(Soát\r\nxét lần 1)
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
QUY PHẠM CHỐNG SÉT VÀ\r\nTIẾP ĐẤT
\r\n\r\nCHO CÁC CÔNG TRÌNH\r\nVIỄN THÔNG
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n\r\n
CODE OF PRACTICE FOR LIGHTNING PROTECTION AND EARTHING\r\n
\r\n\r\nFOR TELECOMMUNICATION PLANTS
\r\n\r\n\r\n\r\n
MỤC LỤC
\r\n\r\nLời nói đầu
\r\n\r\nChương I: Các quy định chung
\r\n\r\n1.1\r\nPhạm vi áp dụng
\r\n\r\n1.2\r\nMục đích áp dụng
\r\n\r\n1.3\r\nThuật ngữ, định nghĩa và giải thích
\r\n\r\nChương II: Yêu cầu trang thiết\r\nbị chống sét, cấu hình đấu nối và tiếp đất
\r\n\r\n2.1\r\nHệ thống chống sét đánh trực tiếp
\r\n\r\n2.2\r\nThiết bị chống sét (SPD)
\r\n\r\n2.3\r\nCấu hình đấu nối và tiếp đất trong nhà trạm viễn thông
\r\n\r\nChương III: Khảo sát và đo đạc
\r\n\r\n3.1\r\nQuy định chung
\r\n\r\n3.2\r\nNhiệm vụ khảo sát
\r\n\r\n3.3\r\nĐo điện trở suất của đất
\r\n\r\nChương IV: Thiết kế chống sét và\r\ntiếp đất
\r\n\r\n4.1\r\nNguyên tắc chung
\r\n\r\n4.2\r\nThiết kế chống sét bảo vệ nhà trạm viễn thông
\r\n\r\n4.3\r\nThiết kế chống sét bảo vệ cột ăng ten viễn thông
\r\n\r\n4.4\r\nThiết kế chống sét bảo vệ đường dây thông tin
\r\n\r\n4.5\r\nThiết kế hệ thống tiếp đất
\r\n\r\nChương V: Thi công lắp đặt trang\r\nthiết bị chống sét và hệ thống tiếp đất
\r\n\r\n5.1\r\nNguyên tắc chung
\r\n\r\n5.2\r\nThi công lắp đặt hệ thống chống sét đánh trực tiếp
\r\n\r\n5.3\r\nLắp đặt thiết bị chống sét lan truyền
\r\n\r\n5.4\r\nThi công lắp đặt chống sét bảo vệ đường dây thông tin
\r\n\r\n5.5\r\nThi công hệ thống tiếp đất
\r\n\r\nChương VI: Kiểm tra, nghiệm thu\r\ncác hệ thống tiếp đất và chống sét
\r\n\r\n6.1\r\nThành phần nghiệm thu
\r\n\r\n6.2\r\nNghiệm thu các hệ thống, thiết bị chống sét
\r\n\r\n6.3\r\nKiểm tra, nghiệm thu hệ thống tiếp đất
\r\n\r\nChương VII: Quy định về quản lý\r\nvà bảo dưỡng
\r\n\r\n7.1\r\nTrong quá trình quản lý và khai thác hệ thống tiếp đất và chống sét, phải thực\r\nhiện kiểm tra, bảo dưỡng các trang, thiết bị theo những quy định sau:
\r\n\r\n7.2\r\nQuy định về thời gian kiểm tra định kỳ
\r\n\r\n7.3\r\nQuy định về thời gian kiểm tra đột xuất
\r\n\r\n7.4\r\nNội dung kiểm tra định kỳ và đột xuất
\r\n\r\n7.5\r\nSau khi kiểm tra nếu phát hiện chỗ hư hỏng phải sửa chữa ngay
\r\n\r\n7.6\r\nMọi nội dung kiểm tra sửa chữa định kỳ hoặc đột xuất đều phải ghi vào lý lịch\r\nkỹ thuật và lưu hồ sơ.
\r\n\r\nPhụ lục A (Quy định): Cấu hình đấu nối và tiếp đất trong nhà trạm viễn thông
\r\n\r\nPhụ lục B (Quy định): Xác định vùng bảo vệ của hệ thống chống sét đánh trực tiếp\r\n
\r\n\r\nPhụ lục C (Quy định): Tính toán tiếp đất cho các công trình viễn thông
\r\n\r\nPhụ lục D (Quy định): Trình tự thi công hệ thống tiếp đất
\r\n\r\nPhụ lục E (Tham khảo): Các đặc điểm khí tượng và địa chất của Việt Nam
\r\n\r\nPhụ lục F (Tham khảo): Tính toán hệ số che chắn của dây chống sét ngầm
\r\n\r\nBảng từ viết tắt
\r\n\r\nTài liệu tham khảo
\r\n\r\n\r\n\r\n
LỜI NÓI ĐẦU
\r\n\r\nTiêu\r\nchuẩn Ngành TCN 68 - 174: 2006 "Quy phạm chống sét và tiếp đất cho các\r\ncông trình viễn thông (Soát xét lần 1)" được xây dựng trên cơ sở các quy\r\nđịnh, hướng dẫn và Khuyến nghị của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU), Viện\r\nTiêu chuẩn Viễn thông châu Âu (ETSI) đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo các tiêu\r\nchuẩn Ngành về chống sét và tiếp đất cho các công trình viễn thông, có tham\r\nkhảo các tiêu chuẩn và công nghệ chống sét của một số quốc gia trên thế giới.
\r\n\r\nTiêu\r\nchuẩn Ngành TCN 68 - 174: 2006 do Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện (RIPT) biên\r\nsoạn theo đề nghị của Vụ Khoa học - Công nghệ và được ban hành theo Quyết định\r\nsố 28/2006/QĐ-BBCVT ngày 25 tháng 7 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn\r\nthông.
\r\n\r\nVỤ\r\nKHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
QUY PHẠM CHỐNG SÉT VÀ TIẾP ĐẤT CHO\r\nCÁC CÔNG TRÌNH VIỄN THÔNG
\r\n\r\n(Ban hành kèm theo Quyết định số 28/2006/QĐ-BBCVT\r\nngày 25/7/2006 của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông)
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\nQuy\r\nphạm này áp dụng để khảo sát, thiết kế, thi công, nghiệm thu, quản lý các hệ\r\nthống chống sét và tiếp đất cũng như việc lựa chọn các trang thiết bị chống sét\r\nbảo vệ các công trình viễn thông, bao gồm:
\r\n\r\n1)\r\nNhà trạm và cột ăng ten viễn thông;
\r\n\r\n2)\r\nThiết bị và đường dây thông tin;
\r\n\r\n3)\r\nĐường điện lưới phục vụ nhà trạm.
\r\n\r\n\r\n\r\nQuy\r\nphạm này áp dụng nhằm mục đích:
\r\n\r\n1)\r\nBảo vệ các công trình viễn thông, tránh nguy hiểm cho con người và hạn chế\r\nthiệt hại do sét gây ra;
\r\n\r\n2)\r\nThống nhất các nguyên tắc và nội dung trong công tác khảo sát, thiết kế, thi\r\ncông, quản lý hệ thống chống sét và tiếp đất cho các công trình viễn thông.
\r\n\r\n1.3 Thuật\r\nngữ, định nghĩa và giải thích
\r\n\r\n1.3.1 Ca bin thiết bị điện tử
\r\n\r\nA.\r\nElectronic equipment cabinet (EEC)
\r\n\r\nLà\r\nmột cấu trúc che chắn bảo vệ thiết bị điện tử, mà tất cả thiết bị được lắp đặt\r\ntrong đó có thể tiếp cận từ phía ngoài và không phải đi vào bên trong.
\r\n\r\n1.3.2 Cấu trúc che chắn bảo vệ thiết bị điện tử
\r\n\r\nA.\r\nElectronic Equipment Enclosure (EEE)
\r\n\r\nLà\r\nmột cấu hình bảo đảm an toàn về mặt vật lý và môi trường cho các thiết bị điện\r\ntử.
\r\n\r\n1.3.3 Cấu trúc che chắn bảo vệ thiết bị điện tử đặt nổi trên mặt đất
\r\n\r\nA.\r\nAbove ground EEE (AG/ EEE)
\r\n\r\nLà\r\nmột cấu trúc che chắn bảo vệ thiết bị điện tử mà đại bộ phận hoặc toàn bộ được\r\nđặt nổi trên mặt đất.
\r\n\r\n1.3.4 Cấu trúc che chắn bảo vệ thiết bị điện tử đặt ngầm dưới mặt đất
\r\n\r\nA.\r\nBelow ground EEE (BG/ EEE)
\r\n\r\nLà\r\nmột cấu trúc che chắn bảo vệ thiết bị điện tử nằm toàn bộ dưới mặt đất, trừ\r\ncổng vào, nguồn cung cấp xoay chiều và thiết bị điều hoà.
\r\n\r\n1.3.5 Cửa sổ điểm nối đơn
\r\n\r\nA.\r\nSPC Window (SPCW)
\r\n\r\nLà\r\ngiao diện hoặc là vùng chuyển tiếp giữa một mạng liên kết cách ly và mạng liên\r\nkết chung. Kích thước lớn nhất của chúng là 2 m.
\r\n\r\n1.3.6 Cực tiếp đất
\r\n\r\nA.\r\nGround pole
\r\n\r\nLà\r\nmột vật thể bằng kim loại, được đặt trong đất hoặc tiếp xúc trực tiếp với đất,\r\ndùng để nối đất các trang, thiết bị.
\r\n\r\n1.3.7 Dây (cáp) dẫn đất
\r\n\r\nA.\r\nEarthing conductor
\r\n\r\nLà\r\ndây (cáp) nối tấm tiếp đất chính với cực tiếp đất.
\r\n\r\n1.3.8 Dây dẫn liên kết
\r\n\r\nA.\r\nBonding conductor
\r\n\r\nLà\r\nnhững dây nối các thành phần kim loại không được cách điện trong nhà trạm và\r\nnhững thành phần kim loại từ ngoài dẫn vào với các mạng liên kết để đảm bảo cho\r\nsự liên kết đẳng thế.
\r\n\r\n1.3.9 Diện tích rủi ro
\r\n\r\nA.\r\nRisk Area
\r\n\r\nLà\r\ndiện tích của miền bao quanh công trình viễn thông, khi sét đánh vào diện tích\r\nnày có thể gây nguy hiểm cho công trình viễn thông.
\r\n\r\n1.3.10 Dòng sét đánh trực tiếp gây hư hỏng cho cáp treo (J)
\r\n\r\nA.\r\nDirect lightning current to aerial cables (J)
\r\n\r\nLà\r\ndòng sét nhỏ nhất gây ra hư hỏng cho cáp treo khi sét đánh xuống đất.
\r\n\r\n1.3.11 Đất
\r\n\r\nA.\r\nEarth
\r\n\r\nLà\r\nmột vật thể dẫn điện, có điện thế được quy ước bằng 0.
\r\n\r\n1.3.12 Điện cực tiếp đất tự nhiên
\r\n\r\nA.\r\nNatural Earth Electrode
\r\n\r\nLà\r\ncác bộ phận bằng kim loại của các công trình được tiếp xúc trực tiếp với đất và\r\nđược sử dụng cho mục đích tiếp đất.
\r\n\r\n1.3.13 Điện cực tiếp đất nhân tạo
\r\n\r\nA.\r\nArtificial Earth Electrode
\r\n\r\nLà\r\nnhững điện cực được sử dụng riêng cho mục đích tiếp đất. Nó là một vật dẫn điện\r\ncó dạng bất kỳ (ống, cọc, tấm, tia nằm ngang...) không bọc cách điện ở bên\r\nngoài và được chôn trực tiếp trong đất hoặc tiếp xúc trực tiếp với đất.
\r\n\r\n1.3.14 Điểm nối đơn
\r\n\r\nA.\r\nSingle Point Connection (SPC)
\r\n\r\nLà\r\nvị trí duy nhất trong một mạng liên kết cách ly mà ở đó thực hiện nối với mạng\r\nliên kết chung. Điểm nối đơn phải có kích thước thích hợp để nối các đường dẫn.\r\nĐiểm nối đơn thường là một thanh dẫn đồng, một số trường hợp sử dụng lớp vỏ kim\r\nloại của cáp.
\r\n\r\n1.3.15 Điện lưới
\r\n\r\nA.\r\nPublic power
\r\n\r\nLà\r\nnguồn điện hạ thế, nhận từ mạng điện của địa phương đặt trạm viễn thông.
\r\n\r\n1.3.16 Đường dẫn kết nối
\r\n\r\nA.\r\nBonding - bus
\r\n\r\nLà\r\nmột dây dẫn hoặc một nhóm dây dẫn để kết nối tấm tiếp đất chính với các thành\r\nphần kim loại trong nhà trạm viễn thông.
\r\n\r\n1.3.17 Hệ số phẩm chất của cáp có vỏ kim loại
\r\n\r\nA.\r\nQuality factor of a metal - sheathed cable
\r\n\r\nLà\r\ntỉ số điện áp xung cho phép lớn nhất đối với chất cách điện giữa các sợi lõi\r\ncáp và vỏ kim loại của nó với trở kháng truyền đạt của vỏ. Tỉ số này được biểu\r\ndiễn bằng kA.km.
\r\n\r\n1.3.18 Hệ số che chắn của vỏ cáp kim loại
\r\n\r\nA.\r\nScreen factor of a metal cable sheath
\r\n\r\nLà\r\ntỉ số giữa trở kháng truyền đạt và trở kháng của mạch được tạo bởi vỏ cáp và\r\nđất. Nó cũng có thể được xác định như tỉ số giữa điện áp sụt trên vách trong\r\ncủa vỏ cáp kim loại và sụt áp trên mạch ngoài được tạo bởi vỏ cáp và đất đối\r\nvới một dòng điện trên vỏ ngoài. Biết hệ số che chắn của cáp ta có thể dùng để\r\ntính điện áp xung thay cho trở kháng truyền đạt.
\r\n\r\n1.3.19 Hệ thống tiếp đất
\r\n\r\nA.\r\nGrounding system
\r\n\r\nHệ\r\nthống tiếp đất bao gồm dàn tiếp đất và cáp (dây) dẫn đất.
\r\n\r\n1.3.20 Hiệu quả bảo vệ (của hệ thống chống sét đánh trực tiếp)
\r\n\r\nA.\r\nProtection efficiency (of external lightning protection system)
\r\n\r\nHiệu\r\nquả bảo vệ của hệ thống chống sét đánh trực tiếp được thể hiện bằng tỉ lệ giữa\r\nsố lần sét đánh hàng năm không gây hư hỏng cho công trình và tổng số lần sét\r\nđánh vào công trình.
\r\n\r\n1.3.21 Khối hệ thống
\r\n\r\nA.\r\nSystem block
\r\n\r\nLà\r\ntoàn bộ các thiết bị mà khung của chúng và các phần dẫn kết hợp tạo thành một\r\nmạng liên kết nhất định.
\r\n\r\n1.3.22 Mạng liên kết
\r\n\r\nA.\r\nBonding Network (BN)
\r\n\r\nMạng\r\nliên kết là một tập hợp các phần tử dẫn điện được nối với nhau nhằm che chắn\r\nảnh hưởng điện từ cho các hệ thống thiết bị điện tử và con người.
\r\n\r\n1.3.23 Mạng liên kết chung
\r\n\r\nA.\r\nCommon Bonding Network (CBN)
\r\n\r\nLà\r\nmột tập hợp các phần tử kim loại liên kết với nhau một cách ngẫu nhiên hoặc có\r\nchủ định để tạo thành một mạng liên kết chính ở bên trong nhà trạm viễn thông.
\r\n\r\n1.3.24 Mạng liên kết dạng mắt lưới
\r\n\r\nA.\r\nMesh Bonding Network (MBN)
\r\n\r\nLà\r\nmạng liên kết mà tất cả các khung thiết bị, các giá đỡ, các ca bin, dây dương\r\ncủa nguồn một chiều được đấu nối với mạng liên kết chung (CBN) tại nhiều điểm.
\r\n\r\n1.3.25 Mạng liên kết cách ly
\r\n\r\nA.\r\nIsolated Bonding Network (IBN)
\r\n\r\nLà\r\nmạng liên kết có một điểm nối đơn đến mạng liên kết chung hoặc một mạng liên\r\nkết cách ly khác. Tất cả các mạng liên kết cách ly đều có 1 đường nối tới đất\r\nqua điểm nối đơn.
\r\n\r\n1.3.26 Mạng liên kết cách ly mắt lưới
\r\n\r\nA.\r\nMesh - Isolated Bonding Network (M-IBN)
\r\n\r\nLà\r\nmạng liên kết cách ly mà trong đó các thành phần của nó được nối với nhau tạo\r\nthành một cấu trúc dạng mắt lưới.
\r\n\r\n1.3.27 Mạng liên kết cách ly hình sao
\r\n\r\nA.\r\nStar - Isolated Bonding Network (S-IBN)
\r\n\r\nLà\r\nmạng liên kết cách ly mà trong đó các thành phần của nó được nối với nhau tạo\r\nthành một cấu trúc dạng hình sao.
\r\n\r\n1.3.28 Mạng TN
\r\n\r\nA.\r\nTerrestrial Neutral
\r\n\r\nLà\r\nmạng điện hạ áp có điểm trung tính trực tiếp nối đất.
\r\n\r\n1.3.29 Mạng TN-C
\r\n\r\nA.\r\nTerrestrial Neutral Combined
\r\n\r\nLà\r\nmạng TN có dây bảo vệ và dây trung tính (dây PEN) chung. Các bộ phận dẫn điện\r\nbị hở (vỏ của thiết bị điện) được nối với dây của mạng tiếp đất bảo vệ (PEN).
\r\n\r\n1.3.30 Mạng TN-S
\r\n\r\nA.\r\nTerrestrial neutral separated
\r\n\r\nLà\r\nmạng TN có dây bảo vệ và dây trung tính riêng biệt. Các bộ phận dẫn điện bị hở\r\n(vỏ của thiết bị điện) được nối với dây tiếp đất bảo vệ (PE). Dây bảo vệ (PE)\r\ncó thể là vỏ kim loại của cáp điện lực hoặc một dây dẫn riêng.
\r\n\r\n1.3.31 Mạng TN-C-S
\r\n\r\nA.\r\nTerrestrial Neutral Combined and Separated
\r\n\r\nLà\r\nmạng TN trong đó có phần đầu của mạng có dây bảo vệ và dây trung tính chung còn\r\nở phần sau của mạng có dây bảo vệ và dây trung tính riêng biệt.
\r\n\r\n1.3.32 Mạng TT
\r\n\r\nA.\r\nTerrestriated Terrestrial
\r\n\r\nLà\r\nmạng điện hạ áp có điểm trung tính trực tiếp nối đất còn vỏ thiết bị điện được\r\nnối với tiếp đất bảo vệ độc lập.
\r\n\r\n1.3.33 Mạng IT
\r\n\r\nA.\r\nInsulation Terrestrial
\r\n\r\nLà\r\nmạng điện hạ áp có điểm trung tính cách ly với đất còn vỏ thiết bị điện được\r\nnối với tiếp đất bảo vệ độc lập.
\r\n\r\n1.3.34 Mạng tiếp đất
\r\n\r\nA.\r\nEarthing Network
\r\n\r\nLà\r\nmột dàn tiếp đất hoặc liên kết nhiều dàn tiếp đất có chức năng khác nhau trong\r\nmột khu vực địa lý.
\r\n\r\n1.3.35 Mật độ sét
\r\n\r\nA.\r\nLightning Density
\r\n\r\nLà\r\nsố lần sét đánh xuống một km vuông diện tích mặt đất trong một năm.
\r\n\r\n1.3.36 Ngày dông
\r\n\r\nA.\r\nThunderstorm day
\r\n\r\nLà\r\nngày có đặc trưng khí tượng mà người quan sát trắc nghiệm nghe rõ tiếng sấm.
\r\n\r\n1.3.37 Nhà trạm viễn thông
\r\n\r\nA.\r\n Telecommunication Building
\r\n\r\nLà\r\nnhà trạm trong đó vận hành hệ thống thiết bị viễn thông, nhằm mục đích khai\r\nthác các dịch vụ viễn thông.
\r\n\r\n1.3.38 Nhà thuê bao
\r\n\r\nA.\r\nSubscriber’s Building
\r\n\r\nLà\r\nnhững ngôi nhà của các cơ quan, các hãng hoặc nhà ở mà tại đó sử dụng các dịch\r\nvụ viễn thông.
\r\n\r\nNhà\r\nthuê bao được chia làm 2 loại:
\r\n\r\na.\r\nNhà thuê bao dùng để kinh doanh các dịch vụ viễn thông. Đó là những nhà thuê\r\nbao lớn chứa các thiết bị chuyển mạch, thiết bị truyền dẫn, thiết bị vi ba...
\r\n\r\nb.\r\nNhà thuê bao sử dụng trực tiếp các dịch vụ viễn thông:
\r\n\r\n-\r\nNhà thuê bao sử dụng trực tiếp đa dịch vụ viễn thông (gồm thoại, fax, truyền số\r\nliệu...).
\r\n\r\n-\r\nNhà thuê bao sử dụng trực tiếp một dịch vụ viễn thông, như máy fax, hoặc máy\r\nđiện thoại.
\r\n\r\n1.3.39 Nguồn một chiều đường về cách ly
\r\n\r\nA.\r\nIsolated d.c return (d.c - I)
\r\n\r\nLà\r\nhệ thống nguồn một chiều trong đó dây dẫn về có một điểm nối duy nhất với mạng\r\nliên kết.
\r\n\r\n1.3.40 Nguồn một chiều đường về chung
\r\n\r\nA.\r\nCommon d.c return (d.c - C)
\r\n\r\nLà\r\nhệ thống nguồn một chiều trong đó dây dẫn về được nối với mạng liên kết.
\r\n\r\n1.3.41 Tấm tiếp đất chính
\r\n\r\nA.\r\nMain Earthing Terminal (MET)
\r\n\r\nLà\r\nmột tấm đồng mạ niken được khoan lỗ, bắt vào bản bakêlit và bắt chặt vào tường\r\nđể đấu nối các đường dẫn bảo vệ, các đường dẫn kết nối đẳng thế và các đường\r\ndẫn đất chức năng với mạng tiếp đất.
\r\n\r\n1.3.42 Thiết bị chống sét
\r\n\r\nA.\r\nSurge Protective Device (SPD)
\r\n\r\nThiết\r\nbị chống sét là thiết bị hạn chế quá áp đột biến và rẽ dòng sét, bảo vệ các hệ\r\nthống viễn thông. SPD chứa ít nhất một phần tử phi tuyến.
\r\n\r\n1.3.43 Trạm điện tử ở xa
\r\n\r\nA.\r\nRemote Electronic Station
\r\n\r\nLà\r\ntrạm hoặc ca bin trong đó chứa các thiết bị viễn thông, bao gồm thiết bị chuyển\r\nmạch, thiết bị truyền dẫn, được đặt xa trung tâm, chỉ có một tầng, tổng diện\r\ntích mặt sàn không lớn hơn 100 m2, không có ăng ten trên nóc và bên cạnh trạm,\r\ncó nhu cầu nguồn điện xoay chiều.
\r\n\r\n1.3.44 Vòng kết nối
\r\n\r\nA.\r\nRing bonding - Bus
\r\n\r\nLà\r\nđường dây dẫn kết nối có dạng vòng khép kín.
\r\n\r\n1.3.45 Vùng chống sét
\r\n\r\nA.\r\nLightning Protection Zone (LPZ)
\r\n\r\nLà\r\nvùng được phân chia trong một khu vực trạm viễn thông, được đặc trưng bởi mức\r\nđộ khắc nghiệt của trường điện từ và ảnh hưởng do sét gây nên.
\r\n\r\n\r\n\r\nYÊU CẦU TRANG THIẾT BỊ\r\nCHỐNG SÉT, CẤU HÌNH ĐẦU NỐI VÀ TIẾP ĐẤT
\r\n\r\n2.1\r\nHệ thống chống sét đánh trực tiếp
\r\n\r\n2.1.1 Hệ\r\nthống chống sét đánh trực tiếp dùng điện cực Franklin
\r\n\r\nHệ thống chống sét đánh trực tiếp dùng điện cực Franklin phải bao gồm các thành phần sau:
\r\n\r\n- Điện cực thu sét;
\r\n\r\n- Dây thoát sét (dây dẫn sét);
\r\n\r\n- Hệ thống điện cực tiếp đất.
\r\n\r\n2.1.1.1. Điện cực thu sét
\r\n\r\na) Điện cực thu sét phải có dạng thích hợp (dạng\r\nthanh, dạng dây, dạng lưới) được bố trí sao cho tạo ra vùng bảo vệ che phủ hoàn\r\ntoàn công trình cần bảo vệ. Phương pháp xác định vùng bảo vệ của điện cực thu\r\nsét được trình bày trong Phụ lục B.
\r\n\r\nb) Vật liệu và kích thước vật liệu được lựa chọn làm\r\nđiện cực thu sét phải đảm bảo không bị hư hỏng do ảnh hưởng điện, điện từ của\r\ndòng sét, ảnh hưởng của hiện tượng ăn mòn và các lực cơ học khác. Điện cực thu\r\nsét có thể bằng các vật liệu: đồng, nhôm, thép và phải có tiết diện tối thiểu\r\ntùy theo vật liệu được quy định trong bảng 2.1 như sau:
\r\n\r\nBảng 2.1: Tiết diện tối thiểu của điện cực thu sét
\r\n\r\n\r\n Vật\r\n liệu làm điện cực \r\n | \r\n \r\n Tiết\r\n diện nhỏ nhất (mm2) \r\n | \r\n
\r\n Đồng \r\nNhôm \r\nThép \r\n | \r\n \r\n 35 \r\n70 \r\n50 \r\n | \r\n
Chú ý: Có\r\nthể dùng các loại vật liệu khác nếu chúng đảm bảo các điều kiện tương đương.
\r\n\r\nc) Có thể dùng các bộ phận bằng kim loại của công\r\ntrình (ống máng, rào chắn, các thành phần của cấu trúc mái, đường ống …) làm\r\nđiện cực thu sét tự nhiên nếu chúng không bị che phủ bởi các vật liệu cách điện\r\nvà thỏa mãn điều kiện về tiết diện tối thiểu đối với điện cực thu sét.
\r\n\r\nd) Điện cực thu sét phải được nối với dây thoát sét\r\ntheo đường thẳng nhất, bằng cách hàn hoặc bắn vít, đảm bảo điện trở mối nối\r\nkhông lớn hơn 0,05W.
\r\n\r\ne) Các điện cực thu sét có thể có kết cấu đỡ là bản\r\nthân đối tượng cần bảo vệ. Nếu dùng kết cấu đỡ bằng cột, phải làm bằng vật liệu\r\nđảm bảo độ bền cơ học, phù hợp với điều kiện khí hậu.
\r\n\r\nf) Dạng điện cực thu sét được lựa chọn tùy theo cấu\r\ntrúc của nhà trạm. Điện cực thu sét dạng thanh thích hợp với các cấu trúc nhỏ\r\nvà nên hạn chế ở độ cao từ 0,2m đến 3m. Điện cực thu sét dạng dây thích hợp với\r\nmọi cấu trúc, đặc biệt với các cấu trúc thấp và dài. Điện cực thu sét dạng lưới\r\nthích hợp với mọi cấu trúc.
\r\n\r\nChú ý: Điện\r\ncực dạng thanh không phù hợp với cấu trúc có độ cao lớn hơn bán kính quả cầu\r\nlăn với mức bảo vệ tương ứng (xem Phụ lục B).
\r\n\r\n2.1.1.2 Dây thoát sét
\r\n\r\na) Dây thoát sét phải được bố trí theo các đường\r\nthẳng và ngắn nhất từ điện cực thu sét và đảm bảo tính dẫn điện liên tục. Bán\r\nkính cong của dây thoát sét không được nhỏ hơn 20cm.
\r\n\r\nb) Vật liệu và kích thước vật liệu được lựa chọn làm\r\ndây thoát sét phải đảm bảo không bị hư hỏng do ảnh hưởng điện, điện từ của dòng\r\nsét, ảnh hưởng của hiện tượng ăn mòn và các lực cơ học khác. Dây thoát sét có\r\nthể bằng các vật liệu: đồng, nhôm, thép và phải có tiết diện tối thiểu tùy theo\r\nvật liệu được quy định trong bảng 2.2 như sau:
\r\n\r\nBảng 2.2: Tiết diện tối thiểu của dây thoát sét
\r\n\r\n\r\n Vật\r\n liệu làm dây thoát sét \r\n | \r\n \r\n Tiết\r\n diện nhỏ nhất (mm2) \r\n | \r\n
\r\n Đồng \r\nNhôm \r\nThép \r\n | \r\n \r\n 16 \r\n25 \r\n50 \r\n | \r\n
Chú ý: Có\r\nthể dùng các loại vật liệu khác nếu chúng đảm bảo các điều kiện tương đương.
\r\n\r\nc) Các dây thoát sét phải được bố trí xung quanh chu\r\nvi của công trình cần bảo vệ sao cho khoảng cách trung bình giữa chúng không\r\nvượt quá giá trị quy định trong bảng 2.3. Cần ít nhất 2 dây thoát sét trong mọi\r\ntrường hợp.
\r\n\r\nBảng 2.3: Khoảng cách trung bình giữa các dây thoát\r\nsét
\r\n\r\n\r\n Mức\r\n bảo vệ \r\n | \r\n \r\n Khoảng\r\n cách trung bình (m) \r\n | \r\n
\r\n I \r\nII \r\nIII \r\nIV \r\n | \r\n \r\n 10 \r\n15 \r\n20 \r\n25 \r\n | \r\n
d) Các dây thoát sét phải được liên kết với nhau\r\nbằng các vòng dây dẫn nằm ngang cách nhau 20m, trong đó có một vòng dây nằm gần\r\nmặt đất.
\r\n\r\ne) Có thể sử dụng các bộ phận sau của công trình làm\r\ndây thoát sét tự nhiên nếu chúng đảm bảo tính dẫn điện liên tục và kích thước\r\nquy định trong mục b.
\r\n\r\n- Khung kim loại của công trình;
\r\n\r\n- Cốt thép liên kết của công trình;
\r\n\r\n- Các bề mặt bằng kim loại có độ dày ít nhất là 0,5\r\nmm;
\r\n\r\nChú ý: Không\r\ncần trang bị các vòng dây dẫn nằm ngang nếu dùng khung kim loại hoặc cốt thép\r\nliên kết của công trình làm dây thoát sét.
\r\n\r\ng) Tại vị trí nối với điện cực tiếp đất của mỗi dây\r\nthoát sét, phải lắp một khớp nối phục vụ đo thử (trừ trường hợp dây thoát sét\r\ntự nhiên). Khớp nối này phải được đóng kín trong điều kiện bình thường và có\r\nthể mở ra bằng dụng cụ trong trường hợp cần đo thử điện trở tiếp đất.
\r\n\r\nh) Số lượng dây thoát sét phụ thuộc vào điện cực thu\r\nsét:
\r\n\r\n- Nếu hệ thống điện cực thu sét gồm các thanh thu\r\nsét, cần ít nhất một dây thoát sét cho mỗi thanh thu sét;
\r\n\r\n- Nếu hệ thống điện cực thu sét gồm các dây thu sét,\r\ncần ít nhất 1 dây thoát sét cho mỗi đầu dây thu sét;
\r\n\r\n- Nếu hệ thống điện cực thu sét có dạng lưới, cần ít\r\nnhất 2 dây thoát sét phân bố đều xung quanh chu vi cấu trúc cần bảo vệ.
\r\n\r\n2.1.1.3 Hệ thống điện cực tiếp đất
\r\n\r\na) Hệ thống điện cực tiếp đất phải được nối với dây\r\nthoát sét để đảm bảo tản nhanh năng lượng sét xuống đất và làm cân bằng điện\r\nthế giữa các dây thoát sét.
\r\n\r\nb) Điện cực tiếp đất phải làm bằng vật liệu không bị\r\năn mòn điện hóa.
\r\n\r\nc) Trị số điện trở tiếp đất của hệ thống điện cực\r\ntiếp đất phải đảm bảo không lớn hơn 10W.
\r\n\r\nd) Hệ thống điện cực tiếp đất gồm các điện cực thẳng\r\nđứng và nằm ngang thích hợp với trường hợp dùng điện cực thu sét dạng thanh\r\nhoặc dây.
\r\n\r\ne) Hệ thống điện cực tiếp đất dạng vòng ring thích\r\nhợp với hệ thống chống sét dùng điện cực thu sét dạng lưới với nhiều dây thoát\r\nsét và trong trường hợp vùng đất đá rắn, đồi trọc. Với điện cực tiếp đất dạng\r\nvòng, phải đảm bảo ít nhất 80% chiều dài vòng ring được chôn trong đất.
\r\n\r\nf) Các điện cực tiếp đất chôn sâu có hiệu quả trong\r\ntrường hợp điện trở suất của đất giảm theo độ sâu hoặc điện trở suất của tầng\r\nđất phía dưới nhỏ hơn so với tầng đất ở độ sâu của cọc tiếp đất thông thường.
\r\n\r\n2.1.2 Hệ\r\nthống chống sét đánh trực tiếp phát tiên đạo sớm
\r\n\r\nHệ thống chống sét đánh trực tiếp dùng điện cực phát\r\ntiên đạo sớm phải bao gồm các thành phần sau:
\r\n\r\n- Điện cực thu sét phát tiên đạo sớm;
\r\n\r\n- Dây thoát sét (dây dẫn sét);
\r\n\r\n- Hệ thống điện cực tiếp đất.
\r\n\r\n2.1.2.1 Điện cực thu sét phát tiên đạo sớm
\r\n\r\na) Điện cực thu sét phát tiên đạo sớm phải bao gồm\r\nmột kim thu sét có đầu nhọn, một bộ phận khởi tạo tia tiên đạo và một cột đỡ để\r\nnối với hệ thống dây thoát sét. Hệ thống điện cực thu sét phát tiên đạo sớm\r\nphải có vùng bảo vệ che phủ toàn bộ cấu trúc cần bảo vệ. Phương pháp xác định\r\nvùng bảo vệ của hệ thống điện cực thu sét phát tiên đạo sớm được trình bày\r\ntrong Phụ lục B.
