THIẾT\r\nBỊ ĐẦU CUỐI TRONG HỆ THỐNG PHS
\r\n\r\nYÊU CẦU KỸ THUẬT
\r\n\r\nPhs terminal equipment
\r\n\r\nTechnical requirements
\r\n\r\n\r\n\r\n
MỤC LỤC
\r\n\r\nLời nói đầu\r\n.......................................................................................................................
\r\n\r\n1. Phạm vi\r\n.......................................................................................................................
\r\n\r\n2. Tài liệu tham chiếu chuẩn..........................................................................................
\r\n\r\n3. Định nghĩa, thuật ngữ và chữ viết tắt.......................................................................
\r\n\r\n3.1. Định nghĩa, thuật ngữ\r\n...............................................................................................
\r\n\r\n3.2. Các chữ viết tắt ........................................................................................................
\r\n\r\n4. Yêu cầu kỹ thuật\r\n..........................................................................................................
\r\n\r\n4.1. Yêu cầu chung ..........................................................................................................
\r\n\r\n4.2. Các yêu cầu đối với phần phát và phần\r\nthu tín hiệu vô tuyến ..................................
\r\n\r\n4.3. Yêu cầu về ăng\r\nten....................................................................................................
\r\n\r\n5. Phương pháp đo kiểm\r\n...............................................................................................
\r\n\r\n5.1. Kiểm tra các yêu cầu kỹ thuật\r\n...................................................................................
\r\n\r\n5.2. Các phương pháp đo trong trường hợp không\r\ncó đầu cuối đo .................................
\r\n\r\n5.3. Các yêu cầu đo kiểm khác .........................................................................................
\r\n\r\nPhụ lục A (Quy định): Các điều kiện đo kiểm\r\n................................................................
\r\n\r\nPhụ lục B (Tham khảo): Phần báo hiệu - điều\r\nkhiển cuộc gọi trong hệ thống PHS
\r\n\r\nB.1. Lớp 1\r\n..........................................................................................................................
\r\n\r\nB.2. Pha thiết lập kênh liên kết\r\n..........................................................................................
\r\n\r\nB.3. Pha thiết lập kênh dịch vụ và pha liên\r\nlạc ..................................................................
\r\n\r\nPhụ lục C (Tham khảo): Chuyển đổi giữa dBm\r\nvà dBmV .............................................
\r\n\r\nPhụ lục D (Tham khảo): Mẫu đánh giá kết quả\r\nđo kiểm ...............................................
\r\n\r\nD.1. Phần phát\r\n..................................................................................................................
\r\n\r\nD.2. Phần thu\r\n....................................................................................................................
\r\n\r\nD.3. Yêu cầu khác\r\n.............................................................................................................
\r\n\r\nPhụ lục E (Tham khảo): Mẫu đánh giá tài liệu\r\nkỹ thuật .................................................
\r\n\r\nE.1. Báo hiệu, điều khiển cuộc gọi\r\n.....................................................................................
\r\n\r\nE.2. Yêu cầu khác\r\n..............................................................................................................
\r\n\r\n\r\n\r\n
Lời nói đầu
\r\n\r\nTiêu chuẩn Ngành TCN 68 - 223: 2004 “Thiết\r\nbị đầu cuối trong hệ thống PHS - Yêu cầu kỹ thuật” được biên soạn dựa trên tài\r\nliệu của Hiệp hội Công nghiệp và Thương mại Vô tuyến Nhật Bản ARIB RCR STD-28\r\nvà các tiêu chuẩn tương đương của các nước trong khu vực.
\r\n\r\nTiêu chuẩn Ngành TCN 68 - 223: 2004 do Cục Quản\r\nlý chất lượng Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin biên soạn theo đề\r\nnghị của Vụ Khoa học - Công nghệ và được ban hành theo Quyết định số 33/2004/QĐ-BBCVT\r\nngày 29/7/2004 của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông.
\r\n\r\nTiêu chuẩn Ngành TCN 68 - 223: 2004 được ban\r\nhành dưới dạng song ngữ (tiếng Việt và tiếng Anh). Trong trường hợp có tranh\r\nchấp về cách hiểu do biên dịch, bản tiếng Việt được áp dụng.
\r\n\r\n\r\n\r\n
THIẾT BỊ ĐẦU CUỐI\r\nTRONG HỆ THỐNG PHS
\r\n\r\nYÊU CẦU KỸ THUẬT
\r\n\r\n(Ban hành kèm theo\r\nQuyết định số 33/2004/QĐ-BBCVT ngày 29/7/2004 của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn\r\nthông)
\r\n\r\n\r\n\r\nTiêu chuẩn này bao gồm những yêu cầu kỹ thuật\r\ntối thiểu đối với thiết bị đầu cuối trong hệ thống thông tin vô tuyến sử dụng công\r\nnghệ PHS dải tần 1893,50 MHz ¸\r\n1919,600 MHz.
\r\n\r\nTiêu chuẩn này bao gồm các yêu cầu đối với\r\nthiết bị đầu cuối PHS về giao diện vô tuyến và các phương pháp đo phục vụ yêu\r\ncầu hợp chuẩn thiết bị đầu cuối PHS.
\r\n\r\nTiêu chuẩn này là cơ sở cho công tác chứng\r\nnhận hợp chuẩn thiết bị đầu cuối trong hệ thống PHS hoạt động ở dải tần 1900\r\nMHz.
\r\n\r\n2. Tài liệu tham\r\nchiếu chuẩn
\r\n\r\n[1] ARIB RCR STD-28 Version 3.2 (02/02/1999):\r\n“Personal Handyphone System - ARIB Standard”.
\r\n\r\n[2] ARIB RCR TR-23 Version 3.2 (02/02/1999): “Personal\r\nHandyphone System - Test items and conditions for public personal station compatibility\r\nconfirmation”.
\r\n\r\n[3] HKTA 1027 Issue 2 - February 2003: "Performance\r\nspecification for Personal Handyphone system (PHS) equipment for private\r\nuse".
\r\n\r\n[4] IDA TS PHS Version 2 - Issue 1 Rev 3, June\r\n2001: "Type Approval specification for PHS Equipment Version 2 For use\r\nwithin the confined area of a building".
\r\n\r\n[5] ACA Technical Standard TS 034 - 1997 “Radio\r\nEquipment and Systems Cordless Telecommunications - Personal Handyphone System\r\n(PHS)".
\r\n\r\n[6] “1900 MHz Digital Low Tier PHS Radio\r\nTerminal Equipment - Technical Specifications” (23/7/2001) -\r\nDirectorate General of Telecommunications, Ministry of Transporation and\r\nCommunications, Taiwan.
\r\n\r\n3. Định nghĩa, thuật\r\nngữ và chữ viết tắt
\r\n\r\n3.1. Định nghĩa, thuật ngữ
\r\n\r\nĐầu cuối đo ăng ten là thiết bị có thể\r\nhoạt động với cùng trở kháng khi được kết nối vào thiết bị đo và khi được kết\r\nnối vào ăng ten.
\r\n\r\nCụm (burst) là khoảng thời gian phát sóng mang\r\nđiều chế ứng với một khe thời gian mang tin.
\r\n\r\nĐiều khiển cuộc gọi (CC): Điều khiển cuộc gọi\r\nlà thực thể ở lớp 3 thực hiện điều khiển các dịch vụ của cuộc gọi.
\r\n\r\nKhung là đoạn thời gian ứng với độ dài 8 khe thời\r\ngian TDMA-TDD.
\r\n\r\nThời gian bảo vệ là thời gian không\r\ncó tín hiệu giữa các cụm giúp cho việc phát cụm không xung đột với các cụm ở các\r\nkhoảng khe thời gian lân cận khác.
\r\n\r\nKý tự IA5 là cách mã hóa được ITU-T khuyến nghị\r\nđể chèn các ký tự/số vào tín hiệu và gửi đi.
\r\n\r\nLoại bản tin là phần tử thông tin\r\ndùng để nhận dạng chức năng của bản tin đang được phát đi.
\r\n\r\nQuản lý tính di động (MM) là thực thể lớp 3\r\nthực hiện chức năng đăng ký vị trí và nhận thực.
\r\n\r\nQuản lý tần số phát sóng vô tuyến (RT) là thực\r\nthể lớp 3 có chức năng điều khiển việc thiết lập, giữ, chuyển kênh vô tuyến…
\r\n\r\nThời gian quá độ là thời gian đáp ứng\r\ncho việc phát đi tín hiệu cụm.
\r\n\r\nSố thứ tự khe thời gian tương đối là vị trí tương đối\r\ncủa khe thời gian trong kênh vô tuyến.
\r\n\r\nNgẫu nhiên hóa là cách ngẫu nhiên hóa chuỗi mã\r\nphát bằng cách lấy tổng loại trừ (XOR) của chuỗi M (chuỗi có độ dài cực đại) và\r\nchuỗi mã định phát. Mẫu ngẫu nhiên hóa PN (10,3) được dùng cho cả phần phát PS\r\nvà CS.
\r\n\r\nKhe thời gian là một khoảng tín\r\nhiệu chứa 8 bit trong khung 5 ms. 8 bit này có độ dài 0,625 ms, có 2 biến thể: các\r\nkhe thời gian được cấp riêng và các khe thời gian được dùng chung.
\r\n\r\nKý hiệu: ký hiệu tương ứng với 2 bit (5,2 ms) trong tín hiệu truyền đi trên giao\r\ndiện vô tuyến.
\r\n\r\nCụm đồng bộ là tín hiệu được phát đi dùng để\r\nthiết lập đồng bộ khi chuyển kênh và khi thiết lập các khe vật lý. Nó gồm một\r\ntừ mã duy nhất dài 32 bit.
\r\n\r\nĐiều khiển công suất theo tín hiệu thoại là chức năng mà PS\r\nkhi liên lạc thực hiện việc chuyển chế độ phát/ngừng phát tín hiệu đầu ra khi có/không\r\ncó tiếng nói cần truyền đi, nhờ đó mà tiết kiệm được công suất tiêu thụ của PS.
\r\n\r\n3.2. Các chữ viết tắt
\r\n\r\nADPCM Điều xung mã vi sai thích\r\nnghi
\r\n\r\nARIB Hiệp hội Công nghiệp và\r\nThương mại Vô tuyến
\r\n\r\nCC Điều khiển cuộc gọi
\r\n\r\nCS Trạm gốc
\r\n\r\nCS-ID Mã nhận dạng trạm gốc
\r\n\r\nFCS Chuỗi kiểm tra khung
\r\n\r\nFER Tỷ lệ lỗi khung
\r\n\r\nFFT Biến đổi Fourier nhanh
\r\n\r\nLCCH Kênh điều khiển logic
\r\n\r\nPHS Hệ thống điện thoại cầm\r\ntay cá nhân
\r\n\r\nPN Giả nhiễu
\r\n\r\nPS Máy đầu cuối
\r\n\r\nPS-ID Mã nhận dạng máy đầu cuối
\r\n\r\nR Thời gian quá độ
\r\n\r\nRA Thích nghi tốc độ
\r\n\r\nRCR Trung tâm Nghiên cứu và Phát\r\ntriển Hệ thống vô tuyến
\r\n\r\nRFCD Thiết bị ghép tần số vô\r\ntuyến
\r\n\r\nRLR Hệ số âm lượng thu
\r\n\r\nSLR Hệ số âm lượng phát
\r\n\r\nSTMR Hệ số che trắc âm
\r\n\r\nTA Bộ thích nghi đầu cuối
\r\n\r\nTCH Kênh lưu lượng
\r\n\r\nTE Thiết bị đầu cuối
\r\n\r\nUW Từ duy nhất
\r\n\r\n\r\n\r\nThiết bị đầu cuối phải thỏa mãn tất cả các yêu\r\ncầu kỹ thuật nêu ra dưới đây.
\r\n\r\n4.1. Yêu cầu chung
\r\n\r\n4.1.1 Băng tần làm việc
\r\n\r\nSử dụng dải tần 1900 MHz (1893,50 MHz ¸ 1919,600 MHz).
\r\n\r\n4.1.2 Khoảng cách giữa các tần số sóng mang
\r\n\r\nYêu cầu: 300 kHz
\r\n\r\nTần số sóng mang có thể là 1895,150 MHz hoặc\r\n1895,150 MHz + n x 300 kHz.
\r\n\r\n4.1.3 Hệ thống thông tin
\r\n\r\nYêu cầu: Là hệ thống ghép kênh sử dụng phương pháp\r\nTDMA-TDD đa sóng mang.
\r\n\r\n4.1.4 Số lượng mạch ghép kênh đa truy nhập\r\ntheo thời gian
\r\n\r\nYêu cầu: Là 4 khi sử dụng bộ Bộ mã hóa/giải mã\r\ntiếng nói toàn tốc. Tương tự số lượng kênh tối đa có thể đồng thời sử dụng của một\r\nmáy di động là 4 (trừ trường hợp khi xảy ra quá trình chuyển kênh).
\r\n\r\n4.1.5 Phương thức điều chế
\r\n\r\nĐiều chế p/4\r\nQPSK (điều chế cầu phương với mỗi ký hiệu được dịch pha đi p/4). Phía phát dùng bộ lọc có đặc tính\r\nlà hàm Căn bậc hai của hàm Cosin nừng với hệ số độ dốc (α) là 0,5.
\r\n\r\n4.1.6 Tốc độ truyền dẫn
\r\n\r\nYêu cầu: 384 kbit/s.
\r\n\r\n4.1.7 Tốc độ mã hóa tiếng nói
\r\n\r\nYêu cầu: 32 kbit/s – ADPCM (khi dùng Bộ mã hóa/\r\ngiải mã tiếng nói toàn tốc).
\r\n\r\n4.1.8 Độ dài khung
\r\n\r\nĐộ dài khung là 5 ms (bao gồm 4 khe thời gian\r\nphát + 4 khe thời gian thu).
\r\n\r\n4.1.9 Yêu cầu về khe thời gian truyền dẫn vật\r\nlý
\r\n\r\nVới sóng mang thông tin, các khe thời gian thích\r\nhợp chỉ được phát và sử dụng sau khi phát hiện sóng mang trong vũng 2 giây kể từ\r\nkhi phát và đủ biết chắc khoảng thời gian mà một khe chiếm (được gọi là độ dài\r\n1 khe thời gian) có thể sử dụng được lớn hơn hoặc bằng 4 khung tin trống. Trong\r\ntrường hợp 2 cụm phát liền nhau bị giao thoa vượt quá giá trị quy định (phần\r\ngiao thoa nằm trong hoặc bao gồm luôn cả khoảng định thời như được chỉ ra trong\r\nHình 4.1), khi đó các cụm này gối lên thời gian của khe định sử dụng hoặc gối lên\r\ncụm đã có từ trước trong cùng thời điểm với khe định sử dụng, máy phát sẽ coi\r\nnhư vẫn còn sóng mang trên mạng.
\r\n\r\nHình 4.1: Phương thức\r\nphát hiện sóng mang tại PS
\r\n\r\nTrong trường hợp mức nhiễu của kênh có liên\r\nquan (là khe thời gian tương ứng trên sóng mang tương ứng) trên mức 1, thì kênh\r\nnày được coi là không khả dụng. Tuy nhiên chỉ khi mức nhiễu của tất cả các kênh\r\ncủa trạm thu phát đều vượt quá mức 1 (trong đó có một kênh được dùng để liên\r\nlạc với trạm đối phương gọi là kênh định trước), các kênh có mức nhiễu nhỏ hơn\r\nhoặc bằng mức 2 mới được sử dụng. Cũng chỉ trong trường hợp này chỉ có các kênh\r\ncó mức nhiễu nhỏ hơn hoặc bằng mức nhiễu 2 mới được coi là khả dụng. Tuy nhiên,\r\ncác kênh đã được trạm thu phát sử dụng không phải là các đối tượng được quyết\r\nđịnh là khe thời gian khả dụng.
\r\n\r\nCác mức dùng để phát hiện sóng mang được đưa\r\nra trong Bảng 4.1.
\r\n\r\nBảng 4.1:Các mức phát\r\nhiện sóng mang
\r\n\r\n\r\n Mức 1 \r\n | \r\n \r\n 26 dBmV \r\n | \r\n
\r\n Mức 2 \r\n | \r\n \r\n 44 dBmV \r\n | \r\n
4.1.10 Yêu cầu về định thời phát (đồng hồ) và\r\nrung pha ở PS
\r\n\r\n(1) Định thời của PS
\r\n\r\na. Định nghĩa
\r\n\r\nTại kết cuối ăng ten, thời điểm phát tiêu\r\nchuẩn cho khe vật lý điều khiển là (5 x k2 – 2,5) ms (k2 là\r\nmột số tự nhiên nhỏ hơn hoặc bằng số độ dài kênh điều khiển logic LCCH) tính từ\r\nthời điểm nhận được khe vật lý điều khiển.
\r\n\r\nTương tự, tại kết cuối ăng ten, thời điểm phát\r\ntiêu chuẩn cho các khe vật lý mang tin là (5 x 1 - 2,5) ms (với l = 1 khi làm\r\nviệc ở chế độ toàn tốc, l = 2 khi làm việc ở chế độ bỏn tốc, l = 4 khi làm việc\r\nở chế độ bán bán tốc) tính từ thời điểm nhận được khe vật lý mang tin.
\r\n\r\nTuy nhiên, do phụ thuộc vào thời gian nhận\r\nkhe vật lý chỉ định trước (là thời gian khe vật lý điều khiển/lưu lượng có chứa\r\nbản tin qui định khe vật lý thông tin gửi tới CS), tại kết cuối ăng ten, thời\r\nđiểm phát tiêu chuẩn tương đối của khe vật lý thông tin (5 x k3 –2,5\r\n+ 0,625 {số thứ tự tuyệt đối của khe vật lý thông tin - số thứ tự tuyệt đối\r\ncủa khe vật lý chỉ định}) ms (k3 là một số tự nhiên) tính từ khi nhận\r\nđược khe vật lý chỉ định.
