AN\r\nTOÀN ĐỐI VỚI THIẾT BỊ ĐIỆN GIA DỤNG VÀ CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN TƯƠNG TỰ
\r\n\r\n\r\n\r\nSafety of household\r\nand similar electrical appliances -
\r\n\r\nPart 2-63: Particular\r\nrequirements for commercial electric water boilers and liquid heaters
\r\n\r\nLời nói đầu
\r\n\r\nTCVN 5699-2-63 : 2001 hoàn toàn tương đương với\r\ntiêu chuẩn IEC 335-2-63 : 1990;
\r\n\r\nTCVN 5699-2-63 : 2001 do Ban kỹ thuật tiêu\r\nchuẩn TCVN/TC/E2 Thiết bị điện dân dụng biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường\r\nChất lượng đề nghị, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành.
\r\n\r\n\r\n\r\n
AN TOÀN ĐỐI VỚI THIẾT\r\nBỊ ĐIỆN GIA DỤNG VÀ CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN TƯƠNG TỰ
\r\n\r\nPHẦN 2-63: YÊU CẦU CỤ\r\nTHỂ ĐỐI VỚI THIẾT BỊ ĐIỆN DÙNG ĐỂ ĐUN NÓNG CHẤT LỎNG VÀ ĐUN SÔI NƯỚC DÙNG TRONG\r\nDỊCH VỤ THƯƠNG MẠI
\r\n\r\nSafety of household\r\nand similar electrical appliances -
\r\n\r\nPart 2-63: Particular\r\nrequirements for commercial electric water boilers and liquid heaters
\r\n\r\n\r\n\r\nÁp dụng điều này của phần 1, ngoài ra còn:
\r\n\r\n1.1 Thay thế
\r\n\r\nTiêu chuẩn này áp dụng cho các thiết bị dùng\r\nđể đun sôi hoặc đun nóng chất lỏng và thiết bị đun sôi nước bằng điện dùng\r\ntrong thương mại để chuẩn bị đồ uống và không nhằm sử dụng trong gia đình.
\r\n\r\nChú thích - Phần điện của những thiết bị có sử\r\ndụng các dạng năng lượng khác cũng là đối tượng của tiêu chuẩn này.
\r\n\r\nTiêu chuẩn này không áp dụng cho:
\r\n\r\n- các thiết bị được thiết kế dành riêng cho mục\r\nđích công nghiệp;
\r\n\r\n- các thiết bị có bộ đốt nóng bằng điện cực;
\r\n\r\n- các thiết bị nhằm sử dụng ở những nơi có\r\ncác điều kiện môi trường đặc biệt là phổ biến như ăn mòn hoặc dễ nổ (bụi, hơi\r\nhoặc khí).
\r\n\r\nĐối với thiết bị sử dụng trên xe, tàu thủy hoặc\r\nmáy bay có thể cần có yêu cầu bổ sung;
\r\n\r\nĐối với thiết bị được thiết kế để sử dụng ở\r\ncác nước nhiệt đới, có thể cần có yêu cầu đặc biệt.
\r\n\r\nCần chú ý rằng, ở nhiều nước, các yêu cầu bổ\r\nsung được qui định bởi các cơ quan chức năng nhà nước về y tế, cung cấp nước và\r\nbảo hộ lao động.
\r\n\r\nỞ nhiều nước có qui định các yêu cầu bổ sung\r\nđối với bình áp lực.
\r\n\r\n\r\n\r\nÁp dụng điều này của phần 1, ngoài ra còn:
\r\n\r\n2.2.4 Bổ sung:
\r\n\r\nCông suất vào danh định là tổng công suất vào\r\ndanh định của tất cả các phần tử riêng biệt trong thiết bị có thể được đóng\r\ntrong cùng thời gian. Trong trường hợp có một số khả năng kết hợp như vậy thì kết\r\nhợp nào công suất vào cao nhất được dùng để xác định công suất vào danh định.
