THIẾT\r\nBỊ VÔ TUYẾN CỰ LÝ NGẮN DẢI TẦN TỪ 9 kHz – 25 MHz
\r\n\r\n\r\n\r\nSHORT RANGE DEVICES -\r\nRADIO EQUIPMENT IN THE
\r\n\r\nFREQUENCY RANGE 9 KHZ\r\nTO 25 MHZ
\r\n\r\nTECHNICAL\r\nREQUIREMENTS
\r\n\r\n\r\n\r\n
MỤC LỤC
\r\n\r\nLời nói đầu
\r\n\r\n1. Phạm vi áp dụng
\r\n\r\n2. Tài liệu tham chiếu chuẩn
\r\n\r\n3. Các định nghĩa, ký hiệu và chữ viết tắt
\r\n\r\n3.1 Định nghĩa
\r\n\r\n3.2 Các ký hiệu
\r\n\r\n3.3 Các chữ viết tắt
\r\n\r\n4. Yêu cầu kỹ thuật
\r\n\r\n4.1 Các yêu cầu chung
\r\n\r\n4.2 Mô tả thiết bị cần đo kiểm
\r\n\r\n4.3 Thiết bị điện và cơ khí
\r\n\r\n4.4 Các công bố của bên có thiết bị cần đo kiểm\r\n
\r\n\r\n4.5 Thiết bị kiểm tra phụ trợ
\r\n\r\n4.6 Diễn giải các kết quả đo
\r\n\r\n5. Điều kiện đo kiểm, nguồn điện và nhiệt độ\r\nmôi trường
\r\n\r\n5.1 Điều kiện đo kiểm bình thường và tới hạn
\r\n\r\n5.2 Nguồn điện đo kiểm
\r\n\r\n5.3 Điều kiện đo kiểm bình thường
\r\n\r\n5.4 Điều kiện đo kiểm tới hạn
\r\n\r\n6. Điều kiện chung
\r\n\r\n6.1 Tín hiệu và quá trình điều chế đo kiểm\r\nbình thường
\r\n\r\n6.2 Ăng ten giả
\r\n\r\n6.3 Bộ ghép đo
\r\n\r\n6.4 Vị trí đo kiểm và sơ đồ đo chung đối với\r\ncác phép đo bức xạ
\r\n\r\n6.5 Chế độ hoạt động của máy phát
\r\n\r\n6.6 Máy thu đo
\r\n\r\n7. Các yêu cầu máy phát
\r\n\r\n7.1 Phân loại máy phát
\r\n\r\n7.2 Mức công suất sóng mang của máy phát
\r\n\r\n7.3 Dải tần cho phép của băng thông điều chế
\r\n\r\n7.4 Phát xạ giả
\r\n\r\n7.5 Chu kỳ hoạt động
\r\n\r\n8. Yêu cầu đối với máy thu
\r\n\r\n8.1 Độ chọn lọc kênh lân cận-trong dải
\r\n\r\n8.2 Giảm độ nhạy thu đối với tín hiệu không\r\nmong muốn
\r\n\r\n8.3 Phát xạ giả của máy thu
\r\n\r\n9. Độ không đảm bảo đo
\r\n\r\nPhụ lục A (Quy định): Phép đo bức xạ
\r\n\r\nPhụ lục B (Quy định): Các giới hạn sóng mang\r\nmáy phát
\r\n\r\nPhụ lục C: (Quy định): Giới hạn dòng sóng mang\r\nRF x tiết diện ăng ten máy phát đối với vòng kích thước lớn
\r\n\r\nPhụ lục D: (Quy định) Hệ số hiệu chỉnh giới hạn\r\ntrường H đối với các trường E được phát
\r\n\r\nPhụ lục E: (Quy định) Các giới hạn phát xạ giả,\r\ntrường H bức xạ tại các khoảng cách 10 m
\r\n\r\nPhụ lục F: (Quy định) Các ăng ten vòng chế tạo\r\ntheo yêu cầu của khách hàng
\r\n\r\nPhụ lục G: (Tham khảo) Bộ ghép đo dòng sóng mang\r\nvà hài máy phát cảm ứng sử dụng ăng ten giả (chỉ đối với sản phẩm nhóm 3)
\r\n\r\nPhụ lục H: (Tham khảo) Các trường E trong trường\r\ngần tại các tần số thấp
\r\n\r\nPhụ lục I: (Tham khảo) Các phép đo trường H tại\r\nkhoảng cách khác 10 m
\r\n\r\nPhụ lục J: (Tham khảo) Tóm tắt các yêu cầu đối\r\nvới máy phát
\r\n\r\nPhụ lục K: (Tham khảo) Các phép đo dạng phổ máy\r\nphát mức thấp
\r\n\r\nTài liệu tham khảo
\r\n\r\n\r\n\r\n
LỜI NÓI ĐẦU
\r\n\r\nTiêu chuẩn Ngành TCN 68 - 243: 2006 “Thiết\r\nbị vô tuyến cự ly ngắn dải tần từ 9 kHz đến 25 MHz - Yêu cầu kỹ thuật” được\r\nxây dựng trên cơ sở tiêu chuẩn ETSI EN 300 330-1 của Viện Tiêu chuẩn Viễn thông\r\nchâu Âu (ETSI), có tham khảo các tiêu chuẩn EN 300 330 V1.2.2, ETS 300 683, ETR\r\n28.
\r\n\r\nTiêu chuẩn Ngành TCN 68 - 243: 2006 do Viện\r\nKhoa học Kỹ thuật Bưu điện (RIPT) biên soạn theo đề nghị của Vụ Khoa học - Công\r\nnghệ và được ban hành theo Quyết định số 27/2006/BBCVT ngày 25 tháng 7 năm 2006\r\ncủa Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông.
\r\n\r\nTiêu chuẩn Ngành TCN 68 - 243: 2006 được ban\r\nhành dưới dạng song ngữ (tiếng Việt và tiếng Anh). Trong trường hợp có tranh\r\nchấp về cách hiểu do biên dịch, bản tiếng Việt được áp dụng.
\r\n\r\n\r\n\r\n
THIẾT BỊ VÔ TUYẾN CỰ\r\nLY NGẮN DẢI TẦN TỪ 9 kHz ĐẾN 25 MHz YÊU CẦU KỸ THUẬT
\r\n\r\n(Ban hành kèm theo\r\nQuyết định số 27/2006/QĐ-BBCVT ngày 25/7/2006 của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn\r\nthông)
\r\n\r\n\r\n\r\nTiêu chuẩn này áp dụng cho các máy thu, phát\r\nvô tuyến cự ly ngắn (SRD):
\r\n\r\na) Máy phát hoạt động trong dải tần từ 9 kHz\r\nđến 25 MHz; và máy phát có vòng cảm ứng hoạt động trong dải tần từ 9 kHz đến 30\r\nMHz.
\r\n\r\nb) Máy thu hoạt động trong dải tần từ 9 kHz\r\nđến 30 MHz.
\r\n\r\nTiêu chuẩn này áp dụng chung cho các thiết bị\r\nvô tuyến cự ly ngắn sau:
\r\n\r\n- Các hệ thống mạch vòng cảm ứng;
\r\n\r\n- Các thiết bị có đầu nối ăng ten ngoài\r\nvà/hoặc với ăng ten tích hợp;
\r\n\r\n- Các hệ thống cảnh báo, nhận dạng, điều\r\nkhiển xa, đo xa;
\r\n\r\n- Các thiết bị thoại hoặc phi thoại.
\r\n\r\nCác thiết vô tuyến cự ly ngắn được phân loại\r\ntheo nhóm công suất dựa trên mức cường độ từ trường bức xạ hoặc công suất ra\r\ncực đại như trong Bảng 1.
\r\n\r\nBảng 1: Mức công suất\r\n(e.i.r.p) hoặc cường độ từ trường H bức xạ cực đại
\r\n\r\n\r\n Loại \r\n | \r\n \r\n Mức công suất hoặc\r\n cường độ từ trường cực đại (e.i.r.p) \r\n | \r\n
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n 7 dBmA/m đo cách 10 m \r\n | \r\n
\r\n 2 \r\n | \r\n \r\n 42 dBmA/m đo cách 10 m \r\n | \r\n
\r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 72 dBmA/m đo cách 10 m | \r\n
\r\n 4 \r\n | \r\n \r\n 37,7 dBmA/m đo cách 10 m | \r\n
\r\n 5 \r\n | \r\n \r\n 9 dBmA/m đo cách 10 m (trong dải 4,642\r\n MHz đến 30 MHz) \r\n | \r\n
Tiêu chuẩn này làm sở cứ cho việc đo kiểm và\r\nchứng nhận hợp chuẩn thiết bị vô tuyến cự ly ngắn dải tần từ 9 kHz đến 25 MHz.
\r\n\r\n2. Tài liệu tham\r\nchiếu chuẩn
\r\n\r\n[1] EN 300 330 - 1 V.1.3.2 (2002-12) “Short\r\nrange devices (SRD); Radio equipment in the frequency range 9 kHz to 25 MHz and\r\ninductive loop systems in the frequency range 9 kHz to 30 MHz - Part 1:\r\nTechnical characteristics and test methods”.
\r\n\r\n3. Các định nghĩa, ký\r\nhiệu và chữ viết tắt
\r\n\r\n3.1 Định nghĩa
\r\n\r\nCảnh báo: Việc sử dụng thông tin vô tuyến để\r\nchỉ thị một trạng thái báo động tại phía đầu xa.
\r\n\r\nĂng ten giả: Tải làm giảm bức xạ,\r\ncó trở kháng tương đương với trở kháng danh định do bên có thiết bị cần đo kiểm\r\nquy định.
\r\n\r\nDải tần số được ấn định: Dải tần trong đó\r\nthiết bị được phép hoạt động.
\r\n\r\nCác phép đo dẫn: Các phép đo được\r\nthực hiện bằng cách nối trực tiếp đến thiết bị cần kiểm tra.
\r\n\r\nĂng ten chế tạo theo yêu cầu của khách hàng: Ăng ten được chế tạo\r\ntheo các nguyên tắc thiết kế ăng ten của các nhà sản xuất nằm trong các giới\r\nhạn kiểm tra.
\r\n\r\nĂng ten riêng: Ăng ten có thể tháo\r\nrời, được kiểm tra và cung cấp kèm theo thiết bị vô tuyến, được thiết kế là một\r\nphần không thể thiếu được của thiết bị.
\r\n\r\nTrạm cố định: Thiết bị nhằm mục\r\nđích sử dụng tại một vị trí cố định.
\r\n\r\nĂng ten kiểm tra trường H: Vòng chắn điện hoặc\r\nmột ăng ten tương đương, dùng để đo cường độ từ trường.
\r\n\r\nHệ thống nhận dạng: Thiết bị bao gồm máy\r\nphát, máy thu (hay tổ hợp cả hai) và ăng ten để nhận dạng các đối tượng bằng bộ\r\nphát đáp.
\r\n\r\nĂng ten tích hợp: Ăng ten được gắn cố\r\nđịnh, nó có thể được thiết kế nằm bên trong thiết bị và là một phần không thể\r\nthiếu của thiết bị.
\r\n\r\nMô men lưỡng cực từ (chỉ các cuộn lõi không\r\nkhí):\r\nTích của (số vòng cuộn) x (tiết diện cuộn) x (dòng qua cuộn).
\r\n\r\nThiết bị di động: Thiết bị thường được\r\nlắp trên xe có động cơ.
\r\n\r\nThiết bị xách tay: Thiết bị mang theo\r\nngười hoặc gắn trên xe.
\r\n\r\nCác phép đo bức xạ: Các phép đo liên\r\nquan tới trường bức xạ.
\r\n\r\nĐiều khiển từ xa: Việc sử dụng thông\r\ntin vô tuyến để truyền dẫn các tín hiệu khởi tạo, thay đổi hay kết thúc các\r\nhoạt động của thiết bị ở cách xa.
\r\n\r\nĐo từ xa: Việc sử dụng thông tin vô tuyến để\r\nchỉ thị hay ghi số liệu ở cách xa.
\r\n\r\nBộ phát đáp: Thiết bị đáp ứng với\r\ntín hiệu dò tìm.
\r\n\r\n3.2 Các ký hiệu
\r\n\r\n\r\n E \r\n | \r\n \r\n Cường độ điện trường \r\n | \r\n
\r\n E0 \r\n | \r\n \r\n Cường độ điện trường chuẩn (xem phụ lục A) \r\n | \r\n
\r\n e.i.r.p \r\n | \r\n \r\n Công suất bức xạ đẳng hướng hiệu dụng \r\n | \r\n
\r\n f \r\n | \r\n \r\n Tần số \r\n | \r\n
\r\n H \r\n | \r\n \r\n Cường độ từ trường \r\n | \r\n
\r\n H0 \r\n | \r\n \r\n Cường độ từ trường chuẩn (xem phụ lục A) \r\n | \r\n
\r\n m \r\n | \r\n \r\n Mô men lưỡng cực từ \r\n | \r\n
\r\n P \r\n | \r\n \r\n Công suất \r\n | \r\n
\r\n PSTN \r\n | \r\n \r\n Mạng điện thoại chuyển mạch công cộng \r\n | \r\n
\r\n R \r\n | \r\n \r\n Khoảng cách \r\n | \r\n
\r\n R0 \r\n | \r\n \r\n Khoảng cách chuẩn (xem Phụ lục A) \r\n | \r\n
\r\n t \r\n | \r\n \r\n Thời gian. \r\n | \r\n
3.3 Các chữ viết tắt
\r\n\r\n\r\n EMC \r\n | \r\n \r\n Tương thích điện từ \r\n | \r\n
\r\n ISM \r\n | \r\n \r\n Công nghiệp, khoa học và y tế \r\n | \r\n
\r\n RF \r\n | \r\n \r\n Tần số vô tuyến \r\n | \r\n
\r\n R&TTE \r\n | \r\n \r\n Thiết bị đầu cuối viễn thông và vô tuyến \r\n | \r\n
\r\n SRD \r\n | \r\n \r\n Thiết bị vô tuyến cự ly ngắn \r\n | \r\n
\r\n VSWR \r\n | \r\n \r\n Tỉ số sóng đứng điện áp. \r\n | \r\n
4.1 Các yêu cầu chung
\r\n\r\n4.1.1 Phân loại máy thu
\r\n\r\nCác thiết bị vô tuyến cự ly ngắn được chia\r\nthành ba loại như trong bảng 2, với các chỉ tiêu kỹ thuật tối thiểu. Việc phân\r\nloại này dựa trên tác động đối với con người trong trường hợp thiết bị không\r\nhoạt động đúng với chỉ tiêu kỹ thuật tối thiểu được quy định.
\r\n\r\nBảng 2: Phân loại máy\r\nthu
\r\n\r\n\r\n Loại máy thu \r\n | \r\n \r\n Các mục liên quan \r\n | \r\n \r\n Đánh giá chất lượng\r\n máy thu về phương diện nguy hại đối với con người \r\n | \r\n
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n 8.1, 8.2 và 8.3 \r\n | \r\n \r\n Phương tiện thông tin SRD độ tin cậy cao:\r\n ví dụ dùng trong các hệ thống trong cơ thể người (có thể dẫn đến sự nguy hiểm\r\n cho cơ thể) \r\n | \r\n
\r\n 2 \r\n | \r\n \r\n 8.2 và 8.3 \r\n | \r\n \r\n Phương tiện thông tin SRD độ tin cậy trung\r\n bình. Gây bất tiện nhưng không thể khắc phục đơn giản bằng biện pháp khác. \r\n | \r\n
\r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 8.3 \r\n | \r\n \r\n Phương tiện thông tin SRD độ tin cậy tiêu\r\n chuẩn. Gây bất tiện nhưng có thể khắc phục đơn giản bằng biện pháp khác (ví\r\n dụ bằng tay) \r\n | \r\n
\r\n Chú ý: Khuyến nghị các nhà sản xuất công bố\r\n việc phân loại các thiết bị của họ theo bảng 2 và EN 300 330-2 [1], mục 4.2.\r\n Đặc biệt, khi độ an toàn của SRD có liên quan tới cuộc sống con người, các\r\n nhà sản xuất và người sử dụng phải đặc biệt chú ý tới khả năng can nhiễu từ\r\n các hệ thống khác hoạt động trong cùng dải tần hay các dải tần lân cận. \r\n | \r\n
4.1.2 Tiêu chuẩn kỹ thuật chung
\r\n\r\nĐể kiểm tra chất lượng máy thu, máy thu phải\r\ncó được kết quả thích hợp trong điều kiện mô tả sau đây. Khi không đạt được\r\nchất lượng như chỉ thị hoặc được định nghĩa theo cách khác, nhà sản xuất phải\r\ncông bố tiêu chuẩn được sử dụng để xác định chất lượng máy thu:
\r\n\r\n- Tỉ số SND/ND là 20 dB, được đo tại đầu ra\r\nmáy thu qua mạch lọc như mô tả trong Khuyến nghị ITU-T O.41 [6];
\r\n\r\n- Sau giải điều chế, tín hiệu số liệu với tỉ\r\nlệ lỗi bit 10-2; hoặc
\r\n\r\n- Sau giải điều chế, tỉ lệ bản tin chấp nhận\r\nlà 80%.
\r\n\r\n4.2 Mô tả thiết bị cần đo kiểm
\r\n\r\nKhi yêu cầu đo kiểm chứng nhận thì thiết bị\r\ncần đo kiểm phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trong tiêu chuẩn này ở tất cả các\r\ntần số hoạt động của thiết bị.
\r\n\r\nBên có thiết bị cần đo kiểm phải công bố các\r\ndải tần (dải các điều kiện hoạt động và các yêu cầu về công suất với bên quản\r\nlý), nếu có thể, để thiết lập các điều kiện đo kiểm phù hợp. Ngoài ra, phải\r\ncung cấp kèm theo các tài liệu kỹ thuật và hướng dẫn vận hành liên quan.
