BÀN TRỘN ÂM THANH - PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP ĐO\r\nCÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN
\r\n\r\nAudio\r\nmixing console -\r\nPart\r\n2: Methods of measurement for basic parameters
\r\n\r\n\r\n\r\n
Lời nói đầu
\r\n\r\nTCVN 6851-2:2001 do\r\nBan kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/E6 Phát thanh - Truyền hình biên soạn, Tổng cục\r\nTiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (nay\r\nlà Bộ khoa học và Công nghệ) ban hành.
\r\n\r\nTiêu chuẩn này được\r\nchuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia\r\ntheo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và\r\nđiểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy\r\nđịnh chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
\r\n\r\n\r\n\r\n
BÀN\r\nTRỘN ÂM THANH - PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP ĐO CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN
\r\n\r\nAudio\r\nmixing console - Part 2: Methods of measurement for basic\r\nparameters
\r\n\r\n\r\n\r\nTiêu chuẩn này quy\r\nđịnh phương pháp đo các thông số kỹ thuật của bàn trộn âm thanh analog.
\r\n\r\nThông số kỹ thuật và\r\nchỉ tiêu của bàn trộn âm thanh quy định trong TCVN 6851-1:2001
\r\n\r\n2. Điều kiện chung\r\nđối với các phép đo:
\r\n\r\n2.1. Bố trí tín hiệu\r\nvà thiết bị
\r\n\r\nSơ đồ bố trí tín hiệu\r\nvà bố trí thiết bị đo các thông số kỹ thuật được cho trong các hình 1, 2, 3 và\r\n4.
\r\n\r\n2.2. Yêu cầu về thiết\r\nbị đo
\r\n\r\n2.2.1. Máy tạo sóng\r\nâm tần
\r\n\r\n- Dải tần tối thiểu\r\nphải đạt 20 Hz ÷ 20 kHz.
\r\n\r\n- Mức điện áp ra\r\nkhông nhỏ hơn 10 V.
\r\n\r\n2.2.2. Máy đo mức tín\r\nhiệu
\r\n\r\n- Dải tần tối thiểu\r\nphải đạt 20 Hz ÷ 20 kHz.
\r\n\r\n- Mức điện áp đo\r\nkhông nhỏ hơn 20 V.
\r\n\r\n2.2.3. Máy đo méo hài\r\ntổng
\r\n\r\n- Dải tần tối thiểu\r\nphải đạt 20 Hz ÷ 20 kHz
\r\n\r\n- Thang đo thành phần\r\nméo hài tổng không hẹp hơn 30%.
\r\n\r\n2.3. Chuẩn bị đo
\r\n\r\n- Tiếp đất cho thiết\r\nbị đo và thiết bị cần đo.
\r\n\r\n- Ngắt tất cả các tải\r\nvà các thiết bị ngoại vi nối với bàn trộn.
\r\n\r\n- Đặt tất cả các chức\r\nnăng của bàn trộn về chế độ làm việc danh định:
\r\n\r\nChức năng điều chỉnh\r\nhệ số khuếch đại về vị trí 0 dB
\r\n\r\nChức năng điều chỉnh\r\nâm lượng về vị trí 0 dB
\r\n\r\nChức năng điều chỉnh\r\ncân bằng âm sắc về vị trí 0 dB
\r\n\r\nChức năng điều chỉnh\r\nPANPOT về vị trí 0dB
\r\n\r\n- Bàn trộn phải được\r\nhoạt động trước khi thực hiện các phép đo ít nhất 15 phút.
\r\n\r\n2.4. Yêu cầu đối với\r\nngười thực hiện đo
\r\n\r\n- Không làm bất cứ\r\nthay đổi nào đến bàn trộn trong quá trình đo, trừ những thay đổi hoặc điều\r\nchỉnh được quy định riêng cho từng phép đo.
