Eletrical\r\ninstallations of buildings - Part 5-53: Selection and erection of electrical\r\nequipment - Isolation, switching and control
\r\n\r\nLời nói đầu
\r\n\r\nTCVN 7447-5-53:2005 hoàn toàn tương\r\nđương với tiêu chuẩn IEC 60364-5-53:2002;
\r\n\r\nTCVN 7447-5-53:2005 do Ban kỹ thuật\r\ntiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/E1 Máy điện và khí cụ điện biên soạn, Tổng\r\ncục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
\r\n\r\nLời giới thiệu
\r\n\r\nBộ tiêu chuẩn TCVN 7447 gồm nhiều\r\nphần, cách đánh số các điều trong từng phần được tiến hành như sau: bắt đầu là\r\nsố thứ tự của phần (ví dụ ở tiêu chuẩn này là số 53), tiếp đó là số thứ tự các\r\nđiều. Việc đánh số các hình vẽ và bảng cũng được tiến hành tương tự.
\r\n\r\n\r\n\r\n
HỆ\r\nTHỐNG LẮP ĐẶT ĐIỆN CỦA CÁC TÒA NHÀ - PHẦN 5-53: LỰA CHỌN VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ\r\nĐIỆN CÁCH LY, ĐÓNG CẮT VÀ ĐIỀU KHIỂN
\r\n\r\nEletrical\r\ninstallations of buildings - Part 5-53: Selection and erection of electrical\r\nequipment - Isolation, switching and control
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\nTiêu chuẩn này để cập đến các yêu\r\ncầu chung về cách ly, đóng ngắt và điều khiển đồng thời nêu các yêu cầu để lựa\r\nchọn và lắp đặt các thiết bị được cung cấp để thực hiện các chức năng này.
\r\n\r\n\r\n\r\nCác tài liệu viện dẫn sau rất cần\r\nthiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm ban\r\nhành thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi\r\nnăm ban hành thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi. Tuy nhiên,\r\ncác bên có thỏa thuận dựa trên tiêu chuẩn này cần nghiên cứu khả năng áp dụng\r\nphiên bản mới nhất của các tài liệu liệt kê dưới đây.
\r\n\r\nTCVN 5927 : 1997 (IEC 60269-3 :\r\n1987), Cầu chảy hạ áp - Yêu cầu bổ sung đối với cầu chảy dùng trong gia đình và\r\ncác mục đích tương tự.
\r\n\r\nTCVN 7447-4-41 (IEC 60364-4-41), Hệ\r\nthống lắp đặt điện của các tòa nhà - Phần 4-41: Bảo vệ an toàn - Bảo vệ chống\r\nđiện giật.
\r\n\r\nTCVN 7447-4-42 (IEC 60364-4-42), Hệ\r\nthống lắp đặt điện của các tòa nhà- Phần 4-42: Bảo vệ an toàn - Bảo vệ chống\r\ncác ảnh hưởng nhiệt.
\r\n\r\nTCVN 7447-4-43 (IEC 60364-4-43), Hệ\r\nthống lắp đặt điện của các tòa nhà- Phần 4-43: Bảo vệ an toàn - Bảo vệ chống\r\nquá dòng
\r\n\r\nTCVN 7447-4-44 (IEC 60364-4-44), Hệ\r\nthống lắp đặt điện của các tòa nhà- Phần 4-44: Bảo vệ an toàn - Bảo vệ chống\r\nnhiễu điện áp và nhiễu điện từ
\r\n\r\nIEC 60364-6-61 : 2001, Electrical\r\ninstallation of buildings - Part 6-61: Verification - Intital vertification (Hệ\r\nthống lắp đặt điện của các tòa nhà - Phần 6-61: Kiểm tra - Kiểm tra ban đầu)
\r\n\r\nIEC 60364-7-705:1984, Electrical\r\ninstallations of buildings - Part 7: Requirements for special installations or\r\nlocations - Section 705: Electrical installations or agricultural and\r\nhorticultural premises (Hệ thống lắp đặt điện của các tòa nhà - Phần 7: Yêu cầu\r\nđối với các hệ thống lắp đặt và các vị trí đặc biệt - Mục 705: Hệ thống lắp đặt\r\nđiện trong các cơ sở nông nghiệp và làm vườn).
\r\n\r\nIEC 60664-1:1992, Insulation\r\ncoordination for equipment within low-voltage systems - Part 1: Principles,\r\nrequirements and tests (Phối hợp cách điện dùng cho thiết bị trong hệ thống\r\nđiện hạ áp - Phần 1: Nguyên lý, yêu cầu và thử nghiệm)
\r\n\r\nTCVN 6950-1:2001 (IEC 61008:1996),\r\nÁptômát tác động bằng dòng dư không có bảo vệ quá dòng dùng trong gia đình và\r\ncác mục đích tương tự (RCCB) - Phần 1: Quy định chung.
\r\n\r\nTCVN 6951-1:2001 (IEC 61009:1996),\r\nÁptômát tác động bằng dòng dư có bảo vệ quá dòng dùng trong gia đình và các mục\r\nđích tương tự (RCBO) - Phần 1: Quy định chung.
\r\n\r\nIEC 61024-1:1990, Protection of\r\nstructures against lighting - Part 1: General principles (Bảo vệ các kết cấu\r\nchống sét - Phần 1: Nguyên lý chung)
\r\n\r\nIEC 61312-1:1995, Protection\r\nagainst lighting eletromagnetic impulse - Part 1: General principles (Bảo vệ\r\nchống xung sét điện từ - Phần 1: Nguyên lý chung).
\r\n\r\nIEC/TS 6132-2:1999, Protection\r\nagainst lighting eletromagnetic impulse (LEMP) - Part 2: Shielding of\r\nstructures, bonding inside structures and earthing (Bảo vệ chống xung sét điện\r\ntừ (LEMP) - Phần 2: Che chắn các kết cấu, các kết cấu liên kết bên trong và nối\r\nđất)
\r\n\r\nIEC/TS 6132-3:2000, Protection\r\nagainst lighting eletromagnetic impulse - Part 3: Requirements of surge\r\nprotective devices (SPD) (Bảo vệ chống xung sét điện từ - Phần 3: Yêu cầu đối\r\nvới thiết bị bảo vệ chống đột biến)
\r\n\r\nIEC 61643-1:2005, Low-voltage surge\r\nprotective devices - Part 1: Surge protective devices connected to low-voltage\r\npower distribution systems - Requirements and test (Thiết bị bảo vệ chống đột\r\nbiến điện áp - Phần 1: Thiết bị bảo vệ chống đột biến nối với hệ thống phân\r\nphối điện hạ áp - Yêu cầu thử nghiệm).
\r\n\r\nIEC 61643-12:2002, Low-voltage\r\nsurge protective devices - Part 12: Surge protective devices connected to\r\nlow-voltage power distribution systems - Selection and application principles\r\n(Thiết bị bảo vệ chống đột biến điện hạ áp - Phần 12: Thiết bị bảo vệ chống đột\r\nbiến nối với hệ thống phân phối điện hạ áp - Nguyên tắc lựa chọn và áp dụng).
\r\n\r\n530.3 (530)\r\nYêu cầu tổng quan và yêu cầu chung
\r\n\r\nTiêu chuẩn này phải phù hợp với các\r\nbiện pháp bảo vệ an toàn, các yêu cầu để hoạt động đúng với mục đích sử dụng\r\ncủa hệ thống lắp đặt, và các yêu cầu ứng với các ảnh hưởng bên ngoài dự đoán\r\ntrước. Từng hạng mục thiết bị phải được lựa chọn và lắp đặt để phù hợp với các\r\nquy tắc được nêu trong các điều dưới đây của tiêu chuẩn này và các quy tắc\r\ntương ứng trong các phần khác của bộ tiêu chuẩn này.
\r\n\r\nCác yêu cầu của tiêu chuẩn này bổ\r\nsung cho các quy tắc chung nêu trong TCVN 7447-5-41 (IEC 60364-5-51)
\r\n\r\n530.3.1 (530.1) Các tiếp\r\nđiểm động của tất cả các cực trong thiết bị nhiều cực phải được ghép nối cơ khí\r\nsao cho về cơ bản chúng đóng và cắt đồng thời, trừ các tiếp điểm dùng cho trung\r\ntính có thể đóng trước và mở sau các tiếp điểm khác.
\r\n\r\n530.3.2 (530.2) Ngoại trừ\r\ntrường hợp trong 536.2.2.7, trong mạch nhiều pha, không được lắp thiết bị một\r\ncực dây trung tính.
\r\n\r\nTrong mạch một pha, thiết bị một\r\ncực không được lắp trên dây trung tính, trừ khi trên phía nguồn có lắp thiết bị\r\ndòng dư phù hợp với các quy tắc của 413.1 của TCVN 7447-4-41 (IEC 60364-4-41).
\r\n\r\n530.3.3 (530.3) Thiết bị có\r\nnhiều hơn một chức năng phải phù hợp với tất cả các yêu cầu của tiêu chuẩn này\r\ntương ứng với từng chức năng riêng rẽ.
\r\n\r\n531. Thiết bị\r\nbảo vệ chống tiếp xúc gián tiếp bằng cách tự động ngắt nguồn
\r\n\r\n531.1. Thiết bị bảo vệ chống quá\r\ndòng
\r\n\r\n531.1.1. Hệ thống TN
\r\n\r\nTrong hệ thống TN, thiết bị bảo vệ\r\nchống quá dòng phải được lựa chon và lắp đặt theo các điều kiện quy định trong\r\n434.2 và 431 và 533.3 đối với các thiết bị bảo vệ chống ngắn mạch, và phải thỏa\r\nmãn yêu cầu của 413.1.3.3
\r\n\r\n531.1.2. Hệ thống TT
\r\n\r\nĐang xem xét
\r\n\r\n531.1.3. Hệ thống IT
\r\n\r\nTrong trường hợp các bộ phận dẫn để\r\ntrần được nối với nhau, các thiết bị bảo vệ quá dòng để bảo vệ khi có sự cố lần\r\nthứ hai phải phù hợp với 531.1.1 có tính đến các yêu cầu của 413.1.5.5 của TCVN\r\n7447-4-41 (IEC 60364-4-41).
\r\n\r\n531.2. Thiết bị bảo vệ dòng dư
\r\n\r\n531.2.1. Điều kiện lắp đặt\r\nchung
\r\n\r\nThiết bị bảo vệ bằng dòng dư trong\r\ncác hệ thống điện một chiều phải được thiết kế đặc biệt để phát hiện dòng dư\r\nmột chiều, và để cắt dòng điện trong mạch trong điều kiện bình thường và điều\r\nkiện sự cố.
\r\n\r\n531.2.1.1. Thiết bị bảo vệ\r\nbằng dòng dư phải đảm bảo ngắt tất cả các dây dẫn mang điện trong mạch điện\r\nđược bảo vệ. Trong các hệ thống TN-S, không nhất thiết phải ngắt trung tính nếu\r\ncác điều kiện cấp nguồn đảm bảo rằng dây trung tính có thể được coi như chắc\r\nchắn có điện thế đất.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Các điều kiện để kiểm\r\ntra xem dây trung tính có chắc chắn ở điện thế đất hay không đang được xem xét.
\r\n\r\n531.2.1.2. Không được có dây\r\nbảo vệ chạy qua mạch từ của thiết bị bảo vệ bằng dòng dư.
\r\n\r\n531.2.1.3. Phải chọn thiết\r\nbị bảo vệ bằng dòng dư và phải chia nhỏ các mạch điện sao cho mọi dòng điện rò\r\nxuống đất có thể xuất hiện trong làm việc bình thường của (các) tải nối vào\r\nkhông gây ra tác động không mong muốn cho thiết bị.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Thiết bị bảo vệ bằng\r\ndòng dư có thể tác động ở giá trị dòng dư bất kỳ vượt quá 50 % dòng điện tác\r\nđộng danh định.
\r\n\r\n531.2.1.4. Ảnh hưởng của\r\nthành phần một chiều
\r\n\r\nĐang xem xét
\r\n\r\n531.2.1.5. Việc sử dụng\r\nthiết bị bảo vệ bằng dòng dư kết hợp với mạch điện không có dây bảo vệ, ngay cả\r\nkhi dòng dư tác động danh định không vượt quá 30 mA, không được coi là đủ để\r\nbảo vệ chống tiếp xúc gián tiếp.
\r\n\r\n531.2.2. Lựa chọn thiết bị\r\ntheo phương pháp ứng dụng.
\r\n\r\n531.2.2.1. Thiết bị bảo vệ\r\nbằng dòng dư có thể có hoặc không có nguồn phụ, có tính đến các yêu cầu của\r\n531.2.2.2.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Nguồn phụ có thể là hệ\r\nthống nguồn
\r\n\r\n531.2.2.2. Chỉ cho phép sử\r\ndụng thiết bị bảo vệ bằng dòng dư có nguồn phụ không tự động tác động trong\r\ntrường hợp sự cố nguồn phụ nếu đáp ứng một trong hai điều kiện sau:
\r\n\r\n- đảm bảo bảo vệ chống tiếp xúc\r\ngián tiếp theo 413.1 của TCVN 7447-4-41 (IEC 60364-4-41) ngay cả khi có sự cố\r\nnguồn phụ.
\r\n\r\n- thiết bị được lắp đặt trong hệ\r\nthống điện được vận hành, thử nghiệm và kiểm tra bởi người được đào tạo (BA4)\r\nhoặc người có kỹ năng (BA5).
\r\n\r\n531.2.3. Hệ thống TN
\r\n\r\nĐối với thiết bị nào đó hoặc bộ\r\nphận nào đó của hệ thống lắp đặt, nếu không thể đáp ứng một hoặc nhiều điều\r\nkiện trong 413.1.3 thì các bộ phận này có thể được bảo vệ bằng thiết bị bảo vệ\r\nbằng dòng dư. Trong trường hợp này, các bộ phận dẫn để trần không cần nối với\r\ndây bảo vệ của hệ thống nối đất TN, với điều kiện là các bộ phận này được nối\r\nvới điện cực đất có điện trở thích hợp với dòng điện tác động của thiết bị bảo\r\nvệ bằng dòng dư. Do đó, mạch bảo vệ này được coi như hệ thống TT và áp dụng\r\n413.1.4
\r\n\r\nTuy nhiên, nếu không có điện cực\r\nđất riêng, thì cần nối các bộ phận dẫn để trần với dây bảo vệ trên phía nguồn\r\ncủa thiết bị bảo vệ bằng dòng dư
\r\n\r\n531.2.4. Hệ thống TT
\r\n\r\nNếu hệ thống lắp đặt được bảo vệ\r\nbằng một thiết bị bảo vệ bằng dòng dư thì thiết bị này phải được đặt tại điểm\r\nbắt đầu của hệ thống lắp đặt, trừ khi phần của hệ thống nằm giữa điểm bắt đầu\r\nvà thiết bị bảo vệ bằng dòng dư phù hợp với yêu cầu bảo vệ bằng cách sử dụng\r\nthiết bị cấp II hoặc cách điện tương đương (xem 413.2).
