Industrial,\r\nscientific and medical (ISM) radio – frequency equipment – Electromagnetic\r\ndisturbance characteristics – Limits and methods of measurement
\r\n\r\nLời nói đầu
\r\n\r\nTCVN 6988:2006 thay thế TCVN 6988:2001 (CISPR\r\n11:1999);
\r\n\r\nTCVN 6988:2006 hoàn toàn tương đương với tiêu\r\nchuẩn CISPR 11:2004 (CISPR 11:2003 và amenmend 1:2004);
\r\n\r\nTCVN 6988:2006 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn\r\nTCVN/TC/E9 Tương thích điện từ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường\r\nChất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
\r\n\r\nTiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ\r\nTiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại\r\nkhoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1\r\nĐiều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi\r\ntiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
\r\n\r\n\r\n\r\n
THIẾT BỊ TẦN SỐ RAĐIÔ\r\nDÙNG TRONG CÔNG NGHIỆP, NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ Y TẾ (ISM) – ĐẶC TÍNH NHIỄU ĐIỆN\r\nTỪ - GIỚI HẠN VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐO
\r\n\r\nIndustrial,\r\nscientific and medical (ISM) radio – frequency equipment – Electromagnetic\r\ndisturbance characteristics – Limits and methods of measurement
\r\n\r\n\r\n\r\n1.1. Phạm vi áp dụng
\r\n\r\nTiêu chuẩn này áp dụng cho các thiết bị tần\r\nsố rađiô dùng trong công nghiệp, nghiên cứu khoa học và y tế (ISM) như định\r\nnghĩa ở điều 2, các thiết bị gia công bằng phương pháp phóng điện (EDM) và thiết\r\nbị hàn hồ quang.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Các giới hạn được xác định trên cơ\r\nsở xác suất có xét đến khả năng có nhiễu. Trong trường hợp có nhiễu, có thể cần\r\ncác điều khoản bổ sung.
\r\n\r\nTiêu chuẩn này đưa ra các qui trình đo nhiễu\r\ntần số rađio và qui định các giới hạn trong phạm vi dải tần từ 9 kHz đến 400\r\nGHz.
\r\n\r\nTiêu chuẩn này đưa ra các yêu cầu đối với\r\nthiết bị chiếu sáng ISM và thiết bị chiếu sáng tia cực tím (UV) hoạt động ở tần\r\nsố nằm trong băng tần ISM được chỉ định trong Thể lệ của ITU về tần số rađiô.
\r\n\r\nYêu cầu đối với các loại thiết bị chiếu sáng\r\nkhác được nêu trong TCVN 7186 (CISPR 15).
\r\n\r\n1.2. Tiêu chuẩn viện dẫn
\r\n\r\nCác tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho\r\nviệc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm ban hành thì chỉ\r\náp dụng các bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm ban hành\r\nthì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.
\r\n\r\nTCVN 7186 (CISPR 15), Giới hạn và phương pháp\r\nđo đặc tính nhiễu tần số rađio của thiết bị chiếu sáng và các thiết bị tương\r\ntự.
\r\n\r\nTCVN 6989-1:2003 (CISPR 16-1:1999), Qui định\r\nkỹ thuật đối với thiết bị đo và phương pháp đo nhiễu và miễn nhiễm tần số rađiô\r\n– Phần 1: Thiết bị đo nhiễu và miễn nhiễm tần số rađiô.
\r\n\r\nTCVN 6989-2:2001 (CISPR 16-2:1996), Qui định\r\nkỹ thuật đối với thiết bị đo và phương pháp đo nhiễu và miễn nhiễm tần số rađiô\r\n– Phần 2: Phương pháp đo nhiễu và miễn nhiễm tần số rađiô.
\r\n\r\nTCVN 7187 (CISPR 19), Hướng dẫn sử dụng\r\nphương pháp thay thế để đo bức xạ từ lò vi sóng ở tần số trên 1 GHz
\r\n\r\nIEC 60050(161), International\r\nElectrotechnical Vocabulary (IEV) – Chapter 161: Electro – magnetic\r\ncompatibility (Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế (IEV) – Chương 161: Tương thích\r\nđiện từ)
\r\n\r\nIEC 60083, Plugs and sockets outlets for\r\ndomestic and similar general use standardized in member countries of IEC (Phích\r\ncắm và ổ cắm dùng trong gia đình và các mục đích chung tương tự được tiêu chuẩn\r\nhóa trong các nước thành viên của IEC)
\r\n\r\nIEC 60705:1999, Household microwave ovens –\r\nMethods for measuring performance (Lò vi sóng gia dụng – Phương pháp đo tính\r\nnăng)
\r\n\r\nIEC 60974-10, Arc welding equipment – Part\r\n10: Electromagnetic compatibility (EMC) requirements (Thiết bị hàn hồ quang –\r\nPhần 10: Yêu cầu về tương thích điện từ (EMC))
\r\n\r\nIEC 61689, Ultrasonics – Physiotherapy\r\nsystems – Performance requirements and methods of measurement in the frequency\r\nrange 0,5 MHz to 5 MHz (Siêu âm – Hệ thống vật lý trị liệu – Yêu cầu về tính\r\nnăng và phương pháp đo trong dải tần từ 0,5 MHz đến 5 MHz)
\r\n\r\n\r\n\r\nTiêu chuẩn này áp dụng các định nghĩa nêu\r\ntrong IEC 60050 (161) và các định nghĩa dưới đây.
\r\n\r\n2.1. Thiết bị ISM (ISM equipment)
\r\n\r\nThiết bị được thiết kế để phát và/hoặc sử\r\ndụng năng lượng tần số rađiô cục bộ dùng trong công nghiệp, nghiên cứu khoa\r\nhọc, y tế, dân dụng hoặc các mục đích tương tự, ngoại trừ các ứng dụng trong\r\nlĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin và các ứng dụng khác thuộc phạm vi áp\r\ndụng của các TCVN (CISPR) khác
\r\n\r\n2.2. Bức xạ điện từ (electromagnetic\r\nradiation)
\r\n\r\n1. Hiện tượng năng lượng ở dạng sóng điện từ\r\nlan truyền từ nguồn ra không gian.
\r\n\r\n2. Năng lượng truyền trong không gian dưới\r\ndạng sóng điện từ.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Hiểu theo nghĩa rộng, thuật ngữ\r\n“bức xạ điện từ” đôi khi bao hàm cả các hiện tượng cảm ứng.
\r\n\r\n[IEV 161-01-10:1990]
\r\n\r\n2.3. Đường biên của thiết bị cần thử nghiệm (boundary of the\r\nequipment under test)
\r\n\r\nĐường bao tưởng tượng mô tả một cấu hình đơn giản\r\nchứa toàn bộ thiết bị cần thử nghiệm. Tất cả các cáp kết nối phải nằm bên trong\r\nđường biên này.
\r\n\r\n2.4. Nháy (click)
\r\n\r\nNhiễu vượt quá giới hạn nhiễu liên tục không\r\ndài hơn 200 ms và cách nhiễu đi sau nó ít nhất là 200 ms. Cả hai khoảng thời\r\ngian này đều liên quan tới mức giới hạn nhiễu liên tục.
\r\n\r\nMột nháy có thể chứa một số xung, trong\r\ntrường hợp này thời gian liên quan là thời gian từ khi bắt đầu xung đầu tiên\r\nđến khi kết thúc xung cuối cùng.
\r\n\r\n2.5. Thiết bị gia công bằng phương pháp phóng\r\nđiện (EDM)\r\n(electro – discharge machining (EMD) equipment) tất cả các khối cần thiết cho\r\nquá trình ăn mòn bằng tia lửa điện bao gồm máy công cụ, máy phát, mạch điều\r\nkhiển, thùng chứa chất lỏng gia công và các thiết bị tích hợp.
\r\n\r\n2.6. Ăn mòn bằng tia lửa điện (spark erosion)
\r\n\r\nQuá trình bóc đi vật liệu nằm trong chất điện\r\nmôi lỏng dùng các phóng điện, gián đoạn về thời gian, phân bố ngẫu nhiên trong\r\nkhông gian, giữa hai điện cực dẫn điện (điện cực dụng cụ và điện cực đặt miếng\r\ngia công), trong đó năng lượng phóng điện được khống chế).
\r\n\r\n2.7. Thiết bị hàn hồ quang (arc welding\r\nequipment)
\r\n\r\nThiết bị dùng để cung cấp dòng điện và điện\r\náp, có các đặc tính cần thiết, thích hợp cho quá trình hàn hồ quang và các quá\r\ntrình liên quan.
\r\n\r\n2.8. Hàn hồ quang (arc welding)
\r\n\r\nHàn nóng chảy, trong đó nhiệt để làm chảy là\r\ndo hồ quang điện tạo ra.
\r\n\r\n3. Tần số được chỉ\r\nđịnh để dùng cho ISM
\r\n\r\nLiên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) đã chỉ\r\nđịnh một số tần số để sử dụng làm tần số cơ bản cho thiết bị ISM. Các tần số\r\nnày được liệt kê trong Bảng 1.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Các cơ quan chức năng nhà nước có\r\nthể chỉ định các tần số khác hoặc chỉ định bổ sung các tần số dùng cho thiết bị\r\nISM. Đối với Việt Nam, áp dụng các tần số chỉ định trong “Qui hoạch phổ tần số\r\nvô tuyến điện quốc gia” theo QĐ số 336/2005/QĐ/TTg.
\r\n\r\nBảng 1 – Tần số được\r\nITU chỉ định để sử dụng làm tần số cơ bản ISM
\r\n\r\n\r\n Tần số trung tâm \r\nMHz \r\n | \r\n \r\n Dải tần \r\n | \r\n \r\n Giới hạn bức xạ tối\r\n đab \r\n | \r\n \r\n Số hiệu chú thích\r\n tương ứng trong bảng tần số chỉ định, theo Thể lệ của ITU về rađiôa \r\n | \r\n
\r\n 6,780 \r\n | \r\n \r\n 6,765 – 6,795 \r\n | \r\n \r\n Đang xem xét \r\n | \r\n \r\n S5.138 \r\n | \r\n
\r\n 13,560 \r\n | \r\n \r\n 13,553 – 13,567 \r\n | \r\n \r\n Không hạn chế \r\n | \r\n \r\n S5.150 \r\n | \r\n
\r\n 27,120 \r\n | \r\n \r\n 26,957 – 27,283 \r\n | \r\n \r\n Không hạn chế \r\n | \r\n \r\n S5.150 \r\n | \r\n
\r\n 40,680 \r\n | \r\n \r\n 40,66 – 40,70 \r\n | \r\n \r\n Không hạn chế \r\n | \r\n \r\n S5.150 \r\n | \r\n
\r\n 433,920 \r\n | \r\n \r\n 433,05 – 434,79 \r\n | \r\n \r\n Đang xem xét \r\n | \r\n \r\n S5.138 trong vùng\r\n 1, trừ các nước đề cập trong S5.280 \r\n | \r\n
\r\n 915,000 \r\n | \r\n \r\n 902 – 928 \r\n | \r\n \r\n Không hạn chế \r\n | \r\n \r\n S5.150 chỉ trong\r\n vùng 2 \r\n | \r\n
\r\n 2450 \r\n | \r\n \r\n 2400-2500 \r\n | \r\n \r\n Không hạn chế \r\n | \r\n \r\n S5.150 \r\n | \r\n
\r\n 5800 \r\n | \r\n \r\n 5725-5875 \r\n | \r\n \r\n Không hạn chế \r\n | \r\n \r\n S5.150 \r\n | \r\n
\r\n 24125 \r\n | \r\n \r\n 24000-24250 \r\n | \r\n \r\n Không hạn chế \r\n | \r\n \r\n S5.150 \r\n | \r\n
\r\n 61250 \r\n | \r\n \r\n 61000-61500 \r\n | \r\n \r\n Đang xem xét \r\n | \r\n \r\n S5.138 \r\n | \r\n
\r\n 122500 \r\n | \r\n \r\n 122000-123000 \r\n | \r\n \r\n Đang xem xét \r\n | \r\n \r\n S5.138 \r\n | \r\n
\r\n 245000 \r\n | \r\n \r\n 244000-246000 \r\n | \r\n \r\n Đang xem xét \r\n | \r\n \r\n S5.138 \r\n | \r\n
\r\n a Áp dụng Nghị quyết số 63 về Thể lệ của\r\n ITU. \r\nb Thuật ngữ “không hạn chế” áp dụng cho tần\r\n số cơ bản và cho tất cả các thành phần tần số khác thuộc phạm vi băng tần\r\n được chỉ định. \r\n | \r\n
Nhà chế tạo và/hoặc nhà cung ứng thiết bị ISM\r\nphải đảm bảo rằng người sử dụng có được thông tin về loại và nhóm của thiết bị,\r\nbằng ghi nhãn hoặc tài liệu đi kèm. Trong cả hai trường hợp, nhà chế tạo/nhà\r\ncung ứng phải giải thích rõ ý nghĩa của loại và nhóm đó trong tài liệu đi kèm\r\nthiết bị.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Phụ lục A nêu các ví dụ về phân\r\nloại thiết bị ISM.
\r\n\r\n4.1. Chia theo nhóm
\r\n\r\nThiết bị ISM nhóm 1: Nhóm 1 gồm tất cả các\r\nthiết bị ISM mà trong đó phát ra có chủ ý và/hoặc sử dụng năng lượng tần số\r\nrađiô được ghép dẫn, năng lượng này là thiết yếu đối với hoạt động bên trong\r\ncủa bản thân thiết bị.
\r\n\r\nThiết bị ISM nhóm 2: Nhóm 2 gồm tất cả các\r\nthiết bị ISM trong đó năng lượng tần số rađiô được phát ra có chủ ý và/hoặc\r\nđược sử dụng ở dạng bức xạ điện từ để xử lý vật liệu, thiết bị gia công bằng\r\ntia lửa điện (EDM) và thiết bị hàn hồ quang.
\r\n\r\nCác yêu cầu thử nghiệm và giới hạn quy định\r\ntrong tiêu chuẩn này không áp dụng cho các linh kiện và cụm lắp ráp không được\r\nthiết kế để thực hiện bất kỳ chức năng ISM độc lập nào.
\r\n\r\n4.2. Chia theo cấp
\r\n\r\nThiết bị cấp A là thiết bị thích hợp để sử\r\ndụng trong mọi công trình ngoại trừ các công trình nhà ở và những công trình\r\nđược nối trực tiếp vào lưới điện hạ áp cấp điện cho các tòa nhà được sử dụng\r\nlàm nhà ở.
\r\n\r\nThiết bị cấp A phải đáp ứng các giới hạn cấp\r\nA.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1: Nếu việc vận hành thiết bị không\r\nđáp ứng các giới hạn cấp A nhưng không dẫn đến giảm chất lượng các dịch vụ về\r\nrađiô đến mức không thể chấp nhận được thì có thể được cơ quan chức năng nhà\r\nnước có thẩm quyền cho phép trong từng trường hợp cụ thể.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2: Mặc dù các giới hạn cấp A được\r\nlập cho các công trình công nghiệp và thương mại, cơ quan chính quyền có thể\r\ncho phép lắp đặt và sử dụng thiết bị ISM cấp A trong công trình nhà ở hoặc công\r\ntrình được nối trực tiếp vào lưới cấp điện cho khu nhà ở, nhưng phải áp dụng\r\nmọi biện pháp bổ sung cần thiết.
\r\n\r\nThiết bị cấp B là thiết bị thích hợp để sử\r\ndụng trong các công trình nhà ở và những công trình được nối trực tiếp vào lưới\r\nđiện áp cung cấp điện cho các tòa nhà được sử dụng làm nhà ở.
\r\n\r\nThiết bị cấp B phải đáp ứng các giới hạn cấp\r\nB.
\r\n\r\n\r\n\r\nThiết bị ISM cấp A có thể được đo tại khu vực\r\nthử nghiệm hoặc tại hiện trường, tùy theo sự lựa chọn của nhà chế tạo.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Do kích thước, tính phức tạp hoặc\r\nđiều kiện vận hành, một số thiết bị ISM có thể phải được đo tại hiện trường để\r\nchứng tỏ sự phù hợp với các giới hạn về nhiễu bức xạ qui định trong tiêu chuẩn\r\nnày.
\r\n\r\nThiết bị ISM cấp B phải được đo tại khu vực\r\nthử nghiệm.
\r\n\r\nHiện đang xem xét các giới hạn đối với:
\r\n\r\n- thiết bị hàn hồ quang kích thước bằng tần\r\nsố rađiô và thiết bị tạo ổn định cho quá trình hàn số quang;
\r\n\r\n- thiết bị X quang;
\r\n\r\n- thiết bị thấu nhiệt tần số rađiô dùng cho\r\nphẫu thuật.
\r\n\r\nCác giới hạn nêu trong các bảng 2 đến 9 áp\r\ndụng cho mọi nhiễu điện từ ở mọi tần số theo bảng 1, không có ngoại lệ.
\r\n\r\nGiới hạn dưới phải áp dụng ở mọi tần số\r\nchuyển tiếp.
\r\n\r\nĐối với các thiết bị chiếu sáng ISM làm việc\r\ntrong băng tần ISM 2,45 GHz và 5,8 GHz (và 915 MHz đối với vùng 2 như được xác\r\nđịnh trong Thể lệ của ITU về tần số rađiô), các giới hạn cần áp dụng là các\r\ngiới hạn đối với thiết bị ISM thuộc nhóm 2, cấp B.
\r\n\r\n5.1. Giới hạn điện áp nhiễu đầu nối
\r\n\r\nThiết bị cần thử nghiệm phải đáp ứng:
\r\n\r\na) cả giới hạn trung bình qui định cho phép\r\nđo dùng máy thu có bộ tách sóng trung bình lẫn giới hạn tựa đỉnh qui định cho\r\nphép đo dùng bộ tách sóng tựa đỉnh (xem 6.2); hoặc
\r\n\r\nb) giới hạn trung bình khi sử dụng máy thu có\r\nbộ tách sóng tựa đỉnh (xem 6.2).
