhất, mm \r\n | \r\n \r\n 1,0 \r\n | \r\n \r\n 1,5 \r\n | \r\n \r\n 2 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 4 \r\n | \r\n \r\n 5,5 \r\n | \r\n \r\n 8 \r\n | \r\n \r\n 11 \r\n | \r\n \r\n 14 \r\n | \r\n \r\n 18 \r\n | \r\n \r\n 25 \r\n | \r\n \r\n 33 \r\n | \r\n \r\n 40 \r\n | \r\n \r\n 60 \r\n | \r\n \r\n 75 \r\n | \r\n \r\n 90 \r\n | \r\n \r\n 130 \r\n | \r\n \r\n 170 \r\n | \r\n
Đối với các khoảng cách chịu cả\r\nxung điện áp hình sin và không hình sin, khoảng cách nhỏ nhất không được nhỏ\r\nhơn giá trị cao nhất thể hiện trong bảng 3 hoặc bảng 4.
\r\n\r\nChiều dài đường rò không được nhỏ\r\nhơn khe hở không khí nhỏ nhất yêu cầu.
\r\n\r\n17. Vít, bộ\r\nphận mang dòng và các mối nối
\r\n\r\nVít, bộ phận mang dòng và các mối\r\nnối cơ nếu bị hỏng có thể dẫn đến bộ điều khiển đèn trở nên không an toàn phải\r\nchịu được ứng suất cơ xuất hiện trong sử dụng bình thường.
\r\n\r\nKiểm tra sự phù hợp bằng xem xét và\r\ncác thử nghiệm của 4.11 và 4.12 trong mục 4 của IEC 60598-1.
\r\n\r\n18. Khả năng\r\nchịu nhiệt, chịu cháy và chịu phóng điện
\r\n\r\n18.1. Các phần bằng vật liệu\r\ncách điện hoặc để giữ bộ phận mang điện ở đúng vị trí hoặc để bảo vệ chống điện\r\ngiật phải có đủ khả năng chịu nhiệt.
\r\n\r\nĐối với các vật liệu không phải là\r\ngốm, kiểm tra sự phù hợp bằng cách đưa các bộ phận đó vào thử nghiệm ép viên bi\r\ntheo mục 13 của IEC 60598-1.
\r\n\r\n18.2. Các bộ phận bên ngoài\r\nlà vật liệu cách điện để bảo vệ chống điện giật và các bộ phận là cách điện\r\ndùng để giữ bộ phận mang điện vào vị trí phải có đủ khả năng chịu ngọn lửa và\r\nchịu bắt lửa.
\r\n\r\nĐối với các vật liệu không phải là\r\ngốm, kiểm tra sự phù hợp bằng thử nghiệm 18.3 hoặc 18.4, tùy theo từng trường\r\nhợp.
\r\n\r\nTấm mạch in không cần phải thử nghiệm\r\nnhư trên nhưng phải phù hợp với 4.3 của IEC 60249-1.
\r\n\r\n18.3. Các bộ phận bên ngoài\r\nlà vật liệu cách điện để bảo vệ chống điện giật phải chịu 30 s thử nghiệm sợi\r\ndây nóng đỏ theo IEC 60695-2-1, chi tiết như sau:
\r\n\r\n- Bộ mẫu thử nghiệm là một mẫu;
\r\n\r\n- Mẫu thử nghiệm là bộ điều khiển\r\nđèn hoàn chỉnh;
\r\n\r\n- Nhiệt độ của đầu sợi dây nóng đỏ\r\nlà 650oC;
\r\n\r\n- Bất cứ ngọn lửa (tự duy trì) hay\r\nthan đỏ nào của mẫu phải tự tắt trong vòng 30 s tính từ khi rút sợi dây nóng đỏ\r\nra khỏi mẫu và bất cứ tàn lửa nào cũng không được gây bắt lửa cho giấy bản theo\r\nquy định ở 6.68 của ISO 4046, đặt nằm ngang cách 200 mm ± 5 mm bên dưới mẫu thử\r\nnghiệm.
\r\n\r\n18.4. Các bộ phận là vật\r\nliệu cách điện dùng để giữ bộ phận mang điện ở đúng vị trí phải chịu thử nghiệm\r\nngọn lửa hình kim theo IEC 60695-2-2, chi tiết như sau:
\r\n\r\n- Bộ mẫu thử nghiệm là một mẫu;
\r\n\r\n- Mẫu thử nghiệm là bộ điều khiển\r\nđèn hoàn chỉnh. Nếu cần tháo các bộ phận của bộ điều khiển đèn để thực hiện thử\r\nnghiệm thì phải chú ý để bảo đảm điều kiện thử nghiệm không khác biệt đáng kể\r\nso với trong sử dụng bình thường.
\r\n\r\n- Ngọn lửa thử nghiệm được đặt vào\r\ntâm của bề mặt cần thử nghiệm;
\r\n\r\n- Thời gian đặt là 10 s;
\r\n\r\n- Bất cứ ngọn lửa tự duy trì nào\r\nđều phải tự tắt trong vòng 30 s tính từ khi rút ngọn lửa ra và bất cứ tàn lửa\r\nnào cũng không được gây cháy giấy bản theo quy định trong 6.68 của ISO 4046,\r\nđặt nằm ngang cách 200 mm ± 5 mm bên dưới mẫu thử nghiệm.
\r\n\r\n18.5. Bộ điều khiển đèn được\r\nthiết kế để lắp bên trong đèn điện không phải là bộ điều khiển đèn thông\r\nthường, bộ điều khiển đèn độc lập và bộ điều khiển đèn có cách điện phải chịu\r\nđiện áp khởi động có giá trị đỉnh lớn hơn 1500V thì phải có khả năng chịu phóng\r\nđiện bề mặt.
\r\n\r\nĐối với các vật liệu không phải là\r\ngốm, kiểm tra sự phù hợp bằng cách cho các vật liệu đó chịu thử nghiệm phóng\r\nđiện bề mặt theo mục 13 của IEC 60598-1.
\r\n\r\n\r\n\r\nCác bộ phận bằng sắt nếu bị gỉ có\r\nthể khiến cho bộ điều khiển đèn trở nên không an toàn thì phải có đủ bảo vệ\r\nchống gỉ.
\r\n\r\nKiểm tra sự phù hợp bằng thử nghiệm\r\n4.18.1 ở mục 4 của IEC 60598-1.
\r\n\r\nBảo vệ bằng cách tráng men được coi\r\nlà đủ đối với bề mặt ngoài.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Các đường cong này chỉ\r\nđể tham khảo và thể hiện công thức (2) sử dụng hằng số S bằng 4500 (xem phụ lục\r\nE).
\r\n\r\nHình\r\n1 - Liên quan giữa nhiệt độ cuộn dây và thời gian thử nghiệm độ bền
\r\n\r\nHình\r\n2 - Chiều dài đường rò giữa các đường dẫn trên tấm mạch in không nối điện đến\r\nnguồn lưới
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
(quy\r\nđịnh)
\r\n\r\nThử nghiệm để xác định bộ phận dẫn là bộ phận\r\nmang điện có thể gây điện giật
\r\n\r\nĐể xác định bộ phận dẫn có phải là\r\nbộ phận mang điện có thể gây điện giật hay không, cho bộ điều khiển đèn làm\r\nviệc tại điện áp danh định và tần số nguồn cung cấp danh nghĩa, và thực hiện\r\nthử nghiệm dưới đây.
\r\n\r\nA.1. Bộ phận đề cập đến là\r\nbộ phận mang điện nếu đo được dòng điện lớn hơn 0,7 mA (giá trị đỉnh) hoặc 2 mA\r\nmột chiều.
\r\n\r\nVới tần số lớn hơn 1 kHz, giới hạn\r\n0,7 mA (giá trị đỉnh) được nhân lên với giá trị của tần số tính bằng kilohéc\r\nnhưng kết quả không được vượt quá 70 mA (giá trị đỉnh).
\r\n\r\nĐo dòng điện chạy qua các bộ phận\r\nliên quan và đất.
\r\n\r\nKiểm tra sự phù hợp bằng phép đo\r\ntheo hình 4 và 7.1 của IEC 60990.
\r\n\r\nA.2. Đo điện áp giữa bộ phận\r\nliên quan và bộ phận chạm tới được bất kỳ, mạch đo có điện trở thuần là 50 kW. Bộ phận liên quan là bộ phận mang điện nếu\r\nđo được điện áp lớn hơn 34 V (giá trị đỉnh).
\r\n\r\nĐối với thử nghiệm ở trên, một cực\r\ncủa nguồn thử nghiệm phải có điện thế đất.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
(quy\r\nđịnh)
\r\n\r\nYêu cầu cụ thể đối với bộ điều khiển đèn có bảo\r\nvệ nhiệt
\r\n\r\nB.1. Lời giới thiệu
\r\n\r\nPhụ lục này đề cập đến hai cấp bảo\r\nvệ nhiệt khác nhau của bộ điều khiển đèn. Cấp thứ nhất gọi là “cấp P” dùng cho\r\nbộ điều khiển đèn của Mỹ, trong tiêu chuẩn này gọi là “bộ điều khiển đèn có bảo\r\nvệ”, được thiết kế để ngăn ngừa quá nhiệt độ điều khiển đèn trong bất cứ điều\r\nkiện sử dụng nào kể cả bảo vệ bề mặt lắp đặt đèn điện chống quá nhiệt do ảnh\r\nhưởng của thời kỳ cuối của tuổi thọ.
\r\n\r\nCấp thứ hai là “Bộ điều khiển đèn\r\ncó bảo vệ nhiệt có công bố nhiệt độ”. Loại này cung cấp bảo vệ nhiệt cho bề mặt\r\nlắp đặt, phụ thuộc vào nhiệt độ làm việc được ghi nhãn của bộ bảo vệ nhiệt kết\r\nhợp với kết cấu đèn điện, cung cấp bảo vệ chống quá nhiệt do ảnh hưởng của thời\r\nkỳ cuối của tuổi thọ đối với bộ điều khiển đèn.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Cấp thứ 3 của bộ điều\r\nkhiển đèn có bảo vệ nhiệt được công nhận khi bảo vệ nhiệt của bề mặt lắp đặt\r\nđạt được bằng bộ bảo vệ nhiệt đặt bên ngoài bộ điều khiển đèn. Các yêu cầu liên\r\nquan có thể thấy trong IEC 60598-1.
\r\n\r\nCác điều liệt kê trong phụ lục này\r\nbổ sung cho các điều tương ứng ở phần chính của tiêu chuẩn này. Điều hoặc điều\r\nnhỏ ở phần chính được áp dụng không cần sửa đổi nêu trong phụ lục này không có\r\nđiều hoặc điều nhỏ tương ứng.
\r\n\r\nB.2. Phạm vi áp dụng
\r\n\r\nPhụ lục này áp dụng cho bộ điều\r\nkhiển đèn dùng cho bóng đèn phóng điện, được thiết kế để lắp đặt bên trong đèn\r\nđiện và có các phương tiện bảo vệ nhiệt có nhiệm vụ ngắt điện mạch cung cấp của\r\nbộ điều khiển đèn trước khi nhiệt độ ở vỏ của bộ điều khiển đèn vượt quá giới\r\nhạn quy định.
\r\n\r\nB.3. Định nghĩa
\r\n\r\nB.3.1. Bộ điều khiển đèn có bảo\r\nvệ nhiệt “cấp P” (“class P” thermally protected lamp controlgear)
\r\n\r\nBộ điều khiển đèn có lắp bộ bảo vệ\r\nnhiệt được thiết kế để ngăn ngừa quá nhiệt trong tất cả các điều kiện sử dụng\r\nvà bảo vệ bề mặt lắp đặt của đèn điện khỏi quá nhiệt do ảnh hưởng của thời kỳ\r\ncuối của tuổi thọ.
\r\n\r\nB.3.2. Bộ điều khiển đèn có bảo\r\nvệ nhiệt có công bố nhiệt độ (temperature declared thermally protected lamp\r\ncontrolgear)
\r\n\r\nBộ điều khiển đèn có lắp các phương\r\ntiện bảo vệ chống quá nhiệt để ngăn ngừa nhiệt độ của vỏ bộ điều khiển đèn vượt\r\nquá giá trị công bố trong bất kỳ điều kiện sử dụng nào
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Các dấu chấm trong tam\r\ngiác được thay thế bằng giá trị nhiệt độ lớn nhất danh định của vỏ bộ điều\r\nkhiển đèn tính bằng oC tại bất cứ điểm nào trên mặt ngoài của vỏ bộ\r\nđiều khiển đèn do nhà chế tạo công bố theo các điều kiện trong điều B.9.
\r\n\r\nBộ điều khiển đèn được ghi nhãn với\r\ngiá trị đến 130 có bảo vệ chống quá nhiệt do ảnh hưởng của thời kỳ cuối của\r\ntuổi thọ theo các yêu cầu ghi nhãn của đèn điện. Xem IEC 60598-1.