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Trong trường hợp có\r\nnhiều hơn một điểm bắt đầu, áp dụng yêu cầu này cho mỗi điểm.
\r\n\r\n531.2.5. Hệ thống IT
\r\n\r\nTrong trường hợp có lắp thiết bị\r\nbảo vệ bằng dòng dư, và không dự tính ngắt sau sự cố lần đầu thì dòng dư không\r\ntác động của thiết bị ít nhất phải bằng dòng điện trong mạch sự cố chạm đất lần\r\nđầu có trở kháng không đáng kể ảnh hưởng đến dây pha.
\r\n\r\n531.3. Thiết bị theo dõi cách\r\nđiện
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Thiết bị theo dõi cách\r\nđiện có thể tác động với thời gian đáp ứng thích hợp.
\r\n\r\nThiết bị theo dõi cách điện được\r\ncung cấp theo 413.1.5.4 là thiết bị kiểm soát liên tục cách điện trong hệ thống\r\nlắp đặt điện. Thiết bị này được thiết kế để chỉ ra sự giảm đáng kể mức cách\r\nđiện của hệ thống lắp đặt cho phép tìm ra nguyên nhân giảm cách điện trước khi\r\nxảy ra sự cố thứ hai, và do đó tránh được ngắt nguồn cung cấp.
\r\n\r\nThiết bị theo dõi cách điện được\r\nđặt ở giá trị thấp hơn giá trị quy định trong 612.3 của IEC 60364-6-61 ứng với\r\nhệ thống lắp đặt liên quan.
\r\n\r\nThiết bị theo dõi cách điện phải\r\nđược thiết kế hoặc lắp đặt sao cho chỉ có thể thay đổi giá trị đặt khi có chìa\r\nkhóa hoặc dụng cụ.
\r\n\r\n532. Thiết bị\r\nbảo vệ chống các ảnh hường về nhiệt
\r\n\r\nĐang xem xét.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Trong khi còn đang xem\r\nxét, cần tham khảo 422.3.10 của TCVN 7447-4-42 (IEC 60364-4-42) và 705.422 của\r\nIEC 60364-7-705
\r\n\r\n533. Thiết bị\r\nbảo vệ chống quá dòng
\r\n\r\n533.1. Yêu cầu chung
\r\n\r\n533.1.1. Để cầu chảy loại\r\nxoáy ren phải được nối sao cho điện nguồn được nối vào tiếp điểm ở giữa của đế\r\ncầu chảy.
\r\n\r\n533.1.2. Đế cầu chảy dùng\r\nlàm giá đỡ cho cầu chảy loại cắm phải được bố trí sao cho loại trừ được khả\r\nnăng giá đỡ cầu chảy tạo ra tiếp xúc giữa các bộ phận dẫn của hai đế cầu chảy\r\nnằm sát nhau.
\r\n\r\n533.1.3. Cầu chảy có dây\r\nchảy để người không qua đào tạo (thuộc thuộc loại BA4) hoặc người không có kỹ\r\nnăng (không thuộc loại BA5) có thể tháo ra hoặc lắp vào phải là loại phù hợp\r\nvới các yêu cầu về an toàn của TCVN 5927 (IEC 60269-3).
\r\n\r\nCầu chảy hoặc các cơ cấu kết hợp có\r\ndây chảy để những người được đào tạo (BA4) hoặc người có kỹ năng (BA5) tháo lắp\r\nphải được lắp đặt theo cách để đảm bảo khi tháo lắp dây chảy thì không xảy ra\r\ntiếp xúc không chủ ý với các bộ phận mang điện.
\r\n\r\n533.1.4. Trong trường hợp\r\náptômát có thể được thao tác bởi người không qua đào tạo (không thuộc loại BA4)\r\nhoặc người không có kỹ năng (không thuộc loại BA5) thì các áptômát này phải\r\nđược thiết kế hoặc lắp đặt sao cho không thể thay đổi giá trị đặt đã hiệu chuẩn\r\ncủa cơ cấu nhả quá dòng mà không sử dụng chìa khóa hoặc dụng cụ, và có chỉ thị\r\nnhìn thấy được về giá trị đặt hoặc hiệu chuẩn của cơ cấu nhả.
\r\n\r\n533.2. Lựa chọn thiết bị bảo vệ\r\nchống quá tải của hệ thống đi dây
\r\n\r\nDòng điện danh nghĩa (hoặc dòng\r\nđiện đặt) của thiết bị bảo vệ phải được chọn theo 433.1.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Trong một số trường hợp,\r\nđể tránh tác động nhầm phải tính đến giá trị dòng điện đỉnh của tải.
\r\n\r\nTrong trường hợp tải chu kỳ, các\r\ngiá trị In và I2 phải được chọn trên cơ sở giá trị IB\r\nvà IZ đối với tải không đổi tương đương về nhiệt.
\r\n\r\nTrong đó
\r\n\r\nIB là dòng điện mà mạch\r\nđược thiết kế;
\r\n\r\nIZ là dòng điện mà cáp\r\ncó khả năng mang liên tục;
\r\n\r\nIn là dòng điện danh\r\nnghĩa của thiết bị bảo vệ;
\r\n\r\nI2 là dòng điện đảm bảo\r\ntác động hiệu quả của thiết bị bảo vệ.
\r\n\r\n533.3. Lựa chọn thiết bị bảo vệ\r\nchống ngắn mạch của hệ thống đi dây
\r\n\r\nViệc áp dụng các quy tắc trong TCVN\r\n7447-4-43 (IEC 60364-4-43) đối với thời gian ngắn mạch kéo dài đến 5 s phải\r\ntính đến các điều kiện ngắn mạch nhỏ nhất và lớn nhất.
\r\n\r\nTrong trường hợp tiêu chuẩn đề cập\r\nđến thiết bị bảo vệ quy định khả năng cắt ngắn mạch danh định khi vận hành và\r\nkhả năng cắt ngắn mạch tới hạn danh định thì cho phép chọn thiết bị bảo vệ dựa\r\ntrên khả năng cắt ngắn mạch tới hạn đối với các điều kiện ngắn mạch lớn nhất.\r\nTuy nhiên, một số trường hợp có thể cần chọn thiết bị bảo vệ có khả năng cắt\r\nngắn mạch khi vận hành, ví dụ ở những nơi có lắp thiết bị bảo vệ ở điểm bắt đầu\r\nhệ thống lắp đặt.
\r\n\r\n534. Thiết bị\r\nbảo vệ chống quá điện áp
\r\n\r\n\r\n\r\nĐiều này quy định giới hạn điện áp\r\nđể đạt được sự phối hợp cách điện trong các trường hợp mô tả trong TCVN\r\n7447-4-44 (IEC 60364-4-44), IEC 60664-1, IEC 61312-2 và IEC 61643-12.
\r\n\r\nĐiều này đưa ra các yêu cầu cho\r\nviệc lựa chọn và lắp đặt:
\r\n\r\n- thiết bị bảo vệ chống đột biến (SPD)\r\nđối với hệ thống lắp đặt điện của các tòa nhà để hạn chế được quá điện áp quá\r\nđộ có nguồn gốc khí quyển được truyền qua hệ thống phân phối nguồn và chống\r\nđược quá điện áp do đóng cắt.
\r\n\r\n- SPD để bảo vệ chống quá điện áp\r\nquá độ do sét đánh trực tiếp hoặc do sét đánh vào vùng lân cận tòa nhà được bảo\r\nvệ bằng hệ thống bảo vệ chống sét.
\r\n\r\nĐiều này không xét đến các linh\r\nkiện bảo vệ chống đột biến lắp trong các thiết bị nối đến hệ thống lắp đặt. Sự\r\ncó mặt của các linh kiện này có thể làm thay đổi tác động của thiết bị bảo vệ\r\nchống đột biến chính của hệ thống và có thể cần sự kết hợp bổ sung.
\r\n\r\nĐiều này áp dụng cho các mạch xoay\r\nchiều. Đối với các mạch điện một chiều, có thể áp dụng các yêu cầu trong điều\r\nnày ở mức có thể. Đối với các ứng dụng đặc biệt, có thể cần các yêu cầu khác\r\nhoặc yêu cầu bổ sung trong phần 7 liên quan của IEC 60364.
\r\n\r\n534.2. Lựa\r\nchọn và lắp đặt SPD trong hệ thống lắp đặt của tòa nhà
\r\n\r\n534.2.1. Sử dụng SPD
\r\n\r\nTCVN 7447-4-44 (IEC 60364-4-44),\r\nđiều 443 có đề cập đến bảo vệ chống quá điện áp có nguồn gốc khí quyển (do sét\r\nđánh gián tiếp, cách xa) và quá điện áp do đóng cắt. Bảo vệ này thường được\r\ncung cấp bằng cách lắp SPD thử nghiệm cấp II và, nếu cần, SPD thử nghiệm cấp\r\nIII.
\r\n\r\nKhi có yêu cầu phù hợp với TCVN\r\n7447-4-44 (IEC 60364-4-44) hoặc có quy định khác, SPD phải được lắp đặt gần\r\nđiểm bắt đầu của hệ thống lắp đặt hoặc tại cụm phân phối chính nằm gần nhất với\r\nđiểm bắt đầu của hệ thống ở bên trong tòa nhà.
\r\n\r\nIEC 61312-1 đề cập đến việc bảo vệ\r\nchống ảnh hưởng của sét đánh trực tiếp hoặc ở gần hệ thống điện. IEC 61312-3 mô\r\ntả việc lựa chọn và lắp đặt SPD theo khái niệm vùng bảo vệ chống sét (LPZ).\r\nKhái niệm mô tả việc lắp đặt SPD thử nghiệm cấp I, cấp II và cấp III.
\r\n\r\nKhi có yêu cầu phù hợp với IEC\r\n61312-1 hoặc có quy định khác, SPD phải được lắp đặt tại điểm bắt đầu của hệ\r\nthống lắp đặt.
\r\n\r\nCó thể cần lắp thêm SPD để bảo vệ\r\nthiết bị nhạy. SPD này phải kết hợp được với SPD lắp trước nó về phía nguồn\r\n(xem 534.2.3.6).
\r\n\r\nTrong trường hợp SPD là một phần\r\ncủa hệ thống lắp đặt điện cố định, nhưng không được lắp trong tủ phân phối (ví dụ\r\nlắp trong ổ cắm) thì phải có nhãn đặt trên hoặc càng gần điểm bắt đầu của mạch\r\nđiện đang xét càng tốt để chỉ ra đã có SPD.
\r\n\r\n534.2.2. Đấu nối SPD
\r\n\r\nThiết bị bảo vệ chống đột biến lắp\r\ntại hoặc ở gần điểm bắt đầu của hệ thống lắp đặt thì ít nhất phải được nối giữa\r\ncác điểm dưới đây (xem phụ lục A,B và C):
\r\n\r\na) nếu có mối nối trực tiếp giữa\r\ndây trung tính và dây PE tại hoặc gần điểm bắt đầu của hệ thống lắp đặt hoặc\r\nnếu không có dây trung tính thì nối SPD giữa từng dây pha và đầu nối đất chính\r\nhoặc dây bảo vệ chính, chọn tuyến nào ngắn hơn.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Trong hệ thống IT, trở\r\nkháng nối trung tính với dây PE không được coi là mối nối.
\r\n\r\nb) nếu không có mối nối trực tiếp\r\ngiữa dây trung tính và dây PE tại hoặc gần điểm bắt đầu của hệ thống lắp đặt\r\nthì nối SPD:
\r\n\r\ngiữa từng dây pha và đầu nối đất\r\nchính hoặc từng dây pha và dây bảo vệ chính, và giữa dây trung tính và đầu nối\r\nđất chính hoặc dây trung tính và dây bảo vệ, chọn tuyến nào ngắn nhất - kiểu\r\nđấu nối 1;
\r\n\r\nhoặc
\r\n\r\ngiữa từng dây pha và dây trung\r\ntính, và giữa dây trung tính và đầu nối đất chính hoặc giữa dây trung tính và\r\ndây bảo vệ, chọn tuyến nào ngắn hơn - kiểu đấu nối 2.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Nếu có một dây pha nối\r\nđất, thì dây pha này được coi là tương đương với dây trung tính để áp dụng điều\r\nnày.
\r\n\r\nNói chung SPD tại hoặc gần điểm bắt\r\nđầu hệ thống lắp đặt thường được lắp đặt như thể hiện trong các phụ lục từ A\r\nđến C và theo bảng 53B:
\r\n\r\nBảng\r\n53B - Đấu nối thiết bị bảo vệ chống đột biến tùy theo cấu hình của hệ thống
\r\n\r\n\r\n SPD\r\n được nối giữa \r\n | \r\n \r\n Cấu\r\n hình của hệ thống tại điểm lắp đặt SPD \r\n | \r\n |||||||
\r\n TT \r\n | \r\n \r\n TN-C \r\n | \r\n \r\n TN-S \r\n | \r\n \r\n IT\r\n có trung tính \r\n | \r\n \r\n IT\r\n không có trung tính \r\n | \r\n ||||
\r\n Lắp\r\n đặt theo \r\n | \r\n \r\n Lắp\r\n đặt theo \r\n | \r\n \r\n Lắp\r\n đặt theo \r\n | \r\n ||||||
\r\n Kiểu\r\n đấu nối 1 \r\n | \r\n \r\n Kiểu\r\n đấu nối 2 \r\n | \r\n \r\n Kiểu\r\n đấu nối 1 \r\n | \r\n \r\n Kiểu\r\n đấu nối 2 \r\n | \r\n \r\n Kiểu\r\n đấu nối 1 \r\n | \r\n \r\n Kiểu\r\n đấu nối 2 \r\n | \r\n |||
\r\n từng dây pha và dây trung tính \r\n | \r\n \r\n + \r\n | \r\n \r\n • \r\n | \r\n \r\n NA \r\n | \r\n \r\n + \r\n | \r\n \r\n • \r\n | \r\n \r\n + \r\n | \r\n \r\n • \r\n | \r\n \r\n NA \r\n | \r\n
\r\n từng dây pha và dây PE \r\n | \r\n \r\n • \r\n | \r\n \r\n NA \r\n | \r\n \r\n NA \r\n | \r\n \r\n • \r\n | \r\n \r\n NA \r\n | \r\n \r\n • \r\n | \r\n \r\n NA \r\n | \r\n \r\n • \r\n | \r\n
\r\n dây trung tính và dây PE \r\n | \r\n \r\n • \r\n | \r\n \r\n • \r\n | \r\n \r\n NA \r\n | \r\n \r\n • \r\n | \r\n \r\n • \r\n | \r\n \r\n • \r\n | \r\n \r\n • \r\n | \r\n \r\n NA \r\n | \r\n
\r\n từng dây pha và dây PEN \r\n | \r\n \r\n NA \r\n | \r\n \r\n NA \r\n | \r\n \r\n • \r\n | \r\n \r\n NA \r\n | \r\n \r\n NA \r\n | \r\n \r\n NA \r\n | \r\n \r\n NA \r\n | \r\n \r\n NA \r\n | \r\n
\r\n các dây pha \r\n | \r\n \r\n + \r\n | \r\n \r\n + \r\n | \r\n \r\n + \r\n | \r\n \r\n + \r\n | \r\n \r\n + \r\n | \r\n \r\n + \r\n | \r\n \r\n + \r\n | \r\n \r\n + \r\n | \r\n
\r\n •: bắt buộc \r\nNA: không áp dụng được \r\n+: tùy chọn, bổ sung \r\n | \r\n
534.2.3. Chọn thiết bị bảo\r\nvệ chống đột biến (SPD)
\r\n\r\nSPD phải phù hợp với IEC 61643-1.\r\nThông tin bổ sung liên quan đến việc lựa chọn và lắp đặt được cho trong IEC\r\n61643-12.