\r\n\r\nb) Kim thu sét phát tiên đạo sớm phải làm bằng đồng,\r\nhợp kim đồng hoặc thép không gỉ và phải có tiết diện ngang lớn hơn 120mm2.
\r\n\r\nc) Kim thu sét phát tiên đạo sớm phải cao hơn cấu\r\ntrúc cần bảo vệ ít nhất là 2m.
\r\n\r\nd) Điện cực thu sét được nối với dây thoát sét bằng\r\nmột hệ thống liên kết tại cột đỡ. Hệ thống liên kết này phải đảm bảo độ bền cơ\r\nkhí và tiếp xúc điện.
\r\n\r\n2.1.2.2 Dây thoát sét
\r\n\r\nDây thoát sét của hệ thống chống sét phát tiên đạo\r\nsớm tuân theo các quy định trong mục 2.1.1.2.
\r\n\r\nSố lượng dây thoát sét phụ thuộc vào điện cực thu\r\nsét:
\r\n\r\n- Cần ít nhất một dây thoát sét cho mỗi điện cực thu\r\nsét phát tiên đạo sớm.
\r\n\r\n- Cần hai dây thoát sét trở lên nếu cấu trúc cần bảo\r\nvệ cao hơn 28 m và/hoặc phần nằm ngang của dây thoát sét lớn hơn phần thẳng\r\nđứng. Các dây thoát sét phải được phân bố đều xung quanh chu vi cấu trúc cần\r\nbảo vệ.
\r\n\r\n2.1.2.3 Hệ thống điện cực tiếp đất
\r\n\r\nHệ thống điện cực tiếp đất của hệ thống chống sét\r\nphát tiên đạo sớm tuân theo các quy định trong mục 2.1.1.3.
\r\n\r\n2.1.3 Hệ\r\nthống phân tán năng lượng sét
\r\n\r\n2.1.3.1 Hệ thống phân tán năng lượng sét phải bao\r\ngồm các thành phần sau:
\r\n\r\n- Hệ thống điện cực tạo ion trung hòa;
\r\n\r\n- Hệ thống dây dẫn điện tích lên điện cực;
\r\n\r\n- Hệ thống tập trung điện tích cảm ứng trong đất.
\r\n\r\n2.1.3.2 Hệ thống phân tán năng lượng sét phải đảm\r\nbảo khả năng ngăn cản sự hình thành tia sét đánh xuống đối tượng cần bảo vệ
\r\n\r\n\r\n\r\n2.2.1 Nguyên\r\ntắc lựa chọn
\r\n\r\nĐể chống sét lan truyền trên đường dây điện lực hạ\r\náp và đường dây tín hiệu, phải lựa chọn thiết bị chống sét tùy theo điện áp yêu\r\ncầu bảo vệ của đối tượng cần bảo vệ và dòng xung sét yêu cầu bảo vệ.
\r\n\r\n- Điện áp yêu cầu bảo vệ được lựa chọn phụ thuộc vào\r\nloại đường dây và thiết bị viễn thông, theo TCN 68-140: 1995 “Chống quá áp, quá\r\ndòng bảo vệ đường dây và thiết bị viễn thông”.
\r\n\r\n- Dòng xung sét yêu cầu bảo vệ phụ thuộc vào mức độ\r\nkhắc nghiệt của trường điện từ do sét tại vùng chống sét (LPZ) của vị trí lắp\r\nđặt thiết bị bảo vệ.
\r\n\r\nGhi chú:
\r\n\r\n- LPZ 0: Là vùng chứa các đối tượng không được che\r\nchắn, các trường điện từ do sét gây ra ở vùng này không bị suy hao. LPZ 0 được\r\nchia thành LPZ 0A và LPZ 0B:
\r\n\r\nLPZ 0A: Các đối tượng trong vùng này chịu sét đánh\r\ntrực tiếp và bởi vậy có thể phải chịu hoàn toàn dòng điện sét.
\r\n\r\nLPZ 0B: Các đối tượng trong vùng này không chịu sét\r\nđánh trực tiếp nhưng trường điện từ do sét gây ra không bị yếu đi.
\r\n\r\n- LPZ 1: Là vùng chứa các đối tượng không bị sét\r\nđánh trực tiếp. Dòng điện trong tất cả các thành phần kim loại trong vùng này\r\nđược giảm đi so với vùng LPZ 0. Trường điện từ trong vùng này có thể yếu đi phụ\r\nthuộc vào các biện pháp che chắn.
\r\n\r\n- LPZ 2, …: Là các vùng được thiết lập khi có yêu\r\ncầu đặc biệt giảm nhỏ dòng dẫn cũng như cường độ trường điện từ để bảo vệ thiết\r\nbị.
\r\n\r\nHình 2.1: Minh họa phân vùng chống sét LPZ tại trạm\r\nviễn thông
\r\n\r\n2.2.2 Yêu cầu\r\nkỹ thuật
\r\n\r\n- Thiết bị chống sét trên đường điện lực hạ áp và\r\nđường dây tín hiệu phải được hợp chuẩn theo các yêu cầu kỹ thuật quy định trong\r\nTCN 68-167: 1997 “Thiết bị chống quá áp, quá dòng do ảnh hưởng của sét và đường\r\ndây tải điện – Yêu cầu kỹ thuật”.
\r\n\r\n- Thiết bị chống sét phải được trang bị bộ phận hiển\r\nthị hoặc cảnh báo trạng thái làm việc.
\r\n\r\n2.3 Cấu hình đấu nối và tiếp đất trong nhà trạm viễn thông
\r\n\r\n2.3.1 Quy\r\nđịnh chung
\r\n\r\nCấu hình đấu nối và tiếp đất cho các hệ thống thiết\r\nbị tại các nhà trạm viễn thông, các nhà thuê bao, các trạm điện tử ở xa phải\r\nđảm bảo:
\r\n\r\n- Nhà trạm được trang bị một mạng liên kết chung\r\n(CBN). Mạng CBN phải được đấu nối với mạng tiếp đất của khu vực nhà trạm.
\r\n\r\n- Mạng tiếp đất trong khu vực nhà trạm phải là một\r\nmạng tiếp đất duy nhất hoặc thống nhất và đẳng thế.
\r\n\r\n- Từng hệ thống thiết bị trong nhà trạm viễn thông\r\nphải được đấu nối với mạng CBN qua một mạng liên kết M-BN, M-IBN hoặc S-IBN.
\r\n\r\n2.3.2 Cấu\r\nhình đấu nối và tiếp đất chuẩn cho nhà trạm viễn thông
\r\n\r\n2.3.2.1 Mạng liên kết chung (CBN)
\r\n\r\n- Nhà trạm viễn thông phải được trang bị một mạng\r\nliên kết chung (CBN) theo hướng dẫn trong Phụ lục A.
\r\n\r\n- Mạng liên kết chung phải được nối tới mạng tiếp\r\nđất của nhà trạm thông qua tấm tiếp đất chính.
\r\n\r\n- Nhà trạm viễn thông phải được trang bị một tấm\r\ntiếp đất chính. Tấm tiếp đất chính phải được đặt gần nguồn cung cấp xoay chiều,\r\ncác đường vào của cáp viễn thông (càng gần càng tốt) và phải có các vị trí\r\nriêng cho kết nối trực tiếp đến các bộ phận sau:
\r\n\r\n+ Mạng tiếp đất của nhà trạm thông qua đường cáp dẫn\r\nđất;
\r\n\r\n+ Đường dẫn bảo vệ (PE);
\r\n\r\n+ Vỏ kim loại của tất cả cáp nhập trạm;
\r\n\r\n+ Mạng CBN;
\r\n\r\n+ Cực dương của nguồn 1 chiều;
\r\n\r\n+ Máy đo (khi thực hiện đo thử).
\r\n\r\n- Thi công tấm tiếp đất chính được thực hiện như\r\ntrong Phụ lục D.
\r\n\r\n2.3.2.2 Mạng liên kết BN
\r\n\r\n- Các thiết bị điện tử trong từng hệ thống thiết bị\r\ntrong nhà trạm viễn thông phải được liên kết với nhau bằng một mạng liên kết\r\nBN. Trong một nhà trạm có thể có nhiều loại cấu hình mạng liên kết, tùy thuộc\r\nvào yêu cầu của từng hệ thống thiết bị. Mạng liên kết BN có thể là một trong ba\r\ndạng sau:
\r\n\r\n+ Mạng liên kết mắc lưới (M-BN);
\r\n\r\n+ Mạng liên kết cách ly mắc lưới (M-IBN);
\r\n\r\n+ Mạng liên kết cách ly hình sao (S-IBN).
\r\n\r\nCác mạng liên kết được thực hiện theo hướng dẫn\r\ntrong Phụ lục A.
\r\n\r\n- Mạng liên kết mắt lưới (M-BN) có thể áp dụng với\r\nhầu hết các hệ thống thiết bị, khi thiết bị không có yêu cầu đặc biệt về việc\r\nhạn chế dòng rò từ mạng CBN chảy vào khối hệ thống thiết bị và thiết bị dùng\r\nnguồn một chiều d.c – C.
\r\n\r\n- Mạng liên kết cách ly mắt lưới (M-IBN) được áp\r\ndụng khi có yêu cầu đặc biệt về hạn chế dòng rò từ mạng CBN chảy vào khối hệ\r\nthống thiết bị và thiết bị dùng nguồn một chiều d.c – C.
\r\n\r\n- Mạng liên kết cách ly hình sao (S-IBN) được áp\r\ndụng khi có yêu cầu đặc biệt về hạn chế dòng rò từ mạng CBN chảy vào khối hệ\r\nthống thiết bị và thiết bị dùng nguồn một chiều d.c - I.
\r\n\r\n2.3.2.3 Cấu hình hệ thống cung cấp nguồn điện
\r\n\r\na) Hệ thống cung cấp nguồn xoay chiều:
\r\n\r\n- Trong nhà trạm, phải dùng loại TN-S (trong nhà\r\ntrạm không có điểm nối chung dây bảo vệ PE và dây trung tính N).
\r\n\r\n- Đường cáp nguồn xoay chiều phải đặt cách cáp tín\r\nhiệu ít nhất là 100 mm, trừ trường hợp có biện pháp che chắn thích hợp.
\r\n\r\nb) Hệ thống cung cấp nguồn một chiều
\r\n\r\n- Dây (+) và (-) nguồn một chiều phải đi gần nhau.
\r\n\r\n- Điện áp một chiều rơi trên mỗi dây dẫn về một\r\nchiều phải đảm bảo nhỏ hơn 1 V. Giá trị này được tính toán với dòng tải lớn\r\nnhất trên dây cấp nguồn đi kèm trong điều kiện làm việc bình thường.
\r\n\r\n- Dây (+) nguồn một chiều được nối với CBN tại nhiều\r\nđiểm (nguồn d.c – C). Trong trường hợp đặc biệt, yêu cầu hạn chế dòng rò từ CBN\r\nchảy vào thiết bị (thiết bị nhạy cảm với các đột biến trong trường hợp ngắn\r\nmạch), dòng nguồn từ một chiều d.c – I (dây (+) nguồn một chiều được nối với\r\nCBN tại duy nhất một điểm).
\r\n\r\n2.3.3 Cấu\r\nhình tiếp đất chuẩn cho nhà thuê bao
\r\n\r\n- Các nhà thuê bao lớn, có quy mô và chủng loại\r\nthiết bị như một trạm viễn thông, phải áp dụng các quy định về cấu hình đấu nối\r\nvà tiếp đất chuẩn như trong 2.3.2.
\r\n\r\n- Nhà thuê bao có quy mô nhỏ hơn (sử dụng trực tiếp\r\ncác dịch vụ viễn thông), phải thực hiện cấu hình đấu nối và tiếp đất theo những\r\nquy định sau:
\r\n\r\na) Trang bị một tấm tiếp đất chính (MET). Tấm tiếp\r\nđất chính này đặt càng gần lối vào của cáp nguồn và cáp viễn thông càng tốt;
\r\n\r\nb) Phải thiết lập mạng CBN bên trong nhà thuê bao\r\nbằng cách liên kết tất cả các phần tử kim loại trong nhà thuê bao với nhau và\r\nvới tấm tiếp đất chính (MET).
\r\n\r\nc) Phải trang bị một mạng tiếp đất (hệ thống tiếp\r\nđất). Mạng tiếp đất này phải thỏa mãn điện trở tiếp đất mà các thiết bị trong\r\nnhà thuê bao yêu cầu.
\r\n\r\nd) Dây bảo vệ PE của hệ thống nguồn phải được nối\r\nđến tấm tiếp đất chính;
\r\n\r\ne) Cáp nguồn xoay chiều và cáp viễn thông phải cách\r\nnhau ít nhất là 100 mm trừ trường hợp có che chắn hợp lý;
\r\n\r\nf) Vỏ che chắn của tất cả các cáp đi vào nhà thuê\r\nbao phải được nối trực tiếp với tấm tiếp đất chính;
\r\n\r\ng) Vị trí lắp đặt các thiết bị chống sét trên đường\r\ndây thông tin, nguồn hạ áp phải được bố trí ở cổng vào nhà thuê bao. Độ dài dây\r\nđất từ thiết bị bảo vệ đến MET càng ngắn càng tốt;
\r\n\r\nh) Trong một số trường hợp, tùy theo yêu cầu của\r\nthiết bị đầu cuối viễn thông, phải lắp đặt những bộ bảo vệ phụ tại thiết bị đầu\r\ncuối viễn thông để hạn chế xung tạo ra do ghép điện từ bên trong nhà thuê bao.
\r\n\r\ni) Trường hợp nhiều nhà thuê bao có đường cáp viễn\r\nthông dẫn từ mạng công cộng vào lần lượt từng nhà, phải thực hiện tiếp đất và\r\nbảo vệ cho thiết bị viễn thông đặt trong mỗi nhà như trường hợp nhà độc lập.
\r\n\r\nRiêng trong trường hợp cáp đi bên trong nhà không\r\ntiếp xúc với đường điện lực cao áp, khoảng cách giữa các ngôi nhà nhỏ hơn 50m,\r\ncáp giữa các nhà có màn chắn kim loại và các màn chắn này được nối với cực tiếp\r\nđất của mỗi nhà thì chỉ lắp bộ bảo vệ ở nhà thứ nhất, không cần lắp bộ bảo vệ ở\r\nnhà thứ hai.
\r\n\r\n2.3.4 Cấu\r\nhình đấu nối và tiếp đất trong trạm điện tử ở xa
\r\n\r\n- Phải thực hiện cấu hình đấu nối và tiếp đất trong\r\ncác trạm điện tử ở xa theo dạng cấu trúc che chắn bảo vệ thiết bị điện tử (EEE)\r\nhoặc dạng ca bin thiết bị điện tử (EEC).
\r\n\r\n- Cấu trúc che chắn bảo vệ thiết bị điện tử (EEE)\r\nhoặc ca bin thiết bị điện tử (EEC) phải bao gồm những thành phần sau:
\r\n\r\na) Mạng liên kết chung CBN tạo bởi sự liên kết tất\r\ncả những thành phần cấu trúc kim loại sẵn có của nhà trạm với đường dẫn kết nối\r\n(vòng kết nối) được xây dựng bổ sung:
\r\n\r\nb) Tấm tiếp đất chính;
\r\n\r\nc) Dây dẫn đất thực hiện nối mạng tiếp đất với tấm\r\ntiếp đất chính;
\r\n\r\nd) Dây dẫn đất bảo vệ và dây dẫn liên kết.
\r\n\r\n- Phải thực hiện mạng liên kết M-BN đối với các khối\r\nhệ thống thiết bị và thực hiện kết nối giữa mạng M-BN và CBN theo hướng dẫn\r\ntrong Phụ lục A.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n- Nhiệm vụ khảo sát là phải nắm được các số liệu cần\r\nthiết cho việc thiết kế chống sét. Khảo sát được tiến hành sau khi có nhiệm vụ\r\nthiết kế chống sét.
\r\n\r\n- Chủ nhiệm đề án thiết kế chống sét phải phụ trách\r\nnhóm khảo sát và việc khảo sát phải có sự tham gia của đại diện cơ quan quản lý\r\ncông trình viễn thông cần thiết kế chống sét.
\r\n\r\n- Tùy thuộc vào tầm quan trọng, quy mô, kích thước\r\ncông trình cần thiết kế chống sét để tổ chức một hoặc vài nhóm khảo sát.
\r\n\r\n- Tuyệt đối bảo đảm an toàn lao động trong công tác\r\nkhảo sát chống sét. Khi khảo sát phải tuân thủ theo các quy định về an toàn lao\r\nđộng của Nhà nước và của Ngành đã ban hành.
\r\n\r\n- Công tác khảo sát chống sét được tiến hành đối với\r\ncác công trình xây dựng mới hoặc các công trình đã bị sét đánh hỏng hoặc công\r\ntrình cần cải tạo nâng cấp chống sét do có nhiều nguy cơ sét đánh.
\r\n\r\n\r\n\r\n3.2.1 Nội\r\ndung khảo sát
\r\n\r\n3.2.1.1 Khảo sát công trình dạng tuyến (đường dây\r\nthông tin cáp kim loại, cáp sợi quang)
\r\n\r\nKhi khảo sát công trình dạng tuyến, cần quan tâm:
\r\n\r\n- Đặc điểm khí tượng (số ngày hoặc giờ dông) trong\r\nnhững vùng đường dây đi qua;
\r\n\r\n- Đặc điểm điện trở suất của đất trong những vùng mà\r\nđường dây đi qua;
\r\n\r\n- Đặc điểm lắp đặt (treo hay chôn ngầm);
\r\n\r\n- Đặc điểm của mỗi đoạn đường dây đi qua các vùng có\r\nđặc điểm khí tượng và địa chất khác nhau (chiều dài, độ cao treo cáp hoặc dây\r\ntrần, độ chôn sâu và điện trở suất của đất trong mỗi đoạn…)
\r\n\r\n3.2.1.2 Công trình dạng điểm (nhà trạm hoặc cột ăng\r\nten viễn thông)
\r\n\r\nKhi khảo sát công trình dạng tuyến, cần quan tâm:
\r\n\r\n- Đặc điểm khí tượng (số ngày hoặc giờ dông) trong\r\nnhững vùng công trình được xây dựng;
\r\n\r\n- Đặc điểm điện trở suất của đất trong vùng;
\r\n\r\n- Đặc điểm nhà trạm viễn thông (kích thước, kết cấu\r\nnhà đã hoặc chưa lắp hệ thống chống sét đánh trực tiếp bảo vệ, các hệ thống\r\ntiếp đất trong khu vực trạm viễn thông …);
\r\n\r\n- Đặc điểm của các công trình liên quan khác như nhà\r\nmáy nổ, trạm biến thế điện AC (kích thước, kết cấu nhà);
\r\n\r\n- Đặc điểm cột ăng ten viễn thông (kích thước cột,\r\nkhoảng cách từ cột ăng ten đến nhà trạm viễn thông, đặc điểm cáp ăng ten phi đơ\r\n…);
\r\n\r\n- Đặc điểm các loại đường dây vào trạm (chiều dài,\r\ncách lắp đặt của các đường điện lưới, đường dây thông tin đã hoặc chưa lắp\r\nthiết bị chống sét …);
\r\n\r\n- Đặc điểm các công trình bằng kim loại dẫn vào khu\r\nvực trạm (các đường ống nước, ống khí đốt …);
\r\n\r\n- Đặc điểm của địa hình xung quanh công trình cần\r\nchống sét (các công trình xây dựng kề bên, ở đồng bằng hay trên núi, độ chênh\r\nlệch điểm lắp đặt công trình so với mức trung bình của địa hình xung quanh.\r\n..).
\r\n\r\n3.2.2 Nội\r\ndung báo cáo khảo sát
\r\n\r\n- Bản vẽ sơ đồ mặt bằng khu vực trạm hoặc mặt bằng\r\ntuyến đường dây;
\r\n\r\n- Các số liệu khảo sát, đo đạc (đặc điểm nhà trạm\r\nviễn thông, trạm biến thế, cột ăng ten, máy nổ, đường dây viễn thông, đường\r\nđiện lưới, điện trở suất của đất trong khu vực …);
\r\n\r\n- Các khó khăn chưa được giải quyết;
\r\n\r\n- Dự kiến các biện pháp giải quyết …
\r\n\r\n\r\n\r\nCác phương pháp trong thực tế để xác định giá trị\r\nđiện trở suất của đất gồm có: đo thăm dò điện cực tiếp đất mẫu; đo sâu thăm dò\r\nđối xứng (phương pháp 4 điện cực).
\r\n\r\n3.3.1 Xác\r\nđịnh điện trở suất của đất theo phương pháp thăm dò điện cực tiếp đất mẫu
\r\n\r\nPhương pháp thăm dò điện cực tiếp đất mẫu chỉ xác\r\nđịnh được giá trị điện trở suất của đất đến độ sâu chôn điện cực và sử dụng\r\ntrong trường hợp không có loại máy đo 4 điện cực để tiến hành theo phương pháp\r\nđo sâu thăm dò đối xứng. Mạch đo được quy định như trong hình 3.1.
\r\n\r\nTừ kết quả đo điện trở R của điện cực tiếp đất mẫu,\r\ntính ra giá trị điện trở suất của đất ở độ sâu chôn cọc bằng công thức:
\r\n\r\n (3.1)
Trong đó:
\r\n\r\nr - điện trở suất của đất, W.m;
\r\n\r\n - chiều dài phần\r\nchôn sâu của điện cực tiếp đất mẫu, m;
d – đường kính ngoài của điện cực tiếp đất mẫu dạng\r\ntrụ tròn, m (nếu điện cực tiếp đất có dạng thép góc, với cạnh là b thì d =\r\n0,95b)
\r\n\r\nHình 3.1: Đo điện trở suất của đất theo phương pháp\r\nthăm dò điện cực mẫu
\r\n\r\n3.3.2 Xác\r\nđịnh điện trở suất của đất theo phương pháp đo sâu thăm dò đối xứng (phương\r\npháp đo điện vật lý)
\r\n\r\n3.3.2.1 Phương pháp Wenner
\r\n\r\nMạch đo theo phương pháp Wenner được trình bày trên\r\nhình 3.2.
\r\n\r\nĐiện trở suất của đất được tính bằng công thức:
\r\n\r\n (3.2)
Trong đó:
\r\n\r\nR – giá trị điện trở đo được, W;
\r\n\r\na – khoảng cách giữa các điện cực, m;
\r\n\r\nGhi chú:
\r\n\r\n- Độ sâu chôn điện cực phải\r\nnhỏ hơn a
- Chọn và
.
Hình 3.2: Đo điện trở suất của đất theo phương pháp\r\nWenner
\r\n\r\n3.3.2.2 Phương pháp Schlumberger
\r\n\r\nMạch đo theo phương pháp Schlumberger được trình bày\r\ntrên hình 3.3. Điện trở suất của đất được tính bằng công thức:
\r\n\r\n (3.3)
Trong đó:
\r\n\r\n - khoảng cách từ các điện cực dòng đến tâm thăm dò\r\nO, m;
d – khoảng cách từ các điện cực áp đến tâm thăm dò\r\nO, m;
\r\n\r\nR – giá trị điện trở đọc được trên máy đo, W;
\r\n\r\nHình 3.3: Đo điện trở suất của đất theo phương pháp\r\nSchlumberger
\r\n\r\n\r\n\r\nTHIẾT KẾ CHỐNG SÉT VÀ TIẾP\r\nĐẤT
\r\n\r\n\r\n\r\n4.1.1 Việc\r\nthiết kế chống sét và tiếp đất được tiến hành sao khi dự án khả thi được các\r\ncấp có thẩm quyền phê duyệt (dự án khả thi, dự án đầu tư).
\r\n\r\n4.1.2 Thiết\r\nkế chỉ được thực hiện sau khi đã có đầy đủ văn bản, tài liệu, số liệu khảo sát\r\nđo đạc thực địa.
\r\n\r\n4.1.3 Thiết\r\nkế chống sét và tiếp đất cho nhà trạm, cột cao ăng ten và đường dây thông tin\r\nđược tiến hành theo trình tự cơ bản sau:
\r\n\r\n- Tính toán tần suất thiệt hại do sét gây ra đối với\r\ncông trình viễn thông khi chưa có trang bị bảo vệ, phương pháp được nêu trong\r\nTCN 68 – 135: 2001 “Chống sét bảo vệ các công trình viễn thông – Yêu cầu kỹ\r\nthuật”;
\r\n\r\n- So sánh với giới hạn tần suất thiệt hại cho phép\r\nđược quy định trong TCN 68 – 135: 2001;
\r\n\r\n- Nếu tần suất thiệt hại vượt quá giới hạn cho phép,\r\nphải lựa chọn các biện pháp bảo vệ thích hợp sao cho tần suất thiệt hại do sét\r\nthỏa mãn yêu cầu trong TCN 68-135 : 2001.
\r\n\r\n4.2 Thiết kế chống sét bảo vệ nhà trạm viễn thông
\r\n\r\n4.2.1 Chống\r\nsét đánh trực tiếp cho nhà trạm viễn thông
\r\n\r\n4.2.1.1 Chọn mức bảo vệ
\r\n\r\nThiết kế hệ thống chống sét đánh trực tiếp cho nhà\r\ntrạm viễn thông phải đảm bảo sao cho hiệu quả bảo vệ của hệ thống đáp ứng được\r\nyêu cầu bảo vệ của nhà trạm. Hiệu quả bảo vệ E của hệ thống chống sét được xác\r\nđịnh như sau:
\r\n\r\n (4.1)
Trong đó:
\r\n\r\nFd - tần suất thiệt hại do sét đánh trực\r\ntiếp lên nhà trạm viễn thông;
\r\n\r\nFd’ – tần suất thiệt hại do sét đánh trực\r\ntiếp có thể chấp nhận được.
\r\n\r\nChú ý: Các\r\ngiá trị Fd, Fd’ được xác định theo TCN 68-135 : 2001.
\r\n\r\nBảng 4.1: Mức bảo vệ của hệ thống chống sét tương\r\nứng với hiệu quả bảo vệ
\r\n\r\n\r\n Mức\r\n bảo vệ \r\n | \r\n \r\n Hiệu\r\n quả bảo vệ E \r\n | \r\n
\r\n I \r\nII \r\nIII \r\nIV \r\n | \r\n \r\n 0,98 \r\n0,95 \r\n0,90 \r\n0,80 \r\n | \r\n
4.2.1.2 Thiết kế hệ thống chống sét đánh trực tiếp
\r\n\r\nHệ thống chống sét đánh trực tiếp phải được thiết kế\r\nđể đảm bảo hiệu quả bảo vệ đã lựa chọn theo 4.2.1.1.
\r\n\r\nViệc thiết kế hệ thống chống sét đánh trực tiếp phải\r\nđảm bảo các yêu cầu được quy định trong mục 2.1, tùy theo loại hệ thống chống\r\nsét được lựa chọn.
\r\n\r\n4.2.2 Chống\r\nsét lan truyền từ bên ngoài nhà trạm
\r\n\r\n4.2.2.1 Chống sét lan truyền từ đường dây thông tin\r\nđi vào nhà trạm
\r\n\r\na) Lựa chọn loại cáp có vỏ che chắn với trở kháng\r\ntruyền đạt nhỏ.
\r\n\r\nb) Thực hiện tiếp đất và liên kết đẳng thế cho vỏ\r\ncáp theo quy định trong Tiêu chuẩn Ngành TCN 68-141: 1999 “Tiếp đất cho các công\r\ntrình viễn thông – Yêu cầu kỹ thuật”. Cáp đồng trục dẫn từ ăng ten xuống phải\r\nđược đặt trong lòng cột tháp và tiếp đất ở vị trí từ cột tháp sang cầu cáp và\r\nvị trí đi vào nhà trạm.
\r\n\r\nc) Lắp đặt thiết bị chống sét tại vị trí cáp đi vào\r\nnhà trạm. Thiết bị bảo vệ phải được lựa chọn theo quy định trong mục 2.2.1 và\r\nphối hợp tốt với khả năng chịu đựng của thiết bị cần bảo vệ.
\r\n\r\n4.2.2.2 Chống sét lan truyền từ đường dây điện lực\r\nđi vào nhà trạm
\r\n\r\na) Lựa chọn loại cáp có vỏ che chắn với trở kháng\r\ntruyền đạt nhỏ.
\r\n\r\nb) Thực hiện tiếp đất và liên kết đẳng thế cho vỏ\r\ncáp theo quy định trong Tiêu chuẩn Ngành TCN 68-141 : 1999.
\r\n\r\nc) Lắp đặt thiết bị chống sét tại vị trí cáp đi vào\r\nnhà trạm. Thiết bị bảo vệ phải được lựa chọn theo quy định trong mục 2.2.1 và\r\nphối hợp tốt với khả năng chịu đựng của thiết bị.
\r\n\r\nd) Dùng máy biến thế hạ áp riêng để cung cấp nguồn\r\nđiện cho nhà trạm. Trong trường hợp này, phải lắp đặt thiết bị chống sét trên\r\nđường dây trung và cao áp trước khi vào trạm biến thế. Thiết bị chống sét được\r\nlựa chọn phối hợp tốt với khả năng chịu đựng của đường dây và chịu được dòng\r\nxung sét xuất hiện tại vị trí lắp đặt.
\r\n\r\n4.2.3 Chống\r\nsét lan truyền và cảm ứng điện từ bên trong nhà trạm
\r\n\r\na) Thực hiện liên kết đẳng thế tại ranh giới giữa\r\ncác vùng chống sét (LPZ) đối với các thành phần và hệ thống kim loại (các đường\r\nống dẫn kim loại, các khung giá cáp, khung giá thiết bị).
\r\n\r\nb) Thực hiện các biện pháp che chắn điện từ:
\r\n\r\n- Liên kết các thành phần kim loại của tòa nhà với\r\nnhau và với hệ thống chống sét đánh trực tiếp, ví dụ mái nhà, bề mặt bằng kim\r\nloại, cốt thép và các khung cửa bằng kim loại của tòa nhà.
\r\n\r\n- Dùng các loại cáp có màn chắn kim loại hoặc dẫn\r\ncáp trong ống kim loại có trở kháng thấp. Vỏ che chắn hoặc ống dẫn bằng kim\r\nloại phải được liên kết đẳng thế ở hai đầu và tại ranh giới giữa các vùng chống\r\nsét (LPZ). Ống dẫn cáp phải được chia làm hai phần bằng vách ngăn bằng kim\r\nloại, một phần chứa cáp thông tin, một phần chứa cáp điện lực và các dây dẫn\r\nliên kết.
\r\n\r\nc) Lắp đặt các thiết bị chống sét tại giao diện dây\r\n– máy (tại ranh giới LPZ1 và LPZ2). Thiết bị chống sét được lựa chọn phối hợp\r\ntốt với khả năng chịu đựng của thiết bị cần bảo vệ và chịu được dòng xung sét\r\nxuất hiện tại vị trí lắp đặt.
\r\n\r\nd) Thực hiện cấu hình đấu nối và tiếp đất trong nhà\r\ntrạm viễn thông theo quy định trong mục 2.3.
\r\n\r\n4.3 Thiết kế chống sét bảo vệ cột ăng ten viễn thông
\r\n\r\nĐể giảm nhỏ tần suất thiệu hại do sét gây ra đối với\r\ncột ăng ten viễn thông, phải trang bị hệ thống chống sét đánh trực tiếp cho cột\r\năng ten. Thiết kế chống sét đánh trực tiếp cho cột ăng ten được áp dụng theo\r\nmục 4.2.3
\r\n\r\nChú ý:
\r\n\r\n- Với cột cao ăng ten bằng kim loại, không cần trang\r\nbị dây thoát sét mà dùng thân cột để thực hiện chức năng này, với điều kiện\r\nphải hàn nối về mặt điện khí các đốt cột với nhau qua tất cả các mặt bích cột.
\r\n\r\n- Các thành phần kim loại của cột ăng ten viễn thông\r\nphải được liên kết điện liên tục với nhau và với các thành phần vỏ kim loại của\r\nthiết bị kỹ thuật.
\r\n\r\n4.4 Thiết kế chống sét bảo vệ đường dây thông tin
\r\n\r\n4.4.1 Lựa\r\nchọn môi trường lắp đặt
\r\n\r\nKhi thiết kế tuyến cáp, phải chú ý xem xét, lựa chọn\r\nmôi trường lắp đặt sao cho có thể lợi dụng được yếu tố che chắn sẵn có của môi\r\ntrường xung quanh.
\r\n\r\n4.4.2 Lựa\r\nchọn cáp có giá trị dòng gây hư hỏng lớn
\r\n\r\nĐối với cáp nằm trong vùng nguy hiểm và hay bị sét\r\nđánh, phải lựa chọn cáp có giá trị dòng gây hư hỏng lớn để giảm tần suất gây\r\nthiệt hại.
\r\n\r\n4.4.3 Thực\r\nhiện tiếp đất cho tuyến cáp
\r\n\r\n- Phải thực hiện tiếp đất màn chắn kim loại của cáp\r\ntreo tại hai đầu tuyến cáp và dọc theo tuyến cáp theo quy định trong TCN 68-141\r\n: 1999 “Tiếp đất cho các công trình viễn thông”.
\r\n\r\n- Có thể tăng số lần tiếp đất dây treo cáp (giảm nhỏ\r\nkhoảng cách giữa các điểm tiếp đất) ở những vùng hay bị sét đánh
\r\n\r\n4.4.4 Trang\r\nbị dây chống sét ngầm cho cáp chôn
\r\n\r\nĐể giảm nhỏ dòng sét đánh vào cáp chôn, dùng dây\r\nchống sét ngầm bằng kim loại chôn phía trên, dọc theo tuyến cáp để thu hút một\r\nphần dòng sét (xem phụ lục F). Dây chống sét ngầm phải bằng đồng hay lưỡng kim\r\ncó đường kính không nhỏ hơn 4mm, hoặc nhiều sợi dây thép mạ kẽm có tổng tiết\r\ndiện không nhỏ hơn 38 mm2. Dây chống sét ngầm phải được bố trí dọc\r\ntheo toàn bộ chiều dài đoạn cáp cần được bảo vệ và kéo dài thêm một đoạn Y, với\r\nY được tính bằng công thức:
\r\n\r\n (4.2)
Trong đó:
\r\n\r\nr = điện trở suất của đất, W.m.
