Safety of household\r\nand similar electrical appliances - Part 2-14: Particular requirements for\r\nkitchen machines
\r\n\r\nLời nói đầu
\r\n\r\nTCVN 5699-2-14 : 2001 hoàn toàn tương đương\r\nvới tiêu chuẩn IEC 335-2-14 : 1994 và Sửa đổi 1 : 1999.
\r\n\r\nTCVN 5699-2-14 : 2001 do Ban kỹ thuật tiêu\r\nchuẩn TCVN/TC/E2 Thiết bị điện dân dụng biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường\r\nChất lượng đề nghị, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành.
\r\n\r\n\r\n\r\n
AN TOÀN ĐỐI VỚI THIẾT\r\nBỊ ĐIỆN GIA DỤNG VÀ CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN TƯƠNG TỰ - PHẦN 2-14: YÊU CẦU CỤ THỂ ĐỐI\r\nVỚI MÁY DÙNG TRONG NHÀ BẾP
\r\n\r\nSafety of household\r\nand similar electrical appliances - Part 2-14: Particular requirements for\r\nkitchen machines
\r\n\r\n\r\n\r\nĐiều này của phần 1 thay bằng:
\r\n\r\nTiêu chuẩn này qui định các yêu cầu an toàn\r\nđối với các máy sử dụng điện để làm bếp, dùng trong gia đình và các mục đích\r\ntương tự, có điện áp danh định không lớn hơn 250 V.
\r\n\r\nChú thích 1 - Ví dụ về các thiết bị thuộc\r\nphạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này là
\r\n\r\n- máy trộn thực phẩm;
\r\n\r\n- máy đánh kem;
\r\n\r\n- máy đánh trứng;
\r\n\r\n- máy xay sinh tố;
\r\n\r\n- máy rây;
\r\n\r\n- máy làm bơ;
\r\n\r\n- máy làm kem, kể cả các máy sử dụng cho tủ\r\nlạnh và tủ đá;
\r\n\r\n- máy vắt cam;
\r\n\r\n- máy vắt nước quả kiểu ly tâm;
\r\n\r\n- máy xay thịt;
\r\n\r\n- máy làm mì sợi;
\r\n\r\n- máy chiết nước quả bery;
\r\n\r\n- máy cắt lát;
\r\n\r\n- máy thái quả đỗ;
\r\n\r\n- máy gọt khoai tây;
\r\n\r\n- máy nạo và máy xát;
\r\n\r\n- dụng cụ mài dao;
\r\n\r\n- dụng cụ mở hộp;
\r\n\r\n- các loại dao;
\r\n\r\n- máy sơ chế thực phẩm;
\r\n\r\n- máy xay cà phê có dung tích phễu không vượt\r\nquá 500 g;
\r\n\r\n- máy nghiền hạt nhỏ có dung tích phễu không\r\nvượt quá 3 lít.
\r\n\r\nCác thiết bị không nhằm sử dụng bình thường\r\ntrong gia đình nhưng có thể là nguồn gây nguy hiểm cho công chúng như các thiết\r\nbị cho những người không có chuyên môn sử dụng trong các cửa hàng, trong ngành\r\ncông nghiệp nhẹ và trong các trang trại, cũng là đối tượng của tiêu chuẩn này.
\r\n\r\nTrong chừng mực có thể, tiêu chuẩn này đề cập\r\nđến những nguy hiểm thường gặp mà thiết bị có thể gây ra cho mọi người ở bên\r\ntrong và xung quanh nhà ở.
\r\n\r\nTiêu chuẩn này nói chung không xét đến:
\r\n\r\n- việc trẻ em hoặc những người gia yếu sử\r\ndụng thiết bị mà không có sự giám sát;
\r\n\r\n- việc trẻ em nghịch thiết bị.
\r\n\r\nChú thích:
\r\n\r\n2) Cần chú ý:
\r\n\r\n- đối với thiết bị sử dụng trên xe, tàu thủy\r\nhoặc máy bay có thể cần có yêu cầu bổ sung;
\r\n\r\n- đối với thiết bị được thiết kế để sử dụng ở\r\ncác nước nhiệt đới, có thể cần có yêu cầu đặc biệt;
\r\n\r\n- ở nhiều nước, các yêu cầu bổ sung được qui\r\nđịnh bởi các cơ quan chức năng Nhà nước về y tế, bảo hộ lao động và các cơ quan\r\nchức năng tương tự.
\r\n\r\n3) Tiêu chuẩn này không áp dụng cho:
\r\n\r\n- máy cắt lát có dao tròn mà lưỡi dao nghiêng\r\nmột góc lớn hơn 45o so với phương thẳng đứng;
\r\n\r\n- máy làm bếp dùng cho mục đích thương mại\r\n(IEC 335-2-64);
\r\n\r\n- máy làm bếp dành riêng cho mục đích công\r\nnghiệp;
\r\n\r\n- máy làm bếp dành cho những nơi có điều kiện\r\nmôi trường đặc biệt như ăn mòn hoặc dễ nổ (bụi, hơi hoặc khí);
\r\n\r\n- máy hủy chất thải thực phẩm (IEC 335-2-16);
\r\n\r\n- máy làm kem có lắp động cơ nén (IEC\r\n335-2-57).
\r\n\r\n\r\n\r\nÁp dụng điều này của phần 1, ngoài ra còn:
\r\n\r\n2.2.9. Thay thế
\r\n\r\nLàm việc bình thường: thiết bị làm việc ở\r\nđiều kiện qui định hoặc ở công suất vào danh định nếu ở công suất vào danh định\r\nlà bất lợi hơn.
\r\n\r\nChú thích:
\r\n\r\n1) Nếu không qui định các điều kiện làm việc\r\nthì thiết bị làm việc với tải bất lợi nhất nêu trong hướng dẫn sử dụng.
\r\n\r\n2) Công suất vào danh định đạt được bằng cách\r\nđặt mômen không đổi vào thiết bị đã được đặt ở vị trí sử dụng bình thường,\r\nkhông để thiết bị phải chịu các lực không cân bằng lớn hơn so với bình thường.
\r\n\r\n3) Hoạt động ở công suất vào danh định được\r\ncoi là bất lợi hơn nếu công suất vào được xác định trong quá trình thử nghiệm ở\r\n10.1 sai khác so với công suất vào danh định một lượng vượt quá:
\r\n\r\n·\r\n-20% đối với thiết bị có công suất vào danh định đến hoặc bằng 300 W.
\r\n\r\n·\r\n-15% (hoặc -60 W nếu lớn hơn) đối với thiết bị có công suất vào danh định lớn\r\nhơn 300 W.
\r\n\r\n2.2.9.1. Máy trộn thực phẩm có bộ phận khuấy\r\nđể trộn bột bánh làm việc với dao khuấy càng gần với đáy bình càng tốt, trong\r\nbình chứa cát khô có cỡ hạt từ 170 μm đến 250 μm. Chiều cao của cát xấp xỉ bằng 80% độ dài có ích của bộ\r\nphận khuấy.
\r\n\r\nMáy trộn thực phẩm có bộ phận nhào để trộn\r\nbột nhào với nước có men được cho làm việc với bộ phận nhào đặt trong bình đổ\r\nđầy hỗn hợp bột và nước.
\r\n\r\nChú thích:
\r\n\r\n1) Bột có hàm lượng prôtein là (10 ± 1)%,\r\ntrên cơ sở hàm lượng nước trong bột không đáng kể và không có phụ gia hóa chất.
\r\n\r\n2) Trong trường hợp có nghi ngờ, bột được để\r\nlâu hơn hai tuần nhưng chưa đến bốn tháng. Bột được đựng trong túi nhựa càng\r\nkín càng tốt.
\r\n\r\nBình được đổ một lượng bột, tính bằng g, bằng\r\n35% dung tích của bình, tính bằng cm3, đổ 72 g nước ở nhiệt độ 25oC\r\n± 1oC cho mỗi 100 g bột.
\r\n\r\nChú thích 3 - Trong trường hợp có nghi ngờ,\r\nlượng nước bằng 1,2 lần lượng cần thiết để hỗn hợp có độ quánh là 500 đơn vị\r\nBrabender ở 29oC ± 1oC, đo bằng farinograph.