\r\n\r\n534.2.3.1. Chọn SPD liên\r\nquan đến cấp bảo vệ (Ur)
\r\n\r\nNếu điều 443 của TCVN 7447-4-44\r\n(IEC 60364-4-44) đòi hỏi phải có SPD thì cấp bảo vệ Ur của SPD phải được chọn theo điện áp\r\nchịu xung cấp II của bảng 44B trong TCVN 7447-4-44 (IEC 60364-4-44).
\r\n\r\nNếu IEC 61312-1 đòi hỏi phải có SPD\r\nđể bảo vệ chống quá điện áp do sét đánh trực tiếp gây ra thì cấp bảo vệ của các\r\nSPD này phải được chọn theo điện áp chịu xung cấp II của bảng 44B trong TCVN\r\n7447-74-44 (IEC 60364-4-44).
\r\n\r\nVí dụ trong hệ thống lắp đặt\r\n230/400 V, cấp bảo vệ Ur\r\nkhông được vượt quá 2,5 kV.
\r\n\r\nTrong trường hợp sử dụng kiểu đấu nối\r\n2 theo 534.2.2 thì cũng áp dụng các yêu cầu nêu trên cho cấp bảo vệ tổng giữa\r\ncác dây pha và dây PE.
\r\n\r\nTrong trường hợp không thể đạt đến\r\ncấp bảo vệ yêu cầu bằng một tổ hợp SPD thì phải lắp thêm các SPD kết hợp để đảm\r\nbảo cấp bảo vệ yêu cầu.
\r\n\r\n534.2.3.2. Chọn SPD liên\r\nquan đến điện áp làm việc liên tục (Uc)
\r\n\r\nĐiện áp làm việc liên tục lớn nhất\r\nUc của SPD phải bằng hoặc lớn hơn các giá trị cho trong bảng 53C\r\ndưới đây.
\r\n\r\nBảng\r\n53C - Uc yêu cầu nhỏ nhất của SPD tùy theo cấu hình hệ thống nguồn
\r\n\r\n\r\n SPD\r\n được nối giữa \r\n | \r\n \r\n Cấu\r\n hình hệ thống của mạng phân phối \r\n | \r\n ||||
\r\n TT \r\n | \r\n \r\n TN-C \r\n | \r\n \r\n TN-S \r\n | \r\n \r\n IT\r\n có trung tính \r\n | \r\n \r\n IT\r\n không có trung tính \r\n | \r\n |
\r\n dây pha và dây trung tính \r\n | \r\n \r\n 1,1\r\n Uo \r\n | \r\n \r\n NA \r\n | \r\n \r\n 1,1\r\n Uo \r\n | \r\n \r\n 1,1\r\n Uo \r\n | \r\n \r\n NA \r\n | \r\n
\r\n từng dây pha và dây PE \r\n | \r\n \r\n 1,1\r\n Uo \r\n | \r\n \r\n NA \r\n | \r\n \r\n 1,1\r\n Uo \r\n | \r\n \r\n
| \r\n \r\n Điện\r\n áp pha-pha a \r\n | \r\n
\r\n dây trung tính và dây PE \r\n | \r\n \r\n Uoa \r\n | \r\n \r\n NA \r\n | \r\n \r\n Uoa \r\n | \r\n \r\n Uoa \r\n | \r\n \r\n NA \r\n | \r\n
\r\n từng dây pha và dây PEN \r\n | \r\n \r\n NA \r\n | \r\n \r\n 1,1\r\n Uo \r\n | \r\n \r\n NA \r\n | \r\n \r\n NA \r\n | \r\n \r\n NA \r\n | \r\n
\r\n NA: không áp dụng được \r\nCHÚ THÍCH 1: Uo là\r\n điện áp pha-trung tính của hệ thống điện hạ áp \r\nCHÚ THÍCH 2: Bảng này dựa trên\r\n IEC 61643-1 sửa đổi 1. \r\n | \r\n |||||
\r\n a Các giá trị này liên\r\n quan đến điều kiện sự cố trong trường hợp xấu nhất, do đó không tính đến dung\r\n sai 10 %. \r\n | \r\n
534.2.3.3. Chọn SPD liên\r\nquan đến quá điện áp tạm thời (TOV)
\r\n\r\nSPD được lựa chọn theo 534.2.3 phải\r\nchịu được quá điện áp tạm thời do sự cố trong hệ thống hiện hạ áp (xem điều 442\r\ncủa TCVN 7447-4-44 (IEC 60364-4-44)).
\r\n\r\nĐiều này được đáp ứng bằng cách\r\nchọn SPD phù hợp với các yêu cầu thử nghiệm liên quan nêu trong 7.7.6 của IEC\r\n61643-1.
\r\n\r\nĐể dự phòng an toàn trong trường\r\nhợp quá điện áp tạm thời do sự cố chạm đất trong hệ thống điện cao áp (xem TCVN\r\n7447-4-44 (IEC 60364-4-44), điều 442), SPD nối với dây PE phải đáp ứng thử\r\nnghiệm 7.7.4 của IEC 61643-1.
\r\n\r\nNgoài ra, SPD được lắp đặt trong vị\r\ntrí 4a theo hình B.2 phải chịu được các quá điện áp tạm thời như được xác định\r\ntrong thử nghiệm 7.7.4 của IEC 61643-1.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1: Tiêu chí thích hợp cần\r\nđáp ứng đang được xem xét để xác định khả năng chịu đựng.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2: Yêu cầu này không đề cập\r\nđến việc mất trung tính. Mặc dù hiện nay không có thử nghiệm cụ thể trong IEC\r\n61643-1 nhưng vẫn đòi hỏi SPD phải hoạt động an toàn.
\r\n\r\n534.2.3.4. Chọn SPD liên\r\nquan đến dòng điện phóng điện (In) và dòng điện xung (Ixung)
\r\n\r\nNếu TCVN 7447-4-44 (IEC 60364-4-44)\r\nđiều 443 đòi hỏi phải có SPD, thì dòng điện phóng điện danh nghĩa không được\r\nnhỏ hơn 5kA 8/20 đối với từng phương thức bảo vệ.
\r\n\r\nTrong trường hợp lắp đặt theo kiểu\r\nđấu nối 2 của 534.2.2, dòng điện phóng điện danh nghĩa In đối với\r\nthiết bị bảo vệ chống đột biến nối giữa dây trung tính và dây PE không được nhỏ\r\nhơn 20 kA 8/20 đối với hệ thống ba pha và 10 kA 8/20 đối với hệ thống một pha.
\r\n\r\nNếu IEC 61312-1 đòi hỏi phải có SPD,\r\nthì dòng điện xung sét Ixung theo IEC 61643-1 phải được tính theo\r\nIEC 61312-1. Thông tin bổ sung được cho trong IEC 61643-12. Nếu không thể thiết\r\nlập được giá trị dòng điện thì giá trị Ixung không được nhỏ hơn 12,5\r\nkA đối với phương thức bảo vệ.
\r\n\r\nTrong trường hợp lắp đặt theo kiểu đấu\r\nnối 2 của 534.2.2, dòng điện xung sét Ixung đối với thiết bị bảo vệ\r\nchống đột biến nối giữa dây trung tính và dây PE phải được tính toán theo các\r\ntiêu chuẩn nêu trên. Nếu không thể thiết lập được giá trị dòng điện thì dòng\r\nđiện Ixung không được nhỏ hơn 50 kA đối với hệ thống ba pha và 25 kA\r\nđối với hệ thống một pha.
\r\n\r\nNếu sử dụng một SPD để bảo vệ theo\r\ncả IEC 61312-1 và điều 443 của TCVN 7447-4-44 (IEC 60364-4-44) thì thông số In\r\nvà Ixung phải phù hợp với các giá trị nêu trên.
\r\n\r\n534.2.3.5. Chọn SPD liên\r\nquan đến dòng điện ngắn mạch có thể có.
\r\n\r\nDòng điện chịu ngắn mạch của SPD\r\n(trong trường hợp SPD không tác động được) kết hợp với thiết bị bảo vệ quá dòng\r\nquy định (bên trong hoặc bên ngoài) phải bằng hoặc lớn hơn dòng điện ngắn mạch\r\nlớn nhất có thể có tại điểm lắp đặt, có tính đến các thiết bị bảo vệ quá dòng\r\nlớn nhất do nhà chế tạo SPD quy định.
\r\n\r\nNgoài ra, khi nhà chế tạo SPD công\r\nbố thông số đặc trưng ngắt dòng điện tiếp tục chạy qua thì giá trị này phải\r\nbằng hoặc cao hơn dòng điện ngắn mạch có thể có tại điểm lắp đặt.
\r\n\r\nSPD nối giữa dây trung tính và dây\r\nPE trong hệ thống TT hoặc hệ thống TN cho phép dòng điện tần số nguồn tiếp tục\r\nchạy qua sau khi tác động (ví dụ qua các khe hở phóng điện) phải có thông số\r\nngắt dòng điện tiếp tục chạy qua lớn hơn hoặc bằng 100 A.
\r\n\r\nTrong hệ thống IT, thông số ngắt\r\ndòng điện tiếp tục chạy qua dùng cho SPD nối giữa dây trung tính và dây PE phải\r\ngiống như của SPD nối giữa dây pha và dây trung tính.
\r\n\r\n534.2.3.6. Phối hợp các SPD
\r\n\r\nTheo IEC 61312-3 và IEC 61643-12,\r\nphải xem xét sự phối hợp cần thiết của các SPD trong hệ thống lắp đặt. Nhà chế\r\ntạo SPD phải cung cấp đầy đủ thông tin trong hệ thống tài liệu về cách đạt được\r\nsự phối hợp giữa các SPD.
\r\n\r\n534.2.4. Bảo vệ chống quá\r\ndòng và các hậu quả của việc hỏng SPD
\r\n\r\nViệc bảo vệ chống ngắn mạch của các\r\nSPD được cung cấp bởi thiết bị bảo vệ chống quá dòng F2 (xem hình trong các phụ\r\nlục từ phụ lục A đến phụ lục D), được chọn theo thông số khuyến cáo lớn nhất\r\ndùng cho thiết bị bảo vệ quá dòng nêu trong các hướng dẫn về SPD của nhà chế\r\ntạo.
\r\n\r\nNếu thiết bị bảo vệ quá dòng F1 (là\r\nmột phần của hệ thống lắp đặt, xem hình trong các phụ lục từ phụ lục A đến phụ\r\nlục D) có thông số nhỏ hơn hoặc bằng thông số khuyến cáo lớn nhất dùng cho\r\nthiết bị bảo vệ quá dòng F2 thì có thể bỏ qua thiết bị F2.
\r\n\r\nMặt cắt của các dây dẫn nối thiết\r\nbị bảo vệ quá dòng với các dây pha phải phù hợp với dòng điện ngắn mạch lớn\r\nnhất có thể có (F1, F2 và F3 được thể hiện trong các phụ lục từ phụ lục A đến\r\nphụ lục D).
\r\n\r\nTùy thuộc vào vị trí của các thiết\r\nbị bảo vệ dùng để ngắt điện của SPD trong trường hợp SPD không tác động được có\r\nthể đưa ra ưu tiên đảm bảo liên tục cấp nguồn hoặc đảm bảo liên tục bảo vệ.
\r\n\r\nTrong mọi trường hợp phải đảm bảo\r\ntính phân biệt giữa các thiết bị bảo vệ.
\r\n\r\n- Nếu thiết bị bảo vệ được lắp\r\ntrong mạch điện của thiết bị bảo vệ chống đột biến, thì tính liên tục của cấp\r\nnguồn được đảm bảo, nhưng cả hệ thống lẫn thiết bị đều không được bảo vệ chống\r\nquá điện áp có thể xảy ra sau đó (xem hình 53A). Các thiết bị bảo vệ này có thể\r\nlà thiết bị cách ly bên trong
\r\n\r\n- Nếu thiết bị bảo vệ được lắp\r\ntrong hệ thống lắp đặt về phía nguồn của mạch điện nơi có lắp SPD thì việc\r\nthiết bị bảo vệ chống đột biến không tác động được có thể gây ra ngắt nguồn\r\ncung cấp: mạch điện sẽ bị ngắt cho đến khi thiết bị bảo vệ chống đột biến được\r\nthay thế (xem hình 53B).
\r\n\r\nPD: thiết bị bảo vệ của SPD
\r\n\r\nSPD: thiết bị bảo vệ chống đột biến
\r\n\r\nE/I: thiết bị hoặc hệ thống lắp đặt\r\ncần bảo vệ chống quá điện áp
\r\n\r\nHình\r\n53A - Ưu tiên tính liên tục cấp nguồn
\r\n\r\nHình\r\n53B - Ưu tiên tính liên tục bảo vệ
\r\n\r\nĐể tăng độ tin cậy và tăng xác suất\r\nđể đồng thời có liên tục cấp nguồn và liên tục bảo vệ, cho phép sử dụng sơ đồ\r\ntrên hình 53C.
\r\n\r\nHình\r\n53C - Kết hợp tính liên tục cấp nguồn và tính liên tục bảo vệ
\r\n\r\nTrong trường hợp này, hai SPD giống\r\nnhau (SPD1 và SPD2) được nối với hai thiết bị bảo vệ\r\ngiống nhau (PD1 và PD2). Khi một trong hai SPD không tác\r\nđộng được (ví dụ SPD1), sẽ không ảnh hưởng đến hiệu lực của SPD còn\r\nlại (ví dụ SPD2) và cũng sẽ làm cho thiết bị bảo vệ của SPD đó tác\r\nđộng (ví dụ PD1). Bố trí như vậy sẽ làm tăng đáng kể xác suất xảy ra\r\nđồng thời liên tục cấp nguồn và liên tục bảo vệ.
