THIẾT\r\nBỊ VÔ TUYẾN ĐIỀU CHẾ ĐƠN BIÊN
\r\n\r\nVÀ/HOẶC\r\nSONG BIÊN BĂNG TẦN DÂN DỤNG 27 MHZ
\r\n\r\n\r\n\r\nDOUBLE SIDE BAND\r\nAND/OR SINGLE SIDE BAND AMPLITUDE
\r\n\r\nMODULATED 27 MHZ\r\nCITIZEN'S BAND RADIO EQUIPMENT
\r\n\r\nTECHNICAL REQUIREMENT
\r\n\r\n\r\n\r\n
MỤC LỤC
\r\n\r\nLời nói đầu ......................................................................................................................
\r\n\r\n1. Phạm vi áp dụng .........................................................................................................
\r\n\r\n2. Tài liệu tham chiếu chuẩn ..........................................................................................
\r\n\r\n3. Định nghĩa, kí hiệu và chữ viết tắt\r\n.............................................................................
\r\n\r\n3.1 Định nghĩa....................................................................................................................
\r\n\r\n3.2 Ký\r\nhiệu..........................................................................................................................
\r\n\r\n3.3 Các chữ viết tắt ...........................................................................................................
\r\n\r\n4. Các qui định chung\r\n.....................................................................................................
\r\n\r\n4.1 Đặc điểm kỹ thuật chung..............................................................................................
\r\n\r\n4.2 Điều kiện đo kiểm, nguồn điện và nhiệt độ\r\nmôi trường ...............................................
\r\n\r\n4.3 Các điều kiện chung\r\n....................................................................................................
\r\n\r\n4.4 Giải thích kết quả đo\r\n....................................................................................................
\r\n\r\n4.5 Độ không đảm bảo đo\r\n..................................................................................................
\r\n\r\n5. Các yêu cầu kỹ thuật\r\n...................................................................................................
\r\n\r\n5.1 Các tham số máy phát\r\n.................................................................................................
\r\n\r\n5.2 Các tham số máy thu\r\n...................................................................................................
\r\n\r\nPhụ lục A (Quy định): Các phép đo bức xạ\r\n......................................................................
\r\n\r\nPhụ lục B (Quy định): Chỉ tiêu kỹ thuật đối với\r\nmáy đo công suất kênh lân cận ..............
\r\n\r\nTài liệu tham khảo\r\n...........................................................................................................
\r\n\r\n\r\n\r\n
Lời nói đầu
\r\n\r\nTiêu chuẩn Ngành TCN 68 - 251: 2006: “Thiết\r\nbị vô tuyến điều chế đơn biên và/hoặc song biên băng tần dân dụng 27 MHz – Yêu\r\ncầu kỹ thuật” được xây dựng trên cơ sở chấp thuận áp dụng các yêu cầu kỹ\r\nthuật của tiêu chuẩn EN 300 433-1 V1.1.3 (2000-12) và EN 300 433-2 V1.1.2\r\n(2000-12) của Viện Tiêu chuẩn Viễn thông châu Âu (ETSI).
\r\n\r\nTiêu chuẩn Ngành TCN 68 - 251: 2006 do Viện\r\nKhoa học Kỹ thuật Bưu điện (RIPT) biên soạn theo đề nghị của vụ Khoa học - Công\r\nnghệ và được ban hành theo Quyết định số 30/2006/QĐ-BBCVT ngày 5/9/2006 của Bộ\r\ntrưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông.
\r\n\r\nTiêu chuẩn Ngành TCN 68 - 251: 2006 được ban\r\nhành dưới dạng song ngữ (tiếng Việt và tiếng Anh). Trong trường hợp có tranh\r\nchấp về cách hiểu do biên dịch, bản tiếng Việt được áp dụng.
\r\n\r\n\r\n\r\n
THIẾT BỊ VÔ TUYẾN\r\nĐIỀU CHẾ ĐƠN BIÊN
\r\n\r\nVÀ/HOẶC SONG BIÊN\r\nBĂNG TẦN DÂN DỤNG 27 MHZ
\r\n\r\nYÊU CẦU KỸ THUẬT
\r\n\r\n(Ban hành kèm theo\r\nQuyết định số 30/2006/QĐ-BBCVT ngày 05/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn\r\nthông)
\r\n\r\n\r\n\r\nTiêu chuẩn này áp dụng cho thiết bị vô tuyến\r\ntương tự và tương tự - số kết hợp, có đầu nối ăng ten trong hoặc ngoài, làm\r\nviệc trong băng tần dân dụng 27 MHz, điều chế đơn biên và/ hoặc song biên,\r\nkhoảng cách kênh 10 kHz, dùng để truyền dữ liệu và thoại. Tiêu chuẩn này áp\r\ndụng cho các loại thiết bị sau đây:
\r\n\r\n- Trạm gốc (thiết bị có ổ cắm ăng ten, sử\r\ndụng tại vị trí cố định);
\r\n\r\n- Thiết bị di động (thiết bị có ổ cắm ăng\r\nten, thường được sử dụng trong xe hoặc các trạm lưu động);
\r\n\r\n- Thiết bị di động cầm tay (có ổ cắm ăng ten;\r\nhoặc không có ổ cắm ăng ten ngoài (thiết bị ăng ten liền)).
\r\n\r\nTiêu chuẩn này làm cơ sở cho việc đo kiểm\r\nchứng nhận hợp chuẩn thiết bị.
\r\n\r\n2. Tài liệu tham\r\nchiếu chuẩn
\r\n\r\n- ETSI EN 300 433-1 V1.1.3 (2000-12) Electromagnetic compatibility\r\nand Radio spectrum Matters (ERM); Land Mobile Service; Double Side Band (DSB)\r\nand/or Single Side Band (SSB) amplitude modulated citizen's band radio equipment;\r\nPart 1: Technical characteristics and methods of measurement.
\r\n\r\n- ETSI EN 300 433-2 V1.1.2 (2000-12) Electromagnetic compatibility\r\nand Radio spectrum Matters (ERM); Land Mobile Service; Double Side Band (DSB)\r\nand/or Single Side Band (SSB) amplitude modulated citizen's band radio equipment;\r\nPart 2: Harmonized EN covering essential requirements under article 3.2 of\r\nR&TTE Directive.
\r\n\r\n3. Định nghĩa, ký\r\nhiệu, các chữ viết tắt
\r\n\r\n3.1. Định nghĩa
\r\n\r\nTrạm gốc: Thiết bị có ổ cắm ăng ten, sử dụng\r\năng ten ngoài và tại vị trí cố định.
\r\n\r\nThiết bị di động: Thiết bị di động có ổ\r\ncắm ăng ten, sử dụng ăng ten ngoài, thường được sử dụng trên xe hoặc các phương\r\ntiện lưu động.
\r\n\r\nThiết bị di động cầm tay: Thiết bị có ổ cắm\r\năng ten hoặc thiết bị có ăng ten liền, hoặc cả hai, thường được sử dụng độc\r\nlập, có thể mang trên người hoặc cầm tay.
\r\n\r\nĂng ten liền: Ăng ten được thiết\r\nkế gắn với thiết bị mà không cần sử dụng đầu nối 50 W ngoài và được xem như một phần của\r\nthiết bị. Ăng ten liền có thể được gắn bên trong hoặc ngoài thiết bị.
\r\n\r\nĐiều chế DSB: Điều chế biên độ\r\nsong biên (A3E).
\r\n\r\nĐiều chế SSB: Điều chế biên độ đơn\r\nbiên nén sóng mang (J3E), sử dụng biên trên (USB) hoặc biên dưới (LSB).
\r\n\r\n3.2. Ký hiệu
\r\n\r\nE0 Cường độ trường chuẩn\r\n(xem Phụ lục A).
\r\n\r\nR0 Khoảng cách chuẩn (xem\r\nPhụ lục A).
\r\n\r\n3.3. Các chữ viết tắt
\r\n\r\nA3E Điều chế biên độ DSB
\r\n\r\nAC Dòng điện xoay chiều
\r\n\r\nCB Băng tần dân dụng
\r\n\r\nDSB Song biên
\r\n\r\ne.m.f Sức điện động
\r\n\r\nEMC Tương thích điện từ\r\ntrường
\r\n\r\nIF Tần số trung gian
\r\n\r\nJ3E Điều chế biên độ SSB với\r\nsóng mang nén
\r\n\r\nLSB Biên dưới
\r\n\r\nLV Điện áp thấp
\r\n\r\nPEP Công suất đường bao đỉnh
\r\n\r\nR&TTE Thiết bị đầu cuối viễn\r\nthông và vô tuyến
\r\n\r\nptt Nút bấm để gọi
\r\n\r\nRF Tần số vô tuyến
\r\n\r\nr.m.s Giá trị hiệu dụng
\r\n\r\nSINAD tỷ số SND/ND
\r\n\r\nSND/N tỷ số (tín hiệu + nhiễu +\r\nméo)/(nhiễu)
\r\n\r\nSND/ND tỷ số (tín hiệu + nhiễu +\r\nméo)/(nhiễu + méo)
\r\n\r\nSSB Đơn biên
\r\n\r\nUSB Biên trên
\r\n\r\n\r\n\r\n4.1. Đặc điểm kỹ thuật chung
\r\n\r\n4.1.1. Băng tần
\r\n\r\nBăng tần hoạt động cho phép từ 26,960 MHz đến\r\n27,410 MHz.
\r\n\r\nThiết bị có thể hoạt động trên 1 hoặc nhiều\r\nkênh, tối đa là 40 kênh.
\r\n\r\n4.1.2. Tần số sóng mang và số kênh
\r\n\r\nBảng 4.1 là các tần số sóng mang và các chỉ\r\nsố kênh liên quan. Việc thu và phát diễn ra trên cùng một kênh (chế độ đơn công\r\nmột tần số).
\r\n\r\nBảng 4.1: Tần số sóng\r\nmang và chỉ số kênh
\r\n\r\n\r\n Tần số sóng mang \r\n(MHz) \r\n | \r\n \r\n Chỉ số kênh \r\n | \r\n \r\n Tần số sóng mang \r\n(MHz) \r\n | \r\n \r\n Chỉ số kênh \r\n | \r\n \r\n Tần số sóng mang \r\n(MHz) \r\n | \r\n \r\n Chỉ số kênh \r\n | \r\n
\r\n 26,965 \r\n | \r\n \r\n 1 \r\n | \r\n \r\n 27,135 \r\n | \r\n \r\n 15 \r\n | \r\n \r\n 27,295 \r\n | \r\n \r\n 29 \r\n | \r\n
\r\n 26,975 \r\n | \r\n \r\n 2 \r\n | \r\n \r\n 27,155 \r\n | \r\n \r\n 16 \r\n | \r\n \r\n 27,305 \r\n | \r\n \r\n 30 \r\n | \r\n
\r\n 26,985 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 27,165 \r\n | \r\n \r\n 17 \r\n | \r\n \r\n 27,315 \r\n | \r\n \r\n 31 \r\n | \r\n
\r\n 27,005 \r\n | \r\n \r\n 4 \r\n | \r\n \r\n 27,175 \r\n | \r\n \r\n 18 \r\n | \r\n \r\n 27,325 \r\n | \r\n \r\n 32 \r\n | \r\n
\r\n 27,015 \r\n | \r\n \r\n 5 \r\n | \r\n \r\n 27,185 \r\n | \r\n \r\n 19 \r\n | \r\n \r\n 27,335 \r\n | \r\n \r\n 33 \r\n | \r\n
\r\n 27,025 \r\n | \r\n \r\n 6 \r\n | \r\n \r\n 27,205 \r\n | \r\n \r\n 20 \r\n | \r\n \r\n 27,345 \r\n | \r\n \r\n 34 \r\n | \r\n
\r\n 27,035 \r\n | \r\n \r\n 7 \r\n | \r\n \r\n 27,215 \r\n | \r\n \r\n 21 \r\n | \r\n \r\n 27,355 \r\n | \r\n \r\n 35 \r\n | \r\n
\r\n 27,055 \r\n | \r\n \r\n 8 \r\n | \r\n \r\n 27,225 \r\n | \r\n \r\n 22 \r\n | \r\n \r\n 27,365 \r\n | \r\n \r\n 36 \r\n | \r\n
\r\n 27,065 \r\n | \r\n \r\n 9 \r\n | \r\n \r\n 27,235 \r\n | \r\n \r\n 24 \r\n | \r\n \r\n 27,375 \r\n | \r\n \r\n 37 \r\n | \r\n
\r\n 27,075 \r\n | \r\n \r\n 10 \r\n | \r\n \r\n 27,245 \r\n | \r\n \r\n 25 \r\n | \r\n \r\n 27,385 \r\n | \r\n \r\n 38 \r\n | \r\n
\r\n 27,085 \r\n | \r\n \r\n 11 \r\n | \r\n \r\n 27,255 \r\n | \r\n \r\n 23 \r\n | \r\n \r\n 27,395 \r\n | \r\n \r\n 39 \r\n | \r\n
\r\n 27,105 \r\n | \r\n \r\n 12 \r\n | \r\n \r\n 27,265 \r\n | \r\n \r\n 26 \r\n | \r\n \r\n 27,405 \r\n | \r\n \r\n 40 \r\n | \r\n
\r\n 27,115 \r\n | \r\n \r\n 13 \r\n | \r\n \r\n 27,275 \r\n | \r\n \r\n 27 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 27,125 \r\n | \r\n \r\n 14 \r\n | \r\n \r\n 27,285 \r\n | \r\n \r\n 28 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
4.1.3. Khoảng cách kênh
\r\n\r\nKhoảng cách kênh phải là 10 kHz.
