KỸ THUẬT THỬ NGHIỆM ĐIỆN ÁP CAO - PHẦN 2: HỆ THỐNG ĐO
\r\n\r\nHigh-voltage\r\ntest techniques – Part\r\n2: Measuring systems
\r\n\r\nLời\r\nnói đầu
\r\n\r\nTCVN 6099-2 : 2007\r\nthay thế TCVN 6099-3 : 1996 và TCVN 6099-4\r\n:1996;
\r\n\r\nTCVN 6099-2 : 2007\r\nhoàn toàn tương đương với tiêu chuẩn IEC 60060-2 : 1994 và sửa\r\nđổi 1 : 1996;
\r\n\r\nTCVN 6099-2 : 2007 do\r\nBan kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/E1 Máy điện khí cụ điện biên soạn, Tổng\r\ncục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
\r\n\r\n\r\n\r\n
KỸ\r\nTHUẬT THỬ NGHIỆM ĐIỆN ÁP CAO - PHẦN\r\n2: HỆ THỐNG ĐO
\r\n\r\nHigh-voltage\r\ntest techniques – Part\r\n2: Measuring systems
\r\n\r\n\r\n\r\nTiêu chuẩn này áp\r\ndụng cho hệ thống đo hoàn chỉnh và các thành\r\nphần của hệ thống được sử dụng để\r\nđo điện áp cao và dòng điện trong quá trình thử nghiệm bằng\r\nđiện áp một chiều, điện áp xoay\r\nchiều, điện\r\náp xung sét và xung đóng cắt và cho các thử nghiệm bằng dòng điện xung hoặc\r\nphối hợp các loại trên như qui định trong TCVN 6099-1 (IEC\r\n60060-1).
\r\n\r\nGiới hạn về độ không\r\nđảm bảo đo qui định trong tiêu chuẩn này áp dụng cho các mức thử nghiệm qui\r\nđịnh trong IEC 60071-1. Các nguyên tắc của tiêu chuẩn này cũng áp dụng\r\ncho các mức cao hơn nhưng độ không đảm bảo đo có thể cao hơn.
\r\n\r\nTiêu chuẩn này:
\r\n\r\n- định\r\nnghĩa các thuật ngữ được sử dụng;
\r\n\r\n- đưa\r\nra các yêu cầu mà hệ thống đo phải thỏa mãn;
\r\n\r\n- mô tả\r\ncác phương\r\npháp công nhận hệ thống đo và kiểm tra các thành phần của hệ thống;
\r\n\r\n- mô\r\ntả qui trình mà qua đó người sử dụng sẽ chứng tỏ rằng hệ thống đo thỏa mãn các\r\nyêu cầu của tiêu chuẩn này.
\r\n\r\n\r\n\r\nCác tài liệu viện dẫn\r\nsau đây là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu ghi năm\r\nban hành thì áp dụng các bản được nêu. Đối với các tài liệu không\r\nghi năm ban hành thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.\r\nTuy nhiên, các bên có thỏa thuận dựa trên tiêu chuẩn này cần nghiên cứu khả\r\nnăng áp dụng bản mới nhất của các tài\r\nliệu liệt kê dưới đây.
\r\n\r\nTCVN 6099-1 (IEC\r\n60060-1), Kỹ thuật thử nghiệm điện áp\r\ncao – Phần 1: Định nghĩa chung và yêu cầu thử\r\nnghiệm
\r\n\r\nIEC 60050 (301, 302,\r\n303):1983, International Electrotechnical Vocabulary (IEV) - Chapter 301:\r\nGeneral terms on measurements in electricity; Chapter 302: Electrical measuring\r\nInstruments: Chapter 303: Electronic measuring instruments\r\n(Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế - Chương 301: Thuật ngữ chung về đo lường điện;\r\nChương 302: Trang thiết bị đo điện; Chương 303: Thiết bị đo lường điện tử)
\r\n\r\nIEC 60050(321) :\r\n1986, International Electrotechnical Vocabulary (IEV) - Chapter 321: Instrument\r\ntransformers (Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế -\r\nChương 321: Máy biến áp đo lường)
\r\n\r\nIEC 60051, Direct\r\nacting indicating analogue electrical-measuring instruments\r\nand their accessories (Thiết bị đo điện tương tự chỉ\r\nthị tác động trực tiếp và các phụ kiện)
\r\n\r\nIEC 60052 : 2002, Voltage\r\nmeasurement by means of standard air gaps (Phép đo điện áp bằng\r\nkhe hở không khí tiêu chuẩn)
\r\n\r\nIEC 60071-1 : 2006, Insulation\r\nco-ordination - Part 1: Definitions, principles\r\nand rules (Phối hợp cách điện - Phần 1:\r\nĐịnh nghĩa, nguyên tắc và qui tắc)
\r\n\r\nIEC 790 : 1984,\r\nOscilloscopes and peak voltmeters for impulse tests (Máy hiện sóng và vôn mét\r\nđỉnh dùng cho thử nghiệm xung)[*]
\r\n\r\nIEC 60833 : 1987,\r\nMeasurement of power-frequency electric fields\r\n(Phép đo trường điện tần số công nghiệp)
\r\n\r\nIEC 61083-1 : 2001,\r\nInstruments and software used for measurement in high-voltage impulse tests -\r\nPart 1: Requirements for instruments (Dụng cụ đo và phần mềm dùng\r\ncho các phép đo trong thử nghiệm xung điện áp cao - Phần 1: Yêu cầu đối với\r\ndụng cụ đo)
\r\n\r\n\r\n\r\nTiêu chuẩn này áp dụng\r\ncác định nghĩa dưới đây.
\r\n\r\n\r\n\r\n3.1.1
\r\n\r\nhệ thống đo\r\n(measuring system)
\r\n\r\ntập hợp hoàn chỉnh\r\ncác thiết bị thích hợp để thực hiện phép đo\r\nđiện áp cao hoặc dòng điện xung
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1: Hệ thống\r\nđo thường có các thành phần sau: thiết bị biến\r\nđổi có dây dẫn cần thiết để nối thiết bị này với đối tượng thử nghiệm hoặc để\r\nnối vào mạch dòng điện và các mối nối đất, hệ thống\r\ntruyền dẫn để nối các đầu nối ra của thiết bị với\r\nthiết bị tự ghi hoặc thiết bị chỉ thị cùng với\r\nmạng hoặc trở kháng suy giảm, kết cuối và thích\r\nnghi, và thiết bị tự ghi hoặc thiết bị chỉ thị có các đấu nối bất kỳ tới nguồn\r\ncấp điện. Hệ thống đo chỉ bao gồm một số trong số các\r\nthành phần nêu trên hoặc dựa trên các nguyên tắc\r\nkhông theo qui ước cũng được chấp nhận nếu chúng thỏa mãn các yêu cầu về độ\r\nchính xác qui định trong tiêu chuẩn này. Các thành phần có thể gồm nhiều phần\r\ntử hoặc một phần\r\ntử, ví dụ, một tụ điện điện áp cao của bộ\r\nchia bằng tụ điện có thể gồm nhiều tụ điện điện áp thấp hoặc một\r\ntụ điện khí.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH\r\n2: Môi trường trong đó hệ thống đo hoạt động, khe hở không\r\nkhí của nó đến các kết cấu mang điện hoặc nối đất và sự có mặt của trường điện\r\nhoặc truờng từ có thể ảnh hưởng đáng kể đến độ chính\r\nxác của hệ thống đo.
\r\n\r\n3.1.2
\r\n\r\nhồ sơ tính năng của\r\nhệ thống đo (record of performance\r\nof a measuring system) hồ sơ chi tiết, do người sử dụng lập, mô tả hệ thống và\r\ncó bằng chứng là đáp ứng các yêu cầu nêu trong tiêu chuẩn này. Bằng chứng này\r\nphải bao gồm các kết quả của thử nghiệm tính năng ban đầu và chương trình cũng\r\nnhư các kết quả của từng thử nghiệm tính\r\nnăng và kiểm tra tính năng tiếp theo
\r\n\r\n3.1.3
\r\n\r\nhệ thống đo\r\nđược chấp nhận (approved measuring system)
\r\n\r\nhệ thống đo chứng tỏ\r\nphù hợp với một hoặc nhiều tập hợp các yêu cầu\r\nđặt ra trong tiêu chuẩn này thông qua:
\r\n\r\n- thử\r\nnghiệm tính năng ban đầu;
\r\n\r\n- các\r\nkiểm tra tính năng và thử nghiệm tính năng tiếp theo;
\r\n\r\n- tập\r\nhợp các kết quả của các thử nghiệm này trong hồ sơ tính năng.
\r\n\r\nHệ thống chỉ được\r\nchấp nhận cho các cách bố trí\r\nvà điều kiện làm việc nêu trong hồ sơ\r\ntính năng của hệ thống.
\r\n\r\n3.1.4.
\r\n\r\nhệ thống đo chuẩn\r\n(reference measuring system)
\r\n\r\nhệ thống đo có đủ độ\r\nchính xác và tính ổn định để sử dụng vào việc chấp nhận các hệ thống khác bằng\r\ncách thực hiện các phép đo so sánh đồng\r\nthời với các loại dạng sóng và dãy điện áp hoặc dòng\r\nđiện cụ thể
\r\n\r\nCHÚ\r\nTHÍCH: Hệ thống đo chuẩn (duy trì theo các yêu cầu của tiêu\r\nchuẩn này) có thể sử\r\ndụng như\r\nhệ thống đo được\r\nchấp nhận nhưng ngược lại thì\r\nkhông đúng.
\r\n\r\n3.1.5
\r\n\r\nthiết bị\r\nđo tiêu chuẩn theo IEC\r\n(IEC Standard measuring device)
\r\n\r\nthiết bị có thể sử dụng\r\nđể đo điện áp cao với độ chính xác\r\nqui định (ví dụ\r\nsử dụng khe hở cầu hoặc khe hở\r\nthanh/thanh theo TCVN 6099-1 (IEC 60060-1))
\r\n\r\n\r\n\r\n3.2.1
\r\n\r\nthiết bị biến đổi\r\n(converting device)
\r\n\r\nthiết bị dùng để biến\r\nđổi đại lượng đo thành đại lượng khác, tương thích với dụng cụ ghi hoặc chỉ thị
\r\n\r\n3.2.2
\r\n\r\nbộ phân áp\r\n(voltage divider)
\r\n\r\nthiết bị biến đổi gồm\r\nmột nhánh điện áp cao và một nhánh điện áp thấp\r\nsao cho điện áp đầu vào được đặt lên\r\nthiết bị hoàn chỉnh và điện áp đầu ra được lấy từ nhánh điện áp thấp [IEV\r\n301-05-13, sửa đổi]
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Các phần\r\ntử của hai nhánh thường là\r\ncác điện trở hoặc tụ điện hoặc kết\r\nhợp cả hai\r\nvà thiết bị được mô tả theo loại và cách bố trí của các phần\r\ntử (ví dụ: điện trở, tụ điện hoặc điện trở-tụ\r\nđiện).
\r\n\r\n3.2.3
\r\n\r\nmáy biến điện áp\r\n(voltage transformer)
\r\n\r\nmáy biến áp giảm áp\r\ntheo nấc dùng cho phép đo các tham số điện áp cao xoay chiều [IEV 321-03-01,\r\nsửa đổi]
\r\n\r\n3.2.4
\r\n\r\ntrở kháng do điện\r\náp cao (high-voltage measuring impedance) thiết bị mang dòng điện\r\ntỷ lệ với điện áp đặt
\r\n\r\n3.2.5
\r\n\r\nsun đo dòng điện\r\n(current-measuring shunt)
\r\n\r\nđiện trở qua đó điện\r\náp tỷ lệ với dòng điện cần đo [IEV 321-06-05, sửa đổi]
\r\n\r\n3.2.6
\r\n\r\nthiết bị đo dòng có\r\nbù (compensated current-measuring device) thiết bị đo dòng điện\r\ncó mạch điện bù
\r\n\r\n3.2.7
\r\n\r\nmáy biến dòng điện\r\n(current transformer)
\r\n\r\nmáy\r\nbiến dòng tạo ra dòng điện đầu ra tỷ lệ với dòng điện đầu vào [IEV 321-02-01,\r\nsửa đổi]
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Cuộn dây\r\nRogowski sử dụng với mạch tích hợp là\r\nmột máy biến dòng dải rộng.
\r\n\r\n3.2.8
\r\n\r\nĐầu\r\nđo trường điện\r\n(electric-field probe)
\r\n\r\nthiết bị biến đổi dùng\r\nđể đo biên độ và dạng sóng của trường điện
\r\n\r\nCHÚ THÍCH:\r\nCó thể sử dụng đầu đo trường điện để đo dạng sóng của điện áp sinh ra trường\r\nvới điều kiện là phép đo không bị ảnh hưởng\r\nbởi vầng quang.
\r\n\r\n3.3\r\nhệ thống truyền dẫn (transmission\r\nsystem)
\r\n\r\ntập hợp các thiết bị\r\ntruyền tín hiệu đầu ra của thiết bị biến đổi đến dụng cụ\r\nchỉ thị và/hoặc dụng cụ\r\nghi
\r\n\r\nCHÚ THÍCH\r\n1: Hệ thống truyền dẫn thường có một cáp đồng\r\ntrục với trở kháng đầu nối, nhưng cũng có thể gồm các bộ suy giảm hoặc các\r\nthiết bị khác nối giữa thiết bị biến đổi và dụng cụ. Ví dụ, đường liên kết\r\nquang gồm máy phát, cáp quang và máy thu cũng như các bộ\r\nkhuếch đại liên quan.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2: Hệ thống\r\ntruyền dẫn có thể nằm một phần hoặc hoàn toàn trong thiết bị\r\nbiến đổi.
\r\n\r\n3.4.\r\ndụng cụ chỉ thị hoặc ghi (indicating or recordìng\r\ninstrument)
\r\n\r\nthiết bị được thiết\r\nkế để hiển thị hoặc cung cấp hồ sơ về giá trị của đại lượng đo hoặc giá trị\r\nliên quan [lEV 301-02-11 và 12, sửa đổi]
\r\n\r\n\r\n\r\n3.5.1
\r\n\r\nhệ số thang đo của hệ\r\nthống đo (scale factor of a measuring\r\nsystem)
\r\n\r\nhệ số khi nhân với giá\r\ntrị số đọc trên dụng cụ sẽ thu được giá trị của\r\nđại lượng đầu vào
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1: Hệ thống\r\nđo có thể có nhiều\r\nhơn một hệ số thang đo, ví dụ, hệ thống có thể có các hệ số\r\nthang đo khác nhau đối với các dải tần hoặc dạng sóng khác nhau (xem 3.6.1).
\r\n\r\nCHÚ\r\nTHÍCH 2: Đối với một số hệ thống đo, giá trị\r\ncủa đại lượng đầu vào được hiển thị trực tiếp (nghĩa là hệ số thang đo của\r\nhệ thống đo là một).
\r\n\r\n3.5.2
\r\n\r\nhệ số\r\nthang đo của thiết bị\r\nbiến đổi (scale factor of a converting device)
\r\n\r\nhệ số khi nhân với\r\nđầu ra của thiết bị biến đổi sẽ thu được đại lượng đầu vào của thiết bị
\r\n\r\nCHÚ THÍCH:\r\nHệ số thang đo của thiết bị biến đổi có thể không có thứ nguyên\r\n(ví dụ, tỷ số của bộ phận\r\náp) hoặc có thứ nguyên (ví dụ, trở\r\nkháng của tổng trở đo điện áp cao).
\r\n\r\n3.5.3
\r\n\r\nhệ số thang đo của hệ\r\nthống truyền dẫn (scale factor\r\nof a transmission system)
\r\n\r\nhệ số khi nhân với\r\nđầu ra của hệ thống truyền dẫn sẽ thu được đại lượng đầu vào của hệ thống
\r\n\r\n3.5.4
\r\n\r\nhệ số thang đo của\r\ndụng cụ ghi hoặc chỉ thị (scale factor\r\nof an indicating or recording instrument) hệ số khi\r\nnhân với số đọc của dụng cụ sẽ thu được đại lượng đầu vào của dụng cụ
\r\n\r\n3.5.5
\r\n\r\nhệ số thang đo ấn\r\nđịnh (assigned scale factor)
\r\n\r\nhệ số thang đo của hệ\r\nthống đo xác định được ở thử nghiệm tính năng mới nhất
\r\n\r\nCHÚ\r\nTHÍCH: Hệ thống đo có thể có nhiều hơn một hệ số thang đo ấn định, ví dụ,\r\nhệ thống có thể có nhiều mốc danh nghĩa, mỗi mốc có giá trị khác nhau (xem\r\n3.6.1).
\r\n\r\n3.6.\r\nĐịnh nghĩa liên quan đến đáp ứng động của hệ thống đo
\r\n\r\n3.6.1
\r\n\r\nmốc danh nghĩa\r\ntN (nominal\r\nepoch tN)\r\n(phép đo xung, chỉ đầu sóng của xung)
\r\n\r\ndãy giá trị từ nhỏ\r\nnhất (tmin) đến lớn nhất\r\n(tmax)\r\ncủa tham số thời gian liên quan của xung mà hệ thống đo cần\r\nđược công nhận trong thời gian đó. Tham số thời gian liên\r\nquan là:
\r\n\r\nthời\r\ngian đầu sóng T1, đối\r\nvới xung sét toàn sóng và xung cắt\r\nở đuôi sóng và đối với xung dòng\r\nđiện
\r\n\r\nthời gian đến thời\r\nđiểm cắt Tc đối với xung cắt ở đầu\r\nsóng
\r\n\r\nthời gian tới đỉnh Tp\r\nđối với xung đóng cắt
\r\n\r\nCHÚ\r\nTHÍCH 1: Hệ thống đo có thể có một, hai hoặc nhiều mốc danh nghĩa đối với cốc\r\ndạng sóng khác nhau. Ví dụ,\r\nmột hệ thống đo cụ thể có thể được công nhận:
\r\n\r\n- đối\r\nvới xung sét toàn sóng có hệ số\r\nthang đo ấn định F1 trên mốc danh\r\nnghĩa tN1\r\ntừ T1 = 0,8 ms\r\nđến T1 = 1,2 ms
\r\n\r\n- đối\r\nvới xung sét cắt ở đầu sóng có hệ số thang đo ấn định F2 trên mốc\r\ndanh nghĩa tN2 từ\r\nTc = 0,5 ms\r\nđến Tc = 0,9 ms
\r\n\r\n- đối\r\nvới xung đóng cắt có hệ số thang đo ấn định\r\nF3 trên mốc danh nghĩa tN3\r\ntừ Tp = 200 ms\r\nđến Tp = 300 ms
\r\n\r\nCHÚ\r\nTHlCH 2: "Xung cắt ở đầu sóng” được dùng để chỉ xung cắt có\r\nthời gian tới thời điểm cắt nằm trong dải từ 0,5 ms\r\nđến 2 ms khi phân biệt với "xung cắt ở\r\nđuôi sóng’’ có thời gian tới thời điểm cắt lớn hơn\r\n2 ms.
\r\n\r\n3.6.2
\r\n\r\nđáp tuyến G của hệ\r\nthống đo (response of a measuring system G)
\r\n\r\nđầu\r\nra, là hàm số của thời gian hoặc tần số, khi đặt điện áp hoặc\r\ndòng điện qui định lên đầu vào của hệ thống
\r\n\r\n3.6.3
\r\n\r\nđáp tuyến biên độ/tần\r\nsố G(f) (amplitude/frequency\r\nresponse G(f))
\r\n\r\ntỷ số giữa đầu ra và\r\nđầu vào của hệ thống đo là hàm số của tần số f, khi đầu vào là\r\nsóng hình sin (xem hình 1)
\r\n\r\n3.6.4
\r\n\r\nđáp tuyến bậc thang\r\nG(t)\r\n(step response G(t))
\r\n\r\nđầu\r\nra của hệ thống đo là hàm số của thời gian, khi đầu\r\nvào là một hàm bậc thang
\r\n\r\n\r\n\r\n3.7.1
\r\n\r\ntham số đáp tuyến\r\n(response parameters)
\r\n\r\ntham số được rút ra\r\ntừ đáp tuyến biên độ/tần số đo được hoặc đáp tuyến bậc thang đo được bằng cách\r\náp dụng qui trình qui định
\r\n\r\n3.7.2
\r\n\r\ntần số giới\r\nhạn f1 và f2\r\n(limit frequencies\r\nf1 and f2)
\r\n\r\ngiới hạn trên và giới\r\nhạn dưới của dải mà trong phạm vi đó đáp tuyến biên độ/tần số gần như không\r\nđổi. Các giới hạn này có trong trường\r\nhợp đáp tuyến lần đầu tiên sai lệch ±\r\n3 dB so với giá trị không đổi (xem hình 1)
\r\n\r\n3.7.3
\r\n\r\nmức chuẩn lR\r\n(reference level lR)\r\n(chỉ riêng phép đo xung)
\r\n\r\ngiá trị trung bình\r\ncủa đáp tuyến bậc thang lấy từ mốc danh nghĩa (xem\r\nhình 2)
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Hệ thống\r\nđo có thể có nhiều hơn một mức chuẩn, ví dụ, hệ\r\nthống có thể có các hệ số thang đo khác nhau đối với\r\ncác dạng sóng khác nhau (xem 3.6.1 và hình 2).
\r\n\r\n3.7.4
\r\n\r\nđiểm gốc giả định O1\r\ncủa đáp tuyến bậc thang (virtual\r\norigin of a step response O1)
\r\n\r\nđiểm giao nhau với\r\ntrục thời gian của đường thẳng vẽ tiếp tuyến với\r\nphần dốc nhất của đầu sóng của đáp tuyến bậc thang. Trong trường hợp đáp tuyến\r\ncó các dao động trên đầu sóng, qua các dao động vẽ một đường cong trung bình và\r\nsử dụng để xác định đường tiếp tuyến. Bỏ qua méo ban đầu\r\nbất kỳ khi vẽ đường tiếp tuyến (xem hình 3a)
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1: Tất cả\r\ncác giá trị thời gian đều được đo từ điểm gốc giả định O1.
\r\n\r\nCHÚ\r\nTHÍCH 2: Đối với đáp tuyến trơn hoặc đường cong trơn vẽ qua các dao\r\nđộng, phần dốc nhất sẽ xuất hiện gần điểm bắt đầu\r\ncủa đáp tuyến.
\r\n\r\n3.7.5
\r\n\r\nđáp tuyến bậc thang\r\nchuẩn hóa g(t)\r\n(normalized step response g(t))
\r\n\r\nđáp tuyến bậc thang\r\nđược chuẩn hóa sao cho mức chuẩn là một
\r\n\r\nCHÚ\r\nTHÍCH: Hệ thống đo có một đáp tuyến bậc thang chuẩn hóa cho từng mức chuẩn.
\r\n\r\n3.7.6
\r\n\r\ntích phân\r\nđáp tuyến bậc thang T(t)\r\n(step response integral T(t))
\r\n\r\ntích phân từ O1\r\nđến t của một trừ đi đáp tuyến bậc thang\r\nchuẩn hoá g(t), nhưng với\r\nphần đầu của g(t)\r\nđược thay bởi đường thẳng được vẽ để\r\nxác định O1 (xem 3.7.4).
\r\n\r\n3.7.7
\r\n\r\nthời gian đáp ứng\r\nthực nghiệm TN (experimental response time\r\nTN)
\r\n\r\ngiá trị của tích phân\r\nđáp tuyến bậc thang ở tmax (xem 3.6.1):
\r\n\r\nTN\r\n= T(tmax)
\r\n\r\n3.7.8
\r\n\r\nthời gian đáp ứng\r\ntừng phần Ta (partial response time Ta)\r\n
\r\n\r\ngiá trị lớn nhất của\r\ntích phân đáp tuyến bậc thang (xem hình 3b)
\r\n\r\nCHÚ\r\nTHÍCH: Thông thường, Ta =\r\nT(t1)\r\ntrong đó t1 là thời gian khi g(t)\r\nlần đầu tiên đạt đến biên độ bằng một.
\r\n\r\n3.7.9
\r\n\r\nthời gian đáp ứng dư TR(ti)\r\n(residual response time TR(ti))
\r\n\r\nthời gian đáp tuyến\r\nthực nghiệm trừ đi giá trị của tích phân đáp tuyến\r\nbậc thang ở thời gian\r\nti cụ thể\r\nnào đó trong đó ti\r\n< tmax
\r\n\r\nTR(ti) = TN\r\n– T(ti)
\r\n\r\n3.7.10
\r\n\r\nvượt quá b\r\n(overshoot b)
\r\n\r\nlượng mà giá trị lớn\r\nnhất của đáp tuyến bậc thang chuẩn hoá g(t) vượt\r\nquá một đơn vị
\r\n\r\n3.7.11
\r\n\r\nthời gian méo ban đầu To\r\n(initial distortion time To)
\r\n\r\nvùng được giới hạn\r\nbởi đường thẳng “không”,\r\nđáp tuyến bậc thang chuẩn hoá g(t)\r\nvà đường thẳng này\r\nđược dùng để xác định O1\r\n(xem hình 3a)
\r\n\r\n3.7.12
\r\n\r\nthời gian đi xuống\r\nts (setting time ts)
\r\n\r\nthời gian ngắn nhất\r\nđạt đến thời gian đáp ứng dư TR(t)\r\nvà duy trì nhỏ hơn 2 % của t:
\r\n\r\n|TN\r\n– T(t)| < 0,02 ts
\r\n\r\nđối với\r\ntất cả các giá trị của t trong giai đoạn từ ts\r\nđến tmax\r\n(xem hình 3b)
\r\n\r\n3.7.13
\r\n\r\nthời gian tương đương\r\nTE\r\n(equivalent time TE)
\r\n\r\nthông số thời gian\r\ncủa dạng sóng hiệu chuẩn mà:
\r\n\r\n- đối\r\nvới điện một chiều TE\r\nbằng 100 ms (tùy ý),
\r\n\r\n- đối\r\nvới điện xoay chiều TE bằng một phần tư thời gian,
\r\n\r\n- đối\r\nvới xung TE\r\nbằng thời gian tới đỉnh Tp (đối với xung sét, sử dụng\r\nđịnh nghĩa Tp dùng cho xung đóng cắt).
\r\n\r\n3.8.độ\r\nkhông đảm bảo do tổng e (overall uncertainty e)
\r\n\r\nước lượng đặc trưng\r\ncho dãy giá trị quanh kết quả của phép đo mà giá trị thực của đại lượng đo có\r\nthể nằm trong phạm vi đó; đây là kết hợp của nhiều độ không đảm bảo đo riêng rẽ\r\ndo sự có mặt của nhiều đại lượng gây ảnh hưởng
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Trong tiêu\r\nchuẩn này giả định rằng hầu hết các nguồn không\r\nđảm bảo đo được coi là có tính ngẫu\r\nnhiên và có thể được coi là độc lập; ước\r\nlượng ưu tiên đối với độ không đảm bảo đo tổng e là:
\r\n\r\ntrong đó e và\r\ntừng ei được biểu diễn ở\r\ncùng một mức độ tin cậy
\r\n\r\n\r\n\r\n3.9.1
\r\n\r\nđiện áp đo danh định\r\nhoặc dòng điện đo danh định\r\n(rated measuring voltage or rated measuring\r\ncurrent)
\r\n\r\nmức lớn nhất của điện\r\náp hoặc dòng điện có tần số hoặc dạng sóng qui định, tại đó có thể sử dụng\r\nhệ thống đo trong phạm vi giới hạn độ không đảm bảo\r\nđo nêu trong tiêu chuẩn này
\r\n\r\n3.9.2
\r\n\r\ndãy điện áp hoặc dòng\r\nđiện làm việc\r\n(operating voltage or current range)
\r\n\r\ndãy điện áp\r\nhoặc dòng điện có tần số hoặc dạng sóng quy\r\nđịnh, tại đó có thể sử dụng hệ thống đo trong phạm vi\r\ngiới hạn độ không đảm bảo đo nêu trong\r\ntiêu chuẩn này
\r\n\r\nCHÚ\r\nTHÍCH: Giới hạn của dãy làm việc được người sử dụng lựa chọn và kiểm tra bằng\r\ncác thử nghiệm tính năng qui định trong tiêu chuẩn này.
\r\n\r\n3.9.3
\r\n\r\nthời gian làm\r\nviệc (đối với diện áp một chiều\r\nhoặc xoay chiều) (operating time (for direct or\r\nalternating voltages))
\r\n\r\nthời gian trong đó có\r\nthể vận hành hệ thống đo ở điện áp đo danh định của hệ thống trong phạm vi giới\r\nhạn độ không đảm bảo đo nêu trong tiêu chuẩn này
\r\n\r\n3.9.4
\r\n\r\ntốc độ đặt lớn nhất (đối\r\nvới xung)\r\n(maximum rate of application (for impulses)) tốc độ đặt lớn nhất của xung có\r\ndạng sóng qui định mà tại đó có thể vận hành hệ thống đo trong phạm vi giới hạn\r\nđộ không đảm bảo đo nêu trong tiêu chuẩn này ở\r\nđiện áp đo danh định hoặc dòng điện đo danh định của hệ thống trong thời gian\r\nqui định
\r\n\r\n3.10.\r\nĐịnh nghĩa liên quan đến thử nghiệm
\r\n\r\n3.10.1
\r\n\r\nthử nghiệm chấp nhận\r\n(acceptance test)
\r\n\r\nthử nghiệm trên thiết\r\nbị hoặc hệ thống đo trước khi chấp nhận để sử dụng. Thử nghiệm chấp nhận bao\r\ngồm thử nghiệm điển hình (thực hiện trên thiết bị có cùng thiết kế) và thử\r\nnghiệm thường xuyên (thực hiện trên mọi thiết bị) để đánh giá các đặc tính\r\nriêng, ví dụ, phép đo hệ số nhiệt độ của phần tử, thử nghiệm chịu thử, v.v...\r\nNgoài ra, thử nghiệm chấp nhận trên hệ thống đo còn bao gồm cả thử nghiệm tính\r\nnăng đầu tiên
\r\n\r\n3.10.2
\r\n\r\nthử nghiệm tính năng\r\n(performance test)
\r\n\r\nthử nghiệm trên hệ\r\nthống đo hoàn chỉnh để mô tả hệ thống trong các điều\r\nkiện làm việc
\r\n\r\n3.10.3
\r\n\r\nkiểm tra tính năng\r\n(performance check)
\r\n\r\nqui trình đơn giản để\r\nđảm bảo rằng thử nghiệm tính năng gần nhất\r\nvẫn còn hiệu lực
\r\n\r\n3.10.4
\r\n\r\nhồ sơ tham chiếu\r\n(reference record) (chỉ đối với phép đo\r\nxung)
\r\n\r\nhồ sơ được lập trong\r\ncác điều kiện qui định trong thử nghiệm tính năng\r\nvà được giữ để so sánh với các hồ hơ được lập trong các thử nghiệm hoặc kiểm\r\ntra sau này trong cùng một điều kiện (xem 9.3.2, 10.3.2 và 11.3.2)
\r\n\r\n4.\r\nQui trình hạn định và sử dụng hệ thống đo
\r\n\r\n\r\n\r\nHệ thống đo được công\r\nnhận cần phải trải qua các thử nghiệm chấp nhận và sau đó là các thử nghiệm và\r\nkiểm tra trong suốt thời gian phục vụ của hệ thống.
\r\n\r\nThông thường, cần có:
\r\n\r\n- thử\r\nnghiệm chấp nhận trên các thành phần của hệ thống (chỉ\r\nyêu cầu thực hiện một lần),
\r\n\r\n- thử\r\nnghiệm tính năng trên hệ thống (định kỳ, xem 4.2),
\r\n\r\n- kiểm\r\ntra tính năng trên hệ thống (định kỳ, xem 4.3).
