Phần 3 : CÁP VIỄN THÔNG – QUY ĐỊNH KỸ THUẬT TỪNG PHẦN
\r\n\r\nOptical fibre cables\r\n–
\r\n\r\nPart 3 :\r\nTelecommunication cable – Sectional specifications
\r\n\r\n\r\n\r\nTiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với\r\ncáp sợi quang đơn mode được dùng chủ yếu cho mạng viễn thông công cộng. Các\r\ndạng sử dụng khác mà yêu cầu các kiểu cáp tương tự cũng có thể áp dụng tiêu\r\nchuẩn này.
\r\n\r\nĐặc biệt, các yêu cầu đối với cáp sử dụng để\r\nđặt trong cống hoặc chôn trực tiếp trong đất và cáp đặt ngoài trời cũng được đề\r\ncập trong tiêu chuẩn này.
\r\n\r\nCáp đặt trong nước để đi qua hồ, sông và cáp\r\nsử dụng trong nhà sẽ được đưa vào tiêu chuẩn này ở giai đoạn sau.
\r\n\r\nĐối với việc sử dụng ngoài trời, tiêu chuẩn\r\nnày không đề cập đến toàn bộ các khía cạnh về chức năng của cáp lắp đặt gần\r\nđường dây tải điện trên không. Trong trường hợp sử dụng như vậy thì có thể cần\r\nđến các yêu cầu và phương pháp thử nghiệm bổ sung. Tiêu chuẩn này không áp dụng\r\ncho các cáp sợi quang đặt trong dây nối đất và cáp đi kèm với các dây pha hoặc\r\ndây nối đất của đường dây tải điện trên không.
\r\n\r\nCáp đặt dưới biển không thuộc đối tượng của\r\ntiêu chuẩn này.
\r\n\r\n\r\n\r\nIEC 189 Dây và cáp điện tần số thấp có cách\r\nđiện và vỏ bọc bằng PVC;
\r\n\r\nIEC 304 : 1982 Màu tiêu chuẩn dùng cho cách\r\nđiện của dây và cáp điện tần số thấp;
\r\n\r\nIEC 708 -1 : 1981 Cáp điện tần số thấp có\r\ncách điện bằng polyoletin và vỏ bọc ngăn ẩm bằng polyolefin. Phần 1: Chi tiết\r\nvề thiết kế chung và yêu cầu (xuất bản lần 1);
\r\n\r\nIEC 793 - 1 : 1992 Sợi quang – Quy định kỹ\r\nthuật chung;
\r\n\r\nIEC 793 - 2 : 1992 Sợi quang – Quy định kỹ\r\nthuật cho sản phẩm;
\r\n\r\nTCVN 6745 – 1 : 2000 (IEC 794 – 1 : 1993) Cáp\r\nsợi quang – Phần 1: Quy định kỹ thuật chung;
\r\n\r\nIEC 811 - 4 - 2 : 1990 Phương pháp thử nghiệm\r\nchung đối với vật liệu cách điện và vỏ bọc của cáp điện. Phần 4: Phương pháp\r\nriêng đối với hợp chất polyetylen và polypropylen;
\r\n\r\nIEC 811 – 5 -1 : 1990 Phương pháp thử nghiệm\r\nchung đối với vật liệu cách điện và vỏ bọc của cáp điện. Phần 5 : Phương pháp\r\nriêng đối với hợp chất độn.
\r\n\r\nCCITT/ITU – T Khuyến cáo K25 19888 . Chống\r\nsét đối với cáp sợi quang.
\r\n\r\n\r\n\r\nTrong tiêu chuẩn này các ký hiệu sau đây được\r\náp dụng:
\r\n\r\n\r\n lCC \r\n | \r\n \r\n Bước sóng cắt của cáp; \r\n | \r\n
\r\n SZ \r\n | \r\n \r\n Kỹ thuật bện đảo chiều theo chu kỳ. \r\n | \r\n
4.1. Quy định chung
\r\n\r\nPhải sử dụng sợi quang đơn mode phù hợp với\r\ncác yêu cầu của IEC 793 -2 .
\r\n\r\n4.2. Suy hao
\r\n\r\n4.2.1. Hệ số suy hao
\r\n\r\nHệ số suy hao lớn nhất điển hình của cáp tại\r\n1310 nm là 0,45 dB/km và / hoặc tại 1550 nm là 0,30 dB/km. Giá trị cụ thể phải\r\nđược thỏa thuận giữa người sử dụng và nhà chế tạo.
\r\n\r\nHệ số suy hao phải được đo theo IEC 793 – 1,\r\nphương pháp C1A, C1B hoặc C1C.
\r\n\r\n4.2.2. Độ đồng nhất của suy hao
\r\n\r\n4.2.2.1. Độ gián đoạn của suy hao
\r\n\r\nSuy hao cục bộ không được có gián đoạn giữa\r\ncác điểm vượt quá 0,10 dB.
\r\n\r\nPhương pháp thử nghiệm thích hợp nhất để thực\r\nhiện các yêu cầu của chức năng này đang được xem xét.
\r\n\r\n4.2.2.2. Độ tuyến tính của suy hao
\r\n\r\nCác yêu cầu của chức năng này đang được xem\r\nxét.
\r\n\r\n4.3. Bước sóng cắt
\r\n\r\nBước sóng cắt của sợi cáp lCC phải ngắn hơn bước\r\nsóng làm việc
\r\n\r\n4.4. Nhuộm màu sợi quang
\r\n\r\nNếu sợi quang có lớp bọc sơ cấp được nhuộm\r\nmàu, thì lớp này phải nhận biết được một cách rõ ràng trong suốt tuổi thọ của\r\ncáp và phải tương ứng một cách hợp lý với IEC 304. Nếu có yêu cầu, lớp nhuộm\r\nmàu phải cho phép ánh sáng xuyên qua lớp bọc sơ cấp nhằm cho phép phát hiện và\r\nchiếu sáng cục bộ. Ngược lại, màu có thể loại bỏ để phục vụ cho mục đích áp\r\ndụng này.
\r\n\r\nThử nghiệm độ bền của màu chịu dung môi tẩy\r\nrửa đang được xem xét.
\r\n\r\n\r\n\r\nNhìn chung, cáp quang gồm một số phần tử hoặc\r\ncác thành phần riêng biệt tùy thuộc vào thiết kế của cáp theo mục đích sử dụng\r\ncáp, môi trường làm việc, công nghệ chế tạo và sự cần thiết để bảo vệ sợi quang\r\nkhi bốc dỡ và kéo dây cáp.
\r\n\r\nVật liệu sử dụng đối với phần tử của cáp phải\r\nđược chọn để tương thích với các phần tử khác tiếp xúc với nó. Phương pháp thử\r\nnghiệm sự tương thích này phải được xác định trong quy định kỹ thuật cụ thể\r\nhoặc quy định kỹ thuật chung.
\r\n\r\nPhần tử quang (phần tử cáp có các sợi quang)\r\nvà mỗi sợi quang trong phần tử cáp phải đồng nhất, ví dụ về màu sắc, về vị trí,\r\nvề ghi nhãn hoặc như quy định trong quy định kỹ thuật cụ thể.
