VSAT earth station
\r\n\r\nTechnical\r\nrequirements (C - Band)
\r\n\r\n\r\n\r\n
MỤC LỤC
\r\n\r\nLời nói đầu...................................................................................………………………
\r\n\r\n1. Phạm vi áp dụng .....................................................................................................
\r\n\r\n2. Tài liệu tham chiếu chuẩn\r\n......................................................................................
\r\n\r\n3. Định nghĩa và chữ viết tắt ......................................................................................
\r\n\r\n3.1 Định nghĩa\r\n...............................................................................................................
\r\n\r\n3.2 Chữ viết tắt\r\n..............................................................................................................
\r\n\r\n4. Yêu cầu kỹ thuật........................................................................................................
\r\n\r\n4.1 Bức xạ tạp lệch trục\r\n.................................................................................................
\r\n\r\n4.2 Bức xạ tạp trên trục đối với VSAT\r\nphát....................................................................
\r\n\r\n4.3 Mật độ phát xạ EIRP lệch trục (đồng cực\r\nvà cực chéo) trong băng từ 5,850 GHz đến 6,650 GHz .....................................................................................................................
\r\n\r\n4.4 Độ phân biệt phân cực phát\r\n....................................................................................
\r\n\r\n4.5 Triệt sóng mang........................................................................................................
\r\n\r\n4.6 Tương thích điện từ (EMC)\r\n.....................................................................................
\r\n\r\n4.7 Định vị anten cho VSAT phát\r\n...................................................................................
\r\n\r\n4.8 Giám sát và điều khiển đối với VSAT phát\r\n...............................................................
\r\n\r\n5. Các phương pháp kiểm tra\r\n......................................................................................
\r\n\r\n5.1 Bức xạ tạp lệch trục\r\n..................................................................................................
\r\n\r\n5.2 Bức xạ tạp trên trục đối với VSAT phát\r\n....................................................................
\r\n\r\n5.3 Mật độ phát xạ EIRP lệch trục trong băng\r\n................................................................
\r\n\r\n5.4 Độ phân biệt phân cực phát (phân cực\r\ntuyến tính) hoặc tỷ số điện áp trục (phân cực tròn)....................................................................................................................................
\r\n\r\n5.5 Triệt sóng mang\r\n..........................................................................................................
\r\n\r\n5.6 Định vị anten cho VSAT phát\r\n......................................................................................
\r\n\r\n5.7 Giám sát và điều khiển đối với VSAT phát\r\n.................................................................
\r\n\r\n6. Những phương pháp kiểm tra đối với VSAT đã\r\nsửa đổi.\r\n.......................................
\r\n\r\n6.1 Thay thế phân hệ Anten\r\n..............................................................................................
\r\n\r\nPhụ lục A (Quy định) Danh sách các yêu cầu\r\n..............................................................
\r\n\r\n\r\n\r\n
Lời nói đầu
\r\n\r\nTiêu chuẩn Ngành TCN 68 - 215: 2002 “Thiết\r\nbị VSAT – Yêu cầu kỹ thuật (Băng C)” được xây dựng trên cơ sở chấp thuận\r\nnguyên vẹn những sở cứ kỹ thuật dùng cho quản lý đối với thiết bị VSAT theo tài\r\nliệu TBR 43 (băng tần 4/6 GHz) của Viện Tiêu chuẩn hoá Viễn thông châu Âu\r\n(ETSI).
\r\n\r\nTiêu chuẩn Ngành TCN 68 – 215: 2002 do Viện Khoa\r\nhọc Kỹ thuật Bưu điện (RIPT) biên soạn theo đề nghị của Vụ Khoa học - Công nghệ\r\nvà được Bộ Bưu chính, Viễn thông ban hành theo Quyết định số 33/2002-QĐ-BBCVT\r\nngày 31/12/2002.
\r\n\r\nTiêu chuẩn Ngành TCN 68 - 214: 2002 được ban\r\nhành dưới dạng song ngữ (tiếng Việt và tiếng Anh). Trong trường hợp có tranh\r\nchấp về cách hiểu do biên dịch, bản tiếng Việt được áp dụng.
\r\n\r\n\r\n\r\n
THIẾT BỊ VSAT
\r\n\r\nYÊU CẦU KỸ THUẬT
\r\n\r\n(BĂNG C)
\r\n\r\n(Ban hành kèm theo\r\nQuyết định số 33/2002/QĐ-BBCVT ngày 31/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn\r\nthông)
\r\n\r\n\r\n\r\nTiêu chuẩn Ngành TCN 68 - 215: 2002 quy định\r\ncác yêu cầu kỹ thuật thiết yếu về bức xạ, các chức năng điều khiển, giám sát và\r\nphương pháp đo kiểm, làm cơ sở kỹ thuật để chứng nhận hợp chuẩn đối với thiết\r\nbị VSAT hoạt động trong băng tần C của dịch vụ thông tin qua vệ tinh thuộc quỹ\r\nđạo địa tĩnh có độ dãn cách giữa các vệ tinh là 30.
\r\n\r\nTiêu chuẩn này chỉ áp dụng cho thiết bị VSAT\r\nhoạt động ở các băng tần:
\r\n\r\n- Hướng mặt đất - không gian: từ 5,85 GHz đến\r\n6,65 GHz;
\r\n\r\n- Hướng không gian - mặt đất: từ 3,40 GHz đến\r\n4,20 GHz.
\r\n\r\nGhi chú 1:
\r\n\r\nĐối với các trạm VSAT sử dụng kỹ thuật CDMA,\r\ncác mức bức xạ tạp trong tiêu chuẩn phải được giảm đi một lượng là 10lgN (dBW)\r\nvới N là số lượng lớn nhất của các trạm VSAT phát đồng thời (Khuyến nghị\r\nITU-RS726);
\r\n\r\nGhi chú 2:
\r\n\r\nĐối với các trạm VSAT sử dụng trong hệ thống\r\nvệ tinh dãn cách 20, các mức bức xạ tạp phải được giảm đi 8 dB so\r\nvới khi sử dụng hệ thống vệ tinh dãn cách 30 (Khuyến nghị\r\nITU-RS728-1).
\r\n\r\nViệc tuân thủ của VSAT đối với các yêu cầu\r\ncủa tiêu chuẩn này chỉ đáp ứng yêu cầu quản lý, không bao gồm điều kiện cấp\r\nphép.
\r\n\r\n2. Tài liệu tham\r\nchiếu chuẩn
\r\n\r\n[1] ETS 300 673 (1996): "Radio Equipment\r\nand Systems (RES); ElectroMagnetic Compatibility (EMC) standard for 4/6 GHz and\r\n11/12/14 GHz Very Small Aperture Terminal (VSAT) equipment and 11/12/13/14 GHz\r\nSatellite News Gathering (SNG) Transportable Earth Station (TES) equipment".
\r\n\r\n[2] CISPR 16-1 (1993): "Specification\r\nfor radio interference measuring apparatus and measurement methods; Part 1: Radio\r\ndisturbance and immunity measuring apparatus" (annex G: Validation of the open\r\narea test site for the frequency range of 30 MHz to 1 000 MHz).
\r\n\r\n[3] TBR 43 (1998): “Satellite Earth\r\nStations and Systems (SES); Very Small Aperture Terminal (VSAT); Transmit-only,\r\ntransmit-and-receive, receive- only satellite earth stations operating in the 4\r\nGHz and 6 GHz frequency bands”.
\r\n\r\n3. Định nghĩa và chữ\r\nviết tắt
\r\n\r\n3.1 Định nghĩa
\r\n\r\n3.1.1 Thiết bị phụ trợ
\r\n\r\nThiết bị dùng để kết nối với VSAT được coi là\r\nthiết bị phụ trợ nếu thỏa mãn 03 điều kiện sau:
\r\n\r\na. Thiết bị được sử dụng cùng với VSAT để\r\ncung cấp thêm các tính năng hoạt động và/ hoặc điều khiển (ví dụ: để mở rộng\r\nđiều khiển tới vị trí hoặc địa điểm khác).
\r\n\r\nb. Thiết bị không thể sử dụng được khi tách\r\nrời khỏi VSAT, để cung cấp các chức năng của người sử dụng.
\r\n\r\nc. Sự vắng mặt của thiết bị không hạn chế sự\r\nhoạt động của VSAT.
\r\n\r\n3.1.2 Trạng thái không có sóng mang
\r\n\r\nTrạng thái VSAT không phát tín hiệu khi được\r\nphép của CCMF.
\r\n\r\n3.1.3 Trạng thái có sóng mang
\r\n\r\nTrạng thái VSAT phát tín hiệu khi được phép\r\ncủa CCMF.
\r\n\r\n3.1.4 Chức năng giám sát và điều khiển tập\r\ntrung (CCMF)
\r\n\r\nMột tập hợp các phần tử chức năng ở mức hệ\r\nthống để điều khiển và giám sát sự hoạt động chính xác của toàn bộ VSAT trong\r\nmột hệ thống.
\r\n\r\n3.1.5 Kênh điều khiển
\r\n\r\nMột kênh hoặc nhiều kênh mà qua nó VSAT nhận thông\r\ntin điều khiển từ CCMF.
\r\n\r\n3.1.6 Độ phân biệt phân cực chéo
\r\n\r\nTỉ số của tăng ích đồng cực trên trục so với\r\ntăng ích phân cực chéo trong cùng một hướng tại một tần số phát hoặc thu.
\r\n\r\n3.1.7 Kênh điều khiển ngoài
\r\n\r\nMột kênh điều khiển được truyền bởi một mạng\r\nVSAT thông qua cùng một vệ tinh hoặc một vệ tinh khác, nhưng không phụ thuộc\r\ngiao thức bên trong của hệ thống VSAT, hoặc được truyền bởi mạng PSTN hoặc\r\nnhững phương thức khác.
\r\n\r\n3.1.8 Kênh đáp ứng ngoài
\r\n\r\nMột kênh đáp ứng được truyền bởi mạng VSAT\r\nthông qua cùng một vệ tinh hoặc vệ tinh khác, nhưng không phụ thuộc giao thức\r\nbên trong của hệ thống VSAT, hoặc được truyền bởi mạng PSTN hoặc những phương\r\nthức khác.
\r\n\r\n3.1.9 Thiết bị trong nhà
\r\n\r\nPhần của thiết bị VSAT không nằm ngoài trời,\r\nthường được lắp đặt trong nhà và được nối tới thiết bị ngoài trời. Cáp nối giữa\r\nchúng được coi là một phần của thiết bị trong nhà.
\r\n\r\n3.1.10 Kênh điều khiển trong
\r\n\r\nMột kênh điều khiển được truyền bởi mạng VSAT\r\nthông qua cùng một vệ tinh, được dùng để truyền dữ liệu của người sử dụng theo\r\ngiao thức bên trong của hệ thống VSAT.
\r\n\r\n3.1.11 Thiết bị ngoài trời
\r\n\r\nPhần của thiết bị VSAT lắp đặt ở ngoài trời,\r\nđược khai báo bởi nhà sản xuất hoặc được chỉ ra trong tài liệu của người sử\r\ndụng. Thiết bị ngoài trời thường gồm ba phần chính sau:
\r\n\r\na. Phân hệ anten để biến đổi trường bức xạ\r\ntới đưa vào ống dẫn sóng và ngược lại.
\r\n\r\nb. Bộ đổi tần xuống LNB (khối tạp âm thấp) là\r\nmột thiết bị khuếch đại, với tạp âm nội rất thấp, các tín hiệu thu được ở băng\r\ntần số vô tuyến (RF) và biến đổi các tín hiệu này thành các tần số trung gian.
\r\n\r\nc. Bộ đổi tần lên và bộ khuếch đại công suất\r\nđể biến đổi từ tần số trung gian thành tần số vô tuyến (RF) và khuếch đại các\r\ntín hiệu vô tuyến có mức thấp để đưa tới phân hệ anten.
\r\n\r\n3.1.12 Kênh đáp ứng
\r\n\r\nMột kênh qua đó VSAT phát thông tin giám sát\r\ntới CCMF.
\r\n\r\n3.1.13 Bức xạ tạp
\r\n\r\nBức xạ bất kỳ nằm ngoài độ rộng băng danh\r\nđịnh.
\r\n\r\n3.1.14 Trạng thái cấm phát
\r\n\r\nTrạng thái CCMF không cho phép VSAT phát.
\r\n\r\n3.1.15 VSAT phát
\r\n\r\nMột VSAT có thể được sử dụng hoặc là chỉ phát\r\nhoặc là phát và thu.
\r\n\r\n3.1.16 Tỉ số điện áp trục
\r\n\r\nTỉ số điện áp trục của một anten tại tần số\r\nphát hoặc thu là tỉ số r được tính bằng (X +1)/(X - 1) với X là căn bậc hai của\r\nXPD (không tính bằng dB).
\r\n\r\n3.2 Chữ viết tắt
\r\n\r\nCC Kênh điều khiển
\r\n\r\nCCD Cấm điều khiển tập trung
\r\n\r\nCCE Cho phép điều khiển tập trung
\r\n\r\nCCMF Chức năng giám sát và điều khiển tập\r\ntrung
\r\n\r\nCMF Chức năng giám sát và điều khiển
\r\n\r\nCV Biến điều khiển
\r\n\r\nEIRP Công suất bức xạ đẳng hướng tương\r\nđương
\r\n\r\nEMC Tương thích điện từ
\r\n\r\nEUT Thiết bị được kiểm tra
\r\n\r\nFS Dịch vụ cố định
\r\n\r\nFSS Dịch vụ cố định qua vệ tinh
\r\n\r\nIF Tần số trung gian
\r\n\r\nLNB Khối tạp âm thấp
\r\n\r\nMS Dịch vụ di động
\r\n\r\nPSTN Mạng điện thoại chuyển mạch công cộng
\r\n\r\nRC Kênh đáp ứng
\r\n\r\nRE Trường hợp thiết lập lại
\r\n\r\nRF Tần số vô tuyến
\r\n\r\nSMF Giám sát trạng thái hỏng
\r\n\r\nSMP Giám sát trạng thái đạt
\r\n\r\nSMV Biến tự giám sát
\r\n\r\nSTE Thiết bị kiểm tra chuyên dụng
\r\n\r\nVSAT Thiết bị đầu cuối có góc mở rất nhỏ
\r\n\r\nXPD Độ phân biệt phân cực chéo
\r\n\r\n\r\n\r\n4.1 Bức xạ tạp lệch trục
\r\n\r\n4.1.1 Mục đích
\r\n\r\nĐể hạn chế mức nhiễu đến các dịch vụ vô tuyến\r\nmặt đất và vệ tinh.
\r\n\r\n4.1.2 Yêu cầu
\r\n\r\n4.1.2.1 VSAT phát
\r\n\r\n1. VSAT không được vượt quá các giới hạn của\r\ncường độ trường nhiễu bức xạ trong khoảng tần số từ 30 MHz đến 1 GHz, như quy\r\nđịnh trong bảng 1.