\r\n\r\nBổ sung các định nghĩa:
\r\n\r\n2.2.101 Thiết bị đun sôi nước là thiết bị được\r\nthiết kế để phục vụ liên tục, cấp nước sôi mỗi khi mở vòi.
\r\n\r\n2.2.102 Thiết bị đun nóng chất lỏng là thiết\r\nbị dùng để đun nóng chất lỏng đến dưới điểm sôi hoặc duy trì chất lỏng này ở\r\nnhiệt độ dưới điểm sôi và cung cấp chất lỏng nóng mỗi khi mở vòi.
\r\n\r\n2.2.103 Thiết bị đun sôi nước chảy liên tục\r\nhoặc thiết bị đun nóng chất lỏng chảy liên tục là thiết bị cung cấp nước sôi hoặc\r\nchất lỏng nóng với tốc độ liên tục tỷ lệ với công suất điện vào.
\r\n\r\n2.2.104 Thiết bị đun sôi nước loại có bình chứa\r\nhoặc thiết bị đun nóng chất lỏng loại có bình chứa là thiết bị cho phép chứa nước\r\nsôi hoặc chất lỏng nóng khi khóa vòi.
\r\n\r\n2.2.105 Vạch báo mức là mức đánh dấu trên thiết\r\nbị chỉ ra mức chất lỏng cao nhất để thiết bị làm việc đúng.
\r\n\r\n2.2.106 Áp suất danh định là áp suất làm việc\r\nlớn nhất được nhà chế tạo ấn định cho các bộ phận chịu áp suất của thiết bị.
\r\n\r\n\r\n\r\nÁp dụng điều này của phần 1.
\r\n\r\n4. Điều kiện chung đối\r\nvới các thử nghiệm
\r\n\r\nÁp dụng điều này của phần 1, ngoài ra còn:
\r\n\r\nBổ sung các điều sau:
\r\n\r\n4.101 Đối với thiết bị kết hợp, nếu để tăng\r\ncông suất vào của các phân đoạn gia nhiệt lên bằng 1,15 lần công suất vào danh\r\nđịnh mà phải tăng điện áp lên lớn hơn 3 V so với điện áp cần thiết để tăng điện\r\náp của động cơ lên bằng 1,06 lần điện áp danh định thì dùng nguồn riêng cho động\r\ncơ.
\r\n\r\n4.102 Thiết bị, khi được kết hợp với, hoặc có\r\nlắp sẵn những thiết bị khác thì được thử nghiệm phù hợp với các yêu cầu của\r\ntiêu chuẩn này. Các thiết bị khác được vận hành đồng thời phù hợp với các yêu cầu\r\ncủa các tiêu chuẩn liên quan.
\r\n\r\n4.103 Khi thử nghiệm các phần điện của thiết\r\nbị được cung cấp nguồn năng lượng không phải là năng lượng điện thì cần tính đến\r\nảnh hưởng của phần không điện của thiết bị.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\nÁp dụng điều này của phần 1, ngoài ra còn:
\r\n\r\n6.1 Bổ sung:
\r\n\r\nBổ sung điểm 2 như sau:
\r\n\r\n- thiết bị chống nước phun vào (IPX5 phù hợp\r\nvới IEC 529).
\r\n\r\nBổ sung:
\r\n\r\nTheo mức bảo vệ chống tăng nhiệt độ do điều\r\nkiện lắp đặt:
\r\n\r\n- thiết bị dùng để lắp đặt riêng biệt;
\r\n\r\n- thiết bị dùng để lắp đặt trong dãy thiết bị\r\nkhác.
\r\n\r\nHiện tại không có các yêu cầu bổ sung cho các\r\nthiết bị dùng để lắp đặt trong dãy thiết bị khác.
\r\n\r\n\r\n\r\nÁp dụng điều này của phần 1, ngoài ra còn:
\r\n\r\n7.1 Bổ sung:
\r\n\r\nNgoài ra, các thiết bị phải được ghi nhãn với\r\nnội dung:
\r\n\r\n- áp suất danh định, tính bằng kPa, trên các\r\nbộ phận chịu áp suất của thiết bị;
\r\n\r\n- áp suất hoặc dải áp suất của nước, tính bằng\r\nkPa, đối với thiết bị để nối tới nguồn nước trừ khi điều này được chỉ ra trên tờ\r\nhướng dẫn.