\r\n\r\n534.2.5. Bảo vệ chống tiếp\r\nxúc gián tiếp
\r\n\r\nBảo vệ chống tiếp xúc gián tiếp,\r\nnhư được nêu trong TCVN 7447-4-41 (IEC 60364-4-41) vẫn phải có hiệu quả trong\r\nhệ thống lắp đặt được bảo vệ ngay cả trong trường hợp hỏng SPD.
\r\n\r\nTrong trường hợp tự động ngắt\r\nnguồn:
\r\n\r\n- trong hệ thống TN, bảo vệ chống\r\ntiếp xúc gián tiếp, về cơ bản, có thể được đáp ứng bằng thiết bị bảo vệ quá\r\ndòng trên phía nguồn của thiết bị bảo vệ chống đột biến.
\r\n\r\n- trong hệ thống TT, bảo vệ chống\r\ntiếp xúc gián tiếp có thể được đáp ứng bằng:
\r\n\r\na) lắp đặt SPD trên phía tải của\r\nRCD (xem hình B.1), hoặc
\r\n\r\nb) lắp đặt SPD trên phía nguồn của\r\nRCD. Do có khả năng hỏng SPD giữa dây N và dây PE nên:
\r\n\r\n·\r\nphải đáp ứng các điều kiện nêu trong 413.1.3.7 của TCVN 7447-4-41 (IEC\r\n60364-4-41);
\r\n\r\nvà
\r\n\r\n·\r\nSPD phải được lắp theo đấu nối kiểu 2 của 534.2.2.
\r\n\r\n- trong hệ thống IT, không yêu cầu\r\nbiện pháp bổ sung.
\r\n\r\n534.2.6. Kết hợp SPD với RCD
\r\n\r\nNếu SPD được lắp theo 534.2.1 và\r\nnằm về phía tải của thiết bị bảo vệ bằng dòng dư thì phải sử dụng RCD có hoặc\r\nkhông có thời gian trễ nhưng phải có khả năng miễn nhiễm đối với dòng điện đột\r\nbiến ít nhất là 3 kA 8/20.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1: RCD loại S theo TCVN\r\n6950-1 (IEC 61008-1) và TCVN 6951-1 (IEC 61009-1) thỏa mãn yêu cầu này.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2: Trong trường hợp dòng điện\r\nđột biến cao hơn 3 kA 8/20, RCD có thể tác động gây ngắt nguồn điện.
\r\n\r\n534.2.7. Đo điện trở cách\r\nđiện
\r\n\r\nTrong quá trình đo điện trở cách\r\nđiện của hệ thống lắp đặt theo IEC 60364-6-61, SPD lắp tại hoặc gần điểm bắt đầu\r\nhệ thống lắp đặt hoặc trong tủ phân phối và không đặc trưng cho điện áp thử\r\nnghiệm của phép đo cách điện có thể được ngắt ra.
\r\n\r\nTrong trường hợp SPD nối với dây PE\r\nlà một bộ phận của ổ cắm thì SPD này phải chịu được điện áp thử nghiệm dùng để\r\nđo điện trở cách điện theo IEC 60364-6-61.
\r\n\r\n534.2.8. Chỉ thị trạng thái SPD
\r\n\r\nĐể thể hiện rằng SPD không còn bảo\r\nvệ chống quá điện áp nữa thì phải sử dụng:
\r\n\r\n- bộ chỉ thị trạng thái SPD; hoặc
\r\n\r\n- thiết bị bảo vệ SPD riêng như đề\r\ncập trong 534.2.4.
\r\n\r\n534.2.9. Dây dẫn đấu nối
\r\n\r\nDây dẫn đấu nối là dây dẫn nối từ\r\ndây pha đến thiết bị bảo vệ chống đột biến và từ thiết bị bảo vệ chống đột biến\r\nđến đầu nối đất chính hoặc đến dây bảo vệ.
\r\n\r\nVì khi tăng chiều dài dây dẫn đấu\r\nnối của SPD sẽ làm giảm hiệu quả bảo vệ chống quá điện áp nên để đạt được bảo\r\nvệ chống quá điện áp tốt nhất thì tất cả các dây dẫn đấu nối của SPD càng ngắn\r\ncàng tốt (tốt nhất là tổng chiều dài dây dẫn không vượt quá 0,5 m) và không có\r\nmạch vòng, xem hình 53D. Nếu khoảng cách a+b (xem hình 53D) không thể giảm\r\nxuống thấp hơn 0,5 m thì có thể sử dụng sơ đồ ở hình 53E.
\r\n\r\nHình\r\n53D - Ví dụ về lắp đặt SPD tại hoặc gần điểm bắt đầu của hệ thống lắp đặt
\r\n\r\nHình\r\n53E - Ví dụ về lắp đặt SPD tại hoặc gần điểm bắt đầu của hệ thống lắp đặt
\r\n\r\n534.2.10. Mặt cắt của dây\r\ndẫn nối đất
\r\n\r\nDây dẫn nối đất của SPD lắp đặt tại\r\nhoặc gần điểm bắt đầu hệ thống lắp đặt phải bằng đồng và có mặt cắt ít nhất là\r\n4 mm2 hoặc tương đương.
\r\n\r\nTrong trường hợp có hệ thống chống\r\nsét thì yêu cầu dây dẫn bằng đồng hoặc tương đương có diện tích mặt cắt nhỏ\r\nnhất là 16 mm2 đối với SPD được thử nghiệm theo thử nghiệm cấp I của\r\nIEC 61643-1.
\r\n\r\n535 (539)\r\nPhối hợp các thiết bị bảo vệ khác nhau
\r\n\r\n535.1 (539.1) Bảo vệ phân biệt\r\ncủa các thiết bị bảo vệ quá dòng
\r\n\r\nĐang xem xét
\r\n\r\n535.2 (539.2) Kết hợp thiết bị\r\nbảo vệ bằng dòng dư với thiết bị bảo vệ quá dòng
\r\n\r\n535.2.1 (539.2.1) Khi thiết\r\nbị bảo vệ bằng dòng dư có lắp hoặc kết hợp với thiết bị bảo vệ quá dòng thì đặc\r\ntính của cụm thiết bị bảo vệ (khả năng cắt, đặc tính tác động liên quan đến\r\ndòng điện danh định) phải thỏa mãn các quy tắc nêu trong điều 433 và điều 434\r\ncủa TCVN 7447-4-43 (IEC 60364-4-43) và 533.2 và 533.3 của tiêu chuẩn này.
\r\n\r\n535.2.2 (539.2.2) Khi thiết\r\nbị bảo vệ bằng dòng dư không được lắp bên trong hoặc không kết hợp với thiết bị\r\nbảo vệ quá dòng thì:
\r\n\r\n- bảo vệ quá dòng phải được đảm bảo\r\nbằng thiết bị bảo vệ thích hợp theo các quy tắc của TCVN 7447-4-43 (IEC\r\n60364-4-43);
\r\n\r\n- thiết bị bảo vệ bằng dòng dư phải\r\ncó khả năng chịu được mà không bị hỏng do các ứng suất nhiệt và cơ có thể phải\r\nchịu khi xảy ra ngắn mạch trên phía tải của vị trí lắp đặt thiết bị.
\r\n\r\n- thiết bị bảo vệ bằng dòng dư\r\nkhông được hỏng trong các điều kiện ngắn mạch này ngay cả khi, do dòng điện\r\nkhông cân bằng hoặc dòng điện chạy xuống đất, bản thân thiết bị bảo vệ bằng\r\ndòng dư có xu hướng cắt.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Các ứng suất được đề cập\r\nở trên phụ thuộc vào dòng điện ngắn mạch kỳ vọng tại điểm đặt thiết bị bảo vệ\r\nbằng dòng dư và đặc tính tác động thiết bị cung cấp bảo vệ ngắn mạch.
\r\n\r\n535.3 (539.3) Bảo vệ phân biệt\r\ncủa các thiết bị bảo vệ bằng dòng dư
\r\n\r\nBảo vệ phân biệt của các thiết bị\r\nbảo vệ bằng dòng dư lắp nối tiếp vì lý do vận hành là yêu cầu cần thiết, đặc\r\nbiết khi liên quan đến an toàn, để cấp điện liên tục cho các bộ phận của hệ\r\nthống lắp đặt không liên quan đến sự cố, nếu có.
\r\n\r\nCó thể đạt được sự phân biệt này\r\nbằng cách chọn và lắp đặt thiết bị bảo vệ bằng dòng dư mà, trong khi vẫn đảm\r\nbảo việc bảo vệ cần thiết cho các phần khác của hệ thống thì chỉ ngắt điện bộ\r\nphận của hệ thống nằm về phía tải của thiết bị bảo vệ bằng dòng dư lắp trên\r\nphía nguồn của sự cố, và gần với thiết bị bảo vệ nhất.
\r\n\r\nĐể đảm bảo phân biệt giữa hai thiết\r\nbị bảo vệ bằng dòng dư mắc nối tiếp, các thiết bị này phải đáp ứng cả hai điều\r\nkiện dưới đây:
\r\n\r\na) đường đặc tính thời gian-dòng\r\nđiện không tác động của thiết bị bảo vệ bằng dòng dư đặt trên phía nguồn phải\r\nnằm phía trên đường đặc tính thời gian-dòng điện làm việc tổng của thiết bị bảo\r\nvệ bằng dòng dư nằm trên phía tải; và
\r\n\r\nb) dòng dư tác động danh định của\r\nthiết bị nằm trên phía nguồn phải cao hơn dòng dư tác động danh định của thiết\r\nbị bảo vệ bằng dòng dư nằm trên phía tải.
\r\n\r\nTrong trường hợp thiết bị bảo vệ\r\nbằng dòng dư phù hợp với các yêu cầu của TCVN 6950-1 (IEC 61008-1) và TCVN 6951\r\n(IEC 61009) thì dòng dư tác động danh định của thiết bị đặt trên phía nguồn ít\r\nnhất phải bằng ba lần dòng dư tác động danh định của thiết bị bảo vệ bằng dòng\r\ndư đặt trên phía tải.
\r\n\r\n536 (46) Cách\r\nly và đóng cắt
\r\n\r\n\r\n\r\nĐiều này đề cập đến các biện pháp\r\ncách ly và đóng cắt từ xa và tại chỗ không tự động để ngăn ngừa hoặc loại trừ\r\nnguy hiểm, liên quan đến hệ thống lắp đặt điện hoặc thiết bị và máy móc sử dụng\r\nđiện.
\r\n\r\n\r\n\r\n536.1.1 (461.1) Theo (các)\r\nchức năng thường dùng, tất cả các thiết bị cung cấp cách ly hoặc đóng cắt đều\r\nphải phù hợp với các yêu cầu liên quan trong tiêu chuẩn này.
\r\n\r\n536.1.2 (461.2) Trong hệ\r\nthống TN-C, không được làm gián đoạn hoặc đóng cắt dây PEN. Trong hệ thống\r\nTN-S, không nhất thiết phải đóng cắt hoặc làm gián đoạn dây trung tính.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Trong tất cả các hệ\r\nthống, yêu cầu không được làm gián đoạn hoặc đóng cắt dây bảo vệ (xem thêm 543.3.3\r\ncủa TCVN 7447-5-54 (IEC 60364-5-54)).
\r\n\r\n536.1.3 (461.3) Biện pháp\r\nbảo vệ đề cập trong tiêu chuẩn này không thay thế cho các biện pháp bảo vệ được\r\nđề cập trong các tiêu chuẩn từ TCVN 7447-4-41 (IEC 60364-4-41) đến TCVN\r\n7447-4-44 (IEC 60364-4-44).
\r\n\r\n\r\n\r\n536.2.1 Quy định chung
\r\n\r\n536.2.1.1 (462.1) Tất cả các\r\nmạch điện phải có khả năng làm gián đoạn từng dây dẫn nguồn mang điện, ngoại\r\ntrừ các trường hợp nêu trong 536.1.2 ở trên.
\r\n\r\nCó thể trang bị để cô lập nhóm mạch\r\nđiện bằng một phương tiện chung, nếu điều kiện vận hành cho phép.
\r\n\r\n536.2.1.2 (462.2) Phải có\r\nphương tiện thích hợp để ngăn ngừa bất kỳ thiết bị nào bị đóng điện không chủ\r\ný.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Biện pháp đề phòng có\r\nthể là một hoặc nhiều biện pháp dưới đây:
\r\n\r\n- khóa móc;
\r\n\r\n- các cảnh báo;
\r\n\r\n- đặt bên trong không gian hoặc vỏ\r\nbọc có thể khóa được.
\r\n\r\nNối tắt và nối đất có thể được sử\r\ndụng như một biện pháp phụ.
\r\n\r\n536.2.1.3 (462.3) Khi một\r\nhạng mục thiết bị hoặc vỏ bọc có chứa các bộ phận mang điện nối với nhiều hơn\r\nmột nguồn điện, thì phải đặt cảnh báo ở vị trí sao cho con người khi tiếp cận\r\nvới các bộ phận mang điện sẽ được cảnh báo về sự cần thiết phải cách ly các bộ\r\nphận mang điện đó với các nguồn điện khác trừ khi có khóa liên động đảm bảo\r\nrằng tất cả các mạch điện liên quan đã được cách ly.
\r\n\r\n536.2.1.4 (462.4) Nếu cần,\r\nphải có phương tiện thích hợp để phóng năng lượng tích điện (xem nội dung cụ\r\nthể trong TCVN 7447-5-55 (IEC 60364-5-55)).
\r\n\r\n536.2.2 (537.2) Thiết bị\r\ncách ly
\r\n\r\n536.2.2.1 (537.2.1) Thiết bị\r\ncách ly phải cách ly hiệu quả tất cả các dây dẫn nguồn mang điện với các mạch\r\nđiện liên quan, và phải phù hợp với quy định của 536.1.2.
\r\n\r\nThiết bị cách ly phải phù hợp với\r\ncác điều từ 536.2.2.2 đến 536.2.2.8.
\r\n\r\n536.2.2.2. Thiết bị cách ly\r\nphải phù hợp với hai điều kiện dưới đây.
\r\n\r\na) chưa qua sử dụng, ở điều kiện\r\nsạch và khô, khi ở vị trí cắt, chịu được điện áp xung giữa các đầu nối của từng\r\ncực nêu trong bảng 53A liên quan đến điện áp danh nghĩa của hệ thống lắp đặt.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Có thể cần các khoảng\r\ncách lớn hơn các khoảng cách tương ứng với điện áp chịu xung khi xem xét đến\r\ncác khía cạnh khác không phải cách ly.