\r\n\r\nNếu giá trị vượt quá 180, đèn điện\r\ncó ghi nhãn phải\r\nchịu thêm thử nghiệm theo IEC 60598-1 liên quan đến đèn điện mà không có các cơ\r\ncấu điều khiển nhạy với nhiệt độ.
B.3.3. Nhiệt độ tác động mở danh\r\nđịnh (rated opening temperature)
\r\n\r\nNhiệt độ ở chế độ không tải tại đó\r\nbộ bảo vệ được thiết kế để mở mạch.
\r\n\r\nB.4. Yêu cầu chung đối với bộ\r\nđiều khiển đèn có bảo vệ nhiệt
\r\n\r\nBộ bảo vệ nhiệt phải là phần tích\r\nhợp của bộ điều khiển đèn và được bố trí sao cho tránh được hỏng về cơ. Các bộ\r\nphận thay mới được, nếu có, chỉ có thể tiếp cận được bằng dụng cụ.
\r\n\r\nNếu hoạt động của phương tiện bảo\r\nvệ phụ thuộc vào cực tính mà thiết bị nối dây là phích cắm thuộc loại không\r\nphân cực thì phải được bảo vệ trên cả hai dây.
\r\n\r\nKiểm tra sự phù hợp bằng cách xem\r\nxét và bằng thử nghiệm theo IEC 60730-2-3 hoặc IEC 60691, tùy từng trường hợp.
\r\n\r\nB.5. Lưu ý chung đối với các thử\r\nnghiệm
\r\n\r\nSố lượng thích hợp các bộ mẫu được\r\nchuẩn bị riêng theo điều B.9 phải được đưa đến.
\r\n\r\nChỉ cần một bộ mẫu chịu điều kiện\r\nsự cố nặng nề nhất được mô tả trong B.9.2 và chỉ cần một bộ mẫu chịu điều kiện\r\nmô tả ở B.9.3 hoặc B.9.4. Ngoài ra, trong cả hai trường hợp bộ điều khiển đèn\r\ncó bảo vệ nhiệt và bộ điều khiển đèn có bảo vệ nhiệt có công bố nhiệt độ, ít\r\nnhất phải có một bộ điều khiển đèn phải được đưa đến và chuẩn bị để đại diện\r\ncho điều kiện sự cố nặng nề nhất được mô tả trong B.9.2.
\r\n\r\nB.6. Phân loại
\r\n\r\nBộ điều khiển đèn được phân loại\r\ntheo B.6.1 hoặc B.6.2
\r\n\r\nB.6.1. Theo cấp bảo vệ
\r\n\r\na) Bộ điều khiển đèn có bảo vệ\r\nnhiệt “cấp P”, ký hiệu
b) Bộ điều khiển đèn có bảo vệ\r\nnhiệt có công bố nhiệt độ, ký hiệu
B.6.2. Theo loại bảo vệ
\r\n\r\na) Loại tự phục hồi (chu kỳ);
\r\n\r\nb) Loại phục hồi bằng tay (chu kỳ);
\r\n\r\nc) Loại không thay mới được và\r\nkhông phục hồi được (cầu chảy);
\r\n\r\nd) Loại thay mới được và không phục\r\nhồi được (cầu chảy);
\r\n\r\ne) Loại có phương pháp bảo vệ khác\r\nđể bảo vệ nhiệt tương đương.
\r\n\r\nB.7. Ghi nhãn
\r\n\r\nB.7.1. Bộ điều khiển đèn có\r\nlắp các phương tiện bảo vệ chống quá nhiệt phải được ghi nhãn theo cấp bảo vệ:
\r\n\r\n- Ký hiệu dùng cho bộ điều khiển đèn có bảo vệ nhiệt\r\n“cấp P”.
- Ký hiệu dùng cho bộ điều khiển đèn có bảo vệ nhiệt có\r\ncông bố nhiệt độ, giá trị tăng theo bội số của 10.
(Các) đầu nối nối với (các) bộ bảo\r\nvệ phải được nhận biết bằng ký hiệu này.
\r\n\r\nNgoài ra, đối với các bộ bảo vệ\r\nthay mới được, phải ghi nhãn cả loại của bộ bảo vệ được sử dụng.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1: Việc ghi nhãn này do\r\nnhà chế tạo đèn điện yêu cầu để đảm bảo rằng đầu nối được ghi nhãn là không nối\r\nvới phía bóng đèn của bộ điều khiển đèn.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2: Quy tắc đi đây của các\r\nquốc gia có thể đòi hỏi bộ bảo vệ phải được nối vào dây pha. Điều này là cần\r\nthiết với thiết bị cấp I khi dùng nguồn phân cực.
\r\n\r\nB.7.2. Bên cạnh việc ghi\r\nnhãn như trên, nhà chế tạo bộ điều khiển đèn phải công bố loại bảo vệ phù hợp\r\nvới điều B.6.
\r\n\r\nB.8. Độ bền nhiệt của cuộn dây
\r\n\r\nBộ điều khiển đèn có lắp bộ bảo vệ\r\nnhiệt phải phù hợp với thử nghiệm độ bền nhiệt của cuộn dây với bộ bảo vệ được\r\nnối tắt.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Để thử nghiệm điển hình,\r\ncó thể yêu cầu nhà chế tạo cung cấp các bộ mẫu có bộ bảo vệ đã được nối tắt.
\r\n\r\nB.9. Phát nóng bộ điều khiển đèn
\r\n\r\nB.9.1. Thử nghiệm chọn lọc trước
\r\n\r\nTrước khi bắt đầu các thử nghiệm ở\r\nđiều này, bộ điều khiển đèn (không đóng điện) phải được đặt trong lò ít nhất 12\r\nh, nhiệt độ lò được duy trì thấp hơn nhiệt độ làm việc danh định của bộ bảo vệ\r\nlà 5oC.
\r\n\r\nNgoài ra, bộ điều khiển đèn có cầu\r\nchảy được phép làm nguội đến nhiệt độ nhỏ hơn ít nhất là 20oC so với\r\nnhiệt độ làm việc danh định của bộ bảo vệ trước khi đưa ra khỏi lò.
\r\n\r\nCuối chu kỳ này, cho dòng điện nhỏ,\r\nví dụ không quá 3% dòng điện nguồn cung cấp danh định của bộ điều khiển đèn,\r\nchạy qua bộ điều khiển đèn để xác định bộ bảo vệ đã đóng.
\r\n\r\nBộ điều khiển đèn có bộ bảo vệ đã\r\ntác động không được sử dụng cho thử nghiệm tiếp theo.
\r\n\r\nB.9.2. Bộ điều khiển đèn có bảo\r\nvệ nhiệt “cấp P”
\r\n\r\nBộ điều khiển đèn này bị giới hạn\r\nbởi giá trị nhiệt độ cao nhất của vỏ bộ điều khiển đèn là 90oC,\r\nnhiệt độ cuộn dây lớn nhất danh định (tw) là 105oC và\r\nnhiệt độ làm việc lớn nhất danh định của tụ điện (tc) là 70oC.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Các bộ điều khiển đèn\r\nnày thích hợp với thực tế hiện hành ở Mỹ.
\r\n\r\nBộ điều khiển đèn làm việc ở trạng\r\nthái cân bằng nhiệt trong điều kiện bình thường, trong hộp thử nghiệm được mô\r\ntả ở phụ lục D tại nhiệt độ môi trường là 40-5+0 oC.
\r\n\r\nBộ bảo vệ không được làm mở mạch\r\ntrong điều kiện làm việc này.
\r\n\r\nCác điều kiện sự cố nặng nề nhất\r\ndưới đây phải được đưa vào và được áp dụng từ đầu đến khi hoàn tất thử nghiệm.
\r\n\r\nĐể đạt được các điều kiện này, cần\r\ncó một bộ điều khiển đèn chuẩn bị riêng.
\r\n\r\nB9.2.1. Đối với máy biến áp,\r\náp dụng các điều kiện không bình thường liên quan sau đây (cùng với các quy\r\nđịnh trong phụ lục C của IEC 60598-1):
\r\n\r\na) Đối với bộ điều khiển đèn quy\r\nđịnh trong TCVN 7590-2-8 (IEC 61347-2-8):
\r\n\r\n- Nối tắt 10% số vòng ngoài của\r\ncuộn sơ cấp;
\r\n\r\n- Nối tắt 10% số vòng ngoài của\r\ncuộn thứ cấp;
\r\n\r\n- Nối tắt tất cả các tụ điện công\r\nsuất nếu điều kiện này không làm ngắn mạch cuộn sơ cấp của balát.
\r\n\r\nb) Đối với bộ điều khiển đèn quy\r\nđịnh trong IEC 61347-2-9:
\r\n\r\n- Nối tắt 20% số vòng ngoài của\r\ncuộn sơ cấp;
\r\n\r\n- Nối tắt 20% số vòng ngoài của\r\ncuộn thứ cấp;
\r\n\r\n- Nối tắt tất cả các tụ điện công\r\nsuất nếu điều kiện này không làm ngắn mạch cuộn sơ cấp của balát.
\r\n\r\nB.9.2.2. Đối với cuộn cản áp\r\ndụng các điều kiện không bình thường liên quan dưới đây (ngoài các điều kiện\r\nquy định trong phụ lục C của IEC 60598-1):
\r\n\r\na) Đối với bộ điều khiển đèn quy\r\nđịnh trong TCVN 7590-2-8 (IEC 61347-2-8):
\r\n\r\n- Nối tắt 10% số vòng ngoài của mỗi\r\ncuộn dây;
\r\n\r\n- Nối tắt các tụ điện nối tiếp, nếu\r\nthuộc đối tượng áp dụng.
\r\n\r\nb) Đối với bộ điều khiển đèn quy\r\nđịnh trong IEC 61347-2-9:
\r\n\r\n- Nối tắt 20% số vòng ngoài của mỗi\r\ncuộn dây;
\r\n\r\n- Nối tắt các tụ điện nối tiếp, nếu\r\nthuộc đối tượng áp dụng.
\r\n\r\nBa chu kỳ nung nóng và làm lạnh\r\nđược áp dụng cho mục đích của phép đo này. Đối với các bộ bảo vệ loại không tự\r\nphục hồi, chỉ áp dụng một chu kỳ trên mỗi bộ điều khiển đèn đã được chuẩn bị\r\nriêng.
\r\n\r\nNhiệt độ trên vỏ bộ điều khiển đèn\r\nphải tiếp tục đo sau khi bảo vệ đã làm mở mạch điện. Trừ trường hợp thử nghiệm\r\nđối với nhiệt độ làm đóng lại bộ bảo vệ, thử nghiệm có thể ngừng khi nhiệt độ\r\nvỏ bắt đầu giảm sau khi bộ bảo vệ nhiệt làm mở mạch điện, hoặc khi vượt quá\r\ngiới hạn nhiệt độ quy định.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Nếu vỏ bộ điều khiển đèn\r\nđạt đến nhiệt độ chưa quá 110oC và duy trì ở nhiệt độ đó hoặc bắt\r\nđầu giảm, thử nghiệm có thể ngừng sau 1h làm việc tính từ lần đầu đạt đến nhiệt\r\nđộ đỉnh.
\r\n\r\nTrong quá trình thử nghiệm, nhiệt\r\nđộ trên vỏ bộ điều khiển đèn không được vượt quá 110oC và không được\r\nlớn hơn 85oC khi bộ bảo vệ đóng lại mạch điện (đối với bộ bảo vệ\r\nloại tự phục hồi). Trừ trường hợp trong chu kỳ làm việc bất kỳ của bộ bảo vệ\r\ntrong thời gian thử nghiệm, nhiệt độ vỏ có thể lớn hơn 110oC với\r\nđiều kiện là khoảng thời gian từ lúc nhiệt độ của vỏ bắt đầu vượt quá giá trị\r\ngiới hạn đến lúc đạt được nhiệt độ cao nhất thể hiện trong bảng B.1 không vượt\r\nquá thời gian tương ứng chỉ ra trong bảng này.
\r\n\r\nNhiệt độ trên vỏ tụ điện là một\r\nphần của bộ điều khiển đèn này không được lớn hơn 90oC, trừ trường\r\nhợp nhiệt độ của tụ điện có thể vượt quá 90oC khi nhiệt độ của vỏ bộ\r\nđiều khiển đèn vượt quá 110oC.
