CÁP\r\nCÁCH ĐIỆN BẰNG POLYVINYL CLORUA CÓ
\r\n\r\nĐIỆN ÁP DANH ĐỊNH ĐẾN VÀ BẰNG 450/750 V
\r\n\r\nPHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP THỬ NGHIỆM
\r\n\r\nPolyvinyl chloride\r\ninsulated cables of rated voltages up to and including 450/750 V
\r\n\r\nPart 2: Test methods
\r\n\r\n\r\n\r\n1.1. Yêu cầu chung
\r\n\r\nPhương pháp thực hiện các thử nghiệm qui định\r\ntrong các phần của TCVN 6610 : 2000 (IEC 60227) được cho trong phần này và các\r\ntiêu chuẩn IEC sau:
\r\n\r\nTCVN 6613-1 : 2000 (IEC 60332-1) Thử nghiệm\r\ncáp điện trong điều kiện cháy. Phần 1: Thử nghiệm dây đơn hoặc cáp đơn cách\r\nđiện ở trạng thái thẳng đứng
\r\n\r\nTCVN 6610-1 : 2000 (IEC 60227-1 : 1993) Cáp\r\ncách điện bằng PVC có điện áp danh định đến và bằng 450/750 V. Phần 1: Yêu cầu\r\nchung.
\r\n\r\nTCVN 6614 : 2000 (IEC 60811-1-1 : 1993) Phương\r\npháp thử nghiệm chung đối với vật liệu cách điện và vỏ bọc của cáp điện. Phần\r\n1: Phương pháp áp dụng chung. Mục 1: Đo chiều dày và kích thước ngoài – Thử\r\nnghiệm xác định đặc tính cơ.
\r\n\r\n1.2. Thử nghiệm được áp dụng
\r\n\r\nCác thử nghiệm được áp dụng cho các kiểu cáp\r\nđược cho trong các qui định kỹ thuật cụ thể (TCVN 6610-3 : 2000 (IEC 60227-3),\r\nTCVN 6610-4 : 2000 (IEC 60227-4) v.v…).
\r\n\r\n1.3. Phân loại các thử nghiệm theo tần suất\r\nthực hiện thử nghiệm
\r\n\r\nCác thử nghiệm được qui định là thử nghiệm\r\nđiển hình (ký hiệu T) và/hoặc thử nghiệm mẫu (ký hiệu S) được xác định ở 2.2\r\ncủa TCVN 6610-1 : 2000 (IEC 60227-1).
\r\n\r\nCác ký hiệu T và S được sử dụng trong các\r\nbảng liên quan của qui định kỹ thuật cụ thể (TCVN 6610-3 : 2000 (IEC 60227-3),\r\nTCVN 6610-4 : 2000 (IEC 60227-4) v.v…).
\r\n\r\n1.4. Lấy mẫu
\r\n\r\nNếu ghi nhãn trực tiếp trên cách điện hoặc vỏ\r\nbọc, mẫu sử dụng cho thử nghiệm phải được lấy sao cho có chứa nội dung nhãn.
\r\n\r\nĐối với cáp nhiều lõi, trừ mẫu dùng cho thử\r\nnghiệm được qui định ở 1.9, nếu không có qui định nào khác thì chỉ phải thử\r\nnghiệm không quá ba lõi (có màu khác nhau, nếu ký hiệu bằng màu sắc).
\r\n\r\n1.5. Ổn định trước
\r\n\r\nTất cả các thử nghiệm phải được thực hiện\r\nkhông sớm hơn 16 h sau khi đùn hợp chất cách điện và hợp chất vỏ bọc.
\r\n\r\n1.6. Nhiệt độ thử nghiệm
\r\n\r\nNếu không có qui định nào khác, các thử\r\nnghiệm phải được thực hiện ở nhiệt độ môi trường.
\r\n\r\n1.7. Điện áp thử nghiệm
\r\n\r\nNếu không có qui định nào khác, điện áp thử\r\nnghiệm phải là xoay chiều tần số từ 49 Hz đến 61 Hz có dạng gần giống với hình\r\nsin, tỷ số giữa giá trị đỉnh và giá trị hiệu dụng là với\r\ndung sai ± 7%.
Giá trị qui định là giá trị hiệu dụng.