\r\n\r\n- Phải ghi vào kết\r\nquả đo những thay đổi hoặc điều chỉnh khác với chế độ danh định.
\r\n\r\n\r\n\r\n3.1. Đo dải động đầu\r\nvào
\r\n\r\n3.1.1. Thiết bị đo:
\r\n\r\n- Máy tạo sóng âm\r\ntần.
\r\n\r\n- Máy đo mức tín hiệu\r\n(Vrms) chỉ thị bằng đồng hồ đo PPM.
\r\n\r\n- Máy đo méo hài\r\ntổng.
\r\n\r\n3.1.2. Sơ đồ đo: Hình\r\n1
\r\n\r\nHình\r\n1 - Sơ đồ đo
\r\n\r\n3.1.3. Tiến hành đo:
\r\n\r\n+ Chọn đầu vào kênh\r\nkiểm tra (đầu vào line hoặc micro)
\r\n\r\n- Đặt các chức năng\r\nđầu vào về vị trí làm việc ở mức tín hiệu vào danh định.
\r\n\r\n- Đặt chức năng điều\r\nchỉnh hệ số khuếch đại về vị trí làm việc danh định.
\r\n\r\n- Ngắt chức năng điều\r\nchỉnh cân bằng âm sắc.
\r\n\r\n+ Đo các mức tín hiệu\r\ntrong dải động:
\r\n\r\na) Đo mức tín hiệu\r\nlớn nhất:
\r\n\r\n- Đưa tín hiệu tần số\r\n1 kHz tới đầu vào kênh kiểm tra biên độ đạt mức vào danh định. Thay đổi chiết\r\náp điều chỉnh âm lượng cho đến khi mức đầu ra đạt mức danh định của bàn trộn.
\r\n\r\n- Điều chỉnh lại hệ\r\nsố khuếch đại tại đầu vào kênh kiểm tra về vị trí mức tín hiệu đầu vào lớn nhất\r\n(hệ số khuếch đại nhỏ nhất).
\r\n\r\n- Tăng dần mức tín\r\nhiệu đầu vào kênh kiểm tra cho đến khi mức tín hiệu đầu ra đạt mức danh định.\r\nGhi lại mức ra của máy tạo sóng âm tần, đó chính là mức tín hiệu lớn nhất trong\r\ndải động.
\r\n\r\nLưu ý: Mức đầu ra danh định\r\nđo được phải nhỏ hơn hoặc bằng mức bão hòa. Tại mức bão hòa nếu tiếp tục tăng\r\nmức tín hiệu đầu vào bàn trộn sẽ gây ra méo hài tổng cao.
\r\n\r\nb) Đo mức tín hiệu\r\nnhỏ nhất:
\r\n\r\n- Đưa tín hiệu tần số\r\n1 kHz tới đầu vào kênh kiểm tra biên độ đạt mức vào danh định. Thay đổi chiết\r\náp điều chỉnh âm lượng cho đến khi mức đầu ra đạt mức danh định của bàn trộn.
\r\n\r\n- Điều chỉnh lại hệ\r\nsố khuếch đại tại đầu vào kênh kiểm tra về vị trí làm việc ở mức tín hiệu nhỏ nhất\r\n(hệ số khuếch đại lớn nhất).
\r\n\r\n- Đưa tín hiệu tần số\r\n1 kHz tới đầu vào kênh kiểm tra với mức từ (- 90 dBu) đến (- 80 dBu).
\r\n\r\n- Tăng dần mức tín\r\nhiệu đầu vào kênh kiểm tra cho đến khi mức đầu ra đạt giá trị danh định. Ghi\r\nlại mức ra của máy tạo sóng âm tần, đó chính là mức tín hiệu nhỏ nhất trong dải\r\nđộng.
\r\n\r\n3.1.4. Thể hiện kết\r\nquả đo:
\r\n\r\nMức tín hiệu lớn nhất\r\nvà nhỏ nhất tại đầu vào kênh kiểm tra được biểu thị bằng dBu.