\r\n\r\n4.4.5 Lắp đặt\r\nthiết bị chống sét
\r\n\r\nLắp đặt thiết bị chống sét tại các điểm cáp nhập\r\ntrạm để làm giảm tần suất thiệt hại cho cáp do sét đánh trực tiếp vào trạm.\r\nThiết bị chống sét phải được lựa chọn phối hợp tốt với khả năng chịu đựng của\r\ncáp. Thiết bị chống sét phải được nối giữa các dây dẫn kim loại của cáp với\r\nthanh tiếp đất chính của nhà trạm. Tại độ dài cáp chôn LP = 5.r1/2\r\n(với r là điện trở suất của đất, W.m) tính từ nhà trạm, phải lắp thêm các thiết bị chống sét giữa các dây\r\ndẫn kim loại của cáp và vỏ cáp (hoặc ống kim loại).
\r\n\r\n4.5 Thiết kế hệ thống tiếp đất
\r\n\r\n4.5.1 Nguyên\r\ntắc thiết kế
\r\n\r\n- Tốt nhất, nên dùng một hệ thống tiếp đất dùng\r\nchung cho các chức năng tiếp đất chống sét, tiếp đất công tác và bảo vệ trong\r\nmột khu vực nhà trạm viễn thông.
\r\n\r\n- Trong trường hợp đã có sẵn hệ thống tiếp đất chống\r\nsét cho nhà trạm, khi thiết kế hệ thống tiếp đất công tác và bảo vệ cho thiết\r\nbị, phải thực hiện liên kết đẳng thế hai hệ thống tiếp đất trên.
\r\n\r\n- Hệ thống tiếp đất dùng chung phải có giá trị điện\r\ntrở nhỏ hơn giá trị điện trở tiếp đất tiêu chuẩn thấp nhất.
\r\n\r\n- Hệ thống tiếp đất chung phải được thi công ở vị\r\ntrí thích hợp nhất (trung tâm) sao cho chiều dài cáp dẫn đất là ngắn nhất.
\r\n\r\n- Phải liên kết đẳng thế giữa hệ thống tiếp đất của\r\nkhu vực nhà trạm với hệ thống tiếp đất chống sét của cột cao ăng ten kề bên.
\r\n\r\n4.5.2 Xác\r\nđịnh điện trở suất của đất
\r\n\r\n- Trước khi thiết kế các hệ thống tiếp đất, phải đo\r\nđiện trở suất của đất tại khu vực dự kiến trang bị tiếp đất. Phương pháp đo và\r\nsơ đồ mạch đo được quy định trong mục 3.3, chương III.
\r\n\r\n- Điện trở suất của đất dùng trong tính toán hệ\r\nthống tiếp đất được xác định bằng công thức:
\r\n\r\n (4.3)
Trong đó:
\r\n\r\nrtt -\r\nđiện trở suất của đất dùng trong thiết kế chống sét;
\r\n\r\nrđo –\r\nđiện trở suất của đất đo được;
\r\n\r\nk – hệ số mùa, k = 1,6 ÷ 1,8.
\r\n\r\n4.5.3 Chọn\r\nvật liệu làm điện cực tiếp đất
\r\n\r\nVật liệu làm điện cực tiếp đất sẽ làm ảnh hưởng đến\r\ntuổi thọ của hệ thống tiếp đất. Vì vậy, việc chọn vật liệu làm điện cực tiếp\r\nđất phụ thuộc vào chức năng của hệ thống tiếp đất.
\r\n\r\n1) Hệ thống tiếp đất công tác:
\r\n\r\nHệ thống tiếp đất công tác có thời hạn khai thác là\r\n15 năm. Vật liệu làm điện cực tiếp đất công tác phải bằng đồng hoặc bằng thép\r\nmạ kẽm.
\r\n\r\nPhương pháp tính toán được nêu trong Phụ lục C.
\r\n\r\n2) Hệ thống tiếp đất bảo vệ có thời hạn khai thác là\r\n30 năm. Điện cực tiếp đất chỉ cần làm bằng thép mạ kẽm.
\r\n\r\n3) Hệ thống tiếp đất dùng chung cho các chức năng\r\ntiếp đất công tác và tiếp đất bảo vệ phải được xem xét như đối với hệ thống\r\ntiếp đất công tác.
\r\n\r\n4.5.4 Lựa\r\nchọn loại hệ thống tiếp đất
\r\n\r\nViệc lựa chọn loại hệ thống tiếp đất phụ thuộc vào 3\r\nđiều kiện sau:
\r\n\r\n- Điều kiện mặt bằng nơi sẽ thi công hệ thống tiếp\r\nđất;
\r\n\r\n- Điện trở suất của đất tại nơi thi công;
\r\n\r\n- Giá trị điện trở tiếp đất tiêu chuẩn.
\r\n\r\nHệ thống tiếp đất thường được xây dựng theo các loại\r\nsau:
\r\n\r\n1) Hệ thống tiếp đất dạng hỗn hợp (gồm các điện cực\r\nthẳng đứng và các dải nằm ngang)
\r\n\r\nHệ thống tiếp đất dạng hỗn hợp được sử dụng trong\r\nnhững điều kiện sau:
\r\n\r\n- Giá trị điện trở suất của đất tại nơi thi công hệ\r\nthống tiếp đất không lớn hơn 100 W.m và tương đối\r\nđồng nhất ở độ sâu từ 1 đến 5m;
\r\n\r\n- Mặt bằng thi công không bị hạn chế;
\r\n\r\n- Điện trở tiếp đất tiêu chuẩn yêu cầu nhỏ (thông\r\nthường là hệ thống tiếp đất công tác).
\r\n\r\n2) Hệ thống tiếp đất là những dải sắt hoặc đồng nằm\r\nngang
\r\n\r\nHệ thống tiếp đất là những dải sắt hoặc đồng nằm\r\nngang được sử dụng trong những điều kiện sau:
\r\n\r\n- Giá trị điện trở suất của đất tại nơi thi công hệ\r\nthống tiếp đất không lớn hơn 100 W.m và tương đối\r\nđồng nhất ở độ sâu từ 1 đến 2m;
\r\n\r\n- Giá trị điện trở tiếp đất tiêu chuẩn yêu cầu lớn\r\ntừ 5 đến 10 W (thông thường được dùng đối với các hệ thống tiếp\r\nđất bảo vệ độc lập ở xa trung tâm);
\r\n\r\n- Mặt bằng thi công không bị hạn chế.
\r\n\r\n3) Hệ thống tiếp đất chôn sâu
\r\n\r\nHệ thống tiếp đất chôn sâu được sử dụng trong những\r\nđiều kiện sau:
\r\n\r\n- Giá trị điện trở suất của đất tại nơi thi công rất\r\nnhỏ ở các lớp đất dưới sâu;
\r\n\r\n- Giá trị điện trở tiếp đất tiêu chuẩn yêu cầu nhỏ\r\n(thông thường là hệ thống tiếp đất công tác);
\r\n\r\n- Mặt bằng thi công chật hẹp.
\r\n\r\n4) Hệ thống tiếp đất bao gồm những tấm thép hoặc\r\nđồng chôn dựng đứng
\r\n\r\nHệ thống tiếp đất bao gồm những tấm thép hoặc đồng\r\nchôn dựng đứng được sử dụng trong những điều kiện sau:
\r\n\r\n- Giá trị điện trở suất của đất tại nơi thi công hệ\r\nthống tiếp đất không lớn hơn 100 W.m và tương đối\r\nđồng nhất ở độ sâu từ 1 đến 5m;
\r\n\r\n- Mặt bằng thi công quá chật hẹp;
\r\n\r\n- Giá trị điện trở tiếp đất tiêu chuẩn yêu cầu trong\r\nphạm vi từ 3 đến 5 W.
\r\n\r\n4.5.5 Tính\r\ntoán hệ thống tiếp đất
\r\n\r\nCác hệ thống tiếp đất phải được tính toán, thiết kế\r\nđể đảm bảo thời hạn khai thác như sau:
\r\n\r\n1) Hệ thống tiếp đất bảo vệ: 30 năm;
\r\n\r\n2) Hệ thống tiếp đất công tác: 15 năm.
\r\n\r\nCác công thức tính toán hệ thống tiếp đất được nêu\r\ntrong Phụ lục C.
\r\n\r\n4.5.6 Sử dụng\r\nhóa chất cải tạo đất
\r\n\r\nTùy theo yêu cầu thực tế, có thể sử dụng các loại\r\nhóa chất cải tạo đất như sau:
\r\n\r\n1) Dùng hóa chất cải tạo đất dạng hòa tan nhằm mục\r\nđích giảm nhỏ điện trở suất của đất.
\r\n\r\n2) Dùng hóa chất cải tạo đất dạng đông cứng nhằm mục\r\nđích:
\r\n\r\n- Giảm nhỏ điện trở tiếp đất;
\r\n\r\n- Tăng độ ổn định của điện trở tiếp đất;
\r\n\r\n- Chống ăn mòn cho các điện cực tiếp đất;
\r\n\r\n- Tăng khả năng tiếp xúc với đất trong trường hợp\r\ndùng điện cực tiếp đất chôn sâu.
\r\n\r\n\r\n\r\nTHI CÔNG LẮP ĐẶT TRANG\r\nTHIẾT BỊ CHỐNG SÉT VÀ HỆ THỐNG TIẾP ĐẤT
\r\n\r\n\r\n\r\n- Tất cả các trang thiết bị chống sét và tiếp đất,\r\ntrước khi lắp đặt phải được kiểm định theo đúng đồ án thiết kế đã được phê\r\nchuẩn.
\r\n\r\n- Đơn vị thi công phải thực hiện thi công theo đúng\r\nthiết kế và không được tự ý sửa chữa thiết kế và bản đồ thi công.
\r\n\r\n- Việc thi công lắp đặt các hệ thống chống sét và\r\ntiếp đất không được gây ảnh hưởng, làm gián đoạn thông tin liên lạc.
\r\n\r\n- Trong quá trình thi công, đơn vị thi công phải\r\ntuyệt đối tuân thủ các quy định về an toàn điện và an toàn lao động của nhà\r\nnước, của ngành và của đơn vị thi công đề ra. Khi có dông sét, nguy hiểm, tuyệt\r\nđối không được phép thi công.
\r\n\r\n5.2 Thi công lắp đặt hệ thống chống sét đánh trực tiếp
\r\n\r\n- Điện cực thu sét và dây thoát sét phải được lắp\r\nđặt theo đường càng ngắn càng tốt.
\r\n\r\n- Tất cả các thành phần trong hệ thống chống sét\r\nđánh trực tiếp phải được lắp đặt đảm bảo chắc chắn về mặt cơ khí để chịu được\r\ncác tác động do gió, các điều kiện thời tiết và các tác động cơ học khác.
\r\n\r\n- Dây thoát sét phải được gắn chặt vào tường và được\r\nlắp đặt ở nơi an toàn, tránh gây nguy hiểm cho con người.
\r\n\r\n- Dây thoát sét trong hệ thống chống sét đánh trực\r\ntiếp bảo vệ cột cao ăng ten phải được lắp đặt trong lòng cột tháp và được cố\r\nđịnh chắc chắn vào thân tháp.
\r\n\r\n- Các hệ thống chống sét phát tiên đạo sớm và phân\r\ntán năng lượng sét phải được lắp đặt theo đúng quy định của nhà sản xuất.
\r\n\r\n5.3 Lắp đặt thiết bị chống sét lan truyền
\r\n\r\n- Nếu đường dây điện hạ áp vào nhà trạm viễn thông\r\nqua nhà máy nổ, phải lắp đặt thiết bị bảo vệ sơ cấp ngay tại nhà máy nổ hoặc\r\ntrạm biến thế. Nhà máy nổ phải được trang bị tiếp đất để nối đất cho máy nổ,\r\nbiến thế và thiết bị chống sét.
\r\n\r\n- Thiết bị chống sét được lắp đặt tại nhà trạm viễn\r\nthông phải được đặt trước tủ phân phối điện chính AC.
\r\n\r\n- Lắp đặt thiết bị chống sét trên đường dây tín hiệu\r\ntại vị trí đường dây đi vào nhà trạm và tại giao diện giữa đường dây và thiết\r\nbị đúng theo thiết kế.
\r\n\r\n- Việc thực hiện lắp đặt chi tiết cần tuân thủ hướng\r\ndẫn của nhà sản xuất thiết bị.
\r\n\r\n- Khi cắt điện lưới để thi công lắp đặt thiết bị\r\nchống sét, phải có các biện pháp thích hợp như sử dụng điện máy nổ, ắc quy để\r\nkhông làm gián đoạn thông tin liên lạc.
\r\n\r\n5.4 Thi công lắp đặt chống sét bảo vệ đường dây thông tin
\r\n\r\n5.4.1 Cáp\r\nquang có thành phần kim loại
\r\n\r\n- Với tuyến cáp quang có thành phần kim loại, phải\r\nđảm bảo tính liên tục của thành phần kim loại theo chiều dài của cáp, kể cả các\r\nchỗ nối và các bộ tái tạo. Phải nối các thành phần kim loại với thanh liên kết\r\ncân bằng thế (e.p.b.b) (nối trực tiếp hoặc qua thiết bị chống sét) tại hai đầu\r\ntuyến cáp. Nếu không có thanh liên kết cân bằng thế, phải nối các thành phần\r\nkim loại này với thanh liên kết cân bằng thế dùng riêng bên trong kết cuối mạng\r\nquang.
\r\n\r\nHình 5.1: Nối các phần tử bằng kim loại trong cáp\r\nsợi quang
\r\n\r\nKhi thực hiện tiếp đất dây treo cáp hoặc dây tự treo\r\ncáp, dây nối đất phải được đặt trong ống nhựa bảo vệ và được buộc cố định, chắc\r\nchắn vào thân cột. Chỉ thực hiện tiếp đất vỏ bọc kim loại tại các hộp cáp.
\r\n\r\n- Không thực hiện tiếp đất cho vỏ kim loại của cáp\r\nquang ngầm có lớp vỏ bọc cách điện.
\r\n\r\n- Không lắp đặt cáp quang với cáp điện lực trong\r\ncùng một ống.
\r\n\r\n- Khi lắp đặt dây chống sét ngầm, phải bảo đảm tính\r\ndẫn điện liên tục dọc theo chiều dài dây chống sét ngầm.
\r\n\r\n- Lắp đặt thiết bị chống sét tại các điểm cáp vào\r\nnhà trạm theo yêu cầu thiết kế và hướng dẫn lắp đặt chi tiết của nhà sản xuất\r\nthiết bị.
\r\n\r\n5.4.2 Cáp kim\r\nloại
\r\n\r\n- Khi lắp đặt, phải chú ý duy trì tính liên tục các\r\nthành phần kim loại (màn chắn điện từ, dây treo cáp, các thành phần gia cường…)\r\ntại các mối nối, bể cáp, tủ cáp và hộp cáp dọc tuyến. Phải nối các thành phần\r\nkim loại của cáp (nối trực tiếp hoặc qua thiết bị chống sét) với thanh liên kết\r\ncân bằng thế của nhà trạm tại hai đầu tuyến cáp.
\r\n\r\n- Khi thực hiện tiếp đất dây treo cáp hoặc dây tự\r\ntreo cáp, dây nối đất phải được đặt trong ống nhựa bảo vệ và được buộc cố định,\r\nchắc chắn vào thân cột. Chỉ thực hiện tiếp đất vỏ bọc kim loại tại các hộp cáp.
\r\n\r\n- Chỉ thực hiện tiếp đất vỏ cáp ngầm tại các hộp\r\ncáp.
\r\n\r\n- Khi lắp đặt dây chống sét ngầm, phải bảo đảm tính\r\ndẫn điện liên tục dọc theo chiều dài dây chống sét ngầm.
\r\n\r\n- Lắp đặt thiết bị chống sét tại các điểm cáp vào\r\nnhà trạm theo yêu cầu thiết kế và hướng dẫn lắp đặt chi tiết của nhà sản xuất\r\nthiết bị.
\r\n\r\n5.5 Thi công hệ thống tiếp đất
\r\n\r\n5.5.1 Thi\r\ncông hệ thống tiếp đất
\r\n\r\nĐơn vị thi công hệ thống tiếp đất phải thực hiện thi\r\ncông theo đúng thiết kế và theo trình tự được trình bày chi tiết trong Phụ lục\r\nD.
\r\n\r\n5.5.2 Thực\r\nhiện liên kết các hệ thống tiếp đất
\r\n\r\nKhi có nhiều hệ thống tiếp đất dùng cho các chức\r\nnăng khác nhau, phải thực hiện liên kết các hệ thống tiếp đất có chức năng khác\r\nnhau trong một khu vực nhà trạm với nhau để đảm bảo sự cân bằng điện thế bằng\r\ncác phương pháp sau:
\r\n\r\n5.5.2.1 Phương pháp 1: Thực hiện liên kết bằng lưới\r\nsan bằng điện thế
\r\n\r\nLưới san bằng điện thế là lưới kim loại chôn dưới đất.\r\nDiện tích mặt bằng thi công lưới san bằng điện thế tùy thuộc vào địa hình của\r\ncác hệ thống tiếp đất nhưng phải đảm bảo lưới san bằng điện thế cách các hệ\r\nthống tiếp đất không lớn hơn 5m.
\r\n\r\nChú ý:\r\nNên thực hiện thi công lưới san bằng điện thế cùng thời điểm thi công các hệ\r\nthống tiếp đất.
\r\n\r\nLưới thi công được thực hiện theo trình tự sau:
\r\n\r\n- Đào đất trên diện tích mặt bằng cần thiết với độ\r\nsâu từ 0,5 đến 0,7 m;
\r\n\r\n- Trên mặt bằng (đã được đào đất), đặt dây đồng hay\r\ndây thép mạ kẽm có đường kính từ 3 mm đến 5 mm hoặc những dải đồng hay những\r\ndải sắt có kích thước 15 mm x 1 mm hay 10 mm x 2 mm tạo thành hình lưới có kích\r\nthước 30 cm x 30 cm hoặc 50 cm x 50 cm;
\r\n\r\n- Phải hàn tất cả các mắt lưới để tạo thành 1 lưới\r\ndẫn điện liên tục;
\r\n\r\n- Thực hiện liên kết (hàn nối) lưới san bằng với các\r\nhệ thống tiếp đất tại những vị trí thích hợp (dây dẫn là ngắn nhất, không lớn\r\nhơn 5m) bằng dây đồng trần với tiết diện lớn hơn hoặc bằng 14 mm2;
\r\n\r\n- Lấp đất nện chặt.
\r\n\r\n5.5.2.2 Phương pháp 2: Liên kết bằng phương pháp nối\r\ntrực tiếp
\r\n\r\nCác hệ thống tiếp đất được liên kết với nhau bằng\r\ncáp đồng hoặc thanh đồng trần có tiết diện lớn hơn hoặc bằng 50 mm2\r\nchôn sâu dưới mặt đất khoảng từ 0,5 đến 0,7 m.
\r\n\r\nTrong trường hợp dùng cáp đồng nhiều sợi, đường kính\r\nmột sợi không nhỏ hơn 1mm.
\r\n\r\n\r\n\r\nKIỂM TRA, NGHIỆM THU CÁC HỆ\r\nTHỐNG TIẾP ĐẤT VÀ CHỐNG SÉT
\r\n\r\n\r\n\r\nChủ đầu tư ra quyết định thành lập Hội đồng (Ban)\r\nnghiệm thu. Thành phần tham gia nghiệm thu phải có đại diện các bên như sau:
\r\n\r\n1. Đại diện chủ đầu tư;
\r\n\r\n2. Đại diện thiết kế;
\r\n\r\n3. Đại diện thi công;
\r\n\r\n4. Đại diện quản lý khai thác công trình viễn thông.
\r\n\r\nHội đồng (Ban) nghiệm thu có nhiệm vụ lập biên bản\r\nnghiệm thu. Biên bản phải được xác nhận của các đại diện nói trên.
\r\n\r\n6.2 Nghiệm thu các hệ thống, thiết bị chống sét
\r\n\r\n6.2.1 Nội\r\ndung nghiệm thu
\r\n\r\nThực hiện nghiệm thu theo các nội dung sau:
\r\n\r\n1. Nghiệm thu theo thiết kế kỹ thuật thi công;
\r\n\r\n2. Nghiệm thu về cơ học. Hệ thống phải được lắp đặt\r\nchắc chắn;
\r\n\r\n3. Nghiệm thu về thẩm mỹ. Hệ thống lắp đặt phải đảm\r\nbảo mỹ quan;
\r\n\r\n4. Nghiệm thu về an toàn cho con người. Hệ thống\r\nđược lắp đặt phải bảo đảm an toàn cho con người khi làm việc ở gần;
\r\n\r\n5. Đo giá trị điện trở tiếp đất của hệ thống hay\r\nthiết bị chống sét (khi dùng riêng hệ thống tiếp đất). So sánh giá trị điện trở\r\ntiếp đất đo được với tiêu chuẩn thiết kế yêu cầu;
\r\n\r\n6. Xem xét hồ sơ kiểm định các thiết bị chống sét\r\ntrước khi lắp đặt.
\r\n\r\n6.2.2 Hồ sơ\r\nnghiệm thu
\r\n\r\nHồ sơ nghiệm thu các hệ thống, thiết bị chống sét\r\ngồm có:
\r\n\r\n1. Các hồ sơ thiết kế;
\r\n\r\n2. Biên bản đo kiểm đặc tính kỹ thuật của các hệ\r\nthống, thiết bị chống sét trước khi lắp đặt;
\r\n\r\n3. Biên bản nghiệm thu các hệ thống chống sét đánh\r\ntrực tiếp, nghiệm thu lắp đặt thiết bị chống sét trên các đường dây thông tin\r\nvà trên các đường điện lưới.
\r\n\r\n4. Các hồ sơ cung cấp thiết bị;
\r\n\r\n5. Lý lịch xác nhận nguồn gốc của hệ thống hay thiết\r\nbị chống sét được lắp đặt;
\r\n\r\n6. Biên bản bàn giao thiết bị chống sét.
\r\n\r\n6.3 Kiểm tra, nghiệm thu hệ thống tiếp đất
\r\n\r\n6.3.1 Quy\r\nđịnh về thủ tục nghiệm thu:
\r\n\r\n1) Nghiệm thu lắp đặt hệ thống tiếp đất phải là hạng\r\nmục được nghiệm thu đầu tiên của toàn bộ công trình viễn thông được xây dựng.
\r\n\r\n2) Kiểm tra, nghiệm thu hệ thống tiếp đất phải thực\r\nhiện theo hai giai đoạn:
\r\n\r\na) Giai đoạn 1: Kiểm tra, nghiệm thu các bộ phận chôn dưới đất (phải nghiệm thu trước\r\nkhi lấp kín đất);
\r\n\r\nb) Giai đoạn 2: Kiểm tra, nghiệm thu toàn bộ hệ thống tiếp đất.
\r\n\r\n6.3.2 Quy\r\nđịnh về nội dung kiểm tra, nghiệm thu hệ thống tiếp đất
\r\n\r\nKiểm tra, nghiệm thu hệ thống tiếp đất gồm có:
\r\n\r\n1) Kiểm tra việc thi công dàn tiếp đất (phần chôn\r\ndưới đất).
\r\n\r\na) Kiểm tra chung việc lắp đặt so với thiết kế;
\r\n\r\nb) Kiểm tra sự phù hợp việc sử dụng vật liệu, kích\r\nthước của các điện cực tiếp đất với thiết kế;
\r\n\r\nc) Kiểm tra độ bền cơ học và độ dẫn điện của các mối\r\nhàn, mối nối;
\r\n\r\nd) Kiểm tra việc lấp đất cho các điện cực tiếp đất.
\r\n\r\nKết quả kiểm tra được đưa vào biên bản theo mẫu quy\r\nđịnh trong phụ lục D.
\r\n\r\n2) Đo thử nghiệm thu toàn bộ hệ thống tiếp đất.
\r\n\r\nSau khi kết thúc bước thi công cáp dẫn đất sẽ tiến\r\nhành nghiệm thu hệ thống tiếp đất. Đo điện trở tiếp đất tại tấm tiếp đất chính.\r\nPhương pháp đo và mẫu ghi biên bản được trình bày ở Phụ lục D.
\r\n\r\n6.3.3 Hồ sơ\r\nnghiệm thu lắp đặt các hệ thống tiếp đất
\r\n\r\n1) Hồ sơ về thiết kế;
\r\n\r\n1. Văn bản đề nghị thay đổi thiết kế (nếu có) hoặc\r\nđề nghị thay đổi vật liệu xây dựng dùng cho hệ thống tiếp đất (nếu có) đã được\r\ncác bên chủ đầu tư, thiết kế thỏa thuận;
\r\n\r\n2. Các biên bản kết quả đo lường kiểm tra của hệ\r\nthống tiếp đất cả hai giai đoạn;
\r\n\r\n3. Các văn bản đánh giá của Hội đồng (Ban) nghiệm\r\nthu các bộ phận chôn dưới đất và toàn bộ hệ thống tiếp đất;
\r\n\r\n4. Sơ đồ hoàn công hệ thống tiếp đất (ghi rõ vị trí\r\nhệ thống tiếp đất và sơ đồ cáp dẫn đất).
\r\n\r\n6.3.4 Kết\r\nluận, bàn giao
\r\n\r\nSau khi kiểm tra đo thử, Hội đồng (Ban) nghiệm thu\r\nphải có kết luận đánh giá trên cơ sở so sánh với tiêu chuẩn.
\r\n\r\nNếu chưa đạt, Hội đồng (Ban) nghiệm thu phải xác\r\nđịnh trách nhiệm thuộc về đơn vị thi công hay đơn vị thiết kế. Chủ đầu tư yêu\r\ncầu đơn vị chịu trách nhiệm tiếp tục bổ sung hay sửa chữa hệ thống tiếp đất và\r\nphải quy định thời hạn hoàn thành. Sau khi bổ sung, sửa chữa xong phải kiểm tra\r\nnghiệm thu lại.
\r\n\r\nToàn bộ hồ sơ nghiệm thu phải bàn giao cho đơn vị\r\nquản lý.
\r\n\r\n\r\n\r\nQUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ VÀ BẢO\r\nDƯỠNG
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Kiểm tra định kỳ
\r\n\r\n2. Kiểm tra đột xuất
\r\n\r\n3. Trong 1 năm đầu sau khi xây dựng công trình, cần\r\nthường xuyên theo dõi nơi đặt hệ thống tiếp đất sau các trận mưa lớn, nếu thấy\r\nlún phải lấp thêm đất ngay.
\r\n\r\n4. Việc bảo dưỡng, sửa chữa phải được thực hiện từng\r\nphần, sao cho đảm bảo thông tin liên lạc 24/24 giờ trong ngày.
\r\n\r\n7.2 Quy định về thời gian kiểm tra định kỳ
\r\n\r\n1. Một tháng một lần kiểm tra các mối nối, liên kết.\r\nSiết chặt lại ốc vít nối dây dẫn tới tấm tiếp đất chính và tấm tiếp đất của\r\ntừng tầng, tấm tiếp đất của giá máy, giá phối tuyến …
\r\n\r\n2. Sáu tháng một lần phải đo kiểm tra các tổ tiếp\r\nđất.
\r\n\r\n3. Sáu tháng một lần phải kiểm tra cấu hình đấu nối\r\nvà tiếp đất bên trong nhà trạm.
\r\n\r\n4. Sáu tháng một lần phải kiểm tra hệ thống chống\r\nsét trực tiếp (cả phần thu sét và dẫn sét).
\r\n\r\n5. Sáu tháng một lần phải kiểm tra các thiết bị bảo\r\nvệ chống sét lắp đặt trên đường dây thông tin và đường điện lưới.
\r\n\r\n6. Kiểm tra định kỳ được thực hiện vào thời điểm lưu\r\nlượng thông tin thấp nhất.
\r\n\r\n7. Khi thực hiện kiểm tra định kỳ, không thực hiện\r\nvào thời điểm có mưa, dông.
\r\n\r\n7.3 Quy định về thời gian kiểm tra đột xuất
\r\n\r\nKiểm tra đột xuất khi có những sự kiện sau đây:
\r\n\r\n- Sau khi bị sét đánh;
\r\n\r\n- Sau các trận bão;
\r\n\r\n- Sau khi sửa chữa công trình hoặc thay đổi thiết\r\nbị;
\r\n\r\n- Khi có sự thay đổi liên quan đến mặt bằng có hệ\r\nthống tiếp đất (đào bới, lắp đặt đường ống, trồng cây, trồng cột, làm nhà…).
\r\n\r\n7.4 Nội dung kiểm tra định kỳ và đột xuất
\r\n\r\n- Kiểm tra giá trị điện trở tiếp đất tiêu chuẩn tại\r\ntấm tiếp đất chính.
\r\n\r\n- Kiểm tra các mối hàn, mối nối của cáp (dây) dẫn\r\nđất và các dây dẫn liên kết thực hiện tiếp đất.
\r\n\r\n- Kiểm tra toàn bộ thiết bị chống sét.
\r\n\r\n- Kiểm tra toàn bộ hệ thống chống sét đánh trực\r\ntiếp.
\r\n\r\n- Kiểm tra các chi tiết cố định thiết bị chống sét,\r\nlắp đặt đường dây thông tin và đường điện lưới.
\r\n\r\n- Kiểm tra trạng thái làm việc của các thiết bị bảo\r\nvệ chống sét thông qua hệ thống đèn hiển thị.
\r\n\r\n- Kiểm tra các mối nối của mạng liên kết với mạng\r\nliên kết chung.
\r\n\r\n7.5 Sau khi kiểm tra nếu phát hiện chỗ hư hỏng phải sửa chữa\r\nngay:
\r\n\r\n- Đối với hệ thống tiếp đất: Nếu trị số điện trở\r\ntiếp đất sớm hơn so với tiêu chuẩn phải có biện pháp xử lý;
\r\n\r\n- Việc kiểm tra và sửa chữa định kỳ phải kết thúc\r\ntrước mùa dông sét của địa phương.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
CẤU HÌNH ĐẤU NỐI\r\nVÀ TIẾP ĐẤT TRONG CÁC NHÀ TRẠM VIỄN THÔNG
\r\n\r\nA.1 Cấu hình đấu\r\nnối và tiếp đất trong nhà trạm viễn thông
\r\n\r\nCấu hình đấu nối và tiếp đất trong các nhà trạm viễn\r\nthông được thực hiện theo trình tự sau:
\r\n\r\n1. Xây dựng mạng liên kết chung (CBN) cho nhà trạm\r\nviễn thông.
\r\n\r\n2. Thực hiện đấu nối mạng liên kết chung (CBN) với\r\nmạng tiếp đất của khu vực nhà trạm.
\r\n\r\n3. Xây dựng mạng liên kết cho các khối hệ thống\r\nthiết bị trong nhà trạm viễn thông, đồng thời thực hiện đấu nối các mạng liên\r\nkết đó với mạng liên kết chung (CBN).
\r\n\r\nA.1.1 Xây\r\ndựng mạng liên kết chung cho nhà trạm viễn thông
\r\n\r\nA.1.1.1 Trình tự xây dựng mạng liên kết chung (CBN)
\r\n\r\nMạng liên kết chung của nhà trạm viễn thông có dạng\r\ntổng quát như trong sơ đồ hình A.1.
\r\n\r\n1. Trình tự xây dựng mạng CBN đối với nhà trạm viễn\r\nthông xây dựng mới hoàn toàn
\r\n\r\na) Xây dựng đường dẫn kết nối:
\r\n\r\n- Tại mỗi tầng của nhà trạm viễn thông xây dựng một\r\nvòng kết nối khép kín quanh sàn nhà (ở độ sâu từ 0,5 đến 0,7 m dưới nền nhà),\r\nhoặc thực hiện vòng kết nối khép kín xung quanh tường nhà. Vòng kết nối được\r\nthực hiện bằng cáp đồng hoặc những dải đồng hay thép mạ kẽm có tiết diện tối\r\nthiểu không nhỏ hơn 100 mm2.
\r\n\r\n- Thực hiện liên kết các vòng kết nối của mỗi tầng\r\nbằng các dây liên kết thẳng đứng tựa như một lồng Faraday, khoảng cách giữa các\r\ndây thẳng đứng không lớn hơn 5 m. Dây liên kết thẳng đứng là thanh đồng hoặc\r\nthép mạ có thiết diện không nhỏ hơn 100 mm2.
\r\n\r\n- Xây dựng tấm lưới trên toàn bộ nền nhà trạm ở độ\r\nsâu từ 0,5 đến 0,7m bằng những dải thép mạ kẽm hoặc đồng tiết diện lớn hơn 14\r\nmm2, với kích thước mắt lưới 30 cm x 30 cm hoặc 50 cm x 50 cm (phải\r\nthực hiện hàn tất cả các điểm giao nhau của lưới).
\r\n\r\n- Thực hiện hàn nối tấm lưới với vòng kết nối xung\r\nquanh sàn nhà hoặc xung quanh tường.
\r\n\r\nb) Thực hiện liên kết khung bê tông cốt thép của kết\r\ncấu nhà trạm.
\r\n\r\n- Trong trường hợp sử dụng khung bê tông cốt thép để\r\nlàm dây dẫn sét, phải thực hiện hàn toàn bộ khung bê tông cốt thép của kết cấu\r\nnhà trạm tại các điểm nối và giao nhau.