\r\n\r\n1.8. Kiểm tra độ bền của màu và nội dung nhãn
\r\n\r\nKiểm tra sự phù hợp với yêu cầu này phải được\r\nthực hiện để làm mất tên của nhà chế tạo hoặc nhãn thương phẩm và màu của lõi\r\nhoặc các chữ số bằng cách lau nhẹ mười lần bằng len hoặc vải nhúng nước.
\r\n\r\n1.9. Đo chiều dày cách điện
\r\n\r\n1.9.1 Cách đo
\r\n\r\nChiều dày cách điện phải được đo theo 8.1 của\r\nTCVN 6614-1-1 : 2000 (IEC 60811-1-1). Một mẫu cáp được lấy từ ba chỗ cách nhau\r\nít nhất là 1 m.
\r\n\r\nKiểm tra sự phù hợp được thực hiện trên tất\r\ncả các lõi cáp có đến năm lõi và trên năm lõi bất kỳ của cáp có nhiều hơn năm\r\nlõi.
\r\n\r\nNếu việc rút ruột dẫn điện ra khó khăn thì\r\nphải đưa lên máy kéo hoặc ngâm đoạn lõi vào thủy ngân cho đến khi cách điện lỏng\r\nra.
\r\n\r\n1.9.2 Đánh giá kết quả
\r\n\r\nGiá trị trung bình của 18 giá trị (tính bằng\r\nmilimét) đo được từ ba mẫu cách điện lấy từ mỗi lõi phải được tính đến hai chữ\r\nsố thập phân và làm tròn theo cách cho dưới đây; và giá trị này được lấy làm\r\ngiá trị trung bình của chiều dày cách điện.
\r\n\r\nNếu kết quả tính toán có chữ số thập phân thứ\r\nhai là 5 hoặc lớn hơn thì chữ số thập phân thứ nhất phải tăng lên thành con số\r\nlớn hơn tiếp theo, ví dụ 1,74 phải làm tròn thành 1,70 còn 1,75 phải làm tròn\r\nthành 1,80.
\r\n\r\nGiá trị nhỏ nhất trong tất cả các giá trị đo\r\nđược lấy làm chiều dày nhỏ nhất của cách điện tại vị trí bất kỳ.
\r\n\r\nThử nghiệm này có thể kết hợp với mọi phép đo\r\nchiều dày khác, ví dụ như các phép đo ở 5.2.4 của TCVN 6610-1 : 2000 (IEC\r\n60227-1).
\r\n\r\n1.10. Đo chiều dày của vỏ bọc
\r\n\r\n1.10.1 Cách đo
\r\n\r\nChiều dày vỏ bọc phải được đo theo 8.2 của\r\nTCVN 6614-1-1 : 2000 (IEC 60811-1-1).
\r\n\r\nMột mẫu cáp phải đượclấy từ ba chỗ cách nhau\r\nít nhất là 1 m.
\r\n\r\n1.10.2 Đánh giá kết quả
\r\n\r\nGiá trị trung bình của tất cả các giá trị\r\n(tính bằng milimét) đo được từ ba mẫu vỏ bọc phải được tính đến hai chữ số thập\r\nphân và làm tròn theo cách cho dưới đây; và giá trị này được lấy làm giá trị\r\ntrung bình của chiều dày vỏ bọc.
\r\n\r\nNếu kết quả tính toán có chữ số thập phân thứ\r\nhai là 5 hoặc lớn hơn thì chữ số thập phân thứ nhất phải tăng lên thành con số\r\nlớn hơn tiếp theo, ví dụ 1,74 phải làm tròn thành 1,70 còn 1,75 phải làm tròn\r\nhành 1,80.
\r\n\r\nGiá trị nhỏ nhất trong tất cả các giá trị đo\r\nđược lấy làm chiều dày nhỏ nhất của vỏ bọc tại vị trí bất kỳ.
\r\n\r\nThử nghiệm này có thể kết hợp với mọi phép đo\r\nchiều dày khác, ví dụ như các phép đo ở 5.5.4 của TCVN 6610-1 : 2000 (IEC\r\n60227-1).
\r\n\r\n1.11. Đo các kích thước ngoài và độ ôvan
\r\n\r\nBa mẫu được lấy theo 1.9 hoặc 1.10 phải được\r\nsử dụng.