\r\n\r\n3.2. Đo mức điều\r\nchỉnh cân bằng âm sắc
\r\n\r\n3.2.1. Định nghĩa
\r\n\r\nBộ điều chỉnh cân\r\nbằng âm sắc là mạch điện hoặc thiết bị dùng để thay đổi đáp tuyến biên độ tần\r\nsố của tín hiệu.
\r\n\r\n3.2.2. Thiết bị đo
\r\n\r\n- Máy tạo sóng âm\r\ntần.
\r\n\r\n- Máy đo mức tín hiệu\r\n(Vrms) chỉ thị bằng đồng hồ đo PPM.
\r\n\r\n- Máy đo méo hài\r\ntổng.
\r\n\r\n3.2.3. Sơ đồ đo: Xem\r\nhình 1.
\r\n\r\n3.2.4. Tiến hành đo:
\r\n\r\n+ Chọn đầu vào kênh\r\nkiểm tra (đầu vào line hoặc micro)
\r\n\r\n- Đặt các chức năng\r\nđầu vào về vị trí làm việc danh định.
\r\n\r\n- Đặt chức năng điều\r\nchỉnh hệ số khuếch đại về mức danh định.
\r\n\r\n- Ngắt chức năng điều\r\nchỉnh cân bằng âm sắc.
\r\n\r\n- Điều chỉnh chiết áp\r\nâm lượng về vị trí 0 dB.
\r\n\r\n+ Đưa tín hiệu tần số\r\n1 kHz đến đầu vào kênh kiểm tra, biên độ bằng mức vào danh định.
\r\n\r\n+ Điều chỉnh lại hệ\r\nsố khuếch đại hoặc tinh chỉnh chiết áp âm lượng của kênh kiểm tra để mức đầu ra\r\nđạt giá trị danh định. Mức ra được chọn là mức tham chiếu 0 dB.
\r\n\r\n+ Điều chỉnh âm sắc:
\r\n\r\n- Bật chức năng điều\r\nchỉnh cân bằng âm sắc (nếu có).
\r\n\r\n- Đặt chiết áp âm sắc\r\nở vị trí lớn nhất.
\r\n\r\n- Đưa tín hiệu có tần\r\nsố tương ứng với tần số làm việc của mạch âm sắc có mức bằng với mức đầu vào\r\ndanh định. Ghi lại giá trị điện áp đầu ra.
\r\n\r\n+ Chỉ số méo hài tổng\r\ntại mức đầu ra của tín hiệu không được vượt quá chỉ tiêu quy định trong bảng 1.\r\nNếu không đạt, giảm dần chiết áp điều chỉnh cân bằng âm sắc cho đến khi đạt và\r\nghi lại giá trị mức điều chỉnh cân bằng âm sắc tại tần số đó.
\r\n\r\n+ Với chiết áp điều\r\nchỉnh cân bằng âm sắc đặt tại vị trí nhỏ nhất, các bước tiến hành tương tự như\r\nchiết áp đặt ở vị trí lớn nhất
\r\n\r\n3.2.5. Thể hiện kết\r\nquả đo:
\r\n\r\nMức điều chỉnh cân\r\nbằng âm sắc được biểu thị bằng dB.
\r\n\r\n3.3. Đo đáp tuyến\r\nbiên độ tần số
\r\n\r\n3.3.1. Định nghĩa:
\r\n\r\nĐáp tuyến biên độ tần\r\nsố là sự thay đổi theo tần số của biên độ tín hiệu đầu ra so với biên độ tần số\r\n1 kHz trong khi không thay đổi điện áp tín hiệu đưa vào.
\r\n\r\n3.3.2. Thiết bị đo:
\r\n\r\n- Máy tạo sóng âm\r\ntần.
\r\n\r\n- Máy đo mức tín hiệu\r\n(Vrms) chỉ thị bằng đồng hồ đo PPM.