\r\n\r\nBên có thiết bị cần đo kiểm có thể cung cấp\r\nbộ ghép đo cho thiết bị có ăng ten tích hợp (xem mục 6.3). Với thiết bị không\r\ncó ăng ten, nghĩa là nhóm sản phẩm loại 3, bên có thiết bị cần đo kiểm phải\r\ncung cấp tải làm giảm bức xạ (xem mục 6.2.1) hoặc ăng ten giả theo quy định\r\ntrong Phụ lục G.
\r\n\r\nNếu thiết bị được thiết kế để hoạt động với\r\ncác cường độ trường bức xạ hay mức công suất khác nhau, thì phải thực hiện phép\r\nđo với từng tham số máy phát, phù hợp với tiêu chuẩn này, trên các mẫu thiết bị\r\nquy định trong mục 4.2.1.
\r\n\r\nĐể đơn giản và hài hòa các thủ tục đo kiểm\r\ngiữa các phòng thí nghiệm khác nhau, phải thực hiện các phép đo phù hợp với tài\r\nliệu này cho các mẫu được quy định trong các mục 4.2.1 và 4.2.4.
\r\n\r\n4.2.1 Lựa chọn mẫu thiết bị để đo kiểm
\r\n\r\nBên có thiết bị cần đo kiểm phải cung cấp một\r\nhay nhiều mẫu thích hợp cho việc đo kiểm.
\r\n\r\nBên có thiết bị cần đo kiểm cung cấp thiết bị\r\nhoàn chỉnh với thiết bị phụ trợ kèm theo cần cho quá trình đo kiểm
\r\n\r\nNếu thiết bị có một số chức năng tùy chọn, được\r\ncoi là không ảnh hưởng tới các tham số RF thì chỉ thực hiện các phép đo kiểm\r\nđối với thiết bị được cấu hình với tổ hợp các chức năng phức tạp nhất, theo như\r\nđề nghị của bên có thiết bị cần đo kiểm và được phòng thí nghiệm chấp thuận.
\r\n\r\nThiết bị cần đo kiểm phải có đầu nối 50 W cho các phép đo mức công suất RF.
\r\n\r\nTrong trường hợp thiết bị có ăng ten tích\r\nhợp, nếu thiết bị không có đầu nối 50 W\r\ncố định bên trong thì cho phép cung cấp một mẫu thứ hai với đầu nối ăng ten tạm\r\nthời phù hợp để dễ dàng đo kiểm, xem mục 4.2.3.
\r\n\r\n4.2.2 Kiểm tra thiết bị có mức công suất hay\r\ntrường bức xạ thay đổi
\r\n\r\nNếu một họ thiết bị với mức công suất đầu ra\r\nhay cường độ trường có thể thay đổi bằng cách sử dụng các mô-đun công suất\r\nriêng biệt hay các tầng ghép thêm thì nhà cung cấp thiết bị phải công bố điều\r\nnày. Phải kiểm tra từng mô-đun hay tầng ghép thêm kết hợp với thiết bị. Tối\r\nthiểu, các phép đo công suất bức xạ, e.i.r.p và phát xạ giả phải được thực hiện\r\nvới từng tổ hợp và phải ghi lại trong báo cáo đo kiểm.
\r\n\r\n4.2.3 Kiểm tra thiết bị không có đầu nối RF\r\n50 W bên ngoài (thiết bị\r\nvới ăng ten tích hợp)
\r\n\r\n4.2.3.1 Thiết bị đầu nối ăng ten tạm thời hay\r\ncố định bên trong
\r\n\r\nBên có thiết bị cần đo phải nêu rõ biện pháp\r\nthực hiện kết nối ăng ten tạm thời hay cố định bên trong thiết bị kèm theo sơ đồ.\r\nPhải ghi lại việc sử dụng đầu nối ăng ten bên trong hay đầu nối tạm thời này\r\ntrong báo cáo đo kiểm.
\r\n\r\n4.2.3.2 Thiết bị đầu nối ăng ten tạm thời
\r\n\r\nBên có thiết bị cần kiểm tra có thể cung cấp\r\nthiết bị kết nối ăng ten thông thường để có thể thực hiện các phép đo bức xạ.\r\nKhi kết thúc các phép đo bức xạ, bên cung cấp thiết bị phải có mặt tại phòng\r\nthí nghiệm để tháo ăng ten và lắp kết nối tạm thời. Nhân viên phòng thí nghiệm\r\nkhông được nối hay tháo bất kỳ kết nối ăng ten tạm thời nào.
\r\n\r\nCách khác, bên có thiết bị cần đo kiểm cung\r\ncấp hai mẫu thiết bị cho phòng thí nghiệm. Một mẫu được nối với kết nối ăng ten\r\ntạm thời mà ăng ten của thiết bị đã được tháo ra và một mẫu thiết bị nối với\r\năng ten thông thường. Mỗi thiết bị phải được sử dụng cho các phép đo kiểm thích\r\nhợp. Bên có thiết bị cần đo kiểm công bố hai mẫu thiết bị này là giống nhau\r\ntrong tất cả các mục, ngoại trừ đầu nối ăng ten.
\r\n\r\n4.2.4 Đo kiểm tại nơi lắp đặt
\r\n\r\nTrong các trường hợp không thể cung cấp các\r\nmẫu ăng ten và/hoặc thiết bị do giới hạn vật lý, phải thực hiện các phép đo\r\ntương đương với các phép đo mô tả trong tài liệu tại nơi lắp đặt thiết bị.
\r\n\r\n4.3 Thiết kế điện và cơ khí
\r\n\r\n4.3.1 Yêu cầu chung
\r\n\r\nThiết bị cần đo kiểm phải được thiết kế và\r\nchế tạo phù hợp với thực tế kỹ thuật nhằm giảm tối đa mức can nhiễu đối với các\r\nthiết bị và các dịch vụ khác.
\r\n\r\nCác máy phát và các máy thu có thể là các\r\nkhối riêng lẻ hay kết hợp.
\r\n\r\n4.3.2 Các chức năng điều khiển
\r\n\r\nNgười sử dụng không thể dễ dàng truy cập tới\r\ncác chức năng điều khiển mà nếu điều khiển sai có thể tăng khả năng gây nhiễu\r\ncủa thiết bị.
\r\n\r\n4.3.3 Phương tiện tắt máy phát
\r\n\r\nNếu máy phát được trang bị với phương tiện tự\r\nđộng tắt máy phát thì nó phải có khả năng ngừng hoạt động trong thời gian đo\r\nkiểm.
\r\n\r\n4.3.4 Ngắt tiếng máy thu
\r\n\r\nNếu máy thu được trang bị với mạch ngắt tiếng\r\nthì mạch này phải có khả năng ngừng hoạt động trong thời gian đo kiểm.
\r\n\r\n4.4 Các công bố của bên có thiết bị cần đo\r\nkiểm
\r\n\r\nKhi đưa thiết bị đến đo kiểm, bên có thiết bị\r\ncần đo kiểm cần cung cấp các thông tin cần thiết phù hợp với mẫu đơn có sẵn.
\r\n\r\nChất lượng thiết bị đưa đi đo kiểm phải thể\r\nhiện chất lượng của chủng loại sản phẩm tương ứng.
\r\n\r\n4.5 Thiết bị kiểm tra phụ trợ
\r\n\r\nKhi kiểm tra mẫu, bên có thiết bị cần kiểm\r\ntra phải cung cấp kèm thiết bị cần kiểm tra tất cả các thông tin về nguồn tín\r\nhiệu thử cần thiết và thông tin cài đặt thiết bị.
\r\n\r\n4.6 Diễn giải các kết quả đo
\r\n\r\nViệc giải thích các kết quả ghi trong báo cáo\r\nđo kiểm cho các phép đo trình bày trong tiêu chuẩn này như sau:
\r\n\r\n- So sánh các giá trị đo được với giới hạn\r\ntương ứng để quyết định thiết bị có đáp ứng các yêu cầu trong tiêu chuẩn này\r\nkhông.
\r\n\r\n- Độ không đảm bảo đo đối với phép đo của\r\ntừng tham số phải có trong báo cáo đo kiểm.
\r\n\r\n- Độ không đảm bảo đo thu được đối với từng\r\nphép đo phải bằng hoặc thấp hơn các giá trị trong bảng độ không đảm bảo đo (xem\r\nmục 9).
\r\n\r\n5. Điều kiện đo kiểm,\r\nnguồn điện và nhiệt độ môi trường
\r\n\r\n5.1 Điều kiện đo kiểm bình thường và tới hạn
\r\n\r\nThông thường, phép đo được thực hiện trong\r\nđiều kiện đo kiểm bình thường. Khi có yêu cầu, các phép đo phải được thực hiện\r\ncả trong điều kiện tới hạn.
\r\n\r\nCác điều kiện và thủ tục đo kiểm được quy\r\nđịnh trong các mục từ 5.2 đến 5.4.
\r\n\r\n5.2 Nguồn điện đo kiểm
\r\n\r\nThiết bị cần đo kiểm phải sử dụng nguồn điện\r\nnhư quy định trong các mục 5.2.1 hay 5.2.2. Thiết bị có thể được cấp nguồn bằng\r\ncác nguồn ngoài hoặc trong. Nếu được cấp nguồn ngoài thì phải tuân theo quy\r\nđịnh trong mục 5.2.1, sau đó lặp lại với nguồn trong như quy định trong mục\r\n5.2.2.
\r\n\r\nNguồn điện sử dụng trong quá trình đo kiểm\r\nphải được chỉ ra trong báo cáo đo kiểm.
\r\n\r\n5.2.1 Nguồn điện đo kiểm bên ngoài
\r\n\r\nTrong khi đo kiểm, nguồn của thiết bị phải\r\nđược thay bằng nguồn điện ngoài có khả năng tạo ra các điện áp thông thường và\r\ntới hạn như quy định trong các mục 5.3.2 và 5.4.2. Trở kháng trong của nguồn\r\nnày phải đủ nhỏ để tác động không đáng kể đối với các kết quả đo kiểm. Khi đo\r\nkiểm, điện áp của nguồn phải được đo tại các đầu vào của thiết bị cần kiểm tra.\r\nTrong các phép đo bức xạ, phải bố trí các dây dẫn nguồn sao cho không ảnh hưởng\r\nđến các phép đo.
\r\n\r\nTrong quá trình kiểm tra, điện áp nguồn phải\r\nduy trì với dung sai nhỏ hơn ±1% so với điện áp tại thời điểm bắt đầu mỗi phép\r\nđo kiểm.
\r\n\r\n5.2.2 Nguồn điện đo kiểm bên trong
\r\n\r\nTrong các phép đo bức xạ đối với thiết bị\r\nxách tay có ăng ten tích hợp, phải sử dụng các ắc quy đã nạp đầy. Bên có thiết\r\nbị cần kiểm tra phải cung cấp hay khuyến nghị các ắc quy được sử dụng. Nếu sử\r\ndụng các ắc quy này, điện áp nguồn tại thời điểm kết thúc mỗi phép đo kiểm phải\r\ntrong dung sai nhỏ hơn ±5% so với điện áp tại thời điểm bắt đầu mỗi phép đo\r\nkiểm.
\r\n\r\nNếu thích hợp, đối với các phép đo dẫn hoặc\r\nsử dụng bộ ghép đo, có thể thay nguồn ắc quy bằng nguồn ngoài với điện áp theo\r\nyêu cầu. Điều này phải được chỉ ra trong báo cáo đo kiểm.
\r\n\r\n5.3 Điều kiện đo kiểm bình thường
\r\n\r\n5.3.1 Nhiệt độ và độ ẩm bình thường
\r\n\r\nCác điều kiện nhiệt độ và độ ẩm bình thường\r\ncho các phép đo kiểm phải là tổ hợp nhiệt độ và độ ẩm thích hợp trong các dải\r\nsau:
\r\n\r\n- Nhiệt độ từ +15oC đến 35oC;
\r\n\r\n- Độ ẩm tương đối từ 20% đến 75%.
\r\n\r\nKhi không thể thực hiện các phép đo kiểm\r\ntrong các điều kiện như vậy, phải ghi lại nhiệt độ và độ ẩm tương đối của môi\r\ntrường trong quá trình đo kiểm vào báo cáo đo kiểm.
\r\n\r\n5.3.2 Nguồn điện đo kiểm bình thường
\r\n\r\n5.3.2.1 Nguồn điện lưới
\r\n\r\nĐiện áp đo kiểm bình thường đối với thiết bị\r\nđược nối vào nguồn điện lưới phải bằng điện áp lưới danh định. Trong tiêu chuẩn\r\nnày, điện áp lưới danh định là điện áp được công bố hoặc điện áp mà thiết bị\r\nđược thiết kế để hoạt động.
\r\n\r\nTần số của nguồn điện đo kiểm tương ứng với\r\ntần số nguồn điện lưới nằm trong dải từ 49 tới 51 Hz.
\r\n\r\n5.3.2.2 Nguồn ắc quy chì-axit
\r\n\r\nKhi thiết bị vô tuyến hoạt động với các loại\r\nnguồn ắc quy chì - axit thì điện áp đo kiểm bình thường phải bằng 1,1 nhân với\r\nđiện áp danh định của ắc quy (ví dụ: 6 V hay 12 V).
\r\n\r\n5.3.2.3 Các nguồn khác
\r\n\r\nKhi hoạt động với các loại nguồn khác hay các\r\nloại ắc quy khác (sơ cấp hay thứ cấp), điện áp nguồn đo kiểm phải là điện áp mà\r\nbên có thiết bị cần đo kiểm công bố và được phòng thí nghiệm chấp thuận. Các\r\ngiá trị này phải được ghi trong báo cáo đo kiểm.
\r\n\r\n5.4 Điều kiện đo kiểm tới hạn
\r\n\r\n5.4.1 Nhiệt độ tới hạn
\r\n\r\n5.4.1.1 Thủ tục đo kiểm tại các nhiệt độ tới\r\nhạn
\r\n\r\nTrước khi thực hiện các phép đo, thiết bị cần\r\nđo phải đạt tới trạng thái cân bằng nhiệt trong phòng đo. Thiết bị phải được\r\ntắt nguồn trong thời gian ổn định nhiệt độ.
\r\n\r\nTrong trường hợp thiết bị có thiết kế mạch ổn\r\nđịnh nhiệt độ để hoạt động liên tục, mạch ổn định nhiệt độ phải được bật khoảng\r\n15 phút sau khi đạt được sự cân bằng nhiệt và thiết bị phải thỏa mãn các yêu\r\ncầu quy định.
\r\n\r\nKhi không thể kiểm tra sự cân bằng nhiệt bằng\r\nphép đo, phải tuân thủ khoảng thời gian cân bằng nhiệt tối thiểu là 1 giờ hoặc\r\nmột khoảng thời gian do nhân viên phòng thí nghiệm quyết định. Lựa chọn thứ tự\r\ncác phép đo và giám sát độ ẩm trong phòng đo sao cho không xuất hiện quá trình\r\nngưng tụ nước.
\r\n\r\n5.4.1.2 Thủ tục đo kiểm đối với thiết bị được\r\nthiết kế hoạt động liên tục
\r\n\r\nNếu bên có thiết bị cần đo kiểm công bố thiết\r\nbị được thiết kế để hoạt động liên tục thì thủ tục đo kiểm như sau:
\r\n\r\n- Trước khi đo kiểm tại nhiệt độ tới hạn\r\ntrên, thiết bị phải được đặt trong phòng đo cho đến khi đạt sự cân bằng nhiệt.\r\nSau khi đạt cân bằng nhiệt, thiết bị được bật nguồn và ở trạng thái phát trong\r\nkhoảng thời gian 30 phút. Sau đó tiến hành các phép đo kiểm.
\r\n\r\n- Đối với các phép đo kiểm tại nhiệt độ tới\r\nhạn dưới, thiết bị phải được đặt trong phòng đo cho đến khi đạt được sự cân\r\nbằng nhiệt. Sau khi đạt cân bằng nhiệt, thiết bị được bật nguồn trong khoảng\r\nthời gian 1 phút, sau đó thiết bị phải thỏa mãn các yêu cầu trong tiêu chuẩn.
\r\n\r\n5.4.1.3 Thủ tục đo kiểm đối với thiết bị được\r\nthiết kế hoạt động không liên tục Nếu bên có thiết bị cần đo kiểm công bố là\r\nthiết bị được thiết kế để hoạt động không liên tục thì thủ tục đo kiểm như sau:
\r\n\r\n- Trước khi đo kiểm tại nhiệt độ tới hạn\r\ntrên, thiết bị phải được đặt trong phòng đo để đạt được sự cân bằng nhiệt, sau\r\nđó:
\r\n\r\n+ Bật và ngắt máy phát theo chu kỳ hoạt động\r\nmà bên có thiết bị cần đo kiểm công bố trong khoảng thời gian 5 phút; hoặc
\r\n\r\n+ Nếu bên có thiết bị cần đo kiểm công bố chu\r\nkỳ hoạt động lớn hơn 1 phút thì phát trong khoảng thời gian không quá 1 phút, sau\r\nđó để máy ở chế độ tắt hoặc chờ (standby) trong khoảng 4 phút; sau đó thiết bị\r\nphải thỏa mãn các yêu cầu trong tiêu chuẩn.
\r\n\r\n- Đối với các phép đo kiểm ở nhiệt độ tới hạn\r\ndưới, đặt thiết bị trong phòng đo cho đến khi đạt sự cân bằng nhiệt. Khi đạt\r\nđược sự cân bằng nhiệt, đặt thiết bị ở chế độ chờ hoặc thu trong vòng 1 phút,\r\nsau đó thiết bị phải thỏa mãn các yêu cầu trong tiêu chuẩn.
