\r\n\r\n
CỘNG\r\nHÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
\r\n\r\nBỘ\r\nCÔNG NGHIỆP
\r\n\r\nQUY PHẠM TRANG BỊ ĐIỆN
\r\n\r\nPhần\r\nI
\r\n\r\nQUY\r\nĐỊNH CHUNG
\r\n\r\n11\r\nTCN - 18 - 2006
\r\n\r\nHà\r\nNội - 2006
\r\n\r\nMỤC LỤC
\r\n\r\nPhần I
\r\n\r\nQUY ĐỊNH CHUNG
\r\n\r\nChương I.1
\r\n\r\nPHẦN CHUNG
\r\n\r\n• Phạm vi áp dụng và định nghĩa
\r\n\r\n• Chỉ dẫn chung về trang bị điện
\r\n\r\n• Đấu công trình điện vào hệ thống điện
\r\n\r\nChương I.2
\r\n\r\nLƯỚI ĐIỆN VÀ CUNG CẤP ĐIỆN
\r\n\r\n• Phạm vi áp dụng và định nghĩa
\r\n\r\n• Yêu cầu chung
\r\n\r\n• Loại hộ tiêu thụ điện, độ tin cậy cung cấp điện
\r\n\r\n• Sơ đồ cung cấp điện
\r\n\r\n• Chất lượng điện áp và điều chỉnh điện áp
\r\n\r\n• Lưới điện thành phố điện áp đến 35kV
\r\n\r\nChương I.3
\r\n\r\nCHỌN TIẾT DIỆN DÂY DẪN
\r\n\r\n• Phạm vi áp dụng
\r\n\r\n• Chọn dây dẫn theo mật độ dòng diện kinh tế
\r\n\r\n• Chọn dây dẫn theo tổn thất điện áp cho phép
\r\n\r\n• Chọn dây dẫn theo độ phát nóng cho phép
\r\n\r\n• Dòng điện lâu dài cho phép của cáp lực
\r\n\r\n• Dòng điện lâu dài cho phép đối với dây dẫn và thanh dẫn trần
\r\n\r\n• Chọn dây dẫn theo điều kiện vầng quang
\r\n\r\n• Chọn dây chống sét
\r\n\r\nChương I.4
\r\n\r\nCHỌN THIẾT BỊ ĐIỆN VÀ DÂY DẪN THEO ĐIỀU KIỆN NGẮN MẠCH
\r\n\r\n\r\n\r\n
• Phạm vi áp dụng
\r\n\r\n• Yêu cầu chung
\r\n\r\n• Xác định dòng điện ngắn mạch để chọn thiết bị và dây dẫn
\r\n\r\n• Chọn dây dẫn và cách điện, kiểm tra kết cấu chịu lực theo lực điện động\r\ncủa dòng điện ngắn mạch
\r\n\r\n• Chọn dây dẫn theo điều kiện phát nóng khi ngắn mạch
\r\n\r\n• Chọn thiết bị điện theo khả năng đóng cắt
\r\n\r\nChương I.5
\r\n\r\nĐẾM ĐIỆN NĂNG
\r\n\r\n• Phạm vi áp\r\ndụng và định nghĩa
\r\n\r\n• Yêu cầu\r\nchung
\r\n\r\n• Vị trí đặt\r\ncông tơ
\r\n\r\n• Yêu cầu\r\nđối với công tơ
\r\n\r\n• Đếm điện\r\nnăng qua máy biến điện đo lường
\r\n\r\n• Đặt và đấu\r\ndây vào công tơ
\r\n\r\n• Công tơ\r\nkiểm tra (kỹ thuật)
\r\n\r\nChương I.6
\r\n\r\nĐO ĐIỆN
\r\n\r\n• Phạm vi áp\r\ndụng
\r\n\r\n• Yêu cầu\r\nchung
\r\n\r\n• Đo dòng\r\nđiện
\r\n\r\n• Đo điện áp\r\nvà kiểm tra cách điện
\r\n\r\n• Đo công\r\nsuất
\r\n\r\n• Đo tần số
\r\n\r\n• Đo lường\r\nkhi hoà đồng bộ
\r\n\r\n• Đặt dụng\r\ncụ đo điện
\r\n\r\nChương I.7
\r\n\r\nNỐI ĐẤT
\r\n\r\n• Phạm vi áp\r\ndụng và định nghĩa
\r\n\r\n• Yêu cầu\r\nchung
\r\n\r\n• Những bộ\r\nphận phải nối đất
\r\n\r\n• Những bộ\r\nphận không phải nối đất
\r\n\r\n• Nối đất\r\nthiết bị điện điện áp trên 1Kv trung tính nối đất hiệu quả
\r\n\r\n• Nối đất\r\nthiết bị điện tại vùng đất có điện trở suất lớn
\r\n\r\n• Nối đất\r\nthiết bị điện điện áp trên 1kV trung tính cách ly
\r\n\r\n• Nối đất\r\nthiết bị điện điện áp đến 1kV trung tính nối đất trực tiếp
\r\n\r\n• Nối đất\r\nthiết bị điện điện áp đến 1kV trung tính cách ly
\r\n\r\n• Nối đất\r\ncác thiết bị điện cầm tay
\r\n\r\n• Nối đất\r\ncác thiết bị điện di động
\r\n\r\n• Trang bị\r\nnối đất
\r\n\r\n• Dây nối\r\nđất và dây trung tính bảo vệ
\r\n\r\n• Phụ lục\r\nI.3.1
\r\n\r\n• Phụ lục\r\nI.3.2
\r\n\r\n• Phụ lục\r\nI.7.1
\r\n\r\n• Phụ lục\r\nI.7.2
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
Phạm vi áp\r\ndụng và định nghĩa
\r\n\r\nI.1.1. Quy phạm trang bị điện (QTĐ) áp dụng cho các công trình điện xây mới và cải tạo, điện\r\náp đến 500kV, trừ các công trình điện chuyên dùng.
\r\n\r\nI.1.2. Trang bị điện là tập hợp và kết nối các thiết bị điện dùng\r\nđể sản xuất, biến đổi,\r\ntruyền tải, phân phối và tiêu thụ điện năng. Các trang bị điện trong quy phạm này được chia thành 2 loại:
\r\n\r\n• Loại có điện\r\náp đến 1kV
\r\n\r\n• Loại có điện\r\náp trên 1kV
\r\n\r\nI.1.3. Trang bị điện\r\nngoài trời bao gồm các thiết bị điện được\r\nlắp đặt ở ngoài trời.
\r\n\r\nTrang bị điện ngoài trời kiểu hở: bao gồm các thiết bị điện không được bảo vệ để chống tiếp xúc trực tiếp và không được che chắn, ngăn ngừa tác động của môi trường.
\r\n\r\nTrang bị điện ngoài trời kiểu kín: bao gồm các thiết bị điện có vỏ bọc để chống tiếp xúc trực tiếp và tác động của môi trường.
\r\n\r\nI.1.4. Trang bị điện trong nhà: bao gồm các thiết bị điện được lắp đặt trong nhà hoặc phòng\r\nkín.
\r\n\r\nTrang bị điện trong nhà kiểu hở: bao gồm các thiết bị điện không được bảo vệ\r\nhoàn toàn để chống\r\ntiếp xúc trực tiếp.
\r\n\r\nTrang bị điện trong nhà kiểu kín: bao gồm các thiết bị được bảo vệ hoàn toàn để chống\r\ntiếp xúc trực tiếp.
\r\n\r\nI.1.5. Gian điện là gian nhà hoặc phần của gian nhà được ngăn riêng để đặt thiết bị điện\r\nvà/hoặc tủ bảng\r\nđiện.
\r\n\r\nI.1.6. Gian khô là gian có độ ẩm tương đối không vượt quá 75%. Khi không có những điều\r\nkiện\r\nnêu trong các Điều I.1.9, 10, 11 thì\r\ngian đó gọi là gian bình\r\nthường.
\r\n\r\nI.1.7. Gian ẩm là gian có độ ẩm tương đối\r\nvượt\r\nquá 75%.
\r\n\r\nI.1.8. Gian rất ẩm là gian có độ ẩm tương đối xấp xỉ 100% (trần, tường, sàn nhà và đồ vật ở trong nhà đọng\r\nnước).
\r\n\r\nI.1.9. Gian nóng là gian có nhiệt độ vượt quá +35oC trong thời gian liên tục hơn 24\r\ngiờ.
\r\n\r\nI.1.10. Gian hoặc\r\nnơi\r\nbụi là gian hoặc nơi\r\ncó nhiều bụi.
\r\n\r\nGian hoặc nơi bụi được chia thành gian hoặc nơi có bụi dẫn điện và gian hoặc nơi có bụi không\r\ndẫn điện.
\r\n\r\nI.1.11. Nơi có môi trường hoạt tính hóa học là nơi thường xuyên hoặc trong thời gian\r\ndài có chứa hơi, khí, chất láng có thể tạo ra các chất, nấm mốc dẫn đến phá hỏng phần cách điện và/hoặc phần dẫn điện của\r\nthiết bị điện.
\r\n\r\nI.1.12. Căn cứ vào mức độ nguy hiểm do dòng\r\nđiện gây ra đối với người, các gian hoặc nơi\r\nđặt\r\nthiết bị điện được chia thành:
\r\n\r\n1. Gian hoặc nơi nguy hiểm là gian\r\nhoặc nơi có một\r\ntrong những yếu tố sau:
\r\n\r\na. Ẩm hoặc bụi dẫn điện (xem Điều\r\nI.1.7 và Điều I.1.10).
\r\n\r\nb. Nền, sàn nhà dẫn\r\nđiện\r\n(bằng kim loại, đất,\r\nbê tông, cốt thép, gạch v.v.).
\r\n\r\nc. Nhiệt độ cao (xem Điều\r\nI.1.9).
\r\n\r\nd. Có khả năng để người tiếp xúc đồng thời một bên là kết cấu kim loại của nhà cửa hoặc thiết bị công nghệ, máy móc v.v. đã nối đất, và một bên là vỏ kim loại của\r\nthiết bị điện.
\r\n\r\ne. Có cường độ điện trường\r\nlớn\r\nhơn mức cho phép.
\r\n\r\n2. Gian hoặc nơi\r\nrất nguy hiểm là gian hoặc\r\nnơi\r\ncó một trong những yếu tố sau:
\r\n\r\na. Rất ẩm (xem Điều\r\nI.1.8).
\r\n\r\nb. Môi trường hoạt tính hóa học (xem Điều I.1.11).\r\nc. Đồng thời có hai yếu tố của\r\ngian nguy hiểm.
\r\n\r\n3. Gian hoặc nơi\r\nít nguy hiểm là gian hoặc nơi\r\nkhông thuộc hai loại trên.
\r\n\r\nI.1.13. Mức ồn: Khi xây mới hoặc cải tạo các công trình điện cần áp dụng các biện pháp giảm tiếng ồn, đảm bảo không vượt quá mức cho phép theo bảng I.1.1 và bảng I.1.2.
\r\n\r\nCác biện pháp giảm tiếng ồn gồm:
\r\n\r\n• Biện pháp kỹ thuật: thiết kế công nghiệp,\r\ncách ly, cô lập nguồn ồn, sử dụng quy trình công nghệ có mức\r\nồn thấp, các thiết bị điện có công suất âm thấp.
\r\n\r\n• Biện pháp âm học trong xây dựng: dùng vật liệu cách âm hoặc tiêu âm.
\r\n\r\n• Ứng dụng điều khiển\r\ntừ xa, tự động hóa.
\r\n\r\nI.1.14. Bức xạ mặt trời: Trang thiết bị điện đặt trong nhà có thể bỏ qua ảnh hưởng của bức xạ mặt trời. Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt, thiết bị ở vị trí có cường\r\nđộ bức xạ chiếu vào thì cần chú ý đến\r\nnhiệt độ bề mặt\r\ntăng cao.
\r\n\r\nThiết bị điện đặt ngoài trời cần có những biện pháp đặc biệt để đảm bảo nhiệt độ\r\nlàm việc của thiết bị không\r\nvượt quá nhiệt độ cho phép.
\r\n\r\nI.1.15. Rò khí SF6
\r\n\r\nTrong gian điện có các thiết bị chứa khí SF6\r\nbố trí phía trên hoặc ở mặt đất, yêu cầu\r\nmột nửa diện tích các lỗ thông\r\nhơi phải nằm gần mặt đất. Nếu không\r\nđạt yêu cầu trên cần\r\nphải có thông gió cưỡng bức.
\r\n\r\nTrong gian điện có các thiết bị chứa khí SF6 đặt dưới mặt đất thì cần phải thông gió\r\ncưỡng bức nếu lượng khí thoát ra ảnh hưởng tới sức khoẻ và an toàn của con người. Các phòng, ống dẫn, hầm v.v. ở dưới và thông với gian có thiết bị\r\nsử dụng\r\nkhí SF6 cũng cần phải thông gió.
\r\n\r\nBảng I.1.1: Mức\r\nồn tối đa cho phép ở khu vực công cộng\r\nvà dân cư (đơn vị\r\ndB):
\r\n\r\n\r\n Khu vực \r\n | \r\n \r\n Thời\r\n gian \r\n | \r\n ||
\r\n Từ 6h đến \r\n18h \r\n | \r\n \r\n Trên 18h đến \r\n22h \r\n | \r\n \r\n Trên 22h đến \r\n6h \r\n | \r\n |
\r\n Khu vực\r\n cần đặc biệt yên tĩnh như:\r\n Bệnh viện, trường học, thư viện, nhà điều\r\n dưỡng,\r\n nhà trẻ, nhà thờ, đền chùa \r\n | \r\n \r\n 50 \r\n | \r\n \r\n 45 \r\n | \r\n \r\n 40 \r\n | \r\n
\r\n Khu dân cư, khách\r\n sạn, nhà nghỉ, cơ \r\nquan hành chính \r\n | \r\n \r\n 60 \r\n | \r\n \r\n 55 \r\n | \r\n \r\n 50 \r\n | \r\n
\r\n Khu dân cư xen kẽ trong khu vực thương\r\n mại, dịch vụ sản xuất \r\n | \r\n \r\n 75 \r\n | \r\n \r\n 70 \r\n | \r\n \r\n 50 \r\n | \r\n
I.1.16. Rò\r\ndầu cách điện
\r\n\r\nMáy biến áp hoặc kháng điện có dầu phải có bể chứa dầu riêng hoặc kết hợp bể\r\nchứa dầu riêng với hố\r\nthu gom dầu chung.
\r\n\r\nVới các thiết bị điện trong nhà có thể dùng sàn nhà không thấm có\r\ngờ đủ độ cao sử dụng như một hố gom dầu nếu có số máy biến áp không lớn hơn 3 và lượng\r\ndầu chứa trong mỗi máy ít hơn 1.000 lít.
\r\n\r\nVới các thiết bị điện đặt ngoài trời có thể không cần hố thu dầu nếu máy biến áp chứa dầu ít hơn 1.000 lít. Điều này không áp dụng cho những vùng thu gom nước\r\nvà/hoặc những vùng có nguồn nước được bảo vệ.
\r\n\r\nĐối với các trạm phân phối đặt ngoài trời có máy biến áp treo trên cột không cần bố trí bể chứa dầu.
\r\n\r\nI.1.17. Thiết\r\nbị điện kiểu ngâm dầu là thiết bị có bộ phận ngâm trong dầu để tránh tiếp xúc với môi trường xung quanh, tăng cường cách điện, làm mát và/hoặc dập hồ quang.
\r\n\r\nBảng I.1.2:\r\nMức áp suất âm tại\r\nmột\r\nsố vị\r\ntrí làm việc
\r\n\r\n\r\n Vị\r\n trí làm việc \r\n | \r\n \r\n Mức áp suất âm\r\n tương đương, không quá, \r\n[dBA] \r\n | \r\n \r\n Mức\r\n âm ở các ốcta dải trung tần [Hz], không quá [dB] \r\n | \r\n |||||||
\r\n 63 \r\n | \r\n \r\n 125 \r\n | \r\n \r\n 250 \r\n | \r\n \r\n 500 \r\n | \r\n \r\n 1000 \r\n | \r\n \r\n 2000 \r\n | \r\n \r\n 4000 \r\n | \r\n \r\n 8000 \r\n | \r\n ||
\r\n Tại vị trí làm việc, sản xuất \r\n | \r\n \r\n 85 \r\n | \r\n \r\n 99 \r\n | \r\n \r\n 92 \r\n | \r\n \r\n 86 \r\n | \r\n \r\n 83 \r\n | \r\n \r\n 80 \r\n | \r\n \r\n 78 \r\n | \r\n \r\n 76 \r\n | \r\n \r\n 74 \r\n | \r\n
\r\n Phòng điều khiển từ\r\n xa, các phòng thí nghiệm, thực\r\n nghiệm có nguồn ồn \r\n | \r\n \r\n 80 \r\n | \r\n \r\n 94 \r\n | \r\n \r\n 87 \r\n | \r\n \r\n 82 \r\n | \r\n \r\n 78 \r\n | \r\n \r\n 75 \r\n | \r\n \r\n 73 \r\n | \r\n \r\n 71 \r\n | \r\n \r\n 70 \r\n | \r\n
\r\n Phòng điều khiển từ xa, các phòng thí nghiệm, thực nghiệm không có nguồn ồn \r\n | \r\n \r\n 70 \r\n | \r\n \r\n 87 \r\n | \r\n \r\n 79 \r\n | \r\n \r\n 72 \r\n | \r\n \r\n 68 \r\n | \r\n \r\n 65 \r\n | \r\n \r\n 63 \r\n | \r\n \r\n 61 \r\n | \r\n \r\n 59 \r\n | \r\n
\r\n Các phòng chức năng \r\n(kế toán,\r\n kế hoạch, thống kê v.v.) \r\n | \r\n \r\n 65 \r\n | \r\n \r\n 83 \r\n | \r\n \r\n 74 \r\n | \r\n \r\n 68 \r\n | \r\n \r\n 63 \r\n | \r\n \r\n 60 \r\n | \r\n \r\n 57 \r\n | \r\n \r\n 55 \r\n | \r\n \r\n 54 \r\n | \r\n
\r\n Các phòng nghiên\r\n cứu, thiết kế, máy\r\n tính và xử lý số liệu \r\n | \r\n \r\n 55 \r\n | \r\n \r\n 75 \r\n | \r\n \r\n 66 \r\n | \r\n \r\n 59 \r\n | \r\n \r\n 54 \r\n | \r\n \r\n 50 \r\n | \r\n \r\n 47 \r\n | \r\n \r\n 45 \r\n | \r\n \r\n 43 \r\n | \r\n
I.1.18. Thiết bị điện kiểu chống cháy nổ là máy điện hoặc khí cụ điện được phép dùng ở những nơi có môi trường dễ cháy nổ ở mọi cấp.
\r\n\r\nI.1.19. Vật liệu kỹ thuật điện là những vật liệu có các tính chất xác định đối với trường\r\nđiện từ để sử dụng trong kỹ thuật điện.
\r\n\r\nI.1.20. Theo\r\ntính chất lý học, vật\r\nliệu kỹ thuật điện\r\nđược\r\nchia thành:
\r\n\r\n1. Vật liệu chịu lửa là vật liệu không cháy hoặc không hóa thành than, còn khi bị\r\nđốt\r\nthì không tự tiếp tục cháy hoặc không cháy âm\r\nỉ.
\r\n\r\n2. Vật liệu chịu hồ quang là vật liệu không thay đổi tính chất dưới tác động của hồ quang\r\ntrong điều kiện làm\r\nviệc bình thường.
\r\n\r\n3. Vật liệu chịu ẩm là\r\nvật liệu không thay đổi tính chất dưới tác động của\r\nẩm.
\r\n\r\n4. Vật liệu chịu nhiệt là vật liệu\r\nkhông thay đổi tính chất dưới tác động của\r\nnhiệt độ cao hoặc thấp.
\r\n\r\n5. Vật liệu chịu hóa chất là\r\nvật\r\nliệu không thay đổi tính chất dưới\r\ntác động của hóa chất.
\r\n\r\nI.1.21. Theo bậc chịu lửa, vật liệu và kết cấu xây\r\ndựng được chia thành 3 nhóm nêu\r\ntrong bảng I.1.3.
\r\n\r\nI.1.22. Điện áp danh định\r\ncủa\r\nhệ thống điện\r\n(Nominal voltage of a system)
\r\n\r\nMột giá trị điện áp thích hợp được dùng để định rõ hoặc nhận dạng một hệ\r\nthống điện.
\r\n\r\nI.1.23. Giá trị định mức\r\n(Rated value)
\r\n\r\nGiá trị của một đại lượng, thường do nhà chế tạo\r\nấn\r\nđịnh cho điều kiện vận hành quy định đối với một phần tử,\r\nmột\r\nthiết bị hoặc dụng cụ.
\r\n\r\nI.1.24. Điện áp vận hành hệ\r\nthống điện (Operating\r\nvoltage in a system)
\r\n\r\nTrị số điện áp trong điều kiện bình thường, ở một thời điểm và tại một điểm đó\r\ncho của hệ thống điện.
\r\n\r\nI.1.25. Điện áp cao nhất (hoặc thấp nhất) của hệ thống (Highest (lowest) voltage of a system)
\r\n\r\nTrị số điện áp vận hành cao nhất (hoặc thấp nhất) trong các điều kiện vận hành\r\nbình thường ở bất kỳ thời điểm nào và tại\r\nbất kỳ điểm nào trong hệ thống.
\r\n\r\nI.1.26. Điện áp cao nhất\r\nđối với thiết bị\r\n(Highest voltage for equipment)
\r\n\r\nTrị số cao nhất của điện áp pha - pha, theo đó cách điện và các đặc tính liên quan khác\r\ncủa\r\nthiết bị được thiết kế\r\nbảo\r\nđảm\r\nđiện áp\r\nnày và\r\nnhững tiêu\r\nchuẩn tương ứng.
\r\n\r\nBảng I.1.3: Phân loại kết\r\ncấu xây dựng theo bậc\r\nchịu lửa
\r\n\r\n\r\n Chia nhóm theo mức độ cháy \r\n | \r\n \r\n Mức độ cháy của vật liệu \r\n | \r\n \r\n Mức độ cháy của cấu kiện \r\n | \r\n
\r\n Nhóm\r\n không cháy \r\n | \r\n \r\n Dưới tác động của ngọn lửa hay nhiệt độ cao mà vật liệu không bốc\r\n cháy, không cháy âm ỉ, không bị cácbon hóa. \r\n | \r\n \r\n Cấu kiện làm\r\n bằng các vật liệu không cháy và có mức độ cháy như của vật liệu không cháy. \r\n | \r\n
\r\n Nhóm\r\n khó cháy \r\n | \r\n \r\n Dưới tác động của ngọn lửa hay nhiệt\r\n độ cao thì khó bốc cháy, khó cháy âm ỉ hoặc khó bị\r\n cácbon hóa; chỉ tiếp tục cháy hay cháy âm ỉ khi tiếp xúc với nguồn lửa.\r\n Sau khi cách ly với nguồn\r\n lửa\r\n thì ngừng cháy. \r\n | \r\n \r\n Cấu kiện\r\n làm bằng vật liệu khó cháy\r\n hoặc vật liệu dễ cháy\r\n nhưng phải có lớp bảo vệ\r\n bằng vật liệu không cháy và có mức độ\r\n cháy như của vật liệu khó cháy. \r\n | \r\n
\r\n Nhóm\r\n dễ cháy \r\n | \r\n \r\n Dưới tác động của ngọn lửa hay nhiệt độ cao thì bốc cháy, cháy\r\n âm ỉ hoặc bị cácbon hóa và tiếp tục cháy âm ỉ hoặc bị cácbon hóa sau\r\n khi đó cách ly với nguồn\r\n cháy. \r\n | \r\n \r\n Cấu kiện làm bằng vật liệu dễ\r\n cháy và không có lớp bảo vệ\r\n bằng vật liệu không cháy và có mức độ\r\n cháy như của vật liệu dễ cháy. \r\n | \r\n
I.1.27. Cấp\r\nđiện áp (Voltage level)
\r\n\r\nMột trong các trị số điện áp danh định được sử dụng\r\ntrong một hệ thống nào đó.
\r\n\r\nVí dụ cấp điện áp 110kV, 220kV hoặc 500kV ...
\r\n\r\nI.1.28. Độ lệch\r\nđiện áp (Voltage deviation)
\r\n\r\nĐộ lệch điện áp thể hiện bằng phần trăm, giữa điện áp tại một thời điểm đó cho\r\ntại một điểm của hệ thống và điện áp đối chiếu như: điện áp danh định, trị số trung bình của điện\r\náp\r\nvận hành, điện áp cung\r\ncấp theo hợp đồng.
\r\n\r\nI.1.29. Độ\r\nsụt điện áp đường dây (Line\r\nvoltage drop)
\r\n\r\nĐộ chênh lệch điện áp\r\ntại một thời điểm\r\nđó cho giữa các điện áp đo\r\nđược tại hai điểm xác định trên đường dây.
\r\n\r\nI.1.30. Dao động điện áp (Voltage fluctuation)
\r\n\r\nHàng loạt các thay đổi điện áp hoặc sự biến thiên có chu kỳ của hình bao điện áp.
\r\n\r\nI.1.31. Quá\r\nđiện áp (trong hệ\r\nthống)\r\n(Overvoltage (in a system)
\r\n\r\nGiá trị điện áp giữa pha với đất hoặc giữa các pha, có trị số đỉnh vượt quá đỉnh tương ứng của điện\r\náp\r\ncao nhất của\r\nthiết bị.
\r\n\r\nI.1.32. Quá\r\nđiện áp tạm thời (Temporary\r\novervoltage)
\r\n\r\nMột giá trị quá điện áp dao động (ở tần số của lưới) tại một vị trí xác định mà không giảm được hoặc\r\ntắt dần trong một thời\r\ngian tương đối lâu.
\r\n\r\nI.1.33. Quá\r\nđiện áp quá độ (Transient\r\novervoltage)
\r\n\r\nQuá điện áp diễn ra trong thời gian rất ngắn (khoảng một vài phần nghìn giây\r\nhoặc ít hơn), có dao động hoặc không dao động,\r\nthường tắt nhanh.
\r\n\r\nI.1.34. Dâng điện\r\náp (Voltage\r\nsurge)
\r\n\r\nMột súng điện áp quá độ lan truyền dọc đường dây hoặc một mạch điện, được đặc\r\ntrưng bởi sự tăng điện\r\náp rất nhanh, sau đó giảm chậm.
\r\n\r\nI.1.35. Phục\r\nhồi điện áp (Voltage recovery)
\r\n\r\nSự phục hồi điện áp tới một trị số gần với trị số trước đó của nó sau khi điện áp bị suy\r\ngiảm, bị sụp đổ hoặc bị\r\nmất.