\r\n\r\n3.3.3. Sơ đồ đo: Hình\r\n2.
\r\n\r\nHình\r\n2 - Sơ đồ đo
\r\n\r\n3.3.4. Tiến hành đo:
\r\n\r\n+ Xác định chế độ làm\r\nviệc cho kênh kiểm tra:
\r\n\r\n- Ngắt chức năng điều\r\nchỉnh cân bằng âm sắc.
\r\n\r\n- Điều chỉnh chiết áp\r\nhệ số khuếch đại về vị trí làm việc danh định.
\r\n\r\n- Điều chỉnh chiết áp\r\nâm lượng về vị trí 0 dB.
\r\n\r\n+ Đưa tín hiệu tần số\r\n1 kHz đến đầu vào kênh kiểm tra, biên độ bằng mức vào danh định.
\r\n\r\n+ Điều chỉnh lại hệ\r\nsố khuếch đại hoặc tinh chỉnh chiết áp âm lượng của kênh kiểm tra để đầu ra đạt\r\nmức danh định. Mức ra được chọn là mức tham chiếu 0 dB.
\r\n\r\n+ Giữ nguyên mức đầu\r\nra của máy tạo sóng âm tần, thay đổi tần số trong dải tần từ 20 Hz đến 20 kHz,\r\nghi lại các mức tín hiệu tại đầu ra.
\r\n\r\n3.3.5. Thể hiện kết\r\nquả đo:
\r\n\r\nĐáp tuyến biên độ tần\r\nsố được biểu thị bằng dB dưới dạng bảng số liệu hoặc đồ thị.
\r\n\r\n3.4. Đo méo hài tổng
\r\n\r\n3.4.1. Định nghĩa
\r\n\r\nMéo hài tổng là tỷ số\r\n(thể hiện bằng phần trăm) giữa giá trị điện áp (Vrms) của tổng các thành phần\r\nhài với giá trị điện áp (Vrms) của tần số đó đo được tại đầu ra.
\r\n\r\nCông thức tính:
\r\n\r\nMéo hài tổng (%) =
trong đó:
\r\n\r\nUf1: là giá trị điện áp\r\ncủa tần số cơ bản.
\r\n\r\nUf2... Ufn: là giá trị điện áp\r\ncủa các thành phần hài của tần số cơ bản.
\r\n\r\n3.4.2. Thiết bị đo:
\r\n\r\n- Máy tạo sóng âm\r\ntần.
\r\n\r\n- Máy đo mức tín hiệu\r\n(Vrms) chỉ thị bằng đồng hồ đo PPM.
\r\n\r\n- Máy đo méo hài\r\ntổng.
\r\n\r\n3.4.3. Sơ đồ đo: Xem\r\nhình 1.
\r\n\r\n3.4.4. Quy trình đo:
\r\n\r\n+ Xác định chế độ làm\r\nviệc cho kênh kiểm tra:
\r\n\r\n- Ngắt chức năng điều\r\nchỉnh cân bằng âm sắc.
\r\n\r\n- Điều chỉnh chiết áp\r\nhệ số khuếch đại về vị trí làm việc danh định.
\r\n\r\n- Điều chỉnh chiết áp\r\nâm lượng của kênh kiểm tra về vị trí 0 dB.
\r\n\r\n+ Đưa tín hiệu tần số\r\n1 kHz đến đầu vào kênh kiểm tra, biên độ bằng mức vào danh định.
\r\n\r\n+ Điều chỉnh lại hệ\r\nsố khuếch đại hoặc tinh chỉnh chiết áp âm lượng của kênh kiểm tra để mức đầu ra\r\nđạt mức danh định.
\r\n\r\n+ Đo méo hài tổng tại\r\nđầu ra. Ghi lại kết quả.
\r\n\r\n+ Giữ nguyên mức đầu\r\nra của máy tạo sóng âm tần, thay đổi tần số trong dải tần từ 20 Hz đến 20 kHz.\r\nĐo chỉ số méo hài tổng của các tần số tại đầu ra, ghi lại kết quả.