\r\n\r\nBảng\r\nB.1 - Hoạt động bảo vệ nhiệt
\r\n\r\n\r\n Nhiệt\r\n độ cao nhất của vỏ bộ điều khiển đèn \r\noC \r\n | \r\n \r\n Thời\r\n gian lớn nhất để đạt nhiệt độ cao nhất tính từ 110oC \r\nmin \r\n | \r\n
\r\n Trên\r\n 150 \r\nTừ\r\n 145 đến 150 \r\nTừ\r\n 140 đến 145 \r\nTừ\r\n 135 đến 140 \r\nTừ\r\n 130 đến 135 \r\nTừ\r\n 125 đến 130 \r\nTừ\r\n 120 đến 125 \r\nTừ\r\n 115 đến 120 \r\nTừ\r\n 110 đến 115 \r\n | \r\n \r\n 0 \r\n5,3 \r\n7,1 \r\n10 \r\n14 \r\n20 \r\n31 \r\n53 \r\n120 \r\n | \r\n
B.9.3. Bộ điều khiển đèn có bảo\r\nvệ nhiệt có công bố nhiệt độ quy định trong TCVN 7590-2-8 (IEC 61347-2-8), có\r\nnhiệt độ vỏ lớn nhất danh định nhỏ hơn hoặc bằng 130oC
\r\n\r\nBộ điều khiển đèn làm việc trạng\r\nthái cân bằng nhiệt trong điều kiện bình thường trong hộp thử nghiệm được mô tả\r\nở phụ lục D tại nhiệt độ môi trường sao cho nhiệt độ cuộn dây đạt đến (tw+5)oC.
\r\n\r\nPhương tiện bảo vệ không được tác\r\nđộng trong điều kiện làm việc này.
\r\n\r\nCác điều kiện sự cố nặng nề nhất mô\r\ntả trong B.9.2 phải được đưa vào và được áp dụng từ đầu đến khi hoàn tất thử\r\nnghiệm.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Cho phép bộ điều khiển\r\nđèn tác động tại dòng điện tạo ra nhiệt độ cuộn dây tương đương với nhiệt độ\r\ntrong điều kiện sự cố nặng nề nhất mô tả trong B.9.2.
\r\n\r\nTrong quá trình thử nghiệm, nhiệt\r\nđộ trên vỏ bộ điều khiển đèn không được vượt quá 135oC và không được\r\nquá 110oC khi bộ bảo vệ đóng lại mạch điện (đối với bộ bảo vệ loại\r\ntự phục hồi). Trừ trường hợp trong chu kỳ làm việc bất kỳ của bộ bảo vệ, nhiệt\r\nđộ trên vỏ có thể lớn hơn 135oC với điều kiện là khoảng thời gian từ\r\nlúc nhiệt độ của vỏ bắt đầu vượt quá giá trị giới hạn đến lúc đạt được nhiệt độ\r\ncao nhất thể hiện trong bảng 2 không vượt quá thời gian tương ứng chỉ ra trong\r\nbảng này.
\r\n\r\nNhiệt độ trên vỏ tụ điện, là một\r\nphần của bộ điều khiển đèn này, không được lớn hơn 50oC hoặc tc\r\ntrong điều kiện làm việc bình thường và không được quá 60oC hoặc (tc+10)oC\r\ntrong điều kiện làm việc không bình thường đối với tụ điện có hoặc không có sự\r\nchỉ ra nhiệt độ làm việc lớn nhất danh định (tc) tương ứng.
\r\n\r\nBảng\r\nB.2 - Hoạt động bảo vệ nhiệt
\r\n\r\n\r\n Nhiệt\r\n độ cao nhất của vỏ bộ điều khiển đèn \r\noC \r\n | \r\n \r\n Thời\r\n gian lớn nhất để đạt nhiệt độ cao nhất tính từ 135oC \r\nmin \r\n | \r\n
\r\n Trên\r\n 180 \r\nTừ\r\n 175 đến 180 \r\nTừ\r\n 170 đến 175 \r\nTừ\r\n 165 đến 170 \r\nTừ\r\n 160 đến 165 \r\nTừ\r\n 155 đến 160 \r\nTừ\r\n 150 đến 155 \r\nTừ\r\n 145 đến 150 \r\nTừ\r\n 140 đến 145 \r\nTừ\r\n 135 đến 140 \r\n | \r\n \r\n 0 \r\n15 \r\n20 \r\n25 \r\n30 \r\n40 \r\n50 \r\n60 \r\n90 \r\n120 \r\n | \r\n
B.9.4. Bộ điều khiển đèn có bảo\r\nvệ nhiệt có công bố nhiệt độ quy định trong TCVN 7590-2-8 (IEC 61347-2-8) có\r\nnhiệt độ vỏ lớn nhất danh định lớn hơn 130oC
\r\n\r\na) Bộ điều khiển đèn phải làm việc\r\nở trạng thái cân bằng nhiệt trong các điều kiện như quy định ở D.4 tại dòng\r\nđiện ngắn mạch tạo ra nhiệt độ cuộn dây là (tw+5)oC.
\r\n\r\nBộ bảo vệ không được làm mở mạch\r\ntrong điều kiện này.
\r\n\r\nb) Bộ điều khiển đèn sau đó phải\r\ntác động ở dòng điện tạo ra nhiệt độ của cuộn dây tương đương với nhiệt độ\r\ntrong điều kiện sự cố nặng nề nhất mô tả trong B.9.2.
\r\n\r\nTrong quá trình thử nghiệm, phải đo\r\nnhiệt độ của vỏ bộ điều khiển đèn.
\r\n\r\nDòng điện qua các cuộn dây, nếu\r\ncần, sẽ được tăng chậm và liên tục cho đến khi phương tiện bảo vệ tác động.
\r\n\r\nThời gian tăng và mức tăng dòng\r\nđiện phải sao cho đạt được cân bằng nhiệt giữa nhiệt độ cuộn dây và nhiệt độ bề\r\nmặt bộ điều khiển đèn giống như thực tế.
\r\n\r\nTrong quá trình thử nghiệm, nhiệt\r\nđộ cao nhất của bề mặt bộ điều khiển đèn phải được đo liên tục.
\r\n\r\nĐối với bộ điều khiển đèn có lắp bộ\r\nbảo vệ/bộ cắt theo nguyên lý nhiệt tự phục hồi (xem B.6.2a)) hoặc cơ cấu bảo vệ\r\ncủa loại khác (xem B.6.2e)), thử nghiệm phải được tiếp tục cho đến khi nhiệt độ\r\nbề mặt đạt được ổn định.
\r\n\r\nBộ bảo vệ/bộ cắt theo nguyên lý\r\nnhiệt tự phục hồi phải làm việc ba lần bằng cách đóng rồi ngắt bộ điều khiển\r\nđèn trong các điều kiện đã cho.
\r\n\r\nĐối với bộ điều khiển đèn có lắp bộ\r\nbảo vệ/bộ cắt theo nguyên lý nhiệt phục hồi bằng tay, thử nghiệm được lặp lại 3\r\nlần cho phép nghỉ 30 min sau mỗi thử nghiệm. Sau mỗi 30 min nghỉ, bộ cắt theo\r\nnguyên lý nhiệt phải phục hồi được.
\r\n\r\nĐối với bộ điều khiển đèn có lắp bộ\r\nbảo vệ loại không thay mới được, không phục hồi được và bộ điều khiển đèn có\r\nbảo vệ nhiệt thay mới được, chỉ cần thực hiện một thử nghiệm.
\r\n\r\nSự phù hợp đạt được nếu nhiệt độ\r\ncao nhất của tất cả các phần trên bề mặt bộ điều khiển đèn không vượt quá giá\r\ntrị đã được ghi nhãn.
\r\n\r\nĐược phép vượt quá 10% giá trị công\r\nbố trong vòng 15 min sau khi bộ bảo vệ nhiệt tác động. Sau thời gian này, không\r\nđược phép vượt quá giá trị công bố.
\r\n\r\nB.9.5. Bộ điều khiển đèn có bảo\r\nvệ nhiệt có công bố nhiệt độ quy định trong IEC 61347-2-9
\r\n\r\na) Bộ điều khiển đèn phải làm việc\r\nở trạng thái cân bằng nhiệt trong các điều kiện như quy định ở H.12 với dòng\r\nđiện ngắn mạch tạo ra giá trị nhiệt độ cuộn dây là (tw+5)oC.\r\nBộ bảo vệ không được làm mở mạch trong điều kiện này.
\r\n\r\nb) Sau đó, bộ điều khiển đèn phải\r\nlàm việc tại dòng điện tạo ra nhiệt độ của cuộn dây tương đương với nhiệt độ\r\ntrong điều kiện sự cố nặng nề nhất như mô tả ở B.9.2. Trong quá trình thử\r\nnghiệm, phải đo nhiệt độ của vỏ bộ điều khiển đèn.
\r\n\r\nMạch điện chịu các điều kiện không\r\nbình thường phải làm việc với dòng điện được tăng chậm và đều qua cuộn dây cho\r\nđến khi bộ bảo vệ nhiệt tác động. Thời gian tăng và mức tăng dòng điện phải sao\r\ncho đạt được cân bằng nhiệt giữa nhiệt độ cuộn dây và nhiệt độ bề mặt bộ điều\r\nkhiển đèn đến mức có thể.
\r\n\r\nTrong quá trình thử nghiệm, phải đo\r\nliên tục nhiệt độ cao nhất của bộ phận bất kỳ của bề mặt bộ điều khiển đèn.
\r\n\r\nĐối với bộ điều khiển đèn có lắp bộ\r\nbảo vệ nhiệt tự phục hồi (xem B.6.2a)) hoặc có phương pháp bảo vệ của loại khác\r\n(xem B.6.2e)), thử nghiệm được tiếp tục cho đến khi nhiệt độ bề mặt đạt được ổn\r\nđịnh. Bộ bảo vệ nhiệt tự phục hồi phải tác động việc ba lần bằng cách đóng ngắt\r\nbộ điều khiển đèn trong các điều kiện đã cho.
\r\n\r\nĐối với bộ điều khiển đèn có lắp bộ\r\nbảo vệ phục hồi bằng tay, thử nghiệm được lặp lại 3 lần, cho phép nghỉ 30 min\r\nsau mỗi thử nghiệm. Sau mỗi 30 min nghỉ, bộ cắt nhiệt phải phục hồi được.
\r\n\r\nĐối với bộ điều khiển đèn có lắp\r\nbảo vệ nhiệt loại không thay mới được, không phục hồi được và đối với balát có\r\nbảo vệ nhiệt loại có thể thay mới chỉ cần thực hiện một thử nghiệm.
\r\n\r\nĐối với bộ điều khiển đèn sử dụng\r\ntổ hợp của các thiết bị bảo vệ đã đề cập thì bộ điều khiển đèn phải được thử\r\nnghiệm như đối với thiết bị bảo vệ cung cấp bảo vệ chính cho điều khiển nhiệt\r\nđộ do nhà chế tạo công bố.
\r\n\r\nSự phù hợp đạt được nếu nhiệt độ\r\ncao nhất của tất cả các phần trên bề mặt bộ điều khiển đèn không vượt quá giá\r\ntrị đã được ghi nhãn.
\r\n\r\nĐược phép vượt quá 10% giá trị ghi\r\nnhãn trong vòng 15 min sau khi bộ bảo vệ nhiệt tác động. Sau thời gian này,\r\nkhông được phép vượt quá giá trị ghi nhãn.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
(quy\r\nđịnh)
\r\n\r\nYêu cầu cụ thể đối với bộ điều khiển đèn điện tử\r\ncó phương tiện bảo vệ chống quá nhiệt
\r\n\r\nC.1. Phạm vi áp dụng
\r\n\r\nPhụ lục này áp dụng cho bộ điều\r\nkhiển đèn điện tử có lắp bảo vệ nhiệt được thiết kế để cắt mạch điện cung cấp\r\ncho bộ điều khiển đèn trước khi nhiệt độ của vỏ bộ điều khiển đèn vượt quá giới\r\nhạn công bố.
\r\n\r\nC.2. Định nghĩa
\r\n\r\nC.2.1. Bộ điều khiển đèn có bảo\r\nvệ nhiệt độ có công bố nhiệt độ (Temperature declared thermally protected\r\nlamp controlgear)
\r\n\r\nBộ điều khiển đèn có lắp phương\r\ntiện bảo vệ chống quá nhiệt để ngăn ngừa nhiệt độ vỏ bộ điều khiển đèn vượt quá\r\ngiá trị công bố
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Các dấu chấm trong tam\r\ngiác được thay thế bằng giá trị nhiệt độ lớn nhất danh định của vỏ bộ điều\r\nkhiển đèn tính bằng oC tại bất cứ điểm nào trên mặt ngoài của vỏ bộ\r\nđiều khiển đèn như nhà chế tạo công bố trong các điều kiện ở điều C.7.
\r\n\r\nBộ điều khiển đèn được ghi nhãn với\r\ngiá trị đến 130 có bảo vệ quá nhiệt do ảnh hưởng thời kỳ cuối tuổi thọ theo các\r\nyêu cầu ghi nhãn của đèn điện . Xem IEC 60598-1.
Nếu giá trị vượt quá 130, đèn điện\r\ncó ghi nhãn phải chịu\r\nthêm thử nghiệm theo IEC 60598-1 liên quan đến đèn điện mà không có bộ điều\r\nkhiển đèn nhạy với nhiệt độ.
C.3. Yêu cầu chung đối với bộ\r\nđiều khiển đèn có bảo vệ chống quá nhiệt
\r\n\r\nC.3.1. Phương tiện bảo vệ\r\nnhiệt phải là bộ phận không tháo rời được của bộ điều khiển đèn và được đặt sao\r\ncho tránh được hỏng hóc về cơ. Các bộ phận thay mới được, nếu có, chỉ có thể\r\ntiếp cận được bằng dụng cụ.