\r\n\r\nĐo đường kính ngoài của bất kỳ cáp tròn nào\r\nvà các kích thước ngoài của cáp dẹt có kích thước lớn không vượt quá 15 mm phải\r\nđược thực hiện theo 8.3 của TCVN 6614-1-1 : 2000 (IEC 60811-1-1).
\r\n\r\nĐể đo cáp dẹt có kích thước vượt quá 15 mm\r\nphải sử dụng panme, thước cặp hoặc dụng cụ tương tự.
\r\n\r\nGiá trị trung bình của các giá trị đo được lấy\r\nlàm kích thước ngoài trung bình.
\r\n\r\nĐể kiểm tra độ ôvan của cáp có vỏ bọc tròn\r\nphải thực hiện hai phép đo tại cũng một mặt cắt của cáp.
\r\n\r\n\r\n\r\n2.1. Điện trở của ruột dẫn
\r\n\r\nĐể kiểm tra điện trở của ruột dẫn, điện trở\r\ncủa từng ruột dẫn phải được đo từ mẫu cáp có chiều dài ít nhất là 1 m và đo\r\nchiều dài của mẫu.
\r\n\r\nNếu cần, việc hiệu chỉnh về nhiệt độ 20 0C\r\nvà qui về 1 km chiều dài phải theo công thức:
\r\n\r\nTrong đó:
\r\n\r\nt – nhiệt độ của mẫu tại thời điểm đo, tính\r\nbằng độ sensi;
\r\n\r\nR20 – điện trở ở 20 0C,\r\ntính bằng ôm/kilômét;
\r\n\r\nRt – điện trở của đoạn mẫu L mét ở\r\nt0C, tính bằng ôm;
\r\n\r\nL – chiều dài của mẫu cáp, tính bằng mét\r\n(chiều dài của mẫu cáp hoàn chỉnh chứ không phải là chiều dài của từng sợi hay\r\ntừng lõi cáp).
\r\n\r\n2.2. Thử nghiệm điện áp trên cáp hoàn chỉnh
\r\n\r\nMẫu cáp như khi đưa đến phải được ngâm vào\r\nnước nếu cáp không có lớp bọc kim loại. Chiều dài mẫu, nhiệt độ của nước và\r\nthời gian ngâm mẫu được cho trong bảng 3 của TCVN 6610-1 : 2000 (IEC 60227-1).
\r\n\r\nĐiện áp được đặt giữa từng ruột dẫn và tất cả\r\ncác ruột dẫn khác được nối với nhau và nối với lớp kim loại, nếu có, hoặc nối\r\nvới nước, và sau đó là giữa tất cả các ruột dẫn được nối với nhau và lớp kim\r\nloại hoặc nước.
\r\n\r\nĐiện áp và thời gian đặt điện áp được cho ứng\r\nvới từng trường hợp ở bảng 3 của TCVN 6610-1 : 2000 (IEC 60227-1).
\r\n\r\n2.3. Thử nghiệm điện áp trên lõi
\r\n\r\nThử nghiệm này áp dụng cho cáp có vỏ bọc và\r\ndây dẹt không có vỏ bọc nhưng không áp dụng cho dây tinsel dẹt.
\r\n\r\nThử nghiệm này phải được thực hiện trên mẫu\r\ncáp dài 5 m. Vỏ bọc cũng không như mọi lớp bọc khác hoặc phần độn phải bỏ đi\r\nnhưng không được gây tổn hại đến lõi cáp.
\r\n\r\nĐối với dây dẹt không có vỏ bọc, cắt một nhát\r\nngắn cách điện ở giữa các lõi cáp và tách các lõi ra bằng tay một đoạn dài 2 m.\r\nĐiện áp và thời gian đặt điện áp ứng với từng trường hợp được cho trong bảng 3\r\ncủa TCVN 6610-1 : 2000 (IEC 60227-1).
\r\n\r\nLõi cáp phải được ngâm trong nước như qui\r\nđịnh trong bảng 3 của TCVN 6610-1 : 2000 (IEC 60227-1) và điện áp phải được đặt\r\ngiữa các ruột dẫn và nước.
\r\n\r\nĐiện áp và thời gian đặt điện áp ứng với từng\r\ntrường hợp được cho trong bảng 3 của TCVN 6610-1 : 2000 (IEC 60227-1).
