THIẾT\r\nBỊ ĐIỆN DÙNG TRONG MỎ HẦM LÒ - PHẦN 17: KIỂM TRA VÀ BẢO DƯỠNG THIẾT BỊ
\r\n\r\nElectrical\r\napparatus for use in underground mines - Part 17:\r\nInspection and maintenance for apparatus
\r\n\r\nLời nói đầu
\r\n\r\nTCVN 7079-17 : 2003 do Tiểu ban kỹ\r\nthuật tiêu chuẩn TCVN/TC82/SC1 "Thiết bị an toàn mỏ" biên\r\nsoạn, trên cơ sở IEC 79-17, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ\r\nKhoa học và Công nghệ ban hành.
\r\n\r\nTiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008\r\ntừ Tiêu chuẩn\r\nViệt\r\nNam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại\r\nkhoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều\r\n6 Nghị định số\r\n127/2007/NĐ-CP\r\nngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu\r\nchuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
\r\n\r\n\r\n\r\n
THIẾT BỊ ĐIỆN\r\nDÙNG TRONG MỎ HẦM LÒ - PHẦN 17: KIỂM TRA VÀ\r\nBẢO DƯỠNG THIẾT BỊ
\r\n\r\nElectrical\r\napparatus for use in underground mines - Part 17:\r\nInspection and maintenance for apparatus
\r\n\r\n\r\n\r\nTiêu chuẩn này áp dụng cho người sử dụng,\r\nđề cập đến những yếu tố có liên quan\r\ntrực tiếp tới việc kiểm tra và bảo dưỡng các thiết bị điện dùng trong mỏ hầm\r\nlò.
\r\n\r\n\r\n\r\nTCVN 7079-0 : 2002 Thiết bị điện dùng\r\ntrong mỏ hầm lò - Phần 0: Yêu cầu chung.
\r\n\r\nTCVN 7079-1 : 2002 Thiết bị điện dùng trong\r\nmỏ hầm lò - Phần 1: Vỏ không xuyên nổ - Dạng bảo vệ “d”.
\r\n\r\nTCVN 7079-2 : 2002 Thiết bị điện dùng\r\ntrong mỏ hầm lò - Phần 2: Vỏ được thổi dưới áp suất dư - Dạng\r\nbảo vệ “p”.
\r\n\r\nTCVN 7079-7: 2002 Thiết bị điện dùng\r\ntrong mỏ hầm lò - Phần 7: Tăng cường độ tin cậy - Dạng bảo vệ “e”.
\r\n\r\nTCVN 7079-11 : 2002 Thiết bị điện dùng\r\ntrong mỏ hầm lò - Phần 11: An toàn tia lửa - Dạng bảo vệ “i”.
\r\n\r\nIEC 79-14 : 1996 Electrical apparatus for\r\nexplosive gas atmosphere - Part 14: Electrical instalations in hazardous areas (Thiết\r\nbị điện dùng trong môi trường khí nổ - Phần 14: Lắp đặt điện trong\r\nvùng nguy hiểm).
\r\n\r\n\r\n\r\nTrong tiêu chuẩn này áp dụng các định\r\nnghĩa và thuật ngữ sau đây:
\r\n\r\n3.1. Bảo dưỡng\r\n(maintenance)
\r\n\r\nTổng hợp tất cả các hoạt động được\r\ntiến hành nhằm duy trì một bộ phận nào đó trong thiết bị hoặc đưa nó về\r\ntrạng thái thỏa mãn các đặc tính kỹ thuật có liên quan và chức năng yêu cầu của\r\nnó.
\r\n\r\n3.2. Kiểm\r\ntra\r\n(inspection)
\r\n\r\nHoạt động bao gồm khảo sát kỹ lưỡng\r\nmột bộ phận, thực hiện bằng cách không tháo ra hoặc nếu cần thì có thể tháo rỡ từng\r\nphần thiết bị, tiến hành bổ sung việc đo lường, nhằm đưa ra kết luận chính xác\r\nvề trạng thái của bộ phận kiểm tra.
\r\n\r\n3.2.1. Kiểm\r\ntra bằng mắt (visual inspection)
\r\n\r\nHình thức kiểm tra không cần sử dụng\r\nbất kỳ một thiết bị hoặc dụng cụ nào nhằm phát hiện những khuyết tật hiện ra trước\r\nmắt, ví dụ thiếu các bu-lông.
\r\n\r\n3.2.2. Kiểm\r\ntra trực tiếp (close inspection)
\r\n\r\nHình thức kiểm tra bao gồm những nội\r\ndung của kiểm tra bằng mắt nhằm phát hiện những khuyết tật, ví dụ các bu-lông bị\r\nlỏng, mà những khuyết tật này chỉ hiện rõ khi sử dụng trang thiết bị tiếp cận, ví\r\ndụ dùng thang hoặc dụng cụ nếu cần. Trong hình thức kiểm tra này, không nhất thiết\r\nphải mở nắp hoặc cắt điện cho thiết bị.
\r\n\r\n3.2.3. Kiểm\r\ntra chi tiết (detailed inspection)
\r\n\r\nHình thức kiểm tra bao gồm những nội\r\ndung của kiểm tra bằng mắt để phát hiện ra những khuyết tật, ví dụ như đầu đấu\r\ndây bị lỏng. Điều này chỉ có thể thực hiện được khi mở nắp thiết bị ra và nếu\r\ncần thì phải sử dụng dụng cụ và thiết bị thử nghiệm.
\r\n\r\n3.2.4. Kiểm tra\r\nban đầu (initial inspection)
\r\n\r\nHình thức kiểm tra toàn bộ thiết bị,\r\nhệ thống và sự lắp đặt chúng trước khi đưa vào vận hành.
\r\n\r\n3.2.5. Kiểm\r\ntra định kỳ (periodic inspection)
\r\n\r\nHình thức kiểm tra toàn bộ thiết bị, hệ\r\nthống và sự lắp đặt của chúng theo một lịch trình cơ bản nhất định.
\r\n\r\n3.2.6. Kiểm\r\ntra mẫu (sample inspection)
\r\n\r\nHình thức kiểm tra một tỷ lệ nhất định\r\nsố lượng thiết bị, hệ thống và sự lắp đặt của chúng.
\r\n\r\n\r\n\r\nThiết bị phải được cập nhật các thông\r\ntin tỷ mỉ về:
\r\n\r\na) nhóm thiết bị và cấp nhiệt độ;
\r\n\r\nb) các biên bản đầy đủ giúp cho thiết bị\r\nbảo vệ nổ được kiểm tra, bảo dưỡng phù hợp với yêu cầu về dạng bảo vệ của nó\r\n(xem TCVN 7079-0), ví dụ như bản liệt kê và vị trí lắp đặt, phụ tùng thay thế,\r\nđặc tính kỹ thuật.