\r\n\r\nb. Yêu cầu
\r\n\r\nĐịnh thời phát (đồng hồ) của PS, ở trạng thái\r\nđược đồng bộ, được sai số ±1 ký hiệu khi độ chính xác của nó cộng thêm vào thời\r\ngian tiêu chuẩn ±5 ppm.
\r\n\r\nXem Hình 4.2.
\r\n\r\nHình 4.2: Định thời phát\r\ncủa PS
\r\n\r\n(2) Rung pha phía phát của PS: Rung pha phía phát\r\ncủa PS là độ lệch giữa các khung và giá trị lớn nhất của nó nhỏ hơn hoặc bằng\r\n1/8 độ dài một ký hiệu khi PS phát hiện 16-bit UW từ CS trừ đi phần ảnh hưởng\r\ndo rung pha phát của CS.
\r\n\r\n4.2. Các yêu cầu đối với phần phát và phần\r\nthu tín hiệu vô tuyến
\r\n\r\n4.2.1 Tần số sóng mang và số thứ tự kênh
\r\n\r\nBảng 4.2: Quan hệ\r\ngiữa tần số sóng mang và số thứ tự kênh
\r\n\r\n\r\n Số thứ tự kênh \r\n | \r\n \r\n Tần số sóng mang\r\n (MHz) \r\n | \r\n
\r\n 251 \r\n | \r\n \r\n 1893,650 \r\n | \r\n
\r\n 252 \r\n | \r\n \r\n 1893,950 \r\n | \r\n
\r\n 253 \r\n | \r\n \r\n 1894,250 \r\n | \r\n
\r\n 254 \r\n | \r\n \r\n 1894,550 \r\n | \r\n
\r\n 255 \r\n | \r\n \r\n 1894,850 \r\n | \r\n
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n 1895,150 \r\n | \r\n
\r\n 2 \r\n | \r\n \r\n 1895,450 \r\n | \r\n
\r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 1895,750 \r\n | \r\n
\r\n 4 \r\n | \r\n \r\n 1896,050 \r\n | \r\n
\r\n . \r\n | \r\n \r\n . \r\n | \r\n
\r\n . \r\n | \r\n \r\n . \r\n | \r\n
\r\n . \r\n | \r\n \r\n . \r\n | \r\n
\r\n 78 \r\n | \r\n \r\n 1918,250 \r\n | \r\n
\r\n 79 \r\n | \r\n \r\n 1918,550 \r\n | \r\n
\r\n 80 \r\n | \r\n \r\n 1918,850 \r\n | \r\n
\r\n 81 \r\n | \r\n \r\n 1919,150 \r\n | \r\n
\r\n 82 \r\n | \r\n \r\n 1919,450 \r\n | \r\n
Cần đảm bảo tần số sóng mang của kênh điều\r\nkhiển là kênh 1.
\r\n\r\n4.2.2 Yêu cầu của phần phát
\r\n\r\n4.2.2.1 Công suất phát
\r\n\r\n(1) Định nghĩa
\r\n\r\na. Nếu sử dụng một đầu cuối đo ăng ten: Công\r\nsuất phát là công suất cấp cho ăng ten đó.
\r\n\r\nb. Nếu không có đầu cuối đo ăng ten: Công\r\nsuất phát là công suất phát xạ ăng ten đo được tại phòng đo, hoặc tại RFCD đã\r\nđược hiệu chuẩn tại phòng đo.
\r\n\r\n(2) Yêu cầu
\r\n\r\nCông suất phát cực đại 10 mW.
\r\n\r\nSai số cho phép +20%, -50%.
\r\n\r\n4.2.2.2 Phát mã nhận dạng cuộc gọi
\r\n\r\nKhi mã nhận dạng cuộc gọi được phát đi, tín\r\nhiệu được phát ra từ máy phát phải:
\r\n\r\n(1) Có độ dài 28 bit với máy cầm tay, và 29\r\nbit với trạm thu phát đặt cố định (Tham khảo ARIB RCR STD-28 mục 4.2.10).
\r\n\r\n(2) Có cấu trúc khe thời gian được thiết lập\r\ntừ trước, khi phát đi tín hiệu phải sử dụng mã hóa kênh và các phương pháp ngẫu\r\nnhiên hóa.
\r\n\r\n4.2.2.3 Công suất kênh lân cận
\r\n\r\n(1) Định nghĩa
\r\n\r\nCông suất kênh lân cận là công suất trung bình\r\ntrong một cụm được phát xạ trong một băng tần độ rộng ±96 kHz có tần số trung tâm\r\ncách tần số trung tâm của sóng mang có ích một khoảng Df kHz, khi tín hiệu được điều chế bởi tín\r\nhiệu kiểm tra được mã hóa tiêu chuẩn có cùng tốc độ mã hóa với tín hiệu đã được\r\nđiều chế.
\r\n\r\n(2) Yêu cầu
\r\n\r\na. Với mức lệch cộng hưởng Df = 600 kHz: Công suất kênh lân cận £ 800 nW.
\r\n\r\nb. Với mức lệch cộng hưởng Df = 900 kHz: Công suất kênh lân cận £ 250 nW.
\r\n\r\n4.2.2.4 Các đặc tính đáp ứng quá độ khi phát\r\ncụm
\r\n\r\nCác giới hạn trên và dưới của công suất tức\r\nthời là tỉ số giữa công suất lớn nhất và nhỏ nhất với công suất trung bình của p/4 QPSK (nghiệm của hệ số dốc α = 0,5)\r\n(+2,9 dB và -11 dB) cộng với phần dự phòng (lớn nhất +1,1 dB, nhỏ nhất -3 dB)
\r\n\r\nHình 4.3: Các yêu cầu\r\nvề thời gian đáp ứng công suất phát
\r\n\r\n(1) Định nghĩa
\r\n\r\nQuá độ là khi máy phát tắt/bật chế độ điều\r\nchế các sóng cụm. Các đặc tính đáp ứng quá độ của cụm gồm thời gian và công\r\nsuất sóng trong thời gian quá độ. Thời gian đáp ứng quá độ của cụm được phát đi\r\nlà khoảng thời gian tính từ thời điểm bắt đầu có sự hưởng ứng quá độ (tắt hoặc\r\nbật). Nếu tắt tín hiệu điều chế thì tính từ lúc bắt đầu tắt cho đến khi công\r\nsuất sóng mang trong khi phát cụm giảm xuống tới mức 80 nW hoặc nếu là bật tín\r\nhiệu điều chế thì tính từ lúc công suất sóng mang của cụm đạt được 80 nW đến\r\nthời điểm máy làm việc ở chế độ điều chế một cách ổn định (xem Hình 4.4).
\r\n\r\n(2) Yêu cầu
\r\n\r\na. Các đặc tính thời gian: £ 13 ms. Giá trị công suất tức thời khi quá độ nằm trong Hình\r\n4.3.
\r\n\r\nb. Công suất khi tắt tín hiệu điều chế phải\r\nthỏa mãn yêu cầu đặt ra trong mục 4.2.2.5.
\r\n\r\nHình 4.4: Quan hệ\r\ngiữa cấu trúc khe thời gian và điều khiển phát/ngừng sóng mang trong cụm
\r\n\r\n4.2.2.5 Công suất rò trong thời gian không có\r\nsóng mang
\r\n\r\n(1) Định nghĩa
\r\n\r\nCông suất rò trong thời gian không có sóng\r\nmang là công suất bức xạ trong băng tần phát khi không có tín hiệu cần phát đi.
\r\n\r\n(2) Yêu cầu £\r\n80 nW.
\r\n\r\n(3) Phép đo được thực hiện trong quá trình liên\r\nlạc và thời gian đo là khi không có khe thời gian nào được phát.
\r\n\r\n4.2.2.6 Công suất phát xạ giả
\r\n\r\n(1) Định nghĩa
\r\n\r\nCông suất phát xạ giả là công suất trung bình\r\ncủa các phát xạ giả ở mỗi tần số được cấp cho đường công suất (phát xạ giả là\r\nsự phát xạ sóng vô tuyến ở một hoặc nhiều hơn một tần số nằm ngoài băng tần yêu\r\ncầu, có thể giảm mức công suất phát xạ của sóng vô tuyến này mà không ảnh hưởng\r\nđến quá trình truyền tin. Phát xạ giả gồm các sản phẩm của phát xạ hài, phát xạ\r\nhài phụ, phát xạ ký sinh và xuyên điều chế nhưng phát xạ giả không gồm những\r\nsản phẩm được sinh ra khi thực hiện điều chế tín hiệu cần phát đi bởi phát xạ công\r\nsuất tại những tần số gần băng tần yêu cầu).
\r\n\r\n(2) Yêu cầu: Trong băng (1893,5\r\nMHz ~ 1919,6 MHz) £ 250 nW; ngoài băng\r\ntần này £ 2,5 mW.
\r\n\r\n(3) Phép đo được thực hiện trong quá trình liên\r\nlạc; thời gian đo gồm cả lúc phát và không phát các khe thời gian. Riêng lúc đo\r\ntrong băng chỉ đo lúc phát các khe thời gian.
\r\n\r\n4.2.2.7. Băng tần chiếm dụng
\r\n\r\n(1) Định nghĩa
\r\n\r\nBăng tần chiếm dụng là dải tần số mà ở đó tập\r\ntrung 99 ± 0,5% công suất phát.
\r\n\r\n(2) Yêu cầu: 288 kHz.
\r\n\r\n4.2.2.8. Sai số tần số
\r\n\r\n(1) Định nghĩa
\r\n\r\nSai số tần số là độ lệch tần số lớn nhất có\r\nthể chấp nhận được so với tần số đã được ấn định của dải tần số chiếm dụng phát\r\nxạ ra.
\r\n\r\n(2) Yêu cầu: Độ chính xác tuyệt\r\nđối £ ±3 x 10-6.
\r\n\r\n4.2.2.9. Độ chính xác điều chế
\r\n\r\n(1) Định nghĩa
\r\n\r\nĐộ chính xác điều chế là giá trị thực của sai\r\nsố vector biểu diễn điểm tín hiệu (giá trị căn bậc hai của phép chia tổng các bình\r\nphương sai số của các vector biểu diễn điểm tín hiệu cho số các điểm nhận dạng\r\npha trong khe thời gian).
\r\n\r\n(2) Yêu cầu: £ 12,5%.
\r\n\r\n4.2.2.10. Độ chính xác tốc độ phát (Sai số\r\nđồng hồ phát)
\r\n\r\nYêu cầu: Độ chính xác tuyệt đối £ ±5 x 10-6.
\r\n\r\n4.2.2.11 Bức xạ vỏ máy
\r\n\r\nYêu cầu: £\r\n2,5mW.
\r\n\r\n4.2.3 Yêu cầu với phần thu
\r\n\r\n4.2.3.1 Độ nhạy của máy thu
\r\n\r\n(1) Định nghĩa
\r\n\r\nĐộ nhạy của máy thu là mức tín hiệu thu mà\r\ntại đó tỉ số bit lỗi thu được đạt giá trị 10-2 khi tín hiệu phát là dãy\r\nlớn hơn hoặc bằng 2556 bit được điều chế bằng dãy tín hiệu nhị phân giả ngẫu nhiên\r\ncó chu kỳ 511 bit trên kênh lưu lượng.
\r\n\r\n(2) Yêu cầu: £ 16 dBmV.
\r\n\r\n4.2.3.2 Độ chọn lọc kênh lân cận
\r\n\r\n(1) Định nghĩa
\r\n\r\nĐộ chọn lọc kênh lân cận là tỉ số giữa tử số\r\nlà (giá trị độ nhạy thu đã chỉ định ở mục 4.2.3.1 (16 dBmV) + 3 dB) và mẫu số là (mức điện áp\r\nthu được của các sóng vô tuyến không mong muốn mà tại đó tỉ số bit lỗi trên kênh\r\nlưu lượng tăng tới mức 10-2 do các tín hiệu không mong muốn được\r\ncộng vào tín hiệu có ớch thu được với độ nhạy thu (16 dBmV) + 3 dB (lệch cộng hưởng ở Df kHz) được điều chế bằng một tín hiệu\r\nsố (là dãy nhị phân giả ngẫu nhiên có chu kỳ là 32,767 bit)).
\r\n\r\n(2) Yêu cầu: ³ 50 dB khi độ lệch cộng hưởng là 600\r\nkHz.
\r\n\r\n4.2.3.3 Chỉ số xuyên điều chế
\r\n\r\n(1) Định nghĩa
\r\n\r\nChỉ số xuyên điều chế là tỉ số giữa (độ nhạy đã\r\nchỉ định ở mục 4.2.3.1 (16 dBmV)\r\n+ 3 dB) với (mức điện áp thu được của các sóng vô tuyến không mong muốn mà tại đó\r\ntỉ số bit lỗi trên kênh lưu lượng tăng tới mức 10-2 do 2 tín hiệu không\r\nmong muốn được cộng vào tín hiệu có ích thu được khi làm việc ở độ nhạy thu đã chỉ\r\nđịnh ở mục 4.2.3.1 (16 dBmV) + 3 dB lệch cộng\r\nhưởng ở 600 kHz và 1,2 MHz).
\r\n\r\n(2) Yêu cầu: ³ 47 dB.
\r\n\r\n4.2.3.4 Miễn nhiễm với đáp ứng tạp
\r\n\r\n(1) Định nghĩa
\r\n\r\nMiễn nhiễm với đáp ứng tạp là tỉ số giữa tử\r\nsố là (giá trị độ nhạy thu đã chỉ định ở mục 4.2.3.1 (16 dBmV) + 3 dB) và mẫu số là (mức điện áp thu\r\nđược của các sóng vô tuyến không mong muốn mà tại đó tỉ số bit lỗi trên kênh\r\nlưu lượng tăng tới mức 10-2 do các tín hiệu không mong muốn được\r\ncộng vào tín hiệu mong muốn thu được ở độ nhạy thu đã chỉ định ở mục 4.2.3.1\r\n(16 dBmV) + 3 dB).
\r\n\r\n(2) Yêu cầu: ³ 47 dB.
\r\n\r\n4.2.3.5 Công suất phát xạ dẫn
\r\n\r\n(1) Định nghĩa
\r\n\r\nCông suất phát xạ dẫn là cường độ các sóng vô\r\ntuyến được sinh ra từ kết cuối ăng ten dưới các điều kiện nhất định khi thu tín\r\nhiệu vô tuyến.
\r\n\r\n(2) Yêu cầu: £ 4 nW.
\r\n\r\n(3) Phép đo được thực hiện trong khi thiết bị cần\r\nthử ở chế độ chờ và thời gian đo là toàn bộ thời gian chờ.
\r\n\r\n4.2.3.6 Bức xạ vỏ máy
\r\n\r\nYêu cầu: Ở tần số dưới 1 GHz, công suất vô\r\ntuyến đo được £ 4 nW; ở tần số trên\r\n1 GHz, công suất này £ 20 nW.
\r\n\r\n4.2.3.7 Độ chính xác chỉ thị cường độ tín\r\nhiệu thu
\r\n\r\nCác giá trị phát hiện ra mức tín hiệu thu (các\r\ngiá trị dự đoỏn của mức tín hiệu RF) cho mức tín hiệu RF đầu vào trong khoảng\r\n16 dBmV ¸ 60 dBmV (dải động bằng 44 dB) phải có các đặc tuyến đơn điệu\r\ntăng và độ chính xác tuyệt đối là ±6 dB.
\r\n\r\nDải phát hiện mức thu (mức vào RF từ 10 dBmV ¸\r\n80 dBmV) và khoảng cho phép\r\ncủa các giá trị dự đoán mức RF được biểu diễn trong Hình 4.5.
\r\n\r\nHình 4.5: Độ chính xác\r\nchỉ thị mức thu tín hiệu RF
\r\n\r\n4.2.3.8 Chỉ tiêu sàn cho BER
\r\n\r\n(1) Định nghĩa: Chỉ tiêu sàn cho BER là mức tín\r\nhiệu vào dẫn đến tỉ số lỗi bit là 10-5 khi tín hiệu được điều chế bằng\r\nchuỗi bit nhị phân giả ngẫu nhiên dài 511 bit được phát đi trên kênh TCH.
\r\n\r\n(2) Yêu cầu: £ 25 dBmV.
\r\n\r\n4.3. Yêu cầu về ăng ten
\r\n\r\nĂng ten gắn liền với vỏ máy, có độ tăng ích £ 4 dBi. Trong trường hợp công suất bức\r\nxạ hiệu dụng nhỏ hơn công suất danh định cấp cho loại ăng ten có độ tăng ích\r\ntuyệt đối 4 dBi, phần chênh lệch này có thể được bù bằng độ tăng ích ăng ten.
\r\n\r\n\r\n\r\nPhải kiểm tra tất cả các chỉ tiêu kỹ thuật\r\ncủa PS (mục 4.1.9, 4.1.10 và 4.2) ở điều kiện đo kiểm bình thường và điều kiện\r\nđo kiểm khắc nghiệt khi yêu cầu (xem Phụ lục A: Các điều kiện đo kiểm).
\r\n\r\nThiết bị đầu cuối PHS phải có tài liệu kỹ\r\nthuật đủ tin cậy nêu rõ việc thỏa mãn các yêu cầu của mục 4.1, 4.3.
\r\n\r\nTrong tiêu chuẩn này, mục 5.1 và 5.2 trình\r\nbày các phương pháp đo được khi có đầu cuối đo ăng ten và đầu cuối vào/ra dữ\r\nliệu. Phương pháp đo khi không có đầu cuối ăng ten đo được trình bày trong mục\r\n5.3.
\r\n\r\nMột số qui ước khi đo:
\r\n\r\n1. Tín hiệu kiểm tra mã hóa chuẩn được sử\r\ndụng trong điều chế là một chuỗi số nhị phân giả ngẫu nhiên có chu kỳ 511 bit,\r\nđược truyền qua kênh TCH hoặc tất cả các khoảng thời gian một khe.
\r\n\r\n2. Thời gian trong một cụm được định nghĩa là\r\nthời gian có tối thiểu 98 ký hiệu tính từ sườn trước ký hiệu đầu tiên xuất hiện\r\ncho đến khi sườn sau ký hiệu cuối cùng biến mất.