\r\n\r\nNếu hoạt động của phương tiện bảo\r\nvệ phụ thuộc vào cực tính, thì đối với thiết bị nối dây có phích cắm thuộc loại\r\nkhông phân cực phải bảo vệ trên cả hai dây.
\r\n\r\nKiểm tra sự phù hợp bằng cách xem\r\nxét và bằng các thử nghiệm theo IEC 60730-2-3 hoặc IEC 60691 nếu thích hợp.
\r\n\r\nC.3.2. Ngắt mạch các bộ bảo\r\nvệ không được làm tăng bất cứ rủi ro cháy nào.
\r\n\r\nKiểm tra sự phù hợp bằng các thử\r\nnghiệm theo C.7.
\r\n\r\nC.4. Lưu ý chung khi thử nghiệm
\r\n\r\nSố lượng thích hợp bộ mẫu thử được\r\nchuẩn bị riêng theo C.7 phải được đưa đến.
\r\n\r\nChỉ cần một bộ mẫu phải chịu điều\r\nkiện sự cố nặng nề nhất như mô tả trong C.7.2.
\r\n\r\nC.5. Phân loại
\r\n\r\nBộ điều khiển đèn có bảo vệ nhiệt\r\nđược phân loại theo các loại bảo vệ:
\r\n\r\na) Loại tự phục hồi;
\r\n\r\nb) Loại phục hồi bằng tay;
\r\n\r\nc) Loại không thay mới được và\r\nkhông phục hồi được;
\r\n\r\nd) Loại thay mới được và không phục\r\nhồi được;
\r\n\r\ne) Loại có phương pháp bảo vệ khác\r\nđể bảo vệ nhiệt tương đương.
\r\n\r\nC.6. Ghi nhãn
\r\n\r\nBộ điều khiển đèn có bảo vệ nhiệt\r\nphải được ghi nhãn như sau.
\r\n\r\nC.6.1. Ký hiệu được dùng cho bộ điều\r\nkhiển đèn có bảo vệ nhiệt có công bố nhiệt độ, giá trị tăng theo bội số của 10.
C.6.2. Bên cạnh việc ghi\r\nnhãn như trên, nhà chế tạo bộ điều khiển đèn phải công bố loại bảo vệ theo C.5.\r\nThông tin này có thể được đưa ra trong catalog hoặc tài liệu tương tự của nhà\r\nchế tạo.
\r\n\r\nC.7. Giới hạn phát nóng
\r\n\r\nC.7.1. Thử nghiệm chọn lọc trước
\r\n\r\nTrước khi bắt đầu thử nghiệm ở điều\r\nnày, bộ điều khiển đèn (không đóng điện) phải được đặt trong lò ít nhất 12h,\r\nnhiệt độ được duy trì nhỏ hơn nhiệt độ của vỏ bộ điều khiển đèn tc\r\nlà 5oC.
\r\n\r\nBộ điều khiển đèn có bộ bảo vệ đã\r\ntác động không được sử dụng cho các thử nghiệm tiếp theo.
\r\n\r\nC.7.2. Hoạt động của phương tiện\r\nbảo vệ
\r\n\r\nBộ điều khiển đèn làm việc ở trạng\r\nthái cân bằng nhiệt trong điều kiện bình thường trong hộp thử nghiệm được mô tả\r\nở phụ lục D tại nhiệt độ môi trường sao cho nhiệt độ của vỏ bộ điều khiển đèn\r\nđạt đến (tc -5+0)oC.
\r\n\r\nPhương tiện bảo vệ không được tác\r\nđộng trong các điều kiện này.
\r\n\r\nCác điều kiện sự cố nặng nề nhất mô\r\ntả trong các điều từ 14.1 đến 14.4 được đưa vào và được áp dụng từ đầu đến khi\r\nhoàn tất thử nghiệm.
\r\n\r\nNếu bộ điều khiển đèn trong thử\r\nnghiệm có chứa các cuộn dây như cuộn dây của bộ lọc để khử sóng hài theo điều\r\n12.1 của IEC 60929 được nối với nguồn cung cấp thì các mối nối ra của các cuộn\r\ndây này phải được nối tắt và bộ phận còn lại của bộ điều khiển đèn phải được\r\nlàm việc như trong điều kiện bình thường. Cuộn dây của bộ lọc để khử nhiễu tần\r\nsố radio không phải chịu thử nghiệm.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Điều này có thể có được\r\nbằng các bộ bộ mẫu thử nghiệm điển hình được chuẩn bị riêng.
\r\n\r\nSau đó, nếu cần, dòng điện qua các\r\ncuộn dây này được tăng chậm và liên tục cho đến khi phương tiện bảo vệ tác\r\nđộng. Thời gian tăng và mức tăng dòng điện phải sao cho đạt được cân bằng nhiệt\r\ngiữa nhiệt độ cuộn dây và nhiệt độ bề mặt bộ điều khiển đèn đến mức có thể.\r\nTrong quá trình thử nghiệm, phải đo liên tục nhiệt độ cao nhất của bề mặt bộ\r\nđiều khiển đèn.
\r\n\r\nĐối với bộ điều khiển đèn có lắp bộ\r\nbảo vệ nhiệt tự phục hồi (xem C.5a)) hoặc với phương pháp bảo vệ của loại khác\r\n(xem C.5e)), thử nghiệm phải được tiếp tục cho đến khi nhiệt độ bề mặt đạt được\r\nổn định.
\r\n\r\nBộ bảo vệ nhiệt tự phục hồi được\r\nlàm việc ba lần bằng cách đóng ngắt bộ điều khiển đèn trong điều kiện đã cho.
\r\n\r\nĐối với bộ điều khiển đèn có lắp bộ\r\nbảo vệ phục hồi bằng tay, thử nghiệm được lặp lại sáu lần cho phép nghỉ 30 min\r\ngiữa mỗi thử nghiệm. Sau mỗi 30 min nghỉ, bộ bảo vệ phải phục hồi được.
\r\n\r\nĐối với bộ điều khiển đèn có lắp bảo\r\nvệ nhiệt loại không thay mới được, không phục hồi được và đối với bộ bảo vệ có\r\nbảo vệ nhiệt thay mới được chỉ cần thực hiện một thử nghiệm.
\r\n\r\nSự phù hợp đạt được nếu nhiệt độ\r\ncao nhất của tất cả các phần của bề mặt bộ điều khiển đèn không vượt quá giá\r\ntrị đã được ghi nhãn.
\r\n\r\nĐược phép vượt quá 10% giá trị ghi\r\nnhãn trong vòng 15 min sau khi bộ bảo vệ tác động. Sau thời gian này, không\r\nđược phép vượt quá giá trị ghi nhãn.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
(quy\r\nđịnh)
\r\n\r\nYêu cầu khi tiến hành thử nghiệm phát nóng bộ\r\nđiều khiển đèn có bảo vệ nhiệt
\r\n\r\nD.1. Hộp thử nghiệm
\r\n\r\nThử nghiệm nung nóng được thực hiện\r\ntrong một hộp có nhiệt độ không khí được duy trì như quy định (xem hình D.1).\r\nToàn bộ hộp thử nghiệm phải có kết cấu bằng vật liệu chịu nhiệt dày 25 mm. Ngăn\r\nthử nghiệm của hộp có kích thước trong là 610 mm x 610 mm x 610 mm. Sàn của\r\nngăn thử nghiệm phải có kích thước 560 mm x 560 mm, cho phép có một khoảng\r\nkhông là 25 mm xung quanh ngăn này để tuần hoàn không khí nóng. Một ngăn đặt\r\nphần tử nung nóng 75 mm được tạo ra phía dưới sàn của ngăn thử nghiệm. Một mặt\r\ncủa ngăn thử nghiệm có thể tháo ra được, nhưng phải có kết cấu sao cho có thể\r\nđóng kín phần còn lại của hộp. Một trong các mặt bên của ngăn thử nghiệm phải\r\ncó một lỗ hình vuông có kích thước 150 mm đặt chính giữa về phía đáy của ngăn\r\nthử nghiệm, và hộp phải có kết cấu sao cho chỉ có thể lưu thông không khí qua\r\nlỗ này. Lỗ phải có nắp bằng nhôm tấm như chỉ ra trên hình D.1.
\r\n\r\nD.2. Nung nóng hộp
\r\n\r\nNguồn nhiệt dùng cho hộp thử nghiệm\r\nđược mô tả như trên phải có 4 phân tử nung nóng, mỗi phần tử 300 W, có kích\r\nthước bề mặt nung nóng mỗi phần tử khoảng 40 mm x 300 mm. Các phần tử này phải\r\nđược nối song song với nguồn cung cấp và phải được lắp đặt trong ngăn đặt phần\r\ntử nung nóng 75 mm ở khoảng giữa sàn ngăn này và đáy hộp, và được sắp xếp sao\r\ncho chúng tạo thành hình vuông với cạnh ngoài cách mặt trong của hộp 65 mm. Các\r\nphần tử này phải được điều khiển bằng cảm biến nhiệt phù hợp.
\r\n\r\nD.3. Điều kiện làm việc của bộ\r\nđiều khiển đèn
\r\n\r\nTrong quá trình thử nghiệm, tần số\r\ncủa mạch cung cấp phải là tần số danh định của bộ điều khiển đèn, và điện áp\r\ncủa mạch cung cấp phải là điện áp danh định của bộ điều khiển đèn. Trong quá\r\ntrình thử nghiệm, nhiệt độ của hộp thử nghiệm phải duy trì ở oC; trước khi thử nghiệm,\r\nbộ điều khiển đèn (không đóng điện) phải được đặt trong phòng với thời gian đủ\r\nđể tất cả các bộ phận đạt đến nhiệt độ của không khí trong phòng đó. Nếu nhiệt\r\nđộ trong phòng đến cuối thử nghiệm khác nhiệt độ khi bắt đầu thử nghiệm thì sự\r\nchênh lệch nhiệt độ đó phải chú ý khi tính toán để xác định độ tăng nhiệt của\r\ncác thành phần của bộ điều khiển đèn. Bộ điều khiển đèn phải được cung cấp số\r\nhiệu và kích thước bóng đèn được thiết kế để dùng với nó. Bóng đèn phải được\r\nđặt bên ngoài hộp thử nghiệm.
D.4. Vị trí của bộ điều khiển\r\nđèn trong hộp
\r\n\r\nTrong quá trình thử nghiệm, bộ điều\r\nkhiển đèn phải ở vị trí làm việc bình thường và được đỡ trên trụ cao 75 mm phía\r\ntrên sàn của ngăn thử nghiệm bằng hai khối gỗ cao 75 mm, và phải đặt cách đều\r\ncác cạnh bên của hộp. Các mối nối điện có thể đưa ra ngoài hộp qua lỗ hình\r\nvuông kích thước 150 mm đã chỉ ra ở hình D.1. Trong quá trình thử nghiệm, hộp\r\nphải được đặt sao cho lỗ có nắp không hướng về phía luồng gió lùa hoặc dòng\r\nchuyển động của không khí.
\r\n\r\nD.5. Phép đo nhiệt độ
\r\n\r\nNhiệt độ không khí trung bình trong\r\nhộp được coi là nhiệt độ không khí trung bình tại vị trí cách mặt bên gần nhất\r\nmột khoảng không nhỏ hơn 76 mm và ở độ cao ngang với tâm bộ điều khiển đèn.
\r\n\r\nNhiệt độ thường được đo bằng nhiệt\r\nkế thủy ngân. Có thể chọn một phần tử đo nhạy hơn như là một cặp nhiệt ngẫu\r\nhoặc “điện trở nhiệt” có dán phủ một tấm kim loại mỏng để chống bức xạ nhiệt.
\r\n\r\nNhiệt độ trên vỏ thường được đo\r\nbằng nhiệt ngẫu. Nhiệt độ được xem là ổn định khi kết quả của ba lần đọc là như\r\nnhau, mỗi lần đọc nghỉ 10% thời gian của thử nghiệm trước đó (nhưng không nhỏ\r\nhơn 5 min nghỉ).
\r\n\r\nKích\r\nthước tính bằng milimét
\r\n\r\nHình\r\nD.1 - Mô hình hộp nung nóng dùng cho balát có bảo vệ nhiệt
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
(quy\r\nđịnh)
\r\n\r\nSử dụng hằng số S khác 4500 trong thử nghiệm tw
\r\n\r\nE.1. Các thử nghiệm đưa ra\r\ntrong phụ lục này với mục đích cho phép nhà chế tạo có thể khẳng định giá trị\r\ncông bố của S khác 4500.
\r\n\r\nNhiệt độ thử nghiệm lý thuyết T sử\r\ndụng trong thử nghiệm độ bền của balát được tính theo công thức (2) đã cho\r\ntrong điều 13.
\r\n\r\nNếu không có quy định nào khác thì\r\nS phải lấy bằng 4500 nhưng nhà chế tạo có thể công bố việc sử dụng các giá trị\r\nkhác trong bảng 2 nếu điều này có thể lý giải bằng trình tự A hoặc B dưới đây.