\r\n\r\nc) Thực hiện đấu nối đường dẫn kết nối với các thành\r\nphần kim loại trong nhà trạm:
\r\n\r\n- Với dây dẫn sét của nhà trạm (nếu có);
\r\n\r\n- Với toàn bộ khung bê tông cốt thép của kết cấu nhà\r\ntrạm;
\r\n\r\n- Với khung giá đỡ cáp nhập trạm;
\r\n\r\n- Với các ống dẫn nước, các ống dẫn cáp bằng kim\r\nloại.
\r\n\r\n2. Trình tự xây dựng mạng CBN đối với nhà trạm viễn\r\nthông đã có sẵn
\r\n\r\na) Xây dựng đường dẫn kết nối:
\r\n\r\n- Tại mỗi tầng của nhà trạm viễn thông xây dựng một\r\nvòng kết nối khép kín xung quanh tường nhà. Vòng kết nối được thực hiện bằng\r\ncáp đồng hoặc những thanh đồng, hay thép mạ kẽm có tiết diện tối thiểu không\r\nnhỏ hơn 100 mm2.
\r\n\r\nb) Thực hiện đấu nối vòng kết nối với các thành phần\r\nkim loại trong nhà trạm:
\r\n\r\n- Với tất cả các dây dẫn sét của nhà trạm và từng\r\nphần khung bê tông cốt thép và một số dầm bê tông có thể thâm nhập được;
\r\n\r\n- Với khung giá đỡ cáp nhập trạm;
\r\n\r\n- Với các ống dẫn nước, các ống dẫn cáp bằng kim\r\nloại.
\r\n\r\nA.1.1.2 Một số quy định kèm theo khi xây dựng mạng\r\nCBN
\r\n\r\n1) Tất cả các đường cáp đi vào trạm (nhập trạm) phải\r\nđặt gần nhau:
\r\n\r\n- Đường vào cáp dẫn điện xoay chiều của các thiết\r\nbị;
\r\n\r\n- Đường vào cáp viễn thông của các thiết bị;
\r\n\r\n- Đường vào của cáp dẫn đất.
\r\n\r\n2) Khi thực hiện kéo cáp ở ngoại vi nhà trạm phải\r\nbao bọc cáp bằng ống dẫn kim loại hoặc ống nhựa có tuổi thọ cao 50 năm (cáp\r\nđược luồn trong ống kim loại hoặc ống nhựa).
\r\n\r\n3) Trong các nhà trạm cao tầng có khung thép phải\r\nchú ý những điểm sau:
\r\n\r\n- Cáp kéo giữa các tầng phải đặt ở gần trung tâm của\r\nnhà trạm;
\r\n\r\n- Nếu cáp được bao bọc bằng ống dẫn kim loại có thể\r\nđặt ở bất kỳ vị trí nào.
\r\n\r\n4) Nếu thiết bị viễn thông được trang bị thiết bị\r\nbảo vệ quá áp sơ cấp trên các đường dây viễn thông, thiết bị bảo vệ đó phải\r\nđược nối tới vỏ cáp và với mạng CBN xung quanh.
\r\n\r\n5) Nếu tại lối vào của đường điện xoay chiều có đặt\r\ncác thiết bị bảo vệ chống quá áp, những thiết bị bảo vệ này phải được nối tới\r\nmạng CBN.
\r\n\r\n6) Mạng liên kết CBN phải cung cấp 1 đường dẫn với\r\ntrở kháng thấp song song hoặc gần với vỏ cáp hay các dây dẫn bên ngoài của cáp\r\nđồng trục.
\r\n\r\n7) Hệ thống cáp trong nhà trạm phải bố trí theo\r\ntuyến ngắn nhất và phải đặt sát mạng CBN vì vỏ cáp được liên kết trực tiếp với\r\nmạng CBN.
\r\n\r\n8) Các hệ thống thiết bị phải được cố định chặt vào\r\nsàn hoặc tường để giảm điện dung ký sinh.
\r\n\r\nA.1.2 Thực\r\nhiện đấu nối mạng liên kết chung với mạng tiếp đất của nhà trạm viễn thông.
\r\n\r\nA.1.2.1 Thực hiện đấu nối mạng CBN với mạng tiếp đất\r\ncủa nhà trạm thông qua tấm tiếp đất chính. Giữa mạng CBN và tấm tiếp đất chính\r\ncàng nhiều đường liên kết càng tốt.
\r\n\r\nTrường hợp mạng tiếp đất của nhà trạm viễn thông ở\r\nngay dưới sàn nhà hoặc xung quanh nhà trạm, phải thực hiện nối mạng CBN với\r\nmạng tiếp đất thông qua tấm tiếp đất chính bằng những dãi đồng hoặc thép mạ kẽm\r\ncó tiết diện từ 50mm2 đến 100mm2.
\r\n\r\nA.1.2.2 Quy định đối với tấm tiếp đất chính
\r\n\r\n1) Mỗi nhà trạm viễn thông được trang bị một tấm\r\ntiếp đất chính
\r\n\r\n- Tấm tiếp đất chính phải được đặt gần nguồn cung\r\ncấp xoay chiều và các đường vào của cáp viễn thông (càng gần càng tốt).
\r\n\r\n2) Tấm tiếp đất chính được nối trực tiếp đến các bộ\r\nphận sau:
\r\n\r\n- Mạng tiếp đất của nhà trạm thông qua đường cáp dẫn\r\nđất;
\r\n\r\n- Đường dẫn bảo vệ (PE);
\r\n\r\n- Vỏ bảo vệ (vỏ kim loại) của tất cả cáp nhập trạm;
\r\n\r\n- Mạng CBN;
\r\n\r\n- Cực dương của nguồn 1 chiều.
\r\n\r\n3) Thi công tấm tiếp đất chính được thực hiện như\r\nmục 2.7 trong Phụ lục D.
\r\n\r\nA.1.3 Xây\r\ndựng mạng liên kết cho các khối thiết bị trong nhà trạm viễn thông và thực hiện\r\nđấu nối với mạng CBN
\r\n\r\nHình A.1 : Mạng liên kết chung
\r\n\r\nA.1.3.1. Xây dựng mạng liên kết mắt lưới (M-BN)
\r\n\r\n1) Trình tự xây dựng mạng M-BN
\r\n\r\na) Xây dựng tấm đệm mắt lưới
\r\n\r\n- Tấm đệm mắt lưới được tiến hành xây dựng theo yêu\r\ncầu của các nhà thiết kế và quản lý khai thác thiết bị. Tấm đệm mắt lưới đó có\r\nkích thước đủ lớn để chứa đựng được các thiết bị và giá đỡ cáp nằm trong khối\r\nhệ thống M-BN.
\r\n\r\n- Tấm đệm được làm bằng dây (dải) đồng trần hoặc\r\nbằng dây (dải) thép mạ kẽm có tiết diện lớn hơn 14 mm2 hàn thành\r\nlưới đặt ở dưới sàn đặt thiết bị.
\r\n\r\n- Kích thước mắt lưới thường nằm trong phạm vi:
\r\n\r\n20 cm x 20 cm,
\r\n\r\n30 cm x 30 cm,
\r\n\r\n40 cm x 40 cm,
\r\n\r\n50 cm x 50 cm.
\r\n\r\nb) Thực hiện nối (hàn) tấm đệm mắt lưới với mạng CBN\r\ntại nhiều điểm (càng nhiều điểm nổi với mạng CBN càng tốt) bằng dải đồng trần\r\nhoặc thép mạ kẽm có tiết diện lớn hơn 14 mm2.
\r\n\r\nc) Thực hiện nối phần dẫn của khối hệ thống thiết bị\r\nviễn thông với tấm đệm mắt lưới.
\r\n\r\n- Thiết bị viễn thông với những mạch điện tử được\r\ncung cấp chung một lớp bọc kim loại được gọi là “điện thế chuẩn” phủ khắp trên\r\nbề mặt các bảng mạch in.
\r\n\r\n- Tất cả các bề mặt “điện thế chuẩn” được nối với\r\nnhau đồng thời được nối với khung giá thiết bị hoặc với vỏ kim loại cáp của hệ\r\nthống cáp lân cận (nằm trong khối M-BN) bằng những dây đồng có tiết diện lớn\r\nhơn 14 mm2.
\r\n\r\n- Thực hiện nối các ca bin, các khung giá thiết bị,\r\nvỏ kim loại cáp với tấm đệm mắt lưới bằng dây (dải) đồng theo đường ngắn nhất\r\ncó kích thước như trong bảng A.1 (càng nhiều đường nối càng tốt).
\r\n\r\nBảng A.1: Quy định kích thước của dây dẫn liên kết
\r\n\r\n\r\n TT \r\n | \r\n \r\n Tên\r\n dây dẫn liên kết \r\n | \r\n \r\n Tiết\r\n diện tối thiểu (mm2) \r\n | \r\n
\r\n 1 \r\n2 \r\n3 \r\n4 \r\n5 \r\n6 \r\n7 \r\n8 \r\n9 \r\n10 \r\n | \r\n \r\n Dây\r\n dẫn liên kết vỏ kim loại của cáp thuê bao (chôn) \r\nDây\r\n dẫn liên kết cho vỏ kim loại của cáp thuê bao (treo) \r\nDây\r\n dẫn liên kết cho các bộ bảo vệ thuê bao trên giá phối tuyến MDF \r\nDây\r\n dẫn liên kết cho thiết bị bảo vệ nguồn 220V (thiết bị bảo vệ sơ cấp) \r\nDây\r\n dẫn liên kết cho nguồn ắc quy \r\nDây\r\n dẫn liên kết cho phần kim loại khung giá bộ nắn \r\nDây\r\n dẫn liên kết cho phần khung giá bộ đổi điện \r\nDây\r\n dẫn liên kết cho phần kim loại khung giá tổng đài \r\nDây\r\n dẫn liên kết cho phần kim loại khung giá phối tuyến \r\nDây\r\n dẫn liên kết cho các giá đỡ cáp \r\n | \r\n \r\n 14 \r\n14 \r\n14 \r\n100 (L>50m) \r\n14 \r\n100÷300 \r\n14 \r\n14 \r\n14 \r\n14 \r\n | \r\n
Hình A.2: Mạng M-BN trong nhà trạm viễn thông
\r\n\r\nA.1.3.2 Xây dựng mạng liên kết cách ly mắt lưới\r\n(M-IBN)
\r\n\r\nMạng liên kết cách ly mắt lưới (M-IBN) trong nhà\r\ntrạm viễn thông được mô tả trong sơ đồ hình A.3.
\r\n\r\n1) Điều kiện để thực hiện mạng liên kết cách ly mắt\r\nlưới
\r\n\r\n- Các khối hệ thống thiết bị viễn thông trong nhà\r\ntrạm viễn thông được thực hiện nối với mạng liên kết chung (CBN) bằng mạng liên\r\nkết cách ly mắt lưới khi chúng có những yêu cầu sau:
\r\n\r\n+ Yêu cầu độ che chắn cao;
\r\n\r\n+ Dòng rò 1 chiều, xoay chiều … trong CBN không được\r\nchảy vào khối hệ thống thiết bị viễn thông.
\r\n\r\n- Không thực hiện mạng liên kết cách ly mắt lưới\r\n(M-IBN) đối với khối hệ thống thiết bị không phải là thiết bị viễn thông như:\r\nThiết bị nguồn, điều hòa không khí, ánh sáng …
\r\n\r\n2) Trình tự xây dựng mạng liên kết cách ly mắt lưới:
\r\n\r\nThực hiện mạng liên kết cách ly mắt lưới theo trình\r\ntự sau:
\r\n\r\na) Xây dựng tấm đệm mắt lưới cách ly hoàn toàn với\r\nCBN xung quanh. Tấm đệm có kích thước đủ lớn để chứa đựng được các thiết bị và\r\ncác giá đỡ cáp nằm trong khối hệ thống M-IBN.
\r\n\r\n- Tấm lưới đệm được làm bằng dây (dải) đồng hoặc\r\nbằng những dây (dải) sắt mạ kẽm có tiết diện phải lớn hơn 14 mm2.
\r\n\r\n- Các mắt lưới phải hàn với nhau.
\r\n\r\n- Kích thước mắt lưới càng nhỏ càng tốt, trong phạm\r\nvi:
\r\n\r\n- 20 cm x 20 cm; 30 cm x 30 cm; 40 cm x 40 cm; 50 cm\r\nx 50 cm.
\r\n\r\nb) Thực hiện nối khung giá đỡ cáp, khung giá đỡ\r\nthiết bị với tấm đệm mắt lưới.
\r\n\r\nCác khung giá đỡ cáp, các khung và giá đỡ của thiết bị\r\nnằm trong khối hệ thống M-IBN phải được nối với tấm đệm mắt lưới tại nhiều điểm\r\nbằng dây dẫn liên kết có kích thước như trong bảng A.1.
\r\n\r\nc) Thực hiện đấu nối mạng liên kết cách ly mắt lưới\r\n(M-IBN) với mạng liên kết chung (CBN).
\r\n\r\n- Thực hiện đấu nối mạng M-IBN với mạng CBN phải\r\nđược thực hiện trong phạm vi điểm nối đơn (SPC).
\r\n\r\n- Điểm nối đơn (SPC) phải đặt ở vùng lân cận của\r\nkhối hệ thống M-IBN.
\r\n\r\n- Điểm nối đơn trong trường hợp này là dải đồng dọc\r\ntheo cạnh của tấm đệm mắt lưới có kích thước 2000 mm x 20 mm x 2 mm. Dải đồng\r\nđược hàn với cạnh tấm đệm mắt lưới.
\r\n\r\n- Thực hiện nối các đường kết nối của mạng CBN tới\r\nSPC bằng dây đồng có tiết diện lớn hơn 14 mm2.
\r\n\r\n3) Một số quy định kèm theo khi xây dựng mạng liên\r\nkết cách ly mắt lưới
\r\n\r\na) Nếu cáp đi từ CBN vào M-IBN là cáp có vỏ bọc kim\r\nloại hoặc là ống dẫn cáp bằng kim loại thì phải nối mỗi đầu vỏ bọc cáp hoặc ống\r\ndẫn với khung thiết bị và với điểm nối đơn (SPC).
\r\n\r\nb) Vỏ kim loại của cáp xoắn tại đầu kết cuối của\r\nmạng M-IBN để hở mạch (không nối với M- IBN) còn đầu kia nối với mạng CBN.
\r\n\r\nc) Các phần kim loại ở lân cận khối hệ thống M-IBN\r\nphải được liên kết với SPC để tránh hiện tượng sốc điện hoặc đánh thủng lớp\r\ncách điện của vỏ cáp.
\r\n\r\nMạng A.3: Mạng M-IBN trong nhà trạm viễn thông
\r\n\r\nA.1.3.3 Xây dựng mạng liên kết cách ly hình sao\r\n(S-IBN)
\r\n\r\nMạng liên kết cách ly hình sao trong nhà trạm viễn\r\nthông được mô tả như trong sơ đồ hình A.4.
\r\n\r\n1) Điều kiện để thực hiện mạng liên kết cách ly hình\r\nsao
\r\n\r\nCác khối hệ thống viễn thông trong nhà trạm viễn\r\nthông được thực hiện nối với CBN bằng S-IBN với những điều kiện sau:
\r\n\r\n- Yêu cầu độ che chắn điện từ trường cao.
\r\n\r\n- Dòng rò một chiều và xoay chiều trong CBN không\r\nđược chảy vào khối hệ thống thiết bị viễn thông.
\r\n\r\n- Yêu cầu thi công đơn giản, tiết kiệm kinh phí.
\r\n\r\n2) Trình tự xây dựng mạng liên kết cách ly hình sao:
\r\n\r\na) Thực hiện liên kết các thành phần kim loại của\r\nkhối hệ thống S-IBN.
\r\n\r\n- Các giá đỡ cáp trong khối hệ thống S-IBN được nối\r\nvới nhau và nối với CBN tại thanh dẫn nối đơn (SPCB) bằng dây dẫn liên kết có\r\ntiết diện lớn hơn 14 mm2 (bằng cáp nhiều sợi có vỏ bọc).
\r\n\r\n- Các ca bin, khung giá thiết bị trong khối hệ thống\r\nS-IBN cách ly an toàn với CBN; và chúng được nối với nhau và nối với CBN tại\r\nthanh dẫn nối đơn bằng dây dẫn liên kết có tiết diện lớn hơn 14 mm2\r\n(bằng cáp nhiều sợi có vỏ bọc).
\r\n\r\nb) Thực hiện đấu nối mạng liên kết cách ly hình sao\r\n(S-IBN) với mạng liên kết chung (CBN) tại thanh dẫn nối đơn (SPCB).
\r\n\r\n- Thanh dẫn nối đơn là một thanh đồng có kích thước\r\ntrong phạm vi sau: Chiều dài không được lớn hơn 2000 mm, chiều rộng từ 50 đến\r\n100 mm; bề dày không nhỏ hơn 3 mm được gắn chặt vào 1 vị trí thích hợp để chiều\r\ndài của dây liên kết là nhỏ nhất.
\r\n\r\n3) Một số quy định khi thực hiện mạng liên kết cách\r\nly hình sao.
\r\n\r\na) Vỏ che chắn của cáp đi vào khối hệ thống S-IBN\r\nđược nối với mạng S-IBN tại SPCB, phần bên ngoài khối hệ thống sẽ được nối với\r\nCBN.
\r\n\r\nb) Hệ thống con là một phần của khối hệ thống chính\r\nđược đặt trong 1 tầng với hệ thống chính và phải dùng chung điểm nối đơn (SPC)\r\nvới hệ thống chính (để tránh sự chênh lệch điện áp quá mức giữa giới hạn của\r\nCBN và IBN lân cận).
\r\n\r\nc) Các hệ thống khung thiết bị, các thành phần kết\r\ncấu kim loại trong MBN đặt cách S-IBN nhỏ hơn 2 m phải được liên kết với thanh\r\ndẫn SPCB vì lý do an toàn con người.
\r\n\r\nd) Khi thực hiện liên kết mạng S-IBN phải thực hiện\r\nkiểm tra bảo dưỡng thường xuyên để đảm bảo sự cách ly tuyệt đối.
\r\n\r\nHình A.4: Mạng liên kết S-IBN trong nhà trạm viễn\r\nthông
\r\n\r\nA.2 Cấu hình đấu\r\nnối và tiếp đất trong trạm điện tử ở xa
\r\n\r\nA.2.1 Nguyên\r\ntắc chung
\r\n\r\nTrong các trạm điện tử ở xa được thực hiện cấu hình\r\nđấu nối và tiếp đất ở dạng cấu trúc che chắn bảo vệ thiết bị điện tử (EEE) hoặc\r\ncabin thiết bị điện tử (EEC) được chỉ ra ở hình A.5.
\r\n\r\nHình A.5: Cấu hình đấu nối và tiếp đất trong trạm\r\nđiện tử ở xa
\r\n\r\nA.2.2 Các\r\nthành phần của một cấu trúc che chắn bảo vệ thiết bị điện tử (EEE) hoặc cabin\r\nthiết bị điện tử (EEC)
\r\n\r\nCấu trúc che chắn bảo vệ thiết bị điện tử hoặc những\r\ncabin thiết bị điện tử, bao gồm những thành phần sau:
\r\n\r\n1) Mạng liên kết chung CBN tạo ra bởi sự liên kết\r\ntất cả những thành phần cấu trúc kim loại sẵn có của trạm đối với đường dẫn kết\r\nnối (vòng kết nối) được xây dựng bổ sung.
\r\n\r\n2) Tấm tiếp đất chính.
\r\n\r\n3) Dây dẫn đất thực hiện nối mạng tiếp đất với tấm\r\ntiếp đất chính.
\r\n\r\n4) Dây dẫn bảo vệ và dây dẫn liên kết.
\r\n\r\nThực hiện nối các khung giá kim loại của các khối hệ\r\nthống thiết bị trong EEE hoặc EEC với mạng CBN theo cấu hình mạng liên kết mắt\r\nlưới (MBN).
\r\n\r\nA.2.3 Nguyên\r\ntắc thực hiện
\r\n\r\nA.2.3.1 Trạm điện tử ở xa phải được trang bị một tấm\r\ntiếp đất chính bằng đồng. Phương pháp thi công tấm tiếp đất chính được trình\r\nbày trong Phụ lục D.
\r\n\r\n1) Tấm tiếp đất chính phải được đặt gần nguồn cung\r\ncấp xoay chiều và các đường vào của cáp viễn thông.
\r\n\r\n2) Tấm tiếp đất chính phải được nối đến:
\r\n\r\n- Dây đất bảo vệ PE;
\r\n\r\n- Hệ thống tiếp đất của trạm điện tử ở xa;
\r\n\r\n- Mạng liên kết chung CBN.
\r\n\r\nA.2.3.2 Trạm điện tử ở xa phải xây dựng một mạng\r\nliên kết chung (CBN)
\r\n\r\n1) Xây dựng mạng CBN đối với trường hợp trạm điện tử\r\nở xa có dạng cấu trúc che chắn bảo vệ thiết bị điện tử (dạng EEE).
\r\n\r\na) Xây dựng đường kết nối bên trong phải có dạng\r\nvòng khép kín được gọi là vòng kết nối. Mỗi EEE xây dựng 2 vòng kết nối: 1 vòng\r\nkết nối gần trần, 1 vòng kết nối gần sàn.
\r\n\r\nVòng kết nối phải được gắn vào tường hoặc dọc theo\r\nphía ngoài các giá đỡ cáp gần tường và phải ở độ cao thích hợp để thuận lợi cho\r\nviệc nối các khung giá thiết bị.
\r\n\r\nb) Thực hiện nối vòng kết nối với các thành phần kim\r\nloại của trạm như: khung bê tông cốt thép của trạm.
\r\n\r\nc) Thực hiện nối vòng kết nối với tấm tiếp đất\r\nchính.
\r\n\r\nd) Phải có 1 thanh nối phụ bắc cầu qua vòng kết nối\r\nđể thực hiện đấu nối khung giá thiết bị lắp đặt cách xa các bức tường với CBN\r\nđược thuận lợi.
\r\n\r\n2) Xây dựng mạng CBN đối với trường hợp trạm điện tử\r\nở xa có dạng cabin thiết bị điện tử (dạng EEC).
\r\n\r\na) Đối với cabin thiết bị điện tử mạng CBN được tạo\r\nnên bởi những thành phần kết cấu xây dựng và những bức tường chắn bằng kim loại\r\nđã được hàn nối với nhau.
\r\n\r\nb) Mạng CBN phải nối đến tấm tiếp đất chính MET.
\r\n\r\nA.2.3.3 Việc bố trí cổng vào của cáp ngoại vi phải\r\nbảo đảm các nguyên tắc sau:
\r\n\r\n- Khoảng\r\ncách giữa cổng vào cáp thông tin trong EEE và cổng vào của cáp nguồn phải càng\r\nnhỏ càng tốt và không được lớn hơn 4 m.
\r\n\r\n- Khoảng cách giữa các cổng vào cáp thông tin và MET\r\ncũng phải nhỏ hơn 4 m (đo dọc theo tường).
\r\n\r\nA.2.3.4 Khoảng cách giữa cáp thông tin chạy song\r\nsong với cáp điện lực không có màn chắn tĩnh điện ít nhất là 10 cm.
\r\n\r\nA.2.3.5 Thực hiện nối các thành phần kim loại của\r\ncáp ngoại vi với vòng kết nối (với mạng CBN)
\r\n\r\na) Các màn chắn bằng kim loại hoặc các thành phần\r\ncấu trúc bằng kim loại của cáp ngoại vi phải được nối với vòng kết nối hoặc nối\r\ntrực tiếp với tấm tiếp đất chính. Điểm nối càng gần cổng vào cáp càng tốt. Với\r\nkhoảng cách không lớn hơn 2 m.
\r\n\r\nb) Nếu các cáp ngoại vi phát triển sâu vào bên trong\r\nEEE và đặt xa chỗ nối thì mối nối thứ hai đến vòng kết nối phải để ở đầu cuối\r\ncủa cáp tại nơi chúng được nối với cáp ở bên trong.
\r\n\r\nc) Nếu không thể bố trí được cổng vào các cáp ngoại\r\nvi cách tấm tiếp đất chính (MET) nhỏ hơn 4 m (đo dọc theo tường) thì phải có\r\nthêm ít nhất 1 trong các mối nối phụ giữa vỏ kim loại cáp ngoại vi đến các\r\nphần tử sau:
\r\n\r\n- Đến vành đai ngoài của hệ thống tiếp đất của trạm;
\r\n\r\n- Đến điện cực tiếp đất chủ yếu hoặc các thành phần\r\nthép gia cường;
\r\n\r\n- Đến vòng liên kết thứ hai (gần sàn nhà).
\r\n\r\nMối nối thêm đến cáp ngoại vi càng gần cổng vào càng\r\ntốt và không được vượt quá 2m.
\r\n\r\nd) Các thành phần kim loại liên tục về điện của các\r\ncáp sợi quang ngoại vi không được đi vào trong EEE quá chỗ nối đến vòng kết nối.\r\nNếu các phần tử đó là gián đoạn thì được đi vào trong EEE chúng phải được nối\r\nđến vòng kết nối tại thiết bị đầu cuối.
\r\n\r\n- Trong một EEC, mối nối giữa các phần tử kim loại\r\ncủa cáp ngoại vi và bus kết nối phải càng gần cổng vào càng tốt.
\r\n\r\ne) Trong cabin thiết bị điện tử (EEC) mối nối giữa\r\ncác thành phần kim loại của cáp ngoại vi và vòng kết nối phải càng gần cổng vào\r\ncàng tốt.
\r\n\r\nA.2.3.6 Tất cả các khung, giá, vỏ bọc bằng kim loại\r\ncủa thiết bị bên trong 1 EEE và tất cả các thành phần kim loại khác đi vào EEE\r\n(ống dẫn nước, ống dẫn khí …) phải được nối đến vòng kết nối bên trong (nối đến\r\nmạng CBN).
\r\n\r\nA.2.3.7 Nếu sử dụng các bộ bảo vệ trên các đôi dây\r\nthông tin thì các cực chung (cực tiếp đất) của các bộ bảo vệ phải được nối đến\r\ntấm tiếp đất chính (MET).
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
XÁC ĐỊNH VÙNG BẢO VỆ\r\nCỦA HỆ THỐNG CHỐNG SÉT ĐÁNH TRỰC TIẾP
\r\n\r\nB.1 Vùng bảo vệ\r\ncủa hệ thống chống sét đánh trực tiếp dùng điện cực Franklin
\r\n\r\nVùng bảo vệ của điện cực thu sét của hệ thống chống\r\nsét đánh trực tiếp dùng điện cực Franklin được xác định bằng các phương pháp\r\nsau:
\r\n\r\n- Phương pháp góc bảo vệ;
\r\n\r\n- Phương pháp quả cầu lăn.
\r\n\r\nCó thể dùng một phương pháp hoặc kết hợp hai phương\r\npháp trên để xác định vị trí của các điện cực thu sét cho một công trình, sao\r\ncho vùng bảo vệ của các điện cực thu sét giao nhau và che phủ hoàn toàn công\r\ntrình cần bảo vệ.
\r\n\r\na) Phương pháp góc bảo vệ
\r\n\r\nPhương pháp góc bảo vệ thích hợp với các công trình\r\ncó cấu trúc đơn giản hoặc với một phần nhỏ của công trình lớn.
\r\n\r\nTheo phương pháp này, vùng bảo vệ tạo bởi một điện\r\ncực thu sét được xác định bằng hình nón có đỉnh là điện cực thu sét (có độ cao\r\nh) và góc sinh a (xem hình B.1). Góc a được xác\r\nđịnh phụ thuộc vào mức bảo vệ và độ cao của điện cực thu sét so với bề mặt được\r\nbảo vệ (xem bảng B.1).
\r\n\r\nBảng B.1: Xác định vùng bảo vệ của điện cực thu sét
\r\n\r\n\r\n Mức\r\n bảo vệ \r\n | \r\n \r\n h\r\n (m) \r\nR (m) \r\n | \r\n \r\n 20 \r\n | \r\n \r\n 30 \r\n | \r\n \r\n 45 \r\n | \r\n \r\n 60 \r\n | \r\n
\r\n a \r\n | \r\n \r\n a \r\n | \r\n \r\n a \r\n | \r\n \r\n a \r\n | \r\n ||
\r\n I \r\n | \r\n \r\n 20 \r\n | \r\n \r\n 25 \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n
\r\n II \r\n | \r\n \r\n 30 \r\n | \r\n \r\n 35 \r\n | \r\n \r\n 25 \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n
\r\n III \r\n | \r\n \r\n 45 \r\n | \r\n \r\n 45 \r\n | \r\n \r\n 35 \r\n | \r\n \r\n 25 \r\n | \r\n \r\n * \r\n | \r\n
\r\n IV \r\n | \r\n \r\n 60 \r\n | \r\n \r\n 60 \r\n | \r\n \r\n 45 \r\n | \r\n \r\n 35 \r\n | \r\n \r\n 25 \r\n | \r\n
* Không áp dụng phương pháp góc bảo vệ cho các\r\ntrường hợp này (chỉ áp dụng phương pháp quả cầu lăn).
\r\n\r\nHình B.1: Xác định vùng bảo vệ của một điện cực thu\r\nsét
\r\n\r\nKhông áp dụng phương pháp góc bảo vệ trong trường\r\nhợp độ cao h lớn hơn bán kính quả cầu lăn R xác định trong bảng B.2.
\r\n\r\nHình B.2 và B.3 minh họa vùng bảo vệ của một điện\r\ncực thu sét thẳng đứng và một điện cực thu sét dạng dây dẫn nằm ngang.
\r\n\r\nHình B.2: Vùng bảo vệ của một điện cực thu sét thẳng\r\nđứng
\r\n\r\nHình B.3: Vùng bảo vệ của một điện cực thu sét dạng\r\ndây dẫn nằm ngang
\r\n\r\nb) Phương pháp quả cầu lăn
\r\n\r\nTrong trường hợp không sử dụng được phương pháp góc\r\nbảo vệ, có thể dùng phương pháp quả cầu lăn để xác định vị trí của điện cực thu\r\nsét. Phương pháp này thích hợp với công trình có cấu trúc phức tạp.
\r\n\r\nTheo phương pháp này, điện cực thu sét sẽ được lắp\r\nđặt ở các vị trí sao cho không có điểm nào của công trình cần bảo vệ chạm vào\r\nmột quả cầu tưởng tượng bán kính R lăn trên đất, xung quanh toàn bộ bề mặt công\r\ntrình và lên trên đỉnh của công trình theo tất cả các hướng (xem hình B.4). Như\r\nvậy, quả cầu lăn sẽ chỉ chạm mặt đất và/ hoặc điện cực thu sét. Bán kính của\r\ncầu lăn được xác định theo mức bảo vệ của hệ thống chống sét (xem bảng B.1).
\r\n\r\nHình B.4: Xác định điện cực thu sét theo phương pháp\r\nquả cầu lăn
\r\n\r\nB.2 Vùng bảo vệ\r\ncủa hệ thống chống sét đánh trực tiếp phát tiên đạo sớm
\r\n\r\nVùng bảo vệ của hệ thống chống sét phát tiên đạo sớm\r\nđược xác định bằng bán kính bảo vệ tương ứng với các độ cao khác nhau.
\r\n\r\nBán kính bảo vệ được xác định bằng công thức sau:
\r\n\r\nTrong đó:
\r\n\r\nR – bán kính quả cầu lăn, được xác định theo mức bảo\r\nvệ, m (xem bảng B.1);
\r\n\r\nh – độ cao của kim thu sét so với mặt phẳng đi qua\r\nvị trí cần bảo vệ đang xét, m;
\r\n\r\nDL – độ lợi về chiều dài tia tiên đạo của điện cực phát tiên đạo sớm so\r\nvới điện cực Franklin, m.
\r\n\r\nĐộ lợi DL được tính như\r\nsau:
\r\n\r\nTrong đó:
\r\n\r\nDT(ms) – độ lợi về thời gian của sử hình thành tia tiên\r\nđạo của điện cực phát tia tiên đạo sớm so với điện cực Franklin, đặc trưng cho\r\ntính hiệu quả của hệ thống phát tiên đạo sớm;
\r\n\r\nGhi chú: Giá\r\ntrị DT do nhà sản xuất cung cấp.
\r\n\r\nv(m/ms) = 1 m/ms – vận tốc tia tiên đạo.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
TÍNH TOÁN TIẾP ĐẤT\r\nCHO CÁC CÔNG TRÌNH VIỄN THÔNG
\r\n\r\nC.1 Tính toán\r\nđiện trở tiếp đất trong đất đồng nhất
\r\n\r\nC.1.1 Điện\r\ntrở tiếp đất của một điện cực trong đất đồng nhất
\r\n\r\nC.1.1.1 Điện trở tiếp đất của một ống kim loại chôn\r\nthẳng đứng trong đất đồng nhất được xác định bằng công thức:
\r\n\r\n1. Khi đỉnh của ống ở ngay trên mặt đất:
\r\n\r\n (C.1)
Trong đó:
\r\n\r\nr - điện trở suất của đất, W.m;
\r\n\r\n - chiều dài của\r\nống, m;
d - đường kính ngoài của ống, m.
\r\n\r\n2. Khi đỉnh của ống ở sâu trong đất:
\r\n\r\n (C.2)
Trong đó:
\r\n\r\nh – khoảng cách từ mặt đất đến đỉnh của ống, m.
\r\n\r\nChú ý: Nếu\r\nthanh tiếp đất bằng thép góc, thay d = 0,95a; với a là chiều rộng phía ngoài\r\ncủa thanh thép góc.
\r\n\r\nC.1.1.2 Khi thiết kế các hệ thống tiếp đất dùng các\r\nống kim loại chôn thẳng đứng trong đất, hợp lý nhất khi chọn chiều dài của ống\r\nl = (1,5 ÷ 3)m; khoảng cách từ mặt đất đến đỉnh của ống chọn không nhỏ hơn 0,7\r\nm; đường kính d, của ống chọn theo loại đất như sau:
\r\n\r\n1. Đất có độ lèn chặt trung bình d = (2,5 ÷ 4) cm;
\r\n\r\n2. Đất rắn, chọn loại ống đặc d = (4 ÷ 6) cm.