\r\n\r\nBảng 1: Giới hạn của\r\ncường độ trường bức xạ tại khoảng cách kiểm tra bằng 10m
\r\n\r\n\r\n Khoảng tần số, MHz \r\n | \r\n \r\n Giới hạn cận đỉnh,\r\n dBmV/m \r\n | \r\n
\r\n Từ 30 đến 230 \r\n | \r\n \r\n 30 \r\n | \r\n
\r\n Từ 230 đến 1000 \r\n | \r\n \r\n 37 \r\n | \r\n
Các giới hạn thấp hơn phải áp dụng cho các\r\ntần số chuyển tiếp.
\r\n\r\n2. Khi VSAT ở trạng thái cấm phát, EIRP tạp lệch\r\ntrục của VSAT trong khoảng 100 kHz bất kỳ không vượt quá các giới hạn trong\r\nbảng 2 đối với các góc lệch trục lớn hơn 70.
\r\n\r\nBảng 2: Giới hạn của\r\nEIRP tạp - trạng thái cấm phát
\r\n\r\n\r\n Khoảng tần số, GHz \r\n | \r\n \r\n Giới hạn của EIRP,\r\n dBpW \r\n | \r\n
\r\n Từ 1,0 đến 10,7 \r\n | \r\n \r\n 48 \r\n | \r\n
\r\n Từ 10,7 đến 21,2 \r\n | \r\n \r\n 54 \r\n | \r\n
\r\n Từ 21,2 đến 40,0 \r\n | \r\n \r\n 60 \r\n | \r\n
Các giới hạn thấp hơn phải áp dụng cho các\r\ntần số chuyển tiếp.
\r\n\r\n3. Yêu cầu áp dụng ở ngoài độ rộng băng danh\r\nđịnh cho cả hai trạng thái có sóng mang và không có sóng mang, EIRP tạp lệch\r\ntrục của VSAT trong khoảng 100 kHz bất kỳ không vượt quá các giới hạn trong\r\nbảng 3 đối với các góc lệch trục lớn hơn 70.
\r\n\r\nCác giới hạn thấp hơn phải áp dụng cho các\r\ntần số chuyển tiếp.
\r\n\r\nTrong băng tần từ 5,450 GHz tới 5,700 GHz và\r\ntừ 6,800 GHz tới 7,050 GHz, đối với mỗi khoảng 20 MHz bất kỳ mà trong khoảng đó\r\ncó một hoặc nhiều tín hiệu tạp vượt quá giới hạn 55 dBpW, khi đó công suất của\r\nmỗi tín hiệu tạp vượt quá giới hạn phải được cộng vào (tính bằng W) và giá trị\r\ntổng phải £ 78 dBpW.
\r\n\r\nTrong băng tần từ 11,700 GHz tới 13,300 GHz,\r\nđối với mỗi khoảng 20 MHz bất kỳ mà trong khoảng đó có một hoặc nhiều tín hiệu tạp\r\nvượt quá giới hạn 61 dBpW, khi đó công suất của mỗi tín hiệu tạp vượt quá giới\r\nhạn phải được cộng vào (tính bằng W) và giá trị tổng phải £ 78 dBpW.
\r\n\r\nBảng 3: Giới hạn của\r\nEIRP tạp
\r\n\r\n\r\n Băng tần số, GHz \r\n | \r\n \r\n Giới hạn của EIRP,\r\n dBpW \r\n | \r\n
\r\n Từ 1,0 đến 3,4 \r\n | \r\n \r\n 49 \r\n | \r\n
\r\n Từ 3,4 đến 5,7 \r\n | \r\n \r\n 55 \r\n | \r\n
\r\n Từ 5,7 đến 5,85 \r\n | \r\n \r\n 75* \r\n | \r\n
\r\n Từ 6,65 đến 6,8 \r\n | \r\n \r\n 75* \r\n | \r\n
\r\n Từ 6,8 đến 10,7 \r\n | \r\n \r\n 55 \r\n | \r\n
\r\n Từ 10,7 đến 21,2 \r\n | \r\n \r\n 61 \r\n | \r\n
\r\n Từ 21,2 đến 40,0 \r\n | \r\n \r\n 67 \r\n | \r\n
\r\n Ghi chú: Có thể vượt quá giới hạn này trong\r\n băng tần cách tần số sóng mang không quá 50 MHz miễn là mật độ EIRP trên trục\r\n ở tần số này nhỏ hơn mật độ EIRP trên trục của tín hiệu (trong băng tần danh\r\n định) là 50 dB tính bằng dBW/100 kHz. \r\n | \r\n
Trong trường hợp VSAT hoạt động đa sóng mang,\r\ncác giới hạn trên được áp dụng cho từng sóng mang riêng khi được phát đơn lẻ.
\r\n\r\n4. Các giới hạn này có thể áp dụng được cho\r\nVSAT hoàn chỉnh bao gồm các thiết bị trong nhà, ngoài trời và cáp nối (ít nhất\r\nlà 10m).
\r\n\r\n4.1.2.2 VSAT chỉ thu
\r\n\r\n1. VSAT không vượt quá các giới hạn của cường\r\nđộ trường nhiễu bức xạ trong khoảng tần số từ 30 MHz đến 1 GHz, như quy định\r\ntrong bảng 1.
\r\n\r\n2. EIRP tạp lệch trục của VSAT trong khoảng\r\n100 kHz bất kỳ đối với các góc lệch trục lớn hơn 70 không được vượt\r\nquá các giới hạn quy định trong bảng 2.
\r\n\r\n3. Các giới hạn này có thể áp dụng được cho\r\nVSAT hoàn chỉnh bao gồm các thiết bị trong nhà, ngoài trời và cáp nối (ít nhất\r\nlà 10m).
\r\n\r\n4.1.3 Kiểm tra phù hợp
\r\n\r\nTheo mục 5.1.
\r\n\r\n4.2 Bức xạ tạp trên trục đối với VSAT phát
\r\n\r\n4.2.1 Mục đích
\r\n\r\nĐể hạn chế mức nhiễu đến các dịch vụ vô tuyến\r\nvệ tinh.
\r\n\r\n4.2.2 Yêu cầu
\r\n\r\n4.2.2.1 Yêu cầu 1: Trạng thái có sóng mang
\r\n\r\nTrong băng tần từ 5,850 GHz đến 6,650 GHz, mật\r\nđộ phổ EIRP của bức xạ tạp ở ngoài độ rộng băng danh định phải £ 4 - 10lgN [dBW] trong khoảng 100 kHz\r\nbất kỳ.
\r\n\r\nTrong một độ rộng băng bằng 5 lần độ rộng\r\nbăng chiếm có tâm trên tần số trung tâm của sóng mang, mật độ phổ EIRP của bức\r\nxạ tạp ở ngoài độ rộng băng danh định phải £\r\n18 - 10lgN [dBW] trong khoảng 100 kHz bất kỳ.
\r\n\r\nVới N là số lượng lớn nhất của các trạm VSAT\r\nphát đồng thời tại cùng một tần số mang. Số VSAT phát đồng thời không được vượt\r\nquá 0,01 % về thời gian. Giá trị của N và những điều kiện hoạt động của hệ\r\nthống phải được nhà cung cấp khai báo.
\r\n\r\nGhi chú 1: Bức xạ tạp trên trục ngoài băng tần\r\ntừ 5,850 GHz đến 6,650 GHz được hạn chế gián tiếp thông qua giới hạn lệch trục\r\ntrong mục 4.1.2.1.
\r\n\r\nGhi chú 2: Các giới hạn xuyên điều chế trong\r\nbăng tần từ 5,850 GHz đến 6,650 GHz được xác định thông qua thiết kế hệ thống,\r\nphụ thuộc các yêu cầu kỹ thuật của nhà khai thác vệ tinh.
\r\n\r\nTrong trường hợp VSAT hoạt động đa sóng mang,\r\ncác giới hạn trên được áp dụng cho từng sóng mang riêng khi được phát đơn lẻ.
\r\n\r\n4.2.2.2 Yêu cầu 2: Trạng thái không có sóng\r\nmang và trạng thái cấm phát
\r\n\r\nTrong băng tần từ 5,850 GHz đến 6,650 GHz mật\r\nđộ phổ EIRP của bức xạ tạp ở ngoài độ rộng băng danh định phải £ -21 dBW trong khoảng 100 kHz bất kỳ.
\r\n\r\n4.2.3 Kiểm tra phù hợp
\r\n\r\nTheo mục 5.2.
\r\n\r\n4.3 Mật độ phát xạ EIRP lệch trục (đồng cực\r\nvà cực chéo) trong băng từ 5,850 GHz đến 6,650 GHz
\r\n\r\n4.3.1 Mục đích
\r\n\r\nBảo vệ tuyến lên của các hệ thống vệ tinh\r\nkhác.
\r\n\r\n4.3.2 Yêu cầu
\r\n\r\nEIRP lớn nhất trong khoảng 4 kHz bất kỳ trong\r\nđộ rộng băng danh định của thành phần đồng phân cực theo hướng F độ từ trục búp chính của anten không được\r\nvượt quá các giới hạn sau:
\r\n\r\n32 - 25lgF\r\n- 10lgN [dBW] với: 2,50 £\r\nF £ 70
\r\n\r\n11 - 10lgN [dBW] với: 70\r\n< F £ 9,20
\r\n\r\n35 - 25lgF\r\n- 10lgN [dBW] với: 9,20 < F\r\n£ 480
\r\n\r\n- 7 - 10lgN [dBW] với: F > 480
\r\n\r\nTrong đó: F\r\nlà góc tính bằng độ giữa trục búp chính và hướng xem xét, N là số lượng lớn\r\nnhất của trạm VSAT có thể phát đồng thời trong cùng một băng tần số. N phải\r\nđược khai báo bởi nhà sản xuất.
\r\n\r\nĐối với góc F > 700 các giá trị cho ở trên có thể được\r\ntăng tới 4 - 10lgN [dBW] trong phạm vi các góc mà đối với chúng hệ thống cung\r\ncấp thực tế có thể tạo ra sự tăng tới các mức cao do tràn.
\r\n\r\nĐối với anten được thiết kế để có tăng ích\r\nlệch trục nhỏ nhất theo hướng quỹ đạo địa tĩnh, chỉ tiêu của F trong khoảng 2,50 và 200\r\nchỉ cần đạt được trong khoảng ± 30 của một mặt phẳng được chia đôi\r\nbởi trục búp chính. Mặt phẳng này phải được đánh dấu và được nhận biết trên\r\nanten để có thể hiệu chỉnh nó tiếp tuyến tới quỹ đạo địa tĩnh. Tại đó sẽ có một\r\ntrục quay dọc theo hoặc song song với trục búp chính, có thể điều chỉnh với độ\r\nchính xác bằng 0,50. Anten phải có khả năng hiệu chỉnh mặt phẳng\r\ntrên theo mặt phẳng quỹ đạo địa tĩnh.
\r\n\r\nNgoài ra, EIRP lớn nhất trong khoảng 4 kHz\r\nbất kỳ trong độ rộng băng danh định của thành phần phân cực chéo theo hướng F độ bất kỳ từ trục búp chính không\r\nđược vượt quá các giới hạn sau:
\r\n\r\n22 - 25 lgF\r\n- 10lgN dBW với: 2,50 £\r\nF £ 70
\r\n\r\n1 - 10lgN dBW với: 7,00\r\n< F £ 9,20
\r\n\r\nTrong đó, F\r\nlà góc tính bằng độ giữa trục búp chính và hướng xem xét; N là số lượng lớn\r\nnhất của VSAT có thể phát đồng thời trong cùng một băng tần số. N phải được\r\nkhai báo bởi nhà sản xuất.
\r\n\r\n4.3.3 Kiểm tra phù hợp
\r\n\r\nTheo mục 5.3.1 và 5.3.2.
\r\n\r\n4.4 Độ phân biệt phân cực phát
\r\n\r\n4.4.1 Mục đích
\r\n\r\nBảo vệ các tín hiệu trên hướng phân cực trực\r\ngiao.
\r\n\r\n4.4.2 Yêu cầu
\r\n\r\n4.4.1.1 Yêu cầu 1
\r\n\r\nKhi sử dụng phân cực tuyến tính, độ phân biệt\r\nphân cực của anten trong băng tần phát phải lớn hơn giới hạn cho trong bảng 4.
\r\n\r\nKhi sử dụng phân cực tròn, tỷ số điện áp trục\r\ncủa anten trong băng tần phát phải nhỏ hơn giới hạn cho trong bảng 4.
\r\n\r\nBảng 4: Các giới hạn\r\nđối với XPD và tỷ số điện áp trục
\r\n\r\n\r\n Đường kính anten D,\r\n m \r\n | \r\n \r\n Phân cực tuyến tính \r\n | \r\n \r\n Phân cực tròn \r\n | \r\n
\r\n XPD, dB \r\n | \r\n \r\n Tỷ số điện áp trục \r\n | \r\n |
\r\n £ 4,5 \r\n | \r\n \r\n 25 \r\n | \r\n \r\n 1,3 \r\n | \r\n
\r\n > 4,5 \r\n | \r\n \r\n 27 \r\n | \r\n \r\n 1,09 \r\n | \r\n
Chỉ tiêu trong bảng 4 áp dụng cho mọi góc\r\nlệch trục nhỏ hơn 0,10 cộng cả dung sai do định vị. Tham khảo mục\r\n4.7.2.a), yêu cầu 1.
\r\n\r\nGhi chú: một số nhà khai thác vệ tinh có thể\r\nyêu cầu chỉ tiêu cao hơn.
\r\n\r\n4.4.2.2 Yêu cầu 2
\r\n\r\nKhi sử dụng phân cực tuyến tính, XPD của anten\r\ntrong băng tần phát phải lớn hơn 20 dB trong đường biên -10 dB của búp chính.
\r\n\r\nGhi chú: một số nhà khai thác vệ tinh có thể\r\nyêu cầu chỉ tiêu cao hơn.
\r\n\r\n4.4.3 Kiểm tra phù hợp
\r\n\r\nTheo mục 5.4.
\r\n\r\n4.5 Triệt sóng mang
\r\n\r\n4.5.1 Mục đích
\r\n\r\nCấm một VSAT phát bởi CCMF.
\r\n\r\n4.5.2 Yêu cầu
\r\n\r\nKhi sóng mang của VSAT bị triệt, VSAT phải ở\r\ntrong trạng thái cấm phát và mật độ EIRP phải £ 4 dBW trong khoảng 4 kHz bất kỳ bên trong độ rộng băng\r\ndanh định.
\r\n\r\n4.5.3 Kiểm tra phù hợp
\r\n\r\nTheo mục 5.5.
\r\n\r\n4.6 Tương thích điện từ (EMC)
\r\n\r\nTheo ETS 300 673; TCN 68 - 192: 2000.
\r\n\r\n4.7 Định vị anten cho VSAT phát
\r\n\r\n4.7.1 Mục đích
\r\n\r\nBảo vệ cho các tín hiệu tới/từ cùng vệ tinh\r\nvà các vệ tinh lân cận.
\r\n\r\n4.7.2 Yêu cầu
\r\n\r\na. Ổn định vị trí:
\r\n\r\nTrong điều kiện tốc độ gió bằng 100 km/h, giật\r\n130 km/h kéo dài trong 3 giây, anten phải không có bất kỳ dấu hiệu méo dạng và\r\nkhông cần định vị lại.