\r\n\r\nCác dạng khác của các phần tử cáp được mô tả\r\ndưới đây:
\r\n\r\n5.1. Lớp bọc chặt thứ cấp hay lớp đệm
\r\n\r\nNếu yêu cầu có lớp bọc chặt thứ cấp thì nó\r\nphải là một hoặc nhiều lớp vật liệu polyme. Lớp bọc này phải bỏ đi được một\r\ncách dễ dàng để hàn ghép nối. Đường kính tổng thể danh nghĩa của lớp bọc thứ\r\ncấp phải nằm trong khoảng từ 800 đến 900
. Giá trị này phải được thỏa thuận\r\ngiữa người sử dụng và nhà chế tạo và phải có dung sai ± 50
. Độ lệch tâm của lớp bọc sợi / lớp\r\nbọc thứ cấp không được vượt quá 75
nếu không có thỏa\r\nthuận nào khác giữa người sử dụng và nhà chế tạo.
Màu của lớp bọc chặt thứ cấp phải nhận biết được\r\nmột cách rõ ràng trong suốt tuổi thọ của cáp.
\r\n\r\n5.2. Sợi được tăng cường độ bền
\r\n\r\nViệc bảo vệ thêm có thể thực hiện đối với các\r\nsợi có lớp bọc chặt thứ cấp bằng cách bao quanh một hoặc nhiều thành phần gia\r\ncường phi kim loại bên trong vỏ bọc bằng vật liệu thích hợp (ví dụ như đối với\r\ncáp dẻ quạt).
\r\n\r\n5.3. Lõi có rãnh
\r\n\r\nLõi có rãnh được tạo ra bằng công nghệ đùn\r\nvật liệu thích hợp (ví dụ polyetylen hoặc polypropylen) với số rãnh xác định\r\ndưới dạng xoắn ốc hoặc SZ dọc theo lõi. Một hoặc nhiều sợi quang có lớp bọc sơ\r\ncấp hoặc phần tử quang được đặt trong mỗi rãnh. Rãnh này có thể được điền đầy.
\r\n\r\nLõi có rãnh thông thường gồm một phần tử\r\ntrung tâm bằng kim loại hoặc phi kim loại. Trong trường hợp này phải đảm bảo đủ\r\nđộ kết dính của phần tử trung tâm với lõi được đùn để đảm bảo sự ổn định về\r\nnhiệt theo yêu cầu và đặc tính kéo đối với phần tử lõi có rãnh.
\r\n\r\nCác kích thước của rãnh phải đồng nhất và\r\nphải đảm bảo các tính năng về quang và cơ theo yêu cầu của cáp quang.
\r\n\r\n5.4. Ống lỏng
\r\n\r\nMột hoặc nhiều sợi quang đã bọc sơ cấp được\r\nđặt trong kết cấu kiểu ống lỏng, ống lỏng này có thể được điền đầy. Ống lỏng có\r\nthể được tăng cường độ bền bằng lớp composit.
\r\n\r\nMột khía cạnh về tính thích hợp của ống lỏng\r\nphải được xác định bằng cách đánh giá độ bền chịu bẻ gập theo TCVN 6745 – 1 :\r\n2000 (IEC 794 - 1), (phương pháp đang xem xét).
\r\n\r\nThử sự rò rỉ của hợp chất độn trong ống lỏng\r\nphải phù hợp với TCVN 6745 – 1 : 2000 (IEC 794 -1) (phương pháp đang xem xét).
\r\n\r\n5.5. Băng dẹt
\r\n\r\nBăng dẹt của sợi quang gồm các sợi quang được\r\nghép với nhau theo cách bố trí thành hàng.
\r\n\r\nCác sợi quang phải được bố trí song song và\r\ntạo thành băng dẹt, phổ biến là hai, bốn, sáu, tám, mười hoặc mười hai sợi\r\nquang tùy thuộc vào yêu cầu của người sử dụng. Các sợi trong băng dẹt phải được\r\ngiữ song song và không được chồng chéo lên nhau.
\r\n\r\nÝ đồ thiết kế là các sợi liền kề trong băng\r\ndẹt được bố trí sát nhau và các đường tâm của sợi quang được sắp xếp thẳng\r\nhàng, song song và cùng trong một mặt phẳng.
\r\n\r\nNếu không có quy định nào khác, mỗi băng dẹt\r\nphải được xác định thống nhất bằng lời giải thích hoặc nhuộm màu thống nhất sợi\r\nquang chuẩn trong băng dẹt và / hoặc phủ màu vật liệu liên kết của băng dẹt.
\r\n\r\nKết cấu của băng dẹt được thiết kế phổ biến\r\nlà dạng liên kết mép hoặc dạng vỉ tùy thuộc vào mức độ đệm cho sợi quang nhờ\r\nchất liên kết. Hình 1 biểu diễn kết cấu dạng liên kết mép, trong đó chất liên\r\nkết được áp vào một cách liên kết giữa các sợi. Hình 2 biểu diễn kết cấu dạng\r\nvỉ, trong đó chất liên kết mở rộng về các phía của tất cả các sợi quang. Cả hai\r\ndạng kết cấu này đều có thể đáp ứng các yêu cầu của quy định kỹ thuật này.
\r\n\r\nMột số thông số phải được đo trên băng dẹt\r\nbởi vì thử nghiệm tương ứng trên sợi đã bọc sơ cấp hoặc trên cáp hoàn chỉnh\r\nkhông đủ để mô tả một cách đầy đủ. Các thông số này được xác định trong phần\r\nsau đây.
\r\n\r\n6. Kết cấu của cáp\r\nsợi quang
\r\n\r\n6.1. Quy định chung
\r\n\r\nCáp phải được thiết kế và chế tạo để có tuổi\r\nthọ dự định ít nhất là 20 năm. Trong thời gian này, suy hao của cáp được lắp\r\nđặt tại bước sóng làm việc không được vượt giá giá trị được thỏa thuận giữa\r\nngười sử dụng và nhà chế tạo. Vật liệu trong cáp phải đảm bảo để mức tăng suy\r\nhao không vượt quá giá trị quy định. Giá trị của quy định kỹ thuật này có thể gồm,\r\nví dụ, ảnh hưởng của hydro.
\r\n\r\nToàn bộ các sợi quang trong cáp phải cùng kiểu\r\nvà cùng xuất xứ.
\r\n\r\nKhông được có chỗ nối sợi trên chiều dài cung\r\ncấp nếu không có thỏa thuận nào khác giữa người sử dụng và nhà chế tạo.
\r\n\r\nPhải có khả năng nhận biết từng sợi quang trên\r\nsuốt chiều dài của cáp.
\r\n\r\nĐối với cáp đặt ngoài trời, để tránh độ căng\r\nquá mức gây ra do các điều kiện môi trường ví dụ như tải trọng của gió, băng,\r\nkết cấu của cáp và cụ thể là các thành phần gia cường phải được chọn để hạn chế\r\nđộ căng đến mức an toàn.