\r\n\r\n5.4.1.4 Dải nhiệt độ tới hạn
\r\n\r\nĐối với các phép đo kiểm tại các nhiệt độ tới\r\nhạn, các phép đo phải được thực hiện theo các thủ tục quy định trong mục\r\n5.4.1.1 tại các nhiệt độ thấp và cao hơn của một trong các dải sau:
\r\n\r\n\r\n - Loại I (chung) \r\n | \r\n \r\n từ -20oC đến +55oC; \r\n | \r\n
\r\n - Loại II (xách tay) \r\n | \r\n \r\n từ -10oC đến +55oC; \r\n | \r\n
\r\n - Loại III (thiết bị sử dụng trong nhà) từ\r\n 0oC đến +55oC. \r\n | \r\n
Chú ý: Thuật ngữ “thiết bị sử dụng trong nhà” có\r\nnghĩa nhiệt độ trong nhà tối thiểu lớn hơn hoặc bằng 5oC.
\r\n\r\nTrong các ứng dụng đặc biệt, nhà xản suất\r\nphải xác định dải nhiệt độ rộng hơn so với các dải quy định tối thiểu trên.
\r\n\r\nGhi lại dải nhiệt độ sử dụng trong báo cáo đo\r\nkiểm.
\r\n\r\n5.4.2 Điện áp nguồn tới hạn
\r\n\r\n5.4.2.1 Nguồn điện lưới
\r\n\r\nĐiện áp nguồn đo kiểm tới hạn đối với thiết\r\nbị được nối tới nguồn điện lưới phải là điện áp nguồn điện lưới danh định ±10%.\r\nĐối với thiết bị hoạt động quá dải các điện áp nguồn điện lưới, áp dụng mục\r\n5.4.2.4.
\r\n\r\n5.4.2.2 Nguồn ắc quy chì-axit
\r\n\r\nKhi thiết bị vô tuyến hoạt động với các loại\r\nnguồn ắc quy chì-axit thì điện áp đo kiểm tới hạn phải bằng 1,3 và 0,9 nhân với\r\nđiện áp danh định của ắc quy (ví dụ: 6 V hay 12 V).
\r\n\r\nKhi nạp đệm sử dụng các ắc quy loại\r\n“gel-cell”, điện áp giới hạn bằng 1,15 và 0,85 nhân với điện áp danh định của\r\nắc quy.
\r\n\r\n5.4.2.3 Nguồn ắc quy khác
\r\n\r\nĐiện áp đo kiểm tới hạn dưới đối với thiết bị\r\nsử dụng nguồn ắc quy như sau:
\r\n\r\n- Đối với thiết bị có chỉ thị nguồn ắc quy,\r\nlà điện áp điểm cuối được chỉ thị.
\r\n\r\n- Đối với thiết bị không có chỉ thị ắc quy,\r\nphải áp dụng các điện áp điểm cuối sau:
\r\n\r\n+ Đối với loại ắc quy leclanché hay lithium:\r\n0,85 nhân với điện áp danh định của ắc quy;
\r\n\r\n+ Đối với loại nickel-cadmium: 0,9 nhân với\r\nđiện áp danh định của ắc quy.
\r\n\r\n- Đối với loại thiết bị hoặc ắc quy khác,\r\nđiện áp đo kiểm tới hạn dưới trong điều kiện phóng điện phải do bên có thiết bị\r\ncần đo kiểm công bố.
\r\n\r\nĐiện áp đo kiểm tới hạn trên, trong trường\r\nhợp này phải là điện áp danh định.
\r\n\r\n5.4.2.4 Các nguồn khác
\r\n\r\nĐối với thiết bị sử dụng các nguồn khác, hay\r\ncó khả năng hoạt động với nhiều loại nguồn khác nhau, điện áp đo kiểm tới hạn\r\nlà giá trị điện áp được thỏa thuận giữa bên có thiết bị cần đo kiểm và phòng\r\nthí nghiệm. Giá trị này phải được ghi lại trong báo cáo đo kiểm.
\r\n\r\n\r\n\r\n6.1 Tín hiệu và quá trình điều chế đo kiểm\r\nbình thường
\r\n\r\nTín hiệu điều chế đo kiểm là tín hiệu điều\r\nchế sóng mang, nó phụ thuộc vào loại thiết bị cần đo kiểm và loại phép đo được\r\nthực hiện. Tín hiệu điều chế đo kiểm chỉ áp dụng đối với các sản phẩm có điều\r\nchế bên ngoài. Đối với các thiết bị không sử dụng điều chế bên ngoài, phải sử\r\ndụng quá trình điều chế trong hoạt động bình thường.
\r\n\r\n6.1.1 Tín hiệu đo kiểm đối với thoại tương tự
\r\n\r\nTín hiệu đo kiểm đối với thoại tương tự được\r\nquy định như sau:
\r\n\r\n- A-M1: tần số 1000 Hz.
\r\n\r\n- A-M2: tần số 1250 Hz.
\r\n\r\nĐối với điều chế pha, mức danh định của các\r\ntín hiệu đo kiểm A-M1 và A-M2 phải được điều chỉnh để tạo ra độ di tần bằng 12%\r\nkhoảng cách kênh hay một giá trị thấp hơn mà bên có thiết bị cần kiểm tra đưa\r\nra làm mức hoạt động thông thường.
\r\n\r\nTrong trường hợp điều chế biên độ, độ sâu\r\nđiều chế danh định là 60% hoặc giá trị thấp hơn do bên có thiết bị cần kiểm tra\r\nđưa ra. Giá trị này phải được sử dụng làm mức hoạt động bình thường và được ghi\r\nlại trong báo cáo đo kiểm.
\r\n\r\n6.1.2 Tín hiệu đo kiểm đối với truyền số liệu
\r\n\r\nTín hiệu đo kiểm đối với truyền số liệu được\r\nquy định như sau:
\r\n\r\nD-M2: Tín hiệu thử biểu thị chuỗi bit giả ngẫu\r\nnhiên, tối thiểu 511 bit phù hợp với Khuyến nghị ITU-T O.153 [4]. Chuỗi được\r\nlặp lại liên tục. Nếu chuỗi không được lặp lại liên tục, phải ghi lại trong báo\r\ncáo phương pháp thực tế được sử dụng.
\r\n\r\nD-M3: Trong trường hợp bản tin sử dụng được tạo ra\r\nhay giải mã trong thiết bị cần đo kiểm, bên có thiết bị cần đo kiểm thỏa thuận\r\nvới phòng thí nghiệm về tín hiệu thử. Tín hiệu thử này có thể được định dạng và\r\nchứa các quá trình phát hiện và sửa lỗi.
\r\n\r\nĐối với quá trình điều chế pha, mức thử danh\r\nđịnh của tín hiệu D-M3 phải tạo ra độ di tần bằng 20% khoảng cách kênh hoặc giá\r\ntrị do bên có thiết bị cần đo kiểm đưa ra làm mức hoạt động bình thường.
\r\n\r\nTrong trường hợp điều chế biên độ, tỉ số điều\r\nchế là 60% hoặc giá trị do bên có thiết bị cần đo kiểm đưa ra làm mức hoạt động\r\nbình thường.
\r\n\r\n6.2 Ăng ten giả
\r\n\r\nNếu thích hợp, nên thực hiện các phép đo sử\r\ndụng ăng ten giả mô phỏng cấu hình ăng ten thực theo quy định của bên có thiết\r\nbị cần đo kiểm.
\r\n\r\n6.2.1 Ăng ten giả cho các máy phát có ăng ten\r\ncuộn cảm (khác 50 W)
\r\n\r\nĐối với các phép đo máy phát có ăng ten cuộn\r\ncảm trở kháng khác 50 W, sử dụng tải làm\r\ngiảm bức xạ nối vào đầu ra ăng ten theo thỏa thuận với phòng thí nghiệm.
\r\n\r\nTrở kháng ăng ten giả phải bằng trở kháng\r\ndanh định của thiết bị do bên có thiết bị cần đo kiểm quy định.
\r\n\r\nPhương pháp này được dùng cho các phép đo dẫn\r\nsau:
\r\n\r\n- Dòng mạch vòng sóng mang máy phát tần số\r\nđến 30 MHz;
\r\n\r\n- Dòng mạch vòng phát xạ giả của máy phát dải\r\ntần số đến 30 MHz;
\r\n\r\n- Phép đo phát xạ giả dẫn trong dải 30 MHz\r\nđến 1 GHz.
\r\n\r\nViệc sử dụng tải khác 50 W trong quá trình đo kiểm phải được ghi\r\nvào báo cáo đo kiểm.
\r\n\r\n6.2.2 ăng ten giả cho các máy phát có đầu nối\r\ntrở kháng 50 W
\r\n\r\nĐối với các phép đo máy phát có trở kháng\r\ndanh định ăng ten là 50 W, phải sử dụng ăng ten\r\ngiả là một tải 50 W, không bức xạ, không\r\ncó thành phần kháng nối vào cổng ăng ten. Tỉ số sóng đứng điện áp (VSWR) không\r\nlớn hơn 1,2:1 trong dải tần của phép đo. Phương pháp này được dùng cho các phép\r\nđo dẫn sau:
\r\n\r\n- Dòng mạch vòng sóng mang máy phát tần số đến\r\n30 MHz;
\r\n\r\n- Dòng mạch vòng phát xạ giả của máy phát tần\r\nsố đến 30 MHz;
\r\n\r\n- Phép đo phát xạ giả dẫn trong dải 30 MHz\r\nđến 1 GHz.
\r\n\r\nViệc sử dụng tải 50 W trong quá trình kiểm tra phải được\r\nghi vào báo cáo đo kiểm.
\r\n\r\n6.3 Bộ ghép đo
\r\n\r\nSử dụng bộ ghép đo đối với thiết bị có ăng\r\nten tích hợp không có đầu nối cao tần ra 50 W\r\ntheo thỏa thuận với phòng thí nghiệm.
\r\n\r\nBộ ghép đo là thiết bị ghép nối tần số vô\r\ntuyến để ghép ăng ten tích hợp với kết cuối 50 W trong dải tần số hoạt động của thiết bị cần đo kiểm.\r\nĐiều này cho phép thực hiện các phép đo theo phương pháp đo dẫn.
\r\n\r\nBên có thiết bị cần đo kiểm có nhiệm vụ mô tả\r\nđầy đủ bộ ghép đo. Phòng thí nghiệm phải hiệu chuẩn thiết bị này bằng cách thực\r\nhiện các phép đo trường yêu cầu tại nhiệt độ bình thường và tại vị trí đo kiểm\r\nđược quy định. Sau đó, thực hiện các phép đo tương tự đối với thiết bị cần đo\r\nkiểm sử dụng bộ ghép đo đối với tất cả các thành phần tần số.
\r\n\r\nNgoài ra, bộ ghép đo có thể cung cấp:
\r\n\r\n- Kết nối tới nguồn điện ngoài;
\r\n\r\n- Giao diện âm tần được kết nối trực tiếp\r\nhoặc qua bộ phối âm;
\r\n\r\n- Kết nối tới giao diện số liệu.
\r\n\r\nCác chỉ tiêu chất lượng của bộ ghép đo phải\r\ntuân thủ các tham số cơ bản sau:
\r\n\r\n- Mạch ghép RF không chứa các linh kiện phi\r\ntuyến hoặc tích cực;
\r\n\r\n- Suy hao ghép nối không ảnh hưởng tới các\r\nkết quả đo;
\r\n\r\n- Suy hao ghép nối không phụ thuộc vào vị trí\r\ncủa bộ ghép đo và không bị ảnh hưởng bởi các đối tượng hoặc người gần đó;
\r\n\r\n- Suy hao ghép nối không thay đổi khi tháo\r\nhoặc nối lại với thiết bị cần đo kiểm;
\r\n\r\n- Suy hao ghép nối không thay đổi khi các\r\nđiều kiện môi trường thay đổi.
\r\n\r\n6.4 Vị trí đo kiểm và sơ đồ đo chung đối với\r\ncác phép đo bức xạ
\r\n\r\nCác hướng dẫn về vị trí đo bức xạ được mô tả\r\ntrong Phụ lục A. Mô tả chi tiết về cách bố trí thiết bị cho các phép đo bức xạ\r\nđược đưa ra trong phụ lục này.
\r\n\r\n6.5 Chế độ hoạt động của máy phát
\r\n\r\nĐối với các phép đo trong tiêu chuẩn này, tốt\r\nnhất là để máy phát hoạt động ở trạng thái không điều chế. Bên có thiết bị cần\r\nđo kiểm và phòng thí nghiệm thỏa thuận về phương pháp để đạt được tần số sóng\r\nmang không điều chế hay các mẫu điều chế đặc biệt. Điều này có thể bao gồm việc\r\nthay đổi tạm thời bên trong thiết bị cần kiểm tra. Nếu không thể tạo ra sóng\r\nmang không điều chế thì điều này phải được ghi lại trong báo cáo kết quả đo\r\nkiểm.
\r\n\r\nĐối với các máy phát sử dụng sóng mang quét\r\nbăng rộng liên tục, phải thực hiện phép đo với chế độ quét được bật.
\r\n\r\nĐối với phép đo kiểm mẫu này, tín hiệu đo\r\nkiểm bình thường, xem mục 6.1.1 và 6.1.2 được đưa tới đầu vào của máy phát cần\r\nđo với điều kiện ngắt thiết bị đầu vào thông thường (ví dụ microphone).
\r\n\r\n6.6 Máy thu đo
\r\n\r\nThuật ngữ máy thu đo nói đến vôn kế chọn lọc\r\nhay máy phân tích phổ. Băng thông và loại (kiểu) tách sóng được quy định trong\r\nBảng 3.
\r\n\r\nBảng 3: Băng thông và\r\nloại tách sóng
\r\n\r\n\r\n Tần số: (f) \r\n | \r\n \r\n Loại tách sóng \r\n | \r\n \r\n Băng thông \r\n | \r\n
\r\n 9 kHz ≤ f ≤ 150 kHz \r\n | \r\n \r\n Cận đỉnh \r\n | \r\n \r\n Từ 200 Hz đến 300\r\n Hz \r\n | \r\n
\r\n 150 kHz ≤ f ≤ 30\r\n MHz \r\n | \r\n \r\n Cận đỉnh \r\n | \r\n \r\n Từ 9 Hz đến 10 kHz \r\n | \r\n
\r\n 30 MHz ≤ f ≤ 1000\r\n MHz \r\n | \r\n \r\n Cận đỉnh \r\n | \r\n \r\n Từ 100 Hz đến 120\r\n kHz \r\n | \r\n
Trường hợp ngoại lệ, có thể sử dụng băng\r\nthông khác nếu được sự đồng ý của phòng thí nghiệm. Điều này phải được ghi\r\ntrong báo cáo đo kiểm.
\r\n\r\n\r\n\r\nĐể đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn này,\r\nmáy phát phải được đo theo trường H bức xạ, mức dòng dẫn hay công suất do bên\r\ncó thiết bị cần đo kiểm công bố.
\r\n\r\nNếu máy phát được thiết kế với dòng RF hay\r\ntrường H sóng mang điều chỉnh được thì tất cả các tham số phải được đo ở mức\r\ncông suất ra cao nhất mà bên có thiết bị cần đo kiểm công bố. Sau đó, điều\r\nchỉnh thiết bị tới mức công suất nhỏ nhất và lặp lại các phép đo phát xạ giả\r\n(xem mục 7.4).
\r\n\r\nKhi thực hiện các phép đo kiểm với máy phát\r\nđược thiết kế để hoạt động không liên tục, chu kỳ hoạt động của máy phát, mà\r\nbên có thiết bị cần kiểm tra công bố không bị vượt quá. Chu kỳ hoạt động thực\r\nđược sử dụng phải được ghi lại trong báo cáo đo kiểm.
\r\n\r\nNếu thiết bị được cấp kèm theo cả đầu nối ăng\r\nten 50 W cố định và ăng ten\r\nriêng, thực hiện tất cả các phép đo kiểm sử dụng đầu nối ngoài và các phép kiểm\r\ntra sau được thực hiện với ăng ten riêng:
\r\n\r\n- Trường H bức xạ (xem mục 7.2.1);
\r\n\r\n- Phát xạ giả (xem mục 7.4 và Phụ lục A).
\r\n\r\n7.1 Phân loại máy phát
\r\n\r\nCác máy phát được phân theo các nhóm công\r\nsuất dựa trên trường bức xạ và nhóm sản phẩm dựa trên loại ăng ten sử dụng. Đối\r\nvới các máy phát nhóm sản phẩm loại 2 và loại 3, có thể sử dụng ăng ten vòng\r\nriêng dựa trên các hướng dẫn thiết kế của các nhà sản xuất. Các hướng dẫn này\r\nđược đánh giá bởi phòng thí nghiệm như một phần của quá trình đo kiểm thiết bị\r\nvà so sánh với các phép đo bức xạ thực tế.
\r\n\r\n7.1.1 Máy phát ăng ten cuộn cảm
\r\n\r\nMáy phát này được đặc trưng bởi:
\r\n\r\na) Tiết diện cuộn cảm ăng ten A < 30 m2;
\r\n\r\nb) Độ dài của một phần tử ăng ten vòng bất kỳ\r\n< /4 (< 75/f, trong đó f tính theo\r\nMHz) hay < 30 m, chọn giá trị nhỏ hơn;
c) Cuộn cảm ăng ten có thể có một hoặc nhiều\r\nvòng.
\r\n\r\n7.1.2 Máy phát ăng ten cuộn cảm kích thước\r\nlớn
\r\n\r\nMáy phát này đặc trưng bởi:
\r\n\r\n- Tiết diện cuộn cảm ăng ten lớn A > 30 m2;
\r\n\r\n- Ăng ten chỉ có một vòng;
\r\n\r\n- Dải tần chỉ giới hạn từ 9 kHz đến 135 kHz.
\r\n\r\n7.1.3 Các máy phát khác
\r\n\r\nMáy phát này đặc trưng bởi:
\r\n\r\n- Các máy phát trường E, hoặc;
\r\n\r\n- Các máy phát ăng ten cuộn cảm mà không thỏa\r\nmãn tiêu chuẩn trong các mục 7.1.1 và 7.1.2.