\r\n\r\nb. Khả năng về độ chính xác của điểm định vị
\r\n\r\nYêu cầu 1: Độ chính xác của điểm định vị búp\r\nchính
\r\n\r\nChân đỡ anten phải duy trì vị trí của trục\r\nbúp chính anten với độ chính xác tốt hơn đối với góc lệch trục đo khi tăng ích\r\nbúp chính giảm đi 1dB tại tần số bất kỳ trong băng tần hoạt động của thiết bị\r\ntrên toàn phạm vi chuyển dịch có thể của góc phương vị và góc ngẩng của anten.
\r\n\r\nYêu cầu 2: Định hướng của búp chính không đối\r\nxứng
\r\n\r\nYêu cầu này áp dụng cho các anten có tăng ích\r\nlệch trục nhỏ nhất theo hướng của quỹ đạo địa tĩnh (ví dụ: anten Elip). Mặt\r\nphẳng được chia đôi bởi trục búp chính và vị trí có độ lệch trục nhỏ nhất phải\r\nđược đánh dấu trên anten. Tại đó phải là một trục quay dọc theo hoặc song song với\r\ntrục búp chính, có thể điều chỉnh với độ chính xác bằng 0,50. Anten\r\nphải có khả năng điều chỉnh mặt phẳng này theo hướng mặt phẳng quỹ đạo địa\r\ntĩnh.
\r\n\r\nc. Khả năng điều chỉnh góc phân cực tuyến\r\ntính
\r\n\r\nKhi sử dụng phân cực tuyến tính, góc phân cực\r\nphải có thể điều chỉnh liên tục ít nhất trong khoảng 1800. Phải có khả năng cố\r\nđịnh góc phân cực anten phát với độ chính xác ít nhất 10.
\r\n\r\n4.7.3 Kiểm tra phù hợp
\r\n\r\nTheo mục 5.6.
\r\n\r\n4.8 Giám sát và điều khiển đối với VSAT phát
\r\n\r\n4.8.1 Tổng quát
\r\n\r\nCác chức năng điều khiển và giám sát (CMF)\r\ntối thiểu sau phải được sử dụng ở VSAT để giảm thiểu khả năng các VSAT có thể\r\nhình thành phát và gây nhiễu cho các hệ thống khác.
\r\n\r\nTrong điều kiện hỏng hóc bất kỳ, khi VSAT\r\nđang bị cấm phát thì mật độ EIRP không được vượt quá những giới hạn cho trạng\r\nthái cấm phát quy định ở mục 4.1, 4.2 và 4.5.
\r\n\r\n4.8.1.1 Các chức năng điều khiển và giám sát\r\n(CMF)
\r\n\r\nThiết bị VSAT phải thực hiện hai nhóm chức\r\nnăng CMF sau:
\r\n\r\na. Các chức năng giám sát: Các chức năng này\r\nbao gồm toàn bộ những phép kiểm tra và thẩm tra mà VSAT thực hiện để nhận biết\r\ncác tình trạng bất thường có thể ảnh hưởng xấu đến các hệ thống khác.
\r\n\r\nKết quả tổng hợp của các phép kiểm tra và\r\nthẩm tra được đặt trong một biến chức năng có tên là biến tự giám sát (SMV).\r\nCác trạng thái của biến này là "đạt" và "hỏng".
\r\n\r\nTrạng thái của SMV có thể thay đổi như là kết\r\nquả của các sự kiện sau:
\r\n\r\n- Sự kiện giám sát trạng thái đạt (SMP).
\r\n\r\n- Sự kiện giám sát trạng thái hỏng (SMF).
\r\n\r\nCác tình huống gắn với việc nhận các thông\r\nbáo dẫn đến những sự kiện này được quy định trong mục 4.8.3.
\r\n\r\nb. Các chức năng điều khiển: Các chức năng\r\nnày được kết hợp với CCMF để cấm và cho phép phát từ một VSAT riêng.
\r\n\r\nCác chức năng này được phản ánh trong trạng\r\nthái của một biến chức năng có sẵn trong mỗi VSAT có tên là biến điều khiển\r\n(CV). Các trạng thái của biến này là "cho phép" và "cấm".
\r\n\r\nCV có thể thay đổi như là kết quả của các sự\r\nkiện sau:
\r\n\r\n- Cấm điều khiển tập trung (CCD).
\r\n\r\n- Cho phép điều khiển tập trung (CCE).
\r\n\r\nCác tình huống gắn với việc nhận các thông\r\nbáo dẫn đến những sự kiện này được quy định trong mục 4.8.4.
\r\n\r\nBên cạnh các chức năng điều khiển và giám\r\nsát, VSAT cần phải có trạng thái không phát được điều khiển sau khi khởi động\r\nthiết bị đầu cuối (đóng nguồn điện). VSAT cho phép sự can thiệp của người điều\r\nhành cục bộ có thể bao gồm chức năng thiết lập lại thiết bị đầu cuối mà khi\r\nđược kích hoạt thì tạo nên một sự kiện thiết lập lại (RE).
\r\n\r\nSự kết hợp của SMV và CV hình thành nên 4\r\ntrạng thái mà VSAT có thể có, theo quan điểm giám sát và điều khiển. Các trạng\r\nthái đó là:
\r\n\r\n- Không cung cấp dịch vụ;
\r\n\r\n- Kiểm tra;
\r\n\r\n- Dự phòng;
\r\n\r\n- Cung cấp dịch vụ.
\r\n\r\nHình 1 chỉ ra sơ đồ chuyển đổi của 4 trạng\r\nthái. Việc xử lý hoạt động của VSAT (đối với giám sát và điều khiển) trong mỗi\r\ntrạng thái này được quy định tại mục 4.8.1.2.
\r\n\r\nỞ trạng thái "cung cấp dịch vụ",\r\ncác sự kiện SMF và CCD có thể được xử lý như RE để thiết lập VSAT ở trạng thái\r\n"không cung cấp dịch vụ".
\r\n\r\nỞ trạng thái "không cung cấp dịch\r\nvụ", sự kiện CCE đầu tiên và các sự kiện CCE sau đó có thể được bỏ qua.
\r\n\r\nKhi VSAT phát một số sóng mang có tần số khác\r\nnhau, một mô hình trạng thái của VSAT như mô tả ở phần trên có thể được gắn vào\r\nmột hoặc nhiều sóng mang. Các sự kiện sau đó được áp dụng cho phân hệ gắn với\r\nsóng mang cụ thể hoặc các sóng mang cụ thể, chứ không phải là toàn bộ hệ thống\r\nVSAT.
\r\n\r\nChú ý 1: Ở trạng thái “cung cấp dịch vụ”, sự\r\nxuất hiện của một SMF và/ hoặc CCD có thể dẫn đến sự chuyển trạng thái về trạng\r\nthái “không cung cấp dịch vụ”.
\r\n\r\nChú ý 2: Ở trạng thái “không cung cấp dịch vụ”,\r\nsự xuất hiện lần đầu tiên và tất cả các lần sau đó của sự kiện CCE có thể được\r\nbỏ qua.
\r\n\r\nHình 1: Sơ đồ chuyển\r\ntrạng thái chức năng điều khiển và giám sát của VSAT
\r\n\r\n4.8.1.2 Yêu cầu đối với các trạng thái
\r\n\r\nTrạng thái "kiểm tra" phải áp dụng\r\nkhi SMV "hỏng" và khi CV "cho phép". Ở trạng thái\r\n"kiểm tra" VSAT không được phép phát.
\r\n\r\nTrạng thái "không cung cấp dịch vụ\r\n"phải áp dụng khi SMV "hỏng" và khi CV "không cho\r\nphép". ở trạng thái "không cung cấp dịch vụ" VSAT không được\r\nphép phát. Trạng thái này phải có sau khi bật nguồn hoặc thiết lập lại.
\r\n\r\nTrạng thái "dự phòng" áp dụng khi\r\nSMV "đạt" và khi CV "không cho phép".
\r\n\r\nỞ trạng thái "dự phòng" VSAT không\r\nđược phép phát.
\r\n\r\nTrạng thái "cung cấp dịch vụ" áp\r\ndụng khi SMV "đạt" và khi CV "cho phép".
\r\n\r\nỞ trạng thái "cung cấp dịch vụ"\r\nVSAT được phép phát.
\r\n\r\nTrong các trạng thái "không cung cấp\r\ndịch vụ", "kiểm tra", "dự phòng" những yêu cầu đối với\r\n"trạng thái cấm phát" được quy định tại các mục 4.1, 4.2 và 4.5.
\r\n\r\n4.8.2 Các kênh điều khiển
\r\n\r\n4.8.2.1 Mục đích
\r\n\r\nCác kênh điều khiển được dùng để thu thông\r\ntin điều khiển từ CCMF.
\r\n\r\n4.8.2.2 Yêu cầu
\r\n\r\na. Yêu cầu 1:
\r\n\r\nVSAT phải có ít nhất một kênh điều khiển với\r\nCCMF. Các kênh điều khiển phải là các kênh điều khiển trong hoặc các kênh điều\r\nkhiển ngoài.
\r\n\r\nLoại kênh điều khiển phải được khai báo bởi\r\nnhà sản xuất.
\r\n\r\nGhi chú 1: Sự có mặt và số lượng của các kênh\r\nđiều khiển ngoài không nằm trong phạm vi của tiêu chuẩn này.
\r\n\r\nGhi chú 2: Một số nhà khai thác vệ tinh có thể\r\nyêu cầu sự có mặt của các kênh điều khiển trong.
\r\n\r\nb. Yêu cầu 2 đối với kênh/các kênh điều khiển\r\ntrong:
\r\n\r\nVSAT phải giám sát hoạt động của phân hệ thu\r\nkênh điều khiển của nó (ví dụ: khả năng khoá đối với tần số sóng mang thu, giải\r\nđiều chế, giải mã hoá và thu thông báo từ CCMF).
\r\n\r\nSự hư hỏng của phân hệ thu kênh điều khiển\r\ntrong khoảng thời gian lớn hơn 30s phải dẫn đến kết quả là sự kiện SMF và sự\r\nchuyển đổi trạng thái phù hợp phải xảy ra không chậm hơn 33s sau khi có hư\r\nhỏng.
\r\n\r\nc. Yêu cầu 3 đối với kênh/các kênh điều khiển\r\ntrong:
\r\n\r\nVSAT phải lưu giữ trong bộ nhớ khó xoá hai mã\r\nnhận dạng duy nhất:
\r\n\r\n- Mã nhận dạng của kênh/các kênh điều khiển\r\nmà nó được phép thu, và
\r\n\r\n- Mã nhận dạng VSAT khi kênh điều khiển được\r\nthu bởi hai VSAT trở lên.
\r\n\r\nSử hỏng thu và hỏng xác nhận mã nhận dạng\r\nkiểm tra hợp lệ trong khoảng thời gian £\r\n60s, phải dẫn đến kết quả là sự kiện SMF. Sự chuyển đổi phù hợp về trạng thái\r\nphải xảy ra không chậm hơn 63s sau khi có hư hỏng.
\r\n\r\nVSAT phải có khả năng thu, thông qua một kênh\r\nđiều khiển hợp lệ bất kỳ, các thông báo được định địa chỉ tới VSAT chứa CCD và\r\nCCE.
\r\n\r\nd. Yêu cầu 4 đối với kênh/các kênh điều khiển\r\nngoài:
\r\n\r\nVSAT phải có khả năng kết nối cố định hoặc\r\ntheo yêu cầu tới CCMF để thu các thông báo từ CCMF có chứa thông tin CCD và\r\nCCE.
\r\n\r\n4.8.2.3 Kiểm tra phù hợp
\r\n\r\nTheo mục 5.7.2.
\r\n\r\n4.8.3 Các chức năng tự giám sát
\r\n\r\nĐể đảm bảo tất cả các phân hệ của VSAT đang\r\nhoạt động chính xác trong quá trình phát. Các chức năng tự giám sát mà VSAT phải\r\ncó là:
\r\n\r\n- Giám sát bộ xử lý.
\r\n\r\n- Giám sát phân hệ phát.
\r\n\r\n- Xác nhận phát của VSAT.
\r\n\r\nSự thẩm tra thành công trong mọi điều kiện phải\r\ndẫn đến kết quả là sự kiện SMP.
\r\n\r\nHư hỏng trong bất kỳ điều kiện nào phải dẫn\r\nđến kết quả là sự kiện SMF. Các chức năng giám sát phải được thực hiện ở tất\r\ncả các trạng thái của VSAT.
\r\n\r\n4.8.3.1 Giám sát bộ xử lý
\r\n\r\n4.8.31.1 Mục đích
\r\n\r\nĐể đảm bảo VSAT có thể cấm phát trong trường\r\nhợp hư hỏng bộ xử lý.
\r\n\r\n4.8.3.1.2 Yêu cầu
\r\n\r\nVSAT phải kết hợp chức năng giám sát bộ xử lý\r\nvới mỗi bộ xử lý của nó liên quan tới điều hành về lưu lượng và các chức năng\r\ngiám sát và điều khiển.
\r\n\r\nChức năng giám sát bộ xử lý phải thẩm tra sự\r\nhoạt động chính xác của phần cứng và phần mềm của bộ xử lý.
\r\n\r\nSự phát hiện một lỗi của bộ xử lý bằng chức\r\nnăng giám sát bộ xử lý trong khoảng thời gian không vượt quá 30s phải dẫn đến\r\nkết quả là sự kiện SMF. Sự thay đổi phù hợp về trạng thái phải xảy ra không\r\nchậm hơn 33s sau khi có hư hỏng.
\r\n\r\n4.8.3.1.3 Kiểm tra phù hợp
\r\n\r\nTheo mục 5.7.3.
\r\n\r\n4.8.3.2 Giám sát phân hệ phát
\r\n\r\n4.8.3.2.1 Mục đích
\r\n\r\nĐảm bảo cho VSAT có thể cấm phát trong trường\r\nhợp có lỗi của phân hệ phát.
\r\n\r\n4.8.3.2.2 Yêu cầu
\r\n\r\nVSAT phải giám sát sự hoạt động của phân hệ\r\ntạo tần số phát của nó.
\r\n\r\nHư hỏng của phân hệ tạo tần số phát trong một\r\nkhoảng thời gian không vượt quá 5s phải dẫn đến sự kiện SMF. Sự thay đổi phù\r\nhợp về trạng thái phải xảy ra không chậm hơn 8s sau khi có hư hỏng.
\r\n\r\n4.8.3.2.3 Kiểm tra phù hợp
\r\n\r\nTheo mục 5.7.4.
\r\n\r\n4.8.3.3 Xác nhận phát của VSAT
\r\n\r\nĐối với VSAT sử dụng kênh/các kênh điều khiển\r\ntrong, có hai phương pháp để xác nhận phát của VSAT đang được thu chính xác là:
\r\n\r\n- Xác nhận phát thông qua CCMF theo mục\r\n4.8.3.3.1.
\r\n\r\n- Xác nhận phát thông qua trạm/các trạm thu\r\ntheo mục 4.8.3.3.2.
\r\n\r\nĐối với VSAT sử dụng kênh/các kênh điều khiển\r\ntrong, ít nhất một trong hai phương pháp này phải được sử dụng.
