QUY\r\nPHẠM
\r\nXÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THÔNG TIN CÁP QUANG
Code of practice
\r\nFor the constructions of optical fiber communication systems
\r\n\r\n
MỤC LỤC
\r\n\r\nLời nói đầu\r\n....................................................................................................................
\r\n\r\nCHƯƠNG 1: CÁC QUY ĐỊNH CHUNG ........................................................................
\r\n\r\nĐiều 1: Sở cứ của quy phạm\r\n....................................................................................
\r\n\r\nĐiều 2: Các nguyên tắc cơ bản cần tuân thủ\r\nkhi xây dựng công trình thông tin cáp quang
\r\n\r\nĐiều 3: Phạm vi áp dụng của quy phạm\r\n...................................................................
\r\n\r\nCHƯƠNG 2: KHẢO SÁT THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH THÔNG\r\nTIN CÁP QUANG ........................................................................................................................................
\r\n\r\nĐiều 4: Quy định chung\r\n.................................................................................................
\r\n\r\nĐiều 5: Yêu cầu chung khi khảo sát thiết\r\nkế..............................................................
\r\n\r\nĐiều 6: Dụng cụ đo đạc dùng cho khảo sát\r\nthiết kế ..................................................
\r\n\r\nĐiều 7: Phương pháp khảo sát thiết kế\r\n.....................................................................
\r\n\r\nĐiều 8: Nội dung khảo sát thiết kế\r\n............................................................................
\r\n\r\nĐiều 9: Hồ sơ khảo sát thiết\r\nkế.................................................................................
\r\n\r\nCHƯƠNG 3: THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH THÔNG TIN CÁP\r\nQUANG
\r\n\r\nĐiều 10: Quy định chung\r\n...........................................................................................
\r\n\r\nĐiều 11: Sở cứ thiết\r\nkế...............................................................................................
\r\n\r\nĐiều 12: Nguyên tắc thiết kế tuyến cáp\r\nquang...........................................................
\r\n\r\nĐiều 12: Thiết kế tuyến cáp treo\r\n................................................................................
\r\n\r\nĐiều 13: Thiết kế tuyến cáp chôn trực tiếp\r\n.................................................................
\r\n\r\nĐiều 14: Thiết kế tuyến cáp đặt trong cống\r\n................................................................
\r\n\r\nĐiều 15: Thiết kế tuyến cáp đặt trong hầm\r\n..................................................................
\r\n\r\nĐiều 16: Thiết kế cáp đi trong nhà\r\n...............................................................................
\r\n\r\nĐiều 17: Thiết kế tiếp đất cho tuyến cáp\r\n......................................................................
\r\n\r\nĐiều 18: Thiết kế nhà trạm và bố trí lắp đặt\r\nthiết bị.......................................................
\r\n\r\nĐiều 19: Những quy định chung\r\n...................................................................................
\r\n\r\nCHƯƠNG 4: THI CÔNG LẮP ĐẶT TUYẾN CÁP QUANG\r\n...........................................
\r\n\r\nĐiều 20: Lắp đặt cáp treo\r\n..............................................................................................
\r\n\r\nĐiều 21: Lắp đặt cáp chôn trực tiếp................................................................................
\r\n\r\nĐiều 22: Lắp đặt cáp trong cống cáp\r\n.............................................................................
\r\n\r\nĐiều 23: Lắp đặt cáp trong hầm cáp\r\n...............................................................................
\r\n\r\nĐiều 24: Lắp cáp trong nhà\r\n............................................................................................
\r\n\r\nĐiều 25: Hàn nối sợi\r\nquang.............................................................................................
\r\n\r\nĐiều 26: Lắp đặt măng sông cáp\r\n.....................................................................................
\r\n\r\nĐiều 27: Lắp đặt giá phân phối dây\r\n.............................................................................
\r\n\r\nĐiều 28: Thi công tiếp đất cho tuyến cáp\r\n....................................................................
\r\n\r\nCHƯƠNG 5: LẮP ĐẶT THIẾT BỊ VÀ XÂY DỰNG NHÀ\r\nTRẠM....................................
\r\n\r\nĐiều 29: Các quy định chung\r\n.....................................................................................
\r\n\r\nĐiều 30: Công tác chuẩn bị thi công\r\n.........................................................................
\r\n\r\nĐiều 31: Xây dựng nhà trạm\r\n......................................................................................
\r\n\r\nĐiều 32: Hệ thống nguồn\r\n............................................................................................
\r\n\r\nĐiều 33: Các thiết bị chiếu\r\nsáng.................................................................................
\r\n\r\nĐiều 34: Hệ thống tiếp đất\r\n........................................................................................
\r\n\r\nĐiều 35: Thiết bị truyền dẫn cáp\r\nquang.....................................................................
\r\n\r\nCHƯƠNG 6: NGHIỆM THU CÔNG TRÈNH THỄNG TIN CÁP\r\nQUANG ..................
\r\n\r\nĐiều 36: Quy định chung\r\n...........................................................................................
\r\n\r\nĐiều 37: Quy định trình tự nghiệm\r\nthu........................................................................
\r\n\r\nĐiều 38: Quy định về trang thiết bị đo nghiệm\r\nthu ......................................................
\r\n\r\nĐiều 39: Nghiệm thu tuyến cáp đó lắp\r\nđặt...................................................................
\r\n\r\nĐiều 41: Nghiệm thu hệ thống thiết bị tại\r\ntrạm.............................................................
\r\n\r\nĐiều 41: Nghiệm thu thông tuyến\r\n................................................................................
\r\n\r\nĐiều 42: Quy định xử lý kết quả\r\nđo...............................................................................
\r\n\r\nĐiều 43: Quy định về văn bản, hồ sơ nghiệm\r\nthu .........................................................
\r\n\r\nĐiều 44: Quy định về an toàn lao động\r\n.........................................................................
\r\n\r\nPhụ lục\r\nA........................................................................................................................
\r\n\r\nPhụ lục B\r\n.......................................................................................................................
\r\n\r\nPhụ lục C\r\n.......................................................................................................................
\r\n\r\nPhụ lục\r\nD........................................................................................................................
\r\n\r\nPhụ lục E\r\n........................................................................................................................
\r\n\r\nPhụ lục F\r\n........................................................................................................................
\r\n\r\nPhụ lục\r\nH........................................................................................................................
\r\n\r\nTài liệu tham khảo\r\n........................................................................................................
\r\n\r\n\r\n\r\n
Lời nói đầu
\r\n\r\nTCN 68 - 178: 1999 được xây dựng căn cứ vào\r\ncác quy chuẩn xây dựng, các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy phạm và các văn\r\nbản quy phạm pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, của Tổng\r\ncục Bưu điện và tham khảo khuyến nghị của các tổ chức quốc tế.
\r\n\r\nTCN 68-178: 1999 là văn bản quan trọng làm cơ\r\nsở cho các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông xây dựng các công trình cáp quang\r\ntheo định hướng cáp quang hóa đó được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số\r\n110/TTg ngày 22 tháng 02 năm 1997 về việc quy hoạch phát triển ngành Bưu chính\r\n- Viễn thông giai đoạn 1996-2000: "Mạng viễn thông phát triển theo hướng\r\ncáp quang hóa đến mạng thuê bao".
\r\n\r\nTCN 68 - 178: 1999 do Viện Khoa học Kỹ thuật\r\nBưu điện biên soạn. Nhóm biên soạn do KS. Vũ Văn San chủ trì với sự tham gia tích\r\ncực của PTS. Hoàng Ứng Huyền, KS. Lê Duy Thuận, KS. Phạm Văn Cảo, KS. Nguyễn\r\nGia Lộc và KS. Nguyễn Duy Hinh và một số cán bộ khoa học kỹ thuật khác trong\r\nNgành.
\r\n\r\nTCN 68 - 178: 1999 do Vụ Khoa học Công nghệ\r\nvà Hợp tác quốc tế đề nghị và được Tổng cục Bưu điện ban hành theo quyết định\r\nsố 305/1999/QĐ-TCBĐ ngày 05 tháng 5 năm 1999 của Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu\r\nđiện.
\r\n\r\n\r\n\r\n
QUY PHẠM
\r\nXÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THÔNG TIN CÁP QUANG
Code of practice
\r\nFor the constructions of optical fiber communication systems
(Ban hành kèm theo\r\nQuyết định số 306/1999/QĐ-TCBĐ ngày 05 tháng 5 năm 1999 của Tổng cục trưởng\r\nTổng cục Bưu điện)
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n1) TCN 68 - 178: 1999 được xây dựng căn cứ\r\nvào các quy chuẩn xây dựng, các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy phạm và các\r\nvăn bản quy phạm pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và của\r\nTổng cục Bưu điện.
\r\n\r\n2) TCN 68 - 178: 1999 cũng được xây dựng trên\r\ncơ sở các tiêu chuẩn, các khuyến nghị của các tổ chức quốc tế và tiêu chuẩn nước\r\nngoài được Tổng cục Bưu điện chấp thuận.
\r\n\r\n3) Khi một quy định nào trích dẫn trong quy\r\nphạm này được thay thế và được Nhà nước hay Tổng cục Bưu điện chấp thuận thì\r\nquy định đó sẽ thay thế cho các quy định trích dẫn trong quy phạm này.
\r\n\r\nĐiều 2. Các nguyên\r\ntắc cơ bản cần tuân thủ khi xây dựng công trình thông tin cáp quang
\r\n\r\n1) Xây dựng các công trình thông tin cáp\r\nquang phải tuân thủ đúng các trình tự và nội dung được đề ra trong bản quy phạm\r\nnày.
\r\n\r\n2) Xây dựng các công trình thông tin cáp\r\nquang phải tuân thủ đầy đủ các quy định của Nhà nước và của Ngành về quản lý\r\nđầu tư và xây dựng các công trình thông tin.
\r\n\r\n3) Xây dựng công trình thông tin cáp quang\r\nphải tính đến sự phát triển của mạng viễn thông trong tương lai, đồng thời phải\r\nbảo đảm tính kế thừa của mạng luới hiện tại, phát huy có hiệu quả cao nhất\r\ntrong quá trình khai thác và bảo dưỡng mạng lưới.
\r\n\r\n4) Chi phí xây dựng công trình thông tin cáp\r\nquang phải đảm bảo tiết kiệm tối đa cho ngân sách, tránh lãng phí về của cải\r\nvật chất, thời gian và nhân công lao động.
\r\n\r\n5) Việc xây dựng công trình thông tin cáp\r\nquang phải đảm bảo cho việc khai thác bảo dưỡng được thực hiện một cách dễ dàng.
\r\n\r\n6) Việc xây dựng công trình thông tin cáp\r\nquang không được gây ảnh hưởng nguy hại tới các công trình khác, không gây ảnh\r\nhưởng xấu tới điều kiện môi trường.
\r\n\r\n7) Phải đảm bảo an toàn cho con người và\r\nthiết bị trong quá trình xây dựng, khai thác và bảo dưỡng sau này.
\r\n\r\n8) Trường hợp xây dựng công trình trọng điểm\r\n(cấp 1) khi thiết kế, thi công cần tính đến dự phòng chiến tranh và sự cố lớn.
\r\n\r\nĐiều 3. Phạm vi áp\r\ndụng của quy phạm
\r\n\r\n1) Quy phạm xây dựng công trình thông tin cáp\r\nquang là văn bản quy định các nguyên tắc cần tuân thủ khi tiến hành xây dựng\r\ncác công trình thông tin cáp quang.
\r\n\r\n2) Quy phạm này là cơ sở cho việc xây dựng\r\nquy trình thi công và lập định mức kinh tế - kỹ thuật, thẩm định và phê duyệt\r\ncác đồ án thiết kế công trình, kiểm tra quá trình xây dựng và nghiệm thu cho\r\nphép sử dụng công trình.
\r\n\r\n3) Ngoài quy phạm này, trong quá trình xây\r\ndựng công trình thông tin cáp quang cần phải chú ý áp dụng các văn bản quy phạm\r\npháp luật có liên quan của Nhà nước và của Tổng cục Bưu điện.
\r\n\r\n4) Tất cả các công trình thông tin cáp quang\r\nphải tuân thủ tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm của Ngành Bưu điện và các Ngành\r\nkhác có liên quan. Trong trường hợp tình hình thực tế khó khăn công trình không\r\nthể thực hiện theo đúng bản quy phạm này thì phải báo cáo xin ý kiến của các\r\ncấp có thẩm quyền. ý kiến giải quyết cuối cùng phải ghi vào nhiệm vụ thiết kế,\r\nhồ sơ thiết kế và lý lịch công trình để giao cho cơ quan quản lý sử dụng công\r\ntrình.
\r\n\r\n5) Quy phạm này không áp dụng cho việc xây\r\ndựng công trình thông tin cáp quang dưới biển.
\r\n\r\n\r\n\r\nKHẢO SÁT\r\nTHIẾT KẾ CÔNG TRÌNH THÔNG TIN CÁP QUANG
\r\n\r\n\r\n\r\n1) Khảo sát thiết kế là công việc bắt buộc\r\nphải làm trước khi thiết kế.
\r\n\r\n2) Khảo sát thiết kế phải căn cứ theo:
\r\n\r\na. Dự án đầu tư và các văn bản có liên quan\r\ntrong dự án;
\r\n\r\nb. Yêu cầu của cơ quan thiết kế và chủ đầu\r\ntư.
\r\n\r\n3) Tổ chức khảo sát thiết kế phải là đơn vị\r\ncó tư cách pháp nhân có đăng ký kinh doanh và hành nghề, chứng chỉ tư vấn xây\r\ndựng.
\r\n\r\n4) Tổ chức khảo sát thiết kế và chủ nhiệm đề\r\nán phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và tính pháp lý của\r\ncác tài liệu, số liệu, bản vẽ trong hồ sơ khảo sát thiết kế.
\r\n\r\n5) Hồ sơ khảo sát thiết kế phải thể hiện đầy\r\nđủ nội dung theo quy định hiện hành của Nhà nước và của Ngành.
\r\n\r\nĐiều 5. Yêu cầu chung\r\nkhi khảo sát thiết kế
\r\n\r\n1) Khảo sát thiết kế phải phản ánh đầy đủ,\r\nchính xác bằng số liệu, thuyết minh tình trạng địa hình, địa chất, khí tượng,\r\nthuỷ văn, điện trở suất của đất, tình trạng xã hội, quy hoạch v.v... tại địa\r\nđiểm tuyến cáp sẽ xây dựng.
\r\n\r\n2) Khảo sát thiết kế cũng phải phản ảnh được\r\nhiện trạng của công trình gồm vị trí nơi cáp nhập trạm, độ dài các đoạn cáp\r\nnhập trạm, vị trí của các trạm đầu cuối và các trạm trung gian trên tuyến cáp,\r\nthiết bị phụ trợ, các nơi rẽ cáp v.v... Hiện trạng chung các công trình thông\r\ntin có liên quan cũng phải được thể hiện trong khảo sát thiết kế khi cần thiết.
\r\n\r\nĐiều 6. Dụng cụ đo\r\nđạc dùng cho khảo sát thiết kế
\r\n\r\nCác dụng cụ đo đạc dùng cho khảo sát thiết kế\r\nphải đảm bảo đầy đủ các chức năng và tính chính xác cần thiết.
\r\n\r\n1) Công cụ nghiên cứu sơ bộ:
\r\n\r\na. Bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 50 000, 1: 100\r\n000.
\r\n\r\nb. Bản đồ địa hình - Hành chính - Giao thông\r\ntỷ lệ 1: 500, 1: 1000, nếu cần thiết.
\r\n\r\n2) Công cụ, dụng cụ, thiết bị định tuyến,\r\nđịnh trạm trên thực địa:
\r\n\r\nTùy theo yêu cầu cụ thể của từng loại công\r\ntrình cáp quang để chọn loại thích hợp trong số các dụng cụ sau:
\r\n\r\na. Máy đo, máy ngắm quang học và các phụ kiện\r\nkèm theo;
\r\n\r\nb. Bộ gậy ngắm;
\r\n\r\nc. Xe lăn đo độ dài chuyên dụng;
\r\n\r\nd. Các loại thước đo độ dài;
\r\n\r\ne. Máy quay phim hoặc camera dùng băng từ và\r\nmáy chụp ảnh;
\r\n\r\nf. Các loại cọc mốc và dụng cụ để đóng cọc\r\nmốc;
\r\n\r\ng. Bàn vẽ lưu động và các loại văn phòng phẩm\r\nphù hợp;
\r\n\r\nh. Máy tính cá nhân xách tay (nếu có).
\r\n\r\n3) Công cụ, dụng cụ, thiết bị khảo sát địa\r\nchất.
\r\n\r\na. Các loại khoan máy, khoan tay để lấy mẫu\r\nđất, mẫu nước.
\r\n\r\nb. Máy đo điện trở suất đất.
\r\n\r\nĐiều 7. Phương pháp\r\nkhảo sát thiết kế
\r\n\r\n1) Khảo sát thiết kế sơ bộ bằng bản đồ
\r\n\r\na. Sử dụng bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 50000\r\nhoặc 1: 100000 để xác định sơ bộ vị trí tuyến và nhà trạm.
\r\n\r\nb. Sử dụng bản đồ tỷ lệ 1: 500 hoặc 1: 1000\r\nđể xác định vị trí tuyến và nhà trạm ở trong thành phố, thị xã, thị trấn, khu\r\ncông nghiệp...
\r\n\r\n2) Khảo sát thiết kế chi tiết trên thực\r\nđịa
\r\n\r\na. Đối với các tuyến cáp nằm ở vùng địa hình\r\nphức tạp như đồng ruộng, đồi nương... cần áp dụng phương pháp đo bằng máy ngắm\r\nquang học hoặc gậy ngắm.
\r\n\r\nb. Đối với các tuyến cáp nằm ở địa hình thuận\r\nlợi như: ven đường, bãi phẳng... có thể dùng xe đo hoặc thước đo.
\r\n\r\n3) Đối với tuyến cáp treo
\r\n\r\na. Tại vị trí dựng cột phải đóng cọc mốc.
\r\n\r\nb. Đối chiếu và đánh dấu những vị trí dựng\r\ncột lên bản vẽ mặt bằng.
\r\n\r\n4) Đối với tuyến cáp cống
\r\n\r\na. Dùng bản đồ đã có sẵn của các vùng có\r\ntuyến cáp đi qua để phóng đại thành bản đồ có tỷ lệ cần thiết.
\r\n\r\nb. Đo lại trên thực địa để điều chỉnh lại\r\nnhững địa điểm mà thực địa đã thay đổi không giống như bản đồ cũ.
\r\n\r\nc. Phải đánh dấu vị trí bể cáp trên thực địa.\r\nNếu đóng cọc được thì đóng ngập hết cọc mốc, chỉ để lộ mặt đầu của cọc mốc có\r\nghi số. Nếu là đường nhựa thì dùng sơn đỏ đánh dấu vào mặt đường.
\r\n\r\n5) Đối với tuyến cáp chôn trực tiếp
\r\n\r\na. Trên đường thẳng cứ 100 m và tại mỗi góc\r\nđóng một cọc mốc. Nếu vị trí đóng cọc mốc không gây trở ngại cho xe cộ và người\r\nđi lại thì phần cọc mốc còn thừa trên mặt đất là 20 cm, cọc mốc có viết chữ\r\nđánh dấu. Tại những vị trí đóng cọc mốc gây trở ngại giao thông cần ghi chép tỷ\r\nmỉ trong bản vẽ mặt bằng về vị trí của tuyến.
\r\n\r\nb. Có biện pháp kiểm tra tình trạng địa chất,\r\nđịa hình của tuyến.
\r\n\r\n6) Đối với cáp đi trong nhà
\r\n\r\na. Sử dụng thước dây để đo khảo sát.
\r\n\r\nb. Đánh dấu các vị trí đặt hộp kéo cáp, các\r\nsố liệu và các đặc điểm đặc trưng của nhà trạm.
\r\n\r\n7) Đối với cáp đi trong hầm
\r\n\r\na. Sử dụng thước dây để đo.
\r\n\r\nb. Đánh dấu các vị trí đặt cáp, nơi rẽ cáp,\r\nvị trí đặt cầu cáp, đặt giá phối cáp.
\r\n\r\nĐiều 8. Nội dung khảo\r\nsát thiết kế
\r\n\r\n1) Căn cứ vào yêu cầu cụ thể của từng công\r\ntrình, có thể quy định nội dung khảo sát thiết kế sơ bộ để đảm bảo thuận tiện\r\ncho khảo sát thiết kế. Nội dung khảo sát thiết kế trên thực địa phải được tiến\r\nhành chi tiết và cụ thể cho từng chủng loại hệ thống cáp quang được lắp đặt.
\r\n\r\n2) Đối với cáp treo
\r\n\r\na. Khảo sát sơ bộ hướng tuyến, vị trí trạm\r\ntrên bản đồ.
\r\n\r\nb. Khảo sát chi tiết trên thực địa về tuyến\r\ncáp và vị trí đặt trạm. Tuyến và trạm được khảo sát trên cơ sở đã có sự thoả\r\nthuận bằng văn bản của các cơ quan có liên quan.
\r\n\r\nc. Xác định các tham số thực địa bao gồm:\r\nvùng gió, điều kiện tải trọng, các tác động đối với cột và cáp, nhiệt độ, độ ẩm\r\nkhông khí, lượng mưa trung bình, lớn nhất và nhỏ nhất, tình hình dông, sét, địa\r\nhình, địa chất, địa vật lý tại ví trí chôn cột. Đồng thời xác định chủng loại,\r\nquy cách và các giải pháp gia cố, gia cường cột và cáp.
\r\n\r\nd. Xác định cự ly khoảng cột (kể cả khoảng\r\nvượt), số lượng, chủng loại, quy cách cáp treo trên cột.
\r\n\r\ne. Xác định cự ly giữa tuyến và các vật thể\r\nhoặc các công trình kiến trúc xây dựng dọc theo tuyến.
\r\n\r\n3) Đối với cáp cống
\r\n\r\na. Khảo sát sơ bộ hướng tuyến, vị trí trạm\r\ntrên bản đồ.
\r\n\r\nb. Khảo sát chi tiết trên thực địa về tuyến\r\ncáp và vị trí đặt trạm. Tuyến và trạm được khảo sát trên cơ sở đã có sự thoả\r\nthuận bằng văn bản của các cơ quan có liên quan.
\r\n\r\nc. Khảo sát địa hình, loại đất đá cần đào đắp,\r\nđịa vật lý, các tác nhân xâm thực và ăn mòn cáp, lượng và mức nước ngầm, mức độ\r\núng lụt đối với cáp khi mưa bão ở vùng đặt cáp.
\r\n\r\nd. Xác định tình hình dông, sét của khu vực\r\nđặt tuyến, đặt trạm.
\r\n\r\ne. Xác định chủng loại và quy cách cống, bể\r\nvà dung lượng đường ống cần thiết.
\r\n\r\nf. Xác định độ chôn sâu và khoảng cách đặt\r\nđường ống cáp ở các môi trường đặt ống: vỉa hè, lòng đường, vượt đường sắt, vượt\r\nđường bộ, vượt chéo qua ống cấp thoát nước, vượt chéo qua đường cáp điện lực\r\nngầm, vượt cầu cống, ở trên/dưới/cạnh các công trình kiến trúc - xây dựng ngầm\r\nvà nổi (hiện tại và theo quy hoạch).
\r\n\r\ng. Xác định số lượng và chủng loại cáp, quy\r\ncách kéo cáp, bán kính cong tại các điểm uốn cong của tuyến cáp.
\r\n\r\nh. Xác định vị trí các bể cáp.
\r\n\r\ni. Xác định cự ly giữa tuyến cáp với các vật\r\nthể, các công trình khác có liên quan dọc theo tuyến cáp.
\r\n\r\n4) Đối với cáp chôn trực tiếp
\r\n\r\na. Khảo sát sơ bộ hướng tuyến, vị trí trạm\r\ntrên bản đồ.
\r\n\r\nb. Khảo sát hướng tuyến, vị trí trạm chi\r\ntiết, cụ thể trên thực địa.
\r\n\r\nc. Xác định tình hình dông sét của khu vực\r\nđặt tuyến, đặt trạm.
\r\n\r\nd. Khảo sát địa hình, địa chất, địa vật lý,\r\nloại đất đá cần đào đắp, các tác nhân xâm thực và ăn mòn cáp, lượng và mức nước\r\nngầm, mức độ úng lụt khi mưa lũ, tình hình sạt lở tuyến có thể xảy ra đối với\r\nvùng đặt cáp.
\r\n\r\ne. Khảo sát nơi qua cầu, qua sông, ao hồ,\r\nkênh, mương máng v.v... và xác định nơi cáp đi qua.