\r\n\r\n4.1.4. Thiết bị đa kênh
\r\n\r\nCó thể sử dụng thiết bị đa kênh nếu thiết bị\r\nđược thiết kế chỉ có các kênh như trong mục 4.1.2.
\r\n\r\nPhải đề phòng trường hợp người sử dụng mở\r\nrộng dải tần số, chẳng hạn như việc thiết kế điện và vật lý của hệ thống chuyển\r\nmạch kênh chỉ cho phép hoạt động trên các kênh như trong mục 4.1.2.
\r\n\r\n4.1.5. Loại điều chế
\r\n\r\nCác thiết bị chỉ có khả năng sử dụng A3E hoặc\r\nJ3E phải được đo kiểm với loại điều chế thích hợp theo tiêu chuẩn này.
\r\n\r\nThiết bị có khả năng sử dụng cả A3E và J3E\r\nphải được đo kiểm với cả hai loại điều chế.
\r\n\r\n4.1.6. Nút bấm để gọi và chuyển mạch kích\r\nhoạt bằng giọng nói
\r\n\r\nViệc chuyển đổi giữa chế độ thu và phát phải\r\nđược thực hiện bằng nút bấm để gọi không khóa hoặc chuyển mạch kích hoạt bằng giọng\r\nnói không khóa. Hoặc có thể bằng nút bấm để gọi có khóa hoặc chuyển mạch kích\r\nhoạt bằng giọng nói có khóa với điều kiện là máy phát có thời gian chờ 10 giây\r\n±5 giây.
\r\n\r\nNếu sử dụng chuyển mạch kích hoạt bằng giọng\r\nnói, chuyển mạch này phải không bị tác động bởi tạp âm môi trường, điều này có\r\nthể thực hiện bằng cách điều chỉnh ngưỡng âm lượng. Khi ngưỡng này vượt quá mức\r\ncho phép, thiết bị sẽ chuyển sang chế độ phát.
\r\n\r\nĐối với các thiết bị CB điều chế biên độ SSB\r\ncó đầu nối microphone và thiết bị CB điều chế biên độ DSB có đầu nối\r\nmicrophone, việc điều chỉnh ngưỡng âm lượng do người sử dụng thực hiện.
\r\n\r\nĐối với các thiết bị không có đầu nối\r\nmicrophone, mức ngưỡng đặt cố định là 80 dBA (tại tần số 1 kHz).
\r\n\r\nCác điểm điều chỉnh có ảnh hưởng đến ngưỡng\r\nâm lượng phải được che chắn nhằm tránh mọi thay đổi các thiết lập một cách\r\nkhông chủ định.
\r\n\r\n4.1.7. Phối hợp với các thiết bị khác
\r\n\r\nKhông được kết hợp thiết bị CB với các dạng\r\nthiết bị phát khác. Nếu kết hợp với các thiết bị thu (ví dụ như radio trên ô\r\ntô) thì khi ở chế độ phát, thiết bị CB không thể điều khiển được thiết bị thu\r\nnày.
\r\n\r\nCác điểm cuối hoặc các điểm kết nối với thiết\r\nbị ngoài không được ảnh hưởng đến máy phát (ví dụ như bộ tổng hợp thoại đưa ra\r\nchỉ báo kênh được chọn bằng âm thanh).
\r\n\r\nThiết bị CB phải không đưa ra các điểm cuối\r\nhoặc các điểm kết nối khác bên trong hoặc bên ngoài cho các nguồn điều chế khác\r\nngoài các đầu nối cho microphone tích hợp hoặc tách rời hoặc các thiết bị gọi\r\nchọn lọc.
\r\n\r\nThiết bị có trang bị thiết bị gọi chọn lọc\r\nphải đáp ứng các yêu cầu trong mục 5.1.5.2 với các thiết bị gọi chọn lọc đang\r\nhoạt động.
\r\n\r\n4.2. Điều kiện đo kiểm, nguồn điện và nhiệt\r\nđộ môi trường
\r\n\r\n4.2.1. Điều kiện đo kiểm
\r\n\r\nCác phép đo phải được thực hiện dưới các điều\r\nkiện đo kiểm bình thường và điều kiện đo kiểm tới hạn (nếu được chỉ định).
\r\n\r\nTrong trường hợp thiết bị có thể hoạt động\r\ntheo cả chế độ điều chế góc (xem ETS 300 135 [1]), các phép đo trong các điều\r\nkiện bình thường, và tới hạn phải được thực hiện đồng thời đối với tất cả các\r\nloại điều chế.
\r\n\r\n4.2.2. Nguồn điện đo kiểm
\r\n\r\nTrong các phép đo hợp chuẩn, nguồn của thiết\r\nbị cần đo phải được thay thế bằng nguồn đo kiểm có thể cung cấp các điện áp đo\r\nkiểm tới hạn và bình thường như mô tả trong mục 4.2.3.2 và 4.2.4.2.
\r\n\r\nTrở kháng trong của nguồn đo kiểm phải đủ nhỏ\r\nđể không ảnh hưởng đến kết quả đo.
\r\n\r\nĐiện áp của nguồn đo kiểm phải được đo tại\r\nđầu vào của thiết bị cần đo.
\r\n\r\nNếu thiết bị được cấp nguồn qua cáp nối cố\r\nđịnh, điện áp đo kiểm phải được đo kiểm tra tại điểm kết nối của cáp nguồn đến\r\nthiết bị cần đo.
\r\n\r\nĐối với các thiết bị vận hành bằng ắc qui,\r\nkhi đo kiểm phải tháo ắc qui ra khỏi thiết bị và nguồn đo kiểm phải nối vào\r\nđiểm tiếp xúc của thiết bị với ắc qui.
\r\n\r\nTrong quá trình đo phải đảm bảo dung sai điện\r\náp nguồn nuôi trong phạm vi ±3% so với điện áp tại thời điểm bắt đầu mỗi phép\r\nđo.
\r\n\r\n4.2.3. Các điều kiện đo kiểm bình thường
\r\n\r\n4.2.3.1. Độ ẩm và nhiệt độ bình thường
\r\n\r\nĐiều kiện về độ ẩm và nhiệt độ đo kiểm bình\r\nthường phải nằm trong các giá trị sau:
\r\n\r\n- Nhiệt độ: +15°C đến +35°C;
\r\n\r\n- Độ ẩm tương đối: 20% đến 75%.
\r\n\r\nNếu không thực hiện được phép đo trong các\r\nđiều kiện trên, nhiệt độ và độ ẩm thực phải được ghi trong báo cáo đo.
\r\n\r\n4.2.3.2. Nguồn đo kiểm bình thường
\r\n\r\nTrong tiêu chuẩn này, điện áp danh định phải\r\nlà điện áp được công bố hoặc các điện áp được công bố theo thiết kế của thiết\r\nbị.
\r\n\r\n4.2.3.2.1. Tần số và điện áp của nguồn điện\r\nlưới
\r\n\r\nĐiện áp đo kiểm bình thường đối với các thiết\r\nbị được nối với nguồn điện lưới là điện áp danh định của nguồn điện lưới.
\r\n\r\nTần số của nguồn đo kiểm khi dùng nguồn điện\r\nlưới xoay chiều (AC) phải trong giới hạn từ 49 đến 51 Hz.
\r\n\r\n4.2.3.2.2. Nguồn ắc qui axit-chì trên các\r\nphương tiện vận tải
\r\n\r\nNếu thiết bị vô tuyến dùng nguồn ắc qui\r\naxit-chì của các phương tiện vận tải, điện áp đo kiểm danh định phải bằng 1,1\r\nlần điện áp danh định đo kiểm của ắc qui (6 V hoặc 12 V).
\r\n\r\n4.2.3.2.3. Các nguồn cấp điện khác
\r\n\r\nĐối với thiết bị hoạt động dựa trên các nguồn\r\nđiện hoặc các loại ắc qui khác (sơ cấp hoặc thứ cấp) điện áp đo kiểm là điện áp\r\ndo nhà sản xuất thiết bị công bố.
\r\n\r\n4.2.4. Các điều kiện đo kiểm tới hạn
\r\n\r\n4.2.4.1. Nhiệt độ tới hạn
\r\n\r\nKhi đo kiểm tại các nhiệt độ tới hạn, phép đo\r\nphải được thực hiện tuân theo các thủ tục trong mục 4.2.4.3, tại các nhiệt độ\r\ntới hạn thấp là -100C và cao là +550C.
\r\n\r\n4.2.4.2. Điện áp nguồn đo kiểm tới hạn
\r\n\r\n4.2.4.2.1. Điện áp nguồn cung cấp
\r\n\r\nĐiện áp đo kiểm tới hạn đối với các thiết bị\r\nđược nối với nguồn điện AC phải bằng điện áp danh định ±10%.
\r\n\r\n4.2.4.2.2. Nguồn ắc qui axít – chì trên các\r\nphương tiện vận tải
\r\n\r\nNếu thiết bị vô tuyến dùng nguồn ắc qui\r\naxit-chì của các phương tiện vận tải, điện áp đo kiểm danh định phải bằng 1,3\r\nvà 0,9 lần điện áp danh định đo kiểm của ắc qui (6 V hoặc 12 V).
\r\n\r\n4.2.4.2.3. Các nguồn cung cấp sử dụng các\r\nloại ắc qui khác
\r\n\r\nĐiện áp đo kiểm tới hạn thấp đối với các\r\nthiết bị sử dụng nguồn ắc qui như sau:
\r\n\r\n- Đối với các loại ắc qui leclanché hoặc\r\nlithium, điện áp đo kiểm tới hạn thấp bằng 0,85 lần điện áp danh định của ắc\r\nqui;
\r\n\r\n- Đối với các loại ắc qui mercury hoặc\r\nnickel-cadmium, điện áp đo kiểm tới hạn thấp bằng 0,9 lần điện áp danh định của\r\nắc qui.
\r\n\r\nKhông áp dụng điện áp đo kiểm tới hạn cao.
\r\n\r\n4.2.4.2.4. Các nguồn cung cấp khác
\r\n\r\nĐối với các thiết bị sử dụng các nguồn cấp\r\nđiện khác hoặc có khả năng hoạt động trên nhiều loại nguồn khác nhau, điện áp\r\nđo kiểm tới hạn phải được thỏa thuận giữa nhà sản xuất thiết bị và phòng thử\r\nnghiệm và phải được ghi vào báo cáo đo.
\r\n\r\n4.2.4.3. Các thủ tục đo kiểm tại các nhiệt độ\r\ntới hạn
\r\n\r\nTrước khi thực hiện phép đo, thiết bị phải\r\nđạt được cân bằng nhiệt trong buồng đo. Nếu việc cân bằng nhiệt không được kiểm\r\ntra bằng đo kiểm, thời gian ổn định nhiệt độ tối thiểu là 1 giờ hoặc do phòng\r\nthử nghiệm quyết định. Phải tắt thiết bị trong thời gian ổn định nhiệt độ.\r\nTrình tự phép đo phải được chọn lựa và lượng độ ẩm trong buồng đo phải được\r\nđiều chỉnh sao cho không được đọng hơi nước.
\r\n\r\nKhi đo tại nhiệt độ tới hạn cao, thiết bị\r\nphải được đặt trong buồng đo đến khi đạt được cân bằng nhiệt. Sau đó bật thiết\r\nbị ở trạng thái phát trong một phút, sau đó chuyển sang trạng thái thu trong 4\r\nphút, với trạng thái này thiết bị phải thỏa mãn các yêu cầu qui định.
\r\n\r\nKhi đo kiểm tại nhiệt độ tới hạn thấp thiết\r\nbị phải đặt trong phòng đo đến khi đạt được cân bằng nhiệt sau đó bật thiết bị\r\nở trạng thái chờ hoặc trạng thái thu trong thời gian 1 phút, với trạng thái này\r\nthiết bị phải thỏa mãn các yêu cầu qui định.
\r\n\r\n4.3. Các điều kiện chung
\r\n\r\n4.3.1. Cách bố trí tín hiệu đo tại đầu vào\r\nmáy thu
\r\n\r\nCác nguồn tín hiệu đưa vào đầu vào máy thu\r\nphải có trở kháng 50 W, kể cả khi có một\r\nhoặc nhiều tín hiệu đưa tới máy thu đồng thời.
\r\n\r\nCác mức tín hiệu đo kiểm phải tính dưới dạng\r\ne.m.f tại đầu vào máy thu.
\r\n\r\nMọi ảnh hưởng của tạp âm và thành phần xuyên\r\nđiều chế phát ra từ các nguồn tín hiệu phải nhỏ không đáng kể.
\r\n\r\n4.3.2. Làm câm máy thu hoặc chức năng làm câm
\r\n\r\nNếu máy thu có mạch làm câm hoặc chức năng\r\nlàm câm, thì mạch này phải không hoạt động trong thời gian đo kiểm.