\r\n\r\nĐối với các máy trộn thực phẩm loại cầm tay,\r\ncho các bộ phận nhào chuyển động theo hình số tám với vận tốc từ 10 đến 15\r\nchuyển động trong một phút. Bộ phận nhào chạm vào thành bình ở các điểm đối\r\ndiện và tiếp xúc với đáy bình. Nếu bình này không được cung cấp thì dùng bình\r\ncó chiều cao khoảng 13 cm và đường kính trong khoảng 17 cm ở đỉnh, thon xuống\r\nkhoảng 15 cm ở phía đáy. Bề mặt trong của bình nhẵn, lượn đều giữa thành bình và\r\nđáy.
\r\n\r\n2.2.9.2. Máy sơ chế thực phẩm làm việc như\r\nqui định cho máy trộn thực phẩm có bộ phận nhào để trộn bột nhào với nước có\r\nmen. Tuy nhiên, số lượng trộn lớn nhất được ấn định trong hướng dẫn sử dụng.\r\nNếu dùng bộ phận trộn quay với tốc độ cao để chuẩn bị bánh, thì chỉ sử dụng 60\r\ng nước cho mỗi 100 g bột mì.
\r\n\r\nChú thích
\r\n\r\n1) Trong trường hợp có nghi ngờ khi dùng bộ\r\nphận quay tốc độ cao, lượng nước là lượng cần thiết để hỗn hợp có độ quánh là\r\n500 đơn vị Brabender ở 29oC ± 1oC, đo bằng farinograph.
\r\n\r\n2) Nếu không có hướng dẫn về trộn bột với\r\nnước có men thì cho máy sơ chế thực phẩm vận hành theo công thức pha chế gây ra\r\nđiều kiện bất lợi nhất.
\r\n\r\n2.2.9.3. Máy đánh kem và máy đánh trứng làm\r\nviệc trong điều kiện bình chứa nước và nhúng ngập 80% chiều dài hữu ích.
\r\n\r\n2.2.9.4. Máy xay cà phê có hộp gom cà phê\r\nriêng ở đáy vận hành với phễu đổ đầy hạt cà phê đã rang.
\r\n\r\nCác máy xay cà phê loại khác được vận hành\r\nvới phễu đổ đầy lượng lớn nhất hạt cà phê đã rang qui định trong hướng dẫn sử\r\ndụng.
\r\n\r\nChú thích - Nếu cần, hạt cà phê được ổn nhiệt\r\ntrong 24 h ở nhiệt độ 30oC ± 2oC và độ ẩm tương đối bằng\r\n(60 ± 2)%.
\r\n\r\nCơ cấu điều khiển được đặt ở vị trí để có cỡ\r\nbột nhỏ nhất.
\r\n\r\n2.2.9.5. Máy nghiền hạt vận hành với phễu\r\nđược đổ đầy hạt mì, cơ cấu điều khiển được đặt ở vị trí tạo ra cỡ bột nhỏ nhất.
\r\n\r\nChú thích
\r\n\r\n1) Nếu cần, hạt mì được ổn nhiệt trong 24 h ở\r\nnhiệt độ 30oC ± 2oC và độ ẩm tương đối bằng (60 ± 2)%.
\r\n\r\n2) Ngô được sử dụng thay cho hạt mì nếu hướng\r\ndẫn sử dụng qui định có thể nghiền được ngô.
\r\n\r\n2.2.9.6. Máy xay sinh tố vận hành với bình\r\nđược đổ đến vạch chỉ mức lớn nhất, hỗn hợp gồm hai phần cà rốt đã ngâm nước và\r\nba phần nước, tính theo khối lượng. Nếu không có vạch chỉ mức thì bình được đổ\r\nđến hai phần ba tổng dung tích. Cà rốt được ngâm trong nước 24 h và cắt sao cho\r\nkích thước mỗi mẫu không vượt quá 15 mm. Nếu bình này không được cung cấp thì\r\ndùng bình hình trụ có dung tích khoảng 1 l và đường kính trong khoảng 11 cm.
\r\n\r\nMáy xay sinh tố dùng cho chất lỏng được vận\r\nhành với nước thay cho hỗn hợp.
\r\n\r\n2.2.9.7. Máy rây làm việc không tải.
\r\n\r\n2.2.9.8. Máy làm bơ được đổ đầy hỗn hợp gồm 8\r\nphần kem đặc và một phần váng sữa, tính theo khối lượng. Lượng hỗn hợp là lượng\r\nlớn nhất cho phép máy làm việc mà không bị tràn.
\r\n\r\n2.2.9.9. Máy cắt lát và máy thái quả đỗ được\r\nlàm việc không tải.
\r\n\r\n2.2.9.10. Máy làm kem vận hành với hỗn hợp\r\ngồm 60% nước, 30% đường, 5% nước chanh và 5% lòng trắng trứng đã đánh, tính\r\ntheo khối lượng. Lượng hỗn hợp này là lượng lớn nhất được nêu trong hướng dẫn\r\nsử dụng.
\r\n\r\nĐối với thiết bị có phần tử làm lạnh, phần tử\r\nlàm lạnh được làm lạnh trước trong 24 h ở nhiệt độ -20oC ± 5oC.
\r\n\r\nChú thích - Phần tử làm lạnh là bộ phận có\r\nthể lấy ra được, để làm lạnh hỗn hợp kem sau khi được lưu giữ trong tủ đá.
\r\n\r\nĐối với thiết bị làm lạnh bằng nước đá, thùng\r\nlàm lạnh được đổ đầy nước đá phù hợp với hướng dẫn sử dụng, đổ thêm 200 g muối\r\ncho mỗi kg nước đá.
\r\n\r\nCác máy làm kem dùng trong tủ lạnh và tủ đá\r\nđược đặt trên hai thanh vật liệu cách nhiệt dày khoảng 1 cm. Các máy này vận\r\nhành không tải ở nhiệt độ môi trường -4oC ± 1oC.
\r\n\r\n2.2.9.11. Máy cắt cam vận hành với nửa quả\r\ncam được ép vào đầu vắt với một lực 50 N.
\r\n\r\n2.2.9.12. Máy vắt nước quả kiểu ly tâm vận\r\nhành với cà rốt đã được ngâm nước khoảng 24 h. 5 kg cà rốt đã được ngâm nước\r\nđược cho từ từ vào máy vắt có các đường ra riêng cho nước quả và bã. Các máy\r\nvắt nước quả khác được cấp 0,5 kg cà rốt, nếu không có chỉ dẫn khác trong hướng\r\ndẫn sử dụng. Bộ phận đẩy được ép vào cà rốt với một lực 5 N.
\r\n\r\n2.2.9.13. Máy xay thịt được cấp thịt bò bắp\r\nkhông có gân, không có xương và không có mỡ, được thái thành từng miếng khoảng\r\n2 cm x 2 cm x 6 cm. Bộ phận đẩy được ép vào thịt với một lực 5 N.
\r\n\r\nChú thích - Có thể dùng phanh để đặt giá trị\r\ntrung bình của tải xác định bằng thịt xay trong 2 min.
\r\n\r\n2.2.9.14. Đưa vào máy làm mì sợi lượng bột\r\nnhào đã chuẩn bị trước gồm 225 g bột mì, 1 quả trứng (khoảng 55 g), 15 ml dầu\r\năn và 45 ml nước. Bộ phận đẩy được ép vào bột nhào với một lực 5 N.
\r\n\r\n2.2.9.15. Máy chiết nước quả bery được cấp 1\r\nkg bery, ví dụ như nho Hy lạp, quả lý gai hoặc quả nho. Bộ phận đẩy ép vào quả\r\nbery với một lực 5 N.
\r\n\r\n2.2.9.16. Máy gọt vỏ khoai tây loại thùng vận\r\nhành với thùng chứa đầy nước và khoai tây. Sử dụng 5 kg khoai tây, mỗi kg gồm\r\nkhoảng 12 đến 15 củ.
\r\n\r\nMáy gọt khoai tây cầm tay hoạt động bằng cách\r\ngọt khoai tây.