\r\n\r\nYêu cầu\r\nchủ yếu đối với thiết bị biến đổi, hệ thống\r\ntruyền dẫn và thiết bị đo sử dụng trong hệ thống đo là\r\ntính ổn định trong phạm vi dải điều\r\nkiện làm việc qui định sao cho hệ số thang đo của hệ thống\r\nđo duy trì không đổi trong khoảng thời gian dài.
\r\n\r\nHệ số thang đo được\r\nxác định trong thử nghiệm tính năng.
\r\n\r\nCơ sở\r\nthử nghiệm phải sử dụng các thử nghiệm nêu trong tiêu chuẩn này để xác định năng\r\nlực của (các) hệ thống đo của mình. Một cách khác, cơ sở thử nghiệm bất kỳ có\r\nthể chọn để phòng thử nghiệm quốc gia hoặc phòng thử nghiệm hiệu chuẩn được\r\ncông nhận thực hiện các thử nghiệm tính năng: trong trường hợp này, thời\r\ngian hiệu lực của từng hiệu chuẩn là do phòng thử nghiệm quốc gia hoặc cơ quan\r\ncông nhận đặt ra.
\r\n\r\nCác quốc gia lựa chọn\r\nchấp nhận các qui trình công nhận để có được khả năng truy tìm\r\nnguồn gốc được chứng nhận khi áp dụng tiêu chuẩn này phải thỏa mãn các yêu cầu\r\nnêu trong phụ lục A. Phụ lục A không áp dụng cho những\r\nnước không chọn áp dụng các qui trình công\r\nnhận.
\r\n\r\nBảng tổng hợp các thử\r\nnghiệm cần tiến hành trên từng loại hệ thống đo được cho trong phụ lục F.
\r\n\r\n4.2.\r\nChương trình thử nghiệm tính năng
\r\n\r\nĐể duy trì chất lượng\r\ncủa hệ thống đo, (các) hệ số thang đo ấn định của hệ thống\r\nphải được xác định bằng thử nghiệm tính năng của điều 6 được\r\nlặp lại định kỳ: khuyến cáo rằng hàng năm cần thực hiện lại các thử nghiệm của\r\nđiều 6 và trong trường hợp bất kỳ, cứ năm năm phải thực hiện lại ít nhất một\r\nlần.
\r\n\r\nPhải thực hiện thử\r\nnghiệm tính năng sau các sửa chữa lớn của hệ thống đo và bất cứ khi nào cần sử\r\ndụng bố trí mạch điện vượt xa các giới hạn\r\ncho trước trong hồ sơ tính năng.
\r\n\r\nKhi thử nghiệm tính\r\nnăng được yêu cầu do việc kiểm tra tính năng\r\ncho thấy là hệ số thang đo ấn định có thay đổi đáng kể, nguyên nhân của thay\r\nđổi này phải được nghiên cứu trước khi thực hiện thử nghiệm tính năng.
\r\n\r\n4.3.\r\nChương trình kiểm tra tính năng
\r\n\r\nKiểm tra tính năng\r\nphải được thực hiện tại các khoảng thời gian dựa\r\ntrên tính ổn định ghi được của hệ thống đo như thể hiện trong hồ sơ tính năng.
\r\n\r\nKiểm tra tính năng\r\nban đầu phải được thực hiện ở\r\ncác khoảng thời gian ngắn để xác định tính\r\nổn định này.
\r\n\r\nKiểm tra tính năng\r\nnhư mô tả trong 7.4, 8.4, 9.4, 10.4 và 11.4.
\r\n\r\nKhông có phương pháp\r\nchuẩn đối với kiểm tra tính năng do độ chính\r\nxác yêu cầu thấp hơn so với yêu cầu đối với thử nghiệm tính năng: người sử dụng\r\nđòi hỏi độ chính xác cao hơn cần\r\nlặp lại thử nghiệm tính năng thường xuyên hơn.
\r\n\r\n4.4.\r\nYêu cầu đối với hồ sơ tính năng
\r\n\r\n4.4.1. Nội\r\ndung hồ sơ tính năng
\r\n\r\nKết quả của tất cả\r\ncác thử nghiệm và kiểm tra với các điều kiện trong đó thu được các kết quả này\r\nphải được lưu trong hồ sơ tính năng\r\ndo người sử dụng lập và duy trì.
\r\n\r\nĐề cương của hồ sơ tính\r\nnăng được cho trong 4.4.3, dạng đầy đủ\r\ncủa hồ sơ tính năng khuyến cáo được cho trong phụ lục B (tham khảo), điều B.1\r\nđến B.6 và mẫu tối thiểu được cho trong điều B.7.
\r\n\r\n4.4.2. Ngoại\r\nlệ
\r\n\r\nTrong trường hợp\r\nthiết bị được chế tạo trước ngày ban hành tiêu chuẩn này, nếu không có sẵn bằng\r\nchứng yêu cầu trong một số thử nghiệm chấp nhận (ví\r\ndụ 5.6 và 5.9) thì thực hiện các thử nghiệm tính\r\nnăng (theo điều 6) và các kiểm tra theo các tiêu chuẩn\r\nđược coi là thích hợp ban hành trước đó với điều\r\nkiện là chứng tỏ được hệ số thang đo ổn định. Kết quả của các kiểm tra trước\r\nnày cũng phải lưu trong hồ sơ tính năng.
\r\n\r\nHệ thống đo được công\r\nnhận gồm nhiều mẫu thiết bị sử dụng đổi lẫn,\r\ncó thể đề cập trong một hồ sơ tính năng bao gồm cả các kết hợp có thể với lượng\r\nnhân đôi ít nhất. Đặc biệt, từng thiết bị biến đổi phải được lưu riêng nhưng hệ\r\nthống truyền dẫn và trang thiết bị có thể được lưu\r\nchung sao cho có thể chỉ ra dãy chiều dài cáp hoặc công cụ tương tự thỏa mãn\r\ncác yêu cầu của tiêu\r\nchuẩn IEC liên quan.
\r\n\r\n4.4.3. Đề\r\ncương hồ sơ tính năng
\r\n\r\nKhuyến\r\ncáo mẫu của từng hồ sơ tính năng như sau:
\r\n\r\nChương A: Mô\r\ntả chung về hệ thống đo (xem điều B.2)
\r\n\r\nChương B: Kết quả của\r\nthử nghiệm chấp nhận trên thiết bị biến đổi, hệ thống truyền\r\ndẫn và dụng cụ đo (xem điều B.3)
\r\n\r\nChương C: Kết quả của\r\nthử nghiệm thường xuyên trên hệ thống đo, khi hoàn thành (xem điều B.4)
\r\n\r\nChương D: Kết quả của\r\nthử nghiệm tính năng trên hệ thống đo (xem điều B.5)
\r\n\r\nChương E: Kết quả\r\nkiểm tra tính năng trên hệ thống đo (xem điều B.6)
\r\n\r\nCác chương liên tiếp\r\nđược phân định bằng chữ số thông thường khi cần (ví dụ,\r\nchương A1 là mô tả chung đầu tiên của hệ thống, Chương A2 là mô tả về hệ thống\r\nsau khi có thay đổi đáng kể đầu tiên, v.v..., Chương D1 thử nghiệm tính năng\r\nban đầu của hệ thống, Chương D2 thử nghiệm thứ\r\nhai, v.v... nhưng Chương B và Chương C\r\nkhông cần thiết phải lặp lại). Thông tin chi tiết xem phụ lục B.
\r\n\r\nHệ số thang đo ấn\r\nđịnh cần sử dụng phải là hệ số xác định ở thử\r\nnghiệm tính năng mới nhất và phải được điền vào cuối\r\nChương D.
\r\n\r\n\r\n\r\nHệ thống đo được công\r\nnhận về điện áp phải được nối trực tiếp với các đầu nối của đối tượng thử\r\nnghiệm. Việc ghép ký sinh giữa mạch thử nghiệm và mạch đo cần được\r\ngiảm thiểu.
\r\n\r\nHệ thống đo được công\r\nnhận về dòng điện phải được mắc nối tiếp với đối tượng thử nghiệm.
\r\n\r\nHệ thống đo được công\r\nnhận thường được thiết kế để làm việc trong phạm vi giới\r\nhạn độ không đảm bảo đo yêu cầu ở điều\r\nkiện khô và không có nhiễm bẩn.
\r\n\r\nNếu không có qui định\r\nnào khác, hệ thống đo dùng cho điện áp một chiều và xoay chiều\r\nphải được thiết kế để làm việc liên tục.
\r\n\r\nNếu không có qui định\r\nnào khác, tốc độ đặt lớn nhất đối với hệ thống đo dùng cho xung phải là hai lần\r\nđặt trên một phút.
\r\n\r\n5.\r\nThử nghiệm chấp nhận trên các thành phần đối với hệ thống đo được công nhận
\r\n\r\n5.1. Khả\r\nnăng áp dụng
\r\n\r\nCác thử nghiệm mô tả\r\ntrong điều này cần thiết đối với các thành phần của hệ thống đo. Tuy nhiên,\r\nkhông yêu cầu các thử nghiệm này đối với hệ thống truyền dẫn chỉ\r\ngồm dây cáp cũng như đối với\r\ncác dụng cụ đo thỏa mãn yêu cầu của tiêu\r\nchuẩn liên quan đề cập\r\ntrong điều 2. Một số trong số các thử nghiệm này\r\nkhông thể thực hiện trên thiết bị hiện có (xem 5.6 và 5.9): đối với các trường\r\nhợp này, xem 4.4.2.
\r\n\r\nĐối với một số thử\r\nnghiệm mô tả trong điều này, cần phải có thành phần trong hệ thống đo thích\r\nhợp (hệ thống đo có các thành phần khác đã chứng tỏ là tuyến tính), ví dụ, thử\r\nnghiệm tính tuyến tính của 5.3.
\r\n\r\n5.2. Xác\r\nđịnh hệ số thang đo
\r\n\r\nViệc xác định hệ số\r\nthang đo của một thành phần có thể được thực hiện\r\nbằng một trong các phương pháp sau đây:
\r\n\r\n- đo\r\nđồng thời các đại lượng đầu vào và đầu ra của thành phần đó;
\r\n\r\n- phương\r\npháp bắc cầu;
\r\n\r\n- tính\r\ntoán dựa trên trở kháng đo được.
\r\n\r\nHệ số\r\nthang đo của điện trở sun đo dòng phải được\r\nđo bằng phương pháp dòng một chiều.
\r\n\r\n5.3. Thử\r\nnghiệm tính tuyến tính
\r\n\r\nGiá trị hệ số thang\r\nđo của hệ thống đo phải được đo ở điện áp (hoặc dòng điện) nhỏ\r\nnhất và lớn nhất của dải làm\r\nviệc và tại ba giá trị điện áp hoặc dòng điện tương đối đều nhau giữa các cực\r\nbiên này. Năm giá trị này không được chênh lệch\r\nquá ± 1 % so với giá trị trung bình của chúng.
\r\n\r\nPhương pháp chuẩn là\r\nso sánh với hệ thống đo chuẩn theo 6.2 a).
\r\n\r\nCác phương pháp thay\r\nthế:
\r\n\r\n- so\r\nsánh với hệ thống đo được công nhận mà tính tuyến tính được thiết lập bằng\r\nphương pháp chuẩn,
\r\n\r\n- hoặc\r\nmột trong các phương pháp bổ sung mô tả trong các điều\r\nliên quan của tiêu chuẩn này.
\r\n\r\nCác phương pháp bổ\r\nsung này được cung cấp để cho phép người sử dụng có các thử nghiệm thay thế\r\ntiết kiệm hơn. Tuy nhiên, việc không thỏa mãn yêu cầu của các thử nghiệm này\r\nkhông nhất thiết chứng tỏ rằng hệ thống đo là không tuyến\r\ntính.
\r\n\r\nTrong trường hợp như\r\nvậy, phải sử dụng phương pháp chuẩn hoặc phương pháp so sánh với\r\nhệ thống đo được công nhận.
\r\n\r\n5.4. Thử\r\nnghiệm tính ổn định trong thời gian ngắn
\r\n\r\nPhải đặt lên thiết bị\r\ntoàn bộ điện áp hoặc dòng điện danh định một cách liên tục (hoặc trong trường\r\nhợp xung thì đặt ở tốc độ lớn nhất) trong một khoảng thời gian thích hợp với\r\nsử dụng dự kiến.
\r\n\r\nPhải đo hệ số thang\r\nđo trước và ngay (trong vòng 10 min)\r\nsau khi đặt điện áp hoặc dòng điện. Hai giá trị này không được chênh lệch quá 1\r\n%.
\r\n\r\n5.5. Độ\r\nổn định trong thời gian dài của các phần tử đơn lẻ
\r\n\r\nĐặc tính ổn\r\nđịnh, ảnh hưởng điện áp và dòng điện cũng như ảnh hưởng\r\nvề nhiệt độ của mỗi loại phần tử phải sao cho hệ số thang đo của thiết bị biến\r\nđổi không thay đổi quá 1 % giữa các thử nghiệm tính năng liên tiếp.
\r\n\r\nCác đặc tính này có\r\nthể được lấy từ dữ liệu của nhà chế tạo hoặc được chứng minh\r\nbằng các thử nghiệm tính năng liên tiếp.
\r\n\r\n5.6. Ảnh\r\nhưởng của nhiệt độ
\r\n\r\nCác thay đổi của hệ số\r\nthang đo hoặc thông số (ví dụ như điện trở hoặc điện dung) của\r\nthiết bị do thay đổi nhiệt độ môi trường\r\nđược xác định bằng tính toán sử dụng hệ số nhiệt độ của các phần tử đơn lẻ hoặc\r\nbằng cách thực hiện phép đo ở các nhiệt độ khác nhau.
\r\n\r\nCác hệ số nhiệt độ\r\nphải được liệt kê trong hồ sơ tính năng và có thể\r\nlấy từ dữ liệu của nhà chế tạo.
\r\n\r\nCó thể sử dụng hệ số\r\nhiệu chỉnh nhiệt độ trong trường hợp nhiệt độ môi trường biến thiên trong dải\r\nrộng. Việc hiệu chỉnh nhiệt độ bất kỳ được sử dụng phải được liệt kê trong hồ sơ\r\ntính năng.
\r\n\r\nTrong từng trường\r\nhợp, phải chứng tỏ rằng hệ số thang đo nằm trong phạm vi 1 %, có tính đến hiệu\r\nchỉnh nhiệt độ bất kỳ (xem phụ lục D).
\r\n\r\n5.7. Ảnh\r\nhưỏng do khoảng cách gần
\r\n\r\nCác thay đổi của hệ\r\nsố thang đo hoặc thông số của thiết bị, do các ảnh hưởng\r\nở khoảng cách gần, có thể xác định bằng\r\nphép đo thực hiện ở các khoảng cách khác nhau tính từ thiết bị đến vách nối đất\r\nhoặc kết cấu được cấp điện, khoảng cách từ các vách nối đất hoặc kết cấu có\r\nđiện khác được giữ không đổi hoặc đủ lớn để không có ảnh hưởng\r\ngì.
\r\n\r\nĐối với mỗi dãy\r\nkhoảng cách được liệt kê trong hồ sơ tính năng, phải chứng tỏ rằng hệ số\r\nthang đo nằm trong phạm vi 1 %.
\r\n\r\nĐối với phép đo dòng\r\nđiện, có thể xác định ảnh hưởng của các tuyến ngoài tâm (khi có liên quan) và ảnh\r\nhưởng của các tuyến gần kề\r\nđối với dòng điện lớn có thể xác định bằng phép đo thực hiện trên các tuyến và\r\ncác khoảng cách khác nhau đến dây dẫn mang dòng.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Một số cơ\r\nsở thử nghiệm có thể chọn để công nhận hệ\r\nthống đo của mình chỉ đối với\r\nmột tập hợp khoảng cách đơn hoặc đối với một vài tập hợp hoặc dãy\r\nkhoảng cách.
\r\n\r\n5.8. Đáp\r\nứng động của một thành phần
\r\n\r\nĐáp tuyến của một\r\nthành phần phải được xác định khi hệ thống đo đại diện cho các điều\r\nkiện làm việc của thành phần đó, cụ thể là khe hở với đất và các kết cấu có\r\nđiện. Phải đo đáp tuyến biên độ/tần số hoặc đáp tuyến bậc thang.
\r\n\r\n5.8.1. Xác\r\nđịnh đáp tuyến biên độ/tần số
\r\n\r\nCho hệ thống chịu đầu\r\nvào hình sin có biên độ cho trước, thường là ở mức thấp, và\r\nđo đầu ra. Phép đo này được lặp lại trong một dải tần thích hợp.
\r\n\r\n5.8.2. Xác\r\nđịnh đáp tuyến bậc thang
\r\n\r\nCho hệ thống chịu\r\nđiện áp hoặc dòng điện bậc thang và đo đầu ra của hệ thống (xem phụ lục C).\r\nThời gian tăng của nấc đặt cần nhỏ hơn 1/10 thời\r\ngian đáp ứng từng phần Ta.
\r\n\r\n5.9. Thử\r\nnghiệm chịu thử
\r\n\r\nThiết bị biến đổi\r\nphải đạt thử nghiệm chịu thử khô được thực hiện với điện áp hoặc dòng điện có\r\ntần số hoặc hình dạng yêu cầu ở mức bằng 110 % điện áp đo danh định hoặc dòng\r\nđiện đo danh định. Đối với qui trình của thử nghiệm chịu thử, xem TCVN 6099-1\r\n(IEC 60060-1).
\r\n\r\nThử nghiệm ẩm và thử\r\nnghiệm nhiễm bẩn, khi qui định, được thực hiện như thử nghiệm điển hình.
\r\n\r\nThử nghiệm chịu thử\r\nphải được thực hiện ở cực tính hoặc các cực tính mà hệ thống\r\nđược sử dụng.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Thiết kế\r\nvà kết cấu của thành phần bất kỳ của hệ thống đo được công nhận cần phải sao\r\ncho có thể chịu được phóng điện đánh thủng trên đối tượng thử\r\nnghiệm mà không có thay đổi bất kỳ về đặc tính.
\r\n\r\n6.\r\nThử nghiệm tính năng trên hệ thống đo
\r\n\r\n\r\n\r\nHệ số thang đo ấn\r\nđịnh của hệ thống đo được xác định bằng việc hiệu chuẩn sử dụng các thử nghiệm\r\ntính năng qui định. Đối với hệ thống đo xung, thử nghiệm tính\r\nnăng cũng chứng tỏ rằng tính năng linh hoạt của hệ\r\nthống là thích hợp với các phép đo qui định và rằng tất cả các\r\nmức nhiễu nhỏ hơn giới hạn qui định.
\r\n\r\nTrong thử nghiệm điện\r\náp cao, kích thước của thiết bị, mức điện áp và dòng điện sử dụng cũng như ảnh\r\nhưởng lẫn nhau giữa các mạch thử nghiệm và\r\ncác mạch đo thường đòi hỏi phải thực hiện các thử nghiệm hiệu chuẩn theo khả\r\nnăng thử nghiệm của người sử dụng.
\r\n\r\nTuy nhiên, hệ thống\r\nđo hoặc các thành phần của hệ thống có thể được chuyển đến phòng thử nghiệm\r\nkhác để hiệu chuẩn khi được bố trí giống nhau về\r\ncác điều kiện làm việc, với điều\r\nkiện là thử nghiệm can nhiễu, khi qui định, được thực hiện theo khả năng thử\r\nnghiệm của người sử dụng. Bố trí mô phỏng phải đại diện cho điều\r\nkiện làm việc mô tả trong hồ sơ tính năng và bố trí mô phỏng này cũng phải được\r\nmô tả trong hồ sơ tính năng.
\r\n\r\nTrừ khi thử nghiệm\r\nđiển hình chứng tỏ thiết bị biến đổi không nhạy với ảnh hưởng do khoảng cách\r\ngần trong dãy khoảng cách qui định, hệ số thang đo\r\nấn định của hệ thống đo bất kỳ dựa vào thiết bị biến đổi đó phải được đo trong\r\ntừng điều kiện sử dụng. Từng tập hợp khoảng cách\r\nhoặc dãy khoảng cách phải được đưa vào hồ sơ\r\ntính năng.
\r\n\r\nĐiện áp hoặc dòng\r\nđiện đầu vào sử dụng để hiệu chuẩn cần phải cùng loại, tần số hoặc dạng sóng với\r\nđiện áp hoặc dòng điện cần đo. Nếu không thỏa mãn điều kiện này\r\nthì phải cung cấp bằng chứng về tính\r\nhiệu lực của hệ số thang đo ấn định trong dải tần hoặc dạng sóng được sử dụng.
\r\n\r\nPhương pháp chuẩn để\r\nxác định hệ số thang đo ấn định là so sánh với hệ\r\nthống đo chuẩn ở điện áp đo danh định hoặc dòng\r\nđiện đo danh định bất cứ khi nào có thể. Tuy nhiên, vì hệ thống đo chuẩn không\r\nphải lúc nào cũng có sẵn ở điện áp và dòng điện\r\ncao nhất nên có thể thực hiện việc so sánh ở\r\nđiện áp hoặc dòng điện thấp bằng 20 % điện áp đo danh định\r\nhoặc dòng điện đo danh định (xem 6.2 a)).
\r\n\r\nĐối với xung sét có\r\ngiá trị đỉnh trên 1 MV, có thể thực hiện ở 200 kV. Một cách khác, có thể xác\r\nđịnh hệ số thang đo ấn định bằng cách đo hệ số thang đo của từng thành phần,\r\nthường là ở điện áp thấp và lấy tích của các\r\nhệ số thang đo của các thành phần (xem 6.2 b)).
\r\n\r\nĐiện áp\r\nhoặc dòng điện sử dụng để xác định hệ số thang đo ấn định\r\nphải nằm trong dãy giá trị sử dụng ở thử\r\nnghiệm tính tuyến tính.
\r\n\r\nTất cả các thiết bị\r\ndùng cho việc thiết lập hệ số thang đo của hệ thống đo và tất\r\ncả các dụng cụ sử dụng trong hệ thống đo phải có vạch chia theo tiêu chuẩn đo\r\nlường quốc gia (chuẩn).
\r\n\r\nCác điều kiện thực\r\nhiện việc hiệu chuẩn phải được nêu trong hồ sơ tính năng.
\r\n\r\n6.2.\r\nXác định hệ số thang đo ấn định
\r\n\r\na) Phương\r\npháp chuẩn: so sánh với hệ thống đo chuẩn
\r\n\r\nHệ thống đo chuẩn\r\nphải được mắc song song (điện áp) hoặc mắc nối tiếp (dòng\r\nđiện) với hệ thống đo cần hiệu chuẩn. Các số đọc\r\nphải được lấy đồng thời trên cả hai hệ thống; lấy giá\r\ntrị của đại lượng đầu vào thu được đối với từng phép đo bằng hệ thống đo chuẩn\r\nchia cho số đọc tương ứng trên dụng cụ đo trong hệ thống cần thử nghiệm để thu\r\nđược giá trị Fi của\r\nhệ số thang đo. Lặp lại qui trình này để thu\r\nđược n số đọc độc lập (n ≥10)\r\nvà giá trị trung bình\r\nFm được lấy làm hệ số thang đo ấn định của hệ thống cần thử\r\nnghiệm, với điều kiện là độ lệch chuẩn thực nghiệm\r\ns được tính từ công thức:
\r\n\r\nnhỏ hơn 1 % của Fm.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1: Có thể\r\nlấy giá trị làm tròn Fo\r\nlàm hệ số thang đo ấn định nếu thu được giá\r\ntrị của s nhỏ hơn 1 % của Fm khi\r\nđưa vào thay cho Fm trong công\r\nthức tính s.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2: Đối với\r\nphép đo điện áp một chiều và xoay chiều, có thể thu được các số\r\nđọc độc lập bằng cách đặt điện áp thử nghiệm và lấy n số đọc hoặc bằng\r\ncách đặt điện áp thử nghiệm n lần\r\nvà mỗi lần lấy một số đọc. Đối với xung, đặt n\r\nxung.
\r\n\r\nThử nghiệm phải được\r\nthực hiện ở một mức điện áp hoặc dòng điện (xem 6.1). Có thể thay đổi giá trị\r\nđặt của dụng cụ đo hoặc có thể sử dụng dụng cụ đo khác để thu được độ nhạy\r\nthích hợp, với điều kiện là thay đổi này không làm thay đổi phần còn lại của hệ\r\nthống đo và các giá trị đặt sử dụng trên từng dụng cụ đều được hiệu chuẩn.
\r\n\r\nNếu chỉ\r\ncó sẵn một dụng cụ đo (dụng cụ đo này là dụng cụ được\r\nsử dụng trong hệ thống đo được công nhận và phải thỏa mãn tiêu chuẩn IEC liên\r\nquan) thì có thể tiến hành thử nghiệm bằng cách đấu nối dụng cụ đo luân phiên\r\nlặp lại với từng hệ thống để\r\ncó được n giá trị Fi. Thiết\r\nbị đầu cuối tương đương với dụng cụ đo phải được nối ở vị trí của dụng\r\ncụ trong hệ thống kia. Tất cả các bộ phận khác của cả hai hệ thống phải giữ\r\nnguyên không đổi.
\r\n\r\nHệ thống đo có nhiều\r\nhệ số thang đo (ví dụ, sử dụng các nhánh điện áp thấp khác nhau cho bộ phân áp)\r\nphải được hiệu chuẩn cho từng hệ số thang\r\nđo. Hệ thống đo có bộ phân áp thứ cấp có thể chỉ\r\ncần hiệu chuẩn trên một giá trị đặt với điều kiện là\r\ntải ở đầu ra của thiết bị biến đổi có thể cho thấy không đổi đối với tất cả các\r\ngiá trị đặt bởi các thử nghiệm khác. Trong những trường hợp như vậy phải hiệu\r\nchuẩn riêng toàn bộ dãy giá trị đặt của bộ phân áp thứ cấp.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Đối\r\nvới việc sử dụng đầu đo máy hiện sóng, xem phụ lục G.
\r\n\r\nb) Phương pháp thay\r\nthế: hiệu chuẩn thành phần
\r\n\r\nHệ số thang đo ấn\r\nđịnh phải được xác định là tích của các hệ số thang đo của\r\nthiết bị biến đổi, hệ thống truyền dẫn và dụng cụ đo của nó.
\r\n\r\nĐối với thiết bị biến\r\nđổi và hệ thống truyền dẫn hoặc kết hợp cả hai, hệ số thang đo\r\nphải được đo bằng một trong các phương pháp nêu trong 5.2 để đảm\r\nbảo độ không đảm bảo đo tổng không lớn hơn 1 % (cần chú ý để đảm bảo\r\nđiện dung "tạp tán" hoặc ghép nối\r\nthích hợp và ảnh hưởng lẫn nhau của các thành phần được kể\r\nđến trong phép đo).
\r\n\r\nHệ số thang đo của\r\ndụng cụ được xác định theo tiêu chuẩn liên quan (xem điều 2) hoặc bằng cách\r\nthực hiện các thử nghiệm liên quan nêu trong tiêu chuẩn này.
\r\n\r\n6.3.\r\nThử nghiệm đáp ứng động (đối với hệ thống đo xung)
\r\n\r\na) Phương\r\npháp chuẩn: so sánh với hệ thống đo chuẩn
\r\n\r\nCó thể sử dụng các hồ\r\nsơ tương tự lấy từ thử nghiệm của 6.2 a)\r\nvà các thông số thời gian liên quan của xung đo được đánh giá cho từng hệ thống\r\nvà:
\r\n\r\n- giá\r\ntrị của mỗi thông số thời gian phải trong phạm vi ± 10 % giá trị tương ứng đo\r\nđược bằng hệ thống đo chuẩn,
\r\n\r\n- đối\r\nvới mỗi thông số thời gian, độ lệch chuẩn thực nghiệm của tỷ số giữa các số đọc\r\ntương ứng của hệ thống cần thử nghiệm và hệ thống đo chuẩn phải nhỏ hơn 5 % giá\r\ntrị tỷ số trung bình.
\r\n\r\nb) Phương\r\npháp thay thế: đo đáp tuyến bậc thang
\r\n\r\nĐáp tuyến bậc thang của\r\nhệ thống đo phải được đo theo 5.8.2. Các thông số đáp tuyến liên quan phải được\r\nxác định và phải thỏa mãn các yêu cầu cho trong điều liên\r\nquan của tiêu chuẩn này,
\r\n\r\n6.4.\r\nThử nghiệm nhiễu (đối với hệ thống đo xung)
\r\n\r\nThử nghiệm phải được\r\nthực hiện trên hệ thống đo khi cáp hoặc hệ thống\r\ntruyền dẫn của hệ thống được nối tắt ở đầu\r\nnối vào nhưng không làm thay đổi đấu nối đất của cáp hoặc hệ thống truyền dẫn.\r\nTình trạng nhiễu phải được tạo ra ở đầu\r\nvào của hệ thống đo (đối với phép đo điện áp - bằng phóng điện\r\nđánh thủng với xung đại diện có dạng sóng cần đặt; đối với phép đo dòng điện -\r\nbằng cách thao tác một thiết bị thích hợp) và\r\nđầu ra phải được ghi lại. Phải tiến hành thử nghiệm ở\r\nđiện áp đo danh định hoặc dòng điện đo danh định.
\r\n\r\nBiên độ của nhiễu đo\r\nđược phải nhỏ hơn 1 % đầu ra của hệ thống đo khi đo điện\r\náp hoặc dòng điện thử nghiệm. Cho phép nhiễu lớn hơn 1 % với điều\r\nkiện chứng tỏ rằng không ảnh hưởng đến\r\nphép đo.
\r\n\r\n\r\n\r\n7.1.\r\nYêu cầu đối với hệ thống đo được công nhận
\r\n\r\nYêu cầu chung là đo\r\ngiá trị (trung bình số học) điện áp thử nghiệm có độ không đảm bảo đo tổng\r\ntrong phạm vi ± 3 %.
\r\n\r\nGiới hạn độ không đảm\r\nbảo đo không được vượt quá trong trường hợp có nhấp nhô\r\nvới biên độ nằm trong phạm vi giới hạn cho trong TCVN 6099-1 (IEC 60060-1).
\r\n\r\nCHÚ\r\nTHÍCH: Chú ý đến khả năng có điện áp xoay chiều ghép đến hệ thống\r\nđo vả ảnh hưởng đến số đọc của dụng\r\ncụ đo.
\r\n\r\n7.1.1. Độ ổn\r\nđịnh của hệ số thang đo
\r\n\r\nHệ số thang đo của\r\nthiết bị biến đổi và hệ thống truyền\r\nkhông được biến thiên quá ± 1 % trong phạm vi dãy nhiệt độ và độ ẩm môi trường\r\nnêu trong hồ sơ tính năng.
\r\n\r\nThiết bị biến đổi\r\ndùng cho điện áp một chiều phải có kết cấu để dẫn trực tiếp tất cả dòng điện rò\r\ntrên bề mặt bên ngoài của thiết bị xuống đất và\r\nduy trì dòng điện rò bên trong không đáng kể so\r\nvới dòng điện đo.
\r\n\r\nCHÚ\r\nTHÍCH: Để duy trì\r\ntỷ số thấp giữa dòng rò và dòng đo, có thể cần đến\r\ndòng điện đo bằng 0,5 mA ở điện áp danh định.
\r\n\r\nDụng cụ đo phải phù\r\nhợp với các yêu cầu của cấp 0,5 của IEC 60051 hoặc phải được thử nghiệm theo\r\ntiêu chuẩn này.
