THIẾT BỊ VÀ HỆ THỐNG NGHE-NHÌN, VIDEO\r\nVÀ TRUYỀN HÌNH - PHẦN 1: QUY ĐỊNH CHUNG
\r\n\r\nAudio-visual\r\nvideo and television equipment and systems - Part 1 : General
\r\n\r\nLời nói đầu
\r\n\r\nTCVN 6768-1 : 2000 hoàn\r\ntoàn tương đương với tiêu chuẩn IEC 574-1 : 1977;
\r\n\r\nTCVN 6768-1 : 2000 do\r\nBan kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/E 6 Phát thanh và truyền hình biên soạn,\r\nTổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi\r\ntrường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) ban hành.
\r\n\r\nTiêu chuẩn này được\r\nchuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia\r\ntheo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và\r\nđiểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy\r\nđịnh chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
\r\n\r\n\r\n\r\n
THIẾT\r\nBỊ VÀ HỆ THỐNG NGHE-NHÌN, VIDEO VÀ TRUYỀN HÌNH - PHẦN 1: QUY ĐỊNH CHUNG
\r\n\r\nAudio-visual\r\nvideo and television equipment and systems - Part 1 : General
\r\n\r\n\r\n\r\nTiêu chuẩn này áp\r\ndụng cho hệ thống nghe-nhìn, video và truyền hình và các bộ phận cấu thành hoặc\r\nđược dùng phụ trợ cho hệ thống trong lĩnh vực giáo dục đào tạo và các mục đích\r\nsử dụng tương tự.
\r\n\r\nCác hệ thống này bao\r\ngồm từ những thiết bị rất đơn giản, sử dụng phổ cập đến những thiết bị có tính\r\nchuyên dùng cao, ví dụ, cho hệ thống phân phối nghe-nhìn.
\r\n\r\nTiêu chuẩn này không nhằm\r\nphân loại thiết bị theo các đặc trưng. Việc sắp xếp và kết hợp các đặc trưng được\r\nnêu ra đối với một hệ thống cụ thể là nhằm đảm bảo cho các tính năng tối ưu\r\ntrong các điều kiện làm việc bình thường.
\r\n\r\nTiêu chuẩn này chỉ\r\ngiới hạn cho việc mô tả các đặc trưng khác nhau và các phương pháp đo. Tiêu\r\nchuẩn này không nhằm quy định tính năng.
\r\n\r\n\r\n\r\nISO 266 - 1975
\r\n\r\nIEC 27 Ký hiệu bằng\r\nchữ dùng trong kỹ thuật điện;
\r\n\r\nIEC 68 Quy trình thử\r\nnghiệm môi trường cơ bản;
\r\n\r\nIEC 117 Ký hiệu bằng\r\nhình vẽ trên sơ đồ điện;
\r\n\r\nIEC 225 Bộ lọc dải\r\nthông 1 octa, 1/2 octa và 1/3 octa dùng để phân tích âm và rung;
\r\n\r\nIEC 263 Thang và kích\r\ncỡ dùng để vẽ đặc tính tần số và đồ thị theo tọa độ cực;
\r\n\r\nIEC 417 Ký hiệu bằng\r\nđồ thị dùng trên thiết bị, chỉ số, kiểm tra và soạn thảo các bản dữ liệu đơn\r\nlẻ.
\r\n\r\n\r\n\r\nMục đích của tiêu\r\nchuẩn này nhằm tạo điều kiện để xác định chất lượng của các thiết bị nghe-nhìn,\r\nđể so sánh các kiểu thiết bị khác nhau và để xác định việc sử dụng hợp lý các\r\nthiết bị đó bằng cách đưa ra danh mục các đặc trưng có lợi cho việc quy định\r\ncác đặc tính kỹ thuật của chúng.
\r\n\r\nTrong tiêu chuẩn này,\r\ntừ "chất lượng" chủ yếu để nói đến chất lượng về điện thanh hoặc hình\r\nảnh chứ không phải chất lượng theo quan điểm về an toàn, về độ bền và khả năng\r\nchịu được các điều kiện môi trường v.v...