\r\n\r\n4.3.3. Công suất đầu ra âm tần danh định của\r\nmáy thu
\r\n\r\nCông suất đầu ra âm tần danh định phải là\r\ncông suất cực đại do nhà sản xuất công bố và thỏa mãn tất cả các yêu cầu trong\r\ntiêu chuẩn. Với điều chế đo kiểm bình thường (mục 4.3.5), công suất âm tần phải\r\nđược đo bằng một tải điện trở mô phỏng tải khi máy thu hoạt động bình thường.\r\nGiá trị của tải này do nhà sản xuất qui định.
\r\n\r\n4.3.4. Công suất RF danh định của máy phát
\r\n\r\nCông suất RF danh định của máy phát phải là\r\ncông suất RF cực đại của máy phát được nhà sản xuất công bố. Công suất RF máy\r\nphát đo được trong các điều kiện bình thường phải nằm trong phạm vị ±2 dB của\r\ncông suất RF máy phát danh định.
\r\n\r\n4.3.5. Điều chế đo kiểm bình thường
\r\n\r\n4.3.5.1. Điều chế DSB
\r\n\r\na) Điều chế khi đo kiểm máy phát:
\r\n\r\nMáy phát phải được điều chế bằng tín hiệu đo\r\ncó tần số 1250 Hz tại mức cao hơn 20 đảm bảo so với mức tạo ra độ sâu điều chế\r\n60%;
\r\n\r\nb) Điều chế đo kiểm máy thu:
\r\n\r\nTín hiệu điều chế có tần số 1 kHz và có mức\r\ntạo ra độ sâu điều chế 60%.
\r\n\r\n4.3.5.2. Điều chế SSB
\r\n\r\na) Đo kiểm máy phát dùng điều chế 2 tín hiệu:
\r\n\r\nĐối với điều chế 2 tín hiệu, cần tạo ra 2 tín\r\nhiệu âm tần phối hợp với nhau và cấp đồng thời đến đầu vào microphone của thiết\r\nbị cần đo kiểm. Các bộ tạo tín hiệu không được ảnh hưởng lẫn nhau.
\r\n\r\nTắt một bộ tạo tín hiệu. Máy phát được điều\r\nchế với tín hiệu còn lại như mô tả trong mục 4.3.5.2, b, nhưng với tín hiệu âm\r\ntần 400 Hz.
\r\n\r\nTắt bộ tạo tín hiệu này và bật bộ tạo tín\r\nhiệu còn lại.
\r\n\r\nMáy phát được điều chế như mô tả trong mục\r\n4.3.5.2, b, nhưng với tần số âm tần 2,5 kHz. Sau đó bật cả hai bộ tạo tín hiệu.
\r\n\r\nb) Đo kiểm máy phát dùng điều chế 1 tín hiệu:
\r\n\r\nMáy phát phải được điều chế với tín hiệu âm\r\ntần có tần số 1 kHz.
\r\n\r\nMức điều chế đo kiểm bình thường phải cao hơn\r\n20 dB so với mức âm tần tạo ra công suất RF cực đại do nhà sản xuất công bố.
\r\n\r\nĐối với phép đo sai số tần số, mức điều chế\r\nđo kiểm bình thường phải là mức tần số âm tần tạo ra công suất RF cực đại do\r\nnhà sản xuất công bố.
\r\n\r\nc) Đo kiểm máy thu dùng điều chế 1 tín hiệu:
\r\n\r\nSóng mang không điều chế của máy tạo sóng đo\r\nkiểm RF phải điều chỉnh lên 1 kHz (đối với USB) hoặc xuống 1 kHz (đối với LSB)\r\nvề các tần số trong mục 4.1.2.
\r\n\r\n4.3.6. Ăng ten giả
\r\n\r\nKhi đo kiểm máy phát phải dùng một tải thuần\r\ntrở 50 W, không bức xạ, không\r\nphản xạ nối với khớp nối ăng ten.
\r\n\r\nKhi đo máy phát cần sử dụng một bộ ghép đo\r\n(xem mục 4.3.7), phải thực hiện phép đo với tải thuần trở 50 W, không bức xạ, không phản xạ nối với\r\nbộ ghép đo.
\r\n\r\n4.3.7. Bộ ghép đo
\r\n\r\nTrong trường hợp thiết bị có ăng ten liền,\r\nnhà sản xuất phải cung cấp các bộ ghép đo để thực hiện các phép đo trên các mẫu\r\nchuẩn.
\r\n\r\nBộ ghép đo phải có kết nối ngoài đến đầu vào\r\nâm tần và đầu ra cao tần và phải được cấp nguồn điện từ bên ngoài.
\r\n\r\nBộ ghép đo phải có đầu cuối cao tần, có trở\r\nkháng 50 W tại tần số hoạt động\r\ncủa thiết bị.
\r\n\r\nĐặc tính kỹ thuật của bộ ghép đo này trong\r\ncác điều kiện đo kiểm bình thường và tới hạn phải được phòng thử nghiệm phê\r\nchuẩn.
\r\n\r\nĐặc tính kỹ thuật của bộ ghép đo như sau:
\r\n\r\na) Suy hao ghép nối không vượt quá 30 dB.
\r\n\r\nb) Sự thay đổi suy hao ghép nối với các tần\r\nsố không được gây ra lỗi vượt quá 2 đảm bảo trong các phép đo sử dụng bộ ghép\r\nđo.
\r\n\r\nc) Bộ phận ghép nối không có các phần tử phi\r\ntuyến.
\r\n\r\nPhòng thử nghiệm có thể tự cung cấp bộ ghép\r\nđo. Bộ ghép đo có thể được thay thế bằng điểm đo bên trong có trở kháng 50 W tạm thời.
\r\n\r\n4.3.8. Bố trí các tín hiệu đo kiểm tại đầu\r\nvào máy phát
\r\n\r\nTín hiệu điều chế âm tần máy phát phải cấp từ\r\nbộ tạo tín hiệu tại đầu vào microphone, nếu không có các chỉ dẫn khác.
\r\n\r\n4.3.9. Vị trí đo kiểm và các bố trí chung cho\r\ncác phép đo bức xạ
\r\n\r\nXem Phụ lục A. Mô tả chi tiết bố trí đo kiểm\r\nbức xạ cũng được nêu tại Phụ lục này.
\r\n\r\n4.4. Giải thích kết quả đo
\r\n\r\nGiải thích các kết quả ghi trong báo cáo đo\r\nkiểm cho các phép đo trong tiêu chuẩn này như sau:
\r\n\r\na) So sánh giá trị đo với giới hạn tương ứng\r\nđể quyết định xem thiết bị có thoả mãn các tham số yêu cầu tối thiểu trong tiêu\r\nchuẩn này không.
\r\n\r\nb) Với mỗi phép đo cụ thể, độ không đảm bảo\r\nđo thực tế của phép đo phải được ghi vào báo cáo đo.
\r\n\r\nc) Với mỗi phép đo, giá trị về độ không đảm\r\nbảo đo phải bằng hoặc thấp hơn các giá trị cho trong mục 4.5 (bảng giá trị độ\r\nkhông đảm bảo đo).
\r\n\r\n4.5. Độ không đảm bảo đo
\r\n\r\nBảng 4.2: Độ không\r\nđảm bảo đo
\r\n\r\n\r\n Độ không đảm bảo đo \r\n | \r\n \r\n Giá trị cực đại \r\n | \r\n
\r\n Tần số RF \r\n | \r\n \r\n '1 x 10-7 \r\n | \r\n
\r\n Tần số âm tần \r\n | \r\n \r\n '0,1 Hz \r\n | \r\n
\r\n Công suất RF \r\n | \r\n \r\n '0,75 dB \r\n | \r\n
\r\n Giới hạn độ lệch \r\n | \r\n \r\n '5 % \r\n | \r\n
\r\n Công suất kênh lân cận \r\n | \r\n \r\n '5 dB \r\n | \r\n
\r\n Phát xạ dẫn của máy phát \r\n | \r\n \r\n '4 dB \r\n | \r\n
\r\n Công suất đầu ra âm tần \r\n | \r\n \r\n '0,5 dB \r\n | \r\n
\r\n Độ nhạy tại 20 dB SND/ND (SINAD) hoặc SND/N \r\n | \r\n \r\n '3 dB \r\n | \r\n
\r\n Phát xạ dẫn máy thu \r\n | \r\n \r\n '3 dB \r\n | \r\n
\r\n Phép đo hai tín hiệu, có hiệu lực đến 4 GHz \r\n | \r\n \r\n '4 dB \r\n | \r\n
\r\n Phép đo 3 tín hiệu \r\n | \r\n \r\n '3 dB \r\n | \r\n
\r\n Phát xạ bức xạ máy phát \r\n | \r\n \r\n '6 dB \r\n | \r\n
\r\n Phát xạ bức xạ máy thu \r\n | \r\n \r\n '6 dB \r\n | \r\n
\r\n Thời gian quá độ máy phát \r\n | \r\n \r\n '20 % \r\n | \r\n
\r\n Tần số quá độ máy phát \r\n | \r\n \r\n '250 Hz \r\n | \r\n
5.1. Các tham số máy phát
\r\n\r\n5.1.1. Sai số tần số
\r\n\r\n5.1.1.1. Định nghĩa
\r\n\r\nSai số tần số của máy phát là độ sai lệch\r\ngiữa tần số đo được và tần số danh định của thiết bị.
\r\n\r\n5.1.1.2. Giới hạn
\r\n\r\nSai số tần số không được vượt quá 0,6 kHz.
\r\n\r\n5.1.1.3. Phương pháp đo
\r\n\r\nSai số tần số phải được đo trong chế độ không\r\nđiều chế DSB và điều chế SSB (xem mục 4.3.5.2,b). Khi đo máy phát phải nối với\r\năng ten giả (xem mục 4.3.6).
\r\n\r\nGhi chú: Khi đo trong chế độ SSB, tần số RF\r\n(tần số danh định) bị dịch 1kHz theo tần số điều chế và tần số kết quả hiển\r\nthị.
\r\n\r\nThiết bị có ăng ten liền phải đặt trong bộ\r\nghép đo (xem mục 4.3.7) nối với ăng ten giả (xem mục 4.3.6).
\r\n\r\nPhép đo được thực hiện trong điều kiện đo\r\nkiểm bình thường (xem mục 4.2.3) và thực hiện lại trong các điều kiện tới hạn\r\n(đồng thời áp dụng các mục 4.2.4.2.1 và 4.2.4.2.2).
\r\n\r\n5.1.2. Công suất sóng mang (dẫn)
\r\n\r\n5.1.2.1. Định nghĩa
\r\n\r\nCông suất máy phát là công suất cấp tới ăng\r\nten giả trong một chu kỳ tần số vô tuyến.
\r\n\r\n5.1.2.2. Giới hạn
\r\n\r\nCông suất RF máy phát (được kết cuối 50 W) không được vượt quá các giá trị sau:
\r\n\r\n- 1 W (công suất sóng mang) đối với thiết bị\r\nđiều chế biên độ DSB;
\r\n\r\n- 4 W công suất đường bao đỉnh (PEP) đối với\r\nthiết bị điều chế biên độ SSB.
\r\n\r\nNgười sử dụng phải không điều chỉnh được mạch\r\nđiện để làm tăng công suất phát RF vượt quá giới hạn trên.
\r\n\r\n5.1.2.3. Phương pháp đo
\r\n\r\nNối máy phát với ăng ten giả (mục 4.3.6), và\r\nđo công suất cung cấp đến ăng ten giả này. Phải thực hiện phép đo trong các\r\nđiều kiện đo kiểm bình thường (mục 4.2.3) và tới hạn (áp dụng đồng thời các mục\r\n4.2.4.1 và 4.2.4.2).
\r\n\r\nTrong chế độ DSB phải đo công suất sóng mang\r\nkhi không có điều chế.
\r\n\r\nTrong chế độ SSB có điều chế (mục 4.3.5.2,\r\na), đo PEP bằng máy đo công suất RF có chỉ thị PEP trực tiếp hoặc bằng máy phân\r\ntích công suất RF.
\r\n\r\n5.1.3. Công suất bức xạ hiệu dụng
\r\n\r\n5.1.3.1. Định nghĩa
\r\n\r\nTrong trường hợp thiết bị có ăng ten liền,\r\ncông suất bức xạ hiệu dụng là công suất bức xạ hiệu dụng tại hướng có cường độ\r\ntrường lớn nhất trong các điều kiện qui định của phép đo (xem mục 4.3.9).
\r\n\r\n5.1.3.2. Giới hạn
\r\n\r\nCông suất phát xạ hiệu dụng đối với các thiết\r\nbị có ăng ten liền không được vượt quá các giá trị sau:
\r\n\r\n- 1 W (công suất sóng mang) đối với thiết bị\r\nđiều chế biên độ DSB;
\r\n\r\n- 4 W công suất đường bao đỉnh (PEP) đối với\r\nthiết bị điều chế biên độ SSB.
\r\n\r\nNgười sử dụng phải không điều chỉnh được mạch\r\nđiện để làm tăng công suất phát RF vượt quá giới hạn trên.