\r\n\r\n7.6 Bổ sung:
\r\n\r\nBổ sung các ký hiệu sau vào bản liệt kê các\r\nký hiệu:
\r\n\r\nkPa................. ki lôpascal
\r\n\r\nIPX5................. kết cấu chống nước phun\r\nvào.
\r\n\r\n7.12 Bổ sung:
\r\n\r\nKèm theo thiết bị phải có bản hướng dẫn nêu\r\nchi tiết cả các biện pháp dự phòng đặc biệt khi lắp đặt. Hướng dẫn vận hành và\r\nhướng dẫn cho người sử dụng bảo dưỡng, ví dụ làm sạch, cũng phải được cấp.
\r\n\r\nThiết bị có bộ nối điện vào và được thiết kế\r\nđể khi làm sạch phải ngâm một phần hoặc toàn bộ trong nước thì phải có tờ hướng\r\ndẫn đi kèm qui định rằng bộ nối phải được tháo ra trước khi làm sạch thiết\r\nbị và bộ nối điện vào phải được làm khô trước khi sử dụng lại thiết bị.
\r\n\r\nĐối với các thiết bị được nối lâu dài đến hệ\r\nthống dây cố định, bản hướng dẫn phải nêu thông tin về những biện pháp dự phòng\r\ncần áp dụng trong quá trình lắp đặt liên quan đến rò điện.
\r\n\r\nNếu thiết bị không thuộc loại có kết cấu chống\r\nnước phun vào thì phải gửi kèm theo bản hướng dẫn sử dụng với nội dung rõ ràng\r\nvà chi tiết. Hướng dẫn phải qui định thiết bị này không được làm sạch bằng cách\r\nphun nước.
\r\n\r\nBổ sung thêm điều sau:
\r\n\r\n7.101 Các thiết bị được thiết kế để đổ nước bằng\r\ntay hoặc bằng vòi được thao tác bằng tay thì phải có vạch báo mức.
\r\n\r\n\r\n\r\nÁp dụng điều này của phần 1.
\r\n\r\n9. Khởi động các thiết\r\nbị truyền động bằng động cơ điện
\r\n\r\nÁp dụng điều này của phần 1.
\r\n\r\n10. Công suất đầu vào\r\nvà dòng điện
\r\n\r\nÁp dụng điều này của phần 1, ngoài ra còn:
\r\n\r\n10.1 Bổ sung:
\r\n\r\nChú thích - Đối với thiết bị có nhiều bộ phận,\r\ncông suất vào tổng có thể xác định bằng cách đo riêng rẽ công suất vào của mỗi\r\nbộ phận.
\r\n\r\nCông suất vào danh định là tổng công suất vào\r\ndanh định của tất cả các phần tử riêng rẽ trong thiết bị có thể đóng cùng thời\r\ngian, trong trường hợp có một số khả năng kết hợp như vậy thì kết hợp nào cho\r\ncông suất vào cao nhất được dùng để xác định công suất vào danh định.
\r\n\r\n\r\n\r\nÁp dụng điều này của phần 1, ngoài ra còn:
\r\n\r\n11.2 Bổ sung:
\r\n\r\n- Các thiết bị dùng để cố định vào sàn được lắp\r\nđặt phù hợp với hướng dẫn của nhà chế tạo. Nếu không có hướng dẫn thì áp dụng\r\nphần 1.
\r\n\r\n11.4 Thay thế:
\r\n\r\nCho thiết bị vận hành phù hợp với các điều kiện\r\nphát nhiệt đủ sao cho công suất vào tổng của thiết bị bằng 1,15 lần công suất\r\nvào danh định. Nếu không thể đóng tất cả các phần tử gia nhiệt cùng một lúc thì\r\nthử nghiệm được tiến hành với từng cách kết hợp có thể thực hiện được theo bố\r\ntrí đóng cắt, tải lớn nhất có thể thực hiện được với mỗi cách bố trí đóng cắt được\r\nđưa vào mạch.