\r\n\r\n7.1.2. Đáp\r\nứng động đối với điện áp đo tăng
\r\n\r\nThời gian đáp ứng\r\nthực nghiệm TN của hệ thống đo được công nhận không được lớn\r\nhơn 0,5 s. Điều này sẽ cho phép đo với độ chính xác yêu cầu ở 7.1 khi điện áp\r\nđược tăng lên ở tốc độ qui đinh cho thử nghiệm điện môi\r\ntrong TCVN 6099-1 (IEC 60060-1).
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1: Trong\r\nmột số trường hợp, thời gian đáp ứng của thiết bị\r\nchuyển đổi giữ thấp hơn nhiều so với 0,5 s để cải thiện đáp ứng của thiết bị\r\ntrong trường hợp phóng điện bề mặt trong mạch thử\r\nnghiệm. Tuy nhiên, để tránh nhấp nhô trên nguồn điện áp cao ảnh hưởng đến giá\r\ntrị đo được, thời gian đáp ứng của hệ thống đo\r\n(bao gồm cả dụng cụ đo) cần\r\nlớn hơn 5/f,\r\ntrong đó f là tần số cơ bản của nhấp nhô.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2: Trong\r\nmột số trường hợp nhất định, ví dụ, trong thử nghiệm\r\nnhiễm bẩn, có thể cần phát hiện và đo các thành phần quá độ. Tiêu chuẩn này không\r\nđưa ra yêu cầu đối với\r\nđiều này nhưng có thể xem hướng dẫn\r\ntrong điều 9.
\r\n\r\n7.2.\r\nThử nghiệm chấp nhận trên các thành phần đối với hệ thống đo được công nhận
\r\n\r\nCác yêu cầu của thử\r\nnghiệm điển hình có thể được thỏa mãn\r\nbằng thử nghiệm trên khối cùng kiểu hoặc đôi khi có được từ\r\ndữ liệu của nhà chế tạo. Phải thực hiện thử nghiệm thường xuyên trên mỗi khối.\r\nXem chi tiết ở điều 5 và các ngoại lệ ở 4.4.2.
\r\n\r\nThành phần của hệ\r\nthống đo phải thỏa mãn các yêu cầu của thử nghiệm điển hình và thử nghiệm\r\nthường xuyên sau đây:
\r\n\r\nThử nghiệm điển hình:
\r\n\r\n- ảnh\r\nhưởng của nhiệt độ lên thiết bị biến đổi và\r\nhệ thống truyền dẫn\r\nvà lên các hệ\r\nsố thang đo (5.6),
\r\n\r\n- tính\r\nổn định trong thời gian dài (5.5),
\r\n\r\n- thử\r\nnghiệm chịu ẩm hoặc nhiễm bẩn trên\r\nthiết bị biến\r\nđổi (nếu có\r\nyêu cầu) (5.9),
\r\n\r\n- đáp\r\nứng động (5.8).
\r\n\r\nThử nghiệm thường\r\nxuyên:
\r\n\r\n- xác\r\nđịnh hệ số thang đo (5.2),
\r\n\r\n- thử\r\nnghiệm tính tuyến tính (5.3, phương pháp thay thế bổ sung 7.2.1),
\r\n\r\n- tính\r\nổn định trong thời gian ngắn (5.4),
\r\n\r\n- thử\r\nnghiệm chịu khô trên thiết bị biến đổi (nếu có yêu\r\ncầu) (5.9).
\r\n\r\n7.2.1. Thử\r\nnghiệm tính tuyến tính: yêu cầu và phương pháp thay\r\nthế bổ sung
\r\n\r\nThử nghiệm tính tuyến\r\ntính phải được thực hiện theo 5.3 sử dụng\r\ntừng cực tính mà hệ thống cần\r\nđược công nhận với cực tính đó.
\r\n\r\nPhương pháp thay thế\r\nbổ sung là:
\r\n\r\na) So\r\nsánh với khe hở thanh/thanh
\r\n\r\nPhải kiểm tra hệ\r\nthống đo dựa vào sử dụng khe hở thanh/thanh, như thể hiện trên hình 19 của TCVN\r\n6099-1 (IEC 60060-1), và trong phạm vi giới hạn khoảng khe hở\r\nvà độ ẩm cho trong điều C.2 của tiêu chuẩn trên. Phải thực\r\nhiện thử nghiệm với khoảng khe hở ứng\r\nvới các giá trị nhỏ nhất và lớn nhất của\r\ndãy điện áp làm việc và tại ba giá trị khe hở đặt tương đối gần bằng nhau giữa\r\ncực biên này.
\r\n\r\nPhải thực hiện hoàn\r\nchỉnh thử nghiệm tính tuyến tính trong thời gian ngắn sao cho điều\r\nkiện môi trường không thay đổi và do đó không cần phải thực hiện việc hiệu\r\nchỉnh.
\r\n\r\nSử dụng qui trình\r\nnêu trong điều C.3 của TCVN 6099-1 (lEC 60060-1), ngoài ra, không cần áp dụng\r\nviệc hiệu chỉnh khí\r\nquyển. Nếu mỗi trong số năm tỷ số giữa điện áp phóng điện đánh thủng của khe hở\r\nvới đầu ra tương\r\nứng của hệ thống đo cần thử nghiệm nằm trong phạm vi ± 1 % giá\r\ntrị trung bình của chúng thì hệ thống có thể coi là tuyến tính.
\r\n\r\nb) Thử\r\nnghiệm riêng cho thiết bị nhiều phần
\r\n\r\nĐối với thiết bị biến\r\nđổi làm từ nhiều khối điện áp cao đồng nhất, phải\r\nthực hiện thử nghiệm bằng cách kiểm tra tính\r\ntuyến tính của từng khối trước như mô tả trong 5.3 và sau\r\nđó kiểm tra các khối lắp ráp ở điện áp đo danh định\r\nbằng cách so sánh dòng điện vào của đầu điện áp cao của thiết bị với dòng điện\r\nra của đầu điện áp thấp. Giá trị đo được không được chênh lệch quá ± 1 %.
\r\n\r\nc) So\r\nsánh với điện áp vào của thiết bị biến đổi xoay chiều/một\r\nchiều tuyến\r\ntính
\r\n\r\nĐầu ra của hệ thống\r\nđo phải được kiểm tra theo giá trị đỉnh của đầu vào điện áp xoay chiều đến mạng\r\nchỉnh lưu. Phải thực hiện thử nghiệm ở giá\r\ntrị nhỏ nhất và lớn nhất của dãy điện áp làm việc và ở ba giá trị điện áp cách\r\nxấp xỉ bằng nhau giữa các cực.
\r\n\r\nNếu mỗi trong số năm\r\ntỷ số giữa điện áp đo được với giá trị đỉnh tương ứng của đầu vào điện áp xoay\r\nchiều đến bộ chỉnh lưu nằm trong phạm vi ± 1\r\n% giá trị trung bình của chúng thì hệ thống\r\nđo có thể coi là tuyến tính.
\r\n\r\n7.3.\r\nThử nghiệm tính năng trên hệ thống đo
\r\n\r\nPhải xác định hệ số\r\nthang đo ấn định theo 6.2.
\r\n\r\n\r\n\r\nHệ số thang đo của hệ\r\nthống đo được công nhận phải được kiểm tra bằng một trong các phương pháp dưới\r\nđây.
\r\n\r\na) Kiểm\r\ntra hệ số thang đo của các thành phần của hệ thống
\r\n\r\n(Các) hệ số thang đo\r\ncủa từng thành phần phải được kiểm tra, sử dụng thiết bị hiệu chuẩn bên trong\r\nhoặc bên ngoài có độ không đảm bảo đo nằm trong phạm vi ± 1 %. Nếu chênh lệch\r\ngiữa từng hệ số thang đo so với giá trị trước đó của nó không lớn\r\nhơn ± 1 % thì hệ số thang đo ấn định được lấy là vẫn\r\ncòn hiệu lực. Nếu có chênh lệch bất kỳ vượt quá 1 % thì khi đó phải xác\r\nđịnh một giá trị mới cho hệ số thang đo ấn định (xem đoạn thứ ba của 4.2).
\r\n\r\nb) Kiểm\r\ntra hệ số thang đo của hệ thống đo
\r\n\r\nPhải thực hiện việc\r\nso sánh với hệ thống đo được công nhận khác theo qui trình của 6.2 a) hoặc bằng\r\nthiết bị đo chuẩn IEC sử dụng theo phụ lục C của\r\nTCVN 6099-1 (IEC 60060-1). Khi chênh lệch giữa hai giá trị đo được nằm trong\r\nphạm vi ± 3 %, hệ số thang đo ấn định được lấy là vẫn còn hiệu lực. Khi chênh\r\nlệch lớn hơn thì phải xác định một giá\r\ntrị mới cho hệ số thang đo ấn định (xem đoạn thứ ba của 4.2).
\r\n\r\n7.5.\r\nThiết bị đo chuẩn theo IEC
\r\n\r\nKhe hở thanh/thanh,\r\nthiết kế và sử dụng theo phụ lục c của TCVN 6099-1 (IEC\r\n60060-1), là một thiết bị đo chuẩn IEC đối với\r\nđiện áp một chiều có sai số trong phạm vi ± 3 % (xem\r\nE.3).
\r\n\r\n\r\n\r\n7.6.1. Yêu\r\ncầu đối với hệ thống đo được công nhận
\r\n\r\nBiên độ nhấp nhô phải\r\nđược đo với độ không đảm bảo đo tổng trong phạm vi\r\n± 10 % biên độ nhấp nhô hoặc\r\n± 1 % giá trị trung bình số học của điện áp một chiều,\r\nchọn giá trị\r\nlớn hơn.
\r\n\r\nCó thể sử dụng hệ\r\nthống đo riêng rẽ để đo giá trị trung bình của điện áp và biên độ nhấp nhô,\r\nhoặc có thể sử dụng cùng một thiết bị biến đổi có hai dụng cụ đo riêng rẽ.
\r\n\r\nChỉ phải áp dụng thử\r\nnghiệm qui định trong 7.6.2 và 7.6.3 với hệ thống sử dụng để đo biên độ nhấp\r\nnhô và là các thử nghiệm tính năng,
\r\n\r\n7.6.2. Đo hệ\r\nsố thang đo ở tần số nhấp nhô
\r\n\r\nHệ số thang đo của hệ\r\nthống đo phải được xác định ở tần số cơ bản f\r\ncủa nhấp nhô, với độ không đảm bảo đo trong\r\nphạm vi ± 3 %. Hệ số thang đo này có thể được xác định là tích của các hệ số\r\nthang đo của các thành phần.
\r\n\r\n7.6.3. Đáp\r\nứng động
\r\n\r\nTần số giới hạn trên,\r\nf2, của đáp tuyến biên độ/tần số của hệ thống đo phải lớn hơn 10 lần\r\ntần số cơ bản f của nhấp nhô.
\r\n\r\n\r\n\r\n8.1.\r\nYêu cầu đối với hệ thống đo được công nhận
\r\n\r\nYêu cầu chung là để\r\nđo giá trị đỉnh hoặc giá trị hiệu dụng của điện áp thử nghiệm ở tần số danh định\r\nvới độ không đảm bảo đo\r\ntổng trong phạm vi ± 3 %.
\r\n\r\n8.1.1. Độ\r\nổn định của hệ số thang đo
\r\n\r\nHệ số thang đo của\r\nthiết bị biến đổi và hệ thống truyền dẫn không được biến thiên quá ± 1 % đối\r\nvới dãy nhiệt độ môi trường và khe hở không khí nêu trong hồ\r\nsơ tính năng.
\r\n\r\nDụng cụ đo phải phù\r\nhợp với các yêu cầu của cấp 0,5 của IEC 60051 hoặc phải được thử nghiệm theo\r\ntiêu chuẩn này. Nếu sử dụng vôn kế đỉnh thì độ không đảm bảo đo của\r\nvôn kế phải nằm trong phạm vi ± 1 %.
\r\n\r\n8.1.2\r\nĐáp ứng động
\r\n\r\nĐáp tuyến biên độ/tần\r\nsố của hệ thống đo không được chênh lệch quá ± 2 % ở\r\ntừ 0,2 lần đến bảy lần tần\r\nsố của điện áp thử nghiệm. Nếu sự có mặt\r\ncủa đối tượng thử nghiệm làm tăng lượng hài lên\r\ncao hơn hài bậc bảy thì đáp tuyến biên độ/tần số\r\nkhông được sai khác quá ± 2 % đến tần số của hài đáng kể cao nhất.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1: Trong\r\nmột số trường hợp nhất định, có thể cần đo các quá độ điện áp\r\nxếp chồng lên điện áp xoay chiều.\r\nTiêu chuẩn này không đưa ra yêu cầu đối với điều này nhưng có thể xem hướng dẫn\r\ntrong điều 9.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2: Một số\r\nnguồn không sinh ra hài (ví dụ như bộ thử nghiệm cộng hưởng\r\nnối tiếp).
\r\n\r\n8.2\r\nThử nghiệm chấp nhận trên các thành phần đối với hệ thống đo được công nhận
\r\n\r\nCác yêu cầu của thử\r\nnghiệm điển hình có thể được thỏa mãn bằng thử nghiệm trên khối cùng kiểu hoặc\r\nđôi khi có được từ dữ liệu của nhà chế tạo. Phải thực hiện thử nghiệm thường\r\nxuyên trên mỗi khối. Xem chi tiết ở điều 5 và các\r\nngoại lệ ở 4.4.2.
\r\n\r\nThành phần của hệ\r\nthống đo phải thỏa mãn các yêu cầu của thử nghiệm điển hình và thử nghiệm\r\nthường xuyên sau đây:
\r\n\r\nThử nghiệm điển hình:
\r\n\r\n- ảnh\r\nhưởng của nhiệt độ lên thiết bị biến đổi và hệ thống truyền dẫn và\r\nlên các hệ số thang đo\r\n(5.6),
\r\n\r\n- tính\r\nổn định trong thời gian dài (5.5),
\r\n\r\n- ảnh\r\nhưởng do khoảng cách gần (nếu có yêu\r\ncầu) (5.7),
\r\n\r\n- thử\r\nnghiệm chịu ẩm hoặc chịu nhiễm bẩn trên thiết bị biến đổi (nếu có\r\nyêu cầu) (5.9),
\r\n\r\n- đáp\r\nứng động (5.8).
\r\n\r\nThử nghiệm thường\r\nxuyên:
\r\n\r\n- xác\r\nđịnh hệ số thang đo (5.2),
\r\n\r\n- thử\r\nnghiệm tính tuyến tính (5.3, phương pháp thay thế bổ sung 8.2.1),
\r\n\r\n- tính\r\nổn định trong thời gian ngắn (5.4),
\r\n\r\n- thử\r\nnghiệm chịu khô trên thiết bị biến đổi (5.9).
\r\n\r\n8.2.1. Thử\r\nnghiệm tính tuyến tính: yêu cầu và phương pháp thay thế bổ sung
\r\n\r\nThử nghiệm tính tuyến\r\ntính phải được thực hiện theo 5.3.
\r\n\r\nPhương pháp thay thế\r\nbổ sung là:
\r\n\r\na) So\r\nsánh với khe hở\r\ncầu
\r\n\r\nPhải kiểm tra hệ\r\nthống đo dựa vào sử dụng khe hở cầu theo 8.5 của IEC\r\n60052. Phải thực hiện thử nghiệm với các khoảng khe hở ứng với các giá trị nhỏ\r\nnhất và lớn nhất của dãy điện áp làm việc và tại ba giá trị khoảng khe hở đặt\r\ntương đối bằng nhau giữa các cực biên này.
\r\n\r\nPhải thực hiện hoàn\r\nchỉnh thử nghiệm tính tuyến tính trong thời gian ngắn sao cho điều kiện\r\nmôi trường\r\nkhông thay đổi và do đó không cần phải thực hiện việc hiệu\r\nchỉnh. Nếu mỗi trong số năm tỷ\r\nsố giữa\r\nđiện áp phóng điện đánh thủng của khe hở với\r\nđầu ra tương ứng của hệ thống đo cần thử nghiệm nằm trong phạm vi ± 1 % giá trị\r\ntrung bình của chúng thì hệ thống có thể coi là tuyến tính.
\r\n\r\nb) Phương\r\npháp dùng cho thiết bị biến đổi tụ điện nhiều ngăn
\r\n\r\nĐối với\r\nthiết bị biến đổi làm từ nhiều khối\r\nđiện áp cao đồng nhất, phải thực hiện thử nghiệm gồm ba bước sau đây:
\r\n\r\n- thử\r\nnghiệm điển hình trên thiết bị biến đổi\r\nhoàn chỉnh tương đương (có các điện cực của thiết bị) như qui định trong 5.3,
\r\n\r\n- đo\r\nđiện dung của từng khối điện áp cao ở năm giá trị điện áp qui định trong 5.3.\r\nĐiện dung của từng khối không được thay đổi quá ± 1 %\r\ntrên toàn dãy điện áp,
\r\n\r\n- cụm\r\nthiết bị biến đổi phải không có vầng quang nhìn\r\nthấy được và nghe thấy được ở điện áp đo danh định.
\r\n\r\nc) So\r\nsánh với điện áp vào của máy biến áp hoặc tầng biến áp
\r\n\r\nHệ thống đo phải được\r\nnối để đo đầu ra của máy biến áp. Đầu ra của hệ thống đo phải được kiểm tra\r\ntheo điện áp vào của máy biến áp. Phải thực hiện thử nghiệm ở giá trị nhỏ nhất\r\nvà lớn nhất của dãy điện áp làm việc và ở ba giá trị điện áp cách\r\nxấp xỉ bằng nhau giữa các cực. Nếu mỗi trong số\r\nnăm tỷ số điện áp đo được với giá trị điện áp đầu vào tương ứng nằm trong phạm\r\nvi ± 1 % giá trị trung bình của chúng thì hệ\r\nthống đo có thể coi là tuyến tính.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Cần\r\nchú ý đến khả năng thay đổi tỷ số điện áp của máy biến áp do tải\r\nvà đặc tính phi tuyến của mạch\r\ntừ.
\r\n\r\nd) So\r\nsánh với đầu ra của thiết bị đo trường điện
\r\n\r\nHệ thống đo phải được\r\nkiểm tra dựa vào dụng cụ đo trường điện được bố\r\ntrí để đo trường tỷ\r\nlệ với điện áp đo được. Dụng cụ đo trường\r\nđiện được sử dụng theo yêu\r\ncầu liên quan\r\ncủa IEC\r\n60833. Phải\r\ntiến hành thử nghiệm ở\r\ngiá trị nhỏ nhất và lớn nhất của dãy\r\nđiện áp\r\nlàm việc\r\nvà ở\r\nba giá trị\r\nđiện áp cách\r\nxấp xỉ\r\nbằng nhau giữa các cực. Nếu mỗi trong số năm tỷ số\r\ngiữa điện áp đo được với trường điện đo được tương ứng nằm trong\r\nphạm vi ± 1 % giá trị trung bình của chúng thì\r\nhệ thống đo có thể coi là tuyến tính.
\r\n\r\n8.2.2. Xác\r\nđịnh hệ số thang đo của vôn\r\nmét đỉnh
\r\n\r\nHệ số thang đo phải\r\nđược xác định bằng cách sử dụng điện áp hình\r\nsin cho trước có tần số danh định.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Dụng cụ\r\nchỉ thị không phải là vôn mét đỉnh được hiệu chuẩn theo IEC 60051.
\r\n\r\n8.3.\r\nThử nghiệm tính năng trên hệ thống đo
\r\n\r\nPhải xác định hệ số\r\nthang đo ấn định theo 6.2.
\r\n\r\n\r\n\r\n(Các) hệ số thang đo\r\ncủa hệ thống đo được công nhận phải được kiểm tra bằng một trong các phương\r\npháp dưới đây.
\r\n\r\na) Kiểm\r\ntra hệ số thang đo của các thành phần
\r\n\r\n(Các) hệ số thang đo\r\ncủa từng thành phần có thể được kiểm tra bằng cách sử dụng thiết bị hiệu chuẩn\r\nbên trong hoặc bên ngoài có độ không\r\nđảm bảo đo nằm trong phạm vi ± 1 %. Nếu chênh lệch giữa từng hệ số thang đo so\r\nvới giá trị trước đó của nó không lớn\r\nhơn ± 1 % thì hệ số thang đo ấn định được lấy là vẫn còn hiệu lực. Nếu có chênh\r\nlệch bất kỳ vượt\r\nquá 1 % thì khi đó phải xác định một giá trị mới\r\ncho hệ số thang đo ấn định (xem đoạn thứ ba của 4.2).
\r\n\r\nb) Kiểm\r\ntra hệ số thang đo của hệ thống đo
\r\n\r\nPhải thực hiện việc\r\nso sánh với hệ thống đo được công nhận khác theo qui trình của 6.2 a) hoặc bằng\r\nthiết bị đo chuẩn IEC sử dụng theo IEC 60052.
\r\n\r\nNếu chênh lệch giữa\r\nhai giá trị đo được nằm trong phạm vi ± 3 % thì hệ số thang đo ấn định được lấy\r\nlà vẫn còn hiệu lực. Khi chênh lệch lớn\r\nhơn thì phải xác định lại hệ số thang đo ấn định\r\n(xem đoạn thứ ba của 4.2).
\r\n\r\n8.5.\r\nThiết bị đo chuẩn theo IEC
\r\n\r\nKhe hở cầu, được sử\r\ndụng theo IEC 60052, là một thiết bị đo chuẩn IEC đối với giá trị đỉnh có độ\r\nkhông đảm bảo đo nằm trong phạm vi ± 3 %.
\r\n\r\n\r\n\r\n9.1.\r\nYêu cầu đối với hệ thống đo được công nhận
\r\n\r\nYêu cầu chung là để:
\r\n\r\n- đo\r\ngiá trị đỉnh của các xung toàn sóng với độ không đảm bảo đo tổng trong phạm vi\r\n± 3 %,
\r\n\r\n- đo\r\ngiá trị đỉnh của xung cắt có độ không đảm bảo đo tổng e phụ thuộc vào thời gian\r\ncắt Tc như sau:
\r\n\r\nđối\r\nvới xung cắt ở đầu sóng e ≤ ±\r\n5 %
\r\n\r\n(0,5\r\nms ≤ Tc\r\n< 2 ms)
\r\n\r\nđối\r\nvới xung cắt ở đuôi sóng e ≤\r\n± 3 %
\r\n\r\n(đối\r\nvới Tc ≥ 2 ms)
\r\n\r\n- đo\r\ncác thông số thời gian xác định dạng sóng với\r\nđộ không đảm bảo đo tổng trong phạm vi ± 10 %,
\r\n\r\n- đo\r\ncác dao động có thể xếp chồng lên\r\nxung để đảm bảo rằng chúng không vượt quá các mức cho phép nêu trong TCVN\r\n6099-1 (IEC 60060-1).
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1: Xung cắt\r\ncó Tc <\r\n0,5 ms\r\nđang được xem xét.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH\r\n2: Tiêu chuẩn này không đưa ra khuyến cáo đối với phép đo sụt\r\náp.
\r\n\r\n9.1.1. Độ\r\nổn định của hệ số thang đo
\r\n\r\nHệ số thang đo của\r\nthiết bị biến đổi và hệ thống truyền dẫn không được biến thiên quá ± 1 % đối\r\nvới dãy nhiệt độ môi trường và khe hở không khí nêu trong hồ sơ tính năng.
\r\n\r\nDụng cụ đo phải phù\r\nhợp với IEC 790 hoặc IEC 61083-1.
\r\n\r\n9.1.2. Đáp\r\nứng động
\r\n\r\nĐáp ứng động của hệ\r\nthống đo là thích hợp đối với phép đo điện áp đỉnh và thông số thời gian trong\r\ndãy dạng sóng qui định trong hồ sơ tính năng khi:
\r\n\r\n- hệ số\r\nthang đo không đổi trong các giới hạn sau đây;
\r\n\r\ntrong phạm vi ± 1 %\r\nđối với xung toàn sóng và xung cắt ở\r\nđuôi sóng
\r\n\r\ntrong phạm vi ± 3 %\r\nđối với xung cắt ở đầu sóng
\r\n\r\n- độ\r\nkhông đảm bảo đo của các thông số thời gian đo\r\nđược bằng hệ thống nằm trong phạm vi ± 10 %.
\r\n\r\nĐể tái\r\ntạo các dao động có thể xếp chồng lên một xung, giới\r\nhạn liên quan đến tần số giới hạn trên f2 của hệ thống đo\r\nhoặc thời gian đáp ứng từng phần Ta\r\nphải là:
\r\n\r\nf2\r\n> 5 MHz hoặc Ta\r\n < 30 ns, đối với các dao dộng ở đỉnh
\r\n\r\nf2\r\n> 10 MHz hoặc Ta\r\n < 15 ns, đối với các dao động ở đầu sóng
\r\n\r\nTrước kia, một hệ thống\r\nđo được dùng để đo tất cả các đại lượng yêu cầu, nghĩa là giá trị đỉnh, thông\r\nsố thời gian và các dao động. Tuy nhiên, nhiều hệ thống được công nhận\r\nđối với các phép đo giá trị đỉnh và thông\r\nsố thời gian lại không thể được công\r\nnhận đối với phép đo dao động. Trong trường hợp này, một hệ thống đo có thể\r\nđược công nhận đối với các phép đo giá trị đỉnh và thông số\r\nthời gian trong khi một hệ thống phụ được công nhận đối với các phép đo dao\r\nđộng (ở điện áp thấp hơn nếu cần).
\r\n\r\n9.1.3. Nối\r\nvới đối tượng thử nghiệm
\r\n\r\nThiết bị biến đổi\r\nphải được nối trực tiếp đến các đầu nối của đối tượng thử nghiệm. Không được\r\nnối thiết bị biến đổi giữa nguồn\r\nđiện áp và đối tượng thử nghiệm. Dây dẫn\r\nđến thiết bị biến đổi chỉ được mang dòng điện đến hệ thống đo. Thiết bị biến\r\nđổi cần được đặt sao cho ghép nối giữa mạch thử nghiệm và mạch đo là không đáng\r\nkể.
\r\n\r\n9.2.\r\nThử nghiệm chấp nhận trên các thành phần đối với hệ thống đo được công nhận
\r\n\r\nCác yêu cầu của thử\r\nnghiệm điển hình có thể được thỏa mãn bằng thử nghiệm trên\r\nkhối cùng kiểu hoặc đôi khi có được từ dữ liệu của nhà chế tạo. Phải thực hiện\r\nthử nghiệm thường xuyên trên mỗi khối. Xem chi tiết ở điều 5\r\nvà các ngoại lệ ở 4.4.2.
\r\n\r\nThành phần của hệ\r\nthống đo phải thỏa mãn các yêu cầu của thử nghiệm điển hình và\r\nthử nghiệm thường xuyên sau đây:
\r\n\r\nThử nghiệm điển hình:
\r\n\r\n- ảnh\r\nhưởng của\r\nnhiệt độ lên thiết bị biến đổi và hệ thống truyền dẫn và lên các hệ số thang đo\r\n(5.6),
\r\n\r\n- tính\r\nổn định trong thời gian dài (5.5),
\r\n\r\n- ảnh\r\nhưởng do khoảng cách gần (nếu có yêu cầu) (5.7),
\r\n\r\n- thử\r\nnghiệm chịu ẩm hoặc chịu nhiễm bẩn trên thiết bị biến đổi (nếu có yêu cầu)\r\n(5.9),
\r\n\r\n- thử\r\nnghiệm nhiễu trên hệ thống truyền dẫn có các phần tử hoạt động (6.4),
\r\n\r\n- đáp\r\nứng động (5.8).
\r\n\r\nThử nghiệm thường\r\nxuyên:
\r\n\r\n- xác\r\nđịnh hệ số thang đo (5.2),
\r\n\r\n- thử\r\nnghiệm tính tuyến tính (5.3, phương pháp thay thế bổ sung 9.2.1),
\r\n\r\n- tính\r\nổn định trong thời gian ngắn (5.4),
\r\n\r\n- thử\r\nnghiệm chịu khô trên thiết bị biến đổi (5.9).
\r\n\r\n9.2.1. Thử\r\nnghiệm tính tuyến tính: yêu cầu và phương pháp thay thế bổ sung
\r\n\r\nThử nghiệm tính tuyến\r\ntính phải được thực hiện theo 5.3, sử dụng từng cực tính mà hệ thống được công\r\nnhận và xung sét có dạng sóng đơn. Có thể sử dụng các xung sét toàn sóng để\r\nthiết lập tính tuyến tính của hệ thống đo đối với\r\nxung sét cắt.
\r\n\r\nPhương pháp thay thế\r\nbổ sung là:
\r\n\r\na) So\r\nsánh với khe hở cầu
\r\n\r\nPhải kiểm tra hệ\r\nthống đo dựa vào sử dụng khe hở cầu theo 9.5. Phải thực hiện thử nghiệm với\r\nkhoảng khe hở ứng với các giá trị nhỏ nhất và lớn nhất của\r\ndãy điện áp làm việc và tại ba giá trị khe hở\r\ntương đối bằng nhau giữa các cực biên này.
\r\n\r\nPhải thực hiện hoàn\r\nchỉnh thử nghiệm tính tuyến tính trong thời gian ngắn sao cho điều kiện môi\r\ntrường không thay đổi và do đó không cần\r\nphải thực hiện việc hiệu chỉnh. Nếu mỗi trong số năm tỷ số giữa điện áp phóng\r\nđiện đánh thủng của khe hở cầu với đầu ra tương ứng của hệ thống\r\ncần thử nghiệm nằm trong phạm vi ± 1 % giá trị trung bình của chúng thì hệ\r\nthống có thể coi là tuyến tính.
\r\n\r\nb) Phương\r\npháp dùng cho thiết bị biến đổi nhiều phần
\r\n\r\nĐối với thiết bị biến\r\nđổi gồm nhiều khối điện áp cao đồng\r\nnhất, phải thực hiện thử nghiệm gồm ba bước\r\nsau đây:
\r\n\r\n- thử\r\nnghiệm điển hình trên thiết bị biến đổi hoàn chỉnh\r\ntương đương (có các điện cực của thiết bị) theo 5.3,
\r\n\r\n- thử\r\nnghiệm tính tuyến tính của mỗi khối theo 5.3,
\r\n\r\n- cụm\r\nthiết bị biến đổi phải không có vầng quang nhìn thấy được ở\r\nđiện áp đo danh định.
\r\n\r\nc) So\r\nsánh với điện áp nạp của bộ tạo xung
\r\n\r\nHệ thống đo phải được\r\nkiểm tra dựa vào điện áp nạp của bộ tạo xung. Phải thực hiện thử nghiệm ở giá\r\ntrị nhỏ nhất và lớn nhất của dãy điện áp làm việc và\r\nở ba giá trị điện áp cách xấp xỉ bằng nhau giữa các cực. Nếu mỗi trong số năm\r\ntỷ số điện áp đo được với giá trị điện áp nạp\r\ntương ứng nằm trong phạm vi ± 1 % giá trị trung bình của chúng thì hệ thống đo\r\ncó thể coi là tuyến tính.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Trong\r\nphương pháp này, các điều kiện nạp trong thời điểm khởi động của\r\nbộ tạo xung cần giống nhau.
\r\n\r\nd) So\r\nsánh với đầu ra của dụng cụ đo trường điện
\r\n\r\nHệ thống đo phải được\r\nkiểm tra dựa vào dụng cụ đo trường điện được bố trí để đo trường tỷ\r\nlệ với điện áp đo được. Phải tiến hành thử nghiệm ở giá trị nhỏ nhất và lớn\r\nnhất của dãy điện áp làm việc và ở ba\r\ngiá trị điện áp cách xấp xỉ bằng nhau giữa các cực. Nếu mỗi trong số năm tỷ số\r\ngiữa điện áp đo được với trường điện đo được tương ứng nằm trong phạm vi ± 1 %\r\ngiá trị trung bình của chúng thì hệ thống đo có thể coi là tuyến\r\ntính.