\r\n\r\n2.4. Điện áp cách điện
\r\n\r\nThử nghiệm này áp dụng cho tất cả các cáp.\r\nThử nghiệm phải được thực hiện trên mẫu lõi cáp có chiều dài là 5 m được đưa\r\nđến thử nghiệm như mô tả ở 2.3 hoặc nếu điều này không áp dụng thì đưa vào thử\r\nnghiệm như mô tả ở 2.2.
\r\n\r\nMẫu phải được ngâm trong nước đã đun nóng đến\r\nnhiệt độ qui định, một đoạn dài 0,25 m ở mỗi đầu của mẫu phải được giữ ở trên\r\nmặt nước.
\r\n\r\nChiếc dài mẫu, nhiệt độ của nước và thời gian\r\nngâm mẫu được cho trong bảng 3 của TCVN 6610-1 : 2000 (IEC 60227-1).
\r\n\r\nĐiện áp một chiều từ 80 V đến 500 V sau đó\r\nđược đặt giữa ruột dẫn và nước.
\r\n\r\nĐiện trở cách điện phải được đo sau khi đặt\r\nđiện áp 1 min và giá trị đo được phải qui về 1 km.
\r\n\r\nKhông một giá trị đo nào được thấp hơn giá\r\ntrị điện trở cách điện tối thiểu được nêu trong qui định kỹ thuật cụ thể (TCVN\r\n6610-3 : 2000 (IEC 60227-3), TCVN 6610-4 : 2000 (IEC 60227-4) v.v…).
\r\n\r\nGiá trị điện trở cách điện qui định trong qui\r\nđịnh kỹ thuật cụ thể (TCVN 6610-3 : 2000 (IEC 60227-3). TCVN 6610-4 : 2000 (IEC\r\n60227-4) v.v…) được căn cứ vào điện trở khối bằng 1 x 108 Wm; chúng được tính từ công thức:
\r\n\r\nTrong đó:
\r\n\r\nR – điện trở cách điện, tính bằng mêgaôm\r\nkilômét;
\r\n\r\nD – đường kính ngoài danh nghĩa của cách\r\nđiện;
\r\n\r\nd – đường kính của vòng trong quanh ruột dẫn\r\nhoặc đối với dây tinsel là đường kính trong danh nghĩa của cách điện.
\r\n\r\n3. Thử nghiệm độ bền\r\ncơ của cáp mềm hoàn chỉnh
\r\n\r\n3.1. Thử nghiệm tính\r\nmềm dẻo
\r\n\r\n3.1.1 Qui định chung
\r\n\r\nYêu cầu được cho ở 6.5.3.1 của TCVN 6610-1 :\r\n2000 (IEC 60227-1).
\r\n\r\nThử nghiệm này không áp dụng cho dây tinsel\r\nhoặc cáp một lõi có ruột dẫn mềm dùng để lắp đặt cố định hoặc cáp mềm nhiều lõi\r\ncó mặt cắt danh nghĩa lớn hơn 2,5 mm2.
\r\n\r\n3.1.2 Thiết bị
\r\n\r\nThử nghiệm này phải được thực hiện bởi thiết\r\nbị chỉ ra trên hình 1. Thiết bị này gồm tấm đỡ C, hệ thống chuyển động tấm đỡ\r\nvà bốn puli cho mỗi mấu cáp thử nghiệm. Tấm đỡ C đỡ hai puli A và B có dùng\r\nđường kính. Hai puli cố định ở hai đầu của thiết bị có thể có đường kính khác\r\nvới puli A và B nhưng cả bốn puli phải được bố trí sao cho cáp được nằm ngang\r\ngiữa các tấm puli. Giá đỡ chuyển động (tiến và lùi) trên khoảng cách là 1 m với\r\ntốc độ không đổi khoảng 0,33 m/s.
\r\n\r\nCác puli phải được làm bằng kim loại và có\r\ndạng máng nửa hình tròn đối với cáp tròn và dạng máng dẹt đối với cáp dẹt. Kẹp\r\nhãm D phải được cố định sao cho lực kéo luôn luôn được đặt nhờ vật nặng và nhờ\r\nđó mà giá đỡ chuyển động được. Khoảng cách từ một kẹp hãm đến giá đỡ của nó\r\ntrong khi kẹp hãm kia ở trạng thái tự do trên giá đỡ của nó phải lớn nhất bằng\r\n5 cm.