\r\n\r\nNếu thiết bị có bộ điều khiển giới hạn công\r\nsuất vào tổng thì thử nghiệm được thực hiện với cách kết hợp các bộ gia nhiệt\r\nnào có thể chọn được bằng bộ điều khiển, tạo ra điều kiện khắc nghiệt nhất.
\r\n\r\n11.7 Thay thế:
\r\n\r\nThiết bị được vận hành cho đến khi các điều\r\nkiện ổn định được thiết lập.
\r\n\r\n11.8 Bổ sung:
\r\n\r\nTrong quá trình thử nghiệm cơ cấu giảm áp suất\r\nkhông được tác động.
\r\n\r\n11.10 Sửa đổi:
\r\n\r\nThay nội dung của chú thích 1 của bảng bằng:
\r\n\r\nHệ số "p" bằng 8 000.
\r\n\r\n\r\n\r\n13. Cách điện và dòng\r\nrò ở nhiệt độ làm việc
\r\n\r\nÁp dụng điều này của phần 1, ngoài ra còn:
\r\n\r\n13.2 Sửa đổi:
\r\n\r\nThay vì dòng điện rò cho phép đối với thiết bị\r\ncấp I đặt tĩnh tại, áp dụng các điểm dưới đây:
\r\n\r\n. đối với các thiết bị được nối điện bằng dây\r\nvà phích cắm........... 1 mA/kW, giá trị lớn nhất là 10 mA
\r\n\r\n. đối với các thiết bị\r\nkhác........................................................... 1 mA/kW, không\r\ncó giá trị lớn nhất
\r\n\r\nBổ sung:
\r\n\r\nTrong trường hợp thiết bị có các bộ phận thuộc\r\nkết cấu cấp II hoặc cấp III, dòng điện rò của các bộ phận này không được vượt\r\nquá các giá trị cho trong phần 1.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\nÁp dụng điều này của phần 1, ngoài ra còn:
\r\n\r\n15.1 Bổ sung:
\r\n\r\nCác thiết bị thông thường và các thiết bị chống\r\nnước nhỏ giọt cũng phải chịu thử nghiệm bắn nước với thiết bị thể hiện trên\r\nhình 10, phần 1.
\r\n\r\nCác thiết bị chống nước phun vào phải chịu\r\ncác thử nghiệm được mô tả trong IEC 529 (IPX5).
\r\n\r\n15.2 Sửa đổi:
\r\n\r\nThay yêu cầu bằng nội dung sau:
\r\n\r\nCác thiết bị phải có kết cấu sao cho chất lỏng\r\nbị tràn trong sử dụng bình thường không ảnh hưởng đến cách điện của chúng.
\r\n\r\nThay đoạn qui định thử nghiệm đối với bình chứa\r\nchất lỏng bằng nội dung sau:
\r\n\r\nCác thiết bị trên đó không thể đặt một bình\r\nchứa và các thiết bị lắp đặt bên dưới quầy được thử nghiệm với 2,5 l nước chứa\r\nxấp xỉ 1% NaCl.
\r\n\r\nTất cả các thiết bị khác được thử nghiệm với\r\n5 l nước chứa xấp xỉ 1% NaCl.
\r\n\r\nLượng nước qui định được đổ từ từ trong thời\r\ngian 1 min lên mặt trên của thiết bị.
\r\n\r\nCác thiết bị được thiết kế để đổ đầy bằng\r\ncách vặn vòi hoặc bằng van hoạt động tự động được nối tới nguồn nước có áp suất\r\nnước lớn nhất do nhà chế tạo ấn định. Phương tiện để khống chế nước vào được mở\r\nhết cỡ và cho nước chảy vào liên tục trong 1 min tính từ lúc bắt đầu tràn, hoặc\r\ncho đến khi hệ thống bảo vệ khác tác động để cắt dòng nước chảy vào.