\r\n\r\n6.2. Bố trí các phần tử của cáp
\r\n\r\nCác phần tử của cáp như đã trình bầy ở điều 5\r\ncó thể được bố trí như sau:
\r\n\r\na) phần tử quang đơn không xoắn (đối với ống\r\nđơn, khả năng chịu bẻ gập chỉ phải đánh giá nếu có yêu cầu);
\r\n\r\nb) số lượng các phần tử quang đồng nhất được\r\nbố trí theo hình xoắn ốc hoặc SZ (các phần tử của băng dẹt có thể được sắp xếp\r\nbằng cách xếp chồng hai hay nhiều phần tử);
\r\n\r\nc) các cấu hình lai ghép trong lõi có rãnh\r\nnhư bọc chặt, rãnh, băng dẹt hoặc ống lỏng;
\r\n\r\nd) các cấu hình lai ghép trong ống lỏng như\r\nbọc chặt hoặc băng dẹt.
\r\n\r\nNếu có yêu cầu, ruột đồng có cách điện trong\r\nkết cấu một, hai hoặc bốn sợi có thể được bố trí cùng với các phần tử quang.
\r\n\r\nKhi cáp được uốn với bán kính uốn nhỏ nhất,\r\nđộ căng của sợi quang lớn nhất do uốn sợi quang phải được thỏa thuận giữa người\r\nsử dụng và nhà chế tạo.
\r\n\r\n6.3. Điền đầy lõi cáp
\r\n\r\nNếu có quy định, phần tử và ngoài ra là lõi\r\ncáp phải được điền đầy, liên tục bằng hợp chất chống nước. Nói một cách khác\r\ncác chất chống nước có thể đặt thành những đoạn đều đặn hoặc vật liệu chống\r\nnước có thể được sử dụng nhằm ngăn ngừa sự ngấm nước vào cáp.
\r\n\r\nVật liệu này không được độc, nhưng có mùi khó\r\nchịu và không được gây ra tác hại cho sức khỏe. Vật liệu phải dễ loại bỏ mà\r\nkhông phải dùng đến các vật liệu được coi là có hại hay nguy hiểm.
\r\n\r\nNếu có yêu cầu, vật liệu hấp thụ hydro có thể\r\nsử dụng để ngăn ngừa sự xuống cấp do sự tồn tại hydro trong cáp.
\r\n\r\nVật liệu ngăn ngừa này phải tương thích với\r\ncác phần tử cáp liên quan khác. Khi vật liệu ngăn ngừa là loại ngấm nước, sự\r\nphù hợp phải được thỏa thỏa thuận giữa người sử dụng và nhà chế tạo. Khi hợp\r\nchất điền đầy được sử dụng thì phải sử dụng các phương pháp thử nghiệm sau đây\r\nđể xác định sự thích hợp của hợp chất:
\r\n\r\na) lượng dầu tách ra khỏi hợp chất điền đầy\r\nphải thỏa mãn yêu cầu ở điều 5 của IEC 811 – 5 -1;
\r\n\r\nb) đối với cáp có chứa các phần tử kim loại\r\nthì hợp chất độn phải được thử nghiệm khi có hợp chất ăn mòn theo điều 8 của\r\nIEC 811 – 5 – 1;
\r\n\r\nc) hợp chất điền đầy không được ở trạng thái\r\nlỏng khi nhiệt độ thấp hơn giá trị quy định. Việc xác định điểm hóa lỏng phải\r\ntheo điều 4 của IEC 811 - 5 -1;
\r\n\r\nd) mức tăng khối lượng phải được thử nghiệm\r\nnhư quy định ở điều 11 của IEC 811 – 4 – 2 . Mức tăng khối lượng không được\r\nvượt quá giá trị quy định đối với vật liệu cụ thể.
\r\n\r\n6.4. Thành phần gia cường
\r\n\r\nCáp phải được thiết kế có các thành phần gia\r\ncường thích hợp để thỏa mãn điều kiện lắp đặt và khai thác sao cho các sợi\r\nquang không phải chịu độ căng vượt quá các giới hạn đã thỏa thuận giữa người sử\r\ndụng và nhà chế tạo.
\r\n\r\nThành phần gia cường có thể là kim loại hoặc\r\nphi kim loại và có thể được đặt trong lõi cáp và / hoặc dưới vỏ bọc và/hoặc\r\ntrong vỏ bọc.
\r\n\r\nNếu có yêu cầu, cáp treo ngoài trời phải được\r\ntrang bị dây treo riêng biệt. Cách bố trí và kiểu dây treo phụ thuộc vào thực\r\ntế lắp đặt và điều kiện môi trường và phải được thỏa thuận giữa người sử dụng\r\nvà nhà chế tạo. Ví dụ dây treo và lõi cáp có thể tạo thành cấu trúc của chữ số\r\n“8” hoặc cáp được buộc vào dây treo riêng biệt bằng cách buộc chặt hoặc bằng\r\ncác phương tiện thích hợp khác.
\r\n\r\n6.5. Lớp chống ẩm
\r\n\r\nNếu có yêu cầu, lớp chống ẩm phải được cung\r\ncấp hoặc bằng lớp vỏ bọc kim loại liên tục hoặc bằng băng kim loại được quấn\r\ntrên lõi cáp dọc theo chiều dài và được kết dính vào vỏ bọc.
\r\n\r\nCó thể sử dụng cấu trúc khác theo sự thỏa\r\nthuận giữa người sử dụng và nhà chế tạo.
\r\n\r\nTrong trường hợp vỏ bọc kim loại liên tục,\r\nvật liệu và chiều dày của vỏ bọc phải được thỏa thuận giữa người sử dụng và nhà\r\nchế tạo.
\r\n\r\nTrong trường hợp dùng băng chống ẩm kim loại,\r\nphần chồng lên nhau và chiều dày của băng kim loại phải theo IEC 708 – 1. Băng\r\nkim loại có thể có chiều dày danh nghĩa giảm theo thỏa thuận giữa người sử dụng\r\nvà nhà chế tạo. Việc kết dính băng kim loại vào vỏ bọc phải phù hợp với 19.2 của\r\nIEC 708-1. Mẫu vỏ bọc lấy từ phần cuối của cáp hoàn chỉnh phải được kiểm tra để\r\nđảm bảo cho lớp quấn của băng chống ẩm được khít với nhau và phù hợp với yêu\r\ncầu của điều này.
\r\n\r\nHiệu quả của lớp chống ẩm này có thể được\r\nchứng minh bằng thử nghiệm khác theo sự thỏa thuận giữa người sử dụng và nhà\r\nchế tạo.
\r\n\r\n6.6. Vỏ bọc và lớp giáp sắt của cáp
\r\n\r\n6.6.1. Vỏ bọc bên trong
\r\n\r\nVỏ bọc bên trong của cáp có thể áp dụng theo\r\nsự thỏa thuận giữa người sử dụng và nhà chế tạo.
\r\n\r\n6.6.2. Lớp giáp sắt
\r\n\r\nNếu có yêu cầu tăng cường độ bền kéo hoặc\r\ntăng cường bảo vệ chống những tác động từ bên ngoài thì phải có lớp giáp sắt.