\r\n\r\nBảng\r\n53A - Điện áp chịu xung là hàm số của điện áp danh nghĩa
\r\n\r\n\r\n Điện\r\n áp danh nghĩa của hệ thống lắp đặt a \r\n | \r\n \r\n Điện\r\n áp chịu xung đối với thiết bị cách ly, kV \r\n | \r\n ||
\r\n Hệ\r\n thống ba pha, V \r\n | \r\n \r\n Hệ\r\n thống một pha có điểm giữa, V \r\n | \r\n \r\n Quá\r\n điện áp cấp III \r\n | \r\n \r\n Quá\r\n điện áp cấp IV \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n 120-240 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 5 \r\n | \r\n
\r\n 230/400,\r\n 277/480 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n 5 \r\n | \r\n \r\n 8 \r\n | \r\n
\r\n 400/690,\r\n 577/1 000 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n 8 \r\n | \r\n \r\n 10 \r\n | \r\n
\r\n a Theo\r\n IEC 60038 \r\n | \r\n |||
\r\n CHÚ THÍCH 1: Đối với quá điện áp\r\n quá độ có nguồn gốc khí quyển, không phân biệt giữa hệ thống nối đất và không\r\n nối đất. \r\nCHÚ THÍCH 2: Điện áp chịu xung\r\n liên quan đến độ cao so với mực nước biển là 2 000 m. \r\n | \r\n
b) dòng điện rò chạy qua các cực\r\nđang mở không vượt quá:
\r\n\r\n- 0,5 mA trên mỗi cực trong điều\r\nkiện chưa qua sử dụng, sạch và khô; và
\r\n\r\n- 6 mA trên mỗi cực tại thời điểm\r\nkết thúc tuổi thọ vận hành quy ước của thiết bị được xác định trong tiêu chuẩn\r\nliên quan.
\r\n\r\nKhi thử nghiệm, đặt điện áp giữa\r\ncác đầu nối của từng cực bằng 110% giá trị điện áp pha-trung tính tương ứng với\r\nđiện áp danh nghĩa của hệ thống lắp đặt. Trong trường hợp thử nghiệm điện một\r\nchiều, giá trị điện áp một chiều phải bằng giá trị hiệu dụng của điện áp thử\r\nnghiệm xoay chiều.
\r\n\r\n536.2.2.3 (537.2.1.2) Khoảng\r\ncách ly của các tiếp điểm mở của thiết bị phải nhìn thấy được hoặc phải được\r\nchỉ ra bằng nhãn dễ thấy và rõ ràng với chữ "OFF" hoặc "OPEN"\r\nhoặc chữ "CẮT" hoặc "MỞ".
\r\n\r\nNhãn này chỉ xuất hiện đã đạt được\r\nkhoảng cách ly giữa các tiếp điểm mở trên từng cực của thiết bị.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Có thể dùng ký hiệu\r\n"O" và "I" để chỉ ra các vị trí mở và đóng tương ứng.
\r\n\r\n536.2.2.4 (537.2.1.3) Không\r\nđược sử dụng thiết bị bán dẫn làm thiết bị cách ly.
\r\n\r\n536.2.2.5 (537.2.2) Thiết bị\r\ncách ly phải được thiết kế và/hoặc lắp đặt sao cho không bị đóng ngẫu nhiên.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Đóng ngẫu nhiên có thể\r\ndo rung hoặc sóc.
\r\n\r\n536.2.2.6 (537.2.3) Phải có\r\nbiện pháp để giữ cho các thiết bị cách ly loại phải giảm tải không bị mở ra\r\nkhông chủ ý.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Yêu cầu này có thể đạt\r\nđược bằng cách đặt thiết bị trong một không gian hoặc vỏ bọc có thể chốt được\r\nhoặc khóa móc. Thiết bị loại phải giảm tải cũng có thể được khóa liên động với\r\nmột thiết bị loại phải cắt tải.
\r\n\r\n536.2.2.7 (537.2.4) Phương\r\ntiện cách ly bằng thiết bị đóng cắt nhiều cực phải được ưu tiên để có thể ngắt\r\ntất cả các cực của nguồn liên quan nhưng không loại trừ trường hợp các thiết bị\r\nđóng cắt một cực đặt sát nhau.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Có thể cách ly bằng các\r\nphương tiện như:
\r\n\r\n- dao cách ly, đóng cắt cách ly,\r\nnhiều cực hoặc một cực;
\r\n\r\n- phích cắm và ổ cắm;
\r\n\r\n- dây chảy;
\r\n\r\n- cầu chảy;
\r\n\r\n- các đầu nối đặc biệt không cần\r\ntháo dây dẫn ra.
\r\n\r\n536.2.2.8 (537.2.5) Tất cả\r\ncác thiết bị dùng để cách ly phải được nhận biết dễ dàng, ví dụ bằng cách ghi\r\nnhãn, để chỉ ra mạch điện mà các thiết bị này cách ly.
\r\n\r\n536.3 (463)\r\nNgắt điện để bảo dưỡng về cơ
\r\n\r\n536.3.1. Quy định chung
\r\n\r\n536.1.1 (463.1) Phải có\r\nphương tiện ngắt điện ở những nơi mà việc bảo dưỡng về cơ có thể dẫn đến rủi ro\r\ngây bị thương.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1: Thiết bị cơ được cung\r\ncấp lực bằng điện có thể bao gồm các máy có chuyển động quay cũng như các phần tử\r\ngia nhiệt và các thiết bị điện từ (xem 5.4 của IEC 60204-1 đối với lắp đặt điện\r\ncho máy móc).
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2: Ví dụ về các hệ thống\r\nlắp đặt ở những nơi sử dụng phương tiện ngắt điện khi bảo trì về cơ là:
\r\n\r\n- cần trục;
\r\n\r\n- thang máy;
\r\n\r\n- thang cuốn;
\r\n\r\n- băng tải;
\r\n\r\n- máy công cụ;
\r\n\r\n- bơm.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 3: Quy tắc này không áp\r\ndụng cho các hệ thống được cung cấp lực bằng phương tiện khác, ví dụ khí nén,\r\nthủy lực hoặc hơi nước. Trong các trường hợp này, biện pháp cắt nguồn cấp điện\r\nliên quan có thể chưa đủ.
\r\n\r\n536.3.1.2 (463.2) Phải có\r\nphương tiện thích hợp để ngăn ngừa các thiết bị cấp lực bằng điện không bị đóng\r\nđiện lại một cách không chủ ý trong quá trình bảo trì về cơ, trừ khi các phương\r\ntiện ngắt điện được khống chế liên tục bởi bất kỳ ai thực hiện việc bảo trì\r\nnày.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Phương tiện này có thể\r\nlà một hoặc một số biện pháp dưới đây:
\r\n\r\n- khóa móc;
\r\n\r\n- các dấu hiệu cảnh báo;
\r\n\r\n- đặt bên trong không gian hoặc vỏ\r\nbọc có thể khóa được.
\r\n\r\n536.3.2 (537.3) Các thiết bị\r\ndùng để ngắt điện khi bảo dưỡng về cơ
\r\n\r\n536.3.2.1 (537.3.1) Ưu tiên\r\nlắp các thiết bị dùng để ngắt điện khi bảo dưỡng về cơ trong mạch cung cấp\r\nchính.
\r\n\r\nKhi có các thiết bị đóng cắt dùng\r\ncho mục đích này, các thiết bị đóng ngắt phải có khả năng cắt dòng điện đầy tải\r\ncủa bộ phận liên quan trong hệ thống lắp đặt. Các thiết bị này không nhất thiết\r\nphải ngắt tất cả các dây dẫn mang điện.
\r\n\r\nChỉ được ngắt mạch điều khiển của\r\nthiết bị chủ động hoặc các cơ cấu tương tự khi có các điều kiện tương đương với\r\nngắt trực tiếp nguồn chính như:
\r\n\r\n- có cơ cấu an toàn bổ sung, ví dụ\r\nnhư cơ cấu hãm cơ, hoặc
\r\n\r\n- sử dụng các yêu cầu trong quy\r\nđịnh kỹ thuật của IEC đối với cơ cấu điều khiển.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Ngắt điện để bảo trì về\r\ncơ có thể được thực hiện bằng các phương tiện sau:
\r\n\r\n- thiết bị đóng cắt nhiều cực;
\r\n\r\n- áptômát;
\r\n\r\n- thiết bị đóng cắt điều khiển tác\r\nđộng lên côngtắctơ;
\r\n\r\n- phích cắm và ổ cắm.
\r\n\r\n536.3.2.2 (537.3.2) Thiết bị\r\ndùng để cắt điện khi bảo trì về cơ hoặc thiết bị đóng cắt điều khiển thiết bị\r\nnày yêu cầu phải thao tác bằng tay.
\r\n\r\nKhe hở không khí giữa các tiếp điểm\r\nmở của thiết bị phải nhìn thấy được hoặc phải được chỉ ra bằng nhãn dễ thấy và\r\nrõ ràng với chữ "OFF" hoặc "OPEN" hoặc "CẮT" hoặc\r\n"MỞ". Nhãn này chỉ được xuất hiện khi duy trì được vị trí đặt chữ\r\n"OFF" hoặc "OPEN" trên mỗi cực của thiết bị.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Có thể ghi nhãn bằng ký\r\nhiệu “O” và “I” để chỉ ra vị trí mở và đóng tương ứng.
\r\n\r\n536.3.2.3 (537.3.3). Thiết\r\nbị dùng để ngắt nguồn khi bảo trì về cơ phải được thiết kế và/hoặc lắp đặt sao\r\ncho ngăn ngừa được việc đóng nguồn không chủ ý.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Việc đóng nguồn như vậy\r\ncó thể do sóc hoặc rung.
\r\n\r\n536.3.2.4 (537.3.4) Thiết bị\r\ndùng để ngắt nguồn khi bảo trì về cơ phải được đặt và ghi nhãn để có thể nhận\r\nbiết dễ dàng và thuận tiện cho sử dụng thông thường.
\r\n\r\n536.4 (464)\r\nĐóng cắt khẩn cấp
\r\n\r\n536.4.1. Quy định chung
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Đóng cắt khẩn cấp có thể\r\nlà đóng hoặc cắt khẩn cấp.
\r\n\r\n536.4.1.1 (464.1) Phải có\r\nphương tiện để đóng cắt khẩn cấp mọi bộ phận của hệ thống lắp đặt trong trường\r\nhợp cần khống chế nguồn cung cấp để loại bỏ nguy hiểm ngoài dự kiến.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Ví dụ về các hệ thống\r\nlắp đặt sử dụng phương tiện đóng cắt khẩn cấp (ngoại trừ việc dừng khẩn cấp\r\ntheo 536.4.1.5):
\r\n\r\n- bơm chuyên dùng để bơm các chất\r\nlỏng dễ cháy;
\r\n\r\n- hệ thống thông gió;
\r\n\r\n- máy tính lớn;
\r\n\r\n- đèn phóng điện có nguồn điện áp\r\ncao, ví dụ báo hiệu neon;
\r\n\r\n- một số gian trong tòa nhà lớn, ví\r\ndụ các gian kho;
\r\n\r\n- cơ sở chuyên nghiên cứu và thử\r\nnghiệm điện;
\r\n\r\n- các phòng thí nghiệm dùng cho\r\ngiảng dạy;
\r\n\r\n- gian nồi hơi;
\r\n\r\n- các gian bếp lớn.
\r\n\r\n536.4.1.2 (464.2) Trong\r\ntrường hợp liên quan đến nguy hiểm điện giật, thiết bị đóng cắt khẩn cấp phải\r\ncắt điện tất cả các dây dẫn mang điện ngoại trừ những trường hợp quy định trong\r\n536.1.2.
\r\n\r\n536.4.1.3 (464.3) Phương\r\ntiện đóng cắt khẩn cấp, kể cả dừng khẩn cấp, phải tác động càng trực tiếp càng\r\ntốt lên các dây nguồn thích hợp.
\r\n\r\nBố trí phải sao cho chỉ cần một\r\nthao tác duy nhất là có thể cắt được nguồn.
\r\n\r\n536.4.1.4 (464.4) Bố trí đóng\r\ncắt khẩn cấp phải sao cho thao tác đóng cắt khẩn cấp không gây thêm nguy hiểm\r\nhoặc trở ngại cho việc thực hiện thao tác cần thiết để loại bỏ nguy hiểm.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Đóng cắt ở đây bao hàm\r\nchức năng khẩn cấp, còn trong trường hợp đóng cắt của các máy, thì các yêu cầu\r\nliên quan được quy định trong IEC 60204-1.
\r\n\r\n536.4.1.5 (464.5) Phải có\r\nphương tiện dừng khẩn cấp trong trường điều khiển bằng điện tạo ra các chuyển\r\nđộng có thể làm tăng nguy hiểm.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Ví dụ về hệ thống lắp\r\nđặt sử dụng phương tiện dừng khẩn cấp:
\r\n\r\n- thang cuốn;
\r\n\r\n- thang máy;
\r\n\r\n- cơ cấu nâng hạ;
\r\n\r\n- băng tải;
\r\n\r\n- cửa điều khiển bằng điện;
\r\n\r\n- máy công cụ;
\r\n\r\n- xưởng rửa xe ô tô.
\r\n\r\n536.4.2 (537.4) Thiết bị\r\nđóng cắt khẩn cấp
\r\n\r\n536.4.2.1 (537.4.1) Thiết bị\r\nđóng cắt khẩn cấp phải có khả năng ngắt dòng điện đầy tải của các bộ phận liên\r\nquan của hệ thống lắp đặt có tính đến dòng điện hãm ngược của động cơ khi thích\r\nhợp.
\r\n\r\n536.4.2.2 (537.4.2) Phương\r\ntiện đóng cắt khẩn cấp có thể gồm:
\r\n\r\n- một thiết bị đóng cắt có khả năng\r\ncắt trực tiếp nguồn thích hợp; hoặc
\r\n\r\n- tổ hợp thiết bị được tác động\r\nbằng một thao tác duy nhất để cắt nguồn thích hợp.
\r\n\r\nĐối với dừng khẩn cấp, có thể vẫn\r\ncần duy trì nguồn, ví dụ, để hãm các bộ phận chuyển động.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Có thể đạt được đóng cắt\r\nkhẩn cấp, ví dụ, bằng các phương tiện sau:
\r\n\r\n- thiết bị đóng cắt trong mạch điện\r\nchính;
\r\n\r\n- nút ấn và cơ cấu tương tự trong\r\nmạch điều khiển (mạch phụ trợ).
\r\n\r\n536.4.2.3 (537.4.3) Phải\r\nchọn thiết bị đóng cắt thao tác bằng tay để ngắt trực tiếp mạch chính, khi có\r\nthể.