\r\n\r\n2.2.9.17. Máy nạo và máy xát rau quả vận hành\r\nvới cà rốt đã ngâm trong nước khoảng 24 h và được cắt thành miếng thích hợp.\r\nDùng năm mẻ, mỗi mẻ gồm 0,5 kg cà rốt đã ngâm. Bộ phận đẩy được ép vào cà rốt\r\nvới một lực 5 N.
\r\n\r\n2.2.9.18. Máy nạo phomát làm việc với miếng\r\nphomát Parmesan cứng 250 g được lấy từ tảng phomát để khoảng 16 tháng và có ít\r\nnhất một mặt phẳng. Đặt lực 10 N vào miếng phomát trừ khi lực được đặt tự động.
\r\n\r\n2.2.9.19. Dụng cụ mài dao làm việc không tải.
\r\n\r\n2.2.9.20. Dụng cụ mở hộp vận hành với hộp\r\nbằng thiếc có đường kính xấp xỉ 10 cm.
\r\n\r\n2.2.9.21. Để đo công suất vào, các dao làm\r\nviệc bằng cách thái xúc xích cứng có đường kính khoảng 55 mm thành từng lát dày\r\nkhoảng 5 mm, đặt lực khoảng 10 N vào dao. Trước khi thái, xúc xích được bảo\r\nquản ít nhất là 4 h ở nhiệt độ 23oC ± 2oC.
\r\n\r\nChú thích - Xúc xích mặn là loại xúc xích\r\ncứng phù hợp.
\r\n\r\nĐối với các thử nghiệm khác, dao làm việc với\r\nlưỡi cắt của dao ép vào tấm gỗ mềm có mặt cắt khoảng 5 cm x 10 cm. Lực được đặt\r\ntừ từ vào dao cho đến khi đạt tới công suất vào đo được khi thái xúc xích.
\r\n\r\n2.101. Máy trộn thực phẩm: Thiết bị\r\nđược thiết kế để trộn các thành phần thực phẩm.
\r\n\r\n2.102. Máy sơ chế thực phẩm: Thiết bị\r\ndùng để băm nhỏ các mẻ thịt, phomát, rau xanh và các thực phẩm khác bằng dao\r\ncắt quay trong bình chứa.
\r\n\r\nChú thích - Các chức năng khác có thể được\r\nthực hiện bằng cách quay lưỡi dao, đĩa, dụng cụ khuấy thực phẩm hoặc các phương\r\ntiện khác thay cho lưỡi cắt.
\r\n\r\n2.103. Máy xay thịt: Máy dùng để cắt\r\nnhỏ thịt và các thực phẩm khác nhờ tác dụng của trục vít, dao và vách có lỗ.
\r\n\r\n2.104. Công tắc tự nhả: Công tắc tự\r\nđộng trở về vị trí cắt điện khi bộ phận điều khiển được thả ra.
\r\n\r\n\r\n\r\nÁp dụng điều này của phần 1.
\r\n\r\n4. Điều kiện chung\r\nđối với thử nghiệm
\r\n\r\nÁp dụng điều này của phần 1, ngoài ra còn:
\r\n\r\n4.2. Bổ sung:
\r\n\r\nChú thích:
\r\n\r\n1) Đối với thử nghiệm của 19.101 yêu cầu bổ\r\nsung thêm ba máy xay cà phê và máy nghiền hạt.
\r\n\r\n2) Thử nghiệm bổ sung 25.14 được tiến hành\r\ntrên một thiết bị riêng biệt.
\r\n\r\n4.6. Bổ sung:
\r\n\r\nNếu không có qui định nào khác, bộ điều khiển\r\ntốc độ được đặt phù hợp với hướng dẫn sử dụng.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\nÁp dụng điều này của phần 1.
\r\n\r\n\r\n\r\nÁp dụng điều này của phần 1, ngoài ra còn:
\r\n\r\n7.12. Bổ sung:
\r\n\r\nHướng dẫn sử dụng phải nêu số lần thao tác và\r\ntốc độ đặt cho phụ kiện.
\r\n\r\nHướng dẫn sử dụng đối với các máy cắt lát với\r\nđế có mặt phẳng bên dưới bàn trượt cấp liệu phải có nội dung cơ bản sau:
\r\n\r\nThiết bị này phải dùng với bàn trượt cấp liệu\r\nvà tấm giữ thực phẩm ở đúng vị trí, trừ khi điều này không thể thực hiện được\r\ndo kích cỡ hoặc hình dạng của thực phẩm.
\r\n\r\nHướng dẫn sử dụng đối với máy sơ chế thực\r\nphẩm phải được cảnh báo chống sử dụng sai. Hướng dẫn phải nêu rằng cần chú ý\r\nkhi cầm lưỡi dao cắt, đặc biệt khi tháo lưỡi ra khỏi bình, vét sạch bình và\r\ntrong quá trình làm sạch.
\r\n\r\nCác phụ kiện, không phải là phụ kiện đi kèm\r\nthiết bị, phải có hướng dẫn để sử dụng an toàn cùng với thiết bị.
\r\n\r\n8. Bảo vệ chống chạm\r\nvào các bộ phận mang điện
\r\n\r\nÁp dụng điều này của phần 1.
\r\n\r\n9. Khởi động các\r\nthiết bị truyền động bằng động cơ điện
\r\n\r\nKhông áp dụng điều này của phần 1.
\r\n\r\n10. Công suất vào và\r\ndòng điện
\r\n\r\nÁp dụng điều này của phần 1.
\r\n\r\n\r\n\r\nÁp dụng điều này của phần 1, ngoài ra còn:
\r\n\r\n11.7. Thay thế:
\r\n\r\nCho thiết bị vận hành trong khoảng thời gian\r\nqui định. Tuy nhiên, nếu thời gian này vượt quá thời gian qui định trong hướng\r\ndẫn sử dụng và nếu vượt quá các giá trị giới hạn độ tăng nhiệt cho trong bảng 3\r\nthì thử nghiệm được tiến hành với lượng lớn nhất các thành phần thực phẩm được\r\nnêu trong hướng dẫn sử dụng như sau:
\r\n\r\n- hai lần khoảng thời gian lớn nhất nêu trong\r\nhướng dẫn sử dụng, khi khoảng thời gian vận hành qui định không vượt quá 1 min;
\r\n\r\n- khoảng thời gian lớn nhất nêu trong hướng\r\ndẫn sử dụng cộng thêm 1 min, khi khoảng thời gian vận hành qui định vượt quá 1\r\nmin, nhưng không vượt quá 7 min;
\r\n\r\n- khoảng thời gian lớn nhất nêu trong hướng\r\ndẫn sử dụng, khi khoảng thời gian vận hành qui định vượt quá 7 min.
\r\n\r\nNếu phải cho hoạt động nhiều lần mới đạt được\r\nkhoảng thời gian này, thì các khoảng thời gian nghỉ bằng thời gian để lấy thực\r\nphẩm ra và cho đầy thực phẩm vào hộp chứa.
\r\n\r\nThiết bị có bộ hẹn giờ được làm việc với thời\r\ngian lớn nhất cho phép bằng bộ hẹn giờ.
\r\n\r\n11.7.1. Máy trộn thực phẩm có bộ phận khuấy\r\ndùng để trộn bột bánh cho làm việc trong 15 min, trừ khi máy có công tắc tự\r\nnhả, khi đó cho máy làm việc trong 5 min. Trong 30 s đầu, cơ cấu điều khiển\r\nđược đặt ở vị trí thấp nhất để trộn bột được nêu trong hướng dẫn sử dụng, sau đó\r\nđặt cơ cấu điều khiển ở vị trí cao nhất để trộn bột.
\r\n\r\nChú thích 1 - Nếu thiết bị ngừng hoạt động\r\nvới cơ cấu điều khiển ở vị trí đặt thấp nhất thì lấy ra một lượng cát vừa đủ để\r\ncho máy có thể chạy được. Các được đổ trở lại đối với phần còn lại của thử\r\nnghiệm.
\r\n\r\nCho máy trộn thực phẩm có bộ phận nhào để\r\ntrộn bột với nước có men vận hành trong
\r\n\r\n- 5 min đối với máy trộn thực phẩm cầm tay;
\r\n\r\n- 10 min đối với các máy trộn thực phẩm khác.