\r\n\r\n9.3.\r\nThử nghiệm tính năng trên hệ thống đo
\r\n\r\nPhải thực hiện các\r\nthử nghiệm sau đây:
\r\n\r\n- xác\r\nđịnh hệ số thang đo ấn định (9.3.1),
\r\n\r\n- đáp\r\nứng động (9.3.1),
\r\n\r\n- thử\r\nnghiệm nhiễu (6.4).
\r\n\r\n9.3.1. Xác\r\nđịnh hệ số thang đo ấn định và (các) mốc danh nghĩa (đáp ứng động)
\r\n\r\na) Phương\r\npháp chuẩn
\r\n\r\nHệ số\r\nthang đo ấn định và đáp ứng động của hệ thống đo phải được xác định bằng cách\r\nso sánh với hệ thống đo chuẩn, sử dụng qui trình cho trong 6.2 a) và 6.3 a).\r\nMốc danh nghĩa phải được xác định bằng cách sử dụng các xung\r\ncó hai dạng sóng khác nhau sao cho:
\r\n\r\nĐối với xung toàn\r\nsóng và xung cắt ở đuôi sóng:
\r\n\r\n- thời\r\ngian đầu sóng ngắn hơn cho tmin\r\n(xem 3.6.1),
\r\n\r\n- thời\r\ngian đầu sóng dài hơn cho tmax\r\n(xem 3.6.1),
\r\n\r\n- cả\r\nhai dạng sóng này cần có thời gian dài nhất đến nửa giá trị (xấp xỉ) mà hệ\r\nthống đo được công nhận.
\r\n\r\nĐối\r\nvới xung cắt ở đầu sóng:
\r\n\r\n- thời\r\ngian tới thời điểm cắt ngắn hơn cho tmin\r\n(xem 3.6.1),
\r\n\r\n- thời\r\ngian tới thời điểm cắt dài hơn cho tmax (xem\r\n3.6.1).
\r\n\r\nMột cách khác, có thể\r\nsử dụng một trong các thử nghiệm sau đây:
\r\n\r\nb) Phép\r\nđo so sánh sử dụng xung có dạng sóng đơn kèm\r\nthêm phép đo đáp tuyến bậc thang
\r\n\r\nPhải thực hiện phép\r\nđo so sánh dựa trên hệ thống đo chuẩn theo 6.2 a) và 6.3 a) sử dụng các xung\r\ntoàn sóng có thời gian đầu sóng T1caI\r\nvà thời gian tới nửa giá trị xấp xỉ bằng thời gian dài nhất tới nửa giá trị T2max\r\nmà hệ thống đo được công nhận.
\r\n\r\nNgoài ra, đáp tuyến\r\nbậc thang của hệ thống đo phải được đo theo 5.8.2. (Các) mức chuẩn của (các)\r\nmốc danh nghĩa mà hệ thống đo được công\r\nnhận không được sai khác so với giá trị của đáp tuyến\r\nbậc thang tại thời gian T1cal quá:
\r\n\r\n± 1 % đối với xung\r\ntoàn sóng và xung cắt ở đuôi sóng
\r\n\r\n± 3 % đối với xung\r\ncắt ở đầu sóng
\r\n\r\nhoặc nếu có các dao\r\nđộng cao tần trên đáp tuyến bậc thang ở mốc danh nghĩa đó thì phải chứng\r\ntỏ rằng:
\r\n\r\n- thời\r\ngian đặt ts\r\nnhỏ hơn tmin\r\nđối với xung toàn sóng và xung cắt,
\r\n\r\n- thời\r\ngian đáp ứng dư TR(t) nhỏ hơn t/200 trong toàn bộ mốc danh\r\nnghĩa đối với xung cắt ở đầu sóng.
\r\n\r\nĐáp tuyến bậc thang\r\nkhông được thay đổi quá 5 % trong dãy từ tmin\r\nđến T2max\r\ntrong đó T2max là thời gian dài nhất đến nửa giá trị mà hệ thống được công nhận.
\r\n\r\nc) Đo\r\nhệ số thang đo của thành phần và xác định thông số đáp tuyến từ đáp tuyến bậc\r\nthang
\r\n\r\nHệ số thang đo ấn\r\nđịnh của hệ thống đo phải được xác định theo 6.2 b).
\r\n\r\nĐáp tưyến bậc thang\r\ncủa hệ thống đo phải được đo theo 5.8.2. Đáp tuyến bậc thang này phải không đổi\r\ntrong phạm vi ± 1 % từ tmin\r\nđến thời gian tương đương TE\r\ncủa dạng sóng dùng cho phép đo hệ số\r\nthang đo ấn định (xem 3.7.13).
\r\n\r\nĐối với xung toàn\r\nsóng và xung cắt ở đuôi sóng, đáp tuyến bậc thang phải không đổi trong phạm vi\r\n± 1 % đối với mốc danh nghĩa. Một cách khác, nếu có các dao động cao tần trên\r\nđáp tuyến bậc thang thì phải đủ để chứng tỏ rằng thời gian đặt ts\r\nnhỏ hơn tmin.\r\nĐối với xung cắt ở\r\nđầu sóng, đáp tuyến bậc thang phải không đổi trong phạm vi ± 3 % trong mốc danh\r\nđịnh này. Cách khác là nếu có các dao động cao tần\r\ntrên đáp tuyến bậc thang thì\r\nphải đủ để chứng tỏ rằng giá trị tuyệt đối của thời gian đáp ứng dư TR(t)\r\nnhỏ hơn t/200\r\ntrong toàn bộ mốc danh nghĩa này.
\r\n\r\nNgoài ra, đáp tuyến\r\nbậc thang không được sai lệch so với mức chuẩn quá 5 % đối với thời gian dài\r\nnhất đến nửa giá trị mà việc công nhận yêu cầu.
\r\n\r\nCHÚ\r\nTHÍCH: Các khuyến cáo dưới đây được cung cấp để\r\ntrợ giúp phòng thử\r\nnghiệm trong việc đánh giá hệ thống đo. Cần nhấn\r\nmạnh rằng sự phù hợp với\r\ncác khuyến cáo này không phải là đủ trong mọi truờng hợp (và không phải luôn\r\ncần thiết) để đảm bảo các đặc tính động thích hợp\r\ncủa hệ thống đo. Khi đo các xung toàn sóng và xung cắt ở\r\nđuôi sóng với thời gian đầu sóng T1,\r\nmức vượt quá b\r\nvà thời gian đáp ứng từng phần Ta\r\ncần phải sao cho b và Ta/T1\r\nnằm trong phạm vi diện tích gạch chéo của hình\r\n4.
\r\n\r\nKhi đo xung cắt\r\nở đầu sóng trong dãy thời gian cắt Tc\r\ncần xem xét, cần thỏa mãn\r\ncác điều kiện sau đây:
\r\n\r\n- thời\r\ngian đặt phải sao cho:
\r\n\r\nts\r\n≤ Tc
\r\n\r\n- thời\r\ngian đáp ứng thực nghiệm TN và\r\nthời gian đáp ứng từng phần Ta\r\nphải sao cho:
\r\n\r\nTa\r\n- 0,03 Tc\r\n≤ TN ≤ 0,03\r\nTc
\r\n\r\n- và thời\r\ngian méo ban đầu To\r\ncần phải nhỏ\r\nsao cho
\r\n\r\nTo ≤\r\n0,005 Tc
\r\n\r\nKhi sử dụng đáp tuyến\r\nbậc thang để đánh giá các đặc tính của hệ thống\r\nđo, hồ sơ tính năng phải bao gồm:
\r\n\r\n- hồ\r\nsơ về đáp tuyến bậc thang đơn vị, với chỉ số\r\ncủa O1 và đường\r\nthẳng nằm ngang ứng với mỗi mức chuẩn,
\r\n\r\n- giá\r\ntrị của Ta, TN,\r\nts và b.
\r\n\r\n9.3.2. Hồ\r\nsơ chuẩn (tuỳ chọn)
\r\n\r\nKhi cần thiết\r\nđể sử dụng trong các kiểm tra tính năng, đáp tuyến bậc thang của hệ thống đo\r\nphải được ghi lại theo phương pháp của 5.8.2. Điều này phải được nêu trong hồ\r\nsơ tính năng để sử dụng như hồ sơ chuẩn ("đặc trưng\r\nriêng") để cho phép phát hiện các thay đổi\r\ntrong đáp ứng động ở các kiểm tra tính năng tiếp theo (xem 9.4.1).
\r\n\r\n\r\n\r\n9.4.1. Kiểm\r\ntra hệ số thang đo và đáp ứng động
\r\n\r\n(Các) hệ số thang đo\r\nvà đáp ứng động của hệ thống đo được công nhận có thể được kiểm tra bằng một\r\ntrong các phương pháp dưới đây.
\r\n\r\na) Kiểm\r\ntra hệ số thang đo của các thành phần và đáp tuyến bậc thang của hệ thống đo
\r\n\r\n(Các) hệ số\r\nthang đo của từng thành phần phải được kiểm tra bằng cách sử dụng thiết bị hiệu\r\nchuẩn bên trong hoặc bên ngoài có độ không đảm bảo đo nằm trong phạm vi ±\r\n1 %. Nếu chênh lệch giữa các hệ số thang đo so với giá trị\r\ntrước đó của chúng không lớn hơn 1 % thì hệ số thang đo ấn định được lấy là vẫn\r\ncòn hiệu lực. Nếu có chênh lệch bất kỳ\r\nvượt quá ± 1 % thì khi đó trong thử nghiệm tính\r\nnăng phải xác định một giá trị mới cho hệ số thang đo ấn định (xem đoạn thứ ba của\r\n4.2).
\r\n\r\nTrong mỗi lần kiểm\r\ntra, phải ghi lại đáp tuyến bậc thang theo cùng một cách và trong cùng mạch\r\nđiện như đã được sử dụng để có được hồ sơ chuẩn\r\n(xem 9.3.2). Hồ sơ đáp tuyến bậc thang phải\r\nđược so sánh với các hồ sơ từ những lần\r\nkiểm tra trước đó. Có thể có các thay đổi nhỏ giữa các lần kiểm tra và phạm vi\r\nthay đổi chấp nhận được phải được thiết lập từ những lần\r\nkiểm tra đầu tiên.\r\nMọi thay đổi lớn phải được nghiên cứu và phải thực hiện thử nghiệm tính năng.
\r\n\r\nb) So\r\nsánh với hệ thống đo được công nhận
\r\n\r\nPhải thực hiện việc\r\nso sánh với hệ thống đo được công nhận khác\r\n(hoặc hệ thống đo chuẩn) theo qui trình nêu trong 6.2 a) và 6.3 a) với dạng\r\nsóng đơn nhưng có thể chọn số lượng xung sử\r\ndụng. Nếu chênh lệch giữa hai giá trị hệ số thang đo đo được nhỏ hơn 3 % thì hệ\r\nsố thang đo ấn định được lấy vẫn còn hiệu lực.
\r\n\r\nKhi chênh lệch lớn\r\nhơn thì trong thử nghiệm tính năng phải xác định một giá trị mới cho hệ số\r\nthang đo ấn định (xem 4.2). Giá trị của từng thông số thời\r\ngian phải nằm trong phạm vi ± 10 % giá trị tương ứng đo được bằng hệ thống đo\r\nkia. Khi có chênh lệch bất kỳ lớn hơn 10\r\n% thì trong thử nghiệm tính năng phải xác định giá trị mới\r\ncho giới hạn của mốc danh nghĩa (xem đoạn thứ ba của\r\n4.2).
\r\n\r\nc) Kiểm\r\ntra hệ số thang đo bằng khe hở cầu và đo đáp tuyến\r\nbậc thang của hệ thống đo
\r\n\r\nThực hiện việc so\r\nsánh bằng khe hở cầu\r\ntheo 9.5. Nếu chênh lệch giữa hai giá trị hệ số thang đo đo được không lớn hơn\r\n3 % thì hệ số thang đo ấn định được lấy vẫn còn hiệu lực. Khi chênh lệch lớn\r\nhơn thì trong thử nghiệm tính năng phải xác định một giá trị mới cho hệ số\r\nthang đo ấn định (xem đoạn thứ ba của 4.2).
\r\n\r\nTrong mỗi lần kiểm\r\ntra, phải ghi lại đáp tuyến bậc thang theo cùng một cách và trong cùng mạch\r\nđiện như đã được sử dụng để thu được hồ sơ chuẩn (xem 9.3.2). Hồ sơ đáp tuyến\r\nbậc thang phải được so sánh với các hồ sơ từ những lần kiểm tra trước\r\nđó. Có thể có các thay đổi nhỏ\r\ngiữa các lần kiểm tra và phạm vi thay đổi chấp nhận\r\nđược phải được thiết lập từ những lần kiểm tra đầu\r\ntiên. Mọi thay đổi lớn phải được nghiên cứu và phải thực\r\nhiện thử nghiệm tính năng.
\r\n\r\n9.5.\r\nThiết bị đo chuẩn theo IEC
\r\n\r\nKhe hở cầu, bức xạ\r\nbởi tia lửa hở nhưng không theo IEC 60052, là một thiết bị đo chuẩn IEC để đo\r\ngiá trị đỉnh của xung sét tiêu chuẩn, có độ không đảm bảo đo không vượt quá ± 3\r\n%. Bức xạ từ đèn tia cực tím không được coi là thích hợp.
\r\n\r\n10.\r\nĐo điện áp xung đóng cắt
\r\n\r\n10.1.\r\nYêu cầu đối với hệ thống đo được công nhận
\r\n\r\nYêu cầu\r\nchung là để:
\r\n\r\n- đo\r\ngiá trị đỉnh của các xung đóng cắt với độ\r\nkhông đảm bảo đo tổng trong phạm vi ± 3 %,
\r\n\r\n- đo\r\ncác thông số thời gian xác định dạng sóng với độ\r\nkhông đảm bảo đo tổng trong phạm vi ±\r\n10%.
\r\n\r\n10.1.1. Độ\r\nổn định của hệ số thang đo
\r\n\r\nHệ số thang đo của\r\nthiết bị biến đổi và hệ thống truyền dẫn không được biến thiên quá ± 1\r\n% đối\r\nvới dãy nhiệt độ môi\r\ntrường và khe hở không khí nêu trong hồ sơ tính năng.
\r\n\r\nDụng cụ đo phải phù\r\nhợp với IEC 790 hoặc IEC 61083-1.
\r\n\r\n10.1.2. Đáp\r\nứng động
\r\n\r\nĐáp ứng động của hệ\r\nthống đo là thích hợp khi:
\r\n\r\n- hệ số\r\nthang đo không đổi trong phạm vi ± 1 % trong dãy dạng xung qui định trong hồ sơ\r\ntính năng,
\r\n\r\n- độ\r\nkhông đảm bảo đo tổng của các thông số thời gian đo được nằm trong phạm vi ± 10\r\n%.
\r\n\r\n10.1.3. Nối\r\nvới đối tượng thử nghiệm
\r\n\r\nHệ thống đo được công\r\nnhận phải được nối trực tiếp đến các đầu nối của đối tượng thử nghiệm. Ngược\r\nvới phép đo xung sét (xem 9.1.3), hệ thống đo có thể được đặt giữa nguồn điện\r\náp và đối tượng thử nghiệm. Ghép nối giữa mạch thử nghiệm và mạch đo cần phải\r\nkhông đáng kể.
\r\n\r\n10.2.\r\nThử nghiệm chấp nhận trên các thành phần đối với hệ thống đo được công nhận
\r\n\r\nCác yêu cầu của thử\r\nnghiệm điển hình có thể được thỏa mãn bằng thử nghiệm trên\r\nkhối cùng kiểu hoặc đôi khi có được từ dữ liệu\r\ncủa nhà chế tạo. Phải thực hiện thử nghiệm thường xuyên\r\ntrên mỗi khối. Xem chi tiết ở điều\r\n5 và các ngoại lệ ở 4.4.2.
\r\n\r\nThành phần của hệ\r\nthống đo phải thỏa mãn các yêu cầu của thử nghiệm điển hình và\r\nthử nghiệm thường xuyên sau đây:
\r\n\r\nThử nghiệm điển hình:
\r\n\r\n- ảnh\r\nhưởng của nhiệt độ lên thiết bị biến đổi và hệ\r\nthống truyền dẫn và lên các hệ số thang đo (5.6),
\r\n\r\n- tính\r\nổn định trong thời gian dài (5.5),
\r\n\r\n- ảnh\r\nhưởng do khoảng cách gần (nếu\r\ncó yêu cầu) (5.7),
\r\n\r\n- thử\r\nnghiện chịu ẩm hoặc chịu nhiễm bẩn trên thiết bị biến đổi (nếu có yêu cầu)\r\n(5.9),
\r\n\r\n- thử\r\nnghiệm nhiễu trên hệ thống truyền dẫn có các phần tử hoạt động (6.4),
\r\n\r\n- đáp\r\nứng động (5.8).
\r\n\r\nThử nghiệm thường\r\nxuyên:
\r\n\r\n- xác\r\nđịnh hệ số thang đo (5.2),
\r\n\r\n- thử\r\nnghiệm tính tuyến tính (5.3, phương pháp thay thế\r\nbổ sung 10.2.1),
\r\n\r\n- tính\r\nổn định trong thời gian ngắn (5.4),
\r\n\r\n- thử\r\nnghiệm chịu khô trên thiết bị biến đổi (5.9).
\r\n\r\n10.2.1. Thử\r\nnghiệm tính tuyến tính: yêu cầu và phương pháp thay thế bổ sung
\r\n\r\nThử nghiệm tính tuyến\r\ntính phải được thực hiện theo 5.3, sử dụng\r\ntừng cực tính mà hệ thống được\r\ncông nhận và xung đóng cắt có dạng sóng đơn.
\r\n\r\nPhương pháp thay thế\r\nbổ sung là:
\r\n\r\na) So\r\nsánh có khe hở cầu
\r\n\r\nPhải kiểm tra hệ\r\nthống đo dựa vào khe hở cầu theo 10.5. Phải thực hiện thử nghiệm\r\nvới khoảng khe hở ứng với các giá trị nhỏ nhất và lớn nhất của dãy điện áp làm\r\nviệc của hệ thống và tại ba khoảng khe hở đặt tương đối bằng nhau giữa các cực\r\nbiên này. Phải thực hiện hoàn chỉnh thử nghiệm tính tuyến tính trong thời gian\r\nngắn sao cho điều kiện môi trường không thay đổi và do\r\nđó không cần phải thực hiện việc hiệu chỉnh.\r\nNếu mỗi trong số năm tỷ số giữa điện áp phóng điện đánh thủng của khe hở cầu\r\nvới đầu ra tương ứng của hệ thống cần thử nghiệm nằm trong phạm vi ± 1 % giá\r\ntrị trung bình của chúng thì hệ thống có thể coi là tuyến tính.
\r\n\r\nb) Phương\r\npháp dùng cho thiết bị biến đổi nhiều phần
\r\n\r\nĐối với thiết bị biến\r\nđổi gồm nhiều khối đồng nhất, phải thực hiện thử nghiệm\r\ngồm ba bước sau đây:
\r\n\r\n- thử\r\nnghiệm điển hình trên thiết\r\nbị biến đổi hoàn chỉnh\r\ntương đương (có các điện cực của\r\nthiết bị) như qui\r\nđịnh trong 5.3,
\r\n\r\n- đo\r\nhệ số thang đo của từng khối ở năm giá trị điện áp qui định trong 5.3. Hệ số\r\nthang đo của từng khối không được thay đổi quá ± 1 % trong\r\ntoàn bộ dãy điện áp,
\r\n\r\n- cụm\r\nthiết bị biến đổi phải không có vầng quang nhìn thấy được ở điện áp đo danh\r\nđịnh.
\r\n\r\nc) So\r\nsánh có điện áp nạp của bộ tạo xung
\r\n\r\nHệ thống đo phải được\r\nkiểm tra dựa vào điện áp nạp của bộ tạo xung. Phải thực hiện thử nghiệm ở giá\r\ntrị nhỏ nhất và lớn nhất của dãy điện áp làm việc và\r\nở ba giá trị điện áp cách xấp xỉ bằng\r\nnhau giữa các cực. Nếu mỗi trong số năm tỷ số giữa điện áp đo được với giá trị\r\nđiện áp nạp tương ứng nằm trong phạm vi ± 1 % giá\r\ntrị trung bình của chúng thì hệ thống đo có thể coi là tuyến\r\ntính.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Trong\r\nphương pháp này, các điều kiện nạp trong thời điểm khởi\r\nđộng của bộ tạo xung cần giống nhau.
\r\n\r\nd) So\r\nsánh có đầu ra của dụng cụ đo trường điện
\r\n\r\nHệ thống đo phải được\r\nkiểm tra dựa vào dụng cụ đo trường điện được bố trí để đo tỷ\r\nlệ trường với điện áp được đo. Phải tiến hành thử nghiệm ở giá trị nhỏ nhất và\r\nlớn nhất của dãy điện áp làm việc và ở ba giá trị điện áp cách tương\r\nđối bằng nhau giữa các cực biên này. Nếu mỗi\r\ntrong số năm tỷ\r\nsố giữa điện\r\náp đo được với trường\r\nđiện đo được tương ứng nằm trong phạm vi ± 1% giá trị trung\r\nbình của chúng\r\nthì hệ thống đo được coi là tuyến tính.
\r\n\r\n10.3.\r\nThử nghiệm tính năng trên hệ thống đo
\r\n\r\nPhải thực hiện các\r\nthử nghiệm sau đây.
\r\n\r\n- xác\r\nđịnh hệ số thang đo ấn định (xem 10.3.1),
\r\n\r\n- đáp\r\nứng động (xem 10.3.1),
\r\n\r\n- thử\r\nnghiệm nhiễu (xem 6.4).
\r\n\r\n10.3.1. Xác\r\nđịnh hệ số thang đo ấn định và (các) mốc danh nghĩa (đáp ứng\r\nđộng)
\r\n\r\na) Phương\r\npháp chuẩn
\r\n\r\nHệ số thang đo ấn\r\nđịnh và đáp ứng động của hệ thống đo phải được xác định bằng cách so sánh với\r\nhệ thống đo chuẩn, sử dụng qui trình cho trong 6.2 a) và 6.3 a). Mốc danh nghĩa\r\nphải được xác định bằng cách sử dụng các xung có\r\nhai dạng sóng khác nhau sao cho:
\r\n\r\n- thời\r\ngian tới đỉnh (hoặc thời gian đầu sóng) ngắn hơn cho tmin\r\n(xem 3.6.1),
\r\n\r\n- thời\r\ngian tới đỉnh (hoặc thời gian đầu sóng) dài hơn cho tmax (xem\r\n3.6.1),
\r\n\r\n- cả\r\nhai xung này cần có thời gian dài nhất đến nửa giá trị (hoặc thời gian trên 90\r\n% hoặc thời gian tới ''không") (xấp xỉ) mà hệ thống đo được công nhận.
\r\n\r\nMột cách khác, có thể\r\nsử dụng một trong các thử nghiệm sau đây:
\r\n\r\nb) Phép\r\nđo so sánh sử dụng xung có dạng sóng đơn kèm thêm phép đo đáp tuyến bậc thang
\r\n\r\nPhải thực hiện phép\r\nđo so sánh bằng dạng sóng đơn dựa trên hệ thống đo chuẩn theo 6.2 a) và\r\n6.3 a) sử dụng các xung toàn sóng có thời gian tới giá trị đỉnh TPcal,\r\n(hoặc thời gian đầu sóng T1cal)\r\nvà thời gian tới nửa giá trị (hoặc thời gian trên 90 % hoặc thời\r\ngian tới “không") xấp xỉ bằng thời gian dài nhất tới nửa giá trị (hoặc\r\nthời gian trên 90 % hoặc thời gian tới "không'’) mà hệ thống đo được công\r\nnhận.
\r\n\r\nNgoài ra, đáp tuyến\r\nbậc thang của hệ thống đo phải được ghi theo 5.8.2. (Các) mức chuẩn của (các)\r\nmốc danh nghĩa mà hệ thống đo được\r\ncông nhận không được sai khác so với giá trị của đáp tuyến bậc thang tại thời\r\ngian TPcal\r\n(hoặc T1cal) quá ± 1 %. Cách\r\nkhác là khi có các dao động cao tần\r\ntrên đáp tuyến bậc thang ở mốc danh nghĩa đó thì\r\nphải chứng tỏ rằng thời gian đặt ts\r\nnhỏ hơn tmin.
\r\n\r\nĐáp tuyến bậc thang\r\nkhông được thay đổi quá 5 % đối với các\r\nthời gian đến thời gian dài nhất tới nửa giá trị (hoặc thời gian trên 90 % hoặc\r\nthời gian tới "không") mà hệ thống\r\nđược công nhận.
\r\n\r\nc) Đo\r\nhệ số thang đo của thành phần và xác định thông số\r\nđáp tuyến từ đáp tuyến bậc thang
\r\n\r\nHệ số thang đo ấn\r\nđịnh của hệ thống đo phải được xác định theo 6.2 b). Dãy điều\r\nkiện làm việc trong thử nghiệm phải được nêu trong hồ sơ tính năng.
\r\n\r\nĐáp tuyến bậc thang\r\ncủa hệ thống đo phải được ghi theo 5.8.2. Đáp tuyến bậc thang này phải không\r\nđổi trong phạm vi ± 1 % từ tmin\r\nđến thời gian tương đương TE (xem 3.7.13) của dạng sóng dùng\r\ncho phép đo hệ số thang đo ấn định. Ngoài ra, đáp tuyến bậc thang phải không\r\nđổi trong phạm vi ± 1 % trong toàn bộ mốc danh\r\nnghĩa và không được thay đổi quá 5 % đối với các thời gian đến thời gian dài\r\nnhất tới nửa giá trị (hoặc thời gian trên 90\r\n% hoặc thời gian tới “không”) mà việc công nhận yêu cầu.
\r\n\r\nThời gian đặt ts\r\nphải nhỏ hon 10 ms.
\r\n\r\nd) Đo\r\nhệ số thang đo ấn định bằng điện áp cao xoay chiều kèm theo phép đo đáp tuyến\r\nbậc thang
\r\n\r\nHệ số thang đo của hệ\r\nthống đo phải được xác định theo qui trình của 6.2 b), sử dụng điện áp cao xoay\r\nchiều và đáp tuyến bậc thang của hệ thống đo phải được đo theo 5.8.2. Đáp tuyến\r\nbậc thang này phải được đặt trong phạm vi ± 1 % và duy trì trong phạm vi ± 1 %\r\ntừ tmin\r\nđến thời gian tương đương TE\r\ncủa dạng sóng dùng để xác định hệ số thang đo.
\r\n\r\nThời gian đặt\r\nts phải nhỏ hơn 10 ms.
\r\n\r\nKhi sử dụng đáp tuyến\r\nbậc thang để đánh giá các đặc tính của hệ thống đo, hồ sơ tính năng phải bao\r\ngồm:
\r\n\r\n- hồ\r\nsơ về đáp tuyến bậc thang đơn vị, với chỉ số\r\ncủa O1 và\r\nđường thẳng nằm ngang ứng với mỗi mức chuẩn,
\r\n\r\n- giá\r\ntrị của ts.
\r\n\r\n10.3.2. Hồ\r\nsơ chuẩn (tuỳ chọn)
\r\n\r\nKhi cần thiết để sử\r\ndụng trong các kiểm tra tính năng, đáp tuyến bậc thang của hệ thống đo phải\r\nđược ghi lại theo phương pháp của 5.8.2. Điều này phải được nêu trong hồ sơ\r\ntính năng để sử dụng như hồ sơ chuẩn ("đặc trưng riêng”) để cho phép phát\r\nhiện các thay đổi trong đáp ứng động ở\r\ncác kiểm tra tính năng tiếp theo (xem 10.4.2).
\r\n\r\n10.3.3. Thử\r\nnghiệm nhiễu
\r\n\r\nThử nghiệm phải được\r\ntiến hành theo 5.5.4.
\r\n\r\n\r\n\r\n10.4.1. Kiểm\r\ntra hệ số thang đo
\r\n\r\nHệ số thang đo của hệ\r\nthống đo được công nhận có thể được kiểm tra bằng một trong các phương pháp\r\ndưới đây.
\r\n\r\na) Kiểm\r\ntra hệ số thang đo của các thành phần
\r\n\r\n(Các) hệ số thang đo\r\ncủa từng thành phần phải được kiểm tra bằng cách sử dụng bộ hiệu chuẩn trong\r\nhoặc ngoài có sai số nằm trong phạm vi ± 1 %. Nếu chênh lệch giữa các hệ số\r\nthang đo so với giá trị trước đó\r\ncủa chúng không lớn hơn ± 1 % thì hệ số thang đo ấn định được lấy là vẫn còn\r\nhiệu lực. Nếu có chênh lệch bất kỳ vượt quá ±1 % thì phải xác định một giá trị\r\nmới cho hệ số thang đo ấn định (xem đoạn thứ ba của\r\n4.2).
\r\n\r\nb) Kiểm\r\ntra hệ số thang đo của hệ thống đo
\r\n\r\nPhải thực hiện việc\r\nso sánh với hệ thống đo được công nhận khác (hoặc hệ thống đo chuẩn) theo qui\r\ntrình nêu trong 6.2 a) hoặc bằng khe hở cầu theo 10.5 (chỉ riêng hệ số thang\r\nđo).
\r\n\r\nNếu chênh lệch giữa\r\nhai giá trị đỉnh đo được không lớn\r\nhơn 3 % (5 % khi sử dụng khe hở cầu) thì hệ số thang\r\nđo ấn định được lấy vẫn còn hiệu lực. Nếu chênh lệch lớn\r\nhơn thì trong thử nghiệm tính năng phải xác định\r\nmột giá trị mới cho hệ số thang đo ấn định (xem\r\nđoạn thứ ba của 4.2).
\r\n\r\nGiá\r\ntrị của từng thông số thời gian phải nằm trong phạm vi ± 10 % giá trị tương ứng\r\nđo được bằng hệ thống đo kia. Khi có chênh lệch bất kỳ lớn hơn 10 % thì trong\r\nthử nghiệm tính năng phải xác định mốc danh\r\nnghĩa (xem đoạn thứ ba của 4.2).
\r\n\r\n10.4.2. Kiểm\r\ntra đáp ứng động
\r\n\r\nTrong mỗi lần kiểm\r\ntra, phải ghi lại đáp tuyến bậc thang theo cùng một cách\r\nvà trong cùng mạch điện như đã được sử dụng để thu được hồ sơ chuẩn (xem 10.3.2\r\nvà phụ lục C). Hồ sơ đáp tuyến bậc thang phải được so sánh với các hồ sơ từ\r\nnhững lần kiểm tra trước đó. Có thể có các thay đổi nhỏ giữa các lần kiểm tra\r\nvà phạm vi thay đổi chấp nhận được phải được thiết lập từ những lần kiểm tra đầu\r\ntiên. Mọi thay đổi lớn phải được nghiên cứu và phải thực hiện\r\nthử nghiệm tính năng.
\r\n\r\nCách khác là có thể kiểm\r\ntra đáp ứng động bằng cách so sánh với hệ thống đo\r\nđược công nhận khác (hoặc hệ thống đo chuẩn) sử dụng qui\r\ntrình của 6.3.