\r\n\r\nCác thiết bị khác được đổ đầy hoàn toàn bằng\r\nnước chứa xấp xỉ 1% NaCl, rồi đổ thêm lượng nước bằng 5% dung tích bình chứa\r\nnhưng không nhiều hơn 10 l được rót từ từ trong thời gian 1 min.
\r\n\r\n15.3 Sửa đổi:
\r\n\r\nThay thời gian được qui định bằng:
\r\n\r\nCác thiết bị được đặt trong tủ ẩm trong thời\r\ngian 24 h.
\r\n\r\nBổ sung:
\r\n\r\nChú thích - Nếu không có khả năng đặt toàn bộ\r\nthiết bị trong tủ ẩm thì các phần có linh kiện điện được thử nghiệm riêng, có\r\ntính đến điều kiện xuất hiện bên trong thiết bị.
\r\n\r\nBổ sung thêm điều sau:
\r\n\r\n15.101 Các thiết bị có vòi để đổ đầy hoặc để\r\nlàm sạch phải được thiết kế sao cho nước từ vòi không thể tiếp xúc với các phần\r\nmang điện.
\r\n\r\nKiểm tra sự phù hợp bằng thử nghiệm sau:
\r\n\r\nPhương tiện khống chế nước vào được mở hết cỡ\r\ntrong 1 min, thiết bị được nối tới nguồn nước có áp suất nước lớn nhất được nhà\r\nchế tạo ấn định. Các phần có thể nghiêng và có thể chuyển động, kể cả nắp đậy,\r\nđược đặt nghiêng hoặc được đặt trong vị trí bất lợi nhất. Các đầu ra xoay được\r\ncủa vòi được đặt sao cho hướng dòng nước chảy đến các phần sẽ cho kết quả bất lợi\r\nnhất. Ngay sau xử lý này, thiết bị phải chịu được thử nghiệm độ bền điện của điều\r\n16.
\r\n\r\n16. Điện trở cách điện\r\nvà độ bền điện
\r\n\r\nÁp dụng điều này của phần 1, ngoài ra còn:
\r\n\r\n16.2 Sửa đổi:
\r\n\r\nThay vì dòng điện rò cho phép đối với thiết bị\r\ncấp I đặt tĩnh tại, áp dụng các điểm dưới đây:
\r\n\r\n. đối với các thiết bị được nối điện bằng dây\r\nvà phích cắm................ 2 mA/kW, giá trị lớn nhất là 10 mA
\r\n\r\n. đối với thiết bị\r\nkhác...................................................................... 2\r\nmA/kW, không có giá trị lớn nhất.
\r\n\r\n\r\n\r\nÁp dụng điều này của phần 1.
\r\n\r\n18. Độ bền
\r\n\r\nÁp dụng điều này của phần 1.
\r\n\r\n19. Thao tác không bình thường
\r\n\r\nÁp dụng điều này của Phần 1, ngoài ra còn:
\r\n\r\n19.1 Sửa đổi:
\r\n\r\nThay vì các thử nghiệm được qui định cho từng\r\ntrường hợp cụ thể, áp dụng nội dung sau:
\r\n\r\n. Đối với tất cả các thiết bị.................................\r\n19.2 và 19.3, nếu cần.
\r\n\r\nNgoài ra:
\r\n\r\n. Đối với thiết bị có cơ cấu điều khiển giới\r\nhạn nhiệt độ trong quá trình thử nghiệm của điều 11.............. 19.4
\r\n\r\n. Đối với thiết bị có lắp động cơ\r\n......................... 19.6 và từ 19.7 đến 19.10 áp dụng trong từng\r\ntrường hợp cụ thể.
\r\n\r\n19.2 Bổ sung:
\r\n\r\nTình trạng tản nhiệt hạn chế đạt được bằng\r\ncách vận hành thiết bị không có nước.