\r\n\r\n7.1.4 Các loại sản phẩm
\r\n\r\nThiết bị được phân loại tùy thuộc vào loại\r\năng ten được sử dụng. Các loại sản phẩm không gây nhầm lẫn với các loại thiết\r\nbị, xem mục 4.1.1, hay các loại công suất, xem mục 1 và mục 7.2.1.3. Các loại\r\năng ten khác nhau tham khảo Khuyến nghị CEPT/ERC 70-03 [3].
\r\n\r\nCác loại sản phẩm là:
\r\n\r\nSản phẩm loại 1:
\r\n\r\nMáy phát có ăng ten cuộn cảm, được đo kiểm\r\nbằng ăng ten hoặc là:
\r\n\r\n- Ăng ten tích hợp (ăng ten loại 1); hoặc
\r\n\r\n- Ăng ten riêng cung cấp theo thiết bị (ăng\r\nten loại 2). Các giới hạn sau áp dụng cho loại sản phẩm này:
\r\n\r\n- Dải tần từ 9 kHz đến 30 MHz;
\r\n\r\n- Trường ăng ten không thiết kế theo yêu cầu\r\ncủa khách hàng;
\r\n\r\n- Tiết diện vòng ăng ten < 30 m2;\r\nvà
\r\n\r\n- Độ dài của một phần tử vòng ăng ten nhỏ hơn\r\ngiá trị nhỏ nhất trong hai giá trị sau: /4 (75/f,\r\ntrong đó f tính theo MHz) hay 30 m.
Sóng mang máy phát và các phát xạ giả được\r\ngiới hạn bởi trường H cực đại phát ra (xem mục 7.2.1, 7.4.3 và 7.4.4).
\r\n\r\nNếu nhà chế tạo cung cấp các ăng ten chuẩn,\r\nthiết bị phải được kiểm tra như sản phẩm loại 1 với các ăng ten kèm theo. Các\r\nphép đo phải được lặp lại với từng ăng ten như vậy.
\r\n\r\nSản phẩm loại 2:
\r\n\r\nCác máy phát có ăng ten cuộn cảm, cho phép\r\nthay đổi trường của ăng ten.
\r\n\r\nViệc thay đổi chỉ được cho phép phù hợp với\r\ncác nguyên tắc thiết kế của nhà sản xuất quy định.
\r\n\r\nSản phẩm loại 2 được kiểm tra như sản phẩm\r\nloại 1 với hai ăng ten chuẩn kèm theo thiết bị. Hai ăng ten này phải đáp ứng\r\ncác nguyên tắc thiết kế của nhà sản xuất thiết bị và có tiết diện vòng cực đại\r\nvà cực tiểu tương ứng. Cả hai ăng ten phải có mô men lưỡng cực từ cực đại theo\r\ncông bố của nhà sản xuất. Các giới hạn phụ sau đây được áp dụng cho loại sản\r\nphẩm này:
\r\n\r\n- Dải tần từ 9 kHz đến 30 MHz;
\r\n\r\n- Tiết diện vòng ăng ten < 30 m2;\r\nvà
\r\n\r\n- Độ dài của một phần tử vòng ăng ten nhỏ hơn\r\ngiá trị nhỏ nhất trong hai giá trị sau: /4(65/f,\r\ntrong đó f tính theo MHz) hay 30 m.
Sóng mang máy phát và các phát xạ giả được\r\ngiới hạn bởi trường H cực đại phát ra (xem mục 7.2.1, 7.4.3 và 7.4.4).
\r\n\r\nTrong trường hợp do các ràng buộc về kích\r\nthước, không có khả năng vận chuyển và kiểm tra ăng ten lớn cùng với thiết bị,\r\nphải đo kiểm thiết bị:
\r\n\r\n- Tại một vị trí rộng cùng với ăng ten chế\r\ntạo theo yêu cầu của khách hàng có kích thước cực đại và cực tiểu;
\r\n\r\n- Tại một trạm đại diện (on-site) phù hợp với\r\nmục 4.2.4.
\r\n\r\nSản phẩm loại 3:
\r\n\r\nSản phẩm loại này chỉ sử dụng các ăng ten\r\nvòng kích thước lớn chế tạo theo yêu cầu của khách hàng. Các máy phát ăng ten\r\ncuộn cảm được kiểm tra bằng cách sử dụng ăng ten giả.
\r\n\r\nCác giới hạn sau áp dụng cho loại sản phẩm\r\nnày:
\r\n\r\n- Dải tần từ 9 kHz đến 135 kHz;
\r\n\r\n- Tiết diện vòng ăng ten > 30 m2;
\r\n\r\n- Chỉ có duy nhất một vòng.
\r\n\r\nSóng mang máy phát và các phát xạ giả được\r\ngiới hạn bởi dòng đầu ra cực đại nhân với tiết diện vòng ăng ten và phải phù\r\nhợp với giới hạn trường H được bức xạ (xem mục tương ứng các mục 7.2.1.3 và\r\n7.2.2.3 và các mục 7.4.2.1, 7.4.2.2, 7.4.3 và 7.4.4). Nhà sản xuất phải công bố\r\nkích thước cực đại của vòng.
\r\n\r\nSản phẩm loại 4:
\r\n\r\nMáy phát trường E, được đo kiểm với mỗi loại\r\năng ten được sử dụng.
\r\n\r\nSóng mang máy phát và các phát xạ giả được\r\ngiới hạn bởi trường E cực đại, được đo như trường H tương đương (xem mục 7.2.1,\r\n7.4.3 và 7.4.4).
\r\n\r\n7.2 Mức công suất sóng mang của máy phát
\r\n\r\n7.2.1 Trường H (bức xạ)
\r\n\r\n7.2.1.1 Định nghĩa
\r\n\r\nTrong trường hợp máy phát với ăng ten tích\r\nhợp hay ăng ten riêng, trường H được đo ở hướng có cường độ trường cực đại\r\ntrong các điều kiện được xác định của phép đo.
\r\n\r\n7.2.1.2 Phương pháp đo
\r\n\r\nCác phép đo phải được thực hiện tại vị trí\r\nnhư quy định trong Phụ lục A. Bất kỳ giá trị đo được nào cũng phải lớn hơn mức\r\ntạp âm môi trường tối thiểu là 6 dB.
\r\n\r\nTrường H mà thiết bị tạo ra phải được đo tại\r\nkhoảng cách tiêu chuẩn là 10 m. Nếu do kích thước của thiết bị bao gồm cả ăng\r\nten hay do sử dụng một ăng ten loại trường đặc biệt thì có thể áp dụng khoảng\r\ncách khác. Khi sử dụng khoảng cách khác, thì khoảng cách đó và giá trị cường độ\r\ntrường đo được phải được ghi lại trong báo cáo đo kiểm. Trong trường hợp này,\r\ngiá trị đo được tại khoảng cách thực tế phải được ngoại suy cho giá trị tại 10\r\nm và được ghi lại trong báo cáo đo kiểm.
\r\n\r\nTrường H được đo bằng ăng ten vòng có màn\r\nchắn nối với máy thu đo. Băng thông và kiểu tách sóng của máy thu đo phải tuân\r\ntheo mục 6.6.
\r\n\r\nThiết bị cần đo kiểm phải hoạt động ở chế độ\r\nkhông điều chế. Nếu không, điều này phải được ghi lại trong báo cáo đo kiểm.
\r\n\r\nĐối với các máy phát sử dụng sóng mang quét\r\nbăng rộng liên tục, phép đo được thực hiện khi tắt chế độ quét. Nếu không có\r\nkhả năng tắt chế độ quét, các phép đo được thực hiện với chế độ quét và điều\r\nnày phải được ghi lại trong báo cáo đo kiểm.
\r\n\r\nĐối với thiết bị đo được hiệu chuẩn theo dBmV, giá trị đọc được phải giảm đi 51,5 dB\r\nđể đổi thành dBmA/m.
\r\n\r\n7.2.1.3 Các giới hạn
\r\n\r\nCác giới hạn được chỉ ra trong tiêu chuẩn này\r\nlà các cường độ trường yêu cầu cho phép các hoạt động thích hợp của các hệ\r\nthống điện cảm. Các mức này được xác định sau các phân tích kỹ lưỡng của các tổ\r\nchức ETSI và ERC/CEPT.
\r\n\r\nCường độ trường cực đại trong các điều kiện\r\nbình thường và tới hạn được quy định trong Bảng 4.
\r\n\r\nĐối với việc đo chứng nhận hợp chuẩn, áp dụng\r\ncác giới hạn trong Bảng 4. Trường hợp cá biệt, một số nhà quản lý cần có thêm\r\nhệ số bảo vệ đối với một số dịch vụ đang hoạt động trên các dải tần trong bảng\r\nnày.
\r\n\r\nTrong tất cả các trường hợp, các SRD hoạt\r\nđộng trên cơ sở không gây nhiễu. Có thể áp dụng các giải pháp kỹ thuật làm thay\r\nđổi cường độ trường để không gây nhiễu.
\r\n\r\nCác thông tin phụ có thể tham khảo trong\r\nKhuyến nghị CEPT/ERC 70-03 [3] hoặc các hướng dẫn ERC.
\r\n\r\nBảng 4: Các giới hạn\r\ntrường H đo tại khoảng cách 10 m
\r\n\r\n\r\n Loại công suất \r\n | \r\n \r\n Dải tần (MHz) \r\n | \r\n \r\n Giới hạn cường độ\r\n trường H dBmA/m tại 10m \r\n | \r\n
\r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 0,009 ≤ f < 0,03 \r\n | \r\n \r\n 72 hoặc theo chú ý \r\n | \r\n
\r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 0,03 ≤ f < 0,07 \r\n0,119 ≤ f <\r\n 0,135 \r\n | \r\n \r\n 72 tại 0,03 MHz\r\n giảm 3 dB/8 độ chia hoặc theo chú ý \r\n | \r\n
\r\n 2 \r\n | \r\n \r\n 0,0597 ≤ f <\r\n 0,06025 \r\n0,07 ≤ f < 0,119 \r\n | \r\n \r\n 42 \r\n | \r\n
\r\n 4 \r\n | \r\n \r\n 0,135 ≤ f < 1,0 \r\n | \r\n \r\n 37,7 tại 0,135 MHz\r\n giảm 3 dB/8 độ chia \r\n | \r\n
\r\n 4 \r\n | \r\n \r\n 1,0 ≤ f < 4,642 \r\n | \r\n \r\n 29 tại 1,0 MHz giảm\r\n 9 dB/8 độ chia \r\n | \r\n
\r\n 5 \r\n | \r\n \r\n 4,642 ≤ f < 30 \r\n | \r\n \r\n 9 \r\n | \r\n
\r\n 2 và 5 \r\n | \r\n \r\n 6,765 ≤ f ≤ 6,795 \r\n13,553 ≤ f ≤ 13,567 \r\n26,957 ≤ f ≤ 27,283 \r\n | \r\n \r\n 42 \r\n | \r\n
\r\n Chú ý: Đối với các dải tần số từ 9 đến 70\r\n kHz và từ 119 đến 135 kHz áp dụng các giới hạn phụ sau cho các mức cao: \r\n- Đối với các ăng ten cuộn cảm tiết diện ≥\r\n 0,16 m2, áp dụng trực tiếp Bảng 2. \r\n- Đối với các ăng ten cuộn cảm tiết diện\r\n giữa 0,05 m2 và 0,16 m2, áp dụng Bảng 2 với hệ số hiệu\r\n chỉnh. Giới hạn là giá trị trong bảng + 10xlog(tiết diện/0,16 m2). \r\n- Đối với các ăng ten cuộn cảm tiết diện\r\n < 0,05 m2, giới hạn thấp hơn 10 dB so với giá trị trong bảng 4. \r\n | \r\n
Biểu đồ tương đương của Bảng 4 được cho trong\r\nPhụ lục B.
\r\n\r\n7.2.2 Dòng sóng mang RF
\r\n\r\n7.2.2.1 Định nghĩa
\r\n\r\nĐịnh nghĩa này chỉ áp dụng cho sản phẩm loại\r\n3.
\r\n\r\nDòng sóng mang RF được quy định là dòng đưa tới\r\ntải giả trong các điều kiện đo xác định. Nhà sản xuất phải công bố kích thước\r\nvòng ăng ten cực đại.
\r\n\r\n7.2.2.2 Phương pháp đo
\r\n\r\nMáy phát được nối tới ăng ten giả, xem mục\r\n6.2.1 và Phụ lục G. Dòng RF tới ăng ten giả trong chu kỳ hoạt động được đo tới\r\ntần số 30 MHz bằng cách sử dụng:
\r\n\r\n- Đầu dò dòng đã hiệu chuẩn nối tới máy thu\r\nđo; hoặc
\r\n\r\n- Đầu ra từ ăng ten giả đã hiệu chuẩn nối tới\r\nmáy thu đo, xem Phụ lục G. Dải tần đo và loại bộ tách sóng tuân theo mục 6.6.
\r\n\r\nĐối với các máy phát sử dụng sóng mang quét\r\nbăng rộng liên tục, thực hiện phép đo khi tắt chế độ quét. Nếu không tắt được\r\nchế độ quét, thực hiện các phép đo với chế độ quét. Điều này phải được ghi lại\r\ntrong báo cáo đo kiểm.
\r\n\r\nPhương pháp đo dòng sóng mang máy phát này\r\nđược sử dụng đối với thiết bị sản phẩm loại 3 hoạt động với tần số đến 135 kHz.
\r\n\r\nCác phép đo được thực hiện trong các điều\r\nkiện đo kiểm bình thường và tới hạn, xem mục 5.4.
\r\n\r\nMối liên hệ giữa dòng sóng mang RF, hệ số ăng\r\nten (NxA) và trường H được quy định trong Phụ lục F.
\r\n\r\n7.2.2.3 Các giới hạn
\r\n\r\nBảng 5 quy định giới hạn dòng sóng mang RF\r\nnhân với tiết diện ăng ten đối với các máy phát vòng ăng ten kích thước lớn sản\r\nphẩm loại 3.
\r\n\r\nBảng 5: Dòng sóng\r\nmang RF x tiết diện ăng ten
\r\n\r\n\r\n Dải tần, MHz \r\n | \r\n \r\n Dòng sóng mang RF x\r\n tiết diện ăng ten, dBAm2 \r\n | \r\n
\r\n 0,009 ≤ 0,03 \r\n | \r\n \r\n 40 \r\n | \r\n
\r\n 0,03 ≤ f ≤ 0,07 \r\n0,119 ≤ f ≤ 0,135 \r\n | \r\n \r\n 40 tại 30 kHz độ\r\n dốc 3 dB/8 độ chia \r\n | \r\n
\r\n 0,05975 ≤ f ≤\r\n 0,06025 \r\n0,07 ≤ f ≤ 0,119 \r\n | \r\n \r\n 10 \r\n | \r\n
Biểu đồ tương đương với Bảng 5 được cho trong\r\nPhụ lục C.
\r\n\r\n7.2.3 Trường E bức xạ (sản phẩm loại 4)
\r\n\r\n7.2.3.1 Định nghĩa
\r\n\r\nTrường E bức xạ được quy định là trường E ở\r\nhướng cường độ trường cực đại dưới các điều kiện đo xác định. Đây là định nghĩa\r\ncho máy phát với ăng ten tích hợp.
\r\n\r\n7.2.3.2 Phương pháp đo
\r\n\r\nPhép đo trường E được dựa trên trường H tương\r\nđương, tại khoảng cách 10 m.
\r\n\r\nTrường H được đo bằng ăng ten vòng có màn\r\nchắn nối với máy thu đo. Băng thông và loại tách sóng của máy thu đo tuân theo\r\nmục 6.6.
\r\n\r\nMô tả chi tiết mối liên hệ giữa trường E và\r\ntrường H được cho trong Phụ lục H.
\r\n\r\n7.2.3.3 Các giới hạn
\r\n\r\nTrong dải tần từ 9 kHz đến 4,78 MHz, các giới\r\nhạn đối với Hef theo các giới hạn trường H, Hf, quy định trong mục\r\n7.2.1.3, Bảng 4 với hệ số hiệu chỉnh phụ C. Hệ số sau áp dụng cho khoảng cách\r\nđo 10 m.
\r\n\r\nGiới hạn Hef = Hf + C,\r\ntrong đó:
\r\n\r\nC = 20 x log(fc/4,78\r\nx 106) dB;
\r\n\r\nvới fc là tần số sóng mang tính\r\nbằng Hz.
\r\n\r\nĐồ thị hệ số hiệu chỉnh C được cho trong Phụ\r\nlục D.
\r\n\r\nTrong dải tần từ 4,78 MHz đến 25 MHz, các\r\ngiới hạn là tương tự như trong mục 7.2.1.3, Bảng 4, không cần hệ số hiệu chỉnh.
\r\n\r\n7.3 Dải tần cho phép của băng thông điều chế
\r\n\r\nBên có thiết bị cần đo kiểm phải công bố dải\r\ntần cho phép.
\r\n\r\n7.3.1 Định nghĩa
\r\n\r\nBăng thông điều chế và các băng phụ kèm theo\r\nphải ở trên các mức sau:
\r\n\r\na) Đối với các tần số sóng mang dưới 135 kHz,\r\nmức cao nhất:
\r\n\r\n- Thấp hơn 30 dB so với mức sóng mang hoặc\r\ngiới hạn phát xạ giả tương ứng, xem mục 7.4.
\r\n\r\nb) Đối với các tần số sóng mang trong dải từ\r\n135 kHz đến 30 MHz:
\r\n\r\n- Tại giới hạn phát xạ giả tương ứng, xem mục\r\n7.4.
\r\n\r\nKhi dải tần được phân định được chia thành\r\ncác dải nhỏ, các mức đo và các băng thông trên được áp dụng trong các dải nhỏ\r\nnày.
\r\n\r\nĐối với các thành phần điều chế bên trong các\r\ndải lân cận, xem các trường hợp đặc biệt trong Phụ lục K.