\r\n\r\nf. Xác định độ chôn sâu, phương pháp đặt cáp\r\nvà khoảng cách đặt cáp ở các môi trường chôn cáp: ven đường, dưới ruộng, dưới\r\nmương, ngòi, suối, sông, qua cầu, qua cống, cạnh ta-luy dương, cạnh ta-luy âm\r\nvà vượt chéo hay ở cạnh các công trình ngầm hoặc nổi khác (hiện tại và theo quy\r\nhoạch).
\r\n\r\ng. Xác định số lượng, chủng loại, quy cách\r\nđặt cáp chôn trực tiếp, bán kính cong tại các điểm uốn cong của tuyến cáp.
\r\n\r\nh. Xác định vị trí các hố nối.
\r\n\r\ni. Xác định cự ly với các vật thể, các công\r\ntrình khác có liên quan dọc theo tuyến cáp.
\r\n\r\n5) Đối với cáp đi trong hầm
\r\n\r\nXác định chủng loại, quy cách hầm cáp, bao\r\ngồm:
\r\n\r\na. Loại vật liệu xây dựng hầm cáp;
\r\n\r\nb. Thông hơi, thông gió, an toàn về hoả hoạn;
\r\n\r\nc. Giá để đặt cáp trong hầm.
\r\n\r\n6) Đối với cáp đi trong nhà
\r\n\r\na. Xác định điều kiện đặt cáp (đặt trong ống,\r\ntrong máng cáp hoặc để trần).
\r\n\r\nb. Dự kiến vị trí cáp đặt trong nhà.
\r\n\r\nc. Xác định các điều kiện an toàn về hỏa\r\nhoạn.
\r\n\r\nd. Xác định nơi sẽ phải uốn cong cáp.
\r\n\r\n7) Khảo sát thiết kế nhà trạm.
\r\n\r\na. Xác định địa hình, địa vật lý và vị trí\r\nđặt trạm.
\r\n\r\nb. Xác định tổng mặt bằng khu vực đặt trạm.
\r\n\r\nc. Xác định các dữ liệu về cơ sở hạ tầng khu\r\nvực đặt trạm (các công trình có liên quan đến nhà trạm, điều kiện vật tư sẵn\r\ncó).
\r\n\r\nd. Xác định khu vực mặt bằng thuận lợi cho hệ\r\nthống tiếp đất cho nhà trạm.
\r\n\r\nĐiều 9. Hồ sơ khảo\r\nsát thiết kế
\r\n\r\nNội dung trong hồ sơ khảo sát thiết kế phải\r\nthể hiện:
\r\n\r\n1) Đầy đủ, chính xác, có sở cứ pháp lý và\r\nkinh tế kỹ thuật.
\r\n\r\n2) Những khó khăn tồn tại chưa giải quyết được\r\nhoặc những vấn đề chưa được xác định cần phải tiếp tục nghiên cứu và giải\r\nquyết.
\r\n\r\n3) Dự kiến về biện pháp giải quyết những vấn\r\nđề tồn tại.
\r\n\r\n4) Sơ đồ tuyến cáp trong bối cảnh có các công\r\ntrình kiến trúc cố định. Ký hiệu ghi chép phải thống nhất và theo đúng quy định\r\ncủa Nhà nước.
\r\n\r\n\r\n\r\nTHIẾT KẾ\r\nCÔNG TRÌNH THÔNG TIN CÁP QUANG
\r\n\r\n\r\n\r\n1) Trong quá trình thiết kế cần quan tâm đến\r\nxu thế ngầm hoá tất yếu và phải tính đến đặc điểm và hiệu quả kinh tế của từng\r\ncông trình cụ thể trong tổng thể toàn công trình và trong tổng thời gian sử\r\ndụng công trình.
\r\n\r\n2) Việc thiết kế công trình thông tin cáp\r\nquang được tiến hành sau khi dự án khả thi được các cấp có thẩm quyền phê\r\nduyệt.
\r\n\r\n3) Việc thiết kế chỉ được thực hiện sau khi\r\nđã có hồ sơ khảo sát. Thuyết minh bản vẽ phải đầy đủ, chính xác về nội dung xây\r\nlắp công trình, các yêu cầu và hướng dẫn công tác xây lắp, các số liệu, tiêu\r\nchuẩn cần đạt được.
\r\n\r\n4) Việc thiết kế phải bảo đảm đúng tiêu\r\nchuẩn, quy trình, quy phạm, quy chuẩn xây dựng và các quy định khác của Nhà\r\nnước có liên quan.
\r\n\r\n5) Nội dung thiết kế xây dựng, lắp đặt công\r\ntrình thông tin cáp quang phải bao gồm các tính toán định lượng kết hợp với\r\nphân tích định tính chặt chẽ để quyết định các giải pháp kinh tế - kỹ thuật sẽ\r\náp dụng và đưa ra các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật cần đạt được, so sánh chúng\r\nvới những quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy phạm xây dựng có liên quan.
\r\n\r\n6) Các công trình cáp quang phải bảo đảm an\r\ntoàn phòng chống thiên tai.
\r\n\r\n7) Công trình cáp quang phải được trang bị\r\nchống sét và tiếp đất quy định tại Quy phạm TCN 68-174: 1998.
\r\n\r\n8) Phải sử dụng các loại cáp có khả năng\r\nchống mối và các loại gặm nhấm tại các khu vực có nguy cơ bị mối xông hay bị\r\ncác loại gặm nhấm phá hoại.
\r\n\r\n9) Phải đưa ra phương án thiết kế tối ưu để\r\ncấp có thẩm quyền phê duyệt.
\r\n\r\n\r\n\r\n1) Phải có các văn bản làm cơ sở thiết kế,\r\nbao gồm:
\r\n\r\na. Quyết định phê duyệt dự án khả thi (dự án\r\nđầu tư) của cấp có thẩm quyền;
\r\n\r\nb. Các văn bản khác có liên quan, bao gồm:
\r\n\r\n- Văn bản liên quan đến tuyến cáp, địa điểm,\r\nmặt bằng (văn bản thoả thuận tuyến cáp hoặc văn bản có liên quan đến địa điểm,\r\nmặt bằng trạm... của các cơ quan hữu trách trong và ngoài Ngành);
\r\n\r\n- Các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm quy\r\nchuẩn xây dựng của Nhà nước và của Ngành có liên quan đến việc thiết kế;
\r\n\r\n- Các định mức kinh tế - kỹ thuật có liên\r\nquan áp dụng trong thiết kế.
\r\n\r\n- Các tài liệu, số liệu, thông số kỹ thuật,\r\nchất lượng kèm theo nguồn gốc hồ sơ, hình thức cung cấp của thiết bị (chọn gói,\r\nđơn lẻ...).
\r\n\r\nc. Hồ sơ tài liệu thu thập được trong quá\r\ntrình khảo sát, đo đạc.
\r\n\r\n2) Nội dung thiết kế kỹ thuật
\r\n\r\na. Phần thuyết minh.
\r\n\r\n- Thuyết minh tổng quát: Sở cứ lập thiết kế\r\nkỹ thuật, tóm tắt nội dung thiết kế được chọn và các phương án thiết kế, các\r\nthông số và chỉ tiêu đạt được của công trình theo phương án được chọn.
\r\n\r\n- Đưa ra những chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật mà\r\ncông trình phải đạt được.
\r\n\r\n- Giải pháp thi công.
\r\n\r\n+ Thuyết minh về việc đền bù, giải phóng mặt\r\nbằng.
\r\n\r\n+ Giải pháp kỹ thuật thi công công trình.
\r\n\r\n+ Phương án vận chuyển vật tư thiết bị và\r\nnhững lưu ý về an toàn lao động trong khi thi công công trình.
\r\n\r\nb. Phần bản vẽ:
\r\n\r\n- Đưa ra bản đồ tổng thể tuyến có tỷ lệ từ\r\n1:250 000 đến 1:500 000 tuỳ theo mức độ chính xác cần thể hiện.
\r\n\r\n- Mặt bằng bố trí chi tiết các hạng mục công\r\ntrình.
\r\n\r\n- Các bản vẽ kỹ thuật.
\r\n\r\nc. Phần tổng dự toán:
\r\n\r\n- Các sở cứ để lập tổng dự toán;
\r\n\r\n- Tài liệu diễn giải và tổng hợp khối lượng\r\nlắp đặt công trình;
\r\n\r\n- Tổng dự toán được lập theo khối lượng lắp\r\nđặt công trình nêu trên và theo văn bản hướng dẫn lập giá và quản lý chi phí\r\nxây dựng công trình thuộc các dự án đầu tư do cấp có thẩm quyền ban hành.
\r\n\r\n3) Nội dung thiết kế kỹ thuật thi công:
\r\n\r\na. Phần thuyết minh: Có thuyết minh hướng dẫn\r\nvề trình tự thi công, có thuyết minh thiết kế, chi tiết mặt bằng, mặt cắt của\r\ntừng hạng mục công trình, thể hiện đầy đủ vị trí và kích thước của các chi tiết\r\nkết cấu, thiết bị, có biểu liệt kê khối lượng xây lắp và thiết bị của hạng mục\r\ncông trình đó, cơ sở và văn bản pháp lý để thiết kế, các yêu cầu an toàn lao\r\nđộng trong thi công.
\r\n\r\nb. Phần bản vẽ: Bản vẽ thi công tuyến cáp có\r\ntỷ lệ 1: 2000, các mặt cắt cần thiết tùy trường hợp cụ thể có tỷ lệ từ 1: 200\r\nđến 1: 1. Bản vẽ cần thể hiện chi tiết các bộ phận công trình bao gồm vị trí,\r\nkích thước, quy cách và số lượng của từng hạng mục công trình. Bản vẽ cũng phải\r\nthể hiện các chi tiết về lắp đặt thiết bị bao gồm vị trí, kích thước, quy cách và\r\nsố lượng của từng loại thiết bị, cấu kiện, linh kiện và vật liệu, những ghi chú\r\ncần thiết cho người thi công và hướng dẫn của các hãng chế tạo thiết bị.
\r\n\r\nc. Biểu tổng hợp khối lượng lắp đặt thiết bị,\r\nvật tư của từng hạng mục công trình và toàn bộ công trình, thể hiện đầy đủ quy\r\ncách số lượng của từng loại vật liệu, cấu kiện thiết bị.
\r\n\r\nd. Dự toán chi tiết: Các căn cứ và cơ sở để\r\nlập dự toán, các phụ lục cần thiết, tổng hợp dự toán của tất cả các hạng mục\r\ncông trình.
\r\n\r\ne. Trang trí nội ngoại thất thể hiện vị trí\r\nlắp đặt thiết bị đảm bảo cho bảo dưỡng, vận hành thiết bị cũng như đảm bảo mỹ\r\nthuật.
\r\n\r\nĐiều 12. Nguyên tắc\r\nthiết kế tuyến cáp quang
\r\n\r\n1) Chọn tuyến đặt cáp phải tuân thủ các\r\nnguyên tắc cơ bản sau đây:
\r\n\r\n- Hợp lý và kinh tế nhất;
\r\n\r\n- Bảo đảm các tham số truyền dẫn của tuyến\r\ncáp;
\r\n\r\n- Thi công thuận lợi hoặc không quá khó khăn,\r\nphức tạp;
\r\n\r\n- Thuận lợi cho việc quản lý tuyến cáp lâu\r\ndài;
\r\n\r\n- Khi chọn tuyến cáp cần tránh các khu vực có\r\nđịa hình quá phức tạp không thể thi công hoặc không đảm bảo an toàn cho cáp\r\nnhư: đầm lầy, vực sâu, dốc cao, vùng có nước suối lở lớn, vùng có động đất,\r\nvùng có độ ăn mòn cao.
\r\n\r\n2) Chọn cáp quang cho tuyến phải có cấu trúc\r\nphù hợp với loại hình lắp đặt, tuân thủ tiêu chuẩn kỹ thuật của ngành (TCN\r\n68-160:1995).
\r\n\r\n3) Việc tính toán đặc tính truyền dẫn của tuyến\r\nphải dựa vào các tham số đã được quy định trong các quy trình, các tiêu chuẩn hiện\r\nhành. Việc tính toán này phải được dựa trên quỹ công suất PT (PT\r\nlà suy hao tổng giữa thiết bị phát và thiết bị thu)
\r\n\r\nPT được tính theo công thức sau:
\r\n\r\nPT = PS - PR\r\n= αFL + LSP + P + m
\r\n\r\nTrong đó: PS là công suất quang\r\ncủa nguồn phát đo tại điểm S là điểm nằm trên sợi quang ngay sau bộ nối quang\r\nphía phát (dBm).
\r\n\r\nPR là độ nhạy thu được đo tại điểm\r\nR là điểm nằm trên sợi quang ngay phía trước bộ nối quang phía thu (dBm).
\r\n\r\nαF là hệ số suy hao của sợi quang\r\n(dB/Km).
\r\n\r\nL là độ dài cáp (Km).
\r\n\r\nLSP là suy hao của các mối hàn sợi\r\n(dB).
\r\n\r\nP là độ thiệt thòi luồng quang cực đại\r\n(thường bằng 1 dB).
\r\n\r\nm là công suất dự phòng (dB).
\r\n\r\nGiá trị tán sắc của tuyến phải phù hợp với\r\ncác giá trị quy định trong các tiêu chuẩn hiện hành.
\r\n\r\nĐiều 13. Thiết kế\r\ntuyến cáp treo
\r\n\r\n1) Thiết kế treo cáp
\r\n\r\na. Phải sử dụng dây tự treo làm dây treo cáp\r\nnhưng phải tính toán lực kéo, độ chùng tiêu chuẩn cho phép và xử lý cáp tại các\r\ncột. Tại những nơi nguy hiểm như có gió lớn, đổi hướng tuyến vv..., phải có\r\nbiện pháp gia cố thêm các nút buộc gắn cáp với dây tự treo vào cột.
\r\n\r\nb. Trong trường hợp cột vượt hoặc khoảng cách\r\ngiữa hai cột lớn, phải thiết kế dùng thêm dây phụ trợ treo cáp để đảm độ bảo\r\nchịu lực. Trong trường hợp đó, cần phải tính toán cường độ dây để đảm bảo an\r\ntoàn cho cáp treo. Có thể kéo cáp quang vượt qua đường sắt, đường bộ, đường dây\r\ntruyền thanh, đường dây thông tin khác, đường dây điện lực và các kiến trúc\r\nkhác bằng cột nối đơn hoặc kép nhưng phải bảo đảm khoảng cách như các Bảng 3.1,\r\n3.2, 3.3.
\r\n\r\nBảng 3.1: Quy định về\r\nkhoảng cách thẳng đứng nhỏ nhất của tuyến cáp treo với các kiến trúc khác
\r\n\r\n\r\n STT \r\n | \r\n \r\n Loại kiến trúc \r\n | \r\n \r\n Khoảng cách, m \r\n | \r\n
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n Vượt đường ô tô có xe cần cẩu đi qua \r\n | \r\n \r\n 5,5 \r\n | \r\n
\r\n 2 \r\n | \r\n \r\n Vượt đường sắt ở trong ga (tính đến mặt\r\n ray) \r\n | \r\n \r\n 7,5 \r\n | \r\n
\r\n 3 \r\n | \r\n \r\n Vượt đường sắt ở ngoài ga (tính đến mặt\r\n ray) \r\n | \r\n \r\n 6,5 \r\n | \r\n
\r\n 4 \r\n | \r\n \r\n Vượt nóc nhà và các kiến trúc cố định \r\n | \r\n \r\n 1,0 \r\n | \r\n
\r\n 5 \r\n | \r\n \r\n Cáp thấp nhất cách dây cao nhất của đường\r\n dây thông tin khác khi giao chéo nhau \r\n | \r\n \r\n 0,6 \r\n | \r\n
\r\n 6 \r\n | \r\n \r\n Song song với đường ô tô, điểm thấp nhất\r\n cách mặt đất \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
Bảng 3.2: Quy định về\r\nkhoảng cách nằm ngang nhỏ nhất của tuyến cáp treo với các kiến trúc khác
\r\n\r\n\r\n STT \r\n | \r\n \r\n Loại kiến trúc \r\n | \r\n \r\n Khoảng cách, m \r\n | \r\n
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n Từ cột treo cáp tới thanh ray gần nhất \r\n | \r\n \r\n 4/3 chiều cao cột \r\n | \r\n
\r\n 2 \r\n | \r\n \r\n Từ cột treo cáp tới mép ngoài cùng của cây \r\n | \r\n \r\n 1,0 \r\n | \r\n
\r\n 3 \r\n | \r\n \r\n Từ cột treo cáp tới nhà cửa và các kiến\r\n trúc khác \r\n | \r\n \r\n 3,0 \r\n | \r\n
\r\n 4 \r\n | \r\n \r\n Khoảng cách giữa hai cột kép (tính từ điểm\r\n giữa các cột kép) \r\n | \r\n \r\n 8,5 \r\n | \r\n
\r\n 5 \r\n | \r\n \r\n Từ cột treo cáp tới mép vỉa hè \r\n | \r\n \r\n 0,5 \r\n | \r\n
Bảng 3.3: Quy định về khoảng cách thẳng đứng\r\nnhỏ nhất của tuyến cáp treo với dây điện lực
\r\n\r\n\r\n STT \r\n | \r\n \r\n Loại dây điện \r\n | \r\n \r\n Khoảng cách, m \r\n | \r\n
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n Với dây điện lực hạ thế \r\n | \r\n \r\n 1,25 \r\n | \r\n
\r\n 2 \r\n | \r\n \r\n Với dây điện lực cao thế \r\n- từ 1 kV đến 10 khu vực \r\n- trên 10 kV đến 110 kV \r\n- trên 110 kV đến 220 kV \r\n- trên 220 kV đến 500 kV \r\n | \r\n \r\n \r\n 3,0 \r\n5,0 ¸ 7,0 \r\n10 \r\n20 \r\n | \r\n
c. Đối với những đoạn tuyến cáp đi qua vùng\r\nđồi núi thì ngoài việc trang bị lắp ghép và hãm buộc dây treo cáp trên cột còn\r\nphải chú ý đến sự biến đổi của độ dốc.
\r\n\r\nd. Đối với trường hợp cáp quang vượt qua cầu\r\nhoặc men theo vách đá, có thể lợi dụng thành cầu và vách đá cho cáp vượt qua.\r\nTrong trường hợp lợi dùng thành cầu để lắp đặt cáp phải nắm thật cụ thể tình\r\nhình kết cấu, chiều dài, khoảng cách nhịp cầu...
\r\n\r\n2) Trang bị cột.
\r\n\r\na. Phải dựa trên các tiêu chuẩn hiện hành để\r\ntính toán chiều cao và độ sâu chôn cột, độ võng, khoảng cách giữa các cột và\r\ncác ảnh hưởng của môi trường đến cáp. Khoảng cách 40 m là khoảng cách cột\r\nchuẩn. Đối với các trường hợp đặc biệt khi khoảng cột lớn hơn 40 m, phải tiến\r\nhành thiết kế cột riêng và biện pháp gia cố cột theo các điều kiện thực tế và\r\nquy định Nhà nước về thiết kế cột để đảm bảo an toàn. Độ võng của cáp không\r\nđược vượt quá 1,5 % khoảng cột.
\r\n\r\nĐối với khoảng cách đặc biệt giữa các cột khi\r\nlắp đặt cáp qua sông, vùng đầm lầy... thì phải thiết kế xây dựng cột vượt, cột\r\nchuẩn bị vượt có thêm dây phụ trợ treo cáp.
\r\n\r\nb. Tất cả các cột vượt và cột chuẩn bị vượt\r\ntrong các trường hợp giá đỡ trên thành cầu, trên vách đá... đều phải tính đến\r\nquy cách xây dựng để bảo đảm an toàn.
\r\n\r\nc. Trên cột vượt và cột chuẩn bị vượt đều\r\nphải trang bị bàn trèo.
\r\n\r\n3) Trang bị dây co
\r\n\r\na. Dây co phải bằng dây thép mạ kẽm có n sợi\r\nđường kính mỗi sợi 4 mm xoắn với nhau (n = 3, 5, 7, 9 xác định theo thiết kế).\r\nKhi dây co chịu lực lớn có thể thiết kế dây co bằng các loại thép bện. Cần tính\r\ntoán vị trí mắc dây co trên cột đặt gần trọng tâm của lực, nhưng phải đảm bảo khoảng\r\ncách tối thiểu giữa dây co và cáp.
\r\n\r\nb. Trên cột chuẩn bị vượt, dây co phải buộc\r\ngần sát chỗ kẹp cáp, dây co ở mỗi tầng phải làm riêng một thanh hãm hoặc móng\r\ndây co, khi cần thiết thì những tầng dây co có thể dùng chung một thanh hãm\r\nhoặc một móng dây co nhưng phải tính đến khả năng chịu lực kéo bật của dây co.
\r\n\r\nc. Để cân bằng lực kéo của khoảng cáp vượt,\r\nphải tiến hành trang bị dây co đỡ đầu cho cột vượt. Quy cách và vị trí buộc\r\nphải tính toán cụ thể trong thiết kế. Để tiện cho thi công, dây co trang bị cho\r\ncột vượt nên dùng dây thép bện và kẹp sắt bu-lông để hãm buộc.
\r\n\r\n4) Trang bị chân chống, xây móng và ụ quầy\r\ncho cột
\r\n\r\na. Tại những vùng ngập nước, sình lầy đất\r\nmềm, phải thiết kế xây dựng chân chống, xây móng và ụ quầy gia cố cho cột.
\r\n\r\nb. Ở những vị trí không thể làm được dây co\r\nthì trang bị chân chống để thay dây co gia cố cột.
\r\n\r\nc. Cột vượt và cột chuẩn bị vượt đều phải\r\nđược đổ móng bê tông chôn cột chung cho cả hai nhánh. Kích thước móng cột phải\r\ntính toán cụ thể.
\r\n\r\n(Độ võng của cáp treo có thể được tham khảo ở\r\nbảng 3.4).
\r\n\r\nBảng 3.4: Độ võng\r\ntham khảo của cáp treo (m)
\r\n\r\n\r\n Khoảng cột, m \r\nNhiệt độ 0C \r\n | \r\n \r\n 40 \r\n | \r\n \r\n 50 \r\n | \r\n \r\n 60 \r\n | \r\n \r\n 70 \r\n | \r\n \r\n 80 \r\n | \r\n
\r\n 10 \r\n20 \r\n30 \r\n40 \r\n | \r\n \r\n 0,4 \r\n0,42 \r\n0,44 \r\n0,46 \r\n | \r\n \r\n 0,50 \r\n0,52 \r\n0,54 \r\n0,55 \r\n | \r\n \r\n 0,56 \r\n0,58 \r\n0,60 \r\n0,62 \r\n | \r\n \r\n 0,60 \r\n0,62 \r\n0,64 \r\n0,66 \r\n | \r\n \r\n 0,64 \r\n0,66 \r\n0,68 \r\n0,79 \r\n | \r\n
5) Trang bị chống sét cho tuyến cáp
\r\n\r\na. Cứ khoảng 200 m dọc theo tuyến cáp phải\r\ntrang bị một cọc tiếp đất nối vào dây treo kim loại và thành phần kim loại của\r\ncáp treo.
\r\n\r\nb. Trên cột vượt và cột chuẩn bị vượt phải\r\ntrang bị dây thu lôi. Đối với cột bê tông, cần làm dây thu lôi ngoài dọc từ\r\ntrên ngọn xuống chân cột. Đối với cột sắt có thể hàn kim thu lôi vào ngọn cột\r\nvà hàn dây đất vào gốc cột. Điện cực tiếp đất của thu lôi phải chôn cách xa\r\ncột. Khi cột vượt là cột chữ H phải trang bị dây thu lôi riêng biệt ở hai nhánh\r\ncủa cột và điện cực tiếp đất của thu lôi phải chôn xa chân cột và chôn theo hai\r\nhướng ngược nhau.
\r\n\r\nĐiều 14. Thiết kế\r\ntuyến cáp chôn trực tiếp
\r\n\r\n1) Cáp quang chôn trực tiếp nên thiết kế chôn\r\ntrực tiếp. Chỉ trang bị cáp đặt trong ống trong trường hợp cần thiết tại những\r\nnơi có tác động về cơ học, môi trường lớn hơn khả năng cho phép của cáp và\r\nthích hợp cho việc dỡ bỏ hoặc di chuyển sau này.