\r\n\r\n4.2. Trình\r\nđộ tay nghề
\r\n\r\nKiểm tra và bảo dưỡng việc lắp đặt phải\r\ndo người có kinh nghiệm thực hiện. Họ phải được đào tạo và hướng dẫn về\r\ncác dạng bảo vệ khác nhau của thiết bị, có kinh nghiệm về lắp đặt, nắm vững các\r\nquy trình quy phạm có liên quan, khái niệm chung về môi trường nguy hiểm nổ.\r\nCác khóa đào tạo thích hợp phải được định\r\nsẵn để những người này thường xuyên tham dự.
\r\n\r\n4.3. Kiểm\r\ntra
\r\n\r\n4.3.1. Yêu cầu chung
\r\n\r\nTrước khi đưa thiết bị hoặc tổ hợp\r\nthiết bị vào vận hành, phải tiến hành kiểm tra ban đầu.
\r\n\r\nĐể đảm bảo cho hệ thống lắp đặt được duy\r\ntrì trong trạng thái ổn định để sử dụng lâu dài trong mỏ, người sử dụng phải:
\r\n\r\na) kiểm tra định kỳ một cách đều đặn;\r\nhoặc
\r\n\r\nb) giám sát thường xuyên của người có\r\ntay nghề;
\r\n\r\nvà khi cần thiết thì tiến hành ngay\r\ncông tác bảo dưỡng thiết bị.
\r\n\r\nDự kiến chính xác chu kỳ kiểm tra định\r\nkỳ một cách thích hợp không phải là dễ dàng, nhưng phải xác định trước và phải\r\ntính đến cả quá trình xuống cấp của thiết bị.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH - Những yếu tố chính làm cho\r\nthiết bị xuống cấp là: nhạy cảm với rỉ sét; lắp đặt trong môi trường hóa chất và ăn mòn; tích tụ bụi bẩn; thâm nhập\r\ncủa nước; ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường xung quanh; chịu tác động cơ học, rung\r\nlắc; trình độ và kinh nghiệm của con người; có thể có những cải tiến, hiệu\r\nchỉnh của việc bảo dưỡng sửa chữa không đúng với yêu cầu của nhà chế tạo.
\r\n\r\nSau một khoảng thời gian nhất định phải\r\ntiến hành kiểm tra mẫu việc lắp đặt nhằm giữ nguyên hoặc thay đổi khoảng thời\r\ngian dự kiến giữa các kỳ kiểm tra này. Tương tự như vậy, tiến hành kiểm tra mẫu\r\nnhằm giữ nguyên hoặc thay đổi cấp kiểm tra đã dự kiến. Tổng hợp các kết quả theo\r\ndõi thường xuyên của công tác kiểm tra cho phép qui định chu kỳ kiểm tra và cấp\r\nkiểm tra một cách\r\ncó\r\ncơ sở.
\r\n\r\nMọi sự thay thế, sửa chữa, cải tiến hoặc\r\nđiều chỉnh với các hạng mục có liên quan phải được tiến hành theo các mục liệt\r\nkê tỉ mỉ trong các cột ở Bảng 1, 2 và 3.
\r\n\r\nNếu như có sự di chuyển thiết bị từ vị\r\ntrí này sang vị trí khác, phải tiến hành kiểm tra để khẳng định rằng\r\ndạng bảo vệ, nhóm thiết bị, cấp nhiệt độ của nó hoàn toàn phù hợp với điều kiện\r\nở vị trí\r\nmới.
\r\n\r\nKhi có một số lượng lớn các phần tử thiết\r\nbị cùng chủng loại, ví dụ như các đèn chiếu sáng, các hộp đấu cáp v.v… lắp đặt trong\r\ncùng một điều kiện môi trường, có thể tiến hành kiểm tra định kỳ một số mẫu, trên\r\ncơ sở đó xác định lại số lượng và tần suất kiểm tra cho các đối tượng này. Tuy\r\nnhiên, tất cả các đối tượng này ít nhất đều phải được kiểm tra bằng mắt.
\r\n\r\nNếu thiết bị hoặc tổ hợp thiết bị buộc\r\nphải tháo rỡ trong quá trình kiểm tra thì phải chú ý để khi lắp đặt lại vẫn\r\nđảm bảo dạng bảo vệ của chúng.
\r\n\r\n4.3.2 Dạng kiểm tra
\r\n\r\na) Kiểm tra ban đầu dùng để kiểm tra xem\r\ndạng bảo vệ đã lựa chọn có phù hợp cho việc lắp đặt không.\r\nChúng được diễn tả chi tiết trong các Bảng 1, 2 và 3.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH - Kiểm tra ban đầu cho toàn bộ\r\nthiết bị có thể không cần thiết nếu như việc kiểm tra tương đương đã được nhà\r\nchế tạo làm, trừ trường hợp thiết bị đã bị tháo rỡ, xáo trộn.
\r\n\r\nb) Kiểm tra định kỳ có thể thực hiện bởi\r\nhình thức kiểm tra bằng mắt hoặc kiểm tra trực tiếp được diễn tả\r\nchi tiết trong Bảng 1, 2 và 3.
\r\n\r\nQua kiểm tra định kỳ bằng mắt hoặc kiểm\r\ntra trực tiếp có thể phải tiến hành tiếp công tác kiểm tra chi tiết.
\r\n\r\nCấp kiểm tra và chu kỳ tiến hành kiểm tra\r\nđịnh kỳ được xác định có tính đến dạng thiết bị, hướng dẫn của nhà chế tạo, các\r\nyếu tố có ảnh hưởng đến sự xuống cấp của thiết bị (xem CHÚ THÍCH trong 4.3.1), môi\r\ntrường sử dụng và kết quả của những lần kiểm tra trước. Khi cấp kiểm tra và chu\r\nkỳ kiểm tra đã được xác lập đối với một chủng loại thiết bị, tổ hợp thiết bị trong môi trường\r\nlàm việc nhất định thì kinh nghiệm này sẽ được sử dụng để xác định chiến lược\r\nkiểm tra.
\r\n\r\nKhoảng thời gian giữa các lần kiểm tra\r\nđịnh kỳ không được vượt quá 3 năm, nếu như không có ý kiến\r\ntham khảo của các cơ quan có thẩm quyền.
\r\n\r\nCác thiết bị di động (xách tay, cầm tay,\r\ndi chuyển) thường rất dễ bị hư hỏng hoặc xô lệch, do vậy khoảng thời gian giữa các\r\nlần kiểm tra định kỳ phải rút ngắn hơn. Chu kỳ tiến hành kiểm tra trực tiếp đối\r\nvới các thiết bị di động ít nhất không quá 12 tháng. Phần vỏ thiết bị được mở ra thường\r\nxuyên (ví dụ như khoang chứa ắc quy) phải tiến hành kiểm tra chi tiết. Trước khi\r\nđưa vào vận hành, người sử dụng phải tiến hành công tác kiểm tra bằng mắt để\r\nkhẳng định rằng thiết bị không có một hư hỏng ngẫu nhiên nào.