\r\n\r\nĐối với VSAT sử dụng kênh/các kênh điều khiển\r\nngoài, áp dụng theo mục 4.8.3.3.3.
\r\n\r\n4.8.3.3.1 Xác nhận phát của VSAT thông qua\r\nCCMF
\r\n\r\n4.8.3.3.1.1 Mục đích
\r\n\r\nĐảm bảo cho VSAT phát nằm trong sự kiểm soát\r\nvà phát chính xác bằng cách yêu cầu VSAT gửi CCMF một hoặc nhiều thông báo\r\ntrạng thái.
\r\n\r\n4.8.3.3.1.2 Yêu cầu
\r\n\r\nKhi VSAT ở trạng thái "cung cấp dịch\r\nvụ" và khi thu một "thông báo thăm dò trạng thái" từ CCMF thông\r\nqua kênh điều khiển, VSAT phải phát một "thông báo trạng thái". Thông\r\nbáo trạng thái có thể được phát một cách tuần tự bởi VSAT mà không cần tác động\r\nthêm từ CCMF.
\r\n\r\nThông báo trạng thái phải được phát thông qua\r\nmột kênh đáp ứng trong.
\r\n\r\nGhi chú: Thông báo trạng thái được CCMF sử\r\ndụng để thẩm tra sự hoạt động chính xác của VSAT.
\r\n\r\n4.8.3.3.1.3 Kiểm tra phù hợp
\r\n\r\nTheo mục 5.7.5.1.
\r\n\r\n4.8.3.3.2 Xác nhận phát của VSAT do trạm/các\r\ntrạm thu
\r\n\r\n4.8.3.3.2.1 Mục đích
\r\n\r\nĐảm bảo VSAT phát chính xác qua việc thông\r\nbáo cho VSAT biết phát của nó đang được thu chính xác tại trạm/các trạm thu.
\r\n\r\nCứ 10 phút trong khi phát, VSAT phải thu được\r\nít nhất một "thông báo xác nhận phát" để chỉ rõ phát của VSAT đang\r\nđược thu tại trạm/các trạm thu.
\r\n\r\n4.8.3.3.2.2 Yêu cầu
\r\n\r\nNếu VSAT không thu được "thông báo xác\r\nnhận phát" trong khoảng thời gian lớn hơn 10 phút sau mỗi lần phát bất kỳ,\r\nphải dẫn đến kết quả là sự kiện SMF và sự chuyển đổi trạng thái phù hợp phải\r\nxảy ra không chậm hơn 11 phút kể từ "thông báo xác nhận phát" cuối\r\ncùng.
\r\n\r\n4.8.3.3.2.3 Kiểm tra phù hợp
\r\n\r\nTheo mục 5.7.5.2.
\r\n\r\n4.8.3.3.3 Xác nhận phát đối với VSAT sử dụng\r\nkênh/các kênh điều khiển ngoài
\r\n\r\n4.8.3.3.3.1 Mục đích
\r\n\r\nĐảm bảo cho VSAT phát nằm trong sự kiểm soát\r\nvà phát chính xác bằng cách yêu cầu VSAT gửi tới CCMF một hoặc nhiều thông báo\r\ntrạng thái.
\r\n\r\n4.8.3.3.3.2 Yêu cầu
\r\n\r\nKhi VSAT ở trạng thái "cung cấp dịch\r\nvụ" và khi thu một "thông báo thăm dò trạng thái" thông qua kênh/các\r\nkênh điều khiển, VSAT phải đáp lại bằng một "thông báo trạng thái".
\r\n\r\n" Thông báo trạng thái" sẽ:
\r\n\r\n- Được phát qua một kênh đáp ứng ngoài chứa\r\nnhững giá trị về EIRP và các tần số mang được gán của VSAT, hoặc
\r\n\r\n- Được phát qua một kênh đáp ứng trong. ở\r\ntrường hợp này, "thông báo trạng thái" được CCMF sử dụng để thẩm tra\r\nsự phát chính xác của VSAT.
\r\n\r\n4.8.3.3.3.3 Kiểm tra phù hợp
\r\n\r\nTheo mục 5.7.5.3.
\r\n\r\n4.8.4 Thu các lệnh từ CCMF
\r\n\r\nMục này nhằm quy định những điều kiện mà VSAT\r\nphải thoả mãn để được phép phát.
\r\n\r\n4.8.4.1 Thông báo cấm
\r\n\r\n4.8.4.1.1 Mục đích
\r\n\r\nĐể thẩm tra khả năng cấm VSAT phát khi thu được\r\nmột thông báo CCD từ CCMF.
\r\n\r\n4.8.4.1.2 Yêu cầu
\r\n\r\nThông báo CCD thu được từ CCMF phải dẫn đến\r\nkết quả là sự kiện CCD và sự thay đổi trạng thái phù hợp phải xảy ra trong khoảng\r\n3s.
\r\n\r\n4.8.4.1.3 Kiểm tra phù hợp
\r\n\r\nTheo mục 5.7.6.
\r\n\r\n4.8.4.2 Thông báo cho phép
\r\n\r\n4.8.4.2.1 Mục đích
\r\n\r\nĐể thẩm tra khả năng VSAT được phép phát khi\r\nthu được một thông báo CCE từ CCMF.
\r\n\r\n4.8.4.2.2 Yêu cầu
\r\n\r\nThu được thông báo CCE từ CCMF phải dẫn đến\r\nkết quả là sự kiện CCE.
\r\n\r\n4.8.4.2.3 Kiểm tra phù hợp
\r\n\r\nTheo mục 5.7.7.
\r\n\r\n4.8.5 Đóng nguồn điện/thiết lập lại
\r\n\r\n4.8.5.1 Mục đích
\r\n\r\nĐể đảm bảo cho VSAT có trạng thái không phát\r\nđược điều khiển sau khi đóng nguồn của thiết bị, hoặc khi có thiết lập lại được\r\nthực hiện bởi người điều hành cục bộ khi chức năng này được cài đặt.
\r\n\r\n4.8.5.2 Yêu cầu
\r\n\r\nSau khi "đóng nguồn điện" VSAT phải\r\nở trạng thái "ngừng cung cấp dịch vụ". Sau khi thực hiện việc thiết\r\nlập lại đối với VSAT, RE phải xử lý để đưa VSAT về trạng thái "không cung\r\ncấp dịch vụ" trong khoảng 3s.
\r\n\r\nGhi chú: Để rời khỏi trạng thái "không\r\ncung cấp dịch vụ" hoặc trạng thái "dự phòng", VSAT cần thu một\r\nthông báo CCE từ CCMF. Thông báo CCE này có thể:
\r\n\r\n- Được yêu cầu bởi VSAT thông qua kênh điều khiển\r\nngoài không được truyền tải bởi cùng một mạng VSAT, hoặc
\r\n\r\n- Được CCMF gửi đi một cách đều đặn thông qua\r\nmột kênh điều khiển trong, hoặc
\r\n\r\n- Thông qua một kênh điều khiển ngoài trong\r\ncùng một mạng VSAT. Phương thức thu CCE được thực hiện theo thiết kế.
\r\n\r\n4.8.5.3 Kiểm tra phù hợp
\r\n\r\nTheo mục 5.7.7.
\r\n\r\n5. Các phương pháp\r\nkiểm tra
\r\n\r\nCác giá trị về độ không đảm bảo của phép đo\r\ngắn với mỗi tham số của phép đo được áp dụng cho mọi trường hợp kiểm tra trong\r\ntiêu chuẩn này. Độ không đảm bảo của phép đo không được vượt quá các giá trị\r\nđưa ra trong bảng 5 và bảng 6.
\r\n\r\nBảng 5: Độ không đảm\r\nbảo của phép đo
\r\n\r\n\r\n Tham số của phép đo \r\n | \r\n \r\n Độ không đảm bảo \r\n | \r\n
\r\n Tần số vô tuyến \r\n | \r\n \r\n ± 10 kHz \r\n | \r\n
\r\n Công suất RF \r\n | \r\n \r\n ± 0,75 dB \r\n | \r\n
\r\n Tạp truyền dẫn \r\n | \r\n \r\n ± 4 dB \r\n | \r\n
\r\n Tạp bức xạ \r\n | \r\n \r\n ± 6 dB \r\n | \r\n
\r\n Tăng ích trên trục của anten \r\n | \r\n \r\n ± 0,5 dB \r\n | \r\n
\r\n Độ phân biệt phân cực \r\n | \r\n \r\n ± 2 dB \r\n | \r\n
Bảng 6: Độ không đảm\r\nbảo của phép đo đối với mẫu đồ thị tăng ích của anten
\r\n\r\n\r\n Quan hệ của tăng\r\n ích với tăng ích trên trục của anten, dB \r\n | \r\n \r\n Độ không đảm bảo,\r\n dB \r\n | \r\n
\r\n < -3 \r\n | \r\n \r\n ± 0,3 \r\n | \r\n
\r\n Từ -3 đến -20 \r\n | \r\n \r\n ± 1,0 \r\n | \r\n
\r\n Từ -20 đến -30 \r\n | \r\n \r\n ± 2,0 \r\n | \r\n
\r\n Từ -30 đến -40 \r\n | \r\n \r\n ± 3,0 \r\n | \r\n
Để thực hiện các phép đo thử, cần sử dụng các\r\nthiết bị kiểm tra chuyên dụng (STE) do nhà chế tạo hoặc nhà cung cấp hệ thống\r\ncung cấp. Những thiết bị kiểm tra này là đặc thù cho từng hệ thống cụ thể nên\r\ncó thể không cung cấp các yêu cầu đo chi tiết trong tiêu chuẩn. Tuy nhiên,\r\nnhững nguyên tắc cơ bản sau cần đảm bảo:
\r\n\r\n- Nếu VSAT yêu cầu thu một sóng mang có điều\r\nchế từ vệ tinh để phát, khi đó phải có bố trí đo thử đặc biệt để mô phỏng tín\r\nhiệu của vệ tinh, cho phép VSAT phát để đo được các tham số phát.
\r\n\r\n- Bất kỳ một đặc trưng nào của cách bố trí đo\r\nthử đặc biệt này có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến các tham số đo\r\nphải được chỉ rõ bởi nhà sản xuất.
\r\n\r\nMọi kiểm tra với trường hợp có sóng mang phải\r\nđược thực hiện khi máy phát có công suất phát và tốc độ burst lớn nhất theo\r\nkhai báo của nhà sản xuất.
\r\n\r\nNếu EUT là một VSAT có những sửa đổi thuộc về\r\nphần cứng và/hoặc phần mềm được thực hiện bởi nhà sản xuất cho các phép kiểm\r\ntra này, thì tài liệu đầy đủ về những sửa đổi như vậy phải được cung cấp để\r\nchứng tỏ rằng những sửa đổi sẽ mô phỏng đúng điều kiện kiểm tra được yêu cầu.\r\nNhững sửa đổi này phải được cung cấp để cho phép VSAT hoạt động mà những đặc\r\ntính chủ yếu của nó không bị thay đổi.
\r\n\r\nAnten không được phép quay quanh trục búp\r\nchính của nó.
\r\n\r\nMọi đặc tính kỹ thuật và những điều kiện hoạt\r\nđộng được khai báo của nhà sản xuất phải được đưa vào trong báo cáo đo.
\r\n\r\n5.1 Bức xạ tạp lệch trục
\r\n\r\nNhững kiểm tra đối với yêu cầu 3 của VSAT\r\nphát (phần 4.8.2.2) được giới hạn cho trường hợp có sóng mang.
\r\n\r\n5.1.1 Phương pháp đo thử
\r\n\r\nMột EUT có anten là một VSAT với anten của\r\nnó, bao gồm các thiết bị trong nhà và ngoài trời được kết nối bằng cáp 10m. Một\r\nEUT không có anten là một VSAT có anten được tháo rời, bao gồm các thiết bị\r\ntrong nhà và ngoài trời nối tới mặt bích của anten bằng cáp ít nhất là 10m. Cáp\r\nnối giữa các thiết bị trong nhà và ngoài trời phải là cùng một loại theo khuyến\r\nnghị của nhà chế tạo có trong sổ tay lắp đặt. Loại cáp sử dụng phải được đưa\r\nvào trong báo cáo đo.
\r\n\r\nThiết bị trong nhà phải được kết cuối với các\r\ntrở kháng phù hợp tại các cổng mặt đất nếu như không có thiết bị thích hợp được\r\nkết nối tới các cổng đó theo yêu cầu của nhà sản xuất.
\r\n\r\nĐối với các tần số tới 80 MHz, anten đo phải\r\nlà một dipol cân bằng có độ dài bằng độ dài cộng hưởng của 80 MHz và phải thích\r\nứng với phi-đơ bằng một thiết bị chuyển đổi phù hợp. Những đo đạc với anten\r\nbăng rộng có thể thực hiện được nếu vị trí đo thử được chuẩn hoá phù hợp với\r\nnhững yêu cầu của CISPR N016-1.
\r\n\r\nĐối với các tần số trong khoảng từ 80 MHz đến\r\n1 GHz, anten đo phải là một dipol cân bằng cộng hưởng theo độ dài. Những đo đạc\r\nvới anten băng rộng có thể thực hiện được nếu vị trí đo thử được chuẩn hoá phù\r\nhợp với những yêu cầu của CISPR N016-1.
\r\n\r\nĐối với những tần số cao hơn 1 GHz, anten\r\nphải là một bộ bức xạ loa với các đặc tính tăng ích/tần số đã biết. Khi được\r\ndùng để thu, anten và hệ thống khuếch đại được kết hợp nào đó phải có đáp ứng\r\nbiên độ/tần số trong khoảng ± 2 dB của các đường cong chuẩn suốt trong khoảng\r\ntần số đo được quan tâm đối với anten. Anten được lắp đặt trên bộ gá có thể cho\r\nphép nó sử dụng phân cực đứng hoặc phân cực ngang tại độ cao xác định.
\r\n\r\n5.1.1.1 Tại các tần số tới 1 GHz
\r\n\r\n5.1.1.1.1 Vị trí đo thử
\r\n\r\nĐo thử phải được tiến hành hoặc là ở vị trí\r\nđo thử vùng mở, một khoang bán dội hoặc một khoang không dội. Các mức tạp âm\r\nbiên phải thấp hơn ít nhất 6 dB so với giới hạn của những phát xạ không mong\r\nmuốn tương ứng.
\r\n\r\nVị trí đo thử vùng mở là mặt phẳng, không có\r\ndây treo ở trên và những cấu trúc phản xạ gần đó, đủ rộng để cho phép đặt anten\r\ntại khoảng cách đo xác định và có sự tách biệt thoả đáng giữa anten, thiết bị\r\nđo thử và các cấu trúc phản xạ theo yêu cầu của CISPR N016-1.
\r\n\r\nĐối với vị trí đo thử vùng mở và khoang bán\r\ndội, một tấm nền bằng kim loại phải được đặt trên mặt đất tự nhiên và bao phủ\r\nít nhất 1 m bên ngoài vành đai của EUT tại một đầu và ít nhất 1m đối với anten\r\nđo ở đầu kia.