\r\n\r\n3. Thời gian ngoài cụm được định nghĩa là\r\nthời gian thời gian có tối thiểu 720 ký hiệu tính từ khi ký hiệu cuối cùng mất\r\nđi (không kể 3 ký hiệu cuối cùng) cho đến ký hiệu đầu tiên xuất hiện ở khe thời\r\ngian kế tiếp (không kể 3 ký hiệu đầu tiên).
\r\n\r\n5.1. Kiểm tra các yêu cầu kỹ thuật
\r\n\r\n5.1.1 Phần phát
\r\n\r\n5.1.1.1 Sai số tần số
\r\n\r\na. Phương pháp đo sử dụng máy đếm tần (sơ đồ\r\nđo Hình 5.1.1.1a):
\r\n\r\nHình 5.1.1.1.a: Sơ đồ\r\nđo sai số tần số (Phương pháp đếm tần)
\r\n\r\nChú thích
\r\n\r\n- Thiết lập thiết bị cần thử làm việc tại tần\r\nsố định kiểm tra và phát. Điều chế với tín hiệu kiểm tra được mã hóa tiêu chuẩn.
\r\n\r\n- Trong sơ đồ đo kiểm trên, điều chế mã đặc\r\nbiệt có thể được sử dụng trong kênh lưu lượng hoặc tất cả các khe thời gian,\r\ntần số có thể được đo và phần lệch so với tần số chuẩn có thể được hiệu chỉnh.\r\n(Điều kiện chuẩn: nếu có các bit 0 xuất hiện liên tục thì độ lệch tần số sẽ là\r\n24 kHz).
\r\n\r\n- Ở chế độ đo, nếu đầu ra thiết bị cần thử là\r\nsóng mang chưa được điều chế, có thể đo ngay sóng mang này, trong trường hợp các\r\nmạch trong sơ đồ đo có tần số trung tâm của phổ điều chế là tần số sóng mang.
\r\n\r\n- Trong khi thiết lập chế độ đo, nếu điều\r\nkiện cho phép, đo khi thiết bị cần thử phát sóng liên tục.
\r\n\r\n* Thủ tục đo (sử dụng sơ đồ đo Hình\r\n5.1.1.1.a)
\r\n\r\n- Đo trong khoảng ³ 100 cụm riêng biệt rồi tính giá trị\r\ntrung bình, đó là giá trị đo được.
\r\n\r\n- Trong trường hợp phát liên tục, đo trong thời\r\ngian chọn có thể nhận thu được biên độ chính xác hơn mức yêu cầu.
\r\n\r\n* Các phương pháp đo khác
\r\n\r\nViệc đo tần số ra của bộ dao động chuẩn có\r\nthể được thay thế nếu máy phát có độ chính xác về tần số của dao động chuẩn đóng\r\nbằng độ chính xác về tần số tại đầu ra của máy phát.
\r\n\r\nb. Phương pháp quĩ tích pha (sử dụng sơ đồ đo\r\nHình 5.1.1.1.b)
\r\n\r\nHình 5.1.1.1.b: Sơ đồ\r\nđo sai số tần số (Phương pháp quĩ tích pha)
\r\n\r\n* Thủ tục đo: Ghi lại tần số ra\r\ncủa thiết bị cần thử trên thiết bị đo tần số.
\r\n\r\n5.1.1.2 Công suất phát xạ giả
\r\n\r\n* Thủ tục đo (sử dụng sơ đồ đo Hình\r\n5.1.1.2):
\r\n\r\nHình 5.1.1.2: Sơ đồ\r\nđo mức công suất phát xạ giả
\r\n\r\n- Phát hiện mức công suất phát xạ giả: Với\r\ndải tần yêu cầu, đặt chế độ quét chậm và khẳng định tần số phát xạ giả; Dải tần\r\ncần phát hiện nằm trong khoảng 100 kHz đến 4 GHz và lệch tối thiểu ±1 MHz tính\r\ntừ tần số phát.
\r\n\r\n- Đặt tần số trung tâm của máy phân tích phổ chính\r\ngiữa tần số phát xạ giả.
\r\n\r\n- Thực hiện một quá trình quét đơn trong miền\r\nthời gian và đo phân bố công suất. Khi độ rộng độ phân giải dải tần bị thay đổi\r\nvà mức tín hiệu cũng thay đổi, thực hiện biến đổi dải tần được chỉ định là 192\r\nkHz cho việc đo công suất rò kênh lân cận.
\r\n\r\n- Nhập dữ liệu: Khi quá trình quét kết thúc, giá\r\ntrị của các điểm lấy mẫu trong và ngoài thời gian cụm được nhập vào mảng biến\r\ncủa máy tính.
\r\n\r\n- Đổi đơn vị đo: Giá trị tính theo đơn vị dBm\r\ncủa dữ liệu đầu vào cần được biến đổi sang đơn vị đo công suất tuyệt đối.
\r\n\r\n- Lấy trung bình công suất: Giá trị công suất\r\nphát xạ giả lấy được sau khi đổi ngược từ thang lụga sẽ được lấy trung bình\r\ntrong thời gian của 1 cụm dữ liệu. Thời điểm lấy mẫu cách nhau những khoảng nhỏ\r\nhơn hoặc bằng nghịch đảo của tốc độ truyền tín hiệu.
\r\n\r\nChú thích: Với máy phân tích phổ, thời gian quét\r\nkhoảng 1 ms (sử dụng 1 hoặc nhiều cụm cho một mẫu, ví dụ nếu có 1001 mẫu sẽ ứng\r\nvới thời gian ³ 5 ms). Chế độ phát\r\nhiện mẫu là các đỉnh dương.
\r\n\r\n5.1.1.3 Băng tần chiếm dụng
\r\n\r\nHình 5.1.1.3: Sơ đồ\r\nđo băng tần chiếm dụng
\r\n\r\n* Thủ tục đo (sử dụng sơ đồ đo Hình\r\n5.1.1.3):
\r\n\r\n- Tiến hành đo: Máy phân tích phổ tiến hành\r\nmột quá trình quét đơn và đo phân bố phổ với hơn 400 điểm lấy mẫu (ví dụ 1001\r\nđiểm lấy mẫu).
\r\n\r\n- Vào số liệu: Khi quá trình quét kết thúc, các\r\ngiá trị của tất cả các điểm lấy mẫu phải được nhập vào máy tính dưới dạng mảng các\r\nbiến.
\r\n\r\n- Đổi đơn vị đo: Giá trị số liệu thu được\r\ntheo dBm cần được biến đổi thành đơn vị đo công suất tuyệt đối.
\r\n\r\n- Tính toán công suất tổng cộng: Tính bằng\r\ntổng công suất của toàn bộ các điểm lấy mẫu đã ghi được.
\r\n\r\n- Tính giới hạn tần số dưới: Tìm trong số các\r\nđiểm lấy mẫu (từ điểm có tần số thấp nhất) điểm đầu tiên có công suất nhỏ hơn\r\n0,5% giá trị công suất tổng cộng đã tìm được. Ghi lại tần số điểm này với tên\r\nlà giới hạn tần số dưới.
\r\n\r\n- Tính toán giới hạn tần số trên: Tìm trong\r\nsố các điểm lấy mẫu (từ điểm có tần số cao nhất) điểm đầu tiên có công suất lớn\r\nhơn 0,5% giá trị công suất tổng cộng đã tìm được. Ghi lại tần số điểm này với tên\r\nlà giới hạn tần số dưới.
\r\n\r\n- Tính toán dải tần: Dải tần chiếm dụng bằng\r\ngiới hạn tần số trên - giới hạn tần số dưới.
\r\n\r\nChú thích: Với máy phân tích phổ, thời gian quét\r\n1 hoặc nhiều hơn 1 cụm cho một mẫu; nếu có 1001 mẫu thời gian lớn sẽ ³ 5 ms. Chế độ phát hiện là các đỉnh\r\ndương.
\r\n\r\n5.1.1.4 Công suất cấp cho ăng ten
\r\n\r\nHình 5.1.1.4.a: Sơ đồ\r\nđo công suất cấp cho ăng ten (a)
\r\n\r\na. Sử dụng sơ đồ đo Hình 5.1.1.4.a:
\r\n\r\nHình 5.1.1.4.b: Sơ đồ\r\nđo công suất cấp cho ăng ten (b)
\r\n\r\n* Thủ tục đo:
\r\n\r\nMáy đo công suất phải có hằng số thời gian\r\ntương ứng dài hơn một cụm và phải có khả năng hiển thị giá trị r.m.s thực của công\r\nsuất đo được. Công suất được đo sẽ hiển thị trên máy đo công suất. Khi phát sóng\r\ntrên nhiều khe thời gian, ta chia giá trị được hiển thị cho số khe thời gian\r\nnày.
\r\n\r\nb. Sử dụng sơ đồ Hình 5.1.1.4.b:
\r\n\r\n* Thủ tục đo:
\r\n\r\n- Tiến hành đo: Máy phân tích phổ thực hiện\r\nmột quá trình quét đơn và đo phân bố công suất. Thời gian quét cỡ 1 ms (khi phát\r\n1 khe thời gian).
\r\n\r\n- Nhập dữ liệu: Khi quá trình quét kết thúc, giá\r\ntrị của những điểm lấy mẫu trong khoảng thời gian cụm được nhập vào mảng biến\r\ncủa máy tính.
\r\n\r\n- Đổi đơn vị đo: Giá trị điện áp dùng cho số\r\nliệu yêu cầu được đổi ra đơn vị đo công suất.
\r\n\r\n- Lấy trung bình công suất: Lấy giá trị trung\r\nbình các dữ liệu sau khi biến đổi rồi nhân với (khoảng thời gian cụm 0,583 ms *1)/(khoảng\r\nthời gian một khung tin là 5 ms). Khoảng cách giữa các thời điểm lấy mẫu nhỏ\r\nhơn hoặc bằng nghịch đảo của tốc độ truyền tín hiệu.
\r\n\r\nChú thích: *1: Thời gian T = 0,583 ms được đặt\r\ntương ứng với mỗi 110 ký hiệu cộng với ký hiệu có trước và ký hiệu thay thế). Có\r\nthể sử dụng giá trị khác cho cách thiết lập khác.
\r\n\r\n5.1.1.5 Công suất rò trong thời gian không có\r\nsóng mang
\r\n\r\nHình 5.1.1.5: Sơ đồ\r\nđo công suất vô tuyến khi không có sóng mang
\r\n\r\nThiết bị kiểm tra toàn bộ cả các tính năng\r\nhoạt động có thể xuất tín hiệu gate tới máy phân tích phổ tương ứng trong thời\r\ngian cụm.
\r\n\r\n* Thủ tục đo (sử dụng sơ đồ Hình\r\n5.1.1.5):
\r\n\r\n- Phát hiện công suất rò khi không có sóng\r\nmang: Chức năng gate của máy phân tích phổ được sử dụng để tín hiệu ra trong\r\nthời gian cụm không xuất hiện, một quá trình quét đơn sẽ được thực hiện, và giá\r\ntrị hiển thị được ghi lại để đo công suất lúc không có sóng mang.
\r\n\r\n- Đo công suất của máy phát: Khi chức năng\r\ngate bị cấm, máy phân tích phổ thực hiện một quá trình quét đơn và đo chỉ thị công\r\nsuất sóng mang.
\r\n\r\n- Tính toán công suất rò khi không có sóng\r\nmang: Công suất rò khi không có sóng mang được tính từ sự chênh lệch giữa giá\r\ntrị chỉ thị ở hai phần trên dựa trên giá trị công suất cấp cho ăng ten đo được.
\r\n\r\n- Công suất trung bình trong thời gian cụm:\r\nNếu cảm thấy phép tính công suất vô tuyến khi không có sóng mang ở trên chưa đủ\r\nchính xác do thực tế công suất tín hiệu vô tuyến khi không có sóng mang có dạng\r\ncụm, có thể đo công suất trung bình trong thời gian cụm (là thời gian xuất hiện\r\nchỉ thị có rò cụm công suất) bằng máy phân tích phổ có các tham số đã được\r\nthiết lập như trong mục 5.1.1.2 đo mức công suất phát xạ giả chỉ khác ở chỗ\r\nthời gian đo nằm ngoài thời gian phát cụm.
\r\n\r\nChú thích: Với máy phân tích phổ, thời gian quét\r\nlà 1 hoặc nhiều hơn 1 cụm cho một mẫu; nếu có 1001 mẫu, thời gian sẽ ³ 5 ms. Chế độ phát hiện là các đỉnh\r\ndương. Chọn hiển thị: thời gian chọn được điều chỉnh sao cho tín hiệu ra trong\r\nthời gian phát cụm không xuất hiện.
\r\n\r\n5.1.1.6 Đặc tính đáp ứng quá độ của cụm phát
\r\n\r\nHình 5.1.1.6: Sơ đồ\r\nđo công suất các đặc tính đáp ứng của cụm phát
\r\n\r\nMáy ghi dạng sóng được dùng để ghi lại hình\r\nảnh của tín hiệu ra của máy phân tích phổ. Nó có trigger quét là tín hiệu ngoài\r\n(có thể kết hợp với quét trễ) và thời gian quét khoảng 30 ms. Thiết bị kiểm tra\r\ntoàn bộ các tính năng hoạt động có thể xuất một tín hiệu trigger tương ứng với\r\nthời gian phát cụm.
\r\n\r\n* Thủ tục đo (sử dụng sơ đồ đo Hình\r\n5.1.1.6):
\r\n\r\nTín hiệu ra dưới dạng hình ảnh của máy phân tích\r\nphổ được đo bằng máy ghi dạng sóng.
\r\n\r\n5.1.1.7 Độ chính xác điều chế
\r\n\r\na. Định nghĩa
\r\n\r\nNếu tín hiệu ra của một máy phát lý tưởng đi\r\nqua một bộ lọc căn bậc hai có độ dốc lý tưởng ở phía thu và được lấy mẫu một cách\r\nlý tưởng tại những thời điểm cách nhau một ký hiệu, khi đó vỡ không xuất hiện\r\ngiao thoa giữa các ký hiệu, các giá trị của dãy điều chế sẽ được biểu diễn bằng\r\ncông thức sau:
\r\n\r\nS(k) = S(k-1) exp[(p/4 + B(k))* p/2]
\r\n\r\ndưới đây là các giá trị của Xk, Yk ứng với\r\nB(k) = 0, 1, 2, 3
\r\n\r\n\r\n Xk \r\n | \r\n \r\n Yk \r\n | \r\n \r\n B(k) \r\n | \r\n
\r\n 0 \r\n | \r\n \r\n 0 \r\n | \r\n \r\n 0 \r\n | \r\n
\r\n 0 \r\n | \r\n \r\n 1 \r\n | \r\n \r\n 1 \r\n | \r\n
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n 1 \r\n | \r\n \r\n 2 \r\n | \r\n
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n 0 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n
Xk, Yk là các số liệu nhị phân đã được qua bộ\r\nchuyển đổi nối tiếp sang song song.
\r\n\r\nThực tế, hiện tượng giao thoa giữa các ký hiệu\r\nvẫn xảy ra với các tín hiệu được phát đi. Khi đó độ chính xác sau điều chế được\r\nđịnh nghĩa bằng cách đo các sai số này.
\r\n\r\nb. Công thức tính độ chính xác điều chế
\r\n\r\nKhi tín hiệu được phát bằng các máy phát thực\r\nvà được cho đi qua bộ lọc lý tưởng phía thu, nếu Z{k} là tín hiệu nhận được tại\r\nthời điểm k với khoảng cách lấy mẫu dài 1 ký hiệu, sử dụng S(k) ta có thể biểu\r\ndiễn như sau:
\r\n\r\nZ(k) = [C0\r\n+ C1*{S(k) + E(k)}]*Wk
\r\n\r\nVới W = e dr+jda là phần thay đổi biên\r\nđộ của dr [nepe/ký hiệu] và độ lệch tần số tương ứng với độ quay pha của da\r\n[rad/ký hiệu].
\r\n\r\nC0: Độ lệch “0” cố định\r\nbiểu thị sự mất cân bằng trong các bộ điều chế cầu phương;
\r\n\r\nC1: Hằng số phức biểu thị\r\npha và công suất ra tùy chọn của máy phát.
\r\n\r\nE(k): Số dư sai số vector của mẫu S(k);
\r\n\r\nTổng bình phương các sai số vector tính theo công\r\nthức:
\r\n\r\nC0, C1, W được chọn sao\r\ncho tổng trên nhỏ nhất và được dùng để tính sai số vector quan hệ với mỗi ký\r\nhiệu. Vị trí theo thời gian của ký hiệu tại đầu ra máy thu cũng được chọn sao\r\ncho tối thiểu hóa sai số vector.
\r\n\r\nMax và Min của kênh (dùng riêng) được tính như\r\nsau: Min = 2 (vector tức thời sau khi quá độ ở sườn trước); Max = 112 (vector\r\ntức thời trước khi quá độ ở sườn sau).
\r\n\r\nGiá trị r.m.s cho sai số vector được tính bằng\r\ncăn bậc hai của kết quả phép chia mà tử số là tổng công suất thứ hai của sai số\r\nvector và mẫu số là số điểm nhận dạng pha trong khe thời gian (111).
\r\n\r\nGiá trị r.m.s của sai số vector được định\r\nnghĩa là độ chính xác điều chế.
\r\n\r\nc. Các thủ tục đo (sử dụng sơ đồ đo Hình\r\n5.1.1.7)
\r\n\r\nHình 5.1.1.7: Sơ đồ\r\nđo độ chính xác điều chế
\r\n\r\nThiết bị đo độ chính xác điều chế có bộ lọc\r\nthu có độ dốc tuân theo hàm căn thức và có thể đo độ lệch r.m.s giữa tín hiệu phát\r\nvà tín hiệu lý tưởng.
\r\n\r\n- Đo độ lệch giữa tín hiệu phát thực tế và điểm\r\nhội tụ của vector lý tưởng trong không gian tín hiệu.