\r\n\r\n5.1.3.3. Phương pháp đo
\r\n\r\nTrên vị trí đo kiểm lựa chọn từ Phụ lục A,\r\nthiết bị phải được đặt trên giá đỡ tại một trong những vị trí sau:
\r\n\r\n- Đối với thiết bị có ăng ten trong, trục của\r\nthiết bị (khi sử dụng thông thường gần nhất với phương thẳng đứng) phải đặt\r\ntheo trục đứng;
\r\n\r\n- Đối với thiết bị có ăng ten ngoài cố định,\r\nphải đặt ăng ten theo trục đứng;
\r\n\r\n- Đối với thiết bị có ăng ten ngoài mở rộng\r\nđược, ăng ten phải được mở rộng thẳng đứng theo giá đỡ không dẫn điện.
\r\n\r\nĐịnh hướng ăng ten đo kiểm theo phân cực\r\nđứng, điều chỉnh độ dài ăng ten phù hợp với tần số máy phát. Đầu ra ăng ten đo\r\nkiểm được nối với thiết bị đo.
\r\n\r\nBật máy phát trong chế độ không điều chế (đối\r\nvới DSB) hoặc có điều chế (SSB) (xem mục 4.3.5.2, b). Tín hiệu điều chế được\r\ncấp từ loa, dây dẫn phải bố trí thẳng đứng.
\r\n\r\nĐiều chỉnh máy thu đo đến tần số máy phát cần\r\nđo kiểm. Thay đổi độ cao ăng ten đo kiểm trong dải độ cao qui định đến khi máy\r\nthu đo thu được mức tín hiệu lớn nhất.
\r\n\r\nQuay máy phát 360o quanh mặt phẳng\r\nngang cho đến khi máy thu đo thu được mức tín hiệu lớn nhất.
\r\n\r\nGhi lại mức tín hiệu lớn nhất mà máy thu đo\r\nđã thu được.
\r\n\r\nThay máy phát bằng ăng ten thay thế (Phụ lục\r\nA, mục A.2.3).
\r\n\r\nĐịnh hướng ăng ten thay thế theo phân cực\r\nđứng, điều chỉnh độ dài ăng ten thay thế phù hợp với tần số máy phát.
\r\n\r\nĂng ten thay thế phải được nối với bộ tạo tín\r\nhiệu đã hiệu chuẩn.
\r\n\r\nPhải điều chỉnh giá trị suy hao đầu vào của\r\nmáy thu đo để tăng độ nhạy của máy thu đo. Thay đổi độ cao ăng ten đo trong dải\r\nđộ cao qui định để đảm bảo thu được tín hiệu lớn nhất.
\r\n\r\nTín hiệu đầu vào đến ăng ten thay thế phải\r\nđược điều chỉnh đến mức tạo ra mức máy thu đo đã thu được, bằng với mức đã ghi\r\nlại khi đo công suất bức xạ máy phát, được hiệu chỉnh theo giá trị thiết lập\r\nsuy hao đầu vào của máy thu đo.
\r\n\r\nLặp lại phép đo với ăng ten đo kiểm và ăng\r\nten thay thế theo phân cực ngang.
\r\n\r\nKết quả đo công suất bức xạ hiệu dụng là mức\r\ncao hơn trong hai mức công suất tại đầu vào ăng ten thay thế đã ghi lại, được\r\nhiệu chỉnh theo độ tăng ích của ăng ten nếu cần.
\r\n\r\n5.1.4. Công suất kênh lân cận
\r\n\r\n5.1.4.1. Định nghĩa
\r\n\r\nCông suất kênh lân cận là một phần của công\r\nsuất ra tổng của máy phát, được điều chế trong các điều kiện qui định, nằm\r\ntrong độ rộng băng qui định và có tâm trên tần số danh định của một trong hai\r\nkênh lân cận. Công suất này là trung bình cộng của công suất tạo ra bởi quá\r\ntrình điều chế và phần dư điều chế do tạp âm của máy phát gây ra.
\r\n\r\n5.1.4.2. Giới hạn
\r\n\r\nCông suất kênh lân cận không được vượt quá 20\r\nmW.
\r\n\r\n5.1.4.3. Phương pháp đo
\r\n\r\nCông suất kênh lân cận phải được đo với máy\r\nthu đo công suất phù hợp với các yêu cầu trong Phụ lục B và trong mục này gọi\r\nlà “máy thu”:
\r\n\r\na) Phải đo công suất đầu ra RF máy phát khi\r\nkhông có điều chế (đối với DSB) hoặc với một tín hiệu điều chế (đối với SSB)\r\n(xem mục 4.3.5.2, b);
\r\n\r\nb) Nối đầu ra máy phát với đầu vào của máy\r\nthu đo bằng thiết bị kết nối sao cho trở kháng đến máy phát là 50 W và mức đầu vào máy thu thích hợp;
\r\n\r\nĐối với thiết bị có ăng ten liền, thiết bị\r\nkết nối là bộ ghép đo như mô tả trong mục 4.3.7. Với thiết bị trong điều kiện\r\nđo kiểm bình thường (mục 4.2.3) máy phát phải không điều chế đối với thiết bị\r\nDSB hoặc điều chế với một tín hiệu đối với thiết bị SSB (xem mục 4.3.5.2,
\r\n\r\nb), điều hưởng “máy thu” sao cho nhận được đáp\r\nứng lớn nhất. Đây là điểm chuẩn 0dB. Ghi lại giá trị thiết lập suy hao điều\r\nchỉnh của "máy thu" và chỉ số giá trị r.m.s chỉ thị.
\r\n\r\nc) Điều chỉnh “máy thu” lệch khỏi sóng mang\r\nsao cho “máy thu” có được đáp ứng 6 đảm bảo tại tần số gần nhất so với tần số\r\nsóng mang máy phát, tần số này là vị trí dịch chuyển khỏi tần số sóng mang danh\r\nđịnh 5,75 kHz;
\r\n\r\nd) Máy phát phải được điều chế DSB (xem mục\r\n4.3.5.1, a) hoặc được điều chế với hai tín hiệu trong chế độ SSB (xem mục\r\n4.3.5.2, a);
\r\n\r\ne) Điều chỉnh suy hao đầu vào “máy thu” để có\r\nđược chỉ số giống như bước b) hoặc theo một tương quan đã xác định;
\r\n\r\nf) Tỷ số giữa công suất kênh lân cận và công\r\nsuất RF trong bước a) chính là độ chênh lệch giữa giá trị thiết lập suy hao\r\ntrong bước b) và e), được hiệu chỉnh cho mọi sai số khi đọc chỉ thị giá trị\r\nr.m.s;
\r\n\r\ng) Lặp lại phép đo với "máy thu"\r\nđược điều hưởng đến biên khác của tần số sóng mang;
\r\n\r\nh) Nếu thiết bị có đầu nối microphone, phải\r\nthực hiệu lại phép đo với mức đầu vào 1,5 V tại đầu nối này.
\r\n\r\n5.1.5. Phát xạ giả máy phát
\r\n\r\n5.1.5.1. Định nghĩa
\r\n\r\nPhát xạ giả là các phát xạ tại các tần số\r\nkhác với tần số sóng mang và các dải biên kết hợp với điều chế đo kiểm danh\r\nđịnh.
\r\n\r\nMức phát xạ giả phải được đo là:
\r\n\r\na) Mức công suất tại tải xác định (phát xạ\r\ngiả dẫn); và
\r\n\r\nb) Công suất bức xạ hiệu dụng của thiết bị\r\nkhi bức xạ từ vỏ và cấu trúc của thiết bị (bức xạ vỏ máy); hoặc
\r\n\r\nc) Công suất bức xạ hiệu dụng của thiết bị\r\nkhi bức xạ từ vỏ máy và ăng ten liền, trong trường hợp thiết bị cầm tay gắn ăng\r\nten và không có đầu nối RF ngoài.
\r\n\r\n5.1.5.2. Giới hạn
\r\n\r\nCông suất phát xạ giả dẫn và công suất phát\r\nxạ bức xạ không được vượt quá 4 nW khi máy phát hoạt động và không vượt quá 2\r\nnW khi máy phát ở trạng thái chờ trong các dải tần sau:
\r\n\r\n- 47 MHz đến 74 MHz;
\r\n\r\n- 87,5 MHz đến 118 MHz;
\r\n\r\n- 174 MHz đến 230 MHz;
\r\n\r\n- 470 MHz đến 862 MHz.
\r\n\r\nCông suất phát xạ giả tại các tần số khác\r\ntrong dải tần qui định không được vượt quá các giá trị trong bảng 5.1 và bảng\r\n5.2.
\r\n\r\nBảng 5.1: Giới hạn\r\nphát xạ dẫn
\r\n\r\n\r\n Dải tần \r\n | \r\n \r\n Máy phát hoạt động \r\n | \r\n \r\n Máy phát trong chế\r\n độ chờ \r\n | \r\n
\r\n 9 kHz đến 1 GHz \r\n | \r\n \r\n 0,25 mW (-36 dBm) \r\n | \r\n \r\n 2 nW (-57 dBm) \r\n | \r\n
\r\n 1 GHz đến 2 GHz \r\n(hoặc 4 GHz), \r\n(xem mục 5.1.5.3.1) \r\n | \r\n \r\n 1 mW (-30 dBm) \r\n | \r\n \r\n 20 nW (-47 dBm) \r\n | \r\n
Bảng 5.2: Các giới\r\nhạn phát xạ bức xạ
\r\n\r\n\r\n Dải tần \r\n | \r\n \r\n Máy phát hoạt động \r\n | \r\n \r\n Máy phát trong chế\r\n độ chờ \r\n | \r\n
\r\n 25 MHz đến 1 GHz \r\n | \r\n \r\n 0,25 mW (-36 dBm) \r\n | \r\n \r\n 2 nW (-57 dBm) \r\n | \r\n
\r\n 1 GHz đến 2 GHz \r\n(hoặc 4 GHz), \r\n(xem mục 5.1.5.3.2) \r\n | \r\n \r\n 1 mW (-30 dBm) \r\n | \r\n \r\n 20 nW (-47 dBm) \r\n | \r\n
Sử dụng độ rộng băng đo trong Bảng 5.3 cho\r\ncác phép đo dẫn và bức xạ.
\r\n\r\nBảng 5.3: Độ rộng\r\nbăng đo
\r\n\r\n\r\n Dải tần \r\n | \r\n \r\n Độ rộng băng (-6\r\n dB) \r\n | \r\n
\r\n 9 kHz đến 150 kHz \r\n | \r\n \r\n 200 Hz \r\n | \r\n
\r\n > 150 kHz đến 30 MHz \r\n | \r\n \r\n 9 kHz đến 10 kHz \r\n | \r\n
\r\n > 30 MHz đến 1 GHz \r\n | \r\n \r\n 100 kHz đến 120 kHz \r\n | \r\n
\r\n > 1 GHz \r\n | \r\n \r\n 1 MHz \r\n | \r\n
Trong phép đo này, bộ tách sóng đo phải là bộ\r\ntách sóng đỉnh tuân theo tài liệu CISPR 16-1 [2].
\r\n\r\nTrong trường hợp đo phát xạ cho máy cầm tay,\r\nphải áp dụng các điều kiện sau đây:
\r\n\r\n- Nếu thiết bị có ăng ten tích hợp, phải nối\r\năng ten thường khi đo kiểm;
\r\n\r\n- Khi đo thiết bị có đầu nối ăng ten ngoài,\r\nphải nối tải giả với đầu nối ăng ten ngoài.
\r\n\r\n5.1.5.3. Phương pháp đo
\r\n\r\n5.1.5.3.1. Phương pháp đo mức công suất trên\r\ntải xác định (mục 5.1.5.1, a)
\r\n\r\nNối máy phát với suy hao công suất 50 W. Nối đầu ra của suy hao công suất với\r\nmáy thu đo.
\r\n\r\nBật máy phát trong chế độ điều chế DSB (mục\r\n4.3.5.1, a) hoặc điều chế với 2 hai tín hiệu trong chế độ SSB (mục 4.3.5.2, a).
\r\n\r\nMáy thu đo phải tuân theo tài liệu CISPR 16-1\r\n[2], với bộ tách sóng đỉnh, và được điều hưởng trên dải tần 9 kHz đến 2 GHz\r\n(hoặc 4 GHz, xem đoạn cuối của mục này). Độ rộng băng đo dưới 1 GHz phải tuân\r\ntheo tài liệu CISPR 16-1 [2] và độ rộng băng đo trên 1 GHz lấy giá trị 1 MHz.
\r\n\r\nTại những tần số phát hiện thành phần tạp, ghi\r\nlại mức công suất là mức phát xạ giả dẫn trên tải xác định, ngoại trừ các kênh\r\nlân cận và kênh máy phát đang hoạt động.
\r\n\r\nThực hiện lại phép đo với máy phát trong chế\r\nđộ chờ.
\r\n\r\nNếu xác định được mức phát xạ giả trong dải\r\ntần 1,5 GHz đến 2 GHz vượt quá 0,1 mW\r\n(chế độ máy phát hoạt động) hoặc 1 nW (máy phát trong chế độ chờ), phải mở rộng\r\nphép đo phát xạ giả đến dải tần từ 2 GHz đến 4 GHz.
\r\n\r\n5.1.5.3.2. Phương pháp đo công suất bức xạ\r\nhiệu dụng (mục 5.1.5.1,b)
\r\n\r\nTrên vị trí đo kiểm đã chọn trong Phụ lục A,\r\nđặt thiết bị ở độ cao qui định trên giá đỡ không dẫn điện và tại vị trí gần với\r\nvị trí sử dụng bình thường do nhà sản xuất công bố.