\r\n\r\n6.6.3. Vỏ bọc bên ngoài
\r\n\r\nVỏ bọc của cáp không được có chỗ nối, làm\r\nbằng polyetylen chịu thời tiết và tia cực tím (UV) ổn định theo điều 22 của IEC\r\n708 -1 nếu không có thỏa thuận nào khác giữa người sử dụng và nhà chế tạo.
\r\n\r\nChiều dày nhỏ nhất của vỏ bọc phụ thuộc vào\r\nđường kính ngoài của cáp và không được nhỏ hơn 1 mm, trừ trường hợp cáp từ trên\r\ncao rẽ xuống, chiều dày nhỏ hơn có thể được quy định. Đường kính ngoài và sự\r\nthay đổi này phải tính đến điều kiện lắp đặt và được xác định theo sự thỏa\r\nthuận giữa người sử dụng và nhà chế tạo.
\r\n\r\nCác yêu cầu cụ thể khác với quy định ở trên\r\nđược áp dụng cho cáp đặt dưới nước và đặt trong nhà.
\r\n\r\nDo kích cỡ nhỏ, cáp sợi quang dễ bị tổn hại\r\nkhi bị các loài gậm nhấm tấn công. Khi không thể loại trừ các loài gậm nhấm thì\r\nphải có bảo vệ thích hợp nếu có yêu cầu của người sử dụng.
\r\n\r\n6.7. Ghi nhãn vỏ bọc
\r\n\r\nNếu có yêu cầu, cáp phải được ghi nhãn theo\r\nphương pháp được thỏa thuận giữa người sử dụng và nhà chế tạo. Phương pháp ghi\r\nnhãn thông thường là khắc nổi, in chìm, khắc nóng và in trên bề mặt. Dấu hiệu\r\nnhận dạng cáp viễn thông sợi quang đang được xem xét.
\r\n\r\nCác thông tin khác yêu cầu có trong nội dung\r\nnhãn đang được xem xét.
\r\n\r\nNhãn có thể trình bầy thành một dòng hoặc hai\r\ndòng. Loại một dòng phải được trình bầy bằng cách ghi nhãn dọc theo chiều dài\r\ncủa cáp. Loại hai dòng phải được trình bày với hai dòng đối xứng qua đường tâm\r\nvà dọc theo chiều dài của cáp.
\r\n\r\nĐộ bền chịu mài mòn của nhãn phải phù hợp với\r\nTCVN 6745 – 1 : 2000 (IEC 794 – 1) Phương pháp E2B, phương pháp 1. Phương pháp\r\nthử nghiệm E2B, phương pháp 1 phải được thực hiện với việc sử dụng kim bằng\r\nthép có đường kính d = 1,0 mm và lực tác động vào kim / mẫu là 4N. Việc sử dụng\r\nphương pháp E2B, phương pháp 2 đang được xem xét.
\r\n\r\nNội dung nhãn loại một dòng phải giữ được độ\r\nrõ nét sau khi thử nghiệm với số chu kỳ quy định. Đối với nhãn loại hai dòng,\r\nthử nghiệm độ bền chịu mài mòn chỉ cần thực hiện trên một dòng nhãn. Trong cả\r\nhai trường hợp này số chu kỳ thử nghiệm phải được thỏa thuận giữa người sử dụng\r\nvà nhà chế tạo.
\r\n\r\nChú thích – Trong những điều kiện nhất định\r\nđộ bền của nhãn có thể bị tác động bởi hóa chất, bức xạ của tia cực tím (UV) và\r\nnhiệt. Ảnh hưởng của nhãn trên vỏ bọc có thể làm ảnh hưởng đến tính năng của vỏ\r\nbọc như nứt do ứng suất của môi trường, độ bền kéo và độ giãn dài khi đứt.
\r\n\r\n7. Điều kiện lắp đặt\r\nvà điều kiện làm việc
\r\n\r\n7.1. Quy định chung
\r\n\r\nĐiều kiện lắp đặt và điều kiện làm việc phải\r\nđược thỏa thuận giữa người sử dụng và nhà chế tạo.
\r\n\r\nĐiều kiện làm việc đặc biệt quan trọng đối\r\nvới cáp đặt ngoài trời.
\r\n\r\n7.2. Đặc tính của các phần tử cáp dùng cho\r\nmục đích ghép nối
\r\n\r\nCác thử nghiệm sau đây dùng để đặc trưng cho\r\ncác kiểu khác nhau của các phần tử cáp dùng cho mục đích ghép nối.
\r\n\r\n7.2.1. Thử nghiệm cho mục đích chung
\r\n\r\nNếu không có quy định nào khác, các thử\r\nnghiệm này được áp dụng cho mọi kiểu của phần tử cáp.
\r\n\r\n7.2.1.1. Kích thước
\r\n\r\nSử dụng các phương pháp thử nghiệm sau đây\r\nnếu thích hợp:
\r\n\r\n- đường kính vỏ phản xạ: IEC 793 – 1, phương\r\npháp A1A, A2, A3 hoặc A4;
\r\n\r\n- đường kính lớp bọc sơ cấp: IEC 793 – 1,\r\nphương pháp A2 hoặc A4;
\r\n\r\n- đường kính lớp bọc thứ cấp và lớp đệm chặt:\r\nIEC 793 – 1, phương pháp A4;
\r\n\r\n- ống lỏng, lõi có rãnh và các phần tử tăng\r\ncường độ bền: IEC 793 – 1, phương pháp A4 hoặc IEC 189.
\r\n\r\nChú thích - Yêu cầu đặc biệt đối với kích\r\nthước băng dẹt được cho dưới đây.
\r\n\r\n7.2.1.2. Thử nghiệm uốn
\r\n\r\na) Mục đích
\r\n\r\nMục đích của thử nghiệm này, nếu có yêu cầu,\r\nnhằm xác định mức tăng suy hao của phần tử quang khi uốn trong hộp nối kín hoặc\r\nthiết bị tương tự;
\r\n\r\nb) Thiết bị
\r\n\r\n- trục uốn có bề mặt nhẵn, có đường kính như\r\nquy định trong quy định kỹ thuật cụ thể;
\r\n\r\n- cơ cấu đo suy hao có sử dụng kỹ thuật cắt\r\nngược (IEC 793 – 1, phương pháp C1A) hoặc kỹ thuật tán xạ ngược (IEC 793 -1,\r\nphương pháp C1C) hoặc kỹ thuật giám sát công suất (IEC 793 -1 , phương pháp\r\nC10A) và có thể được trang bị với thiết bị chuyển mạch ngang.
\r\n\r\nc) Tiến hành thử nghiệm
\r\n\r\nPhần tử cần thử nghiệm phải được quấn lỏng\r\ntrên trục quấn; Số vòng quấn phải được quy định trong quy định kỹ thuật cụ thể.
\r\n\r\nĐể đo mức tăng suy hao gây ra do uốn phải trừ\r\nđi suy hao vốn có của sợi quang.