\r\n\r\n2) Phải thiết kế cáp quang chôn trực tiếp với\r\nđộ sâu phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật của cáp chôn. Phải trang bị băng báo\r\nhiệu ngay trên cáp chôn trực tiếp. Cứ 200 m phải có mốc đánh dấu tuyến cáp.\r\nPhải có mốc đánh dấu riêng cho tuyến cáp tại những vị trí tuyến cáp đổi hướng,\r\ntại các bể chứa măng xông cáp và tại các hố dự trữ cáp. Mốc cáp phải đúc bằng\r\nbê tông cốt thép, ký hiệu “CÁP QUANG” bằng chữ in đúc chìm, có quy ước\r\nđánh số thứ tự.
\r\n\r\n3) Trường hợp chôn cáp quang nơi nền đất đá\r\ncấp I, II độ sâu rãnh chôn cáp là 1,2 m. Trường hợp chôn cáp quang nơi nền đất\r\nđá cấp III độ sâu rãnh chôn cáp là 0,7 m. Trường hợp chôn cáp quang nơi nền đất\r\nđá cấp IV, V độ sâu rãnh chôn cáp là 0,5 m. ở nơi đất mềm tơi xốp không thể đào\r\nsâu được vì dễ sụt lở thì phải dùng giải pháp đầm chặt (tăng hệ số đầm chặt đến\r\nK= 0,95) và dùng ống PVC để bảo vệ thêm cho cáp. ở những đoạn cáp qua sông độ\r\nsâu chôn cáp là 1,5 m dưới đáy sông.
\r\n\r\nNhững trường hợp đặc biệt có quy định thiết\r\nkế riêng.
\r\n\r\n4) Khi cáp qua cầu, phải đặt cáp trong ống\r\nnhựa PVC và ngoài cùng là ống sắt F100.\r\nLợi dụng thành cầu và vách cầu để lắp đặt đường cáp. Nơi cáp lên và xuống cầu\r\nnhất thiết phải xây ụ quầy bằng bê tông phù hợp với điều kiện lắp đặt. ụ quầy\r\nphải không cản trở giao thông và gây tác động có hại tới kiến trúc cầu. Phải để\r\ndư cáp tại mỗi đầu cầu ít nhất là 12 m cho việc sửa chữa sau này.
\r\n\r\n5) Khi cáp qua sông, ao hồ, mương ngòi mà\r\nkhông đặt trên cầu được thì có thể làm cột vượt hoặc chôn trực tiếp dưới ao,\r\nhồ, sông ngòi theo thiết kế tương ứng với treo cáp qua cột vượt hoặc chôn trực\r\ntiếp. Nơi bắt đầu qua sông cũng phải xây ụ quầy và phải có biển báo rõ ràng.\r\nPhải có máng bằng bê tông hoặc sắt để bảo vệ cáp nơi cập bờ và nơi có dòng chảy\r\nxiết. Cáp chôn trực tiếp dưới lòng sông, ao hồ không cần bảo vệ bằng tấm bê tông\r\nnhưng phải có biện pháp thi công phù hợp để đảm bảo đủ độ sâu an toàn. Cáp qua\r\nmương ngòi nhỏ thì phải dùng ống sắt F100\r\nđủ bền để dẫn cáp qua mương và cũng phải có biển báo rõ ràng.
\r\n\r\n6) Phải vẽ sơ đồ mặt cắt tại nhiều nơi trên\r\ntuyến cáp, đặc biệt ở những nơi có địa hình không bình thường như qua đường\r\ngiao thông, qua đê.
\r\n\r\n7) Phải trang bị chống sét cho tuyến cáp\r\ntrong trường hợp cần thiết theo tiêu chuẩn và quy phạm chống sét hiện hành (TCN\r\n68-135: 1995, TCN 68-140: 1995, TCN 68-174: 1998 và các tiêu chuẩn, quy định\r\nkhác có liên quan).
\r\n\r\nBảng 3.5: Quy định về\r\nkhoảng cách tối thiểu giữa cáp quang và các công trình ngầm khác
\r\n\r\n\r\n STT \r\n | \r\n \r\n Các công trình ngầm \r\n | \r\n \r\n Song song \r\n | \r\n \r\n Chéo nhau \r\n | \r\n
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n Đường điện lực: \r\n- Hạ thế \r\n- Cao thế \r\n | \r\n \r\n \r\n 1,25 m \r\n3,00 m \r\n | \r\n \r\n \r\n 0,50 m \r\n1,00 m \r\n | \r\n
\r\n 2 \r\n | \r\n \r\n Đường ống nước \r\n | \r\n \r\n 1,00 m \r\n | \r\n \r\n 0,15 m \r\n | \r\n
\r\n 3 \r\n | \r\n \r\n Đường cống nước thải \r\n | \r\n \r\n 1,50 m \r\n | \r\n \r\n 0,25 m \r\n | \r\n
\r\n 4 \r\n | \r\n \r\n Đường ống dẫn dầu \r\n | \r\n \r\n 1,50 m \r\n | \r\n \r\n 0,25 m \r\n | \r\n
8) Phải thiết kế bảo vệ măng xông cáp trong\r\nbể cáp. Bể cáp chứa măng xông phải đủ rộng để chứa cả cáp dư và có chỗ để gia\r\ncố bảo vệ măng xông cáp.
\r\n\r\nĐiều 15. Thiết kế\r\ntuyến cáp đặt trong cống
\r\n\r\n1) Việc thiết kế cáp quang đặt trong hệ thống\r\ncống bể cáp phải tuân theo các tiêu chuẩn hiện hành.
\r\n\r\n2) Tính toán cống bể cáp.
\r\n\r\na. Khi tính toán cống bể cáp cần phải quy\r\nđịnh:
\r\n\r\n- Số lượng ống chứa cáp.
\r\n\r\n- Kích thước bể cáp.
\r\n\r\n- Vị trí của bể cáp và cống cáp. Yêu cầu về\r\nkhoảng cách của cống bể cáp với các công trình kiến trúc khác như quy định\r\ntrong bảng 3.6.
\r\n\r\n- Khả năng thay đổi vị trí của bể cáp.
\r\n\r\n- Khoảng cách giữa các bể cáp, loại và số\r\nlượng cống bể cáp.
\r\n\r\nb. Khi thiết kế tuyến cống bể cáp phải quy định\r\nđộ rộng và độ sâu phù hợp với số lượng ống, khoảng cách giữa các ống, khoảng\r\ncách lớp ống gần đáy rãnh nhất. Các chỉ tiêu cần phải bảo đảm theo tiêu chuẩn\r\nngành hiện hành (TCN 68-153:1995).
\r\n\r\nc. Cáp đi trong cống bể phải đặt trong ống\r\nnhựa phụ.
\r\n\r\nBảng 3.6: Quy định về\r\nkhoảng cách của đường cống bể với các kiến trúc khác
\r\n\r\n\r\n \r\n | \r\n \r\n Loại kiến trúc \r\n | \r\n |||||
\r\n Vị trí cống bể so\r\n với các kiến trúc khác \r\n | \r\n \r\n Loại ống dẫn nước\r\n có đường kính (mm) \r\n | \r\n \r\n Cống nước thải các\r\n loại \r\n | \r\n \r\n Cáp điện lực \r\n | \r\n |||
\r\n \r\n | \r\n \r\n < 300 \r\n | \r\n \r\n 300 - 500 \r\n | \r\n \r\n > 500 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n < 35 kV \r\n | \r\n \r\n ³ 35 kV \r\n | \r\n
\r\n Song song, m \r\n | \r\n \r\n ³ 1 \r\n | \r\n \r\n ³ 1,5 \r\n | \r\n \r\n ³ 2 \r\n | \r\n \r\n ³ 1,5 \r\n | \r\n \r\n 1,25 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n
\r\n Chéo nhau, m \r\n | \r\n \r\n ³ 0,15 \r\n | \r\n \r\n ³ 0,15 \r\n | \r\n \r\n ³ 0,15 \r\n | \r\n \r\n ³ 0,25 \r\n | \r\n \r\n 0,5 \r\n | \r\n \r\n 1 \r\n | \r\n
\r\n - Vị trí của tuyến cáp nằm ở lòng đường:\r\n phải cách mép đường ít nhất 1 m. Vị trí tuyến cáp ở trên vỉa hè: phải cách\r\n tường nhà ít nhất 1 m \r\n- Đường cống bể phải cách ray gần nhất của\r\n đường sắt tối thiểu 5 m. \r\nGhi chú: \r\n- Khoảng cách song song của đường cống bể\r\n với đường sắt tính từ chân ta luy đường sắt. \r\n- Góc giữa đường sắt với đường cống bể\r\n không được nhỏ hơn 600. \r\n | \r\n
3) Trang bị gá đỡ ống: Khi thiết kế phải quy\r\nđịnh khoảng cách tối đa giữa các gá đỡ ống trong nền đất bình thường và trong\r\nnền bê tông.
\r\n\r\nĐiều 16. Thiết kế\r\ntuyến cáp trong hầm
\r\n\r\n1) Cáp đi trong hầm phải được thiết kế đặt\r\ntrên các ngăn giá, phải bố trí cáp theo thứ tự để dễ bảo dưỡng sau này, phải\r\nbảo đảm các yêu cầu kỹ thuật cáp quang đặt trong hầm. Nên tính toán độ dài cáp\r\nđể các điểm hàn nối không nằm trong hầm.
\r\n\r\n2) Khi thiết kế phải có sơ đồ mặt cắt hầm tại\r\nnhiều vị trí dọc theo tuyến cáp.
\r\n\r\n3) Căn cứ vào vật liệu xây tường và trần của\r\nhầm cáp để có thiết kế và biện pháp thi công phù hợp với từng trường hợp cụ\r\nthể.
\r\n\r\n4) Phải căn cứ vào chiều cao, độ rộng của hầm\r\ncáp (thường không dưới 2 m), cửa ra vào để xác định đường đi của tuyến cáp.
\r\n\r\nĐiều 17. Thiết kế cáp\r\nđi trong nhà
\r\n\r\n1) Cáp đi trong nhà được đặt trong các ống đi\r\ntrong tường hoặc đi nổi ngoài tường và phải có các hệ thống ngăn cáp, bọc cáp\r\n(hệ thống cầu cáp).
\r\n\r\n2) Ống và hệ thống cầu cáp phải thoả mãn giới\r\nhạn về cơ học, bán kính cong nhỏ nhất của cáp quang.
\r\n\r\n3) Hộp xử lý cáp phải được đặt tại các điểm\r\nrẽ và treo ngang hoặc thẳng đứng.
\r\n\r\n4) Cáp trong hộp xử lý cáp đặt theo phương\r\nnằm ngang hoặc thẳng đứng phải có độ dài lớn hơn hoặc bằng bốn lần bán kính\r\ncong cho phép của cáp.
\r\n\r\nĐiều 18. Thiết kế\r\ntiếp đất cho tuyến cáp
\r\n\r\n1) Phải tính toán kết cấu tiếp đất cho tuyến\r\ncáp theo tiêu chuẩn, quy phạm ngành về tiếp đất hiện hành (TCN 68 - 141:1995,\r\nTCN 68-174: 1998).
\r\n\r\n2) Việc tiếp đất cho cáp có thành phần kim\r\nloại phải phù hợp với điều 16 của TCN 68-174: 1998.
\r\n\r\nĐiều 19. Thiết kế nhà\r\ntrạm và bố trí lắp đặt thiết bị
\r\n\r\n1) Nhà trạm: Thiết kế nhà trạm phải tuân\r\nthủ các quy phạm, quy chuẩn về xây dựng.
\r\n\r\na. Địa điểm xây dựng phải bảo đảm thuận lợi\r\ncho việc khai thác và bảo dưỡng.
\r\n\r\nb. Thiết kế nhà trạm phải thoả mãn yêu cầu\r\nđối với thiết bị lắp đặt.
\r\n\r\nc. Phải bảo đảm chống ảnh hưởng có hại của\r\nmôi trường.
\r\n\r\nd. Phải bảo đảm thuận tiện cho cáp nhập trạm.
\r\n\r\n2) Thiết bị thông tin cáp quang
\r\n\r\na. Tính toán đưa ra chi tiết cấu hình của hệ\r\nthống thiết bị thông tin cáp quang bao gồm phần cứng, phầm mềm (nếu có), xác\r\nđịnh chủng loại, quy cách, số lượng thiết bị.
\r\n\r\nb. Khi thiết kế cần phải đưa ra các chi tiết\r\nliên quan đến giao diện đấu nối của thiết bị.
\r\n\r\nc. Bố trí chỗ đặt thiết bị an toàn, thuận tiện\r\ncho việc vận hành, bảo dưỡng.
\r\n\r\nd. Phải trang bị tiếp đất công tác, tiếp đất\r\nbảo vệ cho thiết bị thông tin cáp quang theo các quy định hiện hành (TCN 68 -\r\n141:1995, TCN 68-174: 1998).
\r\n\r\n3) Hệ thống nguồn
\r\n\r\na. Phải được bố trí bảo đảm an toàn, thuận\r\ntiện cho việc đi lại vận hành.
\r\n\r\nb. Kết hợp sử dụng các hệ thống nguồn sẵn có.
\r\n\r\nc. Phải được trang bị đảm bảo công suất và\r\ncông suất dự phòng để vận hành thiết bị 24/24 giờ.
\r\n\r\n4) Hệ thống tiếp đất
\r\n\r\na. Cần phải tính toán kết cấu mạng tiếp đất\r\nphù hợp cho khu vực nhà trạm có đặt thiết bị thông tin cáp quang.
\r\n\r\nb. Kết cấu hệ thống tiếp đất cho thiết bị\r\nthông tin cáp quang gồm cả tiếp đất công tác và tiếp đất bảo vệ và đảm bảo theo\r\ntiêu chuẩn, quy trình hiện hành (TCN 68 - 141:1995, TCN 68-174: 1998).
\r\n\r\n\r\n\r\nTHI CÔNG\r\nLẮP ĐẶT TUYẾN CÁP QUANG
\r\n\r\nĐiều 20. Những quy\r\nđịnh chung
\r\n\r\n1) Thi công xây dựng tuyến thông tin cáp\r\nquang phải tuân theo đúng đồ án thiết kế đã được phê chuẩn và những tiêu chuẩn\r\nkỹ thuật, quy phạm, quy chuẩn xây dựng, quy trình thi công.
\r\n\r\n2) Khi chưa có đồ án thiết kế chính thức được\r\ncấp có thẩm quyền phê duyệt, nhất thiết không được khởi công xây dựng công\r\ntrình. Chủ đầu tư cần tổ chức bàn giao mặt bằng thi công và tuyến thi công giữa\r\ncác bên: chủ đầu tư, đơn vị thi công và các đơn vị khác có liên quan.
\r\n\r\n3) Trước khi thi công phải có đầy đủ các giấy\r\nphép xây dựng.
\r\n\r\n4) Đơn vị thi công phải lập kế hoạch thi công\r\n(phương án thi công, thiết kế tổ chức thi công) để đảm bảo thi công đúng theo\r\nthiết kế và theo tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm, đảm bảo thi công đúng khối\r\nlượng, thời hạn và giá thành xây dựng.
\r\n\r\n5) Đơn vị thi công không được tự ý sửa đổi\r\nthiết kế.
\r\n\r\n6) Các vật liệu sử dụng trong công trình phải\r\ntuân thủ theo từng quy định trong thiết kế. Trường hợp cần thay đổi vật liệu\r\nkhác với đồ án thiết kế, phải được sự đồng ý của cấp có thẩm quyền.
\r\n\r\n7) Tất cả các loại vật liệu trước khi đem\r\ndùng vào công trình phải được nghiệm thu về chất lượng và số lượng.
\r\n\r\n8) Vật liệu, thiết bị, dụng cụ đưa ra hiện\r\ntrường thi công phải có kho bảo quản và phân công người quản lý theo đúng quy\r\ntrình quy phạm về bảo quản vật tư.
\r\n\r\n9) Phải đo kiểm tra cáp trước và sau khi thi\r\ncông. Kiểm tra các hạng mục cần thiết khác của tuyến cáp.
\r\n\r\n10) Lực kéo cáp không được lớn hơn khối lượng\r\ncủa 1 Km cáp.
\r\n\r\n11) Bán kính cong phải không nhỏ hơn bán kính\r\ncong cho phép của cáp (lớn hơn 20 lần đường kính cáp).
\r\n\r\n12) Phải để dư cáp tối thiểu 12 m tại các\r\nđiểm nối măng sông và 30 m ở cáp nhập trạm cho mỗi đầu cáp. Cáp dư phải được\r\nquấn thành cuộn gọn gàng với bán kính lớn hơn bán kính cong cho phép của cáp.
\r\n\r\n13) Khi thi công cần phải có phương án đảm\r\nbảo an toàn công trình, an toàn lao động, chú ý bảo vệ tài sản của nhân dân và\r\ncủa Nhà nước tại những nơi đường cáp đi qua.
\r\n\r\n14) Khi xây dựng tuyến mới gần tuyến cũ đang\r\nsử dụng, hoặc sửa chữa, lắp đặt thêm cáp trên tuyến đang sử dụng phải liên hệ\r\nchặt chẽ với các cơ sở Bưu điện ở địa phương, chính quyền địa phương và các cơ quan\r\nhữu quan.
\r\n\r\n15) Việc thi công phải nhanh, gọn, đảm bảo an\r\ntoàn giao thông và bảo đảm vệ sinh môi trường, sinh thái.
\r\n\r\n16) Phải đánh dấu tuyến cáp, số cáp, đơn vị\r\nsử dụng bằng các cọc mốc, biển báo. Cứ ba bể cáp cần có một biển báo. Ngoài ra\r\ncần báo hiệu ở những nơi cáp đổi hướng, qua đường, qua cầu và qua các công\r\ntrình khác.
\r\n\r\n\r\n\r\n1) Đào hố
\r\n\r\na. Trước khi đào hố phải đo lại vị trí cọc\r\nmốc.
\r\n\r\nb. Hố cột phải đúng quy cách đã thiết kế.
\r\n\r\nc. Đào hố phải để lại cọc mốc để dễ kiểm tra\r\ntheo dõi.
\r\n\r\nd. Khi đào hố, đất được đem lên cần để ở phía\r\nngược với phía dựng cột.
\r\n\r\nĐất phải để cách xa miệng hố khoảng 20 cm. Hố\r\nđào trong ngày cần dựng cột ngay.
\r\n\r\ne. Hố dây co (hố chân chống) phải được đào\r\ndịch ra ngoài cột mốc, theo hướng của dây co (hướng của chân chống) một khoảng\r\ntuỳ theo độ sâu của móng dây co (móng chân chống) và tuỳ theo tỷ số L/H của\r\ncột. Đào thêm một mương xiên để căng dây co cho thật thẳng, lắp dây co (lắp\r\nchân chống) đúng hướng chịu lực. (Tính toán chi tiết có thể tham khảo QPN\r\n01-76).
\r\n\r\nTrong đó L: khoảng cách chân dây co, chân\r\nchống đến chân cột,H: độ cao cột.
\r\n\r\nf. Khi đào hố cho cột và dây co ở phía đường\r\ncái thường có người qua lại, trong trường hợp đào xong chưa kịp dựng cột, chôn\r\ndây co hoặc chân chống thì phải đậy ván, làm báo hiệu để chỉ dẫn ngăn ngừa tai\r\nnạn.
\r\n\r\n2) Lắp đặt dây co
\r\n\r\na. Căng dây co phải bảo đảm đúng với tỷ số\r\nL/H trong thiết kế.
\r\n\r\nb. Căng dây co ở cột góc và cột đầu cuối phải\r\nđảm bảo độ ngả ở ngọn cột. Dây co phải nằm trên đường phân giác của góc hợp\r\nthành bởi hai phía của cáp theo chiều ngược với lực căng của cáp. Các mối quấn\r\nbuộc phải chắc chắn, gọn và đẹp. Dây co từ ngọn đến gốc thẳng, không để gãy\r\ngấp.
\r\n\r\nc. Bộ phận dây co quấn vào cột, bộ phận quấn\r\nbuộc bằng dây sắt, bộ phận dây co tự quấn, bộ phận lắp thêm vào đệm dây co đều\r\nphải sơn chống rỉ. Bộ phận dây co chôn dưới đất và bộ phận trồi lên khỏi mặt đất\r\n30 cm trở xuống phải có biện pháp để chống rỉ.
\r\n\r\nd. Khi quấn buộc dây co nên dùng dây sắt mềm\r\nđể quấn buộc hoặc có thể dùng cách tự quấn. Phải bảo đảm kỹ thuật mối quấn\r\nbuộc.
\r\n\r\ne. Trường hợp trên cột có hai dây co cùng\r\nhướng thì chỗ nối liền giữa thân của hai dây co và chân dây co phải dùng vòng\r\nđệm dây co riêng biệt (hình 4.1) (Nếu chân dây co dùng thanh sắt tròn thì không\r\ncần dùng vòng đệm dây co).
\r\n\r\nHình 4.1: Trang bị\r\nchân dây co chung vào một chân ốc hãm
\r\n\r\nHình 4.2: Đào hố,\r\nrãnh xiên trang bị cho chân dây co
\r\n\r\nf. Khi chôn chân dây co phải đào một rãnh\r\nxiên từ đáy hố lên đến chỗ cọc mốc dây co làm cho chân dây co nối với thân dây\r\nco nằm trên một đường thẳng, chiều dài trồi lên khỏi mặt đất nên lấy là 20 ¸ 30 chứng minh (hình 4.2). Các quy\r\nđịnh chi tiết có thể tham khảo Qui phạm Ngành QPN 01-76.
\r\n\r\n3) Lắp đặt cáp
\r\n\r\na. Việc đảm bảo an toàn trong khi lắp đặt\r\nphải được tính đến trước khi lắp đặt cáp.
\r\n\r\nb. Phải tuân thủ đầy đủ công tác chuẩn bị lắp\r\nđặt cáp quang treo.
\r\n\r\n- Dọn quang mặt bằng thi công.
\r\n\r\n- Lắp ròng rọc trên cột.
\r\n\r\n- Lắp đặt tời kéo có trang bị cầu chì ngắt.
\r\n\r\n- Treo dây kéo.
\r\n\r\n- Làm đầu kéo.
\r\n\r\nc. Kéo cáp.
\r\n\r\n- Tốc độ kéo phải nhỏ hơn 20 m/phút.
\r\n\r\nd. Căng cáp.
\r\n\r\n- Kiểm tra xử lý xoắn cáp.
\r\n\r\n- Dùng tời điều chỉnh độ căng của dây treo.
\r\n\r\n- Điều chỉnh độ võng của cáp theo thiết kế.
\r\n\r\n- Khi kẹp dây treo dùng dụng cụ điều chỉnh\r\ntăng dây để trợ giúp kẹp dây treo.
\r\n\r\ne. Măng xông cáp, cáp dự trữ được treo trực\r\ntiếp vào cột.
\r\n\r\nf. Phải lắp biển báo hiệu tại những chỗ cần\r\nthiết, ngoài ra đặc biệt chú ý nơi qua đường, qua cầu, qua các công trình khác\r\nvv...
\r\n\r\ng. Trong trường hợp lắp đặt cáp qua sông, đầm\r\nlầy, địa hình phức tạp... cáp quang được treo trên dây gia cường chịu lực. Điều\r\nnày đòi hỏi phải có hệ thống ròng rọc được đặt trên mỗi đầu cột và dọc theo\r\nđường dây gia cường treo cáp. Tời kéo cáp được xâu qua hệ thống này và nối vào cáp.\r\nDùng tời có cầu chì kéo cáp để kéo cáp từ cuộn cáp qua khoảng cách giữa các\r\ncột.
\r\n\r\n4) Các trường hợp treo cáp đặc biệt
\r\n\r\na. Cáp quang treo chung với đường dây điện\r\nlực.
\r\n\r\nVì khoảng cột của Điện lực dài hơn khoảng cột\r\ncủa Bưu điện, khi thi công cáp quang trong trường hợp này phải áp dụng theo\r\nkhoảng cột dài và cột vượt.
\r\n\r\nKhi thi công cáp quang cùng đường dây điện\r\nlực phải chú ý tính toán độ dài cuộn cáp phù hợp với khoảng cột, tránh trường\r\nhợp phải nối cáp ở khoảng giữa hai cột, chọn cáp thi công theo thiết kế.
\r\n\r\nTrước khi thi công phải liên hệ chặt chẽ với\r\ncơ quan quản lý đường dây điện lực, phải cắt điện và có báo hiệu thi công tuyến\r\ncáp quang, đăng ký thời gian làm việc hàng ngày và khoảng thời gian thi công.