\r\n\r\nNối ăng ten giả với đầu nối ăng ten máy phát,\r\nmục 4.3.6.
\r\n\r\nĂng ten đo kiểm phải được định hướng phân cực\r\nđứng, và độ dài của ăng ten đo kiểm được chọn phù hợp với tần số tức thời của\r\nmáy thu đo, tuân theo tài liệu CISPR 16-1 [2].
\r\n\r\nNối đầu ra của ăng ten đo với máy thu đo. Bật\r\nmáy phát với điều chế DSB (mục 4.3.5.1, a) hoặc điều chế 1 tín hiệu trong chế\r\nđộ SSB (mục 4.3.5.2, b). Điều chế phải được cung cấp bởi nguồn âm thanh. Dây\r\nnối phải bố trí thẳng đứng.
\r\n\r\nMáy thu đo với bộ tách sóng đỉnh phải được\r\nđiều hưởng trên toàn dải tần từ 25 MHz đến 2 GHz (hoặc 4 GHz, xem đoạn cuối của\r\nmục này). Độ rộng băng đo dưới 1 GHz phải tuân theo tài liệu CISPR 16-1 [2],\r\ntrên 1 GHz lấy giá trị 1 MHz.
\r\n\r\nTại mỗi tần số xác định được thành phần tạp,\r\nphải thay đổi độ cao ăng ten đo trong dải qui định đến khi nhận được mức tín\r\nhiệu cực đại trên máy thu đo.
\r\n\r\nQuay máy phát 3600 theo mặt phẳng\r\nnằm ngang đến khi máy thu đo thu được mức tín hiệu cực đại.
\r\n\r\nGhi lại mức tín hiệu này.
\r\n\r\nThay máy phát bằng ăng ten thay thế như trong\r\nPhụ lục A, mục A.1.3.
\r\n\r\nHướng ăng ten thay thế theo phân cực đứng,\r\nđiều chỉnh độ dài của ăng ten phù hợp với tần số xác định được thành phần tạp.
\r\n\r\nNối ăng ten thay thế với bộ tạo tín hiệu đã\r\nhiệu chuẩn.
\r\n\r\nThiết lập tần số của bộ tạo tín hiệu đã hiệu\r\nchuẩn đến tần số xác định được thành phần tạp.
\r\n\r\nĐiều chỉnh giá trị suy hao đầu vào của máy\r\nthu đo để tăng độ nhạy nếu cần.
\r\n\r\nĐiều chỉnh độ cao của ăng ten đo trên dải qui\r\nđịnh để đảm bảo thu được mức tín hiệu cực đại.
\r\n\r\nĐiều chỉnh tín hiệu đầu vào của ăng ten thay\r\nthế để tạo ra mức mà máy thu đo thu được, mức này bằng với mức đã ghi lại khi\r\nđo được thành phần tạp, được hiệu chỉnh theo các thay đổi giá trị suy hao đầu\r\nvào của máy thu đo.
\r\n\r\nMức đầu vào ăng ten thay thế được ghi lại là\r\nmức công suất, được hiệu chỉnh theo các thay đổi giá trị thiết lập suy hao đầu\r\nvào của máy thu đo.
\r\n\r\nLặp lại phép đo với ăng ten đo và ăng ten\r\nthay thế định hướng theo phân cực ngang.
\r\n\r\nGiá trị công suất bức xạ hiệu dụng của các\r\nthành phần tạp là giá trị lớn hơn trong hai mức công suất đã ghi lại đối với\r\nmỗi thành phần tạp tại đầu vào ăng ten thay thế, được hiệu chỉnh theo độ tăng\r\ních của ăng ten nếu cần.
\r\n\r\nNếu thành phần tạp vượt quá mức giới hạn,\r\nphép đo tại tần số này phải được thực hiện lại với bộ tách sóng cận đỉnh.
\r\n\r\nLặp lại phép đo với máy phát trong chế độ\r\nchờ.
\r\n\r\nNếu xác định được thành phần phát xạ tạp\r\ntrong dải 1,5 GHz đến 2 GHz có mức vượt quá 0,1 mW (chế độ máy phát hoạt động) hoặc 1 nW (máy phát trong\r\nchế độ chờ), phải mở rộng phép đo phát xạ giả đến dải tần 2 GHz đến 4 GHz.
\r\n\r\n5.1.5.3.3. Phương pháp đo công suất bức xạ\r\nhiệu dụng (mục 5.1.5.1, c)
\r\n\r\nPhương pháp đo được thực hiện theo như mục\r\n5.1.5.3.2 nhưng nối đầu ra máy phát với ăng ten liền thay cho ăng ten giả.
\r\n\r\n5.1.6. Tác động tần số quá độ của máy phát
\r\n\r\n5.1.6.1. Định nghĩa
\r\n\r\nTác động tần số quá độ của máy phát là sự\r\nthay đổi theo thời gian của tần số máy phát so với tần số danh định máy phát\r\nkhi bật tắt công suất đầu ra máy phát.
\r\n\r\nton: theo phương pháp đo mô tả\r\ntrong mục 5.1.6.3, là thời điểm bật xác định bởi điều kiện công suất đầu ra đo\r\ntại ăng ten vượt quá 10% công suất danh định.
\r\n\r\nt1: khoảng thời gian bắt đầu tại ton\r\nvà kết thúc tuân theo mục 5.1.6.2.
\r\n\r\nt2: khoảng thời gian bắt đầu khi t1\r\nkết thúc và kết thúc tuân theo mục 5.1.6.2.
\r\n\r\ntoff: thời điểm tắt xác định bởi\r\nđiều kiện công suất đầu ra hạ xuống dưới 10% so công suất danh định.
\r\n\r\nt3: khoảng thời gian kết thúc tại\r\ntoff và bắt đầu tuân theo mục 5.1.6.2.
\r\n\r\n5.1.6.2. Giới hạn
\r\n\r\nPhép đo này chỉ áp dụng cho các thiết bị có\r\nđầu nối ăng ten ngoài. Các khoảng thời gian quá độ trong hình 5.1, mục 5.1.6.3,\r\nnhư sau:
\r\n\r\n- t1 5,0 ms;
\r\n\r\n- t2 20,0 ms;
\r\n\r\n- t3 5,0 ms.
\r\n\r\nTrong khoảng thời gian t1 và t3\r\nsai số tần số không được vượt quá giá trị khoảng cách tần số của một kênh.
\r\n\r\nTrong khoảng thời gian t2 sai số\r\ntần số không được vượt quá giá trị một nửa khoảng cách tần số của một kênh.
\r\n\r\n5.1.6.3. Phương pháp đo
\r\n\r\nHình 5.1: Sơ đồ đo
\r\n\r\nBố trí phép đo như hình 5.1, thay bộ tạo tín\r\nhiệu đo vào vị trí máy thu phát. Thiết lập tần số theo tần số sóng mang danh\r\nđịnh. Trở kháng đầu cuối của suy hao phải được hiệu chỉnh phù hợp với máy thu\r\nphát. Nó phải được hiệu chỉnh nhằm giới hạn bộ khuếch đại làm việc trong vùng\r\ncho phép, khi mức của bộ tạo sóng vượt quá công suất đầu ra danh định của máy thu\r\nphát 10%. Việc hiệu chỉnh bộ phân biệt đo được kiểm tra bằng cách thiết lập bộ\r\ntạo tín hiệu đo đến độ lệch tần số đã xác định.
\r\n\r\na) Tác động quá độ khi bật máy
\r\n\r\nThiết lập ngưỡng kích hoạt trên máy hiện sóng\r\nsố có nhớ sao cho máy hiện sóng kích hoạt ngay khi mức vượt quá 10% công suất\r\nđầu ra danh định. Máy hiện sóng sẽ hiển thị khung thời gian sau điểm kích hoạt.
\r\n\r\nThay máy tạo sóng bằng máy phát để đo kiểm.\r\nTrong chế độ DSB máy phát không điều chế, trong chế độ SSB máy phát được điều\r\nchế theo như trong mục 4.3.5.2,b. Nếu máy phát hoạt động trong chế độ SSB và có\r\nđầu nối microphone ngoài thì tại đầu nối này phải luôn có tín hiệu điều chế, kể\r\ncả khi không bật máy phát. Phải đo tác động quá độ trong lúc kích hoạt nút bấm\r\nđể gọi (ptt).
\r\n\r\nb) Tác động quá độ khi tắt máy
\r\n\r\nThiết lập ngưỡng kích hoạt trên máy hiện sóng\r\nsố có nhớ sao cho máy hiện sóng kích hoạt ngay sau khi mức công suất đầu ra\r\ndanh định hạ xuống dưới 10%. Máy hiện sóng sẽ hiển thị khung thời gian trước\r\nđiểm kích hoạt.
\r\n\r\nTrong chế độ DSB máy phát không điều chế,\r\ntrong chế độ SSB máy phát được điều chế tuân theo mục 4.3.5.2, b. Nếu máy phát\r\ncó đầu nối microphone ngoài và hoạt động trong chế độ SSB thì tại đầu nối này\r\nphải luôn có tín hiệu điều chế, kể cả khi bật máy phát.
\r\n\r\nKích hoạt nút bấm để gọi (ptt).
\r\n\r\nPhải đo tác động quá độ trong lúc nhả chuyển\r\nmạch ptt.
\r\n\r\nGhi chú: Hình trên là một ví dụ màn hiển thị\r\ncủa máy hiện sóng. Tham chiếu các giá trị t1, t2, t3\r\ntrong mục 5.1.6.2.
\r\n\r\nHình 5.2: Ví dụ xem t1,\r\nt2 và t3 trên máy hiện sóng có nhớ
\r\n\r\n5.2. Các tham số máy thu
\r\n\r\n5.2.1. Độ nhạy
\r\n\r\n5.2.1.1.Định nghĩa
\r\n\r\nĐộ nhạy khả dụng cực đại của máy thu là mức\r\ntín hiệu (e.m.f) tối thiểu tại đầu vào máy thu, tại tần số danh định của máy\r\nthu và với điều chế đo kiểm bình thường (xem mục 4.3.5), tạo ra:
- Công suất đầu ra âm tần tối thiểu bằng 25%\r\ncông suất danh định đầu ra, (xem mục 4.3.3); và
\r\n\r\n- Tỷ số SND/ND là 20 dB, đo tại đầu ra máy\r\nthu qua mạng tải trọng đo tạp âm thoại mô tả trong Khuyến nghị ITU-T O.41 [3].
\r\n\r\n5.2.1.2. Giới hạn
\r\n\r\nYêu cầu kỹ thuật này chỉ áp dụng cho các\r\nthiết bị có đầu nối ăng ten ngoài.
\r\n\r\nĐộ nhạy khả dụng cực đại không vượt quá +12\r\ndBmV (e.m.f) đối với\r\nthiết bị DSB và +6 dBmV (e.m.f) đối với\r\nthiết bị SSB.
\r\n\r\n5.2.1.3. Phương pháp đo
\r\n\r\nTín hiệu đo kiểm, tại tần số danh định của\r\nmáy thu, với điều chế đo kiểm bình thường (DSB xem mục 4.3.5.1, b), (SSB xem\r\nmục 4.3.5.2, c) có giá trị e.m.f là 12 dBmV\r\n(DSB) hoặc 6 dBmV (SSB), tức là giá\r\ntrị giới hạn của độ nhạy khả dụng cực đại, được cấp đến đầu vào máy thu.
\r\n\r\nĐiện trở tải tần số âm tần, máy đo SND/ND và\r\nmạng tải trọng tạp âm thoại (xem mục 5.2.1.1) phải được nối với đầu ra máy thu.\r\nĐiều chỉnh âm lượng máy thu để đưa ra tối thiểu 25% công suất đầu ra âm tần,\r\ntrường hợp máy thu điều chỉnh âm lượng theo mức, phải điều chỉnh mức đầu tiên\r\nđưa ra tối thiểu 25% công suất đầu ra âm tần.
\r\n\r\nGiảm mức đầu vào tín hiệu đo kiểm đến khi tỷ\r\nsố SND/ND là 20 dB. Mức đầu vào tín hiệu đo kiểm dưới các điều kiện này là giá\r\ntrị độ nhạy khả dụng cực đại.
\r\n\r\n5.2.2. Độ chọn lọc kênh lân cận
\r\n\r\n5.2.2.1. Định nghĩa
\r\n\r\nĐộ chọn lọc kênh lân cận là tiêu chuẩn đánh\r\ngiá khả năng của máy thu có thể thu được tín hiệu điều chế mong muốn tại tần số\r\ndanh định mà không bị vượt quá độ suy giảm đã cho do sự xuất hiện của tín hiệu\r\nđiều chế không mong muốn ở kênh lân cận.
\r\n\r\n5.2.2.2. Giới hạn
\r\n\r\nYêu cầu này chỉ được áp dụng cho thiết bị có\r\nđầu nối ăng ten ngoài.
\r\n\r\nĐộ chọn lọc kênh lân cận không được nhỏ hơn\r\n60 dB.
\r\n\r\n5.2.2.3. Phương pháp đo
\r\n\r\nCác tín hiệu đầu vào được nối với máy thu qua\r\nmạng kết hợp, mục 4.3.1.