\r\n\r\nI.1.36. Sự không cân bằng điện\r\náp (Voltage unbalance)
\r\n\r\nHiện tượng khác nhau giữa điện áp trên các pha, tại một điểm trong hệ thống nhiều pha, gây ra do sự khác nhau giữa các dòng điện tải hoặc sự không đối xứng\r\nhình học trên đường\r\ndây.
\r\n\r\nI.1.37. Quá\r\nđiện áp thao tác (Switching\r\novervoltage)
\r\n\r\nĐiện áp quá độ có dạng tương tự\r\nvới dạng của\r\nxung điện áp đóng cắt tiêu chuẩn,\r\nđược đánh giá cho các mục\r\nđích phối hợp\r\ncách điện.
\r\n\r\nI.1.38. Quá\r\nđiện áp sét (Lightning overvoltage)
\r\n\r\nQuá điện áp quá độ có hình dạng\r\ntương\r\ntự với\r\nhình dạng của xung sét tiêu chuẩn,\r\nđược đánh giá cho mục đích\r\nphối\r\nhợp cách điện.
\r\n\r\nI.1.39. Quá\r\nđiện áp cộng hưởng (Resonant overvoltage)
\r\n\r\nQuá điện\r\náp phát sinh do dao động cộng hưởng\r\nduy trì trong hệ thống điện.
\r\n\r\nI.1.40. Hệ số không cân bằng\r\n(Unbalance factor)
\r\n\r\nTrong hệ thống điện ba pha, mức độ không cân bằng được biểu thị bằng tỷ số phần trăm giữa trị số\r\nhiệu dụng của thành\r\nphần\r\nthứ tự nghịch (hay thứ tự không)\r\nvới thành phần thứ\r\ntự thuận của điện áp hoặc\r\ndòng điện.
\r\n\r\nI.1.41. Cấp cách điện (Insulation level)
\r\n\r\nLà một\r\nđặc\r\ntính được xác định\r\nbằng một hoặc\r\nvài trị số chỉ rõ điện áp\r\nchịu đựng\r\ncách điện đối với một\r\nchi tiết cụ thể của thiết bị.
\r\n\r\nI.1.42. Cách\r\nđiện ngoài (External\r\ninsulation)
\r\n\r\nKhoảng cách trong\r\nkhí quyển và trên bề mặt tiếp xúc với không khí của cách\r\nđiện\r\nrắn của thiết bị mà chúng chịu tác động của ứng suất điện môi, những tác động của\r\nkhí quyển và các tác động bên ngoài khác,\r\nnhư: ô nhiễm, độ ẩm v.v.
\r\n\r\nI.1.43. Cách\r\nđiện trong (Internal insulation)
\r\n\r\nCác phần cách điện\r\ndạng rắn, láng hoặc khí bên trong\r\nthiết bị được\r\nbảo\r\nvệ chống tác động\r\ncủa\r\nkhí quyển và các tác\r\nđộng\r\nbên ngoài khác.
\r\n\r\nI.1.44. Cách\r\nđiện tự phục hồi (Self-restoring insulation)
\r\n\r\nCách điện được khôi phục lại hoàn toàn những đặc tính cách điện sau khi bị phóng điện.
\r\n\r\nI.1.45. Cách\r\nđiện không tự phục hồi (Non-self-restoring insulation)
\r\n\r\nCách điện bị mất những đặc tính cách điện hoặc không khôi phục lại hoàn toàn\r\nnhững đặc tính cách điện sau khi bị phóng điện.
\r\n\r\nI.1.46. Cách\r\nđiện chính (Main insulation)
\r\n\r\n− Cách điện của bộ phận mang điện có tác dụng bảo vệ chính là chống điện giật.
\r\n\r\n− Cách điện chính không nhất thiết\r\nbao gồm phần cách\r\nđiện sử dụng riêng cho các mục đích chức\r\nnăng.
\r\n\r\nI.1.47. Cách\r\nđiện phụ (Auxiliary insulation)
\r\n\r\nCách điện độc\r\nlập được đặt thêm vào cách điện chính để bảo vệ chống điện giật trong\r\ntrường hợp cách điện chính\r\nbị hỏng.
\r\n\r\nI.1.48. Cách\r\nđiện kép (Double insulation)
\r\n\r\nCách điện\r\nbao gồm đồng thời\r\ncả cách điện chính và cách điện\r\nphụ.
\r\n\r\nI.1.49. Phối hợp\r\ncách điện (Insulation co-ordination)
\r\n\r\nSự lựa chọn mức cách điện của thiết bị và các đặc tính của thiết bị bảo vệ có\r\ntính đến điện áp có thể xuất hiện trên hệ thống.
\r\n\r\nI.1.50. Truyền\r\ntải điện (Transmission of electricity)
\r\n\r\nViệc truyền tải một lượng điện năng\r\ntừ nguồn điện tới\r\nkhu vực tiêu thụ điện.
\r\n\r\nI.1.51. Phân phối điện (Distribution of electricity)
\r\n\r\nViệc phân phối\r\nmột\r\nlượng điện năng tới khách hàng\r\ntrong khu vực tiêu thụ điện.
\r\n\r\nI.1.52. Liên\r\nkết hệ thống điện\r\n(Interconnection of power systems)
\r\n\r\nLiên kết các hệ thống truyền tải điện bằng các đường dây hoặc máy biến áp, để trao\r\nđổi\r\nđiện năng giữa các hệ\r\nthống.
\r\n\r\nI.1.53. Điểm\r\nđấu nối (Connection point)
\r\n\r\nLà điểm nối của đơn vị phát điện hoặc lưới điện của người sử dụng hoặc lưới\r\nđiện truyền tải vào hệ thống điện Quốc gia.
\r\n\r\nI.1.54. Sơ\r\nđồ hệ thống điện (System diagram)
\r\n\r\nThể hiện bằng hình học về bố trí của một hệ thống điện, trong đó chứa thông tin cần thiết cho các yêu cầu\r\ncụ thể.
\r\n\r\nI.1.55. Sơ\r\nđồ vận hành hệ thống điện (System operational diagram)
\r\n\r\nMột sơ\r\nđồ\r\nhệ thống điện\r\nbiểu thị một\r\nphương thức vận hành nhất định.
\r\n\r\nI.1.56. Quy\r\nhoạch hệ thống điện (Power system planning)
\r\n\r\nLà toàn bộ các nghiên cứu và chương trình liên quan đến sự phát triển của hệ thống điện,\r\nbảo\r\nđảm\r\ncác tính\r\nnăng kinh\r\ntế - kỹ\r\nthuật, đảm bảo yêu\r\ncầu tăng trưởng phụ tải điện.
\r\n\r\nI.1.57. Độ\r\nổn định của hệ thống điện\r\n(Power system stability)
\r\n\r\nKhả năng lập lại trạng thái xác lập của một hệ thống điện, đặc trưng bởi sự vận hành đồng bộ của các máy phát sau một nhiễu loạn, ví dụ do biến thiên công\r\nsuất\r\nhoặc tổng trở.
\r\n\r\nI.1.58. Độ\r\nổn định của tải\r\n(Load stability)
\r\n\r\nKhả năng lập lại chế độ xác lập sau một\r\nnhiễu loạn của tải.
\r\n\r\nI.1.59. Ổn\r\nđịnh tĩnh của hệ\r\nthống điện (Steady state stability of a power system)
\r\n\r\nSự ổn định của hệ thống điện sau các nhiễu loạn có biên độ tương đối nhỏ và tốc\r\nđộ\r\nbiến thiên chậm.
\r\n\r\nI.1.60. Ổn định\r\nquá độ (ổn định động) của hệ thống điện\r\n(Transient stability of a power system)
\r\n\r\nSự ổn định của hệ thống, trong đó các nhiễu loạn có thể có biên độ và/hoặc tốc độ biến thiên tương đối nhanh.
\r\n\r\nI.1.61. Ổn định\r\ncó điều kiện của hệ\r\nthống\r\nđiện (Conditional stability of a power\r\nsystem)
\r\n\r\nỔn định của hệ thống điện đạt được không cần sự trợ giúp của các phương tiện điều khiển\r\ntự động.
\r\n\r\nI.1.62. Vận hành đồng bộ hệ\r\nthống điện (Synchronous operation of a system)
\r\n\r\nTình trạng của hệ thống điện trong đó tất cả các máy điện đều vận hành đồng\r\nbộ.
\r\n\r\nI.1.63. Trung tâm điều độ hệ thống điện Quốc gia (National load dispatch center)
\r\n\r\nLà đơn vị chỉ huy, điều hành hoạt động của hệ thống điện Quốc gia bao gồm: lập kế hoạch phát điện, phương thức vận hành và thực hiện điều độ các tổ máy phát điện đấu nối với hệ thống điện Quốc gia, điều khiển hoạt động của lưới điện\r\ntruyền tải, điều độ mua\r\nbán điện với hệ\r\nthống điện\r\nbên ngoài.
\r\n\r\nI.1.64. Hệ thống SCADA (Supervisory control and data acquisition system)
\r\n\r\nLà hệ thống giám sát, điều khiển và thu thập các dữ liệu vận hành của hệ thống\r\nđiện để phục vụ\r\ncho việc xử lý tại các\r\ntrung tâm điều khiển.
\r\n\r\nI.1.65. Tiêu\r\nchuẩn vận hành (Operation\r\nregulation)
\r\n\r\nLà những quy định về các chỉ tiêu kinh tế, tiêu chuẩn kỹ thuật, tính đồng bộ và độ an toàn, tin cậy của hệ thống điện do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành để phục vụ cho mục đích lập kế hoạch, lập phương thức và vận hành hệ thống điện Quốc\r\ngia.
\r\n\r\nI.1.66. Quản lý nhu cầu hệ thống (System demand\r\ncontrol)
\r\n\r\nSự điều\r\nhành nhu cầu điện của phía tiêu thụ trong hệ thống điện.
\r\n\r\nI.1.67. Dự\r\nbáo quản lý hệ thống điện\r\n(Management forecast of a system)
\r\n\r\nSự chuẩn bị và kiểm tra các chương trình phát điện, tức là phần dự phòng và\r\nphần vận hành, bao gồm việc phân tích sơ đồ lưới điện để đảm bảo cung cấp điện kinh tế nhất cho những phụ tải dự kiến với mức an toàn cần thiết trong khoảng thời gian đã cho, của hệ thống đã cho, có xét đến tất cả các hạn chế hiện\r\nhữu và tình huống có thể\r\nxảy\r\nra.
\r\n\r\nI.1.68. Tăng cường hệ thống điện\r\n(Reinforcement of a system)
\r\n\r\nBổ sung hoặc thay thế một số thiết bị trong hệ thống điện (như máy biến áp, đường dây, máy phát v.v.) sao cho có khả năng đáp ứng được sự tăng trưởng phụ tải hoặc đảm bảo chất\r\nlượng cung cấp điện.
\r\n\r\nI.1.69. Khoảng\r\ncách làm việc tối thiểu (Minimum working distance)
\r\n\r\nKhoảng cách an toàn tối thiểu, trong không khí, được duy\r\ntrì giữa các bộ phận mang điện thường xuyên với một nhân viên bất kỳ đang làm việc trong trạm\r\nhoặc\r\nđang xử lý trực\r\ntiếp bằng dụng\r\ncụ dẫn điện.
\r\n\r\nI.1.70. Khoảng\r\ntrống cách điện tối thiểu\r\n(Minimum insulation clearance)
\r\n\r\nKhoảng cách an toàn nhỏ nhất phải tuân theo giữa các bộ phận mang điện hoặc\r\ngiữa phần mang điện với\r\nđất.
\r\n\r\nI.1.71. Khởi\r\nđộng lạnh tổ máy\r\nnhiệt điện (Cold start-up\r\nthermal generating set)
\r\n\r\nQuá trình mà tổ máy phát được tăng tốc độ, hoà vào hệ thống để mang tải sau\r\nmột\r\nthời gian dài không vận\r\nhành.
\r\n\r\nI.1.72. Khởi\r\nđộng\r\nnóng tổ máy nhiệt điện\r\n(Hot start-up thermal generating set)
\r\n\r\nQuá trình một máy phát được tăng tốc độ, hoà vào hệ thống và mang tải sau thời gian ngắn không vận hành mà chưa thay đổi quá nhiều tình trạng nhiệt của tuabin.
\r\n\r\nI.1.73. Khả năng\r\nquá tải (Overload capacity)
\r\n\r\nTải cao nhất mà có thể được duy trì trong một thời\r\ngian ngắn.
\r\n\r\nI.1.74. Sa\r\nthải phụ tải (Load shedding)
\r\n\r\nQuá trình loại bỏ một số phụ tải được lựa chon trước để giải quyết tình trạng bất\r\nthường nhằm duy trì tính toàn vẹn\r\ncủa\r\nhệ\r\nthống điện còn lại.
\r\n\r\nI.1.75. Công\r\nsuất sẵn sàng của một tổ máy\r\n(hoặc\r\nmột\r\nnhà máy điện) (Available capacity of a unit (of a power station)
\r\n\r\nCông suất tối\r\nđa ở đó một tổ máy (hoặc một nhà máy\r\nđiện) có thể\r\nvận\r\nhành liên tục trong những\r\nđiều\r\nkiện thực tế.
\r\n\r\nI.1.76. Công\r\nsuất dự phòng của một\r\nhệ thống điện\r\n(Reserve power of a system)
\r\n\r\nĐộ chênh\r\nlệch giữa\r\ncông suất\r\ntổng sẵn\r\nsàng\r\nvà nhu\r\ncầu\r\ncông suất\r\ncủa\r\nhệ thống điện.
\r\n\r\nI.1.77. Dự phòng nóng (Hot stand-by)
\r\n\r\nCông suất tổng khả dụng của các máy phát đang chạy không tải hoặc non tải để phát\r\nđiện\r\nnhanh vào hệ thống.
\r\n\r\nI.1.78. Dự\r\nphòng nguội\r\n(Cold reserve)
\r\n\r\nCông suất tổng sẵn sàng của các máy phát dự phòng mà việc khởi động có thể kéo dài vài giờ.
\r\n\r\nI.1.79. Dự phòng sự cố (Outage reserve)
\r\n\r\nLà công suất dự phòng có thể huy động vào vận hành trong một khoảng thời gian không quá 24 giờ.
\r\n\r\nI.1.80. Dự\r\nbáo phụ tải (Load forecast)
\r\n\r\nSự ước\r\ntính phụ tải của một lưới\r\nđiện\r\ntại một thời điểm tương\r\nlai nhất định.
\r\n\r\nI.1.81. Dự báo cấu trúc phát điện (Generation mix forecast)
\r\n\r\nDự báo thành phần của\r\nhệ thống phát điện tại một thời\r\nđiểm tương lai đã\r\ncho.
\r\n\r\nI.1.82. Chế độ\r\nxác lập của hệ thống điện\r\n(Steady state of a power system)
\r\n\r\nNhững điều kiện vận hành của một lưới điện trong đó các thông số trạng thái của hệ thống\r\nđược\r\ncoi là ổn định.
\r\n\r\nI.1.83. Chế độ quá độ của hệ\r\nthống\r\nđiện (Transient state of a power system)
\r\n\r\nChế độ vận hành của lưới điện trong đó có ít nhất một thông số trạng thái\r\nđang thay đổi, thông thường là trong thời gian ngắn.
\r\n\r\nI.1.84. Trạng\r\nthái cân bằng của lưới điện nhiều\r\npha (Balanced state of a polyphase network)
\r\n\r\nTrạng thái\r\ntrong đó điện áp và dòng\r\nđiện trong các dây dẫn pha tạo thành các hệ\r\nthống\r\nnhiều pha cân bằng.
\r\n\r\nI.1.85. Trạng\r\nthái không cân bằng của một lưới điện nhiều pha (Unbalanced state of a\r\npolyphase network)
\r\n\r\nTrạng thái mà trong đó điện áp và/hoặc dòng điện trong các dây dẫn pha không tạo thành các hệ thống nhiều\r\npha cân bằng.
\r\n\r\nI.1.86. Độ tin\r\ncậy cung cấp điện (Service\r\nreliability)
\r\n\r\nKhả năng của một hệ thống điện đáp ứng được chức năng cung cấp điện trong những điều kiện ổn định,\r\ntheo thời gian quy định.
\r\n\r\nI.1.87. Độ an\r\ntoàn cung cấp\r\nđiện\r\n(Service security)
\r\n\r\nKhả năng hoàn thành chức năng cung cấp điện của hệ thống điện tại một thời điểm đã\r\ncho trong vận hành khi xuất hiện sự cố.
\r\n\r\nI.1.88. Phân phối kinh tế phụ tải\r\n(Economic loading schedule)
\r\n\r\nViệc khai\r\nthác các\r\nthành phần sẵn có\r\ncủa\r\nlưới\r\nđiện\r\nsao cho đạt hiệu quả kinh tế nhất.
\r\n\r\nI.1.89. Sự cân\r\nbằng\r\ncủa\r\nlưới phân phối (Balancing of a distribution network)
\r\n\r\nSự phân bố nguồn cấp cho các hộ tiêu thụ ở các pha khác nhau của lưới phân phối\r\nsao cho mức cân bằng dòng điện là cao nhất.
\r\n\r\nI.1.90. Sự phục\r\nhồi\r\ntải (Load recovery)
\r\n\r\nSau khi phục hồi điện áp, việc tăng công suất của hộ tiêu thụ hoặc hệ thống, ở mức nhanh\r\nhoặc chậm phụ\r\nthuộc\r\nvào các đặc tính của tải.
\r\n\r\nChỉ\r\ndẫn\r\nchung về trang bị điện
\r\n\r\nI.1.91. Trong\r\nquy phạm này, một\r\nsố từ được dùng với\r\nnghĩa như sau:
\r\n\r\n• Phải: bắt\r\nbuộc thực hiện.
\r\n\r\n• Cần: cần thiết, cần có nhưng không bắt buộc.
\r\n\r\n• Nên: không bắt buộc nhưng thực hiện thì tốt hơn.
\r\n\r\n• Thường\r\nhoặc thông thường: có tính phổ biến,\r\nđược sử dụng rộng\r\nrãi.
\r\n\r\n• Cho phép hoặc được phép: được thực hiện, như vậy là thoả đáng và cần thiết.
\r\n\r\n• Không nhỏ hơn hoặc\r\nít nhất là: là nhỏ nhất.
\r\n\r\n• Không lớn hơn\r\nhoặc nhiều nhất là: là lớn nhất.
\r\n\r\n• Từ ... đến\r\n...: kể cả trị số đầu\r\nvà trị số cuối.
\r\n\r\n• Khoảng cách: từ điểm nọ đến điểm kia.
\r\n\r\n• Khoảng trống:\r\ntừ mép nọ đến mép kia trong không\r\nkhí.
\r\n\r\nI.1.92. Kết cấu, công dụng, phương pháp lắp đặt, cấp cách điện của vật liệu và thiết bị\r\nđiện\r\nphải phù hợp với điện áp danh định của lưới điện hoặc thiết bị điện, với\r\nđiều kiện môi trường và với những\r\nyêu cầu nêu trong quy phạm này.
\r\n\r\nI.1.93. Thiết bị điện dùng trong công trình điện phải có đặc tính kỹ thuật phù hợp với điều\r\nkiện\r\nlàm việc của công trình.
\r\n\r\nI.1.94. Thiết bị đóng cắt điện trong không khí dùng ở vùng cao trên 1.000m\r\nso với mực nước biển phải được kiểm tra theo điều kiện đóng cắt điện ở áp suất khí\r\nquyển\r\ntương ứng.
\r\n\r\nI.1.95. Thiết bị điện và kết cấu liên quan phải được bảo vệ chống gỉ và ăn mòn bằng lớp\r\nmạ, sơn v.v. để chịu được\r\ntác động của môi trường.
\r\n\r\nMàu sắc sơn phải phù hợp với màu sắc chung của gian nhà, kết cấu xây dựng và thiết bị công nghệ,\r\nnếu ở ngoài trời nên dùng màu sơn phản\r\nxạ tốt.
\r\n\r\nI.1.96. Việc lựa chọn thiết bị, khí cụ điện và kết cấu liên quan, ngoài các tiêu chuẩn về chức năng còn phải đảm bảo các tiêu chuẩn về độ ẩm, sương muối, tốc độ gió, nhiệt\r\nđộ môi trường xung quanh, mức động đất\r\nv.v.
\r\n\r\nI.1.97. Phần xây dựng của công trình (kết cấu nhà và các bộ phận trong nhà, thông gió, cấp thoát nước v.v.) phải tuân theo các tiêu chuẩn, quy phạm xây dựng của Nhà nước.
\r\n\r\nI.1.98. Khi xây\r\ndựng công trình điện không có người trực thì không cần làm phòng\r\nđiều khiển, phòng phụ cho người làm việc, cũng như xưởng sửa chữa.
\r\n\r\nI.1.99. Việc thiết kế và chọn các phương\r\nán cho công trình điện phải dựa trên cơ sở so\r\nsánh các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật, áp dụng các sơ đồ đơn giản và tin cậy, trình độ và kinh nghiệm khai thác, ứng dụng kỹ thuật mới, lựa chọn tối ưu nguyên vật liệu.
\r\n\r\nI.1.100. Trong công trình điện, cần có biện pháp để dễ phân biệt các phần tử trong cùng bộ phận như có sơ đồ, lược đồ bố trí thiết bị,\r\nkẻ\r\nchữ, đánh số hiệu, sơn màu khác nhau v.v.
\r\n\r\nI.1.101. Màu\r\nsơn thanh dẫn cùng tên ở mọi công trình điện phải\r\ngiống nhau. Thanh dẫn\r\nphải sơn màu như sau:
\r\n\r\n1. Đối với lưới điện xoay chiều ba pha: pha A màu vàng, pha B màu xanh lá cây, pha C màu đỏ, thanh trung\r\ntính màu trắng cho lưới trung tính cách ly,\r\nthanh trung tính màu đen cho lưới trung\r\ntính nối đất trực\r\ntiếp.
\r\n\r\n2. Đối với điện một pha: dây dẫn nối với điểm đầu cuộn dây của nguồn điện màu vàng, dây nối với điểm cuối cuộn dây của nguồn màu đỏ. Nếu thanh dẫn của lưới điện một pha rẽ nhánh từ thanh dẫn của hệ thống ba pha thì phải sơn theo\r\nmàu các pha trong lưới ba pha.
\r\n\r\n3. Đối với lưới điện một chiều: thanh dương (+) màu đỏ, thanh âm (-) màu\r\nxanh, thanh trung tính màu trắng.
\r\n\r\nI.1.102. Phải\r\nbố trí và sơn thanh dẫn theo các chỉ dẫn dưới\r\nđây:
\r\n\r\n1. Đối\r\nvới thiết bị phân phối trong\r\nnhà, điện xoay chiều ba pha:
\r\n\r\na. Khi thanh cái bố trí thẳng đứng: thanh trên (A) màu vàng; thanh giữa (B) màu xanh lá cây; thanh dưới (C)\r\nmàu\r\nđỏ. Khi các thanh bố\r\ntrí nằm ngang, nằm nghiêng hoặc theo hình tam giác: thanh xa người nhất (A) màu vàng; thanh giữa (B) màu xanh lá\r\ncây; thanh gần người nhất (C) màu đỏ. Trường hợp người có thể tiếp cận\r\nđược từ hai phía\r\nthì thanh\r\nphía gần hàng rào\r\nhoặc\r\ntường\r\nrào (A) màu vàng, thanh xa hàng rào hoặc tường rào (C) màu đỏ.
\r\n\r\nb. Các thanh rẽ nhánh từ thanh cái: nếu nhìn từ hành lang vận hành, thanh trái (A) màu\r\nvàng, thanh giữa (B) màu\r\nxanh lá cây và thanh phải (C) màu đỏ.
\r\n\r\n2. Đối\r\nvới thiết bị phân phối\r\nngoài trời, điện xoay chiều ba pha:
\r\n\r\na. Thanh cái và thanh đường vòng: thanh gần máy biến áp điện lực nhất (A) màu\r\nvàng, thanh giữa (B) màu\r\nxanh lá cây, thanh xa nhất (C) màu đỏ.\r\n
\r\n\r\nb. Các thanh rẽ nhánh\r\ntừ hệ thống thanh\r\ncái: nếu nhìn từ thiết bị phân phối ngoài\r\ntrời vào các đầu ra của máy biến áp điện lực, thanh trái (A) màu vàng,\r\nthanh giữa (B) màu xanh lá cây,\r\nthanh phải (C) màu đỏ.
\r\n\r\nc. Đường dây vào trạm: nếu nhìn từ đường dây vào trạm, tại vị trí đấu nối, thanh trái (A) màu vàng, thanh giữa (B) màu xanh lá cây, thanh phải (C) màu đỏ.
\r\n\r\nd. Thiết bị phân phối ngoài trời dùng dây dẫn mềm làm thanh cái thì sơn màu\r\npha ở chân sứ của thiết bị hoặc chấm\r\nsơn ở xà mắc thanh cái.
\r\n\r\n3. Đối\r\nvới\r\nđiện một chiều:
\r\n\r\na. Khi thanh cái bố trí thẳng đứng: thanh trên (thanh trung tính) màu trắng; thanh giữa (-) màu xanh; thanh\r\ndưới\r\n(+) màu đỏ.
\r\n\r\nb. Khi thanh cái bố\r\ntrí nằm ngang: nếu nhìn từ hành lang vận hành, thanh trung tính xa\r\nnhất màu trắng, thanh giữa\r\n(-) màu xanh, thanh gần nhất (+) màu\r\nđỏ.
\r\n\r\nc. Các thanh rẽ nhánh\r\ntừ thanh cái: nếu\r\nnhìn từ phía hành lang\r\nvận hành, thanh\r\ntrái (thanh\r\ntrung tính) màu trắng,\r\nthanh giữa\r\n(-) màu\r\nxanh, thanh phải (+) màu đỏ.
\r\n\r\nd. Trường hợp cá\r\nbiệt, nếu thực hiện như trên mà gặp khó khăn về lắp đặt hoặc phải xây thêm trụ đỡ gắn các thanh cái của trạm biến áp để làm nhiệm vụ đảo pha thì cho phép thay đổi thứ tự màu\r\ncủa\r\ncác thanh.
\r\n\r\nI.1.103. Để công trình điện không gây ảnh hưởng nhiễu và nguy hiểm cho công trình thông tin liên lạc, phải tuân theo các tiêu chuẩn, quy phạm hiện hành có liên quan. Phải có biện pháp chống nhiễu dòng\r\nđiện công nghiệp cho các hệ thống thông\r\ntin và viễn thông.
\r\n\r\nI.1.104. Trong\r\ncông trình điện phải có các biện\r\npháp đảm bảo\r\nan toàn sau:
\r\n\r\n• Dùng loại\r\ncách điện thích hợp.\r\nTrường hợp cá\r\nbiệt\r\nphải dùng\r\ncách điện tăng cường.