\r\n\r\nTrong 30 s đầu tiên, cơ cấu điều khiển được\r\nđặt ở vị trí thấp nhất, sau đó cơ cấu điều khiển được đặt ở vị trí để trộn bột\r\nvới nước có men nêu trong hướng dẫn sử dụng.
\r\n\r\nChú thích 2 - Nếu việc trộn tự động dừng khi\r\nbột nhào với nước đã xong thì kết thúc thử nghiệm.
\r\n\r\n11.7.2. Máy sơ chế thực phẩm vận hành với vị\r\ntrí đặt của cơ cấu điều khiển và thời gian nêu trong hướng dẫn sử dụng để trộn\r\nmột lượng lớn nhất bột nhào với nước có men có thể được sơ chế trong một mẻ.\r\nCho làm việc như vậy trong 5 lần hoặc với số lần đủ để sơ chế ít nhất 1 kg bột,\r\nchọn giá trị nào nhỏ hơn. Tuy nhiên, cần cho làm việc ít nhất hai lần. Thời\r\ngian nghỉ giữa các lần là 2 min.
\r\n\r\nChú thích - Nếu không có hướng dẫn đối với\r\nviệc trộn bột nhào với nước có men thì máy sơ chế thực phẩm được vận hành với\r\ncơ cấu điều khiển ở vị trí đặt cho thời gian được nêu đối với công thức pha chế\r\nthực phẩm dẫn đến điều kiện bất lợi nhất. Thao tác được tiến hành ba lần.
\r\n\r\n11.7.3. Máy đánh kem và máy đánh trứng được\r\nvận hành trong 10 min với cơ cấu điều khiển đặt ở vị trí cao nhất.
\r\n\r\n11.7.4. Máy xay cà phê có hộp gom bột cà phê\r\nriêng vận hành cho đến khi bột cà phê đầy hộp chứa, trừ khi hạt cà phê ở phễu\r\nhết trước. Thao tác này được tiến hành hai lần với thời gian nghỉ là 1 min.
\r\n\r\nCác máy xay cà phê loại khác được vận hành\r\ncho đến khi bột cà phê rơi xuống hoàn toàn hoặc trong 30 s nếu thời gian này lâu\r\nhơn. Thao tác này được tiến hành ba lần với thời gian nghỉ mỗi lần là 1 min.
\r\n\r\n11.7.5. Máy nghiền hạt vận hành cho đến khi\r\nnghiền nhỏ được 1 kg hạt mì. Phễu chứa mẻ hạt được đổ đầy lại nếu cần, với thời\r\ngian nghỉ 30 s.
\r\n\r\n11.7.6. Máy xay sinh tố loại công tắc đóng\r\nđiện được giữ bằng tay và máy xay sinh tố cầm tay hoạt động trong 1 min với cơ\r\ncấu điều khiển đặt ở vị trí cao nhất. Thao tác này được tiến hành 5 lần với\r\nthời gian nghỉ là 1 min khi thay hỗn hợp xay.
\r\n\r\nĐối với các máy xay sinh tố khác, thời gian\r\nvận hành là 3 min và thao tác được thực hiện 10 lần.
\r\n\r\n11.7.7. Máy rây, máy làm bơ, máy cắt lát và\r\nmáy thái quả đỗ được vận hành trong 30 min.
\r\n\r\n11.7.8. Máy làm kem vận hành trong 30 min.\r\nMáy làm kem để sử dụng trong tủ lạnh và tủ đá được vận hành trong 5 min, sau đó\r\nbộ khuấy ngừng hoạt động trong 25 min.
\r\n\r\n11.7.9. Máy vắt cam vận hành trong 15 s,\r\ntrong quá trình đó, hai nửa quả cam được vắt. Thao tác được tiến hành 10 lần\r\nvới thời gian nghỉ là 15 s mỗi lần.
\r\n\r\nChú thích
\r\n\r\n1) Để thiết bị chạy không tải trong suốt thời\r\ngian nghỉ trừ khi nó tự động cắt.
\r\n\r\n2) Nếu cần, trong thời gian nghỉ, lấy phần\r\nquả còn lại ra.
\r\n\r\n11.7.10. Máy vắt nước quả kiểu ly tâm có đầu\r\nra riêng cho nước quả và bã vận hành trong 30 min.
\r\n\r\nCác máy vắt nước quả kiểu ly tâm khác được\r\nvận hành trong 2 min. Thao tác được tiến hành 10 lần với thời gian nghỉ là 2\r\nmin mỗi lần.
\r\n\r\n11.7.11. Máy xay thịt, máy làm mì sợi và máy\r\nchiết nước quả bery vận hành trong 15 min.
\r\n\r\n11.7.12. Máy gọt vỏ khoai tây loại có thùng\r\nchứa vận hành cho đến khi các củ khoai tây được gọt hết vỏ. Khoai tây có thể\r\nđược gọt làm nhiều mẻ. Các thời gian gọt cách nhau bằng khoảng thời gian nghỉ\r\nlà 2 min.
\r\n\r\nDụng cụ gọt khoai tây cầm tay được vận hành\r\ntrong 10 min.
\r\n\r\nChú thích
\r\n\r\n1) Khi kiểm tra xem khoai tây đã gọt hết vỏ\r\nchưa, các mắt trên khoai tây được bỏ qua.
\r\n\r\n2) Bộ hẹn giờ được đặt lại nếu cần.
\r\n\r\n11.7.13. Máy nạo và máy xát rau quả vận hành\r\ncho đến khi xát xong một mẻ cà rốt. Thao tác được tiến hành 5 lần với thời gian\r\nnghỉ mỗi lần là 2 min.
\r\n\r\n11.7.14. Cho máy nạo phomát vận hành cho đến\r\nkhi phomát được nạo xong.
\r\n\r\n11.7.15. Cho dụng cụ mài dao vận hành trong\r\n10 min.
\r\n\r\n11.7.16. Cho dụng cụ mở hộp vận hành cho đến\r\nkhi hộp được mở hoàn toàn. Thao tác này được tiến hành 5 lần với thời gian nghỉ\r\nmỗi lần là 15 s.
\r\n\r\n11.7.17. Dao được làm việc trong 15 min. Thao\r\ntác cắt được mô phỏng ở vận tốc 10 lần mỗi phút với lưỡi dao cắt được làm việc\r\nkhông tải trong 2 s giữa mỗi lần cắt.
\r\n\r\n11.8. Bổ sung:
\r\n\r\nĐối với máy làm kem sử dụng trong tủ lạnh và\r\ntủ đá, độ tăng nhiệt được tăng 30oC.
\r\n\r\n\r\n\r\n13. Dòng rò và độ bền\r\nđiện ở nhiệt độ làm việc
\r\n\r\nÁp dụng điều này của phần 1.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\nÁp dụng điều này của phần 1, ngoài ra còn:
\r\n\r\n15.2. Bổ sung:
\r\n\r\nCác đầu nước ra đối với máy gọt khoai tây\r\nđược chặn.
\r\n\r\nSửa đổi:
\r\n\r\nThay vì làm tràn bình chất lỏng, thử nghiệm\r\nđược tiến hành như sau:
\r\n\r\nBình chất lỏng của thiết bị được đổ đầy nước\r\nchứa khoảng 1% NaCl. Sau đó, thiết bị được cấp điện áp danh định và vận hành\r\ntrong 15 s. Nắp được đặt đúng vị trí hoặc tháo ra, chọn phương án bất lợi hơn.\r\nTrong quá trình thử nghiệm, dòng điện rò không được lớn hơn giá trị qui định\r\ntrong điều 13.
\r\n\r\nSau đó bổ sung dung dịch muối vào bình chất\r\nlỏng cho đến khi đầy hoàn toàn. Rót từ từ thêm lượng dung dịch bằng 15% thể\r\ntích bình chứa hoặc 0,25 l, chọn giá trị nào lớn hơn, trong thời gian 1 min.
\r\n\r\n16. Dòng điện rò và\r\nđộ bền điện
\r\n\r\nÁp dụng điều này của phần 1.