\r\n\r\nKhoảng cách giữa EUT và anten đo là 10 m. Một\r\nhệ số tỉ lệ nghịch của 20 dB/decac phải được dùng để chuẩn lại dữ liệu đo được\r\ntheo khoảng cách đo xác định. Cần lưu ý khi đo đạc những thiết bị đo thử lớn\r\nkhoảng 3 m tại các tần số gần 30 MHz (do hiệu ứng trường gần).
\r\n\r\n5.1.1.1.2 Máy thu đo
\r\n\r\nMáy thu đo cần có các đặc trưng sau:
\r\n\r\n- Đáp ứng với tín hiệu sóng hình sin biên độ\r\nkhông đổi phải duy trì trong khoảng ±1 dB suốt khoảng tần số liên quan.
\r\n\r\n- Tách sóng cận đỉnh phải được sử dụng trong\r\nkhoảng độ rộng băng -6 đảm bảo của 120 kHz.
\r\n\r\n- Máy thu phải hoạt động ở mức thấp hơn 1 dB đối\r\nvới điểm nén (compression point) trong quá trình đo thử.
\r\n\r\n5.1.1.1.3 Thủ tục đo
\r\n\r\na. EUT phải là một VSAT có anten hoặc thích\r\nhợp hơn là một VSAT không có anten nhưng có mặt bích của anten được nối với một\r\ntải giả.
\r\n\r\nb. EUT phải ở trạng thái có sóng mang.
\r\n\r\nc. EUT phải được quay 3600 và, trừ\r\ntrường hợp trong một khoang không dội, độ cao của anten đo thay đổi đồng thời\r\ntừ 1 m đến 4 m ở phía trên mặt phẳng đất.
\r\n\r\nd. Toàn bộ những bức xạ tạp đã được nhận dạng\r\nphải được đo và được ghi nhận về tần số và mức.
\r\n\r\n5.1.1.2 Tại các tần số lớn hơn 1 GHz
\r\n\r\nĐộ rộng băng phân giải của máy phân tích phổ\r\nphải được thiết lập tới độ rộng băng đo xác định. Nếu độ rộng băng phân giải\r\nkhác với độ rộng băng đo xác định, việc hiệu chỉnh độ rộng băng phải được thực hiện\r\nđối với tạp băng rộng kiểu tiếng ồn.
\r\n\r\nĐối với EUT có anten, đo thử phải thực hiện ở\r\nhai cấp cho cả hai trường hợp có sóng mang và không có sóng mang:
\r\n\r\nThủ tục a: nhận dạng các tần số quan trọng của\r\nbức xạ tạp.
\r\n\r\nThủ tục b: đo các mức công suất bức xạ của bức\r\nxạ tạp đã được nhận dạng.
\r\n\r\nĐối với EUT không có anten, đo thử phải thực\r\nhiện ở ba cấp cho cả hai trường hợp có sóng mang và không có sóng mang.
\r\n\r\nThủ tục a: nhận dạng các tần số quan trọng của\r\nbức xạ tạp.
\r\n\r\nThủ tục b: đo các mức công suất bức xạ của bức\r\nxạ tạp đã được nhận dạng.
\r\n\r\nThủ tục c: đo bức xạ tạp truyền dẫn bức xạ thông\r\nqua mặt bích của anten.
\r\n\r\n5.1.1.2.1 Nhận dạng các tần số quan trọng của\r\nbức xạ tạp
\r\n\r\n5.1.1.2.1.1 Vị trí đo thử
\r\n\r\nNhận dạng các tần số phát xạ từ EUT phải được\r\nthực hiện hoặc là trong một khoang không dội, vị trí đo thử vùng mở hoặc một\r\nkhoang bán dội với anten đo thử gần với EUT và tại cùng độ cao ứng với tâm thể\r\ntích của EUT.
\r\n\r\n5.1.1.2.1.2 Thủ tục đo
\r\n\r\na. EUT phải ở trạng thái không có sóng mang\r\n(các đầu cuối chỉ thu phải ở trong điều kiện hoạt động bình thường).
\r\n\r\nb. Đối với EUT có anten, búp chính của anten\r\nphải có góc ngẩng bằng 70 và đối với EUT không có anten thì mặt bích\r\nanten phải được kết cuối bằng một tải giả.
\r\n\r\nc. Các máy thu phải quét theo băng tần trong\r\nkhi EUT quay tròn.
\r\n\r\nd. EUT phải được quay 3600 và tần\r\nsố của các tín hiệu tạp bất kỳ phải được ghi nhận để xem xét sau này.
\r\n\r\ne. Đối với EUT có anten, đo thử phải được lặp\r\nlại với anten đo ở phân cực trực giao.
\r\n\r\nf. Đối với thiết bị có khả năng phát, kiểm\r\ntra phải lặp lại ở trạng thái có sóng mang khi phát một sóng mang có điều chế ở\r\ncông suất lớn nhất.
\r\n\r\n5.1.1.2.2 Đo các mức công suất bức xạ của bức\r\nxạ tạp được nhận dạng
\r\n\r\n5.1.1.2.2.1 Vị trí đo thử
\r\n\r\nTrong quá trình đo bức xạ tạp cần chú ý: phải\r\nthực hiện ở vị trí đo thử không có vật phản xạ, ví dụ: vị trí đo thử vùng mở,\r\nkhoang bán dội hoặc khoang không dội.
\r\n\r\n5.1.1.2.2.2 Thủ tục đo thử
\r\n\r\na. Bố trí đo thử như trong hình 2 và hình 3.
\r\n\r\nb. EUT phải được lắp đặt sao cho các thiết bị\r\nđược tách biệt khoảng từ 1m đến 2 m với thiết bị trong nhà ở độ cao từ 0,5 m\r\nđến 1 m trên một bàn quay. Cáp nối phải được đỡ bằng vật liệu phi kim loại ở độ\r\ncao khoảng từ 0,5 m đến 1m. Theo bố trí đo thử trong hình 2, búp chính của\r\nanten có góc ngẩng bằng 70 và được định hướng tách khỏi quỹ đạo địa\r\ntĩnh hoặc được hạn chế bằng cách bố trí các panen hấp thụ RF theo hướng đó. Đối\r\nvới những anten được thiết kế để có tăng ích lệch trục nhỏ nhất theo hướng mặt\r\nphẳng quỹ đạo địa tĩnh, mặt phẳng chứa phần cắt lớn hơn của búp chính phải được\r\nđặt thẳng đứng.
\r\n\r\nHình 2: Sơ đồ đo bức\r\nxạ tạp ở tần số cao hơn tần số cắt đối với EUT có anten
\r\n\r\nHình 3: Sơ đồ đo bức\r\nxạ tạp ở tần số cao hơn tần số cắt đối với EUT không có anten
\r\n\r\nc. Anten đo phải đặt cách EUT một khoảng nhất\r\nđịnh, ví dụ: 3,5, 10m, thích hợp với vị trí đo thử. Anten đo phải được điều\r\nchỉnh về độ cao và EUT quay, trong điều kiện sóng mang thích hợp, để có được\r\nđáp ứng lớn nhất trên máy phân tích phổ tại mỗi tần số tạp đã được nhận dạng,\r\nmức đáp ứng này phải được ghi lại. Việc điều chỉnh độ cao của anten đo sẽ không\r\náp dụng khi sử dụng khoang không dội. Anten đo không được vào vùng hình nón\r\nlệch trục 70 quanh hướng búp chính.
\r\n\r\nd. Sự khảo sát phải lặp lại với anten đo ở\r\nphân cực trực giao và mức đáp ứng được ghi lại một cách tương tự.
\r\n\r\ne. EUT phải được thay bằng anten thay thế,\r\nanten này được nối với máy phát tín hiệu. Các trục búp chính của các anten đo\r\nvà anten thay thế phải được đồng chỉnh. Khoảng cách giữa các anten này xác định\r\ntheo bước c.
\r\n\r\nf. Các anten đo và anten thay thế phải được\r\nđồng chỉnh theo phân cực nhằm tạo ra đáp ứng lớn hơn giữa EUT và anten đo ở các\r\nbước c và d.
\r\n\r\ng. Tín hiệu đầu ra của bộ tạo tín hiệu phải\r\nđược điều chỉnh sao cho mức thu bằng với mức bức xạ tạp lớn nhất được ghi nhận\r\ntrước đó.
\r\n\r\nh. Mức ra của bộ tạo tín hiệu được ghi lại.\r\nEIRP của bức xạ tạp là giá trị tổng tính bằng dB của tín hiệu đầu ra bộ tạo tín\r\nhiệu và tăng ích đẳng hướng của anten thay thế trừ đi suy hao của cáp nối.
\r\n\r\n5.1.1.2.3 Đo bức xạ tạp truyền dẫn tại mặt\r\nbích của anten
\r\n\r\n5.1.1.2.3.1 Vị trí đo thử
\r\n\r\nKhông có yêu cầu về vị trí đo thử.
\r\n\r\n5.1.1.2.3.2 Thủ tục đo
\r\n\r\nHình 4: Sơ đồ đo bức\r\nxạ tạp truyền dẫn
\r\n\r\na. Sơ đồ đo như hình 4. Để bảo vệ máy phân\r\ntích phổ trong khi vẫn đảm bảo sai số đo cần thiết, nếu sử dụng bộ ghép và bộ\r\nlọc đệm phải điều hưởng và chuẩn chúng về tần số sóng mang phát.
\r\n\r\nb. Khoảng tần số từ tần số cắt của ống dẫn\r\nsóng của EUT tới 40 GHz phải
\r\n\r\nđược xem xét để kiểm tra bức xạ tạp khi ở\r\ntrạng thái có sóng mang tại mức công suất lớn nhất và điều chế chuẩn.
\r\n\r\nc. Để có EIRP tạp lệch trục, tăng ích phát\r\nlớn nhất của anten đo tại tần số phát xạ không mong muốn đã nhận dạng, với các\r\ngóc lệch trục lớn hơn 70 phải được cộng thêm vào mật độ công suất đo\r\nđược và các hệ số hiệu chỉnh và ghép được tính vào kết quả. Nếu được sự đồng ý\r\ncủa nhà sản xuất, kết quả ứng với trường hợp xấu nhất (ví dụ: 8 dBi đối với các\r\ngóc lệch trục lớn hơn 70) được dùng thay cho tăng ích lớn nhất của\r\nanten tại tần số phát xạ không mong muốn đã nhận dạng.
\r\n\r\nd. Kiểm tra phải được lặp lại, đối với thiết\r\nbị có thể phát, ở trạng thái không có sóng mang.
\r\n\r\n5.2 Bức xạ tạp trên trục đối với VSAT phát
\r\n\r\n5.2.1 Phương pháp kiểm tra
\r\n\r\n5.2.1.1 Vị trí đo
\r\n\r\nKhông có yêu cầu về vị trí đo thử.
\r\n\r\n5.2.1.2 Phương pháp đo thử
\r\n\r\n5.2.1 2.1 Tổng quát
\r\n\r\nĐối với VSAT không thể đo được ở mặt bích\r\nanten hoặc không được sự nhất trí của nhà sản xuất, mọi đo thử phải thực hiện\r\nvới anten đo.
\r\n\r\nĐối với VSAT có thể đo ở mặt bích anten hoặc\r\nđược sự nhất trí của nhà sản xuất, mọi đo thử thực hiện tại mặt bích anten.
\r\n\r\n5.2.1.2.2 Phương pháp đo tại mặt bích của\r\nanten
\r\n\r\nHình 5: Sơ đồ đo bức\r\nxạ tạp trên trục tại mặt bích anten
\r\n\r\na. Sơ đồ đo như hình 5. Để bảo vệ cho máy\r\nphân tích phổ trong khi vẫn đảm bảo sai số đo cần thiết, nếu sử dụng bộ ghép và\r\nbộ lọc đệm phải điều hưởng và chuẩn chúng về tần số sóng mang phát.
\r\n\r\nb. EUT phải phát một sóng mang có điều chế\r\nliên tục, hoặc tại tốc độ burst lớn nhất, có tâm ở tần số sát với giới hạn dưới\r\ncủa băng tần hoạt động của EUT. EUT phải hoạt động ở mức EIRP lớn nhất. Băng\r\ntần từ 5,850 GHz đến 6,650 GHz phải được khảo sát.
\r\n\r\nc. Do sự gần kề của sóng mang, độ rộng băng\r\nphân giải của máy phân tích phổ phải được thiết lập với độ rộng băng đo bằng\r\nhoặc xấp xỉ 3 kHz. Nếu độ rộng băng đo khác với độ rộng băng được chỉ định,\r\nhiệu chỉnh độ rộng băng được áp dụng để phù hợp với bức xạ tạp băng rộng kiểu\r\ntiếng ồn.
\r\n\r\nd. Để có EIRP tạp trên trục, tăng ích phát\r\ncủa anten phải được cộng thêm vào trong mỗi kết quả đo trên và các hệ số hiệu\r\nchỉnh được tính vào kết quả. Tăng ích của anten được đo theo mục 5.3.1.2 tại\r\ntần số sát với tần số bức xạ tạp.
\r\n\r\ne. Các phép đo từ bước b đến bước e phải được\r\nlặp lại với tần số phát ở trung tâm của băng tần công tác.
\r\n\r\nf. Các phép đo từ bước b đến e phải được lặp\r\nlại với tần số phát sát giới hạn trên của băng tần công tác của EUT.
\r\n\r\ng. Kiểm tra phải lặp lại ở trạng thái không\r\ncó sóng mang. h. Kiểm tra phải lặp lại ở "trạng thái cấm phát".
\r\n\r\n5.2.1.2.3 Phương pháp đo bằng một anten đo
\r\n\r\nHình 6: Sơ đồ đo bức\r\nxạ tạp trên trục bằng anten đo
\r\n\r\na. Bố trí sơ đồ đo theo hình 6.
\r\n\r\nb. EUT phải được lắp đặt sao cho các thiết bị\r\nđược tách biệt khoảng từ 1m đến 2m với thiết bị trong nhà ở độ cao từ 0,5m đến\r\n1m trên một bàn quay. Cáp nối phải được đỡ bằng vật liệu phi kim loại ở độ cao khoảng\r\ntừ 0,5m đến 1m.
\r\n\r\nc. Độ rộng băng phân giải của máy phân tích\r\nphổ phải được thiết lập với độ rộng băng đo xác định hoặc gần nhất có thể. Nếu\r\nđộ rộng băng phân giải khác với độ rộng băng đo xác định, hiệu chỉnh độ rộng\r\nbăng phải được thực hiện cho bức xạ tạp băng rộng kiểu tiếng ồn.
\r\n\r\nd. EUT phải phát một sóng mang có điều chế\r\nliên tục, hoặc tại tốc độ burst lớn nhất, có tâm ở tần số sát với giới hạn dưới\r\ncủa băng tần hoạt động của EUT. EUT phải hoạt động ở mức EIRP lớn nhất. Băng\r\ntần từ 5,850 GHzđến 6,425 GHz phải được khảo sát và mỗi tần số bức xạ tạp phải\r\nđược ghi lại.