\r\n\r\n• Bố trí cự ly\r\nthích hợp đến phần\r\ndẫn điện hoặc bọc\r\nkín phần dẫn điện.
\r\n\r\n• Làm rào chắn.
\r\n\r\n• Dùng khóa\r\nliên động\r\ncho khí\r\ncụ điện\r\nvà cho\r\nrào chắn để\r\nngăn ngừa thao tác nhầm.
\r\n\r\n• Cắt tự động tin cậy và nhanh chúng cách ly những phần thiết bị điện bị chạm chập và những khu vực\r\nlưới điện\r\nbị\r\như hỏng.
\r\n\r\n• Nối đất vỏ thiết bị điện và mọi phần tử của công trình điện có thể bị chạm điện.
\r\n\r\n• San bằng thế điện, dùng máy biến áp cách ly hoặc dùng điện áp 42V trở xuống.
\r\n\r\n• Dùng hệ thống báo tín hiệu, biển báo và bảng cấm.
\r\n\r\n• Dùng trang bị phòng hộ.
\r\n\r\nI.1.105. Đối với lưới điện đến 1kV, ở những nơi do điều kiện an toàn không thể đấu trực tiếp các thiết bị tiêu thụ điện vào lưới thì phải dùng máy biến áp cách ly hoặc dùng máy biến áp giảm áp có điện áp thứ cấp 42V trở xuống. Khi dùng các loại máy biến áp trên,\r\nphải tuân theo các chỉ\r\ndẫn\r\ndưới đây:
\r\n\r\n1. Máy biến áp cách ly phải có kết cấu an toàn và chịu được điện áp thử nghiệm\r\ncao hơn bình thường.
\r\n\r\n2. Mỗi máy biến áp cách ly chỉ được cấp điện cho một thiết bị và được bảo vệ\r\nbằng\r\ncầu chảy hoặc áptômát\r\ncó dòng điện chỉnh định không quá 15A ở phía sơ cấp. Điện áp sơ cấp của\r\nmáy biến áp cách ly không được quá 380V.
\r\n\r\n3. Cấm nối đất cuộn dây thứ cấp của máy biến áp cách ly và thiết bị tiêu thụ\r\nđiện của nó. Vỏ\r\ncủa máy\r\nbiến áp này phải được\r\nnối\r\nđất.
\r\n\r\n4. Máy biến áp giảm áp có điện áp thứ cấp 42V trở xuống có thể dùng làm máy\r\nbiến áp cách ly nếu chúng thoả mãn các điểm nêu trên.
\r\n\r\nMáy biến áp giảm áp không phải là máy biến áp cách ly thì phải nối đất các bộ phận sau: vỏ máy, một trong những đầu ra hoặc điểm giữa cuộn dây thứ cấp.
\r\n\r\nI.1.106. Trong nhà ở, nhà công cộng, cửa hàng v.v. vỏ hoặc tấm che phần mang điện không được có lỗ. Trong gian sản xuất và gian điện được phép dùng vỏ hoặc tấm\r\nche có lỗ hoặc kiểu lưới.
\r\n\r\nI.1.107. Rào\r\nngăn và tấm che phải có kết cấu sao cho chỉ tháo hoặc mở bằng cờ lê hoặc dụng cụ riêng.
\r\n\r\nI.1.108. Rào\r\nngăn và tấm che phải có đủ độ bền\r\ncơ học. Đối với thiết bị trên 1kV, chiều dày của tấm che bằng kim loại không được nhỏ hơn 1mm. Vỏ che dây dẫn nên đưa sâu vào trong máy, thiết bị và dụng\r\ncụ điện.
\r\n\r\nI.1.109. Để tránh tai nạn cho người do dòng điện\r\nvà hồ quang gây ra, mọi trang bị điện phải có trang bị phòng hộ phù hợp với quy phạm sử dụng, thử nghiệm và quy\r\nphạm an toàn điện.
\r\n\r\nI.1.110. Việc phòng\r\ncháy và chữa cháy cho trang\r\nbị điện có thiết bị chứa dầu, ngâm\r\ntrong dầu hoặc tẩm dầu, sơn cách điện v.v. phải thực hiện theo các yêu cầu nêu\r\ntrong các phần tương\r\nứng của QTĐ\r\nvà quy\r\nđịnh của cơ\r\nquan phòng\r\ncháy địa phương.
\r\n\r\nNgoài ra khi đưa trang bị điện nói trên vào sản xuất, phải trang bị đầy đủ phương\r\ntiện chữa cháy theo quy định của quy phạm phòng cháy và chữa cháy.
\r\n\r\nĐấu công trình điện vào hệ thống\r\nđiện
\r\n\r\nI.1.111. Khi công trình điện cần đấu vào hệ thống điện, ngoài những thủ tục xây dựng cơ bản đã được quy định còn phải có sự thoả thuận của cơ quan quản lý hệ\r\nthống\r\nđiện, phải tuân theo các văn\r\nbản\r\npháp quy hiện hành và những điều\r\nkiện kỹ thuật để đấu nối như\r\nsau:
\r\n\r\n1. Lập\r\nphương án xây dựng công trình trong\r\nhệ thống điện.
\r\n\r\n2. Tổng hợp\r\nsố liệu phụ tải điện trong khu vực sẽ xây dựng công trình.
\r\n\r\n3. Dự kiến điểm đấu vào hệ thống điện (trạm điện, nhà máy điện hoặc đường\r\ndây dẫn điện), cấp điện áp ở những điểm đấu, trang\r\nbị tại điểm đấu nối.
\r\n\r\n4. Chọn điện áp, tiết diện và chủng\r\nloại của đường dây trên không hoặc đường cáp và phương tiện điều chỉnh điện áp, nêu những yêu cầu về tuyến đường\r\ndây. Đối với công trình lớn\r\ncòn phải nêu thêm phương án\r\nchọn số mạch đấu.
\r\n\r\n5. Nêu yêu cầu về sự cần thiết phải tăng cường lưới điện hiện có do đấu thêm\r\ncông trình mới (tăng tiết diện dây dẫn, thay thế hoặc tăng công suất máy biến áp).
\r\n\r\n6. Nêu những yêu cầu riêng đối với các trạm điện và thiết bị của hộ tiêu thụ\r\nđiện\r\nđược đấu vào hệ thống như: cần có bảo vệ tự động ở các đầu vào, cho\r\nphép các đường dây làm việc song song, cần có các ngăn điện dự phòng\r\nv.v.
\r\n\r\n7. Xác định\r\ndòng điện ngắn mạch tính toán.
\r\n\r\n8. Nêu những yêu cầu về bảo vệ rơle, tự động, cách điện, bảo vệ chống quá điện áp.
\r\n\r\n9. Nêu các biện pháp\r\nnâng cao hệ số công suất.
\r\n\r\n10. Nêu các yêu\r\ncầu về đo đếm điện năng.
\r\n\r\n11. Xác định những điều kiện để đấu trang\r\nbị\r\nđiện có lò điện, thiết bị điện cao tần v.v.
\r\n\r\n12. Nêu những yêu cầu đối với các công trình phụ trợ và các công trình khác\r\n(như thông tin liên lạc v.v.).
\r\n\r\nI.1.112. Công\r\ntrình điện và thiết bị điện đã\r\nxây lắp xong phải được thử\r\nnghiệm, nghiệm thu, bàn giao và đưa vào khai thác\r\ntheo quy định hiện hành.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\nPhạm\r\nvi áp dụng và định\r\nnghĩa
\r\n\r\nI.2.1. Chương này áp dụng cho lưới điện của hệ thống điện, của xí nghiệp\r\ncông nghiệp và\r\nthành phố v.v.
\r\n\r\nViệc cung cấp điện cho các công trình ngầm, xe điện v.v. ngoài các yêu cầu nêu trong chương này còn\r\nphải tuân theo các quy phạm chuyên\r\nngành.
\r\n\r\nI.2.2. Hệ thống năng lượng là tập hợp các nhà máy điện, lưới điện và lưới nhiệt được nối với nhau, có liên hệ mật thiết, liên tục trong quá trình sản xuất, biến đổi và\r\nphân phối điện và nhiệt.
\r\n\r\nI.2.3. Hệ thống điện là hệ thống năng lượng\r\nkhông có lưới nhiệt.
\r\n\r\nI.2.4. Trạm điện là một phần tử của hệ thống điện, có thể là trạm phát điện, trạm biến áp, trạm\r\ncắt hoặc trạm bù công suất\r\nphản\r\nkháng v.v.
\r\n\r\nI.2.5. Trạm biến áp là trạm có các máy biến áp lực kết nối hai hoặc nhiều lưới điện có điện áp khác nhau.
\r\n\r\nI.2.6. Trạm\r\ncắt là trạm gồm thiết bị\r\nđóng cắt, các thanh cái,\r\nkhông có máy biến áp lực.
\r\n\r\nI.2.7. Trạm bù công suất phản kháng\r\ngồm hai loại:
\r\n\r\n• Trạm bù công suất phản kháng bằng tụ điện.
\r\n\r\n• Trạm bù công suất phản kháng bằng máy bù đồng\r\nbộ.
\r\n\r\nI.2.8. Trạm cách điện khí (Gas insulated substation\r\n- GIS): Trạm thu gọn đặt trong\r\nbuồng kim loại được nối đất, cách điện cho các thiết bị điện chính của trạm bằng chất khí nén (không phải là không khí).
\r\n\r\nI.2.9. Nguồn cung cấp điện độc lập cho một phụ tải là nguồn không bị mất điện khi\r\nnguồn khác\r\nmất điện.
\r\n\r\nCác trạm phân phối nhận điện từ hai nhà máy điện hoặc từ hai nguồn cấp điện hoặc từ hai phân đoạn thanh cái của nhà máy điện hoặc trạm điện được gọi là nguồn cung cấp\r\nđiện\r\nđộc lập, nếu\r\nthoả mãn cả hai điều kiện:
\r\n\r\n• Mỗi phân đoạn đều được cấp từ nguồn điện độc lập.
\r\n\r\n• Các phân đoạn không liên hệ với nhau hoặc có liên hệ thì tự động tách ra khi một\r\nphân đoạn bị sự cố.
\r\n\r\nI.2.10. Đưa điện sâu là phương thức cung cấp điện cao áp vào sát hộ tiêu thụ với ít cấp biến áp nhất.
\r\n\r\nI.2.11. Điều chỉnh điện áp là hoạt động làm thay đổi điện áp ở thanh cái nhà máy điện hoặc trạm biến áp để duy\r\ntrì điện áp ở mức cho phép.
\r\n\r\nYêu cầu chung
\r\n\r\nI.2.12. Việc\r\ncấp điện cho các hộ tiêu thụ bao gồm cả việc chọn số lượng và cách bố trí trạm điện\r\nphải được giải quyết một\r\ncách tổng hợp tuỳ theo tình hình năng lượng trong khu vực (nguồn thuỷ năng, nhiên liệu địa phương, nhiên liệu phế\r\nthải, nhu cầu về nhiệt, khả năng cấp điện của các nhà máy điện lớn ở các vùng lân\r\ncận v.v.) trên cơ sở điều tra phụ tải điện và dự kiến phát triển kinh tế ở địa phương trong 10 năm sau, đồng thời phải xét đến điều kiện dự phòng. Ngoài ra còn phải tính đến các khả năng và biện pháp giảm dòng điện\r\nngắn mạch và giảm tổn thất\r\nđiện năng.
\r\n\r\nI.2.13. Việc chọn phương án\r\ncấp điện phải dựa trên cơ sở sau khi đó đảm bảo các chỉ\r\ntiêu kỹ thuật, so sánh vốn đầu tư, chi phí khai thác hàng năm cho công trình với\r\nthời gian hoàn vốn từ 5 đến 8 năm, so sánh tính ưu việt của\r\nmỗi phương án.
\r\n\r\nI.2.14. Việc\r\nthiết kế, xây dựng\r\nmới và cải tạo lưới\r\nđiện phải đáp ứng yêu cầu phát triển chung về điện trong từng giai đoạn và khả năng mở rộng trong tuơng lai ít nhất là 10 năm sau.
\r\n\r\nI.2.15. Khả\r\nnăng tải điện của đường\r\ndây và máy biến áp nối nhà máy điện chuyên dùng của xí\r\nnghiệp công nghiệp với\r\nhệ thống điện\r\nphải bảo đảm:
\r\n\r\n• Đưa công suất dư của nhà máy điện chuyên\r\ndùng vào hệ thống điện trong\r\nmọi\r\nchế độ\r\nlàm việc.
\r\n\r\n• Nhận\r\ncông suất thiếu khi máy phát công suất lớn nhất của nhà máy\r\nđiện\r\nchuyên dùng ngừng hoạt động do sự\r\ncố, sửa chữa theo kế hoạch\r\nvà kiểm tra.
\r\n\r\nI.2.16. Mọi nhà máy điện khi đưa vào làm việc song song với lưới điện Quốc gia, chủ\r\nquản\r\ncác nhà máy đó phải thoả thuận với cơ quan quản lý lưới điện Quốc gia.
\r\n\r\nI.2.17. Khi công suất tiêu thụ của các xí\r\nnghiệp công nghiệp nhỏ hơn khả năng tải của đường dây cấp điện chuyên\r\ndùng thì có thể kết hợp cấp điện cho các hộ tiêu\r\nthụ\r\nđiện khác theo thoả thuận.
\r\n\r\nKhi xây dựng\r\nxí nghiệp công nghiệp mới mà bên cạnh đó sẽ hình thành thành\r\nphố hoặc khu dân cư mới thì sơ đồ cấp điện của xí\r\nnghiệp phải tính đến khả năng\r\ntách riêng phụ tải sinh hoạt.
\r\n\r\nI.2.18. Lưới 500, 220, 110kV là loại trung tính nối đất trực tiếp. Lưới 6, 10, 35kV là loại trung tính cách ly có thể nối đất qua cuộn dập hồ quang điện, trong trường hợp đặc biệt có thể nối đất trực tiếp. Lưới 15, 22kV là loại trung tính nối trực tiếp, trong trường hợp đặc biệt có thể trung tính cách ly hoặc nối đất qua điện trở nhỏ.
\r\n\r\nĐối với lưới điện 6 ¸ 35kV có điểm trung tính nối đất qua cuộn dập hồ quang thì việc bù dòng\r\nđiện dung khi có chạm đất được thực hiện trong các trường hợp sau:
\r\n\r\n1. Ở lưới\r\nđiện\r\n35 kV: khi dòng điện chạm đất\r\nlớn hơn\r\n10A.
\r\n\r\n2. Ở lưới\r\nđiện\r\n10 kV: khi dòng điện chạm đất\r\nlớn hơn\r\n20A.
\r\n\r\n3. Ở lưới\r\nđiện\r\n6 kV: khi dòng điện chạm đất lớn hơn 30A.
\r\n\r\n4. Ở tổ hợp khối máy phát điện - máy biến áp 6 ¸ 22 kV: khi dòng điện\r\nchạm đất lớn hơn\r\n5A.
\r\n\r\nI.2.19. Thông\r\nthường trạm điện từ 35kV trở xuống được thiết kế theo chế độ không có\r\nngười trực mà dùng thiết bị tự động, khi cần\r\nthiết thì dùng các thiết bị điều khiển từ xa và hệ thống tín hiệu để báo sự cố. Bảng điều khiển chỉ cần đặt ở\r\ntrạm nút cung cấp điện\r\ncho các trạm.
\r\n\r\nI.2.20. Mọi thiết bị điện đấu vào đường dây có cuộn kháng điện phải chọn theo dòng\r\nđiện ngắn mạch sau cuộn kháng điện\r\n(xem Điều I.4.7).
\r\n\r\nI.2.21. Dao\r\ncách ly và dao cách ly tự\r\nđộng\r\ntiêu chuẩn được phép dùng để cắt và đóng:
\r\n\r\n1. Máy biến điện\r\náp, dòng điện nạp của\r\ncác thanh cái và thiết bị điện.
\r\n\r\n2. Dòng điện cân bằng của đường dây nếu hiệu điện áp ở dao cách ly hoặc ở\r\ndao cách ly tự động\r\nsau khi cắt ≤ 2% trị số danh định.
\r\n\r\n3. Dòng\r\nđiện chạm đất 5A, đối với đường dây 22 ¸ 35kV và 3A đối với đường dây\r\n10kV trở xuống.
\r\n\r\nCũng cho phép\r\ndùng dao cách ly để\r\ncắt và đóng:
\r\n\r\n• Điểm nối\r\nđất trung tính của\r\nmáy biến áp.
\r\n\r\n• Cuộn dập hồ\r\nquang khi không có chạm\r\nđất trong lưới\r\nđiện.
\r\n\r\n• Mạch vòng (khi\r\nmáy cắt đấu song song với dao cách ly đã\r\nđóng).
\r\n\r\nViệc xác định công suất không tải của máy biến áp lực và chiều dài đường dây theo cấp\r\nđiện\r\náp cho phép dùng dao cách ly hoặc dao cách ly tự động tiêu chuẩn để đóng cắt, việc chọn biện pháp lắp đặt các loại dao trên và việc xác định khoảng cách giữa các cực của dao đều phải tuân theo chỉ dẫn của nhà chế\r\ntạo cũng như quy định kỹ\r\nthuật\r\nhiện hành.
\r\n\r\nI.2.22. Cho phép dùng\r\nđiện xoay chiều làm nguồn thao tác nội bộ để đơn giản và hạ\r\ngiá thành.
\r\n\r\nI.2.23. Ở những nơi chưa có quy hoạch ổn định nên dùng đường dây trên không, còn\r\nvới những đô thị và khu công nghiệp đã có quy hoạch được duyệt thì dùng cáp ngầm.
\r\n\r\nĐối với\r\nđường\r\ndây hạ áp cố gắng dùng dây bọc.\r\nVới\r\nđường dây 22kV trở xuống ở\r\nnhững\r\nnơi\r\ncó hành lang chật hẹp, nhiều\r\ncây cối nên dùng dây bọc.
\r\n\r\nCho phép bố trí các đường dây có điện áp và công dụng khác nhau chung cột với đường dây trên không nhưng phải tuân theo các quy định nêu trong Phần II\r\ncủa quy phạm này.
\r\n\r\nI.2.24. Tiết\r\ndiện dây dẫn, thanh dẫn và cáp\r\nphải được chọn\r\ntheo:
\r\n\r\n1. Mật độ dòng điện kinh tế nêu trong Chương I.3.
\r\n\r\n2. Khả năng tải điện theo độ phát nóng của dây dẫn trong chế độ bình thường và chế\r\nđộ sự cố nêu trong Chương I.3.
\r\n\r\n3. Tổn thất điện\r\náp trong các điều kiện theo Điều I.2.39.
\r\n\r\n4. Độ ổn định, độ phát nóng và lực điện động trong các chế độ ngắn mạch nêu trong Chương I.4.
\r\n\r\n5. Số liệu tính toán cơ\r\n- lý đường dây.
\r\n\r\n6. Vầng quang điện\r\n(Điều I.3.31).
\r\n\r\nLoại hộ\r\ntiêu thụ điện, độ tin cậy\r\ncung cấp điện
\r\n\r\nI.2.25. Tuỳ theo độ tin cậy cung cấp điện, các hộ tiêu thụ được chia thành 3 loại sau đây:
\r\n\r\n• Loại I là những hộ tiêu thụ điện mà khi cung cấp điện bị gián đoạn sẽ ảnh hưởng đến an ninh Quốc gia, ảnh hưởng đến các cơ quan trọng yếu của Nhà\r\nnước, gây nguy hiểm chết người, tổn thất nghiêm\r\ntrọng về kinh tế hoặc theo nhu cầu\r\ncấp điện đặc biệt của\r\nkhách hàng.
\r\n\r\n• Loại II là những hộ tiêu thụ điện mà khi cung cấp điện bị gián đoạn sẽ gây tổn thất lớn về kinh tế, rối loạn các quá trình công nghệ phức tạp, rối loạn hoạt động bình\r\nthường của thành\r\nphố.
\r\n\r\n• Loại III là những hộ\r\ntiêu thụ điện không thuộc\r\nhai loại trên.
\r\n\r\nI.2.26. Hộ tiêu thụ điện loại I phải được cung cấp điện bằng ít nhất hai nguồn cung cấp điện độc lập và một nguồn dự phòng tại chỗ. Chỉ được phép ngừng cung cấp điện trong thời gian tự động đóng nguồn dự phòng.
\r\n\r\nNguồn điện dự phòng tại chỗ có thể là trạm cố định hoặc lưu động có máy phát\r\nđiện hoặc bộ lưu điện\r\n(UPS)\r\nv.v.
\r\n\r\nI.2.27. Đối với hộ tiêu thụ điện loại II phải được cung cấp điện bằng ít\r\nnhất một nguồn cung cấp điện chính và một nguồn dự phòng,\r\nđược phép ngừng cung cấp điện trong thời gian cần thiết để đóng nguồn dự phòng.
\r\n\r\nI.2.28. Đối với hộ tiêu\r\nthụ điện loại III, được phép ngừng cung cấp điện trong thời gian\r\nsửa chữa hoặc\r\nxử lý sự cố.
\r\n\r\nSơ đồ cung cấp\r\nđiện
\r\n\r\nI.2.29. Khi xây\r\ndựng mới hoặc cải tạo lưới điện, nên dùng\r\nsơ đồ cung cấp điện đơn giản, tin cậy và có điện áp cao. Phải\r\nđưa\r\nnguồn cung cấp điện vào\r\ngần trung tâm phụ tải của các xí nghiệp\r\ncông nghiệp và thành phố bằng cách đưa điện sâu điện áp 110 ¸ 220kV, xây\r\ndựng trạm điện gần trung tâm phụ tải hoặc ngay trong xí nghiệp, chia nhỏ các trạm điện.
\r\n\r\nĐể cấp điện cho trạm riêng lẻ, nên\r\ndùng rộng rãi hình thức\r\nrẽ nhánh trực\r\ntiếp từ một hoặc hai\r\nđường dây song song, tại chỗ\r\nrẽ nhánh nên đặt cầu dao\r\nphụ tải.
\r\n\r\nĐể đảm bảo cấp điện cho lưới điện thành phố nên dùng\r\nsơ đồ mạch vòng cấp điện\r\ncho các trạm.
\r\n\r\nCố gắng\r\ndùng rộng rãi sơ đồ trạm đơn giản\r\nkhông có máy cắt điện ở đầu\r\nvào và không có thanh cái ở phía cao áp hoặc chỉ có hệ thống thanh cái đơn. Hệ thống thanh cái kép chỉ được dùng khi có luận cứ\r\nxác đáng.
\r\n\r\nI.2.30. Phải đặt\r\nmáy cắt đầu vào trong các trường hợp sau:
\r\n\r\n1. Tại các\r\nđầu vào của trạm 110kV trở lên .
\r\n\r\n2. Đầu vào các trạm các\r\ntrạm biến\r\náp đến\r\n35kV có công suất lớn hơn 1600\r\nkVA.
\r\n\r\nI.2.31. Nên dùng cầu chảy tự rơi hoặc cầu chảy cao áp phối hợp với cầu dao phụ tải và/hoặc dao cách ly để bảo vệ ngắn mạch cho máy biến áp 35kV trở xuống (xem Điều I.2.21) và cho các bộ tụ\r\nđiện.
\r\n\r\nI.2.32. Khi\r\nthiết kế trạm cấp điện phải\r\ncó biện pháp hạn chế công suất\r\nngắn mạch trong lưới nhận điện tới trị số công suất cắt lớn nhất cho phép của các máy cắt đặt trong lưới này.
\r\n\r\nKhi hạn chế công suất ngắn mạch bằng\r\nkháng\r\nđiện trên các đường dây\r\nra, cho phép\r\ndùng một kháng điện chung cho nhiều đường\r\ndây\r\nnhưng mỗi đường dây phải đấu qua dao cách ly riêng. Trong trường hợp này nên dùng kháng điện phân chia.
\r\n\r\nI.2.33. Lưới điện phải tính với phụ tải của mọi hộ tiêu thụ trong chế độ sự cố. Trong\r\nmột số trường hợp khi thiết kế trạm, cho phép tính\r\nđến\r\nviệc tự động sa thải một số phụ tải ít quan trọng khi sự cố.
\r\n\r\nI.2.34. Khi giải quyết vấn đề dự phòng phải tính đến khả năng quá tải của thiết bị điện (theo nhà chế tạo) và nguồn dự phòng.
\r\n\r\nI.2.35. Khi tính chế độ sự cố không xét đến tình huống đồng thời cắt sự cố và cắt sửa chữa; đồng thời cắt sự cố hoặc đồng thời cắt sửa chữa ở nhiều đoạn lưới hoặc nhiều đường dây.
\r\n\r\nI.2.36. Mọi đường dây của hệ thống cấp điện phải mang tải theo yêu cầu phân bố dòng\r\nđiện để bảo đảm tổn thất\r\nđiện năng nhỏ nhất, trừ các đoạn\r\nngắn\r\ndự phòng.
\r\n\r\nI.2.37. Khi thiết kế lưới điện nên sử dụng các thiết bị tự động đóng lại, tự động đóng\r\nnguồn dự\r\nphòng và tự động sa thải\r\nphụ tải theo tần số.
\r\n\r\nI.2.38. Kết cấu sơ đồ lưới điện phân phối trong xí nghiệp\r\nphải bảo đảm cấp điện cho các dây chuyền công nghệ làm việc song song và bảo đảm dự phòng lẫn nhau\r\ncho các tổ máy bằng cách nhận điện từ các trạm hoặc đường dây khác nhau hoặc\r\ntừ các phân đoạn thanh cái khác\r\nnhau của cùng một trạm.
\r\n\r\nChất lượng\r\nđiện\r\náp và điều chỉnh điện\r\náp
\r\n\r\nI.2.39. Mức điện áp tại các điểm trong lưới điện phải xác định theo phương thức vận hành và theo chế độ phụ tải cực đại và cực tiểu. Trong điều kiện bình thường,\r\nđộ lệch điện áp được phép dao động trong khoảng ±5% so với với\r\nđiện\r\náp danh định và được xác định tại vị trí đặt thiết bị đo đếm điện hoặc tại vị trí khác do\r\nhai bên thoả thuận.
\r\n\r\nTrong trường hợp\r\nlưới điện chưa ổn định, điện áp được dao động từ -10% đến +5%.
\r\n\r\nI.2.40. Ở chế độ làm việc bình thường của hệ thống điện, máy biến áp đến 35kV phải có điều\r\nchỉnh điện áp\r\ntrong phạm vi ± 5% điện\r\náp danh định.
\r\n\r\nI.2.41. Ở chế độ làm việc bình thường của trạm cấp điện, trong thời gian tổng phụ tải\r\ngiảm\r\nđến 30% so với trị số phụ tải lớn nhất, điện áp tại thanh cái phải duy trì ở\r\nmức\r\nđiện áp danh định của\r\nlưới.