\r\n\r\nC.1.1.3 Điện trở tiếp đất của một dải kim loại dẹt,\r\ndài, đặt nằm ngang ở độ sâu h trong đất đồng nhất, được xác định bằng công\r\nthức:
\r\n\r\n (C.3)
Trong đó:
\r\n\r\nb- chiều rộng của dải, m;
\r\n\r\n- chiều dài của\r\ndải, m;
h- độ sâu chôn dải, m;
\r\n\r\nr- điện trở\r\nsuất của đất, W.m.
\r\n\r\nC.1.1.4 Điện trở tiếp đất của một dây kim loại tiết\r\ndiện tròn, đường kính d, đặt nằm ngang ở độ sâu, h trong đất đồng nhất, được\r\nxác định bằng công thức:
\r\n\r\n (C.4)
Trong đó:
\r\n\r\nd- đường kính của dây, m.
\r\n\r\nC.1.1.5 Khi thiết kế các hệ thống tiếp đất, dùng các\r\ndây kim loại dài, hợp lý nhất chọn dây có đường kính d = (2 ÷ 6) mm, độ sâu đặt\r\ndây hoặc dải tiếp đất không nhỏ hơn 0,7m. Chiều dài của dây hoặc dải tiếp đất\r\nchọn tối ưu theo điện trở suất của đất, như trình bày trên hình C.1
\r\n\r\nHình C.1: Chọn chiều dài của dây hoặc dải tiếp đất\r\ntheo điện trở suất của đất
\r\n\r\nC.1.1.6 Nơi có diện tích đất hẹp có thể dùng điện\r\ncực tiếp đất loại dây tròn hoặc dẹt, đặt dưới dạng một vòng tròn
\r\n\r\n1. Điện trở tiếp đất của một dây dẹt, đặt dưới dạng\r\nmột vòng tròn trong đất đồng nhất, xem hình C.2a, được xác định bằng công thức:
\r\n\r\n (C.5)
Trong đó:
\r\n\r\nr- điện trở suất của đất, W.m;
\r\n\r\nD- đường kính của vòng tròn tiếp đất, m;
\r\n\r\nb- chiều rộng của dải dẹt, m;
\r\n\r\nh- độ chôn sâu của tiếp đất, m.
\r\n\r\n2. Điện trở tiếp đất của một dây tiết diện tròn, đặt\r\ndưới dạng một vòng tròn trong đất đồng nhất, xem hình C.2, được xác định bằng\r\ncông thức:
\r\n\r\n (C.6)
hoặc bằng công thức:
\r\n\r\n (C.7)
Trong đó:
\r\n\r\nd- đường kính của dây, m;
\r\n\r\n- chu vi của vòng\r\ntròn (chiều dài tiếp đất dạng vòng tròn), m.
a) Dùng dây dẹt
\r\n\r\nb) Dùng dây tròn
\r\n\r\nHình C.2: Điện cực tiếp đất dạng vòng tròn
\r\n\r\nC.1.1.7 Điện trở tiếp đất của điện cực bằng kim loại\r\ndạng tấm tròn hoặc chữ nhật được xác định bằng công thức:
\r\n\r\n1. Tấm kim loại dạng tròn đặt trên bề mặt đất đồng\r\nnhất
\r\n\r\n (C.8)
2. Tấm kim loại dạng tròn đặt ở độ sâu h trong đất\r\nđồng nhất, với h > 0,5D
\r\n\r\n (C.9)
Trong đó:
\r\n\r\nh- độ sâu chôn tấm kim loại, m;
\r\n\r\nr- điện trở suất của đất, W.m;
\r\n\r\nD- đường kính của tấm tròn hoặc đường kính tương\r\nđương của các tấm dạng chữ nhật hoặc vuông, cm;
\r\n\r\nChú thích: Đường\r\nkính tương đương của một tấm kim loại dạng chữ nhật hoặc vuông là đường kính\r\ncủa đường tròn có diện tích bằng diện tích của tấm xem xét.
\r\n\r\nC.1.1.8 Việc sử dụng điện cực tiếp đất dạng tấm\r\nphẳng đặt trong đất theo phương nằm ngang hoặc thẳng đứng rất khó do thể tích\r\nđào hố tiếp đất lớn, có thể dùng các dải kim loại xoắn thành dạng lò xo, tạo ra\r\nmột ống có chiều dài với đường kính d = 0,2 m\r\nhoặc chiều dài
với đường kính d = 0,4m,\r\nkhi đó tính toán điện trở tiếp đất theo công thức như đối với điện cực tiếp đất\r\ndạng ống.
C.1.2 Tính\r\ntoán điện trở tiếp đất có nhiều cực điện ở trong đất đồng nhất
\r\n\r\nC.1.2.1 Để nhận được trị số điện trở tiếp đất yêu\r\ncầu, ta cần nối song song một số các điện cực tiếp đất đơn với nhau. Hệ thống\r\ntiếp đất này được gọi là hệ thống tiếp đất có nhiều điện cực. Trên hình C.3\r\ntrình bày một hệ thống tiếp đất gồm nhiều ống và trên hình C.4 trình bày một hệ\r\nthống tiếp đất gồm nhiều tia dài.
\r\n\r\nHình C.3: Hệ thống tiếp đất gồm nhiều ống
\r\n\r\nHình C.4: Hệ thống tiếp đất gồm nhiều tia dài
\r\n\r\nC.1.2.2 Điện trở tiếp đất của một hệ thống gồm n ống\r\nkim loại giống nhau, chôn thẳng đứng trong đất đồng nhất, khi bỏ qua ảnh hưởng\r\ncủa dây nối các điện cực (dây nối cách điện với đất) do tác dụng che chắn lẫn\r\nnhau của các điện cực, được xác định bằng công thức:
\r\n\r\n (C.10)
Trong đó:
\r\n\r\nR0 – điện trở tiếp đất của một điện cực\r\nđơn độc lập, W;
\r\n\r\nn – số điện cực trong hệ thống;
\r\n\r\nh - hệ số sử dụng điện cực tiếp đất (giá trị trung bình từ trị số đo\r\nthực nghiệm, lấy giống nhau cho tất cả các điện cực trong hệ thống).
\r\n\r\nC.1.2.3 Điện trở tiếp đất của một hệ thống gồm nhiều\r\nống kim loại giống nhau chôn thẳng đứng trong đất đồng nhất, có xét đến điện\r\ntrở tiếp đất của dây (dải) nối các điện cực tiếp đất với nhau, được xác định\r\nbằng công thức:
\r\n\r\n (C.11)
Trong đó:
\r\n\r\nR1- điện trở tiếp đất của các dây (dải)\r\nnối các điện cực tiếp đất, W;
\r\n\r\nR2- điện trở tiếp đất của một ống (thép\r\ngóc) chôn thẳng đứng, W;
\r\n\r\nh1- hệ\r\nsố sử dụng của dây (dải) nối;
\r\n\r\nh2- hệ\r\nsố sử dụng của điện cực chôn thẳng đứng;
\r\n\r\nn – số điện cực chôn thẳng đứng.
\r\n\r\nGhi chú: Đây\r\nlà trường hợp cho các ống tiếp đất chôn theo một hàng.
\r\n\r\nC.1.2.4 Trị số hệ số sử dụng phụ thuộc vào kích\r\nthước các điện cực tiếp đất, khoảng cách giữa các điện cực và sự bố trí các\r\nđiện cực
\r\n\r\nHệ số sử dụng các dải nối các ống (hoặc thép góc)\r\nđặt thành hàng được trình bày trong bảng C.1.
\r\n\r\nHệ số sử dụng các dải nối các ống (hoặc thép góc)\r\nđặt thành khung kín được trình bày trong bảng C.2.
\r\n\r\nBảng C.1: Hệ số sử dụng các dải nối các ống (hoặc\r\nthép góc) đặt thành hàng
\r\n\r\n\r\n Tỉ\r\n số khoảng cách giữa các ống với chiều dài của ống, a/ | \r\n \r\n Hệ\r\n số sử dụng theo số ống trong n hàng \r\n | \r\n |||||||
\r\n 4 \r\n | \r\n \r\n 5 \r\n | \r\n \r\n 8 \r\n | \r\n \r\n 10 \r\n | \r\n \r\n 20 \r\n | \r\n \r\n 30 \r\n | \r\n \r\n 50 \r\n | \r\n \r\n 65 \r\n | \r\n |
\r\n 2 \r\n | \r\n \r\n 0,89 \r\n | \r\n \r\n 0,86 \r\n | \r\n \r\n 0,79 \r\n | \r\n \r\n 0,75 \r\n | \r\n \r\n 0,56 \r\n | \r\n \r\n 0,46 \r\n | \r\n \r\n 0,36 \r\n | \r\n \r\n 0,34 \r\n | \r\n
\r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 0,92 \r\n | \r\n \r\n 0,90 \r\n | \r\n \r\n 0,85 \r\n | \r\n \r\n 0,82 \r\n | \r\n \r\n 0,68 \r\n | \r\n \r\n 0,58 \r\n | \r\n \r\n 0,49 \r\n | \r\n \r\n 0,47 \r\n | \r\n
Bảng C.2: Hệ số sử dụng các dải nối các ống (hoặc\r\nthép góc) đặt thành khung kín
\r\n\r\n\r\n Tỉ\r\n số khoảng cách giữa các ống với chiều dài của ống, a/ | \r\n \r\n Hệ\r\n số sử dụng, khi số ống trong khung, n \r\n | \r\n ||||||||
\r\n 4 \r\n | \r\n \r\n 6 \r\n | \r\n \r\n 8 \r\n | \r\n \r\n 10 \r\n | \r\n \r\n 20 \r\n | \r\n \r\n 30 \r\n | \r\n \r\n 50 \r\n | \r\n \r\n 70 \r\n | \r\n \r\n 100 \r\n | \r\n |
\r\n 2 \r\n | \r\n \r\n 0,55 \r\n | \r\n \r\n 0,48 \r\n | \r\n \r\n 0,43 \r\n | \r\n \r\n 0,40 \r\n | \r\n \r\n 0,32 \r\n | \r\n \r\n 0,30 \r\n | \r\n \r\n 0,28 \r\n | \r\n \r\n 0,26 \r\n | \r\n \r\n 0,24 \r\n | \r\n
\r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 0,70 \r\n | \r\n \r\n 0,64 \r\n | \r\n \r\n 0,60 \r\n | \r\n \r\n 0,56 \r\n | \r\n \r\n 0,45 \r\n | \r\n \r\n 0,42 \r\n | \r\n \r\n 0,37 \r\n | \r\n \r\n 0,35 \r\n | \r\n \r\n 0,33 \r\n | \r\n
C.1.2.5. Điện trở tiếp đất của một hệ thống gồm các\r\nthanh (ống) bố trí trên diện tích S trong đất đồng nhất, có thể được xác định\r\nbằng công thức:
\r\n\r\n (C.12)
Trong đó:
\r\n\r\nr- điện trở suất của đất, W.m;
\r\n\r\n- chiều dài của\r\nthanh (ống), m;
d- đường kính của thanh (ống), m;
\r\n\r\nS- diện tích của hệ thống tiếp đất, m2;
\r\n\r\nn- số điện cực (thanh, ống);
\r\n\r\nK- hệ số, có giá trị trình bày trên hình C.5.
\r\n\r\nC.1.2.6 Điện trở của một hệ thống tiếp đất có dạng\r\nbất kỳ gồm các thanh hoặc ống chôn thẳng đứng trong đất đồng nhất có thể được\r\nxác định bằng công thức:
\r\n\r\n (C.13)
Trong đó:
\r\n\r\nd- đường kính của ống tiếp đất, m;
\r\n\r\nt- độ sâu chôn ống tiếp đất, m;
\r\n\r\nn- số lượng các ống tiếp đất;
\r\n\r\nA- trị số xét đến sự che chắn lẫn nhau của các thanh\r\nhoặc ống tiếp đất.
\r\n\r\nCác giá trị của A đối với một số trường hợp tiếp đất\r\nđược trình bày trong bảng C.3.
\r\n\r\nHình C.5: Giá trị hệ số K đối với hệ thống tiếp đất\r\ngồm các thanh (ống) phụ thuộc vào tỉ số chiều dài và chiều rộng của diện tích\r\ntiếp đất
\r\n\r\nBảng C.3: Các giá trị của A cho một số trường hợp\r\ntiếp đất gồm các ống chôn thẳng đứng
\r\n\r\n\r\n Dạng\r\n hệ thống tiếp đất \r\n | \r\n \r\n Số\r\n điện cực \r\n | \r\n \r\n A \r\n | \r\n \r\n | \r\n
\r\n | \r\n \r\n 6 \r\n | \r\n \r\n 3,07 \r\n | \r\n \r\n 1,34 \r\n | \r\n
\r\n | \r\n \r\n 10 \r\n | \r\n \r\n 3,18 \r\n | \r\n \r\n 0,82 \r\n | \r\n
\r\n | \r\n \r\n 21 \r\n | \r\n \r\n 4,30 \r\n | \r\n \r\n 0,445 \r\n | \r\n
\r\n | \r\n \r\n 40 \r\n | \r\n \r\n 7,33 \r\n | \r\n \r\n 0,385 \r\n | \r\n
\r\n | \r\n \r\n 80 \r\n | \r\n \r\n 8,98 \r\n | \r\n \r\n 0,175 \r\n | \r\n
\r\n | \r\n \r\n 69 \r\n | \r\n \r\n 9,95 \r\n | \r\n \r\n 0,212 \r\n | \r\n
\r\n | \r\n \r\n 98 \r\n | \r\n \r\n 11,30 \r\n | \r\n \r\n 0,165 \r\n | \r\n
\r\n | \r\n \r\n 21 \r\n | \r\n \r\n 6,27 \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n
C.1.2.7 Điện trở của một hệ thống tiếp đất có dạng\r\nbất kỳ gồm các dây hoặc dải đặt nằm ngang trong đất đồng nhất có thể được xác\r\nđịnh bằng công thức sau:
\r\n\r\n (C.14)
Trong đó:
\r\n\r\nL- tổng chiều dài của tiếp đất, m;
\r\n\r\nr- điện trở suất của đất, W.m;
\r\n\r\nd- đường kính của dây làm tiếp đất, m;
\r\n\r\nt- độ sâu chôn tiếp đất, m;
\r\n\r\nA- trị số xét đến sự ảnh hưởng lẫn nhau của các bộ\r\nphận tiếp đất riêng rẽ, có giá trị đối với một số dạng tiếp đất được trình bày\r\ntrong bảng C.4.
\r\n\r\nBảng C.4: Các giá trị của A cho một số trường hợp\r\ntiếp đất nằm ngang
\r\n\r\n\r\n Dạng\r\n tiếp đất \r\n | \r\n \r\n A \r\n | \r\n \r\n Dạng\r\n tiếp đất \r\n | \r\n \r\n Giá\r\n trị của A khi tỉ số các cạnh \r\n | \r\n ||||
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n 1,5 \r\n | \r\n \r\n 2 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 4 \r\n | \r\n |||
\r\n | \r\n \r\n 0,48 \r\n | \r\n \r\n | \r\n \r\n 1,69 \r\n | \r\n \r\n 1,76 \r\n | \r\n \r\n 1,86 \r\n | \r\n \r\n 2,10 \r\n | \r\n \r\n 2,34 \r\n | \r\n
\r\n | \r\n \r\n 0,36 \r\n | \r\n \r\n | \r\n \r\n 3,67 \r\n | \r\n \r\n 3,41 \r\n | \r\n \r\n 3,31 \r\n | \r\n \r\n 3,29 \r\n | \r\n \r\n 3,35 \r\n | \r\n
\r\n | \r\n \r\n 0,87 \r\n | \r\n \r\n | \r\n \r\n 4,95 \r\n | \r\n \r\n 5,16 \r\n | \r\n \r\n 5,44 \r\n | \r\n \r\n 6,00 \r\n | \r\n \r\n 6,52 \r\n | \r\n
\r\n | \r\n \r\n 2,13 \r\n | \r\n \r\n | \r\n \r\n 5,61 \r\n | \r\n \r\n 5,04 \r\n | \r\n \r\n 4,73 \r\n | \r\n \r\n 4,43 \r\n | \r\n \r\n 4,33 \r\n | \r\n
\r\n | \r\n \r\n 5,27 \r\n | \r\n \r\n | \r\n \r\n 8,55 \r\n | \r\n \r\n 8,24 \r\n | \r\n \r\n 9,40 \r\n | \r\n \r\n 10,3 \r\n | \r\n \r\n 11,11 \r\n | \r\n
\r\n | \r\n \r\n 8,81 \r\n | \r\n \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 9,02 \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n
\r\n | \r\n \r\n 7,20 \r\n | \r\n \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 22,73 \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n
C.1.2.8 Điện trở của hệ thống tiếp đất gồm dây (dải)\r\nđặt nằm ngang trong đất đồng nhất dưới dạng bức xạ (các dải có cùng một điểm\r\nnối) được tính bằng công thức;
\r\n\r\n (C.15)
Trong đó:
\r\n\r\n- chiều dài của\r\ntia, m;
d- đường kính của dây, m;
\r\n\r\nn- số tia;
\r\n\r\nr- điện trở suất của đất, W.m;
\r\n\r\nVới n > 6; N(n)»(n-1)\r\nln(2.1,707) – ln(n)
\r\n\r\nMột số các giá trị của N(n) được trình bày trong\r\nbảng C.5.
\r\n\r\nBảng C.5: Một số các giá trị của N(n)
\r\n\r\n\r\n n \r\n | \r\n \r\n 2 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 4 \r\n | \r\n \r\n 6 \r\n | \r\n \r\n 8 \r\n | \r\n \r\n 12 \r\n | \r\n \r\n 100 \r\n | \r\n
\r\n N(n) \r\n | \r\n \r\n 0,7 \r\n | \r\n \r\n 1,53 \r\n | \r\n \r\n 2,45 \r\n | \r\n \r\n 4,42 \r\n | \r\n \r\n 6,5 \r\n | \r\n \r\n 11,0 \r\n | \r\n \r\n 11,6 \r\n | \r\n
C.1.2.9 Điện trở tiếp đất của hệ thống gồm tấm kim\r\nloại giống nhau nối song song với nhau bằng dây cách điện, được xác định bằng\r\ncông thức:
\r\n\r\nTrong đó:
\r\n\r\nn – số tấm;
\r\n\r\nR – điện trở tiếp đất của một tấm, W;
\r\n\r\nh - hệ số sử dụng tiếp đất, phụ thuộc vào số tấm và sự bố trí của các\r\ntấm, có giá trị thay đổi trong phạm vi từ 0,25 đến 0,7.
\r\n\r\nC.2 Tính toán\r\nđiện trở tiếp đất trong đất không đồng nhất
\r\n\r\nC.2.1 Tính\r\ntoán điện trở tiếp đất của các tiếp đất đơn trong đất không đồng nhất
\r\n\r\nC.2.1.1 Trong thực tế đất có kết cấu không đồng\r\nnhất. Thường đất có nhiều lớp được xác định bởi kết cấu địa chất của đất. Giá\r\ntrị điện trở suất của các lớp đất phía trên thay đổi theo mùa
\r\n\r\nViệc tính toán điện trở tiếp đất trong trường hợp\r\nnày theo dạng kết cấu đất đồng nhất sẽ có sai số lớn.
\r\n\r\nĐể tính toán điện trở tiếp đất trong trường hợp đất\r\ncó nhiều lớp có thể sử dụng hệ số mùa. Nhưng kết quả nghiên cứu thực nghiệm hệ\r\nsố mùa cho thấy rằng hệ số mùa là không giống nhau không những chỉ ở các chỗ\r\nkhác nhau mà còn thay đổi mạnh trong phạm vi của một vùng không lớn lắm, phụ\r\nthuộc vào vị trí cụ thể bố trí tiếp đất.
\r\n\r\nĐể có kết quả tính toán chính xác hơn cần phải xét\r\nđến các lớp đất có độ dẫn khác nhau. Mặc dù trong trường hợp tổng quát đất có\r\nkết cấu nhiều lớp, nhưng tuyệt đại đa số các trường hợp đủ chính xác ta có thể\r\nthay bằng cấu hình đất hai lớp, trong đó lớp trên có chiều dầy h và có điện trở\r\nsuất r1 còn\r\nlớp dưới dầy vô cùng có điện trở suất r2.
\r\n\r\nC.2.1.2 Điện trở tiếp đất của một ống chôn thẳng\r\nđứng trong đất không đồng nhất gồm hai lớp (xem hình C.6) được xác định bằng\r\ncông thức:
\r\n\r\n (C.16)
Trong đó:
\r\n\r\nd- đường kính của ống, m;
\r\n\r\n- chiều dài của\r\nống, m;
h- chiều dầy của lớp đất phía trên, m;
\r\n\r\nr1, r2-\r\nđiện trở suất tương ứng của các lớp đất phía trên và phía dưới, W.m.
\r\n\r\nHình C.6: Điện cực tiếp đất chôn thẳng đứng trong\r\nđất có hai lớp
\r\n\r\nC.2.1.3 Điện trở tiếp đất của một dây (hoặc dải) dài\r\nnằm ngang trong đất không đồng nhất gồm hai lớp, được xác định bằng công thức:
\r\n\r\n1. Khi dây (hoặc dải) tiếp đất dài nằm trong lớp đất\r\nphía trên (t<h)
\r\n\r\n (C.17)
2. Khi dây (hoặc dải) tiếp đất dài nằm trong lớp đất\r\nphía dưới (t>h)
\r\n\r\n (C.18)
Trong đó:
\r\n\r\n- chiều dài của dây\r\n(hoặc dải), m;
K= (r2 - r1)/(r2 + r1) – hệ số không đồng nhất của đất;
\r\n\r\nd- đường kính của dây, m; (nếu là dài, thì đường\r\nkính tương đương của một dải có chiều rộng b được lấy bằng d = b/2).
\r\n\r\nC.2.1.4 Điện trở tiếp đất của điện cực dưới dạng\r\nvòng tròn trong đất có hai lớp, khi mặt phẳng ngăn cách giữa hai lớp trùng với\r\nmặt đẳng thế, được xác định bằng công thức:
\r\n\r\n (C.19)
Trong đó:
\r\n\r\nD- đường kính của vòng tròn tiếp đất, m;
\r\n\r\nd- đường kính (hoặc đường kính tương đương) của dây\r\n(hoặc dải), m;
\r\n\r\nr1, r2 –\r\nđiện trở suất tương ứng của các lớp đất trên và dưới, W.m;
\r\n\r\nh- chiều dầy của lớp đất phía trên, m.
\r\n\r\nC.2.1.5 Điện trở tiếp đất của điện cực dạng tấm\r\ntrong đất không đồng nhất, gồm hai lớp khi mặt ngăn cách trùng với mặt đẳng thế\r\ntiếp đất, được xác định bằng công thức:
\r\n\r\n (C.20)
Trong đó:
\r\n\r\nD- đường kính (hoặc đường kính tương đương) của tấm,\r\nm.
\r\n\r\nC.2.1.6 Điện trở tiếp đất của điện cực dạng lưới đặt\r\ntrong đất không đồng nhất gồm hai lớp, được xác định bằng công thức:
\r\n\r\n (C.21)
Trong đó:
\r\n\r\nL- tổng chiều dài các dây (hoặc dải) dài, m;
\r\n\r\nD- đường kính diện tích của lưới, m;
\r\n\r\nb - tham số (1/m) khi xét đến sự phân bố không đồng nhất của r theo độ sâu của đất. Giá trị của b được trình bày\r\ntrên hình C.7.
\r\n\r\nC.2.1.7 Trong trường hợp lớp đất phía trên có điện\r\ntrở suất lớn, để đảm bảo tiêu chuẩn điện trở tiếp đất không thể tăng số lượng\r\nđiện cực tiếp đất, ta có thể dùng một hoặc hai tiếp đất chôn sâu. Các tiếp đất\r\nchôn sâu là các tiếp đất chôn thẳng đứng có chiều dài lớn hoặc ngắn được đặt ở\r\nmột độ sâu lớn, nơi đất có độ dẫn điện tốt. Dạng tiếp đất được lựa chọn khác\r\nnhau theo điều kiện cụ thể. Để thuận tiện ta chọn điện cực tiếp đất là các\r\nthanh dài đồng nhất có tiết diện không đổi.
\r\n\r\nĐiện trở tiếp đất của hệ thống tiếp đất chôn sâu\r\nđược xác định gần đúng bằng công thức như trong C.2.1.2.
\r\n\r\nHình C.7: Sự phụ thuộc của tham số b vào diện tích bố trí hệ thống tiếp đất và độ chôn sâu
\r\n\r\nC.2.1.8\r\nĐể xác định chiều dài của tiếp đất chôn sâu theo các số liệu điện trở tiếp đất\r\nyêu cầu và các giá trị chiều dầy của lớp đất phía trên h, điện trở suất của các\r\nlớp đất r1, r2 đã biết\r\ntrước ta có thể dùng toán đồ hình C.8.
\r\n\r\nTrình\r\ntự xác định chiều dài của tiếp đất chôn sâu như sau:
\r\n\r\nTừ\r\nmột điểm phía bên phải của trục hoành tương ứng với chiều dầy của lớp đất phía\r\ntrên h, ta kẻ một đường thẳng góc với trục hoành đến cắt một đường của đồ thị\r\ntương ứng với tỉ số r2/r1. Từ\r\nđiểm cắt ta kẻ một đường song song với trục hoành đến cắt một đường của đồ thị\r\nnhánh bên trái tương ứng với tỉ số r2/R. Từ điểm cắt mới nhận được ta tiếp tục kẻ một\r\nđường thẳng vuông góc với trục hoành, điểm cắt của đường thẳng vuông góc này\r\nvới trục hoành cho ta giá trị chiều dài của tiếp đất chôn sâu.
\r\n\r\nTrên\r\nhình C.8 minh họa cho trường hợp h = 15m, r1 = 500W.m, r2 =\r\n100W.m, R = 20W. Giá trị chiều\r\ndài của tiếp đất chôn sâu tìm được là =\r\n18,5 m.
Hình C.8: Toán đồ xác định chiều dài của tiếp đất\r\nchôn sâu
\r\n\r\nC.3 Tính toán hệ\r\nthống tiếp đất khi có cải tạo đất
\r\n\r\nC.3.1 Khi các\r\nhệ thống tiếp đất đặt trong đất có điện trở suất của đất cao, lớp đất gần với\r\nđiện cực tiếp đất đóng vai trò chính tạo ra điện trở đối với dòng từ tiếp đất\r\nchảy vào đất.
\r\n\r\nVậy để giảm nhỏ điện trở tiếp đất, ta chỉ cần giảm\r\nđiện trở suất của đất ở xung quanh điện cực với khoảng cách không lớn lắm (1,5\r\n÷ 2,5) m.
\r\n\r\nSử dụng bột than cốc cho phép giảm nhỏ điện trở tiếp\r\nđất, nâng cao độ ổn định làm việc của tiếp đất trong những điều kiện khác nhau\r\ncủa đất và khí hậu. Mức giảm nhỏ điện trở tiếp đất và nâng cao độ ổn định được\r\nxác định tùy thuộc vào chiều dày (đường kính) của lớp trung gian bằng bột than\r\ncốc.
\r\n\r\nC.3.2 Điện\r\ntrở của một điện cực tiếp đất dạng thanh (hoặc ống) chôn thẳng đứng trong đất\r\ncó chất hoạt hóa được xác định bằng công thức:
\r\n\r\n (C.22)
Trong đó:
\r\n\r\nK1- hệ số nhiệt độ của đất thay đổi theo\r\nmùa, đối với điện cực dạng thanh (ống) lấy bằng 1,3;
\r\n\r\nrd-\r\nđiện trở suất của đất, W.m;
\r\n\r\n- chiều dài của\r\nđiện cực, m;
hb- khoảng cách từ mặt đất đến giữa điện\r\ncực, m;
\r\n\r\ndb- đường kính ngoài của điện cực, m;
\r\n\r\nrhh-\r\nđiện trở suất của bột than cốc, W.m;
\r\n\r\ndhh- đường kính của chất hoạt hóa – lớp\r\ntrung gian bằng bột than cốc bao quanh thanh (ống) thép, m.
\r\n\r\nChú thích:
\r\n\r\n- Đối với các điện cực bằng thép góc, thay db\r\nbằng đường kính tương đương của ống, có nghĩa là db = 0,95.a (a là\r\nchiều rộng của thanh thép góc).
\r\n\r\n- Điện trở suất của bột than cốc rhh,\r\ngồm các hạt có đường kính không lớn hơn 10 – 15 mm, dao động từ 0,22 đến 2,5 W.m. Trong tính toán lấy bằng 2,5 W.m.
\r\n\r\nC.3.3 Điện\r\ntrở tiếp đất của một tiếp đất dài nằm ngang hoặc dải nối hệ thống tiếp đất gồm\r\nnhiều điện cực chôn thẳng đứng trong bột than cốc được xác định bằng công thức:
\r\n\r\n (C.23)
Với điều kiện : và\r\n
Trong đó:
\r\n\r\nK2\r\n– hệ số nhiệt độ của đất thay đổi\r\ntheo mùa, đối với tiếp đất nằm ngang lấy bằng 1,8;
\r\n\r\nrd –\r\nđiện trở suất của đất, W.m;
\r\n\r\n- chiều dài của\r\ntiếp đất nằm ngang, m;
dd – đường kính ngoài của điện cực tiếp\r\nđất nằm ngang, m;
\r\n\r\ntn- độ\r\nchôn sâu của điện cực tiếp đất nằm ngang, m;
\r\n\r\nrhh –\r\nđiện trở suất của bột than cốc (chất hoạt hóa), lấy bằng 2,5 W.m;
\r\n\r\ndhh – đường kính của lớp trung gian bằng\r\nbột than cốc, m.
\r\n\r\nChú thích:
\r\n\r\n- Đối với các điện cực bằng thép góc hoặc thép dẹt\r\nthay dn = 0,95.a (a là chiều rộng của thép góc hoặc thép dẹt);
\r\n\r\n- Giá trị điện trở suất của đất trong các công thức\r\ntính toán ở các điểm 4.5 và 4.6 được xác định bằng công thức: rđ = r.k, W.m; với
\r\n\r\nr - giá trị điện trở suất của đất đo đạt được, W.m;
\r\n\r\nk – hệ số xét đến sự thay đổi độ ẩm của đất theo\r\nmùa.
\r\n\r\nC.3.4 Đối với\r\nhệ thống tiếp đất thực hiện cải tạo đất bằng muối và đất mượn, khi tính điện\r\ntrở tiếp đất của một điện cực, vẫn dùng các công thức tính như trong trường hợp\r\nkhông cải tạo đất, với lưu ý:
\r\n\r\nKhi cải tạo bằng đất mượn: giá trị r được lấy bằng điện trở suất của đất được thay thế vào.
\r\n\r\nC.4. Đặc tính\r\nxung của điện trở tiếp đất
\r\n\r\nC.4.1 Hệ số\r\nxung
\r\n\r\nĐặc điểm làm việc của hệ thống tiếp đất đối với dòng\r\nsét (dòng xung) khác với dòng một chiều và dòng có tần số thấp (tần số công\r\nnghiệp, âm thanh …).
\r\n\r\nNếu trị số dòng xung lớn sẽ làm xuất hiện cường độ\r\nđiện trường gây đánh xuyên các phần riêng lẻ trong đất. Khi xuất hiện sự đánh\r\nxuyên, điện trở suất của đất giảm, diện tích tiếp xúc của điện cực tiếp đất\r\ntăng, do đó điện trở tiếp đất giảm. Đối với hệ thống tiếp đất chống sét phải\r\nxét đến hiện tượng này.
\r\n\r\nĐặc tính xung của điện trở tiếp đất được mô tả qua\r\nhệ số xung a.
\r\n\r\nHệ số xung a là tỉ số giữa\r\nđiện trở tiếp đất xung Rx và điện trở tiếp đất đối với dòng điện\r\ncông nghiệp tần số 50 Hz (R50).
\r\n\r\n (C.24)
C.4.2 Điện\r\ntrở tiếp đất xung đối với hệ thống tiếp đất có một điện cực được xác định bằng\r\ncông thức:
\r\n\r\nRx = a.R50 (C.25)
\r\n\r\nTrong đó:
\r\n\r\nR50 – điện trở tiếp đất đối với dòng điện\r\ntần số công nghiệp 50 Hz;
\r\n\r\nRx – điện trở tiếp đất đối với dòng xung.
\r\n\r\nC.4.2.1 Hệ số xung a đối với điện cực tiếp đất dạng ống (cọc) được xác\r\nđịnh bằng công thức:
\r\n\r\n (C.26)
Trong đó:
\r\n\r\n - chiều dài của\r\nống (cọc), m;
Ix – biên độ dòng sét, A;
\r\n\r\nd – đường kính của ống, m (Nếu là thép góc thay d =\r\n0,95a với a là chiều rộng thép góc);
\r\n\r\nE0 = (6-12)kV/cm – giá trị trung bình\r\ncường độ điện trường đánh xuyên trong đất.
\r\n\r\nC.4.2.2 Hệ số xung a đối với dải (dây) tiếp đất nằm ngang được xác định\r\nbằng công thức:
\r\n\r\n (C.27)
Trong đó:
\r\n\r\nL0 – điện cảm một đơn vị chiều dài của\r\ndây (dải) tiếp đất nằm ngang, được xác định như sau:
\r\n\r\nb- chiều rộng của dải;
\r\n\r\n - chiều dài của\r\ndải hoặc dây;
T1 – thời gian xác lập sườn trước của\r\ndòng xung sét, ms;
\r\n\r\nR50- điện trở tiếp đất của dải hoặc dây ở\r\ntần số công nghiệp 50 Hz, W.