\r\n\r\n19.4 Thay thế:
\r\n\r\nThiết bị được thử nghiệm ở điều kiện qui định\r\ntrong điều 11 nhưng với điện áp sao cho công suất vào bằng 1,24 lần công suất\r\nvào danh định và mọi cơ cấu khống chế giới hạn nhiệt độ trong quá trình thử\r\nnghiệm của điều 11 được nối tắt.
\r\n\r\nNếu thiết bị có nhiều hơn một cơ cấu khống chế\r\nthì nối tắt lần lượt từng cơ cấu một.
\r\n\r\nChú thích - Các côngtắctơ phù hợp với tiêu\r\nchuẩn IEC liên quan không phải để hở mạch hoặc ngắn mạch, với điều kiện tiêu\r\nchuẩn tương ứng bao gồm các tình trạng xảy ra trong thiết bị. Tuy nhiên, các\r\ncôngtắctơ dùng để đóng cắt (các) phần tử gia nhiệt trong sử dụng bình thường bị\r\nkẹt ở vị trí đóng được coi là điều kiện sự cố, trừ khi thiết bị có ít nhất là\r\nhai bộ tiếp điểm mắc nối tiếp. Điều kiện này được đáp ứng, ví dụ, bằng cách lắp\r\nhai côngtắctơ làm việc độc lập với nhau hoặc bằng cách lắp một côngtắctơ có hai\r\nmạch từ độc lập làm tác động hai bộ tiếp điểm chính độc lập.
\r\n\r\n20. Sự ổn định và\r\nnguy hiểm cơ học
\r\n\r\nÁp dụng điều này của phần 1.
\r\n\r\n\r\n\r\nÁp dụng điều này của phần 1.
\r\n\r\n\r\n\r\nÁp dụng điều này của phần 1, ngoài ra còn:
\r\n\r\n22.1 Thay thế:
\r\n\r\nThiết bị phải có kết cấu cấp I.
\r\n\r\nKiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và bằng\r\ncác thử nghiệm liên quan.
\r\n\r\n22.18 Thay thế:
\r\n\r\nCác thiết bị hoạt động ở áp suất lớn hơn áp\r\nsuất khí quyển (quá áp) thì phải lắp cơ cấu giảm áp suất phù hợp để ngăn ngừa\r\náp suất cao quá mức.
\r\n\r\nKiểm tra sự phù hợp bằng cách vận hành thiết\r\nbị ở công suất đầu vào danh định với cơ cấu khống chế áp suất được làm mất hiệu\r\nlực.
\r\n\r\nCơ cấu giảm áp suất phải tác động trong quá\r\ntrình thử nghiệm sao cho không để áp suất bên trong cao hơn áp suất danh định\r\n10%.
\r\n\r\nBổ sung các điều sau:
\r\n\r\n22.101 Các thiết bị phải được bảo vệ bằng\r\nphương thức sao cho hơi ẩm và dầu mỡ không đọng lại đến mức ảnh hưởng đến chiều\r\ndài đường rò và khe hở không khí.
\r\n\r\nKiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.
\r\n\r\n22.102 Cơ cấu cắt nhiệt phải là loại tác động\r\nnhanh và không tự đóng lại.
\r\n\r\nKiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và thử\r\nnghiệm bằng tay.
\r\n\r\nChú thích - Ở Thụy Điển, các cơ cấu cắt nhiệt\r\nkhông được đặt cao hơn 1200C.
\r\n\r\n22.103 Áp suất làm việc không được vượt quá\r\náp suất danh định.
\r\n\r\nKiểm tra sự phù hợp trong quá trình thử nghiệm\r\nđiều 11.
\r\n\r\n22.104 Các thiết bị có lắp vòi xả hoặc van\r\nthoát phải được thiết kế sao cho không thể vô tình mở vòi hoặc van.
\r\n\r\nKiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và thử\r\nnghiệm bằng tay.
\r\n\r\n22.105 Phương tiện cho phép thoát chất lỏng từ\r\nthiết bị phải xả được chất lỏng theo cách không ảnh hưởng đến cách điện.
\r\n\r\nKiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và thử\r\nnghiệm bằng tay.