\r\n\r\nc) Kiểm tra mẫu có thể tiến hành kiểm tra\r\nbằng mắt, kiểm tra trực tiếp hoặc kiểm tra chi tiết. Số lượng và tỉ lệ giữa các\r\nmẫu được xác định bởi mục tiêu của mỗi dạng kiểm tra.
\r\n\r\nTất cả các kết quả kiểm tra phải được\r\nghi chép lại.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH - Kiểm tra mẫu không nhằm mục\r\nđích tìm những khuyết tật bộc lộ ra một cách ngẫu nhiên như lỏng các đầu đấu\r\nnối, mà được sử dụng để kiểm tra tác động của yếu tố môi trường, rung lắc, các\r\nkhiếm khuyết của thiết kế v.v…
\r\n\r\n4.3.3 Cấp kiểm tra
\r\n\r\nCó ba cấp kiểm tra, đó là kiểm tra bằng\r\nmắt, kiểm tra trực tiếp hoặc kiểm tra chi tiết. Trong các Bảng 1, 2 và\r\n3 mô tả tỉ mỉ những yêu cầu, đặc điểm đối với ba cấp kiểm tra này.
\r\n\r\nKiểm tra bằng mắt và kiểm tra trực\r\ntiếp có thể thực hiện khi các trang thiết bị vẫn mang điện, còn khi tiến hành\r\nkiểm tra chi tiết thì thiết bị phải được cắt điện.
\r\n\r\n4.4. Các\r\nyêu cầu khi bảo dưỡng thiết bị
\r\n\r\n4.4.1 Sửa chữa và thay thế trong thiết\r\nbị
\r\n\r\nYêu cầu chung đối với tất cả các trang\r\nthiết bị đã được đưa ra trong 4.3 và khi cần thì phải áp dụng các biện pháp sửa\r\nchữa cho phù hợp. Cần chú ý để duy trì dạng bảo vệ của thiết bị một cách nghiêm\r\ntúc và nếu cần thì tham khảo ý kiến của cơ quan có thẩm quyền. Các bộ phận thay\r\nthế phải đáp ứng yêu cầu về an toàn.
\r\n\r\nKhông cho phép tiến hành những thay đổi\r\nkhông có sự tham khảo ý kiến của cơ quan có thẩm quyền, vì điều này có thể có\r\nnhững tác động có hại, ảnh hưởng đến tính an toàn của thiết bị.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH:
\r\n\r\n1) Phải chú ý sử dụng các phương tiện\r\ndo nhà chế tạo giới thiệu nhằm tránh ảnh hưởng của tĩnh điện;
\r\n\r\n2) Khi thay thế các đèn chiếu sáng, phải\r\nlưu ý đến công suất và dạng của đèn, đề phòng quá nhiệt;
\r\n\r\n3) Phải chú ý khi hàn, gắn, sơn, che\r\nchắn các phần tử xuyên sáng hoặc đặt đèn không đúng các vị trí của nó, đề\r\nphòng xảy ra quá nhiệt cho thiết bị.
\r\n\r\n4.4.2 Kiểm tra cáp mềm
\r\n\r\nCáp mềm, ống dẫn mềm và các đầu nối cáp\r\nthường rất dễ bị hư hỏng. Chúng phải được kiểm tra thường xuyên và thay thế ngay\r\nnếu phát hiện thấy hư hỏng.
\r\n\r\n4.4.3 Tháo rỡ thiết bị
\r\n\r\nNếu cần tháo rỡ thiết bị, ví dụ để đưa\r\nra khỏi dây chuyền sản xuất, thì các cáp dẫn điện vào thiết bị phải ở một\r\ntrong các trạng thái sau đây:
\r\n\r\na) được nối cố định vào một vỏ riêng\r\nbiệt;
\r\n\r\nb) cắt khỏi nguồn cấp điện và cách ly\r\nhoàn toàn; hoặc
\r\n\r\nc) cắt khỏi nguồn cấp điện và tiếp\r\nđất.
\r\n\r\nNếu muốn loại bỏ vĩnh viễn thiết bị ra\r\nkhỏi dây chuyền sản xuất thì các cáp nối phải được cắt khỏi nguồn cấp điện,\r\ntháo rời ra và nối cố định vào một vỏ riêng biệt.
\r\n\r\n4.4.4. Dụng cụ để bắt chặt
\r\n\r\nPhải trang bị các dụng cụ chuyên dùng để\r\ntháo rỡ, vặn chặt bu-lông hoặc các cơ cấu bắt chặt đặc biệt.
\r\n\r\n4.5. Điều\r\nkiện môi trường
\r\n\r\nCác thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò\r\nphải chịu những tác động có hại của môi trường mỏ trong khi sử dụng. Các yếu tố\r\nchính là ăn mòn, nhiệt độ xung quanh, thâm nhập của nước, tích tụ của cát bụi,\r\nchịu các tác động cơ học và hóa chất.
\r\n\r\nSự ăn mòn kim loại hoặc sự ăn mòn của hóa chất (thực ra là các dung môi) lên các phần\r\ntử bằng chất dẻo, vật liệu đàn hồi có thể làm ảnh hưởng đến cấp bảo vệ của\r\nthiết bị. Nếu như vỏ hoặc các bộ phận của nó bị hư hỏng nặng thì chúng phải\r\nđược thay thế. Bề mặt các vỏ bằng chất dẻo bị rạn nứt cũng làm ảnh hưởng đến sự\r\nnguyên vẹn của vỏ. Để bảo vệ vỏ kim loại, nếu cần có thể phun phủ một lớp chống\r\nrỉ. Tần suất và đặc tính phun phủ phụ thuộc vào điều kiện môi trường cụ thể.
\r\n\r\nPhải kiểm tra xác nhận rằng thiết bị điện\r\nđã thiết kế có khả năng chịu đựng được điều kiện nhiệt độ cao nhất\r\nvà thấp nhất của môi trường xung quanh.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH - Nếu trên nhãn của thiết bị\r\nbảo vệ nổ không ghi cấp nhiệt độ của môi trường xung quanh thì phải được\r\nhiểu là thiết bị chỉ có thể làm việc ở trong khoảng từ - 20 oC đến + 40 oC. Nếu cấp\r\nnhiệt độ được chỉ rõ thì thiết bị chỉ được phép sử dụng trong phạm vi của cấp\r\nnhiệt độ đó.
\r\n\r\nTất cả các bộ phận của vỏ phải được\r\nlau chùi sạch sẽ, tránh bụi và các phần tử ngoại lai tích tụ có thể làm cho\r\nnhiệt độ của thiết bị tăng lên.
\r\n\r\nPhải đặc biệt lưu ý để dạng bảo vệ của\r\nthiết bị trong môi trường làm việc được đảm bảo. Tất cả các gioăng\r\nphớt bị hư hỏng đều phải được thay thế.