\r\n\r\nC.4.3 Hệ số\r\nxung a phụ thuộc vào điện\r\ntrở suất của đất, cường độ dòng xung, thời gian xác lập sườn trước của xung và\r\ndạng kết cấu của hệ thống tiếp đất. Hệ số xung dùng để tính toán tiếp đất chống\r\nsét bảo vệ thiết bị thông tin được trình bày ở các bảng C.6 và C.7
\r\n\r\nBảng C.6: Hệ số xung của một ống hoặc cọc tiếp đất\r\ndài (2-3)m
\r\n\r\n\r\n Điện\r\n trở suất của đất, W.m \r\n | \r\n \r\n Hệ\r\n số a khi dòng điện qua thiết bị tiếp\r\n đất có giá trị, kA \r\n | \r\n |||
\r\n 5 \r\n | \r\n \r\n 10 \r\n | \r\n \r\n 20 \r\n | \r\n \r\n 40 \r\n | \r\n |
\r\n 100 \r\n500 \r\n1000 \r\n | \r\n \r\n 0,85 ÷ 0,90 \r\n0,6 ÷ 0,7 \r\n0,45 ÷ 0,55 \r\n | \r\n \r\n 0,75 ÷ 0,855 \r\n0,5 ÷ 0,60 \r\n0,35 ÷ 0,45 \r\n | \r\n \r\n 0,6 ÷ 0,75 \r\n0,35 ÷ 0,45 \r\n0,25 ÷ 0,30 \r\n | \r\n \r\n 0,50 ÷ 0,60 \r\n0,25 ÷ 0,30 \r\n | \r\n
Bảng C.7: Hệ số xung của một dải (hoặc dãy tiếp đất\r\nnằm ngang có chiều rộng (20-40)mm, với sườn trước của sáng xung T1 =\r\n(3-6)ms
\r\n\r\n\r\n Điện\r\n trở suất của đất, W.m \r\n | \r\n \r\n Chiều\r\n dài tiếp đất, m \r\n | \r\n \r\n Hệ\r\n số xung a khi dòng điện qua thiết bị\r\n tiếp đất có giá trị, kA \r\n | \r\n ||
\r\n 10 \r\n | \r\n \r\n 20 \r\n | \r\n \r\n 40 \r\n | \r\n ||
\r\n 100 \r\n | \r\n \r\n 5 \r\n | \r\n \r\n 0,75 \r\n | \r\n \r\n 0,65 \r\n | \r\n \r\n 0,40 \r\n | \r\n
\r\n 20 \r\n | \r\n \r\n 1,15 \r\n | \r\n \r\n 1,05 \r\n | \r\n \r\n 0,95 \r\n | \r\n |
\r\n 500 \r\n | \r\n \r\n 5 \r\n | \r\n \r\n 0,55 \r\n | \r\n \r\n 0,45 \r\n | \r\n \r\n 0,30 \r\n | \r\n
\r\n 30 \r\n | \r\n \r\n 1,00 \r\n | \r\n \r\n 0,90 \r\n | \r\n \r\n 0,80 \r\n | \r\n |
\r\n 1000 \r\n | \r\n \r\n 10 \r\n | \r\n \r\n 0,55 \r\n | \r\n \r\n 0,45 \r\n | \r\n \r\n 0,35 \r\n | \r\n
\r\n 60 \r\n | \r\n \r\n 1,15 \r\n | \r\n \r\n 1,10 \r\n | \r\n \r\n 0,95 \r\n | \r\n
C.4.4 Do đặc\r\ntính xung của điện trở tiếp đất, cần phải chọn dải hoặc dây tiếp đất có chiều\r\ndài thích hợp. Cách chọn chiều dài của dải hoặc dây tiếp đất tối ưu theo điện\r\ntrở suất của đất như trình bày trên hình C.1.
\r\n\r\nC.4.5 Điện\r\ntrở tiếp đất xung đối với hệ thống tiếp đất có nhiều điện cực
\r\n\r\nC.4.5.1 Điện trở tiếp đất xung của hệ thống tiếp đất\r\ngồm nhiều ống được nối vào nhau bằng dây hoặc dải cách ly với đất, được xác\r\nđịnh bằng công thức:
\r\n\r\n (C.28)
Trong đó:
\r\n\r\nRx – điện trở tiếp đất tổng đối với dòng\r\nxung;
\r\n\r\nR0 – điện trở tiếp đất của một ống;
\r\n\r\na1 – hệ\r\nsố xung đối với ống tiếp đất;
\r\n\r\nh1 – hệ\r\nsố sử dụng đối với ống tiếp đất;
\r\n\r\nC.4.5.2. Điện trở tiếp đất xung của hệ thống tiếp\r\nđất gồm nhiều ống được nối với nhau bằng dây (dải) không cách ly (tiếp xúc trực\r\ntiếp) với đất, được xác định bằng công thức:
\r\n\r\n (C.28)
Các hệ số xung của ống (cọc) a1 và\r\ncủa dây nối a2 được\r\ntrình bày trong bảng C.8.
\r\n\r\nBảng C.8: Hệ số xung của ống a1 và\r\ndây nối a2
\r\n\r\n\r\n Loại\r\n tiếp đất \r\n | \r\n \r\n Chiều\r\n dài tiếp đất, m \r\n | \r\n \r\n Hệ\r\n số xung \r\n | \r\n \r\n Hệ\r\n số xung với điện trở suất của đất, W.m \r\n | \r\n ||||
\r\n ≤ 50 \r\n | \r\n \r\n 50÷100 \r\n | \r\n \r\n 100÷300 \r\n | \r\n \r\n 300÷500 \r\n | \r\n \r\n 500÷1000 \r\n | \r\n |||
\r\n Ống (cọc) \r\n | \r\n \r\n 2 ÷3 \r\n | \r\n \r\n a1 \r\n | \r\n \r\n 1 \r\n | \r\n \r\n 0,8 \r\n | \r\n \r\n 0,6 \r\n | \r\n \r\n 0,4 \r\n | \r\n \r\n 0,35 \r\n | \r\n
\r\n Dây (dải) nối các ống \r\n | \r\n \r\n 5 ÷ 10 \r\n | \r\n \r\n a2 \r\n | \r\n \r\n 1 \r\n | \r\n \r\n 0,9 \r\n | \r\n \r\n 0,7 \r\n | \r\n \r\n 0,5 \r\n | \r\n \r\n 0,4 \r\n | \r\n
C.4.6 Tiếp đất\r\ndạng lưới
\r\n\r\nTrong bảng C.9 trình bày các số liệu hệ số xung dùng\r\nđể tính toán tiếp đất dạng lưới có các mắt lưới [(5 x 5) ÷ (15 x 15)] m2\r\nvới biên độ dòng sét lớn hơn 10 kA.
\r\n\r\nTrong bảng C.10 trình bày các số liệu của hệ thống\r\ntiếp đất dưới dạng lưới, có các mắt lưới khác nhau, với biên độ dòng sét nhỏ\r\nhơn 10 kA và dòng sét đi vào lưới tiếp đất ở những chỗ khác nhau.
\r\n\r\nBảng C.9: Các số liệu của hệ thống tiếp đất dạng\r\nlưới
\r\n\r\n\r\n r, Wm \r\n | \r\n \r\n Hệ\r\n số xung a, với đường kính của vòng\r\n tròn (m) có diện tích tương đương với lưới tiếp đất và chỗ dòng điện vào\r\n thiết bị tiếp đất \r\n | \r\n |||||||
\r\n 20 \r\n | \r\n \r\n 40 \r\n | \r\n \r\n 60 \r\n | \r\n \r\n 80 \r\n | \r\n |||||
\r\n Tâm \r\n | \r\n \r\n Mép \r\n | \r\n \r\n Tâm \r\n | \r\n \r\n Mép \r\n | \r\n \r\n Tâm \r\n | \r\n \r\n Mép \r\n | \r\n \r\n Tâm \r\n | \r\n \r\n Mép \r\n | \r\n |
\r\n 100 \r\n | \r\n \r\n 0,7 \r\n | \r\n \r\n 1,30 \r\n | \r\n \r\n 1,45 \r\n | \r\n \r\n 2,70 \r\n | \r\n \r\n 1,80 \r\n | \r\n \r\n 3,5 \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n
\r\n 1000 \r\n | \r\n \r\n 0,5 \r\n | \r\n \r\n 0,55 \r\n | \r\n \r\n 0,65 \r\n | \r\n \r\n 0,85 \r\n | \r\n \r\n 0,80 \r\n | \r\n \r\n 1,0 \r\n | \r\n \r\n 0,75 \r\n | \r\n \r\n 1,3 \r\n | \r\n
\r\n 2000 \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 0,75 \r\n | \r\n \r\n 0,9 \r\n | \r\n \r\n 0,80 \r\n | \r\n \r\n 1,2 \r\n | \r\n
\r\n 5000 \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 0,70 \r\n | \r\n \r\n 0,9 \r\n | \r\n \r\n 0,75 \r\n | \r\n \r\n 1,2 \r\n | \r\n
Bảng C.10: Các số liệu của hệ thống tiếp đất dạng\r\nlưới
\r\n\r\n\r\n Cỡ\r\n của hệ thống tiếp đất, m2 \r\n | \r\n \r\n r, W.m \r\n | \r\n \r\n Vị\r\n trí dòng sét vào lưới \r\n | \r\n \r\n Ix,\r\n (kA) \r\n | \r\n \r\n Rx,\r\n (W) \r\n | \r\n \r\n R50,\r\n (W) \r\n | \r\n \r\n a \r\n | \r\n
\r\n Lưới 20 x 20 \r\nMắt lưới 10 x 10 \r\n | \r\n \r\n 100 \r\n | \r\n \r\n Góc \r\n | \r\n \r\n 9,7 \r\n | \r\n \r\n 2,74 \r\n | \r\n \r\n 2,1 \r\n | \r\n \r\n 1,30 \r\n | \r\n
\r\n Tâm \r\n | \r\n \r\n 8,8 \r\n | \r\n \r\n 1,47 \r\n | \r\n \r\n 2,1 \r\n | \r\n \r\n 0,70 \r\n | \r\n ||
\r\n 1500 \r\n | \r\n \r\n Góc \r\n | \r\n \r\n 4,2 \r\n | \r\n \r\n 15,2 \r\n | \r\n \r\n 28,2 \r\n | \r\n \r\n 0,54 \r\n | \r\n |
\r\n Tâm \r\n | \r\n \r\n 4,3 \r\n | \r\n \r\n 14,1 \r\n | \r\n \r\n 28,2 \r\n | \r\n \r\n 0,50 \r\n | \r\n ||
\r\n Lưới 40 x 20 \r\nMắt lưới 10 x 10 \r\n | \r\n \r\n 1500 \r\n | \r\n \r\n Giữa của cạnh dài phía ngoài \r\n | \r\n \r\n 4,6 \r\n | \r\n \r\n 14,2 \r\n | \r\n \r\n 24,8 \r\n | \r\n \r\n 0,57 \r\n | \r\n
\r\n Lưới 30 x 30 \r\nMắt lưới 10 x 10 \r\n | \r\n \r\n 1500 \r\n | \r\n \r\n Góc \r\n | \r\n \r\n 4,7 \r\n | \r\n \r\n 10,8 \r\n | \r\n \r\n 18,6 \r\n | \r\n \r\n 0,58 \r\n | \r\n
\r\n Lưới 40 x 40 \r\nMắt lưới 10 x 10 \r\n | \r\n \r\n 100 \r\n | \r\n \r\n Góc \r\n | \r\n \r\n 10,5 \r\n | \r\n \r\n 2,6 \r\n | \r\n \r\n 0,91 \r\n | \r\n \r\n 2,85 \r\n | \r\n
\r\n Tâm \r\n | \r\n \r\n 9,8 \r\n | \r\n \r\n 1,5 \r\n | \r\n \r\n 0,91 \r\n | \r\n \r\n 1,65 \r\n | \r\n ||
\r\n 1500 \r\n | \r\n \r\n Góc \r\n | \r\n \r\n 4,8 \r\n | \r\n \r\n 11,3 \r\n | \r\n \r\n 13,1 \r\n | \r\n \r\n 0,86 \r\n | \r\n |
\r\n Tâm \r\n | \r\n \r\n 4,9 \r\n | \r\n \r\n 8,1 \r\n | \r\n \r\n 13,1 \r\n | \r\n \r\n 0,62 \r\n | \r\n ||
\r\n Lưới 60 x 60 \r\nMắt lưới 10 x 10 \r\n | \r\n \r\n 100 \r\n | \r\n \r\n Góc \r\n | \r\n \r\n 10,0 \r\n | \r\n \r\n 3,12 \r\n | \r\n \r\n 0,8 \r\n | \r\n \r\n 3,9 \r\n | \r\n
\r\n Tâm \r\n | \r\n \r\n 9,8 \r\n | \r\n \r\n 1,6 \r\n | \r\n \r\n 0,8 \r\n | \r\n \r\n 2,0 \r\n | \r\n ||
\r\n Chú\r\n thích: \r\nRx\r\n là điện trở tiếp đất tổng đối với dòng xung; \r\nR50\r\n là điện trở tiếp đất ở tần số 50 Hz. \r\n | \r\n
C.5 Giá trị\r\ntrung bình điện trở suất của đất
\r\n\r\nTrong trường hợp không đo được giá trị điện trở suất\r\ncủa đất, có thể lấy giá trị điện trở suất trung bình của đất như trình bày\r\ntrong bảng C.11.
\r\n\r\nBảng C.11: Điện trở suất trung bình của một số loại\r\nđất
\r\n\r\n\r\n Loại\r\n đất \r\n | \r\n \r\n Điện\r\n trở suất trung bình của đất (Wm) ở độ\r\n ẩm 15÷20% \r\n | \r\n \r\n Loại\r\n đất \r\n | \r\n \r\n Điện\r\n trở suất trung bình của đất (Wm) ở độ\r\n ẩm 15÷20% \r\n | \r\n
\r\n Than bùn \r\nĐất đen, đất màu \r\nĐất sét \r\nĐất sét pha \r\n | \r\n \r\n 25 \r\n50 \r\n60 \r\n80 \r\n | \r\n \r\n Cát pha (3÷10% sét) \r\nCát ẩm \r\nĐất đá \r\n | \r\n \r\n 300 \r\n500 \r\n1000 \r\n | \r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n
TRÌNH TỰ THI CÔNG\r\nHỆ THỐNG TIẾP ĐẤT
\r\n\r\nD.1 Công tác\r\nchuẩn bị
\r\n\r\nD.1.1 Tiếp\r\nnhận và nghiên cứu hồ sơ thiết kế hệ thống tiếp đất
\r\n\r\nSau khi nhận được hồ sơ thiết kế hệ thống tiếp đất,\r\nngười phụ trách thi công phải xác định được các nội dung:
\r\n\r\n1) Dạng của hệ thống tiếp đất theo các phân loại\r\nsau:
\r\n\r\n- Hệ thống tiếp đất gồm nhiều điện cực chôn thẳng\r\nđứng;
\r\n\r\n- Hệ thống tiếp đất gồm nhiều tia nằm ngang;
\r\n\r\n- Hệ thống tiếp đất hỗn hợp dạng lưới;
\r\n\r\n- Hệ thống tiếp đất chôn sâu.
\r\n\r\n2) Xác định vật liệu làm điện cực tiếp đất.
\r\n\r\n3) Hệ thống tiếp đất có thực hiện các biện pháp cải\r\ntạo không.
\r\n\r\n4) Xác định loại cáp hoặc thanh dẫn đồng dùng làm\r\ncáp dẫn đất.
\r\n\r\nD.1.2 Chuẩn\r\nbị máy đo điện trở suất của đất và điện trở tiếp đất sau khi thi công
\r\n\r\n- Kiểm tra sự hoạt động của máy đo;
\r\n\r\n- Kiểm tra các thang đo, độ chính xác của các thang\r\nđo xem có đáp ứng được yêu cầu đo điện trở suất của đất tại vùng chuẩn bị thi\r\ncông và điện trở tiếp đất sau khi thi công.
\r\n\r\nD.1.3 Chuẩn\r\nbị các dụng cụ và phương tiện thi công
\r\n\r\nCăn cứ vào bản thiết kế hệ thống tiếp đất chuẩn bị\r\nmột số trong những dụng cụ phương tiện sau:
\r\n\r\n- Cuốc xẻng để đào rãnh;
\r\n\r\n- Búa để đóng điện cực tiếp đất dạng thẳng đứng;
\r\n\r\n- Khoan tay cho phép khoan sâu vào đất từ 1,5 đến 3\r\nm để thi công dàn tiếp đất thẳng đứng;
\r\n\r\n- Dàn khoan cho phép khoan sâu vào đất từ 10 đến 30\r\nm để thi công dàn tiếp đất chôn sâu;
\r\n\r\n- Máy hàn điện để hàn nối các điện cực tiếp đất với\r\nnhau bằng thanh sắt dẹt;
\r\n\r\n- Máy hàn hơi để hàn điện cực tiếp đất và dây nối\r\nbằng đồng;
\r\n\r\n- Mỏ hàn thiếc để hàn cáp dẫn đất với dàn tiếp đất;
\r\n\r\n- Kìm, cờ lê, mỏ lết để bắt chặt các điện cực tiếp\r\nđất với dây nối;
\r\n\r\n- Chổi quét nhựa đường;
\r\n\r\n- Chổi quét sơn;
\r\n\r\n- Một số dụng cụ phương tiện khác.
\r\n\r\nD.2 Trình tự thi\r\ncông
\r\n\r\nD.2.1 Đào rãnh,\r\nhố, khoan lỗ tiếp đất
\r\n\r\n1) Hệ thống tiếp đất gồm nhiều điện cực chôn thẳng\r\nđứng
\r\n\r\nĐào rãnh sâu từ 800 đến 1000 mm, rộng từ 400 đến 500\r\nmm có chiều dài và hình dạng theo bản vẽ thiết kế.
\r\n\r\n2) Hệ thống tiếp đất gồm nhiều tia nằm ngang
\r\n\r\nĐào rãnh sâu từ 700 đến 1000 mm, rộng từ 250 đến 400\r\nmm, có chiều dài và hình dạng theo bản thiết kế.
\r\n\r\n3) Hệ thống tiếp đất hỗn hợp
\r\n\r\nThực hiện kết hợp mục 1 và 2 với lưu ý sau:
\r\n\r\nCó thể thay thế việc đào rãnh bằng cách đào toàn bộ\r\nnền đất ở khu vực định thi công sâu từ 700 đến 1000 mm.
\r\n\r\n4) Hệ thống tiếp đất chôn sâu.
\r\n\r\nĐối với hệ thống tiếp đất chôn sâu ta phải sử dụng\r\nphương pháp khoan lỗ:
\r\n\r\n- Đường kính lỗ khoan cho phép lớn hơn đường kính\r\ncủa một điện cực hoặc một chùm điện cực từ 10 đến 15 mm.
\r\n\r\n- Chiều sâu của lỗ khoan bằng chiều dài của điện cực\r\ntiếp đất.
\r\n\r\n- Khoảng cách giữa các lỗ khoan phải bảo đảm theo\r\nđúng thiết kế.
\r\n\r\nD.2.2 Chôn\r\ncác điện cực xuống đất
\r\n\r\n1) Hệ thống tiếp đất thẳng đứng
\r\n\r\nChôn các điện cực tiếp đất được áp dụng bằng 3\r\nphương pháp:
\r\n\r\n· Phương pháp 1: Đóng trực tiếp các điện cực xuống đất
\r\n\r\n- Đánh dấu các vị trí có điện cực trên rãnh đã đào\r\ntheo đúng bản thiết kế;
\r\n\r\n- Đặt nắp chụp bằng thép lên đầu trên của điện cực\r\nsau đó đóng từng điện cực riêng rẽ tại các vị trí đã đánh dấu cho đến khi đầu\r\ntrên của điện cực cao hơn mặt đáy rãnh từ 100 đến 150 mm.
\r\n\r\n· Phương pháp 2: Đào các hố để chôn điện cực
\r\n\r\n- Tại các vị trí đã đánh dấu (có các điện cực) đào\r\ncác hố với kích thước 800 mm x 800 mm có chiều sâu nhỏ hơn chiều dài điện cực\r\n150 mm;
\r\n\r\n- Đặt các điện cực xuống hố tại vị trí trung tâm;
\r\n\r\n- Lấp đất nện chặt các điện cực.
\r\n\r\n· Phương pháp 3: Dùng máy khoan
\r\n\r\n- Tại các vị trí đã đánh dấu (có các điện cực) khoan\r\nsâu xuống đất, chiều sâu của lỗ khoan nhỏ hơn chiều dài điện cực 150 mm. Đường\r\nkính lỗ khoan lớn hơn đường kính điện cực 50 mm, cho phép đường kính lỗ khoan\r\ntối đa là 150 mm.
\r\n\r\n- Đặt các điện cực xuống các lỗ khoan;
\r\n\r\n- Lấp đất và nện chặt khoảng trống còn lại giữa điện\r\ncực và lỗ khoan.
\r\n\r\n2) Hệ thống tiếp đất dạng tia nằm ngang
\r\n\r\nĐặt dải sắt vào các rãnh đã đào, trường hợp cần hàn\r\nnối giữa các đoạn điện cực chiều dài mối hàn phải không nhỏ hơn hai lần bề rộng\r\nthanh điện cực.
\r\n\r\n3) Hệ thống tiếp đất liên kết mắt lưới
\r\n\r\nPhối hợp các biện pháp ứng dụng cho tiếp đất thẳng\r\nđứng và tiếp đất dạng tia nằm ngang.
\r\n\r\n4) Hệ thống tiếp đất chôn sâu
\r\n\r\n- Trường hợp điện cực là ống thép, nối các đoạn ống\r\nvới nhau bằng hàn điện. Trước khi hàn chú ý lắp 2 đoạn ống khít với nhau. Sau\r\nkhi hàn phải cách điện những mối hàn theo hướng dẫn ở mục D.2.5.
\r\n\r\n- Trường hợp điện cực là ống đồng, thực hiện nối các\r\nđoạn với nhau bằng đai, bu lông, ecu, vòng đệm bằng đồng mạ niken. Khi nối chú\r\ný lắp các đầu ống khít với nhau.
\r\n\r\nD.2.3 Hàn nối\r\ncác điện cực với nhau
\r\n\r\nCác phương pháp hàn nối các điện cực tiếp đất: Hàn\r\nđiện, hàn hơi hoặc hàn hóa nhiệt.
\r\n\r\nD.2.3.1 Hàn nối các điện cực của hệ thống tiếp đất\r\nthẳng đứng
\r\n\r\n1) Hàn nối các điện cực tiếp đất bằng sắt (xem hình\r\nD.1)
\r\n\r\n- Hàn các thanh sắt dẹt vào các điện cực tiếp đất\r\ntại vị trí cách đầu trên của điện cực 30 mm;
\r\n\r\n- Phải dùng các vòng đệm đối với trường hợp điện cực\r\ntiếp đất là ống;
\r\n\r\n- Phải thực hiện làm sạch những vị trí cần hàn khỏi\r\ncác lớp sơn, gỉ, hắc ín;
\r\n\r\n- Mối hàn phải đảm bảo phủ kín chu vi phần tiếp xúc\r\nvà chiều cao của mối hàn phải lớn hơn 2 lần bề dầy của thanh nối sắt dẹt;
\r\n\r\n- Đảm bảo mối hàn không bị xốp rỗng bên trong.
\r\n\r\n2) Hàn nối các điện cực tiếp đất là những ống đồng
\r\n\r\nCó thể thực hiện bằng 2 phương pháp sau:
\r\n\r\n· Phương pháp hàn hơi:
\r\n\r\n- Gá thanh đồng vào các điện cực tiếp đất tại các vị\r\ntrí cần hàn,
\r\n\r\n- Thực hiện hàn hơi
\r\n\r\n· Phương pháp nối bằng bu lông, ê cu, vòng đệm đồng mạ niken
\r\n\r\n- Dập hoặc kẹp chặt cốt đồng vào hai đầu của những\r\nđoạn cáp có chiều dài quy định theo thiết kế.
\r\n\r\n- Dùng cờ lê vặn chặt những cốt đồng vào điện cực\r\ntiếp đất thông qua đai, bu lông, ê cu bằng đồng mạ niken.
\r\n\r\nD.2.3.2 Hàn nối các điện cực của hệ thống tiếp đất\r\nnằm ngang
\r\n\r\nHàn nối chùm tia tiếp đất bằng phương pháp hàn điện.\r\n
\r\n\r\n- Hàn các tia tiếp đất với nhau tại vị trí trung\r\ntâm. Trước khi hàn phải đánh sạch các đầu thanh sắt.
\r\n\r\n- Chiều dài mối hàn phải đảm bảo lớn hơn 2 lần bề\r\ndầy thanh sắt dẹt. Phải hàn cho chín, mối hàn không được xốp, rỗng. Mối hàn\r\nphải đảm bảo phủ kín chu vi phần tiếp xúc.
\r\n\r\na) Điện cực thép ống
\r\n\r\nb) Điện cực thép góc
\r\n\r\nHình D.1: Phương pháp nối các điện cực thẳng đứng
\r\n\r\nD.2.3.3 Hàn nối các điện cực của hệ thống tiếp đất\r\nliên kết mắt lưới (xem hình D.2)
\r\n\r\n- Thực hiện hàn nối các điện cực tiếp đất thẳng đứng\r\nvới các dải tiếp đất nằm ngang (dải sắt hoặc đồng).
\r\n\r\n- Thực hiện hàn các dải sắt hoặc đồng với nhau tạo\r\nthành mắt lưới.
\r\n\r\n- Nếu trong thiết kế yêu cầu tấm đệm lưới thì phải\r\nthực hiện hàn tấm đệm lưới bằng dây sắt (đồng) có đường kính từ 3 mm đến 5 mm\r\nvới kích thước mắt lưới 20 cm x 20 cm hoặc 30 cm x 30 cm với dàn tiếp đất hỗn\r\nhợp (các điểm giao nhau của tấm đệm phải hàn).
\r\n\r\nD.2.3.4 Hệ thống tiếp đất chôn sâu
\r\n\r\n- Trường hợp điện cực là ống hoặc thanh đồng tròn,\r\nviệc nối các điện cực với nhau cũng được thực hiện nhờ đai, bu lông, ê cu, vòng\r\nđệm bằng đồng mạ niken.
\r\n\r\n- Trường hợp điện cực là ống hoặc thanh thép tròn\r\ntiến hành nối bằng cách hàn thanh sắt dẹt có kích thước đúng như thiết kế vào\r\ncác điện cực đất chôn sâu (phải có vòng đệm) tại vị trí cách đầu trên của điện\r\ncực 30 mm.
\r\n\r\nHình D.2: Hệ thống tiếp đất liên kết dạng mắt lưới
\r\n\r\nD.2.4 Hàn nối\r\nđầu cáp dẫn đất với dàn tiếp đất
\r\n\r\nTrước khi hàn cáp dẫn đất phải thực hiện:
\r\n\r\n- Chọn điện cực tiếp đất ở vị trí trung tâm (để hàn\r\ncáp dẫn đất);
\r\n\r\n- Nếu điện cực tiếp đất bằng sắt (thép) thì phải hàn\r\n1 tấm thép cỡ 50 mm x 200 mm x 5 mm có một mặt tráng đồng vào điện cực tiếp đất\r\nđã được chọn (tại vị trí sẽ hàn cáp dẫn đất).
\r\n\r\n· Phương pháp 1: Thực hiện hàn hơi
\r\n\r\n- Đầu cáp (dây) dẫn đất được thực hiện hàn hơi với\r\nđiện cực tiếp đất ở vị trí đã được chọn.
\r\n\r\n· Phương pháp 2: Thực hiện bằng đai, bu lông, ecu.
\r\n\r\n- Nếu điện cực tiếp đất bằng thép. Dùng đai, bu\r\nlông, ecu bằng đồng mạ niken kẹp chặt đầu cáp dẫn đất vào tấm thép tráng đồng\r\n(tấm thép đó được hàn ở điện cực tiếp đất vị trí trung tâm đã được chọn) như\r\nhình D.4.
\r\n\r\n- Khi đó đầu cáp dẫn đất đã được quấn xung quanh\r\nbằng dây đồng mềm tráng thiếc đường kính 1 mm với độ dài lớn hơn 100 mm.
\r\n\r\n- Nếu điện cực bằng đồng, nối đầu cáp dẫn đất với\r\ndàn tiếp đất tại vị trí điện cực tiếp đất trung tâm bằng cách kẹp chặt đầu cáp\r\nvào điện cực đã chọn như ở hình D.3. Khi đó đầu cáp dẫn đất đã được quấn xung\r\nquanh bằng dây đồng mềm 1 mm tráng thiếc độ dài không nhỏ hơn 100 mm.
\r\n\r\nHình D.3: Phương pháp nối cáp dẫn đất với dàn tiếp\r\nđất
\r\n\r\nD.2.5 Bảo vệ\r\ncác mối hàn
\r\n\r\nPhủ cách điện cẩn thận các mối hàn theo trình tự\r\nsau:
\r\n\r\n- Quét hắc ín lần thứ nhất;
\r\n\r\n- Quấn hai lớp băng dính cách điện PVC hoặc bao gai;
\r\n\r\n- Quét hắc ín lần thứ hai.
\r\n\r\nD.2.6 Lấp đất\r\nvà nện chặt
\r\n\r\n- Kiểm tra lần cuối (vị trí của các điện cực cũng\r\nnhư các mối hàn…).
\r\n\r\n- Lấp đất vào khoảng trống giữa lỗ khoan và điện cực\r\ntiếp đất, nện chặt.
\r\n\r\n- Lấp đất vào rãnh, cứ mỗi lớp dày 150 mm đến 300 mm\r\nnện chặt một lần cho đến lúc đầy rãnh.
\r\n\r\nD.2.7 Thi\r\ncông tấm tiếp đất chính
\r\n\r\nKhi thi công tấm tiếp đất chính phải tuân theo những\r\nquy định sau:
\r\n\r\n- Tấm tiếp đất chính phải có kích thước đúng yêu cầu\r\nthiết kế. Chúng có thể có những kích thước sau:
\r\n\r\n700 mm x 120 mm x 10 mm.
\r\n\r\n400 mm x 120 mm x 10 mm.
\r\n\r\n200 mm x 120 mm x 10 mm.
\r\n\r\n- Tấm tiếp đất chính phải được làm bằng đồng.
\r\n\r\n- Toàn bộ bu lông, ê cu, vòng đệm dùng để kết cuối cáp phải bằng đồng\r\nmạ niken.
\r\n\r\n- Tấm tiếp đất chính phải được đặt ở vị trí thích hợp: gần nguồn cung\r\ncấp và cáp nhập trạm.
\r\n\r\n- Tấm tiếp đất chính được bắt vào tường bằng đinh vít nhưng phải cách\r\nđiện hoàn toàn với tường.
\r\n\r\n- Phải thực hiện hàn cáp (dây) dẫn đất với tấm tiếp đất chính.
\r\n\r\n- Tấm tiếp đất chính được bắt vào tường phải ở độ cao thích hợp để tiện\r\ncho việc kiểm tra điện trở tiếp đất thường kỳ.
\r\n\r\nD.2.8 Thi công cáp\r\n(dây) dẫn đất
\r\n\r\nKhi thi công cáp dẫn đất phải tuân theo những quy định sau:
\r\n\r\n-\r\nCáp dẫn đất phải là loại cáp gồm nhiều sợi bằng đồng có đường kính 1,4 đến 1,6\r\nmm, tiết diện từ 100 mm2 đến 300 mm2 có vỏ cách\r\nđiện hoặc là những dải đồng với kích thước 30 mm x 2 mm (dây dẫn đất bằng 1\r\nhoặc nhiều dải 30 mm x 2 mm);
\r\n\r\n-\r\nCáp (dây) dẫn đất phải chạy theo đường ngắn nhất từ dàn tiếp đất tới tấm tiếp\r\nđất và càng ít mối nối càng tốt;
\r\n\r\n-\r\nỞ ngoài nhà trạm (ngoài trời) cáp dẫn đất phải đi ngầm dưới mặt đất ở độ sâu từ\r\n300 đến 500 mm;
\r\n\r\n-\r\nTại những chỗ dễ bị va đập làm hỏng cáp như: qua đường, qua tường, cửa… phải\r\nluồn cáp vào ống sắt.
\r\n\r\nD.3 Thi công hệ thống tiếp đất có\r\ncải tạo đất
\r\n\r\nD.3.1 Thi công các hệ thống tiếp\r\nđất có cải tạo đất bằng muối ăn
\r\n\r\nTrên\r\nhình D.5 trình bày mặt cắt dọc hệ thống tiếp đất thẳng đứng dạng dải có cải tạo\r\nđất bằng muối ăn. Thực hiện cải tạo đất như sau:
\r\n\r\n-\r\nĐối với tiếp đất dạng thẳng đứng: làm đầy hố đào có đường kính trung bình 0,8 m\r\nxung quanh thanh tiếp đất bằng một hỗn hợp (hoặc thành lớp) đất nghiền nhỏ và\r\nmuối ăn. Lượng muối tính toán cho mỗi mét chiều dài của thanh tiếp đất là 8 kg\r\nđến 10 kg.
\r\n\r\n-\r\nĐối với tiếp đất dạng dải: làm đầy dọc theo rãnh đào gần bên tấm tiếp đất dạng\r\ndải một hỗn hợp đất với muối ăn, theo tính toán cho mỗi mét chiều dài của tiếp\r\nđất là 16 kg (8 kg cho một mét chiều dài mỗi bên rãnh đào).
\r\n\r\nViệc\r\ncải tạo bằng muối ăn giảm nhỏ điện trở tiếp đất vài lần. Cứ cách 2 hoặc 3 năm, phải\r\ncải tạo lại đất.