\r\n\r\nI.2.42. Để điều chỉnh điện áp, ở lưới điện 110kV trở lên nên\r\ndùng máy biến áp có bộ\r\nđiều chỉnh điện áp dưới tải với\r\ndải điều chỉnh ± (10 ¸ 15%).
\r\n\r\nNgoài ra cần xét đến\r\nviệc\r\ndùng thiết bị điều chỉnh\r\nđiện\r\náp tại chỗ như:
\r\n\r\n• Động cơ đồng bộ
\r\n\r\n• Máy bù\r\nđồng bộ
\r\n\r\n• Các bộ\r\ntụ điện\r\nbù
\r\n\r\n• Đường dây liên hệ ở điện áp đến 1kV giữa các trạm biến áp để có thể cắt\r\nmột\r\nsố máy\r\nbiến áp trong chế độ phụ tải cực tiểu
\r\n\r\nI.2.43. Việc chọn điện áp và hệ thống cấp điện cho các lưới điện động lực và chiếu sáng trong các phân xưởng dùng điện áp 660V trở xuống phải được giải quyết một cách toàn diện.
\r\n\r\nNếu dùng máy biến áp để cung cấp điện động lực và chiếu sáng cho hộ tiêu thụ thì sơ đồ lưới phải cho phép cắt bớt máy biến áp trong những giờ không làm\r\nviệc hoặc\r\nngày nghỉ\r\nvà\r\nchuyển việc cấp\r\nđiện\r\nchiếu\r\nsáng\r\nthường trực sang máy\r\nbiến áp riêng\r\ncông\r\nsuất nhỏ hoặc qua\r\nđường dây nối sang\r\nmột trong những máy biến áp còn làm việc.
\r\n\r\nI.2.44. Trong\r\nđiều kiện bình thường, tần số hệ thống điện được phép dao động trong phạm vi ± 0,2Hz so với tần số danh định là 50Hz. Trong trường hợp hệ thống điện chưa ổn\r\nđịnh,\r\ncho phép độ lệch tần số là ±\r\n0,5Hz.
\r\n\r\nPhía hộ tiêu thụ điện có công suất sử dụng từ 80kW hoặc máy biến áp có dung lượng từ 100kVA trở lên phải đảm bảo cosj ≥ 0,85 tại điểm đặt công tơ mua bán điện.\r\nTrường hợp cosj < 0,85 thì phải thực hiện các biện pháp sau:
\r\n\r\n• Lắp đặt\r\nthiết bị bù công suất phản kháng\r\nđể nâng cosj đạt\r\ntừ 0,85 trở lên.
\r\n\r\n• Mua thêm công suất phản kháng trên hệ thống điện của phía cung cấp.
\r\n\r\nTrường hợp phía hộ tiêu thụ có khả năng phát công suất phản kháng lên lưới,\r\nhai bên có thể thoả thuận việc\r\nmua bán đó trong hợp đồng.
\r\n\r\nLưới\r\nđiện thành phố điện áp đến 35kV
\r\n\r\nI.2.45. Theo\r\nđộ tin cậy cung cấp điện, các hộ tiêu thụ điện trong thành phố được phân loại\r\ntheo Điều I.2.25.
\r\n\r\nI.2.46. Khi nghiên cứu\r\nmở\r\nrộng thành phố phải lập sơ\r\nđồ cấp điện trong tương lai; phải xét đến khả năng thực hiện từng phần của sơ đồ phù hợp với từng giai đoạn phát\r\ntriển của thành phố.
\r\n\r\nĐối với lưới điện cũ không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật khai thác hoặc có trên\r\n50% bộ phận trong lưới đã hết thời gian sử dụng thì phải nghiên cứu cải tạo toàn diện.
\r\n\r\nI.2.47. Tiết diện của cáp điện xây\r\ndựng theo giai đoạn đầu, phải được chọn phù hợp với sơ\r\nđồ cấp\r\nđiện chung theo\r\nquy hoạch.
\r\n\r\nI.2.48. Phụ tải điện tính toán của\r\ncác hộ tiêu thụ đấu vào lưới điện\r\nđến 380V phải được xác định\r\ntheo phụ tải hiện có cộng thêm mức\r\nphát triển hàng năm là 10 ¸ 20%.
\r\n\r\nI.2.49. Hệ số đồng thời để tính phụ\r\ntải cực đại của các hộ tiêu thụ\r\nthuần\r\ndạng\r\nnhư sau:
\r\n\r\n• Phụ\r\ntải chiếu sáng công cộng Kđt\r\n= 1
\r\n\r\n• Phụ\r\ntải sinh hoạt Kđt = 0,9
\r\n\r\n• Phụ\r\ntải thương mại dịch vụ,\r\nvăn\r\nphòng Kđt = 0,85
\r\n\r\n• Phụ\r\ntải tiểu thủ công nghiệp Kđt\r\n= 0,4 ¸ 0,5
\r\n\r\nI.2.50. Khi chưa có cơ sở lựa chọn hệ số đồng thời chắc chắn do phụ tải hỗn hợp, có thể\r\náp dụng công thức gần đúng\r\nsau:
\r\n\r\nPmax =\r\nKđt(Passh + Pcn,tcn + Pnn) = Kđt ∑P
\r\n\r\nTrong đó:
\r\n\r\nPassh:\r\ntổng nhu cầu công suất\r\ncho ánh sáng sinh hoạt
\r\n\r\nPcn,tcn:\r\ntổng nhu cầu công suất\r\ncho công nghiệp hoặc tiểu thủ công nghiệp
\r\n\r\nPnn: tổng nhu cầu\r\ncông suất cho nông nghiệp
\r\n\r\nKđt là hệ số đồng\r\nthời công suất của các phụ tải khu vực có thể lựa chọn như sau:
\r\n\r\nKhi Passh = 0,5 SP thì lấy Kđt = 0,6
\r\n\r\nKhi Passh = 0,7 SP thì lấy Kđt = 0,7
\r\n\r\nKhi Passh = SP thì lấy Kđt = 0,9
\r\n\r\nCác trường hợp khác Kđt có thể nội suy.
\r\n\r\nI.2.51. Hệ số đồng thời để tính phụ\r\ntải cho đường dây 6 - 35kV:
\r\n\r\n• Với\r\nlộ cấp điện có từ 3 đến\r\n5 trạm biến áp lấy Kđt =\r\n0,9
\r\n\r\n• Với\r\nlộ cấp điện có từ 6 đến\r\n10 trạm biến áp lấy Kđt = 0,8
\r\n\r\n• Với\r\nlộ cấp điện có từ 11 đến 20 trạm biến áp lấy Kđt = 0,75
\r\n\r\n• Với\r\nlộ cấp điện có trên 20 trạm biến\r\náp lấy Kđt = 0,7
\r\n\r\nI.2.52. Tuỳ theo yêu cầu của phụ tải, lưới điện trên 1kV nên xây\r\ndựng theo sơ đồ có thiết\r\nbị tự động đóng\r\nnguồn dự phòng.
\r\n\r\nI.2.53. Trong\r\nlưới\r\nđiện\r\ncó tự động đóng nguồn dự\r\nphòng cho hộ tiêu thụ, nên thực hiện việc\r\ntruyền tín hiệu báo máy cắt\r\nsự\r\ncố ở trạm phân phối về trạm điều\r\nđộ.
\r\n\r\nI.2.54. Để cấp điện cho phụ tải ở khu vực có quy hoạch ổn định, lưới điện mọi cấp điện áp nên dùng\r\nđường cáp chôn ngầm; còn ở khu vực chưa có quy hoạch ổn định,\r\nlưới\r\nđiện nên dùng đường dây trên không. Trong thành phố phải dùng cáp vặn xoắn\r\nvà/hoặc cáp ngầm.
\r\n\r\nI.2.55. Lưới điện phân phối hạ áp, khi xây mới hoặc cải tạo phải là lưới 3 pha 4 dây\r\n380/220V có trung tính nối đất\r\ntrực tiếp.
\r\n\r\nI.2.56. Chỉ được đấu phụ tải vào lưới phân phối hoặc đấu vào phía 380V của trạm biến áp nếu dao động điện áp khi đóng điện không vượt quá ±5% điện áp danh định\r\ncủa\r\nlưới. Nếu số lần đóng cắt điện phụ tải trên trong một ngày đêm không quá 5 lần thì không quy định\r\nmức dao động điện áp.
\r\n\r\nI.2.57. Lưới điện đi từ trung tâm cấp điện đến hộ tiêu thụ phải được kiểm tra về độ lệch\r\nđiện áp cho phép có xét đến chế độ điện áp ở thanh cái của trung tâm cấp điện. Nếu độ lệch điện áp vượt quá giới hạn cho phép thì phải có các biện pháp\r\nđể điều\r\nchỉnh điện áp.
\r\n\r\nI.2.58. Khi xác định độ lệch điện áp cho lưới điện trong nhà, mức sụt điện áp ở thiết bị tiêu thụ điện xa nhất không\r\nquá 2,5%.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\nPhạm\r\nvi áp dụng
\r\n\r\nI.3.1. Chương này áp dụng cho việc chọn tiết diện dây dẫn, gồm các loại dây trần, dây bọc,\r\ncáp và thanh dẫn, theo mật độ dòng\r\nđiện kinh tế, theo tổn thất điện áp cho phép, độ phát nóng cho phép và điều kiện vầng quang. Nếu tiết diện dây dẫn chọn theo các điều kiện trên nhỏ hơn tiết diện chọn theo các điều kiện khác như độ bền cơ học, bảo vệ quá tải, độ ổn định nhiệt thì phải lấy tiết\r\ndiện lớn nhất.
\r\n\r\nChọn\r\ndây dẫn theo mật độ dòng điện kinh tế
\r\n\r\nI.3.2. Phải lựa chọn tiết diện dây dẫn và cáp trên 1kV theo mật độ dòng điện\r\nkinh tế bằng công\r\nthức:
\r\n\r\nS =
Trong đó:
\r\n\r\n• I là dòng điện tính\r\ntoán lớn nhất của đường dây trong chế độ làm việc bình\r\nthường có tính đến tăng trưởng phụ tải theo qui hoạch, không\r\nkể đến dòng điện tăng do sự cố hệ thống hoặc phải cắt điện để\r\nsửa chữa bất kỳ phần\r\ntử nào trên lưới.
\r\n\r\n• jkt là\r\nmật độ\r\ndòng điện kinh tế, tham khảo trong bảng I.3.1.
\r\n\r\nSau đó\r\ntiết diện tính toán được quy về\r\ntiết diện tiêu chuẩn gần\r\nnhất.
\r\n\r\nI.3.3. Việc\r\ntăng số đường dây hoặc số mạch đường dây đã lựa chọn tiết diện theo mật độ dòng\r\nđiện kinh tế phải dựa trên cơ sở tính toán kinh tế kỹ thuật để đảm bảo độ tin\r\ncậy cung cấp điện.
\r\n\r\nTrong một số trường hợp, khi cải tạo nâng cấp, để tránh phải tăng số đường dây\r\nhoặc\r\nsố mạch cho phép tăng mật độ dòng điện\r\nkinh tế tới mức gấp đôi trị số cho\r\ntrong bảng I.3.1.
\r\n\r\nKhi tính toán kinh tế kỹ thuật, phải kể đến toàn bộ vốn đầu tư tăng thêm, gồm cả đường dây và các thiết bị ở các ngăn lộ hai đầu, đồng thời cũng phải xét cả\r\nphương án\r\nnâng cấp điện áp đường dây để\r\nso sánh lựa chọn.
\r\n\r\nNhững chỉ dẫn trên cũng được áp dụng cho trường hợp cải tạo nâng cấp tiết diện đường\r\ndây do quá tải. Khi đó, chi\r\nphí cải tạo phải\r\nkể\r\ncả giá thiết bị và vật tư mới trừ đi\r\ngiá trị thu hồi.
\r\n\r\nBảng I.3.1: Mật\r\nđộ\r\ndòng điện kinh tế
\r\n\r\n\r\n Vật dẫn điện \r\n | \r\n \r\n Mật độ dòng điện kinh tế (A/mm2) \r\n | \r\n ||
\r\n Số giờ sử dụng phụ tải cực đại trong năm (h) \r\n | \r\n |||
\r\n Trên 1000 đến 3000 \r\n | \r\n \r\n Trên 3000 đến 5000 \r\n | \r\n \r\n Trên 5000 \r\n | \r\n |
\r\n Thanh và dây trần: \r\n+ Đồng \r\n+ Nhôm \r\n | \r\n \r\n 2,5 \r\n1,3 \r\n | \r\n \r\n 2,1 \r\n1,1 \r\n | \r\n \r\n 1,8 \r\n1,0 \r\n | \r\n
\r\n Cáp cách điện giấy, dây bọc cao su, hoặc PVC: \r\n+ Ruột đồng \r\n+ Ruột nhôm \r\n | \r\n \r\n 3,0 \r\n1,6 \r\n | \r\n \r\n 2,5 \r\n1,4 \r\n | \r\n \r\n 2,0 \r\n1,2 \r\n | \r\n
\r\n Cáp\r\n cách điện cao\r\n su hoặc nhựa tổng hợp: \r\n+ Ruột đồng \r\n+ Ruột nhôm \r\n | \r\n \r\n 3,5 \r\n1,9 \r\n | \r\n \r\n 3,1 \r\n1,7 \r\n | \r\n \r\n 2,7 \r\n1,6 \r\n | \r\n
I.3.4. Không lựa chọn tiết điện dây dẫn theo mật độ dòng điện\r\nkinh tế trong\r\ncác trường hợp\r\nsau:
\r\n\r\n1. Lưới điện xí nghiệp\r\nhoặc công trình công nghiệp đến 1kV có số giờ phụ tải cực đại\r\nđến\r\n5000h.
\r\n\r\n2. Lưới phân phối điện áp đến 1kV (xem Điều I.3.6) và lưới chiếu sáng đã chọn theo tổn\r\nthất\r\nđiện áp cho phép.
\r\n\r\n3. Thanh cái mọi cấp điện\r\náp.
\r\n\r\n4. Dây dẫn đến biến\r\ntrở, điện trở khởi động.
\r\n\r\n5. Lưới điện tạm thời\r\nvà lưới điện có thời gian sử\r\ndụng\r\ndưới 5 năm.
\r\n\r\nI.3.5. Khi dùng bảng I.3.1 còn phải theo các nội dung sau:
\r\n\r\n1. Nếu phụ tải cực đại xuất\r\nhiện vào ban đêm thì jkt được tăng\r\nthêm 40%.
\r\n\r\n2. Với dây bọc cách điện\r\ncó tiết diện đến 16mm2\r\nthì jkt được tăng\r\nthêm 40%.
\r\n\r\n3. Đối với ĐDK tiết diện đồng nhất có n phụ tải rẽ nhánh dọc theo chiều dài thì jkt ở đoạn đầu đường\r\ndây được tăng K1 lần. K1\r\nxác định theo công thức:
\r\n\r\nK1 =
Trong đó:
\r\n\r\nI1, I2, ... In là các dòng điện của\r\ntừng đoạn đường dây. l1, l2,\r\n... ln là chiều dài từng đoạn đường dây.
\r\n\r\nL là chiều dài toàn bộ đường dây.
\r\n\r\n4. Nếu ĐDK dài có nhiều phụ tải phân bố dọc đường dây thì nên chia đường dây thành\r\n2 đoạn để lựa chọn 2 loại tiết diện khác nhau theo cách ở mục 3. Không nên chọn tới\r\n3 loại tiết diện trên một đường\r\ntrục\r\ntrên không.
\r\n\r\n5. Đường trục cáp ngầm có nhiều phụ tải phân bố dọc đường chỉ nên chọn một loại\r\ntiết diện duy nhất theo cách ở mục 3.
\r\n\r\n6. Khi chọn tiết diện dây dẫn cho nhiều hộ tiêu thụ cùng loại dự phòng lẫn nhau (ví dụ bơm nước, chỉnh lưu v.v.) gồm n thiết bị, trong đó m thiết bị làm việc đồng thời, số\r\nthiết bị còn lại là dự phòng,\r\nthì jkt được tăng K2\r\nlần:
\r\n\r\nK2 =
Chọn dây dẫn theo tổn thất\r\nđiện áp cho phép
\r\n\r\nI.3.6. Trong lưới điện phân phối đến 1kV, tiết diện dây dẫn được lựa chọn theo tổn thất\r\nđiện áp cho phép và kiểm tra lại\r\ntheo điều kiện phát nóng lâu dài cho phép:
\r\n\r\n∆Umax ≤ [∆Ucp]
\r\n\r\nTrong lưới điện trên 1kV đến 22kV, việc chọn tiết diện dây dẫn cần thực hiện theo\r\nso sánh kinh tế - kỹ thuật giữa Điều I.3.2\r\nvà Điều I.3.6.
\r\n\r\nI.3.7. Tổn thất điện áp cho phép cụ thể từng trường hợp phụ thuộc vào yêu cầu của loại hình phụ tải, kể cả khi khởi động các động cơ điện và có tính đến việc tăng trưởng\r\nphụ\r\ntải trong tương lai, nhất là với đường cáp ngầm.
\r\n\r\nI.3.8. Đối với phụ tải điện\r\ncó yêu cầu ổn định điện áp ở mức độ\r\ncao đặc biệt, nếu chọn tiết diện\r\ndây dẫn theo tổn thất điện áp cho phép bị quá lớn gây tốn kém,\r\nthì phải so sánh với phương\r\nán nâng cấp điện áp đường dây kèm theo biến áp hạ áp ở cuối đường\r\ndây hoặc phương án đảm bảo sụt áp ở mức độ\r\nbình thường.
\r\n\r\nChọn dây dẫn theo\r\nđộ phát nóng cho phép
\r\n\r\nI.3.9. Các trường\r\nhợp đó\r\nghi trong\r\nĐiều\r\nI.3.4 là trường hợp dây\r\ndẫn được lựa chọn\r\ntheo nhiệt độ phát nóng cho phép, sau đó kiểm tra thêm các tiêu chớ khác, như độ sụt áp cho phép, độ ổn định điện động, giới hạn tiết diện về tổn thất vầng quang; còn các trường hợp khác\r\nthì độ phát nóng cho phép chỉ dùng để kiểm tra lại dây dẫn sau khi đó được lựa chọn theo mật độ dòng\r\nđiện kinh tế hoặc tổn thất điện áp cho phép.
\r\n\r\nI.3.10. Các loại dây dẫn đều phải thoả mãn độ phát nóng cho phép, không chỉ trong chế\r\nđộ\r\nlàm việc bình thường mà cả trong chế độ sự cố hệ thống, tức là chế độ đã có một số\r\nphần\r\ntử khác bị tách khỏi hệ\r\nthống\r\nlàm tăng dòng điện ở phần tử đang xét.
\r\n\r\nPhụ tải lớn nhất được xét là phụ tải cực đại trung bình trong nửa giờ, xét tương lai\r\nphát triển trong 10 năm tới\r\nvới đường dây trên không và sau 20 năm đối\r\nvới\r\nđường cáp ngầm.
\r\n\r\nI.3.11. Đối với chế độ làm việc ngắn hạn và ngắn hạn lặp lại của phụ tải (tổng thời gian một chu kỳ đến 10 phút và thời gian làm việc trong chu kỳ không quá 4 phút), để kiểm tra tiết diện dây dẫn theo độ phát nóng cho phép, phụ tải tính toán được quy về\r\nchế độ\r\nlàm\r\nviệc liên tục,\r\nkhi đó:
\r\n\r\n1. Đối với dây đồng tiết diện đến 6mm2\r\nvà dây nhôm đến 10mm2, phụ tải tính toán được lấy là phụ tải ngắn hạn được\r\ncoi là phụ tải liên tục.
\r\n\r\n2. Đối với dây đồng trên 6mm2\r\nvà dây nhôm trên 10mm2, phụ tải tính toán là phụ\r\ntải ngắn hạn nhân thêm với\r\nhệ số:
\r\n\r\nTrong đó: tlv là tỷ số giữa thời gian làm việc trong chu kỳ với thời gian toàn bộ chu kỳ liên tục.
\r\n\r\nI.3.12. Đối với chế độ làm việc ngắn hạn có thời gian đóng điện không quá 4 phút và thời gian nghỉ giữa 2 lần đóng điện đủ làm nguội dây đến nhiệt độ môi trường, phụ tải lớn\r\nnhất cho phép được xác định\r\ntheo Điều I.3.9.
\r\n\r\nKhi thời gian đóng điện trên 4 phút và thời gian nghỉ giữa 2 lần đóng điện không\r\nđủ làm nguội dây, thì phụ tải lớn nhất coi như phụ\r\ntải làm việc liên tục.
\r\n\r\nI.3.13. Đối với 2 đường cáp trở lên thường xuyên làm việc song song,\r\nkhi xét độ phát nóng cho phép của một đường ở chế độ sự cố, tức là chế độ có một trong những đường cáp ở trên không vận hành tạm thời, cho phép tính toán đường cáp còn lại vận hành quá tải theo tài liệu của nhà chế tạo.
\r\n\r\nI.3.14. Dây trung tính trong lưới 3 pha 4 dây phải có độ dẫn điện không nhỏ hơn 50% độ dẫn diện của\r\ndây pha.
\r\n\r\nI.3.15. Khi xác định dòng\r\nđiện lâu dài cho phép đối với dây dẫn trần và bọc cách điện, cáp ngầm, thanh dẫn khi nhiệt độ môi trường khác với nhiệt độ nói ở Điều I.3.16,\r\n18 và 25 thì dùng hệ số hiệu chỉnh\r\nnêu trong bảng I.3.30.
\r\n\r\nI.3.16. Dòng điện lâu dài cho phép đối với dây dẫn có bọc cách điện cao su hoặc PVC, cáp cách điện cao su hoặc nhựa tổng hợp có vỏ chì, PVC hoặc cao su do nhà chế\r\ntạo quy\r\nđịnh; nếu không\r\ncó\r\nquy định\r\nthì\r\ntham khảo trong bảng\r\nI.3.3\r\n¸ I.3.9, được tính với nhiệt độ\r\nphát\r\nnóng của ruột là +65oC khi nhiệt độ không\r\nkhí xung quanh là +25oC hoặc khi nhiệt độ trong đất là +15oC.
\r\n\r\nKhi xác định số lượng dây dẫn đặt trong cùng một ống (hoặc ruột của dây nhiều sợi) không\r\ntính đến dây trung tính của\r\nhệ thống\r\n3 pha 4 dây (hoặc ruột nối đất).