\r\n\r\nMức tăng suy hao có thể được đo bằng kỹ thuật\r\ncắt ngược; tuy nhiên nên kiểm tra bằng phương pháp tán xạ ngược để không gây ra\r\nkhuyết tật cục bộ do ổn định phần tử trên trục quấn. Cũng có thể quấn lai phân\r\ntử từ trục quấn có đường kính lớn hơn sang trục quấn quy định và sử dụng kỹ\r\nthuật giám sát công suất.
\r\n\r\nd) Kết quả
\r\n\r\nCác dữ liệu sau đây được phải được trình bày\r\ncùng với kết quả:
\r\n\r\n- nhận dạng phần tử quang;
\r\n\r\n- bước sóng;
\r\n\r\n- đường kính của trục quấn;
\r\n\r\n- số lượng vòng quấn;
\r\n\r\n- mức tăng suy hao;
\r\n\r\n- thiết bị và kỹ thuật đo;
\r\n\r\n- nhiệt độ.
\r\n\r\n7.2.1.3. Độ bền của sợi chịu dung môi tẩy rửa
\r\n\r\nĐang xem xét.
\r\n\r\n7.2.1.4. Khả năng tuốt
\r\n\r\nSử dụng IEC 793 -1, phương pháp B6 đối với độ\r\nbong tróc của lớp bọc sợi quang sơ cấp và lớp bọc thứ cấp và lớp đệm chặt.
\r\n\r\n7.2.1.5. Các thử nghiệm khác đang được xem\r\nxét
\r\n\r\n7.2.2. Thử nghiệm áp dụng cho ống lỏng
\r\n\r\n7.2.2.1. Uốn gập ống
\r\n\r\nSử dụng TCVN 6745 – 1 : 2000 (IEC 794 – 1)\r\n(phương pháp đang xem xét)
\r\n\r\n7.2.2.2. Các thử nghiệm khác đang xem xét
\r\n\r\n7.2.3. Thử nghiệm áp dụng cho băng dẹt
\r\n\r\nXem xét các điều kiện riêng về việc ghép nối\r\nbăng dẹt, các thử nghiệm sau đây phải được thực hiện để đặc trưng cho khả năng\r\nghép nối của băng dẹt.
\r\n\r\n7.2.3.1. Kích thước
\r\n\r\na) Định nghĩa
\r\n\r\nHình 3 minh họa hình vẽ của mặt cắt ngang của\r\nbăng dẹt sợi quang có kích thước phẳng có kích thước hình học khác nhau được\r\nđịnh nghĩa như sau:
\r\n\r\nChiều rộng và chiều dày: Chiều rộng và chiều\r\ndày của băng dẹt là các kích thước của hình chữ nhật nhỏ nhất bao quanh mặt cắt\r\nngang của dải ruy băng.
\r\n\r\nĐường cơ bản: Đường cơ bản được\r\ncho trong mặt cắt ngang của băng dẹt sợi quang là đường thẳng đi qua các tâm\r\ncủa sợi thứ nhất (sợi 1) và sợi cuối cùng (sợi n) của băng dẹt sợi quang.
\r\n\r\nĐộ ngang bằng của sợi quang:
\r\n\r\na)\r\nĐộ phân cách ngang của sợi quang: Độ phân cách ngang của sợi quang là\r\nkhoảng cách của hình chiếu trực giao của hai tâm sợi quang trên đường cơ bản\r\ntrong mặt cắt ngang của băng dẹt sợi quang.
\r\n\r\nHai thông số của độ phân cách ngang có thể\r\nđược phân biệt:
\r\n\r\n- khoảng cách giữa các tâm của các sợi liền\r\nkề d;
\r\n\r\n- khoảng cách giữa các tâm của sợi cực biên\r\nb.
\r\n\r\nb)\r\nĐộ phẳng : Độ phẳng r\r\ncủa kết cấu băng dẹt sợi quang là tổng của độ phân cách dọc dương lớn nhất và\r\ngiá trị tuyệt đối của độ phân cách dọc âm lớn nhất của các sợi quang.
\r\n\r\nĐộ phân cách dọc của các sợi quang là khoảng\r\ncách trực giao tính từ tâm sợi quang đến đường cơ bản. Độ phân cách dọc là\r\ndương đối với các sợi “ở phía trên” đường cơ bản và là âm đối với các sợi “ở\r\nphía dưới” của đường cơ bản
\r\n\r\nb) Kích thước băng dẹt
\r\n\r\nKích thước và cấu trúc hình học: Nếu không có\r\nquy định nào khác trong quy định kỹ thuật cụ thể thì các kích thước lớn nhất và\r\ncấu trúc hình học của băng dẹt sợi quang phải như quy định trong bảng 1.
\r\n\r\nBảng 1 – Các kích\r\nthước lớn nhất của băng dẹt sợi quang
\r\n\r\n\r\n Số sợi quang \r\n | \r\n \r\n Chiều rộng \r\n\r\n \r\n w \r\n | \r\n \r\n Chiều dày \r\n\r\n \r\n t \r\n | \r\n \r\n Độ ngang bằng của\r\n sợi quang \r\n | \r\n ||
\r\n Độ phân cách ngang \r\n | \r\n \r\n Độ phẳng \r\np \r\n | \r\n ||||
\r\n Các sợi liền kề | \r\n \r\n Các sợi cực biên | \r\n ||||
\r\n | \r\n \r\n | \r\n \r\n | \r\n \r\n | \r\n \r\n | \r\n |
\r\n 2 \r\n | \r\n \r\n 700 \r\n | \r\n \r\n 480 \r\n | \r\n \r\n 280 \r\n | \r\n \r\n 280 \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n
\r\n 4 \r\n | \r\n \r\n 1220 \r\n | \r\n \r\n 480 \r\n | \r\n \r\n 280 \r\n | \r\n \r\n 835 \r\n | \r\n \r\n 50 \r\n | \r\n
\r\n 6 \r\n | \r\n \r\n 1770 \r\n | \r\n \r\n 480 \r\n | \r\n \r\n 280 \r\n | \r\n \r\n 1385 \r\n | \r\n \r\n 50 \r\n | \r\n
\r\n 8 \r\n | \r\n \r\n 2300 \r\n | \r\n \r\n 480 \r\n | \r\n \r\n 300 \r\n | \r\n \r\n 1920 \r\n | \r\n \r\n 50* \r\n | \r\n
\r\n 10 \r\n | \r\n \r\n 2850 \r\n | \r\n \r\n 480 \r\n | \r\n \r\n 300 \r\n | \r\n \r\n 2450 \r\n | \r\n \r\n 50* \r\n | \r\n
\r\n 12 \r\n | \r\n \r\n 3400 \r\n | \r\n \r\n 480 \r\n | \r\n \r\n 300 \r\n | \r\n \r\n 2950 \r\n | \r\n \r\n 50* \r\n | \r\n
\r\n * Các giá trị bắt buộc \r\n | \r\n
Các yêu cầu nghiêm ngặt hơn có thể cần sẽ\r\nđược thỏa thuận giữa người sử dụng và nhà chế tạo tùy thuộc vào sự ghép nối\r\nhoặc kỹ thuật ghép nối đang sử dụng.