\r\n\r\nCác giới hạn đối với điện áp nhiễu đường dây\r\ntín hiệu đang được xem xét.
\r\n\r\n5.1.1. Băng tần từ 9 kHz đến 150 kHz
\r\n\r\nCác giới hạn đối với điện áp nhiễu đầu nối\r\nnguồn trong băng tần từ 9 kHz đến 150 kHz đang được xem xét, ngoại trừ thiết bị\r\nnấu ăn bằng cảm ứng.
\r\n\r\nĐối với thiết bị ISM thuộc nhóm 2, cấp A tại\r\nhiện trường, không áp dụng giới hạn nào, nếu không có qui định nào khác trong\r\ntiêu chuẩn này.
\r\n\r\n5.1.2. Băng tần từ 150 kHz đến 30 MHz
\r\n\r\n5.1.2.1. Nhiễu liên tục
\r\n\r\nCác giới hạn điện áp nhiễu đầu nối nguồn\r\ntrong băng tần từ 150 kHz đến 30 MHz đối với thiết bị đo tại khu vực thử\r\nnghiệm, sử dụng mạng CISPR 50 Ω/50 µH hoặc đầu dò điện áp CISPR (xem 6.2.3 và\r\nHình 4) được cho trong các Bảng 2a và 2b, ngoại trừ đối với các băng tần do ITU\r\nchỉ định được liệt kê trong Bảng 1, các giới hạn điện áp nhiễu đầu nối nguồn\r\nđối với các băng tần này đang được xem xét.
\r\n\r\nĐối với thiết bị ISM thuộc nhóm 2, cấp A tại\r\nhiện trường, không áp dụng giới hạn nào, nếu không có qui định nào khác trong\r\ntiêu chuẩn này.
\r\n\r\nBảng 2a – Giới hạn\r\nđiện áp nhiễu đầu nối nguồn đối với thiết bị cấp A đo tại khu vực thử nghiệm
\r\n\r\n\r\n Băng tần \r\n | \r\n \r\n Giới hạn đối với\r\n thiết bị cấp A \r\ndB (µV) \r\n | \r\n |||||
\r\n Nhóm 1 \r\n | \r\n \r\n Nhóm 2 \r\n | \r\n \r\n Nhóm 2a \r\n | \r\n ||||
\r\n MHz \r\n | \r\n \r\n Tựa đỉnh \r\n | \r\n \r\n Trung bình \r\n | \r\n \r\n Tựa đỉnh \r\n | \r\n \r\n Trung bình \r\n | \r\n \r\n Tựa đỉnh \r\n | \r\n \r\n Trung bình \r\n | \r\n
\r\n 0,15 – 0,50 \r\n | \r\n \r\n 79 \r\n | \r\n \r\n 66 \r\n | \r\n \r\n 100 \r\n | \r\n \r\n 90 \r\n | \r\n \r\n 130 \r\n | \r\n \r\n 120 \r\n | \r\n
\r\n 0,50 - 5 \r\n | \r\n \r\n 73 \r\n | \r\n \r\n 60 \r\n | \r\n \r\n 86 \r\n | \r\n \r\n 76 \r\n | \r\n \r\n 125 \r\n | \r\n \r\n 115 \r\n | \r\n
\r\n 5 – 30 \r\n | \r\n \r\n 73 \r\n | \r\n \r\n 60 \r\n | \r\n \r\n 90 \r\n | \r\n \r\n 80 \r\n | \r\n \r\n 115 \r\n | \r\n \r\n 105 \r\n | \r\n
\r\n Giảm tuyến tính\r\n theo logarít của tần số xuống còn \r\n | \r\n ||||||
\r\n 70 \r\n | \r\n \r\n 60 \r\n | \r\n |||||
\r\n CHÚ THÍCH: Cần thận trọng để phù hợp với\r\n các yêu cầu về dòng điện rò. \r\n | \r\n ||||||
\r\n a Dòng cung cấp của nguồn lớn hơn 100 A cho\r\n mỗi pha khi sử dụng đầu dò điện áp CISPR hoặc mạng V phù hợp (LISN hoặc AMN). \r\n | \r\n
Đối với thiết bị EDM và thiết bị hàn hồ quang\r\ncấp A được đo tại khu vực thử nghiệm, áp dụng giới hạn điện áp nhiễu đầu nối\r\nnguồn của Bảng 2a.
\r\n\r\nCảnh báo: Thiết bị cấp A được thiết kế để sử\r\ndụng trong môi trường công nghiệp. Trong tài liệu dành cho người sử dụng phải\r\nnêu chú ý đến thực tế là có thể có các khó khăn tiềm ẩn trong việc đảm bảo tính\r\ntương thích điện từ trong các môi trường khác, do nhiễu dẫn và nhiễu bức xạ.
\r\n\r\nBảng 2b – Giới hạn\r\nđiện áp nhiễu đầu nối nguồn đối với thiết bị cấp B do tại khu vực thử nghiệm
\r\n\r\n\r\n Giới hạn đối với\r\n thiết bị cấp B \r\ndB (mV) \r\n | \r\n ||
\r\n Băng tần \r\nMHz \r\n | \r\n \r\n Nhóm 1 và nhóm 2 \r\n | \r\n |
\r\n Tựa đỉnh \r\n | \r\n \r\n Trung bình \r\n | \r\n |
\r\n 0,15 – 0,50 \r\n | \r\n \r\n 66 \r\nGiảm tuyến tính\r\n theo logarit của tần số xuống còn \r\n56 \r\n | \r\n \r\n 56 \r\nGiảm tuyến tính\r\n theo logarit của tần số xuống còn \r\n46 \r\n | \r\n
\r\n 0,50 – 5 \r\n | \r\n \r\n 56 \r\n | \r\n \r\n 46 \r\n | \r\n
\r\n 5 – 30 \r\n | \r\n \r\n 60 \r\n | \r\n \r\n 50 \r\n | \r\n
\r\n CHÚ THÍCH: Cần thận trọng để phù hợp với\r\n các yêu cầu về dòng điện rò. \r\n | \r\n
Đối với thiết bị hàn hồ quang cấp B tại khu\r\nvực thử nghiệm, áp dụng giới hạn điện áp nhiễu đầu nối nguồn của Bảng 2b.
\r\n\r\n5.1.2.2. Thiết bị nấu ăn bằng cảm ứng dùng\r\ntrong gia đình hoặc thương mại
\r\n\r\nĐối với thiết bị nấu ăn bằng cảm ứng dùng\r\ntrong gia đình hoặc trong thương mại (thiết bị thuộc nhóm 2, cấp B), áp dụng\r\ncác giới hạn cho trong Bảng 2c.
\r\n\r\nBảng 2c – Điện áp\r\nnhiễu đầu nối nguồn đối với thiết bị nấu ăn bằng cảm ứng
\r\n\r\n\r\n Băng tần \r\nMHz \r\n | \r\n \r\n Giới hạn đối với\r\n thiết bị nấu ăn bằng cảm ứng \r\ndB (µV) \r\n | \r\n |
\r\n Tựa đỉnh \r\n | \r\n \r\n Trung bình \r\n | \r\n |
\r\n 0,009 đến 0,050 \r\n | \r\n \r\n 110 \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n
\r\n 0,050 đến 0,1485 \r\n | \r\n \r\n 90 \r\nGiảm tuyến tính\r\n theo logarit của tần số xuống còn \r\n80 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 0,1485 đến 0,50 \r\n | \r\n \r\n 66 \r\nGiảm tuyến tính\r\n theo logarít của tần số xuống còn \r\n56 \r\n | \r\n \r\n 56 \r\nGiảm tuyến tính\r\n theo logarít của tần số xuống còn \r\n46 \r\n | \r\n
\r\n 0,50 đến 5 \r\n | \r\n \r\n 56 \r\n | \r\n \r\n 46 \r\n | \r\n
\r\n 5 đến 30 \r\n | \r\n \r\n 60 \r\n | \r\n \r\n 50 \r\n | \r\n
\r\n CHÚ THÍCH: Các giới hạn điện áp nhiễu đầu\r\n nối nguồn đối với hệ thống danh định 100/110 V đang được xem xét. \r\n | \r\n
5.1.2.3. Nhiễu không liên tục
\r\n\r\nĐối với các máy phát X quang dùng trong chẩn\r\nđoán, làm việc ở chế độ gián đoạn, giới hạn đối với nháy phải là giới hạn tựa\r\nđỉnh, như qui định trong Bảng 2a hoặc Bảng 2b đối với nhiễu liên tục, tăng thêm\r\n20 dB.
\r\n\r\n5.1.3. Băng tần trên 30 MHz
\r\n\r\nKhông qui định giới hạn điện áp nhiễu đầu nối\r\ntrong băng tần này.
\r\n\r\n5.2. Giới hạn nhiễu bức xạ điện từ
\r\n\r\nThiết bị đo và phương pháp đo được qui định\r\ntrong các điều 6, 7 và 8. Thiết bị cần thử nghiệm phải đáp ứng các giới hạn khi\r\nsử dụng dụng cụ đo dùng bộ tách sóng tựa đỉnh.
\r\n\r\nỞ tần số dưới 30 MHz các giới hạn liên quan\r\nđến thành phần cường độ trường từ của nhiễu bức xạ điện từ. Ở tần số từ 30 MHz\r\nđến 1 GHz, các giới hạn liên quan đến thành phần cường độ trường điện của nhiễu\r\nbức xạ điện từ. Ở tần số trên 1 GHz các giới hạn liên quan đến công suất của\r\nnhiễu bức xạ điện từ.
\r\n\r\n5.2.1. Băng tần từ 9 kHz đến 150 kHz
\r\n\r\nGiới hạn nhiễu bức xạ điện từ trong băng tần\r\ntừ 9 kHz đến 150 kHz đang được xem xét, ngoại trừ đối với thiết bị nấu ăn bằng\r\ncảm ứng.
\r\n\r\n5.2.2. Băng tần từ 150 kHz đến 1 GHz
\r\n\r\nNgoại trừ dải tần được chỉ định liệt kê trong\r\nBảng 1, giới hạn nhiễu bức xạ điện từ đối với băng tần từ 150 kHz đến 1 GHz đối\r\nvới thiết bị thuộc nhóm 1, cấp A và B được qui định trong Bảng 3; đối với thiết\r\nbị thuộc nhóm 2, cấp B qui định trong bảng 4; đối với thiết bị thuộc nhóm 2,\r\ncấp A qui định trong Bảng 5a và đối với thiết bị EDM và thiết bị hàn hồ quang\r\ncấp A qui định trong bảng 5b. Đối với thiết bị nấu ăn bằng cảm ứng thuộc phạm\r\nvi nhóm 2, các giới hạn được qui định trong các Bảng 3a và 3b. Các điều khoản\r\nđặc biệt về bảo vệ các dịch vụ an toàn chuyên ngành được nêu trong 5.3 và Bảng\r\n9.
\r\n\r\nTrong một số trường hợp (xem 7.2.3), thiết bị\r\ncấp A, nhóm 2 được phép đo tại khu vực thử nghiệm ở khoảng cách từ 10 m đến 30\r\nm, và thiết bị cấp B, nhóm 1 hoặc 2 phải được đo ở khoảng cách từ 3 m đến 10 m.\r\nTrong trường hợp có tranh cãi, thiết bị cấp A, nhóm 2 phải được đo ở khoảng\r\ncách 30 m; thiết bị cấp B, nhóm 1 hoặc nhóm 2 (cũng như thiết bị cấp A, nhóm 1)\r\nphải được đo ở khoảng cách 10 m.
\r\n\r\nBảng 3 – Giới hạn\r\nnhiễu bức xạ điện từ đối với thiết bị thuộc nhóm 1
\r\n\r\n\r\n Băng tần \r\nMHz \r\n | \r\n \r\n Đo tại khu vực thử\r\n nghiệm \r\n | \r\n \r\n Đo tại hiện trường \r\n | \r\n |
\r\n Nhóm 1, cấp A đo ở\r\n khoảng cách 10 m \r\n | \r\n \r\n Nhóm 1, cấp B đo ở\r\n khoảng cách 10 m \r\n | \r\n \r\n Nhóm 1, cấp A Giới\r\n hạn khi đo ở cách 30 m từ mặt ngoài của tường bên ngoài tòa nhà đặt thiết bị \r\n | \r\n |
\r\n \r\n | \r\n \r\n dB (µV/m) \r\n | \r\n \r\n dB (µV/m) \r\n | \r\n \r\n dB (µV/m) \r\n | \r\n
\r\n 0,15 – 30 \r\n30 – 230 \r\n230 – 1000 \r\n | \r\n \r\n Đang xem xét \r\n40 \r\n47 \r\n | \r\n \r\n Đang xem xét \r\n30 \r\n37 \r\n | \r\n \r\n Đang xem xét \r\n30 \r\n37 \r\n | \r\n
CHÚ THÍCH: Đối với thiết bị thuộc nhóm 1, cấp\r\nA và B, được thiết kế để lắp đặt lâu dài tại nơi được bảo vệ chống tia X, cho\r\nphép tăng giới hạn nhiễu bức xạ điện từ thêm 12 dB đối với các thử nghiệm tiến\r\nhành tại khu vực thử nghiệm.
\r\n\r\nNhững thiết bị không đáp ứng các giới hạn\r\ntrong bảng 3 được ghi nhãn là “Cấp A + 12” hoặc “Cấp B + 12”. Bản hướng dẫn lắp\r\nđặt cần nêu nội dung cảnh báo sau:
\r\n\r\n“Cảnh báo: Chỉ được phép lắp đặt thiết bị này\r\ntrong phòng có bảo vệ chống tia X, được giảm ít nhất là 12 dB đối với nhiễu tần\r\nsố rađiô trong dải tần từ 30 MHz đến 1 GHz.”