\r\n\r\nb. Đối với cáp quang lắp đặt qua cầu, cáp\r\nphải được đặt trên trên máng cáp (nếu có sẵn) hoặc trong ống sắt bảo vệ. Phải\r\ntính toán sao cho không có mối nối trên cầu. Sau khi lắp đặt xong phải viết ký\r\nhiệu đánh dấu “CÁP QUANG”.
\r\n\r\nĐiều 22. Lắp đặt cáp\r\nchôn trực tiếp
\r\n\r\n1) Việc đào rãnh cần được thực hiện theo quy\r\nđịnh về rãnh chôn cáp và phù hợp với thiết kế.
\r\n\r\n2) Trước khi đặt cáp phải lót ở đáy rãnh một\r\nlớp cát hoặc đất vụn dầy 10 cm
\r\n\r\n3) Cần phải làm sạch rãnh cáp trước khi lấp\r\nđất, đặc biệt chú ý không để rác rưởi, gỗ và các thành phần là thức ăn của mối.
\r\n\r\n4) Trước khi lấp rãnh cáp rải tiếp lên trên\r\nmột lớp cát hoặc đất vụn dầy 10cm.
\r\n\r\n5) Băng báo hiệu phải được đặt ở vị trí ngay\r\nphía trên của cáp. Phía trên cáp 30 cm trong các trường hợp bình thường. Trên\r\nbăng báo hiệu phải in chữ “BƯU ĐIỆN VIỆT NAM - CÁP QUANG Ở BÊN DƯỚI”. Một số\r\nquy định đối với việc sử dụng băng báo hiệu có thể được tham khảo tại phụ lục\r\nF.
\r\n\r\n6) Phải đặt mốc báo hiệu tại những điểm theo\r\nthiết kế trên tuyến cáp, ngoài ra chú ý đặt thêm biển báo hiệu tại nơi có nhiều\r\nphương tiện đi lại, qua sông, qua đê, qua đường v.v...
\r\n\r\nĐiều 23. Lắp đặt cáp\r\ntrong cống cáp
\r\n\r\n1) Chuẩn bị dụng cụ kéo cáp.
\r\n\r\na. Dây tời kéo cáp: Dây tời dùng để kéo cáp\r\nhoặc ống cáp phụ đặt trong đường ống đã chôn sẵn phải là dây tời kéo cáp thích\r\nhợp để tránh làm nứt vỡ ống cáp. Ngoài ra, dây tời phải đảm bảo các yêu cầu\r\nsau:
\r\n\r\n- Mỗi một mét phải được đánh dấu để xác định\r\nchiều dài.
\r\n\r\n- Phải có độ bền lớn hơn lực căng ước tính\r\nlớn nhất.
\r\n\r\n- Các điểm nối dây tời kéo cáp và cáp phải\r\nđược khâu lại để tăng khả năng liên kết. Phải có khớp xoay giữa dây tời kéo cáp\r\nvà cáp.
\r\n\r\nb. Ròng rọc: Ròng rọc sử dụng để giảm lực ma\r\nsát phải có đường kính lớn hơn bán kính cong cho phép của cáp.
\r\n\r\nc. Tời kéo cáp: Tời kéo cáp chính phải được\r\ntrang bị cầu chì kéo cáp.
\r\n\r\nTời kéo cáp phụ được đặt tại các bể cáp để\r\ntrợ giúp kéo cho tời kéo cáp chính. Tời kéo cáp phụ phải có kích thước phù hợp\r\nvới bể cáp.
\r\n\r\nRọ kéo cáp được đan bằng kim loại tạo thành\r\nrọ lưới. Rọ kéo cáp được gắn với một khớp xoay. (Rọ kéo cáp thông thường được\r\nmô tả trên hình 4.3)
\r\n\r\nd. Các dụng cụ khác cần thiết như: kích cáp,\r\nbao tải, phễu đỡ vv...
\r\n\r\nHình 4.3: Rọ kéo cáp
\r\n\r\n2) Lắp đặt hệ thống cống cáp: Kết cấu cống\r\ncáp khi thi công phải có độ rộng và độ sâu đúng với thiết kế, đất đá đào lên để\r\ntrên gần miệng rãnh phải đảm bảo không bị xô xuống rãnh, khi đào xong phải đặt\r\nngay ống để tránh bị lở đất. Khoảng cách giữa các ống, khoảng cách lớp ống gần\r\nđáy rãnh nhất phải tuân theo đúng thiết kế.
\r\n\r\na. Khi vận chuyển ống phải chú ý:
\r\n\r\n- Sàn xe không ngắn hơn chiều dài ống;
\r\n\r\n- Không dùng xe ben tự đổ ống;
\r\n\r\n- Khi bốc xếp phải có hai người, mỗi người\r\nmột đầu ống.
\r\n\r\nb. Khi lưu kho phải chú ý:
\r\n\r\n- Xếp ống theo chiều cao không quá 1,75 m;
\r\n\r\n- Gá để ống phải thẳng.
\r\n\r\n3) Lắp ráp ống nhựa.
\r\n\r\na. Phải chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ để lắp\r\nống bao gồm:
\r\n\r\n- Cưa tay hoặc kéo cắt ống;
\r\n\r\n- Giũa;
\r\n\r\n- Bút khắc kim loại;
\r\n\r\n- Xăng công nghiệp;
\r\n\r\n- Nhựa dán;
\r\n\r\n- Giẻ lau khô.
\r\n\r\nb. Cắt ống bằng cưa tay hoặc kéo cắt ống.
\r\n\r\nc. Gọt sạch ba via, giũa vát mép ngoài.
\r\n\r\nd. Làm sạch bụi dầu mỡ bằng giẻ khô sạch (với\r\nxăng công nghiệp).
\r\n\r\ne. Đánh dấu phần ống sẽ lắp vào phụ tùng.
\r\n\r\n4) Xây dựng bể cáp, hố nối:
\r\n\r\nTrước khi thi công bể cáp, hố nối tại nơi có\r\nngười qua lại phải căng dây và lắp các biển báo.
\r\n\r\nThi công xây dựng bể cáp, hố nối trên các địa\r\nhình khác nhau phải theo thiết kế và các quy định sau:
\r\n\r\na. Đào hố theo độ sâu xác định tuỳ thuộc vào\r\nđộ sâu của bể cáp, hố nối cần xây dựng. Đất đá đào lên phải vận chuyển đi ngay,\r\nnếu kết cấu đất đá ở đó cần đóng cọc thì phải đóng cọc với độ sâu so với đáy bể\r\nlà 1,2 m . Phải đổ một lớp mỏng gạch vỡ, cát trước khi đổ bê tông.
\r\n\r\nb. Các tấm bê tông phải được đúc đúng kích cỡ\r\nvừa khít với các chi tiết lắp đặt.
\r\n\r\nc. Bể cáp, hố nối phải được xây dựng đúng quy\r\ncách, đủ kích thước theo quy định về cống bể do Ngành quy định. Hố nối cáp phải\r\nđủ rộng để chứa cáp dư, phải có chỗ để gá, đặt bảo vệ măng xông cáp.
\r\n\r\n5) Lắp đặt cáp:
\r\n\r\na. Chất bôi trơn phải có ở các điểm đầu của\r\nống, tất cả các vị trí để đưa cáp vào, những vị trí kéo cáp trung gian.
\r\n\r\nb. Các đặc tính của chất bôi trơn cáp quang\r\nphải đảm bảo là:
\r\n\r\n- Thích ứng với nhiệt độ ngoài trời;
\r\n\r\n- Chống cháy;
\r\n\r\n- Hệ số ma sát thấp (< 0,25);
\r\n\r\n- Chất lượng không đổi trong quá trình lắp\r\nđặt;
\r\n\r\n- Không ảnh hưởng đến vỏ cáp;
\r\n\r\n- Được kiểm tra trước khi sử dụng.
\r\n\r\n6) Trước khi lắp đặt, tất cả các bể cáp phải\r\nđược kiểm tra đảm bảo rằng chúng hoàn toàn an toàn và sạch sẽ.
\r\n\r\n7) Chuẩn bị cáp, dây tời kéo cáp, rọ kéo cáp,\r\ncầu chì kéo cáp, tời (máy kéo cáp).
\r\n\r\n8) Xác định các ống cáp được sử dụng cho lắp\r\nđặt.
\r\n\r\n9) Phải đảm bảo các ống cáp đều sạch sẽ. Nếu\r\ncần thiết phải làm sạch ống cáp.
\r\n\r\n10) Nếu trong ống cáp đã có sẵn cáp cũ, khi\r\nđó cần xác định chủng loại cáp và chủ sở hữu của tuyến cáp này, phải báo cho\r\nchủ sở hữu biết về hoạt động lắp đặt cáp đang diễn ra và phải xác định các yêu\r\ncầu an toàn cần thiết.
\r\n\r\n11) Phải giám sát không để cáp bị uốn cong\r\nquá mức cho phép khi kéo cáp qua những khúc cong.
\r\n\r\n12) Phải đặt tất cả các thiết bị cần thiết ở\r\nvị trí thích hợp.
\r\n\r\n13) Nếu cáp được đặt vào trong ống cáp phụ\r\nthì phải lắp đặt ống cáp phụ trước, cụ thể là:
\r\n\r\na. Định vị tời cho ống cáp phụ.
\r\n\r\nb. Gắn một rọ kéo cáp có khớp xoay vào bên\r\ntrong và gắn dây tời kéo cáp vào rọ kéo cáp.
\r\n\r\nc. Phải đảm bảo tất cả các tời và ròng rọc sử\r\ndụng tốt
\r\n\r\nd. Trong quá trình thao tác phải chú ý không\r\nđể cho quần áo, tay chân hay một vật nào khác vướng vào bộ phận chuyển động của\r\ntời (máy kéo cáp). Tất cả mọi người trong nhóm thực hiện công việc phải được\r\nliên lạc liên tục với nhau bằng các thiết bị thông tin.
\r\n\r\ne. Đặt ống phụ bên trong ống cáp chính trước\r\nkhi kéo cáp.
\r\n\r\nf. Khi kéo ống cáp phụ phải sử dụng chất bôi\r\ntrơn trong trường hợp cần thiết. Sử dụng các đoạn ống có độ dài phù hợp trong\r\ntrường hợp cần thiết và sau đó nối những đoạn này với nhau bằng các bộ nối ống\r\ncáp. Các dây tời kéo cáp cũng có thể được nối tương tự.
\r\n\r\ng. Ở những nơi không có khả năng kéo bằng tay\r\nthì ta có thể dùng tời để kéo các ống cáp phụ, nhưng phải bảo đảm an toàn.
\r\n\r\nh. Toàn bộ chiều dài của ống cáp phụ và dây\r\ntời kéo cáp được nối với nhau để tạo ra một chiều dài liên tục phục vụ cho việc\r\nkéo cáp.
\r\n\r\nk. Phải cho ống cáp phụ dôi ra một đoạn để\r\nđảm bảo sự co dãn của ống.
\r\n\r\n14) Phải gắn rọ kéo cáp và khớp xoay một cách\r\nthích hợp vào với cáp. Phải đảm bảo rọ kéo cáp và khớp xoay có thể lắp đặt dễ\r\ndàng vào tất cả các loại ống chính và phụ.
\r\n\r\n15) Không sử dụng vải dệt thay cho rọ kéo\r\ncáp.
\r\n\r\n16) Nối dây tời kéo cáp vào khớp xoay phải\r\nđảm bảo chắc chắn.
\r\n\r\n17) Hiệu chỉnh ròng rọc và trục tời cho phù\r\nhợp.
\r\n\r\n18) Cho chất bôi trơn vào đầu ống dẫn cáp và\r\nvào tất cả các vị trí yêu cầu phải có chất bôi trơn.
\r\n\r\n19) Nếu quá khó khăn khi kéo cáp bằng tay có\r\nthể chuyển sang kéo bằng tời nhưng với tốc độ chậm. Phải tránh giật cục khi kéo\r\ncáp. Phải luôn luôn giữ lực căng của cáp dưới lực căng tối đa cho phép. Khi tải\r\ncáp ra khỏi tời phải đảm bảo cáp không bị xoắn.
\r\n\r\n20) Quay trục tời bằng tay để duy trì độ\r\nchùng giữa cuộn tời và ống dẫn cáp.
\r\n\r\n21) Phải tránh kéo giật cục, dừng đột ngột.
\r\n\r\n22) Trong quá trình kéo cáp nếu cầu chì đứt\r\nphải kiểm tra tắc nghẽn trên tuyến cáp và có biện pháp xử lý kịp thời, cụ thể\r\nlà:
\r\n\r\na. Kiểm tra các đoạn cong để đảm bảo là không\r\nbị tắc nghẽn, gấp khúc quá lớn, các ròng rọc hoạt động trơn đều.
\r\n\r\nb. Phải đảm bảo tời cáp đã trơn.
\r\n\r\nc. Phải đưa chất bôi trơn vào trước mỗi chỗ\r\nuốn.
\r\n\r\nHình 4.4: Chuyển cáp\r\nra theo hình số tám nằm ngang
\r\n\r\nd. Làm ngắn tuyến cáp cần kéo. Chuyển vị trí\r\nkéo tới điểm giữa của tuyến và bắt đầu kéo lại. Kéo cáp ra khỏi bể cáp. Sử dụng\r\ncách cuộn cáp hình số tám nằm ngang để giảm độ xoắn của cáp (hình 4.4).
\r\n\r\ne. Chọn vị trí bắt đầu kéo cáp thích hợp và\r\nkéo cáp qua phần còn lại của tuyến cáp.
\r\n\r\nf. Có thể sử dụng một tời kéo thứ hai ở vị\r\ntrí bể trung gian để hỗ trợ cho việc kéo cáp.
\r\n\r\ng. Cần phải kéo đủ cáp để có thể cuốn khoảng\r\ntừ một đến ba vòng xung quanh tời.
\r\n\r\nh. Lắp thêm các ròng rọc ở bể cáp trung gian\r\nnếu cần thiết.
\r\n\r\ni. Phải đảm bảo liên lạc giữa các nhóm kéo\r\ntời.
\r\n\r\nj. Phải đảm bảo cáp dư trên trục tời khi kéo\r\ncáp vào trong bể cáp ít nhất là 3 m
\r\n\r\nk. Cuộn tời trung gian cần phải kéo cáp đồng\r\nthời với cuộn tời chính trong khi vẫn duy trì được độ võng cần thiết.
\r\n\r\nl. Khi cáp chuyển hướng thì thực hiện xếp cút\r\ncáp hình số tám nằm ngang (hình 4.4)
\r\n\r\n23) Phần cáp qua bể phải luồn ống nhựa PVC\r\nhoặc ống cao su để bảo vệ cáp. Cáp qua bể không có mối nối thì không cần để dư.
\r\n\r\n24) Sau khi lắp đặt cáp xong phải dùng máy đo\r\nkiểm tra sợi để đảm bảo rằng cáp không bị hư hại trong quá trình kéo.
\r\n\r\nĐiều 24. Lắp đặt cáp\r\ntrong hầm cáp
\r\n\r\n1) Trong hầm cáp đã có sẵn cáp cũ thì phải xác\r\nđịnh chủng loại và chủ sở hữu của tuyến cáp này, phải báo cho chủ sở hữu biết\r\nvề hoạt động lắp đặt cáp đang diễn ra và phải xác định yêu cầu an toàn cần\r\nthiết. Tại những hầm lớn khi thi công lắp đặt cáp phải có biện pháp cảnh giới\r\nvà đăng ký giờ làm việc để đảm bảo an toàn cần thiết.
\r\n\r\n2) Phải đặt tất cả các thiết bị phục vụ lắp\r\nđặt ở vị trí phù hợp.
\r\n\r\n3) Giám sát chặt chẽ việc kéo cáp tại các\r\nđoạn cong, phải đảm bảo là cáp không bị tắc nghẽn, không bị uốn cong quá bán\r\nkính cong nhỏ nhất cho phép của cáp, cáp không bị xoắn, các ròng rọc hoạt động\r\ntrơn đều. Nếu bị tắc nghẽn thì thực hiện: Làm ngắn tuyến cáp cần kéo. Chuyển vị\r\ntrí kéo tới điểm giữa của tuyến và bắt đầu kéo lại.
\r\n\r\nĐiều 25. Lắp đặt cáp\r\ntrong nhà
\r\n\r\n1) Yêu cầu kỹ thuật
\r\n\r\na. Cáp quang lắp đặt ở trong nhà phải được\r\nđặt trong ống, các hệ thống cầu cáp, v.v...
\r\n\r\nb. Trước khi lắp đặt, tất cả các điểm uốn\r\nphải bảo đảm nhẵn trơn.
\r\n\r\nc. Nếu cáp khác đặt chồng lên cáp quang thì\r\nphải dùng thêm ống bảo vệ cáp.
\r\n\r\nd. Khi lắp cáp dựng thẳng đứng phải đảm bảo trọng\r\nlượng của cáp không được vượt quá tải căng lớn nhất của cáp khi lắp đặt.
\r\n\r\ne. Cáp đi thẳng đứng được kẹp phụ trợ tại các\r\nđiểm trung gian để giảm tải kéo căng của cáp. Lực căng của cáp phải đảm bảo nhỏ\r\nhơn trọng lượng 1 km cáp.
\r\n\r\nf. Không được để cáp biến dạng, bẹp trong bất\r\ncứ đoạn nào. Kẹp giữ cáp phải phẳng, nhẵn để tránh ảnh hưởng đến cáp. Dây nhảy\r\ncáp cần được luồn trong ống nhựa mềm tại những vị trí cần thiết.
\r\n\r\ng. Nếu không dùng kẹp cáp thì có thể sử dụng\r\nbộ treo cáp tại cuối cáp và đoạn trung gian dọc theo phương đi lên để treo cáp.\r\nBộ treo cáp phải không được làm biến dạng cáp. Tại chỗ treo cáp có thể thít\r\nchặt cáp để tránh trường hợp cáp bị trượt ra ngoài. Trường hợp có bộ treo cáp\r\nđược gắn lên xà, tường thì phải bảo đảm chắc chắn rằng độ uốn cong của cáp\r\nkhông vượt quá quy định (hình 4.5).
\r\n\r\nh. Tuyến cáp nằm ngang được treo trên trần\r\nnhà, ống dẫn cáp, cầu cáp v.v... đều phải có dán nhãn "CÁP QUANG".
\r\n\r\nHình 4.5: Cáp treo\r\nthẳng
\r\n\r\n2) Lắp đặt cáp
\r\n\r\na. Cáp quang đi trong nhà luôn được lắp bằng\r\ntay. Khi cáp quang đi cùng với loại cáp khác hoặc khó kéo thì cần phải được bôi\r\ntrơn.
\r\n\r\nb. Kiểm tra tất cả các hộp xử lý cáp, các ống\r\nchứa cáp, các cầu cáp v.v...
\r\n\r\nĐảm bảo và thoả mãn yêu cầu kỹ thuật đối với\r\ncáp và không có trở ngại trong quá trình thi công.
\r\n\r\nc. Phải đảm bảo bán kính cong của cáp lớn hơn\r\nbán kính cong cho phép tại tất cả các điểm.
\r\n\r\nd. Phải cuộn cáp trên sàn để tránh xoắn cáp.
\r\n\r\ne. Phải có dự trữ cáp tại hộp xử lý cáp.
\r\n\r\nMột số sơ đồ bố trí cáp đi trong nhà có thể\r\ntham khảo tại phụ lục E.
\r\n\r\n\r\n\r\n1) Chuẩn bị trang thiết bị nơi tiến hành hàn:\r\nTrang thiết bị dùng trong hàn nối phải đầy đủ, sạch và chính xác, cần chuẩn bị\r\ntrang thiết bị theo danh mục sau:
\r\n\r\na. Thước kẻ;
\r\n\r\nb. Dung dịch cồn rửa;
\r\n\r\nc. Dung dịch rửa chất keo trên cáp;
\r\n\r\nd. Khăn lau vải bông;
\r\n\r\ne. Giấy xốp;
\r\n\r\nf. Dao cắt sợi;
\r\n\r\ng. Dụng cụ tuốt vỏ sợi;
\r\n\r\nh. Dụng cụ cắt phần đệm và ống lỏng;
\r\n\r\ni. Dụng cụ tuốt lớp vỏ phản xạ;
\r\n\r\nj. Dao thường;
\r\n\r\nk. Dụng cụ cắt cáp hoặc cắt sợi chính xác\r\ntheo chiều dài;
\r\n\r\nl. Kéo cắt;
\r\n\r\nm. Nhíp để cặp sợi;
\r\n\r\nn. Thùng chứa các sợi cắt bỏ đi;
\r\n\r\no. Bao tay bảo vệ;
\r\n\r\np. Phụ kiện bảo vệ mối hàn;
\r\n\r\nq. Máy hàn sợi quang;
\r\n\r\nr. Khay giữ mối hàn và bảng nối hoặc măng\r\nsông;
\r\n\r\ns. Máy đo OTDR (Optical Time Domain\r\nReflectometer) hoặc máy đo công suất quang và nguồn phát quang ổn định;
\r\n\r\nt. Bàn, ghế;
\r\n\r\nu. Nhà bạt, máy nổ.
\r\n\r\n2) Điều kiện hàn nối.
\r\n\r\na. Đối với việc hàn nối ngoài trời phải bảo\r\nđảm tại đó khô ráo, ít bụi.
\r\n\r\nb. Tuyệt đối không đặt máy hàn hồ quang tại\r\nnhững nơi gần chất dễ cháy nổ.
\r\n\r\n3) Chuẩn bị và xác định chính xác các cặp sợi\r\ncần hàn. Sắp xếp sợi vào khay để sợi, khay để sợi phải có đầy đủ các bộ giữ\r\nsợi.
\r\n\r\n4) Bóc vỏ cáp với chiều dài tối thiểu 2 m (độ\r\ndài phụ thuộc vào từng loại măng sông) bằng cách cắt lớp vỏ sau đó dùng dây\r\ntách vỏ của cáp để kéo, tách lớp vỏ cáp. Nếu cáp không có dây để tách vỏ cáp\r\nthì sử dụng các công cụ tách vỏ bằng dao nhưng phải bảo đảm không ảnh hưởng tới\r\nphần đệm hoặc ống bọc lỏng. Sau đó làm sạch các ống bọc lỏng và phần đệm bằng\r\ndụng cụ lau chuyên dụng, cắt bỏ các phần phụ, chỉ để lại ống bọc lỏng và sợi\r\ngia cường, cắt ngắn sợi gia cường để phù hợp với độ dài cần thiết khi nối vào\r\nmăng sông.
\r\n\r\n5) Đối với ống bọc lỏng thì cắt vỏ và tuốt\r\nống bọc lỏng tối thiểu 1m bằng dụng cụ chuyên dụng (khoảng cách này phụ thuộc\r\nvào độ dài khay hàn) Đối với cáp bọc chặt phải bảo đảm là các sợi được tự do,\r\nđiều này rất cần thiết để không làm ảnh hưởng tới sợi.
\r\n\r\n6) Phải lau sạch tất cả các sợi bằng dụng cụ\r\nchuyên dụng, sử dụng găng tay bảo vệ để chống ảnh hưởng của dung môi khi lau.
\r\n\r\n7) Xác định sợi cần nối, sử dụng bộ tuốt vỏ\r\nsợi để tuốt khoảng 5 cm vỏ sợi.
\r\n\r\nĐộ dài này phụ thuộc vào yêu cầu của bộ cắt\r\nsợi và phương pháp nối. Để giúp cho việc cầm chặt sợi trong khi tuốt vỏ nên sử\r\ndụng vải ráp (có bột mài). Luôn luôn giữ bộ tuốt sợi vuông góc với sợi trong\r\nkhi tuốt.
\r\n\r\n8) Khi lau sợi trần bằng vải lau chuyên dụng\r\nphải tẩm cồn và lau theo một hướng . Sử dụng găng tay bảo vệ để bảo vệ tay khi\r\ntiếp xúc với các dung môi. Sau khi lau sạch không được sờ vào sợi trần đã tuốt\r\nvà khi sắp xếp sợi phải bảo đảm sao cho không tiếp xúc vào bề mặt sợi.
\r\n\r\n9) Chuẩn bị dụng cụ cắt và tiến hành cắt để\r\nđược độ dài bảo đảm yêu cầu của kỹ thuật hàn.
\r\n\r\n10) Để đảm bảo mặt sợi thẳng góc, tất cả các\r\nsợi cần hàn phải được cắt bằng bộ cắt sợi. Sử dụng cặp, nhíp để loại bỏ phần\r\nthừa của sợi vào trong vị trí quy định. Trong khi cắt phải đeo kính bảo vệ.