\r\n\r\nLưu ý: Nếu cần, có thể đo\r\ntại giá trị cao hơn 10 dB so với mức đầu ra danh định.
\r\n\r\n3.4.5. Thể hiện kết\r\nquả đo:
\r\n\r\nMéo hài tổng được\r\nbiểu thị dưới dạng bảng số liệu hoặc đồ thị, tính bằng %.
\r\n\r\n3.5. Đo tỷ số tín\r\nhiệu trên tạp âm (S/N)
\r\n\r\n3.5.1. Định nghĩa:
\r\n\r\nTỷ số tín hiệu trên\r\ntạp âm (S/N) là tỷ số giữa mức điện áp ra danh định và mức tạp âm đo được tại\r\nđầu ra kênh kiểm tra.
\r\n\r\nCông thức tính:
\r\n\r\nTỷ số S/N = 20 log(dB) = 20 logUr - 20 logUn
trong đó:
\r\n\r\nUr: là mức điện áp ra\r\ndanh định, đơn vị V(rms)
\r\n\r\nUn: là mức tạp âm đo\r\ntại đầu ra danh định khi cắt tín hiệu đầu vào, đơn vị V(rms)
\r\n\r\n20 logUr: là mức điện\r\náp ra danh định, đơn vị dBu
\r\n\r\n20 logU: là mức tạp\r\nâm đo tại đầu ra danh định khi cắt tín hiệu đầu vào, đơn vị dBu.
\r\n\r\n3.5.2. Thiết bị đo:
\r\n\r\n- Máy tạo sóng âm\r\ntần.
\r\n\r\n- Máy đo mức tín hiệu\r\n(Vrms) chỉ thị bằng đồng hồ đo PPM sử dụng bộ lọc không trọng số cho dải tần 20\r\nHz đến 20 kHz.
\r\n\r\n3.5.3. Sơ đồ đo:
\r\n\r\nHình\r\n3 - Sơ đồ đo
\r\n\r\n3.5.4. Tiến hành đo:
\r\n\r\n+ Xác định chế độ làm\r\nviệc của kênh kiểm tra:
\r\n\r\n- Ngắt chức năng điều\r\nchỉnh cân bằng âm sắc.
\r\n\r\n- Điều chỉnh chiết áp\r\nhệ số khuếch đại về vị trí làm việc danh định.
\r\n\r\n- Điều chỉnh chiết áp\r\nâm lượng của kênh kiểm tra về vị trí 0 dB.
\r\n\r\n+ Đưa tín hiệu tần số\r\n1 kHz có biên độ bằng mức vào danh định đến đầu vào kênh kiểm tra.
\r\n\r\nĐiều chỉnh lại hệ số\r\nkhuếch đại hoặc tinh chỉnh chiết áp âm lượng của kênh kiểm tra để mức đầu ra\r\nđạt mức danh định. Khi đó mức ra được chọn là mức tham chiếu (0 dB).
\r\n\r\n+ Tắt Máy tạo sóng âm\r\ntần.
\r\n\r\n+ Nối đầu vào kênh\r\nkiểm tra với trở kháng vào danh định (RV). Sử dụng bộ lọc không trọng số từ 20 Hz đến\r\n20 kHz cho máy đo mức. Đo mức điện áp tại đầu ra (tính bằng giá trị tuyệt đối) IdB I.
\r\n\r\n3.5.5. Thể hiện kết\r\nquả đo:
\r\n\r\nTỷ số tín hiệu/ tạp\r\nâm được biểu thị bằng dB.