\r\n\r\n- Cộng bình phương của các sai số vector cho\r\nmỗi điểm thu được ở trên rồi chia cho số điểm nhận dạng pha trong một khe thời gian,\r\nlấy căn bậc hai của thương số trên.
\r\n\r\n5.1.1.8 Công suất rò sang kênh lân cận
\r\n\r\nHình 5.1.1.8: Sơ đồ\r\nđo công suất kênh lân cận
\r\n\r\n* Thủ tục đo (sử dụng sơ đồ đo Hình\r\n5.1.1.8):
\r\n\r\n- Bước 1: Đặt tần số trung tâm của máy phân tích\r\nphổ tới tần số trung tâm sóng mang.
\r\n\r\n- Bước 2: Khi quá trình quét kết thúc, các giá\r\ntrị của tất cả các điểm lấy mẫu phải được nhập vào máy tính dưới dạng mảng các\r\nbiến.
\r\n\r\n- Bước 3: Đổi đơn vị đo được từ đơn vị dBm sang\r\nđơn vị đối lôga của giá trị công suất cho tất cả các mẫu (giá trị tuyệt đối có\r\nthể được sử dụng).
\r\n\r\n- Bước 4: Cộng công suất của tất cả các mẫu trong\r\ndải tần đã cho, ghi lại với giá trị công suất tổng là (Pc).
\r\n\r\n- Bước 5: Đo công suất kênh lân cận trên: Đặt\r\ntần số trung tâm của máy phân tích phổ tới tần số thiết lập ở Bước 1 + Df (kHz) (tần số lệch cộng hưởng cho\r\ntrước) và lặp lại Bước 2 tới Bước 4. Lấy tổng, ghi lại là Pu.
\r\n\r\n- Bước 6: Đo công suất kênh lân cận dưới: Đặt\r\ntần số trung tâm của máy phân tích phổ tới tần số thiết lập ở Bước 1 - Df (kHz) (tần số lệch cộng hưởng cho\r\ntrước) và lặp lại Bước 2 tới Bước 4. Lấy tổng, ghi lại là Pl.
\r\n\r\n- Bước 7: Biểu diễn kết quả:
\r\n\r\nTỉ số công suất kênh lân cận trên là 10 lg\r\n(Pc/Pu)
\r\n\r\nTỉ số công suất kênh lân cận dưới là 10 lg\r\n(Pc/Pl)
\r\n\r\nLấy giá trị đo được của công suất cấp cho ăng\r\nten (dBm) trừ đi (giá trị đã tính được ở trên - 9 dB) và sử dụng giá trị này\r\nnhư giá trị đo được (dBm) này của mỗi công suất kênh lân cận. Sau đó có thể đổi\r\ncác giá trị công suất dBm ra đơn vị nW.
\r\n\r\n- Bước 8: Nếu Df cho trước thay đổi, lặp lại Bước 5, 6 cho các Df này.
\r\n\r\n5.1.1.9 Bức xạ vỏ máy
\r\n\r\nHình 5.1.1.9: Sơ đồ\r\nđo bức xạ vỏ máy
\r\n\r\nChú thích:
\r\n\r\n* Yêu cầu về điều kiện đo:
\r\n\r\n- Thiết bị cần thử có kết cuối ăng ten gắn\r\nvới một tải đo.
\r\n\r\n- Thực hiện đo trong phòng cừm với khoảng cách\r\nđo 3 m hoặc thực hiện trong một vị trí đo không gian mở có phản xạ sóng đất bị\r\ntriệt tiêu. Sử dụng ăng ten định hướng làm ăng ten đo. Để triệt sóng đất phản\r\nxạ, có thể lắp bộ hấp thụ sóng vô tuyến hoặc một màn chắn sóng vô tuyến ở mặt\r\nđất tại điểm trung gian đo. Thiết bị cần thử phải được để càng cao càng tốt.
\r\n\r\n- Nếu một chiều của thiết bị cần thử được đo vượt\r\nquá 60 cm, khoảng cách đo phải tối thiểu là 5 lần chiều này. Nếu tần số đo nhỏ\r\nhơn 100 MHz, thực hiện đo trong vị trí đo không gian mở với khoảng cách đo tối\r\nthiểu 30 m.
\r\n\r\n- Nếu sử dụng RFCD, phải hiệu chuẩn đầu ghép\r\ncho mỗi tần số đo, sử dụng cùng một mô hình thiết bị tại vị trí đo đã đề cập ở trên.
\r\n\r\n- Ăng ten chuẩn dùng để thay thế lưỡng cực\r\nnửa bước sóng và dải đo 25 MHz ¸\r\n4 GHz;
\r\n\r\n- Trong trường hợp phát hiện ra bức xạ có hình\r\ncụm, phải bổ sung các điều kiện và thủ tục đo tuân thủ phép đo phát xạ giả.
\r\n\r\n* Thủ tục đo (sử dụng sơ đồ đo Hình\r\n5.1.1.9)
\r\n\r\n- Bước 1: Đặt thiết bị cần thử lên một bàn\r\nquay, đặt băng tần số làm việc, kiểm tra phổ bức xạ.
\r\n\r\n- Bước 2: Trong số các tần số được đặt để kiểm\r\ntra máy ở trên, máy phân tích phổ được chỉnh đến ở một tần số thành phần.
\r\n\r\n- Bước 3: Ăng ten đo được tiếp sóng theo kiểu phân\r\ncực đứng hoặc phân cực ngang theo cấu trúc của thiết bị cần thử.
\r\n\r\n- Bước 4: Quay bàn tới vị trí có công suất\r\ntrung bình trong thời gian 1 cụm được chỉ thị lớn nhất.
\r\n\r\n- Bước 5: Ăng ten đo được đưa lên cao hoặc\r\nxuống thấp tới vị trí chỉ thị lớn nhất.
\r\n\r\n- Bước 6: Thiết bị cần thử được quay trong mặt phẳng\r\nthẳng đứng là mặt phẳng chứa ăng ten đo, ăng ten đo được đặt tại góc có chỉ thị\r\nlớn nhất.
\r\n\r\n- Bước 7: Thay đổi phân cực của ăng ten đo theo\r\nBước 3. Nếu kết quả khác, lặp lại các Bước 4, 5 hoặc 6 tại phân cực với\r\nnhững hướng khác nhau và tại các tần số khác nhau sao cho chỉ thị lớn nhất, các\r\ngóc và ăng ten đo, phân cực đều được ghi lại.
\r\n\r\n- Bước 8: Thực hiện các bước từ Bước 2 -\r\nBước 7 cho tất cả các tần số trong phổ đã tìm thấy trong Bước 1.
\r\n\r\n- Bước 9: Thay thiết bị cần thử bằng\r\năng ten chuẩn.
\r\n\r\n- Bước 10: Ăng ten chuẩn được chỉnh\r\nđến tần số trong phổ cần đo như ở Bước 7.
\r\n\r\n- Bước 11: Ăng ten chuẩn và ăng ten đo\r\nđều được phân cực theo cách đã thực hiện đo ở Bước 7.
\r\n\r\n- Bước 12: Ăng ten đo được đưa lên và\r\nhạ xuống và mức ra của bộ phát tín hiệu chuẩn (SG) được điều chỉnh để có được\r\nchỉ thị lớn nhất trên máy phân tích phổ phù hợp với giá trị lớn nhất thu được ở\r\nBước 7. Mức tín hiệu ra của SG và độ cao ăng ten đo lúc này đều được ghi\r\nlại.
\r\n\r\n- Bước 13: Lặp lại các Bước 10-13 cho tất cả các\r\nthành phần tần số đo.
\r\n\r\n- Bước 14: Thay ăng ten đo nếu cần, lặp lại cho đến\r\nkhi đo hết các tần số trong dải 25 MHz ¸\r\n4 GHz.
\r\n\r\n* Biểu diễn kết quả: Bức xạ vỏ máy là\r\ntăng ích ăng ten chuẩn và SG/phần bù suy hao cáp của ăng ten chuẩn được cộng\r\nvào mức ra của SG đo được ở phần thủ tục đo ở trên.
\r\n\r\n5.1.1.10 Tốc độ phát tín hiệu (sai số đồng\r\nhồ)
\r\n\r\nHình 5.1.1.10: Sơ đồ\r\nđo tốc độ phát tín hiệu (sai số đồng hồ)
\r\n\r\nSơ đồ đo được thể hiện trong Hình 5.1.1.10.\r\nTiến hành đo xung đồng hồ của thiết bị cần thử. Tính toán sai số các giá trị\r\ndanh định của giá trị đo đã được xác định ở trên.
\r\n\r\nChú thích:
\r\n\r\n- Độ phân giải tần số của thiết bị đo tần số\r\nphải £ 1/10 tốc độ phát\r\ndanh định (sai số tần số đồng hồ). Nếu đồng hồ có tín hiệu ra dạng cụm, thiết\r\nbị đo tần số được dùng để đo tần số đồng hồ cụm.
\r\n\r\n- Thiết bị cần thử phải đặt ở trạng thái liên\r\nlạc trực tiếp giữa các PS hoặc ở chế độ kiểm tra phát.
\r\n\r\n- Nếu đồng hồ chuẩn của bộ tổng hợp tần số đã\r\ntạo ra sóng mang được sử dụng như nguồn đồng hồ phát, sai số tần số đo được\r\ntrong mục 5.1.11 có thể được sử dụng.
\r\n\r\n- Nếu tín hiệu đồng hồ ra khỏi thiết bị cần\r\nthử khác 384 kHz và nguồn đồng hồ là chung, sai số tần số đã đo có thể được sử\r\ndụng.
\r\n\r\n5.1.1.11 Định thời phát
\r\n\r\na. Sơ đồ hình 5.1.1.11.a
\r\n\r\nHình 5.1.1.11.a: Sơ\r\nđồ đo định thời phát a
\r\n\r\nChú thích:
\r\n\r\n+ Với các thiết bị đo:
\r\n\r\n- Thiết bị kiểm tra toàn bộ các tính năng\r\nhoạt động thực hiện chuỗi điều khiển như khởi tạo cuộc gọi với thiết bị cần\r\nthử.
\r\n\r\n- Bộ giải điều chế QPSK thực hiện giải điều\r\nchế một tín hiệu cụm cho trước.
\r\n\r\n- Mỗi bộ phát hiện UW đường lên và đường\r\nxuống có một mạch đồng bộ đồng hồ và mạch phát hiện UW riêng. Bằng cách chia\r\nnhỏ thời gian phát hiện, có thể thu được kết quả phát hiện chính xác theo yêu\r\ncầu. Nếu cần, chỉ cần quan tâm đến đầu ra bộ phát hiện UW đường lên hay xuống.
\r\n\r\n- Bộ dao động ký kỹ thuật số phải có khả năng\r\nthực hiện quét trễ và độ phân giải trên trục thời gian đủ nhỏ, dao động ký phải\r\nđược hiệu chuẩn bởi bộ dao động có độ ổn định cao.
\r\n\r\n+ Thiết bị cần thử được đặt tần số đo, mở máy\r\nphát rồi chuyển tới giai đoạn làm việc với thiết bị kiểm tra đầy đủ tính năng\r\nhoạt động.
\r\n\r\n* Thủ tục đo:
\r\n\r\n- Cả bộ phát hiện UW đường lên và xuống đều\r\nhoạt động, cần đo khoảng cách xung ra đã phát hiện được.
\r\n\r\n- Cần đo nhiều lần, giá trị trung bình đo\r\nđược sẽ là định thời phát, rung pha là khoảng lệch thời gian cực đại khỏi giá\r\ntrị trung bình.
\r\n\r\n- Giá trị đo được theo đơn vị thời gian được\r\nđổi sang số các ký hiệu.
\r\n\r\nb. Sơ đồ Hình 5.1.1.11.b:
\r\n\r\nHình 5.1.11.b: Sơ đồ\r\nđo định thời phát b
\r\n\r\n* Thủ tục đo: dùng chức năng quét trễ\r\ncủa dao động ký kỹ thuật số để đo khoảng cách các điểm trên cùng đường bao của\r\n1 mẫu nhất định. Đo nhiều lần, giá trị trung bình là định thời phát. Rung pha\r\nlà giá trị lệch lớn nhất khỏi giá trị trung bình. Giá trị đo được theo đơn vị\r\nthời gian được biến đổi sang số ký hiệu.
\r\n\r\nChú thích: Tín hiệu ra của thiết bị kiểm tra\r\ntoàn bộ các tính năng phải thấp hơn tín hiệu ra của thiết bị cần thử. Tín hiệu\r\nra của thiết bị cần thử phải dễ dàng được nhận ra trên màn hiển thị của dao\r\nđộng ký kỹ thuật số. Dao động ký phải có khả năng phát tín hiệu trigger tương\r\nứng thời điểm phát.
\r\n\r\n5.1.2 Phần thu
\r\n\r\nCác chỉ tiêu đo được thường mắc phải sai số\r\nđo. Tùy phép đo, có thể phải tính cả sai số đo này vào.
\r\n\r\na. Sơ đồ đo tỉ lệ sai số đo hệ thống đo: Hình\r\n5.1.2.
\r\n\r\nHình 5.1.2: Sơ đồ đo\r\ntỉ lệ sai số đo
\r\n\r\nb. Yêu cầu với thiết bị đo
\r\n\r\n* Bộ tạo tín hiệu cao tần:
\r\n\r\n- Tần số: là tần số trong băng tần làm việc;
\r\n\r\n- Độ chính xác tần số: ±1 x 10-7;
\r\n\r\n- Độ chính xác điều chế: sai số vector r.m.s\r\n3% (giá trị khuyến nghị);
\r\n\r\n- Công suất rò sang kênh lân cận:
\r\n\r\nThấp hơn công suất sóng mang tối thiểu là 80\r\ndB với độ lệch tần ±600 kHz;
\r\n\r\nThấp hơn công suất sóng mang tối thiểu là 80\r\ndB với độ lệch tần ±900 kHz;
\r\n\r\n- Hiệu chuẩn mức: Ở trạng thái sóng mang liên\r\ntục được điều chế bởi tín hiệu kiểm tra mã hóa tiêu chuẩn, hiệu chuẩn mức được\r\nthực hiện với một máy đo công suất. Mức ra của thiết bị kiểm tra toàn bộ các tính\r\nnăng hoạt động cũng như vậy;
\r\n\r\n- Thời gian có tín hiệu không mong muốn: Phát\r\ntrong toàn bộ thời gian cụm của tín hiệu mong muốn.
\r\n\r\n* Bộ phát mẫu:
\r\n\r\n- Tần số đồng hồ: 384 kHz;
\r\n\r\n- Độ chính xác tần số: ±1 x 10-6;
\r\n\r\n- Mẫu được phát: là tín hiệu kiểm tra được mã\r\nhóa tiêu chuẩn được phát ở kênh I (TCH) (chuỗi giả ngẫu nhiên có độ dài mã hóa\r\n511 bit tuân theo khuyến nghị ITU-T O.153) được phát liên tục. Ngoài ra, các\r\nmẫu khác cần trong thông tin là một phần của kênh I (TCH) được phát ra.
\r\n\r\nc. Thủ tục kiểm tra
\r\n\r\n- Bộ tạo tín hiệu cao tần lặp đi lặp lại việc\r\ngửi cụm khe thời gian vật lý tiếp theo các mẫu vào từ bộ phát mẫu.
\r\n\r\n- Thiết bị cần thử được đặt ở chế độ thu tại\r\ntần số kiểm tra, luồng bit của kênh I (TCH) đã giải điều chế được dùng để cấp\r\ncho thiết bị đếm bit lỗi.
\r\n\r\n- Bộ đếm bit lỗi đếm số các bit lỗi của kênh\r\nI (TCH) và tính tỉ lệ lỗi bit trong các dãy bằng hoặc dài hơn 2556 bit.
\r\n\r\n5.1.2.1 Độ nhạy máy thu
\r\n\r\nHình 5.1.2.1: Sơ đồ\r\nđo độ nhạy máy thu
\r\n\r\nThủ tục đo (sử dụng sơ đồ đo Hình 5.1.2.1):
\r\n\r\n- Chỉnh bộ tạo tín hiệu cao tần tới tần số\r\nkiểm tra.
\r\n\r\n- Bật bộ tạo tín hiệu cao tần để phát các\r\ncụm: Mức tín hiệu đặt ở mức độ nhạy tiêu chuẩn. Khi chuyển khóa, tín hiệu sẽ\r\nđược cấp cho thiết bị cần thử.
\r\n\r\n- Bộ đếm bit lỗi đếm số các bit lỗi của kênh\r\nI (TCH) và tính tỉ lệ lỗi bit trong các dãy bằng hoặc dài hơn 2556 bit.
\r\n\r\n5.1.2.2 Độ chọn lọc kênh lân cận
\r\n\r\na. Yêu cầu với các thiết bị đo:
\r\n\r\nBộ tạo tín hiệu cao tần và bộ phát mẫu 1 là\r\nphần đo tỉ lệ sai số. Bộ phát mẫu 2 có tần số xung đồng hồ là 384 kHz, độ chính\r\nxác tần số xung đồng hồ trong khoảng ±1 x 10-6. Các tín hiệu số của\r\nmẫu phát (chuỗi nhị phân giả ngẫu nhiên có độ dài mã là 32767 bit tuân theo Khuyến\r\nnghị ITU-T O.151 phải được phát liên tục.
\r\n\r\nb. Thủ tục đo (sử dụng sơ đồ đo Hình\r\n5.1.2.2):
\r\n\r\nHình 5.1.2.2: Sơ đồ\r\nđo Độ chọn lọc kênh lân cận
\r\n\r\n- Bộ tạo tín hiệu cao tần 1 được chỉnh đến\r\ntần số kiểm tra.
\r\n\r\n- Bộ tạo tín hiệu cao tần 2 được chỉnh đến\r\ntần số của kênh lân cận.
\r\n\r\n- Bộ tạo tín hiệu cao tần 1 phát cụm. Mức tín\r\nhiệu ra được đặt ở giá trị tạo ra mức độ nhạy cho trước +3 dB.