\r\n\r\nCác kích thước và cấu trúc hình học có thể\r\nđược kiểm tra bằng thử nghiệm điển hình mô tả dưới đây, phương pháp đo bằng\r\nmắt. Đối với thử nghiệm thường xuyên đang xem xét.
\r\n\r\nc) Phương pháp đo bằng mắt.
\r\n\r\nMục đích
\r\n\r\nMục đích của thử nghiệm này là để xác định\r\nkích thước hình học của băng dẹt sợi quang như đã được định nghĩa gồm các thông\r\nsố: chiều rộng, chiều dày và độ ngang bằng của sợi quang.
\r\n\r\nThiết bị
\r\n\r\nKính hiển vi hoặc đèn chiếu có độ phóng đại\r\nthích hợp.
\r\n\r\nMẫu
\r\n\r\nSố lượng mẫu cần thử nghiệm phải được quy\r\nđịnh trong quy định kỹ thuật cụ thể. Mẫu được chọn phải mang tính độc lập và\r\nđại diện cho đoạn băng dẹt cần thử nghiệm
\r\n\r\nTiến hành thử nghiệm
\r\n\r\nThông thường, mẫu được đặt vào khuôn theo phương\r\nthẳng đứng và bơm vào loại nhựa có thể sấy khô được. Sau khi sấy khô mẫu được\r\nmài và đánh bóng. Mặt phẳng đã đánh bóng được đo bằng kính hiển vi hoặc đèn\r\nchiếu.
\r\n\r\nChú thích – Cần chú ý để việc chuẩn bị mẫu\r\nkhông làm thay đổi kết cấu của băng dẹt sợi quang và đặc trưng cho hình ảnh\r\nnguyên vẹn của vỏ phản xạ sợi quang và mặt cắt của băng dẹt.
\r\n\r\nCác phương pháp chuẩn bị mẫu khác đang nghiên\r\ncứu.
\r\n\r\nKết quả
\r\n\r\nĐối với số lượng mẫu quy định tất cả các kích\r\nthước phải được đưa ra ở dạng giá trị trung bình và giá trị lớn nhất / nhỏ\r\nnhất.
\r\n\r\nCác dữ liệu sau đây phải được trình bày cùng\r\nvới các kết quả:
\r\n\r\n- ký hiệu băng dẹt;
\r\n\r\n- giá trị lớn nhất / nhỏ nhất;
\r\n\r\n- giá trị trung bình;
\r\n\r\n- số lượng mẫu đem thử nghiệm.
\r\n\r\n7.2.3.2. Yêu cầu về cơ
\r\n\r\n7.2.3.2.1. Khả năng tách các sợi quang riêng\r\nbiệt trong băng dẹt
\r\n\r\nNếu có yêu cầu về khả năng tách rời sợi quang\r\nthì băng dẹt phải có kết cấu sao cho các sợi quang có thể tách ra được khỏi kết\r\ncấu của băng dẹt thành những đơn vị hoặc sợi quang riêng biệt mà vẫn thỏa mãn\r\ncác chuẩn mực sau đây:
\r\n\r\n- băng dẹt phải được thử nghiệm về khả năng\r\ntách rời các sợi riêng biệt bằng cách sử dụng thử nghiệm mô tả dưới đây: xé\r\n(khả năng tách) 7.2.3.2.3 b) hoặc phương pháp khác theo thỏa thuận giữa người\r\nsử dụng và nhà chế tạo.
\r\n\r\n- khả năng tách rời phải thực hiện được mà\r\nkhông cần dùng đến thiết bị hay dụng cụ đặc biệt.
\r\n\r\n- quy trình tách rời sợi quang không được\r\nphương hại một cách lâu dài đối với sợi quang và tính năng về cơ.
\r\n\r\n- mã màu của sợi quang phải còn nguyên vẹn đủ\r\nđể phân biệt được các sợi quang với nhau.
\r\n\r\n7.2.3.2.2 Khả năng tuốt băng dẹt
\r\n\r\nLớp bọc của từng sợi quang cũng như vật liệu\r\nliên kết băng dẹt lưu lại phải có thể tách bỏ được một cách dễ dàng. Phương\r\npháp tuốt bỏ phải được thỏa thuận giữa nhà chế tạo và người sử dụng hoặc phải\r\nđược xác định trong quy định kỹ thuật cụ thể.
\r\n\r\n7.2.3.2.3. Thử nghiệm về cơ
\r\n\r\na) Thử nghiệm xoắn
\r\n\r\nMục đích
\r\n\r\nMục đích của thử nghiệm này nhằm kiểm tra\r\ntính chất về cơ và chức năng của kết cấu băng dẹt sợi quang. Thử nghiệm này xác\r\nđịnh khả năng chịu xoắn băng dẹt mà không bị bong tróc và vẫn duy trì được khả\r\nnăng tách sợi quang ra nếu có yêu cầu.
\r\n\r\nChuẩn bị mẫu
\r\n\r\nNăm mẫu đại diện, mỗi mẫu dài tối thiểu là\r\n120 mm lấy từ băng dẹt đem thử.
\r\n\r\nThiết bị
\r\n\r\nVí dụ về thiết bị thử nghiệm cho trên hình 4\r\ngồm hai kẹp định vị dọc để giữ mẫu trong khi xoắn dưới một lực tối thiểu là 1N.\r\nChiều dài tối thiểu đem thử nghiệm là 100 mm.
\r\n\r\nTiến hành thử nghiệm
\r\n\r\nMẫu được cố định chắc chắn vào thiết bị và\r\nxoắn theo mức tăng 180o ± 5o trong 2s. Thời gian ngừng\r\ntối thiểu sau mỗi mức tăng là 5s. Việc xoắn theo mức tăng này được tiếp tục cho\r\nđến giá trị được thỏa thuận giữa nhà chế tạo và người sử dụng, như quy định\r\ntrong quy định kỹ thuật cụ thể hoặc cho đến khi xuất hiện sự bong tróc.
\r\n\r\nChú thích – Độ bền xoắn của kết cấu của băng\r\ndẹt tỷ lệ nghịch với chiều rộng w mà thường là tỷ lệ với số sợi quang. Ngoài ra\r\nđộ bền xoắn thiết kế của băng dẹt kiểu có thể tách ra được thấp hơn độ bền xoắn\r\ncủa băng dẹt kiểu không tách ra được.
\r\n\r\nKết quả
\r\n\r\nĐối với từng mẫu được thử nghiệm, ghi lại số\r\nsợi quang có trong mẫu, kiểu băng dẹt (tách ra được hoặc không tách ra được) và\r\nmức độ chịu đựng của mẫu được thử nghiệm với số lần xoắn được quy định trong\r\nquy định kỹ thuật cụ thể.
\r\n\r\nYêu cầu
\r\n\r\nSố lần xoắn với mức 180o cho đến\r\nkhi xuất hiện sự bong tróc phải được cho trong quy định kỹ thuật cụ thể.
\r\n\r\nb) Xé (khả năng tách)
\r\n\r\nMục đích
\r\n\r\nMục đích của thử nghiệm này là:
\r\n\r\na)\r\nĐảm bảo sự ổn định của kết cấu băng dẹt bằng cách đo độ bền chịu xé rách của\r\nbăng dẹt sợi quang trong trường hợp các sợi quang không có ý định để tách ra;
\r\n\r\nb)\r\nĐảm bảo khả năng tách các sợi quang ra trong trường hợp các sợi quang phải được\r\ntách ra.