\r\n\r\nNếu sử dụng hằng số S khác 4500 cho\r\nmột balát cụ thể được chứng minh dựa trên trình tự A hoặc B thì hằng số đó có\r\nthể dùng để thử nghiệm độ bền của balát đó cũng như các balát khác có kết cấu\r\nvà vật liệu như vậy.
\r\n\r\nE.2. Trình tự A
\r\n\r\nNhà chế tạo đưa ra số ngày nhưng\r\nkhông nhỏ hơn 30 ngày để thử nghiệm liên quan đến tuổi thọ, tới nhiệt độ cuộn\r\ndây dùng trong thiết kế balát, trên cơ sở có đủ số lượng bộ mẫu.
\r\n\r\nTừ số ngày này, đường thẳng hồi quy\r\nliên quan đến T và log L cùng với đường tin cậy 95% phù hợp với nó được tính\r\ntoán.
\r\n\r\nVẽ một đường thẳng từ giao điểm của\r\nđường thẳng qua điểm 10 ngày và 120 ngày với đường 95% trên và đường 95% dưới\r\ntheo thứ tự. Xem hình E.1 đối với đường biểu diễn đặc trưng. Nếu đảo ngược độ\r\ndốc của đường này lớn hơn hoặc bằng giá trị công bố S thì giá trị S đạt được\r\n95% giới hạn tin cậy. Đối với chỉ tiêu không đạt, xem trình tự B.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1: Điểm 10 ngày và 120\r\nngày thể hiện thời gian nghỉ nhỏ nhất cần thiết để vẽ các đường tin cậy. Các\r\nđiểm khác có thể được sử dụng với điều kiện một khoảng thời gian tương tự hoặc\r\nlớn hơn.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2: Thông tin liên quan\r\nđến kỹ thuật và phương pháp tính toán đường hồi quy và đường giới hạn tin cậy\r\nđược cho trong IEC 60216 và IEEE 101.
\r\n\r\nE.3. Trình tự B
\r\n\r\nThử nghiệm được tiến hành trên 14\r\nbalát chưa qua sử dụng do nhà chế tạo cung cấp không kể số mẫu được yêu cầu để\r\nthử nghiệm độ bền, được chia làm hai nhóm bảy balát bấy kỳ. Nhà chế tạo phải\r\nđưa ra giá trị S quy định và nhiệt độ thử nghiệm T1 - nhiệt độ trung\r\nbình danh nghĩa đạt được trong tuổi thọ 10 ngày của balát - cùng với nhiệt độ\r\nthử nghiệm tương ứng T2-nhiệt độ trung bình danh nghĩa đạt được\r\ntrong tuổi thọ 120 ngày của balát. Việc tính toán sử dụng T1 và giá\r\ntrị công bố S sau đây được suy ra từ công thức (2):
\r\n\r\n hoặc
.................................. (E.1)
trong đó
\r\n\r\nT1 là nhiệt độ thử\r\nnghiệm lý thuyết, tính bằng độ kenvin trong 10 ngày;
\r\n\r\nT2 là nhiệt độ thử\r\nnghiệm lý thuyết, tính bằng độ kenvin trong 120 ngày;
\r\n\r\nS là hằng số công bố.
\r\n\r\nThử nghiệm độ bền sau đó được thực\r\nhiện theo phương pháp cơ bản mô tả trong điều 13 trên hai nhóm balát, dựa trên\r\nnhiệt độ lý thuyết là T1 (thử nghiệm 1) và T2 (thử nghiệm\r\n2) theo thứ tự.
\r\n\r\nNếu dòng điện lệch hơn 15% giá trị\r\nban đầu đo được sau khi bắt đầu thử nghiệm 24 h thì thử nghiệm được lặp lại ở\r\nnhiệt độ thấp hơn. Thời gian thử nghiệm được tính theo công thức (2). Balát\r\nđược coi là bị hỏng nếu trong quá trình làm việc trong lò:
\r\n\r\na) Balát bị hở mạch;
\r\n\r\nb) Xuất hiện đánh thủng cách điện,\r\nnhư được biểu hiện bằng tác động của cầu chảy tác động nhanh làm việc với dòng\r\nđiện đo được sau 24 h vào khoảng 150% đến 200% của dòng điện cung cấp ban đầu.
\r\n\r\nThời gian của thử nghiệm 1 phải\r\nbằng hoặc lớn hơn 10 ngày tiếp tục cho đến khi tất cả các balát bị hỏng và tuổi\r\nthọ trung bình L1 được tính từ chính cơ số logarit của tuổi thọ của\r\ntừng balát ở nhiệt độ T1. Từ đó, tuổi thọ trung bình L2\r\ntương ứng tại nhiệt độ T2 được tính theo sự sắp xếp khác (E2)\r\ncủa công thức (2):
\r\n\r\n (E.2)
CHÚ THÍCH 1: Phải chú ý để đảm bảo\r\nrằng một hay nhiều balát bị hỏng không ảnh hưởng đến nhiệt độ của các balát còn\r\nlại trong thử nghiệm.
\r\n\r\nThử nghiệm 2 được tiếp tục cho đến\r\nkhi thời gian của tuổi thọ trung bình tại nhiệt độ T2 vượt quá L2;\r\nkết quả này có nghĩa là hằng số công bố trong bộ mẫu này là tối thiểu. Tuy\r\nnhiên, nếu tất cả các bộ mẫu trong thử nghiệm 2 hỏng trước khi tuổi thọ trung\r\nbình đạt đến L2 thì hằng số S đã công bố đối với bộ mẫu không được\r\ncông nhận.
\r\n\r\nThử nghiệm tuổi thọ phải được bình\r\nthường hóa từ nhiệt độ thử nghiệm thực tế sang nhiệt độ thử nghiệm lý thuyết\r\ndùng hằng số công bố S.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2: Nói chung không cần\r\nphải tiếp tục thử nghiệm 2 khi tất cả các balát đều hỏng. Việc tính toán thời\r\ngian cần thiết cho thử nghiệm tuy đơn giản nhưng cần phải cập nhật khi xuất\r\nhiện sự cố.
\r\n\r\nTrong trường hợp balát kết hợp với\r\nvật liệu nhạy với nhiệt độ, tuổi thọ danh định 10 ngày của balát có thể không\r\nthích hợp. Trong trường hợp đó, nhà chế tạo có thể chấp nhận tuổi thọ dài hơn\r\nnhưng phải nhỏ hơn thời gian thử nghiệm độ bền tương ứng. Trong trường hợp này,\r\nbalát có tuổi thọ danh nghĩa dài phải bằng ít nhất là 10 lần so với balát có\r\ntuổi thọ danh nghĩa ngắn. (ví dụ 15/150 ngày, 18/180 ngày…)
\r\n\r\nHình\r\nE.1 - Đánh giá giá trị công bố S
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
(quy\r\nđịnh)
\r\n\r\n\r\n\r\nCác quy định sau liên quan đến kết\r\ncấu và sử dụng hộp chống gió lùa thích hợp, như yêu cầu đối với thử nghiệm nung\r\nnóng bộ điều khiển đèn. Hộp chống gió lùa được phép thay đổi kết cấu nếu nó\r\nđược thiết lập sao cho đạt được các kết quả giống nhau.
\r\n\r\nHộp chống gió lùa nên là hình hộp\r\nchữ nhật, có đỉnh hộp và ít nhất ba mặt bên là vỏ hai lớp, và có đáy chắc chắn.\r\nVỏ hai lớp này phải là tấm kim loại có đục lỗ, đặt cách nhau khoảng 150 mm, với\r\nlỗ thông thường có đường kính từ 1 mm đến 2 mm chiếm khoảng 40% toàn bộ diện\r\ntích mỗi lớp vỏ.
\r\n\r\nBề mặt bên trong nên sơn bằng sơn\r\nđen mờ. Ba kích thước chính bên trong mỗi kích thước phải ít nhất là 900 mm.\r\nPhải có một khe hở không khí ít nhất là 200 mm giữa bề mặt bên trong với đỉnh\r\nvà với bốn mặt bên của bộ điều khiển đèn lớn nhất mà hộp chống gió lùa được\r\nthiết kế.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Nếu có yêu cầu thử\r\nnghiệm hai hay nhiều bộ điều khiển đèn trong một hộp rộng thì phải chú ý để sự\r\nphát nhiệt từ một bộ điều khiển đèn không làm ảnh hưởng đến bộ điều khiển đèn\r\nkhác.
\r\n\r\nMặt ngoài phía trên đỉnh hộp và\r\nxung quanh các mặt đục lỗ phải có khoảng hở ít nhất là 300 mm. Hộp phải đặt ở\r\nvị trí được bảo vệ càng xa càng tốt khỏi gió lùa và chỗ thay đổi đột ngột nhiệt\r\nđộ không khí. Nó cũng phải được bảo vệ khỏi nguồn phát xạ nhiệt.
\r\n\r\nBộ điều khiển đèn khi thử nghiệm\r\nphải được đặt cách xa năm bề mặt bên trong của hộp chống gió lùa, bộ điều khiển\r\nđèn đặt phía trên đáy của hộp chống gió lùa bằng các khối gỗ như yêu cầu trong\r\nphụ lục D.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
(quy\r\nđịnh)
\r\n\r\nGiải thích việc rút ra giá trị xung điện áp
\r\n\r\nG.1. Thời gian tăng điện áp\r\nxung T gây ra kích thích đột biến bộ lọc đầu vào của bộ biến đổi và gây ra hiệu\r\nứng “trường hợp xấu nhất”. Thời gian 5 ms\r\nđược chọn cần nhỏ hơn thời gian tăng của bộ lọc đầu vào kém nhất.
\r\n\r\n (G.1)
trong đó
\r\n\r\nL là điện cảm bộ lọc đầu vào;
\r\n\r\nG là điện dung của bộ lọc đầu vào.
\r\n\r\nG.2. Giá trị đỉnh đối với\r\nđiện áp xung thời gian dài được cho bằng 2 lần giá trị điện áp thiết kế. Xem\r\nhình G.2.
\r\n\r\nĐối với bộ chuyển đổi 13 V và 26 V,\r\nđiện áp đưa vào bộ chuyển đổi như sau:
\r\n\r\n(13 x 2) + 15 = 41 và
\r\n\r\n(26 x 2) + 30 = 82
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: 15 và 30 là giá trị lớn\r\nnhất của dải điện áp của bộ chuyển đổi tương ứng là 13 V và 26 V.
\r\n\r\nG.3. Giá trị đỉnh đối với\r\nđiện áp xung thời gian ngắn được cho bằng 8 lần giá trị điện áp thiết kế.
\r\n\r\nĐối với bộ chuyển đổi 13 V và 26 V,\r\nđiện áp đưa vào bộ chuyển đổi như sau:
\r\n\r\n(13 x 8) +15 = 119 và
\r\n\r\n(26 x 8) + 30 = 238
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: 15 và 30 là giá trị lớn\r\nnhất của dải điện áp của bộ chuyển đổi tương ứng là 13V và 26V.
\r\n\r\nG.4. Việc giải thích liên\r\nquan đến cách lựa chọn các giá trị dùng cho các linh kiện của mạch điện để đo\r\nnăng lượng xung thời gian ngắn được chỉ ra ở hình G.1.
\r\n\r\nSự phóng điện phải được tạo ra\r\nkhông theo chu kỳ để cho điốt Zener chỉ nhận một xung. Vì vậy, điện trở R phải\r\nđủ lớn để đảm bảo rằng:
\r\n\r\na) Ảnh hưởng của tự cảm L của mạch\r\nđiện do cuộn dây gây ra là đủ nhỏ, có nghĩa là hằng số thời gian L/R là hoàn\r\ntoàn nhỏ hơn hằng số thời gian RC;
\r\n\r\nb) Giá trị lớn nhất của dòng điện\r\n(có thể tính theo (Vpk-Vz)/R) phải phù hợp với chế độ làm\r\nviệc tốt của điốt Zener.
\r\n\r\nBên cạnh đó, điện trở R phải không\r\nquá lớn nếu xung phải duy trì ngắn.
\r\n\r\nVới tổng điện cảm từ 14 mH đến 16 mH\r\n(như đã chỉ ra trong chú thích ở hình G.1) và giá trị điện dung C được chỉ ra\r\ndưới đây cho thấy rằng các điều kiện trước đó có thể được thỏa mãn với giá trị\r\ncủa R có độ lớn là 20 W đối với bộ\r\nchuyển đổi có điện áp thiết kế là 13 V và tăng lên 200 W với điện áp thiết kế là 110V.
\r\n\r\nPhải chú ý rằng không cần phải thêm\r\nđiện cảm L riêng vào mạch điện ở hình G.1.