\r\n\r\nBảng 3a – Giới hạn\r\ndòng điện do trường từ cảm ứng trong anten vòng 2 m xung quanh thiết bị cần thử\r\nnghiệm
\r\n\r\n\r\n Dải tần \r\nMHz \r\n | \r\n \r\n Giới hạn tính bằng\r\n dB (µA) \r\nTựa đỉnh \r\n | \r\n |
\r\n Thành phần nằm\r\n ngang \r\n | \r\n \r\n Thành phần thẳng\r\n đứng \r\n | \r\n |
\r\n 0,009 đến 0,070 \r\n | \r\n \r\n 88 \r\n | \r\n \r\n 106 \r\n | \r\n
\r\n 0,070 đến 0,1485 \r\n | \r\n \r\n 88 \r\n | \r\n \r\n 106 \r\n | \r\n
\r\n Giảm tuyến tính\r\n theo logarít của tần số xuống còn \r\n | \r\n \r\n Giảm tuyến tính\r\n theo logarít của tần số xuống còn \r\n | \r\n |
\r\n 58 \r\n | \r\n \r\n 76 \r\n | \r\n |
\r\n 0,1485 đến 30 \r\n | \r\n \r\n 58 \r\n | \r\n \r\n 76 \r\n | \r\n
\r\n Giảm tuyến tính\r\n theo logarít của tần số xuống còn \r\n | \r\n \r\n Giảm tuyến tính\r\n theo logarít của tần số xuống còn \r\n | \r\n |
\r\n 22 \r\n | \r\n \r\n 40 \r\n | \r\n |
\r\n CHÚ THÍCH: Các giới hạn trong Bảng 3a áp\r\n dụng cho thiết bị nấu ăn bằng cảm ứng dùng trong gia đình có kích thước đường\r\n chéo nhỏ hơn 1,6 m. \r\nPhép đo được thực hiện theo “phương pháp\r\n vòng Van Veen” như mô tả 2.6.5 của TCVN 6989-2 (CISPR 16-2). \r\n | \r\n
Bảng 3b – Giới hạn\r\ncường độ trường từ
\r\n\r\n\r\n Dải tần \r\nMHz \r\n | \r\n \r\n Giới hạn tính bằng\r\n dB (µA/m) ở cách 3 m \r\nTựa đỉnh \r\n | \r\n
\r\n 0,009 đến 0,070 \r\n | \r\n \r\n 69 \r\n | \r\n
\r\n 0,070 đến 0,1485 \r\n | \r\n \r\n 69 \r\nGiảm tuyến tính\r\n theo logarít của tần số xuống còn \r\n39 \r\n | \r\n
\r\n 0,1485 đến 4,0 \r\n | \r\n \r\n 39 \r\nGiảm tuyến tính\r\n theo logarít của tần số xuống còn \r\n3 \r\n | \r\n
\r\n 4,0 đến 30 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n
\r\n CHÚ THÍCH: Các giới hạn trong bảng 3b áp\r\n dụng cho thiết bị nấu ăn bằng cảm ứng dùng trong thương mại và gia đình có\r\n kích thước đường chéo lớn hơn 1,6 m. \r\nPhép đo thực hiện ở khoảng cách 3 m bằng\r\n anten vòng 0,6 m như mô tả ở 5.5.2.1 của TCVN 6989-1 (CISPR16-1). Anten phải\r\n được lắp đặt thẳng đứng, mép dưới của vòng ở độ cao 1 m bên trên mặt sàn. \r\n | \r\n
Bảng 4 – Giới hạn\r\nnhiễu bức xạ điện từ đối với thiết bị thuộc nhóm 2, cấp B, đo tại khu vực thử\r\nnghiệm
\r\n\r\n\r\n Băng tần \r\nMHz \r\n | \r\n \r\n Trường điện \r\nKhoảng cách đo 10 m \r\n | \r\n \r\n Trường từ \r\nKhoảng cách đo 10 m \r\nGiới hạn tựa đỉnh \r\ndB (µA/m) \r\n | \r\n |
\r\n Giới hạn tựa đỉnh \r\ndB (µV/m) \r\n | \r\n \r\n Giới hạn trung bìnha \r\ndB (µV/m) \r\n | \r\n ||
\r\n từ 0,15 đến 30 \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 39 \r\nGiảm tuyến tính\r\n theo logarít của tần số xuống còn \r\n3 \r\n | \r\n
\r\n từ 30 đến 80,872 \r\n | \r\n \r\n 30 \r\n | \r\n \r\n 25 \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n
\r\n Từ 80,872 đến\r\n 81,848 \r\n | \r\n \r\n 50 \r\n | \r\n \r\n 45 \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n
\r\n Từ 81,848 đến\r\n 134,786- \r\n | \r\n \r\n 30 \r\n | \r\n \r\n 25 \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n
\r\n từ 134,786 đến\r\n 136,414 \r\n | \r\n \r\n 50 \r\n | \r\n \r\n 45 \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n
\r\n từ 136,414 đến 230 \r\n | \r\n \r\n 30 \r\n | \r\n \r\n 25 \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n
\r\n từ 230 đến 1 000 \r\n | \r\n \r\n 37 \r\n | \r\n \r\n 32 \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n
\r\n a Chỉ áp dụng giới hạn trung bình cho thiết\r\n bị dùng manhetron. Nếu thiết bị dùng manhetron vượt quá giới hạn tựa đỉnh ở\r\n tần số nào đó thì phải thực hiện tại phép đo ở tần số đó, sử dụng bộ tách\r\n sóng trung bình và áp dụng các giới hạn trung bình qui định trong bảng này. \r\n | \r\n
Bảng 5a – Giới hạn\r\nnhiễu bức xạ điện từ đối với thiết bị thuộc nhóm 2, cấp A
\r\n\r\n\r\n Băng tần \r\nMHz \r\n | \r\n \r\n Giới hạn khi đo ở\r\n khoảng cách D \r\nm \r\n | \r\n |
\r\n Khoảng cách D tính\r\n từ tường ngoài tòa nhà \r\ndB (µV/m) \r\n | \r\n \r\n Tại khu vực thử\r\n nghiệm D = 10 m tính từ thiết bị \r\ndB (µV/m) \r\n | \r\n |
\r\n 0,15 – 0,49 \r\n | \r\n \r\n 75 \r\n | \r\n \r\n 95 \r\n | \r\n
\r\n 0,49 – 1,705 \r\n | \r\n \r\n 65 \r\n | \r\n \r\n 85 \r\n | \r\n
\r\n 1,705 – 2,194 \r\n | \r\n \r\n 70 \r\n | \r\n \r\n 90 \r\n | \r\n
\r\n 2,194 – 3,95 \r\n | \r\n \r\n 65 \r\n | \r\n \r\n 85 \r\n | \r\n
\r\n 3,95 – 20 \r\n | \r\n \r\n 50 \r\n | \r\n \r\n 70 \r\n | \r\n
\r\n 20 – 30 \r\n | \r\n \r\n 40 \r\n | \r\n \r\n 60 \r\n | \r\n
\r\n 30 – 47 \r\n | \r\n \r\n 48 \r\n | \r\n \r\n 68 \r\n | \r\n
\r\n 47 – 53,91 \r\n | \r\n \r\n 30 \r\n | \r\n \r\n 50 \r\n | \r\n
\r\n 53,91 – 54,56 \r\n | \r\n \r\n 30 (40)a) \r\n | \r\n \r\n 50 (60) a) \r\n | \r\n
\r\n 54,56 – 68 \r\n | \r\n \r\n 30 \r\n | \r\n \r\n 50 \r\n | \r\n
\r\n 68 – 80,872 \r\n | \r\n \r\n 43 \r\n | \r\n \r\n 63 \r\n | \r\n
\r\n 80,872 – 81,848 \r\n | \r\n \r\n 58 \r\n | \r\n \r\n 78 \r\n | \r\n
\r\n 81,848 – 87 \r\n | \r\n \r\n 43 \r\n | \r\n \r\n 63 \r\n | \r\n
\r\n 87 – 134,786 \r\n | \r\n \r\n 40 \r\n | \r\n \r\n 60 \r\n | \r\n
\r\n 134,786 – 136,414 \r\n | \r\n \r\n 50 \r\n | \r\n \r\n 70 \r\n | \r\n
\r\n 136,414 – 156 \r\n | \r\n \r\n 40 \r\n | \r\n \r\n 60 \r\n | \r\n
\r\n 156 – 174 \r\n | \r\n \r\n 54 \r\n | \r\n \r\n 74 \r\n | \r\n
\r\n 174 – 188,7 \r\n | \r\n \r\n 30 \r\n | \r\n \r\n 50 \r\n | \r\n
\r\n 188,7 – 190,979 \r\n | \r\n \r\n 40 \r\n | \r\n \r\n 60 \r\n | \r\n
\r\n 190,979 – 230 \r\n | \r\n \r\n 30 \r\n | \r\n \r\n 50 \r\n | \r\n
\r\n 230 – 400 \r\n | \r\n \r\n 40 \r\n | \r\n \r\n 60 \r\n | \r\n
\r\n 400 – 470 \r\n | \r\n \r\n 43 \r\n | \r\n \r\n 63 \r\n | \r\n
\r\n 470 – 1 000 \r\n | \r\n \r\n 40 \r\n | \r\n \r\n 60 \r\n | \r\n
\r\n a Các cơ quan chức năng có thẩm quyền có thể\r\n cho phép nới rộng thêm 10 dB đối với các giới hạn trong băng tần từ 53,91 MHz\r\n đến 54,56 MHz. \r\n | \r\n
Đối với các thiết bị đo tại hiện trường,\r\nkhoảng cách đo D từ tường bên ngoài tòa nhà đặt thiết bị bằng (30 + x/a) m hoặc\r\n100 m, chọn giá trị nhỏ hơn, với điều kiện khoảng cách đo D vẫn thuộc khuôn\r\nviên hiện trường. Trong trường hợp khoảng cách D tính được vượt ra ngoài khuôn\r\nviên hiện trường, khoảng cách đo D bằng x hoặc 30 m, chọn giá trị lớn hơn.
\r\n\r\nĐể tính toán các giá trị trên:
\r\n\r\nx là khoảng cách gần nhất giữa tường bên\r\nngoài của tòa nhà đặt thiết bị và đường biên khuôn viên của người sử dụng theo\r\ntừng hướng đo;
\r\n\r\na = 2,5 đối với các tần số thấp hơn 1 MHz;
\r\n\r\na = 4,5 đối với các tần số bằng hoặc cao hơn\r\n1 MHz.
\r\n\r\nĐể bảo vệ các dịch vụ chuyên ngành hàng không\r\nở những nơi đặc biệt, cơ quan chức năng nhà nước có thể yêu cầu các giới hạn cụ\r\nthể phải đáp ứng ở khoảng cách 30 m.
\r\n\r\nBảng 5b – Giới hạn\r\nnhiễu bức xạ điện từ đối với thiết bị EDM và thiết bị hàn hồ quang cấp A đo tại\r\nkhu vực thử nghiệm
\r\n\r\n\r\n Băng tần \r\nMHz \r\n | \r\n \r\n Giới hạn tựa đỉnh\r\n (ở khoảng cách đo 10 m) \r\ndB (µV/m) \r\n | \r\n
\r\n Từ 30 đến 230 \r\n | \r\n \r\n 80 \r\ngiảm tuyến tính\r\n theo lorarít của tần số xuống còn \r\n60 \r\n | \r\n
\r\n Từ 230 đến 1000 \r\n | \r\n \r\n 60 \r\n | \r\n
Cảnh báo: Thiết bị cấp A được thiết kế để sử\r\ndụng trong môi trường công nghiệp.Trong tài liệu dành cho người sử dụng phải\r\nnếu chú ý đến thực tế là có thể có các khó khăn tiềm ẩn trong việc đảm bảo tính\r\ntương thích điện từ trong các môi trường khác, do nhiễu dẫn và nhiễu bức xạ.
\r\n\r\n5.2.3. Băng tần 1 GHz đến 18 GHz
\r\n\r\nThiết bị ISM thuộc nhóm 1
\r\n\r\nCác giới hạn đang được xem xét.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Giới hạn nhiễu bức xạ đối với\r\nthiết bị ISM thuộc nhóm 1 dự kiến sẽ tương tự như các giới hạn hiện đang được\r\nxem xét đối với thiết bị công nghệ thông tin (ITE) hoạt động ở tần số trên 1\r\nGHz.
\r\n\r\nThiết bị ISM thuộc nhóm 2
\r\n\r\na) Thiết bị ISM làm việc ở tần số thấp hơn\r\n400 MHz
\r\n\r\nCác giới hạn đang được xem xét.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Khi hoàn chỉnh, các giới hạn này\r\nsẽ được đưa ra cùng với điều khoản thử nghiệm thử nghiệm có điều kiện kèm theo.\r\nNếu, trong băng tần từ 400 MHz đến 1 GHz, mọi phát xạ đều thấp hơn các giới hạn\r\nđối với cấp B và sóng hài bậc 5 của nguồn phát xạ cao nhất bên trong thấp hơn 1\r\nGHz (nghĩa là nguồn cao nhất < 200 MHz), thì không cần thử nghiệm đối với\r\ntần số trên 1 GHz.
\r\n\r\nb) Thiết bị ISM làm việc ở tần số trên 400\r\nMHz
\r\n\r\nGiới hạn nhiễu bức xạ điện từ đối với dải tần\r\ntừ 1 GHz đến 18 GHz được qui định trong các Bảng 6 đến 8; thiết bị ISM phải đáp\r\nứng các giới hạn của bảng 6 hoặc các giới hạn của Bảng 7 và Bảng 8 (xem sơ đồ\r\ncây, Hình 5).
\r\n\r\nĐiều khoản đặc biệt về bảo vệ các dịch vụ an\r\ntoàn đặc biệt được cho trong 5.3 và Bảng 9.
\r\n\r\nĐối với thiết bị chiếu tia cực tím được cấp\r\nnăng lượng vi sóng, áp dụng các giới hạn qui định trong bảng 6.
\r\n\r\nBảng 6 – Giới hạn\r\nđỉnh nhiễu bức xạ điện từ đối với thiết bị ISM thuộc nhóm 2, cấp A và cấp B tạo\r\nnhiễu sóng liên tục và làm việc ở tần số trên 400 MHz
\r\n\r\n\r\n Băng tần \r\n | \r\n \r\n Cường độ trường đo\r\n ở khoảng cách 3 m \r\ndB (µV/m) \r\n | \r\n |
\r\n Từ 1GHz đến 18 GHz \r\n | \r\n \r\n Cấp A \r\n | \r\n \r\n Cấp B \r\n | \r\n
\r\n Nằm trong các băng tần hài \r\n | \r\n \r\n 82a \r\n | \r\n \r\n 70 \r\n | \r\n
\r\n Nằm ngoài các băng tần hài \r\n | \r\n \r\n 70 \r\n | \r\n \r\n 70 \r\n | \r\n
\r\n CHÚ THÍCH: Để bảo vệ các dịch vụ rađiô, cơ\r\n quan chức năng nhà nước có thẩm quyền có thể yêu cầu giới hạn thấp hơn. \r\nCHÚ THÍCH 2: Phép đo đỉnh nhiễu với độ rộng\r\n băng tần phân giải 1 MHz và độ rộng băng tần tín hiệu hình cao hơn hoặc bằng\r\n 1 MHz. \r\nCHÚ THÍCH 3: Trong bảng này, “các băng tần\r\n hài” có nghĩa là các băng tần là bội số của băng tần ISM trên 1 GHz. \r\n | \r\n ||
\r\n a Tại các tần số biên trên hoặc dưới của\r\n băng tần hài, áp dụng giới hạn dưới 70 bB (µV/m). \r\n | \r\n
Bảng 7 – Giới hạn\r\nđỉnh nhiễu bức xạ điện từ đối với thiết bị ISM thuộc nhóm 2, cấp B tạo nhiễu\r\nbiến động không phải là sóng liên tục và làm việc ở tần số trên 400 MHz
\r\n\r\n\r\n Băng tần \r\nGHz \r\n | \r\n \r\n Cường độ trường đo\r\n ở khoảng cách 3 m \r\ndB (µV/m) \r\n | \r\n
\r\n 1 – 2,3 \r\n | \r\n \r\n 92 \r\n | \r\n
\r\n 2,3 – 2,4 \r\n | \r\n \r\n 110 \r\n | \r\n
\r\n 2,5 – 5,725 \r\n | \r\n \r\n 92 \r\n | \r\n
\r\n 5,875 – 11,7 \r\n | \r\n \r\n 92 \r\n | \r\n
\r\n 11,7 – 12,7 \r\n | \r\n \r\n 73 \r\n | \r\n
\r\n 12,7 – 18 \r\n | \r\n \r\n 92 \r\n | \r\n
\r\n CHÚ THÍCH 1: Để bảo vệ các dịch vụ tần số\r\n rađiô, cơ quan chức năng có thẩm quyền có thể yêu cầu giới hạn thấp hơn. \r\nCHÚ THÍCH 2: Phép đo đỉnh nhiễu với độ rộng\r\n băng tần phân giải 1 MHz và độ rộng băng tần tín hiệu hình cao hơn hoặc bằng\r\n 1 MHz. \r\nCHÚ THÍCH 3: Các giới hạn trong bảng này\r\n lấy từ nguồn biến động như lò vi sóng dùng manhetron. \r\n | \r\n
Bảng 8 – Giới hạn có\r\ntrọng số nhiễu bức xạ điện từ đối với thiết bị ISM thuộc nhóm 2, cấp B làm việc\r\nở tần số trên 400 MHz
\r\n\r\n\r\n Băng tần \r\nGHz \r\n | \r\n \r\n Cường độ trường đo\r\n ở khoảng cách 3 m \r\ndB (µV/m) \r\n | \r\n
\r\n 1 – 2,4 \r\n | \r\n \r\n 60 \r\n | \r\n
\r\n 2,5 – 5,725 \r\n | \r\n \r\n 60 \r\n | \r\n
\r\n 5,875 – 18 \r\n | \r\n \r\n 60 \r\n | \r\n
\r\n CHÚ THÍCH 1 Để bảo vệ các dịch vụ rađiô, cơ\r\n quan chức năng nhà nước có thẩm quyền có thể yêu cầu giới hạn thấp hơn. \r\nCHÚ THÍCH 2: Phép đo có trọng số với độ\r\n rộng băng tần phân giải 1 MHz và độ rộng băng tần tín hiệu hình 10 Hz. \r\nCHÚ THÍCH 3: Để kiểm tra các giới hạn trong\r\n bảng này, chỉ cần thực hiện các phép đo xung quanh hai tần số trung tâm; phát\r\n xạ cao nhất trong băng tần 1 005 MHz – 2 395 MHz và phát xạ đỉnh cao nhất\r\n trong băng tần 2 505 MHz đến 17 995 MHz (bên ngoài băng tần 5 720 MHz – 5 880\r\n MHz). Ở hai tần số trung tâm này, các phép đo thực hiện với bước 10 MHz trên\r\n máy phân tích phổ. \r\n | \r\n
5.2.4. Băng tần từ 18 GHz đến 400 GHz
\r\n\r\nCác giới hạn đối với băng tần từ 18 GHz đến\r\n400 GHz đang được xem xét.
\r\n\r\n5.3. Giới hạn về bảo vệ các dịch vụ an toàn
\r\n\r\nCác hệ thống ISM cần được thiết kế để tránh\r\ncác tác vụ cơ bản hoặc bức xạ của tín hiệu giả và sóng hài ở mức cao trong các\r\nbăng tần được sử dụng cho các dịch vụ rađiô liên quan tới an toàn. Danh mục các\r\nbăng tần này được cho trong phụ lục E.
\r\n\r\nĐể bảo vệ các dịch vụ chuyên ngành, trong các\r\nkhu vực đặc biệt, cơ quan chức năng nhà nước có thể yêu cầu thực hiện các phép\r\nđo tại hiện trường và yêu cầu phải đáp ứng các giới hạn qui định trong bảng 9\r\ntrong băng tần được liệt kê.
\r\n\r\nBảng 9 – Giới hạn\r\nnhiễu bức xạ điện từ để bảo vệ các dịch vụ an toàn chuyên ngành trong các khu\r\nvực cụ thể
\r\n\r\n\r\n Băng tần \r\nMHz \r\n | \r\n \r\n Giới hạn \r\ndB (µV/m) \r\n | \r\n \r\n Khoảng cách đo từ\r\n tường bên ngoài tòa nhà nơi đặt thiết bị \r\nm \r\n | \r\n
\r\n 0,2835 – 0,5265 \r\n | \r\n \r\n 65 \r\n | \r\n \r\n 30 \r\n | \r\n
\r\n 74,6 – 75,4 \r\n | \r\n \r\n 30 \r\n | \r\n \r\n 10 \r\n | \r\n
\r\n 108 – 137 \r\n | \r\n \r\n 30 \r\n | \r\n \r\n 10 \r\n | \r\n
\r\n 242,95 – 243,05 \r\n | \r\n \r\n 37 \r\n | \r\n \r\n 10 \r\n | \r\n
\r\n 328,6 – 335,4 \r\n | \r\n \r\n 37 \r\n | \r\n \r\n 10 \r\n | \r\n
\r\n 960 – 1 215 \r\n | \r\n \r\n 37 \r\n | \r\n \r\n 10 \r\n | \r\n
\r\n CHÚ THÍCH: Nhiều phương tiện liên lạc hàng\r\n không yêu cầu hạn chế nhiễu điện từ bức xạ theo chiều thẳng đứng. Việc xác\r\n định các điều khoản cần thiết để bảo vệ những hệ thống như vậy đang được tiến\r\n hành. \r\n | \r\n
5.4. Qui định về bảo vệ các dịch vụ rađiô nhạy\r\ncảm chuyên ngành
\r\n\r\nĐể bảo vệ các dịch vụ nhạy cảm chuyên ngành,\r\ntại khu vực đặc biệt, các cơ quan chức năng nhà nước có thể yêu cầu các biện\r\npháp triệt nhiễu bổ sung hoặc những vùng cách ly được chỉ định trong những\r\ntrường hợp có thể xảy ra nhiễu có hại. Do vậy, nên tránh các tác vụ cơ bản hoặc\r\nbức xạ tín hiệu sóng hài mức cao trong các băng tần này. Một số ví dụ về các\r\nbăng tần này được liệt kê trong phụ lục F để tham khảo.
