THIẾT BỊ ĐIỆN DÙNG TRONG MỎ HẦM LÒ - PHẦN 18:\r\nĐỔ ĐẦY CHẤT BAO PHỦ - DẠNG BẢO VỆ “m”
\r\n\r\nElectrical\r\napparatus for use in underground mines - Part 18: Encapsulation - Type of\r\nprotection “m”
\r\n\r\n\r\n\r\n
Lời nói đầu
\r\n\r\nTCVN 7079-18: 2003 do Tiểu ban kỹ thuật\r\ntiêu chuẩn TCVN/TC82/SC1 “Thiết bị an toàn mỏ” biên soạn, trên cơ sở IEC\r\n79-18, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công\r\nnghệ ban hành.
\r\n\r\nTiêu chuẩn này được\r\nchuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc\r\ngia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật\r\nvà điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính\r\nphủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ\r\nthuật.
\r\n\r\n\r\n\r\n
THIẾT\r\nBỊ ĐIỆN DÙNG TRONG MỎ HẦM LÒ - PHẦN 18: ĐỔ ĐẦY CHẤT BAO PHỦ - DẠNG BẢO VỆ “m”
\r\n\r\nElectrical\r\napparatus for use in underground mines - Part 18:\r\nEncapsulation - Type of protection “m”
\r\n\r\n\r\n\r\nTiêu chuẩn này quy\r\nđịnh yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với thiết bị điện hoặc những phần\r\ntử của thiết bị điện, các phần tử Ex dùng trong mỏ hầm lò, có dạng bảo vệ đổ\r\nđầy chất bao phủ “m”.
\r\n\r\nThiết bị có dạng bảo\r\nvệ “m” hoàn toàn phù hợp với những yêu cầu tương ứng của TCVN 7079-0.
\r\n\r\n\r\n\r\nTCVN 7079-0: 2002\r\nThiết bị điện dùng cho mỏ hầm lò - Phần 0: Yêu cầu chung.
\r\n\r\nTCVN 7079-7: 2002\r\nThiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò - Phần 7: Tăng cường độ tin cậy - Dạng bảo\r\nvệ “e”.
\r\n\r\nTCVN 7079-11:2002\r\nThiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò - Phần 11: An toàn tia lửa - Dạng bảo vệ “i”.
\r\n\r\nIEC 44-4: 1980\r\nInstrument transformers - Part 4: Measurement of partial discharges (Máy biến áp\r\nđo lường - Phần 4: Đo sự phóng điện cục bộ).
\r\n\r\nIEC 127:1974\r\nMiniature fuses - Cartridge fuse-links for miniature fuses (Cầu chảy nhỏ - Cầu\r\nchảy dạng ống).
\r\n\r\nIEC 269-1:1986 Low\r\nvoltage fuses - Part 1: General requirements (Cầu chảy điện áp thấp - Phần 1:\r\nYêu cầu chung).
\r\n\r\nISO 62:1980 Plastics\r\n- Determination of water absorption (Chất dẻo - Xác định khả năng hấp thụ nước).
\r\n\r\nISO 179:1982 Plastics\r\n- Determination of Charpy impact strength of rigid materials. (Chất dẻo - Xác\r\nđịnh độ bền va đập Charpy của vật liệu cứng).
\r\n\r\nISO 1817:1985 Rubber,\r\nvulcanised - Determination of the effect of liquids (Cao su, lưu hóa - Xác định\r\nảnh hưởng của chất lỏng).
\r\n\r\n\r\n\r\nTrong tiêu chuẩn này\r\náp dụng các định nghĩa và thuật ngữ sau đây:
\r\n\r\n3.1. Đổ đầy chất bao\r\nphủ (Encapsulation\r\n“m”)
\r\n\r\nDạng bảo vệ, trong đó\r\ncác phần tử của thiết bị có khả năng làm bốc lửa môi trường khí nổ do phát ra\r\ntia lửa hoặc bị nung nóng được bao phủ hợp chất đổ đầy, do vậy mà môi trường\r\nkhí nổ xung quanh không thể bị kích nổ.
\r\n\r\n3.2. Hợp chất đổ đầy (Compounds)
\r\n\r\nVật liệu nhựa nhiệt\r\ncứng, nhựa nhiệt dẻo, nhựa êpôxi, nhựa đàn hồi có hoặc không có chất độn hoặc\r\nchất phụ gia sau khi đông cứng lại.
\r\n\r\n3.3. Dải nhiệt độ của\r\nhợp chất đổ đầy (Temperature\r\nrange of the compound)
\r\n\r\nDải nhiệt độ, trong\r\nđó tính chất của hợp chất đổ đầy ở trạng thái cất giữ cũng như trong vận hành\r\nvẫn hoàn toàn phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này.
\r\n\r\n3.4. Nhiệt độ làm\r\nviệc lâu dài của hợp chất đổ đầy (Continuous operating temperature of the\r\ncompound)
\r\n\r\nNhiệt độ lớn nhất,\r\ntại đó hợp chất đổ đầy vẫn chịu đựng và duy trì được các thông số đã cho của\r\nnhà sản xuất.
\r\n\r\n3.5. Phần tử Ex (Ex component)
\r\n\r\nMột phần tử của thiết\r\nbị điện không sử dụng đơn độc trong môi trường khí nổ, khi kết hợp sử dụng\r\ntrong một thiết bị hoặc hệ thống nào đó đòi hỏi phải được cấp chứng chỉ bổ\r\nsung.
\r\n\r\n4. Yêu cầu đối với\r\nhợp chất đổ đầy
\r\n\r\n4.1. Tài liệu của nhà sản\r\nxuất đệ trình lên cơ quan có thẩm quyền theo yêu cầu của TCVN 7079-0 phải mô tả\r\nmột cách chính xác về hợp chất đổ đầy cũng như giải pháp công nghệ đổ đầy được\r\nsử dụng.