\r\n\r\nCác phần tử chống tích tụ như thoát khí, giảm áp hoặc sấy khô không khí trong\r\nthiết bị, phải được kiểm tra thường xuyên để đảm bảo hoạt động tốt.
\r\n\r\nNếu thiết bị phải làm việc trong điều\r\nkiện rung lắc thường xuyên thì phải đặc biệt lưu ý để các bu- lông và ống luồn\r\ncáp được bắt chặt.
\r\n\r\nPhải đặc biệt lưu ý đến hiện tượng\r\nphóng điện tích tĩnh điện khi lau chùi các thiết bị có vỏ bằng vật liệu phi kim\r\nloại.
\r\n\r\n4.6. Cách\r\nđiện cho thiết bị
\r\n\r\n4.6.1. Lắp đặt các mạch không an toàn\r\ntia lửa
\r\n\r\na) Không cho phép mở thiết bị điện có\r\nchứa các phần tử không an toàn tia lửa đang mang điện ở trong mỏ hầm\r\nlò mà không cách ly về điện với tất cả các cáp nối vào và ra khỏi thiết bị (trừ trường\r\nhợp mô tả trong mục b) và c) dưới đây). Cách ly trong trường hợp này phải được\r\nhiểu là tháo bỏ các cầu chảy, dây dẫn hoặc là thực hiện khóa liên động cho cầu dao. Vỏ thiết bị chỉ được\r\nphép mở ra sau một khoảng thời gian nhất định đủ để bề mặt thiết bị nguội đi đến nhiệt\r\nđộ cho phép, hoặc năng lượng điện tích tụ giảm đi đến mức không thể gây bốc lửa\r\nbầu khí nổ.
\r\n\r\nb) Nếu như trong quá trình thực hiện\r\nnhững công việc kể trên tại những khu vực được người có trách nhiệm xác nhận là\r\nmôi trường không nguy hiểm nổ, thì khi tiếp xúc với các phần tử mang điện cũng phải\r\nchú ý tuân theo các quy định như đối với các thiết bị làm việc trong môi trường\r\nkhông nguy hiểm nổ.
\r\n\r\nc) Nếu như các quy trình và quy phạm\r\ncó liên quan cho phép, các yêu cầu mô tả trong mục a) và b) có thể\r\ngiảm nhẹ khi tiến hành các công việc trong mỏ hầm lò. Công việc có thể được\r\ntiến hành nhưng phải lưu ý tuân theo các quy định như đối với các thiết bị làm việc\r\ntrong môi trường không nguy hiểm nổ và nếu như về phương diện an toàn đáp ứng được\r\ncác điều kiện chỉ ra dưới đây:
\r\n\r\n- Công việc được tiến hành với các thiết\r\nbị mang điện, nhưng không có khả năng phát sinh ra tia lửa;
\r\n\r\n- Mạch của thiết bị được thiết kế loại\r\ntrừ khả năng phát sinh ra tia lửa;
\r\n\r\n- Không có thiết bị hoặc bất kỳ mạch tổ\r\nhợp nào trong đó chứa đựng một bề mặt phát nhiệt có khả năng phát sinh ra tia\r\nlửa.
\r\n\r\nCác kết quả đánh giá về an toàn phải được\r\nghi chép lại với các nội dung sau đây:
\r\n\r\n- Loại hình công việc tiến hành với\r\ncác thiết bị mang điện;
\r\n\r\n- Kết quả đánh giá bao gồm cả kết quả\r\nthử nghiệm nào đó được tiến hành trong quá trình đánh giá;
\r\n\r\n- Tất cả những điều kiện cần thiết để\r\ntiến hành kiểm tra, đánh giá đối với thiết bị mang điện.
\r\n\r\n4.6.2. Lắp đặt mạch an toàn tia lửa
\r\n\r\nCông tác bảo dưỡng đối với thiết bị mang\r\nđiện trong mỏ hầm lò được thực hiện với các nội dung sau đây:
\r\n\r\n- Tách rời, tháo ra hoặc thay thế các\r\nbộ phận trong thiết bị, thay thế cáp điện;
\r\n\r\n- Kiểm tra, hiệu chỉnh nếu cần thiết\r\nđể chỉnh định thiết bị hoặc hệ thống;
\r\n\r\n- Rút ra và thay thế các phần tử hoặc\r\ntổ hợp có giắc cắm;
\r\n\r\n- Sử dụng các dụng cụ thử nghiệm chuyên\r\ndùng được chỉ ra trong các tài liệu có liên quan. Trong trường hợp tài liệu có liên\r\nquan không chỉ rõ các dụng cụ này thì phải sử dụng dụng cụ không làm ảnh hưởng\r\nđến mạch an toàn tia lửa;
\r\n\r\n- Chỉ được phép thực hiện các hoạt động\r\nkiểm tra bảo dưỡng theo hướng dẫn của các tài liệu kỹ thuật có liên quan.
\r\n\r\nCán bộ thực hiện các công việc mô tả ở\r\ntrên phải đảm bảo rằng, sau khi kết thúc công việc, hệ thống an toàn tia lửa hoặc\r\nthiết bị có chứa mạch an toàn tia lửa vẫn hoàn toàn đáp ứng các yêu cầu của các\r\ntài liệu liên quan.
\r\n\r\n4.7. Tiếp\r\nđất và nối dây đẳng thế
\r\n\r\nPhải đặc biệt chú ý để đảm bảo việc\r\ntiếp đất và nối dây đẳng thế cho các thiết bị mỏ hầm lò luôn ở trong trạng thái\r\ntốt, (xem mục B6 Bảng 1; B6, B7 Bảng 2 và B3 Bảng 3).
\r\n\r\n4.8. Điều\r\nkiện sử dụng
\r\n\r\nĐiều kiện sử dụng đặc biệt để đảm bảo\r\nan toàn cho các trang thiết bị bảo vệ nổ phải được ghi rõ trong chứng chỉ. Số\r\nhiệu chứng chỉ thiết bị trong trường hợp này có thêm ký hiệu “X”.
\r\n\r\n4.9. Đấu\r\nnối thiết bị di động
\r\n\r\nPhải chú ý để đảm bảo rằng tất cả các trang\r\nthiết bị di động (cầm tay, di chuyển, xách tay) đều được sử dụng\r\nở những khu vực phù hợp với dạng bảo vệ, nhóm khí và cấp nhiệt độ của chúng.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH - Thông thường không cho\r\nphép sử dụng những máy di động như máy hàn v.v… chẳng hạn trong môi trường khí nổ,\r\ntrừ trường hợp chúng được sử dụng với quy trình giám sát nghiêm ngặt và khu vực\r\nlàm việc đã được xác định là không tồn tại môi trường nguy hiểm nổ.