\r\n\r\n- Bật bộ tạo tín hiệu cao tần 2 phát ở chế độ\r\ncụm hoặc phát liên tục, mức tín hiệu được đặt ở giá trị tính theo công thức\r\n[(độ nhạy cho trước +3 dB) + (giá trị định trước của độ chọn lọc kênh lân cận)]\r\n(dBmV).
\r\n\r\n- Bộ đếm bit lỗi đếm số các bit lỗi của kênh\r\nI (TCH) và tính tỉ lệ lỗi bit trong các dãy bằng hoặc dài hơn 2556 bit.
\r\n\r\n5.1.2.3 Các đặc tính xuyên điều chế
\r\n\r\nHình 5.1.2.3: Sơ đồ\r\nđo các đặc tính xuyên điều chế
\r\n\r\n* Thủ tục đo (sử dụng sơ đồ đo Hình\r\n5.1.2.3):
\r\n\r\n- Bộ tạo tín hiệu cao tần 1 được điều chỉnh\r\nđến tần số kiểm tra.
\r\n\r\n- Bộ tạo tín hiệu cao tần 2 được điều chỉnh\r\nđến tần số kiểm tra ±600 kHz. Bộ tạo tín hiệu cao tần 3 được điều chỉnh đến tần\r\nsố kiểm tra ±1200 kHz.
\r\n\r\n- Bật bộ tạo tín hiệu cao tần 1 để phát đi\r\ncụm tín hiệu. Mức tín hiệu được đặt ở giá trị tạo ra mức nhạy cho trước +3 dB.
\r\n\r\n- Bộ tạo tín hiệu cao tần 2 và 3 phát ở chế\r\nđộ cụm hoặc chế độ phát liên tục, các tín hiệu này không được điều chế. Các mức\r\ntín hiệu được tạo ra ở bộ tạo tín hiệu cao tần 2 và 3 được đặt tại giá trị có khả\r\nnăng tạo ra [(độ nhạy cho trước + 3 dB) + (giá trị định trước của đặc tính xuyên\r\nđiều chế)] (dBmV).
\r\n\r\n- Thay đổi vị trí khóa, tín hiệu sẽ được cấp\r\ncho thiết bị cần thử.
\r\n\r\n- Bộ đếm bit lỗi đếm số các bit lỗi của kênh\r\nI (TCH) và tính tỉ lệ lỗi bit trong các dãy bằng hoặc dài hơn 2556 bit.
\r\n\r\n5.1.2.4 Độ miễn nhiễm đáp ứng tạp
\r\n\r\n* Thủ tục đo (sử dụng sơ đồ đo Hình\r\n5.1.2.4):
\r\n\r\n- Bộ tạo tín hiệu cao tần 1 được điều chỉnh\r\nđến tần số kiểm tra.
\r\n\r\n- Bộ tạo tín hiệu cao tần 2 được điều chỉnh\r\nđến tần số thành phần tín hiệu tạp.
\r\n\r\n- Bật bộ tạo tín hiệu cao tần 1 để phát đi\r\ncụm tín hiệu. Mức tín hiệu được đặt ở giá trị độ nhạy cho trước + 3 dB.
\r\n\r\n- Bật bộ tạo tín hiệu cao tần 2 phát đi cụm tín\r\nhiệu hoặc phát liên tục, các tín hiệu này không được điều chế. Mức tín hiệu\r\nđược tính theo công thức [(độ nhạy cho trước + 3 dB) + (giá trị định trước của\r\nmức đáp ứng phát xạ giả)] (dBmV).
\r\n\r\n- Bộ đếm bit lỗi đếm số các bit lỗi của kênh\r\nI (TCH) và tính tỉ lệ lỗi bit trong các dãy bằng hoặc dài hơn 2556 bit.
\r\n\r\nHình 5.1.2.4: Sơ đồ\r\nđo các miễn nhiễm đáp ứng tạp
\r\n\r\n5.1.2.5 Công suất các thành phần tạp dẫn
\r\n\r\nHình 5.1.2.5: Sơ đồ\r\nđo công suất các thành phần tạp
\r\n\r\nThủ tục đo (sử dụng sơ đồ đo Hình 5.1.2.5):
\r\n\r\n- Cần đảm bảo thiết bị cần thử ở chế độ chờ\r\nnhận và có thể nhận tần số kiểm tra.
\r\n\r\n- Với máy phân tích phổ, kiểm tra để chắc\r\nchắn có các thành phần tạp trong băng tần cho trước.
\r\n\r\n- Đặt tần số trung tâm của máy phân tích phổ\r\ntới tần số đã kiểm tra ở trên và đo mức của các thành phần tạp đó.
\r\n\r\n5.1.2.6 Bức xạ vỏ máy
\r\n\r\nĐặt thiết bị cần thử làm việc ở tần số kiểm tra,\r\nbật máy thu, dùng cùng phương pháp đo như mục 5.1.1.9.
\r\n\r\n5.1.2.7 Các điều kiện phát tín hiệu theo khe\r\nthời gian
\r\n\r\nHình 5.1.2.7: Sơ đồ\r\nđo phát hiện sóng mang
\r\n\r\na. Yêu cầu các thiết bị đo
\r\n\r\n- Thiết bị kiểm tra toàn bộ các tính năng\r\nhoạt động phải có chức năng gán bất cứ khe thời gian vật lý liên lạc nào cho\r\nthiết bị cần thử trong thời gian truy nhập.
\r\n\r\nNó còn phải có khả năng cung cấp tín hiệu\r\nđịnh thời khe thời gian cho bộ phát mẫu và bộ phát tín hiệu cao tần
\r\n\r\n- Bộ tạo tín hiệu cao tần cung cấp một tín\r\nhiệu được điều chế bởi tín hiệu nhận được từ bộ phát mẫu cho thiết bị kiểm tra\r\ntoàn bộ các tính năng hoạt động. Sóng này mang khe thời gian liên lạc được\r\nthiết bị kiểm tra toàn bộ các tính năng gán. Thiết bị kiểm tra toàn bộ các tính\r\nnăng và thiết bị cần thử được đặt tới mức C/I yêu cầu để thực hiện các thủ tục\r\nkhởi tạo và kết thúc cuộc gọi.
\r\n\r\n- Thiết bị kiểm tra toàn bộ các tính năng phát\r\nsóng mang tại mức được chỉ định trong các thủ tục đo cho tất cả các sóng mang\r\nlưu lượng thông tin, ngoại trừ tại một tần số xác định.
\r\n\r\nb. Thủ tục đo (sử dụng sơ đồ đo Hình 5.1.2.7)
\r\n\r\n- Sử dụng thiết bị kiểm tra toàn bộ các tính\r\nnăng hoạt động năng, mức sóng mang đặt là 45 dBmV và tạo ra một tiến trình xử lý cuộc gọi với PS cần thử,\r\nsử dụng mức tín hiệu cao hơn 45 dBmV\r\nđể đảm bảo pha liên lạc được thiết lập tại tần số xác định đã đề cập trước.
\r\n\r\n- Phát một tín hiệu 45 dBmV trong khoảng thời gian đã chỉ ra ở\r\nmục 4.1.10, tại tần số xác định đã đề cập trước được đồng bộ với thiết bị kiểm\r\ntra toàn bộ các tính năng hoạt động bằng bộ tạo tín hiệu cao tần, việc này đảm\r\nbảo pha liên lạc không được thiết lập ngay cả khi thao tác gọi được thực hiện\r\ntừ PS cần thử.
\r\n\r\n5.1.2.8 Độ chính xác chỉ thị cường độ tín\r\nhiệu thu
\r\n\r\na. Đo bằng chức năng thông tin vùng và chức\r\nnăng giữ vùng chờ:
\r\n\r\nHình 5.1.2.8.a: Sơ đồ\r\nđo độ chính xác chỉ thị cường độ tín hiệu thu
\r\n(Phương pháp sử dụng chức năng thông tin vùng và chức năng giữ vùng chờ)
* Thủ tục đo (sử dụng sơ đồ đo Hình\r\n5.1.2.8.a):
\r\n\r\n- Bước 1: Đặt mức giữ vùng chờ của thiết bị\r\nkiểm tra toàn bộ các tính năng hoạt động đến giá trị chỉ định, đặt mức chọn vùng\r\nchờ đủ cao hơn giá trị mức giữ vùng chờ. Kích hoạt thiết bị cần thử với mức vào\r\nđủ cao đó.
\r\n\r\n- Bước 2: Đảm bảo thiết bị cần thử thực hiện\r\nđược đăng ký vị trí (thao tác nhân công nếu có yêu cầu).
\r\n\r\n- Bước 3: Sau khi đặt tín hiệu vào từ thiết bị\r\nkiểm tra toàn bộ tính năng hoạt động đến thiết bị cần thử ở mức thấp hơn giá\r\ntrị đã chỉ định 7 dB (cho phép lấy giá trị cao hơn +1 dB), cần đảm bảo thiết bị\r\ncần thử hiển thị thông báo vùng ngoài vùng phục vụ hoặc không thực hiện chuỗi\r\nthao tác điều khiển cuộc gọi ngay cả khi có thực hiện thủ tục gọi ra.
\r\n\r\n- Bước 4: Đổi số vùng nhắn tìm của thiết bị\r\nkiểm tra toàn bộ các tính năng hoạt động, sau khi tăng mức tín hiệu vào thiết\r\nbị cần thử tới mức đủ lớn, cần đảm bảo thiết bị cần thử thực hiện được chức\r\nnăng đăng ký vị trí;
\r\n\r\n- Bước 5: Sau khi đặt tín hiệu vào từ thiết bị\r\nkiểm tra toàn bộ các tính năng hoạt động tới thiết bị được kiểm tra ở mức cao\r\nhơn giá trị đã chỉ định 7 dB (|cho phép lấy giá trị thấp hơn -1 dB|), cần đảm\r\nbảo thiết bị cần thử hiển thị thông báo trong vùng phục vụ hoặc thực hiện chuỗi\r\nthao tác điều khiển và pha liên lạc được thiết lập bằng thủ tục gọi ra.
\r\n\r\n- Bước 6: Nếu cần thiết, có thể đặt mức vùng\r\nphục vụ tới giá trị khác và lặp lại các bước từ 1 đến 5.
\r\n\r\nb. Phương pháp đo hiển thị giá trị mức thu trên\r\nmàn hình hoặc trên thiết bị hiển thị:
\r\n\r\nHình 5.1.2.8 b: Sơ đồ\r\nđo độ chính xác chỉ thị trường tín hiệu thu được
\r\n(Phương pháp đo hiển thị giá trị mức thu trên màn hình hoặc trên thiết bị hiển\r\nthị)
* Thủ tục đo (sử dụng sơ đồ đo Hình\r\n5.1.2.8.b):
\r\n\r\n- Bước 1: Thiết bị cần thử được để ở chế độ\r\nchờ.
\r\n\r\n- Bước 2: Thực hiện chuỗi điều khiển gọi ra và\r\ngọi vào giữa thiết bị kiểm tra toàn bộ các tính năng hoạt động với thiết bị cần\r\nthử và thiết lập pha liên lạc.
\r\n\r\n- Bước 3: Mức tín hiệu vào của thiết bị kiểm\r\ntra toàn bộ tính năng hoạt động tới thiết bị cần thử được đặt ở giá trị yêu cầu\r\ntrong phép đo, mức tín hiệu vào này sẽ được hiển thị trên thiết bị hiển thị\r\nhoặc thiết bị cần thử và được đọc ra như giá trị đo được.
\r\n\r\n- Bước 4: Nếu cần thiết có thể đặt tín hiệu vào\r\nthiết bị cần thử ở mức khác, và lặp lại các Bước 2-3.
\r\n\r\n- Bước 5: Độ chính xác được tính toán từ các giá\r\ntrị đo được ở Bước 3.
\r\n\r\n5.1.2.9 Chỉ tiêu sàn cho BER
\r\n\r\nThủ tục đo tương tự như đo độ nhạy thu (xem\r\nmục 5.1.2.1). Tuy nhiên, mức tín hiệu chính bằng mức tương ứng với giá trị cho\r\ntrước của chỉ tiêu sàn cho BER và số lượng bit phát nhỏ nhất là 2556 x 106.
\r\n\r\n5.2. Các phương pháp đo trong trường hợp không\r\ncó đầu cuối đo
\r\n\r\nTại các thiết bị cần thử không có đầu cuối đo\r\năng ten và kết cuối vào/ra dữ liệu, cần đấu vũng hồi tiếp giữa bộ mã hóa/giải mã\r\ntiếng nói (cũn gọi là mã hóa/giải mã thoại) và bộ mã hóa/giải mã kênh như trên hình\r\nvẽ. Các tham số được thiết lập qua bàn phớm hoặc qua tín hiệu thu. Đấu vũng\r\nđược áp dụng trên kênh I (TCH).
\r\n\r\nHình 5.2: Sơ đồ đo\r\nkhi không có kết cuối ăng ten
\r\n\r\n5.2.1. Phần phát
\r\n\r\n5.2.1.1 Sai số tần số
\r\n\r\na. Khi không có thiết bị vào số liệu phát
\r\n\r\nHình 5.2.1.1: Sơ đồ\r\nđo sai số tần số (khi không có kết cuối vào dữ liệu)
\r\n\r\nChú thích:
\r\n\r\n- Các bộ suy hao nối tới A được sử dụng để ổn\r\nđịnh trở kháng của mạch
\r\n\r\n- Các tham số kỹ thuật tại kết cuối 2 của A tuân\r\ntheo yêu cầu như trường hợp có đầu cuối đo. Các tham số kỹ thuật tại kết cuối 3\r\ncủa A tuân theo yêu cầu với của phần thu khi không có các đầu cuối đo.
\r\n\r\n- Giả sử mức vào gần như không có lỗi ở đầu\r\nra phần thu của thiết bị cần thử nờn trong phép đo tần số có thể bỏ qua mức rò\r\ntừ kết cuối 2 của A.
\r\n\r\n- Trường hợp thiết bị đo có thể phát sóng\r\nmang chưa điều chế ở tần số trung tâm của phổ được điều chế, thiết bị đo tần số\r\ncó thể được nối thẳng tới đầu ra của RFCD.
\r\n\r\n* Thủ tục đo (sử dụng sơ đồ đo Hình\r\n5.2.1.1):
\r\n\r\n- Đặt thiết bị cần thử ở chế độ kiểm tra bằng\r\nvũng hồi tiếp, phát sóng ở tần số kiểm tra. Nếu thiết bị cần thử có khả năng phát\r\nsóng mang không điều chế, thì sẽ phát ở chế độ này.
\r\n\r\n- Đo tần số ra của thiết bị cần thử như ở mục\r\n5.1.1.1.
\r\n\r\nb. Khi có thiết bị vào số liệu: Đo như phần a\r\nnhưng tín hiệu kiểm tra đã mã hóa theo tiêu chuẩn được cung cấp từ thiết bị vào\r\nsố liệu phát và đầu ra RFCD hoặc đầu ra của ăng ten ghép có thể đo được theo cùng\r\ncách như là khi có thiết bị kết cuối đo.
\r\n\r\nChú thích: Có thể sử dụng cả phương pháp dùng\r\nRFCD lẫn phương pháp dùng bộ ghép ăng ten nếu không có chỉ định khác. Tuy nhiên\r\nnếu yêu cầu không thay đổi phần ghép trong quá trình đo thì yêu cầu này phải\r\nđược đảm bảo. Tương tự cho việc kiểm tra những chỉ tiêu ở dưới đây.
\r\n\r\n5.2.1.2 Công suất phát xạ giả
\r\n\r\na. Đo công suất bức xạ hiệu dụng
\r\n\r\nSử dụng phương pháp đo như đo Bức xạ vỏ máy,\r\nhoặc sử dụng RFCD có hệ số ghép được hiệu chuẩn cho từng tần số đo sử dụng cùng\r\nkiểu thiết bị tại vị trí đo kiểm này, các yêu cầu đo khác cũng giống như khi có\r\nthiết bị đầu cuối ăng ten đo. Phương pháp cung cấp tín hiệu nhận chế độ kiểm\r\ntra nối vũng hồi tiếp tương tự như 5.2.1.1a. Khi có các thiết bị đầu cuối vào\r\nsố liệu, sử dụng cùng phương pháp đã đề cập ở trên. Tuy nhiên có thể cấp tín\r\nhiệu kiểm tra đã mã hóa theo tiêu chuẩn qua đường dừy sử dụng carbon urethane có\r\ntrở kháng cao để đảm bảo không ảnh hưởng đến trường điện từ của thiết bị ngoại\r\nvi.
\r\n\r\nb. Biểu diễn kết quả: Công suất bức xạ hiệu\r\ndụng được tính bằng cách chia giá trị đo được ở phần trên cho giá trị thực của\r\nđộ lợi tương đối của ăng ten.
\r\n\r\nĐộ lợi tương đối của ăng ten là tỉ số giữa độ\r\nlợi lớn nhất của ăng ten tại tần số phát khi ăng ten quay tự do (3600\r\nở trong cả 3 chiều) cho độ lợi của ăng ten tại hướng vuông góc với trục của\r\nlưỡng cực nửa bước sóng không suy hao với giá trị công bố hoặc giá trị đo được.
\r\n\r\n5.2.1.3 Băng tần chiếm dụng
\r\n\r\nTương tự như mục 5.2.1.1, nhưng tín hiệu kiểm\r\ntra được mã hóa theo tiêu chuẩn được cung cấp bởi bộ ghép ăng ten và làm việc ở\r\nchế độ kiểm tra đấu vũng hồi tiếp, các yêu cầu đo kiểm khác cũng như mục 5.1.3.\r\nKhi có thiết bị vào dữ liệu, đo như mục 5.2.1.1.
\r\n\r\n5.2.1.4 Công suất cấp cho ăng ten
\r\n\r\nThực hiện như mục 5.2.1.2.
\r\n\r\n5.2.1.5 Công suất rò trong thời gian không có\r\nsóng mang
\r\n\r\nTương tự như mục 5.2.1.3. Tuy nhiên không\r\nquan tâm đến sự thay đổi hệ số ghép giữa các tần số đo khác nhau.