\r\n\r\n4.2. Tài liệu mô tả\r\nphải bao gồm:
\r\n\r\n- tên và địa chỉ của\r\nnhà sản xuất vật liệu đổ đầy;
\r\n\r\n- chuẩn chính xác và\r\nđầy đủ về vật liệu, mầu của vật liệu, chủng loại và tỷ lệ phần trăm các chất\r\nđộn, phụ gia khác trong hợp chất đổ đầy;
\r\n\r\n- giải pháp xử lý bề\r\nmặt, ví dụ như tráng véc-ni;
\r\n\r\n- dải nhiệt độ của\r\nhợp chất đổ đầy;
\r\n\r\n- nhiệt độ làm việc\r\nlâu dài của hợp chất đổ đầy.
\r\n\r\n5. Yêu cầu về kết cấu\r\nđối với thiết bị điện
\r\n\r\n5.1. Yêu cầu chung
\r\n\r\n5.1.1. Việc lựa chọn\r\nhợp chất đổ đầy để sử dụng phụ thuộc vào đặc tính của từng hợp chất. Phải chú ý\r\nđến các tính chất của hợp chất đổ đầy đáp ứng các yêu cầu của dạng bảo vệ “m”.
\r\n\r\nBề mặt của hợp chất\r\nđổ đầy bao phủ cho các bộ phận thiết bị, cho các phần tử Ex tiếp xúc với môi trường\r\nnguy hiểm nổ phải đáp ứng được các yêu cầu trong 5.2.3 của TCVN 7079-0.
\r\n\r\nCác bộ phận của thiết\r\nbị cũng như các phần tử Ex đổ đầy chất bao phủ được thiết kế để lắp đặt trong\r\nmột vỏ riêng biệt không cần phải đáp ứng các yêu cầu trong 5.2.3 của TCVN\r\n7079-0.
\r\n\r\n5.1.2. Không cho phép\r\nđể lại các lỗ hổng khi thực hiện việc bao phủ hợp chất đổ đầy. Cho phép bao phủ\r\ncác phần tử (rơle, transistor v.v…) được thiết kế với dung tích tự do trong vỏ\r\nđến 100 cm3. Độ dày của hợp chất bao phủ cho các phần tử này ít nhất\r\nphải là 3 mm. Đối với các phần tử có dung tích nhỏ hơn 1 cm3 độ dày của hợp\r\nchất bao phủ có thể giảm xuống đến 1 mm.
\r\n\r\nPhải đưa các tiếp\r\nđiểm đóng cắt vào trong một vỏ bọc trước khi bao phủ hợp chất đổ đầy. Nếu tiếp điểm\r\nđóng cắt có dòng danh định lớn hơn 6 A thì vỏ bọc này phải là hợp chất vô cơ.
\r\n\r\nKhông cho phép sử\r\ndụng các hợp chất đổ đầy có tính chất co ngót, đề phòng dung tích tự do bị co\r\nngót quá giới hạn cho phép.
\r\n\r\n5.1.3. Thiết bị điện,\r\nbộ phận của thiết bị cũng như các phần tử Ex đổ đầy hợp chất bao phủ phải được\r\nthiết kế để có thể nối được với nguồn cấp điện ngoài chịu được dòng ngắn mạch\r\ndự kiến đến 4000 A, trừ trường hợp trên nhãn thiết bị ghi rõ giá trị của dòng\r\nngắn mạch dự kiến cho phép.
\r\n\r\n5.1.4. Dạng bảo vệ “m”\r\ncủa thiết bị phải được duy trì ngay cả khi xảy ra quá tải hoặc xuất hiện những hư\r\nhỏng đơn dẫn đến quá áp hoặc quá dòng, ví dụ như ngắn mạch hoặc hư hỏng các\r\nlinh kiện, kể cả thay đổi các đặc tính của chúng, hỏng các mạch in v.v…. Chuẩn\r\nmực chấp nhận xem trong 8.2.1.3.
\r\n\r\nCác phần tử trong\r\n5.1.5 và khoảng cách xuyên qua hợp chất đổ đầy mô tả trong 5.3 phải được coi là\r\nđối tượng không thể bị hư hỏng.
\r\n\r\n5.1.5. Các phần tử
\r\n\r\na) Các phần tử được\r\ncoi là đối tượng không thể bị ngắn mạch hoặc là có điện trở nhỏ hơn giá trị\r\ndanh định khi được bao phủ bởi hợp chất đổ đầy tuân theo tiêu chuẩn này và ở\r\ntrạng thái vận hành bình thường chúng chỉ phải chịu hai phần ba giá trị điện áp\r\nhoặc công suất theo quy định của nhà chế tạo linh kiện, đó là:
\r\n\r\n- điện trở màng mỏng;\r\n
\r\n\r\n- điện trở dây quấn\r\nmột lớp dạng xoắn ốc;
\r\n\r\n- lõi dây quấn một\r\nlớp dạng xoắn ốc.
\r\n\r\nb) Các phần tử được\r\ncoi là đối tượng không thể bị ngắn mạch, có điện trở nhỏ hơn hoặc điện dung lớn\r\nhơn giá trị danh định khi được bao phủ bởi hợp chất đổ đầy tuân theo tiêu chuẩn\r\nnày và trong trạng thái vận hành bình thường chỉ phải chịu hai phần ba giá trị\r\nđiện áp hoặc công suất theo quy định của nhà chế tạo linh kiện, đó là:
\r\n\r\n- tụ điện mi-ca;
\r\n\r\n- tụ điện giấy;
\r\n\r\n- tụ điện sứ.
\r\n\r\nc) Bộ ghép nối quang\r\nvà rơle sử dụng để cách ly các mạch điện, bao phủ bởi hợp chất đổ đầy tuân theo\r\ntiêu chuẩn này được coi là đối tượng không thể bị hư hỏng cho các mạch được\r\ncách ly khi:
\r\n\r\n- tổng U các giá trị\r\nhiệu dụng của điện áp trong mạch không vượt quá 1000 V;
\r\n\r\n- các phần tử chịu được\r\nđộ bền điện khi thử nghiệm với điện áp ít nhất bằng 1,5 U theo phương pháp mô\r\ntả ở 8.2.3.