\r\n\r\n6. Yêu cầu chung về\r\nphép đo
\r\n\r\nThiết bị cấp A được phép đo hoặc tại khu vực\r\nthử nghiệm hoặc tại hiện trường theo qui định của nhà chế tạo. Thiết bị ISM cấp\r\nB phải được đo tại khu vực thử nghiệm.
\r\n\r\nYêu cầu cụ thể về thực hiện phép đo tại khu\r\nvực thử nghiệm được qui định trong các điều 7 và 8, việc thực hiện phép đo tại\r\nhiện trường được qui định trong điều 9.
\r\n\r\nPhải đáp ứng các yêu cầu trong điều 6 đối với\r\nphép đo tại khu vực thử nghiệm và/hoặc tại hiện trường.
\r\n\r\n6.1. Tạp môi trường
\r\n\r\nKhu vực thử nghiệm để thử nghiệm điển hình\r\nphải cho phép phân biệt được phát xạ từ thiết bị cần thử nghiệm với tạp môi\r\ntrường. Có thể xác định sự phù hợp về mặt này bằng cách đo mức tạp môi trường,\r\nthiết bị cần thử nghiệm được cho ngừng hoạt động và đảm bảo rằng mức tạp môi\r\ntrường thấp hơn ít nhất là 6 dB so với các giới hạn qui định tại 5.1, 5.2 hoặc\r\n5.3, tùy theo phép đo được tiến hành.
\r\n\r\nKhông nhất thiết phải giảm mức tạp môi trường\r\nthấp hơn 6 dB so với giới hạn qui định trong trường hợp tạp môi trường cộng với\r\nphát xạ từ thiết bị cần thử nghiệm không vượt quá giới hạn qui định. Trong điều\r\nkiện này, thiết bị cần thử nghiệm coi là thỏa mãn giới hạn qui định.
\r\n\r\nKhi thực hiện các phép đo điện áp nhiễu đầu\r\nnối nguồn, có thể các đài phát thanh địa phương làm tăng mức tạp môi trường ở\r\nmột số tần số. Được phép lắc bộ lọc tần số rađiô thích hợp giữa mạng mô phỏng\r\nđiện lưới và nguồn điện lưới, hoặc thực hiện phép đo trong buồng được chống\r\nnhiễu. Các linh kiện của bộ lọc tần số rađiô cần được đặt bên trong lưới kim\r\nloại nối trực tiếp với điểm đất làm chuẩn của hệ thống đo. Phải thỏa mãn các\r\nyêu cầu về trở kháng của mạng mô phỏng điện lưới ở tần số đo khi bộ lọc tần số\r\nrađiô được nối vào.
\r\n\r\nKhi đo nhiễu bức xạ điện từ, nếu không thể\r\nđạt được các điều kiện tạp môi trường thấp hơn 6 dB so với giới hạn thì có thể\r\nlắp anten ở khoảng cách đến thiết bị cần thử nghiệm gần hơn so với qui định ở điều\r\n5 (xem 7.2.3).
\r\n\r\n6.2. Thiết bị đo
\r\n\r\n6.2.1. Dụng cụ đo
\r\n\r\nMáy thu có bộ tách sóng tựa đỉnh phải phù hợp\r\nvới TCVN 6989-1 (CISPR 16-1). Máy thu có bộ tách sóng trung bình phải phù hợp\r\nvới TCVN 6989-1 (CISPR 16-1).
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Có thể lắp cả hai bộ tách sóng\r\ntrong một máy thu duy nhất và các phép đo được thực hiện bằng cách sử dụng lần\r\nlượt bộ tách sóng tựa đỉnh và bộ tách sóng trung bình.
\r\n\r\nMáy thu đo sử dụng phải được vận hành sao cho\r\nsự thay đổi tần số của nhiễu cần đo không ảnh hưởng đến kết quả đo.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Có thể sử dụng dụng cụ đo có đặc\r\ntính tách sóng khác với điều kiện có thể chứng minh phép đo các giá trị nhiễu\r\nlà như nhau. Cần chú ý đến sự thuận lợi khi sử dụng máy thu toàn cảnh hoặc máy\r\nphân tích phổ, đặc biệt nếu tần số làm việc của thiết bị cần thử nghiệm thay\r\nđổi đáng kể trong chu kỳ làm việc.
\r\n\r\nĐể tránh khả năng dụng cụ đo chỉ thị sai\r\nkhông tuân thủ các giới hạn, không được điều hưởng máy thu đo đến biên của một\r\ntrong các băng tần được chỉ định để sử dụng ISM, gần hơn tần số mà tại đó điểm\r\nbăng tần 6 dB của máy thu đo vừa khớp với biên của băng tần được chỉ định.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Cần thận trọng để đảm bảo rằng đặc\r\nbiệt chống nhiễu và đặc tính loại bỏ đáp ứng giả của máy thu đo khi thực hiện\r\ncác phép đo trên thiết bị công suất lớn là thích hợp.
\r\n\r\nĐối với các phép đo ở tần số trên 1 GHz, phải\r\nsử dụng máy phân tích phổ với các đặc tính qui định trong TCVN 6989-1 (CISPR\r\n16-1).
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Các biện pháp dự phòng cần thực\r\nhiện khi sử dụng máy phân tích phổ được nêu trong phụ lục B.
\r\n\r\n6.2.2. Mạng mô phỏng điện lưới
\r\n\r\nKhi thực hiện phép đo điện áp nhiễu đầu nối\r\nnguồn phải sử dụng mạng mô phỏng điện lưới gồm có mạng V 50 Ω/50 µH như qui\r\nđịnh trong TCVN 6989-1 (CISPR 16-1).
\r\n\r\nCần có mạng mô phỏng để tạo ra trở kháng qui\r\nđịnh ở tần số rađiô trên nguồn lưới tại điểm đo, đồng thời để cách ly thiết bị\r\ncần thử nghiệm với tạp môi trường trên đường dây điện.
\r\n\r\n6.2.3. Đầu nối điện áp
\r\n\r\nPhải sử dụng đầu dò điện áp thể hiện trên\r\nhình 4 khi không thể sử dụng mạng mô phỏng điện lưới. Đầu dò được nối phía sau\r\ngiữa từng đường dây và điểm đất chuẩn đã chọn (tấm kim loại, ống kim loại). Đầu\r\ndò gồm chủ yếu là một tụ chặn và một điện trở sao cho tổng trở giữa đường dây\r\nvà đất ít nhất bằng 1 500 Ω. Ảnh hưởng của tụ này hoặc bất kỳ cơ cấu nào khác\r\nđược sử dụng để bảo vệ máy thu đo khỏi dòng điện nguy hiểm đối với độ chính xác\r\nphép đo phải hoặc là nhỏ hơn 1 dB hoặc ở mức cho phép đối với việc hiệu chuẩn.
\r\n\r\n6.2.4. Anten
\r\n\r\nTrong dải tần dưới 30 MHz, anten phải có dạng\r\nvòng như qui định trong TCVN 6989-1 (CISPR 16-1). Anten phải được đỡ trong mặt\r\nphẳng thẳng đứng và có thể xoay quanh trục thẳng đứng. Điểm thấp nhất của vòng\r\nphải ở bên trên mặt đất 1 m.
\r\n\r\nTrong dải tần từ 30 MHz đến 1 GHz, anten sử\r\ndụng phải như qui định trong TCVN 6989-1 (CISPR 16-1). Các phép đo phải được\r\nthực hiện đối với phân cực nằm ngang cũng như thẳng đứng. Điểm gần đất nhất của\r\nanten không được nhỏ hơn 0,2 m.
\r\n\r\nĐối với các phép đo tại khu vực thử nghiệm,\r\ntâm anten phải được thay đổi trong khoảng từ độ cao 1 m đến 4 m để đạt được mức\r\nchỉ thị cực đại ở mỗi tần số thử nghiệm.
\r\n\r\nĐối với các phép đo tại hiện trường, tâm\r\nanten phải được cố định ở độ cao 2,0 m ± 0,2 m bên trên mặt đất.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Được phép sử dụng các anten khác\r\nvới điều kiện các kết quả có thể chứng tỏ là nằm trong phạm vi ± 2 dB so với\r\ncác kết quả thu được khi sử dụng anten lưỡng cực đối xứng.
\r\n\r\nĐối với các phép đo ở tần số trên 1 GHz, phải\r\nsử dụng anten như qui định trong TCVN 6989-1 (CISPR 16-1).
\r\n\r\n6.2.5.Tay giả
\r\n\r\nĐể mô phỏng ảnh hưởng của tay người sử dụng,\r\ntrong quá trình đo điện áp nhiễu nguồn lưới cần phải sử dụng tay giả đối với\r\nthiết bị cầm tay.
\r\n\r\nTay giả gồm lá kim loại được nối đến một đầu\r\ncủa phần tử RC (đầu M), gồm một tụ điện có điện dung 220 pF ± 20 % nối tiếp với\r\nmột điện trở 510 Ω ± 10% (xem hình 6); đầu kia của phần tử RC phải được nối đến\r\nđiểm đất làm chuẩn của hệ thống đo (xem TCVN 6989-1 (CISPR 16-1)). Phần tử RC\r\ncủa tay giả có thể được lắp trong vỏ của mạng mô phỏng điện lưới.
\r\n\r\n6.3. Đo tần số
\r\n\r\nĐối với thiết bị được thiết kế để làm việc\r\nvới một tần số cơ bản ở một trong các băng tần liệt kê trong Bảng 1, tần số này\r\nphải được kiểm tra bằng thiết bị đo có sai số nội tại của phép đo không lớn hơn\r\n1/10 dung sai cho phép đối với tần số giữa băng của băng tần được chỉ định.\r\nPhải đo tần số trên toàn bộ dải phụ tải từ công suất nhỏ nhất thường sử dụng\r\nđến công suất lớn nhất.
\r\n\r\n6.4. Cấu hình của thiết bị cần thử nghiệm
\r\n\r\nBằng cách thay đổi cấu hình của thiết bị\r\nnhưng vẫn tuân thủ các ứng dụng điển hình của thiết bị cần thử nghiệm, phải làm\r\nmức nhiễu đạt giá trị cực đại.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Phạm vi áp dụng của điều này đối\r\nvới phép đo một hệ thống lắp đặt tại hiện trường sẽ phụ thuộc vào tính linh\r\nhoạt vốn có của mỗi hệ thống lắp đặt cụ thể. Các qui định của điểm này áp dụng\r\ncho các phép đo tại hiện trường chừng nào một hệ thống lắp đặt cụ thể cho phép\r\nthay đổi vị trí đặt cáp và các khối khác trong phạm vi hệ thống có thể làm việc\r\nđộc lập, phạm vi mà vị trí lắp đặt có thể thay đổi bên trong khuôn viên, v.v…
\r\n\r\nPhải ghi chính xác trong báo cáo thử nghiệm\r\ncấu hình của thiết bị cần thử nghiệm.
\r\n\r\n6.4.1. Cáp kết nối
\r\n\r\nĐiều này áp dụng cho các thiết bị có cáp kết\r\nnối giữa các bộ phận khác nhau của thiết bị, hoặc cho các hệ thống gồm một số\r\nthiết bị kết nối với nhau.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Nếu tuân thủ tất cả các qui định\r\ncủa điều này, thì từ các kết quả của một lần đánh giá có thể áp dụng cho một số\r\ncấu hình hệ thống sử dụng các thiết bị và cáp cùng kiểu như khi thử nghiệm,\r\nkhông sử dụng các kiểu khác, từng cấu hình hệ thống trên thực tế là một hệ\r\nthống phụ của hệ thống đã đánh giá.
\r\n\r\nCáp kết nối phải thuộc cùng kiểu và có độ dài\r\nqui định theo yêu cầu đối với thiết bị riêng lẻ. Nếu có thể thay đổi độ dài,\r\nphải chọn chiều dài tạo ra phát xạ cực đại khi thực hiện phép đo cường độ\r\ntrường.
\r\n\r\nNếu trong quá trình thử nghiệm sử dụng cáp có\r\nvỏ bọc hoặc cáp chuyên dùng thì việc sử dụng các cáp đó phải được qui định\r\ntrong bản hướng dẫn sử dụng.
\r\n\r\nNgoài các dây dẫn do nhà chế tạo cung cấp,\r\nkhông đòi hỏi nối các dây tín hiệu trong quá trình thử nghiệm phát xạ RF đối\r\nvới thiết bị đo và thiết bị thử nghiệm di động, thiết bị nhóm 1, hoặc các thiết\r\nbị được thiết kế để sử dụng trong phòng thí nghiệm và do những người có chuyên\r\nmôn vận hành. Ví dụ là máy phát tín hiệu, mạng và máy phân tích phổ và máy phân\r\ntích logic.
\r\n\r\nKhi thực hiện phép đo điện áp đầu nối, phần\r\nchiều dài cáp thừa phải được bó lại ở xấp xỉ đoạn giữa của cáp, phần bó dài từ\r\n30 cm đến 40 cm. Nếu không thực hiện được việc đó thì việc bố trí phần cáp thừa\r\nphải được nêu chính xác trong báo cáo thử nghiệm.
\r\n\r\nTrong trường hợp có nhiều cổng giao diện, tất\r\ncả thuộc cùng một kiểu, thì chỉ cần nối cáp tới cổng thuộc loại đó với điều\r\nkiện có thể chứng tỏ rằng cáp lắp thêm sẽ không ảnh hưởng đáng kể tới các kết\r\nquả.
\r\n\r\nKèm theo từng bộ phận kết quả phải có phần mô\r\ntả đầy đủ hướng đặt cáp và thiết bị sao cho có thể tái lập các kết quả này. Nếu\r\ncó một số điều kiện sử dụng thì những điều kiện đó phải được qui định, lập\r\nthành văn bản và đưa vào bản hướng dẫn sử dụng.
\r\n\r\nNếu thiết bị có thể thực hiện riêng rẽ bất kỳ\r\nmột trong số các chức năng thì thiết bị phải được thử nghiệm trong khi thực\r\nhiện từng chức năng một. Đối với các hệ thống có thể có một số thiết bị khác\r\nnhau thì từng kiểu thiết bị được đưa vào cấu hình hệ thống phải được đưa vào\r\nbản đánh giá.
\r\n\r\nHệ thống có chứa một số thiết bị như nhau,\r\nnhưng khi đánh giá chỉ sử dụng một trong số các thiết bị này, thì không yêu cầu\r\ntiếp tục đánh giá nếu như việc đánh giá lần đầu là đạt yêu cầu.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Được phép làm như vậy bởi vì thực\r\ntế cho thấy phát xạ từ các mô đun như nhau không có tính chất xếp chồng.
\r\n\r\nTrong trường hợp thiết bị đang được đánh giá\r\ntương tác với thiết bị khác tạo thành một hệ thống thì việc đánh giá được phép thực\r\nhiện bằng cách sử dụng thiết bị bổ sung để thay thế cho toàn bộ hệ thống đó\r\nhoặc sử dụng các thiết bị mô phỏng. Đối với cả hai phương pháp này, phải thận\r\ntrọng để đảm bảo rằng thiết bị cần thử nghiệm được đánh giá, có ảnh hưởng của\r\nphần còn lại của hệ thống hoặc các thiết bị mô phỏng thỏa mãn các điều kiện về\r\ntạp môi trường qui định ở 6.1. Bất kỳ thiết bị mô phỏng nào được sử dụng thay\r\ncho thiết bị thực tế cũng phải thể hiện đúng các đặc tính điện và, trong một số\r\ntrường hợp, cả các đặc tính cơ của giao diện, đặc biệt về mặt tín hiệu và trở\r\nkháng tần số rađiô, cũng như cấu hình và kiểu cáp.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Qui trình này là cần thiết để cho\r\nphép đánh giá thiết bị sẽ được tổ hợp với thiết bị khác từ các nhà chế tạo khác\r\nnhau, tạo nên một hệ thống.
\r\n\r\n6.4.2. Đấu nối vào mạng nguồn tại khu vực thử\r\nnghiệm
\r\n\r\nKhi thực hiện phép đo tại khu vực thử nghiệm,\r\nmạng V qui định ở 6.2.2 phải được sử dụng khi có thể. Mạng V phải được bố trí\r\nsao cho bề mặt gần nhất của mạng ở cách điện đường biên gần nhất của thiết bị\r\ncần thử nghiệm không dưới 0,8 m.
\r\n\r\nKhi nhà chế tạo cung cấp dây nguồn mềm, dây\r\nnày phải dài 1 m hoặc, nếu dài hơn 1 m thì phần cáp thừa phải được gập lại\r\nthành bó dài không quá 0,4 m.
\r\n\r\nPhải cung cấp nguồn lưới ở điện áp danh\r\nnghĩa.
\r\n\r\nTrường hợp bản hướng dẫn lắp đặt của nhà chế\r\ntạo qui định loại cáp nguồn, phải nối đoạn cáp loại qui định dài 1 m giữa thiết\r\nbị thử nghiệm và mạng V.
\r\n\r\nNối đất, khi cần thiết vì mục đích an toàn,\r\nphải được nối tới điểm “đất” làm chuẩn của mạng V và, trừ trường hợp nhà chế\r\ntạo cung cấp hoặc qui định khác, phải dài 1 m và đi song song với dây nguồn ở\r\nkhoảng cách không lớn hơn 0,1 m.
\r\n\r\nCác mối nối đất khác (ví dụ vì mục đích EMC)\r\ndo nhà chế tạo qui định hoặc cung cấp để đấu nối tới cùng đầu nối làm nối đất\r\nan toàn cũng phải được nối tới điểm đất làm chuẩn của mạng V.