\r\n\r\nHệ thống chuyển động phải sao cho giá đỡ đổi\r\nchiều chuyển động nhẹ nhàng, không giật cục khi đổi chiều chuyển động.
\r\n\r\nHình 1 – Thiết bị thử\r\nnghiệm tính mềm dẻo
\r\n\r\n3.1.3 Chuẩn bị mẫu
\r\n\r\nMẫu cáp mềm có chiều dài khoảng 5 m phải được\r\nluồn vào các puli như chỉ ra trên hình 1, mỗi đầu cáp được treo một vật nặng.\r\nKhối lượng của vật nặng này và đường kính của các puli A và B được cho trong\r\nbảng 1.
\r\n\r\nBảng 1 – Khối lượng\r\nvật nặng và đường kính của puli
\r\n\r\n\r\n Kiểu cáp mềm \r\n | \r\n \r\n Số lượng lõi 2) \r\n | \r\n \r\n Mặt cắt danh nghĩa \r\nmm2 \r\n | \r\n \r\n Khối lượng vật nặng \r\nkg \r\n | \r\n \r\n Đường kính của puli\r\n 1) \r\nmm \r\n | \r\n
\r\n Dây dẹt không có vỏ bọc \r\n | \r\n \r\n 2 \r\n | \r\n \r\n 0,5 \r\n | \r\n \r\n 0,5 \r\n | \r\n \r\n 60 \r\n | \r\n
\r\n 0,75 \r\n | \r\n \r\n 1,0 \r\n | \r\n \r\n 60 \r\n | \r\n ||
\r\n Cáp có vỏ bọc PVC nhẹ \r\n\r\n \r\n \r\n \r\n Cáp có vỏ bọc PVC thông dụng \r\n | \r\n \r\n 2 \r\n | \r\n \r\n 0,5 \r\n | \r\n \r\n 0,5 \r\n | \r\n \r\n 60 \r\n | \r\n
\r\n 0,75 \r\n | \r\n \r\n 1,0 \r\n | \r\n \r\n 80 \r\n | \r\n ||
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n 1,0 \r\n | \r\n \r\n 80 \r\n | \r\n ||
\r\n 1,5 \r\n | \r\n \r\n 1,0 \r\n | \r\n \r\n 80 \r\n | \r\n ||
\r\n 2,5 \r\n | \r\n \r\n 1,5 \r\n | \r\n \r\n 120 \r\n | \r\n ||
\r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 0,5 \r\n | \r\n \r\n 0,5 \r\n | \r\n \r\n 80 \r\n | \r\n |
\r\n 0,75 \r\n | \r\n \r\n 1,0 \r\n | \r\n \r\n 80 \r\n | \r\n ||
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n 1,0 \r\n | \r\n \r\n 80 \r\n | \r\n ||
\r\n 1,5 \r\n | \r\n \r\n 1,0 \r\n | \r\n \r\n 80 \r\n | \r\n ||
\r\n 2,5 \r\n | \r\n \r\n 1,5 \r\n | \r\n \r\n 120 \r\n | \r\n ||
\r\n 4 \r\n | \r\n \r\n 0,5 \r\n | \r\n \r\n 0,5 \r\n | \r\n \r\n 80 \r\n | \r\n |
\r\n 0,75 \r\n | \r\n \r\n 1,0 \r\n | \r\n \r\n 80 \r\n | \r\n ||
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n 1,0 \r\n | \r\n \r\n 80 \r\n | \r\n ||
\r\n 1,5 \r\n | \r\n \r\n 1,5 \r\n | \r\n \r\n 120 \r\n | \r\n ||
\r\n 2,5 \r\n | \r\n \r\n 1,5 \r\n | \r\n \r\n 120 \r\n | \r\n ||
\r\n Cáp có vỏ bọc PVC nhẹ \r\nCáp có vỏ bọc PVC thông dụng \r\n | \r\n \r\n 5 \r\n | \r\n \r\n 0,5 \r\n | \r\n \r\n 1,0 \r\n | \r\n \r\n 80 \r\n | \r\n
\r\n 0,75 \r\n | \r\n \r\n 1,0 \r\n | \r\n \r\n 80 \r\n | \r\n ||
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n 1,0 \r\n | \r\n \r\n 120 \r\n | \r\n ||