\r\n\r\nd) Biến áp, cuộn dây\r\nvà các bối dây của động cơ được bao phủ bởi hợp chất đổ đầy tuân theo tiêu\r\nchuẩn này được coi là đối tượng không thể bị ngắn mạch bên trong và biến áp được\r\ncoi là đối tượng không thể bị đánh thủng các cuộn dây khi:
\r\n\r\n- chúng có đường kính\r\ndây nhỏ hơn 0,25 mm và hoàn toàn phù hợp với các yêu cầu của TCVN 7079-7;
\r\n\r\n- chúng được bảo vệ\r\nquá nhiệt ở bên trong cuộn dây.
\r\n\r\ne) Biến áp được coi\r\nlà đối tượng không thể bị ngắn mạch bên trong hoặc không thể bị đánh thủng các\r\ncuộn dây khi chúng đáp ứng được các yêu cầu của 8.2 trong TCVN 7079-11.
\r\n\r\n5.1.6. Việc cố định\r\ncác thiết bị, bộ phận thiết bị điện, các phần tử Ex được bao phủ hợp chất đổ đầy\r\nphải thực hiện sao cho không làm ảnh hưởng đến dạng bảo vệ “m” của chúng.
\r\n\r\n5.2. Độ dày của hợp\r\nchất đổ đầy
\r\n\r\n5.2.1. Độ dày giữa\r\nmặt thoáng tự do của hợp chất đổ đầy và các phần tử, dây dẫn của thiết bị trong\r\nhợp chất đổ đầy ít nhất phải là 3 mm.
\r\n\r\nTuy nhiên, đối với\r\ncác thiết bị nhỏ, bộ phận và phần tử Ex có diện tích bề mặt tự do không quá 2\r\ncm2 độ dày tối thiểu cho phép là 1 mm. Trong trường hợp thiết bị\r\nđiện hoặc các phần tử của chúng bao phủ hợp chất đổ đầy không chịu được thử\r\nnghiệm chịu va đập theo TCVN 7079-0 hoặc thử nghiệm về độ bền điện theo yêu cầu\r\ncủa 8.2.3 trong tiêu chuẩn này thì cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp chứng chỉ có ký\r\nhiệu “X” cùng với yêu cầu bổ sung các hình thức bảo vệ khác, ví dụ như vỏ bảo\r\nvệ bằng kim loại.
\r\n\r\n5.2.2. Thiết bị, bộ\r\nphận và phần tử Ex có chứa các vỏ bảo vệ bằng kim loại ở bên trong thì độ dày\r\ncủa hợp chất đổ đầy giữa vỏ bọc đến bất kỳ phần tử hoặc dây dẫn nào cũng không\r\nđược nhỏ hơn 1 mm.
\r\n\r\nTuy nhiên, đối với\r\nmáy điện quay có cuộn dây nằm trong rãnh, độ dày tối thiểu của lớp cách điện\r\ntrong rãnh cho các bối dây ít nhất phải là 0,2 mm. Độ dày này được duy trì đến\r\ncuối rãnh trên đoạn dài tối thiểu đến 5 mm. Tiếp theo độ dày của lớp bảo vệ\r\nbằng hợp chất đổ đầy phải tuân theo yêu cầu của 5.2.1.
\r\n\r\n5.2.3. Không đặt ra\r\nyêu cầu nào về độ dày của hợp chất đổ đầy đối với các phần tử hoặc dây dẫn của\r\nthiết bị, bộ phận và phần tử Ex nằm trong các vỏ bảo vệ bằng vật liệu cách điện\r\ncó độ dày ít nhất là 1 mm. Trong trường hợp vỏ bảo vệ có độ dày nhỏ hơn 1 mm\r\nthì tổng độ dày của vỏ và hợp chất đổ đầy phải thỏa mãn yêu cầu của 5.2.1.
\r\n\r\nVỏ bảo vệ làm bằng\r\nvật liệu cách điện phải đáp ứng các yêu cầu thử nghiệm nêu trong Phụ lục C.
\r\n\r\nNếu vỏ bảo vệ hoặc là\r\nphần nào đó của vỏ bảo vệ làm bằng vật liệu phi kim loại trực tiếp chứa đựng\r\ncác phần tử mang điện trần thì khả năng chịu xâm thực và khoảng cách rò trên bề\r\nmặt của vách vỏ bảo vệ phải đáp ứng yêu cầu của 4.3 trong TCVN 7079-7.
\r\n\r\n5.3. Khoảng cách\r\nxuyên qua hợp chất đổ đầy
\r\n\r\nKhông cần phải quan\r\ntâm đến những hư hỏng có khả năng xuất hiện như mô tả trong 5.1.4 nếu như\r\nkhoảng cách giữa các phần tử mang điện được cố định bằng cơ khí, tách biệt nhau\r\ntrước khi bao phủ hợp chất đổ đầy và ít nhất phải thỏa mãn các giá trị ghi\r\ntrong bảng 1 đối với:
\r\n\r\n- cùng một mạch điện;\r\n
\r\n\r\n- giữa một mạch với\r\ncác phần tử kim loại nối đất;
\r\n\r\n- giữa hai mạch riêng\r\nbiệt;
\r\n\r\nKhoảng cách giữa các\r\nđường dẫn trong mảng điện tử bao phủ hợp chất đổ đầy, ví dụ như mảng mạch in,\r\nkhông được coi là khoảng cách xuyên qua hợp chất đổ đầy.
\r\n\r\n5.4. Giới hạn nhiệt\r\nđộ
\r\n\r\nTrong quá trình vận\r\nhành bình thường, nhiệt độ không được vượt quá nhiệt độ trên bề mặt lớn nhất đã\r\nghi nhãn hoặc là cấp nhiệt độ hoặc là nhiệt độ làm việc lâu dài của hợp chất đổ\r\nđầy.
\r\n\r\nThiết bị điện, bộ\r\nphận của thiết bị cũng như các phần tử Ex đổ đầy chất bao phủ phải được bảo vệ sao\r\ncho ngay cả khi xảy ra các trường hợp sự cố như mô tả trong 5.1.3 và 5.1.4 cũng\r\nkhông làm ảnh hưởng đến dạng bảo vệ “m”.
\r\n\r\nĐiều này có thể đạt được\r\nnhờ các phần tử bảo vệ không tự phản hồi trên nguyên lý điện, nhiệt, ở bên\r\nngoài hoặc bên trong thiết bị.