\r\n\r\nGiả thiết rằng trong một chu kỳ\r\nphóng điện, giá trị của tụ C liên quan đến năng lượng Ez đưa vào\r\nđiốt Zener (lấy tại chỗ của bộ chuyển đổi) và liên quan đến điện áp bằng mô tả\r\nsau:
\r\n\r\n................................... (G.2)
trong đó
\r\n\r\nVpk là điện áp ban đầu\r\nđặt vào tụ C;
\r\n\r\nVz là điện áp của điốt\r\nZener;
\r\n\r\nVCT là điện áp cuối trên\r\ntụ CT
\r\n\r\nBiểu thị như sau:
\r\n\r\nVd là giá trị điện áp\r\nthiết kế của bộ chuyển đổi cần thử nghiệm;
\r\n\r\nVmax là giá trị lớn nhất\r\ntrong dải điện áp danh định của nó (1,25 Vd);
\r\n\r\ncó thể chọn
\r\n\r\nVz = Vmax\r\n(giá trị gần đúng tốt nhất)
\r\n\r\nVpk = 8 Vd +\r\nVmax
\r\n\r\nngoài ra VCT sẽ duy trì\r\nbằng hoặc nhỏ hơn 1 V.
\r\n\r\nĐiều kiện VCT này cho\r\nphép điện áp VCT được bỏ qua có xét đến hiệu (Vpk - Vz)\r\nvà có thể viết như sau:
\r\n\r\n.......................................... (G.3)
Với giá trị dùng cho các điện áp\r\nchỉ ra ở trên và với điều kiện cho trước Ez = 1 mJ, biểu thức tính C\r\ntrở thành:
\r\n\r\n............................................ (G.4)
Bên cạnh đó, giá trị nhỏ nhất của\r\ntụ CT có thể được tính từ
\r\n\r\nEz\r\n= CTVCTVz (G.5)
\r\n\r\nvà chấp nhận 1 mJ cho Ec\r\nvà 1 V cho VCT, dẫn đến
\r\n\r\n................................................ (G.6)
Chú ý trường hợp trong đó Vmax=\r\n1,25 Vd thì giá trị của tụ C và CT sau đó có thể được mô\r\ntả là một hàm của điện áp thiết kế Vd như sau:
\r\n\r\n (G.6)
và
\r\n\r\n.................................................. (G.8)
Các linh kiện
\r\n\r\nR điện trở của mạch điện (để biết\r\ngiá trị của nó, xem phụ lục G)
\r\n\r\nL điện cảm thay thế cho độ tự cảm\r\ncủa mạch điện (không nhất thiết phải cụ thể hóa nó bằng một phần tử riêng trong\r\nmạch đo này)
\r\n\r\nZ điốt Zener có điện áp Vz\r\nđược chọn càng sát với dải giá trị điện áp lớn nhất (Vmax) càng tốt
\r\n\r\nC tụ điện, ban đầu được nạp đến\r\nđiện áp Vpk bằng lần điện áp thiết kế của bộ biến đổi và được thiết\r\nkế để phát ra năng lượng 1 mJ vào điốt Z.
\r\n\r\nNhư chỉ ra trong phụ lục G, giá trị\r\nđiện dung được cho bởi
\r\n\r\nCT tụ điện tích hợp được\r\nchọn sao cho sau khi phóng điện, điện áp V trên nó bằng hoặc nhỏ hơn 1 V. Như\r\nchỉ ra trong phụ lục G, giá trị điện dung nhỏ nhất của nó (tương ứng với điện\r\náp 1 V) được tính bởi
\r\n\r\nTụ điện này phải là loại không phân\r\nbiệt cực tính để điện áp không bị cảm ứng bởi màng chất điện môi trước khi được\r\nnạp ban đầu.
\r\n\r\nD1 điốt chỉ cho dòng\r\nđiện một chiều đi qua, điện áp đỉnh ngược (PIV) bằng 20 lần điện áp thiết kế,\r\nthời gian tắt bật nhanh là 200 ns.
\r\n\r\nD2 điốt khóa dùng cho\r\nPSU2. Ngăn trở kháng ra của PSU2, nguồn xung điện áp mang\r\ntải (PSU1). Là loại tác động nhanh (tắt trong khoảng 1 ms) với điện áp bằng hai lần điện áp xung lớn\r\nnhất.
\r\n\r\nS thiết bị đóng cắt
\r\n\r\nHình\r\nG.1 - Mạch điện đo năng lượng xung thời gian ngắn
\r\n\r\nCác linh kiện
\r\n\r\nPSU1 khối nguồn cung\r\ncấp, có thể cung cấp xung điện áp lớn nhất yêu cầu (giá trị lớn nhất của dải\r\nđiện áp + X điện áp thiết kế) và xung dòng điện phù hợp với tải của bộ biến đổi\r\ntại điện áp này với phạm vi điều chỉnh là 2% (từ không tải đến đầy tải)
\r\n\r\nPSU2 khối nguồn cung cấp\r\nđiều chỉnh được đến giá trị lớn nhất của dải điện áp vào.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1: Tốt nhất là cả hai PSU\r\nphải phù hợp với giới hạn dòng điện để ngăn ngừa hỏng trong trường hợp bộ biến\r\nđổi cần thử nghiệm bị hỏng.
\r\n\r\nTH1 thyristor đóng cắt\r\nchính dùng để đặt xung điện áp vào bộ biến đổi. Các loại Thyristor thông thường\r\nđều có thể phù hợp. Chúng phải có thời gian mở là khoảng 1 ms và có đủ đương lượng với dòng điện xung.
\r\n\r\nTH2 thyristor điều khiển\r\nhoạt động của rơ le RLC.
\r\n\r\nD1 điốt chỉ cho dòng\r\nđiện đi qua một chiều dùng cho TH1, cho phép có quá độ dao động ban\r\nđầu. D1 phải là loại tác động nhanh (200 ns đến 500 ns) với điện áp\r\nbằng hai lần điện áp xung lớn nhất.
\r\n\r\nD2 điốt khóa dùng cho\r\nkhối nguồn cung cấp (PSU2). Ngăn trở kháng ra của PSU2, nguồn\r\nxung điện áp mang tải (PSU1). D2 phải là loại tác động\r\nnhanh (thời gian ngắt khoảng 1 ms) với\r\nđiện áp bằng hai lần điện áp xung lớn nhất.
\r\n\r\nRLC rơle đầu nối xung có tiếp điểm\r\nk.
\r\n\r\nR và C linh kiện triệt tiêu tia\r\nlửa. Giá trị nên dùng là 100 W và 0,1 mF (đối với bộ biến đổi 26V)
\r\n\r\nS1 thiết bị đóng/cắt\r\ndùng để đóng cắt hoặc điều khiển phục hồi.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2: Hệ thống trễ để đảm\r\nbảo thời gian tồn tại chính xác của xung không được thể hiện trên hình này. Nó\r\nphải đảm bảo kích hoạt thyristor TH2 500 ms sau khi TH1 hoạt\r\nđộng, có xét đến thời gian tác động của rơle.
\r\n\r\nHình\r\nG.2 - Mạch điện thích hợp để tạo ra và đặt xung thời gian dài.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
(quy\r\nđịnh)
\r\n\r\n\r\n\r\nH.1. Nhiệt độ môi trường và\r\nphòng thử nghiệm
\r\n\r\nH.1.1. Các phép đo phải được\r\nthực hiện trong phòng có không khí lưu thông tự nhiên và tại nhiệt độ môi\r\ntrường trong phạm vi từ 20oC đến 27oC.
\r\n\r\nĐối với các thử nghiệm yêu cầu bóng\r\nđèn hoạt động ổn định, nhiệt độ môi trường xung quanh bóng đèn phải nằm trong\r\nphạm vi từ 23oC đến 27oC và không được thay đổi nhiều hơn\r\n1oC khi thử nghiệm.
\r\n\r\nH.1.2. Ngoài nhiệt độ môi\r\ntrường, tuần hoàn không khí cũng ảnh hưởng đến nhiệt độ của bộ điều khiển đèn.\r\nĐể có kết quả tin cậy, phòng thử nghiệm phải có không khí lưu thông tự nhiên.
\r\n\r\nH.1.3. Trước khi đo điện trở\r\ncuộn dây trong trạng thái nguội, bộ điều khiển đèn phải được đặt trong phòng\r\nthử nghiệm đủ thời gian cho thử nghiệm để đảm bảo rằng nó đạt đến nhiệt độ môi\r\ntrường trong phòng thử nghiệm.
\r\n\r\nCó thể có chênh lệch nhiệt độ không\r\nkhí trong phòng trước và sau khi nung nóng bộ điều khiển đèn. Điều này khó có\r\nthể hiệu chỉnh được vì nhiệt độ của bộ điều khiển đèn thay đổi chậm hơn sự thay\r\nđổi nhiệt độ không khí. Một bộ điều khiển đèn bổ sung có cùng kiểu được lắp vào\r\nphòng thử nghiệm và điện trở nguội của nó được đo tại điểm bắt đầu và điểm kết\r\nthúc thử nghiệm nhiệt độ. Chênh lệch của điện trở có thể được dùng làm cơ sở để\r\nhiệu chỉnh giá trị đọc của bộ điều khiển đèn trong thử nghiệm, sử dụng công\r\nthức để tính toán nhiệt độ.
\r\n\r\nCác khó khăn trên có thể được loại\r\nbỏ bằng cách thực hiện phép đo trong phòng đẳng nhiệt và không cần đến hiệu\r\nchỉnh.
\r\n\r\nH.2. Điện áp cung cấp và tần số
\r\n\r\nH.2.1. Điện áp và tần số thử\r\nnghiệm
\r\n\r\nNếu không có quy định nào khác, bộ\r\nđiều khiển đèn cần thử nghiệm phải làm việc ở điện áp thiết kế của bộ điều\r\nkhiển đèn và balát chuẩn phải làm việc ở điện áp và tần số danh định của balát\r\nchuẩn.
\r\n\r\nH.2.2. Sự ổn định của nguồn cung\r\ncấp và tần số
\r\n\r\nNếu không có quy định nào khác,\r\nđiện áp nguồn và trong trường hợp thích hợp với balát chuẩn, tần số phải được\r\ngiữ ổn định trong phạm vi ± 0,5%. Tuy nhiên, trong quá trình đo thực tế, điện\r\náp phải điều chỉnh được trong phạm vi ± 0,2% giá trị thử nghiệm quy định.
\r\n\r\nH.2.3. Dạng sóng của điện áp\r\nnguồn chỉ dùng cho balát chuẩn.
\r\n\r\nThành phần hài tổng của điện áp\r\nnguồn không được vượt quá 3%, thành phần hài được xác định là tổng giá trị hiệu\r\ndụng (ms) của từng thành phần hài riêng rẽ, tính với thành phần cơ bản là 100%.
\r\n\r\nH.3. Đặc tính điện của bóng đèn
\r\n\r\nNhiệt độ môi trường có thể ảnh\r\nhưởng đến các đặc tính điện của bóng đèn (xem H.1). Ngoài ra, bóng đèn có đặc\r\ntính ban đầu không phụ thuộc vào nhiệt độ xung quanh; hơn thế, các đặc tính này\r\ncó thể thay đổi trong suốt tuổi thọ của bóng đèn.
\r\n\r\nĐể đo nhiệt độ của bộ điều khiển\r\nđèn ở 100% và 110% điện áp nguồn danh định, đôi khi có thể bỏ qua ảnh hưởng của\r\nbóng đèn (ví dụ đối với cuộn cản dùng trong mạch khởi động) bằng cách cho bộ\r\nđiều khiển đèn làm việc tại dòng điện ngắn mạch bằng với dòng điện đạt được với\r\nbóng đèn chuẩn tại 100% hay 110% điện áp danh định. Nối tắt bóng đèn và điều\r\nchỉnh điện áp cung cấp để có dòng điện theo yêu cầu chạy qua mạch điện.
\r\n\r\nTrong trường hợp nghi ngờ, phép đo\r\nđược thực hiện với một bóng đèn. Bóng đèn này phải được chọn có đặc tính giống\r\nnhư bóng đèn chuẩn nhưng không đòi hỏi dung sai điện áp và công suất khắt khe\r\nnhư yêu cầu với bóng đèn chuẩn.
\r\n\r\nKhi ấn định độ tăng nhiệt của bộ\r\nđiều khiển đèn, phải ghi lại dòng điện đo được chạy qua cuộn dây.
\r\n\r\nH.4. Ảnh hưởng của các vật từ\r\ntính
\r\n\r\nNếu không có quy định nào khác,\r\nkhông cho phép bất cứ vật từ tính nào có mặt trong vòng bán kính 25 mm quanh\r\nbalát chuẩn hay bộ điều khiển đèn khi thử nghiệm.
\r\n\r\nH.5. Lắp đặt và mắc bóng đèn\r\nchuẩn
\r\n\r\nĐể đảm bảo rằng các đặc tính điện\r\ncủa bóng đèn chuẩn có độ tái lặp cao, bóng đèn cần được đặt nằm ngang và cần\r\nđược cố định vào đui đèn thử nghiệm. Phải phân biệt được đầu nối của bộ điều\r\nkhiển đèn, bóng đèn chuẩn phải được nối với mạch điện để giữ nguyên cực tính\r\ncủa các mối nối dùng thời gian già hóa.