\r\n\r\nBảng I.3.2: Hệ\r\nsố hiệu chỉnh
\r\n\r\n\r\n Đặc điểm của đất \r\n | \r\n \r\n Nhiệt trở suất, cm.oK/W \r\n | \r\n \r\n Hệ\r\n số hiệu chỉnh \r\n | \r\n
\r\n Cát có độ ẩm trên\r\n 9%, đất sét pha cát\r\n có độ ẩm trên 1% \r\n | \r\n \r\n 80 \r\n | \r\n \r\n 1,05 \r\n | \r\n
\r\n Đất và cát có độ ẩm 7- 9%, đất sét pha cát độ ẩm 12-14% \r\n | \r\n \r\n 120 \r\n | \r\n \r\n 1,00 \r\n | \r\n
\r\n Cát có độ ẩm trên 4% và nhỏ hơn 7%, đất sét pha cát có độ ẩm 8-12% \r\n | \r\n \r\n 200 \r\n | \r\n \r\n 0,87 \r\n | \r\n
\r\n Cát có độ ẩm tới 4%, đất đá \r\n | \r\n \r\n 300 \r\n | \r\n \r\n 0,75 \r\n | \r\n
Bảng I.3.3: Dòng\r\nđiện lâu dài cho phép của dây dẫn hạ áp ruột\r\nđồng bọc cao su hoặc PVC
\r\n\r\n\r\n Tiết\r\n diện ruột, mm2 \r\n | \r\n \r\n Dòng\r\n điện cho phép (A) \r\n | \r\n |||||
\r\n Dây\r\n đặt hở \r\n | \r\n \r\n Dây\r\n đặt chung trong ống \r\n | \r\n |||||
\r\n 2\r\n dây một ruột \r\n | \r\n \r\n 3\r\n dây một ruột \r\n | \r\n \r\n 4\r\n dây một ruột \r\n | \r\n \r\n 1\r\n dây hai ruột \r\n | \r\n \r\n 1\r\n dây ba ruột \r\n | \r\n ||
\r\n 0,5 \r\n0,75 \r\n1,0 \r\n1,5 \r\n2,5 \r\n4 \r\n6 \r\n10 \r\n16 \r\n25 \r\n35 \r\n | \r\n \r\n 11 \r\n15 \r\n17 \r\n23 \r\n30 \r\n41 \r\n50 \r\n80 \r\n100 \r\n140 \r\n170 \r\n | \r\n \r\n - \r\n- \r\n16 \r\n19 \r\n27 \r\n38 \r\n46 \r\n70 \r\n85 \r\n115 \r\n135 \r\n | \r\n \r\n - \r\n- \r\n15 \r\n17 \r\n25 \r\n35 \r\n42 \r\n60 \r\n80 \r\n100 \r\n125 \r\n | \r\n \r\n - \r\n- \r\n14 \r\n16 \r\n25 \r\n30 \r\n40 \r\n50 \r\n75 \r\n90 \r\n115 \r\n | \r\n \r\n - \r\n- \r\n15 \r\n18 \r\n25 \r\n32 \r\n40 \r\n55 \r\n80 \r\n100 \r\n125 \r\n | \r\n \r\n - \r\n- \r\n14 \r\n15 \r\n21 \r\n27 \r\n34 \r\n50 \r\n70 \r\n85 \r\n100 \r\n | \r\n
\r\n 50 \r\n70 \r\n95 \r\n120 \r\n150 \r\n185 \r\n240 \r\n300 \r\n400 \r\n | \r\n \r\n 215 \r\n270 \r\n330 \r\n385 \r\n440 \r\n510 \r\n605 \r\n695 \r\n830 \r\n | \r\n \r\n 185 \r\n225 \r\n275 \r\n315 \r\n360 \r\n- \r\n- \r\n- \r\n- \r\n | \r\n \r\n 170 \r\n210 \r\n255 \r\n290 \r\n330 \r\n- \r\n- \r\n- \r\n- \r\n | \r\n \r\n 150 \r\n185 \r\n225 \r\n260 \r\n- \r\n- \r\n- \r\n- \r\n- \r\n | \r\n \r\n 160 \r\n195 \r\n245 \r\n295 \r\n- \r\n- \r\n- \r\n- \r\n- \r\n | \r\n \r\n 135 \r\n175 \r\n215 \r\n250 \r\n- \r\n- \r\n- \r\n- \r\n- \r\n | \r\n
Bảng I.3.4: Dòng điện\r\ncho phép lâu dài của dây dẫn hạ áp ruột đồng cách điện cao\r\nsu vỏ bảo vệ bằng kim loại, và cáp ruột đồng cách điện cao su trong vỏ\r\nchì, PVC hoặc cao su có hoặc không có đai thép
\r\n\r\n\r\n Tiết\r\n diện ruột, mm2 \r\n | \r\n \r\n Dòng\r\n điện (*) cho phép (A) \r\n | \r\n ||||
\r\n Dây\r\n và cáp \r\n | \r\n |||||
\r\n Một\r\n ruột \r\n | \r\n \r\n Hai\r\n ruột \r\n | \r\n \r\n Ba\r\n ruột \r\n | \r\n |||
\r\n Khi\r\n đặt trong: \r\n | \r\n |||||
\r\n Không\r\n khí \r\n | \r\n \r\n Không\r\n khí \r\n | \r\n \r\n Đất \r\n | \r\n \r\n Không\r\n khí \r\n | \r\n \r\n Đất \r\n | \r\n |
\r\n 1,5 \r\n2,5 \r\n4 \r\n6 \r\n10 \r\n16 \r\n25 \r\n35 \r\n50 \r\n70 \r\n95 \r\n120 \r\n150 \r\n185 \r\n240 \r\n | \r\n \r\n 23 \r\n30 \r\n41 \r\n50 \r\n80 \r\n100 \r\n140 \r\n170 \r\n215 \r\n270 \r\n325 \r\n385 \r\n440 \r\n510 \r\n605 \r\n | \r\n \r\n 19 \r\n27 \r\n38 \r\n50 \r\n70 \r\n90 \r\n115 \r\n140 \r\n175 \r\n215 \r\n260 \r\n300 \r\n350 \r\n405 \r\n- \r\n | \r\n \r\n 33 \r\n44 \r\n55 \r\n70 \r\n105 \r\n135 \r\n175 \r\n210 \r\n265 \r\n320 \r\n485 \r\n445 \r\n505 \r\n570 \r\n- \r\n | \r\n \r\n 19 \r\n25 \r\n35 \r\n42 \r\n55 \r\n75 \r\n95 \r\n120 \r\n145 \r\n180 \r\n220 \r\n260 \r\n305 \r\n350 \r\n- \r\n | \r\n \r\n 27 \r\n38 \r\n49 \r\n60 \r\n90 \r\n115 \r\n150 \r\n180 \r\n225 \r\n275 \r\n330 \r\n385 \r\n435 \r\n500 \r\n- \r\n | \r\n
Ghi chú: (*)\r\nĐối với dây hoặc cáp có hoặc\r\nkhông có ruột trung tính
\r\n\r\nBảng I.3.5: Dòng điện lâu dài cho phép của dây dẫn hạ\r\náp ruột nhôm cách điện cao\r\nsu hoặc PVC
\r\n\r\n\r\n Tiết\r\n diện ruột, \r\nmm2 \r\n | \r\n \r\n Dòng\r\n điện cho phép (A) \r\n | \r\n |||||
\r\n Dây\r\n đặt hở \r\n | \r\n \r\n Dây\r\n đặt chung trong một\r\n ống \r\n | \r\n |||||
\r\n 2\r\n dây một ruột \r\n | \r\n \r\n 3\r\n dây một ruột \r\n | \r\n \r\n 4\r\n dây một ruột \r\n | \r\n \r\n 1\r\n dây hai ruột \r\n | \r\n \r\n 1\r\n dây ba ruột \r\n | \r\n ||
\r\n 2,5 \r\n4 \r\n6 \r\n10 \r\n16 \r\n25 \r\n35 \r\n50 \r\n70 \r\n95 \r\n120 \r\n150 \r\n185 \r\n240 \r\n300 \r\n400 \r\n | \r\n \r\n 24 \r\n32 \r\n39 \r\n60 \r\n75 \r\n105 \r\n130 \r\n165 \r\n210 \r\n255 \r\n295 \r\n340 \r\n390 \r\n465 \r\n535 \r\n645 \r\n | \r\n \r\n 20 \r\n28 \r\n36 \r\n50 \r\n60 \r\n85 \r\n100 \r\n140 \r\n175 \r\n215 \r\n245 \r\n275 \r\n- \r\n- \r\n- \r\n- \r\n | \r\n \r\n 19 \r\n28 \r\n32 \r\n47 \r\n60 \r\n80 \r\n95 \r\n130 \r\n165 \r\n200 \r\n220 \r\n255 \r\n- \r\n- \r\n- \r\n- \r\n | \r\n \r\n 19 \r\n23 \r\n30 \r\n39 \r\n55 \r\n70 \r\n85 \r\n120 \r\n140 \r\n175 \r\n200 \r\n- \r\n- \r\n- \r\n- \r\n- \r\n | \r\n \r\n 19 \r\n25 \r\n31 \r\n42 \r\n60 \r\n75 \r\n95 \r\n125 \r\n150 \r\n190 \r\n230 \r\n- \r\n- \r\n- \r\n- \r\n- \r\n | \r\n \r\n 16 \r\n21 \r\n26 \r\n38 \r\n55 \r\n65 \r\n75 \r\n105 \r\n135 \r\n165 \r\n190 \r\n- \r\n- \r\n- \r\n- \r\n- \r\n | \r\n
Bảng I.3.6: Dòng\r\nđiện lâu dài cho phép của cáp hạ\r\náp ruột nhôm cách điện cao su hoặc nhựa tổng hợp\r\ncó vỏ\r\nbảo\r\nvệ bằng\r\nkim loại,\r\nPVC hoặc\r\ncao su, có hoặc không có đai thép
\r\n\r\n\r\n Tiết\r\n diện ruột, \r\n(mm2) \r\n | \r\n \r\n Dòng\r\n điện (*) cho phép (A) \r\n | \r\n ||||
\r\n Một\r\n ruột \r\n | \r\n \r\n Hai\r\n ruột \r\n | \r\n \r\n Ba\r\n ruột \r\n | \r\n |||
\r\n Không\r\n khí \r\n | \r\n \r\n Không\r\n khí \r\n | \r\n \r\n Đất \r\n | \r\n \r\n Không\r\n khí \r\n | \r\n \r\n Đất \r\n | \r\n |
\r\n 2,5 \r\n4 \r\n6 \r\n10 \r\n16 \r\n25 \r\n35 \r\n50 \r\n | \r\n \r\n 23 \r\n31 \r\n38 \r\n60 \r\n75 \r\n105 \r\n130 \r\n165 \r\n | \r\n \r\n 21 \r\n29 \r\n38 \r\n55 \r\n70 \r\n90 \r\n105 \r\n135 \r\n | \r\n \r\n 34 \r\n42 \r\n55 \r\n80 \r\n105 \r\n135 \r\n160 \r\n205 \r\n | \r\n \r\n 19 \r\n27 \r\n32 \r\n42 \r\n60 \r\n75 \r\n90 \r\n110 \r\n | \r\n \r\n 29 \r\n38 \r\n46 \r\n70 \r\n90 \r\n115 \r\n140 \r\n175 \r\n | \r\n
\r\n 70 \r\n95 \r\n120 \r\n150 \r\n185 \r\n240 \r\n | \r\n \r\n 210 \r\n250 \r\n295 \r\n340 \r\n390 \r\n465 \r\n | \r\n \r\n 165 \r\n200 \r\n230 \r\n270 \r\n310 \r\n- \r\n | \r\n \r\n 245 \r\n295 \r\n340 \r\n390 \r\n440 \r\n- \r\n | \r\n \r\n 140 \r\n170 \r\n200 \r\n235 \r\n270 \r\n- \r\n | \r\n \r\n 210 \r\n255 \r\n295 \r\n335 \r\n385 \r\n- \r\n | \r\n
Ghi chú (*): Đối với cáp 4 ruột cách điện bằng nhựa tổng hợp, điện áp đến 1kV có\r\nthể\r\nchọn theo bảng\r\nnày như đối với cáp\r\n3 ruột\r\nnhưng nhân\r\nvới hệ số 0,92.
\r\n\r\nBảng I.3.7:\r\nDòng điện lâu dài cho phép của cáp mềm hạ áp\r\nruột đồng cách điện cao su dùng cho thiết bị di động
\r\n\r\n\r\n Tiết\r\n diện ruột \r\n(mm2) \r\n | \r\n \r\n Dòng điện(*) cho phép (A) \r\n | \r\n ||
\r\n Một ruột \r\n | \r\n \r\n Hai ruột \r\n | \r\n \r\n Ba ruột \r\n | \r\n |
\r\n 0,5 \r\n0,75 \r\n1,0 \r\n1,5 \r\n2,5 \r\n4 \r\n6 \r\n10 \r\n16 \r\n25 \r\n35 \r\n50 \r\n70 \r\n | \r\n \r\n - \r\n- \r\n- \r\n- \r\n40 \r\n50 \r\n65 \r\n90 \r\n120 \r\n160 \r\n190 \r\n235 \r\n290 \r\n | \r\n \r\n 12 \r\n16 \r\n18 \r\n23 \r\n33 \r\n43 \r\n55 \r\n75 \r\n95 \r\n125 \r\n150 \r\n185 \r\n235 \r\n | \r\n \r\n - \r\n14 \r\n16 \r\n20 \r\n28 \r\n36 \r\n45 \r\n60 \r\n80 \r\n105 \r\n130 \r\n160 \r\n200 \r\n | \r\n
Ghi chú: (*) Đối với cáp có hoặc không có ruột trung tính.
\r\n\r\nBảng I.3.8:\r\nDòng điện cho phép lâu dài của cáp mềm ruột đồng\r\ncách điện cao su dùng cho thiết bị di động
\r\n\r\n\r\n Tiết\r\n diện ruột (mm2) \r\n | \r\n \r\n Dòng\r\n điện(*) cho phép (A) \r\n | \r\n ||
\r\n 0,5kV \r\n | \r\n \r\n 3kV \r\n | \r\n \r\n 6kV \r\n | \r\n |
\r\n 6 \r\n10 \r\n16 \r\n25 \r\n35 \r\n50 \r\n70 \r\n | \r\n \r\n 44 \r\n60 \r\n80 \r\n100 \r\n125 \r\n155 \r\n190 \r\n | \r\n \r\n 45 \r\n60 \r\n80 \r\n105 \r\n125 \r\n155 \r\n195 \r\n | \r\n \r\n 47 \r\n65 \r\n85 \r\n105 \r\n130 \r\n160 \r\n- \r\n | \r\n
Ghi chú:(*) Đối với cáp có hoặc không có ruột trung tính
\r\n\r\nBảng I.3.9: Dòng điện lâu dài cho phép của cáp mềm ruột đồng, cách điện cao su dùng cho thiết bị\r\ndi động
\r\n\r\n\r\n Tiết\r\n diện ruột (mm2) \r\n | \r\n \r\n Dòng\r\n điện (*) cho\r\n phép (A) \r\n | \r\n |
\r\n 3kV \r\n | \r\n \r\n 6kV \r\n | \r\n |
\r\n 16 \r\n25 \r\n35 \r\n50 \r\n70 \r\n95 \r\n120 \r\n150 \r\n | \r\n \r\n 85 \r\n115 \r\n140 \r\n175 \r\n215 \r\n260 \r\n305 \r\n345 \r\n | \r\n \r\n 90 \r\n120 \r\n145 \r\n180 \r\n220 \r\n265 \r\n310 \r\n350 \r\n | \r\n
Ghi chú: (*) Đối với cáp có hoặc không có ruột trung tính
\r\n\r\nDòng\r\nđiện lâu dài cho phép của cáp lực
\r\n\r\nI.3.17. Dòng điện lâu dài cho phép của cáp cách điện giấy tẩm dầu đến 35kV vỏ bọc kim\r\nloại hoặc PVC lấy theo nhiệt độ phát nóng cho phép của ruột cáp: có điện áp danh định đến 6kV là +65oC; đến 10kV là +60oC; 22 và 35kV là +50oC; hoặc theo các thông\r\nsố kỹ thuật của nhà chế tạo.
\r\n\r\nĐối với cáp cách\r\nđiện\r\ncao su hoặc nhựa\r\ntổng hợp vỏ kim loại hoặc nhựa\r\ntổng hợp, dòng điện lâu dài cho phép và nhiệt độ phát nóng cho phép lấy theo quy định của nhà chế tạo.
\r\n\r\nI.3.18. Dòng\r\nđiện lâu dài cho phép của cáp đặt trong đất do nhà chế tạo quy định; nếu không có qui định thì tham khảo theo các bảng I.3.10, 13, 16 ¸\r\n18, tính với trường\r\nhợp đặt cáp trong hào ở độ sâu 0,7 ¸ 1m, nhiệt độ của đất là +15oC và nhiệt trở suất của đất\r\nlà 120cm.oK/W.
\r\n\r\nNếu nhiệt trở suất của đất khác trị số trên, thì dòng\r\nđiện cho phép của cáp phải nhân\r\nthêm hệ số cho trong bảng I.3.2.
\r\n\r\nI.3.19. Dòng điện lâu dài cho phép đối với cáp đặt trong nước do nhà chế tạo quy định; nếu không\r\ncó qui định thì tham khảo theo các bảng I.3.11, 14, 18, 19 được tính với\r\nnhiệt độ của nước là +15oC.
\r\n\r\nI.3.20. Dòng\r\nđiện lâu dài cho phép đối với cáp đặt trong không khí do nhà chế tạo quy\r\nđịnh; nếu không có qui định thì tham khảo theo các bảng I.3.12,\r\n15 ¸\r\n21, được tính với khoảng cách giữa các cáp khi đặt trong nhà, ngoài trời và trong hào không nhỏ\r\nhơn 35mm, còn khi đặt trong mương thì khoảng cách đó không nhỏ hơn 50mm, với\r\nsố lượng cáp bất kỳ và nhiệt độ\r\nkhông khí là +25oC.
\r\n\r\nI.3.21. Dòng điện lâu dài cho phép khi đặt cáp trong ống chôn trong đất không có thông gió nhân tạo phải lấy như khi đặt cáp trong không khí.
\r\n\r\nI.3.22. Khi tuyến cáp qua nhiều môi trường khác nhau, dòng\r\nđiện cho phép được tính cho\r\nđoạn cáp có điều kiện xấu nhất nếu chiều dài đoạn này lớn hơn 10m. Khi đó nên thay đoạn\r\ncáp này bằng cáp có tiết diện lớn hơn.
\r\n\r\nI.3.23. Khi\r\nđặt\r\nmột số cáp trong đất hoặc trong ống, dòng điện\r\nlâu dài cho phép phải giảm\r\nđi\r\nbằng cách nhân với hệ số nêu trong bảng I.3.22 không kể cáp dự phòng. Khi đặt cáp\r\ntrong đất, khoảng cách giữa\r\nchúng không nên nhỏ hơn 100mm.
\r\n\r\nI.3.24. Dòng\r\nđiện lâu dài cho phép đối với cáp chứa dầu áp lực, khí, cáp XLPE và cáp EPR,\r\ncáp một ruột đai thép theo tài liệu của nhà chế tạo.
\r\n\r\nI.3.25. Các\r\nbảng dòng điện cho phép của cáp nêu trên,\r\ncho với điều kiện nhiệt độ tính\r\ntoán của không khí là +25oC,\r\nnhiệt độ tính toán của nước\r\nlà +15oC.
\r\n\r\nI.3.26. Dòng\r\nđiện lâu dài cho phép khi đặt cáp trong ống chôn trong đất có thông\r\ngió nhân tạo thì coi như cáp đặt\r\ntrong không khí có nhiệt độ bằng nhiệt\r\nđộ của đất.
\r\n\r\nI.3.27. Khi cáp đặt thành khối, theo hướng dẫn của nhà chế tạo.
\r\n\r\nBảng I.3.10:\r\nDòng điện lâu dài cho phép của cáp ruột đồng có cách điện giấy tẩm dầu, nhựa không cháy và nhựa tổng hợp, vỏ\r\nkim\r\nloại đặt trong đất
\r\n\r\n\r\n Tiết\r\n diện ruột \r\n(mm2) \r\n | \r\n \r\n Dòng\r\n điện cho phép (A) \r\n | \r\n ||||
\r\n Cáp một\r\n ruột \r\nđến\r\n 1kV \r\n | \r\n \r\n Cáp\r\n hai ruột \r\nđến\r\n 1kV \r\n | \r\n \r\n Cáp\r\n bốn ruột \r\nđến\r\n 1kV \r\n | \r\n \r\n Cáp\r\n ba ruột \r\nđến\r\n 6kV \r\n | \r\n \r\n Cáp\r\n ba ruột \r\nđến\r\n 10kV \r\n | \r\n |
\r\n 6 \r\n10 \r\n16 \r\n25 \r\n35 \r\n50 \r\n70 \r\n95 \r\n120 \r\n150 \r\n185 \r\n240 \r\n300 \r\n400 \r\n500 \r\n625 \r\n800 \r\n | \r\n \r\n - \r\n140 \r\n175 \r\n235 \r\n285 \r\n360 \r\n440 \r\n520 \r\n595 \r\n675 \r\n755 \r\n880 \r\n1000 \r\n1220 \r\n1400 \r\n1520 \r\n1700 \r\n | \r\n \r\n 80 \r\n105 \r\n140 \r\n185 \r\n225 \r\n270 \r\n325 \r\n380 \r\n435 \r\n500 \r\n- \r\n- \r\n- \r\n- \r\n- \r\n- \r\n- \r\n | \r\n \r\n - \r\n85 \r\n115 \r\n150 \r\n175 \r\n215 \r\n265 \r\n310 \r\n350 \r\n395 \r\n450 \r\n- \r\n- \r\n- \r\n- \r\n- \r\n- \r\n | \r\n \r\n - \r\n80 \r\n105 \r\n135 \r\n160 \r\n200 \r\n245 \r\n295 \r\n340 \r\n390 \r\n440 \r\n510 \r\n- \r\n- \r\n- \r\n- \r\n- \r\n | \r\n \r\n - \r\n- \r\n95 \r\n120 \r\n150 \r\n180 \r\n215 \r\n265 \r\n310 \r\n355 \r\n400 \r\n460 \r\n- \r\n- \r\n- \r\n- \r\n- \r\n | \r\n
Bảng I.3.11: Dòng\r\nđiện lâu dài cho phép của cáp ruột đồng\r\ncó cách điện giấy tẩm dầu nhựa thông, nhựa không chảy vỏ chì đặt trong nước
\r\n\r\n\r\n Tiết\r\n diện ruột, \r\n(mm2) \r\n | \r\n \r\n Dòng\r\n điện cho phép (A) \r\n | \r\n |||
\r\n Cáp\r\n ba ruột \r\n | \r\n \r\n Cáp\r\n bốn ruột \r\nđến\r\n 1kV \r\n | \r\n |||
\r\n Đến 3kV \r\n | \r\n \r\n 6kV \r\n | \r\n \r\n 10kV \r\n | \r\n ||
\r\n 16 \r\n25 \r\n35 \r\n50 \r\n70 \r\n95 \r\n120 \r\n150 \r\n185 \r\n240 \r\n | \r\n \r\n - \r\n210 \r\n250 \r\n305 \r\n375 \r\n440 \r\n505 \r\n565 \r\n615 \r\n715 \r\n | \r\n \r\n 135 \r\n170 \r\n205 \r\n255 \r\n310 \r\n375 \r\n430 \r\n500 \r\n545 \r\n625 \r\n | \r\n \r\n 120 \r\n150 \r\n188 \r\n220 \r\n275 \r\n340 \r\n395 \r\n450 \r\n510 \r\n585 \r\n | \r\n \r\n - \r\n195 \r\n230 \r\n280 \r\n350 \r\n410 \r\n470 \r\n- \r\n- \r\n- \r\n | \r\n
Bảng I.3.12: Dòng điện lâu dài cho phép của cáp ruột đồng\r\ncách điện giấy tẩm dầu nhựa\r\nthông, nhựa không chảy vỏ chì đặt\r\ntrong không khí
\r\n\r\n\r\n Tiết\r\n diện ruột, \r\n(mm2) \r\n | \r\n \r\n Dòng\r\n điện cho phép (A) \r\n | \r\n ||||
\r\n Cáp\r\n một ruột đến 1kV \r\n | \r\n \r\n Cáp\r\n hai ruột đến 1kV \r\n | \r\n \r\n Cáp\r\n bốn ruột đến 1kV \r\n | \r\n \r\n Cáp\r\n ba ruột \r\n | \r\n ||
\r\n Đến\r\n 6kV \r\n | \r\n \r\n Đến\r\n 10kV \r\n | \r\n ||||
\r\n 6 \r\n10 \r\n16 \r\n25 \r\n35 \r\n50 \r\n70 \r\n95 \r\n120 \r\n150 \r\n185 \r\n240 \r\n300 \r\n400 \r\n500 \r\n625 \r\n800 \r\n | \r\n \r\n - \r\n95 \r\n120 \r\n160 \r\n200 \r\n245 \r\n305 \r\n360 \r\n415 \r\n470 \r\n525 \r\n610 \r\n720 \r\n808 \r\n1020 \r\n1180 \r\n1400 \r\n | \r\n \r\n 55 \r\n75 \r\n95 \r\n130 \r\n150 \r\n185 \r\n225 \r\n275 \r\n320 \r\n375 \r\n- \r\n- \r\n- \r\n- \r\n- \r\n- \r\n- \r\n | \r\n \r\n - \r\n60 \r\n80 \r\n100 \r\n120 \r\n145 \r\n185 \r\n215 \r\n260 \r\n300 \r\n346 \r\n- \r\n- \r\n- \r\n- \r\n- \r\n- \r\n | \r\n \r\n - \r\n55 \r\n65 \r\n90 \r\n110 \r\n145 \r\n175 \r\n215 \r\n250 \r\n290 \r\n325 \r\n375 \r\n- \r\n- \r\n- \r\n- \r\n- \r\n | \r\n \r\n - \r\n- \r\n60 \r\n85 \r\n105 \r\n135 \r\n165 \r\n200 \r\n240 \r\n270 \r\n305 \r\n350 \r\n- \r\n- \r\n- \r\n- \r\n- \r\n | \r\n
Bảng I.3.13: Dòng điện lâu dài cho phép của cáp ruột nhôm cách điện giấy tẩm dầu nhựa\r\nthông và nhựa không chảy,\r\ncó vỏ chì hoặc nhôm, đặt trong\r\nđất
\r\n\r\n\r\n Tiết\r\n diện ruột \r\n(mm2) \r\n | \r\n \r\n Dòng\r\n điện cho phép (A) \r\n | \r\n ||||
\r\n Cáp một ruột đến 1kV \r\n | \r\n \r\n Cáp\r\n hai ruột \r\nđến\r\n 1kV \r\n | \r\n \r\n Cáp\r\n ba ruột \r\n | \r\n \r\n Cáp\r\n bốn ruột \r\nđến\r\n 1kV \r\n | \r\n ||
\r\n 6kV \r\n | \r\n \r\n 10kV \r\n | \r\n ||||
\r\n 6 \r\n10 \r\n16 \r\n25 \r\n35 \r\n50 \r\n | \r\n \r\n - \r\n110 \r\n135 \r\n180 \r\n220 \r\n275 \r\n | \r\n \r\n 60 \r\n80 \r\n110 \r\n140 \r\n175 \r\n210 \r\n | \r\n \r\n - \r\n60 \r\n80 \r\n105 \r\n125 \r\n155 \r\n | \r\n \r\n - \r\n- \r\n75 \r\n90 \r\n115 \r\n140 \r\n | \r\n \r\n - \r\n65 \r\n90 \r\n115 \r\n135 \r\n165 \r\n | \r\n
\r\n 70 \r\n95 \r\n120 \r\n150 \r\n185 \r\n240 \r\n300 \r\n400 \r\n500 \r\n625 \r\n800 \r\n | \r\n \r\n 340 \r\n400 \r\n460 \r\n520 \r\n580 \r\n675 \r\n770 \r\n940 \r\n1080 \r\n1170 \r\n1310 \r\n | \r\n \r\n 250 \r\n290 \r\n335 \r\n385 \r\n- \r\n- \r\n- \r\n- \r\n- \r\n- \r\n- \r\n | \r\n \r\n 190 \r\n225 \r\n260 \r\n300 \r\n340 \r\n390 \r\n- \r\n- \r\n- \r\n- \r\n- \r\n | \r\n \r\n 165 \r\n205 \r\n240 \r\n275 \r\n310 \r\n355 \r\n- \r\n- \r\n- \r\n- \r\n- \r\n | \r\n \r\n 200 \r\n240 \r\n270 \r\n305 \r\n345 \r\n- \r\n- \r\n- \r\n- \r\n- \r\n- \r\n | \r\n
Bảng I.3.14: Dòng\r\nđiện lâu dài cho phép của cáp ruột nhôm cách điện giấy tẩm dầu nhựa\r\nthông và nhựa không chảy,\r\nvỏ chì\r\nđặt trong nước
\r\n\r\n\r\n \r\n Tiết\r\n diện \r\n(mm2) \r\n | \r\n \r\n Dòng\r\n điện cho phép (A) \r\n | \r\n ||
\r\n Cáp\r\n ba ruột \r\n | \r\n \r\n Cáp bốn\r\n ruột đến \r\n1kV \r\n | \r\n ||
\r\n 6kV \r\n | \r\n \r\n 10kV \r\n | \r\n ||
\r\n 16 \r\n25 \r\n35 \r\n50 \r\n70 \r\n95 \r\n120 \r\n150 \r\n185 \r\n240 \r\n | \r\n \r\n 105 \r\n130 \r\n160 \r\n195 \r\n240 \r\n290 \r\n330 \r\n385 \r\n420 \r\n480 \r\n | \r\n \r\n 90 \r\n115 \r\n140 \r\n170 \r\n210 \r\n260 \r\n305 \r\n345 \r\n390 \r\n450 \r\n | \r\n \r\n - \r\n150 \r\n175 \r\n220 \r\n270 \r\n315 \r\n360 \r\n- \r\n- \r\n- \r\n | \r\n
Bảng I.3.15: Dòng điện\r\nlâu dài cho phép của cáp ruột nhôm cách điện giấy tẩm dầu nhựa thông và nhựa không chảy, vỏ chì hoặc nhôm, đặt trong không khí