\r\n\r\nTrường hợp thiết bị cần thử nghiệm là một hệ\r\nthống bao gồm nhiều hơn một khối, mỗi khối có dây nguồn riêng thì điểm nối đối\r\nvới mạng V được xác định theo các qui tắc sau:
\r\n\r\na) từng cáp nguồn có đầu nối là phích cắm\r\nnguồn theo thiết kế tiêu chuẩn (ví dụ IEC 60083) phải được thử nghiệm riêng rẽ;
\r\n\r\nb) cáp hoặc đầu nối nguồn không được nhà chế\r\ntạo qui định là nối vào khối khác trong hệ thống với mục đích cấp nguồn điện\r\nthì phải được thử nghiệm riêng rẽ;
\r\n\r\nc) cáp hoặc đầu nối nguồn được nhà chế tạo\r\nqui định là nối vào khối khác trong hệ thống với mục đích cấp nguồn điện thì\r\nphải được nối vào khối đó, và các cáp nguồn hoặc đầu nối của khối đó được nối\r\nvới mạng V;
\r\n\r\nd) trong trường hợp có qui định đấu nối đặc\r\nbiệt, phải sử dụng vật liệu cần thiết để thực hiện đấu nối trong quá trình đánh\r\ngiá thiết bị cần thử nghiệm.
\r\n\r\n6.5. Điều kiện tải của thiết bị cần thử\r\nnghiệm
\r\n\r\nĐiều kiện tải của thiết bị cần thử nghiệm\r\nđược qui định trong điều này. Các thiết bị không thuộc phạm vi của điều này\r\nphải được vận hành sao cho nhiễu gây ra là lớn nhất nhưng phải tuân theo các\r\nqui trình vận hành bình thường như nêu trong bản hướng dẫn vận hành thiết bị.
\r\n\r\n6.5.1. Thiết bị y tế
\r\n\r\n6.5.1.1. Thiết bị trị liệu sử dụng tần số từ\r\n0,15 MHz đến 300 MHz
\r\n\r\nMọi phép đo phải được thực hiện trong các\r\nđiều kiện vận hành nêu trong bản hướng dẫn vận hành thiết bị. Mạch đầu ra cần\r\nsử dụng để nạp tải cho thiết bị phụ thuộc vào bản chất của các điện cực cần sử\r\ndụng.
\r\n\r\nĐối với thiết bị kiểu điện dung, phải sử dụng\r\ntải giả để thực hiện các phép đo. Bố trí chung được thể hiện trên hình 3. Tải\r\ngiả phải là tải điện trở và có khả năng hấp thụ công suất ra cực đại danh định\r\ncủa thiết bị.
\r\n\r\nHai đầu nối của tải giả phải ở hai đầu diện\r\ncủa tải và từng đầu nối phải được nối trực tiếp vào một tấm kim loại phẳng hình\r\ntròn đường kính 170 mm ± 10 mm. Phải thực hiện các phép đo với từng cáp đầu ra\r\nvà điện cực điện dung được cấp cùng với thiết bị. Các điện cực này được bố trí\r\nsong song với các tấm kim loại tròn ở các đầu của tác giả, khoảng cách giữa\r\nchúng được điều chỉnh để tạo ra mức phân tán công suất phù hợp trong tải giả.
\r\n\r\nCác phép đo phải được thực hiện với tải giả\r\ntrong cả hai trường hợp nằm ngang và thẳng đứng (xem Hình 3). Trong từng trường\r\nhợp, thiết bị, cùng với các cáp đầu ra, các điện cực điện dung và tải giả, phải\r\nđược xoay quanh trục thẳng đứng của thiết bị trong quá trình đo nhiễu bức xạ\r\nđiện từ để có thể đo được giá trị cực đại.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Cách bố trí sau đây của các bóng\r\nđèn được xác định là phù hợp với nhiều kiểu thiết bị trong dãy công suất được\r\nthử nghiệm:
\r\n\r\na) công suất ra danh nghĩa là 100 W đến 300\r\nW: bốn bóng đèn 110 V/60 W mắc song song hoặc năm bóng đèn 125 V/60 W mắc song\r\nsong;
\r\n\r\nb) công suất ra danh nghĩa từ 300 W đến 500\r\nW: bốn bóng đèn 125 V/100 W mắc song song, hoặc năm bóng đèn 150 V/100 W mắc\r\nsong song.
\r\n\r\nĐối với thiết bị kiểu điện cảm, các phép đo\r\nphải thực hiện bằng cách sử dụng cáp và cuộn dây được cấp cùng với thiết bị để\r\nđiều trị bệnh nhân. Tải thử nghiệm phải gồm một bình hình ống bằng vật liệu\r\ncách điện đặt thẳng đứng, đường kính 10 cm, chứa đến độ cao 50 cm dung dịch\r\nnatri clorua nồng độ 9 g cho mỗi lít nước cất.
\r\n\r\nBình phải được đặt bên trong cuộn dây, trục\r\nbình trùng với trục cuộn dây. Tâm cuộn dây và tâm của tải chất lỏng cũng phải\r\ntrùng nhau.
\r\n\r\nPhải thực hiện các phép đo ở công suất cực\r\nđại và nửa cực đại và, trong trường hợp có thể điều hưởng mạch đầu ra, phải\r\nđiều hưởng để cộng hưởng với tần số cơ bản của thiết bị.
\r\n\r\nTất cả các phép đo phải được thực hiện trong\r\nmọi điều kiện làm việc được nêu trong sổ tay vận hành thiết bị.
\r\n\r\n6.5.1.2. Thiết bị trị liệu UHF và vi sóng sử\r\ndụng tần số trên 300 MHz
\r\n\r\nĐầu tiên, các phép đo phải được thực hiện với\r\nmạch đầu ra của thiết bị được nối tới tải điện trở có cùng trị số với trở kháng\r\nđặc tính của cáp sử dụng để cấp nguồn cho phụ tải thiết bị.
\r\n\r\nSau đó, liên quan đến các qui định trong sổ\r\ntay vận hành thiết bị, các phép đo phải được thực hiện với từng đầu chiếu được\r\ncung cấp cùng với thiết bị, đặt ở từng vị trí và hướng có thể, không dùng môi\r\nchất hấp thụ.
\r\n\r\nPhải sử dụng mức cao nhất đo được khi sử dụng\r\nhai cách bố trí này để xác định sự phù hợp với các giới hạn.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1: Khi cần, công suất ra lớn nhất\r\ncủa thiết bị cần được đo với cách bố trí thứ nhất. Để có thể xác định trị số\r\nphối hợp của điện trở đầu nối đối với mạch ra của thiết bị, cần đo tỉ số sóng\r\nđứng trên đường dây giữa máy phát và điện trở đầu nối. Tỷ số điện áp sóng đứng\r\n(V.S.W.R) không nên lớn hơn 1,5.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2: Các phương pháp chất tải các\r\nthiết bị y tế khác đang được xem xét.
\r\n\r\n6.5.1.3. Thiết bị trị liệu siêu âm
\r\n\r\nPhải thực hiện các phép đo với bộ chuyển đổi\r\nnối tới máy phát. Bộ chuyển đổi phải được ngâm trong bình bằng vật liệu phi kim\r\nloại đường kính khoảng 10 cm chứa đầy nước cất.
\r\n\r\nPhải thực hiện phép đo ở công suất cực đại và\r\nnửa cực đại và, trong trường hợp có thể điều hưởng mạch đầu ra, phải điều hưởng\r\nmạch đến cộng hưởng sau đó điều chỉnh lệch cộng hưởng. Phải xét tới các qui\r\nđịnh trong sổ tay vận hành thiết bị.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Khi cần, nên thực hiện phép đo\r\ncông suất ra cực đại của thiết bị theo phương pháp công bố trong IEC 61689 hoặc\r\nsử dụng cách bố trí dẫn xuất.
\r\n\r\n6.5.2. Thiết bị công nghiệp
\r\n\r\nTải sử dụng khi thử nghiệm thiết bị công\r\nnghiệp có thể là tải sử dụng khi làm việc hoặc thiết bị tương đương.
\r\n\r\nTrong trường hợp có phương tiện để đấu nối\r\ncác dịch vụ phụ trợ như nước, khí, không khí, v.v…, việc nối các dụng cụ này\r\ntới thiết bị cần thử nghiệm phải được thực hiện bằng ống cách điện có chiều dài\r\nkhông dưới 3m. Khi thử nghiệm với tải sử dụng khi làm việc, các điện cực và cáp\r\nphải được bố trí như trong sử dụng bình thường. Các phép đo phải thực hiện ở\r\ncông suất ra cực đại và nửa cực đại. Những thiết bị bình thường hoạt động không\r\ntải hoặc công suất ra rất thấp cũng phải được thử nghiệm ở các điều kiện này.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Đối với nhiều kiểu thiết bị gia\r\nnhiệt điện môi, phụ tải nước lưu thông được coi là thích hợp.
\r\n\r\n6.5.3. Thiết bị nghiên cứu khoa học, phòng\r\nthí nghiệm và thiết bị đo
\r\n\r\nThiết bị nghiên cứu khoa học phải được thử\r\nnghiệm trong các điều kiện làm việc bình thường.
\r\n\r\n6.5.4. Thiết bị nấu ăn bằng vi sóng
\r\n\r\nThiết bị nấu ăn bằng vi sóng phải phù hợp vơi\r\ncác giới hạn bức xạ trong điều 5, khi được thử nghiệm với tất cả các thành phần\r\nbình thường như giá đỡ được lắp ở đúng vị trí, và với tải là 1 l nước sạch sinh\r\nhoạt có nhiệt độ ban đầu là 20 oC ± 5 oC đặt tại tâm của\r\nbề mặt mang tải do nhà chế tạo cung cấp. Bình chứa nước phải làm bằng vật liệu\r\nkhông dẫn điện như thủy tinh hoặc chất dẻo (ví dụ, có thể dùng bình qui định\r\ntrong điều 8 của IEC 60705).
\r\n\r\nĐối với các phép đo đỉnh nhiễu trên 1 GHz\r\n(Bảng 6 hoặc Bảng 7), các phép đo phải được thực hiện với góc phương vị của EUT\r\nthay đổi từng góc 30 oC một vị trí (vị trí ban đầu vuông góc với cửa\r\ntrước). Ở từng vị trí trong số 12 vị trí này, phải giữ tối đa trong thời gian\r\n20 s. Sau đó, tại vị trí xuất hiện cực đại, phải giữ tối đa trong 2 min, và so\r\nsánh kết quả giữ với giới hạn liên quan (xem Bảng 6 hoặc Bảng 7).
\r\n\r\nCác phép đo có trọng số trên 1 GHz (xem Bảng\r\n8) phải được thực hiện ở vị trí xuất hiện cực đại trong quá trình đo đỉnh nhiễu\r\nvà phải là kết quả giữ tối đa trong ít nhất là năm lần quét.
\r\n\r\nTrong mọi trường hợp, thời gian khởi động lò\r\n(vài giây) được bỏ qua.
\r\n\r\n6.5.5. Các thiết bị khác trong băng tần từ 1\r\nGHz đến 18 GHz
\r\n\r\nCác thiết bị khác phải phù hợp với các giới\r\nhạn bức xạ trong điều 5 khi thử nghiệm với tải giả gồm một lượng nước sạch sinh\r\nhoạt chứa trong bình không dẫn điện. Kích thước và hình dạng của bình, vị trí\r\nbình trong thiết bị và lượng nước trong bình phải được thay đổi theo yêu cầu để\r\ntạo ra mức truyền công suất cực đại, biến thiên tần số hoặc bức xạ sóng hài cực\r\nđại tùy theo các đặc tính đang xem xét.
\r\n\r\n6.5.6. Thiết bị nấu ăn bằng cảm ứng một vùng\r\nvà nhiều vùng
\r\n\r\nTừng vùng nấu được cho làm việc với nồi thép\r\ntráng men chứa nước sạch sinh hoạt ở mức 80% dung tích lớn nhất của nồi.
\r\n\r\nNồi phải đặt vào đúng dấu ghi vị trí trên mặt\r\nbếp.
\r\n\r\nCác vùng nấu phải được vận hành riêng rẽ nối\r\ntiếp nhau.
\r\n\r\nChế độ đặt của bộ điều khiển năng lượng phải\r\nđược chọn để có công suất đầu vào lớn nhất.
\r\n\r\nĐáy nồi phải lõm nhưng không được sai lệch\r\nvới mặt phẳng quá 0,6 % đường kính đáy nồi ở nhiệt độ môi trường 20 oC\r\n± 5 oC.
\r\n\r\nNồi tiêu chuẩn nhỏ nhất sử dụng được phải\r\nđược đặt ở trung tâm của từng vùng nấu. Đối với kích thước nồi, phải ưu tiên áp\r\ndụng theo chỉ dẫn của nhà chế tạo.
\r\n\r\nNồi nấu tiêu chuẩn (kích thước bề mặt tiếp\r\nxúc) là:
\r\n\r\n110 mm
\r\n\r\n145 mm
\r\n\r\n180 mm
\r\n\r\n210 mm
\r\n\r\n300 mm
\r\n\r\nVật liệu làm nồi: phương pháp nấu bằng cảm\r\nứng được thiết lập cho các nồi nấu bằng vật liệu sắt từ. Vì lý do này, các phép\r\nđo phải được thực hiện với nồi bằng thép tráng men.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Một số nồi bán trên thị trường\r\nđược chế tạo bằng hợp kim với một phần sắt từ. Tuy nhiên, các đồ dùng này có\r\nthể ảnh hưởng đến mạch cảm biến đối với sự xê dịch của nồi.
\r\n\r\n6.5.7. Thiết bị hàn hồ quang
\r\n\r\nTrong quá trình thử nghiệm, hoạt động hàn hồ\r\nquang được mô phỏng bằng cách nạp tải cho thiết bị với tải qui ước. Điều kiện\r\ntải và cấu hình thử nghiệm đối với thiết bị hàn hồ quang được quy định trong\r\nIEC 60974-10.
\r\n\r\n7. Điều khoản đặc\r\nbiệt đối với các phép đo tại khu vực thử nghiệm (9 kHz đến 1GHz)
\r\n\r\nMặt phẳng nền phải được sử dụng để thực hiện\r\ncác phép đo tại khu vực thử nghiệm. Tương quan giữa thiết bị cần thử nghiệm với\r\nmặt phẳng nền phải tương đương với tương quan trong sử dụng, tức là, thiết bị\r\nđể đặt trên sàn phải được đặt trên mặt phẳng nền hoặc cách ly với mặt phẳng nền\r\nbằng một lớp phủ cách điện mỏng, thiết bị xách tay hoặc thiết bị không đặt trên\r\nsàn khác được đặt trên sàn bằng vật liệu phi kim loại, ở bên trên mặt phẳng nền\r\n0,8 m.
\r\n\r\nMặt phẳng nền phải được sử dụng đối với phép\r\nđo bức xạ và phép đo điện áp nhiễu đầu nối. Các yêu cầu đối với khu vực thử\r\nnghiệm bức xạ được nêu trong 7.2 và các yêu cầu đối với mặt phẳng nền để đo\r\nđiện áp nhiễu đầu nối được nêu trong 7.1.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Đối với các lò vi sóng lớn hơn\r\ndùng trong thương mại, phải đảm bảo rằng các kết quả đo không bị ảnh hưởng bởi\r\nhiệu ứng trường gần. Nên tham khảo TCVN 7187 (CISPR 19) để có hướng dẫn cụ thể.
\r\n\r\n7.1. Đo điện áp nhiễu đầu nối nguồn
\r\n\r\nCó thể thực hiện đo điện áp nhiễu đầu nối\r\nnguồn ở:
\r\n\r\na) khu vực thử nghiệm bức xạ với thiết bị cần\r\nthử nghiệm có cùng cấu hình như được sử dụng trong quá trình đo bức xạ;
\r\n\r\nb) bên trên mặt phẳng nền kim loại chờm ít\r\nnhất 0,5 m ra ngoài đường biên của thiết bị cần thử nghiệm và có kích thước tối\r\nthiểu là 2 m x 2 m; hoặc
\r\n\r\nc) bên trong phòng có chống nhiễu. Nền hoặc\r\nmột tường của phòng có chống nhiễu phải có tác dụng như mặt phẳng nền.
\r\n\r\nPhải sử dụng phương án a) khi khu vực thử\r\nnghiệm có mặt phẳng nền kim loại. Ở các phương án b) và c), đối tượng thử\r\nnghiệm, nếu không phải là loại đặt trên sàn thì phải được đặt cách mặt phẳng\r\nnền 0,4 m. Thiết bị thử nghiệm loại đặt trên sàn phải được đặt trên mặt phẳng\r\nnền, như trong sử dụng bình thường ngoại trừ (các) điểm tiếp xúc được cách điện\r\nvới mặt phẳng nền. Mọi đối tượng thử nghiệm phải cách xa bất kỳ bề mặt kim loại\r\nnào khác ít nhất là 0,8 m.
\r\n\r\nMặt phẳng nền phải được nối tới đầu nối đất\r\nchuẩn của mạng V bằng dây dẫn càng ngắn càng tốt.
\r\n\r\nCáp nguồn và cáp tín hiệu phải được định\r\nhướng so với mặt phẳng nền theo cách tương đương với sử dụng thực tế và, đối\r\nvới việc bố trí cáp, phải áp dụng các biện pháp dự phòng để đảm bảo không xảy\r\nra các hiệu ứng giả.
\r\n\r\nTrong trường hợp thiết bị cần thử nghiệm có\r\nlắp sẵn đầu nối đất riêng, đầu nối đất này phải được nối đất bằng dây dẫn càng\r\nngắn càng tốt. Nếu không có đầu nối đất lắp sẵn, thiết bị phải được thử nghiệm\r\nnhư khi được đấu nối bình thường, tức là việc nối đất có được thông qua nguồn\r\nlưới.
\r\n\r\n7.1.1. Thiết bị cầm tay không nối đất trong\r\nhoạt động bình thường
\r\n\r\nPhải tiến hành phép đo bổ sung đối với thiết\r\nbị cầm tay không nối đất trong hoạt động bình thường bằng cách sử dụng tay giả\r\nmô tả trong 6.2.5.