\r\n\r\n5.2.1.6 Các đặc tính đáp ứng quá độ khi phát\r\ncụm
\r\n\r\nThực hiện như mục 5.2.1.3.
\r\n\r\n5.2.1.7 Độ chính xác điều chế
\r\n\r\nThực hiện như mục 5.2.1.3.
\r\n\r\n5.2.1.8 Công suất rò kênh lân cận
\r\n\r\nThực hiện như mục 5.2.1.5.
\r\n\r\n5.2.1.9 Bức xạ vỏ máy
\r\n\r\nVì ăng ten luụn được nối, phép đo này đã được\r\nthực hiện trong phép đo phát xạ giả 5.2.1.2.
\r\n\r\n5.2.1.10 Tốc độ phát tín hiệu
\r\n\r\nThực hiện như mục 5.2.1.3.
\r\n\r\n5.2.1.11 Định thời phát
\r\n\r\nThiết bị cần thử được lắp đặt bên trong RFCD,\r\nvà kết cuối RFCD được coi như tương thích với thiết bị đầu cuối ăng ten đo, phép\r\nđo phải được thực hiện cùng phương pháp như trường hợp có các đầu cuối đo.
\r\n\r\n5.2.2 Phần thu
\r\n\r\n5.2.2.1 Độ nhạy thu (phương pháp đo trong phòng\r\nđo)
\r\n\r\nHình 5.2.2.1.a: Sơ đồ\r\nđo độ nhạy máy thu
\r\n(khi không có kết cuối vào dữ liệu, đo trong phòng đo)
Chú thích:
\r\n\r\n- Yêu cầu phòng đo như đo Bức xạ vỏ máy mục\r\n5.1.1.9
\r\n\r\n- A thay cho thiết bị cần thử, khi đo cường\r\nđộ điện trường tại vị trí thiết bị cần thử. Ăng ten A là loại lưỡng cực nửa\r\nbước sóng.
\r\n\r\n- B dùng để đo phần thu, B được nối tới kết\r\ncuối ăng ten của thiết bị cần thử khi có các đầu cuối đo.
\r\n\r\n- Máy thu chuẩn thu các sóng vô tuyến từ\r\nthiết bị cần thử và cấp cho bộ đếm bit lỗi, bộ đếm bit lỗi này giải điều chế\r\ncho phù hợp tín hiệu xuất ra đầu cuối xuất dữ liệu thu của thiết bị cần thử\r\ntrong trường hợp có các đầu cuối đo. Các sóng từ thiết bị cần thử có thể thu\r\nđược gần như không có lỗi, máy thu chuẩn cách thiết bị cần thử khoảng 3 m và cách\r\năng ten đo của B là 4,2 m để trỏnh tác động lên các thiết bị khác trong hệ\r\nthống đo.
\r\n\r\n* Thủ tục đo (sử dụng sơ đồ đo Hình\r\n5.2.2.1.a):
\r\n\r\n- Đặt thiết bị đo ở chế độ vũng hồi tiếp, phát\r\nở tần số cần kiểm tra. Nếu có các đầu cuối xuất số liệu, cũng tiến hành đo như trên.\r\nTuy nhiên, các đầu cuối xuất dữ liệu phải được nối với đất của bộ đếm lỗi bit\r\nđược bằng sợi dừy treo ở dưới thiết bị cần thử. Thiết bị cần thử đặt thẳng mặt\r\nvới hướng sóng vô tuyến phát tới.
\r\n\r\n- Phát tín hiệu từ B và sử dụng A. Đặt cường\r\nđộ điện trường tại vị trí lắp đặt thiết bị cần thử được đo kiểm theo giá trị E\r\n(dBmV/m)
\r\n\r\nE = Giá trị độ nhạy đặt trước (dBmV) – 20 lg (dBm)\r\n- độ lợi tương đối của ăng ten (dBd).
- Di chuyển A, đặt thiết bị cần thử vào vị\r\ntrí và kích hoạt thiết bị này. Các sóng vô tuyến từ thiết bị cần thử được nhận\r\nbởi bộ thu chuẩn, đo tỉ số lỗi bằng bộ đếm bit lỗi.
\r\n\r\n- Bộ đếm bit lỗi đếm số các bit lỗi của kênh\r\nI (TCH) từ B và tính tỉ lệ lỗi bit trong các dãy bằng hoặc dài hơn 2556 bit.
\r\n\r\n5.2.2.2 Độ nhạy thu (đo bằng RFCD)
\r\n\r\nHình 5.2.2.1.b: Sơ đồ\r\nđo đo độ nhạy máy thu có dùng RFCD
\r\n(khi không có kết cuối vào dữ liệu)
Chú thích:
\r\n\r\n- Các bộ suy hao nối với A được chỉnh sao cho\r\nmạch có trở kháng ổn định và để điều chỉnh mức tín hiệu giữa hai hệ thống tín\r\nhiệu.
\r\n\r\n- Hệ thống đo B phù hợp với trường hợp có các\r\nđầu cuối đo.
\r\n\r\n- Máy thu chuẩn nhận các sóng vô tuyến ở tần\r\nsố kiểm tra và cấp cho thiết bị đếm bit lỗi dữ liệu đã giải điều chế phù hợp\r\nvới tín hiệu tới đầu cuối xuất dữ liệu thu của thiết bị trong trường hợp có các\r\nđầu cuối đo.
\r\n\r\n- RFCD có hệ số ghép khoảng 20 dB và ớt ảnh\r\nhưởng lên thiết bị cần thử. RFCD được hiệu chuẩn tại tần số đo bằng cùng thiết\r\nbị như ở phần đo trong phòng đo với phương pháp đo Bức xạ vỏ máy trong mục\r\n5.1.1.9.
\r\n\r\n- Tín hiệu vào từ thiết bị cần thử tới máy\r\nthu chuẩn yêu cầu đạt đến mức gần như không có lỗi. Đầu ra của bộ tạo tín hiệu\r\ncao tần tới thiết bị cần thử được đặt mức độ nhạy cần đo và là mức mà hầu như không\r\ncó ảnh hưởng nào tới đầu ra của máy thu chuẩn.
\r\n\r\n* Thủ tục đo (sử dụng sơ đồ đo Hình\r\n5.2.2.1.b):
\r\n\r\n- Đặt chế độ kiểm tra vũng hồi tiếp, phát và\r\nkiểm tra tần số. Thiết bị cần thử cần được đặt theo hướng thẳng với hướng đặt\r\nthiết bị.
\r\n\r\n- Các thủ tục đo như phần có đầu cuối đo.
\r\n\r\nb. Khi có các đầu cuối xuất số liệu thu được
\r\n\r\nĐo như phần a, nhưng kéo dài dài xuất dữ liệu\r\nthu qua RFCD để không ảnh hưởng đến việc ghép thiết bị và các thủ tục đo như\r\nkhi có các đầu cuối đo với các yêu cầu RFCD như ở phần a.
\r\n\r\n5.2.2.3 Độ chọn kênh lân cận
\r\n\r\nTrong trường hợp có hay không có các thiết bị\r\nđầu cuối xuất số liệu, phép đo phải được thực hiện dựa trên các đầu cuối đo như\r\nmục 5.2.2.2.a hoặc 5.2.2.2.b sử dụng RFCD.
\r\n\r\n5.2.2.4 Chỉ số xuyên điều chế
\r\n\r\nThực hiện như 5.2.2.3.
\r\n\r\n5.2.2.5 Miễn nhiễm đáp ứng tạp
\r\n\r\na. Đo trong phòng đo
\r\n\r\n- Phòng đo có yêu cầu như trong phần đo độ\r\nnhạy. Thiết lập giá trị cường độ điện trường và phần đo vũng hồi tiếp cũng như\r\nvậy.
\r\n\r\n- Tín hiệu không mong muốn của hệ thống cũng\r\nnhư của đầu cuối đo. Trường tín hiệu không mong muốn được đặt sao cho tỉ số\r\ncường độ điện trường đạt giá trị của miễn nhiễm đáp ứng tạp cho trước.
\r\n\r\nb. Đo sử dụng RFCD
\r\n\r\n- Yêu cầu RFCD như đo độ nhạy, RFCD được hiệu\r\nchuẩn bằng cùng thiết bị cho mỗi tần số đo.
\r\n\r\n- Tín hiệu không mong muốn của hệ thống cũng\r\ngiống như của đầu cuối đo. Trường tín hiệu không mong muốn được đặt sao cho tỉ\r\nsố cường độ điện trường đạt giá trị của miễn nhiễm đáp ứng tạp cho trước.
\r\n\r\n5.2.2.6 Các thành phần bức xạ tạp dẫn
\r\n\r\nVì ăng ten luôn được nối, nên không thể thực\r\nhiện phép đo này được.
\r\n\r\n5.2.2.7 Bức xạ vỏ máy
\r\n\r\nVì ăng ten luụn được nối, phép đo phát xạ này\r\nbao gồm cả phép đo các thành phần bức xạ dẫn tạp. Phương pháp đo dựa trên Bức\r\nxạ vỏ máy ở phần phát trong mục 5.1.1.9.
\r\n\r\n5.2.2.8 Phát hiện sóng mang (yêu cầu khe thời\r\ngian phát)
\r\n\r\na. Đo ở phòng đo
\r\n\r\n- Phòng đo có yêu cầu như đo độ nhạy. Chỉ khác\r\nlà điện trường được thiết lập sao cho điện áp vào đạt mức như ở yêu cầu đo chứ không\r\nphải để độ nhạy đạt được giá trị cho trước.
\r\n\r\n- Cấu trúc hệ thống đo là cấu trúc mà các sóng\r\nvô tuyến truyền qua nó giống như trong trường hợp có các đầu cuối đo và thực\r\nhiện đo với cùng phương pháp đo.
\r\n\r\nb. Đo với RFCD
\r\n\r\n- Yêu cầu RFCD như với phần đo độ nhạy.
\r\n\r\n- Thiết bị cần thử được lắp đặt bên trong\r\nRFCD, đầu cuối RFCD được coi như thiết bị đầu cuối ăng ten đo, phép đo phải\r\nđược thực hiện giống như trường hợp sử dụng các đầu cuối đo.
\r\n\r\n5.2.2.9 Độ chính xác chỉ thị cường độ tín hiệu\r\nthu
\r\n\r\na. Đo trong phòng đo:
\r\n\r\n- Phòng đo có yêu cầu như đo độ nhạy. Chỉ khác\r\nlà điện trường được thiết lập sao cho điện áp vào đạt mức như ở yêu cầu đo chứ không\r\nphải để độ nhạy đạt được giá trị cho trước.
\r\n\r\n- Cấu trúc hệ thống đo là cấu trúc mà các sóng\r\nvô tuyến truyền qua nó giống như trong trường hợp có các đầu cuối đo và thực\r\nhiện đo với cùng phương pháp đo. Nếu sử dụng thiết bị hiển thị, để tối thiểu\r\nảnh hưởng của thiết bị hiển thị lên các kết nối với nó trong phép đo điện\r\ntrường, thiết bị hiển thị này phải rất nhỏ so với thiết bị cần thử, loại bỏ tất\r\ncả các dừy nối không cần thiết. Kết nối trong khoảng cách ngắn, và cố định.
\r\n\r\nb. Đo với RFCD
\r\n\r\n- Yêu cầu RFCD như với phần đo độ nhạy
\r\n\r\n- Thiết bị cần thử được lắp đặt bên trong\r\nRFCD và kết cuối RFCD được coi như tương thích với thiết bị đầu cuối ăng ten\r\nđo, phép đo phải được thực hiện cùng phương pháp đo như trường hợp có các đầu\r\ncuối đo.
\r\n\r\nNếu sử dụng thiết bị hiển thị, để tối thiểu\r\nảnh hưởng của thiết bị hiển thị lên các kết nối với nó trong phép đo điện\r\ntrường, thiết bị hiển thị này phải rất nhỏ so với thiết bị cần thử, loại bỏ tất\r\ncả các dừy nối không cần thiết. Kết nối trong khoảng cách ngắn và cố định.
\r\n\r\n5.2.2.10 Chỉ tiêu sàn cho BER (đo trong phòng\r\nđo)
\r\n\r\nThủ tục đo như đo như đo độ nhạy thu mục\r\n5.2.2.1 (phần đo trong phòng đo). Chỉ khác ở chỗ mức tín hiệu là mức sao cho\r\nBER đạt giá trị yêu cầu và số bit phát ớt nhất là 2556 x 106.
\r\n\r\n5.2.2.11 Chỉ tiêu sàn cho BER (đo với RFCD)
\r\n\r\nThủ tục đo như đo như đo độ nhạy thu mục\r\n5.2.2.2 (phần đo có RFCD). Chỉ khác ở chỗ mức tín hiệu là mức sao cho BER đạt giá\r\ntrị yêu cầu và số bit phát ít nhất là 2556 x 106.
\r\n\r\n5.3. Các yêu cầu đo kiểm khác
\r\n\r\n5.3.1 Kiểm tra khả năng phát mã nhận dạng\r\ncuộc gọi
\r\n\r\nSử dụng sơ đồ đo Hình 5.3.1.
\r\n\r\nChú thích
\r\n\r\nYêu cầu trước khi đo:
\r\n\r\n- Mức suy hao của bộ suy hao nối với thiết bị\r\ncần thử phải là 30 dB.
\r\n\r\n- Với sơ đồ A, chỉnh hai bộ suy hao sao cho máy\r\nphân tích phổ có thể tách tín hiệu từ thiết bị kiểm tra lắp ngoài và thiết bị\r\ncần thử.
\r\n\r\n- Máy phân tích phổ được đặt như sau:
\r\n\r\n\r\n Tần số trung tâm \r\n | \r\n \r\n Tại tần số kênh điều khiển \r\n | \r\n
\r\n Độ rộng tần số quét \r\n | \r\n \r\n 0 Hz \r\n | \r\n
\r\n Độ rộng phân giải \r\n | \r\n \r\n Khoảng 300 kHz \r\n | \r\n
\r\n Độ rộng hiển thị \r\n | \r\n \r\n Như độ rộng phân giải \r\n | \r\n
\r\n Thang đo trục Y \r\n | \r\n \r\n 10 dB/Div \r\n | \r\n
\r\n Mức suy hao vào \r\n | \r\n \r\n 20 dB \r\n | \r\n
\r\n Mức tham chiếu vào \r\n | \r\n \r\n +10 dBm \r\n | \r\n
- Thiết bị kiểm tra lắp ngoài phải được nối\r\nvới thiết bị cần thử và phát đi mã phía gọi đã biết. Có thể thay thiết bị kiểm\r\ntra lắp ngoài bằng thiết bị đối phương có khả năng liên lạc với thiết bị cần\r\nthử.
\r\n\r\n- Thiết bị cần thử được đặt như sau:
\r\n\r\n+ Thiết bị cần thử được đặt ở chế độ chờ.
\r\n\r\n+ Thiết bị lưu giữ nhận dạng cuộc gọi (ROM)\r\nsẵn sàng để chuyển trạng thái từ không lưu giữ nhận dạng cuộc gọi (hoặc trạng thái\r\ntương đương) tới trạng thái có lưu giữ nhận dạng cuộc gọi.
\r\n\r\nHình 5.3.1: Sơ đồ đo\r\nkiểm tra khả năng phát mã nhận dạng cuộc gọi
\r\n\r\n* Thủ tục đo (sử dụng sơ đồ đo Hình\r\n5.3.1)
\r\n\r\n- Thiết bị lưu giữ nhận dạng cuộc gọi: Bằng cách\r\nkết nối thiết bị cần thử theo sơ đồ A và thực hiện như sau:
\r\n\r\n+ Thực hiện thao tác gọi ra hoặc nhận cuộc\r\ngọi ở trạng thái không lưu giữ nhận dạng cuộc gọi và kiểm tra liệu có đóng là\r\nthiết bị không bức xạ ra sóng vô tuyến hay không.
\r\n\r\n+ Lưu giữ nhận dạng cuộc gọi vào bộ nhớ của\r\nthiết bị cần thử.
\r\n\r\n+ Nếu bộ giải mã được cài đặt trong thiết bị\r\nkiểm tra lắp ngoài, thực hiện một cuộc gọi ra và đọc nhận dạng cuộc gọi đã được\r\ngiải mã ở thiết bị kiểm tra lắp ngoài.
\r\n\r\n+ Nếu chưa cài bộ giải mã ở thiết bị kiểm tra\r\nlắp ngoài, cần kiểm tra để đảm bảo thiết bị cần thử phát bình thường trong các\r\nđiều kiện thông thường.
\r\n\r\n- Thiết bị nhận dạng: Nối thiết bị cần thử\r\ntheo sơ đồ B, tiến hành các bước sau:
\r\n\r\n+ Phát đi nhận dạng cuộc gọi từ thiết bị kiểm\r\ntra lắp ngoài.
\r\n\r\n+ Kiểm tra liệu thiết bị cần thử có nhận và phát\r\nhiện được nhận dạng cuộc gọi hay không
\r\n\r\n- Biểu diễn kết quả:
\r\n\r\n+ Biểu diễn kết quả phát và phát hiện tín\r\nhiệu vô tuyến tốt hay không tốt.
\r\n\r\n+ Biểu diễn kết quả nội dung nhận dạng cuộc\r\ngọi nếu cần.
\r\n\r\n5.3.2 Kiểm tra tần số kênh sóng mang kênh\r\nđiều khiển
\r\n\r\nHình 5.3.2: Sơ đồ\r\nkiểm tra tần số sóng mang kênh điều khiển
\r\n\r\nChú thích: Yêu cầu trước khi đo
\r\n\r\n- Thiết bị tạo tín hiệu mẫu trên nhiều kênh phát\r\nliên tục tất cả các sóng mang không được điều chế trừ tần số dành cho kênh điều\r\nkhiển (ví dụ: 1895,150MHz) và tần số dành cho kênh lưu lượng định sử dụng khi\r\nđo.
\r\n\r\n- Thiết bị kiểm tra lắp ngoài phải có chức\r\nnăng thao tác gọi ra và nhận cuộc gọi cũng như kết nối mạch với thiết bị cần\r\nthử tại các kênh điều khiển.