\r\n\r\n\r\n Tiết\r\n diện ruột \r\n(mm2) \r\n | \r\n \r\n Dòng\r\n điện cho phép (A) \r\n | \r\n ||||
\r\n Cáp một\r\n ruột \r\nđến\r\n 1kV \r\n | \r\n \r\n Cáp\r\n hai ruột \r\nđến\r\n 1kV \r\n | \r\n \r\n Cáp\r\n ba ruột \r\n | \r\n \r\n Cáp\r\n bốn ruột đến 1kV \r\n | \r\n ||
\r\n 6kV \r\n | \r\n \r\n 10kV \r\n | \r\n ||||
\r\n 6 \r\n10 \r\n | \r\n \r\n - \r\n75 \r\n | \r\n \r\n 42 \r\n55 \r\n | \r\n \r\n - \r\n42 \r\n | \r\n \r\n - \r\n- \r\n | \r\n \r\n - \r\n45 \r\n | \r\n
\r\n 16 \r\n25 \r\n35 \r\n50 \r\n70 \r\n95 \r\n120 \r\n150 \r\n185 \r\n240 \r\n300 \r\n400 \r\n500 \r\n625 \r\n800 \r\n | \r\n \r\n 90 \r\n125 \r\n155 \r\n190 \r\n235 \r\n275 \r\n320 \r\n360 \r\n405 \r\n470 \r\n555 \r\n675 \r\n785 \r\n910 \r\n1080 \r\n | \r\n \r\n 72 \r\n100 \r\n115 \r\n140 \r\n175 \r\n210 \r\n245 \r\n290 \r\n- \r\n- \r\n- \r\n- \r\n- \r\n- \r\n- \r\n | \r\n \r\n 50 \r\n70 \r\n85 \r\n110 \r\n135 \r\n165 \r\n190 \r\n225 \r\n250 \r\n290 \r\n- \r\n- \r\n- \r\n- \r\n- \r\n | \r\n \r\n 46 \r\n65 \r\n80 \r\n105 \r\n130 \r\n155 \r\n185 \r\n210 \r\n235 \r\n270 \r\n- \r\n- \r\n- \r\n- \r\n- \r\n | \r\n \r\n 60 \r\n75 \r\n95 \r\n110 \r\n140 \r\n165 \r\n200 \r\n230 \r\n260 \r\n- \r\n- \r\n- \r\n- \r\n- \r\n- \r\n | \r\n
Bảng I.3.16: Dòng\r\nđiện lâu dài cho phép của cáp đồng ba ruột 6kV vỏ chì chung có cách điện\r\ntẩm ít dầu đặt trong\r\nđất và trong không khí
\r\n\r\n\r\n Tiết\r\n diện ruột \r\n(mm2) \r\n | \r\n \r\n Dòng\r\n điện cho phép (A) \r\n | \r\n \r\n Tiết\r\n diện ruột, \r\nmm2 \r\n | \r\n \r\n Dòng\r\n điện cho phép (A) \r\n | \r\n ||
\r\n Đặt\r\n trong \r\nđất \r\n | \r\n \r\n Đặt\r\n trong không khí \r\n | \r\n \r\n Đặt\r\n trong đất \r\n | \r\n \r\n Đặt\r\n trong không khí \r\n | \r\n ||
\r\n 16 \r\n25 \r\n35 \r\n50 \r\n | \r\n \r\n 90 \r\n120 \r\n145 \r\n180 \r\n | \r\n \r\n 65 \r\n90 \r\n110 \r\n140 \r\n | \r\n \r\n 70 \r\n95 \r\n120 \r\n150 \r\n | \r\n \r\n 220 \r\n265 \r\n310 \r\n355 \r\n | \r\n \r\n 170 \r\n210 \r\n245 \r\n290 \r\n | \r\n
Bảng I.3.17:\r\nDòng điện lâu dài cho phép của cáp nhôm ba ruột 6kV bọc chì chung có cách điện tẩm ít dầu đặt\r\ntrong đất và trong không khí
\r\n\r\n\r\n Tiết\r\n diện ruột, \r\n(mm2) \r\n | \r\n \r\n Dòng\r\n điện cho phép (A) \r\n | \r\n \r\n Tiết\r\n diện ruột \r\n(mm2) \r\n | \r\n \r\n Dòng\r\n điện cho phép (A) \r\n | \r\n ||
\r\n Đặt\r\n trong \r\nđất \r\n | \r\n \r\n Đặt\r\n trong không khí \r\n | \r\n \r\n Đặt\r\n trong đất \r\n | \r\n \r\n Đặt\r\n trong không khí \r\n | \r\n ||
\r\n 16 \r\n25 \r\n35 \r\n50 \r\n | \r\n \r\n 70 \r\n90 \r\n110 \r\n140 \r\n | \r\n \r\n 50 \r\n70 \r\n85 \r\n110 \r\n | \r\n \r\n 70 \r\n95 \r\n120 \r\n150 \r\n | \r\n \r\n 170 \r\n205 \r\n240 \r\n275 \r\n | \r\n \r\n 130 \r\n160 \r\n190 \r\n225 \r\n | \r\n
Bảng I.3.18: Dòng\r\nđiện lâu dài cho phép của cáp ruột đồng ba ruột vỏ chì riêng biệt\r\ncó cách điện bằng giấy\r\ntẩm dầu nhựa thông và nhựa không chảy đặt trong\r\nđất, trong nước và trong không\r\nkhí
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n Tiết\r\n diện \r\nruột \r\n(mm2) \r\n | \r\n \r\n Dòng\r\n điện cho phép (A) \r\n | \r\n |||||
\r\n Điện\r\n áp 22kV \r\n | \r\n \r\n Điện\r\n áp 35kV \r\n | \r\n |||||
\r\n Khi\r\n đặt trong: \r\n | \r\n ||||||
\r\n Đất \r\n | \r\n \r\n Nước \r\n | \r\n \r\n Không\r\n khí \r\n | \r\n \r\n Đất \r\n | \r\n \r\n Nước \r\n | \r\n \r\n Không\r\n khí \r\n | \r\n |
\r\n 25 \r\n35 \r\n50 \r\n70 \r\n95 \r\n120 \r\n150 \r\n185 \r\n | \r\n \r\n 110 \r\n135 \r\n165 \r\n200 \r\n240 \r\n275 \r\n315 \r\n355 \r\n | \r\n \r\n 120 \r\n145 \r\n180 \r\n225 \r\n275 \r\n315 \r\n350 \r\n390 \r\n | \r\n \r\n 85 \r\n100 \r\n120 \r\n150 \r\n180 \r\n205 \r\n230 \r\n265 \r\n | \r\n \r\n - \r\n- \r\n- \r\n- \r\n- \r\n270 \r\n310 \r\n- \r\n | \r\n \r\n - \r\n- \r\n- \r\n- \r\n- \r\n290 \r\n- \r\n- \r\n | \r\n \r\n - \r\n- \r\n- \r\n- \r\n- \r\n205 \r\n230 \r\n- \r\n | \r\n
Bảng I.3.19: Dòng điện lâu dài cho phép của cáp ruột nhôm ba ruột vỏ chì riêng biệt có cách điện bằng giấy tẩm ít\r\ndầu và nhựa không chảy, đặt trong đất,\r\ntrong nước và trong\r\nkhông khí
\r\n\r\n\r\n Tiết\r\n diện ruột, \r\n(mm2) \r\n | \r\n \r\n Dòng\r\n điện cho phép (A) \r\n | \r\n |||||
\r\n Điện\r\n áp 22kV \r\n | \r\n \r\n Điện\r\n áp 35kV \r\n | \r\n |||||
\r\n Khi\r\n đặt trong: \r\n | \r\n ||||||
\r\n Đất \r\n | \r\n \r\n Nước \r\n | \r\n \r\n Không\r\n khí \r\n | \r\n \r\n Đất \r\n | \r\n \r\n Nước \r\n | \r\n \r\n Không\r\n khí \r\n | \r\n |
\r\n 25 \r\n35 \r\n50 \r\n70 \r\n95 \r\n120 \r\n150 \r\n185 \r\n | \r\n \r\n 85 \r\n105 \r\n125 \r\n155 \r\n185 \r\n210 \r\n240 \r\n275 \r\n | \r\n \r\n 90 \r\n110 \r\n140 \r\n175 \r\n210 \r\n245 \r\n270 \r\n300 \r\n | \r\n \r\n 65 \r\n75 \r\n90 \r\n115 \r\n140 \r\n160 \r\n175 \r\n205 \r\n | \r\n \r\n - \r\n- \r\n- \r\n- \r\n- \r\n210 \r\n240 \r\n- \r\n | \r\n \r\n - \r\n- \r\n- \r\n- \r\n- \r\n225 \r\n- \r\n- \r\n | \r\n \r\n - \r\n- \r\n- \r\n- \r\n- \r\n160 \r\n175 \r\n- \r\n | \r\n
\r\n\r\n
Bảng I.3.20: Dòng\r\nđiện lâu dài cho phép của cáp một ruột đồng, cách điện giấy tẩm dầu\r\nnhựa\r\nthông và nhựa không chảy, vỏ\r\nchì, không có đai thép, đặt trong không khí
\r\n\r\n\r\n \r\n Tiết\r\n diện ruột (mm2) \r\n | \r\n \r\n Dòng\r\n điện(*) cho\r\n phép (A) \r\n | \r\n |
\r\n Cáp\r\n 22kV \r\n | \r\n \r\n Cáp\r\n 35kV \r\n | \r\n |
\r\n 25 \r\n35 \r\n50 \r\n70 \r\n95 \r\n120 \r\n150 \r\n185 \r\n240 \r\n300 \r\n400 \r\n | \r\n \r\n 105/110 \r\n125/135 \r\n155/165 \r\n185/205 \r\n220/255 \r\n245/290 \r\n270/330 \r\n290/360 \r\n320/395 \r\n350/425 \r\n370/450 \r\n | \r\n \r\n - \r\n- \r\n- \r\n- \r\n- \r\n240/265 \r\n265/300 \r\n285/335 \r\n315/380 \r\n340/420 \r\n- \r\n | \r\n
Ghi chú (*): Tử số dùng cho cáp đặt trên cùng một mặt phẳng cách nhau 35 -125mm. Mẫu số dùng cho cáp đặt\r\ntheo 3 đỉnh tam giác đều.
\r\n\r\nBảng I.3.21: Dòng điện\r\nlâu dài cho phép của cáp một ruột nhôm cách điện giấy tẩm dầu nhựa thông và nhựa không chảy, vỏ chì hoặc nhôm, không có đai thép,\r\nđặt\r\ntrong không khí
\r\n\r\n\r\n Tiết\r\n diện ruột (mm2) \r\n | \r\n \r\n Dòng\r\n điện(*) cho phép (A) \r\n | \r\n |
\r\n Cáp\r\n 22kV \r\n | \r\n \r\n Cáp\r\n 35kV \r\n | \r\n |
\r\n 10 \r\n16 \r\n25 \r\n35 \r\n50 \r\n70 \r\n95 \r\n120 \r\n150 \r\n\r\n | \r\n \r\n - \r\n- \r\n80/85 \r\n95/105 \r\n120/130 \r\n140/160 \r\n170/195 \r\n190/225 \r\n210/255 \r\n\r\n | \r\n \r\n - \r\n- \r\n- \r\n- \r\n- \r\n- \r\n- \r\n185/205 \r\n205/230 \r\n\r\n | \r\n
\r\n 185 \r\n240 \r\n300 \r\n400 \r\n500 \r\n625 \r\n800 \r\n | \r\n \r\n 225/275 \r\n245/305 \r\n270/330 \r\n285/350 \r\n- \r\n- \r\n- \r\n | \r\n \r\n 220/255 \r\n245/290 \r\n260/330 \r\n- \r\n- \r\n- \r\n- \r\n | \r\n
Ghi chú : (*) Tử số dùng cho cáp đặt trên cùng một mặt phẳng cách nhau 35-125mm.\r\nMẫu số dùng cho cáp đặt trên đỉnh tam giác đều.
\r\n\r\nBảng I.3.22:\r\nHệ số hiệu chỉnh khi nhiều cáp làm việc đặt song song trong đất có hoặc không có ống
\r\n\r\n\r\n Số lượng cáp\r\n\r\n Khoảng trống\r\ngiữa\r\n các cáp (mm) \r\n | \r\n \r\n 1 \r\n | \r\n \r\n 2 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 4 \r\n | \r\n \r\n 5 \r\n | \r\n \r\n 6 \r\n | \r\n
\r\n 100 \r\n | \r\n \r\n 1,0 \r\n | \r\n \r\n 0,00 \r\n | \r\n \r\n 0,85 \r\n | \r\n \r\n 0,80 \r\n | \r\n \r\n 0,78 \r\n | \r\n \r\n 0,75 \r\n | \r\n
\r\n 200 \r\n | \r\n \r\n 1,0 \r\n | \r\n \r\n 0,92 \r\n | \r\n \r\n 0,87 \r\n | \r\n \r\n 0,84 \r\n | \r\n \r\n 0,82 \r\n | \r\n \r\n 0,81 \r\n | \r\n
\r\n 300 \r\n | \r\n \r\n 1,0 \r\n | \r\n \r\n 0,93 \r\n | \r\n \r\n 0,90 \r\n | \r\n \r\n 0,87 \r\n | \r\n \r\n 0,86 \r\n | \r\n \r\n 0,85 \r\n | \r\n
Dòng điện lâu dài cho phép đối với dây dẫn và thanh dẫn trần
\r\n\r\nI.3.28. Dòng điện lâu dài cho phép của thanh dẫn và dây dẫn trần theo tài liệu của nhà chế tạo, nếu không\r\ncó tài liệu của\r\nnhà\r\nchế tạo thì tham\r\nkhảo\r\ncác\r\nbảng I.3.23\r\n¸ I.3.29 được tính với nhiệt độ phát nóng cho phép +70oC khi nhiệt độ không khí +25oC. Khi lựa chọn thanh dẫn và dây dẫn cần kiểm tra dòng điện\r\nlâu dài cho phép theo điều kiện phát nóng phù hợp với điều kiện làm việc của thanh dẫn và dây dẫn.\r\nViệc\r\ntính toán\r\nkiểm\r\ntra dòng\r\nđiện lâu dài cho\r\nphép thực\r\nhiện\r\ntheo hướng dẫn tại Phụ lục I.3.1.
\r\n\r\nI.3.29. Khi bố trí thanh dẫn theo hình 1 (bảng I.3.28) thì dòng\r\nđiện nêu trong bảng I.3.28\r\nphải giảm đi 5% đối\r\nvới thanh dẫn có chiều rộng\r\nh đến 60mm và 8% đối với thanh dẫn có chiều rộng h lớn\r\nhơn\r\n60mm.
\r\n\r\nI.3.30. Khi chọn thanh dẫn có tiết diện lớn, phải chọn theo mật độ dòng\r\nđiện kinh tế và có\r\nkết\r\ncấu thích hợp để giảm tối đa các tổn thất phụ do hiệu ứng bề mặt, hiệu ứng ở\r\ngần,\r\nvà phải đảm bảo làm mát tốt nhất.
\r\n\r\nBảng I.3.23: Dòng điện lâu dài cho phép theo độ phát nóng của dây trần bằng đồng, nhôm\r\nhoặc nhôm ruột\r\nthép (độ phát nóng\r\ncho phép\r\nlà +70oC, khi\r\nnhiệt độ không khí là 25oC)
\r\n\r\n\r\n Tiết diện nhôm/thép \r\n(mm2) \r\n | \r\n \r\n Dòng điện cho phép (A) theo mó hiệu dây\r\n | \r\n |||||
\r\n AC, ACK, ACKC, ACKP, ACSR \r\n | \r\n \r\n M \r\n | \r\n \r\n A, AKP \r\n | \r\n \r\n M \r\n | \r\n \r\n A, AKP \r\n | \r\n ||
\r\n Ngoài trời \r\n | \r\n \r\n Trong nhà \r\n | \r\n \r\n Ngoài trời \r\n | \r\n \r\n Trong nhà \r\n | \r\n |||
\r\n 10/1,8 * \r\n16/2,7* \r\n25/4,2* \r\n35/6,2 \r\n50/8 \r\n70/11 \r\n95/16 \r\n | \r\n \r\n 84 \r\n111 \r\n142 \r\n175 \r\n210 \r\n265 \r\n330 \r\n | \r\n \r\n 53 \r\n79 \r\n109 \r\n135 \r\n165 \r\n210 \r\n260 \r\n | \r\n \r\n 95 \r\n133 \r\n183 \r\n223 \r\n275 \r\n337 \r\n422 \r\n | \r\n \r\n - \r\n105 \r\n136 \r\n170 \r\n215 \r\n265 \r\n320 \r\n | \r\n \r\n 60 \r\n102 \r\n137 \r\n173 \r\n219 \r\n268 \r\n341 \r\n | \r\n \r\n - \r\n75 \r\n106 \r\n130 \r\n165 \r\n210 \r\n255 \r\n | \r\n
\r\n 120/19 \r\n120/27 \r\n | \r\n \r\n 390 \r\n375 \r\n | \r\n \r\n 313 \r\n- \r\n | \r\n \r\n 485 \r\n | \r\n \r\n 375 \r\n | \r\n \r\n 395 \r\n | \r\n \r\n 300 \r\n | \r\n
\r\n 150/19 \r\n150/24 \r\n150/34 \r\n | \r\n \r\n 450 \r\n450 \r\n450 \r\n | \r\n \r\n 365 \r\n365 \r\n- \r\n | \r\n \r\n 570 \r\n | \r\n \r\n 440 \r\n | \r\n \r\n 465 \r\n | \r\n \r\n 355 \r\n | \r\n
\r\n 185/24 \r\n185/29 \r\n185/43 \r\n | \r\n \r\n 520 \r\n510 \r\n515 \r\n | \r\n \r\n 430 \r\n425 \r\n- \r\n | \r\n \r\n 650 \r\n | \r\n \r\n 500 \r\n | \r\n \r\n 540 \r\n | \r\n \r\n 410 \r\n | \r\n
\r\n 240/32 \r\n240/39 \r\n240/56 \r\n | \r\n \r\n 605 \r\n610 \r\n610 \r\n | \r\n \r\n 505 \r\n505 \r\n- \r\n | \r\n \r\n 760 \r\n | \r\n \r\n 590 \r\n | \r\n \r\n 685 \r\n | \r\n \r\n 490 \r\n | \r\n
\r\n 300/39 \r\n300/48 \r\n300/66 \r\n | \r\n \r\n 600 \r\n585 \r\n680 \r\n | \r\n \r\n 713 \r\n705 \r\n- \r\n | \r\n \r\n 1050 \r\n | \r\n \r\n 815 \r\n | \r\n \r\n 895 \r\n | \r\n \r\n 690 \r\n | \r\n
\r\n 330/27 \r\n | \r\n \r\n 730 \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n
\r\n 400/22 \r\n400/51 \r\n400/64 \r\n | \r\n \r\n 830 \r\n825 \r\n860 \r\n | \r\n \r\n 713 \r\n705 \r\n- \r\n | \r\n \r\n 1050 \r\n | \r\n \r\n 815 \r\n | \r\n \r\n 895 \r\n | \r\n \r\n 690 \r\n | \r\n
\r\n 500/27 \r\n500/64 \r\n | \r\n \r\n 960 \r\n945 \r\n | \r\n \r\n 830 \r\n815 \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 980 \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 820 \r\n | \r\n
\r\n 600/72 \r\n | \r\n \r\n 1050 \r\n | \r\n \r\n 920 \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 1100 \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 955 \r\n | \r\n
\r\n 700/86 \r\n | \r\n \r\n 1180 \r\n | \r\n \r\n 1040 \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n
Ghi chú: (*) Mã dây ACSR không chế tạo loại\r\ntiết diện này.
\r\n\r\nBảng I.3.24: Dòng điện lâu dài cho phép của thanh dẫn\r\ntròn và ống bằng đồng hoặc\r\nnhôm
\r\n\r\n\r\n Đường kính \r\n(mm) \r\n | \r\n \r\n Thanh tròn \r\n | \r\n \r\n Ống đồng \r\n | \r\n \r\n Ống nhôm \r\n | \r\n |||
\r\n Dòng điện(*) (A) \r\n | \r\n \r\n Đường kính trong/ngoài \r\n | \r\n \r\n Dòng \r\nđiện\r\n (A) \r\n | \r\n \r\n Đường kính trong/ngoài \r\n | \r\n \r\n Dòng \r\nđiện(A) \r\n | \r\n ||
\r\n Đồng \r\n | \r\n \r\n Nhôm \r\n | \r\n |||||
\r\n 6 \r\n7 \r\n8 \r\n10 \r\n12 \r\n14 \r\n15 \r\n16 \r\n18 \r\n19 \r\n20 \r\n21 \r\n22 \r\n25 \r\n27 \r\n28 \r\n30 \r\n35 \r\n38 \r\n40 \r\n42 \r\n45 \r\n | \r\n \r\n 155 \r\n195 \r\n235 \r\n320 \r\n415 \r\n505 \r\n565 \r\n610/615 \r\n720/725 \r\n780/785 \r\n835/840 \r\n900/905 \r\n955/965 \r\n1140/1165 \r\n1270/1290 \r\n1325/1360 \r\n1450/1490 \r\n1770/1865 \r\n1960/2100 \r\n2080/2260 \r\n2200/2430 \r\n2380/2670 \r\n | \r\n \r\n 120 \r\n150 \r\n180 \r\n245 \r\n320 \r\n390 \r\n435 \r\n475 \r\n560 \r\n605/610 \r\n650/655 \r\n695/700 \r\n740/745 \r\n885/900 \r\n980/1000 \r\n1025/1050 \r\n1120/1155 \r\n1370/1450 \r\n1510/1620 \r\n1610/1750 \r\n1700/1870 \r\n1850/2060 \r\n | \r\n \r\n 12/15 \r\n14/18 \r\n16/20 \r\n18/22 \r\n20/24 \r\n22/26 \r\n25/30 \r\n29/34 \r\n35/40 \r\n40/45 \r\n45/50 \r\n49/55 \r\n53/60 \r\n62/70 \r\n72/80 \r\n75/85 \r\n90/95 \r\n95/100 \r\n- \r\n- \r\n- \r\n- \r\n | \r\n \r\n 340 \r\n460 \r\n505 \r\n555 \r\n600 \r\n650 \r\n830 \r\n925 \r\n1100 \r\n1200 \r\n1330 \r\n1580 \r\n1860 \r\n2295 \r\n2610 \r\n3070 \r\n2460 \r\n3060 \r\n- \r\n- \r\n- \r\n- \r\n | \r\n \r\n 13/16 \r\n17/20 \r\n18/22 \r\n27/30 \r\n26/30 \r\n25/30 \r\n36/40 \r\n35/40 \r\n40/45 \r\n45/50 \r\n50/55 \r\n54/60 \r\n64/70 \r\n74/80 \r\n72/80 \r\n75/85 \r\n90/95 \r\n90/100 \r\n- \r\n- \r\n- \r\n- \r\n | \r\n \r\n 295 \r\n345 \r\n425 \r\n500 \r\n575 \r\n640 \r\n765 \r\n850 \r\n935 \r\n1040 \r\n1150 \r\n1340 \r\n1545 \r\n1770 \r\n2035 \r\n2400 \r\n1925 \r\n2840 \r\n- \r\n- \r\n- \r\n- \r\n | \r\n
Ghi chú: (*) Tử số là dòng xoay chiều cho phép, mẫu số\r\nlà dòng một chiều cho phép.
\r\n\r\nBảng I.3.25: Dòng điện lâu dài cho phép của thanh dẫn tiết diện chữ nhật bằng đồng
\r\n\r\n\r\n Kích\r\n thước, \r\n(mm) \r\n | \r\n \r\n Dòng điện(*) cho phép theo số lượng thanh trong một pha (A) \r\n | \r\n |||
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n 2 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 4 \r\n | \r\n |
\r\n 15x3 \r\n20x3 \r\n25x3 \r\n | \r\n \r\n 210 \r\n275 \r\n340 \r\n | \r\n \r\n - \r\n- \r\n- \r\n | \r\n \r\n - \r\n- \r\n- \r\n | \r\n \r\n - \r\n- \r\n- \r\n | \r\n
\r\n 30x4 \r\n40x4 \r\n | \r\n \r\n 475 \r\n625 \r\n | \r\n \r\n - \r\n-/1090 \r\n | \r\n \r\n - \r\n- \r\n | \r\n \r\n - \r\n- \r\n | \r\n
\r\n 40x5 \r\n50x5 \r\n | \r\n \r\n 700/705 \r\n860/870 \r\n | \r\n \r\n -/1250 \r\n-/1525 \r\n | \r\n \r\n - \r\n-/1895 \r\n | \r\n \r\n - \r\n- \r\n | \r\n
\r\n 50x6 \r\n60x6 \r\n80x6 \r\n100x6 \r\n | \r\n \r\n 955/960 \r\n1125/1145 \r\n1480/1510 \r\n1810/1875 \r\n | \r\n \r\n -/1700 \r\n1470/1990 \r\n2110/2360 \r\n2470/3245 \r\n | \r\n \r\n -/2145 \r\n2240/2495 \r\n2720/3220 \r\n3770/3940 \r\n | \r\n \r\n - \r\n- \r\n- \r\n- \r\n | \r\n
\r\n 60x8 \r\n80x8 \r\n100x8 \r\n120x8 \r\n | \r\n \r\n 1320/1345 \r\n1690/1755 \r\n2080/2180 \r\n2400/2600 \r\n | \r\n \r\n 2160/2485 \r\n2620/3095 \r\n3630/3180 \r\n3400/4400 \r\n | \r\n \r\n 2790/3020 \r\n3370/3850 \r\n3930/4690 \r\n4340/5600 \r\n | \r\n \r\n - \r\n- \r\n- \r\n- \r\n | \r\n
\r\n 60x10 \r\n80x10 \r\n100x10 \r\n120x10 \r\n | \r\n \r\n 1475/1525 \r\n1900/1990 \r\n2310/2470 \r\n2650/2950 \r\n | \r\n \r\n 2560/2725 \r\n3100/3510 \r\n3610/4395 \r\n4100/5000 \r\n | \r\n \r\n 3300/3530 \r\n3990/4450 \r\n4650/5385 \r\n5200/6250 \r\n | \r\n \r\n - \r\n- \r\n5300/6060 \r\n5900/6800 \r\n | \r\n
Ghi chú : (*) Tử số là dòng xoay chiều cho phép, mẫu số\r\nlà dòng một chiều cho phép
\r\n\r\nBảng I.3.26: Dòng điện lâu dài cho phép của thanh dẫn tiết diện\r\nchữ nhật\r\nbằng\r\nnhôm
\r\n\r\n\r\n Kích thước \r\n(mm) \r\n | \r\n \r\n Dòng điện(*) cho phép theo số lượng thanh trong một pha (A) \r\n | \r\n |||
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n 2 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 4 \r\n | \r\n |
\r\n 15x3 \r\n20x3 \r\n25x3 \r\n | \r\n \r\n 165 \r\n215 \r\n265 \r\n | \r\n \r\n - \r\n- \r\n- \r\n | \r\n \r\n - \r\n- \r\n- \r\n | \r\n \r\n - \r\n- \r\n- \r\n | \r\n
\r\n 30x4 \r\n40x4 \r\n | \r\n \r\n 365/370 \r\n480 \r\n | \r\n \r\n - \r\n-/885 \r\n | \r\n \r\n - \r\n- \r\n | \r\n \r\n - \r\n- \r\n | \r\n
\r\n 40x5 \r\n50x5 \r\n | \r\n \r\n 540/545 \r\n665/670 \r\n | \r\n \r\n -/965 \r\n-/1180 \r\n | \r\n \r\n - \r\n-/1470 \r\n | \r\n \r\n - \r\n- \r\n | \r\n
\r\n 50x6 \r\n60x6 \r\n80x6 \r\n100x6 \r\n | \r\n \r\n 740/745 \r\n870/880 \r\n1150/1170 \r\n1425/1455 \r\n | \r\n \r\n -/1335 \r\n1350/1555 \r\n1360/2055 \r\n1935/2515 \r\n | \r\n \r\n -/1655 \r\n1720/1940 \r\n2100/2460 \r\n2500/3040 \r\n | \r\n \r\n - \r\n- \r\n- \r\n- \r\n | \r\n
\r\n 60x8 \r\n80x8 \r\n100x8 \r\n120x8 \r\n | \r\n \r\n 1025/1040 \r\n1320/1355 \r\n1625/1690 \r\n1900/2040 \r\n | \r\n \r\n 1680/1810 \r\n2040/2100 \r\n2390/2945 \r\n2650/3350 \r\n | \r\n \r\n 2810/2330 \r\n2625/2975 \r\n3050/3620 \r\n3380/4250 \r\n | \r\n \r\n - \r\n- \r\n- \r\n- \r\n | \r\n
\r\n 60x10 \r\n80x10 \r\n100x10 \r\n120x10 \r\n | \r\n \r\n 1155/1180 \r\n1480/1540 \r\n1820/1910 \r\n2070/2300 \r\n | \r\n \r\n 2010/2110 \r\n2410/2735 \r\n2860/3350 \r\n3200/3900 \r\n | \r\n \r\n 2650/2720 \r\n3100/3440 \r\n3640/4160 \r\n4100/4800 \r\n | \r\n \r\n - \r\n- \r\n4150/4400 \r\n4650/5200 \r\n | \r\n
Ghi chú: (*) Tử số là dòng cho phép\r\nxoay chiều, mẫu số là dòng cho phép một chiều.