\r\n\r\nChú thích - Thiết bị\r\nđiện, bộ phận của thiết bị cũng như các phần tử Ex đổ đầy chất bao phủ có thể được\r\nlắp đặt bổ sung các phần tử bảo vệ tự phản hồi.
\r\n\r\nBảng\r\n1 - Khoảng cách ngắn nhất qua hợp chất đổ đầy
\r\n\r\n\r\n Điện\r\n áp danh định cho cách điện, V \r\n | \r\n \r\n Khoảng\r\n cách ngắn nhất, mm \r\n | \r\n
\r\n 380 \r\n500 \r\n660 \r\n1000 \r\n1500 \r\n3000 \r\n6000 \r\n10000 \r\n | \r\n \r\n 1 \r\n1,5 \r\n2 \r\n2,5 \r\n4 \r\n7 \r\n12 \r\n20 \r\n | \r\n
\r\n Chú thích - Điện áp\r\n danh định có thể vượt quá giá trị ghi trong bảng này 10%. \r\n | \r\n
5.5. Đấu nối ngoài
\r\n\r\n5.5.1. Cáp và dây dẫn\r\nđiện đi vào hợp chất đổ đầy phải được làm kín khít để đảm bảo cho bầu khí nguy\r\nhiểm nổ không thể thâm nhập được vào thiết bị, bộ phận của thiết bị cũng như\r\ncác phần tử Ex đổ đầy chất bao phủ. Điều này có thể thực hiện được bằng cách\r\ncho các phần tử mang điện ngập sâu vào trong hợp chất đổ đầy ít nhất là 5 mm.
\r\n\r\n5.5.2. Trong trường\r\nhợp cáp được nối vĩnh cửu với thiết bị hoặc bộ phận của thiết bị đổ đầy chất\r\nbao phủ thì chúng phải đáp ứng yêu cầu thử kéo ghi trong 8.2.2.
\r\n\r\n5.6. Bảo vệ cho các\r\nthanh mang điện trần
\r\n\r\nCác thanh mang điện\r\ntrần xuyên qua bề mặt hợp chất đổ đầy phải có dạng bảo vệ phù hợp với một trong\r\ncác dạng liệt kê trong 9.2 của TCVN 7079-0.
\r\n\r\n5.7. Sự gắn kết
\r\n\r\nKhi có một phần tử\r\nnào đó, ví dụ như một mạch in đã bao phủ riêng thì việc gắn kết chúng vào thiết\r\nbị hoặc bộ phận đã bao phủ hợp chất đổ đầy phải được thực hiện theo hướng dẫn\r\ncủa nhà chế tạo, ví dụ như bằng phương pháp đúc rót, dính keo hoặc nhúng\r\nvéc-ni, nhấn chìm chúng vào trong hợp chất đổ đầy, sao cho ẩm ướt không thể\r\nthâm nhập được vào qua vị trí gắn kết này.
\r\n\r\nPhải hoàn toàn không\r\nnhận thấy sự tách biệt nào sau gắn kết khi tiến hành các thử nghiệm nêu trong\r\n8.2.1.
\r\n\r\n6. Yêu cầu bổ sung\r\nđối với thiết bị điện đặc biệt
\r\n\r\nPhần này bổ sung cho\r\ncác yêu cầu đã nêu trong điều 5 đối với các thiết bị điện đặc biệt nêu trong 6.1\r\nvà 6.2.
\r\n\r\n6.1. Pin sơ cấp và\r\nthứ cấp, ắc quy, bình điện
\r\n\r\nChỉ có những pin, ắc\r\nquy, bình điện sử dụng ở điều kiện bình thường cũng như trong các điều kiện do\r\nnhà chế tạo quy định không có rò rỉ khí, chất điện phân, không tăng nhiệt độ\r\nquá cao mới được phép bao phủ hợp chất đổ đầy.
\r\n\r\nCó thể để lại các lỗ\r\nthoát khí có khả năng xuất hiện trong thiết bị, bộ phận của thiết bị cũng như\r\ncác phần tử Ex đổ đầy chất bao phủ. Trường hợp sự thoát khí hoặc sự biến dạng\r\ncủa vỏ có ảnh hưởng đến dạng bảo vệ “m” thì phải được cơ quan có thẩm quyền cho\r\nphép.
\r\n\r\nKhi đổ đầy hợp chất\r\nbao phủ cho pin, ắc quy hoặc bình điện cần chú ý đến dung sai dãn nở, ví dụ như\r\ndo chất xốp mềm bọc ngoài chúng, gây nên mất cân bằng về áp suất trong hợp chất\r\nđổ đầy.
\r\n\r\nNếu như phần tử nạp\r\nkhông nằm trong cùng một vỏ thì chứng chỉ thiết bị phải chỉ rõ điều kiện nạp và\r\ntrên nhãn được ghi thêm ký hiệu “X” theo quy định của 9.2 trong TCVN 7079-0.
\r\n\r\nPin, ắc quy và bình\r\nđiện phải đáp ứng được các yêu cầu thử nghiệm nêu trong 8.2.4.
\r\n\r\n6.2. Cầu chảy
\r\n\r\nCác phần tử của cầu\r\nchảy phải được bao bọc kín, ví dụ như bằng vỏ thủy tinh hoặc sứ trước khi bao\r\nphủ hợp chất đổ đầy.
\r\n\r\nĐối với cấp điện áp\r\nlớn hơn 60 V, cầu chảy phải có khả năng cắt theo yêu cầu của IEC 127 hoặc IEC\r\n269.
\r\n\r\nNhiệt độ lớn nhất, ví\r\ndụ gây rạn nứt cầu chảy phải có giá trị lớn hơn nhiệt độ làm việc lâu dài,\r\nkhông ảnh hưởng đến dạng bảo vệ “m” của hợp chất đổ đầy. Tuy nhiên, nhiệt độ\r\ntrên bề mặt của thiết bị, bộ phận của thiết bị đổ đầy chất bao phủ phải không được\r\nvượt quá cấp nhiệt độ ghi trên nhãn thiết bị.