\r\n\r\nChất lượng được đánh\r\ngiá theo quan điểm của người sử dụng có liên quan đến các đặc trưng của thiết\r\nbị một cách tổng thể mà không liên quan, theo thông lệ, đến các chi tiết thiết\r\nkế của thiết bị hoặc các đặc tính của các bộ phận hợp thành.
\r\n\r\nViệc áp dụng tiêu\r\nchuẩn này cho cả người chế tạo và người sử dụng, sẽ tạo điều kiện thuận lợi để\r\nso sánh giữa các tính năng kỹ thuật của người chế tạo với yêu cầu cần đáp ứng\r\ncủa người sử dụng đối với hệ thống cụ thể.
\r\n\r\n\r\n\r\nNếu các phép đo được\r\nthực hiện ở các tần số rời rạc thì chúng phải là các tần số được quy định là "tần\r\nsố ưu tiên đối với các phép đo âm thanh" trong tiêu chuẩn quốc tế ISO 266\r\n- 1975 nêu trong bảng I. Nếu phép đo liên quan đến "tần số chuẩn" thì\r\ntần số đó phải là "tần số chuẩn theo tiêu chuẩn" bằng 1000 Hz, nếu\r\nkhông có lý do xác đáng để dùng tần số khác. Nếu không như vậy thì tần số đó\r\nphải là một trong các tần số nêu trên của tiêu chuẩn quốc tế ISO 266, và chọn sao\r\ncho kết quả của phép đo chịu ảnh hưởng ít nhất của việc điều chỉnh núm điều\r\nchỉnh âm sắc.
\r\n\r\n5. Ghi nhãn và ký\r\nhiệu dùng cho ghi nhãn
\r\n\r\n5.1. Ghi nhãn
\r\n\r\nCác đầu nối và các\r\nnúm điều chỉnh phải được ghi nhãn thích hợp để cung cấp thông tin liên quan đến\r\nchức năng và đặc tính. Các đầu nối nguồn một chiều phải được ghi rõ cực tính.
\r\n\r\nViệc ghi nhãn phải\r\nchỉ ra cực tính của các đầu nối tín hiệu vào và ra, các điểm nối của các đầu\r\nnối vào điểm chuẩn đã thiết lập (đất) và các mạch nối giữa các đầu nối.
\r\n\r\nViệc ghi nhãn phải\r\nsao cho có thể điều chỉnh các núm điều chỉnh và nhận biết được các vị trí của chúng\r\nvới độ chính xác đủ để tương ứng với các đặc tính cho trong sổ tay.
\r\n\r\nViệc ghi nhãn có thể\r\nthực hiện theo các cách sau đây: ghi tại các đầu nối và các núm điều chỉnh, mô\r\ntả chức năng của chúng và hướng dẫn trong sổ tay.
\r\n\r\n5.2. Ký hiệu dùng cho\r\nghi nhãn
\r\n\r\nNhãn nên ghi bằng ký\r\nhiệu gồm chữ, dấu, số và màu sắc được quốc tế thừa nhận, tránh sử dụng lời văn.\r\n
\r\n\r\nKý hiệu bằng chữ cho\r\ncác đại lượng và đơn vị phải theo IEC 27.
\r\n\r\nKý hiệu bằng hình vẽ\r\nphải theo IEC 117.
\r\n\r\nKý hiệu chỉ dẫn trên\r\nthiết bị phải theo IEC 417.
\r\n\r\nKý hiệu bằng chữ hoặc\r\nký hiệu bằng hình vẽ đối với những thiết bị không đề cập đến trong tiêu chuẩn\r\nnày và tất cả các loại ký hiệu khác phải được chỉ rõ trong sổ tay.