\r\n\r\n7.3.2 Phương pháp đo
\r\n\r\nMáy phát được nối tới ăng ten giả hoặc nếu\r\nmáy phát có ăng ten tích hợp, sử dụng bộ ghép đo (xem mục 6.3). Đầu ra RF của\r\nthiết bị phải được nối tới máy phân tích phổ qua suy hao biến đổi có trở kháng\r\n50 W.
\r\n\r\nMáy phát hoạt động với mức công suất sóng\r\nmang danh định hoặc cường độ trường được đo dưới các điều kiện đo kiểm bình\r\nthường trong mục 7.2. Điều chỉnh suy hao để có hiển thị mức phù hợp trên máy\r\nphân tích phổ.
\r\n\r\nMáy phát phải được điều chế với quá trình\r\nđiều chế đo kiểm tiêu chuẩn (xem các mục 6.1.1 và 6.1.2). Nếu thiết bị không có\r\nđiều chế ngoài, sử dụng quá trình điều chế bên trong.
\r\n\r\nĐối với các máy phát sử dụng sóng mang quét\r\nbăng rộng liên tục, các phép đo phải được thực hiện trong chế độ quét.
\r\n\r\nĐầu ra máy phát có hoặc không có bộ ghép đo,\r\nphải được đo bằng cách sử dụng máy phân tích phổ có băng thông phân giải phù\r\nhợp để chấp nhận tất cả các dải biên chính. Sau đó hiệu chuẩn mức công suất của\r\nmáy phân tích phổ so với mức công suất hoặc cường độ trường được đo theo mục\r\n7.2. Tính mức công suất tuyệt đối của dải biên.
\r\n\r\nKhẩu độ máy phân tích phổ phải được đảm bảo\r\nđủ rộng để chứa sóng mang và tất cả các dải biên chính.
\r\n\r\nTần số tại các điểm trên và dưới đường bao\r\ncông suất trong quá trình điều chế, bao gồm cả trôi tần số, được hiển thị, phải\r\nbằng các mức quy định trong mục 7.3.1 được ghi lại là băng thông điều chế.
\r\n\r\nCác phép đo phải được thực hiện trong các\r\nđiều kiện bình thường và tới hạn (các mục 5.4.1 và 5.4.2 được áp dụng đồng\r\nthời).
\r\n\r\n7.3.3 Các giới hạn
\r\n\r\nDải băng thông điều chế cho phép phải trong\r\ncác giới hạn của băng tần được phân định theo Khuyến nghị CEPT/ERC 70-03 [3]\r\nhay các hướng dẫn ERC.
\r\n\r\n7.4 Phát xạ giả
\r\n\r\n7.4.1 Định nghĩa
\r\n\r\nPhát xạ giả là phát xạ tại các tần số khác\r\nvới tần số sóng mang và các dải biên kèm theo quá trình điều chế đo kiểm bình\r\nthường (mục 6.1). Mức của các phát xạ giả được đo trong điều kiện bình thường\r\n(mục 5.3) là:
\r\n\r\n1) a) Mức công suất hay dòng trong ăng ten\r\ngiả; và
\r\n\r\nb) Công suất bức xạ hiệu dụng hay cường độ\r\ntrường bức xạ bởi vỏ hay cấu trúc thiết bị (bức xạ vỏ); hoặc
\r\n\r\n2) Công suất bức xạ hiệu dụng hay cường độ\r\ntrường bức xạ bởi vỏ và ăng ten tích hợp.
\r\n\r\n7.4.2 Phát xạ giả dẫn
\r\n\r\nMục này liên quan tới các yêu cầu trong mục\r\n7.4.1; khoản 1a) và chỉ áp dụng đối với sản phẩm loại 3.
\r\n\r\n7.4.2.1 Phương pháp đo (< 30 MHz)
\r\n\r\nMáy phát được nối với ăng ten giả như mục\r\n6.2.1. Máy thu đo được nối với đầu ra của ăng ten giả, đo dòng của sóng mang và\r\ncác thành phần phát xạ giả. Chi tiết của ăng ten giả được cho trong Phụ lục G.
\r\n\r\nPhương pháp xác định giới hạn dòng phát xạ\r\ngiả Is, tính toán như sau:
\r\n\r\nIc – Is\r\n= Hc - Hs
\r\n\r\nTrong đó:
\r\n\r\nIs là giới hạn dòng của phát xạ\r\ngiả dẫn đo được tính bằng dBmA;
\r\n\r\nIc là giới hạn dòng sóng mang đo\r\nđược tính bằng dBmA, xem mục 7.2.1.3;\r\nHc là giới hạn trường H phát ra tính bằng dBmA/m,\r\nxem 7.2.1.3;
\r\n\r\nHc là giới hạn đối với phát xạ giả\r\ntrường H tính bằng dBmA/m, xem mục 7.2.3.2.
\r\n\r\nSố hạng (Hc - Hs) trong\r\ncông thức trên là suy hao yêu cầu của phát xạ giả trường H, tính theo dB. Yêu\r\ncầu này có thể thay đổi theo tần số do các giá trị giới hạn thay đổi theo tần\r\nsố.
\r\n\r\nSố hạng (Ic - Is), tính\r\ntheo dB, là suy hao của dòng phát xạ giả so với sóng mang.
\r\n\r\n7.4.2.2 Giới hạn
\r\n\r\nTrong các điều kiện đo kiểm bình thường phải\r\nthỏa mãn điều kiện sau:
\r\n\r\n(Ic - Is)\r\n≥ (Hc - Hs)
\r\n\r\n7.4.2.3 Phương pháp đo (≥ 30 MHz)
\r\n\r\nMáy phát được nối với ăng ten giả như theo\r\nmục 6.2.2. Các thành phần phát xạ giả được đo bằng Vôn kế chọn lọc nối với đầu\r\nra của máy phát bằng thiết bị ghép phù hợp. Chi tiết của ăng ten giả được cho\r\ntrong Phụ lục G.
\r\n\r\n7.4.2.4 Giới hạn
\r\n\r\nCông suất của phát xạ giả bất kỳ không được\r\nlớn hơn các giá trị quy định trong Bảng 6.
\r\n\r\nBảng 6: Phát xạ giả\r\ndẫn
\r\n\r\n\r\n Trạng thái \r\n | \r\n \r\n Tần số \r\nTừ 47 MHz đến 74\r\n MHz | \r\n \r\n Các tần số khác\r\n giữa \r\n30 MHz và 1000 MHz \r\n | \r\n
\r\n Hoạt động \r\n | \r\n \r\n 4 nW \r\n | \r\n \r\n 250 nW \r\n | \r\n
\r\n Chờ \r\n | \r\n \r\n 2 nW \r\n | \r\n \r\n 2 nW \r\n | \r\n
7.4.3 Cường độ trường bức xạ
\r\n\r\nMục này liên quan tới mục 7.4.1 phần 1 b) và\r\n2) .
\r\n\r\n7.4.3.1 Phương pháp đo (< 30 MHz)
\r\n\r\nPhương pháp này áp dụng cho tất cả các loại\r\nsản phẩm.
\r\n\r\nCường độ trường phải được đo đối với các tần\r\nsố dưới 30 MHz. Thiết bị cần đo kiểm phải được đo tại khoảng cách 10 m ở vị trí\r\nđo kiểm ngoài trời. ăng ten đo phải là ăng ten trường từ có màn chắn được hiệu\r\nchuẩn. Bố trí thiết bị cần đo kiểm và ăng ten đo như trong mục A.1 của Phụ lục\r\nA.
\r\n\r\nĐối với các sản phẩm loại 3, nối ăng ten giả\r\nvới cổng ăng ten phát của thiết bị cần đo kiểm (xem mục 6.2) và đầu ra của ăng\r\nten giả phải được kết cuối.
\r\n\r\nThiết bị cần đo kiểm hoạt động với quá trình\r\nđiều chế bình thường. Các đặc tính của tín hiệu điều chế được sử dụng phải được\r\nnêu ra trong báo cáo đo kiểm. Máy thu đo được điều chỉnh trong dải từ 9 kHz tới\r\n30 MHz, ngoại trừ dải tần số máy phát hoạt động.
\r\n\r\nTại mỗi tần số mà ở đó tín hiệu phát xạ giả\r\nđược phát hiện, thiết bị cần đo kiểm và ăng ten được xoay cho đến khi thu được\r\nmức cường độ trường cực đại trên máy thu đo. Mức này phải được ghi lại.
\r\n\r\nNếu máy phát có thể hoạt động trong chế độ\r\nchờ, thì phép đo này phải được lặp lại trong cả chế độ chờ.
\r\n\r\nĐối với các thiết bị đo hiệu chuẩn theo dBmV, phải trừ giá trị đo được đi 51,5 dB\r\nđể có giá trị đo tính bằng dBmA/m.
\r\n\r\n7.4.3.2 Giới hạn
\r\n\r\nCác bức xạ dưới 30 MHz không được vượt quá\r\ngiá trị cường độ trường H (dBmA/m)\r\ntại khoảng cách 10 m, quy định trong Bảng 7.
\r\n\r\nBảng 7: Cường độ\r\ntrường bức xạ
\r\n\r\n\r\n Trạng thái máy phát \r\n | \r\n \r\n Tần số 9 kHz ≤ f ≤ 10\r\n MHz \r\n | \r\n \r\n Tần số 10 MHz ≤ f ≤\r\n 30 MHz \r\n | \r\n
\r\n Phát \r\n | \r\n \r\n 27 dBmA/m giảm 3 dB/ 8 độ chia \r\n | \r\n \r\n -3,5 dBmA/m \r\n | \r\n
\r\n Chờ \r\n | \r\n \r\n 6 dBmA/m giảm 3 dB/ 8 độ chia \r\n | \r\n \r\n -24,5 dBmA/m \r\n | \r\n
Biểu thị dưới dạng đồ thị bảng trên cho trong\r\nPhụ lục E.
\r\n\r\n7.4.4 Công suất bức xạ hiệu dụng
\r\n\r\nMục này liên quan tới các yêu cầu của mục\r\n7.4.1 phần 1)b) và 2).
\r\n\r\n7.4.4.1 Phương pháp đo (≥ 30 MHz)
\r\n\r\nPhương pháp này áp dụng cho tất cả các loại\r\nsản phẩm.
\r\n\r\nTại vị trí kiểm tra được lựa chọn theo Phụ\r\nlục A, đặt thiết bị cần kiểm tra trên giá đỡ không dẫn điện tại độ cao xác định\r\nvà tại vị trí gần với vị trí hoạt động thông thường mà bên có thiết bị cần đo\r\nkiểm công bố.
\r\n\r\nĐối với sản phẩm loại 3, nối ăng ten giả tới\r\ncổng ăng ten máy phát (xem mục 6.2).
\r\n\r\nĂng ten đo được định hướng để có phân cực\r\nđứng. Đầu ra của ăng ten đo được nối với máy thu đo.
\r\n\r\nMáy phát hoạt động ở chế độ điều chế bình\r\nthường và máy thu đo được điều chỉnh trong dải tần từ 30 MHz đến 1000 MHz.
\r\n\r\nTại mỗi tần số ở đó tín hiệu phát xạ giả được\r\nphát hiện, ăng ten đo được nâng lên và hạ xuống trong phạm vi độ cao quy định\r\ncho đến khi thu được mức tín hiệu cực đại trên máy thu đo.
\r\n\r\nSau đó, máy phát được xoay 360o theo\r\nmặt phẳng nằm ngang, cho đến khi đạt được mức tín hiệu cực đại trên máy thu đo.
\r\n\r\nGhi lại mức tín hiệu cực đại máy thu đo nhận\r\nđược.
\r\n\r\nĂng ten thay thế phải được định hướng cho\r\nphân cực đứng và hiệu chuẩn tới tần số của thành phần phát xạ giả được phát\r\nhiện.
\r\n\r\nĐiều chỉnh tần số tín hiệu của máy phát tín\r\nhiệu chuẩn tới tần số của thành phần phát xạ giả được phát hiện. Nếu cần, điều\r\nchỉnh suy hao đầu vào của máy thu đo để tăng độ nhạy máy thu đo.
\r\n\r\nĂng ten đo được nâng lên và hạ xuống trong\r\nmột khoảng xác định để đảm bảo thu được tín hiệu lớn nhất.
\r\n\r\nKhi sử dụng vị trí đo kiểm tuân theo mục A.3,\r\nkhông cần thay đổi độ cao ăng ten.
\r\n\r\nĐiều chỉnh tín hiệu đầu vào ăng ten thay thế\r\ncho đến khi máy thu đo đạt được mức tương đương hoặc mức tương ứng đã biết tách\r\ntừ máy phát.
\r\n\r\nGhi lại mức công suất tín hiệu lối vào ăng\r\nten thay thế.
\r\n\r\nSố đo công suất bức xạ hiệu dụng của các\r\nthành phần phát xạ giả là số lớn hơn trong hai mức công suất được ghi lại đối\r\nvới mỗi thành phần phát xạ giả tại đầu vào ăng ten thay thế.
\r\n\r\nNếu không có được sóng mang không điều chế,\r\nthì thực hiện các phép đo với tín hiệu đo kiểm bình thường (xem mục 6.1.2).\r\nTrường hợp này, phải ghi lại trong báo cáo đo kiểm. Nếu máy phát có chế độ chờ,\r\nthực hiện các phép đo ở cả chế độ chờ.
\r\n\r\n7.4.4.2 Giới hạn
\r\n\r\nCông suất của bất kỳ phát xạ giả nào không\r\nlớn hơn các giá trị quy định trong Bảng 8.
\r\n\r\nBảng 8: Công suất bức\r\nxạ hiệu dụng
\r\n\r\n\r\n Trạng thái \r\n | \r\n \r\n Tần số \r\nTừ 47 MHz đến 74\r\n MHz | \r\n \r\n Các tần số khác\r\n giữa 30 MHz và 1000 MHz \r\n | \r\n
\r\n Hoạt động \r\n | \r\n \r\n 4 nW \r\n | \r\n \r\n 250 nW \r\n | \r\n
\r\n Chờ \r\n | \r\n \r\n 2 nW \r\n | \r\n \r\n 2 nW \r\n | \r\n
7.5 Chu kỳ hoạt động
\r\n\r\n7.5.1 Định nghĩa
\r\n\r\nChu kỳ hoạt động là tỉ số giữa tổng thời gian\r\ncủa bản tin trên tổng thời gian dừng trong một giờ.
\r\n\r\n7.5.2 Khai báo
\r\n\r\nĐối với các thiết bị được lập trình trước hay\r\nđiều khiển bằng phần mềm, bên có thiết bị cần đo kiểm phải khai báo các loại\r\nchu kỳ hoạt động đối với thiết bị cần đo kiểm, xem
\r\n\r\nBảng 9.
\r\n\r\n7.5.3 Các loại chu kỳ hoạt động
\r\n\r\nTrong khoảng thời gian 1 giờ, chu kỳ hoạt\r\nđộng không lớn hơn các giá trị quy định trong Bảng 9.
\r\n\r\nBảng 9: Giới hạn chu\r\nkỳ hoạt động
\r\n\r\n\r\n Loại chu kỳ hoạt\r\n động \r\n | \r\n \r\n Tỉ số chu kỳ hoạt\r\n động \r\n | \r\n
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n < 0,1% \r\n | \r\n
\r\n 2 \r\n | \r\n \r\n < 1,0% \r\n | \r\n
\r\n 3 \r\n | \r\n \r\n < 10% \r\n | \r\n
\r\n 4 \r\n | \r\n \r\n Tới 100% \r\n | \r\n
8.1 Độ chọn lọc kênh lân cận-trong dải
\r\n\r\nPhép đo này chỉ yêu cầu khi sử dụng quy hoạch\r\ntần số với khoảng cách kênh tiêu chuẩn, ví dụ tại 27 MHz.
\r\n\r\nKhông thực hiện phép đo này nếu:
\r\n\r\na) Không thể tắt máy phát và khoảng cách giữa\r\ntần số máy phát và máy thu nhỏ hơn 10 lần băng thông 3 dB được công bố; hoặc
\r\n\r\nb) Máy phát và máy thu hoạt động cùng tần số\r\nvà không thể tắt máy phát vì sóng mang được sử dụng làm tín hiệu đưa vào máy\r\nthu (ví dụ đối với các hệ thống homodyne).
\r\n\r\nTrong trường hợp áp dụng mục a) và/hoặc b) ở\r\ntrên, ghi lại điều này trong báo cáo đo kiểm.
\r\n\r\n8.1.1 Định nghĩa
\r\n\r\nĐộ chọn lọc kênh lân cận là số đo khả năng\r\nmáy thu hoạt động được khi có tín hiệu không mong muốn có tần số chênh lệch so\r\nvới tần số của tín hiệu mong muốn một lượng bằng độ phân cách kênh lân cận.
\r\n\r\n8.1.2 Phương pháp đo
\r\n\r\nPhép đo được thực hiện trong các điều kiện\r\nbình thường.
\r\n\r\nHai máy phát tín hiệu A và B được nối tới máy\r\nthu qua mạng kết hợp hoặc:
\r\n\r\na) Qua bộ ghép đo hoặc ăng ten thử tới máy\r\nthu có ăng ten tích hợp, ăng ten riêng hoặc ăng ten đo kiểm; hoặc
\r\n\r\nb) Trực tiếp tới cổng ăng ten tạm thời hay cố\r\nđịnh của máy thu. Phương pháp ghép tới máy thu được ghi lại trong báo cáo đo\r\nkiểm.
\r\n\r\nMáy phát tín hiệu A được đặt tại tần số danh\r\nđịnh của máy thu, với quá trình điều chế bình thường tín hiệu mong muốn.
\r\n\r\nMáy phát tín hiệu B không điều chế và phải\r\nđược điều chỉnh tới tần số kênh lân cận ngay trên kênh tần số tín hiệu mong\r\nmuốn.
\r\n\r\nBan đầu máy phát tín hiệu B được tắt và sử\r\ndụng máy phát tín hiệu A với mức tín hiệu tạo ra đáp ứng đủ. Sau đó tăng mức\r\nphát tín hiệu thêm 3 dB.