\r\n\r\n\r\n\r\nSố lượng mẫu đưa đến\r\nthử nghiệm ở cơ quan có thẩm quyền quy định như sau:
\r\n\r\n- 1 mẫu chưa bao phủ\r\nhợp chất đổ đầy;
\r\n\r\n- 4 mẫu đã bao phủ\r\nhợp chất đổ đầy.
\r\n\r\n\r\n\r\nPhần này đưa ra những\r\nyêu cầu bổ sung cho điều 8 của TCVN 7079-0, trừ những yêu cầu không liên quan\r\nđến dạng bảo vệ “m”.
\r\n\r\nTần số tiến hành các\r\nthử nghiệm đối với thiết bị và hợp chất đổ đầy được nêu trong Phụ lục B.
\r\n\r\n8.1. Thử nghiệm hợp\r\nchất đổ đầy
\r\n\r\n8.1.1. Thử độ bền\r\nđiện
\r\n\r\nMẫu thử hợp chất đổ\r\nđầy là một đĩa có đường kính 50 mm ± 2 mm, dày 3 mm ± 0,2 mm được đem thử ở\r\nđiện áp 4 kV, tần số trong khoảng 48 Hz ÷ 62 Hz bằng cách đặt các điện cực có đường\r\nkính 30 mm ± 2 mm vào tâm của đĩa. Giữ điện áp trong 5 phút ở nhiệt độ cao nhất\r\ntrong dải nhiệt độ như mô tả trong 3.3.
\r\n\r\nKhông quan sát thấy\r\nbất kỳ cung lửa hoặc sự phá hủy nào suốt trong quá trình thử nghiệm này.
\r\n\r\n8.1.2. Thử hút ẩm
\r\n\r\nThử nghiệm này chỉ thực\r\nhiện cho các mẫu vật liệu đổ đầy dự định sử dụng cho thiết bị vận hành trong\r\nmôi trường ẩm ướt.
\r\n\r\nCân xác định khối lượng\r\nba mẫu vật liệu đổ đầy ở trạng thái khô (xem ISO 62) có đường kính 50 mm ± 2\r\nmm, dày 3 mm ± 2 mm. Ngâm các mẫu này vào chậu nước trong khoảng thời gian 24\r\nh, ở nhiệt độ 23oC + 2 K. Lấy các mẫu ra, lau khô và cân xác định\r\nkhối lượng một lần nữa. Mẫu thử không được thay đổi khối lượng quá 1 %.
\r\n\r\nNếu không tiến hành\r\nthử nghiệm này, thì trên nhãn thiết bị phải có ký hiệu “X” và trong tài liệu kỹ\r\nthuật của thiết bị phải ghi rõ phạm vi sử dụng.
\r\n\r\n8.2. Thử nghiệm các\r\nthiết bị, bộ phận thiết bị và các phần tử Ex bao phủ hợp chất đổ đầy
\r\n\r\n8.2.1. Thử nhiệt
\r\n\r\n8.2.1.1. Nhiệt độ lớn\r\nnhất
\r\n\r\nMẫu thiết bị điện, bộ\r\nphận thiết bị và các phần tử Ex bao phủ hợp chất đổ đầy phải được đem thử để\r\nkhẳng định rằng:
\r\n\r\n- khi vận hành bình\r\nthường, chúng không vượt quá giới hạn nhiệt độ như quy định ở 5.4;
\r\n\r\n- trong trường hợp sự\r\ncố, không vượt quá giá trị nhiệt độ lớn nhất trên bề mặt như quy định ở 5.1.4
\r\n\r\nTrong trường hợp\r\nthiết bị, bộ phận thiết bị và các phần tử Ex bao phủ hợp chất đổ đầy không đấu\r\nnối với phụ tải ngoài, thử nghiệm được thực hiện theo quy định trong 8.5 của\r\nTCVN 7079-0 nhưng với điện áp Un + 10 % và Un - 10 %.
\r\n\r\nTrong trường hợp\r\nthiết bị, bộ phận thiết bị và các phần tử Ex bao phủ hợp chất đổ đầy có đấu nối\r\nvới phụ tải ngoài, thử nghiệm được tiến hành bằng cách điều chỉnh dòng đến giá\r\ntrị đặt ngưỡng lớn nhất cho phần tử bảo vệ tác động.
\r\n\r\nNhiệt độ được nâng\r\nvới các nấc không quá 2 K/h cho đến khi đạt đến nhiệt độ cuối cùng.
\r\n\r\nChú thích - Phần tử\r\nbảo vệ có thể là cầu chảy tương ứng với IEC 127 và dòng thử nghiệm có thể là\r\n1,7 In.
\r\n\r\n8.2.1.2. Chu kỳ thử\r\nnhiệt
\r\n\r\nĐặt vào trong mẫu thử\r\nmột vài cảm biến nhiệt độ tại các vị trí nóng nhất được cơ quan có thẩm quyền\r\nquy định. Nếu trong mẫu thử có chứa cuộn dây, nhiệt độ có thể xác định qua sự\r\nthay đổi điện trở của cuộn dây này.
\r\n\r\nChu trình thử nghiệm\r\nđược chỉ rõ trên biểu đồ của Phụ lục A.
\r\n\r\nNgắt điện khỏi mẫu và\r\nđặt chúng ở nhiệt độ trong phòng 21oC ± 2 K. Sau đó đem mẫu vào \r\n\r\n 0\r\n
\r\n\r\nmôi trường\r\ncó nhiệt độ (TAmax + 10)oC ± 2 K, ở đây TAmax\r\nlà nhiệt độ lớn nhất của môi trường làm việc. Để mẫu ổn định nhiệt và sự khác\r\nnhau giữa nhiệt độ bên ngoài và bên trong mẫu không vượt quá giá trị 2 K. Đóng\r\nđiện vào mẫu thử với điện áp bằng 90 % đến 110 % điện áp danh định sau khi mẫu\r\nổn định ở nhiệt độ (TAmax + 10)oC ± 2 K. Đó là điện áp\r\ntạo ra môi trường thử nghiệm khắc nghiệt nhất, trừ trường hợp:\r\n \r\n\r\n \r\n \r\n
\r\n \r\n \r\n \r\n \r\n
- tài liệu quy định\r\nnhững giới hạn khác hoặc quá tải cho thiết bị; hoặc
\r\n\r\n- mẫu có chứa một\r\nhoặc một số phần tử bảo vệ nhiệt. Trong trường hợp này, chỉ cần đóng điện vào\r\nmẫu ở cấp điện áp tương ứng với cấp nhiệt độ thiết bị sao cho không gây tác\r\nđộng lên phần tử bảo vệ nhiệt không tự phản hồi.