\r\n\r\n\r\n\r\nKiểm tra về cơ học và\r\ncác phép đo và phải được thực hiện trong bất kỳ phương án kết hợp nào về nhiệt\r\nđộ, độ ẩm và áp suất không khí trong các giới hạn sau đây:
\r\n\r\nNhiệt độ môi trường: 15oC đến 35oC, ưu tiên ở nhiệt độ\r\n20oC
\r\n\r\nĐộ ẩm tương đối: 45%\r\nđến 75%
\r\n\r\náp suất không khí: 860\r\nmbar đến 1060 mbar
\r\n\r\nNếu người chế tạo đã\r\nquy định điều kiện khí quyển khác với điều kiện bình thường thì các phép đo\r\nphải được tiến hành trong các điều kiện đó, nhưng nên chọn trong các điều kiện\r\nquy định của IEC 68.
\r\n\r\n\r\n\r\nNên trình bày quan hệ\r\ngiữa hai đại lượng hoặc nhiều đại lượng dưới dạng đồ thị.
\r\n\r\nQuan hệ giữa hai đại\r\nlượng có thể được cho dưới dạng đồ thị đơn. Quan hệ giữa ba đại lượng có thể\r\nđược cho dưới dạng một họ đồ thị trên một biểu đồ, hai trong số ba đại lượng được\r\ncho trên trục tung và trục hoành còn đại lượng thứ ba là thông số.
\r\n\r\nKhi các kết quả của phép\r\nđo theo từng điểm đối với một thiết bị riêng lẻ được trình bày dưới dạng đường\r\ncong liên tục thì phải chỉ ra các điểm đo đó một cách rõ ràng.
\r\n\r\nCác đường cong nội\r\nsuy hoặc trung gian dựa vào tính toán lý thuyết, hoặc thông tin khác được trình\r\nbày mà không dựa vào phép đo trực tiếp phải được phân biệt một cách rõ ràng với\r\nđường cong đo được ví dụ bằng nét vẽ khác.
\r\n\r\nĐại lượng được cấu\r\nthành từ các thành phần tần số riêng, hoặc cấu thành từ một cụm thành phần\r\ntrong các dải thông qui định có thể được trình bày dưới dạng đường hoặc phổ các\r\ndải thông có độ rộng không đổi hoặc độ rộng tỷ lệ không đổi. Độ rộng dải thông sử\r\ndụng phải được chỉ ra. Nếu quy định kỹ thuật liên quan đến dải tần có độ rộng dải\r\nthông tỷ lệ không đổi thì ưu tiên dùng băng tần 1octa và 1/3 octa theo IEC 225 Bộ\r\nlọc dải thông 1 octa, 1/2 octa và 1/3 octa được dùng để phân tích âm thanh và\r\nrung.
\r\n\r\n8. Thang trình bày đồ\r\nthị của các dữ kiện
\r\n\r\n8.1. Quy định chung
\r\n\r\nNên sử dụng thang tuyến\r\ntính hoặc thang logarit để trình bày đồ thị. Thang decibel tuyến tính tương\r\nđương với thang logarit. Không nên dùng các loại thang trình bày khác như thang\r\nlôgarit kép. Khi sử dụng thang decibel, điểm "không" chuẩn, nếu có thể,\r\nnên lầ giá trị danh định. Không nên kết hợp các thang tuyến tính và thang lôgarit\r\ntrên cùng một đồ thị.
\r\n\r\nKhi các đại lượng\r\nđược trình bày trên trục hoành độ và tung độ cùng một loại thì nên sử dụng độ\r\ndài đơn vị như nhau cho cả hai đại lượng. Tránh sử dụng thang tuyến tính mà\r\nđiểm "không" nằm ngoài phần thang đo trình bày trên đồ thị. Các thông\r\ntin khác nên tham khảo IEC 263.
\r\n\r\n8.2. Thang lôgarit tần\r\nsố
\r\n\r\nĐối với đồ thị mà mức\r\n(tính bằng decibel) được xác định trên trục tung tương ứng với tần số trên trục\r\nhoành theo thang lôgarit thì tỷ lệ thang phải sao cho độ dài của tỷ số tần số\r\n10 : 1 bằng độ dài đối với hiệu của mức trên thang của trục tung là 25 dB hoặc\r\n50 dB.