\r\n\r\nÁptômát, côngtắctơ, v.v... hoạt\r\nđộng bằng điều khiển từ xa phải mở ra khi cắt điện trên các cuộn dây hoặc phải\r\nsử dụng kỹ thuật an toàn sự cố tương đương khác.
\r\n\r\n536.4.2.4 (537.4.4) Phương\r\ntiện thao tác (tay cầm, nút bấm, v.v... ) của các thiết bị đóng cắt khẩn cấp\r\nphải nhận biết được rõ ràng, ưu tiên dùng màu đỏ trên nền màu tương phản.
\r\n\r\n536.4.2.5 (537.4.5) Phương\r\ntiện thao tác phải tiếp cận được dễ dàng tại những nơi có thể xảy ra nguy hiểm\r\nvà, khi thích hợp, tại cả các vị trí từ xa mà từ đó có thể loại bỏ được nguy\r\nhiểm này.
\r\n\r\n536.4.2.6 (537.4.6) Phương\r\ntiện thao tác của các thiết bị đóng cắt khẩn cấp phải có khả năng chốt hoặc giữ\r\nở vị trí"cắt" hoặc"dừng", trừ khi cả phương tiện thao tác\r\nđể đóng cắt khẩn cấp lẫn phương tiện thao tác để đóng điện lại đều do một người\r\nđiều khiển.
\r\n\r\nViệc nhả một thiết bị đóng cắt khẩn\r\ncấp không được làm đóng điện lại cho các bộ phận liên quan của hệ thống lắp\r\nđặt.
\r\n\r\n536.4.2.7 (537.4.7) Các\r\nthiết bị đóng cắt khẩn cấp, kể cả thiết bị dừng khẩn cấp, phải được đặt và ghi\r\nnhãn sao cho có thể nhận biết dễ dàng và thuận tiện để sử dụng theo dự kiến.
\r\n\r\n536.5 (465)\r\nĐóng cắt (điều khiển) chức năng
\r\n\r\n536.5.1 (465.1) Quy định\r\nchung
\r\n\r\n536.5.1.1 (465.1.1) Phải\r\ncung cấp thiết bị đóng cắt chức năng cho từng phần của mạch điện có thể đòi hỏi\r\nđược điều khiển độc lập với các phần khác của hệ thống lắp đặt.
\r\n\r\n536.5.1.2 (465.1.2) Thiết bị\r\nđóng cắt chức năng không nhất thiết phải khống chế tất cả các dây mang điện\r\ntrong mạch điện.
\r\n\r\nThiết bị đóng cắt một cực không\r\nđược đặt trên dây trung tính.
\r\n\r\n536.5.1.3 (465.1.3) Nhìn\r\nchung, tất cả các thiết bị sử dụng dòng cần điều khiển đều phải được điều khiển\r\nbằng thiết bị đóng cắt chức năng thích hợp.
\r\n\r\nMột thiết bị đóng cắt chức năng đơn\r\nlẻ có thể điều khiển một số hạng mục thiết bị được thiết kế để làm việc đồng\r\nthời.
\r\n\r\n536.5.1.4 (465.1.4) Phích\r\ncắm và ổ cắm có thông cố đặc trưng danh định không lớn hơn 16 A có thể dùng cho\r\nđóng cắt chức năng.
\r\n\r\n536.5.1.5 (465.1.5) Thiết bị\r\nđóng cắt chức năng đảm bảo việc chuyển đổi nguồn cung cấp giữa các nguồn luân\r\nphiên phải có hiệu lực lên tất cả các dây mang điện và phải không có khả năng\r\nđưa các nguồn vào làm việc song song, trừ khi hệ thống lắp đặt được thiết kế\r\nđặc biệt cho điều kiện này.
\r\n\r\nTrong các trường hợp này, không cần\r\ncô lập dây PEN hoặc dây bảo vệ.
\r\n\r\n536.5.2 (537.5) Thiết bị\r\nđóng cắt chức năng
\r\n\r\n536.5.2.1 (537.5.1) Thiết bị\r\nđóng cắt chức năng phải thích hợp với công suất lớn nhất mà thiết bị có thể\r\nphải thực hiện.
\r\n\r\n536.5.2.2 (537.5.2) Thiết bị\r\nđóng cắt chức năng có thể khống chế được dòng điện mà không nhất thiết phải mở\r\ncác cực tương ứng.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1: Ví dụ về thiết bị có\r\nkhả năng ngắt dòng điện trong mạch mà không làm hở các cực tương ứng là thiết\r\nbị đóng cắt bán dẫn.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2: Có thể đạt được đóng\r\ncắt chức năng, ví dụ, bằng phương tiện sau:
\r\n\r\n- công tắc;
\r\n\r\n- thiết bị bán dẫn;
\r\n\r\n- áptômát;
\r\n\r\n- côngtắctơ;
\r\n\r\n- rơ le;
\r\n\r\n- phích cắm và ổ cắm đến 16 A
\r\n\r\n536.5.2.3 (537.5.3) Không sử\r\ndụng cầu dao cách ly, cầu chảy và dây chảy cho đóng cắt chức năng.
\r\n\r\n536.5.3 (465.2) Mạch điều\r\nkhiển (mạch phụ trợ)
\r\n\r\nMạch điều khiển phải được thiết kế,\r\nbố trí và bảo vệ sao cho hạn chế được các nguy hiểm do sự cố giữa mạch điều\r\nkhiển và các bộ phận dẫn khác có khả năng làm cho các thiết bị điều khiển hoạt\r\nđộng sai chức năng (ví dụ thao tác không chủ ý).
\r\n\r\n536.5.4 (465.3) Điều khiển\r\nđộng cơ 1)
\r\n\r\n536.5.4.1 (465.3.1) Mạch\r\nđiều khiển động cơ phải được thiết kế để ngăn ngừa động cơ tự động khởi động\r\nlại sau khi dừng do sụt điện áp hoặc mất điện áp nếu việc khởi động này có khả\r\nnăng gây nguy hiểm.
\r\n\r\n536.5.4.2 (465.3.2) Trong\r\ntrường hợp cơ có hãm ngược thì phải thực hiện biện pháp để tránh việc đảo chiều\r\nđộng cơ khi kết thúc quá trình hãm nếu việc đảo chiều này có thể gây nguy hiểm.
\r\n\r\n536.5.4.3 (465.3.3) Trong\r\ntrường hợp an toàn phụ thuộc vào chiều quay của động cơ thì phải thực hiện biện\r\npháp để động cơ không quay theo chiều ngược lại, ví dụ, do đảo pha.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Cần chú ý đến nguy hiểm\r\ncó thể phát sinh do mất một pha.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
(tham\r\nkhảo)
\r\n\r\nLắp đặt thiết bị bảo vệ chống đột biến trong hệ\r\nthống TN
\r\n\r\n\r\n 3 Đầu nối hoặc thanh cái nối đất\r\n chính \r\n4 Thiết bị bảo vệ chống đột biến\r\n cung cấp bảo vệ chống quá điện áp cấp II \r\n5 Mối nối đất của thiết bị bảo vệ\r\n chống đột biến, 5a hoặc 5b \r\n6 Thiết bị cần bảo vệ \r\n | \r\n \r\n F1 Thiết bị bảo vệ tại điểm bắt\r\n đầu hệ thống lắp đặt \r\nF2 Thiết bị bảo vệ do nhà chế tạo\r\n SPD yêu cầu \r\nRA Điện cực nối đất\r\n (điện trở nối đất) của hệ thống lắp đặt \r\nRB Điện cực nối đất\r\n (điện trở nối đất) của hệ thống nguồn \r\n | \r\n
Hình\r\nA.1 - SPD trong hệ thống TN
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
(tham\r\nkhảo)
\r\n\r\nLắp đặt thiết bị bảo vệ chống đột biến trong hệ\r\nthống TT
\r\n\r\n\r\n 3 Đầu nối hoặc thanh cái nối đất\r\n chính \r\n4 Thiết bị bảo vệ chống đột biến\r\n cung cấp bảo vệ chống quá điện áp cấp II \r\n5 Mối nối đất của thiết bị bảo vệ\r\n chống đột biến, 5a và/hoặc 5b \r\n6 Thiết bị cần bảo vệ \r\n7 Thiết bị bảo vệ bằng dòng dư\r\n (RCD) \r\n | \r\n \r\n F1 Thiết bị bảo vệ tại điểm bắt\r\n đầu hệ thống lắp đặt \r\nF2 Thiết bị bảo vệ do nhà chế tạo\r\n SPD yêu cầu \r\nRA Điện cực nối đất\r\n (điện trở nối đất) của hệ thống lắp đặt \r\nRB Điện cực nối đất\r\n (điện trở nối đất) của hệ thống nguồn \r\n | \r\n
Hình\r\nB.1 - SPD trên phía tải của RCD [theo 534.2.5 a)]
\r\n\r\n\r\n 3 Đầu nối hoặc thanh cái nối đất\r\n chính \r\n4 Thiết bị bảo vệ chống đột biến \r\n4a Thiết bị bảo vệ chống đột biến\r\n (kết hợp 4-4a, cung cấp bảo vệ chống quá điện áp cấp II) \r\n5 Mối nối đất của thiết bị bảo vệ\r\n chống đột biến, 5a và/hoặc 5b \r\n6 Thiết bị cần bảo vệ \r\n7 Thiết bị bảo vệ bằng dòng dư\r\n (RCD) đặt về phía nguồn hoặc phía tải của thanh cái \r\n | \r\n \r\n F1 Thiết bị bảo vệ tại điểm bắt\r\n đầu hệ thống lắp đặt \r\nF2 Thiết bị bảo vệ do nhà chế tạo\r\n SPD yêu cầu \r\nRA Điện cực nối đất\r\n (điện trở nối đất) của hệ thống lắp đặt \r\nRB Điện cực nối đất\r\n (điện trở nối đất) của hệ thống nguồn \r\n | \r\n
Hình\r\nB.2 - SPD trên phía nguồn của RCD [theo 534.2.5 b)]
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
(tham\r\nkhảo)
\r\n\r\nLắp đặt thiết bị bảo vệ chống đột biến trong hệ\r\nthống IT
\r\n\r\n\r\n 3 Đầu nối hoặc thanh cái nối đất\r\n chính \r\n4 Thiết bị bảo vệ chống đột biến\r\n cung cấp bảo vệ chống quá điện áp cấp II \r\n5 Mối nối đất của thiết bị bảo vệ\r\n chống đột biến, 5a và/hoặc 5b \r\n6 Thiết bị cần bảo vệ \r\n7 Thiết bị bảo vệ bằng dòng dư\r\n (RCD) \r\n | \r\n \r\n F1 Thiết bị bảo vệ tại điểm bắt\r\n đầu hệ thống lắp đặt \r\nF2 Thiết bị bảo vệ do nhà chế tạo\r\n SPD yêu cầu \r\nRA Điện cực nối đất\r\n (điện trở nối đất) của hệ thống lắp đặt \r\nRB Điện cực nối đất\r\n (điện trở nối đất) của hệ thống nguồn \r\n | \r\n
Hình\r\nC.1 - SPD trên phía tải của RCD
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
(tham\r\nkhảo)
\r\n\r\nHệ thống lắp đặt có SPD thử nghiệm cấp I, II và\r\nIII, ví dụ trong hệ thống TN-C-S
\r\n\r\n\r\n 1 Điểm bắt đầu hệ thống lắp đặt \r\n2 Tủ phân phối \r\n3 Đầu ra phân phối \r\n4 Đầu nối đất hoặc thanh cái nối\r\n đất chính \r\n5 Thiết bị bảo vệ chống đột biến,\r\n thử nghiệm cấp I \r\n6 Mối nối đất (dây dẫn nối đất)\r\n của thiết bị bảo vệ chống đột biến \r\n | \r\n \r\n 7 Thiết bị lắp cố định cần bảo vệ \r\n8 Thiết bị bảo vệ chống đột biến,\r\n thử nghiệm cấp II \r\n9 Thiết bị bảo vệ chống đột biến,\r\n thử nghiệm cấp II hoặc cấp III \r\n10 Phần tử khử ghép hoặc chiều\r\n dài đường dây \r\nF1, F2, F3 Thiết bị bảo vệ chống\r\n quá dòng \r\n | \r\n
CHÚ THÍCH 1: Tham khảo IEC 61643-12\r\nđể biết thêm thông tin.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2: SPD 5 và 8 có thể được\r\nkết hợp thành một SPD duy nhất.