\r\n\r\nCó thể thay thiết bị kiểm tra lắp ngoài bằng\r\nthiết bị đối phương có khả năng liên lạc với thiết bị được thử.
\r\n\r\n- Thiết bị phân tích phổ cần được cài đặt như\r\nsau:
\r\n\r\n\r\n Tần số trung tâm \r\n | \r\n \r\n Tần số trung tâm của băng tần đã qui định \r\n | \r\n
\r\n Độ rộng quét tần số \r\n | \r\n \r\n Băng tần đã qui định (ví dụ: 24 MHz) \r\n | \r\n
\r\n Độ rộng phân giải \r\n | \r\n \r\n 10 kHz \r\n | \r\n
\r\n Độ rộng hiển thị \r\n | \r\n \r\n như độ rộng phân giải \r\n | \r\n
\r\n Thang đo trục Y \r\n | \r\n \r\n 10 dB/Div \r\n | \r\n
\r\n Mức suy hao vào \r\n | \r\n \r\n 20 dB \r\n | \r\n
\r\n Mức vào tham chiếu \r\n | \r\n \r\n +10 dBm \r\n | \r\n
- Thiết bị cần thử được thiết lập như sau:
\r\n\r\n+ Thiết bị cần thử ghi số liệu của thuờ bao\r\nvào bộ nhớ ROM bên trong.
\r\n\r\n+ Thiết bị cần thử được đặt ở chế độ thu.
\r\n\r\n* Thủ tục đo (sử dụng sơ đồ đo\r\ntrong Hình 5.3.2)
\r\n\r\n- Đặt mức ra của thiết bị tạo tín hiệu mẫu trên\r\nnhiều kênh sao cho mức vào của thiết bị cần thử đạt được 200 mV.
\r\n\r\n- Nối thiết bị cần thử với thiết bị kiểm tra\r\nlắp ngoài tại kênh điều khiển đặt trước (1895,150 MHz) và kiểm tra trên máy phân\r\ntích phổ sóng vô tuyến tại kênh lưu lượng có được phát xạ không. Kiểm tra các\r\nthao tác:
\r\n\r\n+ Thực hiện cuộc gọi ra (thoại, đặt máy từ\r\nthiết bị cần thử).
\r\n\r\n+ Thực hiện nhận cuộc vào (thoại, đặt máy từ\r\nthiết bị kiểm tra lắp ngoài).
\r\n\r\n- Biểu diễn kết quả: Tốt hay Không tốt.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
(Quy định)
\r\n\r\n\r\n\r\nCác điều kiện nhiệt độ và điện áp cung cấp\r\ndanh định áp dụng cho mỗi phép đo được chỉ rõ trong điều kiện bình thường và\r\nđiều kiện khắc nghiệt như sau:
\r\n\r\n* Điều kiện bình thường:
\r\n\r\nĐiện áp: 3,6 V;
\r\n\r\nÁp suất bên ngoài: 86 ~ 196 kPa;
\r\n\r\nNhiệt độ: 150C ~ 350C;
\r\n\r\nĐộ ẩm tương đối: 5% ~ 75 % (không có sương giá).
\r\n\r\n* Điều kiện khắc nghiệt:
\r\n\r\nĐiện áp cao nhất: 3,6 x 1,25 V = 4,5 V; thấp\r\nnhất 6,6 x 0,9 V = 3,24 V.
\r\n\r\nNhiệt độ cao nhất: 550C ± 10C;\r\nthấp nhất -100C ± 10C.
\r\n\r\nTất cả phép đo được thực hiện trong các điều kiện\r\nbình thường. Điều kiện khắc nghiệt được xác định theo loại chỉ tiêu cần kiểm\r\ntra. Thiết bị cần thử được được đặt trong hộp nhiệt độ để kiểm tra trong điều\r\nkiện khắc nghiệt. Phép đo công suất phát xạ giả phải được thực hiện trong phòng\r\ncâm có khả năng đáp ứng các yêu cầu về suy hao che chắn và suy hao phản xạ tại\r\ntường như trên Hình A.2.
\r\n\r\nHình A.1: Phòng câm\r\nkhi đo mức công suất phát xạ giả
\r\n\r\nHình A2: Yêu cầu về\r\nphản xạ tại tường và suy hao che chắn cho phòng bọc với chất liệu hấp thụ
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
(Tham khảo)
\r\n\r\nPHẦN\r\nBÁO HIỆU - ĐIỀU KHIỂN CUỘC GỌI TRONG HỆ THỐNG PHS
\r\n\r\nB.1 Lớp 1
\r\n\r\n\r\n Lớp 1 \r\n | \r\n \r\n RCR STD-28 V3.2 \r\n | \r\n \r\n Ghi chú \r\n | \r\n
\r\n Các tiêu chuẩn ở Lớp 1 \r\n | \r\n \r\n 4.2 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Tổng quan \r\n | \r\n \r\n 4.2.1 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Định nghĩa các chức năng \r\n | \r\n \r\n 4.2.2 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Mô tả các dịch vụ \r\n | \r\n \r\n 4.2.3 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Các loại kênh \r\n | \r\n \r\n 4.2.4 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Các phương pháp sử dụng khe thời gian vật\r\n lý \r\n | \r\n \r\n 4.2.5 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Ánh xạ các kênh điều khiển logic lên các\r\n khung TDMA \r\n | \r\n \r\n 4.2.6 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Cấu trúc kênh điều khiển logic \r\n | \r\n \r\n 4.2.7 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Phương pháp chỉ định khe thời gian vật lý\r\n trong liên lạc \r\n | \r\n \r\n 4.2.8 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Cấu trúc khe thời gian \r\n | \r\n \r\n 4.2.9 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Mã hóa kênh \r\n | \r\n \r\n 4.2.10 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Phương pháp ngẫu nhiên hóa \r\n | \r\n \r\n 4.2.11 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Cơ chế mật mã hóa theo tiêu chuẩn \r\n | \r\n \r\n 4.2.12 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Điều khiển xử lý tiếng nói \r\n | \r\n \r\n 4.2.13 \r\n | \r\n \r\n Tùy chọn \r\n | \r\n
\r\n Ví dụ về sự xắp xếp bit \r\n | \r\n \r\n 4.2.14 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Các thủ tục kớch hoạt kênh lưu lượng và các\r\n quy định cụ thể \r\n | \r\n \r\n 4.2.15 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Phát hiện sai hỏng của PS \r\n | \r\n \r\n 4.2.16 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Những yêu cầu khi phát lại tự động \r\n | \r\n \r\n 4.2.17 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Những yêu cầu khi tự động yêu cầu phát lại \r\n | \r\n \r\n 4.2.18 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
B.2. Pha thiết lập kênh liên kết
\r\n\r\n\r\n Pha thiết lập kênh liên\r\n kết \r\n | \r\n \r\n RCR STD-28 V3.2 \r\n | \r\n \r\n Ghi chú \r\n | \r\n
\r\n Tổng quan \r\n | \r\n \r\n 4.3.1 \r\n | \r\n \r\n Các thông tin chung \r\n | \r\n
\r\n Các qui định chung \r\n | \r\n \r\n 4.3.2 \r\n | \r\n \r\n Tiêu đề \r\n | \r\n
\r\n Các qui định về giao thức \r\n | \r\n \r\n 4.3.2.1 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Các qui định về khuôn dạng \r\n | \r\n \r\n 4.3.2.2 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Khuôn dạng bản tin \r\n | \r\n \r\n 4.3.2.3 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Các thông tin định nghĩa \r\n | \r\n \r\n 4.3.2.4 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Phương pháp phát thông tin định nghĩa \r\n | \r\n \r\n 4.3.2.5 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Quản lý phiên bản RT-MM \r\n | \r\n \r\n 4.3.2.6 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Phương pháp yêu cầu chức năng \r\n | \r\n \r\n 4.3.2.7 \r\n | \r\n \r\n Tiêu đề \r\n | \r\n
\r\n Sử dụng loại giao thức LCH mở rộng trong\r\n pha thiết lập kênh kết nối \r\n | \r\n \r\n 4.3.2.7.1 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Các điều kiện để thực hiện chuỗi các chức\r\n năng yêu cầu \r\n | \r\n \r\n 4.3.2.7.2 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Danh sách các loại bản tin \r\n | \r\n \r\n 4.3.3 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Khuôn dạng bản tin \r\n | \r\n \r\n 4.3.4 \r\n | \r\n \r\n Tiêu đề \r\n | \r\n
\r\n Các bản tin thiết lập kênh \r\n | \r\n \r\n 4.3.4.1 \r\n | \r\n \r\n Tiêu đề \r\n | \r\n
\r\n Khe thời gian trống (idle) \r\n | \r\n \r\n 4.3.4.1.1 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Yêu cầu thiết lập kênh kết nối \r\n | \r\n \r\n 4.3.4.1.2 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Cấp kênh liên kết \r\n | \r\n \r\n 4.3.4.1.3 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Từ chối cấp kênh liên kết \r\n | \r\n \r\n 4.3.4.1.4 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Tái yêu cầu thiết lập kênh liên kết \r\n | \r\n \r\n 4.3.4.1.5 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Các bản tin quảng bá \r\n | \r\n \r\n 4.3.4.2 \r\n | \r\n \r\n Tiêu đề \r\n | \r\n
\r\n Bản tin quảng bá thông tin về kênh vô tuyến \r\n | \r\n \r\n 4.3.4.2. \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Bản tin quảng bá thông tin về hệ thống \r\n | \r\n \r\n 4.3.4.2.2 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Bản tin thứ hai về quảng bá thông tin hệ\r\n thống \r\n | \r\n \r\n 4.3.4.2.3 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Bản tin thứ ba về quảng bá thông tin hệ\r\n thống \r\n | \r\n \r\n 4.3.4.2.4 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Bản tin quảng bá thông tin về các tuỳ chọn \r\n | \r\n \r\n 4.3.4.2.5 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Bản tin nhắn tìm \r\n | \r\n \r\n 4.3.4.3 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Các qui định chi tiết về nhóm nhắn tìm PCH \r\n | \r\n \r\n 4.3.4.4 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
B.3. Pha thiết lập kênh dịch vụ và pha liên\r\nlạc
\r\n\r\nB.3.1. Các tiêu chuẩn của lớp 2
\r\n\r\n\r\n Các tiêu chuẩn của\r\n lớp 2 \r\n | \r\n \r\n RCR STD-28 V3.2 \r\n | \r\n \r\n Ghi chú \r\n | \r\n
\r\n Các tiêu chuẩn của lớp 2 \r\n | \r\n \r\n 4.4.2 \r\n | \r\n \r\n Tiêu đề \r\n | \r\n
\r\n Tổng quan \r\n | \r\n \r\n 4.4.2.1 \r\n | \r\n \r\n Các thông tin chung \r\n | \r\n
\r\n Phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn \r\n | \r\n \r\n 4.4.2.1.1 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Tổng quan về LAPDC \r\n | \r\n \r\n 4.4.2.1.2 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Các qui định về khuôn dạng \r\n | \r\n \r\n 4.4.2.1.3 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Cấu trúc khung lớp 2 \r\n | \r\n \r\n 4.4.2.2 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Quan hệ giữa khe thời gian vật lý và khung\r\n tin \r\n | \r\n \r\n 4.4.2.2.1 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Các thành phần của kênh SACCH \r\n | \r\n \r\n 4.4.2.2.2 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Các thành phần của kênh FACCH \r\n | \r\n \r\n 4.4.2.2.3 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Trường địa chỉ \r\n | \r\n \r\n 4.4.2.3 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Trường điều khiển \r\n | \r\n \r\n 4.4.2.4 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Khuôn dạng trường truyền tin (I) \r\n | \r\n \r\n 4.4.2.4.1 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Khuôn dạng trường giám sát (S) \r\n | \r\n \r\n 4.4.2.4.2 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Khuôn dạng trường không số (U) \r\n | \r\n \r\n 4.4.2.4.3 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Các thành phần trong thao tác điều khiển \r\n | \r\n \r\n 4.4.2.5 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Chế độ liên lạc \r\n | \r\n \r\n 4.4.2.5.1 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Bit P/F (Poll(P)/Final(F)) \r\n | \r\n \r\n 4.4.2.5.2 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Các chuỗi số và biến \r\n | \r\n \r\n 4.4.2.5.3 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Đồng hồ trong mạng \r\n | \r\n \r\n 4.4.2.5.4 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Lệnh và đáp ứng \r\n | \r\n \r\n 4.4.2.6 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Lệnh truyền tin (I) \r\n | \r\n \r\n 4.4.2.6.1 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Lệnh đặt chế độ cừn bằng cận đồng bộ SABM \r\n | \r\n \r\n 4.4.2.6.2 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Lệnh ngắt kết nối DISC \r\n | \r\n \r\n 4.4.2.6.3 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Lệnh/đáp ứng sẵn sàng nhận (RR) \r\n | \r\n \r\n 4.4.2.6.4 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Lệnh/đáp ứng chưa sẵn sàng nhận (RNR) \r\n | \r\n \r\n 4.4.2.6.5 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Đáp ứng báo nhận không đánh số (UA) \r\n | \r\n \r\n 4.4.2.6.6 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Đáp ứng chế độ ngắt kết nối DM \r\n | \r\n \r\n 4.4.2.6.7 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Đáp ứng từ chối khung FRMR \r\n | \r\n \r\n 4.4.2.6.8 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Lệnh tin không đánh số UI \r\n | \r\n \r\n 4.4.2.6.9 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Các phần tử liên lạc giữa các lớp \r\n | \r\n \r\n 4.4.2.7 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Các thao tác điều khiển liên kết dữ liệu \r\n | \r\n \r\n 4.4.2.8 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Các chế độ hoạt động và các lớp thủ tục \r\n | \r\n \r\n 4.4.2.8.1 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Các hằng số hệ thống \r\n | \r\n \r\n 4.4.2.8.2 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Các bộ đếm \r\n | \r\n \r\n 4.4.2.8.3 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Các thủ tục điều khiển liên kết dữ liệu \r\n | \r\n \r\n 4.4.2.8.4 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Các thủ tục truyền tin không cần báo nhận \r\n | \r\n \r\n 4.4.2.8.4.1 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Các thủ tục thiết lập chế độ báo nhận đa\r\n khung \r\n | \r\n \r\n 4.4.2.8.4.2 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Tái thiết lập chế độ báo nhận đa khung \r\n | \r\n \r\n 4.4.2.8.4.3 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Giải phóng chế độ làm việc báo nhận đa\r\n khung \r\n | \r\n \r\n 4.4.2.8.4.4 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Xung đột giữa lệnh và đáp ứng không đánh số \r\n | \r\n \r\n 4.4.2.8.4.5 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Truyền tin có báo nhận \r\n | \r\n \r\n 4.4.2.8.4.6 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Truyền và nhận các báo nhận \r\n | \r\n \r\n 4.4.2.8.4.7 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Tạo và huỷ trạng thái bận ở phía nhận \r\n | \r\n \r\n 4.4.2.8.4.8 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Thông báo và khụi phục trạng thái lỗi \r\n | \r\n \r\n 4.4.2.8.4.9 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Các thủ tục chức năng giám sỏt liên kết dữ\r\n liệu \r\n | \r\n \r\n 4.4.2.8.4.10 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
B.3.2 Các tiêu chuẩn của Lớp 3
\r\n\r\nB.3.2.1 Tổng quát
\r\n\r\n\r\n Khái quát các tiêu\r\n chuẩn của lớp 3 \r\n | \r\n \r\n RCR STD-28 V3.2 \r\n | \r\n \r\n Ghi chú \r\n | \r\n
\r\n Các tiêu chuẩn của lớp 3 \r\n | \r\n \r\n 4.4.3 \r\n | \r\n \r\n Tiêu đề \r\n | \r\n
\r\n Tổng quan \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.1 \r\n | \r\n \r\n Các thông tin chung \r\n | \r\n
\r\n Phạm vi của tiêu chuẩn \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.1.1 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Ứng dụng vào cấu trúc giao diện \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.1.2 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Định nghĩa các chức năng của lớp 3 \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.2 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Quản lý phát tần số vô tuyến (RT) \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.2.1 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Quản lý tính di động MM \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.2.2 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Quản lý cuộc gọi CC \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.2.3 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Khái quát về các phương thức báo hiệu \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Cấu trúc báo hiệu và các chức năng của lớp\r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.3.1 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Khuôn dạng báo hiệu \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.3.2 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Các qui ước về giao thức \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.3.3 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Các đơn vị nền tảng của lớp 2 \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.4 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
B.3.2.2 Quản lý tài nguyên vô tuyến (RT)
\r\n\r\n\r\n Các tiêu chuẩn của\r\n lớp 3 - Quản lý phát tần số vô tuyến (RT) \r\n | \r\n \r\n RCR STD-28 V3.2 \r\n | \r\n \r\n Ghi chú \r\n | \r\n
\r\n Quản lý phát tần số vô tuyến (RT) \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.5 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Các định nghĩa trạng thái quản lý phát tần\r\n số vô tuyến (RT) \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.5.1 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Trạng thái RT ở PS \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.5.1.1 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Trạng thái RT ở CS \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.5.1.2 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Định nghĩa và nội dung của các chức năng\r\n tin nhắn \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.5.2 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Yêu cầu thông tin định nghĩa \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.5.2.1 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Đáp ứng thông tin định nghĩa \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.5.2.2 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Yêu cầu về điều kiện \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.5.2.3 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Báo cáo điều kiện \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.5.2.4 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Điều khiển mật mã hóa \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.5.2.5 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Xác nhận điều khiển mật mã hóa \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.5.2.6 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Bộ khóa mật mã \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.5.2.7 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Yêu cầu chức năng \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.5.2.8 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Đáp ứng yêu cầu chức năng \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.5.2.9 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Đáp ứng nhắn tìm \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.5.2.10 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Giải phóng PS \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.5.2.11 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Ngắt kết nối kênh vô tuyến \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.5.2.12 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Hoàn thành ngắt kết nối kênh vô tuyến \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.5.2.13 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Chỉ thị chuyển kênh TCH \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.5.2.14 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Từ chối yêu cầu chuyển kênh TCH \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.5.2.15 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Yêu cầu chuyển kênh \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.5.2.16 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Tái yêu cầu chuyển kênh TCH \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.5.2.17 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Điều khiển công suất phát \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.5.2.18 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Điều khiển VOX \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.5.2.19 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Thông báo nhận dạng PS \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.5.2.20 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Chỉ thị thông tin vùng hoạt động của PS \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.5.2.21 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Khuôn dạng bản tin và mã hóa các thành phần\r\n thông tin \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.5.3 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Khái quát \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.5.3.1 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Phân biệt giao thức \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.5.3.2 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Loại bản tin \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.5.3.3 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Các phần tử tin tức và các qui tắc mã hóa \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.5.3.4 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Thông tin về vùng \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.5.3.4.1 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Thông tin quảng bá \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.5.3.4.2 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Yêu cầu thông tin định nghĩa \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.5.3.4.3 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Số sóng mang \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.5.3.4.4 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Nguyên nhân \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.5.3.4.5 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Chức năng báo cáo điều kiện \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.5.3.4.6 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Thông tin nhận dạng CS (CS-ID) \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.5.3.4.7 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Mã hóa bảo mật \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.5.3.4.8 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Thông tin điều khiển mã hóa bảo mật \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.5.3.4.9 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Bộ khóa mật mã hóa \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.5.3.4.10 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Số PS \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.5.3.4.11 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Số nhận dạng PS \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.5.3.4.12 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Thông báo điều khiển nhận dạng Số nhận dạng\r\n PS \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.5.3.4.13 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Mức thu \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.5.3.4.14 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Điều kiện báo cáo \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.5.3.4.15 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Loại SCH \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.5.3.4.16 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Số khe thời gian \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.5.3.4.17 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Chuyển kênh TCH \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.5.3.4.18 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Điều khiển công suất phát \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.5.3.4.19 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Yêu cầu điều khiển công suất phát \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.5.3.4.20 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Điều khiển VOX \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.5.3.4.21 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Thông tin về chức năng VOX \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.5.3.4.22 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Báo cáo điều kiện vùng \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.5.3.4.23 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Chức năng chỉ thị thông tin vùng \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.5.3.4.24 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Loại đáp ứng nhắn tìm \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.5.3.4.25 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Các qui ước bổ sung trong RT \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.5.4 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