\r\n 1,5 \r\n | \r\n \r\n 1,5 \r\n | \r\n \r\n 120 \r\n | \r\n ||
\r\n 2,5 \r\n | \r\n \r\n 2,0 \r\n | \r\n \r\n 120 \r\n | \r\n ||
\r\n Cáp vỏ bọc PVC thông dụng \r\n | \r\n \r\n 6 \r\n | \r\n \r\n 0,5 \r\n | \r\n \r\n 1,0 \r\n | \r\n \r\n 120 \r\n | \r\n
\r\n 0,75 \r\n | \r\n \r\n 1,5 \r\n | \r\n \r\n 120 \r\n | \r\n ||
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n 1,5 \r\n | \r\n \r\n 120 \r\n | \r\n ||
\r\n 1,5 \r\n | \r\n \r\n 2,0 \r\n | \r\n \r\n 120 \r\n | \r\n ||
\r\n 2,5 \r\n | \r\n \r\n 3,5 \r\n | \r\n \r\n 160 \r\n | \r\n ||
\r\n 7 \r\n | \r\n \r\n 0,5 \r\n | \r\n \r\n 1,0 \r\n | \r\n \r\n 120 \r\n | \r\n |
\r\n 0,75 \r\n | \r\n \r\n 1,5 \r\n | \r\n \r\n 120 \r\n | \r\n ||
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n 1,5 \r\n | \r\n \r\n 120 \r\n | \r\n ||
\r\n 1,5 \r\n | \r\n \r\n 2,0 \r\n | \r\n \r\n 160 \r\n | \r\n ||
\r\n 2,5 \r\n | \r\n \r\n 3,5 \r\n | \r\n \r\n 160 \r\n | \r\n ||
\r\n 12 \r\n | \r\n \r\n 0,5 \r\n | \r\n \r\n 1,5 \r\n | \r\n \r\n 120 \r\n | \r\n |
\r\n 0,75 \r\n | \r\n \r\n 2,0 \r\n | \r\n \r\n 160 \r\n | \r\n ||
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n 3,0 \r\n | \r\n \r\n 160 \r\n | \r\n ||
\r\n 1,5 \r\n | \r\n \r\n 4,0 \r\n | \r\n \r\n 160 \r\n | \r\n ||
\r\n 2,5 \r\n | \r\n \r\n 7,0 \r\n | \r\n \r\n 200 \r\n | \r\n ||
\r\n 18 \r\n | \r\n \r\n 0,5 \r\n | \r\n \r\n 2,0 \r\n | \r\n \r\n 160 \r\n | \r\n |
\r\n 0,75 \r\n | \r\n \r\n 3,0 \r\n | \r\n \r\n 160 \r\n | \r\n ||
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n 4,0 \r\n | \r\n \r\n 160 \r\n | \r\n ||
\r\n 1,5 \r\n | \r\n \r\n 6,0 \r\n | \r\n \r\n 200 \r\n | \r\n ||
\r\n 2,5 \r\n | \r\n \r\n 7,5 \r\n | \r\n \r\n 200 \r\n | \r\n ||
\r\n 1) Đường kính tại điểm thấp nhất của máng \r\n2) Cáp có từ 7 đến 18 lõi mà không qui định\r\n trong bảng này là loại không ưu tiên. Chúng có thể được thử nghiệm với khối\r\n lượng vật nặng và đường kính puli của cùng loại kích thước ruột dẫn có số lõi\r\n qui định lớn hơn liền kế. \r\n | \r\n
3.1.4 Tải dòng của lõi
\r\n\r\nĐối với tải dòng có thể sử dụng điện áp thấp\r\nhoặc điện áp khoảng 230/400 V.
\r\n\r\nTrong khi thử nghiệm tính mềm dẻo, mẫu cáp\r\nphải mang tải dòng như sau:
\r\n\r\n- cáp có hai loại và ba lõi: toàn bộ các lõi\r\ncần mang tải dòng là 1 A/mm2 %;
- cáp có bốn và năm lõi: ba lõi được mang tải\r\ndòng là 1 A/mm2 % hoặc toàn bộ các\r\nlõi cần mang tải dòng là
A/mm2
%, trong đó n là số lõi.