\r\n\r\ne. Do sự gần kề của sóng mang, độ rộng băng\r\nphân giải của máy phân tích phổ phải được thiết lập với độ rộng băng đo bằng\r\nhoặc xấp xỉ 3 kHz. Nếu độ rộng băng đo khác với độ rộng băng được chỉ định,\r\nhiệu chỉnh độ rộng băng được áp dụng để phù hợp với bức xạ tạp băng rộng kiểu\r\ntiếng ồn.
\r\n\r\nf. Anten đo phải đặt cách EUT một khoảng nhất\r\nđịnh, ví dụ: 3,5, 10 m, thích hợp với vị trí đo thử, và phải được đồng chỉnh\r\nvới anten EUT về tần số phát. Anten đo phải được điều chỉnh được về độ cao và\r\nEUT quay, trong điều kiện sóng mang thích hợp, để có được đáp ứng lớn nhất trên\r\nmáy phân tích phổ tại mỗi tần số tạp đã được nhận dạng, mức đáp ứng này phải\r\nđược ghi lại. Việc điều chỉnh độ cao của anten đo sẽ không áp dụng khi sử dụng\r\nkhoang không dội.
\r\n\r\ng. EUT phải được thay bằng một anten thay\r\nthế. Anten này được nối với máy phát tín hiệu. Các trục búp chính của các anten\r\nđo và anten thay thế phải được đồng chỉnh. Khoảng cách giữa các anten phải là\r\nkhoảng cách được xác định ở bước f.
\r\n\r\nh. Các anten đo và anten thay thế phải được\r\nđồng chỉnh theo phân cực nhằm tạo ra đáp ứng lớn hơn giữa EUT và anten đo.
\r\n\r\ni. Tín hiệu đầu ra của bộ tạo tín hiệu phải\r\nđược điều chỉnh sao cho mức thu bằng với mức bức xạ tạp lớn nhất được ghi nhận\r\ntrước đó.
\r\n\r\nj. Mức ra của bộ tạo tín hiệu phải được ghi\r\nlại. EIRP của bức xạ tạp trên trục là giá trị tổng tính bằng dB của tín hiệu\r\nđầu ra bộ tạo tín hiệu và tăng ích đẳng hướng của anten thay thế trừ đi suy hao\r\ncủa cáp nối.
\r\n\r\nk. Các bước kiểm tra từ d tới j phải được lặp\r\nlại với tần số phát ở điểm giữa của băng tần công tác.
\r\n\r\nl. Các bước kiểm tra từ d tới j phải được lặp\r\nlại với tần số phát sát với giới hạn trên của băng tần công tác của EUT.
\r\n\r\nm. Kiểm tra phải được lặp lại ở trạng thái\r\nkhông có sóng mang.
\r\n\r\nn. Kiểm tra phải được lặp lại ở "trạng\r\nthái cấm phát".
\r\n\r\n5.3 Mật độ phát xạ EIRP lệch trục trong băng
\r\n\r\nMật độ phát xạ EIRP lệch trục (đồng cực và cực\r\nchéo) trong băng tần từ 5,850 GHz đến 6,650 GHz.
\r\n\r\n5.3.1 Phương pháp đo thử
\r\n\r\nĐể xác định EIRP lệch trục cần biết mật độ\r\ncông suất phát và đồ thị bức xạ phát của anten. Để biết đồ thị bức xạ cần phải\r\nxác định được tăng ích phát của anten. Các thủ tục đo sau phải thực hiện:
\r\n\r\na. Mật độ công suất đầu ra phát (dBW/4 kHz).
\r\n\r\nb. Tăng ích phát của anten (dBi).
\r\n\r\nc. Các đồ thị bức xạ phát của anten (dBi).
\r\n\r\n5.3.1.1 Mật độ công suất đầu ra phát
\r\n\r\nCông suất đầu ra phát được xác định là công\r\nsuất lớn nhất được truyền liên tục từ thiết bị phát tới mặt bích anten.
\r\n\r\n5.3.1.1.1 Vị trí đo
\r\n\r\nKhông có yêu cầu về vị trí đo thử.
\r\n\r\n5.3.1.1.2 Phương pháp đo
\r\n\r\nHình 7: Sơ đồ đo mật\r\nđộ công suất đầu ra phát
\r\n\r\na. Sơ đồ đo, hình 7.
\r\n\r\nb. Với sóng mang được điều chế bằng một chuỗi\r\nbít giả ngẫu nhiên, công suất lớn nhất được cấp tới mặt bích của anten phải\r\nđược tính bằng dBW/4 kHz. Hệ số ghép của bộ ghép tại tần số đo và suy hao của\r\nbộ thích ứng ống dẫn sóng phải được tính toán. Độ rộng băng phân giải của máy\r\nphân tích phổ phải được thiết lập ở độ rộng băng đo yêu cầu. Nếu độ rộng băng\r\nphân giải khác với độ rộng băng yêu cầu, khi đó hiệu chỉnh độ rộng băng phải được\r\nthực hiện.
\r\n\r\n5.3.1.2 Tăng ích phát của anten
\r\n\r\n5.3.1.2.1 Tổng quát
\r\n\r\nTăng ích phát của anten được xác định bằng tỉ\r\nsố tính bằng dBi của công suất cấp cho một anten chuẩn, ví dụ: một bộ bức xạ\r\nđẳng hướng trong không gian biệt lập, trên công suất cấp cho anten đang được\r\nxem xét, sao cho chúng tạo được cùng một mức cường độ trường tại cùng một\r\nkhoảng cách ở cùng một hướng. Nếu không có chỉ dẫn đặc biệt, tăng ích được xét\r\nđối với hướng có bức xạ lớn nhất.
\r\n\r\nTrong kiểm tra này, ETU được coi là một phần\r\ncủa thiết bị ngoài trời bao gồm anten và mặt bích anten. Anten gồm: bộ/các bộ\r\nphản xạ, bộ tiếp sóng, các thanh chống và một bộ phận chứa thiết bị điện cùng\r\nvới bộ tiếp sóng được đặt tại điểm hội tụ của anten.
\r\n\r\n5.3.1.2.2 Vị trí đo thử
\r\n\r\nĐo thử được tiến hành hoặc là trên một vị trí\r\nkiểm tra trường xa ngoài trời hoặc là một khoảng cách kiểm tra thu nhỏ. Tuy\r\nnhiên, nếu công nghệ của bộ phân tích chuyển đổi những đo đạc trường gần thành\r\nnhững kết quả của trường xa được chứng minh là đủ chính xác cho cả hai vị trí\r\nkiểm tra thì có thể thực hiện đo anten trong trường gần. Các hệ thống đo thử\r\nhoàn toàn tự động có thể được sử dụng, miễn là kết quả đo được đảm bảo đủ chính\r\nxác theo những yêu cầu của phép đo.
\r\n\r\n5.3.1.2.3 Phương pháp đo
\r\n\r\nHình 8: Sơ đồ đo tăng\r\ních phát của anten
\r\n\r\na. Sơ đồ đo như hình 8, EUT nối tới máy thu\r\nđo. Một tín hiệu có tỉ lệ với vị trí của góc quay từ cơ cấu chuyển động/servo\r\nphải đưa vào trục X và mức tín hiệu từ máy thu đo phải đưa vào trục Y của máy\r\nvẽ.
\r\n\r\nb. Một tín hiệu đo thử có tần số 5,855 GHz\r\nphải được phát từ máy phát kiểm tra qua anten đo. Mặt phẳng E phải là thẳng\r\nđứng. Trục búp chính anten của EUT phải được đồng chỉnh với trục búp chính anten\r\ncủa máy phát kiểm tra. Đối với phân cực tuyến tính, kính phân cực anten của EUT\r\nphải được quay và điều chỉnh sao cho mặt phẳng E trùng với mặt phẳng E của\r\nanten máy phát kiểm tra.
\r\n\r\nc. EUT phải được đồng chỉnh để có tín hiệu\r\nthu lớn nhất và máy vẽ X-Y phải được điều chỉnh để có giá trị đọc lớn nhất trên\r\nbiểu đồ.
\r\n\r\nd. EUT phải được dịch chuyển theo góc phương\r\nvị một góc bằng 100.
\r\n\r\ne. Đồ thị đo có được khi dịch chuyển EUT theo\r\nhướng ngược lại (so với điểm ban đầu) một góc phương vị bằng 100,\r\nmáy vẽ ghi lại các kết quả.
\r\n\r\nf. EUT phải được thay bằng một anten thay thế\r\nvà mức tín hiệu thu được là lớn nhất.
\r\n\r\ng. Mức thu này được ghi lại trên máy vẽ X-Y.
\r\n\r\nh. Anten thay thế phải được quay theo góc\r\nphương vị như các bước d và e.
\r\n\r\ni. Tăng ích của EUT được tính như sau:
\r\n\r\nGEUT = L1 - L2 + C
\r\n\r\nVới GEUT: tăng ích của EUT (dBi)
\r\n\r\nL1: mức có được với EUT (dB)
\r\n\r\nL2: mức có được với anten thay thế\r\n(dB)
\r\n\r\nC: tăng ích chuẩn của anten thay thế tại tần\r\nsố kiểm tra (dBi)
\r\n\r\nj. Các bước kiểm tra từ c đến i phải được lặp\r\nlại ở tần số 6,1375 GHz.
\r\n\r\nk. Các bước kiểm tra từ c đến i phải được lặp\r\nlại ở tần số 6,420 GHz.
\r\n\r\nl. Các bước kiểm tra từ b đến k có thể được\r\nthực hiện đồng thời.
\r\n\r\n5.3.1.3 Đồ thị bức xạ phát của anten
\r\n\r\n5.3.1.3.1 Tổng quát
\r\n\r\nĐồ thị bức xạ phát của anten là đồ thị về\r\nquan hệ của cường độ trường theo góc định hướng bởi anten tại một khoảng cách\r\ncố định từ anten.
\r\n\r\nTrong kiểm tra này, EUT được coi là một phần\r\ncủa thiết bị ngoài trời bao gồm anten và mặt bích. Anten gồm: bộ/các bộ phản\r\nxạ, bộ tiếp sóng, các thanh chống và một bộ phận chứa thiết bị điện cùng với bộ\r\ntiếp sóng được đặt tại điểm hội tụ của anten.
\r\n\r\n5.3.1.3.2 Vị trí đo thử
\r\n\r\nKiểm tra phải thực hiện hoặc là tại vị trí\r\nkiểm tra trường xa ở ngoài trời hoặc là khoảng cách kiểm tra thu nhỏ (xem mục\r\n5.3.1.2.2).
\r\n\r\n5.3.1.3.3 Sơ đồ đo
\r\n\r\nHình 9: Sơ đồ đo đồ\r\nthị bức xạ phát của anten
\r\n\r\n5.3.1.3.4 Đồ thị bức xạ đồng cực - theo góc\r\nphương vị
\r\n\r\na. Sơ đồ đo theo hình 9, trong đó EUT được\r\nnối với máy thu đo (xem phần a mục 5.3.1.2.3).
\r\n\r\nb. Tần số của tín hiệu đo: 6,1375 GHz.
\r\n\r\nc. Tín hiệu kiểm tra được lấy từ máy phát\r\nkiểm tra qua anten đo. Mặt phẳng E ban đầu phải là thẳng đứng đối với phân cực tuyến\r\ntính hoặc phía trái đối với anten phân cực tròn. Trục búp chính anten của EUT\r\nphải được đồng chỉnh với trục búp chính của anten máy phát kiểm tra. Đối với\r\nphân cực tuyến tính, kính phân cực anten của ETU phải được quay và được điều\r\nchỉnh sao cho mặt phẳng E của nó trùng với mặt phẳng E của anten máy phát kiểm\r\ntra. Sự hiệu chỉnh chính xác đồng cực của phân cực phải được thực hiện qua việc\r\nquan sát mức phân cực chéo là nhỏ nhất (tinh chỉnh).
\r\n\r\nd. EUT phải được đồng chỉnh để có được tín\r\nhiệu thu lớn nhất và máy vẽ X-Y phải được điều chỉnh để có giá trị đọc lớn nhất\r\ntrên biểu đồ.
\r\n\r\ne. EUT phải được dịch chuyển theo góc phương\r\nvị tới -100.
\r\n\r\nf. Đo đồ thị phát có được bằng cách dịch\r\nchuyển EUT theo góc phương vị từ -1800 đến +1800, máy vẽ\r\nghi lại các kết quả.
\r\n\r\ng. Các bước từ d đến f phải được lặp lại ở\r\ntần số: 5,855 GHz.
\r\n\r\nh. Các bước từ d đến f phải được lặp lại ở\r\ntần số: 6,420 GHz.
\r\n\r\ni. Các bước từ b tới h có thể được tiến hành\r\nđồng thời.
\r\n\r\nj. Các bước từ d tới i phải được lặp lại với\r\nmặt phẳng E của tín hiệu kiểm tra phân cực ngang. Tần số của tín hiệu kiểm tra\r\nphải là: 6,1375 GHz. Đối với phân cực tuyến tính, kính phân cực anten của EUT\r\nphải được quay và được điều chỉnh sao cho mặt phẳng E trùng với mặt phẳng E của\r\nanten máy phát kiểm tra. Sự hiệu chỉnh chính xác đồng cực của phân cực phải\r\nđược thực hiện qua việc quan sát mức phân cực chéo là nhỏ nhất (tinh chỉnh).
\r\n\r\n5.3.1.3.5 Đồ thị bức xạ đồng cực - theo góc\r\nngẩng
\r\n\r\na. Xem bước a mục 5.3.1.3.4.
\r\n\r\nb. Xem bước b mục 5.3.1.3.4.
\r\n\r\nc. Xem bước c mục 5.3.1.3.4.
\r\n\r\nd. Xem bước d mục 5.3.1.3.4.
\r\n\r\ne. EUT phải được dịch chuyển theo góc ngẩng\r\nvề -10.
\r\n\r\nf. Đo đồ thị phát bằng cách dịch chuyển góc\r\nngẩng của ETU từ -10 đến +700, máy vẽ ghi lại các kết\r\nquả.
\r\n\r\ng. Xem bước g mục 5.3.1.3.4.
\r\n\r\nh. Xem bước h mục 5.3.1.3.4.
\r\n\r\ni. Xem bước i mục 5.3.1.3.4.
\r\n\r\nj. Các bước từ d tới i phải được lặp lại với\r\nmặt phẳng E của tín hiệu kiểm tra phân cực ngang hoặc phân cực tròn về phía\r\nphải thích hợp. Tần số của tín hiệu kiểm tra phải là: 6,1375 GHz. Đối với phân\r\ncực tuyến tính, kính phân cực anten của EUT phải quay và điều chỉnh sao cho mặt\r\nphẳng E trực giao với mặt phẳng E của anten máy phát kiểm tra. Trục búp chính\r\ncủa anten của EUT phải được đồng chỉnh với trục búp chính của máy phát kiểm\r\ntra.
\r\n\r\nSự hiệu chỉnh chính xác đồng cực của phân cực\r\nphải được thực hiện qua việc quan sát mức phân cực chéo là nhỏ nhất (tinh\r\nchỉnh).
\r\n\r\n5.3.1.3.6 Đồ thị bức xạ phân cực chéo - theo\r\ngóc phương vị
\r\n\r\na. Xem bước a mục 5.3.1.3.4. b. Xem bước b\r\nmục 5.3.1.3.4.