\r\n\r\n10.5.\r\nThiết bị đo chuẩn theo IEC
\r\n\r\nKhe hở cầu, bức xạ\r\nvới một lỗ tia sáng nhưng không theo IEC 60052, là một thiết bị đo chuẩn IEC để\r\nđo giá trị đỉnh của xung đóng cắt tiêu chuẩn, có độ không đảm\r\nbảo đo không vượt quá ± 5 %. Bức xạ\r\ntừ đèn tia cực tím không được coi là thích hợp.
\r\n\r\nĐiện áp phóng điện\r\nđánh thủng (giá trị 50 %) của khe hở cầu\r\nđối với xung đóng cắt được lấy từ bảng dùng cho xung sét có cùng cực tính cho\r\ntrong IEC 60052.
\r\n\r\n\r\n\r\n11.1.\r\nYêu cầu đối với hệ thống đo được công nhận
\r\n\r\nYêu cầu chung là để:
\r\n\r\n- đo\r\ngiá trị đỉnh với độ không đảm bảo đo tổng\r\ntrong phạm vi ± 3 %,
\r\n\r\n- đo\r\ncác thông số thời gian (xác định dạng sóng) với độ không đảm bảo đo tổng trong\r\nphạm vi ± 10 %,
\r\n\r\n- cho\r\nphép phát hiện các dao động xếp chồng lên xung dòng điện.
\r\n\r\nCHÚ\r\nTHÍCH: Trong thử nghiệm điện áp xung, độ phân\r\ngiải và khả năng tái tạo hình dạng của dòng điện qua đối tượng thử nghiệm có\r\nthể rất quan trọng. Trong trường hợp này, yêu cầu\r\nvề các thông số cần đo phải do ban kỹ thuật liên quan qui định.
\r\n\r\n11.1.1. Độ\r\nổn định của hệ số thang đo
\r\n\r\nHệ số thang đo của\r\nthiết bị biến đổi và hệ thống truyền dẫn không được biến thiên quá ± 1 % đối với\r\ndãy nhiệt độ môi trường nêu trong hồ sơ tính năng.
\r\n\r\nDụng cụ đo phải phù\r\nhợp với IEC 790 hoặc IEC 61083-1.
\r\n\r\n11.1.2. Đáp\r\nứng động
\r\n\r\nĐáp ứng động của hệ\r\nthống đo là thích hợp đối với dãy dạng sóng qui định trong hồ sơ tính năng khi:
\r\n\r\n- hệ số\r\nthang đo không đổi trong phạm vi ± 1 % trong mỗi dãy dạng sóng,
\r\n\r\n- độ\r\nkhông đảm bảo đo của các thông số thời gian đo được nằm trong phạm vi ± 10 %.
\r\n\r\n11.2.\r\nThử nghiệm chấp nhận trên các thành phần đối với hệ thống đo được công nhận
\r\n\r\nCác yêu cầu của thử\r\nnghiệm điển hình có thể được thỏa mãn bằng thử nghiệm trên khối cùng kiểu hoặc\r\nđôi khi có được từ dữ liệu của nhà chế tạo. Phải thực hiện thử\r\nnghiệm thường xuyên\r\ntrên mỗi khối. Xem chi tiết ở điều 5 và các ngoại\r\nlệ ở 4.4.2.
\r\n\r\nThành phần của\r\nhệ thống đo phải thỏa mãn các yêu cầu của các thử nghiệm\r\nđiển hình và thử nghiệm thường\r\nxuyên sau đây.
\r\n\r\nThử nghiệm điển hình:
\r\n\r\n- ảnh\r\nhưởng của nhiệt độ lên thiết bị biến đổi và hệ thống truyền dẫn và lên các hệ số\r\nthang đo (5.6),
\r\n\r\n- tính\r\nổn định trong thời gian dài (5.5),
\r\n\r\n- ảnh\r\nhưởng do khoảng cách gần (nếu có yêu cầu) (5.7),
\r\n\r\n- thử\r\nnghiệm chịu ẩm hoặc chịu nhiễm bẩn trên thiết bị\r\nbiến đổi (nếu có yêu cầu) (5.9),
\r\n\r\n- thử\r\nnghiệm nhiễu trên hệ thống truyền dẫn có các phần tử hoạt động (6.4),
\r\n\r\n- đáp\r\nứng động (5.8).
\r\n\r\nThử nghiệm thường\r\nxuyên:
\r\n\r\n- xác\r\nđịnh hệ số thang đo (5.2),
\r\n\r\n- thử\r\nnghiệm tính tuyến tính (5.3, phương pháp thay thế bổ sung 11.2.1),
\r\n\r\n- tính\r\nổn định trong thời gian ngắn (5.4),
\r\n\r\n- thử nghiệm chịu khô trên thiết bị biến đổi (5.9).
\r\n\r\n11.2.1. Thử\r\nnghiệm tính tuyến tính: yêu cầu và phương pháp thay thế bổ sung
\r\n\r\nThử nghiệm tính tuyến\r\ntính phải được thực hiện theo 5.3, sử dụng xung dòng điện có dạng sóng đơn.\r\n
\r\n\r\nPhương pháp thay thế\r\nbổ sung là:
\r\n\r\nDòng điện xung được\r\nmang bởi một điện trở\r\nsun làm tăng nhiệt độ của thành phần điện trở của sun và điều này có thể thay\r\nđổi đáng kể hệ số thang đo của sun. Phạm vi của ảnh hưởng này và tính phụ thuộc\r\nvào dòng điện có thể được thiết lập\r\nbằng tính toán nếu đã biết hệ số nhiệt độ của\r\nthành phần điện trở (xem phụ lục D).
\r\n\r\n11.3.\r\nThử nghiệm tính năng trên hệ thống đo
\r\n\r\nPhải thực hiện các\r\nthử nghiệm sau đây:
\r\n\r\n- xác\r\nđịnh hệ số thang đo ấn định (11.3.1),
\r\n\r\n- đáp\r\nứng động (11.3.1),
\r\n\r\n- thử\r\nnghiệm nhiễu (6.4).
\r\n\r\n11.3.1. Xác\r\nđịnh hệ số thang đo ấn định và (các) mốc danh nghĩa (đáp\r\nứng động)
\r\n\r\na) Phương\r\npháp chuẩn đối với sun có đáp tuyến bậc thang đều
\r\n\r\nĐối với sun có\r\nđáp tuyến bậc thang đều, hệ số thang đo được xác định bằng\r\nphép đo khả năng chịu điện áp một chiều sử dụng cầu hiệu chuẩn và đáp tuyến bậc\r\nthang được ghi lại theo 5.8.2. Nếu đáp tuyến bậc thang về cơ\r\nbản là đều (nghĩa là mức vượt quá nhỏ hơn 5 %\r\nvà các dao động nhỏ hơn 1 %) và thời gian đáp ứng thực nghiệm TN (»\r\nTa) nhỏ hơn 0,2 T1\r\nthì sun đó là thích hợp.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: T1\r\nlà thời gian đầu sóng của xung dòng điện mà việc công nhận hệ thống đo,\r\ndựa trên sun, yêu cầu.
\r\n\r\nb) Phương\r\npháp chuẩn đối với các thiết bị biến đổi khác
\r\n\r\nHệ số thang đo ấn\r\nđịnh và đáp ứng động của hệ thống đo phải được xác định theo\r\n6.2 a) và 6.3 a). Mốc danh\r\nnghĩa phải được xác định bằng cách sử dụng các xung có hai\r\ndạng sóng khác nhau sao cho:
\r\n\r\n- thời\r\ngian đầu sóng ngắn hơn cho tmin\r\n(xem 3.6.1),
\r\n\r\n- thời\r\ngian đầu sóng dài hơn cho tmax (xem 3.6.1),
\r\n\r\n- cả\r\nhai dạng sóng này cần có thời gian dài\r\nnhất đến nửa giá trị (xấp xỉ) mà hệ thống đo được\r\ncông nhận.
\r\n\r\nMột cách khác, có thể\r\nsử dụng thử nghiệm sau đây:
\r\n\r\nc) Đo\r\nhệ số thang đo của thành phần và xác định thông\r\nsố đáp tuyến từ đáp tuyến bậc thang
\r\n\r\nHệ số thang đo ấn\r\nđịnh của hệ thống đo phải được xác định theo quy\r\ntrình trong 6.2 b).
\r\n\r\nĐáp tuyến bậc thang\r\ncủa hệ thống đo phải được ghi theo 5.8.2. Đáp tuyến bậc thang này phải không\r\nđổi trong phạm vi ± 1 % từ tmin\r\nđến thời gian tương đương TE (xem 3.7.13) của dạng sóng dùng\r\ncho phép đo hệ số thang đo ấn định.
\r\n\r\nĐáp tuyến\r\nbậc thang phải không đổi trong phạm vi ± 1 % đối với mốc danh nghĩa.
\r\n\r\nMột cách khác, nếu có\r\ncác dao động cao tần trên đáp tuyến bậc thang thì phải chứng tỏ\r\nrằng thời gian đặt ts\r\nnhỏ hơn tmin.
\r\n\r\nNgoài ra, đáp tuyến\r\nbậc thang không được sai lệch so với mức chuẩn quá 5 % đối với thời gian dài\r\nnhất tới nửa giá trị yêu cầu cho việc công nhận.
\r\n\r\nKhi đo dòng điện xung\r\ntiêu chuẩn với thời gian đầu sóng T1,\r\nmức vượt quá b và thời gian đáp ứng từng phần Ta\r\nđầu tiên cần phải sao cho b và Ta/T1\r\nnằm trong phạm vi diện tích gạch chéo của hình 4.
\r\n\r\nKhi sử dụng đáp tuyến\r\nbậc thang để đánh giá các đặc tính của hệ thống đo, hồ sơ tính năng phải bao\r\ngồm:
\r\n\r\n- hồ\r\nsơ về đáp tuyến bậc thang đơn vị, với chỉ số của O1,\r\nvà đường thẳng nằm ngang ứng với mỗi mức\r\nchuẩn,
\r\n\r\n- giá\r\ntrị của Ta, TN,\r\nts\r\nvà b.
\r\n\r\n11.3.2. Hồ\r\nsơ chuẩn (tuỳ chọn)
\r\n\r\nKhi cần thiết để sử\r\ndụng trong các kiểm tra tính năng, đáp tuyến bậc thang của hệ\r\nthống đo phải được ghi lại theo phương pháp của 5.8.2. Điều này phải được nêu\r\ntrong hồ sơ tính năng để sử dụng như hồ sơ\r\nchuẩn ("đặc trưng riêng”) để cho phép phát hiện các thay đổi trong đáp ứng\r\nđộng ở các kiểm tra\r\ntính năng tiếp theo (xem 11.4.2).
\r\n\r\n\r\n\r\n11.4.1. Kiểm\r\ntra hệ số thang đo
\r\n\r\nHệ số thang đo của hệ\r\nthống đo được công nhận có thể được kiểm tra bằng một trong các phương pháp\r\ndưới đây.
\r\n\r\na) Kiểm\r\ntra hệ số thang đo của các thành phần
\r\n\r\n(Các) hệ số thang đo\r\ncủa từng thành phần có thể được kiểm tra bằng cách sử dụng thiết bị hiệu chuẩn\r\nbên trong hoặc bên ngoài có độ không đảm\r\nbảo đo không vượt quá ± 1 %. Nếu chênh lệch giữa các hệ số\r\nthang đo so với giá trị trước đó của chúng không lớn\r\nhơn ±1 % thì hệ số thang đo ấn định được lấy\r\nlà vẫn còn hiệu lực. Nếu có chênh lệch bất kỳ vượt\r\nquá ± 1 % thì trong thử nghiệm tính năng phải xác định hệ số thang đo ấn định\r\n(xem đoạn thứ ba của 4.2).
\r\n\r\nb) Kiểm\r\ntra hệ số thang đo của hệ thống đo
\r\n\r\nPhải thực hiện việc\r\nso sánh với hệ thống đo được công nhận khác theo qui trình\r\nnêu trong 6.2 a). Nếu chênh lệch giữa hai giá trị\r\nđo được không lớn hơn 3 % thì hệ số thang đo ấn định được\r\nlấy vẫn còn hiệu lực. Nếu\r\nchênh lệch lớn hơn thì trong thử nghiệm tính năng phải xác định một giá trị mới\r\ncho hệ số thang đo ấn định (xem đoạn thứ ba của 4.2).
\r\n\r\n11.4.2. Kiểm\r\ntra đáp ứng động
\r\n\r\nTrong mỗi lần kiểm\r\ntra, phải ghi lại đáp tuyến bậc thang theo cùng một\r\ncách và trong cùng mạch điện như đã được sử dụng để thu được hồ sơ chuẩn (xem\r\n11.3.2). Hồ sơ đáp tuyến bậc thang phải được so sánh với các hồ\r\nsơ từ những lần kiểm tra trước\r\nđó. Có thể có các thay đổi nhỏ giữa các lần kiểm tra và phạm vi thay đổi chấp\r\nnhận được phải được thiết lập từ những lần kiểm tra đầu\r\ntiên. Mọi thay đổi lớn phải được nghiên cứu và\r\nphải thực hiện thử nghiệm tính năng.
\r\n\r\nCách khác là\r\ncó thể kiểm tra đáp ứng động bằng cách so sánh với hệ thống đo được công nhận\r\nkhác (hoặc hệ thống đo chuẩn) sử dụng qui trình của 6.3.
\r\n\r\n\r\n\r\n12.1.\r\nYêu cầu đối với hệ thống đo chuẩn
\r\n\r\n12.1.1. Điện\r\náp một chiều
\r\n\r\nHệ thống đo chuẩn\r\ndùng cho điện áp một chiều phải có độ không đảm bảo đo tổng trong\r\nphạm vi ± 1 % trong dãy sử dụng của hệ thống. Độ chính xác không được\r\nbị ảnh hưởng bởi hệ số nhấp nhô đến 3 %.
\r\n\r\n12.1.2. Điện\r\náp xoay chiều
\r\n\r\nHệ thống đo chuẩn\r\ndùng cho điện áp xoay chiều phải có độ\r\nkhông đảm bảo đo tổng trong phạm vi ± 1 % trong\r\ndãy sử dụng của hệ thống.
\r\n\r\n12.1.3. Điện\r\náp xung toàn sóng, xung sét cắt ở đuôi\r\nsóng và xung đóng cắt
\r\n\r\nHệ thống đo chuẩn\r\ndùng cho điện áp xung toàn sóng và xung sét cắt\r\nở đuôi sóng phải có độ không đảm bảo đo tổng\r\ntrong phạm vi ± 1 % đối với giá trị đỉnh của\r\nxung toàn sóng, ± 5 % đối với thông số thời gian trong dãy sử dụng của hệ\r\nthống, còn các dao động và/hoặc đột biến phải được ghi thích hợp (xem TCVN\r\n6099-1 (IEC 60060-1)).
\r\n\r\n12.1.4. Xung\r\nsét cắt ở đầu sóng
\r\n\r\nHệ thống đo chuẩn\r\ndùng cho xung sét cắt ở đầu sóng phải có độ không đảm bảo đo\r\ntổng trong phạm vi\r\n± 3 % đối với giá trị đỉnh\r\nvà ± 5 % đối với thông số thời gian.
\r\n\r\n12.1.5. Dòng\r\nđiện xung
\r\n\r\nHệ thống đo chuẩn đối\r\nvới dòng điện xung phải có độ không đảm bảo đo tổng trong phạm vi ±\r\n1% đối với\r\ngiá trị đỉnh và ± 5 % đối với thông số thời gian trong dãy sử dụng của hệ\r\nthống.
\r\n\r\n12.2.\r\nHiệu chuẩn hệ thống đo chuẩn
\r\n\r\nSự phù hợp của hệ\r\nthống đo chuẩn với các yêu cầu liên quan cho trong 12.1 của tiêu chuẩn này phải\r\nđược chứng tỏ bằng thử nghiệm của 12.2.1.\r\nCách khác là có thể sử dụng thử nghiệm của 12.2.2.
\r\n\r\n12.2.1. Phương\r\npháp chuẩn: phép đo so sánh
\r\n\r\nSự thỏa mãn về tính\r\nnăng của hệ thống đo chuẩn phải được chứng tỏ\r\nbằng các phép đo so sánh ở điện áp cao hoặc dòng điện lớn trên hệ thống đo\r\nchuẩn mà bản thân hệ thống có khả năng truy nguyên từ các so\r\nsánh quốc gia hoặc quốc tế.
\r\n\r\nHệ số thang đo của hệ\r\nthống đo chuẩn phải được thiết lập với độ không đảm\r\nbảo đo trong phạm vi ± 0,5 %.
\r\n\r\n12.2.2. Phương\r\npháp thay thế: Đo hệ số thang đo và đánh giá thông số đáp tuyến
\r\n\r\nHệ số thang đo của hệ\r\nthống đo chuẩn phải được thiết lập với độ không đảm bảo đo trong phạm vi ± 0,5\r\n% theo qui trình cho trong 6.2 b). Thông số đáp tuyến cần thỏa mãn các yêu cầu\r\nsau đây:
\r\n\r\n\r\n \r\n | \r\n \r\n Yêu\r\n cầu đối với \r\n | \r\n |||
\r\n Thông\r\n số \r\n | \r\n \r\n Xung\r\n toàn sóng và xung sét cắt ở\r\n đuôi sóng \r\n | \r\n \r\n Xung\r\n sét cắt ở đầu sóng \r\n | \r\n \r\n Xung\r\n đóng cắt \r\n | \r\n \r\n Xung\r\n dòng điện \r\n | \r\n
\r\n Thời\r\n gian đáp ứng thực nghiệm TN \r\n | \r\n \r\n ≤\r\n 15 ns \r\n | \r\n \r\n ≤\r\n 10 ns \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n
\r\n Thời\r\n gian đặt ts \r\n | \r\n \r\n ≤\r\n 200 ns \r\n | \r\n \r\n ≤\r\n 150 ns \r\n | \r\n \r\n ≤\r\n 10 ms \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n
\r\n Thời gian đáp ứng\r\n từng phần Ta \r\n | \r\n \r\n ≤\r\n 30 ns \r\n | \r\n \r\n ≤ 20\r\n ns \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 0,1\r\n T1 \r\n | \r\n
\r\n Thời gian méo ban\r\n đầu To \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n ≤\r\n 2,5 ns \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n
12.3.\r\nKhoảng cách giữa các lần chứng nhận liên tiếp hệ thống đo chuẩn
\r\n\r\nKhi không có bằng\r\nchứng trái ngược, việc chứng nhận phải được lặp\r\nlại ít nhất năm năm một lần.
\r\n\r\nKhuyến cáo là chỉ\r\nsử dụng hệ thống đo chuẩn cho phép đo so sánh trong thử nghiệm tính năng. Tuy\r\nnhiên, có thể sử dụng hệ thống đo chuẩn cho các phép đo khác, bao gồm cả sử\r\ndụng thường xuyên hàng ngày, nếu chứng tỏ được rằng sử dụng như vậy không ảnh\r\nhưởng đến tính năng của hệ thống. (Kiểm tra tính năng qui định trong tiêu chuẩn\r\nnày là đủ để chứng minh điều này.) Ngoài ra,\r\nviệc thay thế chỉ thị tương đương hoặc dụng cụ ghi thỏa mãn tiêu chuẩn liên\r\nquan phải được chấp nhận.
\r\n\r\nHình\r\n1 - Ví dụ về\r\ntần số giới hạn đối với đáp\r\ntuyến biên độ/tần số
\r\n\r\nTần số giới hạn trên\r\nvà giới hạn dưới được thể hiện ở đường cong A.
\r\n\r\nĐường cong B biểu\r\ndiễn đáp tuyến không đổi giảm đến điện áp một chiều.
\r\n\r\nHình\r\n2 - Đáp tuyến bậc thang biểu diễn\r\nhai mức chuẩn
\r\n\r\nHình\r\n3a - Xác định thông số đáp tuyến theo g(t)\r\n
\r\n\r\nHình\r\n3b - Xác định thông số đáp tuyến theo T(t)
\r\n\r\nHình\r\n4 - Giới hạn mức b và T\r\nđể đo Tx
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
(qui\r\nđịnh)
\r\n\r\n\r\n\r\nA.1\r\nHệ thống công nhận\r\ncủa quốc gia
\r\n\r\nKhi các quốc gia có\r\nhệ thống công nhận của quốc gia sử\r\ndụng các hệ thống này trong việc áp dụng tiêu chuẩn này thì cần\r\náp dụng các yêu cầu sau đây:
\r\n\r\nA.1.1\r\nPhân loại phòng thử nghiệm được công nhận
\r\n\r\nTheo TCVN ISO/IEC\r\n17025, có hai loại phòng thí nghiệm\r\nđược công nhận:
\r\n\r\na) Phòng\r\nhiệu chuẩn được công nhận\r\nđánh giá các hệ thống đo chuẩn cần thiết và chuyên dùng để hiệu chuẩn các hệ\r\nthống đo chuẩn và hệ thống đo được công nhận khác trong hoặc cho các phòng thử\r\nnghiệm khác.
\r\n\r\nb) Phòng\r\nthử nghiệm được công nhận\r\nđánh giá các hệ thống đo được công nhận và chuyên\r\ndùng để thực hiện các phép đo theo yêu cầu của tiêu chuẩn này.
\r\n\r\nA.1.2\r\nYêu cầu đối với phòng hiệu chuẩn được công nhận
\r\n\r\nHệ thống công nhận\r\nphải đòi hỏi các phòng hiệu chuẩn được công nhận sử\r\ndụng thiết bị đo có hiệu chuẩn có khả năng truy nguyên theo tiêu chuẩn đo lường\r\nquốc gia và sự phù hợp với yêu cầu này phải được chứng nhận.
\r\n\r\nA.1.3\r\nCông nhận thử nghiệm tính năng
\r\n\r\nĐể phù hợp với\r\ncác yêu cầu của tiêu chuẩn này, thử nghiệm tính năng đầu tiên\r\ntrên hệ thống đo theo yêu cầu chứng nhận phải được thực hiện với sự giám sát\r\ncủa phòng hiệu chuẩn được công nhận.
\r\n\r\nCHÚ\r\nTHÍCH: Kích thước và độ nhạy của một số hệ thống đo điện áp cao với môi trường\r\nxung quanh sẽ đòi hỏi phải tiến hành thử nghiệm tính năng\r\ntrong các điều kiện làm việc và trong phòng thử\r\nnghiệm của người sử dụng.
\r\n\r\nCơ quan công nhận\r\nquốc gia có thể ủy quyền\r\ncho một phòng thử nghiệm được công nhận tiến hành các thử nghiệm tính năng liên\r\ntiếp trên hệ thống đo của mình.
\r\n\r\nỞ những quốc gia\r\nkhông có hệ thống công nhận nhưng có kế hoạch xây dựng\r\ntrong tương lai thì các phòng thử nghiệm cần\r\nđược công nhận trên cơ sở tạm thời.
\r\n\r\nA.2\r\nTài liệu tham khảo
\r\n\r\nA.2.1\r\nTài liệu ISO/IEC trong lĩnh vực công\r\nnhận
\r\n\r\nTCVN 6450\r\n: 2007 (ISO/IEC Guide 2), Tiêu chuẩn hoá và các hoạt động có liên quan. Thuật\r\nngữ chung và định nghĩa
\r\n\r\nTCVN ISO/IEC 17025 :\r\n2001, Yêu cầu chung về năng lực của phòng thử nghiệm hiệu chuẩn
\r\n\r\nTCVN ISO/IEC 17020 :\r\n2001, Chuẩn mực chung cho các hoạt động của tổ chức tiến hành giám định
\r\n\r\nISO/IEC Guide 16 :\r\n1978, Code of principles on third-party certification\r\nsystems and related standards (Mã nguyên tắc trên hệ thống chứng nhận bên thứ\r\nba và các tiêu chuẩn liên quan)
\r\n\r\nISO/IEC Guide 23 : 1982,\r\nMethods of indicating conformity with standards for third-party\r\ncertification systems (Phương pháp\r\nchỉ thị sự phù hợp với tiêu chuẩn đối\r\nvới hệ thống chứng nhận bên thứ ba)
\r\n\r\nISO/IEC Guide 39 :\r\n1988, General requirements for the acceptance of inspection bodies (Yêu cầu\r\nchung đối với việc chấp nhận cơ quan kiểm tra)
\r\n\r\nISO/IEC\r\nGuide 40 : 1983, General requirements for the acceptance of certification\r\nbodies (Yêu cầu chung đối với\r\nviệc chấp nhận cơ quan chứng nhận)
\r\n\r\nISO/IEC Guide 42 :\r\n1984, Guidelines for a step-by-step approach to an international\r\ncertification system (Hướng dẫn đối với phương pháp tiếp cận từng bước với hệ\r\nthống chứng nhận quốc tế)
\r\n\r\nISO/IEC Guide 43 :\r\n1984, Development and operation of laboratory proficiency\r\ntesting (Xây dựng và hoạt động của phòng thử nghiệm thành thạo)
\r\n\r\nISO/IEC Guide 44 :\r\n1985, General rules for ISO or lEC international\r\nthird-party certification schemes for products\r\n(Nguyên tắc chung đối với kế hoạch\r\nchứng nhận sản phẩm của bên thứ ba quốc tế ISO hoặc IEC)
\r\n\r\nISO/IEC Guide 45 :\r\n1985, Guidelines for the presentation of test results (Hướng dẫn thể hiện kết\r\nquả thử nghiệm)
\r\n\r\nA.2.2\r\nThông tin về hệ thống công\r\nnhận đã được thiết lập hoặc đang được thiết lập ở\r\nnhiều quốc gia khác nhau
\r\n\r\nDanh mục các hệ thống\r\ncông nhận phòng thử nghiệm quốc tế và các\r\nkế hoạch đánh giá phòng thử nghiệm khác, xuất bản lần thứ\r\nba, 1985. Hội nghị công nhận phòng thử nghiệm quốc tế, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa\r\nquốc tế (ISO), Genevơ, Thụy Điển.
\r\n\r\nA.2.3\r\nTham khảo chung
\r\n\r\nLocke J.W.,\r\n"Measurement Assurance and Accreditation",\r\nProc. IEEE, Vol. 74, No.1, January 1986, pp 21-23.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
(tham\r\nkhảo)
\r\n\r\n\r\n\r\nĐề cương hồ sơ tính\r\nnăng được cho trong 4.4.3, dạng đầy đủ của hồ sơ tính năng khuyến cáo được cho\r\ntrong điều B.1 đến B.6 và dạng tối thiểu được cho trong B.7.
\r\n\r\nB.1 Cấu trúc chung
\r\n\r\nCấu trúc cụ thể của hồ\r\nsơ tính năng là:
\r\n\r\nChương A1:\r\nMô tả chung về hệ thống
\r\n\r\nChương B: Kết quả của\r\nthử nghiệm chấp nhận trên các thành phần
\r\n\r\nChương C: Kết quả thử\r\nnghiệm thường xuyên trên các thành phần
\r\n\r\nChương D1: Kết quả\r\ncủa thử nghiệm tính năng lần đầu trên hệ thống đo
\r\n\r\nChương E1: Kết quả\r\ncủa lần kiểm tra tính năng lần đầu
\r\n\r\nChương E2 đến EM: Kết\r\nquả của lần\r\nkiểm tra tính năng thứ hai đến thứ M
\r\n\r\nChương D2: Kết\r\nquả của thử nghiệm tính năng lần thứ hai
\r\n\r\nChương E(M+1) đến EN:\r\nKết quả của lần kiểm tra tính năng thứ (M+1) đến thứ N
\r\n\r\nChương A2: Mô\r\ntả về hệ thống sau khi có thay đổi đáng kể, v.v...
\r\n\r\nTài liệu do nhà chế\r\ntạo hoặc người khác phát hành phải được thêm vào hồ sơ tính năng và trích dẫn\r\nrõ ràng trong chương tương ứng.
\r\n\r\nB.2 Mô tả chung\r\nvề hệ thống (chương A)
\r\n\r\nMô tả hệ thống phải\r\ngồm tất cả các thông tin cần thiết để nhận dạng\r\nhệ thống. Mô tả\r\ncần gồm các hạng mục nêu trong B.2.1 đến B.2.9.
\r\n\r\nB.2.1 Đặc điểm của hệ\r\nthống đo
\r\n\r\nĐối với hệ thống đo\r\nđiện áp: loại bộ phân áp (gồm các điện trở, tụ\r\nđiện hoặc kết hợp cả hai), máy biến\r\náp, trở kháng cao áp, bố trí đầu đo trường, v.v...
\r\n\r\nĐối với hệ thống đo\r\ndòng điện: loại điện trở sun, máy biến dòng, v.v...
\r\n\r\nLoại điện áp hoặc\r\ndòng điện có thể được đo bằng hệ thống (ví dụ như điện áp xoay chiều\r\ntần số công suất, xung sét tiêu chuẩn,\r\nv.v...) và dãy tương ứng qui định bởi các giá trị lớn nhất và nhỏ\r\nnhất của chúng.
\r\n\r\nB.2.2 Mô\r\ntả thiết bị biến đổi
\r\n\r\n- sử\r\ndụng trong nhà hay ngoài trời,
\r\n\r\n- dãy\r\nđiều kiện khí hậu,
\r\n\r\n- các\r\nbiện pháp đề phòng cần thiết để tránh ứng suất cơ,
\r\n\r\n- bản\r\nvẽ và kích thước chính.
\r\n\r\nPhải chỉ ra dãy\r\nkhe hở không khí mà thay đổi của hệ số thang đo hoặc đáp ứng động là không đáng\r\nkể.
\r\n\r\nB.2.3 Sơ đồ\r\nmạch điện cơ bản
\r\n\r\n- sơ\r\nđồ mạch điện của hệ thống đo hoàn chỉnh.
\r\n\r\nB.2.4\r\nGiá trị ghi trên nhãn của thiết bị biến đổi
\r\n\r\nCác giá trị, lấy từ\r\ntấm nhãn của nhà chế tạo, phải bao gồm:
\r\n\r\n- số\r\nsêri,
\r\n\r\n- thông\r\nsố điện áp hoặc dòng điện;
\r\n\r\n- (các)\r\ngiá trị danh nghĩa.
\r\n\r\nB.2.5\r\nMô tả hệ thống truyền dẫn
\r\n\r\nĐối\r\nvới hệ thống truyền dẫn bằng cáp:
\r\n\r\n- loại\r\ncáp,
\r\n\r\n- trở\r\nkháng đặc trưng (đối với phép đo xung),
\r\n\r\n- chiều\r\ndài cáp sử dụng,
\r\n\r\n- trở\r\nkháng phối hợp của cáp (đối với phép\r\nđo xung).
\r\n\r\nĐối với các hệ thống\r\ntruyền dẫn khác (ví dụ\r\nnhư liên kết quang):
\r\n\r\n- loại\r\nvà các đấu nối,
\r\n\r\n- đặc\r\ntính đầu vào,
\r\n\r\n- đặc\r\ntính đầu ra.
\r\n\r\nB.2.6\r\nMô tả dụng cụ đo
\r\n\r\n- loại\r\ndụng cụ ghi hoặc chỉ thị hoặc máy hiện sóng,
\r\n\r\n- điện\r\náp hoặc dòng điện danh định,
\r\n\r\n- đặc\r\ntính đầu vào,
\r\n\r\n- hồ\r\nsơ tính năng của dụng cụ (nếu được qui định bằng tiêu chuẩn IEC)\r\ncần được nêu ra, gắn vào hoặc ít nhất là\r\ntrích dẫn rõ ràng.
\r\n\r\nB.2.7\r\nĐấu nối cao áp
\r\n\r\nKích thước của dây\r\ndẫn cao áp và vị trí cũng như các tham số của dãy điện trở hoặc trở kháng bất\r\nkỳ.