\r\n\r\nBảng I.3.27:\r\nDòng điện lâu dài cho phép của\r\ndây dẫn trần bằng đồng thau hoặc đồng thau có ruột thép
\r\n\r\n\r\n Dây\r\n đồng thau \r\n | \r\n \r\n Dây\r\n đồng thau có ruột thép \r\n | \r\n ||
\r\n Mã\r\n hiệu dây \r\n | \r\n \r\n Dòng\r\n điện (*) cho phép (A) \r\n | \r\n \r\n Mã\r\n hiệu dây \r\n | \r\n \r\n Dòng\r\n điện (*) cho phép (A) \r\n | \r\n
\r\n B-50 \r\nB-70 \r\nB-95 \r\nB-120 \r\nB-150 \r\nB-185 \r\nB-240 \r\nB-300 \r\n | \r\n \r\n 215 \r\n265 \r\n330 \r\n380 \r\n430 \r\n500 \r\n600 \r\n700 \r\n | \r\n \r\n BC-185 \r\nBC-240 \r\nBC-300 \r\nBC-400 \r\nBC-500 \r\n | \r\n \r\n 515 \r\n640 \r\n750 \r\n890 \r\n980 \r\n | \r\n
Ghi chú: (*) Dòng điện cho phép\r\nứng với\r\nđồng\r\nthau có điện trở suất\r\nr20 = 0,003\r\nW.mm2/m
\r\n\r\nBảng I.3.28:\r\nDòng điện lâu dài cho phép của thanh cái bố trí hình vuụng (hình 1) bằng đồng hoặc nhôm
\r\n\r\n\r\n Kích thước (mm) \r\n | \r\n \r\n Tiết diện cả bốn \r\nthanh (mm2) \r\n | \r\n \r\n Dòng điện cho phép cả bộ \r\n | \r\n ||||
\r\n h \r\n | \r\n \r\n b \r\n | \r\n \r\n h1 \r\n | \r\n \r\n H \r\n | \r\n \r\n Đồng \r\n | \r\n \r\n Nhôm \r\n | \r\n |
\r\n 80 \r\n80 \r\n100 \r\n100 \r\n120 \r\n | \r\n \r\n 8 \r\n10 \r\n8 \r\n10 \r\n10 \r\n | \r\n \r\n 140 \r\n144 \r\n160 \r\n164 \r\n184 \r\n | \r\n \r\n 157 \r\n160 \r\n185 \r\n188 \r\n216 \r\n | \r\n \r\n 2560 \r\n3200 \r\n3200 \r\n4000 \r\n4800 \r\n | \r\n \r\n 5750 \r\n6400 \r\n7000 \r\n7700 \r\n9050 \r\n | \r\n \r\n 4550 \r\n5100 \r\n5550 \r\n6200 \r\n7300 \r\n | \r\n
Hình 1 Hình\r\n2
\r\n\r\nBảng I.3.29: Dòng\r\nđiện lâu dài cho phép của thanh dẫn hộp (hình 2) bằng đồng hoặc nhôm
\r\n\r\n\r\n Kích\r\n thước (mm) \r\n | \r\n \r\n Tiết\r\n diện toàn phần \r\n( mm2) \r\n | \r\n \r\n Dòng\r\n điện cho phép (A) \r\n | \r\n ||||
\r\n a \r\n | \r\n \r\n b \r\n | \r\n \r\n c \r\n | \r\n \r\n r \r\n | \r\n \r\n Đồng \r\n | \r\n \r\n Nhôm \r\n | \r\n |
\r\n 75 \r\n75 \r\n100 \r\n100 \r\n125 \r\n150 \r\n175 \r\n200 \r\n200 \r\n225 \r\n250 \r\n | \r\n \r\n 35 \r\n35 \r\n45 \r\n45 \r\n55 \r\n65 \r\n80 \r\n90 \r\n90 \r\n105 \r\n115 \r\n | \r\n \r\n 4 \r\n5,5 \r\n4,5 \r\n6 \r\n6,5 \r\n7 \r\n8 \r\n10 \r\n12 \r\n12,5 \r\n12,5 \r\n | \r\n \r\n 6 \r\n6 \r\n8 \r\n8 \r\n10 \r\n10 \r\n12 \r\n14 \r\n16 \r\n16 \r\n16 \r\n | \r\n \r\n 1040 \r\n1390 \r\n1550 \r\n2020 \r\n2740 \r\n3570 \r\n4880 \r\n6870 \r\n8080 \r\n9760 \r\n10900 \r\n | \r\n \r\n 2730 \r\n3250 \r\n3620 \r\n4300 \r\n5500 \r\n7000 \r\n8550 \r\n9900 \r\n10500 \r\n12500 \r\n- \r\n | \r\n \r\n - \r\n2670 \r\n2820 \r\n3500 \r\n4640 \r\n5650 \r\n6430 \r\n7550 \r\n8830 \r\n10300 \r\n10800 \r\n | \r\n
Bảng I.3.30: Hệ số hiệu chỉnh dòng\r\nđiện lâu dài cho phép của dây dẫn trần và bọc cách điện, cáp ngầm,\r\nthanh cái theo nhiệt độ của đất và không khí
\r\n\r\n\r\n Nhiệt\r\n độ tính toán của môi\r\n trường (oC) \r\n | \r\n \r\n Nhiệt\r\n độ tiêu chuẩn của ruột cáp (oC) \r\n | \r\n \r\n Hệ\r\n số hiệu chỉnh dòng điện lâu dài cho phép theo nhiệt độ môi trường\r\n (oC) \r\n | \r\n |||||||
\r\n 15 \r\n | \r\n \r\n 20 \r\n | \r\n \r\n 25 \r\n | \r\n \r\n 30 \r\n | \r\n \r\n 35 \r\n | \r\n \r\n 40 \r\n | \r\n \r\n 45 \r\n | \r\n \r\n 50 \r\n | \r\n ||
\r\n \r\n 15 \r\n\r\n 25 \r\n\r\n 25 \r\n\r\n 15 \r\n\r\n 25 \r\n\r\n 15 \r\n\r\n 25 \r\n\r\n 15 \r\n\r\n 25 \r\n\r\n 15 \r\n\r\n 25 \r\n | \r\n \r\n \r\n 80 \r\n\r\n 80 \r\n\r\n 70 \r\n\r\n 65 \r\n\r\n 65 \r\n\r\n 60 \r\n\r\n 60 \r\n\r\n 55 \r\n\r\n 55 \r\n\r\n 50 \r\n\r\n 50 \r\n | \r\n \r\n \r\n 1,00 \r\n\r\n 1,09 \r\n\r\n 1,11 \r\n\r\n 1,00 \r\n\r\n 1,12 \r\n\r\n 1.00 \r\n\r\n 1,13 \r\n\r\n 1,00 \r\n\r\n 1,15 \r\n\r\n 1,00 \r\n\r\n 1,18 \r\n | \r\n \r\n \r\n 0,96 \r\n\r\n 1,04 \r\n\r\n 1,05 \r\n\r\n 0,95 \r\n\r\n 1,06 \r\n\r\n 0,94 \r\n\r\n 1,07 \r\n\r\n 0,93 \r\n\r\n 1,08 \r\n\r\n 0,93 \r\n\r\n 1,09 \r\n | \r\n \r\n \r\n 0,92 \r\n\r\n 1,00 \r\n\r\n 1,00 \r\n\r\n 0,89 \r\n\r\n 1,00 \r\n\r\n 0,88 \r\n\r\n 1,00 \r\n\r\n 0,86 \r\n\r\n 1,00 \r\n\r\n 0,84 \r\n\r\n 1,00 \r\n | \r\n \r\n \r\n 0,88 \r\n\r\n 0,90 \r\n\r\n 0,94 \r\n\r\n 0,84 \r\n\r\n 0,94 \r\n\r\n 0,82 \r\n\r\n 0,93 \r\n\r\n 0,79 \r\n\r\n 0,91 \r\n\r\n 0,76 \r\n\r\n 0,89 \r\n | \r\n \r\n \r\n 0,83 \r\n\r\n 0,80 \r\n\r\n 0,88 \r\n\r\n 0,77 \r\n\r\n 0,87 \r\n\r\n 0,75 \r\n\r\n 0,85 \r\n\r\n 0,71 \r\n\r\n 0,82 \r\n\r\n 0,66 \r\n\r\n 0,78 \r\n | \r\n \r\n \r\n 0,78 \r\n\r\n 0,80 \r\n\r\n 0,81 \r\n\r\n 0,71 \r\n\r\n 0,79 \r\n\r\n 0,67 \r\n\r\n 0,76 \r\n\r\n 0,61 \r\n\r\n 0,71 \r\n\r\n 0,54 \r\n\r\n 0,63 \r\n | \r\n \r\n \r\n 0,73 \r\n\r\n 0,80 \r\n\r\n 0,74 \r\n\r\n 0,63 \r\n\r\n 0,71 \r\n\r\n 0,57 \r\n\r\n 0,66 \r\n\r\n 0,50 \r\n\r\n 0,58 \r\n\r\n 0,37 \r\n\r\n 0,45 \r\n | \r\n \r\n \r\n 0,68 \r\n\r\n 0,74 \r\n\r\n 0,67 \r\n\r\n 0,55 \r\n\r\n 0,61 \r\n\r\n 0,47 \r\n\r\n 0,54 \r\n\r\n 0,36 \r\n\r\n 0,41 \r\n\r\n - \r\n\r\n - \r\n | \r\n
Chọn\r\ndây dẫn theo điều\r\nkiện\r\nvầng quang
\r\n\r\nI.3.31. Đối với cấp điện áp 110kV trở lên, dây dẫn\r\nphải được kiểm tra theo điều kiện vầng quang,\r\ntheo nhiệt độ trung bình và mật độ không khí phụ thuộc độ cao so với mặt biển.\r\nCường độ điện trường cực đại (E) ở mặt ngoài dây dẫn không\r\nđược vượt quá 0,9E0 (E0 là cường độ điện\r\ntrường bắt đầu phát sinh vầng quang ở dây\r\ndẫn).
\r\n\r\nE0 =\r\n17 ¸ 21 kV/cm.
\r\n\r\nCường độ điện\r\ntrường trong thực tế được\r\ntính theo công thức sau:
\r\n\r\nE =
Trong đó:
\r\n\r\n• U: điện áp danh định, kV
\r\n\r\n• n: số dây phân pha, nếu không\r\nphân pha thì n =1
\r\n\r\n• a: khoảng cách giữa các dây\r\nphân pha, cm
\r\n\r\n• r: bán kính của mỗi dây, cm
\r\n\r\n• Dtb:\r\nkhoảng\r\ncách trung bình hình học\r\ngiữa các pha
\r\n\r\n• rtd: bán kính\r\ntương đương, tính theo công thức:
\r\n\r\nrtd = R, trong đó R =\r\n
Đối với cấp điện áp 110kV, tiết diện tối thiểu để hạn chế phát sinh vầng quang là 70mm2, điện áp 220kV là 240mm2.
\r\n\r\nĐối với cấp điện áp 220kV trở lên, dùng biện pháp phân pha thành 2 đến 4 dây nhỏ để hạn chế\r\nvầng\r\nquang.
\r\n\r\nCũng phải kiểm tra về mức\r\nđộ nhiễu\r\nthông tin vụ tuyến của vầng quang.
\r\n\r\nChọn dây chống sét
\r\n\r\nI.3.32. Khi chọn dây chống sét, ngoài việc đảm bảo các điều kiện về tính toán cơ lý nêu ở Phần II, cần kiểm tra điều kiện ổn định nhiệt khi xảy ra ngắn mạch một pha, thực hiện\r\ntheo hướng dẫn tại\r\nPhụ lục I.3.2.
\r\n\r\n\r\n\r\nCHỌN THIẾT BỊ VÀ DÂY DẪN THEO ĐIỀU KIỆN NGẮN MẠCH
\r\n\r\nPhạm vi áp\r\ndụng
\r\n\r\nI.4.1. Chương này áp dụng cho việc chọn thiết bị và dây dẫn theo điều kiện ngắn mạch dòng điện xoay chiều\r\ntần số 50Hz.
\r\n\r\nYêu cầu chung
\r\n\r\nI.4.2. Phải kiểm tra theo chế độ ngắn mạch (trừ các trường hợp nêu trong Điều I.4.4):
\r\n\r\n1. Đối với thiết bị\r\nđiện trên 1kV:
\r\n\r\na. Thiết bị điện, cáp, dây dẫn, kết cấu đỡ và kết\r\ncấu chịu lực của chúng.
\r\n\r\nb. Đường dây trên không có dòng\r\nđiện ngắn mạch xung kích từ 50kA trở lên để tránh\r\nchập dây do lực điện động khi ngắn mạch. Ngoài ra, đối với đường dây\r\nphân pha còn phải kiểm tra khoảng\r\ncách giữa các khung định vị trong từng\r\npha.
\r\n\r\nĐối với đường dây trên không có thiết bị tự đóng lại tác động nhanh, phải kiểm tra về\r\nổn\r\nđịnh nhiệt.
\r\n\r\n2. Đối với thiết bị\r\nđiện\r\nđến\r\n1kV, chỉ kiểm tra bảng phân phối, đường dẫn điện\r\nvà tủ\r\nđộng\r\nlực.\r\nKhông phải kiểm tra ngắn mạch\r\ncho biến dòng điện.
\r\n\r\n3. Thiết bị điện dùng để cắt dòng ngắn mạch, phải kiểm tra cả khả năng thao tác được\r\nkhi đang ngắn mạch.
\r\n\r\nThiết bị điện chịu được dòng ngắn mạch là thiết bị khi có dòng ngắn mạch tính toán, không bị phá huỷ hay bị\r\nbiến dạng, vẫn tiếp tục\r\nvận\r\nhành bình thường.
\r\n\r\nI.4.3. Ở thiết bị\r\nđiện trên 1kV không\r\nphải kiểm tra:
\r\n\r\n• Ổn định động\r\nđiện\r\ncủa thiết\r\nbị và dây dẫn được\r\nbảo vệ bằng cầu chảy\r\ncó dòng điện danh định đến 60A.
\r\n\r\n• Ổn định nhiệt của thiết bị và dây dẫn được\r\nbảo\r\nvệ bằng mọi\r\nloại cầu chảy. Cầu chảy\r\nphải có khả năng đủ nhạy để\r\ncắt được dòng ngắn\r\nmạch nhỏ nhất.
\r\n\r\nI.4.4. Không phải kiểm tra theo chế độ ngắn mạch:
\r\n\r\n1. Các dây dẫn cấp điện cho các hộ dùng điện lẻ, kể cả cho các máy biến áp phân xưởng có tổng công suất đến 1MVA, điện áp sơ cấp đến 22kV, nếu đồng thời thoả\r\nmãn các điều kiện sau:
\r\n\r\n• Hộ tiêu thụ đã có biện pháp dự phòng để không làm ảnh hưởng tới quá trình công nghệ khi mất điện.
\r\n\r\n• Khi ngắn mạch, dự dây dẫn có bị hỏng cũng không gây nổ.
\r\n\r\n• Có thể thay dây dẫn dễ\r\ndàng.
\r\n\r\n2. Dây dẫn các đường dây trên không,\r\ntrừ chỗ nêu trong mục\r\nb Điều\r\nI.4.2.
\r\n\r\n3. Thanh dẫn và thiết\r\nbị\r\ncủa mạch biến điện áp đặt\r\ntrong ngăn riêng biệt hoặc đặt\r\nsau điện trở phụ.
\r\n\r\nI.4.5. Khi chọn sơ đồ tính dòng ngắn mạch, chỉ xét chế độ làm việc lâu dài của thiết bị\r\nđiện\r\nmà\r\nkhông xét chế độ làm việc\r\nngắn\r\nhạn tạm thời.
\r\n\r\nPhải tính dòng ngắn mạch ở sơ\r\nđồ phát triển nguồn lưới ít nhất\r\nlà 10 năm sau khi đưa thiết bị vào\r\nlàm việc (cho phép tính gần đúng).
\r\n\r\nI.4.6. Phải xét đến\r\ncác dạng ngắn mạch sau đây:
\r\n\r\n1. Ngắn mạch 3 pha để kiểm tra ổn định điện động của thiết bị, thanh dẫn, dây\r\ndẫn và kết cấu đỡ kèm theo.
\r\n\r\n2. Ngắn mạch 3 pha để kiểm tra ổn định nhiệt của thiết bị, thanh dẫn, dây dẫn. Ở\r\nđiện áp máy phát, chọn ngắn mạch 3 pha hoặc 2 pha theo dạng nào gây phát nhiệt\r\nlớn hơn.
\r\n\r\n3. Ngắn mạch 3 pha và một pha chạm đất, lấy trị số lớn hơn để chọn hoặc kiểm tra\r\nkhả năng đóng cắt ngắn mạch của thiết bị. Nếu máy cắt có hai trị số dòng cắt 3 pha và một pha thì phải chọn theo cả\r\nhai dạng ngắn mạch\r\ntrên.
\r\n\r\nI.4.7. Các thiết bị và dây dẫn của mạch điện phải chọn theo dòng điện\r\nngắn mạch lớn nhất\r\nchạy\r\nqua.
\r\n\r\nKhông xét trường hợp các pha khác nhau đồng thời chạm đất ở 2 điểm khác nhau.
\r\n\r\nI.4.8. Trên mạch có điện kháng ở trạm trong nhà mà thiết bị và dây dẫn đặt trước điện kháng có\r\nngăn\r\ncách với thanh\r\ncái cấp điện (trên đoạn rẽ nhánh từ\r\nmạch chính) bằng trần nhà, vách ngăn v.v. thì được chọn theo dòng ngắn mạch sau điện kháng, nếu điện kháng đặt trong cùng một nhà và được nối bằng thanh dẫn.
\r\n\r\nThanh dẫn rẽ nhánh từ thanh cái đến vách ngăn và sứ xuyên phải\r\nđược chọn theo\r\ndòng ngắn mạch trước kháng điện.
\r\n\r\nI.4.9. Khi kiểm tra ổn định nhiệt, thời gian tính toán lấy bằng thời gian giải trừ ngắn mạch.
\r\n\r\nXác định\r\ndòng điện ngắn mạch để chọn thiết\r\nbị và dây dẫn
\r\n\r\nI.4.10. Xác định\r\ndòng điện ngắn mạch để chọn thiết\r\nbị, thanh dẫn, dây dẫn,\r\nđể\r\nkiểm tra các thiết bị chịu lực, xuất\r\nphát từ những yêu cầu sau:
\r\n\r\n1. Mọi nguồn cấp điện cho điểm ngắn mạch đều làm việc đồng thời với phụ tải danh định.
\r\n\r\n2. Mọi máy điện đồng bộ đều có tự động điều chỉnh điện áp và kích thích cưỡng bức.
\r\n\r\n3. Ngắn mạch xảy ra vào thời điểm kết cấu hệ thống tạo thành dòng ngắn mạch\r\nlớn\r\nnhất.
\r\n\r\n4. Sức điện động của mọi nguồn điện đều trùng pha.
\r\n\r\n5. Điện áp tính toán ở mỗi\r\ncấp lấy bằng 105% điện áp danh định của\r\nlưới.
\r\n\r\n6. Phải xét đến ảnh hưởng của máy bù đồng bộ, động cơ đồng bộ và không đồng bộ. Không xét ảnh hưởng của động cơ không đồng bộ tới 100kW nối qua\r\nmáy\r\nbiến áp tới điểm ngắn mạch và động cơ không đồng bộ lớn hơn nối tới\r\nđiểm\r\nngắn mạch qua từ\r\n2 máy biến áp trở lên, qua đường dây có trở\r\nkháng đáng kể.
\r\n\r\nI.4.11. Đối với lưới trên 1kV, chỉ tính điện kháng của thiết bị và đường dây. Tính tổng trở\r\nđối\r\nvới đường dây\r\ntiết diện nhỏ,\r\nđường cáp dài có tiết diện nhỏ.
\r\n\r\nI.4.12. Đối với lưới điện tới 1kV, phải tính cả điện kháng\r\nvà điện trở của tất cả các phần tử, kể cả điện trở tiếp xúc của các tiếp điểm. Cho phép bỏ qua điện trở\r\nhoặc\r\nđiện kháng nếu tổng trở sai lệch không quá 10%.
\r\n\r\nI.4.13. Đối\r\nvới lưới điện tới\r\n1kV nhận điện từ máy\r\nbiến áp giảm áp; khi tính ngắn mạch,\r\nphải coi điện áp đưa vào máy biến áp là không đổi và bằng điện áp danh định\r\ncủa lưới.
\r\n\r\nI.4.14. Đối với các phần tử được bảo vệ bằng\r\ncầu chảy có tính năng hạn\r\nchế dòng điện, phải kiểm tra độ ổn định động theo dòng\r\nđiện ngắn mạch tức thời lớn nhất đi qua cầu chảy.
\r\n\r\nChọn dây dẫn và cách điện, kiểm tra kết\r\ncấu chịu lực theo lực điện\r\nđộng của dòng\r\nđiện ngắn mạch
\r\n\r\nI.4.15. Lực điện động tác động lên thanh dẫn cứng, truyền đến cách điện và kết cấu đỡ cứng phải được tính theo dòng điện\r\nngắn mạch ba pha tức thời lớn nhất, có xét đến sự lệch pha giữa các\r\ndòng điện và bỏ qua dao động cơ học của kết cấu thanh\r\ndẫn.
\r\n\r\nLực xung tác động lên dây dẫn mềm,\r\ncách\r\nđiện, đầu ra và kết cấu giữ dây\r\nđược tính theo trị số trung bình bình phương của dòng\r\nđiện ngắn mạch giữa hai pha kề nhau. Đối với dây phân pha và hệ dẫn điện mềm thì lực tương hỗ của dòng điện\r\nngắn mạch trong dây dẫn cùng\r\nmột\r\npha được xác định\r\ntheo trị số hiệu dụng\r\ncủa dòng điện ngắn mạch ba\r\npha.
\r\n\r\nPhải kiểm tra để\r\nhệ dẫn điện mềm không chập nhau.
\r\n\r\nI.4.16. Lực cơ học do dòng\r\nđiện ngắn mạch xác định\r\ntheo Điều I.4.15 truyền qua thanh\r\ndẫn\r\ncứng đến cách điện đỡ và cách điện xuyên không được vượt quá 60% lực phá\r\nhuỷ nhỏ nhất của cách điện\r\nnếu\r\nlà cách điện đơn, và không được quá 100% lực phá huỷ của\r\ncách điện nếu là cách điện\r\nkép.
\r\n\r\nNếu dùng thanh dẫn định hình gồm nhiều thanh dẹt hoặc chữ U thì ứng suất cơ\r\nhọc\r\nbằng tổng ứng suất sinh ra do lực tác động tương hỗ giữa các pha và giữa các\r\nphần tử của mỗi thanh.
\r\n\r\nỨng suất cơ học lớn nhất trong thanh dẫn cứng không được vượt quá 70% lực\r\nphá huỷ tức thời.
\r\n\r\nChọn dây dẫn theo\r\nđiều\r\nkiện\r\nphát nóng khi ngắn mạch
\r\n\r\nI.4.17. Nhiệt độ phát nóng của dây dẫn khi ngắn mạch không được vượt quá trị số cho phép trong bảng sau:
\r\n\r\n\r\n Dạng và vật liệu dẫn điện \r\n | \r\n \r\n Nhiệt độ cao nhất cho phép (oC) \r\n | \r\n
\r\n Thanh dẫn: \r\n• Đồng \r\n• Nhôm \r\n | \r\n \r\n 300 \r\n200 \r\n | \r\n
\r\n Cáp cách điện giấy tẩm dầu, điện áp tới 10kV \r\n | \r\n \r\n 200 \r\n | \r\n
\r\n Như\r\n trên, điện áp 15kV đến 220kV \r\n | \r\n \r\n 125 \r\n | \r\n
\r\n Cáp và dây dẫn ruột đồng hoặc nhôm\r\n bọc cách điện: \r\n• PVC và cao su \r\n• PE \r\n• XLPE hoặc EPR \r\n | \r\n \r\n 150 \r\n120 \r\n250 \r\n | \r\n
\r\n Dây đồng trần chịu lực kéo đến 20 N/mm2 \r\nDây đồng trần chịu lực kéo\r\n trên 20 N/mm2 \r\n | \r\n \r\n 250 \r\n200 \r\n | \r\n
\r\n Dây nhôm trần chịu lực kéo đến 10 N/mm2 \r\nDây nhôm trần chịu lực kéo\r\n trên 10 N/mm2 \r\n | \r\n \r\n 200 \r\n160 \r\n | \r\n
\r\n Phần nhôm của dây nhôm\r\n lõi thép \r\n | \r\n \r\n 200 \r\n | \r\n
I.4.18. Việc kiểm tra cáp theo điều kiện phát nóng khi ngắn mạch như đã nêu trong Điều I.4.2 được tiến\r\nhành đối với:
\r\n\r\n1. Đường cáp đơn\r\ncó tiết diện đồng nhất khi ngắn\r\nmạch ở đầu đường cáp.