B.3.2.3 Quản lý di động (MM)
\r\n\r\n\r\n Quản lý di động ở\r\n lớp 3 (MM) \r\n | \r\n \r\n RCR STD-28 V3.2 \r\n | \r\n \r\n Ghi chú \r\n | \r\n
\r\n Quản lý di động (MM) \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.6 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Các định nghĩa trạng thái quản lý di động \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.6.1 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Trạng thái MM ở PS \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.6.1.1 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Trạng thái MM ở CS \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.6.1.2 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Nội dung và định nghĩa các chức năng bản\r\n tin \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.6.2 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Yêu cầu nhận thực \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.6.2.1 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Đáp ứng nhận thực \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.6.2.2 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Yêu cầu chức năng \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.6.2.3 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Đáp ứng yêu cầu chức năng \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.6.2.4 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Xác nhận đăng ký vị trí \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.6.2.5 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Báo cáo vùng đăng ký vị trí \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.6.2.6 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Từ chối đăng ký vị trí \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.6.2.7 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Yêu cầu đăng ký vị trí \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.6.2.8 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Mã hóa thành phần tin tức và khuôn dạng của\r\n bản tin \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.6.3 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Khái quát \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.6.3.1 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Phân biệt giao thức \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.6.3.2 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Loại bản tin \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.6.3.3 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Các phần tử thông tin khác \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.6.3.4 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Các qui ước mã hóa \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.6.3.4.1 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Kích hoạt nhận thực \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.6.3.4.2 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Mẫu mật mã nhận thực \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.6.3.4.3 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Loại nhận thực \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.6.3.4.4 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Mẫu nhận thực ngẫu nhiên \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.6.3.4.5 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Nguyên nhân \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.6.3.4.6 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Báo cáo khu vực đăng ký vị trí \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.6.3.4.7 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Vùng nhắn tìm \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.6.3.4.8 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Nhóm nhắn tìm \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.6.3.4.9 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Ví dụ về tính toán nhóm nhắn tìm bằng số dư\r\n của phép chia nhóm nhắn tìm \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.6.3.4.9.1 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Số PS \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.6.3.4.10 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Mức thu \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.6.3.4.11 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
B.3.2.4 Điều khiển cuộc gọi
\r\n\r\n\r\n Điều khiển cuộc gọi\r\n ở lớp 3 (CC) \r\n | \r\n \r\n RCR STD-28 V3.2 \r\n | \r\n \r\n Ghi chú \r\n | \r\n
\r\n Điều khiển cuộc gọi (CC) \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.7 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Các định nghĩa trạng thái điều khiển cuộc\r\n gọi (CC) \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.7.1 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Trạng thái CC ở PS \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.7.1.1 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Trạng thái CC ở CS \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.7.1.2 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Trạng thái hoạt động theo chức năng ở PS \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.7.1.3 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Trạng thái hoạt động theo chức năng ở CS \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.7.1.4 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Nội dung và định nghĩa các chức năng bản\r\n tin \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.7.2 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Khái quát về bản tin CC \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.7.2.1 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Cảnh báo ALERT \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.7.2.1.1 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Tiến trình của cuộc gọi CALL PROC \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.7.2.1.2 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Kết nối CONN \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.7.2.1.3 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Xác nhận kết nối CONN ACK \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.7.2.1.4 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Ngắt kết nối DIS \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.7.2.1.5 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Tính năng FAC \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.7.2.1.6 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Thông tin INFO \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.7.2.1.7 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Đang thực hiện PROG \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.7.2.1.8 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Giải phóng cuộc gọi REL \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.7.2.1.9 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Giải phóng xong REL COMP \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.7.2.1.10 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Thiết lập SETUP \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.7.2.1.11 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Xác nhận thiết lập SETUP ACK \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.7.2.1.12 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Trạng thái STAT \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.7.2.1.13 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Yêu cầu trạng thái STAT ENQ \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.7.2.1.14 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Thông báo NOTIFY \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.7.2.1.15 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Mã hóa các phần tử thông tin và khuôn dạng\r\n bản tin \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.7.3 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Khái quát \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.7.3.1 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Phân biệt giao thức \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.7.3.2 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Tham chiếu tới cuộc gọi \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.7.3.3 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Loại bản tin \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.7.3.4 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Các phần tử thông tin khác \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.7.3.5 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Các qui định mã hóa \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.7.3.5.1 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Mở rộng bộ mã xác định phần tử thông tin và\r\n thủ tục dịch khóa \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.7.3.5.2 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Dịch khóa \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.7.3.5.3 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Dung lượng mang \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.7.3.5.4 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Trạng thái cuộc gọi \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.7.3.5.5 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Số bị gọi \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.7.3.5.6 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Địa chỉ con bên bị gọi \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.7.3.5.7 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Số chủ gọi \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.7.3.5.6 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Địa chỉ con bên chủ gọi \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.7.3.5.9 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Nguyên nhân \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.7.3.5.10 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Tính năng \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.7.3.5.11 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Tính năng bàn phím \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.7.3.5.12 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Chỉ thị diễn biến \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.7.3.5.13 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Hoàn thành gửi đi \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.7.3.5.14 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Báo hiệu \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.7.3.5.15 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Thông báo cước \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.7.3.5.16 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Chỉ thị thông báo \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.7.3.5.17 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Nhận dạng PS \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.7.3.5.18 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Tương thích với lớp trên \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.7.3.5.19 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Tương thích với lớp dưới \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.7.3.5.20 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Chỉ thị lặp \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.7.3.5.21 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Chỉ thị nguồn cuộc gọi nhân công \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.7.3.5.22 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Loại liên lạc \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.7.3.5.23 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Các dịch vụ bổ sung \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.7.4 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Các loại dịch vụ bổ sung \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.7.4.1 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Phát tín hiệu PB \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.7.4.1.1 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Phát tín hiệu đặt máy \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.7.4.1.2 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Các bảng chuyển trạng thái \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.7.5 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
B.3.2.5 Trình tự điều khiển ở Lớp 3
\r\n\r\n\r\n Trình tự điều khiển\r\n ở Lớp 3 \r\n | \r\n \r\n RCR STD-28 V3.2 \r\n | \r\n \r\n Ghi chú \r\n | \r\n
\r\n Trình tự điều khiển \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.8 \r\n | \r\n \r\n Thông tin chung \r\n | \r\n
\r\n Cuộc gọi ra \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.8.1 \r\n | \r\n \r\n Tiêu đề \r\n | \r\n
\r\n Gửi theo kiểu En-bloc \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.8.1.1 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Gửi theo kiểu Overlap \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.8.1.2 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Cuộc gọi vào \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.8.2 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Ngắt kết nối \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.8.3 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Đăng ký vị trí \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.8.4 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Chuyển kênh trong quá trình liên lạc \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.8.5 \r\n | \r\n \r\n Tiêu đề \r\n | \r\n
\r\n Chuyển kênh trong khi liên lạc (chuyển trên\r\n cùng CS) \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.8.5.1 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Chuyển kênh trong quá trình liên lạc\r\n (chuyển sang CS \r\nkhác: PS phải gọi lại) \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.8.5.2 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Chuyển kênh trong quá trình liên lạc\r\n (chuyển sang CS \r\nkhác: loại gọi lại với yêu cầu của PS) \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.8.5.3 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Chuyển kênh trong quá trình liên lạc\r\n (chuyển sang CS \r\nkhác: loại gọi lại với chỉ thị từ CS) \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.8.5.4 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Chuyển kênh trong quá trình liên lạc\r\n (chuyển sang CS khác): loại chuyển kênh TCH với yêu cầu từ PS \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.8.5.5 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Chuyển kênh trong quá trình liên lạc\r\n (chuyển sang CS khác): loại chuyển kênh TCH với chỉ thị từ CS \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.8.5.6 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Chỉ thị thông tin vùng \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.8.6 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Vùng nhắn tìm \r\n | \r\n \r\n 4.4.3.8.7 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n
(Tham khảo)
\r\n\r\nCHUYỂN\r\nĐỔI GIỮA dBm VÀ dBmV
\r\n\r\nĐể đổi cường độ trường (đơn vị dBmV/m) sang mật độ công suất (đơn vị\r\ndBm/m2) ta cộng 115,76 vào giá trị dBm/m2 để có giá trị dBmV/m tương ứng. Quan hệ này được rút ra\r\nkhi tính trở kháng của không gian tự do là 377 Ω và công thức PD = E2/Z0;\r\ntrong đó PD là mật độ công suất, E là cường độ trường, Z0\r\nlà trở kháng đặc tính của không gian tự do (377 Ω);
\r\n\r\nTại máy thu, trở kháng đặc tính là 50 Ω, trừ\r\nkhi có chỉ định khác. Khi nhận được công suất P, ta có thể đổi sang thang đo\r\nđiện thế theo công thức sau P = V2/Z;
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
(Tham khảo)
\r\n\r\nMẪU\r\nĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐO KIỂM
\r\n\r\nD.1. Phần phát
\r\n\r\n\r\n Tên chỉ tiêu \r\n | \r\n \r\n Yêu cầu \r\n | \r\n \r\n Kết quả đo kiểm \r\n | \r\n
\r\n Sai số tần số \r\n | \r\n \r\n £\r\n ±3 ppm \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Công suất phát xạ giả \r\nTrong băng (1893,5 MHz ~ 1919,6 MHz) Ngoài\r\n băng này \r\n | \r\n \r\n £\r\n 250 nW \r\n£\r\n 2,5 mW \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Băng tần chiếm dụng \r\n | \r\n \r\n £\r\n 288 kHz \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Công suất phát \r\n | \r\n \r\n £\r\n 10 mW \r\n+20%, -50% \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Công suất rò trong thời gian không có sóng\r\n mang \r\n | \r\n \r\n £\r\n 80 nW \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Các đặc tính đáp ứng quá độ khi phát cụm (Hình\r\n 4.1) \r\n- Thời gian đáp ứng quá độ khi phát cụm \r\n- Công suất trong thời gian đáp ứng quá độ\r\n khi phát cụm \r\n | \r\n \r\n £\r\n 13,0 ms \r\n£\r\n 80 nW \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Độ chính xác điều chế \r\n | \r\n \r\n £\r\n 12,5% \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Công suất kênh lân cận \r\nDf\r\n = 600 kHz \r\nDf\r\n = 900 kHz \r\n | \r\n \r\n £\r\n 800 nW \r\n£\r\n 250 nW \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Bức xạ vỏ máy \r\n | \r\n \r\n £\r\n 2,5mW \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Tốc độ truyền dẫn tín hiệu (sai số tần số\r\n đồng hồ) \r\n | \r\n \r\n £\r\n ± 5 ppm \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Định thời phát (Hình 4.2) \r\nRung pha \r\n | \r\n \r\n ±1 ký hiệu ±5 ppm \r\n£\r\n 1/8 ký hiệu \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
D.2. Phần thu
\r\n\r\n\r\n Tên chỉ tiêu \r\n | \r\n \r\n Yêu cầu \r\n | \r\n \r\n Kết quả đo kiểm \r\n | \r\n
\r\n Độ nhạy máy thu \r\n | \r\n \r\n £\r\n 16 dBmV \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Độ chọn lọc kênh lân cận \r\nDf\r\n = 600 kHz. \r\n | \r\n \r\n ³\r\n 50 dB \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Các đặc tính xuyên điều chế \r\n | \r\n \r\n ³\r\n 47 dB \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Miễn nhiễm với các đáp ứng tạp \r\n | \r\n \r\n ³\r\n 47 dB \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Công suất bức xạ tạp dẫn \r\n | \r\n \r\n £\r\n 4 nW \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Bức xạ vỏ máy \r\nf < 1 GHz \r\nf > 1 GHz \r\n | \r\n \r\n \r\n £\r\n 4 nW \r\n£\r\n 20 nW \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Điều kiện phát sóng mang tin lưu lượng (Hình\r\n 4.1) \r\nCác khe thời gian thích hợp chỉ được phát\r\n đi và sử dụng sau khi phát hiện sóng mang \r\n | \r\n \r\n \r\n £\r\n 2 s \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Độ chính xác chỉ thị trường tín hiệu thu\r\n được: \r\n- Các giá trị phát hiện ra mức tín hiệu thu\r\n cho mức tín hiệu RF đầu vào trong khoảng 16 dBmV ¸\r\n 60 dBmV (dải động bằng 44\r\n dB) \r\n\r\n - Dải phát hiện mức thu (mức vào RF từ 10 dBmV ỏ 80 dBmV) và khoảng cho phép của các giá\r\n trị dự đoán mức RF \r\n | \r\n \r\n \r\n - Đặc tuyến đơn điệu tăng và độ chính xác\r\n tuyệt đối là ± 6 dB. \r\n- Được biểu diễn trong Hình 4.4. \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Chỉ tiêu sàn cho BER \r\n | \r\n \r\n £\r\n 25 dBmV \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
D.3. Yêu cầu khác
\r\n\r\n\r\n Tên yêu cầu \r\n | \r\n \r\n Yêu cầu \r\n | \r\n \r\n Kết quả (tốt/không\r\n tốt) \r\n | \r\n
\r\n Khả năng phát đi kênh nhận dạng cuộc gọi: \r\n | \r\n \r\n Tốt \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Tần số kênh điều khiển \r\n | \r\n \r\n 1895,150 MHz \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n
(Tham khảo)
\r\n\r\nMẪU\r\nĐÁNH GIÁ TÀI LIỆU KỸ THUẬT
\r\n\r\nE.1. Báo hiệu, điều khiển cuộc gọi
\r\n\r\n\r\n Tên \r\n | \r\n \r\n Yêu cầu \r\n | \r\n \r\n Tài liệu kỹ thuật \r\n(Có/Không) \r\n | \r\n
\r\n Báo hiệu và điều khiển cuộc gọi \r\n | \r\n \r\n Phù hợp Phụ lục B \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
E.2. Yêu cầu khác
\r\n\r\n\r\n Tên yêu cầu \r\n | \r\n \r\n Yêu cầu \r\n | \r\n \r\n Tài liệu kỹ thuật \r\n(Có/Không) \r\n | \r\n
\r\n Các tần số sóng mang: \r\n | \r\n \r\n Bảng 4.2 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Đa truy nhập/Phương thức làm việc \r\n | \r\n \r\n TDMA-TDD đa sóng mang \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Số mạch ghép kênh đa truy nhập theo thời\r\n gian \r\n(sử dụng bộ mã hóa và giải mã tiếng nói\r\n toàn tốc) \r\n | \r\n \r\n 4 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Phương thức điều chế \r\n | \r\n \r\n p/4\r\n QPSK với α = 0,5 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Tốc độ truyền dẫn \r\n | \r\n \r\n 384 kbit/s \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Tốc độ mã hóa tiếng nói (khi sử dụng bộ mã hóa\r\n và giải mã tiếng nói toàn tốc) \r\n | \r\n \r\n 32 kbit/s ADPCM \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Độ dài khung \r\n | \r\n \r\n 5 ms \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Độ lợi ăng ten \r\n | \r\n \r\n £\r\n 4 dBi \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n\r\n
File gốc của Tiêu chuẩn ngành TCN 68-223:2004 về thiết bị đầu cuối trong hệ thống PHS – Yêu cầu kỹ thuật do Bộ Bưu chính Viễn thông ban hành đang được cập nhật.
Tiêu chuẩn ngành TCN 68-223:2004 về thiết bị đầu cuối trong hệ thống PHS – Yêu cầu kỹ thuật do Bộ Bưu chính Viễn thông ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Bưu chính Viễn thông |
Số hiệu | TCN68-223:2004 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn ngành |
Người ký | Đã xác định |
Ngày ban hành | 2004-07-29 |
Ngày hiệu lực | |
Lĩnh vực | Xây dựng - Đô thị |
Tình trạng | Hết hiệu lực |