\r\n\r\nB.2.8\r\nĐấu nối phía nối đất
\r\n\r\nKích thước và cách\r\nbố trí của tất cả các dây dẫn nối ở\r\nphía nối đất của thiết bị biến đổi đến phía nối đất của đối tượng thử nghiệm.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Đấu nối\r\nnày có thể bao gồm các đấu nối với dụng cụ đo và nối\r\ntrở lại hệ thống nối\r\nđất.
\r\n\r\nB.2.9\r\nHệ thống nối đất
\r\n\r\nKích\r\nthước và bố trí của hệ thống nối đất của khu vực thử nghiệm, kể cả vị trí và\r\nđặc tính của các mối nối để tạo ra mạch điện và điểm đất ở\r\nxa.
\r\n\r\nB.3 Kết quả thử nghiệm\r\nchấp nhận trên các thành phần\r\n(chương B)
\r\n\r\nNhà chế tạo cần đưa\r\nra thông tin và người sử dụng đưa và hồ sơ tính năng\r\nvề kết quả của thử nghiệm điển hình và thử nghiệm thường xuyên.
\r\n\r\nYêu cầu cụ thể và qui\r\ntrình thử nghiệm được cho trong các điều\r\ntương ứng của tiêu chuẩn này, theo loại điện áp hoặc dòng điện cần đo.
\r\n\r\nB.4 Kết quả thử\r\nnghiệm thường xuyên trên hệ thống đo hoàn chỉnh (chương C)
\r\n\r\nKhi hệ thống đo hoàn\r\nchỉnh được cung cấp, phương pháp sử dụng và kết quả của các thử nghiệm dưới đây\r\ncần được báo cáo:
\r\n\r\n- phép\r\nđo hệ số thang đo,
\r\n\r\n- đáp\r\nứng động (nếu có yêu cầu).
\r\n\r\nViệc xác định hệ số\r\nthang đo của hệ thống đo hoàn chỉnh này không thể\r\nthay thế cho phép đo tính năng thực hiện tại phòng thử nghiệm của người sử\r\ndụng.
\r\n\r\nB.5 Kết quả thử\r\nnghiệm tính năng (Chương D)
\r\n\r\nKết quả của thử\r\nnghiệm tính năng được thực hiện theo qui trình mô tả\r\ntrong các mục thích hợp của tiêu chuẩn này. Đối với\r\nmỗi tập hợp điều kiện thử nghiệm, giá trị hệ số thang\r\nđo ấn định mới nhất là giá trị được sử dụng.
\r\n\r\nB.6\r\nKiểm tra tính năng (chương E)
\r\n\r\nCần\r\nbáo cáo phương pháp sử dụng và các kết quả.
\r\n\r\nB.7\r\nDạng tối thiểu của hồ sơ tính năng
\r\n\r\nMô tả thiết bị biến\r\nđổi:
\r\n\r\n- Loại
\r\n\r\n- Nhà\r\nchế tạo
\r\n\r\n- Số\r\nsêri
\r\n\r\n- (Các)\r\ndạng sóng
\r\n\r\n- (Các)\r\nđiện áp danh nghĩa
\r\n\r\n- (Các)\r\ntỷ số danh nghĩa.
\r\n\r\nMô\r\ntả hệ thống:
\r\n\r\n- Hệ\r\nthống truyền dẫn
\r\n\r\n- Bố\r\ntrí nối đất
\r\n\r\n- Dụng\r\ncụ đo.
\r\n\r\nThử nghiệm tính năng\r\n(hiệu chuẩn):
\r\n\r\n- Ngày,\r\ntháng, năm
\r\n\r\n- Hệ\r\nsố thang đo ấn định (ví dụ như (các) tỷ số đo được)
\r\n\r\n- Đáp\r\nứng động
\r\n\r\n- Tính\r\ntuyến tính
\r\n\r\n- Thời\r\nhạn hiệu lực.
\r\n\r\nPhương pháp truy\r\nnguyên:
\r\n\r\na) Bằng\r\ndịch vụ hiệu chuẩn
\r\n\r\n- Tên\r\ncủa công ty/phòng thử nghiệm.
\r\n\r\nb) Nội\r\nbộ
\r\n\r\n- Phương\r\npháp
\r\n\r\n- Số sêri của dụng cụ
\r\n\r\n- Tài\r\nliệu hiệu chuẩn dụng cụ.
\r\n\r\nKiểm tra tính năng:
\r\n\r\n- Ngày,\r\ntháng, năm
\r\n\r\n- (Các)\r\nhệ số thang đo (ví dụ như (các) tỷ số).
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
(tham\r\nkhảo)
\r\n\r\n\r\n\r\nC.1\r\nMạch điện dùng cho phép đo đáp tuyến bậc thang
\r\n\r\nBố trí mạch điện dùng\r\nđể xác định đáp tuyến bậc thang cần được mô tả\r\nvà càng gần với các điều\r\nkiện làm việc càng tốt.
\r\n\r\nC.1.1\r\nMạch điện dùng cho hệ thống đo điện áp
\r\n\r\nMạch thích hợp được\r\ncho trên hình C.1. Mạch ưu\r\ntiên được thể hiện trên hình C.1a,\r\ntrong đó bộ phát dạng bậc thang được đặt tại vách kim loại hoặc dây dẫn dải kim\r\nloại rộng ít nhất 1 m đóng vai trò\r\nđường về đất.
\r\n\r\nĐể tạo nấc, hệ thống\r\nđo được cung cấp xung tăng chậm hoặc điện áp một chiều bị cắt bởi rơle hoặc khe\r\nhở (hình C.1d). Các\r\nphương pháp cắt dưới đây được chấp nhận:
\r\n\r\n- bằng\r\nrơle có các tiếp điểm ngâm thủy ngân: việc này cho\r\ncác nấc đến vài trăm vôn,
\r\n\r\n- bằng\r\nkhe hở trường đồng\r\nnhất trong không khí, ở áp suất khí khuyển với khoảng cách đến vài milimét:\r\nviệc này cho các bước đến vài kilôvôn,
\r\n\r\n- bằng\r\nkhe hở đồng\r\nnhất có khoảng cách đến vài milimét dưới áp\r\nsuất khí tăng: việc này cho các nấc đến\r\nvài chục kilôvôn.
\r\n\r\nKhi nấc được tạo ra\r\nbằng bộ tạo lặp, độ dài bậc thang và khoảng\r\ncách giữa các\r\nbậc phải được chọn sao\r\ncho không có thêm sai số đối với xung đơn.
\r\n\r\nC.1.2\r\nMạch dùng cho hệ thống đo dòng\r\ndiện
\r\n\r\nDòng điện bậc thang\r\nxấp xỉ được đưa vào các đầu nối vào\r\ncủa thiết bị biến đổi. Dòng điện hoặc điện áp ra được đo bằng bộ ghi kỹ thuật\r\nsố hoặc máy hiện sóng (thường có bộ khuếch đại).
\r\n\r\nHai phương pháp tạo\r\ndòng điện bậc thang được thể hiện trên hình C.2. Trên hình C.2a,\r\ncáp đồng trục được sử dụng để tích trữ năng\r\nlượng cần thiết cho nấc trong khi trên hình C.2b\r\nthì sử dụng tụ điện. Khe hở và điện trở\r\ngiữa thiết bị đo và thiết bị lưu giữ cũng được thể hiện. Có thể sử dụng bất kỳ\r\nkhe hở nào dùng để tạo điện áp bậc thang (xem C.1.1) để tạo dòng điện bậc thang.
\r\n\r\nHình\r\nC.1 - Phép đo đáp tuyến\r\nbậc thang dùng cho hệ thống đo điện áp.
\r\nG là khe hở\r\nđể tạo bậc thang
\r\n\r\n
E\r\nlà thiết bị lưu giữ năng lượng, G là khe\r\nhở để tạo bậc thang, D là\r\nthiết bị đo dòng điện
\r\n\r\nHình\r\nC.2 - Đo đáp tuyến bậc thang đối với hệ\r\nthống đo dòng điện.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
(tham\r\nkhảo)
\r\n\r\n\r\n\r\nTrong điều kiện làm\r\nviệc bình thường, điện trở và sun dòng điện của bộ phân áp phải tiêu\r\ntán một lượng năng lượng đáng kể trong thời gian ngắn\r\nđến mức mà điều kiện phát nóng của vật liệu điện trở gần như đoạn nhiệt. Trong\r\ntrường hợp này, có thể tính độ tăng nhiệt\r\nnhư sau:
\r\n\r\ntrong đó
\r\n\r\nDt là\r\nđộ tăng nhiệt, tính bằng độ Kenvin (K),
\r\n\r\nW là\r\nnăng lượng tiêu tán trong điện trở\r\nhoặc sun, tính bằng Jun,
\r\n\r\nM là\r\nkhối lượng vật liệu điện trở,\r\ntính bằng kilôgam,
\r\n\r\ns là\r\ntỷ nhiệt của vật liệu điện trở, tính bằng jun trên kilôgam độ kenvin.
\r\n\r\nTrong trường hợp đối\r\ntượng thử nghiệm không đáp ứng yêu cầu\r\nkhi thử nghiệm dòng điện xung thì năng lượng dự trữ của máy phát xung sẽ tiêu\r\ntán chủ yếu trên điện trở sun. Điện trở sun cần có các đặc tính sao cho trong\r\nđiều kiện này độ tăng nhiệt không vượt quá 200 K.
\r\n\r\nĐối với độ tăng nhiệt\r\nlũy tiến cùng với việc đặt điện áp hoặc dòng điện lặp\r\nlại, sự gia tăng chấp nhận được tùy thuộc vào hệ số nhiệt độ của vật liệu điện\r\ntrở và cấp nhiệt độ của vật liệu cách điện được dùng
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
(tham\r\nkhảo)
\r\n\r\nHệ thống đo chuẩn và phép đo so sánh dùng cho điện áp xung –
\r\n\r\nTài\r\nliệu tham khảo
\r\n\r\nE.1\r\nPhép đo so sánh
\r\n\r\nNhóm nghiên cứu quốc\r\ntế Renardieres về hệ thống đo xung,\r\n"Các vấn đề gặp phải khi đo UHV", Electra 35, trang 157-254, tháng 7\r\nnăm 1974.
\r\n\r\nA.Bonamy,\r\nF.Deschamps, A.W. van Boetzelaer,\r\nR.C. Hughes, H.A. Lightfoot,\r\nA.Vaz, A.doVale, F.Garnacho, P.Simon,\r\nK.Schon và R.Schulte, "So sánh quốc tế về\r\nbộ chia xung HV", Chương thứ 7, tiểu luận về HV Eng. Dresden, 26-30 tháng\r\n8, 1991, trang 61.07.
\r\n\r\nF.C.\r\nCreed, T.Kavvamura và G. Newi. "Đáp tuyến\r\nbậc thang của hệ thống đo điện áp xung cao", IEEE Trans. về Thiết bị và hệ\r\nthống năng lượng, PAS-86 số 11, trang 1408-1420 tháng 11 năm 1967.
\r\n\r\nR.E. Hebner và S.\r\nAnnestrand, "Đánh giá kỹ thuật hiệu chuẩn bộ chia xung nhiều độ chia\r\nmegavon". Hội nghị chuyên đề về\r\nđiện áp cao quốc tế lần thứ ba, Milan, tháng 8 năm 1979 quyển 2, trang 42.18.
\r\n\r\nT.R. McComb, F.A.\r\nChagas, K.Feser, B.l. Gururaj, R.C. Hughes,\r\nvà G.Rizzi, "Phương pháp đo tương đối xung HV\r\nđể đánh giá các giá trị đặt khác nhau của các thông số đáp tuyến" (90WM\r\n056-2), T-PWRD\r\ntháng 1 năm 91, trang 70-77, G.Carrara.
\r\n\r\nT.R. McComb, M.M.C Collins\r\nvà W.J. Sarjeant, "So sánh ba ký hiệu khác nhau của bộ chia điện trở"\r\ntrong phiên bản đặc biệt NBS 628, Phép đo các đại lượng điện ở hệ thống năng\r\nlượng xung, thảng 6 năm 1982, trang 34-45.
\r\n\r\nT.R. McComb, R.C.\r\nHughes, H.A. Lightfoot, K. Schon, R. Schulte, H. McKnight\r\nvà Y. Zhang, "So sánh quốc tế hệ thống đo xung HV"\r\n(88SM 635-5); T-PWRD tháng 4 năm 89, trang 906-915.
\r\n\r\nE.2 Một số\r\nví dụ về bộ chia dùng cho hệ thống đo chuẩn
\r\n\r\nG.W.\r\nBowdler. "Phép đo mạch thử nghiệm điện\r\náp cao", Pergamon Press, Oxford\r\nC1973, Chương 3: Bộ phân áp xung, trang 41-67.
\r\n\r\nFC. Creed,\r\nvà M.M.C. Collins, "Phép đo điện áp xung thời gian ngắn", AIEE\r\nTrans,. Commun Electron., CE 69, trang 621-630, 1963.
\r\n\r\nR.E. Hebner, D.L.\r\nHillhouse và R.A, Bullock, "Đánh giá hệ thống\r\nđo xung nhiều độ chia megavon", Nat. Bur. Stand.\r\n(U.S.) NBSIR 79-1933, 1979.
\r\n\r\nE.3 Thiết bị đo theo\r\ntiêu chuẩn IEC
\r\n\r\nK.Feser\r\nvà R.C. Hughes, WG 33.03 của SC 33, Quá điện\r\náp và phối hợp cách điện, "Phép đo điện áp một chiều bằng khe hở\r\nthanh-thanh", Electra 117, tháng 3 năm 1988, trang 23-34.
\r\n\r\nE.Gockenbach, Nhóm\r\nlàm việc 03 của Ban nghiên cứu 33, "Phép đo điện áp xung đóng cắt tiêu\r\nchuẩn bằng phương pháp khe hở cầu (một hình cầu\r\nnối đất)", Electra 136 tháng 6 năm 1991, trang 91-95.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
(tham\r\nkhảo)
\r\n\r\n\r\n\r\nNăm\r\nbảng dưới đây tóm tắt các thử nghiệm yêu cầu đối với phép đo điện áp một chiều,\r\nđiện áp xoay chiều và điện áp và dòng\r\nđiện xung tương ứng.
\r\n\r\nChữ số chỉ điều\r\náp dụng của tiêu chuẩn này và dấu gạch ngang (-) chỉ\r\nra rằng không yêu cầu thử nghiệm.
\r\n\r\nBảng\r\nF.1 - Các thử nghiệm trên hệ thống đo điện áp một chiều
\r\n\r\n\r\n \r\n | \r\n \r\n Thử\r\n nghiệm điển hình \r\n | \r\n \r\n Thử\r\n nghiệm thường xuyên \r\n | \r\n \r\n Thử\r\n nghiệm tính\r\n năng \r\n | \r\n \r\n Kiểm\r\n tra tính năng \r\n | \r\n |||||
\r\n Thiết\r\n bị biến đổi \r\n | \r\n \r\n hệ\r\n thống truyền\r\n dẫn 1) \r\n | \r\n \r\n dụng\r\n cụ \r\n2) \r\n | \r\n \r\n thiết\r\n bị biến đổi \r\n | \r\n \r\n hệ\r\n thống truyền\r\n dẫn 1) \r\n | \r\n \r\n dụng\r\n cụ \r\n2) \r\n | \r\n ||||
\r\n phần\r\n tử \r\n | \r\n \r\n thiết\r\n bị \r\n | \r\n \r\n hệ\r\n thống \r\n | \r\n \r\n hệ\r\n thống \r\n | \r\n ||||||
\r\n Hệ\r\n số thang đo \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 5.2 \r\n7.2 \r\n | \r\n \r\n 5.2 \r\n7.2 \r\n | \r\n \r\n 5.2 \r\n7.2 \r\n | \r\n \r\n 6.2 \r\n7.3 \r\n | \r\n \r\n 7.4 \r\n | \r\n
\r\n Hệ\r\n số thang đo ở tần số nhấp nhô \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 7.6.2 \r\n(nếu\r\n có yêu cầu) \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n
\r\n Tính\r\n tuyến tính \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 5.3 \r\n7.2.1 \r\n | \r\n \r\n 5.3 \r\n7.2.1 \r\n | \r\n \r\n 5.3 \r\n7.2.1 \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n
\r\n Tính\r\n ổn định ngắn hạn \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 5.4 \r\n7.2 \r\n | \r\n \r\n 5.4 \r\n7.2 \r\n | \r\n \r\n 5.4 \r\n7.2 \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n
\r\n Tính\r\n ổn định dài hạn \r\n | \r\n \r\n 5.5 \r\n7.2 \r\n | \r\n \r\n 5.5 \r\n7.2 \r\n | \r\n \r\n 5.5 \r\n7.2 \r\n | \r\n \r\n 55 \r\n7.2 \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n
\r\n Ảnh\r\n hưởng nhiệt độ \r\n | \r\n \r\n 5.6 \r\n7.2 \r\n | \r\n \r\n 5.6 \r\n7.2 \r\n | \r\n \r\n 5.6 \r\n7.2 \r\n | \r\n \r\n 5.6 \r\n7.2 \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n
\r\n Ảnh\r\n hưởng do khoảng\r\n cách gần \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 5.7,\r\n 7.2 (nếu có yêu cầu) \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n
\r\n Đáp\r\n ứng động 3) \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 5.8,\r\n 7.2 (nếu có yêu cầu) \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 7.6.3 \r\n(nếu\r\n có yêu cầu) \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n
\r\n Thử\r\n nghiệm chịu thử 4) \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 5.9,\r\n 7.2 (nếu có yêu cầu) \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 5.9 \r\n7.2 \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n
\r\n Tỷ\r\n lệ lặp lại thử nghiệm \r\n | \r\n \r\n Từ\r\n dữ liệu hoặc thử nghiệm đơn trên nguyên mẫu \r\n | \r\n \r\n Một\r\n lần \r\n | \r\n \r\n Một\r\n lần/một năm5) \r\n(khuyến\r\n cáo) \r\n | \r\n \r\n Tùy\r\n thuộc vào thông lệ \r\n | \r\n |||||
\r\n 1)\r\n Không phải là cáp \r\n2)\r\n Dụng cụ đo phải phù hợp với tiêu\r\n chuẩn liên quan hoặc phải được kiểm tra \r\n3)\r\n Đáp tuyến bậc thang hoặc đáp tuyến biên độ/tần\r\n số \r\n4)\r\n Thử nghiệm chịu khô. Thử nghiệm ẩm hoặc thử nghiệm nhiễm bẩn nếu có\r\n yêu cầu (thử nghiệm điển hình) \r\n5)\r\n Một lần một năm\r\n nếu có thể hoặc ít nhất một lần trong năm\r\n năm; sau mỗi lần sửa chữa, nếu thử nghiệm loại bỏ không\r\n có trong hồ sơ tính năng hoặc nếu kết quả\r\n kiểm tra tính năng không phải là các giá\r\n trị quy định của hồ\r\n sơ tính năng. \r\n | \r\n
\r\n\r\n
Bảng\r\nF.2 - Các thử nghiệm trên hệ thống đo điện áp xoay chiều
\r\n\r\n\r\n \r\n | \r\n \r\n Thử\r\n nghiệm điển hình \r\n | \r\n \r\n Thử\r\n nghiệm thường xuyên \r\n | \r\n \r\n Thử\r\n nghiệm tính\r\n năng \r\n | \r\n \r\n Kiểm\r\n tra tính năng \r\n | \r\n |||||
\r\n Thiết\r\n bị biến đổi \r\n | \r\n \r\n hệ\r\n thống truyền dẫn\r\n 1) \r\n | \r\n \r\n dụng\r\n cụ \r\n2) \r\n | \r\n \r\n thiết\r\n bị biến đổi \r\n | \r\n \r\n hệ\r\n thống truyền\r\n dẫn 1) \r\n | \r\n \r\n dụng\r\n cụ \r\n2) \r\n | \r\n ||||
\r\n phần\r\n tử \r\n | \r\n \r\n thiết\r\n bị \r\n | \r\n \r\n hệ\r\n thống \r\n | \r\n \r\n hệ\r\n thống \r\n | \r\n ||||||
\r\n Hệ\r\n số thang đo \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 5.2 \r\n8.2 \r\n | \r\n \r\n 5.2 \r\n8.2 \r\n | \r\n \r\n 5.2 \r\n8.2 \r\n | \r\n \r\n 6.2 \r\n8.3 \r\n | \r\n \r\n 8.4 \r\n | \r\n
\r\n Thử\r\n nghiệm tính tuyến tính \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 5.3 \r\n8.2.1 \r\n | \r\n \r\n 5.3 \r\n8.2.1 \r\n | \r\n \r\n 5.3 \r\n8.2.1 \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n
\r\n Tính\r\n ổn định ngắn hạn \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 5.4 \r\n8.2 \r\n | \r\n \r\n 5.4 \r\n8.2 \r\n | \r\n \r\n 5.4 \r\n8.2 \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n
\r\n Tính\r\n ổn định dài hạn \r\n | \r\n \r\n 5.5 \r\n8.2 \r\n | \r\n \r\n 5.5 \r\n8.2 \r\n | \r\n \r\n 5.5 \r\n8.2 \r\n | \r\n \r\n 5.5 \r\n8.2 \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n
\r\n Ảnh\r\n hưởng nhiệt độ \r\n | \r\n \r\n 5.6 \r\n8.2 \r\n | \r\n \r\n 5.6 \r\n8.2 \r\n | \r\n \r\n 5.6 \r\n8.2 \r\n | \r\n \r\n 5.6 \r\n8.2 \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n
\r\n Ảnh\r\n hưởng do khoảng cách gần \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 5.7,\r\n 8.2 (nếu có yêu cầu) \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n
\r\n Đáp\r\n ứng động 3) \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 5.8,\r\n 8.2 (nếu có yêu cầu) \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n
\r\n Thử\r\n nghiệm chịu thử4) \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 5.9,\r\n 8.2 (nếu có yêu cầu) \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 5.9 \r\n8.2 \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n
\r\n Tỷ\r\n lệ lặp lại thử nghiệm \r\n | \r\n \r\n Từ\r\n dữ liệu hoặc thử nghiệm đơn trên nguyên mẫu \r\n | \r\n \r\n Một\r\n lần \r\n | \r\n \r\n Một\r\n lần/một năm5) \r\n(khuyến\r\n cáo) \r\n | \r\n \r\n Tuỳ\r\n thuộc vào thông lệ \r\n | \r\n |||||
\r\n 1)\r\n Không phải là cáp \r\n2) Dụng\r\n cụ đo phải phù hợp với tiêu chuẩn liên quan hoặc phải được kiểm tra \r\n3) Đáp\r\n tuyến bậc thang hoặc đáp tuyến biên độ/tần số \r\n4) Thử\r\n nghiệm chịu khô. Thử nghiệm ẩm hoặc thử nghiệm nhiễm bẩn nếu có yêu\r\n cầu (thử nghiệm điển hình) \r\n5)\r\n Một lần một năm nếu có thể hoặc ít nhất một lần\r\n trong năm năm; sau mỗi lần\r\n sửa chữa, nếu thử nghiệm loại bỏ không có trong hồ sơ tính năng hoặc nếu kết\r\n quả kiểm tra tính năng không phải là các giá trị qui định của hồ sơ tính năng. \r\n | \r\n
Bảng\r\nF.3 - Các thử nghiệm trên hệ\r\nthống đo xung sét
\r\n\r\n\r\n \r\n | \r\n \r\n Thử\r\n nghiệm điển hình \r\n | \r\n \r\n Thử\r\n nghiệm thường xuyên \r\n | \r\n \r\n Thử\r\n nghiệm tính\r\n năng \r\n | \r\n \r\n Kiểm\r\n tra tính năng \r\n | \r\n |||||
\r\n Thiết\r\n bị biến đổi \r\n | \r\n \r\n hệ\r\n thống truyền dẫn 1) \r\n | \r\n \r\n dụng\r\n cụ \r\n2) \r\n | \r\n \r\n thiết\r\n bị biến đổi \r\n | \r\n \r\n hệ\r\n thống truyền dẫn 1) \r\n | \r\n \r\n dụng\r\n cụ \r\n2) \r\n | \r\n ||||
\r\n phần\r\n tử \r\n | \r\n \r\n thiết\r\n bị \r\n | \r\n \r\n hệ\r\n thống \r\n | \r\n \r\n hệ\r\n thống \r\n | \r\n ||||||
\r\n Hệ\r\n số thang đo \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 5.2 \r\n9.2 \r\n | \r\n \r\n 5.2 \r\n9.2 \r\n | \r\n \r\n 5.2 \r\n9.2 \r\n | \r\n \r\n 6.2 \r\n9.3 \r\n | \r\n \r\n 9.4 \r\n | \r\n
\r\n Thử\r\n nghiệm tính tuyến tính \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 5.3 \r\n9.2.1 \r\n | \r\n \r\n 5.3 \r\n9.2.1 \r\n | \r\n \r\n 5.3 \r\n9.2.1 \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n
\r\n Tính\r\n ổn định ngắn hạn \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 5.4 \r\n9.2 \r\n | \r\n \r\n 5.4 \r\n9.2 \r\n | \r\n \r\n 5.4 \r\n9.2 \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n
\r\n Tính\r\n ổn định dài hạn \r\n | \r\n \r\n 5.5 \r\n9.2 \r\n | \r\n \r\n 5.5 \r\n9.2 \r\n | \r\n \r\n 5.5 \r\n9.2 \r\n | \r\n \r\n 5.5 \r\n9.2 \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n
\r\n Ảnh\r\n hưởng nhiệt độ \r\n | \r\n \r\n 5.6 \r\n9.2 \r\n | \r\n \r\n 5.6 \r\n9.2 \r\n | \r\n \r\n 5.6 \r\n9.2 \r\n | \r\n \r\n 5.6 \r\n9.2 \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n
\r\n Ảnh\r\n hưởng do khoảng cách gần \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 5.7,\r\n 9.2 (nếu có yêu cầu) \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Đáp\r\n ứng động 3) \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 5.8,\r\n 9.2 (nếu có yêu cầu) \r\n | \r\n \r\n 5.8 \r\n9.2 \r\n | \r\n \r\n 5.8 \r\n9.2 \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 6.3 \r\n9.3 \r\n | \r\n \r\n 9.4 \r\n | \r\n
\r\n Thử\r\n nghiệm nhiễu \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 6.4,\r\n 9.2 (tích cực) \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 6.4 \r\n9.3 \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n
\r\n Thử\r\n nghiệm chịu thử4) \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 5.9,\r\n 9.2 (nếu có yêu cầu) \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 5.9 \r\n9.2 \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n
\r\n Tỷ\r\n lệ lặp lại thử nghiệm \r\n | \r\n \r\n Từ\r\n dữ liệu hoặc thử nghiệm đơn trên nguyên mẫu \r\n | \r\n \r\n Một\r\n lần \r\n | \r\n \r\n Một\r\n lần/một năm\r\n 5) \r\n(khuyếncáo) \r\n | \r\n \r\n Tuỳ\r\n thuộc vào thông lệ \r\n | \r\n |||||
\r\n 1)\r\n Không phải là cáp \r\n2)\r\n Dụng cụ đo phải phù hợp với\r\n tiêu chuẩn liên quan hoặc phải được kiểm tra \r\n3)\r\n Đáp tuyến bậc thang hoặc đáp tuyến biên độ/tần số \r\n4)\r\n Thử nghiệm chịu khô. Thử nghiệm ẩm hoặc thử nghiệm nhiễm\r\n bẩn nếu có yêu cầu (thử nghiệm điển hình) \r\n5)\r\n Một lần một năm nếu có thể hoặc ít nhất một\r\n lần trong năm năm; sau mỗi lần\r\n sửa chữa, nếu thử nghiệm loại bỏ không có trong hồ\r\n sơ tính năng hoặc nếu kết quả kiểm tra tính năng không\r\n phải là các giá trị qui định của hồ sơ tính năng. \r\n | \r\n
Bảng\r\nF.4 - Các thử nghiệm trên hệ\r\nthống đo xung thao tác
\r\n\r\n\r\n \r\n | \r\n \r\n Thử\r\n nghiệm điển hình \r\n | \r\n \r\n Thử\r\n nghiệm thường xuyên \r\n | \r\n \r\n Thử\r\n nghiệm tính\r\n năng \r\n | \r\n \r\n Kiểm\r\n tra tính năng \r\n | \r\n |||||
\r\n Thiết\r\n bị biến đổi \r\n | \r\n \r\n hệ\r\n thống truyền dẫn\r\n 1) \r\n | \r\n \r\n dụng\r\n cụ \r\n2) \r\n | \r\n \r\n thiết\r\n bị biến đổi \r\n | \r\n \r\n hệ\r\n thống truyền\r\n dẫn 1) \r\n | \r\n \r\n dụng\r\n cụ \r\n2) \r\n | \r\n ||||
\r\n phần\r\n tử \r\n | \r\n \r\n thiết\r\n bị \r\n | \r\n \r\n hệ\r\n thống \r\n | \r\n \r\n hệ\r\n thống \r\n | \r\n ||||||
\r\n Hệ\r\n số thang đo \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 5.2 \r\n10.2 \r\n | \r\n \r\n 5.2 \r\n10.2 \r\n | \r\n \r\n 5.2 \r\n10.2 \r\n | \r\n \r\n 6.2 \r\n10.3 \r\n | \r\n \r\n 10.4 \r\n | \r\n
\r\n Thử\r\n nghiệm tính tuyến tính \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 5.3 \r\n10.2.1 \r\n | \r\n \r\n 5.3 \r\n9.2.1 \r\n | \r\n \r\n 5.3 \r\n9.2.1 \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n
\r\n Tính\r\n ổn định ngắn hạn \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 5.4 \r\n10.2 \r\n | \r\n \r\n 5.4 \r\n10.2 \r\n | \r\n \r\n 5.4 \r\n10.2 \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n
\r\n Tính\r\n ổn định dài hạn \r\n | \r\n \r\n 5.5 \r\n10.2 \r\n | \r\n \r\n 5.5 \r\n10.2 \r\n | \r\n \r\n 5.5 \r\n10.2 \r\n | \r\n \r\n 5.5 \r\n10.2 \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n
\r\n Ảnh\r\n hưởng nhiệt độ \r\n | \r\n \r\n 5.6 \r\n10.2 \r\n | \r\n \r\n 5.6 \r\n10.2 \r\n | \r\n \r\n 5.6 \r\n10.2 \r\n | \r\n \r\n 5.6 \r\n10.2 \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n
\r\n Ảnh\r\n hưởng do khoảng cách gần \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 5.7,\r\n 10.2 (nếu có yêu cầu) \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n
\r\n Đáp\r\n ứng động 3) \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 5.8,\r\n 10.2 (nếu có yêu cầu) \r\n | \r\n \r\n 5.8 \r\n10.2 \r\n | \r\n \r\n 5.8 \r\n10.2 \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 6.3 \r\n10.3 \r\n | \r\n \r\n 10.4 \r\n | \r\n
\r\n Thử\r\n nghiệm nhiễu \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 6.4,10.2\r\n (tích cực) \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 6.4 \r\n10.3 \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n
\r\n Thử\r\n nghiệm chịu thử 4) \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 5.9,\r\n 10.2 (nếu có yêu cầu) \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 5.9 \r\n10.2 \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n
\r\n Tỷ\r\n lệ lặp lại thử nghiệm \r\n | \r\n \r\n Từ\r\n dữ liệu hoặc thử nghiệm đơn\r\n trên nguyên mẫu \r\n | \r\n \r\n Một\r\n lần \r\n | \r\n \r\n Một\r\n lần/một năm\r\n 5) \r\n(khuyến\r\n cáo) \r\n | \r\n \r\n Tùy\r\n thuộc vào thông lệ \r\n | \r\n |||||
\r\n 1)\r\n Không phải là cáp \r\n2)\r\n Dụng cụ đo phải phù hợp với\r\n tiêu chuẩn liên quan hoặc phải được kiểm tra \r\n3)\r\n Đáp tuyến bậc thang hoặc đáp tuyến biên độ/tần số \r\n4)\r\n Thử nghiệm chịu khô. Thử nghiệm ẩm hoặc thử nghiệm nhiễm\r\n bẩn nếu có yêu cầu (thử nghiệm điển hình) \r\n5)\r\n Một lần một năm nếu có thể hoặc ít nhất một\r\n lần trong năm năm; sau mỗi lần\r\n sửa chữa, nếu thử nghiệm loại bỏ không có trong hồ\r\n sơ tính năng hoặc nếu kết quả kiểm tra tính năng không\r\n phải là các giá trị qui định của hồ sơ tính năng. \r\n | \r\n
Bảng\r\nF.5 - Các thử nghiệm trên hệ thống đo dòng điện xung
\r\n\r\n\r\n \r\n | \r\n \r\n Thử\r\n nghiệm điển hình \r\n | \r\n \r\n Thử\r\n nghiệm thường xuyên \r\n | \r\n \r\n Thử\r\n nghiệm tính\r\n năng \r\n | \r\n \r\n Kiểm\r\n tra tính năng \r\n | \r\n |||||
\r\n Thiết\r\n bị biến đổi \r\n | \r\n \r\n hệ\r\n thống truyền dẫn\r\n 1) \r\n | \r\n \r\n dụng\r\n cụ \r\n2) \r\n | \r\n \r\n thiết\r\n bị biến đổi \r\n | \r\n \r\n hệ\r\n thống truyền\r\n dẫn 1) \r\n | \r\n \r\n dụng\r\n cụ \r\n2) \r\n | \r\n ||||
\r\n phần\r\n tử \r\n | \r\n \r\n thiết\r\n bị \r\n | \r\n \r\n hệ\r\n thống \r\n | \r\n \r\n hệ\r\n thống \r\n | \r\n ||||||
\r\n Hệ\r\n số thang đo \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 5.2 \r\n11.2 \r\n | \r\n \r\n 5.2 \r\n11.2 \r\n | \r\n \r\n 5.2 \r\n11.2 \r\n | \r\n \r\n 6.2 \r\n11.3 \r\n | \r\n \r\n 11.4.1 \r\n | \r\n
\r\n Thử\r\n nghiệm tính tuyến tính \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 5.3 \r\n11.2.1 \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n
\r\n Tính\r\n ổn định ngắn hạn \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 5.4 \r\n11.2 \r\n | \r\n \r\n 5.4 \r\n11.2 \r\n | \r\n \r\n 5.4 \r\n11.2 \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n
\r\n Tính\r\n ổn định dài hạn \r\n | \r\n \r\n 5.5 \r\n11.2 \r\n | \r\n \r\n 5.5 \r\n11.2 \r\n | \r\n \r\n 5.5 \r\n11.2 \r\n | \r\n \r\n 5.5 \r\n11.2 \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n
\r\n Ảnh\r\n hưởng nhiệt độ \r\n | \r\n \r\n 5.6 \r\n11.2 \r\n | \r\n \r\n 5.6 \r\n11.2 \r\n | \r\n \r\n 5.6 \r\n11.2 \r\n | \r\n \r\n 5.6 \r\n11.2 \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n
\r\n Ảnh\r\n hưởng do khoảng cách gần \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 5.7\r\n (nếu có yêu cầu) \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n
\r\n Đáp\r\n ứng động3) \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 5.8,\r\n 11.2 (nếu có yêu cầu) \r\n | \r\n \r\n 5.8 \r\n11.2 \r\n | \r\n \r\n 5.8 \r\n11.2 \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 6.3 \r\n11.3 \r\n | \r\n \r\n 11.4.2 \r\n | \r\n
\r\n Thử\r\n nghiệm nhiễu \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 6.4\r\n (tích cực) \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 6.4 \r\n11.3 \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n
\r\n Thử\r\n nghiệm chịu thử4) \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 5.9 \r\n11.2 \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n
\r\n Tỷ\r\n lệ lặp lại thử nghiệm \r\n | \r\n \r\n Từ\r\n dữ liệu hoặc thử nghiệm đơn trên\r\n nguyên mẫu \r\n | \r\n \r\n Một\r\n lần \r\n | \r\n \r\n Một\r\n lần/một năm \r\n(khuyến\r\n cáo) \r\n | \r\n \r\n Tùy\r\n thuộc vào thông lệ \r\n | \r\n |||||
\r\n 1)\r\n Không phải là cáp \r\n2)\r\n Dụng cụ đo phải phù hợp với\r\n tiêu chuẩn liên quan hoặc phải được kiểm tra \r\n3)\r\n Đáp tuyến bậc thang hoặc đáp tuyến biên độ/tần số \r\n4)\r\n Thử nghiệm chịu khô. Thử nghiệm ẩm hoặc thử nghiệm nhiễm\r\n bẩn nếu có yêu cầu (thử nghiệm điển hình) \r\n5)\r\n Một lần một năm nếu có thể hoặc ít nhất một\r\n lần trong năm năm; sau mỗi lần\r\n sửa chữa, nếu thử nghiệm loại bỏ không có trong hồ\r\n sơ tính năng hoặc nếu kết quả kiểm tra tính năng không\r\n phải là các giá trị qui định của hồ sơ tính năng. \r\n | \r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n
(tham\r\nkhảo)
\r\n\r\n\r\n\r\nG.1\r\nPhép đo hệ số thang đo của bộ chia (xem 5.2)
\r\n\r\nTỷ số bộ chia có thể\r\nđược xác định bằng cách đo trở kháng của các nhánh\r\nđiện áp cao và điện áp thấp riêng rẽ. Sau đó, tỷ số này có được bằng cách chia\r\ntổng của các trở kháng cho trở kháng của nhánh điện áp thấp. Một phương pháp\r\nkhác để chọn lựa là đặt điện áp vào bộ chia và đo đồng thời điện áp vào\r\nvà điện áp ra. Tỷ số này được xác định bằng cách\r\nchia điện áp vào cho điện áp ra.