\r\n\r\nLiên tục theo dõi sự\r\nthay đổi nhiệt độ bên trong hợp chất đổ đầy cho đến khi đạt tới trạng thái ổn định.\r\nĐó là trạng thái có sự thay đổi nhiệt độ bên trong không quá 2 K/h. Thời gian\r\nđóng điện thử nghiệm ít nhất phải là 1 h.
\r\n\r\nNhiệt độ ở bên trong\r\nkhông được vượt quá nhiệt độ làm việc lâu dài của hợp chất đổ đầy (xem 3.4 và\r\n5.4).
\r\n\r\nMẫu được cắt điện,\r\nlàm nguội từ (TAmax + 10)oC cho đến nhiệt độ trong phòng.\r\nSự khác nhau giữa nhiệt độ bên trong và bên ngoài mẫu là 2 K vẫn được coi là\r\nđạt khi mẫu nguội đến nhiệt độ trong phòng.
\r\n\r\nSau đó mẫu được đưa\r\nvào môi trường có nhiệt độ (TAmin - 5)oC ± 2 K; ở đây TAmin\r\nlà nhiệt độ thấp nhất của môi trường làm việc.
\r\n\r\nNhiệt độ của mẫu được\r\ncoi là ổn định khi nhiệt độ bên trong và bên ngoài mẫu chênh lệch nhau không\r\nquá 2 K.
\r\n\r\nSau khi hạ xuống đến\r\nnhiệt độ ổn định (Tamin - 5)oC ± 2 K. Đóng điện vào mẫu\r\nthử với điện áp bằng 90 % đến 110 % điện áp danh định. Đó là điện áp tạo ra môi\r\ntrường thử nghiệm khắc nghiệt nhất cho thiết bị điện, trừ trường hợp tài liệu\r\nquy định những giới hạn khác hoặc quá tải cho thiết bị.
\r\n\r\nLiên tục theo dõi sự\r\nthay đổi nhiệt độ bên trong hợp chất đổ đầy cho đến khi đạt đến trạng thái ổn định.\r\nĐó là trạng thái có sự thay đổi nhiệt độ ít hơn 2 K/h. Thời gian đóng điện thử\r\nnghiệm ít nhất phải là 1/2 h.
\r\n\r\nMẫu được cắt điện,\r\nlàm nguội đến nhiệt độ (TAmin - 5)oC ± 2 K. Quá trình làm\r\nnguội được kéo dài nửa giờ, trừ trường hợp chuẩn nhiệt độ 2 K yêu cầu kéo dài\r\nhơn.
\r\n\r\nMẫu lại được đóng\r\nđiện và chu trình nung nóng, làm nguội được lặp đi lặp lại thực hiện hoàn chỉnh\r\nba chu kỳ trước khi đưa mẫu từ môi trường thử nghiệm về nhiệt độ trong phòng.
\r\n\r\n8.2.1.3. Chuẩn mực\r\nchấp nhận
\r\n\r\nSau khi tiến hành các\r\nthử nghiệm nhiệt, mẫu được kiểm tra bằng mắt. Mẫu được coi là đạt yêu cầu nếu\r\nquan sát không thấy bất kỳ một hư hỏng rõ rệt nào làm ảnh hưởng đến dạng bảo vệ\r\ncủa thiết bị, ví dụ như rạn nứt, bong từng mảnh, lộ các phần tử được bao phủ\r\nra, co ngót hoặc phồng lên, phân hủy hoặc trở nên mềm đi, có nghĩa là hợp chất\r\nđổ đầy không chịu được quá nhiệt.
\r\n\r\n8.2.2. Thử kéo cáp
\r\n\r\nKhông tiến hành thử\r\nnghiệm này đối với các phần tử Ex.
\r\n\r\nTheo yêu cầu của\r\n5.5.2 thử nghiệm này được tiến hành như sau:
\r\n\r\nLực kéo căng được\r\ntính bằng Niu-tơn có giá trị tương đương:
\r\n\r\n- 20 lần đường kính\r\ncủa cáp, tính bằng milimét; hoặc
\r\n\r\n- 50 lần khối lượng\r\nthiết bị đã đổ đầy hợp chất bao phủ, tính bằng kilôgam.
\r\n\r\nDù lực kéo được tính\r\nbằng bất cứ cách nào nhưng phải có giá trị ít nhất là 1 N, đặt trùng phương với\r\nhướng vào của cáp và giữ nguyên trong thời gian 1 h. Thử nghiệm được coi là đạt\r\nnếu như không quan sát thấy bất kỳ một sự dịch chuyển nào giữa cáp và hợp chất\r\nđổ đầy.
\r\n\r\n8.2.3. Thử độ bền\r\nđiện
\r\n\r\nThử độ bền điện được\r\ntiến hành như sau:
\r\n\r\na) giữa các mạch cách\r\nly về điện;
\r\n\r\nb) giữa mỗi mạch với\r\ntất cả các phần tử nối đất;
\r\n\r\nc) giữa mỗi mạch với\r\nbề mặt của hợp chất đổ đầy có thể bao gồm cả băng dính cách điện.
\r\n\r\nĐối với thiết bị có\r\ncấp điện áp đến 90 V, điện áp thử nghiệm sẽ là điện áp danh định 500 V. Đối với\r\nthiết bị có cấp điện áp lớn hơn - điện áp thử nghiệm sẽ là 2 U + 1 000 V và ít\r\nnhất là 1500 V với tần số từ 48 Hz đến 62 Hz, hoặc là điện áp thử nghiệm một\r\nchiều có giá trị tương đương trong trường hợp xung áp xoay chiều có khả năng\r\ngây hư hỏng cho các mảng điện tử trong hợp chất đổ đầy.