\r\n\r\nH.6. Tính ổn định của bóng đèn\r\nchuẩn
\r\n\r\nH.6.1. Bóng đèn được đưa vào\r\nđiều kiện làm việc ổn định trước khi thực hiện phép đo. Không cho phép có hiện\r\ntượng phóng điện cuộn sóng.
\r\n\r\nH.6.2. Các đặc tính của bóng\r\nđèn phải được kiểm tra ngay trước và sau mỗi chuỗi thử nghiệm.
\r\n\r\nH.7. Các đặc tính của thiết bị\r\nđo
\r\n\r\nH.7.1. Mạch điện thế
\r\n\r\nDòng điện chạy qua mạch điện thế\r\ncủa các thiết bị đo nối qua bóng đèn không được vượt quá 3% dòng điện danh\r\nnghĩa chạy trong toàn mạch.
\r\n\r\nH.7.2. Mạch dòng điện
\r\n\r\nMạch dòng điện của các thiết bị đo\r\nmắc nối tiếp với bóng đèn phải có trở kháng đủ thấp để điện áp rơi không vượt\r\nquá 2% giá trị điện áp của đèn. Khi thiết bị đo được mắc song song với mạch\r\nđiện nung nóng, trở kháng tổng của thiết bị đo không được vượt quá 0,5 W.
\r\n\r\nH.7.3. Phép đo giá trị hiệu dụng
\r\n\r\nCác thiết bị nhất thiết không được\r\ncó sai số do méo dạng sóng và phải thích hợp với tần số làm việc. Phải chú ý để\r\nđảm bảo rằng điện dung nối đất của thiết bị đo không gây ảnh hưởng đến quá\r\ntrình làm việc khối thử nghiệm. Cần đảm bảo rằng điểm đo của mạch thử nghiệm là\r\ncó điện thế đất.
\r\n\r\nH.8. Nguồn cung cấp cho bộ biến\r\nđổi
\r\n\r\nNếu bộ điều khiển đèn được thiết kế\r\nđể sử dụng nguồn điện một chiều như acqui, cho phép thay bằng nguồn một chiều\r\nkhông phải là acqui, với điều kiện là có trở kháng nguồn tương đương với trở\r\nkháng của acqui.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Tụ điện không điện cảm\r\ncó điện áp danh định thích hợp và có điện dung không dưới 50 mF, mắc giữa các đầu nối nguồn của phần tử\r\ncần thử nghiệm thường cung cấp trở kháng nguồn tương đương với trở kháng của\r\nacqui.
\r\n\r\nH.9. Balát chuẩn
\r\n\r\nKhi đo theo yêu cầu của TCVN 6479\r\n(IEC 60921), balát chuẩn phải có các đặc tính quy định cả ở trong tiêu chuẩn\r\nTCVN 6479 (IEC 60921) và các tờ dữ liệu bóng đèn tương ứng nêu trong IEC 60081\r\nvà IEC 60901.
\r\n\r\nH.10. Bóng đèn chuẩn
\r\n\r\nBóng đèn chuẩn phải được đo và chọn\r\nnhư chỉ ra trong TCVN 6479 (IEC 60921) và có các đặc tính quy định trong tờ dữ\r\nliệu bóng đèn tương ứng nêu trong IEC 60081 và IEC 60901.
\r\n\r\nH.11. Điều kiện thử nghiệm
\r\n\r\nH.11.1. Thời gian trễ khi đo\r\nđiện trở
\r\n\r\nVì bộ điều khiển đèn có thể nguội\r\nđi nhanh chóng sau khi cắt mạch, nên thời gian trễ nhỏ nhất giữa thời điểm cắt\r\nmạch và thời điểm đo điện trở cần được xác định. Vì vậy, điện trở cuộn dây nên\r\nđược xác định là hàm số của thời gian đã trôi qua, từ đó điện trở ở thời điểm\r\ncắt mạch có thể được thiết lập.
\r\n\r\nH.11.2. Điện trở tiếp xúc và\r\nđiện trở dây dẫn
\r\n\r\nCác mối nối được tháo khỏi mạch\r\nđiện ở những chỗ có thể. Nếu các thiết bị đóng cắt được sử dụng để chuyển từ\r\nchế độ làm việc sang chế độ thử nghiệm, phải kiểm tra thường xuyên để đảm bảo\r\nrằng điện trở tiếp xúc của chuyển mạch đủ nhỏ để không ảnh hưởng đến kết quá\r\nthử nghiệm. Cũng phải chú ý đến điện trở của các dây giữa các bộ điều khiển đèn\r\nvà các thiết bị đo điện trở.
\r\n\r\nĐể đảm bảo tăng chính xác trong\r\nphép đo cần phải áp dụng “phép đo bốn điểm” với dây dẫn kép.
\r\n\r\nH.12. Phát nóng bộ điều khiển\r\nđèn
\r\n\r\nH.12.1. Bộ điều khiển đèn lắp\r\ntrong
\r\n\r\nH.12.1.1. Nhiệt độ các bộ phận\r\ncủa bộ điều khiển đèn
\r\n\r\nBộ điều khiển đèn phải được đặt\r\ntrong lò như mô tả chi tiết ở điều 13 để thử nghiệm độ bền nhiệt của cuộn dây.
\r\n\r\nBộ điều khiển đèn phải có các chức\r\nnăng về điện như trong sử dụng bình thường với điện áp cung cấp danh định như\r\nmô tả chi tiết ở H.12.4.
\r\n\r\nĐiều chỉnh bộ điều nhiệt của lò sao\r\ncho nhiệt độ bên trong của lò đạt giá trị làm cho nhiệt độ cuộn dây nóng nhất\r\nxấp xỉ giá trị tw đã công bố.
\r\n\r\nSau 4 h, nhiệt độ thực tế của cuộn\r\ndây được xác định theo phương pháp “thay đổi điện trở” (xem điều 13, công thức\r\n(1)) và nếu chênh lệch với giá trị tw nhiều hơn ± 5oC,\r\nthì bộ điều nhiệt của lò được điều chỉnh lại đến giá trị xấp xỉ nhiệt độ tw.
\r\n\r\nSau khi nhiệt độ đạt được ổn định,\r\nđo nhiệt độ cuộn dây, nếu có thể thì thực hiện theo phương pháp “thay đổi điện\r\ntrở” (xem điều 13, công thức (1)), trong trường hợp khác, thực hiện phép đo\r\nbằng nhiệt ngẫu hoặc tương tự.
\r\n\r\nNhiệt độ của các bộ phận của bộ\r\nđiều khiển đèn được hiệu chỉnh sao cho chênh lệch giữa tw và nhiệt\r\nđộ đo được trên cuộn dây phù hợp với điều 13.
\r\n\r\nH.12.1.2. Nhiệt độ của cuộn dây\r\nbộ điều khiển đèn.
\r\n\r\nĐối với bộ điều khiển đèn có công\r\nbố độ tăng nhiệt của cuộn dây trong điều kiện bình thường, bố trí thử nghiệm\r\nnhư sau:
\r\n\r\nBộ điều khiển đèn được đặt ở trong\r\nhộp chống gió lùa như mô tả ở phụ lục F, bộ điều khiển đèn được đỡ bằng hai\r\nkhối gỗ như hình H.1.
\r\n\r\nKhối gỗ cao 75 mm, dày 10 mm và có\r\nchiều rộng bằng hoặc lớn hơn chiều rộng của bộ điều khiển đèn. Ngoài ra, khối\r\ngỗ đó phải được đặt cách nhau một khoảng bằng chiều dài bộ điều khiển đèn, tính\r\ntừ hai cạnh thẳng đứng ngoài của khối gỗ.
\r\n\r\nỞ các bộ điều khiển đèn có nhiều\r\nhơn một cụm, mỗi một cụm có thể được thử nghiệm trên các khối gỗ khác nhau. Tụ\r\nđiện nếu không được bọc trong vỏ bộ điều khiển đèn thì không được đặt ở trong\r\nhợp chống gió lùa.
\r\n\r\nBộ điều khiển đèn phải được thử\r\nnghiệm trong điều kiện bình thường ở điện áp và tần số nguồn danh định cho đến\r\nkhi đạt đến nhiệt độ ổn định.
\r\n\r\nNếu có thể thì nhiệt độ cuộn dây\r\nđược đo theo phương pháp “thay đổi điện trở” (xem điều 13, công thức (1)).
\r\n\r\nH.12.2. Bộ điều khiển đèn độc\r\nlập
\r\n\r\nBộ điều khiển đèn được đặt trong\r\nhộp chống gió lùa như mô tả ở phụ lục F, bộ điều khiển đèn được lắp vào góc thử\r\nnghiệm bao gồm ba tấm gỗ sơn đen mờ có chiều dày từ 15 mm đến 20 mm được ghép\r\nvới nhau giống như hai bức tường và trần nhà. Bộ điều khiển đèn được lắp vào tấm\r\ntrần sao cho càng sát với các vách càng tốt, tấm trần phải thừa ra so với các\r\nmặt khác của bộ điều khiển đèn ít nhất là 250 mm.
\r\n\r\nCác điều kiện thử nghiệm khác giống\r\nnhư đã quy định cho đèn điện trong IEC 60598-1.
\r\n\r\nH.12.3. Bộ điều khiển đèn lắp\r\nliền
\r\n\r\nBộ điều khiển đèn lắp liền không\r\nphải thử nghiệm riêng rẽ đối với giới hạn phát nóng bộ điều khiển đèn vì chúng\r\nđược thử nghiệm như một bộ phận của đèn điện phù hợp với IEC 60598-1.
\r\n\r\nH.12.4. Điều kiện thử nghiệm
\r\n\r\nĐối với thử nghiệm trong điều kiện\r\nbình thường, khi bộ điều khiển đèn làm việc với đèn thích hợp, chúng được đặt\r\nsao cho phát nóng chung không góp phần vào việc phát nóng bộ điều khiển đèn.
\r\n\r\nBóng đèn dùng cho giới hạn thử\r\nnghiệm nung nóng bộ điều khiển đèn phải chứng tỏ phù hợp nếu kết hợp với balát\r\nchuẩn và làm việc trong môi trường nhiệt độ là 25oC thì dòng điện\r\nchạy qua bóng đèn không trệch quá 2,5% giá trị lý thuyết tương ứng đã cho trong\r\ntiêu chuẩn bóng đèn IEC liên quan, hoặc giá trị do nhà chế tạo công bố cho các\r\nđèn chưa được tiêu chuẩn hóa.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Đối với bộ điều khiển\r\nđèn loại cuộn cảm (thuần cảm mắc nối tiếp với bóng đèn), với chủ ý của nhà chế\r\ntạo cho phép thử và phép đo được thực hiện không có bóng đèn với điều kiện là\r\ndòng điện được điều chỉnh đến giá trị giống như giá trị dòng điện của bóng đèn\r\nở điện áp nguồn danh định.
\r\n\r\nĐối với bộ điều khiển đèn loại\r\nkhông phải cuộn cản, phải đảm bảo chắc chắn rằng tổn hao điển hình là thấp\r\nnhất.
\r\n\r\nVới bộ điều khiển đèn không có\r\ntắcte với máy biến áp song song nung nóng catốt, và trong trường hợp IEC 60081\r\nvà IEC 60901 chỉ ra rằng các bóng đèn cùng loại có thể có điện trở catốt cao\r\nhoặc thấp thì thử nghiệm phải được tiến hành với bóng đèn có điện trở catốt\r\nthấp.
\r\n\r\nHình\r\nH.1 - Bố trí thử nghiệm để thử nung nóng
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
(quy\r\nđịnh)
\r\n\r\n\r\n\r\nI.1. Phạm vi áp dụng
\r\n\r\nPhụ lục này áp dụng cho balát điện\r\ntừ lắp trong đèn điện có cách điện tăng cường hoặc cách điện kép.
\r\n\r\nI.2. Định nghĩa
\r\n\r\nPhụ lục này áp dụng các thuật ngữ\r\nvà định nghĩa sau:
\r\n\r\nI.2.1. Balát lắp trong có cách\r\nđiện kép hoặc cách điện tăng cường (built-in ballast with double or\r\nreinforced insulation)
\r\n\r\nBalát trong đó các phần kim loại\r\nchạm tới được cách điện với các bộ phận mang điện bằng cách điện kép hoặc cách\r\nđiện tăng cường.
\r\n\r\nI.2.4. Cách điện chính (basic\r\ninsulation)
\r\n\r\nCách điện được đặt vào các bộ phận\r\nmang điện để cung cấp bảo vệ chủ yếu khỏi điện giật
\r\n\r\nI.2.5. Cách điện phụ (supplementary\r\ninsulation)
\r\n\r\nCách điện độc lập được đặt vào cùng\r\nvới cách điện chính để cung cấp bảo vệ chống điện giật khi hỏng cách điện\r\nchính.