Cáp có nhiều hơn năm lõi không được mang tải\r\ndòng. Trên các lõi không mang tải dòng phải đưa ra vào dòng tín hiệu.
\r\n\r\n3.1.5 Điện áp giữa các lõi
\r\n\r\nĐối với cáp có hai lõi, điện áp giữa các ruột\r\ndẫn phải gần bằng 230 V xoay chiều. Đối với tất cả các cáp khác có ba lõi hoặc\r\nnhiều hơn, điện áp ba pha xoay chiều khoảng 400 V phải được đặt vào ba ruột\r\ndẫn, các ruột dẫn khác còn lại phải được nối với trung tính. Ba lõi liền kề\r\nđược thử nghiệm. Trong trường hợp kết cấu có hai lớp, các lõi phải tách ra khỏi\r\nlớp ngoài cùng. Điều này cũng áp dụng trong trường hợp sử dụng hệ thống mang\r\ntải dòng có điện áp thấp.
\r\n\r\n3.1.6 Phát hiện sự cố (kết cấu của thiết bị\r\nthử nghiệm tính mềm dẻo)
\r\n\r\nThiết bị thử nghiệm tính mềm dẻo phải có kết\r\ncấu sao cho có thể phát hiện và dừng hoạt động nếu trong khi thử nghiệm xuất\r\nhiện:
\r\n\r\n- mất dòng điện;
\r\n\r\n- ngắn mạch giữa các ruột dẫn;
\r\n\r\n- ngắn mạch giữa mẫu thử nghiệm và các puli\r\n(thiết bị thử nghiệm tính mềm dẻo).
\r\n\r\n\r\n\r\nYêu cầu được cho ở 5.6.3.2 của TCVN 6610-1 :\r\n2000 (IEC 60227-1).
\r\n\r\nMẫu dây có chiều dài thích hợp phải được cố\r\nđịnh vào thiết bị như chỉ ra trên hình 2 và treo vật nặng có khối lượng 0,5 kg.\r\nCho một dòng điện khoảng 0,1 A chạy qua các ruột dẫn.
\r\n\r\nMẫu phải được uốn về hai phía theo hướng\r\nvuông góc với mặt phẳng của trục ruột dẫn, hai vị trí cực biên tạo thành góc 900\r\ntrên cả hai phía của đường thẳng đứng.
\r\n\r\nMột lần uốn là một chuyển động qua 1800.\r\nTốc độ uốn là 60 lần/min.
\r\n\r\nNếu mẫu không phù hợp với thử nghiệm thì đều\r\nnày được lặp lại với hai mẫu bổ sung và cả hai mẫu bổ sung đó phải phù hợp với\r\nthử nghiệm lặp lại.
\r\n\r\nKích thước tính bằng\r\nmilimét
\r\n\r\nHình 2 – Thiết bị thử\r\nnghiệm uốn
\r\n\r\n\r\n\r\nYêu cầu được cho ở 5.6.3.3 của TCVN-1 : 2000\r\n(IEC 60227-1).
\r\n\r\nMẫu dây có chiều dài thích hợp phải được móc\r\nmột đầu vào giá đỡ cứng và vật nặng có khối lượng 0,5 kg được treo vào mẫu dưới\r\nmóc 0,5 m. Cho một dòng điện khoảng 0,1 A chạy qua các ruột dẫn. Vật nặng phải\r\nđặt tăng dần vào điểm móc và sau đó thử rơi, năm lần.
\r\n\r\n\r\n\r\nYêu cầu được cho ở 5.6.3.4 của TCVN 6610-1 :\r\n2000 (IEC 60227-1).
\r\n\r\nThử nghiệm này áp dụng cho dây dẹt không có\r\nvỏ bọc.
\r\n\r\nTrên mẫu dây ngắn, phải rạch ở phần cách điện\r\ngiữa các lõi cáp. Lực cần thiết để tách lõi cáp với tốc độ 5 mm/s phải được đo\r\nbằng máy kéo.
\r\n\r\n3.5. Thử nghiệm tính\r\nmềm dẻo tĩnh
\r\n\r\nYêu cầu được cho trong các phần cụ thể của\r\nTCVN 6610 : 2000 (IEC 60227).