\r\n\r\nTín hiệu đo kiểm mong muốn tại tần số danh\r\nđịnh của máy thu với điều chế đo kiểm bình thường (DSB xem mục 4.3.5.1, b, SSB\r\nxem mục 4.3.5.2, c) có giá trị e.m.f là 12 dBmV (DSB) hoặc 6 dBmV\r\n(SSB), tức là giá trị của giới hạn đối với độ nhạy khả dụng cực đại, phải được\r\nđưa tới đầu vào máy thu qua đầu nối của mạng kết hợp.
\r\n\r\nTín hiệu đo kiểm không mong muốn tại tần số\r\ncao hơn tần số danh định của máy thu 10 kHz, tần số điều chế với 400 Hz có độ\r\nlệch ±1,2 kHz, đưa tới đầu vào máy thu qua đầu vào thứ hai của mạng kết hợp.
\r\n\r\nĐiều chỉnh biên độ của tín hiệu không mong\r\nmuốn đến khi tỷ số SND/ND tại đầu ra của máy thu giảm đến 14 dB (với bộ lọc tạp\r\nâm thoại).
\r\n\r\nKết quả đo độ chọn lọc kênh lân cận là tỷ số\r\ntính theo dB của mức tín hiệu đo kiểm không mong muốn và mức tín hiệu mong muốn\r\ntại đầu vào của máy thu khi có được tỷ số SND/ND đã suy giảm như qui định.
\r\n\r\nThực hiện lại phép đo với các tín hiệu không\r\nmong muốn tại tần số của kênh lân cận dưới của tín hiệu mong muốn.
\r\n\r\nHai tỷ số trên được ghi là độ chọn lọc kênh\r\nlân cận trên và dưới.
\r\n\r\n5.2.3. Triệt đáp ứng tạp
\r\n\r\n5.2.3.1. Định nghĩa
\r\n\r\nTriệt đáp ứng tạp là tiêu chuẩn đánh giá khả\r\nnăng phân biệt của máy thu giữa tín hiệu điều chế mong muốn tại tần số danh\r\nđịnh và tín hiệu không mong muốn tại mọi tần số khác có đáp ứng xuất hiện.
\r\n\r\n5.2.3.2. Giới hạn
\r\n\r\nYêu cầu này chỉ áp dụng cho các thiết bị có\r\nđầu nối ăng ten ngoài.
\r\n\r\nTại mọi tần số cách tần số danh định của máy\r\nthu nhiều hơn hai kênh, tỷ số triệt đáp ứng tạp không được nhỏ hơn 48 dB.
\r\n\r\n5.2.3.3. Phương pháp đo
\r\n\r\nHai tín hiệu đầu vào được nối với máy thu qua\r\nmạng kết hợp, xem mục 4.3.1.
\r\n\r\nTín hiệu đo kiểm mong muốn tại tần số danh\r\nđịnh của máy thu với điều chế đo kiểm bình thường (DSB xem mục 4.3.5.1, b, SSB\r\nxem mục 4.3.5.2, c) có giá trị e.m.f là 12 dBmV (DSB) hoặc 6 dBmV\r\n(SSB), tức là giá trị giới hạn đối với độ nhạy khả dụng cực đại, phải được đưa\r\nđến đầu vào máy thu qua đầu vào của mạng kết hợp.
\r\n\r\nTín hiệu đo kiểm không mong muốn, điều chế\r\nbiên độ DSB với tần số 400 Hz tạo ra độ sâu điều chế 60% có mức 92 dBmV e.m.f, được đưa đến đầu vào của máy\r\nthu qua đầu vào thứ hai của mạng kết hợp. Tín hiệu đo kiểm không mong muốn phải\r\nđược điều chỉnh trên toàn dải tần từ 100 kHz đến 1 GHz.
\r\n\r\nTại mỗi tần số xuất hiện đáp ứng tạp, phải\r\nđiều chỉnh mức đầu vào đến khi tỷ số SND/ND giảm đến 14 dB (với bộ lọc tạp âm\r\nthoại).
\r\n\r\nGiá trị độ triệt đáp ứng tạp là tỷ số tính\r\nbằng dB của mức tín hiệu đo kiểm không mong muốn và mức tín hiệu đo kiểm mong\r\nmuốn tại đầu vào máy thu khi có được tỷ số SND/ND đã suy giảm như qui định.
\r\n\r\nTỷ số này được ghi là độ triệt đáp ứng tạp\r\nđối với mỗi đáp ứng tạp thu được.
\r\n\r\n5.2.4. Triệt đáp ứng xuyên điều chế
\r\n\r\n5.2.4.1. Định nghĩa
\r\n\r\nTriệt đáp ứng xuyên điều chế là tiêu chuẩn\r\nđánh giá khả năng của máy thu khi thu tín hiệu điều chế mong muốn tại tần số\r\ndanh định mà không bị vượt quá độ suy giảm đã cho do xuất hiện hai hoặc nhiều\r\ntín hiệu không mong muốn ở tần số qui định liên quan đến tần số tín hiệu mong\r\nmuốn.
\r\n\r\n5.2.4.2. Giới hạn
\r\n\r\nYêu cầu này chỉ áp dụng cho thiết bị có đầu\r\nnối ăng ten ngoài.
\r\n\r\nTỷ số triệt đáp ứng tạp xuyên điều chế không\r\nđược nhỏ hơn 48 dB.
\r\n\r\n5.2.4.3. Phương pháp đo
\r\n\r\nBa tín hiệu được nối với máy thu qua mạng kết\r\nhợp, mục 4.3.1.
\r\n\r\nTín hiệu đo kiểm mong muốn (A), tại tần số\r\ndanh định của máy thu với điều chế đo kiểm bình thường (DSB xem mục 4.3.5.1, b,\r\nSSB xem mục 4.3.5.2, c) có mức tính bằng e.m.f là 12 dBmV (DSB) hoặc 6 dBmV (SSB), tức là giá trị giới hạn của\r\nđộ nhạy khả dụng cực đại, được đưa đến đầu vào máy thu qua đầu vào của mạng kết\r\nhợp.
\r\n\r\nTín hiệu đo kiểm không mong muốn (B), tại tần\r\nsố cao hơn tần số danh định của máy thu 20 kHz, không điều chế, được cấp tới\r\nđầu vào máy thu qua đầu vào thứ hai của mạng kết hợp.
\r\n\r\nTín hiệu đo kiểm không mong muốn (C), có tần\r\nsố cao hơn tần số danh định của máy thu 40 kHz, điều chế biên độ DSB với tần số\r\n400 Hz tạo ra độ sâu điều chế 60%, được cấp tới đầu vào máy thu qua đầu vào thứ\r\nba của mạng kết hợp.
\r\n\r\nĐiều chỉnh tần số của tín hiệu đo kiểm không\r\nmong muốn (B) và (C) để tìm đáp ứng xuyên điều chế cực đại.
\r\n\r\nBiên độ của các tín hiệu đo kiểm không mong\r\nmuốn (B) và (C) phải được giữ cho bằng nhau và điều chỉnh đến khi tỷ số SND/ND\r\ntại đầu ra của máy thu giảm đến 14 dB (bộ lọc tạp âm thoại).
\r\n\r\nGiá trị độ triệt đáp ứng xuyên điều chế là tỷ\r\nsố tính bằng dB của tín hiệu đo kiểm không mong muốn và tín hiệu đo kiểm mong\r\nmuốn tại đầu vào máy thu khi có được tỷ số SND/Nghị định đã suy giảm như qui\r\nđịnh. Ghi lại tỷ số này.
\r\n\r\nThực hiện lại hai tổ hợp phép đo mô tả ở trên\r\nnhưng với các tín hiệu không mong muốn dưới tần số danh định của máy thu như\r\nqui định.
\r\n\r\n5.2.5. Bức xạ giả máy thu
\r\n\r\n5.2.5.1. Định nghĩa
\r\n\r\nBức xạ giả từ máy thu là các thành phần bức\r\nxạ từ thiết bị và ăng ten tại mọi tần số. Mức bức xạ giả phải đo là:
\r\n\r\na) Mức công suất của thiết bị khi có tải qui\r\nđịnh (phát xạ giả dẫn), và
\r\n\r\nb) Công suất bức xạ hiệu dụng của thiết bị\r\nbức xạ từ vỏ máy và cấu trúc của thiết bị (bức xạ vỏ máy), hoặc
\r\n\r\nc) Công suất bức xạ hiệu dụng của thiết bị\r\nbức xạ từ vỏ máy và ăng ten liền, trong trường hợp thiết bị cầm tay gắn liền\r\năng ten và không có đầu nối RF bên ngoài.
\r\n\r\n5.2.5.2. Giới hạn
\r\n\r\nCông suất của mọi bức xạ giả không được vượt\r\nquá các giá trị trong bảng 5.4 và bảng 5.5.
\r\n\r\nBảng 5.4: Các giới\r\nhạn phát xạ dẫn
\r\n\r\n\r\n Dải tần số \r\n | \r\n \r\n Giới hạn \r\n | \r\n
\r\n 9 kHz đến 1 GHz \r\n | \r\n \r\n 2 nW (-57 dBm) \r\n | \r\n
\r\n 1 GHz đến 2 GHz \r\n(hoặc 4 GHz), \r\n(xem mục 5.2.5.3.1) \r\n | \r\n \r\n 20 nW (-47 dBm) \r\n | \r\n
Bảng 5.5: Các giới\r\nhạn phát xạ bức xạ
\r\n\r\n\r\n Dải tần số \r\n | \r\n \r\n Giới hạn \r\n | \r\n
\r\n 25 MHz đến 1GHz \r\n | \r\n \r\n 2 nW (-57 dBm) \r\n | \r\n
\r\n 1 GHz đến 2 GHz \r\n(hoặc 4 GHz), \r\n(xem mục 5.2.5.3.2) \r\n | \r\n \r\n 20 nW (-47 dBm) \r\n | \r\n
5.2.5.3. Phương pháp đo
\r\n\r\n5.2.5.3.1. Phương pháp đo mức công suất trên\r\ntải xác định (mục 5.2.5.1, a)
\r\n\r\nNối máy thu với suy hao 50 Ω. Đầu ra của suy\r\nhao nối với máy thu đo.
\r\n\r\nMáy thu đo phải tuân theo tài liệu CISPR 16-1\r\n[2], bộ tách sóng đỉnh phải được điều hưởng trên toàn dải tần từ 9 kHz đến 2\r\nGHz (hoặc 4 GHz, xem đoạn cuối của mục này).
\r\n\r\nĐộ rộng băng đo dưới 1 GHz phải tuân theo tài\r\nliệu CISPR 16-1 [2], trên 1 GHz lấy giá trị 1 MHz.
\r\n\r\nTại mỗi tần số phát hiện có thành phần tạp,\r\nghi lại mức công suất như mức phát xạ giả dẫn trên tải xác định.
\r\n\r\nNếu phát hiện bức xạ giả trong dải tần từ 1,5\r\nGHz đến 2 GHz có mức lớn hơn 1 nW, phải mở rộng phép đo phát xạ giả sang dải\r\ntần 2 GHz đến 4 GHz.
\r\n\r\n5.2.5.3.2. Phương pháp đo công suất bức xạ\r\nhiệu dụng (mục 5.2.5.1, b)
\r\n\r\nTrên vị trí đo kiểm đã chọn trong Phụ lục A,\r\nthiết bị phải đặt tại độ cao qui định trên giá đỡ thích hợp và tại vị trí gần\r\nvị trí sử dụng bình thường như nhà sản xuất công bố.
\r\n\r\nĐầu nối ăng ten máy thu phải được nối với đầu\r\nnối ăng ten giả (xem mục 4.3.6).
\r\n\r\nHướng ăng ten đo kiểm theo phân cực đứng,\r\nđiều chỉnh độ dài của ăng ten phù hợp với tần số của máy thu đo hoặc máy phân\r\ntích phổ tuân theo tài liệu CISPR 16-1 [2].
\r\n\r\nĐầu ra của ăng ten phải nối với máy thu đo.\r\nBật máy thu đo và bộ tách sóng đỉnh được điều hưởng trên toàn bộ dải tần từ 25\r\nMHz đến 2 GHz (hoặc 4 GHz, xem đoạn cuối của mục này). Độ rộng băng đo đối với\r\ntần số dưới 1 GHz phải tuân theo tài liệu CISPR 16-1 [2], với các tần số trên 1\r\nGHz độ rộng băng đo là 1 MHz.
\r\n\r\nTại mỗi tần số phát hiện có thành phần tạp,\r\nthay đổi độ cao ăng ten trong dải qui định đến khi máy thu đo thu được mức tín\r\nhiệu cực đại. Sau đó quay máy thu 3600 theo mặt phẳng ngang cho đến\r\nkhi máy thu đo thu được mức tín hiệu cực đại, ghi lại mức tín hiệu này.
\r\n\r\nThay máy thu đo bằng ăng ten thay thế như\r\ntrong phụ lục A, mục A.2.3, điều chỉnh ăng ten thay thế theo phương thẳng đứng,\r\nđiều chỉnh độ dài của ăng ten cho phù hợp với tần số xác định được thành phần\r\ntạp. Nối ăng ten thay thế với bộ tạo tín hiệu đã hiệu chuẩn. Tần số của bộ tạo\r\ntín hiệu phải đặt tại tần số đã xác định được thành phần tạp.