\r\n\r\nHình\r\nD.1 - Hệ thống lắp đặt có SPD thử nghiệm cấp I, II và III
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
(tham\r\nkhảo)
\r\n\r\nIEC 60364 - Phần 1 đến 6: Kết cấu lại
\r\n\r\nBảng\r\nE.1 - Quan hệ giữa các phần kết cấu lại và phần ban đầu
\r\n\r\n\r\n Số\r\n xuất bản theo kết cấu \r\n | \r\n \r\n Tiêu\r\n chuẩn cũ nằm trong phần mới \r\n | \r\n \r\n Tên\r\n gọi \r\n | \r\n \r\n Năm\r\n xuất bản \r\n | \r\n \r\n Sửa\r\n đổi (năm) \r\n | \r\n
\r\n Phần\r\n 1 \r\nNguyên\r\n tắc cơ bản \r\n | \r\n \r\n IEC 60364-1 \r\nXuất bản lần 3 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống lắp đặt điện của các tòa\r\n nhà – Phần 1: Phạm vi áp dụng, đối tượng và nguyên tắc cơ bản \r\n | \r\n \r\n 1992 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n IEC 60364-2-21 TR3 \r\nXuất bản lần 1 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống lắp đặt điện của các tòa\r\n nhà – Phần 2: Định nghĩa – Chương 21: Hướng dẫn các thuật ngữ chung \r\n | \r\n \r\n 1993 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n |
\r\n IEC 60364-3 \r\nXuất bản lần 2 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống lắp đặt điện của các tòa\r\n nhà – Phần 3: Đánh giá các đặc tính chung \r\n | \r\n \r\n 1993 \r\n | \r\n \r\n Sửa đổi 1 (1994) \r\nSửa đổi 2 (1995) \r\n | \r\n |
\r\n Phần\r\n 4-41 \r\nBảo\r\n vệ an toàn – Bảo vệ chống điện giật \r\n | \r\n \r\n IEC 60364-4-41 \r\nXuất bản lần 3 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống lắp đặt điện của các tòa\r\n nhà – Phần 4: Bảo vệ an toàn – Chương 41: Bảo vệ chống điện giật \r\n | \r\n \r\n 1992 \r\n | \r\n \r\n Sửa đổi 1 (1996) \r\nSửa đổi 2 (1999) \r\n | \r\n
\r\n IEC 60364-4-46 \r\nXuất bản lần 1 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống lắp đặt điện của các tòa\r\n nhà – Phần 4: Bảo vệ an toàn – Chương 46: Cách ly và đóng cắt \r\n | \r\n \r\n 1981 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n |
\r\n IEC 60364-4-47 \r\nXuất bản lần 1 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống lắp đặt điện của các tòa\r\n nhà – Phần 4: Bảo vệ an toàn – Chương 47: Áp dụng các biện pháp bảo vệ an\r\n toàn – Mục 470: Qui định chung – Mục 471: Biện pháp bảo vệ chống điện giật \r\n | \r\n \r\n 1981 \r\n | \r\n \r\n Sửa đổi 1 (1993) \r\n\r\n | \r\n |
\r\n IEC 60364-4-481 \r\nXuất bản lần 1 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống lắp đặt điện của các tòa\r\n nhà – Phần 4: Bảo vệ an toàn – Chương 48: Chọn biện pháp bảo vệ là hàm số của\r\n các ảnh hưởng từ bên ngoài – Chương 481: Chọn các biện pháp bảo vệ chống điện\r\n giật liên quan đến các ảnh hưởng từ bên ngoài \r\n | \r\n \r\n 1993 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n |
\r\n Phần\r\n 4-42 \r\nBảo\r\n vệ an toàn – Bảo vệ chống ảnh hưởng về nhiệt \r\n | \r\n \r\n IEC 60364-4-42 \r\nXuất bản lần 1 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống lắp đặt điện của các tòa\r\n nhà – Phần 4: Bảo vệ an toàn – Chương 41: Bảo vệ chống ảnh hưởng về nhiệt \r\n | \r\n \r\n 1980 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n IEC 60364-4-482 \r\nXuất bản lần 1 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống lắp đặt điện của các tòa\r\n nhà – Phần 4: Bảo vệ an toàn – Chương 48: Chọn biện pháp bảo vệ là hàm số của\r\n các ảnh hưởng từ bên ngoài – Mục 482: Bảo vệ chống cháy. \r\n | \r\n \r\n 1982 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n |
\r\n Phần\r\n 4-43 \r\nBảo\r\n vệ an toàn – Bảo vệ chống quá dòng \r\n | \r\n \r\n IEC 60364-4-43 \r\nXuất bản lần 1 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống lắp đặt điện của các tòa\r\n nhà – Phần 4: Bảo vệ an toàn – Chương 43: Bảo vệ chống quá dòng \r\n | \r\n \r\n 1977 \r\n | \r\n \r\n Sửa đổi 1 (1997) \r\n | \r\n
\r\n IEC 60364-4-473 \r\nXuất bản lần 1 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống lắp đặt điện của các tòa\r\n nhà – Phần 4: Bảo vệ an toàn – Chương 47: Áp dụng các biện pháp bảo vệ an\r\n toàn – Mục 473: Biện pháp bảo vệ chống quá dòng. \r\n | \r\n \r\n 1977 \r\n | \r\n \r\n Sửa đổi 1 (1998) \r\n | \r\n |
\r\n Phần\r\n 4-44 \r\nBảo\r\n vệ an toàn – Bảo vệ chống nhiễu điện từ và nhiễu điện áp \r\n | \r\n \r\n IEC 60364-4-442 \r\nXuất bản lần 1 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống lắp đặt điện của các tòa\r\n nhà – Phần 4: Bảo vệ an toàn – Chương 44: Bảo vệ chống quá áp – Mục 442: Bảo\r\n vệ hệ thống lắp đặt điện hạ áp khỏi sự cố giữa hệ thống cao áp và đất \r\n | \r\n \r\n 1993 \r\n | \r\n \r\n Sửa đổi 1 (1995) \r\nSửa đổi 2 (1999) \r\n | \r\n
\r\n IEC 60364-4-443 \r\nXuất bản lần 2 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống lắp đặt điện của các tòa\r\n nhà – Phần 4: Bảo vệ an toàn – Chương 44: Bảo vệ chống quá áp – Mục 443: Bảo\r\n vệ chống quá áp có nguồn gốc từ không khí hoặc do đóng cắt \r\n | \r\n \r\n 1995 \r\n | \r\n \r\n Sửa đổi 1 (1998) \r\n | \r\n |
\r\n IEC 60364-4-444 \r\nXuất bản lần 1 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống lắp đặt điện của các tòa\r\n nhà – Phần 4: Bảo vệ an toàn – Chương 44: Bảo vệ chống quá áp – Mục 444: Bảo\r\n vệ chống nhiễu điện từ (EMI) trong hệ thống lắp đặt của tòa nhà \r\n | \r\n \r\n 1996 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n |
\r\n IEC 60364-4-45 \r\nXuất bản lần 1 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống lắp đặt điện của các tòa\r\n nhà – Phần 4: Bảo vệ an toàn – Chương 45: Bảo vệ chống thấp áp. \r\n | \r\n \r\n 1984 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n |
\r\n Phần\r\n 5-51 \r\nLựa\r\n chọn và lắp đặt các thiết bị điện – Qui tắc chung \r\n | \r\n \r\n IEC 60364-5-51 \r\nXuất bản lần 3 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống lắp đặt điện của các tòa\r\n nhà – Phần 5: Lựa chọn và lắp đặt thiết bị điện – Chương 51: Qui tắc chung \r\n | \r\n \r\n 1997 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n IEC 60364-3 \r\nXuất bản lần 2 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống lắp đặt điện của các tòa\r\n nhà – Phần 3: Đánh giá các đặc tính chung \r\n | \r\n \r\n 1993 \r\n | \r\n \r\n Sửa đổi 1 (1994) \r\nSửa đổi 2 (1995) \r\n | \r\n |
\r\n Phần\r\n 5 -52 \r\nLựa\r\n chọn và lắp đặt thiết bị điện – Hệ thống đi dây \r\n | \r\n \r\n IEC 60364-5-52 \r\nXuất bản lần 1 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống lắp đặt điện của các tòa\r\n nhà – Phần 5: Lựa chọn và lắp đặt thiết bị điện – Chương 52: Hệ thống đi dây \r\n | \r\n \r\n 1993 \r\n | \r\n \r\n Sửa đổi 1 (1997) \r\n | \r\n
\r\n IEC 60364-5-523 \r\nXuất bản lần 2 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống lắp đặt điện của các tòa\r\n nhà – Phần 5: Lựa chọn và lắp đặt thiết bị điện – Chương 52: Hệ thống đi dây\r\n – Mục 523: Khả năng mang dòng \r\n | \r\n \r\n 1999 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n |
\r\n Phần\r\n 5-53 \r\nLựa\r\n chọn và lắp đặt thiết bị điện – Cách ly, đóng cắt và điều khiển \r\n | \r\n \r\n IEC 60364-4-46 \r\nXuất bản lần 1 (trừ điều 461 nằm\r\n trong phần 4-41) \r\n | \r\n \r\n Hệ thống lắp đặt điện của các tòa\r\n nhà – Phần 4: Bảo vệ an toàn –Chương 46: Cách ly và đóng cắt \r\n | \r\n \r\n 1981 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n IEC 60364-5-53 \r\nXuất bản lần 2 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống lắp đặt điện của các tòa\r\n nhà – Phần 5: Lựa chọn và lắp đặt thiết bị điện – Chương 53: Thiết bị đóng\r\n cắt và điều khiển \r\n | \r\n \r\n 1994 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n |
\r\n IEC 60364-5-534 \r\nXuất bản lần 1 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống lắp đặt điện của các tòa\r\n nhà – Phần 5: Lựa chọn và lắp đặt thiết bị điện – Chương 53: Thiết bị đóng\r\n cắt và điều khiển – Mục 534: Thiết bị dùng để bảo vệ chống quá áp \r\n | \r\n \r\n 1997 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n |
\r\n IEC 60364-5-537 \r\nXuất bản lần 1 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống lắp đặt điện của các tòa\r\n nhà – Phần 5: Lựa chọn và lắp đặt thiết bị điện – Chương 53: Thiết bị đóng\r\n cắt và điều khiển – Mục 537: Thiết bị dùng cho cách ly và đóng cắt \r\n | \r\n \r\n 1981 \r\n | \r\n \r\n Sửa đổi 1 (1989) \r\n | \r\n |
\r\n Phần\r\n 5-54 \r\nLựa\r\n chọn và lắp đặt thiết bị điện – Bố trí nối đất \r\n | \r\n \r\n IEC 60364-5-54 \r\nXuất bản lần 1 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống lắp đặt điện của các tòa\r\n nhà – Phần 5: Lựa chọn và lắp đặt thiết bị điện – Chương 54: Bố trí nối đất\r\n và các dây bảo vệ \r\n | \r\n \r\n 1980 \r\n | \r\n \r\n Sửa đổi 1 (1982) \r\n | \r\n
\r\n IEC 60364-5-548 \r\nXuất bản lần 1 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống lắp đặt điện của các tòa\r\n nhà – Phần 5: Lựa chọn và lắp đặt thiết bị điện – Mục 548: Bố trí nối đất và\r\n liên kết đẳng thế dùng cho hệ thống lắp đặt công nghệ thông tin \r\n | \r\n \r\n 1996 \r\n | \r\n \r\n Sửa đổi 1 (1998) \r\n | \r\n |
\r\n Phần\r\n 5-55 \r\nLựa\r\n chọn và lắp đặt thiết bị điện – Thiết bị khác \r\n | \r\n \r\n IEC 60364-5-551 \r\nXuất bản lần 1 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống lắp đặt điện của các tòa\r\n nhà – Phần 5: Lựa chọn và lắp đặt thiết bị điện – Chương 55: Thiết bị khác –\r\n Mục 551: Máy phát điện hạ áp \r\n | \r\n \r\n 1994 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n IEC 60364-5-559 \r\nXuất bản lần 1 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống lắp đặt điện của các tòa\r\n nhà – Phần 5: Lựa chọn và lắp đặt thiết bị điện – Chương 55: Thiết bị khác –\r\n Mục 559: Đèn điện và hệ thống chiếu sáng \r\n | \r\n \r\n 1999 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n |
\r\n IEC 60364-5-56 \r\nXuất bản lần 1 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống lắp đặt điện của các tòa\r\n nhà – Phần 5: Lựa chọn và lắp đặt thiết bị điện – Chương 56: Dịch vụ an toàn \r\n | \r\n \r\n 1980 \r\n | \r\n \r\n Sửa đổi 1 (1998) \r\n | \r\n |
\r\n IEC 60364-3 \r\nXuất bản lần 2 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống lắp đặt điện của các tòa\r\n nhà – Phần 3: Đánh giá các đặc tính chung \r\n | \r\n \r\n 1993 \r\n | \r\n \r\n Sửa đổi 1 (1994) \r\nSửa đổi 2 (1995) \r\n | \r\n |
\r\n Phần 6-61 \r\nKiểm tra và thử nghiệm – Kiểm tra\r\n ban đầu \r\n | \r\n \r\n IEC 60364-6-61 \r\nXuất bản lần 1 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống lắp đặt điện của các tòa\r\n nhà – Phần 6: Kiểm tra – Chương 61: Kiểm tra ban đầu \r\n | \r\n \r\n 1986 \r\n | \r\n \r\n Sửa đổi 1 (1993) \r\nSửa đổi 2 (1997) \r\n | \r\n
\r\n\r\n
Bảng\r\nE.2 – Quan hệ giữa cách đánh số điều mới và cũ
\r\n\r\n\r\n Số\r\n điều kết cấu lại \r\n | \r\n \r\n Trước\r\n đây, nếu có khác biệt \r\n | \r\n \r\n Năm\r\n xuất bản gốc \r\n | \r\n \r\n Tên\r\n gọi điều \r\n | \r\n
\r\n Phần 1 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 12 \r\n | \r\n \r\n 3.2 \r\n | \r\n \r\n 1993 \r\n | \r\n \r\n Tài liệu viện dẫn \r\n | \r\n
\r\n Phụ lục B \r\n | \r\n \r\n 21 \r\n | \r\n \r\n 1993 \r\n | \r\n \r\n Định nghĩa, hướng dẫn các thuật\r\n ngữ chung \r\n | \r\n
\r\n B1.0 \r\n | \r\n \r\n 21.0 \r\n | \r\n \r\n 1993 \r\n | \r\n \r\n Phạm vi áp dụng \r\n | \r\n