\r\n\r\nChỉ được đặt tay giả vào tay cầm, kẹp và các\r\nbộ phận khác của thiết bị như được nhà chế tạo qui định. Nếu không có qui định\r\ncủa nhà chế tạo thì việc đặt tay giả phải theo cách dưới đây.
\r\n\r\nNguyên tắc chung khi đặt tay giả là lá kim\r\nloại phải được quấn quanh tất cả các tay cầm đi kèm thiết bị (mỗi tay giả một\r\ntay cầm), dù cố định hay tháo rời được.
\r\n\r\nLưới kim loại phủ sơn hoặc keo phải được coi\r\nlà lưới kim loại trần và phải được nối trực tiếp đến đầu nối M của phần tử RC.
\r\n\r\nTrong trường hợp toàn bộ vỏ của thiết bị là\r\nkim loại thì không cần phải quấn lá kim loại, nhưng đầu nối M của phần tử RC\r\nphải được nối trực tiếp đến thân của thiết bị.
\r\n\r\nTrong trường hợp vỏ thiết bị là vật liệu cách\r\nđiện, phải quấn lá kim loại quanh các tay cầm.
\r\n\r\nTrong trường hợp vỏ thiết bị có một phần là\r\nkim loại và một phần là vật liệu cách điện và có tay cầm là vật liệu cách điện\r\nthì quấn lá kim loại quanh tay cầm.
\r\n\r\n7.2. Khu vực thử nghiệm bức xạ trong dải tần\r\ntừ 9 kHz đến 1 GHz
\r\n\r\nKhu vực thử nghiệm bức xạ đối với thiết bị\r\nISM phải bằng phẳng, không có dây dẫn trên không, không có các kết cấu phản xạ\r\ngần đó và đủ lớn để có thể tạo độ ngăn cách thích hợp giữa anten, đối tượng thử\r\nnghiệm và các kết cấu phản xạ.
\r\n\r\nKhu vực thử nghiệm bức xạ đáp ứng các tiêu\r\nchí trên nằm bên trong chu vi một hình elip có trục lớn bằng hai lần khoảng\r\ncách giữa các tiêu điểm và trục nhỏ bằng căn bậc hai của ba lần khoảng cách đó.\r\nThiết bị cần thử nghiệm và thiết bị đo được đặt tương ứng ở mỗi tiêu điểm này.\r\nChiều dài đường đi của một tia bất kỳ phản xạ từ một vật trên chu vi của khu\r\nvực thử nghiệm này sẽ bằng hai lần chiều dài của chiều dài đường đi trực tiếp\r\ngiữa các tiêu điểm. Khu vực thử nghiệm bức xạ này được vẽ trên hình 1.
\r\n\r\nĐối với khu vực thử nghiệm 10 m, mặt phẳng\r\nnền tự nhiên phải có thêm một mặt phẳng nền bằng kim loại, mặt kim loại này\r\nphải chờm ít nhất là 1 m ra ngoài đường biên của thiết bị cần thử nghiệm ở một\r\nđầu và ít nhất là 1 m ra ngoài anten đo và kết cấu đỡ của anten ở đầu bên kia\r\n(xem Hình 2). Mặt phẳng nền không được có chỗ hổng hoặc khe hở ngoài các lỗ\r\nkhoan, các lỗ này không được lớn hơn 0,1 l\r\nở 1 GHz (khoảng 30 mm).
\r\n\r\n7.2.1. Hiệu lực của khu vực thử nghiệm bức xạ\r\n(9 kHz đến 1 GHz)
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Xem TCVN 6989-1 (CISPR 16-1) về\r\nviệc hiệu lực của các khu vực thử nghiệm.
\r\n\r\n7.2.2. Bố trí thiết bị cần thử nghiệm (9 kHz\r\nđến 1 GHz)
\r\n\r\nNếu có thể, thiết bị cần thử nghiệm phải được\r\nđặt trên bàn xoay. Khoảng cách giữa thiết bị được thử nghiệm và anten đo phải\r\nlà khoảng cách theo chiều nằm ngang giữa anten đo và phần gần nhất của đường\r\nbiên của thiết bị được thử nghiệm khi xoay đi một vòng.
\r\n\r\n7.2.3. Đo bức xạ (9 kHz đến 1 GHz)
\r\n\r\nKhoảng cách giữa anten và thiết bị cần thử\r\nnghiệm phải như quy định tại điều 5. Nếu không thể thực hiện được phép đo cường\r\nđộ trường ở khoảng cách qui định do mức tạp môi trường cao hoặc vì những lý do\r\nkhác (xem 6.1) thì có thể thực hiện các phép đo ở khoảng cách gần hơn. Trong\r\ntrường hợp làm như vậy, báo cáo thử nghiệm phải ghi khoảng cách này và các tình\r\nhuống của phép đo. Đối với các phép đo tại khu vực thử nghiệm, phải sử dụng hệ\r\nsố tỉ lệ nghịch là 20 dB cho mỗi đêcac để chuẩn hóa các dữ liệu đo được về\r\nkhoảng cách quy định để xác định sự phù hợp. Cần thận trọng khi đo các đối\r\ntượng thử nghiệm lớn ở khoảng cách 3 m tại tần số gần 30 MHz do hiệu ứng trường\r\ngần.
\r\n\r\nĐối với thiết bị cần thử nghiệm đặt trên bàn\r\nxoay, bàn xoay phải được xoay đủ vòng với anten đo được định hướng theo phân\r\ncực nằm ngang cũng như phân cực thẳng đứng. Mức cao nhất ghi được của nhiễu bức\r\nxạ điện từ ở từng tần số phải được ghi lại.
\r\n\r\nĐối với thiết bị cần thử nghiệm không đặt\r\ntrên bàn xoay, anten đo phải được đặt ở những điểm khác nhau về góc phương vị\r\ntheo phân cực nằm ngang cũng như phân cực thẳng đứng. Phải chú ý rằng các phép\r\nđo phải được thực hiện theo các hướng phát xạ cực đại và mức cao nhất ở từng\r\ntần số phải được ghi lại.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Ở từng vị trí phương vị của anten\r\nđo, cần đáp ứng các yêu cầu về khu vực thử nghiệm bức xạ qui định ở 7.2.
\r\n\r\n7.3. Khu vực thử nghiệm bức xạ thay thế trong\r\ndải tần từ 30 MHz đến 1 GHz
\r\n\r\nCó thể thực hiện các phép đo ở các khu vực\r\nthử nghiệm bức xạ không có các đặc tính vật lý như mô tả trong 7.1. Phải có\r\nbằng chứng chứng tỏ rằng vị trí thay thế sẽ cho các kết quả hợp lệ. Khu vực thử\r\nnghiệm bức xạ thay thế trong dải tần từ 30 MHz đến 1 GHz được chấp nhận nếu các\r\nphép đo suy giảm nằm trong phạm vi ± 4 dB so với suy giảm vị trí lý thuyết cho\r\ntrong bảng G.1, G.2 hoặc G.3 của TCVN 6989-1 (CISPR 16-1).
\r\n\r\nVị trí thử nghiệm bức xạ thay thế phải cho\r\nphép và có hiệu lực đối với khoảng cách đo trong dải tần từ 30 MHz đến 1 GHz\r\nqui định trong điều 5 và/hoặc điều 7 của tiêu chuẩn này.
\r\n\r\n8. Đo bức xạ: 1 GHz\r\nđến 18 GHz
\r\n\r\n8.1. Bố trí thử nghiệm
\r\n\r\nThiết bị cần thử nghiệm phải được đặt trên\r\nbàn xoay ở độ cao thích hợp. Phải cung cấp nguồn điện ở điện áp chuẩn.
\r\n\r\n8.2. Anten thu
\r\n\r\nPhép đo phải thực hiện với anten định hướng\r\nkhẩu độ nhỏ có khả năng thực hiện các phép đo riêng rẽ các thành phần theo\r\nchiều thẳng đứng và chiều nằm ngang của trường bức xạ. Độ cao của đường tâm\r\nanten so với mặt đất phải bằng độ cao của khoảng tâm bức xạ của thiết bị cần\r\nthử nghiệm. Khoảng cách giữa anten thu và EUT phải là 3 m.
\r\n\r\n8.3. Hiệu lực và hiệu chuẩn khu vực thử\r\nnghiệm
\r\n\r\nPhép đo phải được thực hiện trong các điều\r\nkiện không gian thông thoáng, tức là phản xạ lên mặt đất không ảnh hưởng đến\r\nphép đo. Khoảng cách đo phải là 3 m.
\r\n\r\nSai lệch so với điều kiện không gian thông\r\nthoáng lý tưởng để một khu vực thử nghiệm là thích hợp hiện đang được xem xét.\r\nTrong khi chờ có qui định trong TCVN 6989-2 (CISPR 16-2), những khu vực thử\r\nnghiệm có hiệu lực đối với các phép đo trường trong khoảng 30 MHz và 1 GHz được\r\nphép sử dụng cho các phép đo trên 1 GHz, với điều kiện là đặt vật liệu hấp thụ\r\ntrên mặt đất giữa EUT và anten thu.
\r\n\r\n8.4. Qui trình đo
\r\n\r\nNên tham khảo qui trình chung về đo trên 1\r\nGHz qui định trong TCVN 6989-2 (CISPR 16-2) để có hướng dẫn cụ thể. Phải thực\r\nhiện phép đo với anten có cả phân cực ngang và phân cực thẳng đứng và bàn xoay\r\ncùng với thiết bị thử nghiệm phải được xoay. Phải chắc chắn rằng khi thiết bị\r\ncần thử nghiệm đã được cắt nguồn, mức tạp nền phải thấp hơn giới hạn chuẩn ít\r\nnhất là 10 dB, nếu không, số đọc sẽ bị ảnh hưởng đáng kể.
\r\n\r\nCác phép đo đỉnh nhiễu trên 1 GHz (xem Bảng 6\r\nhoặc Bảng 7) phải là kết quả lưu lại cực đại trên máy phân tích phổ.
\r\n\r\nCác phép đo có trọng số trên 1 GHz (xem Bảng\r\n8) phải là kết quả lưu lại cực đại và phải được thực hiện với máy phân tích phổ\r\nở chế độ lôga (các giá trị hiển thị theo đềxiben).
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Độ rộng băng tần tín hiệu hình 10\r\nHz cùng với các giá trị lôga cho mức gần hơn với mức trung bình của tín hiệu đo\r\nđược tính bằng giá trị lôga. Kết quả này là thấp hơn so với mức trung bình thu\r\nđược ở chế độ tuyến tính.
\r\n\r\n\r\n\r\nĐối với thiết bị không được thử nghiệm tại\r\nkhu vực thử nghiệm bức xạ, các phép đo phải thực hiện sau khi thiết bị đã được\r\nlắp đặt trong khuôn viên của người sử dụng. Các phép đo phải thực hiện từ tường\r\nngoài bên ngoài tòa nhà nơi đặt thiết bị ở khoảng cách qui định tại điều 5.
\r\n\r\nSố lượng phép đo thực hiện theo góc phương vị\r\nphải nhiều nhất theo mức thực tế hợp lý, nhưng ít nhất phải có bốn phép đo theo\r\ncác phương vuông góc, và các phép đo theo phương của các hệ thống rađiô hiện\r\ncó, có thể ảnh hưởng bất lợi.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Đối với các lò vi sóng lớn hơn\r\ndùng trong thương mại, phải đảm bảo rằng các kết quả đo không bị ảnh hưởng bởi\r\nhiệu ứng trường gần. Nên tham khảo TCVN 7187 (CISPR 19) để có hướng dẫn cụ thể.
\r\n\r\n10. Biện pháp dự\r\nphòng an toàn
\r\n\r\nThiết bị ISM tự nó có khả năng bức xạ điện từ\r\nở mức nguy hiểm đối với con người. Trước khi thử nghiệm về nhiễu bức xạ điện\r\ntừ, thiết bị ISM cần được kiểm tra bằng một bộ kiểm soát bức xạ thích hợp.
\r\n\r\n11. Đánh giá sự phù\r\nhợp ở thiết bị
\r\n\r\nĐánh giá sự phù hợp của thiết bị được thử\r\nnghiệm tại khu vực thử nghiệm phải phù hợp với các qui định ở điều 6. Đối với\r\nthiết bị được sản xuất hàng loạt, phải chắc chắn đến 80% rằng ít nhất có 80%\r\nsản phẩm chế tạo đáp ứng các giới hạn. Qui trình đánh giá thống kê được qui\r\nđịnh ở 11.1. Đối với sản xuất qui mô nhỏ, áp dụng qui trình đánh giá nêu ở 11.2\r\nhoặc 11.3. Kết quả đo nhận được đối với thiết bị được đo tại nơi sử dụng mà\r\nkhông phải tại khu vực thử nghiệm thì chỉ liên quan tới hệ thống lắp đặt đó, và\r\nkhông thể được coi là đại diện cho bất kỳ hệ thống lắp đặt nào khác và do vậy\r\nkhông được sử dụng cho việc đánh giá thống kê.
\r\n\r\n11.1. Đánh giá thống kê sự phù hợp của thiết\r\nbị sản xuất hàng loạt
\r\n\r\nCác phép đo phải thực hiện trên bộ mẫu gồm\r\nkhông ít hơn 5 và không nhiều hơn 12 thiết bị thuộc kiểu được sản xuất hàng\r\nloạt, tuy nhiên trong những trường hợp đặc biệt, nếu không có đủ năm thiết bị\r\nthì được phép sử dụng bộ mẫu gồm ba hoặc bốn thiết bị.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Việc đánh giá được thực hiện trên\r\nbộ mẫu các kết quả đo nhận được đối với bộ mẫu gồm n phần tử, liên quan tới tất\r\ncả các khối đồng nhất và tính tới những thay đổi có thể xảy ra do các công nghệ\r\nsản xuất lượng lớn.
\r\n\r\nThiết bị được đánh giá là phù hợp nếu bất\r\nđẳng thức sau được đáp ứng:
\r\n\r\n+ kSn ≤ L
Trong đó:
\r\n\r\nlà giá trị trung\r\nbình cộng của các mức nhiễu của n thiết bị trong bộ mẫu;
Sn là độ lệch chuẩn của bộ mẫu,\r\ntrong đó
\r\n\r\nS2n\r\n= å(X - )2
X là mức nhiễu của một thiết bị đơn lẻ;
\r\n\r\nL là giới hạn cho phép;
\r\n\r\nk là hệ số, suy ra từ các bảng phân bố\r\nt không tập trung, đảm bảo với độ tin cậy 80% rằng 80% hoặc nhiều hơn sản phẩm\r\nsản xuất là thấp hơn giới hạn. Các trị số k là một hàm của n được cho trong\r\nbảng 10.
\r\n\r\n, X, Sn\r\nvà L được biểu thị bằng lôga : dB(mV), dB(mV/m) hoặc dB(pW).
Bảng 10 – Hệ\r\nsố k phân bố t không tập trung là hàm của bộ mẫu n phần tử
\r\n\r\n\r\n n \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 4 \r\n | \r\n \r\n 5 \r\n | \r\n \r\n 6 \r\n | \r\n \r\n 7 \r\n | \r\n \r\n 8 \r\n | \r\n \r\n 9 \r\n | \r\n \r\n 10 \r\n | \r\n \r\n 11 \r\n | \r\n \r\n 12 \r\n | \r\n
\r\n k \r\n | \r\n \r\n 2,04 \r\n | \r\n \r\n 1,69 \r\n | \r\n \r\n 1,52 \r\n | \r\n \r\n 1,42 \r\n | \r\n \r\n 1,35 \r\n | \r\n \r\n 1,30 \r\n | \r\n \r\n 1,27 \r\n | \r\n \r\n 1,24 \r\n | \r\n \r\n 1,21 \r\n | \r\n \r\n 1,20 \r\n | \r\n
11.2. Thiết bị được chế tạo qui mô nhỏ
\r\n\r\nĐối với thiết bị chế tạo trên cơ sở\r\nliên tục hoặc theo lô, việc đánh giá sự phù hợp có thể thực hiện trên một mẫu\r\nduy nhất.
\r\n\r\nMẫu phải được chọn một cách ngẫu nhiên\r\ntừ lô sản xuất hoặc, để có thể đánh giá một sản phẩm trước khi triển khai sản\r\nxuất đầy đủ, được phép đánh giá một sản phẩm ở giai đoạn chuẩn bị sản xuất hoặc\r\nsản xuất thử. Nếu sản phẩm đơn chiếc không đáp ứng các giới hạn tương ứng, cho\r\nphép đánh giá thống kê theo phương pháp ở 11.1.
\r\n\r\n11.3. Thiết bị được chế tạo đơn chiếc
\r\n\r\nMọi thiết bị không được chế tạo hàng\r\nloạt phải được thử nghiệm trên cơ sở đơn chiếc. Từng thiết bị đơn chiếc cần\r\nphải đáp ứng các giới hạn khi được đo theo các phương pháp qui định.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH : Đặc tính của khu vực\r\nthử nghiệm được mô tả tại 7.2. Đối với các giá trị F, xem điều 5.
\r\n\r\nHình 1 – Khu\r\nvực thử nghiệm
\r\n\r\nD = (d+2) m, trong đó d là kích thước\r\nlớn nhất của đối tượng thử nghiệm
\r\n\r\nW = (a+1) m, trong đó a là kích thước lớn\r\nnhất của anten
\r\n\r\nL = 10 m
\r\n\r\nHình 2 – Kích thước\r\ntối thiểu của mặt phẳng nền kim loại
\r\n\r\nHình 3 – Bố trí thiết\r\nbị y tế (kiểu điện dung) và tải giả (xem 6.5.1.1)
\r\n\r\nHình 4 – Mạch đo điện\r\náp nhiễu trên nguồn lưới (xem 6.2.2)
\r\n\r\nHình 5 – Sơ đồ cây\r\nđối với việc đo phát xạ từ 1 GHz đến 18 GHz của thiết bị ISM thuộc nhóm 2, cấp\r\nB làm việc ở tần số trên 400 MHz
\r\n\r\nHình 6 – Tay giả,\r\nphần tử RC (xem 6.2.5)
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
(tham khảo)
\r\n\r\nVÍ\r\nDỤ VỀ PHÂN LOẠI THIẾT BỊ
\r\n\r\nNhiều thiết bị ISM chứa hai hoặc nhiều loại\r\nnguồn nhiễu, ví dụ thiết bị gia nhiệt kiểu cảm ứng, ngoài cuộn dây gia nhiệt\r\ncòn có thể có các bộ chỉnh lưu bán dẫn. Với mục đích thử nghiệm, thiết bị cần\r\nđược xác định về mục đích thiết kế của nó. Ví dụ, thiết bị gia nhiệt có lắp sẵn\r\ncác bộ chỉnh lưu bán dẫn phải được thử nghiệm như thiết bị gia nhiệt cảm ứng\r\n(với toàn bộ nhiễu đáp ứng các giới hạn qui định cho dù nguồn là nhiễu nào) mà\r\nkhông được thử nghiệm như một nguồn điện dùng linh kiện bán dẫn.