\r\n\r\nĐối với bộ chia điện\r\ntrở, điện trở của các nhánh điện áp cao và điện áp thấp thường được đo với\r\nđiện áp thấp một chiều bằng phương pháp cầu Wheatstone\r\nhoặc bằng ômmét với điều kiện là ômmét này có đủ độ chính xác.
\r\n\r\nTỷ số bộ chia kiểu tụ\r\nđiện bị ảnh hưởng bởi điện dung tạp tán, vì vậy, cần xác định tỷ số của chúng\r\nbằng nhánh điện áp cao đặt ở vị trí bình thường trong quá trình thử nghiệm. Đối\r\nvới các bộ chia tụ điện hoặc điện trở/tụ điện mắc nối tiếp, điện dung của nhánh\r\nđiện áp cao có thể được đo bằng phương pháp cầu\r\nSchering hoặc tỷ số biến áp-nhánh cầu. Không nên sử dụng cầu RLC mục đích chung\r\nđiện áp thấp vì dây dẫn và điện dung tạp tán có thể có trong phép đo và kết quả\r\ncó thể bị sai lệch.
\r\n\r\nĐối với bộ chia điện\r\ntrở/tụ điện mắc song song, có thể đo\r\nđiện trở và điện dung của nhánh điện áp cao bằng cách tạm thời tháo điện trở\r\nkhỏi nhánh điện áp cao và đo điện dung của nhánh còn lại dùng phương pháp được\r\nmô tả như trên. Điện trở của\r\nnhánh điện áp cao được đo khi ở đúng vị trí của nó hoặc khi các điện trở\r\nđược tạm thời tháo ra khỏi các nhánh tụ điện. Tỷ số của điện trở và điện dung ở\r\nhai nhánh của bộ chia phải bằng nhau. Nếu không thể tháo các điện\r\ntrở ra khỏi nhánh điện áp cao thì có\r\nthể xác định tỷ số này bằng cách đo tỷ số nhánh có điện trở\r\nvới điện áp một chiều và sau đó kiểm tra đáp ứng của bộ chia\r\nhoàn chỉnh với sóng vuông. Thời gian tăng của sóng vuông phải sao cho đáp ứng\r\ncủa bộ chia không dao động. Dạng sóng vào và ra phải như nhau và không có dấu\r\nhiệu vượt quá. Phương pháp này không chính xác bằng các phương pháp đã nêu.
\r\n\r\nG.2\r\nĐầu đo và bộ suy giảm bên ngoài
\r\n\r\nCần\r\ncó các phòng ngừa đặc biệt để tránh thay đổi không chủ ý khi sử dụng đầu đo dao\r\nđộng cùng với bộ phân áp để làm giảm tín hiệu đến mức thích hợp đối với bộ ghi số\r\nhoặc máy hiện sóng. Cần phải điều chỉnh chính xác việc bù đầu\r\nđo trước khi đo. Tiến hành bù bằng cách đặt tín hiệu điện áp dạng sóng vuông và\r\nđiều chỉnh các phần tử điều chỉnh được của mạch đầu\r\nđo hoặc mạch của bộ suy giảm và quan sát tín hiệu\r\nra từ đầu đo trên màn hình của máy hiện sóng.
\r\n\r\nCần chú ý rằng bộ\r\nphát sóng vuông lắp trong ở hầu hết các máy hiện sóng không có thời gian tăng\r\nđủ nhanh hoặc mức đỉnh đủ dài để bù nếu sử dụng đầu\r\nđo để đo xung sét tiêu chuẩn. Vì vậy, nên sử dụng máy phát tín hiệu bên ngoài\r\ncó thời gian tăng nhỏ hơn 0,1\r\nms\r\nvà có mức đỉnh có thời gian tồn tại ít nhất là 1 ms. Nếu sử dụng đầu đo để xác\r\nđịnh đáp tuyến bậc thang của hệ thống đo thì thời gian tăng của sóng vuông phải\r\nnhỏ hơn 2 ns.
\r\n\r\nG.3\r\nHệ số thang đo của đầu đo
\r\n\r\nHệ số thang đo của\r\nmột số đầu đo hiện sóng không thể xác định được từ phép đo trở kháng; trong các\r\ntrường hợp này thì có thể xác định hệ số thang đo bằng cách đặt điện áp vào đầu\r\nđo có thể đo một cách chính xác bằng vônmét bên ngoài và đo điện áp ra của máy\r\nhiện sóng (hiệu chỉnh theo tiêu chuẩn IEC liên quan).
\r\n\r\nViệc bù đầu đo phải\r\nđược điều chỉnh để có đáp ứng tối ưu trước khi\r\nđo. Có thể sử dụng máy phát một bậc và mức một chiều trước khi đặt tín hiệu bậc\r\nthang là tín hiệu đầu vào cần đo.
\r\n\r\nCách khác, có thể sử\r\ndụng tín hiệu xoay chiều với điều kiện là\r\ntần số của nó nằm trong khả năng đo của vônmét bên\r\nngoài. Một phương pháp khác là sử dụng máy phát xung chuẩn (IEC\r\n61083-1) miễn là nó có đủ độ chính\r\nxác. Sử dụng phương pháp nào thì tín hiệu đầu\r\nđo cũng cần phù hợp với vônmét bên ngoài hoặc bộ hiệu chỉnh xung phải đáp ứng\r\ntrong phạm vi 1 %.
\r\n\r\nKhi sử dụng hai đầu\r\nđo giống nhau trong các phép đo so sánh, có thể tiến hành kiểm tra có hiệu quả\r\nbằng cách nối cả hai đầu đo với tín hiệu vào giống nhau.\r\nCác dạng sóng có được chỉ được sai khác trong phạm vi 0,5 % đối với phép đo\r\nbiên độ và 1 % đối với phép đo các thông số thời gian.
\r\n\r\nG.4\r\nSử dụng các mức thích hợp
\r\n\r\nĐể đạt đến độ chính\r\nxác yêu cầu trong quá trình\r\nđo xung thì hệ số thang đo của hệ thống đo cần được điều\r\nchỉnh sao cho độ lệch tín hiệu chiếm hầu hết màn hình. Ở bộ ghi kỹ thuật số\r\n8-bit, việc này sẽ dẫn đến độ không đảm bảo đo biên độ xấp xỉ 0,5\r\n%. Nếu chỉ điều chỉnh độ lệch tín hiệu chiếm một nửa\r\nmàn hình thì độ không đảm bảo đo sẽ tăng lên\r\n1 % và nếu độ lệch càng nhỏ thì độ không đảm bảo đo càng lớn.
\r\n\r\nĐộ không đảm bảo đo\r\ncó thể giảm nếu sử dụng bộ ghi số 10-bit hoặc 12-bit, với điều kiện là tốc độ\r\nlấy mẫu đủ nhanh để đo thời gian đầu\r\ncủa xung sét tiêu chuẩn. Yêu cầu tốc độ lấy mẫu nhỏ nhất là 60 triệu mẫu trong\r\nmột giây (thời gian lấy mẫu = 17 ns) để đo được xung sét nhanh nhất.
\r\n\r\nBộ ghi số hoặc máy\r\nhiện sóng có bộ suy giảm bên trong bất kỳ cần\r\nđược kiểm tra độ chính xác, tốt nhất là bằng máy phát xung\r\ntiêu chuẩn. Khi sử dụng hai kênh trong phép đo so sánh, việc kiểm tra mô tả ở trên\r\ncho đầu đo cũng cần phải được dùng cho các kênh\r\nsử dụng. Dạng sóng đo được chỉ được sai khác trong phạm vi 0,5 % đối với phép\r\nđo biên độ và 1 % đối với phép đo thông số thời gian.
\r\n\r\nG.5\r\nĐộ chính xác của các phép đo thời\r\ngian
\r\n\r\nĐồng hồ bên trong các\r\nbộ ghi số hiện đại thường có đủ độ chính xác và ổn định để bỏ qua các sai lệch\r\ntừ nguồn. Tuy nhiên, cần (và đủ) chứng tỏ rằng dụng cụ này phù hợp với các yêu\r\ncầu của IEC 61083-1.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
(tham\r\nkhảo)
\r\n\r\nQui trình đánh giá độ không đảm bảo đo của phép đo điện áp cao
\r\n\r\nH.1 Giới thiệu
\r\n\r\nTiêu chuẩn này nêu\r\ncác yêu cầu dùng cho hệ thống đo đã được công nhận sử dụng cho phép đo điện áp\r\ncao trong giới hạn độ không đảm bảo đo cho trong tiêu chuẩn này và nêu các yêu\r\ncầu đối với các qui định liên quan cần đưa vào hồ sơ tính năng.
\r\n\r\nPhụ lục này nêu qui\r\ntrình đánh giá độ không đảm bảo đo tổng ở mức tin cậy cho trước. Phụ lục này\r\ncũng nêu qui tắc làm tròn các giá trị đo được và đánh giá độ không đảm bảo đo.
\r\n\r\nH.2 Nguyên tắc chung
\r\n\r\nĐộ không đảm bảo đo\r\nlà:
\r\n\r\n- các giới hạn (± U)\r\ncủa dãy giá trị mà giá trị thực của phép đo có thể nằm trong đó và liên quan\r\nđến kết quả ghi được, và
\r\n\r\n- xác suất để giá trị\r\nthực nằm trong các giới hạn này; xác suất này được thể hiện là mức tin cậy.
\r\n\r\nMột ví dụ của phép đo\r\ncó độ không đảm bảo đo là:
\r\n\r\n1\r\n040 kV ± 20 kV (mức tin cậy ước tính không nhỏ hơn 95 %)
\r\n\r\nTất cả các phép đo\r\nđều không thực sự hoàn hảo. Hệ thống đo bị ảnh hưởng bởi các đại lượng thay đổi\r\n(ví dụ như nhiệt độ, kết cấu nối đất hoặc kết cấu có điện ở gần, nhiễu,\r\nv.v...). Nói chung, dễ nhận thấy rằng khi lặp lại phép đo vài lần thì các kết\r\nquả sẽ nằm trong một khoảng rộng (khoảng này là nhỏ nếu đáp ứng được các yêu cầu của tiêu chuẩn này). Khi lặp lại phép đo nhiều lần, hầu hết các kết quả\r\nsẽ gần về giá trị trung tâm và giá trị trung tâm này có xu hướng không đổi khi\r\ntăng số lần đo.
\r\n\r\nNhiều thử nghiệm điện\r\náp cao chỉ cho phép có một phép đo. Các thử nghiệm khác yêu cầu một vài phép\r\nđo, ví dụ như điều 6 của tiêu chuẩn này đòi hỏi 10 phép đo. Một phép đo có thể\r\ncho giá trị bất kỳ trong phạm vi phân bố có nhiều khả năng. Chênh lệch có thể\r\ncó giữa một giá trị (hoặc giá trị trung bình của một số ít phép đo) và trung\r\nbình của phân bố của tất cả các giá trị có thể có tạo ra độ không đảm bảo đo\r\nngẫu nhiên.
\r\n\r\nPhụ lục này nêu các\r\nqui trình giải quyết số lần lặp lại phép đo.
\r\n\r\nỞ hầu hết các phép\r\nđo, độ không đảm bảo đo tổng là kết quả của việc kết hợp một số thành phần được\r\nchia làm hai loại theo phương pháp đánh giá các giá trị số của chúng [1][†].
\r\n\r\nH.2.1 Các yếu tố góp phần\r\nvào độ không đảm bảo đo hệ thống (Kiểu B [1])
\r\n\r\nCác yếu tố góp phần\r\nvào độ không đảm bảo đo hệ thống là các thành phần không theo đánh giá thống kê\r\nmà được ước tính theo các phương pháp khác. Ví dụ như:
\r\n\r\n- độ không đảm bảo đo\r\ncủa việc hiệu chuẩn hệ thống đo (hoặc các thành phần của nó), qui định trong\r\nchứng chỉ hiệu chuẩn;
\r\n\r\n- sự trôi giá trị hệ số\r\nthang đo của hệ thống đo (ví dụ: già hoá);
\r\n\r\n- sử dụng hệ thống đo\r\ntrong các điều kiện không đổi khác các điều kiện hiệu chuẩn (ví dụ nhiệt độ khác\r\nnhau);
\r\n\r\n- độ phân giải của\r\ntừng dụng cụ.
\r\n\r\nKhi hệ thống đo (hoặc\r\nthành phần của hệ thống) được hiệu chuẩn và sau đó được sử dụng trong thử\r\nnghiệm, độ không đảm bảo đo của việc hiệu chuẩn được xem là một trong các độ\r\nkhông đảm bảo đo thành phần có hệ thống khi đánh giá độ không đảm bảo đo của\r\nkết quả thử nghiệm.
\r\n\r\nH.2.1.1 Các yếu tố góp\r\nphần vào độ không đảm bảo đo hệ thống (hình chữ nhật)
\r\n\r\nGiả thiết là các yếu\r\ntố góp phần vào độ không đảm bảo đo hệ thống này có phân bố theo hình chữ nhật,\r\nnghĩa là, giá trị đo bất kỳ trong giới hạn ước tính\r\n(± a, trong đó a là giá trị nửa dãy) được giả thiết là có xác suất như nhau.
\r\n\r\nĐộ lệch tiêu chuẩn\r\ncủa phân bố chữ nhật là;
\r\n\r\nKhi kết hợp một số\r\n(n) yếu tố góp phần không tương quan với nhau (hình chữ nhật) [2] thì:
\r\n\r\na) độ lệch tiêu chuẩn\r\nlà:
\r\n\r\ntrong đó a1\r\nđến an là các giá trị nửa dãy của từng độ không đảm bảo đo thành\r\nphần:
\r\n\r\nb) khi có đủ số lượng\r\ncác yếu tố quan trọng thì sự phân bố là\r\nxấp xỉ Gauxơ.
\r\n\r\nH.2.1.2 Các yếu tố\r\ngóp phần vào độ không đảm bảo đo hệ thống (Gauxơ)
\r\n\r\nGiả thiết là các yếu\r\ntố góp phần vào độ không đảm bảo đo hệ thống có phân bố Gauxơ. Khi kết hợp số\r\nlượng các yếu tố góp phần không tương quan (Gauxơ) thì tính được căn bậc hai\r\ncủa tổng các bình phương của các sai lệch tiêu chuẩn (ssg).
\r\n\r\nH.2.2 Kết hợp các yếu\r\ntố góp phần vào độ không đảm bảo đo hệ thống
\r\n\r\nSai lệch tiêu chuẩn\r\nđối với tất cả các yếu tố góp phần vào độ không đảm bảo đo hệ thống là;
\r\n\r\nH.2.3 Các yếu tố góp\r\nphần ngẫu nhiên (Kiểu A [1])
\r\n\r\nCác yếu tố góp phần\r\nngẫu nhiên là các giá trị được lấy theo thống kê từ phép đo lặp lại và, là các\r\ngiá trị ngẫu nhiên, thường nhận thấy do cách đo có xu hướng theo phân bố Gauxơ.\r\nTừng yếu tố góp phần ngẫu nhiên được đặc trưng bởi sai lệch tiêu chuẩn theo\r\nthực nghiệm (sr) của mẫu các giá trị đo (xem công thức (H.11) trong\r\nH.3.3.1).
\r\n\r\nH.2.4 Tương quan giữa\r\ncác yếu tố góp phần vào độ không đảm bảo đo
\r\n\r\nKhông nên bỏ qua mối\r\ntương quan giữa các đại lượng đo được nếu nó tồn tại và lớn. Nếu có thể thì cần\r\nđánh giá bằng thực nghiệm mối tương quan này bằng cách thay đổi các đại lượng\r\ncó tương quan. Trong nhiều trường hợp, các đại lượng đo được là độc lập đủ để\r\ncó thể giả thiết các đại lượng ảnh hưởng là không tương quan. Nếu đã xác định\r\nrằng không thể bỏ qua và không thể xác định bằng thực nghiệm mối tương quan\r\ngiữa các đại lượng đo được thì cần áp dụng các qui trình trong ISO TAG 4, mục\r\n5.1 [1].
\r\n\r\nH.3 Độ không đảm bảo\r\nđo tổng
\r\n\r\nH.3.1 Kết hợp các yếu\r\ntố góp phần vào độ không đảm bảo đo
\r\n\r\nĐộ không đảm bảo đo\r\nđối với phân bố Gauxơ được cho bởi:
\r\n\r\nU\r\n= ks (mức tin cậy ước tính là P %) (H.4)
\r\n\r\ntrong đó
\r\n\r\nk là hệ\r\nsố phân bố chuẩn (hệ số phủ [1]) và được cho ở dòng cuối cùng trong bảng H.1,\r\nđối với n → ¥;
\r\n\r\nP được cho ở dòng đầu\r\ntiên trong bảng H.1.
\r\n\r\nNếu\r\nkhông có qui định nào khác thì thường đánh giá độ không đảm bảo đo ở mức tin\r\ncậy 95 % và lấy giá trị làm tròn k = 2 [1].
\r\n\r\nĐể kết hợp các yếu tố\r\ngóp phần vào độ không đảm bảo đo, qui trình của phụ lục này yêu cầu các các yếu\r\ntố góp phần vào độ không đảm bảo đo hệ thống và ngẫu nhiên của hệ thống đo được\r\ntính riêng rẽ. Sai lệch của độ không đảm bảo đo tổng U dựa trên căn bậc hai của\r\ntổng các bình phương của yếu tố góp phần vào độ không đảm bảo đo có hệ thống và\r\nđộ không đảm bảo đo ngẫu nhiên:
\r\n\r\nUs và Ur\r\nđược tính ở mức tin cậy như nhau và được lấy theo H.3.2 và H.3.3.
\r\n\r\nH.3.2 Ước\r\ntính độ không đảm bảo đo có hệ thống
\r\n\r\nCông thức cơ bản đối\r\nvới độ không đảm bảo đo có hệ thống Us là:
\r\n\r\n(từ công thức (H.3) và\r\ncông thức (H.4)).
\r\n\r\nNếu đưa ra độ không\r\nđảm bảo đo hiệu chuẩn mà không chỉ ra bất kỳ mức tin cậy nào thì được coi là có\r\nphân bố chữ nhật với giá trị nửa dãy bằng với\r\nđộ không đảm bảo đo và là một trong các số hạng của công thức (H.2).
\r\n\r\nKhi cho độ không đảm\r\nbảo đo cùng với mức tin cậy thì giá trị này cần giả thiết là có phân bố Gauxơ.\r\nVì vậy, nếu độ không đảm bảo đo hiệu chuẩn được cho ở mức tin cậy là 95 % như\r\nkhuyến cáo chung thì giá trị này là 2s (tức là k = 2), và:
\r\n\r\nCụ thể, trong trường\r\nhợp chỉ có một hiệu chuẩn cho hệ thống đo hoàn chỉnh thì công thức (H.6) trở\r\nthành:
\r\n\r\ntrong đó a1\r\nđến an là các giá trị nửa dãy.
\r\n\r\nDạng tổng quát của\r\ncông thức (H.6) là:
\r\n\r\ntrong đó
\r\n\r\nU1 đến Um\r\nlà các yếu tố góp phần hiệu chuẩn được cho ở mức tin cậy qui định;
\r\n\r\nk1 đến kn,\r\nlà các hệ số phân bố chuẩn tương ứng.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Nếu có yếu\r\ntố góp phần bất kỳ khác hoặc được tính trên cơ sở giả thiết phân bố Gauxơ thì\r\nyếu tố này là một trong các số hạng (Um/km)2 trong\r\ncông thức (H.9).
\r\n\r\nH.3.3 Ước tính độ\r\nkhông đảm bảo đo ngẫu nhiên
\r\n\r\nTất cả các phép đo,\r\nđược lặp lại vài lần trong các điều kiện như nhau, sẽ cho một khoảng các giá\r\ntrị đo được (với điều kiện là đủ độ phân giải) và vì vậy, có độ không đảm bảo\r\nđo khi tính giá trị có thể có tiếp theo. Giá trị trung bình của\r\ncác phép đo lặp lại này cũng có độ không đảm bảo đo giảm (theo căn bậc hai của\r\nn) khi số lượng phép đo (n) tăng.
\r\n\r\nH.3.3.1 Ur\r\ncó được từ số ít lần đo (ví dụ: 10 lần như yêu cầu trong điều 6 của tiêu chuẩn\r\nnày)
\r\n\r\nKhi Ur là\r\nđộ không đảm bảo đo của giá trị trung bình, xm, của số ít các giá\r\ntrị (n) thì Ur được cho bởi:
\r\n\r\ntrong đó
\r\n\r\nt\r\nlà hệ số Student t, lấy từ bảng H.1 dưới dạng số lượng\r\nmẫu (n),
\r\n\r\nP\r\nlà mức tin cậy yêu cầu, và:
\r\n\r\ntrong đó
\r\n\r\nn\r\nlà số lần đo;
\r\n\r\nxi\r\nlà các giá trị đo đối với i = 1 đến\r\nn;
\r\n\r\nxm\r\nlà trung bình các giá trị đo.
\r\n\r\nBảng\r\nH.1 - Phân bố Student t
\r\n\r\nCác\r\ngiá trị t đối với mức tin cậy quy định P % là hàm của số lần đo n
\r\n\r\n\r\n P\r\n % \r\nn \r\n | \r\n \r\n 68,3 \r\n | \r\n \r\n 90,0 \r\n | \r\n \r\n 95,0 \r\n | \r\n \r\n 99,7 \r\n | \r\n
\r\n 2 \r\n | \r\n \r\n 1,84 \r\n | \r\n \r\n 6,31 \r\n | \r\n \r\n 12,7 \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n
\r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 1,32 \r\n | \r\n \r\n 2,92 \r\n | \r\n \r\n 4,30 \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n
\r\n 4 \r\n | \r\n \r\n 1,20 \r\n | \r\n \r\n 2,35 \r\n | \r\n \r\n 3,18 \r\n | \r\n \r\n 9,22 \r\n | \r\n
\r\n 5 \r\n | \r\n \r\n 1,14 \r\n | \r\n \r\n 2,13 \r\n | \r\n \r\n 2,78 \r\n | \r\n \r\n 6,62 \r\n | \r\n
\r\n 6 \r\n | \r\n \r\n 1,11 \r\n | \r\n \r\n 2,02 \r\n | \r\n \r\n 2,57 \r\n | \r\n \r\n 5,51 \r\n | \r\n
\r\n 7 \r\n | \r\n \r\n 1,09 \r\n | \r\n \r\n 1,94 \r\n | \r\n \r\n 2,45 \r\n | \r\n \r\n 4,90 \r\n | \r\n
\r\n 8 \r\n | \r\n \r\n 1,08 \r\n | \r\n \r\n 1,89 \r\n | \r\n \r\n 2,36 \r\n | \r\n \r\n 4,53 \r\n | \r\n
\r\n 9 \r\n | \r\n \r\n 1,07 \r\n | \r\n \r\n 1,86 \r\n | \r\n \r\n 2,31 \r\n | \r\n \r\n 4,28 \r\n | \r\n
\r\n 10 \r\n | \r\n \r\n 1,06 \r\n | \r\n \r\n 1,83 \r\n | \r\n \r\n 2,26 \r\n | \r\n \r\n 4,09 \r\n | \r\n
\r\n 20 \r\n | \r\n \r\n 1,03 \r\n | \r\n \r\n 1,73 \r\n | \r\n \r\n 2,09 \r\n | \r\n \r\n 3,45 \r\n | \r\n
\r\n ¥\r\n 1) \r\n | \r\n \r\n 1,00 \r\n | \r\n \r\n 1,65 \r\n | \r\n \r\n 1,96\r\n 2) \r\n | \r\n \r\n 3,00 \r\n | \r\n
\r\n 1)\r\n Khi n → ¥, t → k \r\n2)\r\n Với P = 95 %, k được làm tròn là 2 [1 ] \r\n | \r\n
CHÚ THÍCH: Trong thống\r\nkê, n-1 được gọi là số bậc tự do của phân bố.
\r\n\r\nH.3.3.2 Ur\r\ncó được từ số lượng lớn các lần đo (n >> 10)
\r\n\r\nỞ mức tin cậy thích\r\nhợp 95 % đối với mẫu có số lần đo n >> 10, t\r\ntrong công thức (H.10) có thể được thay bằng k. Khi đó, độ không đảm bảo đo\r\ntrung bình, xm, của các mẫu trở thành:
\r\n\r\nH.3.3.3 Ur\r\ncó được từ số lượng lớn các lần đo được thiết lập từ trước
\r\n\r\nNếu giá trị sr\r\nđược thiết lập từ số lượng lớn các lần đo (ví dụ n1\r\n≥ 20 đối với mức tin cậy 95 %) với hệ thống đo không có thay đổi đáng kể thì độ\r\nkhông đảm bảo đo trong một lần đo tiếp theo (hay lặp lại) là:
\r\n\r\ntrong đó
\r\n\r\nn2 = 1\r\n(hoặc 2, v.v...) và n2 << n1.
\r\n\r\nH.4 Trình tự tính độ\r\nkhông đảm bảo đo tổng
\r\n\r\nTập hợp độ không đảm\r\nbảo đo là tập các giá trị ấn định cho từng yếu tố góp phần đáng kể. Tập hợp này\r\nđược sử dụng cùng qui trình cho trong phụ lục này để ước tính độ không đảm bảo\r\nđo tổng. Trình tự đối với các ước tính này\r\nnên giống như trình tự dùng cho các thử nghiệm tính năng.
\r\n\r\nH.5 Làm tròn các giá\r\ntrị đo được và các độ không đảm bảo đo ước tính
\r\n\r\nCác sai lệch phụ ở\r\ncác phép đo có thể được hạn chế bằng cách thực hiện tất cả các phép tính có số\r\ncon số có nghĩa nhiều hơn số con số có nghĩa giữ lại trong hồ\r\nsơ cuối cùng và thông thường, hai chữ số phụ là đủ.