\r\n\r\nI.2.6. Cách điện kép (double\r\ninsulation)
\r\n\r\nCách điện gồm cả cách điện chính và\r\ncách điện phụ
\r\n\r\nI.2.7. Cách điện tăng cường (reinforced\r\ninsulation)
\r\n\r\nHệ thống cách điện duy nhất được\r\nđặt vào các bộ phận mang điện, cung cấp bảo vệ chống điện giật tương đương với\r\ncách điện kép.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Thuật ngữ “hệ thống cách\r\nđiện” không có nghĩa là cách điện phải là một phần tử đồng nhất. Nó có thể có\r\nvài lớp và không thể thử nghiệm đơn lẻ như cách điện phụ và cách điện chính.
\r\n\r\nI.3. Yêu cầu chung
\r\n\r\nBalát có cách điện kép hoặc cách\r\nđiện tăng cường phải có bộ bảo vệ nhiệt và không thể nối tắt hoặc tháo rời mà\r\nkhông có dụng cụ; hơn nữa, bất cứ sự cố nào của cơ cấu bảo vệ chỉ được thể hiện\r\ntrong điều kiện mạch hở.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1: Điều này phải được các\r\nnhà chế tạo bộ bảo vệ công bố.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2: Cho phép sử dụng cơ\r\ncấu không tự phục hồi được.
\r\n\r\nCác balát này cũng phải phù hợp với\r\nphụ lục B của tiêu chuẩn này nhưng các vòng được nối tắt phải đặt càng xa bộ\r\nbảo vệ nhiệt càng tốt.
\r\n\r\nHơn nữa, đến cuối các thử nghiệm,\r\nbalát phải phù hợp với cả điều I.10 nhưng với giá trị điện áp thử nghiệm độ bền\r\nđiện giảm 35% giá trị yêu cầu trong bảng 1 và điện trở cách điện không được nhỏ\r\nhơn 4 MW.
\r\n\r\nI.4. Lưu ý chung khi thử nghiệm
\r\n\r\nÁp dụng điều 5.
\r\n\r\nI.5. Phân loại
\r\n\r\nÁp dụng điều 6.
\r\n\r\nI.6. Ghi nhãn
\r\n\r\nI.6.1. Hạng mục được ghi nhãn
\r\n\r\nCùng với các cách ghi nhãn đã đề\r\ncập ở 7.1 của tiêu chuẩn này, balát có cách điện tăng cường và cách điện kép\r\nđược nhận biết bằng ký hiệu:
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Ý nghĩa của việc ghi\r\nnhãn này phải được giải thích trong catalog hoặc tài liệu của nhà chế tạo.
\r\n\r\nI.7. Bảo vệ chống chạm ngẫu\r\nnhiên vào bộ phận mang điện
\r\n\r\nBổ sung cho các yêu cầu ở điều 10\r\ncủa tiêu chuẩn này, không nên thử nghiệm bằng que thử với các phần bằng kim\r\nloại chỉ được bảo vệ bằng cách điện chính.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Yêu cầu này không có\r\nnghĩa là bộ phận mang điện phải cách ly khỏi thử nghiệm bằng que thử bởi cách\r\nđiện kép hoặc cách điện tăng cường.
\r\n\r\nI.8. Đầu nối
\r\n\r\nÁp dụng điều 8.
\r\n\r\nI.9. Yêu cầu đối với nối đất
\r\n\r\nNgoài ra, balát có cách điện kép\r\nhoặc cách điện tăng cường phải không có đầu nối đất bảo vệ.
\r\n\r\nI.10. Khả năng chịu ẩm và cách\r\nđiện
\r\n\r\nÁp dụng điều 11.
\r\n\r\nI.11. Thử nghiệm xung điện áp\r\ncao
\r\n\r\nÁp dụng điều 15 của IEC 61347-2-9\r\ncho balát HID.
\r\n\r\nI.12. Thử nghiệm độ bền nhiệt\r\nđối với cuộn dây balát
\r\n\r\nThử nghiệm độ bền được thực hiện\r\ntheo điều 13 của tiêu chuẩn này.
\r\n\r\nCơ cấu để hạn chế nhiệt độ phải\r\nđược nối tắt trước khi thử nghiệm độ bền nhiệt.
\r\n\r\nCần phải có bộ mẫu được chuẩn bị\r\nriêng.
\r\n\r\nSau khi thử nghiệm, khi balát trở\r\nvề nhiệt độ môi trường, chúng phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
\r\n\r\na) Tại điện áp danh định, ít nhất\r\nsáu balát trong số bảy balát phải khởi động được cho cùng một bóng đèn và dòng\r\nđiện phóng điện của bóng đèn không vượt quá 115% giá trị đo được trước khi thử\r\nnghiệm như đã chỉ ra ở trên.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Thử nghiệm này nhằm xác\r\nđịnh các thay đổi bất lợi khi lắp đặt balát.
\r\n\r\nb) Đối với tất cả các balát, điện\r\ntrở cách điện giữa cuộn dây và vỏ balát được đo tại điện áp một chiều khoảng\r\n500V không được nhỏ hơn 4 MW.
\r\n\r\nc) Tất cả các balát phải chịu thử\r\nnghiệm độ bền điện giữa cuộn dây và vỏ balát trong 1 min với giá trị thích hợp\r\nở bảng 1 giảm 35%.
\r\n\r\nI.13. Phát nóng balát
\r\n\r\nÁp dụng điều 14 của IEC 61347-2-9.
\r\n\r\nI.14. Vít, bộ phận mang dòng và\r\ncác mối nối
\r\n\r\nÁp dụng điều 17.
\r\n\r\nI.15. Chiều dài đường rò và khe\r\nhở không khí
\r\n\r\nÁp dụng điều 16.
\r\n\r\nI.16. Khả năng chịu nhiệt và\r\nchịu cháy
\r\n\r\nÁp dụng điều 18.
\r\n\r\nI.17. Khả năng chống gỉ
\r\n\r\nÁp dụng điều 19.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
[1] TCVN 6482 (IEC 60155), Tắcte\r\nchớp sáng dùng cho bóng đèn huỳnh quang
\r\n\r\n[2] IEC 60216 (tất cả các phần),\r\nGuide for the determination of thermal endurance properties of electrical\r\ninsulating materials (Hướng dẫn xác định các đặc tính nhiệt của vật liệu cách\r\nđiện)
\r\n\r\n[3] IEC 60479 (tất cả các phần),\r\nEffects of current on human beings and livestock (Ảnh hưởng của dòng điện lên\r\ncơ thể người và vật nuôi).
\r\n\r\n[4] IEC 60598 (tất cả các phần),\r\nLuminaires (Đèn điện)
\r\n\r\n[5] IEC 60664-1, Insulation\r\ncoordination for equipment within low-voltage systems - Part 1: Principles,\r\nrequirements and tests (Cách điện kết hợp dùng cho thiết bị trong hệ thống hạ\r\náp - Phần 1: Quy định, yêu cầu và thử nghiệm).
\r\n\r\n[6] IEC 60664-3, Insulation\r\ncoordination for equipment within low-voltage systems - Part 3: Use of coating\r\nto achieve insulation coordition of printed board assemblies (Cách điện kết hợp\r\ndùng cho thiết bị trong hệ thống hạ áp - Phần 3: Sử dụng lớp phủ để đạt cách\r\nđiện cho các tấm mạch in liên tiếp)
\r\n\r\n[7] IEC 60925, DC supplied\r\nelectronic ballasts for tubular fluorescent lamps - Performance requirements\r\n(Balát điện tử nguồn cung cấp điện một chiều cho bóng đèn huỳnh quang dạng ống\r\n- Yêu cầu về tính năng)
\r\n\r\n[8] IEC 60927, Auxilliaries for\r\nlamps - Starting devices (other than glow starters) - Performance requirements\r\n(Phụ kiện dùng cho bóng đèn - Thiết bị khởi động (không phải loại tắcte chớp\r\nsáng) - Yêu cầu về tính năng)
\r\n\r\n[9] IEC 61047, DC or a.c. supplied electronic\r\nstep down convertors for filament lamps - Performance requirements (Bộ chuyển\r\nđổi giảm áp bằng điện tử được cấp điện từ nguồn một chiều và xoay chiều dùng\r\ncho bóng đèn sợi đốt - Yêu cầu về tính năng)
\r\n\r\n[10] IEC 61347-2-1, Lamp\r\ncontrolgear - Part 2-1: Particular requirements for starting devices (other\r\nthan glow starters) (Bộ điều khiển đèn - Phần 2-1: Yêu cầu cụ thể đối với các\r\nthiết bị khởi động (không phải loại tắcte chớp sáng))
\r\n\r\n[11] IEEE 101:1987, IEEE Guide for\r\nthe Statistical Analysis of Thermal Life Test Data (Hướng dẫn IEEE đối với phân\r\ntích thống kê dữ liệu thử nghiệm tuổi thọ nhiệt)
\r\n\r\n\r\n\r\n
MỤC\r\nLỤC
\r\n\r\nLời nói đầu........................................................................................................................
\r\n\r\nLời giới thiệu......................................................................................................................
\r\n\r\n1 Phạm vi áp dụng.............................................................................................................
\r\n\r\n2 Tài liệu viện dẫn...............................................................................................................
\r\n\r\n3 Định nghĩa.......................................................................................................................
\r\n\r\n4 Yêu cầu chung................................................................................................................
\r\n\r\n5 Lưu ý chung đối với các thử\r\nnghiệm................................................................................
\r\n\r\n6 Phân loại.........................................................................................................................
\r\n\r\n7 Ghi nhãn.........................................................................................................................
\r\n\r\n8 Đầu nối...........................................................................................................................
\r\n\r\n9 Yêu cầu đối với nối đất bảo vệ........................................................................................
\r\n\r\n10 Bảo vệ chống chạm vào các bộ\r\nphận mang điện............................................................
\r\n\r\n11 Khả năng chịu ẩm và cách điện......................................................................................
\r\n\r\n12 Độ bền điện...................................................................................................................
\r\n\r\n13 Thử nghiệm độ bền nhiệt của cuộn\r\ndây của balát............................................................
\r\n\r\n14 Điều kiện sự cố.............................................................................................................
\r\n\r\n15 Kết cấu.........................................................................................................................
\r\n\r\n16 Chiều dài đường rò và khe hở\r\nkhông khí........................................................................
\r\n\r\n17 Vít, bộ phận mang dòng và các\r\nmối nối..........................................................................
\r\n\r\n18 Khả năng chịu nhiệt, chịu cháy\r\nvà chịu phóng điện..........................................................
\r\n\r\n19 Khả năng chống gỉ.........................................................................................................
\r\n\r\nPhụ lục A (quy định) - Thử nghiệm\r\nđể xác định bộ phận dẫn là bộ phận mang điện có thể gây điện giật
\r\n\r\nPhụ lục B (quy định) - Yêu cầu cụ\r\nthể đối với bộ điều khiển đèn có bảo vệ nhiệt...................
\r\n\r\nPhụ lục C (quy định) - Yêu cầu cụ\r\nthể đối với bộ điều khiển đèn điện tử có phương tiện bảo vệ chống quá nhiệt
\r\n\r\nPhụ lục D (quy định) - Yêu cầu khi\r\ntiến hành thử nghiệm phát nóng bộ điều khiển đèn có bảo vệ nhiệt
\r\n\r\nPhụ lục E (quy định) - Sử dụng hằng\r\nsố S khác 4 500 trong phòng thử nghiệm tw.................
\r\n\r\nPhụ lục F (quy định) - Hộp chống\r\ngió lùa.............................................................................
\r\n\r\nPhụ lục H (quy định) - Giải thích\r\nviệc rút ra giá trị xung điện áp.............................................
\r\n\r\nPhụ lục H (quy định) - Các thử\r\nnghiệm.................................................................................
\r\n\r\nPhụ lục I (quy định) - Yêu cầu bổ\r\nsung đối với balát điện từ lắp trong đèn điện có cách điện kép hoặc cách điện\r\ntăng cường.........................................................................................................................................
\r\n\r\nTài liệu tham khảo..............................................................................................................
\r\n\r\nTừ khóa: Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN7590-1:2006, Tiêu chuẩn Việt Nam số TCVN7590-1:2006, Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN7590-1:2006 của Bộ Khoa học và Công nghệ, Tiêu chuẩn Việt Nam số TCVN7590-1:2006 của Bộ Khoa học và Công nghệ, Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN7590 1:2006 của Bộ Khoa học và Công nghệ, TCVN7590-1:2006
File gốc của Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7590-1:2006 (IEC 61347-1 : 2003) về Bộ điều khiển bóng đèn – Phần 1: Yêu cầu chung và yêu cầu an toàn do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành đang được cập nhật.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7590-1:2006 (IEC 61347-1 : 2003) về Bộ điều khiển bóng đèn – Phần 1: Yêu cầu chung và yêu cầu an toàn do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Khoa học và Công nghệ |
Số hiệu | TCVN7590-1:2006 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Người ký | Đã xác định |
Ngày ban hành | 2006-12-29 |
Ngày hiệu lực | |
Lĩnh vực | Xây dựng - Đô thị |
Tình trạng | Hết hiệu lực |