\r\n\r\nHình D.5: Hệ thống tiếp đất có cải tạo bằng muối ăn
\r\n\r\nD.3.2 Thi\r\ncông các hệ thống có cải tạo đất bằng đất mượn
\r\n\r\nNếu các lớp đất không có độ dẫn điện cao hoặc có độ\r\ndẫn cao nhưng chiều dầy không lớn lắm (20 cm), thì việc giảm nhỏ điện trở tiếp\r\nđất ta có thể thực hiện như sau:
\r\n\r\n- Ta đào cho từng thanh (ống) tiếp đất một hố có bán\r\nkính (1,5 ÷ 2,5) m, với độ sâu bằng chiều dài của thanh (ống) cộng với 0,8m\r\n(xem hình D.6);
\r\n\r\n- Sau khi đặt tiếp đất, người ta làm đầy hố bằng\r\nloại đất có điện trở suất không lớn lắm và đầm chặt đất;
\r\n\r\n- Với hệ thống tiếp đất gồm nhiều thanh, ta tiến\r\nhành nối các thanh sau khi hố chưa được lấp đất;
\r\n\r\n- Ta có thể dùng loại đất lấp đầy hố loại bất kỳ có\r\nđiện trở suất nhỏ hơn điện trở suất của đất gốc mới trang bị tiếp đất từ 5 đến\r\n10 lần.
\r\n\r\nHình D.6: Cải tạo tiếp đất bằng phương pháp đất mượn\r\n
\r\n\r\nD.3.3 Thi\r\ncông hệ thống tiếp đất có cải tạo đất bằng các hoạt chất hóa học
\r\n\r\nD.3.3.1 Thi công các hệ thống tiếp đất có cải tạo\r\nđất bằng bột than cốc
\r\n\r\nTrên hình D.7 trình bày trang bị các tiếp đất trong\r\nđất có lớp trung gian bằng bột than cốc.
\r\n\r\nHiệu quả làm giảm nhỏ quá trình ăn mòn các điện cực\r\nkhi có lớp trung gian bằng bột than cốc phụ thuộc vào kích thước hạt than cốc\r\nvà độ xâm thực của đất. Với kích thước hạt than cốc trung bình (đường kính\r\nkhông lớn hơn 10÷15 mm) tốc độ ăn mòn các điện cực bằng thép đặt trong đất có\r\nlớp trung gian bằng bột than cốc có đường kính không nhỏ hơn (0,25÷0,30) m giảm\r\nđi 10 lần so với tốc độ ăn mòn các điện cực bằng thép đặt trong đất thông\r\nthường.
\r\n\r\na) Tiếp đất dạng thanh chôn thẳng đứng trong đất
\r\n\r\nb) Tiếp đất dạng dây nằm ngang
\r\n\r\nHình D.7: Trang bị tiếp đất trong đất có lớp trung\r\ngian bằng bột than cốc
\r\n\r\nD.3.3.2\r\nSử dụng hợp chất RES-LO để cải tạo đất
\r\n\r\nSử\r\ndụng RES-LO có thể làm giảm tức thời và dễ dàng điện trở suất của đất và giữ ổn\r\nđịnh theo các mùa trong năm. Việc sử dụng RES-LO không cần yêu cầu thiết bị đặc\r\nbiệt. RES-LO được pha với nước và rót lên mạng hoặc hệ thống dây đất, cứ 20 kg\r\nRES-LO được pha trộn với 40 lít nước. Hiệu quả cải thiện điện trở suất của đất\r\nbằng RES-LO đạt đến 90%. Trong những điều kiện địa chất khó khăn, lượng RES-LO\r\ncần thiết cho hệ thống tiếp đất có thể được lựa chọn theo biểu đồ hình D.8.
\r\n\r\nBiểu\r\nđồ hình D.8 hướng dẫn lựa chọn RES-LO cần thiết để đạt được điện trở tiếp đất\r\nthỏa đáng theo loại đất đã biết. Với loại đất nào đó, theo đường cong tương\r\nứng, dò tìm lượng RES-LO cần thiết (trên trục hoành) để đạt được giá trị điện\r\ntrở tiếp đất yêu cầu (trên trục tung).
\r\n\r\nKhi\r\ngiá trị điện trở suất ban đầu của đất càng cao thì đặc tính của RES-LO thể hiện\r\ncàng tốt.
\r\n\r\nHình D.8: Biểu đồ xác định lượng RES-LO cần thiết
\r\n\r\nD.3.3.3 Cải tạo đất bằng hoạt hóa GAF (Grounding\r\nAugumentaiton Fill)
\r\n\r\nTrên hình D.9 thể hiện một điện cực tiếp đất được xử\r\nlý bằng GAF và bản cầu giao diện của nó.
\r\n\r\nĐiện trở của một điện cực tiếp đất được xác định bởi\r\nđất bao quanh điện cực (nằm trong bán cầu giao diện với bán kính bằng 1,1 lần\r\nchiều dài điện cực), vì vậy hố được xử lý bằng GAF sẽ nằm trong bán cầu giao\r\ndiện. Đường kính D của hố sẽ được quyết định do yêu cầu giảm điện trở tiếp đất.\r\n
\r\n\r\nVí dụ: D = 15 cm khi yêu cầu giảm điện trở tiếp đất\r\nlà 34%.
\r\n\r\nD = 90 cm khi yêu cầu giảm điện trở tiếp đất là 63%.\r\n
\r\n\r\nHình D.9: Bán cầu giao diện và hố được xử lý bằng\r\nGAF
\r\n\r\nD.4 Phương pháp\r\nđo điện trở tiếp đất
\r\n\r\n1) Đo điện trở tiếp đất phải tuân theo quy định\r\ntrong Tiêu chuẩn Ngành TCN 68-141:1999.
\r\n\r\n2) Để đảm bảo kết quả đo điện trở tiếp đất chính xác\r\ncần thiết phải bố trí các điện cực đo thử (các điện cực áp và điện cực dòng)\r\nngoài vùng ảnh hưởng của tiếp đất và phải bảo đảm khoảng cách từ tiếp đất cần\r\nđo đến điện cực áp bằng 62% khoảng cách từ tiếp đất đến điện cực dòng (cho\r\ntrường hợp bố trí các điện cực theo một đường thẳng).
\r\n\r\nẢnh hưởng đến kết quả đo điện trở tiếp đất do bố trí\r\nđiện cực áp và điện cực dòng được trình bày trên hình D.10.
\r\n\r\nCách bố trí các điện cực đo thử cho trường hợp tiếp\r\nđất là một điện cực thẳng đứng được trình bày trên hình D.11 và cho tiếp đất\r\ndưới dạng lưới hoặc của nhiều điện cực tiếp đất được trình bày trên hình D.12.
\r\n\r\nGhi chú:
\r\n\r\n- C2 là điện cực dòng;
\r\n\r\n- D1 là khoảng cách từ tiếp đất cần đo đến điện cực dòng C2;
\r\n\r\n- D2 là khoảng cách từ tiếp đất cần đo đến điện cực áp P2.
\r\n\r\nHình D.10: Ảnh hưởng của cách bố trí điện\r\ncực đo đến kết quả đo điện trở tiếp đất
\r\n\r\nHình D.11: Bố trí đo điện trở của điện cực\r\ntiếp đất thẳng đứng
\r\n\r\nHình D.12: Đo điện trở của lưới tiếp đất\r\nhoặc của nhiều điện cực tiếp đất
\r\n\r\nD.5\r\nMẫu biên bản kiểm tra đo thử và nghiệm thu hệ thống tiếp đất
\r\n\r\nD.5.1.1 Thành phần:
\r\n\r\n1) Đại diện của cơ quan quản lý, sử dụng hệ thống\r\ntiếp đất
\r\n\r\n- Họ và tên :
\r\n\r\n- Cơ quan :
\r\n\r\n- Chức vụ :
\r\n\r\n- Chức danh :
\r\n\r\n2) Đại diện cho đơn vị thi công hệ thống tiếp đất
\r\n\r\n- Họ và tên :
\r\n\r\n- Cơ quan :
\r\n\r\n- Chức vụ :
\r\n\r\n- Chức danh :
\r\n\r\n3) Người đo thử kiểm tra
\r\n\r\n- Họ và tên :
\r\n\r\n- Cơ quan :
\r\n\r\n- Chức vụ :
\r\n\r\n- Chức danh :
\r\n\r\nD.5.1.2 Nội dung, kết quả đo thử kiểm tra như ở bảng D.1
\r\n\r\nBảng D.1: Kết quả kiểm tra thi công dàn tiếp\r\nđất
\r\n\r\n\r\n TT \r\n | \r\n \r\n Các bước kiểm tra \r\n | \r\n \r\n Tiêu chuẩn \r\n | \r\n \r\n Kết quả kiểm tra \r\n | \r\n \r\n Đánh giá \r\n | \r\n
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n Kiểm tra việc lắp đặt có phù hợp với thiết kế quy\r\n định không. \r\n | \r\n \r\n Theo đúng sơ đồ của bản thiết kế \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 2 \r\n | \r\n \r\n Kiểm tra việc sử dụng vật liệu (chất liệu, kích\r\n thước của các điện cực tiếp đất) \r\n | \r\n \r\n Theo đúng quy định trong bản thiết kế về vật liệu\r\n và kích thước của các điện cực tiếp đất \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 3 \r\n | \r\n \r\n Kiểm tra tất cả các mối hàn, mối nối \r\n | \r\n \r\n Quy định trong phụ lục D \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 4 \r\n | \r\n \r\n Kiểm tra việc lấp đất cho các điện cực tiếp đất \r\n | \r\n \r\n Cứ mỗi lớp dày 150 đến 300 mm nện chặt 1 lần cho\r\n đến lúc đầy rãnh. \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 5 \r\n | \r\n \r\n Đo thử điện trở tiếp đất của dàn tiếp đất \r\n | \r\n \r\n Giá trị điện trở tiếp đất tiêu chuẩn (theo thiết\r\n kế) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n Không lớn hơn tiêu chuẩn cho phép \r\n | \r\n
D.5.2 Biên\r\nbản nghiệm thu hệ thống tiếp đất
\r\n\r\nD.5.2.1 Thành phần:
\r\n\r\n1) Đại diện của cơ quan quản lý, sử dụng hệ thống\r\ntiếp đất
\r\n\r\n- Họ và tên :
\r\n\r\n- Cơ quan :
\r\n\r\n- Chức vụ :
\r\n\r\n- Chức danh :
\r\n\r\n2) Đại diện cho đơn vị thi công hệ thống tiếp đất
\r\n\r\n- Họ và tên :
\r\n\r\n- Cơ quan :
\r\n\r\n- Chức vụ :
\r\n\r\n- Chức danh :
\r\n\r\n3) Người đo thử kiểm tra
\r\n\r\n- Họ và tên :
\r\n\r\n- Cơ quan :
\r\n\r\n- Chức vụ :
\r\n\r\n- Chức danh :
\r\n\r\nD.5.2.2 Nội dung đo thử, nghiệm thu
\r\n\r\n1) Đo thử điện trở tiếp đất của hệ thống tiếp đất.
\r\n\r\n- Đo thử điện trở tiếp đất của hệ thống tiếp đất\r\nphải được tiến hành tại tấm tiếp đất.
\r\n\r\n- Đo điện trở tiếp đất theo quy định ở phần D.4.
\r\n\r\n2) Kiểm tra cáp dẫn đất.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
CÁC ĐẶC ĐIỂM KHÍ\r\nTƯỢNG VÀ ĐỊA CHẤT CỦA VIỆT NAM
\r\n\r\nE.1 Các đặc điểm\r\nkhí tượng Việt Nam
\r\n\r\nE.1.1 Các\r\nvùng hoạt động dông sét ở Việt Nam
\r\n\r\nCác vùng lãnh thổ với điều kiện khí hậu, thời tiết\r\nvà địa hình khác nhau thì đặc điểm về hoạt động dông sét khác nhau; mặt khác\r\nđiều kiện trang bị kỹ thuật khác nhau thì mức độ thiệt hại do sét gây ra cũng\r\nkhác nhau. Vì vậy mỗi vùng cần phải tự tiến hành điều tra, nghiên cứu về đặc\r\ntính hoạt động dông sét và các thông số phóng điện sét ở địa phương của mình để\r\ntừ đó đề ra những biện pháp phòng chống sét thích hợp có hiệu quả.
\r\n\r\nE.1.2 Từ các\r\nnguồn số liệu khác nhau về ngày dông, giờ dông, số lần sét đánh xuống các khu\r\nvực, ngày giờ xuất hiện và kết thúc dông hàng năm, qua xử lý, tính toán toàn\r\nlãnh thổ Việt Nam được phân ra 5 vùng đặc trưng về cường độ hoạt động dông sét\r\nlà:
\r\n\r\n1. Khu vực đồng bằng ven biển miền Bắc (Khu vực A);
\r\n\r\n2. Khu vực miền núi trung du miền Bắc (Khu vực B);
\r\n\r\n3. Khu vực miền núi trung du miền Trung (Khu vực C);
\r\n\r\n4. Khu vực ven biển miền Trung (Khu vực D);
\r\n\r\n5. Khu vực đồng bằng miền Nam (Khu vực E).
\r\n\r\nE.1.3 Đặc\r\ntính hoạt động dông sét tại các khu vực của Việt Nam được trình bày trong bảng\r\nE.1
\r\n\r\nBảng E.1: Đặc tính dông sét tại các khu vực của Việt\r\n Nam
\r\n\r\n\r\n Đặc tính dông sét \r\n | \r\n \r\n Khu vực đồng bằng ven biển miền Bắc (A) \r\n | \r\n \r\n Khu vực miền núi trung du miền Bắc (B) \r\n | \r\n \r\n Khu vực cao nguyên miền Trung (C) \r\n | \r\n \r\n Khu vực ven biển miền Trung (D) \r\n | \r\n \r\n Khu vực đồng bằng miền Nam (E) \r\n | \r\n
\r\n Thời gian kéo dài trung bình của ngày dông, (giờ) \r\n | \r\n \r\n 4,05 \r\n | \r\n \r\n 3,5 \r\n | \r\n \r\n 2 \r\n | \r\n \r\n 2,03 \r\n | \r\n \r\n 2,1 \r\n | \r\n
\r\n Mật độ sét, Ng (lần/km2.năm) \r\n | \r\n \r\n 0,1215.Td \r\n | \r\n \r\n 0,105.Td \r\n | \r\n \r\n 0,06.Td \r\n | \r\n \r\n 0,0609.Td \r\n | \r\n \r\n 0,063.Td \r\n | \r\n
\r\n Quan hệ hồi quy ngày giờ dông trong năm \r\n | \r\n \r\n GA = 5,18.N-86,48 \r\n | \r\n \r\n GB = 5,6.N-85,25 \r\n | \r\n \r\n GC = 3,75.N-41,53 \r\n | \r\n \r\n GD = 2,39.N-16,71 \r\n | \r\n \r\n GE = 3,5.N-70 \r\n | \r\n
\r\n Chú thích: \r\nG - số giờ dông trong năm của khu vực; \r\nN - số ngày dông trong năm của khu vực; \r\nTd - số ngày dông trung bình trong năm\r\n của khu vực. \r\n | \r\n
E.1.4 Sét là\r\nmột hiện tượng khí tượng rất phức tạp xảy ra trong thiên nhiên. Cường độ hoạt\r\nđộng của dông sét thay đổi từ vùng này sang vùng khác
\r\n\r\nSét đánh xuống đất có thể gây ra thiệt hại nghiêm\r\ntrọng cho các phương tiện vô tuyến điện tử, mức độ nguy hiểm do xét gây ra phụ\r\nthuộc vào các yếu tố chính như sau:
\r\n\r\n- Cường độ hoạt động của dông sét trong vùng;
\r\n\r\n- Đặc điểm địa chất (giá trị điện trở suất của đất)\r\ntrong vùng;
\r\n\r\n- Đặc điểm địa hình, địa lý….
\r\n\r\nE.1.5 Theo\r\nmức độ nguy hiểm, người ta có thể phân ra 2 vùng sét là:
\r\n\r\n- Vùng sét nguy hiểm ít;
\r\n\r\n- Vùng sét nguy hiểm cao.
\r\n\r\nCách phân vùng như vậy được minh họa trên hình E.1.\r\nTrong đó các vùng có mức Keraunic (số ngày dông) cao và có điện trở suất của\r\nđất lớn là các vùng sét nguy hiểm cao và ngược lại là các vùng sét nguy hiểm\r\nít.
\r\n\r\nHình E.1: Phân vùng sét theo mức độ nguy hiểm
\r\n\r\nBảng E.2 trình bày số ngày dông trung bình trong năm\r\nở một số địa phương của Việt Nam. Các kết quả do Trung tâm Vật lý địa cầu ứng\r\ndụng (Viện KHVN) xử lý số liệu, theo số liệu của Tổng cục khí tượng thủy văn\r\n1976 - 1980 và được ban hành trong “Quy chuẩn xây dựng Việt Nam” - Tập III, Nhà\r\nxuất bản Xây dựng, 1997.
\r\n\r\nTrên hình E.2 trình bày bản đồ phân vùng mật độ sét\r\ncủa Việt Nam.
\r\n\r\nTrên hình E.3 trình bày đường phân bố xác suất biên\r\nđộ dòng sét đo được trên đường dây trên không 220 kV miền Bắc Việt Nam.
\r\n\r\nTrên hình E.4 trình bày đường phân bố xác suất độ\r\ndốc dòng sét đo được trên đường dây trên không 220 kV miền Bắc Việt Nam.
\r\n\r\nBảng E.2: Số giờ và ngày dông trung bình trong năm ở\r\nmột số địa phương của Việt Nam
\r\n\r\n\r\n TT \r\n | \r\n \r\n Tên đài trạm \r\n | \r\n \r\n Tỉnh, thành phố \r\n | \r\n \r\n Giờ dông TB năm \r\n | \r\n \r\n Ngày dông TB \r\n | \r\n \r\n K \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n Miền\r\n Bắc \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n Bắc\r\n Kạn \r\n | \r\n \r\n Bắc\r\n Kạn \r\n | \r\n \r\n 369 \r\n | \r\n \r\n 89 \r\n | \r\n \r\n 4,14 \r\n | \r\n
\r\n 2 \r\n | \r\n \r\n Bắc\r\n Hà \r\n | \r\n \r\n Lào\r\n Cai \r\n | \r\n \r\n 272 \r\n | \r\n \r\n 79 \r\n | \r\n \r\n 5,43 \r\n | \r\n
\r\n 3 \r\n | \r\n \r\n Bạch\r\n Long Vĩ \r\n | \r\n \r\n Hải\r\n Phòng \r\n | \r\n \r\n 181 \r\n | \r\n \r\n 56 \r\n | \r\n \r\n 3,23 \r\n | \r\n
\r\n 4 \r\n | \r\n \r\n Bắc\r\n Mê \r\n | \r\n \r\n Hà\r\n Giang \r\n | \r\n \r\n 213 \r\n | \r\n \r\n 60 \r\n | \r\n \r\n 3,55 \r\n | \r\n
\r\n 5 \r\n | \r\n \r\n Bắc\r\n Sơn \r\n | \r\n \r\n Lạng\r\n Sơn \r\n | \r\n \r\n 173 \r\n | \r\n \r\n 60 \r\n | \r\n \r\n 2,88 \r\n | \r\n
\r\n 6 \r\n | \r\n \r\n Bái\r\n Thượng \r\n | \r\n \r\n Thanh\r\n Hóa \r\n | \r\n \r\n 268 \r\n | \r\n \r\n 74 \r\n | \r\n \r\n 3,62 \r\n | \r\n
\r\n 7 \r\n | \r\n \r\n Bãi\r\n Cháy \r\n | \r\n \r\n Quảng\r\n Ninh \r\n | \r\n \r\n 248 \r\n | \r\n \r\n 92 \r\n | \r\n \r\n 2,69 \r\n | \r\n
\r\n 8 \r\n | \r\n \r\n Bảo\r\n Hà \r\n | \r\n \r\n Lào\r\n Cai \r\n | \r\n \r\n 317 \r\n | \r\n \r\n 74 \r\n | \r\n \r\n 4,28 \r\n | \r\n
\r\n 9 \r\n | \r\n \r\n Bảo\r\n Lạc \r\n | \r\n \r\n Cao\r\n Bằng \r\n | \r\n \r\n 143 \r\n | \r\n \r\n 53 \r\n | \r\n \r\n 2,69 \r\n | \r\n
\r\n 10 \r\n | \r\n \r\n Cao\r\n Bằng \r\n | \r\n \r\n Cao\r\n Bằng \r\n | \r\n \r\n 265 \r\n | \r\n \r\n 91 \r\n | \r\n \r\n 2,91 \r\n | \r\n
\r\n 11 \r\n | \r\n \r\n Chợ\r\n Rã \r\n | \r\n \r\n Bắc\r\n Kạn \r\n | \r\n \r\n 288 \r\n | \r\n \r\n 75 \r\n | \r\n \r\n 3,84 \r\n | \r\n
\r\n 12 \r\n | \r\n \r\n Cò\r\n Nòi \r\n | \r\n \r\n Sơn\r\n La \r\n | \r\n \r\n 334 \r\n | \r\n \r\n 89 \r\n | \r\n \r\n 3,75 \r\n | \r\n
\r\n 13 \r\n | \r\n \r\n Con\r\n Cuông \r\n | \r\n \r\n Nghệ\r\n An \r\n | \r\n \r\n 298 \r\n | \r\n \r\n 95 \r\n | \r\n \r\n 4,18 \r\n | \r\n
\r\n 14 \r\n | \r\n \r\n Cửa\r\n Rào \r\n | \r\n \r\n Nghệ\r\n An \r\n | \r\n \r\n 248 \r\n | \r\n \r\n 82 \r\n | \r\n \r\n 3,02 \r\n | \r\n
\r\n 15 \r\n | \r\n \r\n Đại\r\n Từ \r\n | \r\n \r\n Thái\r\n Nguyên \r\n | \r\n \r\n 318 \r\n | \r\n \r\n 85 \r\n | \r\n \r\n 3,73 \r\n | \r\n
\r\n 16 \r\n | \r\n \r\n Điện\r\n Biên \r\n | \r\n \r\n Lai\r\n Châu \r\n | \r\n \r\n 285 \r\n | \r\n \r\n 96 \r\n | \r\n \r\n 2,79 \r\n | \r\n
\r\n 17 \r\n | \r\n \r\n Đồng\r\n Hới \r\n | \r\n \r\n Quảng\r\n Bình \r\n | \r\n \r\n 222 \r\n | \r\n \r\n 73 \r\n | \r\n \r\n 3,04 \r\n | \r\n
\r\n 18 \r\n | \r\n \r\n Hà\r\n Giang \r\n | \r\n \r\n Hà\r\n Giang \r\n | \r\n \r\n 417 \r\n | \r\n \r\n 101 \r\n | \r\n \r\n 4,13 \r\n | \r\n
\r\n 19 \r\n | \r\n \r\n Hà\r\n Nam \r\n | \r\n \r\n Hà\r\n Nam \r\n | \r\n \r\n 322 \r\n | \r\n \r\n 86 \r\n | \r\n \r\n 3,74 \r\n | \r\n
\r\n 20 \r\n | \r\n \r\n Đình\r\n Lập \r\n | \r\n \r\n Lạng\r\n Sơn \r\n | \r\n \r\n 182 \r\n | \r\n \r\n 67 \r\n | \r\n \r\n 2,71 \r\n | \r\n
\r\n 21 \r\n | \r\n \r\n Hà\r\n Tĩnh \r\n | \r\n \r\n Hà\r\n Tĩnh \r\n | \r\n \r\n 281 \r\n | \r\n \r\n 91 \r\n | \r\n \r\n 3,08 \r\n | \r\n
\r\n 22 \r\n | \r\n \r\n Hàm\r\n Yên \r\n | \r\n \r\n Tuyên\r\n Quang \r\n | \r\n \r\n 290 \r\n | \r\n \r\n 84 \r\n | \r\n \r\n 3,45 \r\n | \r\n
\r\n 23 \r\n | \r\n \r\n Hải\r\n Dương \r\n | \r\n \r\n Hải\r\n Dương \r\n | \r\n \r\n 233 \r\n | \r\n \r\n 71 \r\n | \r\n \r\n 3,35 \r\n | \r\n
\r\n 24 \r\n | \r\n \r\n Hoàng\r\n Su Phì \r\n | \r\n \r\n Hà\r\n Giang \r\n | \r\n \r\n 214 \r\n | \r\n \r\n 70 \r\n | \r\n \r\n 3,06 \r\n | \r\n
\r\n 25 \r\n | \r\n \r\n Hồi\r\n Xuân \r\n | \r\n \r\n Thanh\r\n Hóa \r\n | \r\n \r\n 383 \r\n | \r\n \r\n 103 \r\n | \r\n \r\n 3,38 \r\n | \r\n
\r\n 26 \r\n | \r\n \r\n Hòn\r\n Dấu \r\n | \r\n \r\n Hải\r\n Phòng \r\n | \r\n \r\n 275 \r\n | \r\n \r\n 65 \r\n | \r\n \r\n 4,23 \r\n | \r\n
\r\n 27 \r\n | \r\n \r\n Hưng\r\n Yên \r\n | \r\n \r\n Hưng\r\n Yên \r\n | \r\n \r\n 287 \r\n | \r\n \r\n 83 \r\n | \r\n \r\n 3,45 \r\n | \r\n
\r\n 28 \r\n | \r\n \r\n Hương\r\n Khê \r\n | \r\n \r\n Hà\r\n Tĩnh \r\n | \r\n \r\n 355 \r\n | \r\n \r\n 102 \r\n | \r\n \r\n 3,48 \r\n | \r\n
\r\n 29 \r\n | \r\n \r\n Kim\r\n Cương \r\n | \r\n \r\n Hà\r\n Tĩnh \r\n | \r\n \r\n 251 \r\n | \r\n \r\n 84 \r\n | \r\n \r\n 2,98 \r\n | \r\n
\r\n 30 \r\n | \r\n \r\n Kỳ\r\n Anh \r\n | \r\n \r\n Hà\r\n Tĩnh \r\n | \r\n \r\n 220 \r\n | \r\n \r\n 70 \r\n | \r\n \r\n 3,15 \r\n | \r\n
\r\n 31 \r\n | \r\n \r\n Lạc\r\n Sơn \r\n | \r\n \r\n Hòa\r\n Bình \r\n | \r\n \r\n 368 \r\n | \r\n \r\n 103 \r\n | \r\n \r\n 3,57 \r\n | \r\n
\r\n 32 \r\n | \r\n \r\n Lai\r\n Châu \r\n | \r\n \r\n Lai\r\n Châu \r\n | \r\n \r\n 223 \r\n | \r\n \r\n 106 \r\n | \r\n \r\n 2,10 \r\n | \r\n
\r\n 33 \r\n | \r\n \r\n Láng \r\n | \r\n \r\n Hà\r\n Nội \r\n | \r\n \r\n 262 \r\n | \r\n \r\n 89 \r\n | \r\n \r\n 2,94 \r\n | \r\n
\r\n 34 \r\n | \r\n \r\n Lạng\r\n Sơn \r\n | \r\n \r\n Lạng\r\n Sơn \r\n | \r\n \r\n 276 \r\n | \r\n \r\n 80 \r\n | \r\n \r\n 3,10 \r\n | \r\n
\r\n 35 \r\n | \r\n \r\n Lào\r\n Cai \r\n | \r\n \r\n Lào\r\n Cai \r\n | \r\n \r\n 302 \r\n | \r\n \r\n 118 \r\n | \r\n \r\n 2,55 \r\n | \r\n
\r\n 36 \r\n | \r\n \r\n Lục\r\n Ngạn \r\n | \r\n \r\n Bắc\r\n Giang \r\n | \r\n \r\n 293 \r\n | \r\n \r\n 84 \r\n | \r\n \r\n 3,48 \r\n | \r\n
\r\n 37 \r\n | \r\n \r\n Mai\r\n Châu \r\n | \r\n \r\n Hòa\r\n Bình \r\n | \r\n \r\n 380 \r\n | \r\n \r\n 102 \r\n | \r\n \r\n 3,72 \r\n | \r\n
\r\n 38 \r\n | \r\n \r\n Mộc\r\n Châu \r\n | \r\n \r\n Sơn\r\n La \r\n | \r\n \r\n 278 \r\n | \r\n \r\n 90 \r\n | \r\n \r\n 3,18 \r\n | \r\n
\r\n 39 \r\n | \r\n \r\n Móng\r\n Cái \r\n | \r\n \r\n Quảng\r\n Ninh \r\n | \r\n \r\n 436 \r\n | \r\n \r\n 83 \r\n | \r\n \r\n 3,25 \r\n | \r\n
\r\n 40 \r\n | \r\n \r\n Mù\r\n Căng Chải \r\n | \r\n \r\n Yên\r\n Bái \r\n | \r\n \r\n 255 \r\n | \r\n \r\n 87 \r\n | \r\n \r\n 2,3 \r\n | \r\n
\r\n 41 \r\n | \r\n \r\n Mường\r\n Khương \r\n | \r\n \r\n Lào\r\n Cai \r\n | \r\n \r\n 148 \r\n | \r\n \r\n 48 \r\n | \r\n \r\n 3,08 \r\n | \r\n
\r\n 42 \r\n | \r\n \r\n Mường\r\n Tè \r\n | \r\n \r\n Lai\r\n Châu \r\n | \r\n \r\n 368 \r\n | \r\n \r\n 93 \r\n | \r\n \r\n 3,95 \r\n | \r\n
\r\n 43 \r\n | \r\n \r\n Nam Định \r\n | \r\n \r\n Nam Định \r\n | \r\n \r\n 190 \r\n | \r\n \r\n 72 \r\n | \r\n \r\n 2,64 \r\n | \r\n
\r\n 44 \r\n | \r\n \r\n Ngân\r\n Sơn \r\n | \r\n \r\n Bắc\r\n Cạn \r\n | \r\n \r\n 255 \r\n | \r\n \r\n 69 \r\n | \r\n \r\n 3,70 \r\n | \r\n
\r\n 45 \r\n | \r\n \r\n Nho\r\n Quan \r\n | \r\n \r\n Ninh\r\n Bình \r\n | \r\n \r\n 281 \r\n | \r\n \r\n 100 \r\n | \r\n \r\n 2,81 \r\n | \r\n
\r\n 46 \r\n | \r\n \r\n Ninh\r\n Bình \r\n | \r\n \r\n Ninh\r\n Bình \r\n | \r\n \r\n 171 \r\n | \r\n \r\n 68 \r\n | \r\n \r\n 2,52 \r\n | \r\n
\r\n 47 \r\n | \r\n \r\n Phó\r\n Bảng \r\n | \r\n \r\n Hà\r\n Giang \r\n | \r\n \r\n 248 \r\n | \r\n \r\n 72 \r\n | \r\n \r\n 3,44 \r\n | \r\n
\r\n 48 \r\n | \r\n \r\n Phong\r\n Thổ \r\n | \r\n \r\n Lai\r\n Châu \r\n | \r\n \r\n 320 \r\n | \r\n \r\n 84 \r\n | \r\n \r\n 3,81 \r\n | \r\n
\r\n 49 \r\n | \r\n \r\n Phủ\r\n Liễn \r\n | \r\n \r\n Hải\r\n Phòng \r\n | \r\n \r\n 360 \r\n | \r\n \r\n 83 \r\n | \r\n \r\n 4,34 \r\n | \r\n
\r\n 50 \r\n | \r\n \r\n Phù\r\n Yên \r\n | \r\n \r\n Sơn\r\n La \r\n | \r\n \r\n 328 \r\n | \r\n \r\n 88 \r\n | \r\n \r\n 3,73 \r\n | \r\n
\r\n 51 \r\n | \r\n \r\n Phú\r\n Hộ \r\n | \r\n \r\n Phú\r\n Thọ \r\n | \r\n \r\n 315 \r\n | \r\n \r\n 92 \r\n | \r\n \r\n 3,42 \r\n | \r\n
\r\n 52 \r\n | \r\n \r\n Quỳnh\r\n Châu \r\n | \r\n \r\n Nghệ\r\n An \r\n | \r\n \r\n 409 \r\n | \r\n \r\n 112 \r\n | \r\n \r\n 3,65 \r\n | \r\n
\r\n 53 \r\n | \r\n \r\n Quỳnh\r\n Lưu \r\n | \r\n \r\n Nghệ\r\n An \r\n | \r\n \r\n 323 \r\n | \r\n \r\n 91 \r\n | \r\n \r\n 3,54 \r\n | \r\n
\r\n 54 \r\n | \r\n \r\n Quỳnh\r\n Nhai \r\n | \r\n \r\n Sơn\r\n La \r\n | \r\n \r\n 171 \r\n | \r\n \r\n 66 \r\n | \r\n \r\n 2,59 \r\n | \r\n
\r\n 55 \r\n | \r\n \r\n Sa Pa \r\n | \r\n \r\n Lào\r\n Cai \r\n | \r\n \r\n 204 \r\n | \r\n \r\n 74 \r\n | \r\n \r\n 2,76 \r\n | \r\n
\r\n 56 \r\n | \r\n \r\n Sông\r\n Mã \r\n | \r\n \r\n Sơn\r\n La \r\n | \r\n \r\n 199 \r\n | \r\n \r\n 74 \r\n | \r\n \r\n 2,69 \r\n | \r\n
\r\n 57 \r\n | \r\n \r\n Sơn\r\n Đông \r\n | \r\n \r\n Bắc\r\n Giang \r\n | \r\n \r\n 311 \r\n | \r\n \r\n 79 \r\n | \r\n \r\n 3,93 \r\n | \r\n
\r\n 58 \r\n | \r\n \r\n Sơn\r\n La \r\n | \r\n \r\n Sơn\r\n La \r\n | \r\n \r\n 304 \r\n | \r\n \r\n 97 \r\n | \r\n \r\n 3,13 \r\n | \r\n
\r\n 59 \r\n | \r\n \r\n Sơn\r\n Tây \r\n | \r\n \r\n Sơn\r\n Tây \r\n | \r\n \r\n 326 \r\n | \r\n \r\n 72 \r\n | \r\n \r\n 3,13 \r\n | \r\n
\r\n 60 \r\n | \r\n \r\n Sình\r\n Hồ \r\n | \r\n \r\n Lai\r\n Châu \r\n | \r\n \r\n 219 \r\n | \r\n \r\n 80 \r\n | \r\n \r\n 2,73 \r\n | \r\n