\r\n\r\n11) Tiến hành hàn :
\r\n\r\na. Trường hợp hàn bằng phương pháp hàn hồ\r\nquang: Đưa các sợi hàn cần hàn vào máy hàn và thực hiện các thao tác cần thiết.\r\nSuy hao của mối hàn được chỉ thị trên máy. Nếu mối hàn đạt tiêu chuẩn thì thực\r\nhiện bảo vệ mối hàn bằng ống co nhiệt, bằng kẹp nhôm hoặc các dụng cụ bảo vệ\r\nchuyên dụng khác. Đo kiểm tra bằng máy OTDR (hoặc máy đo công suất quang) theo\r\ncả cả hai chiều. Nếu mối hàn không đạt yêu cầu thì thực hiện các thủ tục hàn\r\nlại cho đến khi đạt yêu cầu mới tiếp tục bảo vệ mối hàn.
\r\n\r\nb. Trường hợp hàn ghép cơ khí: sợi hàn được\r\nđưa vào bộ nối cơ khí . Để đảm bảo sợi không bị xoắn, đặt sợi vào ống trong\r\nkhay hàn và sau đó cuộn sợi trong khay để tạo ra sự bền chắc trước khi ghép.
\r\n\r\n12) Sau khi hoàn thành việc hàn phải rất cẩn\r\nthận đưa mối hàn vào trong khay hàn. Đảm bảo rằng bán kính cong của sợi không\r\nbị quá giới hạn cho phép.
\r\n\r\n13) Sau khi tất cả các sợi đã được hàn cần\r\ngiữ cho sợi chắc chắn bằng các ống hoặc các bọc đệm đặt trên khay (hình 4.6).\r\nCuộn thêm các sợi riêng lẻ quanh khay hàn (hình 4.7). Luôn bảo đảm rằng bán\r\nkính cong của sợi không bị quá giới hạn cho phép. ống bao sợi và đệm sợi phải\r\nđược xếp vòng quanh giá đỡ. Phải bảo vệ cáp quang và gia cường để ghép vào măng\r\nxông.
\r\n\r\n14) Đóng măng sông lại khi các mối hàn thoả\r\nmãn yêu cầu.
\r\n\r\nHình 4.6: Ống bao sợi\r\nvà đệm sợi
\r\n\r\nHình 4.7: Cuộn thêm\r\ncác sợi riêng lẻ quanh khay hàn
\r\n\r\nĐiều 27. Lắp đặt măng\r\nsông cáp
\r\n\r\n1) Mặt bằng thi công phải bảo đảm cho bố trí\r\nvật liệu, không có hơi ga, chất dễ cháy, đảm bảo cho việc hàn nối sợi.
\r\n\r\n2) Hạn chế những người không có nhiệm vụ vào\r\ntrong khu vực thi công.
\r\n\r\n3) Kiểm tra hộp măng sông theo tài liệu kỹ\r\nthuật.
\r\n\r\n4) Ướm cáp và kiểm tra hồ sơ tuyến cáp.
\r\n\r\n5) Chuẩn bị cáp cho măng sông theo kích thước\r\ntuỳ thuộc vào loại măng sông.
\r\n\r\n6) Cuốn băng dính vào điểm lắp kẹp cáp và\r\nphải bảo đảm cho vừa măng sông.
\r\n\r\n7) Lắp kẹp cáp phải bảo đảm khi đưa cáp vào\r\nkhông bị gập quá bán kính cong cho phép. Sau khi xiết chặt kẹp vào cáp, vít\r\nchặt dây gia cường vào thanh nối đất.
\r\n\r\n8) Bôi mỡ lên thành của vỏ trong măng sông.
\r\n\r\n9) Khi đặt gioăng nhựa phải ấn chặt nó lên\r\nthành vỏ trong măng sông.
\r\n\r\n10) Phải bôi mỡ vào mặt trong các cổng của\r\ngioăng nhựa.
\r\n\r\n11) Khi hàn nối măng sông cáp, cần phải phân\r\nnhóm sợi quang cẩn thận.
\r\n\r\n12) Phải đo kiểm tra chất lượng mối hàn sợi\r\nquang.
\r\n\r\n13) Khi đưa ống co nhiệt hoặc kẹp bảo vệ vào\r\ngiữa của khay đựng sợi phải rất cẩn thận, định vị chắc chắn vào khay sợi.
\r\n\r\n14) Bôi mỡ lên mặt trên của gioăng nhựa.
\r\n\r\n15) Phải bọc vỏ trong măng sông bằng lưới\r\nđệm.
\r\n\r\n16) Kiểm tra đối soát lần cuối chất lượng mối\r\nhàn.
\r\n\r\nĐiều 28. Lắp đặt giá\r\nphối dây
\r\n\r\n1) Chuẩn bị mặt bằng thi công
\r\n\r\na. Mặt bằng thi công phải bảo đảm cho phân\r\nrải vật liệu dễ dàng, không có hơi ga, chất dễ cháy đảm bảo cho việc hàn nối\r\nsợi.
\r\n\r\nb. Hạn chế những người không có nhiệm vụ vào\r\ntrong khu vực thi công.
\r\n\r\n2) Lắp giá phối dây ODF (Optical\r\nDistributions Frame)
\r\n\r\na. Kiểm tra hộp giá ODF, đối chiếu với tài\r\nliệu kỹ thuật của giá ODF.
\r\n\r\nb. Lắp hộp giá ODF lên khung giá theo thiết\r\nkế thi công và phải bảo đảm khung giá chắc chắn.
\r\n\r\nc. Ướm cáp quang vào giá ODF để chuẩn bị cáp,\r\nlàm vệ sinh cáp, bóc tuốt vỏ cáp theo yêu cầu. Quấn băng dính vào điểm lắp kẹp\r\ncáp. Trước khi cuốn phải lắp thêm một ống đệm để tránh kẹp trực tiếp vào vỏ cáp
\r\n\r\nHình 4.8: Chuẩn bị\r\nđầu cáp
\r\n\r\nd. Lắp kẹp cáp phải bảo đảm rằng khi đưa cáp\r\nvào không bị gập quá bán kính cong cho phép, sau khi xiết chặt kẹp vào cáp, vít\r\nchặt dây gia cường vào thanh nối đất (hình 4.9), định vị ống lỏng vào khe quy\r\nđịnh, đậy nắp ngăn ống sợi phải bảo đảm không kẹp vào ống sợi.
\r\n\r\nHình 4.9: Lắp đặt kẹp\r\ncáp
\r\n\r\ne. Phân nhóm sợi quang đặt trong ống nhựa\r\ntheo từng nhóm (hình 4.10).
\r\n\r\nLắp khay chứa sợi quang vào giá. Đưa các ống\r\nsợi vào khay (hình 4.11). Định vị dây nối quang vào khay chứa sợi quang, các\r\ndây nối phải được đánh dấu.
\r\n\r\nHình 4.10: Phân nhóm\r\nsợi quang
\r\n\r\nHình 4.11: Xếp sợi\r\nquang vào khay
\r\n\r\nf. Phân nhóm dây nối quang.
\r\n\r\ng. Đưa sợi quang đã hàn đạt chất lượng vào\r\nkhay đựng sợi quang, chú ý không để sợi quang cong quá bán kính cho phép.
\r\n\r\nh. Đặt ống co nhiệt mối hàn đúng vị trí theo\r\nthứ tự trong gá ống bảo vệ (hình 4.12).
\r\n\r\ni. Lắp bộ nối quang (connector) trên bảng\r\ntiếp hợp (adaptor). Phải đánh dấu tên cho từng vị trí bộ nối quang (hình 4.13).
\r\n\r\nj. Kiểm tra đối soát lần cuối chất lượng hàn\r\nnối sợi quang.
\r\n\r\nk. Định vị cáp trên đầu giá cáp ODF.
\r\n\r\nl. Kiểm kê bàn giao vật tư dự phòng còn lại.
\r\n\r\nHình 4.12: Đặt ống\r\ngia cố mối hàn
\r\n\r\nHình 4.13: Lắp bộ nối\r\nquang vào bảng tiếp hợp
\r\n\r\nĐiều 29. Thi công\r\ntiếp đất cho tuyến cáp
\r\n\r\nThi công tiếp đất cho tuyến cáp phải đúng với\r\nthiết kế và tuân thủ theo quy định hiện hành TCN 68-174:1998.
\r\n\r\n\r\n\r\nLẮP ĐẶT\r\nTHIẾT BỊ VÀ XÂY DỰNG NHÀ TRẠM
\r\n\r\nĐiều 30. Các quy định\r\nchung
\r\n\r\n1) Chương này của quy phạm áp dụng cho việc:
\r\n\r\na. Lắp đặt thiết bị thông tin cáp quang.
\r\n\r\nb. Xây dựng nhà trạm, hệ thông nguồn, các\r\nthiết bị chiếu sáng, hệ thống nối đất. Khi thực hiện công tác xây dựng phải\r\ntuân theo đúng các quy trình, quy chuẩn xây dựng, quy phạm của các Ngành có\r\nliên quan và các tài liệu hướng dẫn riêng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
\r\n\r\n2) Khi lắp đặt các thiết bị thông tin quang\r\n(sau đây gọi tắt là thiết bị) phải thực hiện các yêu cầu sau:
\r\n\r\na. Các quy định trong chương này;
\r\n\r\nb. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn và quy phạm xây\r\ndựng hiện hành;
\r\n\r\nc. Quy phạm kỹ thuật an toàn xây dựng, các\r\nquy định về bảo hộ lao động và phòng chống cháy nổ;
\r\n\r\nd. Các quy định về môi trường;
\r\n\r\ne. Đề án thiết kế và các tài liệu khác có\r\nliên quan được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đơn vị lắp đặt không được tự ý thay\r\nđổi thiết kế.
\r\n\r\nf. Trường hợp cần thay đổi thiết kế đã được\r\nphê duyệt trong quá trình lắp đặt hoặc sửa chữa đều phải có sự thoả thuận bằng\r\nvăn bản giữa các đơn vị thiết kế và đơn vị cần thay đổi thiết kế và phải được\r\ncơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
\r\n\r\n3) Chỉ được phép tiến hành công tác xây lắp\r\nkhi có các điều kiện sau đây:
\r\n\r\na. Các tài liệu kỹ thuật (thiết kế và dự\r\ntoán) đã được phê duyệt.
\r\n\r\nb. Kế hoạch thi công đã được duyệt.
\r\n\r\n4) Người tham gia lắp đặt phải được huấn\r\nluyện và nắm vững các điều quy định của quy phạm kỹ thuật, quy trình công nghệ\r\nvà quy phạm an toàn (phần có liên quan đến công việc đó).
\r\n\r\n5) Tất cả vật liệu bổ sung khi lắp đặt các bộ\r\nphận quan trọng của thiết bị, phải lập thành hồ sơ riêng kèm theo hồ sơ của\r\nthiết bị.
\r\n\r\n6) Trong quá trình lắp đặt phải kiểm tra,\r\nnghiệm thu từng hạng mục công trình, có biên bản cụ thể.
\r\n\r\n7) Công tác xây lắp được tiến hành theo hai\r\nbước:
\r\n\r\nBước 1: Hoàn thành toàn bộ những kết cấu xây\r\ndựng có liên quan đến việc lắp đặt thiết bị .
\r\n\r\nBước 2: Tiến hành lắp đặt các thiết bị được\r\ntổ hợp thành cụm và các khối.
\r\n\r\n8) Cấm bốc dỡ thiết bị bằng cách ném hoặc\r\nquăng quật. Khi móc buộc thiết bị phải chú ý tuân theo các ký hiệu chỉ dẫn trên\r\nbao bì.
\r\n\r\n9) Các tải trọng phụ đặt lên các kết cấu xây\r\ndựng (tải trọng, hướng, vị trí) phát sinh do treo hay néo các phương tiện chằng\r\nbuộc phải phù hợp với những chỉ dẫn trong bản vẽ thiết kế tổ chức thi công.
\r\n\r\nKhi không có chỉ dẫn thì việc chất thêm tải\r\ntrọng phụ phải có văn bản cho phép của cơ quan thiết kế và thi công phần xây\r\ndựng.
\r\n\r\nTrong trường hợp đó, cơ quan lắp đặt phải có\r\nbiện pháp để không làm hư hỏng các kết cấu phần xây dựng.
\r\n\r\nĐiều 31. Công tác\r\nchuẩn bị thi công
\r\n\r\n1) Các yêu cầu về tài liệu thiết kế và\r\nkỹ thuật: Trước khi thi công, cơ quan giao thầu phải giao cho cơ quan nhận thầu\r\ncác tài liệu kỹ thuật của nhà chế tạo, bao gồm:
\r\n\r\na. Hồ sơ vật tư, thiết bị và các thiết bị đo\r\nkèm theo;
\r\n\r\nb. Bản hướng dẫn lắp ráp thiết bị, các sơ đồ\r\nnguyên lý và sơ đồ lắp đặt;
\r\n\r\nc. Toàn bộ các bản liệt kê chi tiết thiết bị\r\n(được gửi kèm theo hàng);
\r\n\r\nd. Các tài liệu hướng dẫn của nhà chế tạo về\r\nlắp đặt và vận hành thiết bị;
\r\n\r\ne. Các biên bản nghiệm thu xuất xưởng của nhà\r\nchế tạo và các hồ sơ chi tiết về đặc tính kỹ thuật của thiết bị.
\r\n\r\n2) Các yêu cầu về cung cấp thiết bị.
\r\n\r\na. Các thiết bị nên giao dưới hình thức đã lắp\r\nráp hoàn chỉnh, trong trường hợp thiết bị quá khổ có thể giao hàng dưới hình\r\nthức tháo rời thành nhiều khối tuỳ theo khả năng điều kiện vận chuyển và lắp\r\nđặt; với điều kiện khi lắp ráp lại không đòi hỏi phải thực hiện những thao tác\r\ntu chỉnh khác.
\r\n\r\nb. Khi giao thiết bị, nhà cung cấp phải bao\r\ngói cẩn thận để đảm bảo chất lượng trong lúc chuyên chở.
\r\n\r\nc. Trên bao bì của từng kiện thiết bị phải\r\nghi rõ số lượng và phải ghi chữ hoặc vẽ các ký hiệu chỉ dẫn về vị trí móc cáp,\r\nchiều thuận của bao bì và quy định việc che mưa nắng v.v...
\r\n\r\n3) Trình tự, điều kiện tiếp nhận, bảo quản\r\nbàn giao các thiết bị và vật tư xây lắp.
\r\n\r\na. Khi vận chuyển, bảo quản thiết bị phải đảm\r\nbảo theo đúng các yêu cầu về vận chuyển, bảo quản thiết bị thông tin và chỉ dẫn\r\ncủa nhà chế tạo.
\r\n\r\nb. Trình tự, điều kiện tiếp nhận và bảo quản\r\ncác thiết bị, phụ kiện và vật tư ở kho phải theo đúng chỉ dẫn của nhà chế tạo.
\r\n\r\nc. Khi nhận các thiết bị phải xem xét cẩn\r\nthận và kiểm tra các nội dung sau:
\r\n\r\n- Tính trọn bộ của thiết bị.
\r\n\r\n- Mã hiệu thiết bị phải phù hợp với:
\r\n\r\n+ Phiếu giao hàng của nhà chế tạo;
\r\n\r\n+ Bản kê đóng hòm (Parking list);
\r\n\r\n+ Những đặc điểm và điều kiện kỹ thuật khi\r\ngiao hàng.
\r\n\r\n- Tình trạng thiết bị (không bị gẫy, hỏng,\r\nkhông có các khuyết tật, đã sơn, đã bôi dầu mỡ...).
\r\n\r\nKết quả kiểm tra xem xét phải được lập thành\r\nbiên bản giữa các bên liên quan. Trường hợp cần thiết khi kiểm tra xong phải\r\nbao gói lại cẩn thận.
\r\n\r\nd. Nếu qua kiểm tra thiết bị lúc nhận hàng mà\r\nphát hiện thấy những vi phạm đã nêu ở điểm c, thì bên nhận hàng phải khiếu nại\r\nvới bên giao hàng bằng văn bản, trường hợp cần thiết phải mời đại diện bên giao\r\nhàng đến thảo luận những biện pháp giải quyết.
\r\n\r\ne. Nếu các chi tiết và các cụm chi tiết bị\r\nmất dấu, mất mã hiệu thì phải kiểm tra lại trước khi lắp đặt.
\r\n\r\nf. Tại nơi bảo quản phải treo biển ghi rõ tên\r\ncác cụm chi tiết của thiết bị, nếu thiết bị để ngoài trời thì phải đóng cọc\r\ntreo các biển nói trên. Các khối thiết bị lớn, nặng phải ghi rõ cả khối lượng\r\ncủa chúng.
\r\n\r\ng. Khi để ở bãi trống hay ở trong nhà không\r\ncó sàn các thiết bị phải kê trên các giá, không được để trạm đất.
\r\n\r\nh. Ở các kho ngoài trời, thiết bị phải được\r\nsắp xếp và bảo vệ sao cho không bị tụ đọng nước và hơi ẩm. Các thiết bị phải\r\nxếp sao cho chúng không bị cong vênh, không bị biến dạng và phải được cố định\r\nchắc chắn để khỏi bị đổ.
\r\n\r\ni. Trong trường hợp các thiết bị do nhà chế\r\ntạo đã lắp ráp sẵn và gửi đến còn nguyên vẹn, không bị hư hỏng, không bị bụi\r\nbẩn, không có sự nghi ngờ trong qúa trình vận chuyển và bảo quản, nếu thấy cần\r\nthiết phải tháo thiết bị ra để kiểm tra thì phải lập biên bản với sự có mặt của\r\ncác đại diện của cơ quan giao thầu và cơ quan lắp đặt. Công việc tháo lắp phải\r\nthực hiện hoàn toàn theo đúng tài liệu hướng dẫn của nhà chế tạo.
\r\n\r\nj. Các khối thiết bị rời và các phụ kiện của\r\nnó phải được bảo quản trong nhà khô ráo, có thông gió. Khi vận chuyển chúng đến\r\nchỗ lắp ráp hay lắp đặt phải bảo vệ chúng trong bao gói chuyên dùng. Chỉ được\r\ntháo bao gói ra tại phân xưởng hay tại chỗ lắp đặt.
\r\n\r\nk. Cấm để ắc quy chì chung với ắc quy kiềm.
\r\n\r\nl. Khi giao nhận thiết bị để lắp đặt phải có\r\nbiên bản, cơ quan lắp đặt phải xem xét bên ngoài của thiết bị.
\r\n\r\nm.Thiết bị trước khi bảo dưỡng, thử nghiệm và\r\nlắp đặt phải kiểm tra lại tính chất trọn bộ và chất lượng của thiết bị. Nếu\r\nthấy không trọn bộ hoặc hư hỏng thì cơ quan lắp đặt phải lập biên bản và nếu\r\ncần có cả đại diện của nhà chế tạo
\r\n\r\nn. Bên giao phải chịu trách nhiệm xử lý các\r\như hỏng và tính không trọn bộ của thiết bị ghi trong biên bản.
\r\n\r\n\r\n\r\n1) Nhà trạm và môi trường nhà trạm phải đảm bảo\r\ntrong phạm vi hoạt động của thiết bị phù hợp với Tiêu chuẩn TCN 68-149:1995.
\r\n\r\nĐối với những thiết bị có yêu cầu về môi\r\ntrường đặc biệt thì nhà trạm phải tuân thủ các đặc trưng kỹ thuật của thiết bị.
\r\n\r\n2) Trước khi xây dựng nhà trạm phải tiến hành\r\ncác công việc chuẩn bị trên tổng mặt bằng, cụ thể là:
\r\n\r\na. Làm đường đi lại cố định hay tạm thời,\r\nđường tạm, đường nhánh đủ chiều rộng đảm bảo vận chuyển được thiết bị (kể cả\r\nthiết bị quá khổ) vật liệu và cấu kiện đến khu vực lắp đặt, vị trí lắp đặt;
\r\n\r\nb. Xây dựng các công trình, lán trại tạm cần\r\nthiết cho việc lắp đặt;
\r\n\r\nc. Đặt hệ thống điện nước cố định hay tạm\r\nthời, lắp điện kể cả thiết bị dùng để đấu nối với thiết bị thi công;
\r\n\r\nd. Làm thang và giàn dáo ở những chỗ thiết bị\r\ntrục không thể hoạt động được.
\r\n\r\n3) Các công trình cung cấp điện (trạm biến\r\náp, hầm, cáp...) và các thiết bị trục phải được xây lắp trước khi xây dựng các\r\nhạng mục khác.
\r\n\r\n4) Việc nghiệm thu nhà trạm và các công trình\r\ntừ các cơ quan xây dựng để tiến hành công việc lắp đặt phải lập thành biên bản\r\nvà phải phù hợp với các yêu cầu của quy phạm này và các quy phạm có liên quan
\r\n\r\n5) Khi lắp đặt nhiều thiết bị có liên quan\r\nvới nhau thì phải lắp các loại thiết bị đó kết hợp với lắp đặt các thiết bị\r\ntheo tiến độ phù hợp.
\r\n\r\n6) Mọi công việc xây dựng ở gian đặt ắcquy kể\r\ncả hệ thống thông gió và sưởi ấm cùng với việc thử nghiệm phải làm xong trước\r\nkhi lắp ắc quy.
\r\n\r\nRiêng việc sơn trát lớp chịu axit, hay chịu\r\nkiềm ở trần, tường và nền nhà phải làm sau khi đặt xong các kết cấu cố định\r\nthanh dẫn và dây điện chiếu sáng.
\r\n\r\n7) Nhiệt độ ở các phân xưởng lắp ráp phải nằm\r\ntrong giới hạn cho phép của thiết bị.
\r\n\r\n\r\n\r\n1) Khi xây lắp các hệ thống nguồn cung cấp\r\ncho hệ thống thông tin cáp quang phải thực hiện các yêu cầu trong phần này của\r\nquy phạm và các quy chuẩn, quy phạm của ngành điện lực khi xây lắp các phần có\r\nliên quan.
\r\n\r\n2) Dây dẫn điện một chiều từ máy nắn sang\r\nphòng thiết bị phải bố trí sao cho cự ly là ngắn nhất để tránh tổn hao nguồn vô\r\ních và dễ bảo quản.
\r\n\r\n3) Ắc quy phải được đặt trên các giá đỡ hoặc\r\ntrong các ngăn tủ. Khoảng cách thẳng đứng giữa các giá đỡ hoặc các ngăn tủ phải\r\nđảm bảo vận hành ắc quy được thuận tiện.
\r\n\r\n4) Ắc quy có thể bố trí thành một dãy khi có\r\nlối đi ở một bên và thành hai dãy khi có lối đi ở hai bên. Lối đi lại để vận\r\nhành các bộ ắc quy phải có chiều rộng không nhỏ hơn 1 m khi bố trí ắc quy ở hai\r\nbên và 0,8 m khi bố trí ắc quy ở một bên.
\r\n\r\n5) Các giá đỡ ắc quy phải được chế tạo, thử\r\nnghiệm và đánh dấu đúng theo yêu cầu của tiêu chuẩn hoặc các điều kiện kỹ\r\nthuật. Giá đỡ phải được sơn bảo vệ chống tác dụng của chất điện phân.
\r\n\r\n6) Ắc quy phải được cách điện với giá đỡ và\r\ngiá đỡ phải được cách điện với đất bằng các tấm đệm cách điện chịu được chất\r\nđiện phân và hơi axit.
\r\n\r\n7) Các chỗ nối và chỗ rẽ nhánh của thanh cái\r\nbằng đồng phải được hàn chảy. Chỗ nối thanh cái vào bình ắc quy phải được mạ\r\nthiếc. Chỗ nối thanh cái với thanh dẫn xuyên tường cũng phải được hàn chảy.
\r\n\r\n8) Các thanh cái trần phải được sơn hai lớp\r\nsơn chịu axit và sau khi sơn khô phải sơn màu đỏ cho cực dương và sơn màu xanh\r\ncho cực âm. Phải bôi một lớp vazơlin mỏng trước lúc đổ chất điện phân vào bình\r\nắc quy.
\r\n\r\n9) Dây điện nối từ tấm đấu dây ra cửa gian ắc\r\nquy đến thiết bị nối và bảng phân phối điện một chiều, phải dùng cáp một ruột\r\nhoặc thanh trần.
\r\n\r\n10) Đối với gian ắc quy có tiến hành nạp điện\r\nphải sử dụng hệ thống thông gió cưỡng bức cố định hoặc không cố định.
\r\n\r\n11) Nhiệt độ mùa đông trong gian ắc quy ở độ cao\r\nđặt các bình ắc quy không được dưới 100C.
\r\n\r\n12) Các kết cấu và thanh dẫn bằng thép không\r\nnên đặt phía trên các bình ắc quy để tránh hơi đọng và nước rò vào ắc quy.