\r\n\r\n17. Bảo vệ quá tải\r\nmáy biến áp và các mạch liên quan
\r\n\r\nÁp dụng điều này của phần 1.
\r\n\r\n\r\n\r\nKhông áp dụng điều này của phần 1.
\r\n\r\n19. Thao tác không\r\nbình thường
\r\n\r\nÁp dụng điều này của phần 1, ngoài ra còn:
\r\n\r\n19.1. Bổ sung:
\r\n\r\nThử nghiệm của 19.7 chỉ áp dụng cho máy trộn\r\nthực phẩm, máy sơ chế thực phẩm, máy xay sinh tố, máy xay thịt, máy làm mì sợi,\r\nmáy chiết nước quả bery, máy làm bơ, máy làm kem và máy chiết nước quả kiểu ly\r\ntâm.
\r\n\r\nĐối với máy xay cà phê và máy nghiền hạt có\r\ncông tắc đóng điện phải giữ bằng tay, kiểm tra sự phù hợp bằng thử nghiệm\r\n19.102, tiếp theo là thử nghiệm 19.10, nếu áp dụng được.
\r\n\r\nĐối với máy xay cà phê và máy nghiền hạt\r\nkhác, kiểm tra sự phù hợp bằng các thử nghiệm 19.101, 19.102 và 19.10 nếu áp\r\ndụng được.
\r\n\r\n19.7. Bổ sung:
\r\n\r\nMáy trộn thực phẩm, máy sơ chế thực phẩm, máy\r\nxay thịt, máy chiết nước quả bery, máy xay sinh tố và máy vắt nước quả kiểu ly\r\ntâm dùng cho quả và rau xanh vận hành trong 30 s.
\r\n\r\nMáy làm mì sợi, máy xay cà phê, máy nghiền\r\nhạt được thử nghiệm trong 5 min.
\r\n\r\nMáy làm bơ và máy làm kem được vận hành cho\r\nđến khi thiết lập điều kiện ổn định.
\r\n\r\n19.10. Bổ sung:
\r\n\r\nThử nghiệm được lặp lại với các phụ kiện ở\r\nđúng vị trí nhưng không có tải bổ sung.
\r\n\r\nMáy xay cà phê và máy nghiền hạt chỉ được thử\r\nnghiệm trong 30 s.
\r\n\r\n19.101. Máy xay cà phê và máy nghiền hạt phải\r\nchịu các thử nghiệm sau đây và được tiến hành trên ba thiết bị bổ sung.
\r\n\r\nMáy xay cà phê được đổ 40 g hạt cà phê và cho\r\nthêm hai mảnh đá granít lọt qua được ô lưới 8 mm nhưng không lọt qua ô lưới 7\r\nmm. Máy nghiền hạt được vận hành như khi làm việc bình thường nhưng với hai\r\nmảnh đá granít lọt qua được ô lưới 4 mm nhưng không lọt qua ô lưới 3 mm. Thiết\r\nbị được cấp điện áp danh định và vận hành cho đến khi nghiền xong.
\r\n\r\nNếu bất kỳ động cơ nào ngừng hoạt động thì\r\nthiết bị ban đầu phải chịu thử nghiệm 19.7.
\r\n\r\n19.102. Máy xay cà phê và máy nghiền hạt được\r\ncấp điện áp danh định và thao tác 5 lần như khi làm việc bình thường có thời\r\ngian nghỉ giữa các lần thao tác.
\r\n\r\nKhoảng thời gian vận hành là:
\r\n\r\n- thời gian dài nhất cho phép của bộ hẹn giờ,\r\nđối với thiết bị có bộ hẹn giờ;
\r\n\r\n- đối với thiết bị khác,
\r\n\r\n·\r\nthêm 30 s nữa so với thời gian cần để nghiền đầy hộp chứa hoặc thời gian yêu\r\ncầu để phễu hết, chọn thời gian nào ngắn hơn, đối với máy xay cà phê loại\r\nnghiền và máy nghiền hạt;
\r\n\r\n·\r\n1 min, đối với máy xay cà phê khác.
\r\n\r\nKhoảng thời gian nghỉ là:
\r\n\r\n- 10 s, đối với thiết bị có hộp chứa;
\r\n\r\n- 60 s, đối với các thiết bị khác.
\r\n\r\nNhiệt độ của các cuộn dây không được lớn hơn\r\ncác giá trị cho trong bảng 6.
\r\n\r\n20. Sự ổn định và\r\nnguy hiểm cơ học
\r\n\r\nÁp dụng điều này của phần 1, ngoài ra còn;
\r\n\r\n20.2. Bổ sung:
\r\n\r\nCác phụ kiện có thể tháo rời thì tháo rời và\r\nnắp được mở ra, ngoài ra:
\r\n\r\n- đối với máy vắt nước quả kiểu ly tâm, nắp\r\nvà hộp chứa để đựng chất thừa được đặt đúng vị trí;
\r\n\r\n- đối với máy nạo và máy xát, chỉ tháo những phụ\r\nkiện có thể tháo rời và tháo ra trong khi thiết bị đang làm việc.
\r\n\r\nChú thích 1 - Bộ phận để cung cấp nguyên liệu\r\nlà ví dụ của phụ kiện được tháo ra.
\r\n\r\nQue thử không áp dụng cho:
\r\n\r\n- máy trộn thực phẩm;
\r\n\r\n- máy xay sinh tố cầm tay;
\r\n\r\n- máy rây;
\r\n\r\n- máy làm kem, kể cả máy sử dụng cho tủ lạnh\r\nvà tủ đá;
\r\n\r\n- máy vắt cam;
\r\n\r\n- máy cắt lát;
\r\n\r\n- máy thái quả đỗ;
\r\n\r\n- máy gọt khoai tây;
\r\n\r\n- dụng cụ mài dao;
\r\n\r\n- dụng cụ mở hộp;
\r\n\r\n- dao;
\r\n\r\n- các phần dưới đây của thiết bị khác:
\r\n\r\n·\r\ntrục nhẵn có đường kính không lớn hơn 8 mm, quay ở vận tốc không lớn hơn 1 500\r\nvòng/phút và được điều khiển bằng động cơ có công suất vào không vượt quá 200\r\nW;
\r\n\r\n·\r\ncác phía thoát ra của đĩa nạo và đĩa xát có vận tốc quay không vượt quá 1 500\r\nvòng/phút;
\r\n\r\n·\r\nphần nhô ra khỏi bề mặt của đĩa nghiền, các chóp và các phần tương tự có chiều\r\ncao nhỏ hơn 4 mm.
\r\n\r\nChú thích 2 - Các trục truyền động chạm tới\r\nđược mà có thể không được dùng khi thiết bị đang vận hành thì có thể được bảo\r\nvệ bằng vòng đệm hoặc bằng cách đặt chúng vào cổ trục.
\r\n\r\nQue thử nghiệm không áp dụng cho lỗ mà lỗ nạp\r\ncó kích thước sau:
\r\n\r\n- chiều cao ít nhất là 100 mm được đo từ gờ\r\nphía trên của lưỡi cắt;
\r\n\r\n- kích thước trung bình của mặt cắt ngang lớn\r\nnhất và nhỏ nhất của lỗ nạp không vượt quá 65,5 mm;
\r\n\r\n- kích thước mặt cắt ngang lớn nhất của lỗ\r\nnạp không vượt quá 76 mm.
\r\n\r\nĐối với các máy xay sinh tố và máy nạo, không\r\nphải loại cầm tay, và máy xát, thử nghiệm được thực hiện với que thử tương tự\r\nnhư que thử hình 1 nhưng có tấm chặn hình tròn với đường kính là 125 mm thay\r\ncho tấm không tròn, khoảng cách giữa đầu que thử và tấm chặn là 100 mm.
\r\n\r\n20.101. Các phụ kiện của máy trộn thực phẩm,\r\nmáy đánh kem và máy đánh trứng cầm tay không được có gờ dao, trừ khi có tấm bảo\r\nvệ thích hợp ngăn chặn việc tiếp xúc ngẫu nhiên với các bộ phận quay.