\r\n\r\nThử nghiệm này áp dụng cho cáp có mặt cắt của\r\nruột dẫn đến và bằng 2,5 mm2.
\r\n\r\nTrước khi thử nghiệm, cáp phải được ổn định ở\r\ntrạng thái treo thẳng đứng ở nhiệt độ (20 ±\r\n5)0C trong 24 h.
\r\n\r\nMẫu có chiều dài (3 ± 0,05) m phải được thử nghiệm trên\r\nthiết bị thử nghiệm tương tự như thiết bị chỉ ra trên hình 3. Hai kẹp A và B\r\nphải được bố trí ở độ cao ít nhất là 1,5 m so với mặt đất.
\r\n\r\nKẹp A phải được cố định còn kẹp B phải dịch\r\nchuyển theo chiều nằm ngang ở độ cao của kẹp A.
\r\n\r\nCác đầu của mẫu phải được kẹp theo phương\r\nthẳng đứng (và được giữ ở trạng thái thẳng đứng trong quá trình thử nghiệm),\r\nmột đầu ở kẹp A, đầu kia ở kẹp dịch chuyển B cách kẹp A một khoảng l = 0,20 m.\r\nCáp tạo ra hình cong như chỉ ra trên hình 3 theo đường đứt nét.
\r\n\r\nKẹp dịch chuyển được B sau đó phải được dịch\r\nchuyển ra xa so với kẹp cố định A cho đến khi tạo thành hình cong như chỉ ra\r\ntrên hình 3 bằng đường liền kết, có dạng U giữa hai đường thẳng đứng đi qua các\r\nkẹp và tạo thành tiếp tuyến với vòng cung của cáp. Thử nghiệm này được thực\r\nhiện hai lần, cáp được xoay 1800 ở vị trí kẹp sau thử nghiệm thứ\r\nnhất.
\r\n\r\nGiá trị trung bình của hai giá trị là l’ được\r\nđo giữa hai đường liền nét.
\r\n\r\nNếu các kết quả thử nghiệm trái ngược nhau\r\nthì mẫu phải được ổn định trước bằng cách quấn và tháo mẫu trên trục quấn hai\r\nlần có đường kính trục quấn bằng khoảng 20 lần kích thước nhỏ nhất của cáp; sau\r\nmột lần quấn mẫu phải xoay 1800. Sau khi ổn định trước, mẫu phải\r\nchịu thử nghiệm mô tả ở trên và phải phù hợp với các yêu cầu qui định.
\r\n\r\n3.6. Độ bền kéo sợi\r\nchính giữa của cáp dùng cho thang máy
\r\n\r\nYêu cầu được cho ở các phần cụ thể của TCVN\r\n6610 : 2000 (IEC 60227).
\r\n\r\nMẫu cáp hoàn chỉnh dài 1 m phải được cân.
\r\n\r\nSau khi tách bỏ các lớp bọc và các lõi trên\r\nmột đoạn dài khoảng 0,20 m ở cả hai đầu của mẫu, sợi chính giữa kể cả phần ở\r\ngiữa chịu lực phải chịu lực kép ứng với khối lượng của 300 m cáp.
\r\n\r\nLực phải được đặt vào trong 1 min.
\r\n\r\nCó thể sử dụng vật nặng treo tự do hoặc máy\r\nthử nghiệm độ bền cơ thích hợp có khả năng đặt lực không đổi.
\r\n\r\nHình 3 – Thử nghiệm\r\ntính mềm dẻo tĩnh
\r\n\r\nFile gốc của Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6610-2:2000 (IEC 60227 – 2 : 1997) về Cáp cách điện bằng polyvinyl clorua có điện áp danh điện đến và bằng 450/750V – Phần 2: Phương pháp thử nghiệm đang được cập nhật.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6610-2:2000 (IEC 60227 – 2 : 1997) về Cáp cách điện bằng polyvinyl clorua có điện áp danh điện đến và bằng 450/750V – Phần 2: Phương pháp thử nghiệm
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Đã xác định |
Số hiệu | TCVN6610-2:2000 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Người ký | Đã xác định |
Ngày ban hành | 2000-01-01 |
Ngày hiệu lực | |
Lĩnh vực | Xây dựng - Đô thị |
Tình trạng | Hết hiệu lực |