\r\n 61 \r\n | \r\n \r\n Tam\r\n Đảo \r\n | \r\n \r\n Vĩnh\r\n Phú \r\n | \r\n \r\n 217 \r\n | \r\n \r\n 74 \r\n | \r\n \r\n 2,93 \r\n | \r\n
\r\n 62 \r\n | \r\n \r\n Tam\r\n Đường \r\n | \r\n \r\n Lào\r\n Cai \r\n | \r\n \r\n 193 \r\n | \r\n \r\n 64 \r\n | \r\n \r\n 3,01 \r\n | \r\n
\r\n 63 \r\n | \r\n \r\n Tây\r\n Hiếu \r\n | \r\n \r\n Nghệ\r\n An \r\n | \r\n \r\n 269 \r\n | \r\n \r\n 81 \r\n | \r\n \r\n 3,31 \r\n | \r\n
\r\n 64 \r\n | \r\n \r\n Thái\r\n Bình \r\n | \r\n \r\n Thái\r\n Bình \r\n | \r\n \r\n 150 \r\n | \r\n \r\n 88 \r\n | \r\n \r\n 1,70 \r\n | \r\n
\r\n 65 \r\n | \r\n \r\n Thái\r\n Nguyên \r\n | \r\n \r\n Thái\r\n Nguyên \r\n | \r\n \r\n 329 \r\n | \r\n \r\n 87 \r\n | \r\n \r\n 3,78 \r\n | \r\n
\r\n 66 \r\n | \r\n \r\n Thanh\r\n Hóa \r\n | \r\n \r\n Thanh\r\n Hóa \r\n | \r\n \r\n 298 \r\n | \r\n \r\n 89 \r\n | \r\n \r\n 3,35 \r\n | \r\n
\r\n 67 \r\n | \r\n \r\n Thất\r\n Khê \r\n | \r\n \r\n Lạng\r\n Sơn \r\n | \r\n \r\n 166 \r\n | \r\n \r\n 59 \r\n | \r\n \r\n 2,81 \r\n | \r\n
\r\n 68 \r\n | \r\n \r\n Thuận\r\n Châu \r\n | \r\n \r\n Sơn\r\n La \r\n | \r\n \r\n 161 \r\n | \r\n \r\n 66 \r\n | \r\n \r\n 2,43 \r\n | \r\n
\r\n 69 \r\n | \r\n \r\n Tiên\r\n Yên \r\n | \r\n \r\n Quảng\r\n Ninh \r\n | \r\n \r\n 355 \r\n | \r\n \r\n 84 \r\n | \r\n \r\n 4,22 \r\n | \r\n
\r\n 70 \r\n | \r\n \r\n Trùng\r\n Khánh \r\n | \r\n \r\n Cao\r\n Bằng \r\n | \r\n \r\n 282 \r\n | \r\n \r\n 84 \r\n | \r\n \r\n 3,36 \r\n | \r\n
\r\n 71 \r\n | \r\n \r\n Tuần\r\n Giáo \r\n | \r\n \r\n Điện\r\n Biên \r\n | \r\n \r\n 255 \r\n | \r\n \r\n 91 \r\n | \r\n \r\n 2,80 \r\n | \r\n
\r\n 72 \r\n | \r\n \r\n Tủa\r\n Chùa \r\n | \r\n \r\n Điện\r\n Biên \r\n | \r\n \r\n 64 \r\n | \r\n \r\n 35 \r\n | \r\n \r\n 1,82 \r\n | \r\n
\r\n 73 \r\n | \r\n \r\n Tuyên\r\n Quang \r\n | \r\n \r\n Tuyên\r\n Quang \r\n | \r\n \r\n 307 \r\n | \r\n \r\n 96 \r\n | \r\n \r\n 3,20 \r\n | \r\n
\r\n 74 \r\n | \r\n \r\n Văn\r\n Chấn \r\n | \r\n \r\n Yên\r\n Bái \r\n | \r\n \r\n 399 \r\n | \r\n \r\n 90 \r\n | \r\n \r\n 3,77 \r\n | \r\n
\r\n 75 \r\n | \r\n \r\n Văn\r\n Lý \r\n | \r\n \r\n Nam Định \r\n | \r\n \r\n 333 \r\n | \r\n \r\n 76 \r\n | \r\n \r\n 4,38 \r\n | \r\n
\r\n 76 \r\n | \r\n \r\n Vinh\r\n \r\n | \r\n \r\n Nghệ\r\n An \r\n | \r\n \r\n 221 \r\n | \r\n \r\n 83 \r\n | \r\n \r\n 2,90 \r\n | \r\n
\r\n 77 \r\n | \r\n \r\n Vĩnh\r\n Yên \r\n | \r\n \r\n Vĩnh\r\n Phúc \r\n | \r\n \r\n 207 \r\n | \r\n \r\n 78 \r\n | \r\n \r\n 2,65 \r\n | \r\n
\r\n 78 \r\n | \r\n \r\n Việt\r\n Trì \r\n | \r\n \r\n Phú\r\n Thọ \r\n | \r\n \r\n 285 \r\n | \r\n \r\n 89 \r\n | \r\n \r\n 3,20 \r\n | \r\n
\r\n 79 \r\n | \r\n \r\n Yên\r\n Bái \r\n | \r\n \r\n Yên\r\n Bái \r\n | \r\n \r\n 251 \r\n | \r\n \r\n 80 \r\n | \r\n \r\n 3,13 \r\n | \r\n
\r\n 80 \r\n | \r\n \r\n Yên\r\n Châu \r\n | \r\n \r\n Sơn\r\n La \r\n | \r\n \r\n 177 \r\n | \r\n \r\n 76 \r\n | \r\n \r\n 2,32 \r\n | \r\n
\r\n 81 \r\n | \r\n \r\n Cửa\r\n Ông \r\n | \r\n \r\n Quảng\r\n Ninh \r\n | \r\n \r\n 151 \r\n | \r\n \r\n 50 \r\n | \r\n \r\n 3,02 \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n Miền Nam \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n A\r\n Lưới \r\n | \r\n \r\n Thừa\r\n Thiên Huế \r\n | \r\n \r\n 489 \r\n | \r\n \r\n 125 \r\n | \r\n \r\n 3,91 \r\n | \r\n
\r\n 2 \r\n | \r\n \r\n Bảo\r\n Lộc \r\n | \r\n \r\n Lâm\r\n Đồng \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 95 \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n
\r\n 3 \r\n | \r\n \r\n Bến\r\n Tre \r\n | \r\n \r\n Bến\r\n Tre \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n
\r\n 4 \r\n | \r\n \r\n Biên\r\n Hòa \r\n | \r\n \r\n Đồng\r\n Nai \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 44 \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n
\r\n 5 \r\n | \r\n \r\n Buôn\r\n Mê Thuột \r\n | \r\n \r\n Đắc\r\n Lắc \r\n | \r\n \r\n 260 \r\n | \r\n \r\n 116 \r\n | \r\n \r\n 2,24 \r\n | \r\n
\r\n 6 \r\n | \r\n \r\n Cà\r\n Mau \r\n | \r\n \r\n Cà\r\n Mau \r\n | \r\n \r\n 256 \r\n | \r\n \r\n 123 \r\n | \r\n \r\n 2,08 \r\n | \r\n
\r\n 7 \r\n | \r\n \r\n Cam Ranh \r\n | \r\n \r\n Khánh\r\n Hòa \r\n | \r\n \r\n 55 \r\n | \r\n \r\n 40 \r\n | \r\n \r\n 1,38 \r\n | \r\n
\r\n 8 \r\n | \r\n \r\n Càng\r\n Long \r\n | \r\n \r\n Trà\r\n Vinh \r\n | \r\n \r\n 289 \r\n | \r\n \r\n 135 \r\n | \r\n \r\n 2,14 \r\n | \r\n
\r\n 9 \r\n | \r\n \r\n Đồng\r\n Tháp \r\n | \r\n \r\n Đồng\r\n Tháp \r\n | \r\n \r\n 397 \r\n | \r\n \r\n 111 \r\n | \r\n \r\n 3,58 \r\n | \r\n
\r\n 10 \r\n | \r\n \r\n Cần\r\n Thơ \r\n | \r\n \r\n Cần\r\n Thơ \r\n | \r\n \r\n 207 \r\n | \r\n \r\n 90 \r\n | \r\n \r\n 2,30 \r\n | \r\n
\r\n 11 \r\n | \r\n \r\n Côn\r\n Đảo \r\n | \r\n \r\n Bà\r\n Rịa - Vũng Tàu \r\n | \r\n \r\n 231 \r\n | \r\n \r\n 78 \r\n | \r\n \r\n 2,96 \r\n | \r\n
\r\n 12 \r\n | \r\n \r\n Đà\r\n Lạt \r\n | \r\n \r\n Lâm\r\n Đồng \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 90 \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n
\r\n 13 \r\n | \r\n \r\n Đà\r\n Nẵng \r\n | \r\n \r\n Đà\r\n Nẵng \r\n | \r\n \r\n 144 \r\n | \r\n \r\n 73 \r\n | \r\n \r\n 2,25 \r\n | \r\n
\r\n 14 \r\n | \r\n \r\n Huế \r\n | \r\n \r\n Thừa\r\n Thiên Huế \r\n | \r\n \r\n 200 \r\n | \r\n \r\n 87 \r\n | \r\n \r\n 2,29 \r\n | \r\n
\r\n 15 \r\n | \r\n \r\n Kon\r\n Tum \r\n | \r\n \r\n Kon\r\n Tum \r\n | \r\n \r\n 163 \r\n | \r\n \r\n 70 \r\n | \r\n \r\n 2,32 \r\n | \r\n
\r\n 16 \r\n | \r\n \r\n Mơ\r\n Rắc \r\n | \r\n \r\n Đắc\r\n Lắc \r\n | \r\n \r\n 214 \r\n | \r\n \r\n 94 \r\n | \r\n \r\n 2,27 \r\n | \r\n
\r\n 17 \r\n | \r\n \r\n Miền\r\n Tây \r\n | \r\n \r\n Phú\r\n Yên \r\n | \r\n \r\n 191 \r\n | \r\n \r\n 91 \r\n | \r\n \r\n 2,10 \r\n | \r\n
\r\n 18 \r\n | \r\n \r\n Mỹ\r\n Tho \r\n | \r\n \r\n Tiền\r\n Giang \r\n | \r\n \r\n 309 \r\n | \r\n \r\n 118 \r\n | \r\n \r\n 2,62 \r\n | \r\n
\r\n 19 \r\n | \r\n \r\n Nam Đông \r\n | \r\n \r\n Thừa\r\n Thiên Huế \r\n | \r\n \r\n 430 \r\n | \r\n \r\n 141 \r\n | \r\n \r\n 3,04 \r\n | \r\n
\r\n 20 \r\n | \r\n \r\n Nha\r\n Trang \r\n | \r\n \r\n Khánh\r\n Hòa \r\n | \r\n \r\n 86,75 \r\n | \r\n \r\n 55 \r\n | \r\n \r\n 1,57 \r\n | \r\n
\r\n 21 \r\n | \r\n \r\n Phan\r\n Thiết \r\n | \r\n \r\n Bình\r\n Thuận \r\n | \r\n \r\n 154,75 \r\n | \r\n \r\n 71 \r\n | \r\n \r\n 2,17 \r\n | \r\n
\r\n 22 \r\n | \r\n \r\n Phú\r\n Quốc \r\n | \r\n \r\n Kiên\r\n Giang \r\n | \r\n \r\n 234,50 \r\n | \r\n \r\n 107 \r\n | \r\n \r\n 2,19 \r\n | \r\n
\r\n 23 \r\n | \r\n \r\n Phước\r\n Long \r\n | \r\n \r\n Bình\r\n Phước \r\n | \r\n \r\n 261,50 \r\n | \r\n \r\n 116 \r\n | \r\n \r\n 2,25 \r\n | \r\n
\r\n 24 \r\n | \r\n \r\n Plâyku \r\n | \r\n \r\n Gia\r\n Lai \r\n | \r\n \r\n 206 \r\n | \r\n \r\n 94 \r\n | \r\n \r\n 2,19 \r\n | \r\n
\r\n 25 \r\n | \r\n \r\n Quảng\r\n Ninh \r\n | \r\n \r\n Quảng\r\n Ngãi \r\n | \r\n \r\n 166,75 \r\n | \r\n \r\n 102 \r\n | \r\n \r\n 1,63 \r\n | \r\n
\r\n 26 \r\n | \r\n \r\n Quy\r\n Nhơn \r\n | \r\n \r\n Bình\r\n Định \r\n | \r\n \r\n 101,25 \r\n | \r\n \r\n 57 \r\n | \r\n \r\n 1,77 \r\n | \r\n
\r\n 27 \r\n | \r\n \r\n Rạch\r\n Giá \r\n | \r\n \r\n Kiên\r\n Giang \r\n | \r\n \r\n 212,50 \r\n | \r\n \r\n 119 \r\n | \r\n \r\n 1,78 \r\n | \r\n
\r\n 28 \r\n | \r\n \r\n Sóc\r\n Trăng \r\n | \r\n \r\n Sóc\r\n Trăng \r\n | \r\n \r\n 196,50 \r\n | \r\n \r\n 98 \r\n | \r\n \r\n 2,00 \r\n | \r\n
\r\n 29 \r\n | \r\n \r\n Tân\r\n Sơn Nhất \r\n | \r\n \r\n TP.\r\n Hồ Chí Minh \r\n | \r\n \r\n 192,50 \r\n | \r\n \r\n 122 \r\n | \r\n \r\n 1,57 \r\n | \r\n
\r\n 30 \r\n | \r\n \r\n Tây\r\n Ninh \r\n | \r\n \r\n Tây\r\n Ninh \r\n | \r\n \r\n 263,25 \r\n | \r\n \r\n 105 \r\n | \r\n \r\n 2,50 \r\n | \r\n
\r\n 31 \r\n | \r\n \r\n Trà\r\n Mi \r\n | \r\n \r\n Quảng\r\n Nam \r\n | \r\n \r\n 325 \r\n | \r\n \r\n 131 \r\n | \r\n \r\n 2,48 \r\n | \r\n
\r\n 32 \r\n | \r\n \r\n Tuy\r\n Hòa \r\n | \r\n \r\n Phú\r\n Yên \r\n | \r\n \r\n 77,75 \r\n | \r\n \r\n 57 \r\n | \r\n \r\n 1,36 \r\n | \r\n
\r\n 33 \r\n | \r\n \r\n Vũng\r\n Tầu \r\n | \r\n \r\n Bà\r\n Rịa - Vũng Tàu \r\n | \r\n \r\n 312 \r\n | \r\n \r\n 93 \r\n | \r\n \r\n 2,27 \r\n | \r\n
Ghi\r\nchú: K là tỉ số giữa số giờ dông\r\ntrung bình năm và số ngày dông trung bình năm
\r\n\r\n\r\n\r\n
BẢN\r\nĐỒ PHÂN VÙNG MẬT ĐỘ SÉT VIỆT NAM
\r\n\r\nMAP\r\nOF LIGHTNING DENSITY DISTRIBUTION ON THE VIETNAM
\r\n\r\nHình E.2: Bản đồ phân vùng mật độ sét của Việt Nam
\r\n\r\nGhi\r\nchú:
\r\n\r\n(1)\r\nĐo tại Gia Sàng, Thái Nguyên.
\r\n\r\n(2)\r\nĐo trên đường dây trên không 220 kV miền Bắc Việt Nam.
\r\n\r\nHình E.3: Đường phân bố xác suất biên độ dòng sét đo\r\nđược trên đường dây trên không 220 kV miền Bắc Việt Nam
\r\n\r\nGhi\r\nchú:
\r\n\r\n(1)\r\nĐo tại Gia Sàng, Thái Nguyên.
\r\n\r\n(2)\r\nĐo trên đường dây trên không 220 kV miền Bắc Việt Nam.
\r\n\r\nHình E.4: Đường phân bố xác suất độ dốc dòng sét đo\r\nđược trên đường dây trên không 220 kV miền Bắc Việt Nam
\r\n\r\nE.2 Đặc điểm địa chất của Việt Nam
\r\n\r\nE.2.1 Nguy\r\nhiểm do sét gây ra đối với các phương tiện vô tuyến điện tử trên mặt đất có\r\nliên quan đến các đặc điểm địa hình, địa lý, khí tượng và địa chất. Biên độ\r\ndòng sét đánh xuống đất có khuynh hướng giảm đến một giá trị không đổi khi điện\r\ntrở suất của đất lớn. Hai yếu tố cơ bản khi phân vùng sét nguy hiểm phải quan\r\ntâm là mức Keraunic và giá trị điện trở suất của đất.
\r\n\r\nE.2.2 Để xác\r\nđịnh giá trị điện trở suất của đất tại khu vực đặt trạm viễn thông ta phải tiến\r\nhành đo đạt như quy định ở mục 3.3.
\r\n\r\nĐiện trở suất của đất phụ thuộc vào thành phần cấu\r\ntạo, độ ẩm, lượng muối và nhiệt độ của đất. Các giá trị điện trở suất và điện\r\ndẫn suất của một số loại đất và nước được trình bày trong bảng E.3.
\r\n\r\nBảng E.3: Điện trở suất và điện dẫn suất của đất và\r\nnước
\r\n\r\n\r\n Đặc điểm của vùng \r\n | \r\n \r\n Điện trở suất, r (W.m) \r\n | \r\n \r\n Điện dẫn suất, s = 1/r (S/m) \r\n | \r\n
\r\n Vùng\r\n ven biển cát khô \r\nVùng\r\n đồng bằng, đầm lầy, rừng \r\nVùng\r\n đất trồng trọt, đất đen \r\nVùng\r\n đất có đá \r\nVùng\r\n núi \r\nNước\r\n sông và hồ \r\nNước\r\n biển \r\n | \r\n \r\n (5,0 ÷ 10).103 \r\n(1,2 ÷ 3,0).102 \r\n(1,0 ÷ 2,0).102 \r\n(0,5 ÷ 1,0).103 \r\n(1,0 ÷ 2,0).103 \r\n(0,04 ÷ 1,0).103 \r\n(0,25 ÷ 1,0) \r\n | \r\n \r\n (0,1 ÷ 2,0).10-3 \r\n(3,0 ÷ 8,0).10-3 \r\n(5,0 ÷ 10).10-3 \r\n(1,0 ÷ 2,0).10-3 \r\n(0,5 ÷ 1,0).10-3 \r\n(0,1 ÷ 24).10-3 \r\n(1,0 ÷ 4,0) \r\n | \r\n
E.2.3 Sự phụ\r\nthuộc điện trở suất của đất vào nhiệt độ được xác định bằng biểu thức sau:
\r\n\r\nrt = r18/[1+a(t0 - 180)]
\r\n\r\nTrong\r\nđó:
\r\n\r\nrt - điện trở suất của đất ở nhiệt độ t0C;
\r\n\r\nr18 - điện trở suất của đất ở nhiệt độ 180C;
\r\n\r\na - hệ số nhiệt của\r\nđộ dẫn điện, trong giải nhiệt độ (180C ÷ 500C) có giá trị\r\nbằng 0,026.
\r\n\r\nE.2.4 Trong\r\nnhững trường hợp không thể tiến hành đo đạt giá trị điện trở suất của đất tại\r\nkhu vực đặt trạm có thể lấy giá trị điện trở suất từ bản đồ phân vùng điện trở\r\nsuất của đất ở Việt Nam, như trình bày trên hình E.5.
\r\n\r\nHình E.5: Bản đồ phân vùng điện trở suất của đất ở\r\nViệt Nam
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
TÍNH TOÁN HỆ SỐ\r\nCHE CHẮN CỦA DÂY CHỐNG SÉT NGẦM
\r\n\r\nF.1 Tác dụng che\r\nchắn của dây chống sét ngầm phụ thuộc vào vị trí lắp đặt của dây chống sét ngầm\r\nvà được đánh giá bằng hệ số che chắn h
\r\n\r\nHệ số che chắn h được xác định\r\nbằng tỉ số các dòng điện trên vỏ cáp khi có (I’sh) và không có (Ish) dây chống\r\nsét ngầm như sau:
\r\n\r\nh = I’sh / Ish
\r\n\r\nF.2 Hệ số che\r\nchắn của một dây chống sét ngầm (xem hình F.a)
\r\n\r\nHệ số che chắn của một dây chống sét ngầm được xác\r\nđịnh bằng biểu thức:
\r\n\r\nh = In(x/s) / ln(x2/s.r)
\r\n\r\nTrong đó:
\r\n\r\nr - bán kính trung bình của vỏ cáp;
\r\n\r\ns - bán kính của dây chống sét ngầm;
\r\n\r\nx - khoảng cách giữa các trục của cáp và dây chống\r\nsét ngầm
\r\n\r\nBảng F.1 và F.2 cho các giá trị hệ số che chắn đối\r\nvới một số kích thước dây dẫn và khoảng cách giữa dây dẫn và dây chống sét ngầm\r\nkhác nhau.
\r\n\r\nBảng F.1: Hệ số che chắn với r = 10 mm
\r\n\r\n\r\n x(m) \r\n | \r\n \r\n s = 2 mm \r\n | \r\n \r\n s = 3 mm \r\n | \r\n \r\n s = 5 mm \r\n | \r\n \r\n s = 8 mm \r\n | \r\n \r\n s = 12 mm \r\n | \r\n
\r\n 0,15 \r\n | \r\n \r\n 0,61 \r\n | \r\n \r\n 0,59 \r\n | \r\n \r\n 0,56 \r\n | \r\n \r\n 0,52 \r\n | \r\n \r\n 0,48 \r\n | \r\n
\r\n 0,25 \r\n | \r\n \r\n 0,60 \r\n | \r\n \r\n 0,58 \r\n | \r\n \r\n 0,55 \r\n | \r\n \r\n 0,52 \r\n | \r\n \r\n 0,49 \r\n | \r\n
\r\n 0,50 \r\n | \r\n \r\n 0,59 \r\n | \r\n \r\n 0,57 \r\n | \r\n \r\n 0,54 \r\n | \r\n \r\n 0,51 \r\n | \r\n \r\n 0,49 \r\n | \r\n
\r\n 1,00 \r\n | \r\n \r\n 0,57 \r\n | \r\n \r\n 0,56 \r\n | \r\n \r\n 0,53 \r\n | \r\n \r\n 0,51 \r\n | \r\n \r\n 0,49 \r\n | \r\n
Bảng F.2: Hệ số che chắn với r = 20 mm
\r\n\r\n\r\n x(m) \r\n | \r\n \r\n s = 2 mm \r\n | \r\n \r\n s = 3 mm \r\n | \r\n \r\n s = 5 mm \r\n | \r\n \r\n s = 8 mm \r\n | \r\n \r\n s = 12 mm \r\n | \r\n
\r\n 0,15 \r\n | \r\n \r\n 0,68 \r\n | \r\n \r\n 0,65 \r\n | \r\n \r\n 0,62 \r\n | \r\n \r\n 0,59 \r\n | \r\n \r\n 0,55 \r\n | \r\n
\r\n 0,25 \r\n | \r\n \r\n 0,65 \r\n | \r\n \r\n 0,63 \r\n | \r\n \r\n 0,60 \r\n | \r\n \r\n 0,57 \r\n | \r\n \r\n 0,54 \r\n | \r\n
\r\n 0,50 \r\n | \r\n \r\n 0,63 \r\n | \r\n \r\n 0,61 \r\n | \r\n \r\n 0,59 \r\n | \r\n \r\n 0,56 \r\n | \r\n \r\n 0,54 \r\n | \r\n
\r\n 1,00 \r\n | \r\n \r\n 0,61 \r\n | \r\n \r\n 0,60 \r\n | \r\n \r\n 0,58 \r\n | \r\n \r\n 0,55 \r\n | \r\n \r\n 0,53 \r\n | \r\n
F.2 Hệ số che\r\nchắn của nhiều dây chống sét ngầm được bố trí trên một đường tròn xung quanh\r\ncáp
\r\n\r\nF.2.1 Trường\r\nhợp dùng hai dây chống sét ngầm (xem hình F.b)
\r\n\r\nBảng F.3: Hệ số che chắn của 2 dây chống sét ngầm
\r\n\r\n\r\n x(m) \r\n | \r\n \r\n g = 300 \r\n | \r\n \r\n g = 450 \r\n | \r\n \r\n g = 600 \r\n | \r\n \r\n g = 900 \r\n | \r\n
\r\n 0,15 \r\n | \r\n \r\n 0,38 \r\n | \r\n \r\n 0,36 \r\n | \r\n \r\n 0,34 \r\n | \r\n \r\n 0,33 \r\n | \r\n
\r\n 0,25 \r\n | \r\n \r\n 0,38 \r\n | \r\n \r\n 0,35 \r\n | \r\n \r\n 0,34 \r\n | \r\n \r\n 0,33 \r\n | \r\n
\r\n 0,50 \r\n | \r\n \r\n 0,37 \r\n | \r\n \r\n 0,35 \r\n | \r\n \r\n 0,34 \r\n | \r\n \r\n 0,33 \r\n | \r\n
\r\n 1,00 \r\n | \r\n \r\n 0,37 \r\n | \r\n \r\n 0,35 \r\n | \r\n \r\n 0,34 \r\n | \r\n \r\n 0,33 \r\n | \r\n
F.2.2 Trường\r\nhợp dùng ba dây chống sét ngầm, với khoảng cách x = 0,25 m (xem hình F.c)
\r\n\r\nBảng F.4: Hệ số che chắn của 3 dây chống sét ngầm (x\r\n= 0,25 m)
\r\n\r\n\r\n g = 300 \r\n | \r\n \r\n g = 600 \r\n | \r\n \r\n g = 900 \r\n | \r\n \r\n g = 1200 \r\n | \r\n
\r\n 0.33 \r\n | \r\n \r\n 0.26 \r\n | \r\n \r\n 0.23 \r\n | \r\n \r\n 0.22 \r\n | \r\n
F.2.3 Trường\r\nhợp dùng n dây chống sét ngầm bố trí đối xứng xung quanh cáp, với khoảng cách x\r\n= 0,25 m (xem hình F.d, F.e, F.f)
\r\n\r\nBảng F.5: Hệ số che chắn của n dây chống sét ngầm bố\r\ntrí đối xứng xung quanh cáp (với x = 0,25m)
\r\n\r\n\r\n n = 4 \r\n | \r\n \r\n n = 6 \r\n | \r\n \r\n n = 8 \r\n | \r\n
\r\n 0.16 \r\n | \r\n \r\n 0.09 \r\n | \r\n \r\n 0.06 \r\n | \r\n
Hình F: Bố trí dây chống sét ngầm xung quanh cáp
\r\n\r\n\r\n\r\n
BẢNG\r\nTỪ VIẾT TẮT
\r\n\r\n\r\n Chữ viết tắt \r\n | \r\n \r\n Tiếng Anh \r\n | \r\n \r\n Tiếng Việt \r\n | \r\n
\r\n EEC \r\n | \r\n \r\n Electronic\r\n Equipment Cabinet \r\n | \r\n \r\n Cabin\r\n thiết bị điện tử \r\n | \r\n
\r\n EEE \r\n | \r\n \r\n Electronic\r\n Equipment Enclosure \r\n | \r\n \r\n Cấu\r\n trúc che chắn bảo vệ thiết bị điện tử \r\n | \r\n
\r\n AG/EEE \r\n | \r\n \r\n Above\r\n Ground EEE \r\n | \r\n \r\n Cấu\r\n trúc che chắn bảo vệ thiết bị điện tử đặt nổi trên mặt đất \r\n | \r\n
\r\n BG/EEE \r\n | \r\n \r\n Below\r\n Ground EEE \r\n | \r\n \r\n Cấu\r\n trúc che chắn bảo vệ thiết bị điện tử đặt ngầm dưới mặt đất \r\n | \r\n
\r\n BN \r\n | \r\n \r\n Bonding\r\n Network \r\n | \r\n \r\n Mạng\r\n liên kết \r\n | \r\n
\r\n CBN \r\n | \r\n \r\n Common\r\n Bonding Network \r\n | \r\n \r\n Mạng\r\n liên kết chung \r\n | \r\n
\r\n MBN \r\n | \r\n \r\n Mesh\r\n Bonding Network \r\n | \r\n \r\n Mạng\r\n liên kết mắt lưới \r\n | \r\n
\r\n IBN \r\n | \r\n \r\n Isolated\r\n Bonding Network \r\n | \r\n \r\n Mạng\r\n liên kết cách ly \r\n | \r\n
\r\n M-IBN \r\n | \r\n \r\n Mesh-Isolated\r\n Bonding Network \r\n | \r\n \r\n Mạng\r\n liên kết cách ly mắt lưới \r\n | \r\n
\r\n S-IBN \r\n | \r\n \r\n Star-Isolated\r\n Bonding Network \r\n | \r\n \r\n Mạng\r\n liên kết cách ly hình sao \r\n | \r\n
\r\n SPC \r\n | \r\n \r\n Single\r\n Point Connection \r\n | \r\n \r\n Điểm\r\n nối đơn \r\n | \r\n
\r\n SPCW \r\n | \r\n \r\n Single\r\n Point Connection Window \r\n | \r\n \r\n Cửa\r\n sổ điểm nối đơn \r\n | \r\n
\r\n LPZ \r\n | \r\n \r\n Lightning\r\n Protection Zone \r\n | \r\n \r\n Vùng\r\n bảo vệ chống sét \r\n | \r\n
\r\n IT \r\n | \r\n \r\n Insulation\r\n Terrestrial \r\n | \r\n \r\n Mạng\r\n IT \r\n | \r\n
\r\n TN \r\n | \r\n \r\n Terrestrial\r\n Neutral \r\n | \r\n \r\n Mạng TN \r\n | \r\n
\r\n TN-C \r\n | \r\n \r\n Terrestrial\r\n neutral combined \r\n | \r\n \r\n Mạng\r\n TN-C \r\n | \r\n
\r\n TN-S \r\n | \r\n \r\n Terrestrial\r\n neutral separated \r\n | \r\n \r\n Mạng\r\n TN-S \r\n | \r\n
\r\n TN-C-S \r\n | \r\n \r\n Terrestrial\r\n neutral combined and separated \r\n | \r\n \r\n Mạng\r\n TN-C-S \r\n | \r\n
\r\n TT \r\n | \r\n \r\n Terrestriated\r\n Terrestrial \r\n | \r\n \r\n Mạng\r\n TT \r\n | \r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n
1. IEC 1024-1: Protection of structures against\r\nlightning. Part 1: General principles 03/1990
\r\n\r\n2. IEC 1024-1-1: Protection of structures against\r\nlightning. Part 1: General principles. Section 1: Guide A - Selection of\r\nprotection levels for lightning protection systems, 08/1993
\r\n\r\n3. IEC 61024-1-2: Protection of structures against\r\nlightning
\r\n\r\nPart 1-2: General principles
\r\n\r\nGuide B - Design, installation, maintenance and\r\ninspection of lightning protection systems. 05/1998
\r\n\r\n4. IEC 61643-1: Surge protective devices connected\r\nto low - voltage power distribution systems. Part 1: Performance requirements\r\nand testing methods, 02/1998
\r\n\r\n5. ITU-T Directives: The protection of telecommunication\r\nand equipment against lighting discharges, ITU, 1974 and 1978
\r\n\r\n6. ITU-T Recommendation K.39, Risk assessment of\r\ndamages to telecommunication sites due to lighting discharges, 10/1996
\r\n\r\n7. ITU-T Recommendation K.40, Protection against\r\nLEMP in telecommunication centers, 10/1996
\r\n\r\n8. ITU-T Recommendation K.25, Protection of optical\r\nfibre cables, 11/2000
\r\n\r\n9. ITU-T Recommendation K.47, Protection of\r\ntelecommunication lines using metallic conductors against direct lightning\r\ndischarges, 09/2000
\r\n\r\n10. ITU-T Recommendation K.27, Bonding\r\nconfigurations and earthing inside a telecommunication building, 1996
\r\n\r\n11. ITU-T Recommendation K31, Bonding configurations\r\nand earthing of Telecommunication installations inside a Subseriber’s building,\r\n1993.
\r\n\r\n12. ITU-T Recommendation K35, Bonding configurations\r\nand earthing at remote electronic sites, 1996.
\r\n\r\n13. NZS/AS 1768-1991: New Zeland/Australian Standard\r\nLightning Protection.
\r\n\r\n14. ETSI EN 30 253: Environment Engineering (EE);\r\nEarthing and bonding configuration inside telecommunication centres, 12/2001
\r\n\r\n16. NFC 17-102: 1995/French Standard Lightning\r\nprotection. Protection of structure and open areas against lightning using\r\nearly streamer emission air terminals, 07/1995
\r\n\r\n17. UL 1449 Standard for Transient Voltage Surge\r\nSuppressors, 08/1996
\r\n\r\n18. TCN 68-141: 1999: Tiếp đất cho các công trình\r\nviễn thông, Tổng cục Bưu điện, 1999
\r\n\r\n19. TCN 68-135: 2000: Chống sét bảo vệ các công\r\ntrình viễn thông, Tổng cục Bưu điện, 2000.
\r\n\r\n20. TCN 68-167: 1997: Thiết bị chống quá áp, quá\r\ndòng bảo vệ các thiết bị viễn thông, Tổng cục Bưu điện, 1997
\r\n\r\n21. TCN 68-174: 1998: Quy phạm chống sét và tiếp đất\r\ncho các công trình viễn thông, Tổng cục Bưu điện, 1998.
\r\n\r\nFile gốc của Tiêu chuẩn ngành TCN68-174:2006 về quy phạm chống sét và tiếp đất cho các công trình viễn thông do Bộ Bưu chính Viễn thông ban hành đang được cập nhật.
Tiêu chuẩn ngành TCN68-174:2006 về quy phạm chống sét và tiếp đất cho các công trình viễn thông do Bộ Bưu chính Viễn thông ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Bưu chính Viễn thông |
Số hiệu | TCN68-174:2006 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn ngành |
Người ký | Đã xác định |
Ngày ban hành | 2006-07-25 |
Ngày hiệu lực | |
Lĩnh vực | Xây dựng - Đô thị |
Tình trạng | Hết hiệu lực |