\r\n\r\nPhải không thể nhả bộ phận khuấy, bộ phận\r\nnhào và các phụ kiện tương tự của máy trộn thực phẩm cầm tay bằng cách ấn nút\r\nhoặc cách tương tự, trong khi phụ kiện đang quay ở vận tốc lớn hơn 1 500\r\nvòng/phút.
\r\n\r\nKiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét, bằng\r\ncách đo và thử nghiệm bằng tay.
\r\n\r\n20.102. Lưỡi dao của máy xay sinh tố cầm tay\r\nphải được chắn hoàn toàn từ phía trên và phải không có khả năng chạm tới bề mặt\r\ndao khi quay.
\r\n\r\nKiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và bằng\r\ncách đặt thanh kim loại hình trụ vào vị trí bất kỳ giữa phương thẳng đứng và\r\ngóc 45o so với mặt trên của lưỡi dao để xay. Thanh kim loại có đường\r\nkính (8,0 ± 0,1) mm và chiều dài không giới hạn.
\r\n\r\nPhải không thể chạm tới lưỡi dao bằng đầu\r\nthanh kim loại thử nghiệm.
\r\n\r\n20.103. Máy xay sinh tố cầm tay phải lắp công\r\ntắc tự nhả, bộ phận điều khiển của công tắc được đặt vào hốc hoặc được bảo vệ\r\nđể ngăn ngừa việc thao tác ngẫu nhiên.
\r\n\r\nChú thích - Yêu cầu này không áp dụng cho máy\r\ntrộn thực phẩm cầm tay có phụ kiện để xay sinh tố.
\r\n\r\nKiểm tra sự phù hợp bằng cách đặt vào công\r\ntắc một thanh kim loại hình trụ có đường kính 40 mm và có đầu hình bán cầu.\r\nThiết bị phải không hoạt động.
\r\n\r\n20.104. Công tắc kiểu ấn của máy xay sinh tố\r\nloại có lưỡi dao cắt có thể hoạt động khi bình chứa không ở đúng chỗ, phải được\r\nđặt vào chỗ lõm hoặc được bảo vệ để ngăn ngừa việc thao tác ngẫu nhiên.
\r\n\r\nChú thích - Yêu cầu này không áp dụng cho máy\r\nxay sinh tố cầm tay.
\r\n\r\nKiểm tra sự phù hợp bằng cách đặt vào công\r\ntắc một thanh kim loại hình trụ có đường kính 40 mm và có đầu hình bán cầu.\r\nThiết bị phải không hoạt động.
\r\n\r\n20.105. Máy vắt nước quả kiểu ly tâm phải có\r\nkết cấu sao cho nắp không được bật ra do rung.
\r\n\r\nBộ phận quay phải vặn chặt sao cho chúng\r\nkhông thể bị nới lỏng trong quá trình vận hành.
\r\n\r\nChú thích - Vặn chặt vít và đai ốc theo hướng\r\nngược lại với hướng quay của bộ phận quay được coi là đủ.
\r\n\r\nNếu bộ phận quay nhanh hơn 5 000 vòng/phút\r\nthì dụng cụ để vặn chặt phải sao cho chỉ có thể đậy nắp sau khi các dụng cụ này\r\nđược lấy ra.
\r\n\r\nRăng của đĩa nạo phải có chiều cao không vượt\r\nquá 1,5 mm. Họng phun của trống lọc không được dài hơn 4 mm.
\r\n\r\nPhải có bộ phận đẩy để cung cấp nguyên liệu\r\nlàm đầy cuống phễu.
\r\n\r\nKiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét, bằng\r\nphép đo và thử nghiệm bằng tay, đặt vào nắp một lực 5 N theo hướng bất lợi nhất\r\nmà nắp không bị bật ra.
\r\n\r\n20.106. Đối với thiết bị có cánh nạp, kích\r\nthước ngang lớn nhất của phễu được đo cách gờ trên của cánh nạp ít nhất là 100\r\nmm không được vượt quá 45 mm. Phải có bộ phận đẩy để cung cấp nguyên liệu làm\r\nđầy cuống phễu.
\r\n\r\nKiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và bằng\r\nphép đo.
\r\n\r\n20.107. Máy cắt lát phải có phương tiện để giữ\r\nthiết bị đúng chỗ và phương tiện được phép nhả ra sau khi sử dụng.
\r\n\r\nChú thích
\r\n\r\n1) Yêu cầu này không áp dụng cho thiết bị cố\r\nđịnh, thiết bị có lắp công tắc tự nhả.
\r\n\r\n2) Giác hút là phương tiện phù hợp để giữ\r\nthiết bị đúng chỗ.
\r\n\r\nKiểm tra sự phù hợp bằng thử nghiệm sau:
\r\n\r\nĐặt máy cắt lát cố định phù hợp với hướng dẫn\r\nsử dụng lên một tấm kính phẳng đặt trên bề mặt nằm ngang.
\r\n\r\nChú thích 3 - Tấm kính được ngăn không bị\r\ntrượt bằng vật chặn.
\r\n\r\nLực 30 N được đặt theo phương nằm ngang với\r\nthiết bị dọc theo mặt phẳng của dao ở điểm thấp hơn 10 mm so với bề mặt trên\r\ncủa đế có chứa bàn trượt cấp liệu.
\r\n\r\nMáy phải không được dịch chuyển trên tấm\r\nkính.
\r\n\r\n20.108. Máy cắt lát phải lắp cơ cấu bảo vệ\r\nxung quanh dao tròn, phần hình quạt để hở của nó không rộng hơn phần hình quạt\r\nyêu cầu cho sử dụng thiết bị, như chỉ ra trên hình 101.
\r\n\r\nCơ cấu bảo vệ dao phải không tháo rời được\r\ntrừ khi động cơ không thể đóng điện sau khi tháo cơ cấu bảo vệ. Không thể tác\r\nđộng khóa liên động bằng que thử như ở hình 1.
\r\n\r\nGóc θ phía trên phần hình\r\nquạt để hở như chỉ ra trên hình 102 không được lớn hơn 75o. Tuy\r\nnhiên, góc này có thể tăng đến 90o nếu phần để hở của dao vượt quá\r\n75o được che từ phía trên.
\r\n\r\nKhoảng cách xuyên tâm a giữa chu vi bên ngoài\r\ncủa dao và chu vi bên ngoài của cơ cấu bảo vệ dao không được vượt quá:
\r\n\r\n- 2 mm nếu cơ cấu bảo vệ bằng với mặt phẳng\r\ndao (b = 0);
\r\n\r\n- 3 mm nếu cơ cấu bảo vệ nhô ra ít nhất là\r\n0,2 mm so với mặt phẳng dao.
\r\n\r\nKhi độ dày của lát cắt được đặt là\r\n"không" thì khoảng cách c giữa chu vi ngoài của dao và tấm để đặt độ\r\ndày của lát cắt không được vượt quá 6 mm. Tại các điểm bên trên và bên dưới\r\nphần hình quạt để hở, khoảng cách giữa tấm để đặt độ dày của lát cắt và mọi\r\nphần bảo vệ khác không được vượt quá 5 mm.
\r\n\r\nChú thích 1- Nếu khoảng cách e được che chắn\r\nthì không áp dụng giới hạn trên.
\r\n\r\nPhải có cơ cấu bảo vệ bổ sung nếu có thể cắt\r\nlát dày hơn 15 mm.
\r\n\r\nChú thích 2 - Phần nhô ra phía trên tấm để\r\nđặt độ dày lát cắt hoặc phần nhô ra của cơ cấu bảo vệ dao là ví dụ của cơ cấu\r\nbảo vệ bổ sung.
\r\n\r\nMáy cắt lát phải lắp bàn trượt đẩy thực phẩm\r\ncùng với cơ cấu đỡ tay, cơ cấu bảo vệ ngón cái và tấm giữ thực phẩm. Cơ cấu bảo\r\nvệ ngón cái phải che toàn bộ chiều cao của phần hình quạt để hở và có kết cấu\r\nsao cho các ngón tay khác giữ khoảng cách ít nhất là 30 mm so với lưỡi dao\r\n(khoảng cách f). Khoảng cách d giữa mặt phẳng cơ cấu bảo vệ ngón cái và dao\r\nkhông được vượt quá 5 mm. Ở cuối chuyển động theo hướng của bàn trượt cấp liệu,\r\ncơ cấu bảo vệ ngón cái phải nhô ra ít nhất 8 mm so với chu vi ngoài của dao.