\r\n\r\n8.3. Đồ thị mức theo toạ\r\nđộ cực
\r\n\r\nTrong toạ độ cực, để\r\nxác định điểm có mức (tính bằng dB) được trình bày theo chiều tăng của trị số\r\ndọc theo bán kính hướng ra phía ngoài thì với bất kể độ dài nào ứng với 1 dB,\r\nđộ dài của bán kính đường tròn gần với mức lớn nhất được xác định phải tương\r\nứng với hiệu số mức là 50 dB hoặc 25 dB. Đối với các đáp tuyến dùng trị số\r\ntuyệt đối thì mức lớn nhất phải được xác định rất gần với bán kính tương ứng\r\nvới hiệu số mức là 50 dB hoặc 25 dB.
\r\n\r\nBảng\r\n1 - Các tần số phù hợp với ISO 266
\r\n\r\nBảng này có thể mở rộng\r\ntheo chiều tăng hoặc giảm bằng cách nhân hoặc chia cho 1 000. Dấu "x"\r\ntrong mỗi cột, chỉ ra tần số đó là tần số nằm giữa của các bộ lọc băng tần
\r\n\r\n\r\n Tần\r\n số ưu tiên \r\nHz \r\n | \r\n \r\n 1/1\r\n octa \r\n | \r\n \r\n 1/2\r\n octa \r\n | \r\n \r\n 1/3\r\n octa \r\n | \r\n \r\n Tần\r\n số ưu tiên \r\nHz \r\n | \r\n \r\n 1/1\r\n octa \r\n | \r\n \r\n 1/2\r\n octa \r\n | \r\n \r\n 1/3\r\n octa \r\n | \r\n \r\n Tần\r\n số ưu tiên \r\nHz \r\n | \r\n \r\n 1/1\r\n octa \r\n | \r\n \r\n 1/2\r\n octa \r\n | \r\n \r\n 1/3\r\n octa \r\n | \r\n
\r\n 16 \r\n18 \r\n20 \r\n22,4 \r\n25 \r\n28 \r\n31,5 \r\n35,5 \r\n40 \r\n45 \r\n50 \r\n56 \r\n63 \r\n71 \r\n80 \r\n90 \r\n100 \r\n112 \r\n125 \r\n140 \r\n160 \r\n | \r\n \r\n x\r\n \r\n\r\n \r\n \r\n \r\n \r\n x\r\n \r\n\r\n \r\n \r\n \r\n \r\n x \r\n\r\n \r\n \r\n \r\n \r\n x \r\n | \r\n \r\n x\r\n \r\n\r\n \r\n x\r\n \r\n\r\n \r\n x\r\n \r\n\r\n \r\n x\r\n \r\n\r\n \r\n x\r\n \r\n\r\n \r\n x\r\n \r\n\r\n \r\n x \r\n | \r\n \r\n x\r\n \r\n\r\n x\r\n \r\n\r\n x\r\n \r\n\r\n x\r\n \r\n\r\n x\r\n \r\n\r\n x \r\n\r\n x \r\n\r\n x\r\n \r\n\r\n x\r\n \r\n\r\n x \r\n\r\n x \r\n | \r\n \r\n 160 \r\n180 \r\n200 \r\n224 \r\n250 \r\n280 \r\n315 \r\n355 \r\n400 \r\n450 \r\n500 \r\n560 \r\n630 \r\n710 \r\n800 \r\n900 \r\n1\r\n 000 \r\n1\r\n 120 \r\n1\r\n 250 \r\n1\r\n 400 \r\n1\r\n 600 \r\n | \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n x\r\n \r\n\r\n \r\n \r\n \r\n \r\n x\r\n \r\n\r\n \r\n \r\n \r\n \r\n x \r\n | \r\n \r\n \r\n x\r\n \r\n\r\n \r\n x\r\n \r\n\r\n \r\n x \r\n\r\n \r\n x\r\n \r\n\r\n \r\n x\r\n \r\n\r\n \r\n x \r\n\r\n \r\n x \r\n | \r\n \r\n x\r\n \r\n\r\n x\r\n \r\n\r\n x\r\n \r\n\r\n x\r\n \r\n\r\n x \r\n\r\n x\r\n \r\n\r\n x\r\n \r\n\r\n x\r\n \r\n\r\n x\r\n \r\n\r\n