\r\n\r\n13) Sử dụng ắc quy phải tuân theo các tiêu\r\nchuẩn hiện hành và các hướng dẫn của nhà sản xuất.
\r\n\r\n14) Phải đảm bảo công suất của máy nổ và ắc\r\nquy để thiết bị truyền dẫn hoạt động tốt, kể cả dự phòng tổn hao do đường\r\ntruyền.
\r\n\r\nĐiều 34. Các thiết bị\r\nchiếu sáng
\r\n\r\n1) Yêu cầu và lắp đặt điện phải tuân thủ theo\r\nquy phạm trang bị điện TCN -18 (19, 20)-1984 của Ngành điện lực (nay thuộc Bộ\r\nCông nghiệp), ngoài ra cũng phải tuân thủ các yêu cầu lắp đặt được quy định ở\r\nđiều này.
\r\n\r\n2) Yêu cầu chung:
\r\n\r\na. Các đầu dây nối vào thiết bị, tủ điện và\r\nđèn phải để dài thừa một đoạn dự phòng để đủ nối lại khi dây bị đứt;
\r\n\r\nb. Các bộ phận kết cấu của thiết bị chiếu\r\nsáng như: giá đỡ, cần, các chi tiết cố định liên kết... đều phải được mạ hoặc\r\nsơn chống gỉ.
\r\n\r\n3) Đèn chiếu sáng.
\r\n\r\na. Việc bố trí dây và đèn chiếu sáng phải\r\ntheo đúng quy định thiết kế và đảm bảo thẩm mỹ.
\r\n\r\nb. Ngoài hệ thống chiếu sáng bằng điện xoay\r\nchiều, nên có hệ thống chiếu sáng dự phòng cho trường hợp sự cố.
\r\n\r\nc. Phải kiểm tra việc bố trí các đèn chiếu\r\nsáng theo dây dẫn và theo độ cao quy định của thiết kế.
\r\n\r\nHướng chiếu sáng của đèn phải rọi thẳng xuống\r\nphía dưới nếu không có quy định riêng của thiết kế.
\r\n\r\nd. Đèn chiếu sáng ở các nơi dễ nổ (gian ắc\r\nquy) phải là loại đèn chống nổ, đèn lắp chặt, có gioăng kín. Các đai ốc tai\r\nhồng... phải vặn chặt, chỗ luồn dây dẫn vào đèn phải chèn chắc chắn phù hợp với\r\ncấu tạo của
\r\n\r\nđèn.
\r\n\r\ne. Dây dẫn cung cấp điện cho các thiết bị\r\nchiếu sáng phải có cách điện chịu được điện áp xoay chiều 500 V và điện áp một\r\nchiều 1 000 V.
\r\n\r\nf. ở những nơi để các vật dễ cháy, nổ, nguy\r\nhiểm (kể cả trong nhà và ngoài trời) thì phải loại trừ khả năng người vô ý chạm\r\nvào dây dẫn, đui đèn hay bóng đèn.
\r\n\r\ng. Các tiếp điểm để nối dây vào và dây ra\r\nbảng điện phải đặt ở chỗ dễ kiểm tra, sửa chữa.
\r\n\r\nh. Các lỗ để luồn dây dẫn vào các hộp thép\r\n(tủ) và các ngăn tủ bằng vật liệu dẫn điện phải có các ống ghen cách điện.
\r\n\r\ni. Các bảng điện phải đánh ký hiệu chỉ rõ: số\r\nhiệu, công dụng của bảng điện và số liệu của từng lô dây ra. Khi trên cùng một\r\nbảng có nhiều loại điện khác nhau thì phải có các ký hiệu rõ ràng và sơn mầu\r\nphân biệt cho từng loại điện.
\r\n\r\nj. Đấu nối các thiết bị với bảng điện phải\r\nđúng thiết kế và phân bố phụ tải phải đều giữa các pha.
\r\n\r\n\r\n\r\n1) Điều này của quy phạm áp dụng cho việc thi\r\ncông hệ thống tiếp đất, kiểm tra đo thử nghiệm thu, những vấn đề an toàn lao\r\nđộng trong khi thi công hệ thống tiếp đất.
\r\n\r\n2) Đối với kết cấu mạng tiếp đất cho khu vực\r\nnhà trạm có đặt thiết bị thông tin cáp quang:
\r\n\r\nTại mỗi khu vực nhà trạm phải thực hiện việc\r\nsan bằng điện thế để tạo ra một mạng tiếp đất duy nhất, đẳng thế. Nghĩa là hệ\r\nthống tiếp đất của thiết bị thông tin cáp quang phải được liên kết với hệ thống\r\ntiếp đất chống sét của toà nhà thông qua lưới san bằng điện thế.
\r\n\r\nTính thống nhất và đẳng thế của mạng tiếp đất\r\nđược thực hiện ở cả phần chôn trong đất (dàn tiếp đất) lẫn phần trong nhà trạm\r\n(cáp nối đất).
\r\n\r\n3) Quy định về kết cấu của hệ thống tiếp đất cho\r\nthiết bị thông tin cáp quang:
\r\n\r\na.Thiết bị thông tin cáp quang được tiếp đất\r\ntheo nguyên tắc: Dùng một hệ thống tiếp đất duy nhất hoặc thống nhất, đẳng thế\r\ncó điện trở tiếp đất tối thiểu theo quy định của thiết bị;
\r\n\r\nb.Trong quá trình thi công phải đảm bảo cáp\r\nnối đất là ngắn nhất.
\r\n\r\n4) Hệ thống tiếp đất phải được thi công cùng\r\nvới việc xây dựng nhà trạm (trong trường hợp nhà trạm xây dựng mới hoàn toàn).
\r\n\r\nNếu nhà trạm có sẵn, phải thực hiện thi công\r\nhệ thống tiếp đất trước khi lắp đặt thiết bị thông tin cáp quang.
\r\n\r\n5) Quy định đối với hệ thống tiếp đất sau khi\r\nthi công.
\r\n\r\nHệ thống tiếp đất sau khi thi công phải có\r\ngiá trị điện trở tiếp đất nhỏ hơn hoặc bằng điện trở tiếp đất theo quy định\r\ntrong thiết kế.
\r\n\r\n6) Trong khi thi công hệ thống tiếp đất phải\r\nđảm bảo theo đúng thiết kế, quy trình, tiêu chuẩn về tiếp đất của nhà trạm và\r\nthiết bị như trong tiêu chuẩn về tiếp đất TCN 68-141: 1995 và TCN 68-174: 1998.
\r\n\r\nĐiều 36. Thiết bị\r\ntruyền dẫn cáp quang
\r\n\r\n1) Những quy định trong mục này áp dụng để\r\nlắp đặt các thiết bị thông tin cáp quang bao gồm: đầu cuối quang, ghép kênh,\r\ntrạm lặp, xen rẽ, chuyển luồng...
\r\n\r\n2) Yêu cầu chung:
\r\n\r\na. Phải lựa chọn thiết bị, phụ kiện, kết cấu\r\nvà dụng cụ lắp đặt theo điều kiện làm việc bình thường phù hợp với thiết kế.
\r\n\r\nb. Các thiết bị và các phần chức năng phải có\r\nbiển ghi rõ ràng tên, chức năng.
\r\n\r\nc. Phải đặt biển báo ở mặt trước và cả ở mặt\r\nsau của thiết bị trong trường hợp vận hành ở cả hai mặt.
\r\n\r\nd. Bố trí và đánh dấu các dây dẫn tín hiệu và\r\ncáp quang theo các chức năng của chúng sao cho phân biệt chúng được dễ dàng.
\r\n\r\ne. Phải thi công xây lắp các hệ thống bảo vệ,\r\ndây đất, chống sét trước khi thi công lắp máy.
\r\n\r\nf. Lắp đặt thiết bị phải tuân thủ theo đúng\r\ntrình tự, quy trình các tài liệu hướng dẫn và thực hiện dưới sự giám sát của\r\nchuyên gia.
\r\n\r\n3) Quy định an toàn khi lắp đặt thiết bị
\r\n\r\na. Phải tuân thủ đúng quy định, quy trình về\r\nan toàn thi công.
\r\n\r\nb. Phải thường xuyên kiểm tra an toàn khi sử\r\ndụng điện để thi công. Kiểm tra nguội trước khi đóng điện.
\r\n\r\nc. Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các phương\r\ntiện và người hoạt động trong khu vực thi công.
\r\n\r\nd. Khi thi công đấu chuyển thiết bị cần có sự\r\nphối hợp chặt chẽ giữa đơn vị quản lý và đơn vị thi công.
\r\n\r\ne. Khi thi công lắp đặt thiết bị mới hoặc\r\nnâng cấp mà đồng thời có các hệ thống khác đang hoạt động thì việc thi công\r\nphải tuân thủ đúng quy định sau:
\r\n\r\n- Lắp đặt thiết bị mới mà vẫn đảm bảo hoạt\r\nđộng bình thường của hệ thống đang hoạt động;
\r\n\r\n- Sau khi toàn bộ hệ thống mới hoạt động ổn định\r\nthì mới đấu chuyển. Việc đấu chuyển này nên được thực hiện vào thời điểm ít có\r\nảnh hưởng tới mạng lưới;
\r\n\r\n- Duy trì chế độ làm việc với cả hai hệ thống\r\nđến khi hệ thống mới hoạt động như yêu cầu;
\r\n\r\n- Tháo dỡ thiết bị, hệ thống cũ, đóng gói bàn\r\ngiao cho đơn vị quản lý khi được phép.
\r\n\r\nf. Phải tuân thủ quy định an toàn đã được\r\ncảnh báo trên trang thiết bị và theo tài liệu hướng dẫn. Ngoài ra, phải tuân\r\nthủ các quy định sau trong khi lắp đặt:
\r\n\r\n- Khi làm việc với sợi quang phải:
\r\n\r\n+ Đeo kính bảo hộ;
\r\n\r\n+ Lau chùi tay sạch sẽ;
\r\n\r\n+ Cẩn thận khi làm việc với sợi quang và luôn\r\nluôn đặt chúng ở vị trí an toàn, chắc chắn.
\r\n\r\n- Trước khi làm việc với các mối nối quang\r\nphải đảm bảo chắc chắn mức công suất quang phát xạ nằm trong giới hạn an toàn
\r\n\r\n- Việc ngắt bộ phát quang nên được thực hiện\r\nbằng cách tháo trực tiếp khối phát quang tương ứng.
\r\n\r\n- Bất kỳ bộ nối quang (connector) nào mà tháo\r\nđều phải được đóng kín bằng nắp đậy của nó để chống bụi.
\r\n\r\n- Trước khi lắp các đầu nối quang vào các\r\nngăn giá thiết bị phải làm sạch các điểm tiếp xúc để đảm bảo chỗ nối tiếp xúc\r\nđược tốt nhất. Chỉ sử dụng các phương pháp và các vật liệu theo quy định để làm\r\nsạch các bộ nối quang .
\r\n\r\n- Để đảm bảo an toàn cho thiết bị, trước khi\r\nlắp đặt, nhân viên phải được trang bị phương tiện nối đất.
\r\n\r\n- Chỉ được cầm vào cạnh của các card, tránh\r\nsờ vào mạch in, mối hàn và các linh kiện v.v...
\r\n\r\n- Các linh kiện và các thành phần rời rạc dự\r\nphòng nên được bảo quản trong gói chống tĩnh điện đã quy định.
\r\n\r\n- Các thiết bị và các linh kiện nếu nhạy cảm\r\nvới tĩnh điện phải được dán nhãn cảnh báo.
\r\n\r\n4) Lắp đặt thiết bị
\r\n\r\na. Thiết bị phải được bố trí để đảm bảo khi\r\nhoạt động không gây ảnh hưởng nguy hiểm cho nhân viên vận hành và các thiết bị\r\nlân cận.
\r\n\r\nb. Các thiết bị phải được bố trí và lắp đặt\r\nsao cho không bị rung hoặc chấn động do thiết bị gây ra làm hỏng các đầu tiếp\r\nxúc và làm sai lệch mức hiệu chỉnh của thiết bị.
\r\n\r\nc. Trong gian lắp đặt thiết bị thông tin, lối\r\nđi phía trước và phía sau thiết bị (nếu có) phải có chiều rộng không nhỏ hơn\r\n0,8 m và chiều cao không nhỏ hơn 1,9 m, trong lối đi đó không được có vật cản\r\ntrở người đi lại và di chuyển thiết bị. Cá biệt ở chỗ có kết cấu xây dựng nhô\r\nra thì chiều rộng lối đi tại đó không được nhỏ hơn 0,6 m.
\r\n\r\nd. Khi lắp đặt thiết bị trọn bộ nếu thấy\r\nthiết bị có vấn đề gì nghi ngờ phải kiểm tra hoạt động của thiết bị trước khi\r\nlắp đặt.
\r\n\r\ne. Khi lắp đặt, thay thế thiết bị và các khối\r\nphải thực hiện theo đúng hướng dẫn, không làm ảnh hưởng tới các bộ phận khác .
\r\n\r\nf. Không được cấp bất kỳ nguồn điện nào vào khối\r\nquang khi chúng chưa được đặt vào đúng vị trí quy định trong ngăn giá.
\r\n\r\ng. Thứ tự lắp đặt: phải tuân theo đúng hướng\r\ndẫn lắp đặt của thiết bị. Để đảm bảo an toàn cần tuân thủ theo đúng các thứ tự\r\nsau:
\r\n\r\n- Lắp ngăn giá vào giá chính trước khi lắp\r\ncác khối (modul) vào các ngăn giá.
\r\n\r\n- Lắp khối đầu cuối đường truyền trước khi\r\nnối nguồn tới thiết bị. Phải ngắt tách khỏi nguồn điện cung cấp trước khi tháo khối\r\nđầu cuối đường truyền.
\r\n\r\nh. Khi lắp các ngăn giá vào giá máy.
\r\n\r\n- Khi lắp các ngăn giá và các bộ phận có khối\r\nlượng lớn hơn 10 Kg cần phải bố trí ít nhất hai người.
\r\n\r\n- Khi lắp đặt các giá, ngăn giá và các khối\r\nphải kiểm tra lại chắc chắn cấu hình, vị trí và gia cố chắc chắn bằng các ốc\r\nvít hoặc bằng các lẫy, móc.
\r\n\r\ni. Khi thực hiện các phép đo quang phải tuân\r\ntheo các hướng dẫn để đảm bảo sao cho nguồn quang luôn được tháo gỡ ra đầu tiên\r\nvà đấu nối vào sau cùng.
\r\n\r\nj. Lắp các khối vào ngăn giá: phải chú ý đặt\r\nđúng vị trí của các khối cần lắp theo thiết kế, các hướng dẫn kèm theo thiết bị\r\nvà của chuyên gia. Trong quá trình lắp đặt phải ghi lại đầy đủ các thông tin\r\nlắp đặt và các chi tiết lựa chọn lắp đặt.
\r\n\r\nk. Đối với hệ thống thiết bị có cài đặt phần\r\nmềm, trước khi cài đặt phần mềm phải kiểm tra hoạt động ổn định của phần cứng\r\nvà thao tác theo đúng hướng dẫn của tài liệu và chuyên gia.
\r\n\r\nl. Khi cài đặt phần mềm có các tham số và dữ\r\nliệu được lựa chọn theo cấu hình cụ thể thì:
\r\n\r\n- Phải chuẩn bị tất cả các dữ liệu và cấu\r\nhình trước và người cài đặt phải thông thạo phần mềm.
\r\n\r\n- Việc cài đặt phải theo đúng hướng dẫn trong\r\ncác tài liệu và phải quan sát kịp thời các chỉ thị, cảnh báo trên thiết bị và\r\ncông cụ lắp đặt (máy tính, thiết bị đo...).
\r\n\r\n- Trong khi cài đặt phần mềm, nếu hệ thống\r\nyêu cầu có các cấp độ bảo vệ khác nhau thì người có đủ thẩm quyền mới được phép\r\ncài đặt và người cài đặt phải chịu trách nhiệm về bí mật nội dung thông tin,\r\nmức độ truy nhập mà họ biết, kể cả khi người cài đặt còn đương nhiệm hay khi\r\nkhông còn đương nhiệm nữa.
\r\n\r\nm. Trước khi đấu nối thiết bị với mạng cáp\r\nphải đảm bảo tuyến cáp đã được nghiệm thu đúng quy định.
\r\n\r\nn. Phải kiểm tra lại tổng thể toàn bộ hệ\r\nthống trước khi đấu thiết bị vào nguồn điện.
\r\n\r\no. Quy định về lắp đặt chung thiết bị với các\r\ncông trình khác trong cùng một nhà trạm.
\r\n\r\n- Nếu lắp đặt thiết bị thông tin cáp quang\r\nvào cùng một nhà trạm với các thiết bị của các công trình khác như: thiết bị vi\r\nba, thiết bị chuyển mạch v.v... Nhà trạm phải đảm bảo đủ diện tích cho thiết bị\r\nthông tin cáp quang làm việc bình thường.
\r\n\r\n- Trong quá trình lắp đặt không được gây trở\r\nngại làm ảnh hưởng đến sự hoạt động bình thường của các thiết bị đang khai\r\nthác.
\r\n\r\n- Không được can thiệp đến cấu hình của các\r\nthiết bị khác nếu không được sự đồng ý của người có thẩm quyền.
\r\n\r\n\r\n\r\nNGHIỆM\r\nTHU CÔNG TRÌNH THÔNG TIN CÁP QUANG
\r\n\r\n\r\n\r\n1) Chương này của quy phạm quy định nội dung\r\nvà trình tự nghiệm thu công trình thông tin cáp quang đã xây dựng xong và chuẩn\r\nbị đưa vào sử dụng.
\r\n\r\n2) Nghiệm thu các công trình xây dựng tuyến\r\nthông tin cáp quang phải tuân thủ các quy định của Nhà nước và của Ngành về\r\nnghiệm thu các công trình xây dựng.
\r\n\r\n3) Công trình thi công xong phải nghiệm thu\r\nđạt yêu cầu quy định mới được bàn giao để đưa vào sử dụng.
\r\n\r\n4) Nghiệm thu phải căn cứ vào.
\r\n\r\na. Thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt.
\r\n\r\nb. Các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy\r\nphạm có liên quan của Nhà nước và của Ngành.
\r\n\r\nc. Các kết quả đo kiểm tra thực hiện trong\r\nquá trình xây dựng, lắp đặt công trình.
\r\n\r\nd. Các điều khoản quy định về khối lượng và\r\nchất lượng công trình trong các hợp đồng giao nhận thi công.
\r\n\r\n5) Trước khi tiến hành nghiệm thu công trình\r\nbên thi công phải giao cho Hội đồng nghiệm thu những tài liệu về:
\r\n\r\na. Hồ sơ hoàn công;
\r\n\r\nb. Tài liệu thiết kế công trình;
\r\n\r\nc. Quyết định phê chuẩn luận chứng kinh tế-kỹ\r\nthuật, phê chuẩn thiết kế, quyết định phê duyệt kết quả trúng thầu;
\r\n\r\nd. Hợp đồng kinh tế giao nhận thi công, xây\r\nlắp công trình giữa chủ đầu tư và nhà thầu;
\r\n\r\ne. Những tài liệu về thay đổi thiết kế được\r\ncấp có thẩm quyền phê duyệt, và những văn bản bổ sung khối lượng phát sinh (nếu\r\ncó) đã được xác nhận của cơ quan thiết kế, chủ đầu tư và nhà thầu;
\r\n\r\nf. Những văn bản nghiệm thu kỹ thuật do đơn\r\nvị thi công thực hiện và được đơn vị chủ quản hoặc đơn vị thiết kế đồng ý;
\r\n\r\ng. Biên bản nghiệm thu và và các chứng chỉ\r\nchứng nhận vật tư thiết bị;
\r\n\r\nh. Nhật ký công trình của bên thi công;
\r\n\r\ni. Bản ghi chép các công trình ngầm và công\r\ntrình bị che khuất;
\r\n\r\nj. Các biên bản nghiệm thu từng hạng mục công\r\ntrình, các công trình ngầm, các công trình bị che khuất thực hiện trong quá\r\ntrình thi công;
\r\n\r\nk. Các biên bản đo điện trở tiếp đất và kiểm\r\ntra các trang bị bảo vệ, đánh dấu công trình;
\r\n\r\nl. Biên bản ghi chép tình hình vận hành thử\r\nthiết bị;
\r\n\r\nm. Biên bản ghi chép tình hình hư hỏng thiết\r\nbị và các công việc sửa chữa;
\r\n\r\nn. Những văn bản pháp lý về sử dụng đất và\r\nđền bù;
\r\n\r\no. Bản liệt kê các vật tư dự phòng của công\r\ntrình;
\r\n\r\np. Biên bản về thu hồi vật liệu;
\r\n\r\nq. Các văn bản thoả thuận giữa các bên liên\r\nquan.
\r\n\r\n6) Tổ chức nghiệm thu :
\r\n\r\nChủ đầu tư công trình chịu trách nhiệm tổ\r\nchức công tác nghiệm thu, thành lập Hội đồng nghiệm thu. Cùng tiến hành công\r\ntác nghiệm thu với chủ đầu tư có :
\r\n\r\na. Đại diện cơ quan thiết kế công trình;
\r\n\r\nb. Đại diện cơ quan tư vấn giám sát thi công\r\nxây dựng và lắp đặt thiết bị;
\r\n\r\nc. Đại diện đơn vị thi công;
\r\n\r\nd. Đại diện đơn vị quản lý, vận hành và khai\r\nthác tuyến thông tin quang.
\r\n\r\n7) Trách nhiệm và quyền hạn của các tổ chức\r\ntrong quá trình nghiệm thu. a.Chủ đầu tư.
\r\n\r\n- Trách nhiệm:
\r\n\r\n+ Thành lập Hội đồng nghiệm thu;
\r\n\r\n+ Thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước,\r\ncủa Ngành về quản lý chất lượng công trình.
\r\n\r\n- Quyền hạn :
\r\n\r\n+ Thuê đơn vị tư vấn giám sát thi công;
\r\n\r\n+ Từ chối nghiệm thu khi khối lượng hoặc chất\r\nlượng của công trình không đạt các yêu cầu thiết kế và các tiêu chuẩn kỹ thuật\r\ncó liên quan.
\r\n\r\nb. Tổ chức tư vấn thiết kế .
\r\n\r\n- Trách nhiệm:
\r\n\r\nTham gia cùng với đơn vị thi công và chủ đầu\r\ntư trong việc xem xét hồ sơ để tiến hành nghiệm thu.
\r\n\r\n- Quyền hạn :
\r\n\r\nTừ chối nghiệm thu công trình khi khối lượng\r\nhoặc chất lượng của công trình không đúng theo yêu cầu thiết kế được phê duyệt\r\nvà các tiêu chuẩn kỹ thuật cho phép.
\r\n\r\nc. Đơn vị thi công.
\r\n\r\n- Trách nhiệm:
\r\n\r\n+ Giao các hồ sơ tài liệu của đối tượng nghiệm\r\nthu cho các bên tham gia nghiệm thu xem xét;
\r\n\r\n+ Giải trình về khối lượng hoặc chất lượng\r\ncủa công trình theo yêu cầu của các bên tham gia nghiệm thu;
\r\n\r\n+ Hướng dẫn các bên tham gia nghiệm thu kiểm\r\ntra công trình trên thực địa;
\r\n\r\n+ Thực hiện các yêu cầu của Hội đồng nghiệm\r\nthu.
\r\n\r\n- Quyền hạn:
\r\n\r\nKhông chịu trách nhiệm về chất lượng công\r\ntrình do chủ đầu tư tự ý đưa vào sử dụng khi chưa được nghiệm thu.
\r\n\r\n8) Thời gian bảo hành
\r\n\r\na. Thời gian bảo hành cho mỗi công trình\r\nthông tin cáp quang phải tuân thủ quyết định số 499/BXD, ngày 18/9/1996.
\r\n\r\nb. Đơn vị thi công chịu trách nhiệm và tìm\r\nbiện pháp giải quyết mọi vấn đề nảy sinh do thi công trong thời gian bảo hành.
\r\n\r\n9) Đối với những công trình lớn, phức tạp bao\r\ngồm nhiều hạng mục thì có thể tổ chức nghiệm thu từng hạng mục sau đó tổng nghiệm\r\nthu toàn trình.
\r\n\r\nĐiều 38. Quy định\r\ntrình tự nghiệm thu
\r\n\r\n1) Trước khi nghiệm thu bên thi công phải bàn\r\ngiao cho Hội đồng nghiệm thu đầy đủ các tài liệu nêu trong mục 4 và 5 điều 37\r\ncủa chương này.