\r\n\r\nTấm giữ thực phẩm phải cho phép các miếng\r\nthực phẩm nhỏ được cắt lát và phải có khả năng giữ thực phẩm bằng phương tiện\r\ngiống như những chiếc que nhọn có độ cao khoảng 1,5 mm. Tấm giữ thực phẩm có\r\nchiều dài ít nhất là 120 mm và chiều cao ít nhất là 70 mm và nhô ra xa hơn cơ\r\ncấu đỡ tay ít nhất là 20 mm.
\r\n\r\nCơ cấu đỡ bàn trượt cấp liệu không thể dùng\r\nđể đỡ thực phẩm nếu:
\r\n\r\n- dao có đường kính lớn hơn 170 mm, hoặc
\r\n\r\n- vận tốc không tải của dao vượt quá 200\r\nvòng/phút, hoặc
\r\n\r\n- công suất vào danh định vượt quá 200 W.
\r\n\r\nKiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét, bằng\r\nphép đo và thử nghiệm bằng tay.
\r\n\r\n20.109. Máy cắt lát phải có kết cấu để ngăn\r\nngừa việc thao tác ngẫu nhiên của thiết bị.
\r\n\r\nChú thích - Yêu cầu này có thể được đáp ứng\r\nbằng cách dùng công tắc kéo để đóng.
\r\n\r\nNếu sử dụng nút ấn ép, chốt nén, công tắc có\r\ncần lắc hoặc công tắc trượt thì lực cần thiết để tác động các công tắc này ít\r\nnhất phải là 2 N và bộ phận tác động phải được đặt vào hốc lõm.
\r\n\r\nTuy nhiên, bộ phận tác động của công tắc\r\ntrượt không cần phải đặt vào hốc nếu lực cần để tác động ít nhất là 5 N và được\r\nđặt sao cho tác động không chủ ý của công tắc là ít có khả năng xảy ra.
\r\n\r\nKiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và bằng\r\nphép đo, đối với các bộ tác động được đặt vào hốc, kiểm tra bằng cách đặt thanh\r\nkim loại hình trụ có đường kính 40 mm và có đầu hình bán cầu vào công tắc. Thiết\r\nbị không được tác động.
\r\n\r\n20.110. Lưỡi dao cắt của máy thái quả đỗ phải\r\ncách mặt phẳng của lỗ đầu vào ít nhất là 30 mm. Độ dài trục lớn và trục nhỏ của\r\nlỗ đầu vào và lỗ đầu ra không được vượt quá 30 mm và 15 mm. Tuy nhiên, kích\r\nthước của lỗ đầu ra là không giới hạn nếu ngón tay không thể bị kéo vào và các\r\nmẩu giấy cứng không bị cắt khi cho vào trong lỗ đầu ra.
\r\n\r\nKiểm tra sự phù hợp bằng cách đo và thử\r\nnghiệm bằng tay.
\r\n\r\n20.111. Bộ phận quay của máy nạo và máy xát\r\nphải được vặn chặt sao cho chúng không thể bị nới lỏng trong quá trình vận\r\nhành.
\r\n\r\nChú thích - Vặn chặt vít và đai ốc theo hướng\r\nngược với chiều quay của bộ phận quay được coi là đủ.
\r\n\r\nPhải có bộ phận đẩy để cung cấp nguyên liệu\r\nlàm đầy cuống phễu.
\r\n\r\nKiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và thử\r\nnghiệm bằng tay.
\r\n\r\n20.112. Dao cắt của máy sơ chế thực phẩm phải\r\ndừng trong 1,5 s sau khi nắp được mở hoặc được lấy ra.
\r\n\r\nKiểm tra sự phù hợp bằng cách vận hành thiết\r\nbị không tải và ở vận tốc lớn nhất.
\r\n\r\n20.113. Khóa liên động của nắp máy sơ chế\r\nthực phẩm phải có kết cấu sao cho tránh việc tác động ngẫu nhiên của thiết bị.
\r\n\r\nCông tắc khóa liên động của nắp phải có kết\r\ncấu sao cho chúng tự động trở về vị trí cắt khi lực bên ngoài không còn đặt lên\r\ncác bộ phận tác động công tắc đóng mở.
\r\n\r\nNếu có khóa liên động giữa nắp và công tắc chính\r\nthì nắp phải được khóa khi công tắc ở vị trí đóng. Khi nắp chưa được đóng chính\r\nxác thì công tắc phải ở vị trí cắt.
\r\n\r\nKiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét, thử\r\nnghiệm bằng tay và bằng cách dùng que thử ở hình 1.
\r\n\r\n20.114. Phải ngăn ngừa việc tiếp xúc với các\r\nbộ phận chuyển động nguy hiểm của máy sơ chế thực phẩm đối với mọi điều kiện\r\nlắp ráp của các bộ phận có thể tháo rời mà vẫn cho phép động cơ hoạt động.
\r\n\r\nKiểm tra sự phù hợp bằng thử nghiệm sau:
\r\n\r\nCác bộ phận có thể tháo rời được tháo ra hoặc\r\nlắp ráp không chính xác theo cách có thể xuất hiện trong sử dụng, ví dụ như vị\r\ntrí không chính xác hoặc các bộ phận không thẳng hàng.
\r\n\r\nĐặt một lực không vượt quá 5 N vào các bộ\r\nphận theo hướng bất kỳ và phải không có khả năng chạm tới được các bộ phận\r\nchuyển động nguy hiểm bằng que thử của hình 1.
\r\n\r\n20.115. Dao phải lắp công tắc tự nhả, công\r\ntắc này được đặt vào hốc hoặc được bảo vệ để ngăn ngừa tác động ngẫu nhiên.
\r\n\r\nKiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và bằng\r\ncách đặt thanh kim loại hình trụ có đường kính 40 mm và có đầu hình bán cầu vào\r\ncông tắc. Thiết bị không được tác động.
\r\n\r\n20.116. Máy vắt nước quả kiểu ly tâm dùng cho\r\nquả và rau xanh phải có kết cấu sao cho các bộ phận không thể bị rời ra khi\r\nthiết bị vận hành ở vận tốc cao.
\r\n\r\nKiểm tra sự phù hợp bằng thử nghiệm sau được\r\ntiến hành không tải.
\r\n\r\nThiết bị khi đã tháo rời nắp được cấp điện áp\r\ndanh định cùng với bộ điều khiển cho vận tốc cao nhất. Thiết bị được vận hành\r\n10 lần.
\r\n\r\nPhải không có bộ phận nào của thiết bị rời\r\nra.
\r\n\r\nThiết bị được vận hành lại nhưng với nắp ở\r\nđúng vị trí. Khi vận tốc đạt được giá trị lớn nhất, cố gắng để tháo nắp ra. Thử\r\nnghiệm được tiến hành 10 lần.
\r\n\r\nPhải không có bộ phận nào của thiết bị rời\r\nra.
\r\n\r\n\r\n\r\nÁp dụng điều này của phần 1, ngoài ra còn:
\r\n\r\nBổ sung:
\r\n\r\nThử nghiệm này cũng được thực hiện trên các\r\nphần có thể tháo rời mà các phần này cần để bảo vệ chống lại các nguy hiểm cơ\r\nhọc.
\r\n\r\n\r\n\r\nÁp dụng điều này của phần 1, ngoài ra còn:
\r\n\r\n22.40. Bổ sung:
\r\n\r\nMọi công tắc điều khiển động cơ phải được cắt\r\nkhỏi mạch điện tử, mọi trục trặc của chúng sẽ làm giảm sự phù hợp với tiêu\r\nchuẩn này.
\r\n\r\nKiểm tra sự phù hợp trong quá trình thử\r\nnghiệm của điều 19.
\r\n\r\n22.101. Thiết bị phải có kết cấu sao cho ngăn\r\nngừa dầu mỡ làm bẩn các ngăn chứa thực phẩm.
\r\n\r\nKiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.