\r\n\r\n3.6. Đo xuyên âm kênh\r\nlân cận
\r\n\r\n3.6.1. Định nghĩa:
\r\n\r\nĐộ xuyên âm kênh lân\r\ncận là tỷ số tính bằng dB, giữa giá trị điện áp hiệu dụng ở đầu ra của kênh có\r\ntín hiệu với giá trị hiệu dụng của tổng các thành phần xuyên âm và tạp âm tại\r\nđầu ra của kênh lân cận.
\r\n\r\nCông thức tính:
\r\n\r\nMức xuyên kênh A (dB)\r\n= 20 log10(UA/UA’) = 20 log10 UA- 20 log10 UA’
\r\n\r\nMức xuyên kênh B (dB)\r\n= 20 log10(UB/UB’) = 20 log10 UB- 20 log10 UB’
\r\n\r\ntrong đó:
\r\n\r\nUA, UB: Mức tín hiệu ra danh\r\nđịnh của kênh A và kênh B.
\r\n\r\nUA‘, UB’: Mức tín hiệu bị\r\nxuyên âm.
\r\n\r\n3.6.2. Thiết bị đo:
\r\n\r\n- Máy tạo sóng âm\r\ntần.
\r\n\r\n- Máy đo mức tín hiệu\r\n(Vrms) chỉ thị bằng đồng hồ đo PPM.
\r\n\r\n3.6.3. Sơ đồ đo:
\r\n\r\nHình\r\n4 - Sơ đồ đo (kênh A sang kênh B)
\r\n\r\n3.6.4. Tiến hành đo
\r\n\r\n+ Xác định chế độ làm\r\nviệc cho kênh có tín hiệu và kênh lân cận:
\r\n\r\n- Đặt các chức năng\r\nđầu vào hai kênh cần đo về vị trí làm việc ở mức tín hiệu danh định.
\r\n\r\n- Ngắt chức năng điều\r\nchỉnh cân bằng âm sắc của cả hai kênh.
\r\n\r\n- Đặt các chiết áp\r\nđiều chỉnh hệ số khuếch đại của hai kênh về 0 dB.
\r\n\r\n- Đặt các chiết áp\r\nđiều chỉnh âm lượng của kênh cần đo về 0 dB.
\r\n\r\n+ Đưa tín hiệu tần số\r\n1 kHz, biên độ bằng mức danh định đến đầu vào của cả hai kênh.
\r\n\r\n- Điều chỉnh lại hệ\r\nsố khuếch đại hoặc tinh chỉnh chiết áp âm lượng của cả hai kênh đạt giá trị\r\ndanh định.
\r\n\r\n- Ngắt tín hiệu đưa\r\nvào kênh lân cận. Đầu vào kênh lân cận được nối với một trở kháng bằng trở\r\nkháng danh định.
\r\n\r\n- Đo mức tín hiệu tại\r\nđầu ra kênh lân cận. Ghi lại kết quả.
\r\n\r\n3.6.5. Thể hiện kết\r\nquả đo:
\r\n\r\nXuyên âm kênh lân cận\r\nđược biểu thị bằng dB.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Từ khóa: Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN6851-2:2001, Tiêu chuẩn Việt Nam số TCVN6851-2:2001, Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN6851-2:2001 của Bộ Khoa học Công nghệ và Mội trường, Tiêu chuẩn Việt Nam số TCVN6851-2:2001 của Bộ Khoa học Công nghệ và Mội trường, Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN6851 2:2001 của Bộ Khoa học Công nghệ và Mội trường, TCVN6851-2:2001
File gốc của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6851-2:2001 về Bàn trộn âm thanh – Phần 2: Phương pháp đo các thông số cơ bản đang được cập nhật.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6851-2:2001 về Bàn trộn âm thanh – Phần 2: Phương pháp đo các thông số cơ bản
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Khoa học Công nghệ và Mội trường |
Số hiệu | TCVN6851-2:2001 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Người ký | Đã xác định |
Ngày ban hành | 2001-01-01 |
Ngày hiệu lực | |
Lĩnh vực | Xây dựng - Đô thị |
Tình trạng | Còn hiệu lực |