\r\n\r\nTiêu chuẩn đưa ra các định nghĩa chung về\r\nthiết bị ISM thuộc nhóm 1 và nhóm 2 và vì mục đích chính thức, từ các định\r\nnghĩa này phải nhận diện xem một thiết bị cụ thể thuộc nhóm nào. Tuy nhiên, sẽ\r\ncó ích cho người sử dụng tiêu chuẩn nếu có được danh mục đầy đủ các kiểu thiết\r\nbị đã được nhận diện thuộc về một nhóm cụ thể. Điều này cũng giúp cho việc xây\r\ndựng qui định kỹ thuật khi mà kinh nghiệm cho thấy có thể cần phải thay đổi các\r\nqui trình thử nghiệm khi phải thực hiện với những loại thiết bị cụ thể.
\r\n\r\nCác danh mục dưới đây về các thiết bị nhóm 1\r\nvà nhóm 2 nhằm cung cấp thông tin hạt nhân để từ đó có thể xây dựng danh mục\r\nđầy đủ.
\r\n\r\n\r\n Nhóm 1 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Vấn đề chung \r\n | \r\n \r\n Thiết bị phòng thí nghiệm \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n Thiết bị y tế \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n Thiết bị nghiên cứu khoa học \r\n | \r\n
\r\n Cụ thể: \r\n | \r\n \r\n Máy tạo tín hiệu, máy thu đo, máy đếm tần,\r\n máy đo thông lượng, máy phân tích phổ, máy cân, máy phân tích hóa, kính hiển\r\n vi điện tử, nguồn điện chế độ đóng cắt (khi không lắp sẵn trong thiết bị) \r\n | \r\n
\r\n Nhóm 2 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Vấn đề chung: \r\n | \r\n \r\n Thiết bị chiếu tia cực tím (UV) được cấp\r\n năng lượng vi sóng \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n Thiết bị chiếu sáng theo nguyên lý vi sóng \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n Thiết bị gia nhiệt theo nguyên lý cảm ứng\r\n dùng trong công nghiệp \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n Nồi nấu theo nguyên lý cảm ứng dùng trong\r\n gia đình \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n Thiết bị gia nhiệt điện môi \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n Thiết bị gia nhiệt theo nguyên lý vi sóng\r\n dùng trong công nghiệp \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n Lò vi sóng gia dụng \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n Dụng cụ y tế \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n Thiết bị hàn hồ quang \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n Thiết bị gia công theo nguyên lý phóng điện\r\n (EMD) \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n Thiết bị điều khiển bằng thyristo \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n Máy hàn điểm \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n Giáo cụ trực quan dùng trong giáo dục và\r\n đào tạo \r\n | \r\n
\r\n Cụ thể \r\n | \r\n \r\n Thiết bị nấu chảy kim loại, gia nhiệt phôi,\r\n gia nhiệt thành phần, hàn thiếc và hàn đồng, hàn ống, dán gỗ, hàn chất dẻo,\r\n gia nhiệt sơ bộ chất dẻo, chế biến thực phẩm, nướng bánh, rã đông thực phẩm,\r\n sấy giấy, xử lý sản phẩm dệt, xử lý chất kết dính, gia nhiệt sơ bộ vật liệu, thiết\r\n bị trị liệu bằng sóng ngắn, thiết bị trị liệu bằng vi sóng. \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n Các giáo cụ trực quan về máy biến áp Tesla\r\n điện áp cao, máy phát tĩnh điện siêu cao áp, v.v… \r\n | \r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n
(tham khảo)
\r\n\r\nMỘT\r\nSỐ BIỆN PHÁP ĐỀ PHÒNG CẦN THỰC HIỆN KHI SỬ DỤNG MÁY PHÂN TÍCH PHỔ (XEM 6.2.1)
\r\n\r\nHầu hết các máy phân tích phổ có độ chọn lọc\r\nvề tần số rađiô, nghĩa là, tín hiệu đầu vào được cấp trực tiếp tới bộ trộn dải\r\nrộng, ở đó tín hiệu được tạo phách đến tần số trung gian thích hợp. Máy phân\r\ntích phổ vi sóng có các bộ chọn lọc trước tần số rađiô, các bộ này tự động bám\r\ntheo tần số mà máy thu đang quét. Các máy phân tích này khắc phục được ở mức độ\r\nđáng kể những nhược điểm khi muốn đo biên độ phát xạ sóng hài và tạp với một\r\nthiết bị đo có thể tạo ra các thành phần như vậy trong mạch đầu vào của nó.
\r\n\r\nNhằm bảo vệ các mạch đầu vào của máy phân\r\ntích phổ khỏi bị hư hại khi đang đo tín hiệu nhiễu yếu lại có tín hiệu mạnh,\r\ncần lắp bộ lọc phía đầu vào nhằm tạo ra độ suy giảm ít nhất là 30 dB ở tần số\r\ncủa tín hiệu mạnh. Một số bộ lọc này có thể cần thiết để xử lý được với các tần\r\nsố làm việc khác nhau.
\r\n\r\nNhiều máy phân tích phổ vi sóng sử dụng các\r\nsóng hài của bộ dao động nội để bao quát những phần khác nhau của dải điều\r\nhưởng. Không có lựa chọn sơ bộ tần số rađiô, những máy phân tích này có thể\r\nhiển thị tín hiệu giả và sóng hài. Như vậy sẽ khó khăn trong việc xác định liệu\r\ntín hiệu hiển thị có thực tế ở tần số được chỉ định hay được tạo ra từ bên\r\ntrong dụng cụ đo.
\r\n\r\nNhiều lò, thiết bị điện nhiệt y tế và thiết\r\nbị ISM vi sóng khác nhận công suất vào từ các nguồn xoay chiều qua chỉnh lưu\r\nnhưng không được lọc. Do vậy, phát xạ của thiết bị được điều biến đồng thời cả\r\nbiên độ và tần số. Ngoài ra còn có AM và FM gây ra bởi sự chuyển động của cơ\r\ncấu khuấy sử dụng trong lò.
\r\n\r\nNhững phát xạ này có thành phần vạch phổ gần\r\nnhau tới 1 Hz (do sự điều biến của cơ cấu khuấy lò), và 50 Hz hoặc 60 Hz (do\r\nđiều biến ở tần số lưới điện). Bởi vì tần số sóng mang nói chung là không ổn\r\nđịnh, nên không thể phân biệt các thành phần vạch phổ này. Thay vào đó, phương\r\npháp thực tiễn là hiển thị đường bao của phổ thực bằng cách sử dụng độ rộng\r\nbăng tần máy phân tích rộng hơn so với khoảng cách tần số giữa các thành phần\r\nphổ (nhưng theo qui tắc là nhỏ so với chiều rộng của đường bao phổ).
\r\n\r\nKhi độ rộng băng tần của máy phân tích đủ\r\nrộng để có thể chứa một số vạch phổ liền kề, giá trị đỉnh được chỉ thị tăng lên\r\ncùng với độ rộng băng tần đến một điểm khi mà độ rộng băng tần của máy phân\r\ntích có thể so sánh được với độ rộng của phổ tín hiệu. Do vậy, điều cơ bản là\r\ncó được sự thỏa thuận sử dụng độ rộng băng tần qui định nhằm so sánh các biên\r\nđộ được hiển thị từ các máy phân tích khác nhau khi đo các phát xạ điển hình\r\ncủa các thiết bị gia nhiệt và trị liệu hiện nay.
\r\n\r\nNhư đã nói ở trên, nhiều phát xạ lò được điều\r\nbiến ở mức tần số thấp đến cỡ 1 Hz. Người ta nhận thấy rằng các đường bao phổ\r\nhiển thị của các phát xạ này không đều, thay đổi từ lần quét này sang lần quét\r\nkhác, trừ khi số lần quét trong mỗi giây thấp so với thành phần tần số điều\r\nbiến thấp nhất này.
\r\n\r\nTốc độ thích hợp để khảo sát phát xạ có thể\r\nyêu cầu tới 10 s hoặc lâu hơn để có thể thực hiện một lần quét. Tốc độ quét\r\nthấp như vậy không thích hợp cho việc quan sát bằng mắt trừ khi sử dụng độ lưu\r\ngiữ thích hợp, như đối với ống tia catốt kiểu lưu giữ, thiết bị ghi ảnh hoặc\r\nghi biểu đồ. Cũng đã có một số cố gắng nhằm tăng tần số quét cần thiết bằng\r\ncách tháo hoặc cho ngừng thiết bị khuấy trong lò. Tuy nhiên, điều này có thể\r\nđược coi là không đạt yêu cầu bởi vì biên độ, tần số và hình dạng phổ thay đổi\r\ncùng với vị trí của các bộ khuấy.
\r\n\r\nMáy phân tích phổ không được ghi lại các đỉnh\r\nnhiễu tức thời mà bộ tách sóng tựa đỉnh (đáp ứng các yêu cầu trong dải tần từ\r\n30 MHz đến 1 GHz) nối tới máy phân tích phổ không ghi được.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
(qui định)
\r\n\r\nĐO NHIỄU BỨC XẠ ĐIỆN TỪ KHI CÓ MẶT CÁC TÍN HIỆU TỪ CÁC\r\nĐÀI PHÁT THANH
\r\n\r\nĐối với thiết bị cần thử nghiệm có tần\r\nsố làm việc ổn định để số đọc của máy thu đo tựa đỉnh CISPR không thay đổi\r\nnhiều hơn ± 0,5 dB trong\r\nquá trình đo, cường độ trường điện của nhiễu bức xạ điện từ có thể tính toán\r\nchính xác từ biểu thức :
\r\n\r\nEg1,1\r\n= Et1,1 – Es1,1
\r\n\r\nTrong đó
\r\n\r\nEg là nhiễu bức xạ điện từ\r\n(mV/m);
\r\n\r\nEt là giá trị đo được của\r\ncường độ trường điện (mV/m) ;
\r\n\r\nEs là cường độ trường điện\r\ncủa tín hiệu đài phát thanh (mV/m).
\r\n\r\nThực tế cho thấy công thức trên là\r\nđúng khi các tín hiệu không mong muốn phát ra từ các đài phát thanh AM hoặc FM\r\nvà truyền hình có biên độ tổng lớn nhất là gấp hai lần biên độ nhiễu bức xạ\r\nđiện từ cần đo.
\r\n\r\nNên chỉ hạn chế sử dụng công thức này\r\ncho những trường hợp không thể tránh được ảnh hưởng nhiễu của các đài phát\r\nthanh. Nếu tần số nhiễu bức xạ điện từ không ổn định thì nên sử dụng máy thu\r\ntoàn cảnh hoặc máy phân tích phổ và không áp dụng công thức này.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
(tham khảo)
\r\n\r\n\r\n\r\nĐối với thiết bị tần số rađiô dùng trong công\r\nnghiệp đặt trên hoặc gần mặt đất, độ suy giảm của trường theo khoảng cách từ\r\nnguồn, ở độ cao trong khoảng từ 1 m đến 4 m trên mặt đất, tùy thuộc vào đất và\r\nbản chất vùng đất. Mô hình lan truyền điện trường bên trên đất phẳng trong vùng\r\ntừ 1 m đến 10 km tính từ nguồn được mô tả trong [1]1).
\r\n\r\nMặc dù ảnh hưởng của bản chất mặt đất, và các\r\nvật cản trên mặt đất đối với mức suy giảm thực tế của sóng điện từ tăng cùng\r\nvới tần số, vẫn có thể lấy một hệ số suy giảm trung bình đối với dải tần 30 MHz\r\nđến 300 MHz.
\r\n\r\nKhi độ mấp mô và lồi lõm tăng, trường điện từ\r\nsẽ giảm do hiện tượng cản, hấp thụ (kể cả suy giảm do các tòa nhà và cây cối),\r\ntán xạ, phân kỳ và mất tập trung của các sóng khúc xạ [2]. Do vậy hiện tượng\r\nsuy giảm chỉ có thể mô tả trên cơ sở xác suất. Đối với các khoảng cách tính từ\r\nnguồn lớn hơn 30 m, cường độ trường kỳ vọng hoặc trung bình ở một độ cao nhất\r\nđịnh thay đổi theo 1/Dn, trong đó D là khoảng cách tính từ nguồn, và\r\nn thay đổi từ 1,3 đối với vùng nông thôn thoáng đãng, đến khoảng 2,8 đối với\r\nkhu đô thị nhà cửa san sát. Từ các phép đo khác nhau đối với mọi kiểu vùng đất,\r\nnên chăng có thể sử dụng giá trị trung bình n = 2,2 để ước tính gần đúng. Những\r\nsai khác lớn của các giá trị cường độ trường đo được so với các giá trị tiên\r\nđoán dựa theo qui luật cường độ trường trung bình/khoảng cách xảy ra, với độ\r\nlệch chuẩn lên đến khoảng 10 dB trong phân bố logarít-chính tắc gần đúng. Không\r\nthể tiên đoán được phân cực của trường. Những kết quả này phù hợp với các phép\r\nđo ở một số nước.
\r\n\r\nHiệu ứng chống nhiễu của các tòa nhà đối với\r\nbức xạ là đại lượng biến thiên rất nhiều, tùy thuộc vào vật liệu xây dựng, bề\r\ndày của tường và diện tích cửa sổ. Đối với các bức tường đặc không có cửa sổ,\r\nđộ suy giảm phụ thuộc vào bề dày của tường so với bước sóng bức xạ và có khả\r\nnăng là độ suy giảm tăng theo tần số.