\r\n\r\n4.10. Nội dung kiểm tra (xem các\r\nBảng từ 1 đến 3)
\r\n\r\n4.10.1. Thiết bị sử dụng phải hoàn phù\r\nhợp với phân loại môi trường làm việc.
\r\n\r\n4.10.2. Thiết bị sử dụng phải hoàn\r\ntoàn phù hợp về nhóm.
\r\n\r\n4.10.3. Nhiệt độ lớn nhất trên bề mặt\r\nthiết bị phải hoàn toàn phù hợp.
\r\n\r\n4.10.4. Sự tương ứng về mạch của thiết\r\nbị
\r\n\r\nKhi tiến hành công tác kiểm tra, thiết\r\nbị phải đảm bảo được cách ly hoàn toàn khỏi nguồn cấp điện. Điều\r\nnày có thể thực hiện được bằng nhiều cách, ví dụ như:
\r\n\r\na) gắn biển chắc chắn cho thiết bị ghi\r\nrõ nguồn cấp điện.
\r\n\r\nb) giắc cắm hoặc cáp có đầu cốt đánh\r\nsố tương ứng với vị trí trên thiết bị. Nguồn cấp điện có thể được xác định\r\nchính xác trên bản vẽ hoặc sơ đồ với số hiệu của các đầu cốt.
\r\n\r\nc) vị trí của nguồn cấp điện được chỉ\r\nrõ trên bản vẽ, qua đó có thể xác định một cách trực tiếp hoặc gián tiếp trên\r\nsơ đồ.
\r\n\r\nVì lý do an toàn, ngay trong kiểm tra ban\r\nđầu, mọi thông tin về thiết bị phải hoàn toàn chính xác. Trong kiểm tra định\r\nkỳ, tất cả các thông số cần thiết của thiết bị phải được kiểm tra lại. Trong\r\nkiểm tra chi tiết, tất cả các thông số của thiết bị được kiểm tra ở trạng thái mạch\r\nđược cách ly hoàn toàn.
\r\n\r\n4.10.5. Đầu vào cáp
\r\n\r\nTrong kiểm tra trực tiếp, có thể tiến hành\r\nkiểm tra mức độ chặt chẽ của đầu vào cáp bằng tay và không cần rỡ bỏ các băng bảo\r\nvệ cũng như màn chắn. Khi tiến hành kiểm tra chi tiết, phải tiến hành tháo rời\r\ncác đầu vào cáp.
\r\n\r\n4.10.6. Cáp sử dụng phải hoàn toàn tương\r\nứng về dạng. Xem 6.9 của TCVN 7079-0.
\r\n\r\n4.10.7. Đệm khít
\r\n\r\nCác máng cáp, ống dẫn cáp và dây dẫn phải\r\nđáp ứng yêu cầu về độ kín khít. Xem 6.5 và 6.9 của TCVN 7079-0.
\r\n\r\n4.10.8. Quá tải
\r\n\r\nĐối với máy điện quay, xem điều 7 và\r\n11.2 của IEC 79-14. Cần thiết phải tiến hành kiểm tra để đảm bảo:
\r\n\r\n- phần tử bảo vệ được đặt đúng dòng danh\r\nđịnh IN (trong kiểm tra ban đầu và kiểm tra chi tiết);
\r\n\r\n- đặc tính của phần tử bảo vệ buộc\r\nchúng phải tác động trong khoảng thời gian không quá 2 h khi dòng có\r\ngiá trị bằng 1,2 lần dòng chỉnh định (danh định) và không tác động trong khoảng\r\nthời gian 2 h khi dòng có giá trị bằng 1,05 lần dòng chỉnh định (danh định) trong\r\nkiểm tra ban đầu.
\r\n\r\n5. Yêu cầu kiểm tra\r\nbổ sung
\r\n\r\n5.1. Vỏ\r\nkhông xuyên nổ - Dạng bảo vệ “d” (xem Bảng 1 và TCVN\r\n7079-1).
\r\n\r\n5.1.1. Mặt bích phòng nổ (xem 4.1.4\r\ncủa TCVN 7079-1)
\r\n\r\nKhi tháo rỡ vỏ phòng nổ ra, tất cả các\r\nmặt bích phòng nổ phải được lau chùi sạch sẽ và bôi lên đó một lớp mỡ để chống rỉ\r\nvà ngăn ngừa sự thâm nhập của nước. Không cần bôi mỡ cho các lỗ bu- lông chìm.\r\nChỉ sử dụng bàn chải mềm và chất tẩy rửa không ăn mòn để lau chùi các mặt bích.
\r\n\r\nThông thường không cần thiết phải tiến\r\nhành kiểm tra khe hở theo đường kính của các bạc lót, trục và các mặt\r\nbích có ren, trừ trường hợp nhận thấy rõ ràng sự mòn vẹt, biến dạng hoặc các hư\r\nhỏng khác. Trong trường hợp này phải tham khảo tài liệu của nhà chế tạo hoặc của\r\ncơ quan có thẩm quyền.
\r\n\r\nCác mặt bích không tháo ra bao giờ\r\nkhông phải là đối tượng để kiểm tra theo các mục A10 và A11 của Bảng 1.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH - Bu-lông, ốc vít hoặc các\r\nphần tử khác, phụ thuộc vào dạng bảo vệ nếu hư hỏng phải được thay thế bằng các\r\nphần tử tương tự theo thiết kế của nhà chế tạo.
\r\n\r\n5.2. Tăng cường\r\nđộ tin cậy - Dạng bảo vệ “e” (xem Bảng 1 và TCVN 7079-7).
\r\n\r\n5.2.1. Quá tải
\r\n\r\nCuộn dây của động cơ có dạng bảo vệ Ex\r\n“e” phải được bảo vệ bởi các phần tử thích hợp để giữ cho nhiệt độ cuộn dây trong\r\nquá trình làm việc không vượt quá giới hạn cho phép (kể cả trong trường hợp bị\r\nkẹt).
\r\n\r\nPhần tử bảo vệ phải được kiểm tra để\r\nchuẩn xác về sự lựa chọn thời gian trễ tác động của nó, kể từ khi động cơ\r\nở trạng thái nguội lấy theo đặc tính trễ của phần tử bảo vệ ứng với dòng có giá\r\ntrị bằng tỷ số IA / IN, không được vượt quá thời gian\r\nkhởi động tE ghi trên nhãn động cơ (xem kiểm tra ban đầu).
\r\n\r\nTùy thuộc vào kinh nghiệm, có thể đo hoặc\r\nkhông đo khoảng thời gian trễ tác động của phần tử bảo vệ khi tiến hành kiểm tra\r\nban đầu hoặc kiểm tra định kỳ. Trong thực tế vận hành khoảng thời gian này bằng\r\nchính khoảng thời gian lấy theo đặc tính trễ có sai số lớn nhất đến + 20 %.
\r\n\r\n5.3. An toàn tia\r\nlửa - Dạng bảo vệ “i” (xem Bảng 2 và TCVN 7079-11).