x \r\n\r\n x \r\n | \r\n \r\n 1\r\n 600 \r\n1\r\n 800 \r\n2\r\n 000 \r\n2\r\n 240 \r\n2\r\n 500 \r\n2\r\n 800 \r\n3\r\n 150 \r\n3\r\n 550 \r\n4\r\n 000 \r\n4\r\n 500 \r\n5\r\n 000 \r\n5\r\n 600 \r\n6\r\n 300 \r\n7\r\n 100 \r\n8\r\n 000 \r\n9\r\n 000 \r\n10\r\n 000 \r\n11\r\n 200 \r\n12\r\n 500 \r\n14\r\n 000 \r\n16\r\n 000 \r\n | \r\n \r\n \r\n \r\n x\r\n \r\n\r\n \r\n \r\n \r\n \r\n x\r\n \r\n\r\n \r\n \r\n \r\n \r\n x \r\n\r\n \r\n \r\n \r\n \r\n x \r\n | \r\n \r\n \r\n \r\n x\r\n \r\n\r\n \r\n x\r\n \r\n\r\n \r\n x\r\n \r\n\r\n \r\n x\r\n \r\n\r\n \r\n x\r\n \r\n\r\n \r\n x\r\n \r\n\r\n \r\n x \r\n | \r\n \r\n x\r\n \r\n\r\n x\r\n \r\n\r\n x\r\n \r\n\r\n x\r\n \r\n\r\n x\r\n \r\n\r\n x\r\n \r\n\r\n x\r\n \r\n\r\n x\r\n \r\n\r\n x\r\n \r\n\r\n x \r\n\r\n x \r\n | \r\n
CHÚ THÍCH - Tần số\r\nchính xác tính theo 1 000 x 103n/10 đối với bộ lọc băng tần 1 octa, 1 000 x 103n/20 đối với bộ lọc băng\r\ntần 1/2 octa và 1 000 x 10n/10 đối với bộ lọc băng tần 1/3 octa trong đó n\r\nlà các số nguyên dương, âm hoặc "không" phải được sử dụng ưu tiên để\r\nthiết kế các bộ lọc hơn là tần số có giá trị danh định cho trong bảng này.
\r\n\r\nĐối với phép đo âm\r\nthanh bình thường, sai lệch giữa tần số danh nghĩa và tần số chính xác coi là\r\nkhông đáng kể.
\r\n\r\nTừ khóa: Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN6768-1:2000, Tiêu chuẩn Việt Nam số TCVN6768-1:2000, Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN6768-1:2000 của Bộ Khoa học Công nghệ và Mội trường, Tiêu chuẩn Việt Nam số TCVN6768-1:2000 của Bộ Khoa học Công nghệ và Mội trường, Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN6768 1:2000 của Bộ Khoa học Công nghệ và Mội trường, TCVN6768-1:2000
File gốc của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6768-1:2000 (IEC 574-1 : 1977) về Thiết bị và hệ thống nghe-nhìn, video và truyền hình – Phần 1: Quy định chung đang được cập nhật.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6768-1:2000 (IEC 574-1 : 1977) về Thiết bị và hệ thống nghe-nhìn, video và truyền hình – Phần 1: Quy định chung
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Khoa học Công nghệ và Mội trường |
Số hiệu | TCVN6768-1:2000 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Người ký | Đã xác định |
Ngày ban hành | 2000-01-01 |
Ngày hiệu lực | |
Lĩnh vực | Xây dựng - Đô thị |
Tình trạng | Còn hiệu lực |