\r\n\r\nTuy nhiên nhìn chung, sẽ được coi là không\r\nkhôn ngoan nếu tin rằng các tòa nhà có thể tạo mức bảo vệ cao hơn nhiều so với\r\n10 dB.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
(tham khảo)
\r\n\r\nCÁC\r\nBĂNG TẦN LIÊN QUAN TỚI DỊCH VỤ AN TOÀN
\r\n\r\n\r\n Tần số \r\nMHz \r\n | \r\n \r\n Dành cho/sử dụng\r\n cho \r\n | \r\n
\r\n 0,010 – 0,014 \r\n | \r\n \r\n Vô tuyến dẫn đường (Omega, chỉ trên tàu\r\n thủy và máy bay) \r\n | \r\n
\r\n 0,090 – 0,11 \r\n | \r\n \r\n Vô tuyến dẫn đường (LORAN-C và DECCA) \r\n | \r\n
\r\n 0,2835 – 0,5265 \r\n | \r\n \r\n Vô tuyến dẫn đường hàng không (trạm định vị\r\n không định hướng) \r\n | \r\n
\r\n 0,489 – 0,519 \r\n | \r\n \r\n Thông tin an toàn biển (chỉ cho vùng ven\r\n biển và trên tàu thủy) \r\n | \r\n
\r\n 1,82 – 1,88 \r\n | \r\n \r\n Vô tuyến dẫn đường (LORAN-A chỉ cho vùng A,\r\n vùng ven biển và trên tàu thủy) \r\n | \r\n
\r\n 2,1735 – 2,1905 \r\n | \r\n \r\n Tần số di động gặp nạn \r\n | \r\n
\r\n 2,09055 – 2,09105 \r\n | \r\n \r\n Trạm định vị vô tuyến chỉ thị vị trí cấp cứu\r\n (EPIRB) \r\n | \r\n
\r\n 3,0215 – 3,0275 \r\n | \r\n \r\n Di động hàng không (hoạt động tìm kiếm và\r\n cứu nạn) \r\n | \r\n
\r\n 4,122 – 4,2105 \r\n | \r\n \r\n Tần số di động gặp nạn \r\n | \r\n
\r\n 5,6785 – 5,6845 \r\n | \r\n \r\n Di động hàng không (hoạt động tìm kiếm và\r\n cứu nạn) \r\n | \r\n
\r\n 6,212 – 6,314 \r\n | \r\n \r\n Tần số di động gặp nạn \r\n | \r\n
\r\n 8,288 – 8,417 \r\n | \r\n \r\n Tần số di động gặp nạn \r\n | \r\n
\r\n 12,287 – 12,5795 \r\n | \r\n \r\n Tần số di động gặp nạn \r\n | \r\n
\r\n 16,417 – 16,807 \r\n | \r\n \r\n Tần số di động gặp nạn \r\n | \r\n
\r\n 19,68 – 19,681 \r\n | \r\n \r\n Thông tin an toàn biển (chỉ cho vùng ven\r\n biển và trên tàu thủy) \r\n | \r\n
\r\n 22,3755 – 22,3765 \r\n | \r\n \r\n Thông tin an toàn biển (chỉ cho vùng ven\r\n biển và trên tàu thủy) \r\n | \r\n
\r\n 26,1 – 26,101 \r\n | \r\n \r\n Thông tin an toàn biển (chỉ cho vùng ven\r\n biển và trên tàu thủy) \r\n | \r\n
\r\n 74,6 – 75,4 \r\n | \r\n \r\n Vô tuyến dẫn đường hàng không (trạm định vị\r\n đánh dấu) \r\n | \r\n
\r\n 108 – 137 \r\n | \r\n \r\n Vô tuyến dẫn đường hàng không (VOR 108 –\r\n 118 MHz VOR, đường truyền lên SARSAT tần số gặp nạn 121,4 – 123,5 MHz, điều\r\n khiển không lưu 118 – 137 MHz) \r\n | \r\n
\r\n 156,2 – 156,8375 \r\n | \r\n \r\n Tần số di động gặp nạn trên biển \r\n | \r\n
\r\n 242,9 – 243,1 \r\n | \r\n \r\n Tìm và cứu nạn (đường truyền lên SARSAT) \r\n | \r\n
\r\n 328,6 – 335,4 \r\n | \r\n \r\n Vô tuyến dẫn đường hàng không (ILS chỉ thị\r\n tuyến hạ cánh) \r\n | \r\n
\r\n 399,9 – 400,05 \r\n | \r\n \r\n Vệ tinh vô tuyến dẫn đường \r\n | \r\n
\r\n 406 – 406,1 \r\n | \r\n \r\n Tìm và cứu nạn (trạm định vị vô tuyến chỉ\r\n thị vị trí cấp cứu (EPIRB), đường truyền lên SARSAT) \r\n | \r\n
\r\n 960 – 1238 \r\n | \r\n \r\n Vô tuyến dẫn đường hàng không (TACAN), trạm\r\n định vị điều khiển không lưu \r\n | \r\n
\r\n 1300 – 1350 \r\n | \r\n \r\n Vô tuyến dẫn đường hàng không (rađa tìm trên\r\n không tầm xa) \r\n | \r\n
\r\n 1544 – 1545 \r\n | \r\n \r\n Tần số gặp nạn-SARSAT truyền xuống (đường\r\n truyền xuống 1530 – 1544 MHz từ vệ tinh di động có thể được ưu tiên vì lý do\r\n gặp nạn) \r\n | \r\n
\r\n 1545 – 1559 \r\n | \r\n \r\n Vệ tinh di động hàng không (R) \r\n | \r\n
\r\n 1559 – 1610 \r\n | \r\n \r\n Vô tuyến dẫn đường hàng không (GPS) \r\n | \r\n
\r\n 1610 – 1625,5 \r\n | \r\n \r\n Vô tuyến dẫn đường hàng không (máy đo độ\r\n cao bằng vô tuyến) \r\n | \r\n
\r\n 1645,5 – 1646,5 \r\n | \r\n \r\n Tần số gặp nạn-đường truyền lên (đường\r\n truyền xuống 1626,5-1645,5 MHz từ vệ tinh di động có thể được ưu tiên vì lý\r\n do gặp nạn) \r\n | \r\n
\r\n 1646,5 – 1660,5 \r\n | \r\n \r\n Vệ tinh di động hàng không (R) \r\n | \r\n
\r\n 2700 – 2900 \r\n | \r\n \r\n Vô tuyến dẫn đường hàng không (rađa điều\r\n khiển không lưu sân bay đầu tuyến) \r\n | \r\n
\r\n 2900 – 3100 \r\n | \r\n \r\n Vô tuyến dẫn đường hàng không (trạm định vị\r\n rađa – chỉ cho vùng biển và trên tàu) \r\n | \r\n
\r\n 4200 – 4400 \r\n | \r\n \r\n Vô tuyến dẫn đường hàng không (máy đo độ\r\n cao) \r\n | \r\n
\r\n 5000 – 5250 \r\n | \r\n \r\n Vô tuyến dẫn đường hàng không (hệ thống hạ\r\n cánh vi sóng) \r\n | \r\n
\r\n 5350 – 5460 \r\n | \r\n \r\n Vô tuyến dẫn đường hàng không (rađa và trạm\r\n định vị trên máy bay) \r\n | \r\n
\r\n 5600 – 5650 \r\n | \r\n \r\n Rađa thời tiết doppler bến đầu tuyến –\r\n chuyển gió \r\n | \r\n
\r\n 9000 – 9200 \r\n | \r\n \r\n Vô tuyến dẫn đường hàng không (rađa báo lại\r\n gần chính xác) \r\n | \r\n
\r\n 9200 – 9500 \r\n | \r\n \r\n Rađa phản hồi dùng cho tìm kiếm và cứu nạn\r\n trên biển. Trạm định vị rađa vùng biển và rađa dẫn đường. Rađa vẽ bản đồ mặt\r\n đất và thời tiết trên máy bay dùng cho dẫn đường trên máy bay, đặc biệt trong\r\n điều kiện tầm nhìn kém \r\n | \r\n
\r\n 13250 – 13400 \r\n | \r\n \r\n Vô tuyến dẫn đường hàng không (rađa dẫn\r\n đường doppler) \r\n | \r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n
(tham khảo)
\r\n\r\nCÁC\r\nBĂNG TẦN DỊCH VỤ NHẠY CẢM
\r\n\r\n\r\n Tần số \r\nMHz \r\n | \r\n \r\n Dành cho/sử dụng\r\n cho \r\n | \r\n
\r\n 13,36 – 13,41 \r\n | \r\n \r\n Vô tuyến thiên văn \r\n | \r\n
\r\n 25,5 – 25,67 \r\n | \r\n \r\n Vô tuyến thiên văn \r\n | \r\n
\r\n 29,3 – 29,55 \r\n | \r\n \r\n Đường liên lạc mặt đất vệ tinh \r\n | \r\n
\r\n 37,5 – 38,25 \r\n | \r\n \r\n Vô tuyến thiên văn \r\n | \r\n
\r\n 73 – 74,5 \r\n | \r\n \r\n Vô tuyến thiên văn \r\n | \r\n
\r\n 137 – 138 \r\n | \r\n \r\n Đường liên lạc mặt đất vệ tinh \r\n | \r\n
\r\n 145,8 – 146 \r\n | \r\n \r\n Đường liên lạc mặt đất vệ tinh \r\n | \r\n
\r\n 149,9 – 150,05 \r\n | \r\n \r\n Đường liên lạc mặt đất vệ tinh dẫn đường\r\n bằng vô tuyến \r\n | \r\n
\r\n 240 – 285 \r\n | \r\n \r\n Đường liên lạc mặt đất vệ tinh \r\n | \r\n
\r\n 322 – 328,6 \r\n | \r\n \r\n Vô tuyến thiên văn \r\n | \r\n
\r\n 400,05 – 400,15 \r\n | \r\n \r\n Tín hiệu thời gian và tần số tiêu chuẩn \r\n | \r\n
\r\n 400,15 – 402 \r\n | \r\n \r\n Đường liên lạc mặt đất vệ tinh \r\n | \r\n
\r\n 402 – 406 \r\n | \r\n \r\n Đường liên lạc vệ tinh 402,5 MHz \r\n | \r\n
\r\n 406,1 – 410 \r\n | \r\n \r\n Vô tuyến thiên văn \r\n | \r\n
\r\n 435 – 438 \r\n | \r\n \r\n Đường liên lạc mặt đất vệ tinh \r\n | \r\n
\r\n 608 – 614 \r\n | \r\n \r\n Vô tuyến thiên văn \r\n | \r\n
\r\n 1215 – 1240 \r\n | \r\n \r\n Đường liên lạc mặt đất vệ tinh \r\n | \r\n
\r\n 1260 – 1270 \r\n | \r\n \r\n Đường liên lạc vệ tinh \r\n | \r\n
\r\n 1350 – 1400 \r\n | \r\n \r\n Đài quan sát vạch quang phổ hyđro trung hòa\r\n (vô tuyến thiên văn) \r\n | \r\n
\r\n 1400 – 1427 \r\n | \r\n \r\n Vô tuyến thiên văn \r\n | \r\n
\r\n 1435 – 1530 \r\n | \r\n \r\n Viễn trắc kiểm tra chuyến bay hàng không \r\n | \r\n
\r\n 1530 – 1559 \r\n | \r\n \r\n Vô tuyến thiên văn \r\n | \r\n
\r\n 1559 – 1610 \r\n | \r\n \r\n Vô tuyến thiên văn \r\n | \r\n
\r\n 1610,6 – 1613,8 \r\n | \r\n \r\n Đài quan sát vạch quang phổ gốc OH (vô\r\n tuyến thiên văn) \r\n | \r\n
\r\n 1660 – 1710 \r\n | \r\n \r\n 1660 – 1668,4 MHz: Vô tuyến thiên văn \r\n | \r\n
\r\n 1668,4 – 1670 MHz: Vô tuyến thiên văn và\r\n máy thám trắc vô tuyến \r\n | \r\n |
\r\n 1670 – 1710 MHz: Đường liên lạc mặt đất vệ\r\n tinh và máy thám trắc vô tuyến \r\n | \r\n |
\r\n 1718,8 – 1722,2 \r\n | \r\n \r\n Vô tuyến thiên văn \r\n | \r\n
\r\n 2200 – 2300 \r\n | \r\n \r\n Đường liên lạc mặt đất vệ tinh \r\n | \r\n
\r\n 2310 – 2390 \r\n | \r\n \r\n Viễn trắc kiểm tra chuyến bay hàng không \r\n | \r\n
\r\n 2655 – 2900 \r\n | \r\n \r\n 2655 – 2690 MHz: Vô tuyến thiên văn và\r\n đường liên lạc mặt đất vệ tinh \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n 2690 – 2700 MHz: Vô tuyến thiên văn \r\n | \r\n
\r\n 3260 – 3267 \r\n | \r\n \r\n Đài quan sát vạch quang phổ (vô tuyến thiên\r\n văn) \r\n | \r\n
\r\n 3332 – 3339 \r\n | \r\n \r\n Đài quan sát vạch quang phổ (vô tuyến thiên\r\n văn) \r\n | \r\n
\r\n 3345,8 – 3358 \r\n | \r\n \r\n Đài quan sát vạch quang phổ (vô tuyến thiên\r\n văn) \r\n | \r\n
\r\n 3400 - 3410 \r\n | \r\n \r\n Đường liên lạc mặt đất vệ tinh \r\n | \r\n
\r\n 3600 – 4200 \r\n | \r\n \r\n Đường liên lạc mặt đất vệ tinh \r\n | \r\n
\r\n 4500 – 5250 \r\n | \r\n \r\n 4500 – 4800 MHz: Đường liên lạc mặt đất vệ\r\n tinh \r\n | \r\n
\r\n 4800 – 5000 MHz: Vô tuyến thiên văn \r\n | \r\n |
\r\n 5000 – 5250 MHz: Dẫn đường hàng không bằng\r\n vô tuyến \r\n | \r\n |
\r\n 7250 – 7750 \r\n | \r\n \r\n Đường liên lạc mặt đất vệ tinh \r\n | \r\n
\r\n 8205 – 8500 \r\n | \r\n \r\n Đường liên lạc mặt đất vệ tinh \r\n | \r\n
\r\n 10450 – 10500 \r\n | \r\n \r\n Đường liên lạc mặt đất vệ tinh \r\n | \r\n
\r\n 10600 – 12700 \r\n | \r\n \r\n 10,6 – 10,7 GHz: Vô tuyến thiên văn \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n 10,7 – 12,2 GHz: Đường liên lạc mặt đất vệ\r\n tinh \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n 12,2 – 12,7 GHz: Vệ tinh quảng bá trực tiếp \r\n | \r\n
\r\n 14470 – 14500 \r\n | \r\n \r\n Đài quan sát vạch quang phổ (Vô tuyến thiên\r\n văn) \r\n | \r\n
\r\n 15350 – 15400 \r\n | \r\n \r\n Vô tuyến thiên văn \r\n | \r\n
\r\n 17700 – 21400 \r\n | \r\n \r\n Đường liên lạc mặt đất vệ tinh \r\n | \r\n
\r\n 21400 – 22000 \r\n | \r\n \r\n Vệ tinh quảng bá (Vùng 1 và Vùng 2) \r\n | \r\n
\r\n 22010 – 23120 \r\n | \r\n \r\n 22,01 – 22,5 GHz: Vô tuyến thiên văn \r\n | \r\n
\r\n 22,5 – 23,0 GHz: Vệ tinh quảng bá (Vùng 1) \r\n | \r\n |
\r\n (22,81 – 22,86 GHz cũng dùng cho vô tuyến\r\n thiên văn) \r\n | \r\n |
\r\n 23,0 – 23,07 GHz: Cố định/liên vệ tinh/di\r\n động (được sử dụng để lấp đầy khe hở giữa các băng tần số) \r\n | \r\n |
\r\n 23,07 – 23,12 GHz: Vô tuyến thiên văn \r\n | \r\n |
\r\n 23600 – 24000 \r\n | \r\n \r\n Vô tuyến thiên văn \r\n | \r\n
\r\n 31200 – 31800 \r\n | \r\n \r\n Vô tuyến thiên văn \r\n | \r\n
\r\n 36430 – 36500 \r\n | \r\n \r\n Vô tuyến thiên văn \r\n | \r\n
\r\n 38600 – 40000 \r\n | \r\n \r\n Vô tuyến thiên văn \r\n | \r\n
\r\n Trên 400 GHz \r\n | \r\n \r\n Băng tần số trên 400 GHz được ấn định cho\r\n vô tuyến thiên văn, đường liên lạc mặt đất vệ tinh, v.v… \r\n | \r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n
[1] A.A Smith, Jr, Electric field propagation\r\nin proximal region, IEEE Transactions on electromagnetic compatibility, Nov\r\n1969, phương pháp. 151-163 (Sự lan truyền trường điện trong vùng lân cận).
\r\n\r\n[2] CCIR Report 239-7: 1990, Propagation\r\nstatistics required for broadcasting services using the frequency range 30 to\r\n1000 MHz (Thống kê về lan truyền được yêu cầu đối với các dịch vụ quảng bá sử\r\ndụng băng tần từ 30 đến 1000 MHz)
\r\n\r\n\r\n\r\n
MỤC LỤC
\r\n\r\nLời nói đầu
\r\n\r\n1. Qui định chung
\r\n\r\n1.1. Phạm vi áp dụng
\r\n\r\n1.2. Tiêu chuẩn viện dẫn
\r\n\r\n2. Định nghĩa
\r\n\r\n3. Tần số được chỉ định để dùng cho ISM
\r\n\r\n4. Phân loại thiết bị ISM
\r\n\r\n5. Giới hạn nhiễu điện từ
\r\n\r\n5.1. Giới hạn điện áp nhiễu đầu nối
\r\n\r\n5.2. Giới hạn nhiễu bức xạ điện từ
\r\n\r\n5.3. Điều khoản bảo vệ các dịch vụ an toàn
\r\n\r\n5.4. Qui định về bảo vệ các dịch vụ rađiô\r\nnhạy cảm chuyên ngành
\r\n\r\n6. Yêu cầu chung về phép đo
\r\n\r\n6.1. Tạp môi trường
\r\n\r\n6.2. Thiết bị đo
\r\n\r\n6.3. Đo tần số
\r\n\r\n6.4. Cấu hình của thiết bị cần thử nghiệm
\r\n\r\n6.5. Điều kiện tải của thiết bị cần thử\r\nnghiệm
\r\n\r\n7. Điều khoản đặc biệt đối với các phép đo\r\ntại khu vực thử nghiệm (9 kHz đến 1 GHz)
\r\n\r\n7.1. Đo điện áp nhiễu đầu nối nguồn
\r\n\r\n7.2. Khu vực thử nghiệm bức xạ trong dải tần\r\nsố 9 kHz đến 1 GHz
\r\n\r\n7.3. Khu vực thử nghiệm bức xạ thay thế trong\r\ndải tần từ 30 MHz đến 1 GHz
\r\n\r\n8. Đo bức xạ: 1 GHz đến 18 GHz
\r\n\r\n8.1. Bố trí thử nghiệm
\r\n\r\n8.2. Anten thu
\r\n\r\n8.3. Hiệu lực và hiệu chuẩn khu vực thử\r\nnghiệm
\r\n\r\n8.4. Qui trình đo
\r\n\r\n9. Đo tại hiện trường
\r\n\r\n10. Biện pháp an toàn
\r\n\r\n11. Đánh giá sự phù hợp của thiết bị
\r\n\r\n11.1. Đánh giá thống kê sự phù hợp của thiết\r\nbị sản xuất hàng loạt
\r\n\r\n11.2. Thiết bị được chế tạo qui mô nhỏ
\r\n\r\n11.3. Thiết bị được chế tạo đơn chiếc
\r\n\r\nCác hình vẽ
\r\n\r\nPhụ lục A (tham khảo) – Ví dụ về phân loại\r\nthiết bị
\r\n\r\nPhụ lục B (tham khảo) – Một số biện pháp đề\r\nphòng cần thực hiện khi sử dụng máy phân tích phổ (xem 6.2.1)
\r\n\r\nPhụ lục C (qui định) – Đo nhiễu bức xạ điện\r\ntừ khi có các tín hiệu từ các đài phát thanh
\r\n\r\nPhụ lục D (tham khảo) – Lan truyền nhiễu từ\r\nthiết bị tần số rađiô dùng trong công nghiệp ở các tần số từ 30 MHz và 300 MHz
\r\n\r\nPhụ lục E (tham khảo) – Các băng tần liên quan\r\nđến dịch vụ an toàn
\r\n\r\nPhụ lục F (tham khảo) – Các băng tần dịch vụ\r\nnhạy cảm
\r\n\r\nThư mục tham khảo
\r\n\r\nFile gốc của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6988:2006 (CISPR 11:2004) về Thiết bị tần số Rađiô dùng trong công nghiệp, nghiên cứu khoa học và y tế (ISM) – Đặc tính nhiễu điện từ – Giới hạn và phương pháp đo đang được cập nhật.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6988:2006 (CISPR 11:2004) về Thiết bị tần số Rađiô dùng trong công nghiệp, nghiên cứu khoa học và y tế (ISM) – Đặc tính nhiễu điện từ – Giới hạn và phương pháp đo
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Khoa học và Công nghệ |
Số hiệu | TCVN6988:2006 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Người ký | Đã xác định |
Ngày ban hành | 2006-12-29 |
Ngày hiệu lực | |
Lĩnh vực | Xây dựng - Đô thị |
Tình trạng | Còn hiệu lực |