\r\n\r\n5.3.1. Tài liệu
\r\n\r\nÍt nhất phải có đầy đủ các tài liệu\r\nliệt kê trong Bảng 2 trong đó mô tả chi tiết:
\r\n\r\na) mạch an toàn tia lửa tương ứng;
\r\n\r\nb) nhà chế tạo, dạng thiết bị, số\r\nchứng chỉ, nhóm hạng thiết bị và cấp nhiệt độ;
\r\n\r\nc) các thông số về điện như điện cảm,\r\nđiện dung, chiều dài, thông số các tuyến cáp;
\r\n\r\nd) những yêu cầu đặc biệt trong chứng chỉ,\r\nphương pháp cụ thể đáp ứng yêu cầu đó khi lắp đặt thiết bị\r\ntrong thực tế;
\r\n\r\ne) vị trí lắp đặt mỗi hạng mục trong\r\ntổ hợp thiết bị.
\r\n\r\n5.3.2. Ghi nhãn
\r\n\r\nNhãn thiết bị phải đảm bảo được ghi rõ\r\nràng, hoàn toàn phù hợp với các yêu cầu đã ghi trong tài liệu tương ứng, thiết\r\nbị hoàn toàn phù hợp với đặc tính của nó.
\r\n\r\n5.3.3. Những cải tiến khác với thiết\r\nkế
\r\n\r\nYêu cầu kiểm tra những cải tiến khác với\r\nthiết kế có thể gặp phải khó khăn bởi vì có thể rất khó nhận ra những thay đổi đó,\r\nví dụ như đối với các mạch in. Điều này có thể xảy ra khi thực hiện công việc hàn\r\nđể sửa chữa, thay thế làm thay đổi hình dáng và chất lượng khác với ban đầu. Có\r\nthể sử dụng ảnh chụp bảng mạch gốc cùng với bảng liệt kê các linh kiện trên đó phụ\r\nthuộc vào yêu cầu của mạch an toàn để so sánh.
\r\n\r\n5.3.4. Phần tử cách ly giữa mạch an\r\ntoàn tia lửa và không an toàn tia lửa
\r\n\r\nViệc lắp đặt các phần tử cách ly an toàn\r\nbằng đi-ốt phải được kiểm tra để đảm bảo rằng đã sử dụng đúng chủng loại và\r\nchúng được nối với mạch tiếp đất một cách chắc chắn, có nối đất liên tục tốt.
\r\n\r\nRơle thực hiện chức năng cách ly an toàn\r\ngiữa các mạch và các phần tử phải được kiểm tra để đảm bảo cho các\r\ncơ cấu chuyển động của nó không thể bị hư hỏng bởi tác động không rõ ràng trong\r\nquá trình vận hành hoặc rung lắc không đảm bảo cho việc cách ly.
\r\n\r\n5.3.5. Cáp điện
\r\n\r\nPhải kiểm tra việc lắp đặt cáp để đảm\r\nbảo rằng chúng được sử dụng hoàn toàn phù hợp với tài liệu kỹ thuật. Phải\r\nchú ý khi sử dụng các lõi cáp dự phòng trong cáp nhiều lõi có chứa nhiều mạch\r\nan toàn tia lửa, cũng như trong trường hợp cáp có chứa mạch an toàn tia lửa và\r\ncác cáp khác cùng đi trong một ống hoặc máng dẫn cáp.
\r\n\r\n5.3.6. Màn chắn trong cáp
\r\n\r\nPhải kiểm tra việc lắp đặt cáp để đảm bảo\r\nrằng các màn chắn của cáp được nối đất phù hợp với các tài liệu kỹ thuật. Phải đặc\r\nbiệt lưu ý trong lắp đặt khi sử dụng cáp nhiều lõi có chứa nhiều mạch an toàn\r\ntia lửa.
\r\n\r\n5.3.7. Đấu nối trực tiếp các điểm
\r\n\r\nKiểm tra việc đấu nối giữa điểm này\r\nvới điểm kia chỉ yêu cầu tiến hành trong kiểm tra ban đầu.
\r\n\r\n5.3.8. Mạch không cách ly về điện với\r\nđất
\r\n\r\nĐiện trở nối đất giữa các mạch an toàn\r\ntia lửa và điểm nối đất phải được đo khi tiến hành công tác kiểm tra ban đầu.
\r\n\r\nPhải sử dụng dụng cụ đo chuyên dùng theo\r\nquy định cho các mạch an toàn tia lửa vào việc đo lường này.
\r\n\r\nMạch nối mẫu đại diện, được người có\r\ntrách nhiệm lựa chọn, phải được đo định kỳ để đảm bảo cho sự nguyên vẹn\r\nliên tục của các mạch nối này.
\r\n\r\n5.3.9. Nối đất tăng cường cho an toàn\r\ntia lửa
\r\n\r\nĐiện trở nối đất nhằm tăng cường an\r\ntoàn tia lửa cho hệ thống (ví dụ màn chắn biến áp, khung rơ le nối đất) phải\r\nđược đo như quy định ở 5.3.8.
\r\n\r\nKhác với yêu cầu cho một số thiết bị thông\r\nthường, không nhất thiết phải tiến hành đo trở kháng vòng nối đất bảo vệ điện\r\ngiật của thiết bị mang điện có chứa các mạch an toàn tia lửa. Vì vậy, đối với\r\nmột vài thiết bị, nối đất an toàn tia lửa được đấu nối trực tiếp với khung giá\r\nthiết bị. Một tổng trở đo được nào đó (ví dụ như trong phích cắm và ổ cắm điện\r\ncó sẵn cực và đế nối đất hoặc đế thiết bị và bảng điều khiển\r\nđã nối đất) trong trường hợp này được sử dụng phục vụ cho việc kiểm tra mạch an\r\ntoàn tia lửa.
\r\n\r\n5.3.10. Nối đất hoặc cách ly mạch an\r\ntoàn tia lửa
\r\n\r\nTrong mọi trường hợp, thiết kế gốc phải\r\nyêu cầu tiến hành thử cách điện các mạch an toàn tia lửa để khẳng định\r\nrằng chúng được nối đất hoặc cách ly hoàn toàn.
\r\n\r\nKhi tiến hành thử cách điện các hệ thống\r\nhoặc mạch an toàn tia lửa chỉ được phép sử dụng các thiết bị thử nghiệm chuyên\r\ndùng, đã được cấp chứng chỉ để đấu nối với các mạch đó.