\r\n\r\n22.106 Thiết bị chịu áp suất phải có khả năng\r\nchịu được áp suất danh định.
\r\n\r\nKiểm tra sự phù hợp bằng cách cho bình áp lực\r\nchịu trong 30 min một áp suất thủy tĩnh bằng 1,3 lần giá trị danh định. Tất cả\r\ncác đầu ra được bịt kín, mọi cơ cấu giảm áp suất được làm mất hiệu lực. Các chất\r\nkhác với nước có thể được dùng để tạo áp suất thủy tĩnh.
\r\n\r\nTrong quá trình thử nghiệm, bình áp lực không\r\nđược có dấu hiệu rò hoặc biến dạng vĩnh viễn và không bị nổ.
\r\n\r\nChú thích - Ở Thụy Điển, bình áp lực được thử\r\nnghiệm ở áp suất 1 000 kPa.
\r\n\r\n22.107 Vạch mức mà đến đó thiết bị rót bằng\r\ntay được đổ đầy phải được đặt ở vị trí sao cho có thể nhìn thấy được trong quá\r\ntrình đổ đầy.
\r\n\r\nKiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.
\r\n\r\n\r\n\r\nÁp dụng điều này của phần 1.
\r\n\r\n\r\n\r\nÁp dụng điều này của phần 1, ngoài ra còn:
\r\n\r\n24.11 Thay thế:
\r\n\r\nCơ cấu cắt nhiệt phải cắt tất cả các cực khỏi\r\nnguồn.
\r\n\r\nKiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.
\r\n\r\nBổ sung điều sau:
\r\n\r\n24.101 Không được lắp bộ điều nhiệt tự động\r\nvào các bộ nối lắp trên thiết bị.
\r\n\r\nKiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.
\r\n\r\n25. Đầu nối nguồn và\r\ndây dẫn mềm bên ngoài
\r\n\r\nÁp dụng điều này của phần 1, ngoài ra còn:
\r\n\r\n25.1 Bổ sung:
\r\n\r\nCác đầu nối để nối lâu dài vào hệ thống dây cố\r\nđịnh cũng có thể thích hợp với nối dây kiểu X của dây nguồn công suất. Trong\r\ntrường hợp này, bản hướng dẫn phải nêu đầy đủ các đặc điểm của dây nguồn công\r\nsuất.
\r\n\r\nKiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.
\r\n\r\n25.2 Bổ sung:
\r\n\r\nThiết bị đặt cố định và các thiết bị có khối\r\nlượng lớn hơn 40 kg và không có trục lăn hoặc bánh xe phải được thiết kế sao\r\ncho dây nguồn có thể nối sau khi thiết bị đã được lắp đặt theo hướng dẫn của\r\nnhà chế tạo.
\r\n\r\n25.3 Bổ sung:
\r\n\r\nCác thiết bị chống nước phun vào phải không\r\ncó ổ nối vào thiết bị.
\r\n\r\n25.4 Bổ sung:
\r\n\r\nThiết bị khi giao nhận không có dây nguồn phải\r\nsử dụng nối dây kiểu X.
\r\n\r\n25.6 Sửa đổi:
\r\n\r\nThay vì các loại dây nguồn công suất được qui\r\nđịnh, áp dụng qui định sau:
\r\n\r\nDây nguồn công suất phải là cáp mềm có vỏ bọc,\r\nchịu được dầu, không nhẹ hơn polycloroprene thông thường hoặc dây vỏ bọc\r\nelastome tổng hợp (mã chỉ thị 245 IEC 57).
\r\n\r\n26. Đầu nối dùng cho\r\ncác ruột dẫn bên ngoài
\r\n\r\nÁp dụng điều này của phần 1.
\r\n\r\n\r\n\r\nÁp dụng điều này của phần 1, ngoài ra còn:
\r\n\r\n27.2 Bổ sung:
\r\n\r\nThiết bị đặt tĩnh tại phải có đầu nối để nối\r\nruột dẫn đẳng thế bên ngoài. Đầu nối này phải tiếp xúc điện có hiệu quả với tất\r\ncả các phần kim loại hở cố định của thiết bị, và phải cho phép nối ruột dẫn có\r\nmặt cắt danh định đến 10 mm2. Đầu nối phải đặt ở vị trí thuận tiện để\r\nnối ruột dẫn liên kết sau khi lắp đặt thiết bị.