\r\n\r\nBật máy phát tín hiệu B và điều chỉnh mức tín\r\nhiệu cho đến khi đạt tới chỉ tiêu mong muốn. Ghi lại mức này.
\r\n\r\nPhép đo được lặp lại với tín hiệu máy phát B\r\nđược điều chỉnh tới tần số kênh lân cận ngay dưới tín hiệu mong muốn.
\r\n\r\nĐộ chọn lọc kênh lân cận đối với các kênh\r\ntrên và dưới là tỉ số tính theo dB của mức tín hiệu không mong muốn và mức tín\r\nhiệu mong muốn.
\r\n\r\nĐối với các hệ thống dò tìm (ví dụ hệ thống\r\nnhận dạng RF, chống trộm, điều khiển truy nhập, xác định vị trí hay tương tự),\r\nmáy phát A được thay bằng đối tượng vật lý đặt cách 70% cự ly mà hệ thống có\r\nthể đo được (tính theo mét). Trong trường hợp này, độ chọn lọc kênh lân cận\r\nđược ghi lại là tỉ số tính theo dB giữa mức thấp nhất của tín hiệu không mong\r\nmuốn (máy phát B) với độ nhạy được công bố của máy thu cộng với 3 dB.
\r\n\r\n8.1.3 Giới hạn
\r\n\r\nĐộ chọn lọc kênh lân cận của thiết bị trong\r\ncác điều kiện xác định không nhỏ hơn giá trị quy định trong Bảng 10.
\r\n\r\nBảng 10: Độ chọn lọc\r\nkênh lân cận
\r\n\r\n\r\n Loại thiết bị \r\n | \r\n \r\n Khoảng cách kênh ≤\r\n 25 kHz \r\n | \r\n \r\n Khoảng cách kênh\r\n > 25 kHz \r\n | \r\n
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n 60 dB \r\n | \r\n \r\n 70 dB \r\n | \r\n
8.2 Giảm độ nhạy thu đối với tín hiệu không\r\nmong muốn
\r\n\r\n8.2.1 Định nghĩa
\r\n\r\nKhả năng chặn (giảm độ nhạy thu đối với tín\r\nhiệu không mong muốn) là khả năng máy thu thu được tín hiệu điều chế mong muốn\r\nmà không gây ra sự suy giảm chất lượng vượt quá mức quy định do sự xuất hiện\r\ncủa tín hiệu đầu vào không mong muốn tại bất kỳ tần số nào không tính đến các\r\nđáp ứng giả hoặc độ chọn lọc kênh lân cận (xem mục 8.1).
\r\n\r\n8.2.2 Phương pháp đo
\r\n\r\nPhép đo được thực hiện trong các điều kiện\r\nbình thường.
\r\n\r\nHai máy phát tín hiệu A và B được nối máy thu\r\nqua mạng kết hợp hoặc:
\r\n\r\na) Qua bộ ghép đo hoặc ăng ten thử tới máy\r\nthu có ăng ten tích hợp hoặc ăng ten riêng;
\r\n\r\nhoặc
\r\n\r\nb) Trực tiếp tới cổng ăng ten tạm thời hay cố\r\nđịnh của máy thu.
\r\n\r\nPhương pháp ghép tới máy thu được ghi lại\r\ntrong báo cáo kiểm tra.
\r\n\r\nMáy phát tín hiệu A được đặt tại tần số danh\r\nđịnh của máy thu, với quá trình điều chế bình thường.
\r\n\r\nMáy phát B phát không điều chế và được điều\r\nchỉnh đến tần số đo kiểm quy định khoản a) hoặc b), chọn giá trị lớn hơn.
\r\n\r\nBan đầu máy phát tín hiệu B được tắt và sử\r\ndụng máy phát tín hiệu A với mức tín hiệu tối thiểu tạo ra đáp ứng đủ. Sau đó\r\ntăng mức phát tín hiệu thêm 3 dB.
\r\n\r\nBật máy phát tín hiệu B và điều chỉnh mức tín\r\nhiệu cho đến khi đạt tới chỉ tiêu mong muốn. Ghi lại mức này.
\r\n\r\nTần số của máy phát tín hiệu B được xác định\r\nbằng a) hoặc b), chọn giá trị lớn hơn như sau:
\r\n\r\na) Đối với dải tần từ 9 kHz đến < 500 kHz,\r\ncác phép đo thực hiện tại tần số lân cận +50 kHz, +100 kHz, +200 kHz, + 300 kHz\r\nvà +500 kHz từ tần số hoạt động cao nhất của máy thu cộng với băng thông 3 dB của\r\nmáy thu. Lặp lại các phép đo tại tần số lân cận -50 kHz, -100 kHz, -200 kHz,\r\n-300 kHz và -500 kHz từ tần số hoạt động thấp nhất của máy thu trừ đi băng\r\nthông 3 dB của máy thu.
\r\n\r\nĐối với dải tần ≥ 500 kHz đến 30 MHz, các\r\nphép đo thực hiện tại tần số lân cận +500 kHz, +1 MHz, +2 MHz và +5 MHz từ tần\r\nsố hoạt động cao nhất của máy thu cộng với băng thông 3 dB của máy thu. Lặp lại\r\ncác phép đo tại tần số lân cận lân cận -500 kHz, -1 MHz, -2 MHz và -5 MHz từ\r\ntần số hoạt động thấp nhất của máy thu trừ đi băng thông 3 dB của máy thu. Nhà\r\nsản xuất phải công bố các tần số hoạt động và băng thông 3 dB của máy thu.
\r\n\r\nhoặc:
\r\n\r\nb) Các tần số đo kiểm trên và dưới đối với\r\nmáy phát B được quy định như sau:
\r\n\r\nCác tần số đo kiểm trên: tần số hoạt động cao\r\nnhất cộng với (băng thông 3 dB của máy thu) x (N + 1).
\r\n\r\nCác tần số đo kiểm dưới: tần số hoạt động\r\nthấp nhất trừ đi (băng thông 3 dB của máy thu) x (N + 1).
\r\n\r\nGiá trị của N được quy định trong mục 8.2.3,\r\nBảng 11.
\r\n\r\nNhà sản xuất phải công bố các tần số hoạt\r\nđộng và băng thông 3 dB của máy thu.
\r\n\r\nĐối với các hệ thống có các tần số hoạt động\r\nquét:
\r\n\r\nCác tần số đo kiểm trên: tần số cao của dải\r\nquét cộng với (băng thông 3 dB của máy thu) x (N + 1).
\r\n\r\nCác tần số đo kiểm dưới: tần số thấp của dải\r\nquét trừ đi (băng thông 3 dB của máy thu) x (N + 1).
\r\n\r\nNhà sản xuất phải công bố các tần số hoạt\r\nđộng và băng thông 3 dB và dải quét của máy thu.
\r\n\r\nKhả năng chặn hay giảm độ nhạy thu tín hiệu\r\nkhông mong muốn là tỉ số theo dB của mức tín hiệu không mong muốn cao nhất (máy\r\nphát B) và mức tín hiệu mong muốn (máy phát A).
\r\n\r\nĐối với các hệ thống dò tìm (ví dụ hệ thống\r\nnhận dạng RF, chống trộm, điều khiển truy nhập, xác định vị trí hay tương tự),\r\nmáy phát A được thay bằng đối tượng vật lý đặt cách 70 % cự ly mà hệ thống có\r\nthể đo được (tính theo mét). Trong trường hợp này, khả năng giảm độ nhạy thu\r\ntín hiệu không mong muốn là tỉ số tính theo dB mức thấp nhất của tín hiệu không\r\nmong muốn (máy phát B) với độ nhạy của máy thu cộng với 3 dB.
\r\n\r\nKhông quy định và không đo các tần số của máy\r\nphát B dưới 9 kHz.
\r\n\r\n8.2.3 Giới hạn
\r\n\r\nTỉ số chặn đối với một tần số bất kỳ trong\r\ncác dải quy định không được nhỏ hơn các giá trị quy định trong bảng 11, ngoại\r\ntrừ các tần số trong đó có các đáp ứng phát xạ giả. Giá trị giới hạn được xác\r\nđịnh bởi giá trị giới hạn chuẩn (Ref) cộng với hệ số điều chỉnh (dB) tùy thuộc\r\nvào việc phân loại máy thu tương ứng.
\r\n\r\nBảng 11: Khả năng\r\ngiảm độ nhạy thu đối với tín hiệu không mong muốn
\r\n\r\n\r\n Loại máy thu \r\n | \r\n \r\n Dịch tần máy phát B\r\n |fA - fB| theo a) hoặc b), tùy thuộc giá trị nào lớn\r\n hơn (xem chú ý 2) \r\n | \r\n \r\n Giới hạn (dB) \r\n | \r\n ||
\r\n a) Theo mục 8.2.2\r\n khoản a) \r\n | \r\n \r\n b) Theo mục 8.2.2,\r\n khoản b) \r\n | \r\n |||
\r\n fA <\r\n 500 kHz \r\n | \r\n \r\n fA ≥ 500\r\n kHz \r\n | \r\n \r\n Giá trị của N, xem\r\n dưới đây \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n |
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n Đối với tất cả các\r\n tần số dịch \r\n | \r\n \r\n Đối với tất cả các\r\n tần số dịch \r\n | \r\n \r\n 2, 4, 8 và 20 \r\n | \r\n \r\n Giới hạn chuẩn \r\n | \r\n
\r\n 2 \r\n | \r\n \r\n ±100 kHz \r\n | \r\n \r\n ±500 kHz \r\n | \r\n \r\n 2 \r\n | \r\n \r\n Giới hạn chuẩn x\r\n 1/2, chú ý 1 \r\n | \r\n
\r\n ±200 kHz \r\n | \r\n \r\n ±1 MHz \r\n | \r\n \r\n 4 \r\n | \r\n \r\n Giới hạn chuẩn x\r\n 2/3, chú ý 1 \r\n | \r\n |
\r\n ±300 kHz \r\n | \r\n \r\n ±2 MHz \r\n | \r\n \r\n 8 \r\n | \r\n \r\n Giới hạn chuẩn x\r\n 5/6, chú ý 1 \r\n | \r\n |
\r\n ±500 kHz \r\n | \r\n \r\n ±5 MHz \r\n | \r\n \r\n 20 \r\n | \r\n \r\n Giới hạn chuẩn \r\n | \r\n |
\r\n Giới hạn chuẩn (Ref) = 30 dB tại 9 kHz tăng\r\n với độ dốc 10 dB/10 độ chia tới 65,2 dB tại 30 MHz. \r\n | \r\n ||||
\r\n Chú ý 1: Giới hạn là phân số của giá trị\r\n chuẩn. \r\nChú ý 2: Không quy định các tần số máy phát\r\n B dưới 9 kHz. \r\n | \r\n
8.3 Phát xạ giả của máy thu
\r\n\r\nKhông áp dụng yêu cầu này đối với các máy thu\r\nđược sử dụng cùng với các máy phát đặt cố định cùng vị trí. Cùng vị trí được\r\nquy định là khoảng cách < 3 m. Trong những trường hợp này, các máy thu phải\r\nđược đo kiểm cùng với máy phát ở chế độ hoạt động (xem mục 7.4).
\r\n\r\n8.3.1 Định nghĩa
\r\n\r\nPhát xạ giả từ máy thu là các phát xạ được\r\nbức xạ từ ăng ten, khung và vỏ máy thu, được xác định là công suất bức xạ của\r\ntín hiệu rời rạc.
\r\n\r\n8.3.2 Phương pháp đo
\r\n\r\n1) Đối với các bức xạ dưới 30 MHz, xem\r\nmục7.4.3.1.
\r\n\r\n2) Đối với các bức xạ bằng hoặc trên 30 MHz,\r\nxem mục 7.4.4.1.
\r\n\r\nChuyển đổi số đo với hệ số 51,5 dB đối với\r\ncác thiết bị đo hiệu chuẩn theo dBmV\r\nhay dBmV/m.
\r\n\r\n8.3.3 Giới hạn
\r\n\r\n8.3.3.1 Các phát xạ bức xạ dưới 30 MHz
\r\n\r\nCác thành phát xạ giả dưới 30 MHz không vượt\r\nquá các giá trị trường H được phát ra đo tại khoảng cách 10 m được quy định\r\ntrong Bảng 12.
\r\n\r\nBảng 12: Giới hạn\r\nphát xạ giả của máy thu
\r\n\r\n\r\n Tần số 9 kHz ≤ f ≤\r\n 10 MHz \r\n | \r\n \r\n Tần số 10 MHz ≤ f ≤\r\n 100 MHz \r\n | \r\n
\r\n 6 dBmA/m giảm 3 dB/8 độ chia \r\n | \r\n \r\n -24,5 dBmA/m \r\n | \r\n
Biểu thị dưới dạng đồ thị được cho trong Phụ\r\nlục E.
\r\n\r\n8.3.3.2 Các phát xạ bức xạ trên 30 MHz
\r\n\r\nCác giá trị đo được không lớn hơn 2 nW.
\r\n\r\n\r\n\r\nViệc giải thích các kết quả ghi trong báo cáo\r\nđo kiểm đối với các phép đo mô tả trong tài liệu này như sau:
\r\n\r\n- Giá trị đo được so với tới giới hạn tương\r\nứng để quyết định thiết bị có đáp ứng được các yêu cầu trong tiêu chuẩn này hay\r\nkhông.
\r\n\r\n- Giá trị độ không đảm bảo đo đối với phép đo\r\nmỗi tham số phải được nêu ra trong báo cáo đo kiểm.
\r\n\r\n- Giá trị độ không đảm bảo đo, đối với mỗi\r\nphép đo, bằng hoặc thấp hơn các con số cho sau đây:
\r\n\r\n\r\n + Tần số RF \r\n | \r\n \r\n ±1x 10-7 \r\n | \r\n
\r\n + Mức công suất, dẫn \r\n | \r\n \r\n ±1 dB \r\n | \r\n
\r\n + Mức công suất, bức xạ \r\n | \r\n \r\n ±6 dB \r\n | \r\n
\r\n + Nhiệt độ \r\n | \r\n \r\n ±1oC \r\n | \r\n
\r\n + Độ ẩm \r\n | \r\n \r\n ±5% \r\n | \r\n
Đối với các phương pháp đo kiểm, phù hợp với\r\ntài liệu này, các giá trị độ không đảmbảo phải được tính theo các phương pháp\r\nmô tả trong ETR 028 [5] tương ứng với hệ số mở rộng (hệ số bao phủ) k = 1,96\r\nhay k = 2 (tạo ra các mức tin cậy 95% và 95,45% trong trường hợp đặc trưng các\r\nphân bố độ không chắc chắn đo là Gauss).
\r\n\r\nCác độ không đảm bảo đo nêu trên dựa vào các\r\nhệ số mở rộng nói trên.
\r\n\r\nCác hệ số mở rộng đặc biệt được sử dụng để\r\nđánh giá độ không đảm bảo đo phải được chỉ ra.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
(Quy định)
\r\n\r\n\r\n\r\nA.1 Vị trí đo kiểm và bố trí thiết bị cho các\r\nphép đo liên quan tới việc sử dụng các trường bức xạ
\r\n\r\nA.1.1 Vị trí đo kiểm ngoài trời
\r\n\r\nVị trí đo kiểm ngoài trời phải là bề mặt\r\nphẳng hay mặt đất hợp lý. Đối với các phép đo tại các tần số dưới 30 MHz, không\r\nsử dụng bề mặt đất nhân tạo. Đối với các phép đo tại các tần số 30 MHz và trên\r\nđó, phải có một mặt phẳng đất dẫn điện đường kính tối thiểu 5 m tại địa điểm đo\r\nkiểm. Tại khoảng giữa mặt phẳng đất này sử dụng một giá đỡ không dẫn điện, có\r\nkhả năng quay 360° trong phương nằm ngang, để đỡ mẫu đo kiểm trong vị trí tiêu\r\nchuẩn của nó, cách mặt phẳng đất 1 m, ngoại trừ thiết bị có ăng ten gắn trên\r\nsàn. Đối với thiết bị này, ăng ten phải được nâng cao 100 mm, trên giá đỡ không\r\ndẫn, các điểm tiếp xúc điều chỉnh được phù hợp với việc sử dụng thông thường.\r\nĐịa điểm đo kiểm phải đủ rộng để có thể dựng các ăng ten phát hay đo cách 10 m\r\nhay 30 m tùy ý. Khoảng cách sử dụng trên thực tế phải được ghi lại cùng với các\r\nkết quả đo kiểm.
\r\n\r\nPhải đảm bảo các phản xạ từ các đối tượng bên\r\nngoài gần địa điểm đo kiểm không làm giảm độ chính xác các kết quả phép đo.
\r\n\r\n\r\n 1: Thiết bị cần đo kiểm \r\n | \r\n \r\n 3: Bộ lọc thông cao \r\n | \r\n
\r\n 2: Ăng ten đo kiểm \r\n | \r\n \r\n 4: Máy phân tích phổ hoặc máy thu đo \r\n | \r\n
Hình A.1: Bố trí\r\nthiết bị đo
\r\n\r\nA.1.1.1 Vị trí tiêu chuẩn
\r\n\r\nVị trí đo kiểm tiêu chuẩn trong tất cả các\r\nđịa điểm kiểm tra, ngoại trừ đối với thiết bị để mang trên người như sau:
\r\n\r\n- Đối với thiết bị có ăng ten tích hợp, nó\r\nphải được đặt ở vị trí gần với vị trí sử dụng thông thường nhất như nhà sản\r\nxuất công bố;
\r\n\r\n- Đối với thiết bị có ăng ten ngoài cứng, ăng\r\nten phải được đặt thẳng đứng.
\r\n\r\n- Đối với thiết bị có ăng ten ngoài không\r\ncứng, ăng ten phải được kéo thẳng đứng nhờ giá đỡ không dẫn điện.
\r\n\r\nĐối với các thiết bị mang gần cơ thể hay cầm\r\ntay, giá đỡ không dẫn, theo yêu cầu của bên có thiết bị cần kiểm tra được thay\r\nthế bằng người giả, nếu thích hợp. Việc sử dụng người giả được ghi lại trong\r\nbáo cáo kiểm tra.