\r\n\r\nNếu cần, phải điều chỉnh lại giá trị đã thiết\r\nlập của suy hao đầu vào máy thu đo để tăng độ nhạy của máy thu đo.
\r\n\r\nThay đổi độ cao ăng ten trong dải qui định để\r\nđảm bảo rằng máy thu nhận được mức tín hiệu cực đại.
\r\n\r\nTín hiệu đầu vào của ăng ten thay thế được\r\nđiều chỉnh đến mức tạo ra mức tín hiệu đã ghi lại khi đo được thành phần tạp và\r\nhiệu chỉnh theo thay đổi thiết lập suy hao đầu vào ăng ten của máy thu đo. Mức\r\nđầu vào của ăng ten thay thế được ghi là mức công suất hiệu chỉnh theo thay đổi\r\nthiết lập suy hao đầu vào của máy thu đo.
\r\n\r\nThực hiện lại phép đo với ăng ten đo kiểm và\r\năng ten thay thế đã thiết lập lại theo phân cực ngang.
\r\n\r\nGiá trị công suất bức xạ hiệu dụng của các\r\nthành phần tạp là mức lớn hơn trong hai mức công suất được ghi lại đối với mỗi\r\nthành phần tạp tại đầu vào đến ăng ten thay thế, được hiệu chỉnh theo độ tăng\r\ních ăng ten nếu cần.
\r\n\r\nNếu xác định được bức xạ giả trong dải tần từ\r\n1,5 GHz đến 2 GHz với mức trên 1 nW, phải mở rộng phép đo phát xạ giả đến dải\r\ntần từ 2 GHz đến 4 GHz.
\r\n\r\n5.2.5.3.3. Phương pháp đo công suất bức xạ\r\nhiệu dụng (mục 5.2.5.1, c)
\r\n\r\nThực hiện phép đo tuân theo mục 5.2.5.3.2,\r\nriêng đầu vào máy thu phải nối với ăng ten liền và không nối với ăng ten giả.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
(Quy định)
\r\n\r\n\r\n\r\nA.1. Các vị trí đo kiểm và sơ đồ chung đối\r\nvới các phép đo liên quan đến trường bức xạ
\r\n\r\nA.1.1. Vị trí đo kiểm ngoài trời
\r\n\r\nVị trí đo kiểm ngoài trời phải nằm trên bề\r\nmặt có độ cao thích hợp hoặc mặt đất. Trên vị trí đo kiểm, chuẩn bị một mặt\r\nphẳng đất có đường kính tối thiểu 5 m. ở giữa mặt phẳng đất này đặt một giá đỡ\r\nkhông dẫn điện, có khả năng quay 3600 theo phương nằm ngang dùng để đỡ\r\nmẫu đo cao 1,5 m. Vị trí đo kiểm phải đủ lớn để có thể gắn được thiết bị đo và\r\năng ten phát ở khoảng cách nửa độ dài bước sóng hoặc 3 m, tùy theo giá trị nào\r\nlớn hơn. Khoảng cách thực tế phải được ghi lại cùng kết quả đo.
\r\n\r\nPhải phòng ngừa các phản xạ từ các đối tượng\r\nkhác cạnh vị trí đo và các phản xạ từ mặt đất để kết quả đo không bị sai lệch.
\r\n\r\nA.1.1.1 Vị trí đo dùng cho các máy cầm tay
\r\n\r\nVị trí đo kiểm phải nằm trên bề mặt có độ cao\r\nthích hợp hoặc mặt đất. Vị trí đo phải đủ lớn để gắn được thiết bị đo hoặc ăng\r\nten phát ở khoảng cách tối thiểu 6 m. Khoảng cách thực tế phải được ghi lại\r\ncùng kết quả đo.
\r\n\r\nTrên vị trí đo kiểm, chuẩn bị một mặt phẳng\r\nđất có đường kính tối thiểu 5 m. Tại điểm giữa của mặt phẳng đất này đặt một\r\ngiá đỡ không dẫn điện quay được 3600 theo phương nằm ngang dùng để đỡ mẫu đo\r\ncao hơn mặt phẳng đất 1,5 m. Giá đỡ này là ống nhựa đựng nước muối (9 g\r\nNaCl/lít). Cột có độ dài 1,5 m, đường kính trong 10 ± 0,5 cm. Đầu trên của ống được\r\nbịt bằng tấm kim loại đường kính 15 cm, tấm kim loại này tiếp xúc với nước.
\r\n\r\nBề mặt của mẫu phải được đặt trên tấm kim\r\nloại. Để thỏa mãn yêu cầu ăng ten dựng đứng trong khi vẫn phải đảm bảo tiếp xúc\r\nvới tấm kim loại, cần sử dụng thêm một tấm kim loại thứ hai. Tấm kim loại này\r\ncó kích thước 10 cm x 15 cm và phải có khớp nối với tấm kim loại thứ nhất trên\r\ncạnh 10 cm, như vậy góc giữa hai tấm kim loại có thể điều chỉnh được từ 00\r\nđến 900. Điểm khớp nối được điều chỉnh sao cho tâm của mẫu đặt\r\nlên trên tâm của tấm kim loại hình tròn. Trong cách bố trí các mẫu có độ dài\r\ndọc theo trục ăng ten dưới 15 cm, mẫu được sắp xếp sao cho gốc của ăng ten ở\r\ntại cạnh của tấm kim loại có khớp nối.
\r\n\r\nPhải phòng ngừa các phản xạ từ các đối tượng\r\nkhác cạnh vị trí đo và các phản xạ từ mặt đất để kết quả đo không bị sai lệch.
\r\n\r\nHình A.1: Vị trí đo\r\nkiểm ngoài trời
\r\n\r\nA.1.2. Ăng ten đo kiểm
\r\n\r\nKhi sử dụng vị trí đo kiểm để đo bức xạ, ăng\r\nten đo kiểm dùng để phát hiện trường bức xạ cho cả ăng ten thay thế và mẫu cần\r\nđo. Khi sử dụng vị trí đo kiểm để đo các đặc tính của máy thu thì ăng ten này\r\nđược dùng như một ăng ten phát.
\r\n\r\nĂng ten được gắn vào giá đỡ cho phép sử dụng\r\năng ten theo cả phân cực ngang và phân cực đứng, chiều cao so với mặt đất có\r\nthể thay đổi trong phạm vi 1 - 4 m. Tốt nhất là sử dụng các ăng ten có tính\r\nđịnh hướng rõ rệt. Kích thước của ăng ten đo kiểm dọc theo trục đo không được\r\nquá 20% khoảng cách đo.
\r\n\r\nĐối với các phép đo bức xạ máy phát và máy\r\nthu, ăng ten đo kiểm được nối với máy thu đo, có khả năng điều chỉnh được đến\r\ncác tần số cần đo và đo được chính xác các mức tín hiệu tại đầu vào. Đối với\r\ncác phép đo độ nhạy bức xạ máy thu, ăng ten đo được nối đến máy tạo tín hiệu.
\r\n\r\nA.1.3. Ăng ten thay thế
\r\n\r\nKhi đo trong dải tần số đến 1 GHz thì ăng ten\r\nthay thế phải là một ăng ten lưỡng cực nửa bước sóng cộng hưởng tại tần số đo\r\nkiểm, hoặc là ăng ten lưỡng cực rút ngắn, được hiệu chuẩn như ăng ten lưỡng cực\r\nnửa bước sóng. Với các phép đo có tần số 1 - 4 GHz có thể sử dụng một ăng ten\r\nlưỡng cực nửa bước sóng hoặc một bộ bức xạ loa. Tâm của ăng ten này phải trùng\r\nvới điểm chuẩn của mẫu đo kiểm mà nó thay thế. Điểm chuẩn này phải là tâm thể\r\ntích của mẫu khi ăng ten của nó được đặt bên trong vỏ máy, hoặc là điểm mà ăng\r\nten ngoài được nối vào vỏ máy.
\r\n\r\nKhoảng cách giữa phần dưới của ăng ten lưỡng\r\ncực và đất tối thiểu là 30 cm.
\r\n\r\nĂng ten thay thế phải được nối với máy phát\r\ntín hiệu đã hiệu chuẩn khi sử dụng vị trí đo kiểm để đo các phép đo bức xạ giả\r\nvà các phép đo công suất bức xạ hiệu dụng. Ăng ten thay thế phải được nối với\r\nmáy thu đo đã hiệu chuẩn khi sử dụng vị trí đo kiểm để đo độ nhạy máy thu.
\r\n\r\nBộ tạo tín hiệu và máy thu phải hoạt động ở\r\ntần số cần đo kiểm và được nối với ăng ten qua kết nối thích hợp và các mạng\r\ncân bằng.
\r\n\r\nA.1.4. Vị trí đo kiểm trong nhà (tùy chọn)
\r\n\r\nVị trí này được sử dụng khi tần số tín hiệu\r\nđo lớn hơn 80 MHz. Nếu sử dụng vị trí đo kiểm trong nhà, phải ghi vào báo cáo\r\nđo.
\r\n\r\nVị trí đo có thể là một phòng thử nghiệm với\r\nkích thước tối thiểu là 6 m x 7 m và cao trên 2,7 m.
\r\n\r\nNgoài nhân viên và các thiết bị đo kiểm thì\r\nphòng càng trống càng tốt để tránh các vật gây ra hiện tượng phản xạ, ngoại trừ\r\ntường, sàn và trần nhà.
\r\n\r\nLàm giảm bớt các phản xạ mạnh từ bức tường\r\nphía sau thiết bị cần đo kiểm bằng cách đặt một hàng rào vật liệu hấp thụ phía\r\ntrước nó. Sử dụng tấm phản xạ góc xung quanh ăng ten đo kiểm để làm giảm ảnh\r\nhưởng các phản xạ từ bức tường đối diện và từ sàn và trần nhà trong trường hợp\r\ncác phép đo phân cực ngang. Tương tự, các tấm phản xạ góc sẽ làm giảm phản xạ từ\r\ntường nhà trong các phép đo phân cực đứng. Đối với dải tần số phía dưới (thấp\r\nhơn 175 MHz) thì không cần tấm phản xạ góc và hàng rào hấp thụ. Thực tế, ăng\r\nten nửa bước sóng như trong hình A.2 có thể được thay thế bằng ăng ten có độ\r\ndài cố định với điều kiện độ dài này nằm trong khoảng độ dài từ 1/4 đến 1 bước\r\nsóng của tần số phép đo và hệ thống đo phải đủ nhạy. Cũng giống như vậy khoảng\r\ncách nửa bước sóng đến đỉnh có thể thay đổi.
\r\n\r\nĂng ten đo kiểm, máy thu đo, ăng ten thay\r\nthế, bộ tạo tín hiệu đã hiệu chuẩn được sử dụng theo cách chung. Để đảm bảo\r\nkhông có lỗi do đường truyền dẫn tới điểm mà tại đó xảy ra triệt pha giữa các\r\ntín hiệu trực tiếp và các tín hiệu phản xạ còn lại thì ăng ten thay thế sẽ phải\r\ndịch chuyển trong khoảng ± 10 cm theo hướng của ăng ten đo kiểm cũng như theo\r\nhai hướng vuông góc với hướng trên. Nếu việc thay đổi trong khoảng cách này gây\r\nra sự thay đổi tín hiệu lớn hơn 2 dB thì mẫu đo kiểm cần thay đổi vị trí cho\r\nđến khi tìm được sự thay đổi nhỏ hơn 2 dB.
\r\n\r\nHình A.2: Sơ đồ vị\r\ntrí đo trong nhà (trường hợp phân cực ngang)
\r\n\r\nA.2. Hướng dẫn sử dụng các vị trí đo bức xạ
\r\n\r\nĐối với các phép đo liên quan đến trường bức\r\nxạ, có thể tạo được ví trí đo kiểm phù hợp với các yêu cầu trong mục A.1. Khi\r\nsử dụng vị trí đo kiểm như vậy phải tuân theo các điều kiện trong các mục dưới\r\nđây để đảm bảo độ tin cậy của phép đo.
\r\n\r\nA.2.1. Khoảng cách đo kiểm
\r\n\r\nKhoảng cách đo không phải là điều kiện bắt\r\nbuộc và không ảnh hưởng đáng kể đến các kết quả đo, với điều kiện khoảng cách\r\nđo không được nhỏ hơn 1/2 bước sóng của tần số đo và các lưu ý như mô tả trong phụ\r\nlục này phải được tuân thủ. Các khoảng cách đo 3 m, 5 m, 10 m và 30 m thường\r\nđược sử dụng trong các phòng thử nghiệm.
\r\n\r\nA.2.2.Ăng ten đo kiểm
\r\n\r\nCó thể sử dụng nhiều kiểu ăng ten đo kiểm\r\nkhác nhau vì việc thực hiện các phép đo thay thế làm giảm các sai số của kết\r\nquả đo.
\r\n\r\nThay đổi độ cao ăng ten trong dải từ 1 – 4 m\r\nđể tìm điểm có bức xạ lớn nhất. Với các phép đo có tần số dưới 100 MHz thì\r\nkhông cần thiết phải thay đổi độ cao ăng ten.