\r\n\r\nGiá trị U được lấy như\r\nsau:
\r\n\r\n- tổng giá trị danh\r\nđịnh của điện áp trong các mạch đem thử nghiệm, đối với trường hợp a);
\r\n\r\n- điện áp danh định\r\ncủa mạch đem thử nghiệm, trong trường hợp b) và c).
\r\n\r\nTăng từ từ điện áp\r\nthử nghiệm cho đến giá trị yêu cầu trong khoảng thời gian không ít hơn 10 giây.\r\nvà giữ nguyên giá trị thử nghiệm trong khoảng thời gian 60 giây. Thử nghiệm coi\r\nlà đạt nếu như không thấy xuất hiện cung lửa hoặc bất kỳ hư hỏng nào.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH - Có thể\r\nphải tiến hành thử nghiệm bổ sung cho các thiết bị mang điện áp cao để đánh giá\r\nsự phóng điện từng phần và hiệu ứng vầng quang có ảnh hưởng đến tính chất cách\r\nđiện của hợp chất đổ đầy.
\r\n\r\n8.2.4. Thử nghiệm pin\r\nsơ cấp và thứ cấp, bình điện và ắc quy bao phủ hợp chất đổ đầy
\r\n\r\nĐặt vào trong mẫu thử\r\nmột vài cảm biến nhiệt như mô tả ở 8.2.1.
\r\n\r\n8.2.4.1. Thử phóng\r\nđiện
\r\n\r\nMẫu thử được đặt vào\r\nmôi trường có nhiệt độ TAmax oC ± 2K, ở đây TAmax\r\nlà nhiệt độ làm việc lớn nhất và 2 K là chuẩn chênh lệch về nhiệt độ như mô tả\r\ntrong 8.2.1.2.
\r\n\r\nThử phóng điện được\r\ntiến hành bằng cách cho pin, bình điện hoặc ắc quy đã được nạp đầy phóng điện\r\nhoàn toàn lên một phụ tải ngoài theo một trong các trường hợp sau đây:
\r\n\r\n- bằng 1 mΩ nếu như\r\nthiết bị, bộ phận của thiết bị hoặc phần tử Ex bao phủ hợp chất đổ đầy có điện\r\ntrở hoặc thiết bị điện tử giới hạn dòng;
\r\n\r\n- dòng được điều\r\nchỉnh sao cho có giá trị bằng 1,7 lần dòng danh định của bất kỳ cầu chảy nào\r\nbao phủ trong hợp chất đổ đầy;
\r\n\r\n- dòng được điều\r\nchỉnh sao cho không có bất kỳ phần tử bảo vệ nhiệt nào được bao phủ trong hợp\r\nchất đổ đầy tác động.
\r\n\r\nNếu tải bao phủ hợp\r\nchất đổ đầy cùng với pin, bình điện hoặc ắc quy được cố định trong mẫu thử,\r\nchúng phải được coi là đối tượng có thể bị ngắn mạch, trừ trường hợp tải là đối\r\ntượng không thể bị hư hỏng (xem 5.1.5).
\r\n\r\nNhiệt độ lớn nhất đo\r\nđược trên bề mặt của hợp chất đổ đầy bao phủ pin, bình điện và ắc quy phải thỏa\r\nmãn các yêu cầu nêu trong 5.4.
\r\n\r\nMẫu thử coi là đạt\r\nnếu thỏa mãn các chuẩn mực nêu trong 8.2.1.3.
\r\n\r\n8.2.4.2. Thử độ bền\r\nđiện
\r\n\r\nPhải tiến hành thử về\r\nđộ bền điện như nêu trong 8.2.3 nếu pin, bình điện hoặc ắc quy bao phủ hợp chất\r\nđổ đầy không phải là nguồn cấp điện duy nhất sử trong thiết bị mà chúng còn được\r\nnối điện với các nguồn khác.
\r\n\r\n9. Kiểm tra và thử\r\nnghiệm thường xuyên
\r\n\r\n9.1. Kiểm tra bằng\r\nmắt
\r\n\r\nThiết bị, bộ phận của\r\nthiết bị và các phần tử bao phủ hợp chất đổ đầy phải được thường xuyên kiểm tra\r\nbằng mắt. Phải không quan sát thấy bất kỳ một hư hỏng rõ rệt nào, ví dụ như rạn\r\nnứt, bong từng mảnh, lộ các phần tử được bao phủ ra, co ngót hoặc phồng lên,\r\nphân hủy hoặc trở nên mềm đi.
\r\n\r\n9.2. Thử độ bền điện
\r\n\r\nThử độ bền điện được\r\ntiến hành với các điều kiện như mô tả ở 8.2.3:
\r\n\r\n- giữa các mạch tách\r\nbiệt nối đến từ bên ngoài;
\r\n\r\n- giữa tất cả các\r\nmạch nối đến từ bên ngoài với tất cả các phần tử kim loại nối với nhau;
\r\n\r\n- giữa mỗi mạch nối\r\nđến từ bên ngoài có điện áp làm việc lớn hơn 60 V với mỗi phần tử liền kề với\r\nmạch đó.
\r\n\r\n9.3. Kiểm tra các\r\nthông số về điện
\r\n\r\nCác thông số về điện\r\nnhư điện áp, dòng điện, công suất tác dụng v.v… phải phù hợp với các thông số\r\nđã đệ trình lên cơ quan có thẩm quyền.
\r\n\r\n\r\n\r\n10.1. Ghi nhãn cho\r\nthiết bị điện
\r\n\r\nThiết bị cũng như các\r\nbộ phận của thiết bị bao phủ hợp chất đổ đầy phải tuân theo các quy định về ghi\r\nnhãn ít nhất như trong TCVN 7079-0.
\r\n\r\nĐối với dạng bảo vệ “m”\r\nngoài các quy định trong điều 9 của TCVN 7079-0 cần ghi bổ sung như sau:
\r\n\r\n1) Dấu hiệu về dạng\r\nbảo vệ: “m”
\r\n\r\n2) Các thông số về\r\nđiện tại đầu vào và đầu ra, ví dụ như điện áp, dòng điện v.v…
\r\n\r\n3) Thông số của dòng\r\nchảy cho cầu chảy, nếu cần.
\r\n\r\n4) Dòng ngắn mạch dự kiến\r\ncho phép của nguồn cấp điện ngoài, nếu khác với 4000 A (xem 5.1.3).