\r\n\r\n2) Sau khi hoàn thành hạng mục thi công,\r\nchuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, tài liệu xác nhận khối lượng và chất lượng, đơn vị\r\nthi công thông báo cho chủ đầu tư biết để tiến hành kiểm tra và tổ chức công\r\ntác nghiệm thu.
\r\n\r\n3) Nghiệm thu công trình thông tin quang bao\r\ngồm nghiệm thu chất lượng tuyến cáp đã được lắp đặt, nghiệm thu thiết bị tại\r\ntrạm, nghiệm thu thông tuyến và nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng.
\r\n\r\n4) Khi nghiệm thu công trình phải tiến hành\r\nkiểm tra các điều kiện đảm bảo an toàn môi trường, vệ sinh lao động và phòng\r\nchống cháy nổ thực tế của công trình so với thiết kế được phê duyệt, các tiêu\r\nchuẩn kỹ thuật của Nhà nước hoặc của Ngành và các điều khoản quy định của hợp\r\nđồng.
\r\n\r\n5) Trong thời gian chậm nhất là 3 tháng sau\r\nkhi nghiệm thu hoàn thành công trình chủ đầu tư phải hoàn tất hồ sơ công trình\r\nđể nộp cho các cơ quan chức năng.
\r\n\r\nĐiều 39. Quy định về\r\ntrang thiết bị đo nghiệm thu
\r\n\r\n1) Chủng loại các thiết bị đo nghiệm thu phải\r\nđảm bảo có đầy đủ các tính năng kỹ thuật và khả năng đo nghiệm thu theo nội\r\ndung quy định và cho kết quả chính xác.
\r\n\r\n2) Các thiết bị đo nghiệm thu phải có chứng\r\nchỉ của cơ quan kiểm chuẩn.
\r\n\r\n3) Trước khi đo phải kiểm tra lại hoạt động\r\nvà độ chính xác của máy đo.
\r\n\r\n4) Phải đảm bảo các điều kiện đo. Trước khi\r\ntiến hành đo cần kiểm tra các điều kiện về môi trường nơi lắp đặt thiết bị.\r\nKhông cho phép các thiết bị sử dụng ở những nơi không đảm bảo về điều kiện môi\r\ntrường.
\r\n\r\n5) Người thực hiện đo :
\r\n\r\nCán bộ tham gia trực tiếp vào các phép đo\r\nphải am hiểu vững về kỹ thuật của thiết bị hoặc hệ thống được đánh giá, thao\r\ntác thành thạo các thiết bị đo. Nắm vững và thực hiện đúng các quy trình đo,\r\ncác quy định về an toàn lao động.
\r\n\r\nĐiều 40. Nghiệm thu\r\ntuyến cáp đã lắp đặt
\r\n\r\n1) Các tuyến cáp sau khi lắp đặt xong phải\r\nđược nghiệm thu trước khi đấu nối vào thiết bị.
\r\n\r\n2) Khi nghiệm thu cần có các tài liệu:
\r\n\r\na. Tài liệu thiết kế tuyến.
\r\n\r\nb. Những tài liệu thay đổi thiết kế đã được\r\nphê duyệt của đơn vị chủ quản hoặc đơn vị thiết kế trong quá trình thi công (kể\r\ncả các văn bản về thay đổi vật liệu, phát sinh thêm trong công trình...).
\r\n\r\nc. Những văn bản nghiệm thu kỹ thuật trong\r\nlúc thi công do đơn vị thi công đề ra và được đơn vị chủ quản hoặc đơn vị thiết\r\nkế đồng ý.
\r\n\r\nd. Biên bản nghiệm thu và chứng chỉ chứng\r\nnhận chất lượng vật tư, thiết bị
\r\n\r\ne. Bản ghi chép các mốc cáp.
\r\n\r\nf. Các biên bản đo kiểm trong quá trình thi\r\ncông.
\r\n\r\ng. Các biên bản đo điện trở tiếp đất và kiểm\r\ntra các trang bị bảo vệ, đánh dấu tuyến cáp.
\r\n\r\nh. Những văn bản pháp lý về sử dụng đất và\r\nđền bù.
\r\n\r\ni. Bản liệt kê các vật tư dự phòng của tuyến\r\ncáp.
\r\n\r\nj. Chi tiết khối lượng công việc đã thực\r\nhiện. k. Biên bản thu hồi vật liệu.
\r\n\r\nl. Các văn bản thoả thuận giữa các bên liên\r\nquan.
\r\n\r\n3) Nghiệm thu tuyến cáp đã lắp đặt gồm hai\r\nphần:
\r\n\r\na. Kiểm tra hiện trạng của tuyến cáp.
\r\n\r\nb. Nghiệm thu các thông số kỹ thuật của tuyến\r\ncáp.
\r\n\r\n4) Kiểm tra hiện trạng của tuyến cáp.
\r\n\r\na. Khi kiểm tra hiện trạng tuyến cáp phải\r\nkiểm tra vị trí và tình trạng bề ngoài của tuyến cáp sau khi lắp đặt,
\r\n\r\nb. Kiểm tra các biển báo và hệ thống bảo vệ\r\ncáp (gồm hệ thống chống ẩm, chống thấm, chống sét và tiếp đất cho cáp...)
\r\n\r\n5) Đánh giá các thông số kỹ thuật của tuyến\r\ncáp: Bao gồm:
\r\n\r\na. Xác định chiều dài tuyến cáp.
\r\n\r\nb. Tổng suy hao toàn tuyến so với thiết kế.\r\nc. Kiểm tra chủng loại cáp so với thiết kế:
\r\n\r\n+ Vị trí, chủng loại và số lượng măng sông\r\ncáp. d. Kiểm tra suy hao các mối hàn.
\r\n\r\ne. Việc đánh giá các thông số kỹ thuật phải\r\nđược thực hiện trên tất cả các sợi dẫn quang.
\r\n\r\n6) Sau khi kiểm tra đo đạc, cần lập biên bản\r\nnghiệm thu tuyến cáp (theo mẫu phụ lục A).
\r\n\r\nĐiều 41. Nghiệm thu\r\nhệ thống thiết bị tại trạm
\r\n\r\n1) Nghiệm thu hệ thống thiết bị tại trạm là\r\nnghiệm thu các thiết bị đã lắp đặt xong. Phần nghiệm thu này tiến hành theo hai\r\nbước là nghiệm thu tĩnh và nghiệm thu sau khi hoàn thành lắp đặt.
\r\n\r\n2) Nghiệm thu tĩnh:
\r\n\r\nNghiệm thu tĩnh là kiểm tra xác định chất\r\nlượng lắp đặt công trình theo thiết kế và các yêu cầu kỹ thuật lắp đặt để chuẩn\r\nbị đưa vào chạy thử không tải.
\r\n\r\na. Điều kiện cho việc nghiệm thu tĩnh là:
\r\n\r\n- Thiết bị phải đầy đủ số lượng và đúng chủng\r\nloại theo thiết kế;
\r\n\r\n- Toàn bộ các giá máy, các đầu cắm phải không\r\ncó khuyết tật và được đặt theo đúng thiết kế;
\r\n\r\n- Vị trí lắp đặt, tên, mã của từng card trên\r\nmáy phải đúng theo thiết kế;
\r\n\r\n- Các vị trí cáp, các bộ nối quang (connector)\r\nphải đầy đủ, đúng chủng loại và được đặt đúng vị trí theo thiết kế;
\r\n\r\n- Điện trở tiếp đất: Phải được xác định mức\r\nđộ phù hợp với các quy định của ngành.
\r\n\r\nb. Khi nghiệm thu cần có các hồ sơ tài liệu\r\nsau:
\r\n\r\n- Thiết kế lắp đặt và bản vẽ chế tạo (nếu\r\ncó);
\r\n\r\n- Tài liệu hướng dẫn lắp đặt và vận hành, hồ\r\nsơ thiết bị;
\r\n\r\n- Biên bản nghiệm thu từng phần các công việc\r\nlắp đặt thiết bị và các phần phụ của máy;
\r\n\r\n- Bản vẽ hoàn công;
\r\n\r\n- Biên bản nghiệm thu các hệ thống bảo vệ\r\nthiết bị, sơ đồ đo điện trở tiếp đất;
\r\n\r\n- Các biên bản nghiệm thu có liên quan tới\r\ncác phần bị che khuất của công trình;
\r\n\r\n- Đối với thiết bị đã sử dụng trước đây phải\r\ncó hồ sơ cũ đi kèm;
\r\n\r\n- Đối với các thiết bị chính của hệ thống\r\nphải có văn bản giao nhận thiết bị giữa tổ chức giao thầu và nhận thầu. Các\r\nbiên bản liên quan đến việc quá trình vận chuyển thiết bị (tình trạng kỹ thuật,\r\ncác sự cố xảy ra trên đường vận chuyển, lưu giữ tại kho bãi, mất mát...), xác định\r\ntình trạng thiết bị trước khi lắp đặt. Nếu thiết bị hư hỏng thì sau khi sửa\r\nchữa xong phải có biên bản nghiệm thu tình trạng thiết bị sau khi sửa chữa.
\r\n\r\nc. Sau khi đã nghiên cứu hồ sơ nghiệm thu và\r\nthực địa thấy thiết bị lắp đặt đúng thiết kế và phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ\r\nthuật hiện hành thì lập và ký biên bản nghiệm thu tĩnh, cho phép chạy thử không\r\ntải.
\r\n\r\nNếu Hội đồng nghiệm thu phát hiện thấy có\r\nkhiếm khuyết thì yêu cầu tổ chức nhận thầu lắp đặt sửa chữa hoàn chỉnh và ấn\r\nđịnh ngày nghiệm thu lại. Nếu những khiếm khuyết đó không ảnh hưởng đến việc\r\nchạy thử máy thì vẫn có thể lập và ký biên bản nghiệm thu tĩnh nhưng lập phụ\r\nlục những khiếm khuyết và định thời gian hoàn thành. Phía nhận thầu lắp đặt\r\nphải nghiêm chỉnh thực hiện công việc khắc phục các khiếm khuyết trên đúng thời\r\nhạn.
\r\n\r\n3) Nghiệm thu thiết bị sau khi lắp đặt.
\r\n\r\na. Nghiệm thu thiết bị sau khi lắp đặt là cho\r\nthiết bị tại trạm chạy thử không tải để kiểm tra xác định chất lượng lắp đặt và\r\ntình trạng thiết bị trong quá trình chạy thử không tải, phát hiện và loại trừ\r\nnhững sai sót, khiếm khuyết chưa phát hiện được trong quá trình nghiệm thu\r\ntĩnh.
\r\n\r\nb. Nghiệm thu chạy thử không tải gồm hai\r\nphần:
\r\n\r\n- Nghiệm thu chạy thử không tải từng máy độc\r\nlập.
\r\n\r\n- Nghiệm thu chạy thử không tải cả trạm máy.
\r\n\r\nc. Khi nghiệm thu chạy thử phải theo dõi hoạt\r\nđộng của thiết bị. Nếu phát hiện thấy có sự cố thì dừng máy, tìm nguyên nhân để\r\nkhắc phục sự cố.
\r\n\r\nThời gian chạy không tải thường ghi trong các\r\ntài liệu hướng dẫn vận hành máy. Nếu tài liệu hướng dẫn không quy định điều này\r\nthì thời gian chạy thử không tải là từ 4 giờ đến 8 giờ liên tục.
\r\n\r\nĐối với các thiết bị không cho phép chạy thử không\r\ntải thì sau khi nghiệm thu tĩnh xong chuyển sang chạy thử có tải.
\r\n\r\nd. Sau khi nghiệm thu thiết bị đã lắp đặt,\r\nHội đồng nghiệm thu cơ sở xem xét, lập và ký biên bản nghiệm thu thiết bị với\r\nkết quả kiểm tra các thông số sau:
\r\n\r\n- Kiểm tra phần nguồn (gồm nguồn chính và các\r\nnguồn dự phòng).
\r\n\r\n+ Nguồn điện cung cấp : Điện áp lưới điện\r\nxoay chiều cung cấp cho nhà trạm phải nằm trong phạm vi cho phép của thiết bị\r\nnguồn. Các hệ thống nguồn điện tại chỗ (máy nổ, ắc quy, pin mặt trời vv...)\r\nphải đầy đủ theo thiết kế và có các chỉ tiêu kỹ thuật cần thiết.
\r\n\r\n+ Kiểm tra dây nối nguồn chung đến thiết bị.
\r\n\r\n+ Kiểm tra card nguồn của thiết bị. Trong\r\ntrường hợp thiết bị có card cung cấp nguồn chính và nguồn phụ dự phòng cần kiểm\r\ntra khả năng chuyển mạch bảo vệ giữa hai chế độ.
\r\n\r\n- Kiểm tra các thông số quang gồm các thông\r\nsố chính:
\r\n\r\n+ Công suất phát quang.
\r\n\r\n+ Độ nhạy thu quang và dải động của bộ thu\r\nquang.
\r\n\r\n- Kiểm tra các chức năng cảnh báo theo thuyết\r\nminh kỹ thuật gồm:
\r\n\r\n+ Kiểm tra các đèn cảnh báo.
\r\n\r\n+ Hệ thống báo hiệu của thiết bị.
\r\n\r\n- Kiểm tra cấu hình thiết bị gồm: Kiểm tra\r\nkhối thiết bị chính và khối thiết bị dự phòng.
\r\n\r\n- Kiểm tra chất lượng truyền dẫn: Đánh giá\r\nhai thông số chính
\r\n\r\n+ Lỗi bit.
\r\n\r\n+ Jitter.
\r\n\r\n- Kiểm tra các chức năng phần mềm của thiết\r\nbị.
\r\n\r\ne. Sau khi chạy thử liên tục trong vòng 4 tới\r\n8 giờ (tuỳ từng loại thiết bị) nếu thấy các máy đều hoạt động phù hợp với thiết\r\nkế và các yêu cầu công nghệ sản xuất, hội đồng nghiệm thu lập và ký biên bản\r\nnghiệm thu thiết bị đã lắp đặt xong cả trạm và cho phép nghiệm thu thông tuyến.
\r\n\r\nSau khi tiến hành kiểm tra, đo thử Hội đồng\r\nnghiệm thu lập biên bản nghiệm thu thiết bị tại trạm (phụ lục B). Nếu các thiết\r\nbị lắp đặt tại trạm đạt các yêu cầu thiết kế cũng như các tiêu chuẩn kỹ thuật\r\nthì Hội đồng nghiệm thu có thể cho phép tiến hành nghiệm thu thông tuyến.
\r\n\r\nĐiều 42. Nghiệm thu\r\nthông tuyến
\r\n\r\n1) Nghiệm thu thông tuyến nhằm đánh giá chất\r\nlượng tuyến thông tin cáp quang vừa được xây dựng có khả năng đưa vào sử dụng\r\nhay không. Việc nghiệm thu thông tuyến phải đánh giá toàn bộ các phần của hệ\r\nthống bao gồm các thiết bị xen rẽ, thiết bị lặp, cáp quang đã được kết nối.
\r\n\r\n2) Để nghiệm thu thông tuyến phải cho toàn bộ\r\ntuyến chạy thử có tải. Thời gian chạy thử có tải thường quy định trong tài liệu\r\nhướng dẫn vận hành thiết bị. Nếu trong tài liệu không có quy định thì nếu thiết\r\nbị chạy có tải 24 giờ liên tục mà bảo đảm các thông số theo quy định thì có thể\r\nkết thúc chạy thử. Các thông số cần kiểm tra gồm:
\r\n\r\na. Các thông số quang của tuyến.
\r\n\r\n- Đo công suất dự phòng của tuyến.
\r\n\r\nb. Các thông số đánh giá chất lượng của\r\ntuyến:
\r\n\r\n- Đo tỷ lệ lỗi bít đối với các luồng PDH;
\r\n\r\n- Đo tỷ lệ lỗi khối đối với các luồng số SDH;
\r\n\r\n- Đo Jitter.
\r\n\r\n3) Đối với cấu hình điểm - điểm phải đo thông\r\ntuyến lần lượt từ trạm gốc đến trạm cuối.
\r\n\r\nĐo thông tuyến đối với cấu hình ring phải\r\nchọn một trạm làm trạm bắt đầu, sau đó đo thông tuyến với từng trạm trong tuyến\r\ncho đến khi vòng ring được khép kín. Chú ý đối với cấu hình ring hai chiều phải\r\nđo thông tuyến theo cả hai chiều.
\r\n\r\n4) Nếu các thông số kỹ thuật của tuyến thoả\r\nmãn mọi yêu cầu trong thiết kế và các quy định khác của nhà nước và Ngành thì\r\nHội đồng nghiệm thu lập và ký biên bản nghiệm thu (phụ lục C).
\r\n\r\nĐiều 43. Quy định xử\r\nlý kết quả đo
\r\n\r\n1) Chỉ tiêu kỹ thuật của các vật tư thiết bị\r\nđược đánh giá (như cáp, các thiết bị phụ kiện, các thiết bị tại trạm, trên\r\ntuyến ...) bắt buộc phải thoả mãn tiêu chuẩn ngành.
\r\n\r\n2) Kết quả đo phải được ghi chính xác từng\r\nbước xử lý có kèm theo sơ đồ đo, danh sách máy đo sử dụng (hoặc ghi rõ đo theo\r\nquy trình nào) và đánh giá của Hội đồng nghiệm thu về kết quả đo. (Kèm theo cả\r\nkết quả đo chưa xử lý lấy từ máy nếu có).
\r\n\r\n3) Trong kết quả đo phải ghi rõ tên công\r\ntrình được đo, ngày đo, người đo, thành viên giám sát phép đo và các kết luận\r\ncủa tiểu ban giám sát sau khi đo.
\r\n\r\nĐiều 44. Quy định về\r\nvăn bản, hồ sơ nghiệm thu
\r\n\r\n1) Văn bản nghiệm thu phải ghi rõ:
\r\n\r\n- Tên công trình được nghiệm thu, địa điểm,\r\nthời gian nghiệm thu.
\r\n\r\n- Tên, cơ quan và trách nhiệm của các thành\r\nviên trong Hội đồng nghiệm thu.
\r\n\r\n- Chi tiết các phép đo đã thực hiện và ghi rõ\r\ncác kết quả đo nghiệm thu.
\r\n\r\n- Tình trạng, các vấn đề còn tồn tại của công\r\ntrình được nghiệm thu và các biện pháp giải quyết.
\r\n\r\n2) Các kiến nghị và kết luận của Hội đồng\r\nnghiệm thu phải được ghi chi tiết trong văn bản nghiệm thu và được các thành\r\nviên trong Hội đồng nghiệm thu ký xác nhận.
\r\n\r\n3) Hồ sơ nghiệm thu công trình phải bao gồm\r\nđầy đủ các tài liệu dưới đây :
\r\n\r\na. Danh sách các đơn vị tham gia xây dựng\r\ncông trình và các phần việc hoặc hạng mục công trình đơn vị đó thực hiện
\r\n\r\nb. Hồ sơ hoàn công công trình bao gồm những\r\nvăn bản sau:
\r\n\r\n- Bản vẽ hoàn công công trình (bao gồm công\r\ntrình chính và các công trình nội ngoại thất phục vụ cho vận hành khai thác) do\r\nđơn vị xây lắp lập và những thay đổi thiết kế đã được cơ quan thiết kế đóng dấu\r\nxác nhận đồng ý;
\r\n\r\n- Các chứng chỉ kỹ thuật xuất xưởng;
\r\n\r\n- Các tài liệu, biên bản nghiệm thu chất lượng\r\nbộ phận công trình trong giai đoạn xây lắp;
\r\n\r\n- Biên bản thử các thiết bị phòng chống cháy\r\nvà các thiết bị chống sét;
\r\n\r\n- Các tài liệu khảo sát thiết kế đã được\r\nduyệt;
\r\n\r\n- Quy trình vận hành khai thác công trình;
\r\n\r\n- Các tài liệu về việc cho phép sử dụng những\r\ncông trình kỹ thuật bên ngoài khu vực công trình (điện, nước...) do các cơ quan\r\nquản lý cấp;
\r\n\r\n- Biên bản nghiệm thu chất lượng toàn bộ công\r\ntrình xây dựng.
\r\n\r\nĐiều 45. Quy định về\r\nan toàn lao động
\r\n\r\nKhi thiết kế, thi công công trình phải tuân\r\ntheo các quy định hiện hành về an toàn lao động. Ngoài ra khi thực hiện quá\r\ntrình nghiệm thu tuyến thông tin quang phải chấp hành đầy đủ các quy định an\r\ntoàn lao động của Nhà nước và của Ngành, đặc biệt cần chú ý các quy định sau:
\r\n\r\na. Cán bộ nhân viên phải được huấn luyện về\r\nan toàn lao động trước khi làm nhiệm vụ.
\r\n\r\nb. Trong quá trình đo thử tuyệt đối không\r\nđược nhìn trực tiếp vào sợi của laser phát quang để tránh nguy hiểm do bức xạ\r\nkhi đo.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
Mẫu Biên bản nghiệm thu tuyến cáp quang sau khi lắp đặt
\r\n\r\n-----------------------------------------------------------------------------------------------
\r\n\r\n-----------------------------------------------------------------------------------------------
\r\n\r\nCỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ\r\nNGHĨA VIỆT NAM
\r\nĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc
\r\n-------------------------------
BIÊN BẢN NGHIỆM THU
\r\nCỦA HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU TUYẾN CÁP
Công trình:\r\n....................................................................................................
\r\n\r\nHạng mục:\r\n...........................................................................................................\r\n
\r\n\r\nXây dựng tại :\r\n......................................................................................................\r\n
\r\n\r\ndo .....(tên đơn vị thi công).........thi\r\ncông theo hợp đồng số .................................
\r\n\r\nI. Thời gian:
\r\n\r\nII. Địa điểm:
\r\n\r\nIII. Thành phần:
\r\n\r\nHội đồng nghiệm thu tuyến cáp..............\r\nđược thành lập theo quyết định số......... gồm các thành viên:
\r\n\r\n\r\n Họ và tên \r\n | \r\n \r\n Đại diện cho \r\n | \r\n \r\n Trách nhiệm \r\n | \r\n
\r\n 1................................. \r\n | \r\n \r\n ........................ \r\n | \r\n \r\n ....................... \r\n | \r\n
\r\n 2.................................. \r\n | \r\n \r\n ........................ \r\n | \r\n \r\n ....................... \r\n | \r\n
\r\n 3.................................. \r\n | \r\n \r\n ........................ \r\n | \r\n \r\n ....................... \r\n | \r\n
\r\n 4.................................. \r\n | \r\n \r\n ........................ \r\n | \r\n \r\n ....................... \r\n | \r\n
...........................................................................................................................
\r\n\r\nIV. Nội dung:
\r\n\r\nHội đồng tiến hành xem xét các nội dung sau:
\r\n\r\n1) Hồ sơ công trình, bao gồm:
\r\n\r\n- Giấy phép xây dựng;
\r\n\r\n- Bản tóm tắt quá trình thi công;
\r\n\r\n- Các biên bản nghiệm thu chi tiết các cuộn\r\ncáp do ban nghiệm thu cấp cơ sở lập;
\r\n\r\n- Kết quả đo thử suy hao truyền dẫn;
\r\n\r\n- Sơ đồ hoàn công tuyến cáp;
\r\n\r\n-
\r\n\r\n-
\r\n\r\n2) Ngày khởi\r\ncông................................................................................................\r\n
\r\n\r\n3) Ngày hoàn thành\r\n..............................................................................................\r\n
\r\n\r\n4) Hội đồng tiến hành kiểm tra tại hiện\r\ntrường đối với:
\r\n\r\na) Tình trạng của tuyến cáp:\r\n................................................................................\r\n
\r\n\r\n.............................................................................................................................\r\n
\r\n\r\nb) Kiểm tra lắp đặt và bảo vệ cáp
\r\n\r\n.............................................................................................................................\r\n
\r\n\r\nc) Số lượng mốc cáp
\r\n\r\n- Mốc hố nối: .......................................................................................................\r\n
\r\n\r\n- Mốc gốc và trung gian: .....................................................................................\r\n
\r\n\r\nd) Cáp sử dụng cho công trình là loại cáp\r\n............................................................
\r\n\r\ne) Kết quả đo thử truyền dẫn cáp quang
\r\n\r\n- Theo kết quả đo trong sơ đồ hoàn\r\ncông:.............................................................