\r\n\r\nKhi tiến hành thử nghiệm này, nối đất thông\r\nthường kết hợp với nhau thành một nhóm được tách ra. Thử nghiệm chỉ được phép\r\nthực hiện trong môi trường không có khí nổ và các mạch mang điện có liên quan với\r\nmạch nối đất thông thường phải được ngắt điện hoàn toàn. Thử nghiệm này phải được tiến\r\nhành tại cơ sở thử nghiệm
\r\n\r\n5.3.11. Cách ly các mạch an toàn tia\r\nlửa và không an toàn tia lửa
\r\n\r\nPhải kiểm tra các hộp đấu cáp và các hộp\r\nchứa các cọc an toàn để đảm bảo không có các dây dẫn không phù hợp đi qua. Xem\r\nthêm 12.2 của IEC 79 - 14.
\r\n\r\n5.4. Vỏ được\r\nthổi dưới áp suất dư - Dạng bảo vệ “p” (xem Bảng 3 và TCVN\r\n7079-2). Xem thêm điều13 của IEC 79 - 14.
\r\n\r\nBảng 1 - Nội\r\ndung kiểm tra đối với thiết bị dạng Ex “d” và Ex ”e”
\r\n\r\n(D = chi\r\ntiết; C = trực tiếp; V = bằng mắt)
\r\n\r\n\r\n Nội dung\r\n kiểm tra \r\n | \r\n \r\n Ex “d” \r\n | \r\n \r\n Ex “e” \r\n | \r\n
\r\n Cấp kiểm tra \r\n | \r\n ||
\r\n D C V \r\n | \r\n \r\n D C V \r\n | \r\n |
\r\n A Thiết bị \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 1. Thiết bị phù hợp với phân loại môi\r\n trường \r\n | \r\n \r\n * * * \r\n | \r\n \r\n * * * \r\n | \r\n
\r\n 2. Thiết bị phù hợp về nhóm \r\n | \r\n \r\n * * \r\n | \r\n \r\n * * \r\n | \r\n
\r\n 3. Thiết bị phù hợp về cấp nhiệt độ \r\n | \r\n \r\n * * \r\n | \r\n \r\n * * \r\n | \r\n
\r\n 4. Sự tương ứng về mạch của thiết bị \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n
\r\n 5. Mạch của thiết bị sẵn sàng làm\r\n việc \r\n | \r\n \r\n * * * \r\n | \r\n \r\n * * * \r\n | \r\n
\r\n 6. Vỏ thiết bị, kính xuyên sáng, các\r\n vòng đệm khít kính-vỏ kim loại và/hoặc các hợp chất đổ đầy hoàn toàn thỏa mãn \r\n | \r\n \r\n * * * \r\n | \r\n \r\n * * * \r\n | \r\n
\r\n 7. Không có những cải tiến khác với\r\n thiết kế \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n
\r\n 8. Không nhận thấy được những cải\r\n tiến khác với thiết kế \r\n | \r\n \r\n * * \r\n | \r\n \r\n * * \r\n | \r\n
\r\n 9. Bu-lông, các đầu vào cáp (trực\r\n tiếp, gián tiếp) và các phần tử che chắn khác \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Hoàn toàn phù hợp về dạng và cắc\r\n chắn: \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n + kiểm tra bằng tay \r\n | \r\n \r\n * * \r\n | \r\n \r\n * * \r\n | \r\n
\r\n + kiểm tra bằng mắt \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n
\r\n 10. Bề mặt của mặt bích sạch sẽ,\r\n không bị hư hỏng. Gioăng đệm phù hợp \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 11. Kích thước khe hở nằm trong giới\r\n hạn cho phép \r\n | \r\n \r\n * * \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 12. Dạng đèn, vị trí lắp đặt, các\r\n thông số danh định đèn phù hợp \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n
\r\n 13. Các đầu đấu nối chặt chẽ \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n
\r\n 14. Trạng thái của các gioăng đệm\r\n đáp ứng với yêu cầu \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n
\r\n 15. Quạt làm mát của động cơ có khe\r\n hở phù hợp với chụp và vỏ \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n
\r\n B Lắp đặt \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 1. Cáp có dạng phù hợp \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n
\r\n 2. Không nhận thấy hư hỏng gì cho\r\n cáp \r\n | \r\n \r\n * * * \r\n | \r\n \r\n * * * \r\n | \r\n
\r\n 3. Vòng đệm khít của các máng, ống\r\n dẫn cáp và dây dẫn đáp ứng yêu cầu \r\n | \r\n \r\n * * * \r\n | \r\n \r\n * * * \r\n | \r\n
\r\n 4. Hộp đấu cáp và các hộp đầu vào\r\n lắp đặt đáp ứng yêu cầu \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 5. Hệ thống ống dẫn và mặt tiếp xúc\r\n giữa các bộ phận lắp đặt chính xác \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n
\r\n 6. Hệ thống nối đất bao gồm cả các\r\n dây nối đất bổ sung hoàn toàn phù hợp (đấu nối các dây\r\n dẫn chặt chẽ, tiết diện phù hợp) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n + kiểm tra bằng tay \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n
\r\n + kiểm tra bằng mắt \r\n | \r\n \r\n * * \r\n | \r\n \r\n * * \r\n | \r\n
\r\n 7. Trở kháng vòng nối đất(hệ\r\n thốngTN) hoặc điện trở nối đất (hệ thống IT) đáp ứng yêu\r\n cầu \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n
\r\n 8. Điện trở cách điện đáp ứng yêu\r\n cầu \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n
\r\n 9. Phần tử bảo vệ tự động tác động trong\r\n giới hạn cho phép \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n
\r\n 10. Phần tử bảo vệ tự động lắp đặt\r\n chính xác \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n
\r\n 11. Hoàn toàn phù hợp với các điều\r\n kiện đặc biệt \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n
\r\n 12. Các cáp không sử dụng được nối\r\n đúng các vị trí \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n
\r\n C Môi trường \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 1. Thiết bị có khả năng chịu được\r\n thời tiết, ăn mòn, rung lắc và các yếu tố có hại khác \r\n | \r\n \r\n * * * \r\n | \r\n \r\n * * * \r\n | \r\n
\r\n 2. Không có tích tụ bụi bẩn \r\n | \r\n \r\n * * * \r\n | \r\n \r\n * * * \r\n | \r\n
\r\n 3. Cách điện sạch sẽ và khô ráo \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n
\r\n CHÚ THÍCH: \r\n- Yêu cầu chung: Thiết bị có cả hai\r\n dạng bảo vệ “e” và “d” phải thực hiện cả nội dung ở hai cột; \r\n- Khi thực hiện các nội dung B7 và\r\n B8 phải chú ý cẩn thận với các thiết bị thử nghiệm khi chúng làm việc trong môi\r\n trường nguy hiểm nổ. \r\n | \r\n
Bảng 2 - Nội\r\ndung kiểm tra đối với thiết bị dạng Ex “i”
\r\n\r\n\r\n Nội dung\r\n kiểm tra \r\n | \r\n \r\n Cấp kiểm\r\n tra \r\n | \r\n ||
\r\n Chi tiết \r\n | \r\n \r\n Trực tiếp \r\n | \r\n \r\n Bằng mắt \r\n | \r\n |
\r\n A Thiết bị \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 1. Thiết bị và/hoặc mạch tương ứng\r\n với môi trường phân loại \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n
\r\n 2. Thiết bị lắp đặt phù hợp với tài\r\n liệu kỹ thuật\r\n -\r\n chỉ đối với thiết bị cố định \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 3. Thiết bị và mạch phù hợp về cấp\r\n và nhóm \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 4. Thiết bị phù hợp về cấp nhiệt độ \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 5. Lắp đặt phù hợp với nhãn mác\r\n thiết bị \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 6. Không có những cải tiến khác với\r\n thiết kế \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 7. Không nhận thấy được những cải\r\n tiến khác với thiết kế \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n
\r\n 8. Những phần tử cách ly an toàn,\r\n rơ-le, những phần tử hạn chế năng lượng được lắp đặt đúng\r\n yêu cầu của chứng chỉ và nối đất an toàn nếu cần \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n