\r\n\r\nA.2.3. Ăng ten thay thế
\r\n\r\nKhi đo ở tần số dưới 80 MHz, có thể có các\r\nkết quả đo khác nhau khi sử dụng các loại
\r\n\r\năng ten thay thế khác nhau. Khi sử dụng ăng\r\nten lưỡng cực thu gọn tại các tần số này, chi tiết về ăng ten phải kèm theo kết\r\nquả đo. Sẽ phải tính đến hệ số hiệu chỉnh khi sử dụng ăng ten lưỡng cực thu\r\ngọn.
\r\n\r\nA.2.4. Ăng ten giả
\r\n\r\nKích thước ăng ten giả sử dụng trong các phép\r\nđo trường bức xạ nên nhỏ tương xứng với các mẫu cần đo.
\r\n\r\nTốt nhất nên sử dụng kết nối trực tiếp giữa\r\năng ten giả và mẫu đo.
\r\n\r\nTrong trường hợp sử dụng cáp kết nối, phải\r\nthực hiện các biện pháp để giảm bức xạ từ cáp nối này, ví dụ như sử dụng lõi\r\nferit hoặc sử dụng cáp bọc 2 lớp.
\r\n\r\nA.2.5. Cáp phụ trợ
\r\n\r\nNếu vị trí của các cáp phụ trợ (cáp nguồn,\r\ncáp microphone...) không được tách với nhau thích đáng thì kết quả đo có thể bị\r\nsai lệch. Để có được kết quả đo tin cậy, cáp và dây dẫn phụ trợ phải bố trí\r\nthẳng đứng (xuyên qua lỗ trên cột đỡ không dẫn điện).
\r\n\r\nA.3. Vị trí đo kiểm trong nhà sử dụng buồng\r\nđo không phản xạ (tuỳ chọn)
\r\n\r\nĐối với các phép đo bức xạ tần số trên 25\r\nMHz, có thể giả lập vị trí đo kiểm trong nhà bằng buồng đo không phản xạ mô\r\nphỏng môi trường không gian tự do. Nếu sử dụng buồng đo không phản xạ, phải ghi\r\nvào báo cáo đo.
\r\n\r\nĂng ten đo kiểm, máy thu đo, ăng ten thay thế\r\nvà máy phát tín hiệu đã hiệu chuẩn sử dụng như trong mục A.1. Trong dải tần\r\ngiữa 25 MHz và 100 MHz, cần thêm một số hiệu chỉnh bổ sung.
\r\n\r\nVí dụ vị trí đo kiểm điển hình là buồng đo\r\nkhông phản xạ có kích thước dài 10 m, rộng 5 m, cao 5 m. Trần và các bức tường\r\nđược phủ vật liệu hấp thụ RF cao 1 m. Sàn nhà phủ vật liệu hấp thụ dày 1 m, sàn\r\ngỗ được sử dụng để đỡ thiết bị đo và người thao tác. Khoảng cách đo từ 3 m đến\r\n5 m dọc theo trục buồng đo có thể được sử dụng để đo các tần số lên đến 12,75\r\nGHz. Cấu trúc buồng đo không phản xạ được mô tả trong các mục sau.
\r\n\r\nA.3.1. Ví dụ về cấu trúc buồng đo không phản xạ\r\ncó che chắn
\r\n\r\nCác phép đo trường tự do có thể được mô phỏng\r\ntrong một buồng đo không phản xạ có che chắn, tường cũng được phủ vật liệu hấp\r\nthụ RF. Hình A.3 mô tả các yêu cầu về suy hao che chắn và suy hao phản xạ của\r\nmột phòng đo như vậy. Do kích thước và đặc tính của vật liệu hấp thụ là quan\r\ntrọng tại tần số dưới 100 MHz (độ cao của vật liệu < 1 m, suy hao phản xạ\r\n< 20 dB), phòng đo như vậy phù hợp nhất cho các phép đo có tần số trên 100\r\nMHz. Hình A.4 là cấu trúc buồng đo không phản xạ có diện tích sàn 5 m x 10 m,\r\ncao 5 m. Trần và tường phủ vật liệu hấp thụ hình trụ cao 1 m. Mặt nền được phủ\r\nbằng các vật liệu hấp thụ đặc biệt để có thể tạo thành một mặt phẳng nền, kích\r\nthước bên trong còn lại của phòng là 3 m (8 m x 3 m) vì vậy có được khoảng cách\r\nđo cực đại 5 m theo trục giữa của phòng.
\r\n\r\nKhi đo ở tần số 100 MHz, khoảng cách đo phải\r\nmở rộng đến tối đa là 2 lần bước sóng. Vật liệu hấp thụ sẽ triệt tiêu các phản\r\nxạ của nền nhà do đó không cần phải thay đổi độ cao ăng ten và không cần tính\r\nđến ảnh hưởng của phản xạ sàn nhà. Do đó các kết quả đo có thể được kiểm tra\r\nvới những tính toán đơn giản, và do cấu hình phép đo đơn giản nên giá trị sai số\r\ncủa phép đo là nhỏ nhất.
\r\n\r\nĐối với các phép đo đặc biệt cần đưa vào các\r\nphản xạ sàn nhà. Bỏ đi vật liệu hấp thụ sàn có nghĩa là phải di chuyển khoảng\r\n24 m3 vật liệu hấp thụ. Trong trường hợp này, cách thay thế là phủ một tấm kim\r\nloại hoặc lưới kim loại lên trên vật liệu hấp thụ nền.
\r\n\r\nA.3.2. ảnh hưởng của phản xạ ký sinh trong\r\nbuồng đo không phản xạ
\r\n\r\nĐối với truyền dẫn không gian tự do trong\r\ntrường xa thì mối quan hệ giữa cường độ trường E và khoảng cách R được tính\r\nbằng E = E0 (R0/R), trong đó E0 là cường độ\r\ntrường chuẩn và R0 là khoảng cách chuẩn. Mối quan hệ này cho phép\r\nthực hiện các phép đo giá trị tương đối khi loại bỏ tất cả các hệ số trong tỷ\r\nsố và không tính đến suy hao cáp, mất phối hợp ăng ten hoặc kích thước ăng ten.
\r\n\r\nNếu lấy logarit phương trình ở trên thì độ\r\nlệch khỏi đường cong lý tưởng dễ dàng quan sát bởi vì sự tương quan lý tưởng\r\ncủa cường độ trường và khoảng cách biểu diễn như một đường thẳng. Độ lệch xảy\r\nra trong thực nghiệm dễ dàng nhìn thấy. Phương pháp gián tiếp này cho thấy\r\nnhanh chóng và dễ dàng của bất cứ nhiễu nào do phản xạ gây ra và không khó bằng\r\nphương pháp đo trực tiếp suy hao phản xạ.
\r\n\r\nVới một phòng không có phản xạ có kích thước\r\nnhư mục A.3 thì tại các tần số thấp hơn 100 MHz không cần các điều kiện về\r\ntrường xa, nhưng nếu các phản xạ của bức tường mạnh hơn thì cần thiết phải hiệu\r\nchuẩn cẩn thận. Trong dải trung tần từ 100 MHz đến 1 GHz thì sự phụ thuộc cường\r\nđộ trường vào khoảng cách phù hợp với cách tính. Tại tần số lớn từ 1 GHz đến\r\n12,75 GHz, sẽ có nhiều phản xạ xảy ra, thì sự phụ thuộc của cường độ trường vào\r\nkhoảng cách sẽ không tương quan chặt chẽ với nhau.
\r\n\r\nA.3.3. Hiệu chuẩn buồng đo không phản xạ có\r\nche chắn
\r\n\r\nViệc hiệu chuẩn cẩn thận buồng đo không phản\r\nxạ phải được thực hiện trên dải tần từ 25 MHz đến 12,75 GHz.
\r\n\r\nHình A.3: Chỉ tiêu kỹ\r\nthuật của lớp che chắn và phản xạ
\r\n\r\nHình A.4: Ví dụ về\r\ncấu trúc một phòng đo không phản xạ có che chắn
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
(Quy định)
\r\n\r\nChỉ\r\ntiêu kỹ thuật đối với máy đo công suất kênh lân cận
\r\n\r\nB.1. Chỉ tiêu kỹ thuật máy thu đo công suất
\r\n\r\nMáy thu đo công suất gồm có một bộ trộn, bộ\r\nlọc trung tần (IF), bộ tạo dao động, bộ khuếch đại, suy hao điều chỉnh và một\r\nbộ chỉ thị mức r.m.s. Có thể sử dụng vôn kế r.m.s hiệu chỉnh theo dB giống như\r\nbộ chỉ thị mức r.m.s thay cho suy hao biến đổi và bộ chỉ thị mức r.m.s. Chỉ\r\ntiêu kỹ thuật của máy thu đo công suất được đưa ra trong các mục B.1.1 đến\r\nB.1.4.
\r\n\r\nB.1.1. Bộ lọc trung tần
\r\n\r\nBộ lọc IF phải nằm trong các giới hạn về các\r\nđặc tính chọn lọc như hình dưới đây.
\r\n\r\nHình B.1: Đặc tính bộ\r\nlọc trung tần
\r\n\r\nĐặc tính chọn lọc sẽ giữ khoảng cách tần số\r\ntừ tần số trung gian danh định của kênh lân cận như trong cột 2 bảng B.1.
\r\n\r\nĐiểm suy hao trên độ dốc phía gần sóng mang\r\nkhông được vượt quá các sai số trong cột 3 bảng B.1.
\r\n\r\nĐiểm suy hao trên độ dốc phía xa sóng mang\r\nkhông được vượt quá các sai số trong cột 4 bảng B.1.
\r\n\r\nBảng B.1: Đặc tính\r\nchọn lọc của "máy thu"
\r\n\r\n\r\n Các điểm suy hao \r\n | \r\n \r\n khoảng cách tần số \r\n | \r\n \r\n Sai số gần sóng mang \r\n | \r\n \r\n Sai số xa sóng mang \r\n | \r\n
\r\n D1 (2 dB) \r\n | \r\n \r\n 3,00 kHz \r\n | \r\n \r\n +1,35 kHz \r\n | \r\n \r\n '2,00 kHz \r\n | \r\n
\r\n D2 (6 dB) \r\n | \r\n \r\n 4,25 kHz \r\n | \r\n \r\n '0,10 kHz \r\n | \r\n \r\n '2,00 kHz \r\n | \r\n
\r\n D3 (26 dB) \r\n | \r\n \r\n 5,50 kHz \r\n | \r\n \r\n -1,35 kHz \r\n | \r\n \r\n '2,00 kHz \r\n | \r\n
\r\n D4 (90 dB) \r\n | \r\n \r\n 9,50 kHz \r\n | \r\n \r\n -5,35 kHz \r\n | \r\n \r\n +2 kHz và -6 kHz \r\n | \r\n
Suy hao tối thiểu của bộ lọc nằm ngoài điểm\r\nsuy hao 90 dB phải bằng hoặc lớn hơn 90 dB.
\r\n\r\nB.1.2.Suy hao biến đổi
\r\n\r\nBộ chỉ thị suy hao phải có dải tối thiểu 80\r\ndB và độ chính xác của phép đọc là 1 dB.
\r\n\r\nB.1.3. Bộ chỉ thị mức r.m.s
\r\n\r\nBộ chỉ thị mức phải chỉ thị chính chính xác\r\ncác tín hiệu không phải hình sin theo tỷ lệ đến 10:1 giữa giá trị đỉnh và giá\r\ntrị r.m.s.
\r\n\r\nB.1.4. Bộ tạo dao động và bộ khuếch đại
\r\n\r\nBộ tạo dao động và bộ khuếch đại phải được\r\nthiết kế sao cho phép đo công suất kênh lân cận của máy phát không điều chế tạp\r\nâm thấp (có tạp âm ảnh hưởng không đáng kể đến kết quả đo) đưa ra giá trị đo ³ -80 dB so với sóng mang của bộ tạo\r\ndao động.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
[1] ETSI ETS 300 135 (1991): "Radio Equipment\r\nand Systems (RES); Angle-modulated Citizens Band radio equipment (CEPT PR 27 Radio\r\nEquipment); Technical characteristics and methods of measurement".
\r\n\r\n[2] CISPR Publication No 16-1 (1993):\r\n"Specification for radio disturbance and immunity measuring apparatus and\r\nmethods - Part 1: Radio disturbance and immunity measuring apparatus".
\r\n\r\n[3] CCITT Recommendation O.41 (1988):\r\n"Psophometer for use on telephone-type circuits"
\r\n\r\nFile gốc của Tiêu chuẩn ngành TCN68-251:2006 về thiết bị vô tuyến điều chế đơn biên và/hoặc song biên băng tần dân dụng 27 MHz – Yêu cầu kỹ thuật do Bộ Bưu chính Viễn thông ban hành đang được cập nhật.
Tiêu chuẩn ngành TCN68-251:2006 về thiết bị vô tuyến điều chế đơn biên và/hoặc song biên băng tần dân dụng 27 MHz – Yêu cầu kỹ thuật do Bộ Bưu chính Viễn thông ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Bưu chính Viễn thông |
Số hiệu | TCN68-251:2006 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn ngành |
Người ký | Đã xác định |
Ngày ban hành | 2006-09-05 |
Ngày hiệu lực | |
Lĩnh vực | Xây dựng - Đô thị |
Tình trạng | Hết hiệu lực |