\r\n\r\nChú thích - Các phần kim loại hở cỡ nhỏ đặt cố\r\nđịnh, ví dụ, các tấm nhãn, v.v…, không yêu cầu phải nối điện với đầu nối này.
\r\n\r\n\r\n\r\nÁp dụng điều này của phần 1.
\r\n\r\n29. Chiều dài đường\r\nrò, khe hở và khoảng cách qua cách điện
\r\n\r\nÁp dụng điều này của phần 1.
\r\n\r\n30. Độ chịu nhiệt, chịu\r\ncháy và chịu phóng điện bề mặt
\r\n\r\nÁp dụng điều này của phần 1, ngoài ra còn:
\r\n\r\n30.3 Sửa đổi
\r\n\r\nThử nghiệm bằng sợi dây nóng đỏ nêu trong phụ\r\nlục K được thực hiện ở nhiệt độ 6500C.
\r\n\r\n30.4 Bổ sung:
\r\n\r\nCác thiết bị được coi là thiết bị trong lúc vận\r\nhành không có người trông nom.
\r\n\r\n30.5 Bổ sung:
\r\n\r\nChú thích - Các thiết bị đóng cắt có các tiếp\r\nđiểm động, không phải là những thiết bị thao tác bằng tay và những thiết bị được\r\nthiết kế chỉ để tác động trong quá trình làm việc không bình thường, được coi\r\nlà phải chịu điều kiện vận hành rất khắc nghiệt.
\r\n\r\nNgoài ra, các phần khác bằng vật liệu cách điện\r\ncũng được coi là phải chịu điều kiện vận hành rất khắc nghiệt, trừ khi chúng được\r\nđặt trong vỏ bọc hoặc đặt ở nơi sao cho nhiễm bẩn do ngưng đọng hầu như không\r\nxuất hiện; trong trường hợp này, áp dụng các yêu cầu đối với các điều kiện vận\r\nhành khắc nghiệt.
\r\n\r\n\r\n\r\nÁp dụng điều này của phần 1.
\r\n\r\n32. Bức xạ, tính độc\r\nhại và các rủi ro tương tự
\r\n\r\nÁp dụng điều này của phần 1.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Các phụ lục
\r\n\r\nÁp dụng các phụ lục của phần 1.
\r\n\r\nTừ khóa: Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN5699-2-63:2001, Tiêu chuẩn Việt Nam số TCVN5699-2-63:2001, Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN5699-2-63:2001 của Bộ Khoa học và Công nghệ, Tiêu chuẩn Việt Nam số TCVN5699-2-63:2001 của Bộ Khoa học và Công nghệ, Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN5699 2 63:2001 của Bộ Khoa học và Công nghệ, TCVN5699-2-63:2001
File gốc của Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5699-2-63:2001 (IEC 335-2-63 : 1990) về An toàn đối với thiết bị điện gia dụng và các thiết bị điện tương tự – Phần 2-63: Yêu cầu cụ thể đối với thiết bị dùng để đun nóng chất lỏng và đun sôi nước dùng trong dịch vụ thương mại do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành đang được cập nhật.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5699-2-63:2001 (IEC 335-2-63 : 1990) về An toàn đối với thiết bị điện gia dụng và các thiết bị điện tương tự – Phần 2-63: Yêu cầu cụ thể đối với thiết bị dùng để đun nóng chất lỏng và đun sôi nước dùng trong dịch vụ thương mại do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Khoa học và Công nghệ |
Số hiệu | TCVN5699-2-63:2001 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Người ký | Đã xác định |
Ngày ban hành | 2001-12-28 |
Ngày hiệu lực | |
Lĩnh vực | Xây dựng - Đô thị |
Tình trạng | Hết hiệu lực |