\r\n 9. Các mối đấu nối chặt chẽ \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 10. Bảng mạch\r\n in sạch sẽ và không bị hư hỏng \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n B Lắp đặt \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 1. Cáp được lắp đặt theo đúng các\r\n tài liệu kỹ thuật \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 2. Màn chắn cáp được nối đất theo\r\n đúng tài liệu kỹ thuật \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 3. Không nhận thấy hư hỏng gì trên\r\n cáp \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n
\r\n 4. Vòng đệm khít của các máng, ống\r\n dẫn cáp và dây dẫn đáp ứng yêu cầu \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n
\r\n 5. Đấu nối chính xác từ điểm nọ đến\r\n điểm kia \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 6. Nối đất đảm bảo và hoàn toàn phù\r\n hợp (dây nối chặt chẽ, tiết diện đảm bảo) \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 7. Nối đất được lắp đặt phù hợp với\r\n dạng bảo vệ \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 8. Mạch an toàn tia lửa được cách ly\r\n với đất hoặc chỉ nối với đất tại một điểm phù hợp với\r\n tài liệu) \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n
\r\n 9. Cách ly giữa mạch an toàn tia lửa\r\n và mạch không an toàn tia lửa trong các hộp phân phối\r\n hoặc hộp chuyển đổi riêng \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 10. Bảo vệ khỏi ngắn mạch cho nguồn\r\n điện tuân theo các tài liệu kỹ thuật \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 11. Điều kiện sử dụng đặc biệt nếu\r\n yêu cầu \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 12. Cáp không sử dụng được nối đúng\r\n các vị trí \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n
\r\n C Môi trường \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 1. Thiết bị có khả năng chịu được\r\n thời tiết, ăn mòn, rung lắc và các yếu tố có hại khác \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n
\r\n 2. Không có tích tụ bụi bẩn \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n
Bảng 3 - Nội dung\r\nkiểm tra đối với thiết bị dạng Ex “p”
\r\n\r\n\r\n Nội dung\r\n kiểm tra \r\n | \r\n \r\n Cấp kiểm\r\n tra \r\n | \r\n ||
\r\n Chi tiết \r\n | \r\n \r\n Trực tiếp \r\n | \r\n \r\n Bằng mắt \r\n | \r\n |
\r\n A thiết bị \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 1. Thiết bị phù hợp với phân loại môi\r\n trường \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n
\r\n 2. Thiết bị phù hợp về nhóm \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 3. Thiết bị phù hợp về cấp nhiệt độ \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 4. Sự tương ứng về mạch của thiết bị \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 5. Mạch của thiết bị sẵn sàng làm\r\n việc \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n
\r\n 6. Vỏ thiết bị, kính xuyên sáng, các\r\n vòng đệm khít kính-vỏ kim loại và/hoặc các hợp chất đổ đầy\r\n hoàn toàn thỏa mãn \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n
\r\n 7. Không có những cải tiến khác với\r\n thiết kế \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 8. Không nhận thấy được những cải\r\n tiến khác với thiết kế \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n
\r\n 9. Dạng đèn, vị trí lắp đặt, các\r\n thông số danh định\r\n đèn phù hợp \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n B Lắp đặt \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 1. Cáp có dạng phù hợp \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 2. Không nhận thấy hư hỏng cho cáp \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n
\r\n 3. Hệ thống nối đất bao gồm cả các\r\n dây nối đất bổ sung hoàn toàn phù hợp (đấu nối các dây dẫn chặt chẽ,\r\n tiết diện phù hợp) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n + kiểm tra bằng tay \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n + kiểm tra bằng mắt \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n
\r\n 4. Trở kháng vòng nối đất (hệ thống TN) hoặc\r\n điện trở nối đất\r\n (hệ thống IT)\r\n đáp\r\n ứng yêu cầu \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 5. Phần tử bảo vệ tự động tác động\r\n trong giới hạn cho phép \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 6. Phần tử bảo vệ tự động lắp đặt\r\n chính xác \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 7. Nhiệt độ\r\n khí bảo vệ tại đầu vào thấp hơn giới hạn cho phép \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 8. Hệ thống ống dẫn, vỏ thiết bị ở trạng thái\r\n tốt \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n
\r\n 9. Hệ thống khí bảo vệ ở trạng thái\r\n hoàn hảo \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n
\r\n 10. Áp suất của dòng khí bảo vệ hoàn\r\n toàn đáp ứng \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n
\r\n 11. Bộ chỉ thị áp suất, lưu lượng,\r\n báo động, khóa liên động\r\n tác động tốt \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 12. Đáp ứng yêu cầu vệ sinh, làm\r\n sạch trước khi nạp khí \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 13. Ống xả khí trong môi\r\n trường khí nổ đảm bảo an toàn \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 14. Hoàn toàn phù hợp với các điều\r\n kiện đặc biệt \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n C Môi trường \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 1. Thiết bị có khả năng chịu được\r\n thời tiết, ăn mòn, rung lắc và các yếu tố có hại khác \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n
\r\n 2. Không có tích tụ bụi bẩn \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
Từ khóa: Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN7079-17:2003, Tiêu chuẩn Việt Nam số TCVN7079-17:2003, Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN7079-17:2003 của Bộ Khoa học và Công nghệ, Tiêu chuẩn Việt Nam số TCVN7079-17:2003 của Bộ Khoa học và Công nghệ, Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN7079 17:2003 của Bộ Khoa học và Công nghệ, TCVN7079-17:2003
File gốc của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7079-17:2003 về Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò – Phần 17: Kiểm tra và bảo dưỡng thiết bị đang được cập nhật.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7079-17:2003 về Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò – Phần 17: Kiểm tra và bảo dưỡng thiết bị
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Khoa học và Công nghệ |
Số hiệu | TCVN7079-17:2003 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Người ký | Đã xác định |
Ngày ban hành | 2003-01-01 |
Ngày hiệu lực | |
Lĩnh vực | Xây dựng - Đô thị |
Tình trạng | Còn hiệu lực |