\r\n\r\n10.2. Ghi nhãn cho\r\nphần tử Ex
\r\n\r\nPhần tử Ex bao phủ\r\nhợp chất đổ đầy phải được ghi nhãn như quy định trong điều 9.4 của TCVN 7079-0.\r\nĐối với dạng bảo vệ “m” cần ghi bổ sung như sau:
\r\n\r\n1) Dấu hiệu về dạng\r\nbảo vệ: “m”
\r\n\r\n2) Các thông số về\r\nđiện tại đầu vào và đầu ra, ví dụ như điện áp, dòng điện v.v…
\r\n\r\n3) Thông số của dòng\r\nchảy cho cầu chảy, nếu cần.
\r\n\r\n4) Dòng ngắn mạch dự\r\nkiến cho phép của nguồn cấp điện ngoài nếu khác với 4000 A (xem 5.1.3).
\r\n\r\n5) Ký hiệu “U” nếu\r\ncần.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Phụ\r\nlục A
\r\n(quy\r\nđịnh)
Chu\r\ntrình thử nghiệm nhiệt theo 8.2.1.2
\r\n\r\nTAmax:\r\nNhiệt độ môi trường cực đại quy định khi làm việc
\r\n\r\nTAmin:\r\nNhiệt độ môi trường cực tiểu quy định khi làm việc
\r\n\r\nUn: Điện\r\náp danh định
\r\n\r\nTg α: građien nhiệt\r\nđộ
\r\n\r\n∆T: Chênh lệch nhiệt\r\nđộ giữa bên trong và bên ngoài mẫu
\r\n\r\nHình\r\nA.1 - Chu trình thử nghiệm nhiệt theo 8.2.1.2
\r\n\r\n\r\n\r\n
Phụ\r\nlục B
\r\n(quy\r\nđịnh)
Tần\r\nsố thử nghiệm đối với thiết bị điện có dạng bảo vệ “m”
\r\n\r\n\r\n * Trừ trường hợp\r\n thiết bị và các phần tử không lộ hẳn ra trong môi trường. Trong trường hợp\r\n không tiến hành thử nghiệm này, thiết bị sẽ được ghi trên nhãn ký hiệu “X” và\r\n tài liệu kỹ thuật cần chỉ rõ phạm vi sử dụng. \r\n** Các thử nghiệm\r\n này không bao gồm chuẩn đánh giá nhưng nó chuẩn bị mẫu cho các thử nghiệm\r\n tiếp theo trong chu trình thử nghiệm. \r\n | \r\n
\r\n\r\n
Phụ\r\nlục C
\r\n(quy\r\nđịnh)
Các\r\nthử nghiệm khác đối với dạng bảo vệ “m”
\r\n\r\nC.1. Chịu nóng
\r\n\r\nĐể xác định khả năng\r\nchịu nhiệt, mẫu thử được giữ liên tục trong thời gian 4 tuần ở môi trường có độ\r\nẩm tương đối từ 90 % đến 95 %, nhiệt độ cao hơn nhiệt độ làm việc lớn nhất của\r\nthiết bị từ 20 K đến 22 K và tối thiểu phải là 80oC.
\r\n\r\nNếu như nhiệt độ lớn\r\nnhất của môi trường làm việc lớn hơn 75oC, thì thời gian giữ mẫu\r\ntrong môi trường có độ ẩm từ 90 % đến 95 % kể trên được chia ra hai giai đoạn.\r\nHai tuần đầu giữ ở nhiệt độ từ 90oC đến 97oC và hai tuần\r\nsau giữ ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ làm việc lớn nhất từ 20 K đến 22 K.
\r\n\r\nC.2. Chịu lạnh
\r\n\r\nKhả năng chịu lạnh\r\ncủa mẫu thử được xác định bằng cách đưa mẫu vào bảo quản liên tục trong thời\r\ngian 24 h ở môi trường có nhiệt độ ít nhất dưới nhiệt độ làm việc thấp nhất của\r\nthiết bị là 5 K và nhiều nhất là 10 K.
\r\n\r\nC.3. Chịu được hóa\r\nchất
\r\n\r\nMẫu phải được đem thử\r\nđể xem xét khả năng chịu được các hóa chất sau đây:
\r\n\r\n- dầu và mỡ công\r\nnghiệp;
\r\n\r\n- dầu thủy lực dùng\r\ntrong mỏ.
\r\n\r\nCác thử nghiệm được\r\ntiến hành cho hai mẫu:
\r\n\r\n- một mẫu được ngâm\r\ntrong thời gian 24 h vào dầu số No.2 như hướng dẫn trong Phụ lục “Tham khảo về\r\nngâm trong dầu” của ISO 1817, ở nhiệt độ 50oC.
\r\n\r\n- mẫu thứ hai được\r\nngâm trong thời gian từ 24 h đến 26 h trong dầu thủy lực chứa 35 % nước.
\r\n\r\nKết thúc thử nghiệm,\r\nmẫu được lấy ra khỏi dầu, lau khô và bảo quản tại nhiệt độ trong phòng trong\r\nkhoảng thời gian 24 h.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Từ khóa: Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN7079-18:2003, Tiêu chuẩn Việt Nam số TCVN7079-18:2003, Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN7079-18:2003 của Bộ Khoa học và Công nghệ, Tiêu chuẩn Việt Nam số TCVN7079-18:2003 của Bộ Khoa học và Công nghệ, Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN7079 18:2003 của Bộ Khoa học và Công nghệ, TCVN7079-18:2003
File gốc của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7079-18:2003 về Thiết bị điện dùng trong hầm lò – Phần 18: Đổ đầy chất bao phủ – Dạng bảo vệ “m” đang được cập nhật.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7079-18:2003 về Thiết bị điện dùng trong hầm lò – Phần 18: Đổ đầy chất bao phủ – Dạng bảo vệ “m”
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Khoa học và Công nghệ |
Số hiệu | TCVN7079-18:2003 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Người ký | Đã xác định |
Ngày ban hành | 2003-12-26 |
Ngày hiệu lực | |
Lĩnh vực | Xây dựng - Đô thị |
Tình trạng | Còn hiệu lực |