\r\n\r\nNgười giả phải là ống crylic, đổ đầy nước\r\nmuối (1,5 g NaCl pha với 1 lít nước cất). Độ dài ống là 1,7 m ± 0,1 m, đường\r\nkính trong 300 mm ± 5 mm với độ dày 1,5 mm ± 0,5 mm.
\r\n\r\nĐể giảm khối lượng của người giả, có thể sử\r\ndụng ống tương đương, rỗng ở giữa có đường kính cực đại 200 mm.
\r\n\r\nMẫu thử được gắn cố định trên bề mặt người\r\ngiả, ở độ cao thích hợp đối với thiết bị.
\r\n\r\nA.1.2 Ăng ten đo kiểm
\r\n\r\nA.1.2.1 Dưới 30 MHz
\r\n\r\nĂng ten vòng đã hiệu chuẩn được sử dụng để\r\nthu cường độ trường từ mẫu thử. Ăng ten phải được đỡ trong một mặt phẳng thẳng\r\nđứng và có thể quay quanh một trục thẳng đứng.
\r\n\r\nĐiểm thấp nhất của vòng phải cách mặt đất 1\r\nm.
\r\n\r\nA.1.2.2 Trên 30 MHz
\r\n\r\nĂng ten đo kiểm được dùng để thu trường bức\r\nxạ từ cả mẫu thử và ăng ten thay thế, khi được sử dụng cho các phép đo bức xạ.\r\nKhi sử dụng cho các phép đo đặc tính máy thu, nếu cần thiết, sử dụng ăng ten đo\r\nkiểm như một ăng ten phát.
\r\n\r\nĂng ten được gắn trên một giá đỡ sao cho có\r\nthể sử dụng theo phân cực ngang hoặc đứng và độ cao tâm ăng ten so với mặt đất\r\ncó thể thay đổi trong dải từ 1 m đến 4 m. Tốt nhất nên sử dụng ăng ten có độ\r\nđịnh hướng cao. Kích thước ăng ten theo trục đo không vượt quá 20% khoảng cách\r\nđo.
\r\n\r\nĐối với các phép đo bức xạ máy phát và thu,\r\năng ten đo kiểm được nối tới máy thu đo, có khả năng điều hưởng tới tần số cần\r\nđo bất kỳ và đo chính xác các mức tương đối của tín hiệu đầu vào.
\r\n\r\nA.1.3 Ăng ten thay thế
\r\n\r\nKhi đo trong dải tần lên đến 1 GHz, ăng ten\r\nthay thế phải là loại dipole l/2\r\n(lưỡng cực nửa bước sóng), cộng hưởng tại tần số hoạt động, hay một dipole được\r\nlàm ngắn đi, hiệu chuẩn theo dipole l/2.\r\nTâm của ăng ten này phải trùng với điểm chuẩn của mẫu thử mà nó thay thế. Điểm\r\nchuẩn này là tâm khối của mẫu khi ăng ten của nó được gắn bên trong vỏ, hoặc\r\nđiểm ở đó ăng ten ngoài được nối với vỏ.
\r\n\r\nKhoảng cách giữa điểm thấp nhất của ăng ten\r\nvà mặt đất không nhỏ hơn 0,3 m.
\r\n\r\nĂng ten thay thế được nối tới máy phát tín\r\nhiệu đã hiệu chuẩn khi thực hiện các phép đo bức xạ và các phép đo công suất\r\nbức xạ hiệu dụng của máy phát. Khi sử dụng cho phép đo độ nhạy máy thu, ăng ten\r\nthay thế được nối tới máy thu đo đã hiệu chuẩn.
\r\n\r\nHình A.2: Bố trí vị\r\ntrí đo trong nhà (minh họa đối với phân cực ngang)
\r\n\r\nA.1.4 Vị trí đo trong nhà (tùy chọn)
\r\n\r\nKhi tần số các tín hiệu cần đo lớn hơn 80\r\nMHz, có thể sử dụng vị trí đo kiểm trong nhà.
\r\n\r\nĐều này phải được ghi lại trong báo cáo đo\r\nkiểm.
\r\n\r\nVị trí đo có thể là phòng thí nghiệm với diện\r\ntích tối thiểu 6 m x 7 m và cao tối thiểu 2,7 m.
\r\n\r\nNgoài thiết bị đo, người vận hành, tường, sàn\r\nvà trần, phòng đo càng ít các vật phản xạ càng tốt.
\r\n\r\nCác tín hiệu phản xạ từ bức tường phía sau\r\nthiết bị cần đo kiểm được giảm đi bằng cách đặt tấm chắn bằng chất liệu hấp thụ\r\ntrước tường. Trong trường hợp các phép đo phân cực ngang, sử dụng các tấm phản\r\nxạ góc quanh ăng ten đo kiểm để giảm tác động của các tia phản xạ từ tường đối\r\ndiện, từ trần và sàn. Tương tự như vậy, đối với các phép đo phân cực thẳng, các\r\ntấm phản xạ góc quanh ăng ten đo kiểm làm giảm tác động của các phản xạ từ các\r\ntường bên cạnh. Đối với phần tần số thấp (dưới khoảng 175 MHz), không cần sử\r\ndụng các tấm chắn hấp thụ và các tấm phản xạ góc.
\r\n\r\nThực tế, có thể thay ăng ten l/2 trong hình A.2 bằng một ăng ten có\r\nđộ dài cố định, với điều kiện độ dài này có giá trị giữa l/4 và l tại tần số đo và hệ thống đo là đủ nhạy. Theo cách tương\r\ntự như vậy, có thể thay đổi khoảng cách l/2\r\ntới đỉnh.
\r\n\r\nĂng ten đo kiểm, máy thu đo, ăng ten thay thế\r\nvà máy phát tín hiệu chuẩn được sử dụng tương tự như phương pháp thông thường.\r\nĐể đảm bảo không xuất hiện sai số do đường truyền sóng tới điểm mà tại đó xuất\r\nhiện sự triệt pha giữa tín hiệu trực tiếp và tín hiệu phản xạ, phải dịch chuyển\r\năng ten thay thế trong khoảng cách ±0,1 m theo hướng ăng ten đo kiểm cũng như\r\ntheo hai hướng vuông góc với hướng đầu tiên.
\r\n\r\nNếu những thay đổi khoảng cách này làm cho\r\nmức tín hiệu thay đổi hơn 2 dB, phải đặt lại mẫu đo kiểm cho đến khi đạt được\r\nthay đổi nhỏ hơn 2 dB.
\r\n\r\nA.2 Hướng dẫn sử dụng các vị trí đo kiểm bức\r\nxạ
\r\n\r\nĐối với các phép đo liên quan đến các trường\r\nbức xạ, sử dụng vị trí đo kiểm tuân theo các yêu cầu của mục A.1. Khi sử dụng\r\nvị trí như vậy, phải xem xét các điều kiện sau để đảm bảo sự phù hợp của các\r\nkết quả đo.
\r\n\r\nA.2.1 Khoảng cách đo
\r\n\r\nThực tế cho thấy khoảng cách đo không phải là\r\nyếu tố quyết định và không ảnh hưởng đáng kể tới các kết quả đo, với điều kiện\r\nkhoảng cách không nhỏ hơn l/2\r\ntại tần số của phép đo và thực hiện cẩn thận các yêu cầu trong phụ lục này.
\r\n\r\nCác phép đo tại các tần số thấp hơn và các\r\nkhoảng cách nhỏ hơn l/2 được xét đến trong\r\ntiêu chuẩn này, thực hiện như sau. Các khoảng cách đo 3 m, 5 m, 10 m và 30 m\r\nthường được sử dụng trong các phòng thí nghiệm ở châu Âu. Các số đo tại các\r\nkhoảng cách khác 10 m cần có số hạng hiệu chỉnh cộng với kết quả đạt được tại\r\n10 m để có thể so sánh với giá trị giới hạn. Hệ số hiệu chỉnh phải được ghi lại\r\ntrong báo cáo đo kiểm.
\r\n\r\nA.2.2 Ăng ten đo kiểm
\r\n\r\nCó thể sử dụng các loại ăng ten đo kiểm khác\r\nnhau vì việc thực hiện các phép đo thay thế giảm tác động của sai số tới các\r\nkết quả đo.
\r\n\r\nThay đổi độ cao của ăng ten đo kiểm trong\r\nphạm vi từ 1 m đến 4 m là điều cần thiết để tìm ra điểm tại đó bức xạ là cực\r\nđại.
\r\n\r\nTại các tần số thấp gần dưới 100 MHz, sự thay\r\nđổi độ cao ăng ten có thể không cần thiết.
\r\n\r\nA.2.3 Ăng ten thay thế
\r\n\r\nSự thay đổi trong các kết quả đo có thể xuất\r\nhiện do việc sử dụng các loại ăng ten thay thế khác nhau tại các tần số dưới\r\nkhoảng 80 MHz. Khi sử dụng ăng ten lưỡng cực được thu ngắn tại các tần số này,\r\ncác chi tiết về loại ăng ten được sử dụng phải được ghi lại trong các kết quả\r\nđo kiểm. Các hệ số hiệu chỉnh phải được tính đến khi sử dụng các ăng ten lưỡng\r\ncực rút ngắn.
\r\n\r\nA.2.4 Ăng ten giả
\r\n\r\nKích thước của các ăng ten giả sử dụng trong\r\ncác phép đo bức xạ phải đủ nhỏ so với thiết bị cần đo kiểm.
\r\n\r\nNên sử dụng đầu nối trực tiếp giữa ăng ten\r\ngiả và mẫu thử. Trong trường hợp cần sử dụng cáp kết nối, cần phải thực hiện\r\ncẩn thận để giảm bức xạ từ cáp này, ví dụ sử dụng các cáp lõi ferit hoặc cáp có\r\nmàn chắn kép.
\r\n\r\nA.2.5 Các cáp phụ
\r\n\r\nVị trí của các cáp phụ trợ (các cáp nguồn hay\r\ncáp micro...) mà không đủ cách ly về mặt điện (de-coupled), có thể gây ra những\r\nthay đổi trong các kết quả đo. Nên bố trí theo phương thẳng đứng từ trên xuống\r\n(qua lỗ của giá đỡ cáp dẫn điện), hoặc theo quy định trong tài liệu kỹ thuật\r\nkèm theo thiết bị.
\r\n\r\nĐảm bảo các cáp kiểm tra không ảnh hưởng bất\r\nlợi tới kết quả đo.
\r\n\r\nA.3 Vị trí đo kiểm trong nhà sử dụng buồng\r\nchống phản xạ
\r\n\r\nĐối với các phép đo bức xạ, khi tần số của\r\ncác tín hiệu được đo lớn hơn 30 MHz, có thể sử dụng vị trí đo trong nhà là\r\nbuồng chống phản xạ được che chắn tốt và mô phỏng môi trường không gian tự do.
\r\n\r\nNếu sử dụng buồng như vậy, điều này phải được\r\nghi lại trong báo cáo đo kiểm.
\r\n\r\nĂng ten đo kiểm, máy thu đo, ăng ten thay thế\r\nvà máy phát tín hiệu chuẩn được sử dụng tương tự như phương pháp thông thường,\r\nmục A.1. Trong dải tần từ 30 MHz đến 100 MHz, cần có thêm một số hiệu chỉnh cần\r\nthiết.
\r\n\r\nVí dụ về vị trí đo điển hình này là một buồng\r\nchống phản xạ, được che chắn tốt về điện, chiều dài 10 m, rộng 5 m, cao 5 m.\r\nCác bức tường và trần phải được phủ bằng vật liệu hấp thụ sóng RF với độ cao 1\r\nm. Nền phải được phủ bằng chất liệu hấp thụ độ dày 1 m, sàn và bàn gỗ có khả\r\nnăng chịu được sức nặng của thiết bị và người đo kiểm. Cấu trúc buồng chống\r\nphản xạ được mô tả trong các mục sau.
\r\n\r\nA.3.1 Cấu trúc buồng chống phản xạ
\r\n\r\nCác phép đo trường tự do có thể được mô phỏng\r\ntrong buồng đo có màn chắn, các bức tường bên trong được phủ chất hấp thụ sóng\r\nRF. Hình A.3 biểu thị các yêu cầu đối với suy hao che chắn và suy hao phản xạ\r\ncủa buồng như vậy. Vì kích thước và đặc tính của các chất liệu hấp thụ thông\r\nthường giới hạn dưới 100 MHz (độ cao của các vật hấp thụ < 1 m, suy hao phản\r\nxạ < 20 dB), một buồng như vậy rất thích hợp với các phép đo trên 100 MHz.\r\nHình A.4 minh họa cấu trúc của một buồng đo không phản xạ có kích thước rộng 5\r\nm, dài 10 m, cao 5 m.
\r\n\r\nTrần và các bức tường được phủ bằng các vật\r\nhấp thụ sóng RF có dạng hình chóp độ cao xấp xỉ 1 m. Nền được phủ bằng các vật\r\nhấp thụ tạo thành một sàn nhỏ không dẫn. Các kích thước bên trong có thể sử\r\ndụng được của buồng là 3 m x 8 m x 3 m, sao cho có thể có được khoảng cách đo\r\ncực đại với độ dài 5 m theo trục giữa của phòng.
\r\n\r\nTại tần số 100 MHz, khoảng cách đo có thể\r\ntăng tới giá trị cực đại là 2l.
\r\n\r\nCác lớp hấp thụ ở sàn làm giảm các phản xạ từ\r\nsàn nên không cần thay đổi độ cao ăng ten và các tác động do phản xạ của sàn\r\nkhông đáng kể.
\r\n\r\nDo vậy, tất cả các kết quả đo có thể được\r\nkiểm tra bằng các phép tính đơn giản và các độ không đảm bảo đo có các giá trị\r\nnhỏ nhất do cấu hình đo đơn giản.
\r\n\r\nA.3.2 Ảnh hưởng của các phản xạ ký sinh trong\r\nbuồng chống phản xạ
\r\n\r\nĐối với truyền sóng trong không gian tự do,\r\ntrong điều kiện trường xa, mối tương quan E = E0(R0/R) là\r\nhợp lệ đối với sự phụ thuộc của trường E vào khoảng cách R, trong đó E0\r\nlà cường độ trường chuẩn trong khoảng cách chuẩn R0.
\r\n\r\nViệc sử dụng mối tương quan này rất hữu ích\r\nđể so sánh các kết quả đo, vì tất cả các hằng số được khử theo tỉ số và suy hao\r\ncáp hay sự không phối hợp trở kháng ăng ten hoặc các kích thước đều không quan\r\ntrọng.
\r\n\r\nNếu lấy logarit hệ thức trên, thì rất dễ dàng\r\nthấy được các đạo hàm từ đường cong lý tưởng do tương quan lý tưởng của cường\r\nđộ trường và khoảng cách có thể biểu thị là đường thẳng và các đạo hàm xuất\r\nhiện trên thực tế có thể thấy rõ ràng. Phương pháp gián tiếp này dễ dàng biểu\r\nthị những thăng giáng do phản xạ và ít phức tạp hơn so với phương pháp đo trực\r\ntiếp suy hao phản xạ.
\r\n\r\nVới buồng không phản xạ có kích thước như giả\r\nthiết trong mục A.3, tại các tần số lên đến 100 MHz, không có các điều kiện về\r\ntrường xa và do vậy các phản xạ mạnh hơn nên cần hiệu chỉnh cẩn thận; trong dải\r\ntần giữa 100 MHz đến 1 GHz, sự phụ thuộc của cường độ trường vào khoảng cách\r\nrất phù hợp với các giá trị dự tính.
\r\n\r\nA.3.3 Hiệu chuẩn buồng chống phản xạ
\r\n\r\nTrên dải tần từ 30 MHz đến 1 GHz, cần phải\r\nhiệu chuẩn cẩn thận buồng không phản xạ.
\r\n\r\nHình A.3: Chỉ tiêu\r\nđối với suy hao phản xạ và che chắn
\r\n\r\nHình A.4: Ví dụ cấu\r\ntrúc buồng chống phản xạ
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
(Quy định)
\r\n\r\nCác\r\ngiới hạn sóng mang máy phát
\r\n\r\nHình B.1: Trường H\r\nbức xạ tại khoảng cách 10 m
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
(Quy định)
\r\n\r\nGiới\r\nhạn dòng sóng mang RF x tiết diện ăng ten máy phát đối với vòng kích thước lớn
\r\n\r\nHình C.1: Giới hạn\r\ndòng sóng mang RF x tiết diện ăng ten máy phát đối với vòng kích thước lớn
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
(Quy định)
\r\n\r\nHệ\r\nsố hiệu chỉnh giới hạn trường H đối với các trường E được phát
\r\n\r\nHình D.1: Hệ số hiệu\r\nchỉnh giới hạn trường H
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
(Quy định)
\r\n\r\nCác\r\ngiới hạn phát xạ giả, trường H bức xạ tại các khoảng cách 10 m
\r\n\r\nHình E.1: Các giới\r\nhạn phát xạ giả, trường H bức xạ tại các khoảng cách 10 m
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
(Quy định)
\r\n\r\nCác\r\năng ten vòng chế tạo theo yêu cầu của khách hàng
\r\n\r\nF.1 Các loại sản phẩm liên quan tới ăng ten\r\nvòng
\r\n\r\nTiêu chuẩn này cho phép chế tạo các ăng ten\r\nvòng theo yêu cầu của khách hàng với các giới hạn sau:
\r\n\r\n- Sản phẩm loại 1 được đo kiểm với ăng ten\r\ntích hợp hoặc ăng ten riêng, không cho phép sửa đổi ăng ten theo yêu cầu của\r\nkhách hàng;
\r\n\r\n- Sản phẩm loại 2 được giới hạn cho các tiết\r\ndiện ăng ten nhỏ hơn 30 m2 và độ dài vòng ăng ten nhỏ hơn giá trị\r\nnhỏ nhất trong hai giá trị: l/4\r\nhay 30 m;
\r\n\r\n- Sản phẩm loại 2 được kiểm tra với hai ăng\r\nten vòng có kích thước cực đại và cực tiểu do nhà sản xuất cung cấp. Sản phẩm\r\nloại 2 cho phép: chế tạo ăng ten vòng theo yêu cầu của khách hàng phù hợp với\r\ncác nguyên tắc thiết kế của nhà sản xuất.