\r\n\r\nc. Tín hiệu kiểm tra lấy từ máy phát kiểm tra\r\nqua anten đo. Mặt phẳng E ban đầu phải là thẳng đứng. Trục búp chính anten của\r\nEUT phải được đồng chỉnh với trục búp chính của máy phát kiểm tra. Kính phân\r\ncực anten của EUT phải được quay và điều chỉnh được sao cho mặt phẳng E của nó\r\ntrực giao với mặt phẳng E của máy phát kiểm tra. Điều chỉnh chính xác mặt phẳng\r\nphân cực phải được thực hiện thông qua quan sát mức phân cực chéo nhỏ nhất.
\r\n\r\nd. Để điều chỉnh máy vẽ X-Y đưa ra mức đọc\r\nlớn nhất trên biểu đồ phải sử dụng biện pháp chèn tín hiệu thu đồng cực.
\r\n\r\ne. EUT phải được dịch chuyển theo góc phương\r\nvị tới -100.
\r\n\r\nf. Đo đồ thị phát bằng cách dịch chuyển EUT\r\ntheo góc phương vị từ -100 đến +100, máy vẽ ghi lại các\r\nkết quả. g. Xem bước g theo mục 5.3.1.3.4. h. Xem bước h theo mục 5.3.1.3.4.
\r\n\r\ni. Xem bước i theo mục 5.3.1.3.4.
\r\n\r\nj. Các bước kiểm tra từ d tới i phải lặp lại\r\nvới mặt phẳng E của tín hiệu kiểm tra phân cực ngang hoặc phân cực tròn về phía\r\nphải thích hợp. Tần số của tín hiệu kiểm tra phải là: 6,1375 GHz. Trục búp\r\nchính anten của EUT phải được đồng chỉnh với trục búp chính của máy phát kiểm\r\ntra. Đối với phân cực tuyến tính, kính phân cực anten của EUT phải được quay và\r\nđiều chỉnh sao cho mặt phẳng E của nó là trực giao với mặt phẳng E của máy phát\r\nkiểm tra. Việc hiệu chỉnh chính xác mặt phẳng phân cực phải được thực hiện\r\nthông qua quan sát mức phân cực chéo nhỏ nhất.
\r\n\r\n5.3.1.3.7 Đồ thị bức xạ cực chéo - theo góc\r\nngẩng a. Xem bước a mục 5.3.1.3.4.
\r\n\r\nb. Xem bước b mục 5.3.1.3.4.
\r\n\r\nc. Xem bước c mục 5.3.1.3.6. d. Xem bước d\r\nmục 5.3.1.3.6.
\r\n\r\ne. EUT phải được dịch chuyển theo góc phương\r\nvị tới -10.
\r\n\r\nf. Đo đồ thị phát bằng cách dịch chuyển EUT theo\r\ngóc phương vị từ -10 đến +100, máy vẽ ghi lại các kết\r\nquả.
\r\n\r\ng. Xem bước g theo mục 5.3.1.3.4.
\r\n\r\nh. Xem bước h theo mục 5.3.1.3.4.
\r\n\r\ni. Xem bước i theo mục 5.3.1.3.4.
\r\n\r\nj. Xem bước j theo mục 5.3.1.3.6
\r\n\r\n5.3.2 Tính toán kết quả
\r\n\r\nNhững kết quả phải được tính toán qua việc\r\nđưa ra một “mặt nạ” với các giới hạn quy định theo mức tham chiếu bằng tổng của\r\nmật độ công suất đầu ra phát và tăng ích của anten. Mức tham chiếu này phải\r\nđược đặt tại điểm lớn nhất của các đồ thị có được từ việc đo đồ thị bức xạ\r\nphát, để khẳng định rằng mật độ EIRP lệch trục nằm trong mặt nạ, phù hợp với\r\nyêu cầu kỹ thuật.
\r\n\r\n5.4 Độ phân biệt phân cực phát (phân cực\r\ntuyến tính) hoặc tỷ số điện áp trục (phân cực tròn)
\r\n\r\n5.4.1 Tổng quát
\r\n\r\nXem mục 5.3.1.3.1.
\r\n\r\n5.4.2 Phương pháp kiểm tra
\r\n\r\nXem mục 5.3.1.3.2.
\r\n\r\n5.4.2.1 Phương pháp đo
\r\n\r\nHình 10: Sơ đồ đo độ\r\nphân biệt phân cực phát
\r\n\r\na. Sơ đồ đo theo hình 10, EUT nối với máy thu\r\nđo. Một tín hiệu có tỉ lệ với vị trí của góc quay từ cơ cấu chuyển động/servo\r\nphải đưa vào trục X và mức tín hiệu từ máy thu đo phải đưa vào trục Y của máy\r\nvẽ.
\r\n\r\nb. Tần số kiểm tra là 6,1375 GHz.
\r\n\r\nc. Mặt phẳng E ban đầu phải là thẳng đứng.\r\nTrục búp chính anten của ETU phải được đồng chỉnh với trục búp chính anten của\r\nmáy phát kiểm tra. Đối với phân cực tuyến tính, kính phân cực anten của ETU\r\nphải được quay và được điều chỉnh được sao cho mặt phẳng E của nó trùng với mặt\r\nphẳng E của anten máy phát kiểm tra. Sự hiệu chỉnh chính xác của mặt phẳng phân\r\ncực được thực hiện thông qua việc quan sát mức phân cực chéo nhỏ nhất.
\r\n\r\nd. Mức đồng cực trên máy thu đo phải được ghi\r\nlại.
\r\n\r\ne. EUT phải được quay theo góc phương vị và\r\ngóc ngẩng về hướng ngược lại cho đến khi mức thu được trong mỗi trường hợp giảm\r\nđi 1,0 dB. Các góc nhỏ nhất và lớn nhất theo góc phương vị (Az1, Az2)\r\nvà góc ngẩng (EL1, EL2) ứng với sự giảm tăng ích đồng cực 1 dB phải được ghi\r\nlại. Góc phương vị phải thiết lập ở 00 và góc ngẩng phải thiết lập ở\r\nmức 50% của EL1. EUT phải được quay theo góc phương vị theo mỗi\r\nhướng cho đến khi mức thu được bị giảm đi so với mức ở bước d là -1 dB. Góc nhỏ\r\nnhất và góc lớn nhất (Az3, Az4) ứng với sự giảm tăng ích\r\nđồng cực -1dB tại góc ngẩng bằng 50% của EL1 phải được ghi lại. Góc\r\nphương vị phải thiết lập ở 00 và góc ngẩng phải thiết lập bằng 50%\r\ncủa EL2. EUT phải được dịch chuyển theo góc phương vị theo mỗi hướng\r\ncho đến khi mức thu được giảm đi so với mức ở bước d bằng -1 dB. Góc nhỏ nhất\r\nvà góc lớn nhất (Az5, Az6) tương ứng với sự giảm tăng ích\r\nđồng cực -1 dB tại góc ngẩng bằng 50% của EL2 phải ghi lại. Góc\r\nngẩng và góc phương vị phải được thiết lập bằng 00. Đối với phân cực\r\ntuyến tính, anten kiểm tra phải được quay 900 quanh trục búp chính\r\ncủa nó để thu thành phần cực chéo.
\r\n\r\nf. EUT phải được dịch chuyển để có thành phần\r\ncực chéo theo góc phương vị từ Az1 tới Az2, máy vẽ X-Y\r\nghi lại tỉ số của mức ở bước d và mức tín hiệu cực chéo thực từ máy thu đo.
\r\n\r\ng. EUT phải được điều chỉnh tới góc ngẩng bằng\r\n50% của EL1. EUT phải được dịch chuyển để có thành phần cực chéo\r\ntheo góc phương vị từ Az3 tới Az4, máy vẽ X-Y ghi tỉ số\r\ncủa mức ở bước d và mức tín hiệu cực chéo thực từ máy thu đo.
\r\n\r\nh. EUT phải được điều chỉnh tới góc ngẩng bằng\r\n50% của EL2. EUT phải được dịch chuyển để có thành phần cực chéo\r\ntheo góc phương vị từ Az5, Az6, máy vẽ X-Y ghi tỉ số của\r\nmức ở bước d và mức tín hiệu cực chéo thực của máy thu đo.
\r\n\r\ni. EUT phải điều chỉnh tới góc phương vị bằng\r\n00. EUT phải được dịch chuyển để có thành phần cực chéo theo góc ngẩng từ EL1\r\nđến EL2, máy vẽ X-Y ghi tỉ số của mức ở bước d và mức tín hiệu cực\r\nchéo thực của máy thu đo.
\r\n\r\nj. Anten kiểm tra phải được quay một góc bằng\r\n900 quanh trục búp chính để thu thành phần đồng cực. Các kiểm tra từ bước d đến\r\nbước i phải được lặp lại với tần số 5,855 GHz.
\r\n\r\nk. Anten kiểm tra phải được quay một góc bằng\r\n900 quanh trục búp chính để thu thành phần đồng cực. Các kiểm tra từ bước d đến\r\nbước i phải được lặp lại với tần số 6,420 GHz.
\r\n\r\nl. Các bước kiểm tra từ b tới k có thể thực\r\nhiện đồng thời.
\r\n\r\nm. Tần số của tín hiệu kiểm tra phải được\r\nthiết lập tại 6,1375 GHz. Đối với phân cực tuyến tính, mặt phẳng E ban đầu của\r\ntín hiệu kiểm tra bức xạ từ máy phát kiểm tra qua anten phải là nằm ngang. Trục\r\nbúp chính anten của ETU phải được đồng chỉnh với trục búp chính anten của máy\r\nphát kiểm tra. Kính phân cực anten của EUT phải được quay và điều chỉnh sao cho\r\nmặt phẳng E của nó trùng với mặt phẳng E của máy phát kiểm tra. Sự hiệu chỉnh\r\nchính xác của mặt phẳng phân cực được thực hiện qua việc quan sát mức phân cực\r\nchéo nhỏ nhất. Các bước kiểm ta từ d) tới l) phải được lặp lại cho mặt phẳng H.
\r\n\r\nNhững kết quả kiểm tra được đưa ra trong bốn\r\nđồ thị cho mỗi tần số và mỗi mặt phẳng chỉ ra độ phân biệt phân cực phát ở 3\r\nđiểm cắt của góc phương vị và một điểm cắt của góc ngẩng ở mỗi khoảng giữa các\r\ngóc ứng với đường mức đồng cực -1dB. Kết quả của các đồ thị đường mức từ các hệ\r\nthống tự động là tương tự như vậy.
\r\n\r\nMật độ EIRP lớn nhất (PD) được lấy trung bình\r\nqua độ rộng băng chiếm và được tính theo công thức:
\r\n\r\nPD = EIRPmax\r\n- 10 lg (dBW/4kHz)
Với: EIRPmax: EIRP lớn nhất, dBW
\r\n\r\nB0: độ rộng băng chiếm tính bằng\r\nHz
\r\n\r\n5.5 Triệt sóng mang
\r\n\r\n5.5.1 Phương pháp kiểm tra
\r\n\r\na. Sơ đồ đo các phép đo truyền dẫn như hình\r\n5. Sơ đồ đo các phép đo bức xạ như hình 6.
\r\n\r\nb. EUT phát một sóng mang có điều chế liên\r\ntục, hoặc tại tốc độ burst lớn nhất, có tâm là tần số: 6,1375 GHz.
\r\n\r\nc. Độ rộng băng phân giải của máy phân tích\r\nphổ phải thiết lập ở 3 kHz.
\r\n\r\nd. “Trạng thái cấm phát” phải đạt được thông\r\nqua CCMF.
\r\n\r\ne. Đối với những phép đo truyền dẫn, mật độ\r\ncông suất sóng mang dư lớn nhất trong độ rộng băng danh định phải được đo và\r\nđược cộng thêm vào tăng ích trên trục của anten.
\r\n\r\nf. Đối với những phép đo bức xạ, mật độ EIRP\r\ndư lớn nhất trong độ rộng băng danh định phải được đo và ghi lại.
\r\n\r\nĐể thay thế cho CCMF, STE do nhà sản xuất\r\ncung cấp có thể được sử dụng để triệt phát của VSAT.
\r\n\r\n5.6 Định vị anten cho VSAT phát
\r\n\r\n5.6.1 Phương pháp kiểm tra
\r\n\r\na. Độ ổn định vị trí
\r\n\r\nPhương pháp kiểm tra (tham khảo phụ lục B của\r\nTBR 43 - ETSI).
\r\n\r\nb. Khả năng chính xác về vị trí
\r\n\r\n1. EUT phải được kiểm tra để khẳng định các\r\ntính năng điều chỉnh chính xác là có hiệu lực đối với trục của góc phương vị.
\r\n\r\n2. Các tính năng điều chỉnh phải được kiểm\r\ntra về khả năng dịch chuyển theo góc và khả năng dừng chuyển động.
\r\n\r\n3. Tính năng dừng phải được kiểm tra để xác\r\nđịnh tính bền vững.
\r\n\r\n4. Kiểm tra phải được lặp lại đối với trục\r\ncủa góc ngẩng.
\r\n\r\nc. Khả năng đồng chỉnh góc phân cực.
\r\n\r\n1. Các tính năng điều chỉnh phải được kiểm\r\ntra về khả năng dịch chuyển theo góc và khả năng dừng chuyển động.
\r\n\r\n2. Tính năng dừng phải được kiểm tra để xác\r\nđịnh tính bền vững.
\r\n\r\n5.7 Giám sát và điều khiển đối với VSAT phát
\r\n\r\nĐối với kiểm tra này, EUT được xác định là\r\nthiết bị trong nhà và phần thiết bị ngoài trời tới mặt bích của anten.
\r\n\r\nĐo mật độ phổ của EIRP phải được giới hạn đối\r\nvới mật độ phổ EIRP trên trục trong phạm vi độ rộng băng danh định hoặc độ rộng\r\nbăng 10 MHz có tâm ở tần số sóng mang, tuỳ theo giá trị nào lớn hơn.
\r\n\r\n5.7.1 Sơ đồ đo
\r\n\r\nSơ đồ đo theo hình 11 hoặc hình 12. EUT phải\r\nđược phép phát và phải ở trạng thái có sóng mang khi bắt đầu của mỗi kiểm tra.\r\nMáy hiện sóng hai tia có nhớ phải giám sát và đo sự khác nhau về thời gian giữa\r\ncác lệnh, hoặc hư hỏng và sự xuất hiện của các sự kiện mong muốn (ví dụ: triệt\r\nphát). Máy đo công suất và máy phân tích phổ phải hiển thị mức ra của EUT.
\r\n\r\nHình 11: Sơ đồ đo\r\nchung cho những đo thử về giám sát và điều khiển đối với những phép đo truyền\r\ndẫn
\r\n\r\nHình 12: Sơ đồ đo\r\nchung cho những đo thử về giám sát và điều khiển đối với những phép đo bức xạ
\r\n\r\n5.7.2 Các kênh điều khiển
\r\n\r\n5.7.2.1 Phương pháp kiểm tra
\r\n\r\na. Loại kênh điều khiển (trong hoặc ngoài)\r\nphải được ghi trong báo cáo.