\r\n\r\nĐộ không đảm bảo đo\r\nchỉ gồm một hoặc hai chữ số có nghĩa và độ không đảm bảo đo ghi được cần được làm\r\ntròn để tránh đưa ra con số quá lạc quan, ví dụ độ không đảm bảo đo được tính\r\nlà ± 0,82 % cần được làm tròn đến ± 0,9 % hoặc ± 1 %.
\r\n\r\nGiá trị đo được cần\r\nđược ghi lại với độ phân giải không quá 10 % độ không đảm bảo đo đã ghi lại và\r\ncần được làm tròn đến một đơn vị ở con số có\r\nnghĩa cuối cùng được giữ lại. Vì vậy, đối với điện áp đo với độ phân giải 0,01\r\n% và với độ không đảm bảo đo là ± 1 % thì giá trị đo được ghi lại cần làm tròn\r\nđến 0,1 %.
\r\n\r\nTuy nhiên, trong một\r\nsố trường hợp, một con số có nghĩa có thể cần đưa ra thêm để phát hiện sai lệch\r\ntrong một loạt phép đo, ví dụ như do sự thay đổi các điểu kiện đo.
\r\n\r\nH.6 Ví dụ về đánh giá\r\nđộ không đảm bảo đo của thử nghiệm tính năng bằng phương pháp chuẩn
\r\n\r\nH.6.1 Yêu cầu chung
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Các phép\r\nđo dưới đây được thực hiện trong phòng thí nghiệm sử dụng hệ thống đo chuẩn của\r\nphòng thí nghiệm đó.
\r\n\r\nỞ từng ví dụ, hệ\r\nthống đo được hiệu chuẩn về điều kiện sử dụng bình thường của nó. Hệ thống đo\r\nchuẩn cũng được nối vào đối tượng thử nghiệm và thực hiện đo đồng thời với 10\r\nlần đặt điện áp trên cả hai hệ thống đo.
\r\n\r\nHệ thống đo chuẩn\r\nđược hiệu chuẩn bởi phòng thí nghiệm chuẩn quốc gia. Chứng chỉ hiệu chuẩn bao\r\ngồm kết quả ở điện áp so sánh yêu cầu, báo cáo về điều kiện làm việc mà tại đó\r\nthu được kết quả và giá trị ước tính độ không đảm bảo đo được hiệu chuẩn ở mức\r\ntin cậy là 95 %.
\r\n\r\nĐể đơn giản hoá, giả\r\nthiết là phòng thử nghiệm có khả năng phát hiện được các điều kiện giống với\r\ncác điều kiện để hiệu chuẩn hệ thống đo chuẩn. Trong thực tế, điều này không\r\nphải lúc nào cũng có thể xảy ra, trong các trường hợp như vậy, dữ liệu bổ sung\r\nvề tính năng đối với hệ thống đo chuẩn có thể cần để tính hệ số hiệu chỉnh\r\nvà/hoặc ước tính các độ không đảm bảo đo bổ sung. Các độ không đảm bảo đo này\r\ncó thể trở thành các số hạng bổ sung trong công thức (H.9).
\r\n\r\nCần chú ý rằng các\r\nyếu tố góp phần vào độ không đảm bảo đo phải được xác định theo hiệu lực của\r\nthông số đo được bằng đại lượng nhiễu.
\r\n\r\nỞ hầu hết các trường\r\nhợp thực tế, sự kết hợp của các độ không đảm bảo đo, như mô tả ở\r\nphụ lục này, có xu hướng cho kết quả bi quan hoặc an toàn. Vì vậy, khuyến cáo\r\nrằng độ không đảm bảo đo ước tính cần được chỉ ra là "với mức tin cậy\r\nkhông nhỏ hơn P %".
\r\n\r\nH.6.2\r\nVí dụ 1 - Hiệu chuẩn hệ thống đo điện áp một chiều 1 MV bằng cách so sánh với\r\nhệ thống đo chuẩn 200 kV - Giá trị trung bình của điện áp một\r\nchiều
\r\n\r\na) Độ không đảm bảo\r\nđo ngẫu nhiên (ước tính từ 10 cặp phép đo tương ứng)
\r\n\r\nBảng\r\nH.2 - Giá trị đo được
\r\n\r\n\r\n Hệ\r\n thống đo chuẩn VA | \r\n \r\n Hệ\r\n thống đo | \r\n \r\n Hệ\r\n số thang đo của hệ thống đo | \r\n
\r\n 191,4 \r\n | \r\n \r\n 190,7 \r\n | \r\n \r\n 1,0037 \r\n | \r\n
\r\n 191,6 \r\n | \r\n \r\n 190,7 \r\n | \r\n \r\n 1,0047 \r\n | \r\n
\r\n 190,7 \r\n | \r\n \r\n 190,1 \r\n | \r\n \r\n 1,0032 \r\n | \r\n
\r\n 189,9 \r\n | \r\n \r\n 189,1 \r\n | \r\n \r\n 1,0042 \r\n | \r\n
\r\n 190,9 \r\n | \r\n \r\n 190,0 \r\n | \r\n \r\n 1,0047 \r\n | \r\n
\r\n 191,2 \r\n | \r\n \r\n 190,4 \r\n | \r\n \r\n 1,0042 \r\n | \r\n
\r\n 191,3 \r\n | \r\n \r\n 190,5 \r\n | \r\n \r\n 1,0042 \r\n | \r\n
\r\n 191,2 \r\n | \r\n \r\n 190,5 \r\n | \r\n \r\n 1,0037 \r\n | \r\n
\r\n 190,6 \r\n | \r\n \r\n 189,9 \r\n | \r\n \r\n 1,0037 \r\n | \r\n
\r\n 191,3 \r\n | \r\n \r\n 190,2 \r\n | \r\n \r\n 1,0058 \r\n | \r\n
Giá trị trung bình\r\ncủa thang đo Fm = 1,0042 (sau đó, giá trị này được hiệu chỉnh với\r\nsai lệch đã biết trong hệ thống đo chuẩn - xem e).
\r\n\r\nSai lệch chuẩn sr\r\n= 0,073 %
\r\n\r\ncho độ không đảm bảo\r\nđo ngẫu nhiên đối với P = 95 % là Ur = ± 0,052 %
\r\n\r\nb) Các yếu tố góp\r\nphần vào độ không đảm bảo đo hệ thống (công thức (H.8))
\r\n\r\n1) Độ phân giải của\r\ndụng cụ đo trong hệ thống đo chuẩn
\r\n\r\n± một nửa của chữ số\r\ncuối cùng đối với giá trị "không” = ± 0,05 kV
\r\n\r\n= ± 0,026 % của 190\r\nkV
\r\n\r\n± một nửa của chữ số\r\ncuối cùng đối với giá trị đọc = ± 0,05 kV
\r\n\r\n= ± 0,026% của 190 kV\r\n
\r\n\r\ndo đó, trong công\r\nthức (H.9): a1 =\r\n0,052 %
\r\n\r\n2) Độ phân giải của\r\ndụng cụ đo trong hệ thống đo
\r\n\r\n± một nửa của chữ số\r\ncuối cùng đối với giá trị "không" =\r\n± 0,05 kV
\r\n\r\n= ± 0,026% của 190 kV\r\n
\r\n\r\n± một nửa của chữ số\r\ncuối cùng đối với giá trị đọc = ± 0,05 kV
\r\n\r\n= ± 0,026% của 190 kV\r\n
\r\n\r\ndo đó, trong công\r\nthức (H.9): a2 =\r\n0,052 %
\r\n\r\n3) Sự trôi hệ số thang\r\nđo của hệ thống đo chuẩn
\r\n\r\nDựa trên kinh nghiệm\r\nvới các hệ thống tương tự, giả thiết giá trị a3 = 0,05 % để bù sự\r\ntrôi khi hiệu chuẩn hệ thống đo chuẩn từ thời điểm hiệu chuẩn lần\r\ncuối (không có dữ liệu về sự trôi của hệ thống này).
\r\n\r\n4) Hiệu chuẩn độ không\r\nđảm bảo đo của hệ thống đo chuẩn
\r\n\r\nGiá trị cho trong\r\nchứng chỉ hiệu chuẩn là ± 0,3 % đối với mức tin cậy không nhỏ hơn 95 % (tức là\r\nk1 = 2) và vì vậy công thức\r\n(H.9) cho: (U1/k1) = 0,15 %.
\r\n\r\nc) Độ không đảm bảo\r\nđo tổng có hệ thống
\r\n\r\nTừ công thức (H.9),
\r\n\r\nvới k = 2 (tức là P =\r\n95 %): Us = ± 0,32 %
\r\n\r\nd) Độ không đảm bảo\r\nđo tổng với mức tin cậy không nhỏ hơn 95 %
\r\n\r\nTừ công thức (H.5): U\r\n= [(0,32)2 + (0,052)2]1/2
\r\n\r\n= ± 0,33 % được làm\r\ntròn lên là ± 0,4 %
\r\n\r\ne) Hiệu chỉnh sai số\r\nhiệu chuẩn của hệ thống đo chuẩn
\r\n\r\nSai số của hệ số\r\nthang đo của hệ thống đo chuẩn cho trong chứng chỉ hiệu chuẩn là - 0,1 %. Vì\r\nvậy, giá trị trung bình hiệu chỉnh của hệ số thang đo của hệ thống đo là:
\r\n\r\nFm =\r\n1,0042 x 1,001
\r\n\r\n= 1,0052 làm tròn là\r\n1,005
\r\n\r\nf) Kết quả hiệu chuẩn\r\ncủa hệ thống đo
\r\n\r\nGiá trị hệ số thang\r\nđo ấn định ở 190 kV là 1,005 có độ không đảm bảo đo là ± 0,4 % với mức tin cậy\r\nkhông nhỏ hơn 95 %.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Ví dụ này\r\ndùng cho hệ thống đo đọc trực tiếp có hệ số thang đo danh nghĩa là 1. Hệ thống\r\nđo khác có thể có hệ số thang đo lớn hơn.
\r\n\r\nH.6.3\r\nVí dụ 2 - Hiệu chuẩn hệ thống đo xung sét 2 MV, bằng cách so sánh với hệ thống\r\nđo chuẩn có lắp bộ chia điện trở 600 kV và bộ số hoá 8 bit.
\r\n\r\nH.6.3.1 Giá trị đỉnh\r\ncủa xung sét tiêu chuẩn
\r\n\r\na) Độ không đảm bảo\r\nđo ngẫu nhiên (từ các cặp phép đo tương ứng) với các xung 1,2/50
\r\n\r\nBảng\r\nH.3 - Giá trị đo được
\r\n\r\n\r\n Hê\r\n thống đo chuẩn VA | \r\n \r\n Hê\r\n thống đo | \r\n \r\n Hệ\r\n số thang đo của hệ thống đo | \r\n
\r\n 516 \r\n | \r\n \r\n 509 \r\n | \r\n \r\n 1,0138 \r\n | \r\n
\r\n 520 \r\n | \r\n \r\n 513 \r\n | \r\n \r\n 1,0136 \r\n | \r\n
\r\n 520 \r\n | \r\n \r\n 514 \r\n | \r\n \r\n 1,0117 \r\n | \r\n
\r\n 516 \r\n | \r\n \r\n 509 \r\n | \r\n \r\n 1,0138 \r\n | \r\n
\r\n 515 \r\n | \r\n \r\n 509 \r\n | \r\n \r\n 1,0118 \r\n | \r\n
\r\n 518 \r\n | \r\n \r\n 512 \r\n | \r\n \r\n 1,0117 \r\n | \r\n
\r\n 515 \r\n | \r\n \r\n 508 \r\n | \r\n \r\n 1,0138 \r\n | \r\n
\r\n 516 \r\n | \r\n \r\n 511 \r\n | \r\n \r\n 1,0098 \r\n | \r\n
\r\n 512 \r\n | \r\n \r\n 507 \r\n | \r\n \r\n 1,0099 \r\n | \r\n
\r\n 518 \r\n | \r\n \r\n 511 \r\n | \r\n \r\n 1,0137 \r\n | \r\n
Giá trị trung bình\r\ncủa hệ số thang đo: Fm = 1,0123 (sau đó, giá trị này được hiệu chỉnh\r\nvới sai số đã biết trong hệ thống đo chuẩn).
\r\n\r\nSai lệch chuẩn sr\r\n= 0,16 %
\r\n\r\ncho độ không đảm bảo\r\nđo ngẫu nhiên đối với P = 95 % là Ur = ± 0,12 %
\r\n\r\nb) Các yếu tố góp phần\r\nvào độ không đảm bảo đo có hệ thống (công thức (H.9))
\r\n\r\n1) Độ phân giải của\r\ndụng cụ đo trong hệ thống đo chuẩn
\r\n\r\n\r\n ± một nửa của chữ\r\n số cuối cùng đối với giá trị "không" \r\n | \r\n \r\n = ± 1 / (2 x 255)\r\n giá trị toàn thang đo (với bộ ghi 8 bit) \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n = ± 0,245 % (với 80\r\n % giá trị toàn thang đo) \r\n | \r\n
\r\n ± một nửa của chữ\r\n số cuối cùng đối với giá trị đọc \r\n | \r\n \r\n = ± 1 / (2 x 255)\r\n giá trị toàn thang đo | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n = ± 0,245 % (với 80\r\n % giá trị toàn thang đo) \r\n | \r\n
\r\n do đó, trong công\r\n thức (H.9): \r\n | \r\n \r\n a1 =\r\n 0,49 % \r\n | \r\n
\r\n 2) Độ phân giải của\r\n dụng cụ đo trong hệ thống đo \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n ± một nửa của chữ\r\n số cuối cùng đối với giá trị "không" \r\n | \r\n \r\n = ± 1 / (2 x 255)\r\n giá trị toàn thang đo (với bộ ghi số 8 bit) \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n = ± 0,245 % (với 80\r\n % giá trị toàn thang đo) \r\n | \r\n
\r\n ± một nửa của chữ\r\n số cuối cùng đối với giá trị đọc \r\n | \r\n \r\n = ± 1 / (2 x\r\n 255) giá trị toàn thang đo (với bộ ghi số 8 bit) \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n = ± 0,245 % (với 80\r\n % giá trị toàn thang đo) \r\n | \r\n
\r\n do đó, trong công\r\n thức (H.9): \r\n | \r\n \r\n a1 =\r\n 0,49 % \r\n | \r\n
3) Sự trôi hệ số\r\nthang đo của dụng cụ đo trong hệ thống đo chuẩn
\r\n\r\nKhông tăng thêm độ\r\ntrôi, nếu kiểm tra thường xuyên cùng với bộ hiệu chuẩn xung mà hệ số thang đo không\r\nthay đổi.
\r\n\r\n4) Sự trôi hệ số\r\nthang đo của bộ phân áp trong hệ thống đo chuẩn
\r\n\r\nƯớc tính là a3\r\n= 0,2 %
\r\n\r\n5) Hiệu chuẩn độ\r\nkhông đảm bảo đo của dụng cụ đo trong hệ thống đo chuẩn
\r\n\r\nGiá trị cho trong\r\nchứng chỉ hiệu chuẩn là: U1 = 0,4 %\r\nđối với mức tin cậy không nhỏ hơn 95 % (k1 = 2) cho: (U1/k1)\r\n= 0,2 %
\r\n\r\n6) Hiệu chuẩn độ\r\nkhông đảm bảo đo của bộ phân áp trong hệ thống đo chuẩn
\r\n\r\nGiá trị cho trong\r\nchứng chỉ hiệu chuẩn là: U2 = 0,4 % đối với mức tin cậy không nhỏ hơn\r\n95 % (k2 = 2)
\r\n\r\ncho: (U2/k2)\r\n= 0,2 %
\r\n\r\nc) Độ không đảm bảo\r\nđo tổng có hệ thống
\r\n\r\nTừ công thức H.9, với\r\nk = 2 (tức là P = 95 %): Us = ± 0,95 %
\r\n\r\nĐộ không đảm bảo đo\r\ntổng với mức tin cậy không nhỏ hơn 95 %
\r\n\r\nTừ công thức (H.5): U\r\n= (0,952 + 0,122)1/2 %
\r\n\r\n= ± 0,96 % được làm\r\ntròn lên là ± 1 %
\r\n\r\ne) Hiệu chỉnh sai số\r\nhiệu chuẩn của hệ thống đo chuẩn
\r\n\r\nSai số của hệ số\r\nthang đo của hệ thống đo chuẩn cho trong chứng chỉ hiệu chuẩn là - 0,15 %.\r\nVì vậy, giá trị trung bình hiệu chuẩn của hệ số thang đo của hệ thống đo là:\r\n1,0123 x 1,0015 = 1,0138 làm tròn là 1,014.
\r\n\r\nf) Kết quả hiệu chuẩn\r\nđối với giá trị đỉnh
\r\n\r\nGiá trị hệ số thang\r\nđo ấn định đối với các xung 1,2/50 ms, ở 500 kV là 1,014\r\nvới độ không đảm bảo đo là ± 1 % với\r\nmức tin cậy không nhỏ hơn 95 %.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH:\r\nVí dụ này dùng cho hệ thống đo đọc trực tiếp có hệ số thang đo danh nghĩa là 1.\r\nHệ thống đo khác có thể có hệ số thang đo lớn hơn.
\r\n\r\nH.6.3.2 Thời gian đầu\r\nsóng của xung sét (T1)
\r\n\r\na) Độ không đảm bảo\r\nđo ngẫu nhiên (ước tính từ 10 cặp phép đo tương ứng)
\r\n\r\nBảng\r\nH.4 - Giá trị đo được
\r\n\r\n\r\n Hệ\r\n thống đo chuẩn \r\nT1A | \r\n \r\n Hệ\r\n thống đo \r\nT1B | \r\n \r\n Chênh\r\n lệch tương đối \r\n(T1B-T1A)/T1A\r\n x 100% \r\n | \r\n
\r\n 1,198 \r\n | \r\n \r\n 1,258 \r\n | \r\n \r\n +\r\n 5,0 \r\n | \r\n
\r\n 1,178 \r\n | \r\n \r\n 1,244 \r\n | \r\n \r\n +\r\n 5,6 \r\n | \r\n
\r\n 1,171 \r\n | \r\n \r\n 1,295 \r\n | \r\n \r\n +\r\n 10,6 \r\n | \r\n
\r\n 1,200 \r\n | \r\n \r\n 1,261 \r\n | \r\n \r\n +\r\n 5,1 \r\n | \r\n
\r\n 1,170 \r\n | \r\n \r\n 1,291 \r\n | \r\n \r\n +\r\n 10,3 \r\n | \r\n
\r\n 1,184 \r\n | \r\n \r\n 1,255 \r\n | \r\n \r\n +\r\n 6,0 \r\n | \r\n
\r\n 1,201 \r\n | \r\n \r\n 1,259 \r\n | \r\n \r\n +\r\n 4,8 \r\n | \r\n
\r\n 1,174 \r\n | \r\n \r\n 1,328 \r\n | \r\n \r\n +\r\n 13,1 \r\n | \r\n
\r\n 1,171 \r\n | \r\n \r\n 1,334 \r\n | \r\n \r\n +\r\n 13,9 \r\n | \r\n
\r\n 1,190 \r\n | \r\n \r\n 1,268 \r\n | \r\n \r\n +\r\n 6,6 \r\n | \r\n
Giá trị trung bình\r\ncủa chênh lệch tương đối là + 8,1 %
\r\n\r\nSai lệch chuẩn sr\r\n= 3,5 %
\r\n\r\ncho độ không đảm bảo\r\nđo ngẫu nhiên đối với P = 95 % là Ur = ± 2,5 %
\r\n\r\nb) Các độ không đảm\r\nbảo đo có hệ thống
\r\n\r\nSai số bất kỳ của độ\r\nphân giải là nhỏ so với độ không đảm bảo đo ngẫu nhiên và chỉ độ không đảm bảo\r\nđo có hệ thống là độ không đảm bảo đo hiệu chuẩn của hệ thống đo và là\r\n± 0,7 % với P không nhỏ hơn 95 % (tức là k = 2) và do đó, trong công thức\r\n(H.9):
\r\n\r\nVì vậy độ không đảm\r\nbảo đo tổng có hệ thống với k = 2 là Us = ± 0,7 % với mức tin cậy là\r\n95 %.
\r\n\r\nc) Độ không đảm bảo\r\nđo tổng với mức tin cậy không nhỏ hơn 95 %
\r\n\r\nTừ công thức (H.5): U\r\n= (0,72 + 2,52)1/2 %
\r\n\r\n= ± 2,6 % được làm\r\ntròn lên là ± 3 %
\r\n\r\nd) Hiệu chỉnh sai số\r\nhiệu chuẩn của hệ thống đo chuẩn
\r\n\r\nSai số ở thang đo\r\nthời gian cho trong chứng chỉ hiệu chuẩn là - 0,66 %
\r\n\r\nVì vậy chênh lệch tương\r\nđối trung bình được hiệu chỉnh: = (+ 8,1 + 0,66) %
\r\n\r\n= + 8,76 % được làm tròn\r\nlên là ± 9 %
\r\n\r\ne) Kết quả của hiệu\r\nchuẩn thời gian đầu sóng
\r\n\r\nVới T1 =\r\n1,2 ms,\r\nsai số trong giá trị cho bởi hệ thống đo là (+9 ± 3) % với mức tin cậy không\r\nnhỏ hơn 95 %.
\r\n\r\nH.6.3.3 Thời gian đến\r\nnửa giá trị
\r\n\r\nSử dụng qui trình\r\nđược mô tả trong H.6.3.2.
\r\n\r\nH.7 Tài liệu tham\r\nkhảo
\r\n\r\n[1] ISO/TAG 4/WG3:\r\nJan 1993, "Guide to the expression of uncertainty\r\nin measurement" (Hướng dẫn mô tả độ không đảm bảo trong phép đo)
\r\n\r\n[2] Dietrich, C.F.\r\n"Uncertainty, calibration and probability",\r\n2 nd ed., Adam Hilger, London, U.K., 1991 ("Độ không đảm bảo đo, hiệu\r\nchuẩn và xác suất")
\r\n\r\n\r\n\r\n
MỤC\r\nLỤC
\r\n\r\nLời nói đầu ………………………………………………………………………………………………..
\r\n\r\n1. Phạm\r\nvi áp dụng ………………………………………………………………………………………
\r\n\r\n2. Tài\r\nliệu viện dẫn ……………………………………………………………………………………….
\r\n\r\n3. Định\r\nnghĩa và ký hiệu\r\n………………………………………………………………………………..
\r\n\r\n3.1. Hệ\r\nthống đo …………………………………………………………………………………………
\r\n\r\n3.2. Thiết\r\nbị biến đổi …………………………………………………………………………………….
\r\n\r\n3.3. Hệ\r\nthống truyền dẫn\r\n………………………………………………………………………………
\r\n\r\n3.4. Dụng\r\ncụ chỉ thị và ghi\r\n……………………………………………………………………………..
\r\n\r\n3.5. Hệ\r\nsố thang đo …………………………………………………………………………………….
\r\n\r\n3.6. Định\r\nnghĩa liên quan đến đáp ứng động của hệ thống đo\r\n…………………………………..
\r\n\r\n3.7. Tham\r\nsố đáp tuyến ………………………………………………………………………………
\r\n\r\n3.8. Độ\r\nkhông đảm bảo đo tổng e …………………………………………………………………..
\r\n\r\n3.9. Giá\r\ntrị danh định ………………………………………………………………………………….
\r\n\r\n3.10. Định\r\nnghĩa liên quan đến thử nghiệm ………………………………………………………..
\r\n\r\n4. Qui\r\ntrình hạn định và sử dụng hệ thống đo\r\n……………………………………………………..
\r\n\r\n4.1. Nguyên\r\ntắc chung ………………………………………………………………………………..
\r\n\r\n4.2. Chương\r\ntrình thử nghiệm tính năng ……………………………………………………………
\r\n\r\n4.3. Chương\r\ntrình kiểm tra tính năng ………………………………………………………………..
\r\n\r\n4.4. Yêu\r\ncầu đối với hồ sơ tính năng\r\n………………………………………………………………..
\r\n\r\n4.5. Điều\r\nkiện làm việc ………………………………………………………………………………..
\r\n\r\n5. Thử\r\nnghiệm chấp nhận trên các thành phần đối\r\nvới hệ thống đo được công nhận ………..
\r\n\r\n5.1. Khả\r\nnăng áp dụng …………………………………………………………………………………
\r\n\r\n5.2. Xác\r\nđịnh hệ số thang đo ………………………………………………………………………….
\r\n\r\n5.3. Thử\r\nnghiệm tính tuyến tính ………………………………………………………………………
\r\n\r\n5.4. Thử\r\nnghiệm tính ổn định trong thời gian ngắn …………………………………………………
\r\n\r\n5.5. Độ ổn\r\nđịnh trong thời gian dài của các phần tử đơn lẻ ……………………………………….
\r\n\r\n5.6. Ảnh\r\nhưởng của nhiệt độ …………………………………………………………………………
\r\n\r\n5.7. Ảnh\r\nhưởng do khoảng cách gần ………………………………………………………………..
\r\n\r\n5.8. Đáp\r\nứng động của thành phần ………………………………………………………………….
\r\n\r\n5.9. Thử\r\nnghiệm chịu thử ……………………………………………………………………………..
\r\n\r\n6. Thử\r\nnghiệm tính năng trên hệ thống đo\r\n…………………………………………………………..
\r\n\r\n6.1. Yêu\r\ncầu chung …………………………………………………………………………………….
\r\n\r\n6.2. Xác\r\nđịnh hệ số thang đo ấn định\r\n……………………………………………………………….
\r\n\r\n6.3. Thử\r\nnghiệm đáp ứng động (đối với hệ thống đo xung)\r\n………………………………………
\r\n\r\n6.4 Thử nghiệm nhiễu\r\n(đối với hệ thống đo xung) ………………………………………………….
\r\n\r\n7. Đo\r\nđiện áp một chiều ……………………………………………………………………………….
\r\n\r\n7.1. Yêu\r\ncầu đối với hệ thống đo được công nhận ………………………………………………..
\r\n\r\n7.2. Thử\r\nnghiệm chấp nhận trên các thành phần đối với hệ thống đo\r\nđược công nhận ………
\r\n\r\n7.3. Thử\r\nnghiệm tính năng trên hệ thống đo\r\n………………………………………………………..
\r\n\r\n7.4. Kiểm\r\ntra tính năng …………………………………………………………………………………
\r\n\r\n7.5. Thiết\r\nbị đo chuẩn theo IEC\r\n……………………………………………………………………….
\r\n\r\n7.6. Đo\r\nbiên độ nhấp nhô . …………………………………………………………………………….
\r\n\r\n8. Đo\r\nđiện áp xoay chiều\r\n………………………………………………………………………………
\r\n\r\n8.1. Yêu\r\ncầu đối với hệ thống đo được công nhận\r\n………………………………………………….
\r\n\r\n8.2. Thử\r\nnghiệm chấp nhận trên các thành phần đối với hệ thống đo được công\r\nnhận ………..
\r\n\r\n8.3. Thử\r\nnghiệm tính năng trên hệ thống đo\r\n………………………………………………………….
\r\n\r\n8.4. Kiểm\r\ntra tính năng …………………………………………………………………………………..
\r\n\r\n8.5. Thiết\r\nbị đo chuẩn theo IEC\r\n…………………………………………………………………………
\r\n\r\n9. Đo\r\nđiện áp xung sét …………………………………………………………………………………..
\r\n\r\n9.1. Yêu\r\ncầu đối với hệ thống đo được công nhận\r\n…………………………………………………..
\r\n\r\n9.2. Thử\r\nnghiệm chấp nhận trên các thành phần đối với hệ thống đo được công\r\nnhận ………..
\r\n\r\n9.3. Thử\r\nnghiệm tính năng trên hệ thống đo\r\n…………………………………………………………
\r\n\r\n9.4. Kiểm\r\ntra tính năng ………………………………………………………………………………….
\r\n\r\n9.5. Thiết\r\nbị đo chuẩn theo IEC ……………………………………………………………………….
\r\n\r\n10. Đo\r\nđiện áp xung đóng cắt …………………………………………………………………………
\r\n\r\n10.1. Yêu\r\ncầu đối với hệ thống đo được công nhận\r\n………………………………………………..
\r\n\r\n10.2. Thử\r\nnghiệm chấp nhận trên các thành phần đối\r\nvới hệ thống\r\nđo được công\r\nnhận ……..
\r\n\r\n10.3. Thử\r\nnghiệm tính năng trên hệ thống đo\r\n………………………………………………………..
\r\n\r\n10.4. Kiểm\r\ntra tính năng ………………………………………………………………………………..
\r\n\r\n10.5. Thiết\r\nbị đo chuẩn theo lEC\r\n………………………………………………………………………
\r\n\r\n11. Đo\r\ndòng điện xung ………………………………………………………………………………….
\r\n\r\n11.1. Yêu\r\ncầu đối với hệ thống đo được công nhận\r\n…………………………………………………
\r\n\r\n11.2. Thử\r\nnghiệm chấp nhận trên các thành phần đối\r\nvới hệ thống\r\nđo được công\r\nnhận ……….
\r\n\r\n11.3. Thử\r\nnghiệm tính năng trên hệ thống đo …………………………………………………………
\r\n\r\n11.4. Kiểm\r\ntra tính năng …………………………………………………………………………………
\r\n\r\n12. Hệ\r\nthống đo chuẩn …………………………………………………………………………………..
\r\n\r\n12.1. Yêu\r\ncầu đối với hệ thống đo được công nhận ………………………………………………..
\r\n\r\n12.2. Thử\r\nnghiệm chấp nhận trên các thành phần đối với hệ\r\nthống đo được công nhận ………
\r\n\r\n12.3. Thử\r\nnghiệm tính năng trên hệ thống đo ………………………………………………………..
\r\n\r\nPhụ lục A (qui định)\r\n- Hệ thống công nhận ……………………………………………………………
\r\n\r\nPhụ lục B (tham khảo)\r\n- Cấu trúc\r\ncủa hồ sơ tính năng ……………………………………………….
\r\n\r\nPhụ lục C\r\n(tham khảo) - Đo đáp tuyến bậc thang ……………………………………………………..
\r\n\r\nPhụ lục D (tham khảo)\r\n- Độ tăng nhiệt của điện trở đo\r\n………………………………………………
\r\n\r\nPhụ lục E (tham khảo)\r\n- Hệ thống đo chuẩn và phép đo so sánh\r\ndùng cho điện áp\r\nxung -
\r\n\r\nTài liệu\r\ntham khảo ………………………………………………………………………………………..
\r\n\r\nPhụ lục F (tham khảo)\r\n- Tóm tắt các thử nghiệm\r\n……………………………………………………..
\r\n\r\nPhụ lục G (tham\r\nkhảo) - Khu vực cần chú ý đặc biệt …………………………………………………
\r\n\r\nPhụ lục H (tham khảo)\r\n- Qui trình đánh giá độ không đảm bảo\r\nđo của phép\r\nđo điện áp cao …..
\r\n\r\nFile gốc của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6099-2:2007 (IEC 60060-2:1994, With Amendment 1:1996) về kỹ thuật thử nghiệm điện áp cao – Phần 2: Hệ thống đo đang được cập nhật.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6099-2:2007 (IEC 60060-2:1994, With Amendment 1:1996) về kỹ thuật thử nghiệm điện áp cao – Phần 2: Hệ thống đo
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Đã xác định |
Số hiệu | TCVN6099-2:2007 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Người ký | Đã xác định |
Ngày ban hành | 2007-01-01 |
Ngày hiệu lực | |
Lĩnh vực | Xây dựng - Đô thị |
Tình trạng | Hết hiệu lực |