\r\n\r\n- Sản phẩm loại 3 giới hạn đối với các kích\r\nthước ăng ten vòng lớn hơn 30 m2. Chỉ kiểm tra thiết bị với ăng ten\r\ngiả: cho phép thay đổi một vòng lớn.
\r\n\r\nCác công thức thiết kế cho trong các mục\r\nF.1.1 và F.1.2 chỉ có tính hướng dẫn.
\r\n\r\nF.1.1 Các vòng ăng ten dưới 1 MHz
\r\n\r\nTừ trường, H, bức xạ từ ăng ten cuộn cảm\r\ntrong trường gần được xác định như sau:
\r\n\r\nH = (A/m) (1)
Trong đó:
\r\n\r\nN: số vòng của ăng ten cuộn cảm;
\r\n\r\nI: dòng trong cuộn cảm của ăng ten tính theo\r\nAm pe;
\r\n\r\nA: tiết diện của cuộn cảm tính theo m2;
\r\n\r\nd: khoảng cách từ máy phát, tính theo m.
\r\n\r\nCông thức trên chỉ hợp lệ đối với các tần số\r\nthấp trong điều kiện sau:
\r\n\r\n- Độ dài cuộn cảm: I < l/2p
\r\n\r\n- Khoảng cách từ cuộn cảm: d < l/2p
\r\n\r\nTích NIA là mô men lưỡng cực từ m của cuộn.
\r\n\r\nTừ công thức (1) ta có:
\r\n\r\nm = NIA = H2pd3 (Am2) (2)
\r\n\r\nTrong tiêu chuẩn này, khoảng cách đo chuẩn d\r\nbằng 10 m hoặc 30 m. Nếu thay khoảng cách là 10 m vào (2), ta có:
\r\n\r\nm = NIA = H10\r\nx 6283 (Am2) (3)
\r\n\r\nTrong đó H10 là giới hạn trường H\r\ntại 10 m tính bằng A/m (xem mục 7.1.1).
\r\n\r\nHệ thức trên chỉ hợp lệ với các tần số tới 1\r\nMHz.
\r\n\r\nPhương pháp đo dòng mạch vòng trong ăng ten\r\ngiả được cho trong Phụ lục G.
\r\n\r\nF.1.2 Các vòng ăng ten trên 1 MHz
\r\n\r\nĐối với các tần số trên 1 MHz, mômen lưỡng\r\ncực lớn nhất có thể tính theo công thức:
\r\n\r\nP = (Werp) (4)
Có thể viết lại công thức (4) dưới dạng:
\r\n\r\nm = NIA = (Werp) (5)
Trên 1 MHz, giới hạn NIA được xác định theo\r\ncông thức (5) và giảm theo f2 hay 12 dB/8 độ chia.
\r\n\r\nDưới 1 MHz, giới hạn NIA được xác định theo\r\ncông thức (3), xem mục F.1.1.
\r\n\r\nCác giới hạn erp liên quan là 250 nW, 2,5 mW và 10 mW.
\r\n\r\nCác tích NIA tương ứng được tính trong các\r\ncông thức (6), (7) và (8):
\r\n\r\nVới erp =250 nWerp trong (5):
\r\n\r\nNIA = (A x m2) (6)\r\n
Với erp = 2,5 mWerp trong (5):
\r\n\r\nNIA = (A x m2) (7)
Với erp = 10 mWerp trong (5):
\r\n\r\nNIA = (A x m2) (8)
trong đó f là tần số tính theo MHz trong các\r\ncông thức (6), (7) và (8).
\r\n\r\nPhương pháp đo dòng mạch vòng trong ăng ten\r\ngiả được cho trong Phụ lục G.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
(Tham khảo)
\r\n\r\n\r\n\r\nĂng ten giả được sử dụng đối với thiết bị có\r\nđầu nối ăng ten và cho quá trình kiểm tra mẫu không có ăng ten. Các trường bức\r\nxạ của sóng mang và phát xạ giả tỉ lệ với các dòng sóng mang RF và dòng phát xạ\r\ngiả. Do đó, thực hiện các phép đo để xác định các dòng sóng mang RF và phát xạ\r\ngiả trong ăng ten giả.
\r\n\r\nHình G.1
\r\n\r\nHình G.2
\r\n\r\nVí dụ về sơ đồ cơ khí và mạch điện tương\r\nđương của các linh kiện được cho trong hình G.2 và G.1
\r\n\r\nNếu nhà sản xuất sử dụng độ tự cảm ăng ten,\r\nthì nhà sản xuất phải cung cấp hai ăng ten giả có độ tự cảm cực đại và cực tiểu\r\nphù hợp với yêu cầu của phòng thí nghiệm. Điều này phải được ghi lại trong báo\r\ncáo kiểm tra.
\r\n\r\nRz là điện trở thuần có giá trị\r\nthấp. Điện áp trên Rz tỉ lệ với các dòng vòng sóng mang và phát xạ\r\ngiả. Các dòng này có thể được đo tại đầu nối C.
\r\n\r\nRs kết hợp với Rz đảm\r\nbảo rằng ăng ten giả có cùng hệ số phẩm chất Q như ăng ten vòng thực.
\r\n\r\nĐiện trở R1 cùng với điện trở tải 50 W tạo ra suy hao tín hiệu đầu ra EUT\r\ntại đầu nối B được sử dụng cho các phép đo phát xạ giả dẫn giữa 30 MHz và 1\r\nGHz.
\r\n\r\nCác điện dung C1 và C2 là các linh kiện tùy\r\nchọn cùng với cuộn cảm L được sử dụng phù hợp với điện cảm của nhà sản xuất để\r\nmô phỏng cấu hình ăng ten vòng thực. Các cấu hình khác được minh họa trong hình\r\nG.3.
\r\n\r\nHình G.3
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
(Tham khảo)
\r\n\r\nCác\r\ntrường E trong trường gần tại các tần số thấp
\r\n\r\nĐiện trường E tại các tần số thấp thường ở\r\ntrong trường gần và chỉ có thể dễ dàng đo thành phần trường H bằng ăng ten vòng\r\ncó màn chắn; trong trường hợp này, có mối liên hệ giữa trường E và trường H qua\r\ntrở kháng sóng Z. Trong trường gần, trở kháng sóng phụ thuộc nhiều vào loại ăng\r\nten bức xạ (vòng hoặc dây đầu cuối hở) và bước sóng. Nếu mật độ công suất tại\r\nkhoảng cách nào đó là tương tự đối với một tín hiệu tạo ra trường E và trường\r\nH, có thể thực hiện tính toán như sau:
\r\n\r\nTrong hướng công suất cực đại ở trường gần,\r\nmật độ công suất S là:
\r\n\r\nS = (1)
Trong đó:
\r\n\r\nS: mật độ công suất;
\r\n\r\nE: trường điện tạo ra bởi ăng ten trường điện\r\ntại khoảng cách d;
\r\n\r\nHe: trường từ tạo ra bởi ăng ten\r\ntrường E tại khoảng cách d;
\r\n\r\nHm: trường từ tạo ra bởi ăng ten\r\ntrường từ tại khoảng cách d;
\r\n\r\nZe: trở kháng sóng của trường tạo\r\nra bởi ăng ten trường E tại khoảng cách d;
\r\n\r\nZm: trở kháng sóng của trường tạo\r\nra bởi ăng ten trường H tại khoảng cách d.
\r\n\r\nZm = Z02p nếu\r\nd <
(trường gần) (2)
Zm = Z0 nếu d <
(trường\r\ngần) (3)
Từ công thức (1) ta có:
\r\n\r\nHe = Hm(A/m) (4)
Thay (2) và (3) vào (4) ta có:
\r\n\r\nHe = HmHm
(5)
Trong đó fc là tần số sóng mang\r\ntính bằng MHz.
\r\n\r\nVới 2pd/l= 1, d = 10 và fc = 4, 78\r\nMHz, sử dụng công thức (5), ta có:
\r\n\r\nHe = Hm(f tính theo MHz) (6)
Với 2pd/l < 1 nếu fc < 4,78\r\nMHz thì công thức (5) hợp lệ, (nghĩa là trường gần).
\r\n\r\nVới 2pd/l ≥ 1 nếu fc > 4,78 MHz\r\nthì He = Hm (nghĩa là trường xa).
\r\n\r\nPhương pháp này cho phép trường E được tạo ra\r\nđược đo như trường H bằng cách cộng thêm hệ số hiệu chỉnh lấy từ (6).
\r\n\r\nBiểu thị dưới dạng đồ thị hệ số hiệu chỉnh\r\nđược cho trong Phụ lục D.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
(Tham khảo)
\r\n\r\nCác\r\nphép đo trường H tại khoảng cách khác 10 m
\r\n\r\nCác phép đo tại các khoảng cách lớn hơn 10 m\r\ncó thể thích hợp đối thiết bị sử dụng các ăng ten vòng tổ hợp có suy hao trường\r\nH bức xạ tăng dần theo khoảng cách. Ví dụ đối với tình huống thực tế này là\r\n“ăng ten tám cấu hình” có hai vòng ăng ten cách đều nhau về mặt vật lý nhưng\r\nđược điều khiển bởi hai dòng có pha ngược nhau.
\r\n\r\nCác phép đo trường có thể thực hiện tại khoảng\r\ncách khác 10 m. Trong trường hợp này, giới hạn trường H tương ứng, Hx,\r\nđối với khoảng cách đo do bên có thiết bị cần kiểm tra yêu cầu, dx,\r\nphải được tính. Việc tính giới hạn mới, Hx, phải do bên có thiết bị\r\ncần kiểm tra thực hiện.
\r\n\r\nThủ tục sau phải được áp dụng trong quá trình\r\ntính toán:
\r\n\r\na) Với ≥ 3d\r\n(m)
trong đó d hoặc là 10 m hoặc là khoảng cách\r\nđo mới, dx, bất cứ giá trị nào lớn hơn.
\r\n\r\nGiới hạn mới Hx theo dBmA/m tại khoảng cách dx,\r\nđược xác định theo giới hạn 10 m, H10 là:
\r\n\r\nHx = H10\r\n+ 60 x log (1)
b) Với ≤\r\n0,3d (m)
trong đó d hoặc là 10 m hoặc là khoảng cách\r\nđo mới, dx, bất cứ giá trị nào nhỏ hơn.
\r\n\r\nGiới hạn mới Hx theo dBmA/m tại khoảng cách dx,\r\nđược xác định theo giới hạn 10 m, H10 là:
\r\n\r\nHx = H10\r\n+ 20 x log (2)
c) Nếu là\r\ngiữa hai giới hạn xác định trong các mục A và B trên, chúng ta tuân theo các\r\nbước sau:
Bước 1: tính độ dài bước sóng, x:
\r\n\r\nx = =
(m),\r\nf tính theo MHz (3)
Bước 2: tính mô men lưỡng cực từ tại giới hạn\r\n10 m, H10, theo một trong hai cách:
\r\n\r\na) Với X x 2,354 ≥ 10 m
\r\n\r\nm = H10 (Am2) (4)
hay:
\r\n\r\nb) Với X x 2,354 < 10 m
\r\n\r\nm = H10(Am2) \r\n(5)
Bước 3: Tính giới hạn Hx mới đối với\r\nkhoảng các đo mới, dx theo một trong hai cách:
\r\n\r\na) Với dx ≤ x ≤ 2,534
\r\n\r\nHx = (A/m) (6)
hay
\r\n\r\nb) Với dx > x > 2,534
\r\n\r\nHx = (A/m) (7)
Giá trị tính được đối với Hx theo\r\nA/m có thể chuyển thành dBmA/m.
\r\n\r\nVí dụ, áp dụng phương pháp trên, có thể\r\nchuyển đổi các giới hạn trường H tại 10 m thành giá trị tại 30 m trong bảng I.1
\r\n\r\nBảng I.1: Các giới\r\nhạn trường H tại 30 m
\r\n\r\n\r\n Dải tần (MHz) \r\n | \r\n \r\n Giới hạn cường độ\r\n trường H (Hf) dBmA/m tại 30 m \r\n | \r\n
\r\n 0,009 ≤ f < 0,03 \r\n | \r\n \r\n 43,5 hoặc theo chú\r\n thích \r\n | \r\n
\r\n 0,03 ≤ f < 0,07 \r\n0,119 ≤ f <\r\n 0,135 \r\n | \r\n \r\n 43,5 tại 0,03 MHz\r\n giảm 3 dB/8 độ chia hoặc theo chú thích \r\n | \r\n
\r\n 0,05975 ≤ f <\r\n 0,06025 \r\n0,07 ≤ f < 0,119 \r\n | \r\n \r\n 13,5 \r\n | \r\n
\r\n 0,135 ≤ f < 1,26 \r\n | \r\n \r\n 8,7 tại 0,135 giảm\r\n 3 dB/8 độ chia \r\n | \r\n
\r\n 1,26 ≤ f < 3,0 \r\n | \r\n \r\n -1 \r\n | \r\n
\r\n 6,765 ≤ f <\r\n 6,795 \r\n13,553 ≤ f <\r\n 13,567 \r\n26,957 ≤ f <\r\n 27,283 \r\n | \r\n \r\n 32,5 \r\n | \r\n
\r\n Chú thích: Đối với các dải\r\n tần 9 kHz tới 70 kHz và 119 kHz tới 135 kHz, áp dụng các giới hạn phụ sau cho\r\n các giá trị giới hạn cao: \r\n- Đối với các ăng ten cuộn cảm với tiết\r\n diện ≥ 0,16 m2, áp dụng trực tiếp bảng I.1; \r\n- Đối với các ăng ten cuộn cảm với tiết\r\n diện giữa 0,05 m2 và 0,16 m2, áp dụng bảng I.1 với hệ\r\n số hiệu chỉnh. Các giới hạn là: giá trị bảng I.1 + 10 x log(tiết diện/0,16m2); \r\n- Đối với các ăng ten với tiết diện <\r\n 0,05 m2, giới hạn nhỏ hơn các giá trị trong bảng I.1 10 dB. \r\n | \r\n
Biểu thị dưới dạng đồ thị của bảng I.1 trong\r\nhình I.1.
\r\n\r\nHình I.1: Trường H\r\nbức xạ tại khoảng cách 30 m
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
(Tham khảo)
\r\n\r\nTóm\r\ntắt các yêu cầu đối với máy phát
\r\n\r\nChú ý 1: Ăng ten giả mà nhà chế tạo cung cấp\r\nphải tương đương với ăng ten có mô men từ cực đại dùng với sản phẩm.
\r\n\r\nChú ý 2: Các phép đo từ trường H nhà chế tạo\r\ncung cấp các ăng ten mẫu kích thước cực đại và cực tiểu.
\r\n\r\nChú ý 3: Chỉ yêu cầu các phép đo kiểm tại trạm.
\r\n\r\nHình J.1: Tóm tắt các\r\nyêu cầu đối với máy phát
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
(Tham khảo)
\r\n\r\nCác\r\nphép đo dạng phổ máy phát mức thấp
\r\n\r\nCác phép đo có thể phù hợp với SRD hoạt động\r\ntại các dải tần số ISM. Nhà sản xuất phải công bố dạng phổ và dạng phổ này tuân\r\ntheo các giới hạn trong bảng 2 và ứng dụng cho trong phụ lục thích hợp của\r\nKhuyến nghị CEPT/ERC 70-03 [3].
\r\n\r\nVí dụ dạng phổ mức thấp được cho trong hình\r\nK.1:
\r\n\r\nHình K.1: Ví dụ dạng\r\nphổ mức thấp
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
[1] ETSI EN 300 330-2 (V1.1.1): “Electromagnetic\r\ncompatibility and Radio spectrum Matters (ERM); Short Range Devices (SRD); Radio\r\nequipment in the frequency range 9 kHz to 25 MHz and inductive loop systems in\r\nthe frequency range 9 kHz to 30 MHz; Part 2: Harmonized EN under article 3.2 of\r\nthe R&TTE Directive”.
\r\n\r\n[2] Directive 1999/5/EC of the European\r\nParliament and of the Council of 9 March 1999 on radio equipment and\r\ntelecommunications terminal equipment and the mutual recognition of\r\ntheirconformity.
\r\n\r\n[3] CEPT/ERC Recommendation 70-03 (1997):\r\n“Relating to the use of Short Range Devices (SRD)”.
\r\n\r\n[4] ITU-T Recommendation O.153: “Basic parameters\r\nfor the measurement of error performance at bit rates below the primary rate”.
\r\n\r\n[5] ETSI ETR 028: “Radio Equipment and\r\nSystems (RES); Uncertainties in the measurement of mobile radio equipment\r\ncharacteristics”.
\r\n\r\n[6] ITU-T Recommendation O.41: “Psophometer\r\nfor use on telephone-type circuits”.
\r\n\r\nFile gốc của Tiêu chuẩn ngành TCN 68-243:2006 về thiết bị vô tuyến cự ly ngắn dải tần từ 9 kHz – 25 MHz – Yêu cầu kỹ thuật do Bộ Bưu chính Viễn thông ban hành đang được cập nhật.
Tiêu chuẩn ngành TCN 68-243:2006 về thiết bị vô tuyến cự ly ngắn dải tần từ 9 kHz – 25 MHz – Yêu cầu kỹ thuật do Bộ Bưu chính Viễn thông ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Bưu chính Viễn thông |
Số hiệu | TCN68-243:2006 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn ngành |
Người ký | Đã xác định |
Ngày ban hành | 2006-07-25 |
Ngày hiệu lực | |
Lĩnh vực | Xây dựng - Đô thị |
Tình trạng | Hết hiệu lực |