\r\n\r\nChuẩn bị mẫu
\r\n\r\nĐối với băng dẹt có n sợi quang, lấy n/2 mẫu,\r\nmỗi mẫu có chiều dài tối thiểu là 100 mm từ đoạn dài khoảng 1 m của băng dẹt\r\nsợi quang.
\r\n\r\nCác sợi quang cần thử nghiệm được tách ra\r\nbằng dao trên một đoạn dài thích hợp để kẹp (xem hình 5). Đối với X mẫu (X\r\nthường là 3 đến 5 được quy định kỹ thuật cụ thể), một sợi quang được tách ra\r\nkhỏi các sợi khác trong băng dẹt. Đối với các mẫu nhiều hơn X thì tách hai sợi\r\nquang ra khỏi các sợi quang khác trong băng dẹt, tương tự đến n/2 sợi quang.
\r\n\r\nThiết bị
\r\n\r\nThiết bị đo độ bền có cơ cấu kẹp thích hợp.
\r\n\r\nKính hiển vi có độ phóng đại ít nhất là 100\r\nlần (trong trường hợp b)
\r\n\r\nTiến hành thử nghiệm
\r\n\r\nLắp từng mẫu vào thiết bị đo như chỉ ra trên\r\nhình 6. Các sợi quang cần thử nghiệm được xé với tốc độ khoảng 100 mm/min. Lực\r\nxé sợi quang trên đoạn dài 50 mm được ghi lại liên tục.
\r\n\r\nTrong trường hợp b) lớp bọc sơ cấp của sợi quang tách ra\r\nđược kiểm tra bằng cách nhìn trên kính hiển vi.
\r\n\r\nKết quả
\r\n\r\nCác dữ liệu sau đây phải được trình bày cùng\r\nvới kết quả:
\r\n\r\n- trong trường hợp a) lực xé trung bình và nhỏ nhất tính\r\nbằng N;
\r\n\r\n- trong trường hợp b) lực xé trung bình và lớn nhất tính\r\nbằng N;
\r\n\r\n- nhận biết và lựa chọn sợi quang cần thử\r\nnghiệm.
\r\n\r\nYêu cầu
\r\n\r\nGiá trị lực xé yêu cầu phải được cho trong\r\nquy định kỹ thuật cụ thể. Trong trường hợp b)\r\nlớp bọc sơ cấp phải còn nguyên vẹn. Trong trường hợp các sợi được nhuộm màu thì\r\nmàu phải còn đủ để nhận dạng sợi quang.
\r\n\r\nc) Nếu có yêu cầu thử nghiệm về cơ bổ sung\r\nngoài những thử nghiệm đã được quy định trong quy định kỹ thuật chung IEC 793 –\r\n1 và TCVN 6745 – 1 : 2000 (IEC 794 – 1) hoặc trong quy định kỹ thuật này thì\r\ncác thử nghiệm đó phải được quy định trong quy định kỹ thuật cụ thể.
\r\n\r\n7.2.3.3. Yêu cầu về môi trường
\r\n\r\n7.2.3.3.1. Ngâm nước
\r\n\r\nĐang xem xét
\r\n\r\n7.2.3.3.2. Yêu cầu về môi trường bổ sung, nếu\r\ncó, phải được thỏa thuận giữa người sử dụng và nhà chế tạo.
\r\n\r\n8. Thử nghiệm cáp sợi\r\nquang\r\n
\r\n\r\nCác thông số quy định trong tiêu chuẩn này có\r\nthể bị ảnh hưởng bởi mức độ không chính xác của phép đo gây ra do sai số của\r\nphép đo và sai số hiệu chuẩn vì thiếu các chuẩn thích hợp. Chuẩn mực để nghiệm\r\nthu phải được giải thích kèm theo. Mức độ không chính xác tổng của phép đo đối\r\nvới tiêu chuẩn này phải nhỏ hơn hoặc bằng 0,05 dB đối với suy hao.
\r\n\r\nViệc trình bầy không có sự thay đổi về suy\r\nhao có nghĩa là mọi sự thay đổi về giá trị đo, cả chiều dương lẫn chiều âm đều\r\nnằm trong phạm vi của mức độ không đảm bảo của phép đo phải được bỏ qua.
\r\n\r\nSố lượng sợi thử nghiệm phải đại diện cho\r\nthiết kế của cáp và phải được thỏa thuận giữa người sử dụng và nhà chế tạo.
\r\n\r\nCác thử nghiệm áp dụng cho cáp viễn thông\r\nđược liệt kê dưới đây. Chuẩn mực nghiệm thu tối thiểu đối với các kiểu cáp khác\r\nnhau được cho trong quy định kỹ thuật chung liên quan.
\r\n\r\nĐối với một số thử nghiệm áp dụng cho kết cấu\r\nhình số 8, các thử nghiệm này phải được thực hiện có dây treo. Nếu có yêu cầu\r\ndo lắp đặt nào đó, cáp hình số 8 cũng phải được thử nghiệm không có dây treo.
\r\n\r\n8.1. Tính năng kéo
\r\n\r\nCáp phải được thử nghiệm theo TCVN 6745 – 1 :\r\n2000 (IEC 794 – 1 ) phương pháp E1.
\r\n\r\n8.2. Khả năng lắp đặt
\r\n\r\nTính tương thích với các điều kiện lắp đặt cụ\r\nthể có thể được chứng tỏ thông qua việc lựa chọn các thử nghiệm sau đây:
\r\n\r\n8.2.1. Uốn trong điều kiện có lực kéo căng
\r\n\r\nĐể chứng tỏ khả năng chịu ứng suất lắp đặt\r\ncủa kết cấu cáp nên cho cáp chịu thử nghiệm tại nơi chế tạo bằng phương pháp\r\nuốn có dịch chuyển hoặc tại hiện trường phản ánh cả cách uốn bình thường lẫn\r\ncách uốn đảo chiều.
\r\n\r\n8.2.2. Uốn lặp lại
\r\n\r\nCáp phải được thử nghiệm theo phương pháp\r\nđược quy định trong TCVN 6745 – 1 : 2000 (IEC 794 – 1) phương pháp E6 và thiết\r\nbị thử nghiệm phù hợp với phần mô tả cho trong phương pháp thử nghiệm.
\r\n\r\n8.2.3. Va đập
\r\n\r\nKết cấu cáp phải được thử nghiệm theo phương\r\npháp quy định trong TCVN 6745 – 1 : 2000 (IEC 794 -1) phương pháp E4.
\r\n\r\n8.2.4. Bẻ gập
\r\n\r\nCáp phải được thử nghiệm theo phương pháp quy\r\nđịnh trong TCVN 6745 – 1 : 2000 (IEC 794 – 1) phương pháp E10. Đường kính tối\r\nthiểu phải được thỏa thuận giữa người sử dụng và nhà chế tạo.