\r\n\r\nb. Các đặc trưng của giao diện CC ngoài của VSAT,\r\nbao gồm cả các giao thức, phải được ghi trong báo cáo.
\r\n\r\nc. Phương pháp đo được mô tả ở mục 5.7.2.1.1\r\ncho CC trong.
\r\n\r\nd. Phương pháp đo được mô tả ở mục 5.7.2.1.2\r\ncho CC ngoài.
\r\n\r\n5.7.2.1.1 Phương pháp kiểm tra đối với kênh\r\nđiều khiển trong
\r\n\r\na. Phân hệ thu CC phải được gây hỏng.
\r\n\r\nb. Sự nhận biết tác động này phải dẫn đến kết\r\nquả là sự kiện SMF.
\r\n\r\nc. Trong khoảng 33s do hỏng hóc, EUT phải\r\ndừng phát (xem trên máy phân tích phổ).
\r\n\r\nd. Máy đo công suất và máy phân tích phổ phải\r\nquan sát được để biết chắc rằng sự phát đã bị triệt.
\r\n\r\ne. Phân hệ thu CC được khôi phục và EUT phải\r\ncó thể phát lại sau một thông báo CCE thu được từ CCMF.
\r\n\r\nf. Mã nhận dạng duy nhất đối với EUT phải\r\nđược lấy ra từ CC.
\r\n\r\ng. Sự nhận biết tác động này phải dẫn đến kết\r\nquả là sự kiện SMF.
\r\n\r\nh. Trong khoảng 63s mất mã nhận dạng, EUT\r\nphải dừng phát (xem trên máy phân tích phổ).
\r\n\r\ni. Máy đo công suất và máy phân tích phổ phải\r\nquan sát được để biết chắc rằng phát đã bị triệt.
\r\n\r\nj. Mã nhận dạng duy nhất đối với EUT được\r\nkhôi phục và EUT phải có thể phát lại sau một thông báo CCE thu được từ CCMF.
\r\n\r\nk. Mã nhận dạng duy nhất đối với kênh điều\r\nkhiển phải được lấy ra từ kênh điều khiển.
\r\n\r\nl. Sự nhận biết tác động này phải tạo ra sự\r\nkiện SMF.
\r\n\r\nm. Trong khoảng 63s mất mã nhận dạng kênh\r\nđiều khiển, EUT phải dừng phát (xem trên máy phân tích phổ).
\r\n\r\nn. Máy đo công suất và máy phân tích phổ phải\r\nquan sát được để biết chắc là phát đã bị triệt.
\r\n\r\no. Mã nhận dạng duy nhất đối với kênh điều\r\nkhiển được duy trì và EUT phải có thể phát lại sau khi thu được một thông báo\r\nCCE từ CCMF.
\r\n\r\n5.7.2.1.2 Phương pháp kiểm tra đối với kênh\r\nđiều khiển ngoài
\r\n\r\na. Kênh điều khiển phải được thiết lập b. Kiểm\r\ntra được mô tả ở mục 5.7.6.
\r\n\r\n5.7.3 Giám sát bộ xử lý
\r\n\r\n5.7.3.1 Phương pháp kiểm tra
\r\n\r\na. Mỗi bộ xử lý trong ETU lần lượt được gây\r\nhỏng.
\r\n\r\nb. Sự nhận biết lần lượt mỗi hư hỏng bằng\r\ngiám sát bộ xử lý phải dẫn đến kết quả là sự kiện SMF.
\r\n\r\nc. Trong khoảng 33s của mỗi hư hỏng, EUT phải\r\ndừng phát (quan sát trên máy phân tích phổ).
\r\n\r\nd. Máy đo công suất và máy phân tích phổ phải\r\nđược quan sát để biết chắc rằng phát đã bị triệt.
\r\n\r\ne. Bộ xử lý bị hỏng được khôi phục về điều\r\nkiện làm việc bình thường và EUT phải được phục hồi về điều kiện làm việc bình\r\nthường trước khi bộ xử lý tiếp theo được gây hỏng.
\r\n\r\n5.7.4 Giám sát phân hệ phát
\r\n\r\n5.7.4.1 Phương pháp kiểm tra
\r\n\r\na. Bộ tạo tần số phải được gây hỏng về:
\r\n\r\n1. Độ ổn định tần số.
\r\n\r\n2. Cửa ra.
\r\n\r\nb. Sự nhận biết lần lượt mỗi hư hỏng bằng\r\ngiám sát phân hệ phải dẫn đến kết quả là sự kiện SMF.
\r\n\r\nc. Trong khoảng 9s xảy ra hư hỏng, EUT phải\r\ndừng phát (quan sát trên máy phân tích phổ).
\r\n\r\nd. Máy đo công suất và máy phân tích phổ phải\r\nquan sát được để biết chắc rằng phát đã bị triệt.
\r\n\r\ne. Bộ tạo tần số được khôi phục về điều kiện\r\nlàm việc bình thường và EUT phải được phục hồi về điều kiện làm việc bình\r\nthường trước khi hư hỏng tiếp theo được tạo ra.
\r\n\r\n5.7.5 Xác nhận phát của VSAT
\r\n\r\n5.7.5.1 Phương pháp kiểm tra xác nhận phát\r\ncủa VSAT thông qua CCMF đối với VSAT dùng kênh điều khiển trong
\r\n\r\na. EUT ở trạng thái “cung cấp dịch vụ” và một\r\nthông báo “thăm dò trạng thái” phải được thu từ CCMF qua một kênh điều khiển.
\r\n\r\nb. EUT phải phát ngay một thông báo trạng\r\nthái tới CCMF thông qua một kênh điều khiển trong.
\r\n\r\n5.7.5.2 Phương pháp kiểm tra xác nhận của\r\nVSAT thông qua trạm/các trạm thu đối với VSAT dùng kênh điều khiển trong
\r\n\r\na. EUT đang phát, “thông báo xác nhận phát”\r\ntừ trạm thu phải bị triệt.
\r\n\r\nb. Không chậm hơn 11 phút sau khi triệt thông\r\nbáo xác nhận phát, EUT phải nhận ra sự kiện SMF và dừng phát (quan sát trên máy\r\nphân tích phổ)
\r\n\r\nc. Máy đo công suất và máy phân tích phổ phải\r\nđược quan sát để biết chắc phát đã bị triệt.
\r\n\r\n5.7.5.3 Phương pháp kiểm tra xác nhận phát\r\ncủa VSAT đối với VSAT dùng kênh/các kênh điều khiển ngoài
\r\n\r\na. EUT ở trạng thái “cung cấp dịch vụ” và một\r\nthông báo “thăm dò trạng thái” phải được thu từ CCMF qua một kênh điều khiển.
\r\n\r\nb. EUT phải phát ngay một thông báo trạng thái\r\ntới CCMF thông qua một kênh điều khiển trong hoặc một kênh điều khiển ngoài.
\r\n\r\nc. Đối với kênh/các kênh điều khiển ngoài\r\nnhững nội dung của thông báo trạng thái phải được thẩm tra.
\r\n\r\n5.7.6 Thu các lệnh từ CCMF
\r\n\r\n5.7.6.1 Phương pháp kiểm tra
\r\n\r\na. EUT thu được một thông báo CCD từ CCMF.
\r\n\r\nb. EUT phải nhận ra đó là một sự kiện CCD.
\r\n\r\nc. Trong khoảng 3s sau khi thu được thông báo\r\nCCD, EUT phải dừng phát (quan sát trên máy phân tích phổ)
\r\n\r\nd. Máy đo công suất và máy phân tích phổ phải\r\nđược quan sát để biết chắc phát đã bị triệt.
\r\n\r\ne. EUT phải thu được một thông báo CCE từ\r\nCCMF.
\r\n\r\nf. EUT phải nhận ra đó là một sự kiện CCE.
\r\n\r\ng. Trong khoảng 3s sau khi nhận được thông\r\nbáo CCE, EUT được phép khởi động phát.
\r\n\r\n5.7.7 Đóng nguồn điện/Thiết lập lại
\r\n\r\n5.7.7.1 Phương pháp kiểm tra
\r\n\r\na. Tháo nguồn điện của EUT.
\r\n\r\nb. CCMF dừng phát CCE.
\r\n\r\nc. Nối nguồn điện cho EUT.
\r\n\r\nd. EUT phải ở trạng thái không cung cấp dịch\r\nvụ, nghĩa là: không phát (quan sát trên máy phân tích phổ).
\r\n\r\ne. Máy đo công suất và máy phân tích phổ phải\r\nđược quan sát để chắc chắn phát đã bị triệt.
\r\n\r\nf. Hệ thống được phục hồi lại và EUT phải có\r\nthể phát lại sau khi thu một thông báo CCE từ CCMF.
\r\n\r\ng. Thiết lập lại EUT.
\r\n\r\nh. EUT phải nhận ra đó là sự kiện RE.
\r\n\r\ni. Trong khoảng 3s sau khi phục hồi lại, EUT\r\nphải dừng phát (quan sát trên máy phân tích phổ).
\r\n\r\nj. Máy đo công suất và máy phân tích phổ phải\r\nđược quan sát để chắc chắn phát đã bị triệt.
\r\n\r\n6. Những phương pháp\r\nkiểm tra đối với VSAT đã sửa đổi
\r\n\r\nNhững sửa đổi của VSAT có thể bao gồm sự thay\r\nthế của một hoặc một vài mô-đun sau:
\r\n\r\n1. Phân hệ anten.
\r\n\r\n2. Bộ khuếch đại công suất cao (HPA).
\r\n\r\n3. Bộ đổi tần lên.
\r\n\r\n4. Bộ khuếch đại tạp âm thấp (LNA).
\r\n\r\n5. Bộ đổi tần xuống.
\r\n\r\n6. Bộ điều chế/giải điều chế (Modem).
\r\n\r\nNhững kết quả kiểm tra trung gian và cuối\r\ncùng của VSAT trước khi sửa đổi phải được đưa ra bởi nhà sản xuất.
\r\n\r\n6.1 Thay thế phân hệ Anten
\r\n\r\nPhần này chỉ áp dụng cho anten thụ động.
\r\n\r\nNhững đo đạc đã được thực hiện trên VSAT\r\ntrước khi sửa đổi sau đây không phải lặp lại:
\r\n\r\n5.1.1.3 Thủ tục đối với bức xạ tạp lệch trục\r\nlên tới tần số 1 GHz
\r\n\r\n5.1.1.2.1 Nhận dạng các tần số có ý nghĩa của\r\nbức xạ tạp
\r\n\r\n5.1.1.2.2 Đo các mức công suất của bức xạ tạp\r\nđã được nhận dạng (EUT không có anten)
\r\n\r\n5.1.1.2.3 Đo bức xạ tạp truyền dẫn tại mặt\r\nbích anten
\r\n\r\n5.2.1.2.2 Phương pháp đo tại mặt bích anten\r\ncủa bức xạ tạp trên trục
\r\n\r\n5.3.1.1 Mật độ công suất cửa ra phát
\r\n\r\n5.5 Triệt sóng mang
\r\n\r\n5.7 Giám sát và điều khiển
\r\n\r\nNhững kết quả của các phép đo này phải được\r\nsử dụng như là những kết quả của VSAT chưa sửa đổi và được đưa vào trong tính\r\ntoán của các mục con này.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
(Quy định)
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n STT \r\n | \r\n \r\n Tham chiếu tới mục \r\n | \r\n \r\n Yêu cầu \r\n | \r\n \r\n Tx/Rx \r\n | \r\n \r\n Trạng thái \r\n | \r\n
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n 4.1 \r\n | \r\n \r\n Bức xạ tạp lệch trục \r\n | \r\n \r\n Tx \r\nRx \r\n | \r\n \r\n M \r\n | \r\n
\r\n 2 \r\n | \r\n \r\n 4.2 \r\n | \r\n \r\n Bức xạ tạp trên trục \r\n | \r\n \r\n Tx \r\n | \r\n \r\n M \r\n | \r\n
\r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 4.3 \r\n | \r\n \r\n Mật độ phát xạ EIRP lệch trục (đồng cực và\r\n cực chéo) trong băng từ 5,850 GHz đến 6,650 GHz \r\n | \r\n \r\n Tx \r\n | \r\n \r\n M \r\n | \r\n
\r\n 4 \r\n | \r\n \r\n 4.4 \r\n | \r\n \r\n Độ phân biệt phân cực phát hoặc tỷ số điện\r\n áp trục \r\n | \r\n \r\n Tx \r\n | \r\n \r\n M \r\n | \r\n
\r\n 5 \r\n | \r\n \r\n 4.5 \r\n | \r\n \r\n Triệt sóng mang \r\n | \r\n \r\n Tx \r\n | \r\n \r\n M \r\n | \r\n
\r\n 6 \r\n | \r\n \r\n 4.7 \r\n | \r\n \r\n Định vị anten \r\n | \r\n \r\n Tx \r\n | \r\n \r\n M \r\n | \r\n
\r\n 7 \r\n | \r\n \r\n 4.8.2 \r\n | \r\n \r\n Các kênh điều khiển \r\n | \r\n \r\n Tx \r\n | \r\n \r\n M \r\n | \r\n
\r\n 8 \r\n | \r\n \r\n 4.8.3.1 \r\n | \r\n \r\n Giám sát bộ xử lý \r\n | \r\n \r\n Tx \r\n | \r\n \r\n M \r\n | \r\n
\r\n 9 \r\n | \r\n \r\n 4.8.3.2 \r\n | \r\n \r\n Giám sát phân hệ phát \r\n | \r\n \r\n Tx \r\n | \r\n \r\n M \r\n | \r\n
\r\n 10 \r\n | \r\n \r\n 4.8.3.3 \r\n | \r\n \r\n Xác nhận phát của VSAT \r\n | \r\n \r\n Tx \r\n | \r\n \r\n M \r\n | \r\n
\r\n 11 \r\n | \r\n \r\n 4.8.4 \r\n | \r\n \r\n Thu các lệnh \r\n | \r\n \r\n Tx \r\n | \r\n \r\n M \r\n | \r\n
\r\n 12 \r\n | \r\n \r\n 4.8.5 \r\n | \r\n \r\n Đóng nguồn/Thiết lập lại \r\n | \r\n \r\n Tx \r\n | \r\n \r\n M \r\n | \r\n
Trong đó:
\r\n\r\nTx/ Rx: VSAT phát hoặc VSAT chỉ thu
\r\n\r\nM : Bắt buộc áp dụng.
\r\n\r\nFile gốc của Tiêu chuẩn ngành TCN 68-215:2002 về thiết bị VSAT – Yêu cầu kỹ thuật (Băng C) do Bộ Bưu chính Viễn thông ban hành đang được cập nhật.
Tiêu chuẩn ngành TCN 68-215:2002 về thiết bị VSAT – Yêu cầu kỹ thuật (Băng C) do Bộ Bưu chính Viễn thông ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Bưu chính Viễn thông |
Số hiệu | TCN68-215:2002 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn ngành |
Người ký | Đã xác định |
Ngày ban hành | 2002-12-31 |
Ngày hiệu lực | |
Lĩnh vực | Xây dựng - Đô thị |
Tình trạng | Hết hiệu lực |