\r\n\r\n22.102. Thiết bị phải có kết cấu sao cho ngăn\r\nngừa thực phẩm hoặc chất lỏng tràn vào những nơi có thể gây hỏng về điện hoặc\r\nvề cơ.
\r\n\r\nKiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.
\r\n\r\n\r\n\r\nÁp dụng điều này của phần 1.
\r\n\r\n\r\n\r\nÁp dụng điều này của phần 1, ngoài ra còn:
\r\n\r\n24.1.3. Sửa đổi:
\r\n\r\nThay cho 10 000 chu kỳ thao tác, công tắc lắp\r\ntrong thiết bị sau được thử nghiệm 3 000 chu kỳ:
\r\n\r\n- máy xay sinh tố cho chất lỏng;
\r\n\r\n- máy rây;
\r\n\r\n- máy làm kem sử dụng trong tủ lạnh và tủ đá;
\r\n\r\n- máy thái quả đỗ;
\r\n\r\n- máy nạo và máy xát;
\r\n\r\n- máy nạo phomát
\r\n\r\n25. Đấu nối nguồn và\r\ndây dẫn mềm bên ngoài
\r\n\r\nÁp dụng điều này của phần 1, ngoài ra còn:
\r\n\r\n25.1. Bổ sung:
\r\n\r\nMáy làm kem sử dụng trong tủ lạnh và tủ đá và\r\ncác thiết bị cầm tay phải không có ống dẫn vào thiết bị.
\r\n\r\n25.5. Bổ sung:
\r\n\r\nCho phép nối dây kiểu Z đối với:
\r\n\r\n- máy xay cà phê và máy nghiền hạt có khối\r\nlượng không vượt quá 1,5 kg;
\r\n\r\n- máy đánh kem;
\r\n\r\n- máy đánh trứng;
\r\n\r\n- máy làm kem kể cả máy sử dụng trong tủ lạnh\r\nvà tủ đá;
\r\n\r\n- dụng cụ mài dao;
\r\n\r\n- dụng cụ mở hộp.
\r\n\r\nNối dây kiểu X, không phải loại có dây được\r\nchuẩn bị đặc biệt, không được dùng cho máy làm kem sử dụng trong tủ lạnh và tủ\r\nđá.
\r\n\r\n25.7. Bổ sung:
\r\n\r\nDây nguồn được bọc bằng polyvinyl clorua của\r\nmáy làm kem sử dụng trong tủ lạnh và tủ đá phải chịu được nhiệt độ thấp.
\r\n\r\nKiểm tra sự phù hợp bằng cách thử nghiệm theo\r\n8.1, 8.2 và 8.3 của TCVN 6614-1-4 : 2000 (IEC 811-1-4), các thử nghiệm này được\r\nthực hiện ở nhiệt độ -25oC ± 2oC.
\r\n\r\n25.14. Bổ sung:
\r\n\r\nMáy trộn cầm tay và máy xay sinh tố cầm tay\r\ncũng phải chịu thử nghiệm sau trong khi lắp đặt trên thiết bị tương tự hình 11.
\r\n\r\nĐầu tiên, dây cấp nguồn treo thẳng đứng và\r\nđược cấp tải sao cho lực đặt vào bằng 10 N. Phần dao động được dịch chuyển qua\r\nmột góc 180o và quay trở lại vị trí ban đầu. Số lần uốn là 2 000\r\nlần, vận tốc uốn là 6 lần trên một phút.
\r\n\r\nChú thích - Thiết bị được lắp đặt sao cho\r\nhướng uốn tương ứng với hướng dễ xảy ra khi dây cấp nguồn được quấn xung quanh\r\nthiết bị khi bảo quản.
\r\n\r\n25.22. Bổ sung:
\r\n\r\nCác lỗ cắm của thiết bị phải được đặt sao cho\r\nít có khả năng xảy ra ô nhiễm cho thực phẩm hoặc chất lỏng trong sử dụng bình\r\nthường.
\r\n\r\n26. Đầu nối dùng cho\r\ncác dây dẫn bên ngoài
\r\n\r\nÁp dụng điều này của phần 1.
\r\n\r\n\r\n\r\nÁp dụng điều này của phần 1.
\r\n\r\n\r\n\r\nÁp dụng điều này của phần 1.
\r\n\r\n29. Chiều dài đường\r\nrò, khe hở và khoảng cách qua cách điện
\r\n\r\nÁp dụng điều này của phần 1.
\r\n\r\n30. Độ chịu nhiệt,\r\nchịu cháy và chịu phóng điện bề mặt
\r\n\r\nÁp dụng điều này của phần 1, ngoài ra còn:
\r\n\r\n30.1. Sửa đổi:
\r\n\r\nĐối với máy làm kem sử dụng trong tủ lạnh và\r\ntủ đá, nhiệt độ 40oC được thay bằng 10oC.
\r\n\r\n30.2. Bổ sung:
\r\n\r\nÁp dụng 30.2.3 cho máy làm kem và máy làm bơ,\r\náp dụng 30.2.2 cho các thiết bị khác.
\r\n\r\n\r\n\r\nÁp dụng điều này của phần 1.
\r\n\r\n32. Bức xạ, tính độc\r\nhại và các rủi ro tương tự
\r\n\r\nÁp dụng điều này của phần 1.
\r\n\r\nHình 101 - Máy cắt\r\nlát
\r\n\r\nHình 102 - Cơ cấu bảo\r\nvệ máy cắt lát
\r\n\r\n\r\n\r\n
Các phụ lục
\r\n\r\nÁp dụng các phụ lục của phần 1, ngoài ra còn:
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
(qui định)
\r\n\r\n\r\n\r\nBổ sung:
\r\n\r\nTCVN 6614-1-4 : 2000 (IEC 811-1-4 : 1985)\r\nPhương pháp thử nghiệm chung đối với vật liệu cách điện và vật liệu làm vỏ bọc\r\ncáp điện. Phần 1: Phương pháp áp dụng chung - Mục bốn: Thử nghiệm ở nhiệt độ\r\nthấp.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
(qui định)
\r\n\r\nThử\r\nnghiệm lão hóa trên động cơ
\r\n\r\nBổ sung:
\r\n\r\nGiá trị của p bằng 2 000 ngoại trừ các thiết\r\nbị dưới đây có p là 500:
\r\n\r\n- máy xay sinh tố;
\r\n\r\n- máy rây;
\r\n\r\n- máy làm kem sử dụng trong tủ lạnh và tủ đá;
\r\n\r\n- máy vắt cam;
\r\n\r\n- máy thái quả đỗ;
\r\n\r\n- máy nạo và máy xát;
\r\n\r\n- máy nạo phomát;
\r\n\r\n- dụng cụ mài dao;
\r\n\r\n- dụng cụ mở hộp;
\r\n\r\n- dao.
\r\n\r\nTừ khóa: Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN5699-2-14:2001, Tiêu chuẩn Việt Nam số TCVN5699-2-14:2001, Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN5699-2-14:2001 của Bộ Khoa học Công nghệ và Mội trường, Tiêu chuẩn Việt Nam số TCVN5699-2-14:2001 của Bộ Khoa học Công nghệ và Mội trường, Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN5699 2 14:2001 của Bộ Khoa học Công nghệ và Mội trường, TCVN5699-2-14:2001
File gốc của Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5699-2-14:2001 (IEC 335-2-14 : 1994, Amd. 1 : 1999) về An toàn đối với thiết bị điện gia dụng và các thiết bị điện tương tự – Phần 2-14: Yêu cầu cụ thể đối với máy dùng trong nhà bếp do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành đang được cập nhật.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5699-2-14:2001 (IEC 335-2-14 : 1994, Amd. 1 : 1999) về An toàn đối với thiết bị điện gia dụng và các thiết bị điện tương tự – Phần 2-14: Yêu cầu cụ thể đối với máy dùng trong nhà bếp do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Khoa học Công nghệ và Mội trường |
Số hiệu | TCVN5699-2-14:2001 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Người ký | Đã xác định |
Ngày ban hành | 2001-12-28 |
Ngày hiệu lực | |
Lĩnh vực | Xây dựng - Đô thị |
Tình trạng | Hết hiệu lực |