\r\n\r\n8.2.5. Xoắn
\r\n\r\nCáp phải được thử nghiệm theo phương pháp quy\r\nđịnh trong TCVN 6745 – 1 : 2000 (IEC 794 – 1) phương pháp E7.
\r\n\r\n8.3. Uốn cáp
\r\n\r\nCáp phải được thử nghiệm theo quy trình 1 quy\r\nđịnh trong TCVN 6745 - 1: 2000 (IEC 794 – 1) phương pháp E11.
\r\n\r\n8.4. Nén
\r\n\r\nCáp phải được thử nghiệm theo phương pháp quy\r\nđịnh trong TCVN 6745 - 1: 2000 (IEC 794 – 1) phương pháp E3.
\r\n\r\n8.5. Nhiệt độ biến đổi chu kỳ
\r\n\r\nCáp phải được thử nghiệm theo quy trình thử\r\nnghiệm kết hợp của phương pháp quy định trong TCVN 6745 – 1 : 2000 (IEC 794 –\r\n1), phương pháp F1
\r\n\r\n8.6. Lão hóa
\r\n\r\n8.6.1. Tính tương thích của lớp bọc sợi quang
\r\n\r\nKhi các sợi quang tiếp xúc với hợp chất điền\r\nđầy thì tính tương thích của hợp chất điền đầy với lớp bọc sợi quang phải được\r\nchứng tỏ thông qua thử nghiệm sau lão hóa gia tốc, hoặc chỉ sợi quang trong cáp\r\nhoặc sợi quang trong hợp chất điền đầy với:
\r\n\r\n- độ ổn định kết dính lớp bọc theo TCVN 6745\r\n– 1 : 2000 (IEC 794 – 1) (phương pháp đang xem xét);
\r\n\r\n- độ ổn định màu của lớp bọc để nhận biết sợi\r\n(phương pháp đang xem xét);
\r\n\r\nVà nên có yêu cầu, đối với:
\r\n\r\n- độ ổn định về kích thước;
\r\n\r\n- tính truyền dẫn của lớp bọc
\r\n\r\nCác phương pháp thử nghiệm đang xem xét.
\r\n\r\n8.6.2. Cáp hoàn chỉnh
\r\n\r\nĐang xem xét.
\r\n\r\n8.7. Ngấm nước (chỉ áp dụng cho cáp có điền\r\nđầy)
\r\n\r\nCáp phải được thử nghiệm theo phương pháp quy\r\nđịnh trong IEC 793 – 1, phương pháp F5B.
\r\n\r\nChuẩn mực khác để nghiệm thu có thể được áp\r\ndụng theo yêu cầu cụ thể của người sử dụng.
\r\n\r\n8.8. Khí hydro
\r\n\r\nĐang xem xét.
\r\n\r\n8.9. Tính kháng chứa khí (chỉ áp dụng cho cáp\r\nkhông điền đầy)
\r\n\r\nNếu cáp không điền đầy được bảo vệ chống sự\r\nhình thành áp suất khí thì tính kháng chứa khí phải được xác định và sử dụng\r\nphương pháp sau đây:
\r\n\r\nĐo nhiệt độ môi trường và áp suất khí quyển.
\r\n\r\nĐoạn cáp hoàn chỉnh phải có một đầu được nối\r\nvới nguồn khí khô có áp suất điều chỉnh được. Không khí cấp vào có độ khô 5 %\r\nRH ở 20oC hoặc tốt hơn. Đầu kia của cáp để hở ra ngoài khí quyển.
\r\n\r\nÁp suất nạp vào cáp phải là 62 kPa ± 2% và lưu\r\nlượng không khí không thay đổi phải được ghi lại nhờ dụng cụ đo lưu lượng được\r\nhiệu chuẩn đến ± 10%. Có thể sử dụng áp suất khác theo yêu cầu cụ thể của người\r\nsử dụng.
\r\n\r\nChỉ sử dụng những luồng khí đi bên trong vỏ\r\nbọc trong phép đo này.
\r\n\r\nPhép đo thứ hai phải được thực hiện với chiều\r\nlưu lượng khí ngược lại và ghi riêng các kết quả.
\r\n\r\nTính kháng chứa khí được suy từ:
\r\n\r\nTính kháng chứa khí =\r\n
\r\n\r\n8.10. Bảo vệ chống sét (đối với cáp có chứa\r\ncác phần tử kim loại)
\r\n\r\nNếu có yêu cầu, việc bảo vệ chống sét đối với\r\ncáp phải phù hợp với yêu cầu của Khuyến cáo ITU – T – K25.
\r\n\r\n8.11. Khả năng chịu mài mòn của vỏ bọc
\r\n\r\nKhả năng chịu mài mòn của vỏ bọc phải được\r\nxác định theo TCVN 6745 – 1 : 2000 (IEC 794 – 1) phương pháp E2A.
\r\n\r\n8.12. Điều kiện lắp đặt đặc biệt
\r\n\r\nTính thích hợp của cáp đối với điều kiện lắp\r\nđặt đặc biệt có thể được thử nghiệm bằng các thử nghiệm sau đây:
\r\n\r\n8.12.1. Khả năng chịu rung
\r\n\r\n8.12.1.1. Rung
\r\n\r\nKhả năng chịu rung của cáp phải được thử\r\nnghiệm theo TCVN 6745 – 1 : 2000 (IEC 794 -1), (phương pháp đang được xem xét).
\r\n\r\n8.12.1.2. Rung tần số thấp/ tăng dần
\r\n\r\nKhả năng chịu rung tần số thấp của cáp phải\r\nđược thử nghiệm theo TCVN 6745 – 1 : 2000 (IEC 794 -1), (phương pháp đang được\r\nxem xét).
\r\n\r\n8.12.2. Khả năng chịu súng bắn
\r\n\r\nKhả năng chịu súng bắn của cáp phải được thử\r\nnghiệm theo TCVN 6745 – 1 : 2000 (IEC 794 – 1), (phương pháp đang được xem\r\nxét).
\r\n\r\n\r\n\r\nĐang xem xét.
\r\n\r\nHình 1 – Mặt cắt của\r\nbăng dẹt kiểu liên kết mép
\r\n\r\nHình 2 – Mặt cắt của\r\nbăng dẹt kiểu vỉ
\r\n\r\nHình 3 – Bản vẽ mặt\r\ncắt mô tả hình dạng của băng dẹt sợi quang
\r\n\r\n
Hình 4 – Thử nghiệm\r\nxoắn
\r\n\r\nHình 5
\r\n\r\nHình 6
\r\n\r\nFile gốc của Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6745-3:2000 (IEC 794-3 : 1994) về Cáp sợi quang – Phần 3: Quy định kỹ thuật từng phần đang được cập nhật.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6745-3:2000 (IEC 794-3 : 1994) về Cáp sợi quang – Phần 3: Quy định kỹ thuật từng phần
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Đã xác định |
Số hiệu | TCVN6745-3:2000 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Người ký | Đã xác định |
Ngày ban hành | 2000-01-01 |
Ngày hiệu lực | |
Lĩnh vực | Xây dựng - Đô thị |
Tình trạng | Còn hiệu lực |