\r\n B1.1 \r\n | \r\n \r\n 21.1 \r\n | \r\n \r\n 1993 \r\n | \r\n \r\n Các đặc tính của hệ thống lắp đặt\r\n \r\n | \r\n
\r\n B1.2 \r\n | \r\n \r\n 21.2 \r\n | \r\n \r\n 1993 \r\n | \r\n \r\n Điện áp \r\n | \r\n
\r\n B1.3 \r\n | \r\n \r\n 21.3 \r\n | \r\n \r\n 1993 \r\n | \r\n \r\n Điện giật \r\n | \r\n
\r\n B1.4 \r\n | \r\n \r\n 21.4 \r\n | \r\n \r\n 1993 \r\n | \r\n \r\n Nối đất \r\n | \r\n
\r\n B1.5 \r\n | \r\n \r\n 21.5 \r\n | \r\n \r\n 1993 \r\n | \r\n \r\n Mạch điện \r\n | \r\n
\r\n B1.7 \r\n | \r\n \r\n 21.7 \r\n | \r\n \r\n 1993 \r\n | \r\n \r\n Thiết bị khác \r\n | \r\n
\r\n B1.8 \r\n | \r\n \r\n 21.8 \r\n | \r\n \r\n 1993 \r\n | \r\n \r\n Cách ly và đóng cắt \r\n | \r\n
\r\n Phần 4-41 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 410 \r\n | \r\n \r\n 400.1 \r\n | \r\n \r\n 1992 \r\n | \r\n \r\n Giới thiệu \r\n | \r\n
\r\n 410.2 \r\n | \r\n \r\n Mới \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n Tài liệu viện dẫn \r\n | \r\n
\r\n 410.3 \r\n | \r\n \r\n 470 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n Áp dụng các biện pháp bảo vệ\r\n chống điện giật \r\n | \r\n
\r\n Phần 4-42 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 421 \r\n | \r\n \r\n 422 \r\n | \r\n \r\n 1980 \r\n | \r\n \r\n Bảo vệ chống cháy \r\n | \r\n
\r\n 422 \r\n | \r\n \r\n 482 \r\n | \r\n \r\n 1982 \r\n | \r\n \r\n Bảo vệ chống cháy ở những nơi có\r\n các rủi ro đặc biệt \r\n | \r\n
\r\n 422.1 \r\n | \r\n \r\n 482.0 \r\n | \r\n \r\n 1982 \r\n | \r\n \r\n Qui định chung \r\n | \r\n
\r\n 422.2 \r\n | \r\n \r\n 482.1 \r\n | \r\n \r\n 1982 \r\n | \r\n \r\n Điều kiện sơ tán khỏi tòa nhà\r\n trong trường hợp khẩn cấp \r\n | \r\n
\r\n 422.3 \r\n | \r\n \r\n 482.2 \r\n | \r\n \r\n 1982 \r\n | \r\n \r\n Bản chất của vật liệu gia công hoặc\r\n lưu trữ \r\n | \r\n
\r\n 422.4 \r\n | \r\n \r\n 483.3 \r\n | \r\n \r\n 1982 \r\n | \r\n \r\n Vật liệu có kết cấu dễ cháy \r\n | \r\n
\r\n 422.5 \r\n | \r\n \r\n 482.4 \r\n | \r\n \r\n 1982 \r\n | \r\n \r\n Kết cấu cháy lan \r\n | \r\n
\r\n Phần 4-43 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 431 \r\n | \r\n \r\n 473.3 \r\n | \r\n \r\n 1977 \r\n | \r\n \r\n Các yêu cầu theo tính chất của\r\n mạch điện \r\n | \r\n
\r\n 431.1 \r\n | \r\n \r\n 473.3.1 \r\n | \r\n \r\n 1977 \r\n | \r\n \r\n Bảo vệ của dây pha \r\n | \r\n
\r\n 431.2 \r\n | \r\n \r\n 473.3.2 \r\n | \r\n \r\n 1977 \r\n | \r\n \r\n Bảo vệ của dây trung tính \r\n | \r\n
\r\n 431.3 \r\n | \r\n \r\n 473.3.3 \r\n | \r\n \r\n 1977 \r\n | \r\n \r\n Ngắt và đấu nối tại dây trung\r\n tính \r\n | \r\n
\r\n 433.1 \r\n | \r\n \r\n 433.1 \r\n | \r\n \r\n 1977 \r\n | \r\n \r\n Sư kết hợp giữa các dây dẫn và cơ\r\n cấu bảo vệ chống quá tải \r\n | \r\n
\r\n 433.2 \r\n | \r\n \r\n 473.1.1 \r\n | \r\n \r\n 1977 \r\n | \r\n \r\n Lắp cơ cấu bảo vệ chống quá tải \r\n | \r\n
\r\n 433.3 \r\n | \r\n \r\n 473.1.2 \r\n | \r\n \r\n 1977 \r\n | \r\n \r\n Không lắp cơ cấu bảo vệ chống quá\r\n tải \r\n | \r\n
\r\n 433.4 \r\n | \r\n \r\n 473.1.3 \r\n | \r\n \r\n 1977 \r\n | \r\n \r\n Lắp hoặc không lắp cơ cấu bảo vệ\r\n chống quá tải trong hệ thống IT \r\n | \r\n
\r\n 433.5 \r\n | \r\n \r\n 473.1.4 \r\n | \r\n \r\n 1977 \r\n | \r\n \r\n Các trường hợp khuyến cáo không\r\n lắp cơ cấu bảo vệ chống quá tải vì lý do an toàn \r\n | \r\n
\r\n 433.6 \r\n | \r\n \r\n 473.1.5 \r\n | \r\n \r\n 1977 \r\n | \r\n \r\n Bảo vệ chống quá tải cho dây dẫn\r\n mắc song song \r\n | \r\n
\r\n 434.1 \r\n | \r\n \r\n 434.2 \r\n | \r\n \r\n 1977 \r\n | \r\n \r\n Xác định dòng điện ngắn mạch kỳ\r\n vọng \r\n | \r\n
\r\n 434.2 \r\n | \r\n \r\n 473.2.1 \r\n | \r\n \r\n 1977 \r\n | \r\n \r\n Lắp cơ cấu bảo vệ chống ngắn mạch \r\n | \r\n
\r\n 434.3 \r\n | \r\n \r\n 473.2.3 \r\n | \r\n \r\n 1977 \r\n | \r\n \r\n Không lắp cơ cấu bảo vệ chống\r\n ngắn mạch \r\n | \r\n
\r\n 434.4 \r\n | \r\n \r\n 473.2.4 \r\n | \r\n \r\n 1977 \r\n | \r\n \r\n Bảo vệ chống ngắn mạch dây dẫn\r\n mắc song song \r\n | \r\n
\r\n 434.5 \r\n | \r\n \r\n 434.3 \r\n | \r\n \r\n 1977 \r\n | \r\n \r\n Đặc tính của thiết bị bảo vệ\r\n chống ngắn mạch \r\n | \r\n
\r\n Phần 4-44 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 440 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n 1993,\r\n 1995 và 1996 tương ứng \r\n | \r\n \r\n Giới thiệu – Biên soạn từ lời\r\n giới thiệu của phần 4-442 (một phần), 4-443 và 4-444 (một phần) \r\n | \r\n
\r\n 440.1 \r\n | \r\n \r\n 442.1.1 \r\n | \r\n \r\n 1993 \r\n | \r\n \r\n Phạm vi áp dụng \r\n | \r\n
\r\n 440.2 \r\n | \r\n \r\n 442.1.4 \r\n | \r\n \r\n 1993 \r\n | \r\n \r\n Tài liệu viện dẫn \r\n | \r\n
\r\n 445 \r\n | \r\n \r\n 45 \r\n | \r\n \r\n 1984 \r\n | \r\n \r\n Bảo vệ chống thấp áp \r\n | \r\n
\r\n 445.1 \r\n | \r\n \r\n 451 \r\n | \r\n \r\n 1984 \r\n | \r\n \r\n Yêu cầu chung \r\n | \r\n
\r\n Phần 5-51 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 510 \r\n | \r\n \r\n 51 \r\n | \r\n \r\n 1997 \r\n | \r\n \r\n Giới thiệu \r\n | \r\n
\r\n 511 \r\n | \r\n \r\n 320.1 \r\n | \r\n \r\n 1993 \r\n | \r\n \r\n Điều kiện làm việc và các ảnh\r\n hưởng từ bên ngoài \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n 320.2 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Phần 5-52 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Bảng 52-1 \r\n | \r\n \r\n 52F \r\n | \r\n \r\n 1993 \r\n | \r\n \r\n Chọn hệ thống đi dây \r\n | \r\n
\r\n Bảng 52-2 \r\n | \r\n \r\n 52G \r\n | \r\n \r\n 1993 \r\n | \r\n \r\n Lắp đặt hệ thống đi dây \r\n | \r\n
\r\n Bảng 52-3 \r\n | \r\n \r\n 52H \r\n | \r\n \r\n 1993 \r\n | \r\n \r\n Ví dụ về các phương pháp lắp đặt \r\n | \r\n
\r\n Bảng 52-4 \r\n | \r\n \r\n 52-A \r\n | \r\n \r\n 1993 \r\n | \r\n \r\n Nhiệt độ làm việc lớn nhất đối\r\n với các loại cách điện \r\n | \r\n
\r\n 523.5 \r\n | \r\n \r\n 523.4 \r\n | \r\n \r\n 1993 \r\n | \r\n \r\n Nhóm có nhiều hơn một mạch điện \r\n | \r\n
\r\n 523.6 \r\n | \r\n \r\n 523.5 \r\n | \r\n \r\n 1993 \r\n | \r\n \r\n Số lượng dây dẫn mang tải \r\n | \r\n
\r\n 523.7 \r\n | \r\n \r\n 523.6 \r\n | \r\n \r\n 1993 \r\n | \r\n \r\n Dây dẫn mắc song song \r\n | \r\n
\r\n 523.8 \r\n | \r\n \r\n 523.7 \r\n | \r\n \r\n 1993 \r\n | \r\n \r\n Sự thay đổi điều kiện lắp đặt dọc\r\n theo tuyến lắp đặt \r\n | \r\n
\r\n Bảng 52-5 \r\n | \r\n \r\n 52J \r\n | \r\n \r\n 1993 \r\n | \r\n \r\n Diện tích mặt cắt nhỏ nhất của\r\n dây dẫn \r\n | \r\n
\r\n Phụ lục C \r\n | \r\n \r\n Phụ\r\n lục B \r\n | \r\n \r\n 1993 \r\n | \r\n \r\n Công thức biểu diễn khả năng mang\r\n dòng \r\n | \r\n
\r\n Phụ lục D \r\n | \r\n \r\n Phụ\r\n lục C \r\n | \r\n \r\n 1993 \r\n | \r\n \r\n Ảnh hưởng của dòng điện hài lên\r\n hệ thống ba pha cân bằng \r\n | \r\n
\r\n Phần 5-53 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 534.3 \r\n | \r\n \r\n 535 \r\n | \r\n \r\n 1997 \r\n | \r\n \r\n Cơ cấu bảo vệ chống thấp áp \r\n | \r\n
\r\n 535 \r\n | \r\n \r\n 539 \r\n | \r\n \r\n 1981 \r\n | \r\n \r\n Sự phối hợp của các cơ cấu bảo vệ\r\n khác nhau \r\n | \r\n
\r\n 535.1 \r\n | \r\n \r\n 539.1 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n Phân biệt giữa các cơ cấu bảo vệ\r\n quá dòng \r\n | \r\n
\r\n 535.2 \r\n | \r\n \r\n 539.2 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n Sự kết hợp các thiết bị bảo vệ\r\n bằng dòng dư \r\n | \r\n
\r\n 535.3 \r\n | \r\n \r\n 539.3 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n Phân biệt giữa các thiết bị bảo\r\n vệ bằng dòng dư \r\n | \r\n
\r\n 536 \r\n | \r\n \r\n 46 \r\n | \r\n \r\n 1981 \r\n | \r\n \r\n Cách ly và đóng cắt \r\n | \r\n
\r\n 536.0 \r\n | \r\n \r\n 460 \r\n | \r\n \r\n 1981 \r\n | \r\n \r\n Giới thiệu \r\n | \r\n
\r\n 536.1 \r\n | \r\n \r\n 461 \r\n | \r\n \r\n 1981 \r\n | \r\n \r\n Qui định chung \r\n | \r\n
\r\n 536.2 \r\n | \r\n \r\n 462 \r\n | \r\n \r\n 1981 \r\n | \r\n \r\n Cách ly \r\n | \r\n
\r\n 536.3 \r\n | \r\n \r\n 463 \r\n | \r\n \r\n 1981 \r\n | \r\n \r\n Ngắt điện để bảo dưỡng về cơ \r\n | \r\n
\r\n 536.4 \r\n | \r\n \r\n 464 \r\n | \r\n \r\n 1981 \r\n | \r\n \r\n Chuyển mạch khẩn cấp \r\n | \r\n
\r\n 536.5 \r\n | \r\n \r\n 465 \r\n | \r\n \r\n 1981 \r\n | \r\n \r\n Chuyển mạch chức năng \r\n | \r\n
\r\n Phần 5-54 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n CHÚ THÍCH: không có thay đổi về\r\n cách đánh số điều \r\n | \r\n
\r\n Phần 5-55 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 550.2 \r\n | \r\n \r\n 551.1.2 \r\n | \r\n \r\n 1994 \r\n | \r\n \r\n Tài liệu viện dẫn \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n 559.2 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 556 \r\n | \r\n \r\n 56 \r\n | \r\n \r\n 1980 \r\n | \r\n \r\n Dịch vụ an toàn \r\n | \r\n
\r\n 556.1 \r\n | \r\n \r\n 352 \r\n | \r\n \r\n 1980 \r\n | \r\n \r\n Qui định chung \r\n | \r\n
\r\n 556.4 \r\n | \r\n \r\n 562 \r\n | \r\n \r\n 1980 \r\n | \r\n \r\n Nguồn an toàn \r\n | \r\n
\r\n 556.5 \r\n | \r\n \r\n 563 \r\n | \r\n \r\n 1980 \r\n | \r\n \r\n Mạch điện \r\n | \r\n
\r\n 556.6 \r\n | \r\n \r\n 564 \r\n | \r\n \r\n 1980 \r\n | \r\n \r\n Thiết bị sử dụng \r\n | \r\n
\r\n 556.7 \r\n | \r\n \r\n 565 \r\n | \r\n \r\n 1980 \r\n | \r\n \r\n Yêu cầu đặc biệt đối với dịch vụ\r\n an toàn có các nguồn không có khả năng làm việc song song \r\n | \r\n
\r\n 556.8 \r\n | \r\n \r\n 566 \r\n | \r\n \r\n 1980 \r\n | \r\n \r\n Yêu cầu đặc biệt đối với dịch vụ\r\n an toàn có các nguồn có khả năng làm việc song song \r\n | \r\n
\r\n Phần 6-61 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n CHÚ THÍCH: Không có thay đổi về\r\n cách đánh số điều \r\n | \r\n
\r\n\r\n
THƯ\r\nMỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
\r\n\r\nIEC 60038:1983, IEC standard\r\nvoltages (Điện áp tiêu chuẩn của IEC).
\r\n\r\nIEC 60204-1:1997, Safety of\r\nmechinery - Electrical equipment of machines - Part 1- General requirements (An\r\ntoàn đối với máy móc - Thiết bị trong các máy - Phần 1: Yêu cầu chung)
\r\n\r\nTCVN 7447-5-54:2005 (IEC\r\n60364-5-54:2002), Hệ thống lắp đặt điện cho các tòa nhà - Phần 5-54: Lựa chọn\r\nvà lắp đặt thiết bị điện - Bố trí nối đất, dây bảo vệ và dây liên kết bảo vệ.
\r\n\r\nTCVN 7447-5-55:2005 (IEC\r\n60364-555:2002) Hệ thống lắp đặt điện cho các tòa nhà - Phần 5-55: Lựa chọn và\r\nlắp đặt thiết bị điện - Thiết bị khác.
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n\r\n
1) Điều này được chuyển sang TCVN\r\n7447-5-55 (IEC 60364-5-55) vào lần xuất bản sau.
\r\n\r\n\r\n\r\n
File gốc của Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7447-5-53:2005 (IEC 60364-5-53 : 2002) về Hệ thống lắp đặt điện của các toà nhà – Phần 5-53: Lựa chọn và lắp đặt thiết bị điện – Cách ly, đóng cắt và điều khiển do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành đang được cập nhật.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7447-5-53:2005 (IEC 60364-5-53 : 2002) về Hệ thống lắp đặt điện của các toà nhà – Phần 5-53: Lựa chọn và lắp đặt thiết bị điện – Cách ly, đóng cắt và điều khiển do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Đã xác định |
Số hiệu | TCVN7447-5-53:2005 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Người ký | Đã xác định |
Ngày ban hành | 2005-01-01 |
Ngày hiệu lực | |
Lĩnh vực | Xây dựng - Đô thị |
Tình trạng | Còn hiệu lực |