\r\n\r\n- Theo kết quả đo thực tế:\r\n....................................................................................\r\n
\r\n\r\n.............................................................................................................................\r\n
\r\n\r\n5) Khối lượng xây dựng:
\r\n\r\n.............................................................................................................................\r\n
\r\n\r\n6) Vấn đề còn tồn tại\r\n...........................................................................................\r\n
\r\n\r\n.............................................................................................................................\r\n
\r\n\r\nV. Kết luận của Hội đồng
\r\n\r\n.............................................................................................................................\r\n
\r\n\r\n.............................................................................................................................\r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n \r\n \r\n \r\n Các thành viên ký\r\n tên \r\n | \r\n \r\n ........ , ngày tháng \r\n năm \r\nChủ tịch Hội đồng \r\n(ký tên) \r\n | \r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
Mẫu biên bản nghiệm thu thiết bị tại trạm
\r\n\r\n----------------------------------------------------------------------------------------------
\r\n\r\n-----------------------------------------------------------------------------------------------
\r\n\r\nCộng hoà xã hội chủ\r\nnghĩa Việt Nam
\r\nĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc
\r\n---------------------
\r\n
\r\n
BIÊN BẢN NGHIỆM THU
\r\nCỦA HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU THIẾT BỊ
Công trình:\r\n.........................................................................................................\r\n
\r\n\r\nHạng mục:\r\n...........................................................................................................\r\n
\r\n\r\nXây dựng tại :\r\n......................................................................................................\r\n
\r\n\r\ndo ......(tên đơn vị thi công)..........thi\r\ncông theo hợp đồng số ...............................
\r\n\r\nI. Thời gian:
\r\n\r\nII. Địa điểm:
\r\n\r\nIII. Thành phần:
\r\n\r\nHội đồng nghiệm thu thiết bị ...... được\r\nthành lập theo quyết định số.... gồm các thành viên:
\r\n\r\n\r\n Họ và tên \r\n | \r\n \r\n Đại diện cho \r\n | \r\n \r\n Trách nhiệm \r\n | \r\n
\r\n 1................................. \r\n | \r\n \r\n ........................ \r\n | \r\n \r\n ....................... \r\n | \r\n
\r\n 2.................................. \r\n | \r\n \r\n ........................ \r\n | \r\n \r\n ....................... \r\n | \r\n
\r\n 3.................................. \r\n | \r\n \r\n ........................ \r\n | \r\n \r\n ....................... \r\n | \r\n
\r\n 4.................................. \r\n | \r\n \r\n ........................ \r\n | \r\n \r\n ....................... \r\n | \r\n
...........................................................................................................................
\r\n\r\nIV. Nội dung:
\r\n\r\nHội đồng tiến hành xem xét các nội dung sau:
\r\n\r\n1) Hồ sơ công trình, bao gồm:
\r\n\r\n- Bản tóm tắt quá trình thi công;
\r\n\r\n- Các giấy phép cấp đất, giấy phép xây dựng\r\nnhà trạm ... (nếu có)
\r\n\r\n- Thuyết minh kỹ thuật của các thiết bị,\r\nnguồn, giá phối dây...
\r\n\r\n.................................................................................................................................
\r\n\r\n2) Ngày khởi\r\ncông................................................................................................\r\n
\r\n\r\n3) Ngày hoàn thành\r\n..............................................................................................\r\n
\r\n\r\n4) Hội đồng tiến hành kiểm tra khi thiết bị đã\r\nđược chạy thử và khai thác từ ngày......
\r\n\r\na) Đánh giá các khối thiết bị
\r\n\r\nb) Đo hệ thống tiếp đất
\r\n\r\nc) Kiểm tra hệ thống điều hoà, ánh sáng d)\r\nNhà trạm lắp đặt thiết bị
\r\n\r\ne) Các kết quả đo thử của tiểu ban
\r\n\r\nf) Các vấn đề còn tồn tại cần giải quyết
\r\n\r\nV. Kết luận của Hội đồng
\r\n\r\n..........................................................................................................................................\r\n
\r\n\r\n..........................................................................................................................................\r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n \r\n \r\n \r\n Các thành viên ký\r\n tên \r\n | \r\n \r\n ........ , ngày tháng \r\n năm \r\nChủ tịch Hội đồng \r\n(ký tên) \r\n | \r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
Mẫu biên bản nghiệm thu thông tuyến
\r\n\r\n--------------------------------------------------------------------------------------------
\r\n\r\nCỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ\r\nNGHĨA VIỆT NAM
\r\nĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc
\r\n---------------------
BIÊN BẢN NGHIỆM THU
\r\nCỦA HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU TOÀN TUYẾN
Công trình:\r\n.........................................................................................................\r\n
\r\n\r\nHạng mục:\r\n...........................................................................................................\r\n
\r\n\r\nXây dựng tại :\r\n......................................................................................................\r\n
\r\n\r\ndo ......(tên đơn vị thi công)..........thi\r\ncông theo hợp đồng số ...............................
\r\n\r\nI. Thời gian: II. Địa điểm:
\r\n\r\nIII. Thành phần:
\r\n\r\na) Hội đồng nghiệm thu thiết bị ...... được\r\nthành lập theo quyết định số.... gồm các thành viên:
\r\n\r\n\r\n Họ và tên \r\n | \r\n \r\n Đại diện cho \r\n | \r\n \r\n Trách nhiệm \r\n | \r\n
\r\n 1................................. \r\n | \r\n \r\n ........................ \r\n | \r\n \r\n ....................... \r\n | \r\n
\r\n 2.................................. \r\n | \r\n \r\n ........................ \r\n | \r\n \r\n ....................... \r\n | \r\n
\r\n 3.................................. \r\n | \r\n \r\n ........................ \r\n | \r\n \r\n ....................... \r\n | \r\n
\r\n 4.................................. \r\n | \r\n \r\n ........................ \r\n | \r\n \r\n ....................... \r\n | \r\n
...........................................................................................................................
\r\n\r\nb) Đại diện đơn vị xây lắp
\r\n\r\nc) Đại diện đơn vị tư vấn thiết kế
\r\n\r\nd) Đại diện đơn vị giám sát thi công
\r\n\r\nIV. Nội dung:
\r\n\r\nHội đồng tiến hành xem xét các nội dung sau:
\r\n\r\n1) Hồ sơ công trình
\r\n\r\n2) Kết quả kiểm tra khi thiết bị đã được chạy\r\nthử từ ngày......
\r\n\r\nĐánh giá các tham số cơ bản của hệ thống:
\r\n\r\n- Lỗi bít
\r\n\r\n- Jitter
\r\n\r\n- Công suất dự phòng
\r\n\r\n.............................................................................................................................\r\n
\r\n\r\n.............................................................................................................................\r\n
\r\n\r\nV. Kết luận của Hội đồng
\r\n\r\n.............................................................................................................................\r\n
\r\n\r\n.............................................................................................................................\r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n \r\n \r\n \r\n Các thành viên ký\r\n tên \r\n | \r\n \r\n ........ , ngày tháng \r\n năm \r\nChủ tịch Hội đồng \r\n(ký tên) \r\n | \r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
D.1 Phụ kiện nối dây
\r\n\r\n1. Các thiết bị phần cứng
\r\n\r\n(Thiết kế cơ bản
\r\n\r\nHình D.1: Thiết bị\r\nphân phối sợi quang
\r\n\r\nThiết bị phân phối (hình D.1) gồm một hộp\r\nmăng-sông bằng kim loại, tuỳ từng loại, có giá giữ khay mối nối, giá đỡ bảng\r\nđấu nối và phiến gắn dầu nối.
\r\n\r\nHệ thiết bị phân phối gồm có các phụ kiện cho\r\nkhung phân phối treo tường và khung phân phối trong tủ .
\r\n\r\nTủ phân phối gồm khung phân phối, bộ phận\r\ngiảm lực căng, các phiến đứng của thiết bị phân phối có thể tháo lắp để dễ dàng\r\ndịch chuyển. Những dây dẫn bằng nhựa cho các ống nhiều sợi và dây nối dự phòng\r\nđược gắn bên trong thiết bị. Thiết bị phân phối dùng khay chứa mối nối có các\r\ngiá giữ khay được gắn trên kệ có thể kéo ra. Các khay có thể được lắp từng cái\r\nmột và dễ dàng tháo dỡ.
\r\n\r\n2. Khung phân phối sợi quang
\r\n\r\nKhung phân phối 12 sợi
\r\n\r\nHình D.2: Khung phân\r\nphối 12 sợi
\r\n\r\n• Khung chứa 12 đầu nối sợi quang (hình D.2),\r\nđầu nối và đầu giao tiếp quang (ST, SC hoặc duplex-SC)
\r\n\r\n• Ngăn kéo bên trong, dễ dàng tiếp cận với\r\nđầu nối và khay mối nối.
\r\n\r\n• Thích hợp cho đầu nối Fuselite và các đầu\r\nnối khác được lắp trên hiện trường.
\r\n\r\nKhung phân phối 24 sợi
\r\n\r\nHình D.3: Khung phân\r\nphối 24 sợi
\r\n\r\n• Khung phân phối 24 sợi (hình D.3) ,giống\r\nnhư trên nhưng chứa đến 24 sợi quang.
\r\n\r\nKhung phân phối 72 sợi
\r\n\r\n• Được thiết kế dạng rãnh trượt (hình D.4)\r\ncho mạng cục bộ với nhiều sợi.
\r\n\r\n• Khung đầu nối/ mối nối cho 72 sợi quang,\r\nđầu nối và đầu giao tiếp quang.
\r\n\r\n• Gắn được 14 khay mối nối tiêu chuẩn.
\r\n\r\n• Gắn 12 phiến/ bảng đầu nối cho 6 đầu nối và\r\n6 đầu giao tiếp quang cho tất cả các loại đầu nối thông dụng.
\r\n\r\nHình D.4: Khung phân\r\nphối 72 sợi
\r\n\r\n• Phiến ở phía sau có thể tháo ra được.
\r\n\r\n• Kính mờ phía trước có thể thoá ra để tiếp\r\ncận từ phía trước đến khay chứa mối nối nằm trên ngăn kéo có thể kéo ra được.
\r\n\r\nKhung phân phối treo tường 12 sợi
\r\n\r\nHình D.5: Khung phân\r\nphối 12 sợi treo tường
\r\n\r\n• Khung phân phối chứa đến 12 sợi quang (hình\r\nD.5), 12 đầu nối và đầu giao tiếp kiểu ST, FC, SMA.
\r\n\r\n• Hai cửa riêng biệt có khoá cho hai ngăn\r\nriêng: cáp/ ngăn mối nối và ngăn sử dụng/ dây nhảy quang.
\r\n\r\n• Có thể kết hợp cho phép mở rộng cho 24 sợi
\r\n\r\nKhung phân phối treo tường 24 sợi
\r\n\r\nHình D.6: Khung phân\r\nphối 24 sợi treo tường
\r\n\r\n• Khung phân phối sợi quang đến 24 sợi (hình\r\nD.6), 24 đầu nối và đầu giao tiếp được sắp xếp trên 4 bảng chứa đầu nối hay\r\nmô-đun đấu nối có chứa 6 đầu giao tiếp cho mỗi phiến.
\r\n\r\n• Không gian cho 3 khay chứa mối nối tiêu\r\nchuẩn.
\r\n\r\n• Hai cửa riêng biệt có khoá cho hai ngăn\r\nriêng: cáp/ ngăn mối nối và ngăn sử dụng/ dây nhảy quang.
\r\n\r\n• Lớp keo làm kín và ngăn bụi.
\r\n\r\n• Có thể kết hợp cho phép mở rộng cho 36, 48\r\nsợi)
\r\n\r\n3. Măng-sông đa dụng cho cáp sợi quang
\r\n\r\nHình D.7: Măng sông cáp\r\nquang
\r\n\r\nCông dụng: Măng sông (hình D.7) được thiết kế\r\nđể bảo vệ các mối nối trong mạng lưới cáp quang, để nối, rẽ nhánh và phân phối\r\ncáp quang.
\r\n\r\nKhả năng kết nối của măng sông
\r\n\r\nHình D.8: Khả năng\r\nkết nối của măng sông cáp quang
\r\n\r\nMăng sông cáp quang cung cấp khả năng nối\r\nthẳng, rẽ nhánh, nối ghép đầu (hình D.8).
\r\n\r\nMăng sông loại đặc biệt
\r\n\r\nHình D.9: Măng sông\r\ncáp quang đặc biệt
\r\n\r\nCông dụng : Dùng để bảo vệ mối nối của sợi\r\nquang và chứa ống đệm nhiều sợi của cáp quang (hình D.9).
\r\n\r\nD.2 Dụng cụ
\r\n\r\n1. Bộ dụng cụ sử lý sợi quang (hình D.10)\r\ngồm:
\r\n\r\n1. Vali;
\r\n\r\n2. Kéo;
\r\n\r\n3. Tuốc nơ vít ;
\r\n\r\n4. Kìm cắt;
\r\n\r\n5. Dụng cụ quấn cáp/ súng;
\r\n\r\n6. Dụng cụ quấn cáp/ súng;
\r\n\r\n7. Dũa tam giác;
\r\n\r\n8. Tay cầm cho dũa;
\r\n\r\n9. Kìm cắt cáp;
\r\n\r\n10. Dụng cụ tuốt sợi quang;
\r\n\r\n11. Dụng cụ tuốt ống đệm;
\r\n\r\n12. Dụng cụ mở ốc;
\r\n\r\n13. Dụng cụ tuốt cáp ;
\r\n\r\n14. Máy sấy 220 V ( hoặc máy sấy 110 V);
\r\n\r\n15. Kéo cắt kim loại;
\r\n\r\n16. Kìm tuốt;
\r\n\r\n17. Tuốc nơ vít hình chữ thập;
\r\n\r\n18. Tuýp;
\r\n\r\n19. Thước đo đường kính;
\r\n\r\n20. Dụng cụ cắt ống đệm;
\r\n\r\n21. Bánh xe dự phòng cho dụng cụ cắt ống đệm.
\r\n\r\nHình D.10: Bộ dụng cụ\r\nxử lý sợi quang
\r\n\r\n2. Dụng cụ tuốt
\r\n\r\nDụng cụ tuốt ống đệm
\r\n\r\nHình D.11: Bộ tuốt vỏ\r\nống đệm
\r\n\r\nCông dụng: Tuốt bỏ ống đệm (hình D.11) bảo vệ\r\nsợi quang một cách dễ dàng, nhanh chónh và chính xác.
\r\n\r\nDụng cụ tuốt sợi quang (hình D.12)
\r\n\r\nHình D.12: Bộ dụng cụ\r\ntuốt sợi quang
\r\n\r\nCông dụng: Tuốt lớp vỏ bảo vệ sơ cấp của sợi\r\nquang một cách dễ dàng, nhanh chóng và chính xác.
\r\n\r\nDụng cụ sửa chữa khẩn cấp gồm:
\r\n\r\n. Một bộ gồm 6 mối nối cơ khí 250- 900 m
\r\n\r\n. Một túi có 10 lược giữ mối nối cơ khí
\r\n\r\n. Dao cắt sợi
\r\n\r\n3. Dao cắt sợi quang (hình D.13)
\r\n\r\nHình D.13: Bộ dụng cụ\r\ncắt sợi quang
\r\n\r\nCông dụng: Cắt tất cả các sợi quang bằng thuỷ\r\ntinh silica thông dụng với đường kính lõi 125 mm.
\r\n\r\n4. Máy đàm thoại quang (hình D.14)
\r\n\r\nHình D.14: Máy đàm\r\nthoại quang
\r\n\r\nCông dụng: Máy đàm thoại quang là những bộ\r\nđàm dùng sợi quang với thiết bị phát laser hoặc LED, dùng đường thông tin thoại\r\ntrên sợi quang đơn mốt hoặc đa mốt.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
Sơ đồ bố trí cáp đến thiết bị đầu cuối
\r\n\r\nKhi một đường cáp quang đi vào một toà nhà nó\r\nphải dùng loại cáp quang trong nhà. Hộp măng sông hoặc bảng nối có thể xử lý\r\ncáp để phân bố chung ở điểm này. Các tuyến cáp quang nằm ngang có thể đặt trên\r\ncầu cáp hoặc dưới các nền được nâng cao
\r\n\r\nHình E.1: Minh hoạ\r\nmột tuyến cáp đi trong nhà
\r\n\r\nNhư trình bày ở hình E.1, cáp trong nhà được\r\nchạy từ măng sông qua hệ thống hộp kéo cáp, ống bảo vệ... đến bảng nối thiết bị\r\n, đến thiết bị đầu cuối (hình E.2)
\r\n\r\nCác sải đứng của cáp quang trong các toà nhà\r\ncao tầng được đặt trong các hộp đứng, khoan các lỗ xuyên qua nền để cho cáp\r\nhoặc ống dẫn cáp đi qua. Tại giá đỡ thiết bị quang cáp có thể đi vào qua đỉnh\r\nhoặc đáy của giá. Các vòng cáp quang để dư có thể được đặt phía trước hoặc trên\r\ngiá cho phép sau này có thể di chuyển giá hay bảng nối hoặc để hàn lại
\r\n\r\na) Sơ đồ hệ thống RT
\r\n\r\nb) Cấu trúc mạng truy\r\nnhập
\r\n\r\nHình E.2: Minh hoạ\r\ncáp đi đến thiết bị đầu cuối
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
Một số quy định đối với việc sử dụng băng báo hiệu
\r\ndùng cho các công trình cáp quang
Phần này đưa ra một số quy định có tính chất\r\ntham khảo đối với việc sử dụng băng báo hiệu cho các công trình cáp quang:
\r\n\r\n1. Mầu của băng báo hiệu đối với các công\r\ntrình cáp quang cần được thống nhất trong toàn Ngành. Để phân biệt với công\r\ntrình ngầm của các Ngành khác nên sử dụng mầu vàng cho loại băng báo hiệu này.
\r\n\r\n2. Trên băng báo hiệu được ghi dòng chữ: "BƯU\r\nĐIỆN VIỆT NAM - CÁP QUANG Ở BÊN DƯỚI". Dòng chữ này được lặp lại với\r\nkhoảng cách 600 mm dọc theo tất cả chiều dài băng. Việc in dòng chữ này trên\r\nbăng báo hiệu phải đảm bảo độ bền cao
\r\n\r\n3. Sợi kim loại của băng báo hiệu dùng cho\r\nmục đích dò tìm không dùng cho mục đích chống sét.
\r\n\r\n4. Tại những nơi đã từng sảy ra hiện tượng ăn\r\nmòn thép không gỉ, cần sử dụng loại băng báo hiệu có phần tử dò tìm bằng đồng.
\r\n\r\n5. Băng báo hiệu phải có độ bền cơ học cao và\r\nphải được lắp đặt chắc chắn để bảo vệ cáp và dò tìm cáp được chính xác.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
Cần tính toán kiểm tra 18 mẫu cột bê tông cốt\r\nthép theo Tiêu chuẩn Ngành 50 TCN 18-73 đối với áp lực gió theo Tiêu chuẩn mới\r\nTCVN 2737-95 và các quy định mới của Nhà nước khi áp dụng các mẫu cột trên cho\r\ncáp quang treo.
\r\n\r\nHai mẫu cột thông dụng (mẫu số 11 và 12) được\r\nsản xuất với các vật liệu đủ tiêu chuẩn và chấp hành đúng quy trình thi công bê\r\ntông của ngành và Nhà nước cho phép treo an toàn một cáp quang với độ cao hứng\r\ngió của cáp không lớn hơn 22 mm và khoảng cột 40 m như quy định tại hai bảng\r\ndưới đây.
\r\n\r\nNếu treo loại cáp khác cỡ, khoảng cột lớn\r\nhơn, cột có nối cao hơn ..., người thiết kế phải tính đến giải pháp củng cố phù\r\nhợp từng hoàn cảnh cụ thể.
\r\n\r\nVề độ sâu chôn cột, phải chú ý các trường hợp\r\nsau:
\r\n\r\n- Cột 6,5 m ở vùng gió IV.B khi chôn cột cần\r\nphải có giải pháp gia cố nền đất.
\r\n\r\n- Cột 7,3 m ở các vùng II.B, III.B, IV.B khi\r\nchôn cột đều phải có giải pháp gia cố nền đất. Giải pháp an toàn nhất là đổ\r\nmóng bê tông với quy cách do thiết kế quy định.
\r\n\r\n\r\n\r\n
TÀI LIỆU THAM KHẢO
\r\n\r\n1. Quy chuẩn xây dựng 682 - BXD - CSXD -\r\n1996; 439 - BXD - CSXD, 1997.
\r\n\r\n2. Các quy định về quản lý đầu tư xây dựng,\r\nđấu thầu - Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 1997.
\r\n\r\n3. Quy phạm xây dựng đường dây trần thông tin\r\nđường dài - QPN 01-76 Tổng cục Bưu điện, 1978.
\r\n\r\n4. Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng\r\nTCVN 5308, 91.
\r\n\r\n5. Quy phạm giao nhận, vận chuyển và bảo quản\r\nthiết bị TCVN 5528, 91.
\r\n\r\n6. Quy phạm trang bị điện - Phần I. Bảo vệ và\r\ntự động 11 TCN - 18 - 84 - Bộ Điện lực, 1984.
\r\n\r\n7. Quy phạm trang bị điện - Phần II. Bảo vệ\r\nvà tự động 11 TCN - 19 - 1984 - Bộ Điện lực, 1984.
\r\n\r\n8. Quy phạm trang bị điện - Phần III. Bảo vệ\r\nvà tự động 11 TCN - 20 - 1984 - Bộ Điện lực, 1985.
\r\n\r\n9. Quy phạm thi công các công trình điện 11\r\nTCN - 01 - 1984 - Bộ Điện lực - 1985.
\r\n\r\n10. Định mức lao động xây lắp cáp quang kéo\r\ntrong cống bể có sẵn và cáp quang chôn trực tiếp - Tổng Công ty Bưu chính -\r\nViễn thông Việt Nam, 3/1998.
\r\n\r\n11. Quy phạm tạm thời về thiết kế chống ăn\r\nmòn cáp thông tin vỏ kim loại chôn ngầm - Tổng cục Bưu điện, 1981.
\r\n\r\n12. Ống nhựa dùng cho tuyến cáp ngầm TCN 68 -\r\n144: 1995 - Tổng cục Bưu điện, 1995.
\r\n\r\n13. Cống, bể cáp và tủ đấu cáp - Yêu cầu kỹ\r\nthuật TCN 69 - 153: 1995 - Tổng cục Bưu điện, 1995.
\r\n\r\n14. Nghiệm thu thiết bị đã lắp đặt xong,\r\nnguyên tắc cơ bản TCVN 5639 - 1991 - Nhà xuất bản Xây dựng, 1992.
\r\n\r\n15. Chống sét bảo vệ các công trình viễn\r\nthông - Yêu cầu kỹ thuật TCN 68 - 135: 1995 - Tổng cục Bưu điện, 1995.
\r\n\r\n16. Chống quá áp, quá dòng để bảo vệ đường\r\ndây và thiết bị thông tin - Yêu cầu kỹ thuật TCN 68 - 140: 1995 - Tổng cục Bưu\r\nđiện, 1995.
\r\n\r\n17. Tiếp đất cho các công trình viễn thông -\r\nYêu cầu kỹ thuật TCN 68 - 141: 1995 - Tổng cục Bưu điện, 1995.
\r\n\r\n18. Thiết bị thông tin, các yêu cầu chung về\r\nmôi trường khí hậu TCN 68 - 149: 1995 - Tổng cục Bưu điện, 1995.
\r\n\r\n19. Quy phạm tiếp đất và chống sét cho các\r\ncông trình viễn thông TCN 68 - 174: 1998.
\r\n\r\n20. Định mức vật tư xây lắp cáp quang trên\r\nđường bộ - Tổng cục Bưu điện, tháng 6 năm 1997.
\r\n\r\n21. Fiber optical installations, Bo Chomycz,\r\nMc Graw Hill, 1996.
\r\n\r\n22. Construction, installation, jointing and\r\nprotection of optical fiber cables - CCITT - 1985, Handbook.
\r\n\r\nFile gốc của Tiêu chuẩn ngành TCN 68-178:1999 về quy phạm xây dựng công trình thông tin cáp quang do Tổng cục Bưu điện ban hành đang được cập nhật.
Tiêu chuẩn ngành TCN 68-178:1999 về quy phạm xây dựng công trình thông tin cáp quang do Tổng cục Bưu điện ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tổng cục Bưu điện |
Số hiệu | TCN68-178:1999 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn ngành |
Người ký | Đã xác định |
Ngày ban hành | 1999-05-05 |
Ngày hiệu lực | |
Lĩnh vực | Xây dựng - Đô thị |
Tình trạng | Hết hiệu lực |