\r\n\r\n2. Đường cáp đơn gồm nhiều đoạn có tiết diện khác nhau khi ngắn mạch ở đầu mỗi đoạn\r\ncáp.
\r\n\r\n3. Đường cáp gồm hai hoặc nhiều cáp đặt song song, khi ngắn mạch ở đầu cả bó cáp.
\r\n\r\nI.4.19. Khi kiểm tra ổn định nhiệt của thiết bị và dây dẫn của đường dây có thiết bị tự đóng lại tác động nhanh, phải tính đến việc tăng độ phát nóng do tăng tổng thời gian\r\ndòng ngắn mạch. Khi kiểm tra phát nóng theo điều kiện ngắn mạch, các dây\r\nphân pha được coi như một dây có tiết diện bằng tổng tiết diện các dây\r\nphân pha.
\r\n\r\nChọn thiết bị điện\r\ntheo khả năng đóng\r\ncắt
\r\n\r\nI.4.20. Để chọn\r\nmáy cắt điện trên 1kV cần thực hiện:
\r\n\r\n1. Theo khả năng cắt: phải xác định dòng điện\r\ncắt tính toán theo các điều kiện đã\r\nnêu trong các Điều I.4.5 đến Điều\r\nI.4.9.
\r\n\r\nDòng điện cắt tính toán là dòng\r\nđiện ngắn mạch hiệu dụng toàn phần (kể cả thành\r\nphần không chu kỳ) được xác định với thời gian nhả tiếp điểm máy cắt, bằng tổng thời gian cắt riêng của máy cắt (từ khi phát lệnh cắt đến khi nhả tiếp điểm dập hồ\r\nquang) cộng với thời gian dập tắt hồ quang.
\r\n\r\n2. Theo khả năng đóng: khi đó mắy cắt của máy phát điện đặt ở phía điện áp máy phát chỉ cần kiểm tra khi đóng\r\nkhông đồng bộ trong tình trạng đối pha.
\r\n\r\nI.4.21. Khi chọn cầu chảy theo khả năng cắt, phải lấy trị số hiệu dụng của dòng điện\r\nngắn mạch chu kỳ đầu làm dòng\r\nđiện cắt tính toán (bỏ qua tính năng hạn chế\r\ndòng điện của cầu chảy).
\r\n\r\nMáy cắt phụ tải và dao tạo ngắn mạch phải được chọn theo dòng điện ngắn mạch\r\ncho phép khi đóng.
\r\n\r\nI.4.22. Ngoài việc chọn theo khả năng cắt ngắn mạch, máy cắt còn phải chọn theo khả\r\nnăng cắt điện áp phục\r\nhồi\r\nquá độ (Transient recovery voltage -\r\nTRV). Khả năng cắt TRV của máy cắt phải lớn hơn trị số TRV tính toán cụ thể cho từng vị trí máy cắt trong hệ thống.
\r\n\r\nYêu cầu chọn\r\ntheo TRV\r\nchỉ áp\r\ndụng\r\nđối\r\nvới\r\nmáy cắt 500kV\r\nvà máy\r\ncắt 220kV ở đầu đường dây dài, máy cắt đầu cực máy phát điện và máy cắt đặt cạnh cuộn kháng.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\nPhạm vi áp\r\ndụng và định nghĩa
\r\n\r\nI.5.1. Chương này áp dụng cho đếm điện năng tại các công trình điện, hộ tiêu thụ điện v.v.
\r\n\r\nDụng cụ để đếm điện\r\nnăng được\r\ngọi\r\nlà công tơ điện.
\r\n\r\nHệ thống gồm có các công tơ điện, biến dòng điện,\r\nbiến điện áp và dây đấu các thiết\r\nbị trên với nhau gọi\r\nlà hệ thống đếm điện năng.
\r\n\r\nI.5.2. Công tơ thanh\r\ntoán là công tơ đếm điện năng để\r\nthanh toán tiền điện giữa hai bên mua và bán điện, bao gồm điện năng sản xuất ra, điện năng tiêu thụ của các hộ tiêu\r\nthụ điện hoặc điện năng mua bán ở ranh giới. Việc lựa chọn đặt công tơ\r\nđiện hay điện tử và việc yêu cầu truyền số liệu của công tơ đi xa thực hiện theo các quy định hiện hành.
\r\n\r\nI.5.3. Công tơ phải được lắp đặt trong khu vực quản lý của bên mua điện, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác. Vị trí lắp đặt và việc lắp đặt công tơ phải đảm bảo an toàn, mỹ quan, thuận lợi cho bên mua điện kiểm\r\ntra chỉ số công tơ và\r\nbên bán điện ghi chỉ\r\nsố công tơ.
\r\n\r\nTrường hợp điện năng có thể trao đổi theo cả hai hướng ở ranh giới thì phải đặt hai công tơ có hướng hoặc\r\nmột\r\ncông tơ đếm được cả hai hướng.
\r\n\r\nI.5.4. Công tơ kiểm tra là công tơ dùng\r\nđể theo dõi kiểm tra. Không dùng các số liệu của\r\ncông tơ kiểm tra để thanh toán.
\r\n\r\nYêu cầu chung
\r\n\r\nI.5.5. Việc đếm điện năng\r\ntác dụng\r\nphải\r\nbảo\r\nđảm\r\nxác định\r\nđược lượng điện năng tác dụng:
\r\n\r\n1. Do từng tổ máy\r\nphát điện phát ra.
\r\n\r\n2. Tự dùng trong nhà máy điện, trong các trạm điện\r\nkể\r\ncả trạm bù và trạm điờzen.
\r\n\r\n3. Do nhà máy điện\r\ncấp vào lưới truyền tải, lưới phân phối.
\r\n\r\n4. Cấp hoặc nhận của hệ\r\nthống\r\nđiện\r\nkhác.
\r\n\r\n5. Cấp cho các hộ tiêu thụ điện.
\r\n\r\nNgoài việc đếm điện năng để thanh toán tiền điện, đếm điện năng còn phải bảo đảm khả năng kiểm tra việc sử dụng điện của các hộ tiêu thụ, kiểm tra điện năng trao đổi ở ranh giới, cân đối điện năng, xây dựng các chỉ tiêu kinh tế kỹ\r\nthuật và dự báo phụ tải.
\r\n\r\nI.5.6. Việc đếm điện năng phản kháng phải đảm bảo xác định được lượng điện năng phản kháng:
\r\n\r\n1. Do từng máy phát điện\r\nphát ra.
\r\n\r\n2. Do nhà máy điện đưa vào lưới truyền tải, lưới phân phối.
\r\n\r\n3. Do các máy bù quay hoặc trạm bù tĩnh phát ra.
\r\n\r\n4. Nhận hoặc cấp cho hệ thống điện\r\nkhác.
\r\n\r\n5. Của các hộ dùng điện\r\nsản xuất kinh doanh, dịch\r\nvụ theo quy định hiện\r\nhành. Ngoài việc đếm điện năng phản kháng thanh toán, cũng phải bảo đảm chức năng kiểm tra giống như công tơ tác dụng đã\r\nnói ở Điều I.5.5.
\r\n\r\nVị trí đặt\r\ncông tơ
\r\n\r\nI.5.7. Trong nhà máy\r\nđiện, công tơ tác dụng phải được đặt ở:
\r\n\r\n1. Từng máy phát điện.
\r\n\r\n2. Từng MBA tăng áp, đặt ở phía thứ cấp, trừ cuộn cân bằng không khai thác.\r\nKhi phía thứ cấp không có máy biến dòng riêng để đếm điện năng thì đặt công tơ\r\nở phía sơ cấp đấu với điện áp máy\r\nphát.
\r\n\r\nPhía nào của MBA có trao đổi công suất thì phải đặt hai công tơ có hướng hoặc công tơ đếm được\r\ncả hai hướng.
\r\n\r\n3. Từng đường dây điện áp máy phát. Đường dây nào có trao đổi công suất thì phải đặt hai công tơ có\r\nhướng hoặc công tơ đếm được cả hai hướng.
\r\n\r\n4. Từng máy biến áp tự dùng.\r\nCông tơ đặt ở phía cao áp của máy biến áp tự\r\ndùng. Nếu đặt phía cao áp bị khó\r\nkhăn\r\nthì cho phép đặt ở phía hạ áp.
\r\n\r\n5. Từng máy phát điện\r\ntự dùng. Nếu máy phát điện tự\r\ndùng cũng có điện tự dùng riêng thì phần tự dùng này cũng phải có công tơ.
\r\n\r\nI.5.8. Trong lưới điện, công tơ tác dụng phải được đặt ở:
\r\n\r\n1. Cả hai đầu đường dây liên lạc hệ thống, mỗi đầu đặt hai công tơ có hướng hoặc\r\nmột\r\ncông tơ đếm được cả hai hướng.
\r\n\r\n2. Phía hạ áp của\r\nmáy biến áp hai cuộn\r\ndây.
\r\n\r\n3. Phía hạ áp và trung áp của máy biến áp ba cuộn dây, trừ cuộn cân bằng không\r\nđược khai thác.
\r\n\r\n4. Mỗi đầu đường dây từ trạm, trừ đường dây hạ áp cấp điện sinh hoạt và đường\r\ndây chuyên dùng đã có công tơ đặt ở cuối đường dây.
\r\n\r\n5. Mỗi máy biến áp tự dùng.
\r\n\r\nI.5.9. Công tơ thanh\r\ntoán điện năng tác dụng cho các hộ tiêu thụ phải được đặt:
\r\n\r\n1. Theo Điều I.5.3\r\nhoặc Điều\r\nI.5.8 mục 3.
\r\n\r\n2. Tại đầu vào trạm của hộ tiêu thụ nếu không có đường dây nối với trạm khác hoặc với\r\nhộ tiêu thụ khác ở điện\r\náp cấp cho hộ trên.
\r\n\r\n3. Ở phía cao áp của máy biến áp trong hộ tiêu thụ, nếu trạm này còn cấp điện hoặc nối với trạm của hộ tiêu thụ khác ở điện áp cung cấp. Khi không có máy biến dòng với cấp chính xác đúng qui định ở điện áp 35kV trở lên, cho phép đặt\r\ncông tơ ở phía hạ áp máy\r\nbiến áp.
\r\n\r\n4. Ở phía hạ áp máy biến áp, nếu phía cao áp là cầu dao phụ tải, dao cách ly tự động hoặc\r\ncầu dao cầu chảy.
\r\n\r\nI.5.10. Công tơ\r\nphản\r\nkháng phải đặt ở:
\r\n\r\n1. Máy phát điện có công suất từ 1.000kW trở lên.
\r\n\r\n2. Các cuộn dây\r\ntrung áp và hạ áp\r\nmáy biến áp\r\nvà ở các\r\nvị trí\r\ntrong trạm trung gian mà ở đó có đặt công tơ tác dụng. Nếu không có máy biến dòng với cấp chính xác đúng qui định, được phép không đặt công tơ phản kháng ở\r\nphía\r\ntrung áp máy biến áp.
\r\n\r\n3. Ở đường dây 35kV, nếu việc thanh toán tiền điện với các hộ tiêu thụ chỉ căn cứ vào công\r\ntơ tác dụng của đường dây đó.
\r\n\r\n4. Ở đầu ra máy bù hoặc lộ tổng\r\ncủa tụ điện có dung lượng 1MVAr trở lên.
\r\n\r\n5. Bên cạnh công tơ tác dụng\r\nthanh\r\ntoán của các hộ\r\nđộng lực lớn.
\r\n\r\n6. Ở các phần tử của hệ thống điện, ở các ranh giới có yêu cầu phải thanh toán\r\nhoặc theo dõi điện năng phản kháng.
\r\n\r\n7. Tại các hộ tiêu thụ có phát điện năng phản kháng\r\nthì phải đặt hai công tơ\r\nphản\r\nkháng có hướng.
\r\n\r\n8. Tại các ranh giới có trao đổi công suất, phải đặt hai công tơ phản kháng có hướng hoặc một công tơ\r\nđếm\r\nđược cả hai hướng.
\r\n\r\nYêu cầu đối\r\nvới\r\ncông tơ
\r\n\r\nI.5.11. Nắp công tơ, nắp kẹp đấu dây công tơ, nắp tủ hoặc hộp công tơ đều phải có\r\nniêm phong của cơ quan kiểm định nhà nước theo chức\r\nnăng hoặc cơ quan cung ứng điện được\r\nuỷ quyền.
\r\n\r\nI.5.12. Phải đếm điện năng tác dụng và điện năng phản kháng trong mạch 3 pha bằng\r\ncông tơ 3 pha.
\r\n\r\nI.5.13. Công tơ và các thiết bị đo đếm liên quan như biến dòng, biến điện áp phải được kiểm định\r\ntheo\r\nqui định\r\nhiện hành.
\r\n\r\nSai số của công tơ tác dụng của máy phát điện phải phù hợp với bảng I.5.1.
\r\n\r\nCác sai số này được xác định tại mức phát điện\r\ntừ 50% tới 100% công suất danh\r\nđịnh\r\ntheo cosj =1 và 0,5 ở tần số\r\nvà điện\r\náp danh định.
\r\n\r\nBảng I.5.1: Sai số cho phép của công tơ máy phát điện
\r\n\r\n\r\n Đối tượng\r\n đếm điện năng \r\n | \r\n \r\n Sai số cho phép, % \r\n | \r\n
\r\n Máy phát điện công suất đến 12MW \r\n | \r\n \r\n ±1 \r\n | \r\n
\r\n Máy phát điện công suất trên 12MW đến 100MW \r\n | \r\n \r\n ±0,7 \r\n | \r\n
\r\n Máy phát điện công suất trên 100MW \r\n | \r\n \r\n ±0,5 \r\n | \r\n
I.5.14. Công tơ thanh toán đấu qua biến dòng và biến điện áp phải phù hợp với tiêu chuẩn hiện hành và có cấp chính xác 0,5; 1 hoặc 2 đối với công tơ tác dụng và 2 hoặc\r\n2,5 đối với\r\ncông tơ phản kháng.
\r\n\r\nCác biến dòng và biến điện\r\náp cũng phải có sai số phù hợp.
\r\n\r\nĐếm điện\r\nnăng qua máy biến\r\nđiện đo lường
\r\n\r\nI.5.15. Các máy biến dòng điện và máy biến điện áp đo lường đấu nối\r\nvới\r\ncông tơ thanh toán điện năng phải có cấp chính xác không lớn hơn 0,5. Cho phép đấu máy biến điện áp có cấp chính xác không lớn hơn 1,0 vào công tơ thanh\r\ntoán điện năng có cấp chính\r\nxác 2,0.
\r\n\r\nĐối với công tơ đo đếm kỹ thuật, cho phép\r\ndùng biến dòng có cấp chính xác 1,0\r\nhoặc đấu vào biến dòng đặt sẵn bên trong máy có cấp chính xác thấp hơn 1,0, nếu để\r\nđạt cấp chính xác 1,0 thì phải\r\ncó biến dòng phụ.
\r\n\r\nKhi dùng công tơ đo đếm kỹ thuật, cho phép dùng\r\nbiến điện áp cấp chính xác\r\n1,0 và biến điện áp cấp chính\r\nxác thấp hơn\r\n1,0.
\r\n\r\nI.5.16. Nên nối công tơ vào cuộn dây riêng cho đo lường ở thứ cấp biến dòng, trường\r\nhợp cá biệt có thể kết hợp sử dụng cho đếm điện, đo điện và cho rơle ở cùng một cuộn thứ cấp biến dòng khi còn bảo đảm sai số và không làm thay đổi đặc tính của rơle.
\r\n\r\nKhi công tơ thanh toán đấu chung với các thiết bị khác sau biến dòng và biến điện áp thì\r\nphải niêm phong mạch đếm điện.
\r\n\r\nI.5.17. Phụ tải mạch thứ cấp biến điện đo lường kể cả công tơ không\r\nđược vượt quá phụ\r\ntải danh định ghi ở nhãn biến điện\r\nđo lường.
\r\n\r\nI.5.18. Tiết diện và chiều dài dây dẫn nối công tơ với biến dòng hoặc biến điện áp phải bảo\r\nđảm biến\r\nđiện đo lường hoạt động chính\r\nxác và tổn thất điện áp trong mạch điện áp tới công tơ\r\nkhông vượt quá 0,5% điện áp\r\ndanh định.
\r\n\r\nI.5.19. Không nên dùng kẹp đấu dây hoặc hàng kẹp đấu dây trong mạch đấu công tơ\r\nthanh toán đặt tại hộ tiêu thụ. Nếu bắt buộc phải dùng, thì phải niêm phong kẹp đấu dây hoặc hàng kẹp đấu dây.
\r\n\r\nI.5.20. Để đếm điện năng của máy phát điện, nên dùng biến dòng cấp chính xác 0,5 và sai số ứng với 50% đến 100% dòng điện\r\ndanh định của máy phát điện, không\r\nvượt quá trị số nêu trong bảng\r\nI.5.2.
\r\n\r\nBảng I.5.2: Sai số dòng\r\nđiện cho phép khi dòng từ 50% tới 100% trị số danh\r\nđịnh của máy phát điện.
\r\n\r\n\r\n Biến\r\n dòng \r\n | \r\n \r\n Sai\r\n số dòng, % \r\n | \r\n \r\n Sai số góc, phút \r\n | \r\n
\r\n Dùng cho máy phát công suất đến 12MW \r\n | \r\n \r\n ±\r\n 0,20 \r\n | \r\n \r\n ±\r\n 20 \r\n | \r\n
\r\n Dùng cho máy phát công suất trên\r\n 12MW \r\n | \r\n \r\n ±\r\n 0,15 \r\n | \r\n \r\n ±\r\n 10 \r\n | \r\n
I.5.21. Để cấp điện áp cho công tơ, có thể dùng mọi kiểu biến điện áp có điện áp danh định\r\nthứ cấp và sai số phù hợp\r\nvới yêu cầu của công tơ.
\r\n\r\nI.5.22. Cuộn dây thứ cấp của biến dòng trong mạch 500V trở lên phải được nối đất\r\nmột\r\ncực\r\nở hàng kẹp đấu\r\ndây.
\r\n\r\nTại biến điện áp, điểm\r\ntrung tính phía nhị thứ phải\r\nđược\r\nnối đất và chỉ nối đất\r\nở một điểm,\r\ncòn khi cuộn dây của chúng đấu tam giác thì nối đất ở\r\nmột điểm chung của các cuộn\r\ndây thứ cấp.
\r\n\r\nKhông được nối đất cuộn thứ cấp biến dòng dùng ở thanh cái điện áp đến 1kV\r\nkhông có cách điện ở cuộn sơ cấp (thanh cái và lõi thép có mang điện). Trường hợp này\r\nphải nối đất ở các mạch đấu bên ngoài\r\ncuộn thứ cấp.
\r\n\r\nNgoài công tơ, nếu mạch thao tác hoặc mạch hoà đồng bộ cũng đấu vào nhị thứ\r\ncủa biến điện áp thì cho phép thay nối đất trực tiếp cuộn thứ cấp bằng nối đất qua cầu chảy đánh thủng.
\r\n\r\nI.5.23. Biến điện\r\náp đến\r\n35kV nên có cầu chảy bảo vệ phía sơ cấp.
\r\n\r\nTrước công tơ thanh toán nên có hộp kẹp đấu dây chuyên dùng để có thể nối ngắn\r\nmạch cuộn thứ cấp biến dòng trước\r\nkhi tháo mạch dòng khỏi công tơ.
\r\n\r\nI.5.24. Khi trạm có nhiều hệ thanh cái và mỗi hệ đều có biến điện áp, ở mọi mạch đấu phải có khóa chuyển\r\nmạch để chuyển mạch áp công tơ\r\nkhi cần.
\r\n\r\nI.5.25. Mạch công tơ ở nhà máy điện và các trạm trung gian phải có hàng kẹp đấu dây riêng hoặc một đoạn\r\nriêng ở hàng kẹp đấu\r\ndây chung.
\r\n\r\nI.5.26. Ngăn lộ biến điện áp cấp điện cho công tơ nếu có cầu chảy thì phải có lưới thép hoặc\r\ncửa có chỗ để niêm phong.
\r\n\r\nTay truyền động\r\ndao cách ly phía sơ cấp cũng phải có\r\nchỗ niêm phong.
\r\n\r\nĐặt và đấu\r\ndây vào công tơ
\r\n\r\nI.5.27. Công tơ phải đặt thẳng đứng ở nơi khô ráo, nhiệt độ xung quanh thường xuyên không quá 45oC, thuận tiện cho việc đọc\r\nchỉ số, kiểm tra và treo tháo.
\r\n\r\nKhi đặt ngoài trời, công tơ phải đặt trong tủ hoặc hộp bằng sắt hoặc composit.\r\nNếu bằng sắt, thì phải tiếp địa vỏ tủ hoặc hộp, trừ trường hợp mạch điện trong\r\ntủ hoặc hộp đã\r\ncó cách điện kép. Hộp công\r\ntơ phải\r\ncó cấp bảo vệ\r\nIP43.
\r\n\r\nCông tơ thanh toán nếu đặt ở địa phận của người dùng điện, thì dự đặt ở trong nhà cũng\r\nphải\r\nđể trong hộp bảo\r\nvệ.
\r\n\r\nCho phép đặt công tơ ở hành lang gian phân phối của nhà máy điện và trạm\r\nđiện.
\r\n\r\nĐối với công tơ thanh toán điện sinh hoạt, có thể treo trên cột, ngoài nhà hoặc trong nhà, nhưng phải để trong hộp có niêm phong và bảo đảm tính khách quan cho cả bên mua và bên bán.
\r\n\r\nCông tơ tại hộ mua bán điện lớn phải\r\nđặt\r\ntrong hộp hoặc tủ riêng có khóa, niêm phong, cặp chì. Các cuộn thứ cấp đo lường cấp điện cho công tơ phải là cuộn riêng biệt. Cáp nối từ thiết bị đo lường đến công tơ phải là cáp riêng và có bọc kim và\r\nphải\r\ncó niêm phong, cặp chì tại các vị\r\ntrí đấu nối.
\r\n\r\nI.5.28. Phải đặt công tơ ở bảng điện, tủ điện hoặc trong hộp vững chắc. Cho phép đặt công tơ trên bảng kim loại, bảng đá hoặc bảng nhựa. Không đặt công tơ\r\ntrên\r\nbảng gỗ.
\r\n\r\nHộp đấu dây công tơ đặt\r\ncách mặt sàn từ 1,4 đến 1,7m.
\r\n\r\nI.5.29. Những nơi dễ bị va chạm, bụi bẩn, nhiều người qua lại hoặc dễ bị tác động từ\r\nbên ngoài, công tơ phải được đặt trong tủ hoặc hộp có khóa, có niêm phong, có cửa sổ\r\nkính nhìn rõ mặt số công tơ.
\r\n\r\nCó thể đặt chung nhiều công tơ vào một tủ hoặc hộp, hoặc đặt chung với biến dòng hạ\r\náp.
\r\n\r\nI.5.30. Việc đấu dây vào công tơ phải theo các yêu cầu nêu trong Chương II.1 - Phần II\r\nvà Chương IV.4 - Phần IV.
\r\n\r\nI.5.31. Dây đấu mạch công tơ được nối kể\r\ncả nối hàn.
\r\n\r\nI.5.32. Đoạn dây đấu sát công tơ phải để dư ra ít nhất 120mm. Vỏ dây trung tính trước công tơ phải có mầu dễ phân biệt trên một đoạn 100mm.
\r\n\r\nI.5.33. Khoảng\r\ncách giữa phần dẫn điện trên bảng điện có đặt công tơ và biến dòng phải\r\ntheo các yêu cầu nêu trong Điều III.1.14 - Phần III.
\r\n\r\nI.5.34. Trong lưới hạ áp, khi đặt công tơ và biến dòng ở gian nguy hiểm hoặc rất nguy\r\nhiểm,\r\nphải nối vỏ công\r\ntơ và vỏ biến dòng với dây nối đất\r\n(dây trung tính) bằng dây dẫn\r\nđồng riêng\r\nbiệt.
\r\n\r\nI.5.35. Khi có 2 công tơ trở lên đặt gần nhau,\r\nphải\r\ncó nhãn ghi địa\r\nchỉ từng công tơ.
\r\n\r\nTrong nhà máy điện hoặc trạm điện có 2 công tơ trở lên, phải có nhãn ghi địa chỉ từng\r\ncông tơ.
\r\n\r\nCông tơ kiểm tra (kỹ thuật)
\r\n\r\nI.5.36. Trong xí\r\nnghiệp công nghiệp, cơ quan,\r\nnhà máy điện và trạm điện nên thực hiện\r\nviệc\r\nđếm điện năng kiểm tra.
\r\n\r\nKhi đặt công tơ kiểm tra\r\nkhông cần thoả thuận\r\nvới\r\ncơ quan cung ứng điện.
\r\n\r\nI.5.37. Trong nhà máy điện, nên đặt công tơ kiểm tra cho từng mạch phát điện và từng mạch tự dùng.
\r\n\r\nI.5.38. Trong trạm điện, nên đặt công tơ kiểm tra cho mạch tổng ở các cấp điện áp, tại các mạch không có công tơ thanh toán mà cần phải\r\nkiểm tra.
\r\n\r\nI.5.39. Trong xí nghiệp,\r\nnên đặt công tơ kiểm tra từng phân xưởng, từng dây chuyền sản xuất để hạch toán nội bộ và xác định định mức điện năng cho đơn vị sản phẩm.
\r\n\r\nKhi công tơ thanh toán đặt tại đầu đường dây của trạm hoặc nhà máy điện cấp cho\r\nxí nghiệp thì cho phép đặt công tơ kiểm tra tại đầu\r\nvào xí nghiệp.
\r\n\r\nI.5.40. Công tơ kiểm tra, biến dòng, biến điện áp kiểm tra trong hộ tiêu thụ là tài sản của bên mua điện và do bên mua điện quản lý. Công tơ kiểm tra phải thoả mãn các\r\nyêu cầu của Điều\r\nI.5.13 và I.5.16.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\nPhạm vi áp\r\ndụng
\r\n\r\nI.6.1. Chương này áp dụng cho việc đo điện bằng dụng cụ đo cố định, không áp dụng cho việc\r\nđo điện trong phòng thí nghiệm,\r\nđo điện\r\nbằng dụng cụ\r\nxách tay và dụng cụ đo chế độ\r\nsự cố.
\r\n\r\nI.6.2. Các dụng cụ đo điện, ngoài việc thoả mãn các qui định trong\r\nchương này còn\r\nphải thoả mãn các yêu cầu của nhà chế tạo.
\r\n\r\nYêu cầu chung
\r\n\r\nI.6.3. Dụng cụ\r\nđo điện phải\r\nbảo đảm các yêu cầu\r\ncơ bản sau đây:
\r\n\r\n1. Dụng cụ chỉ\r\nthị hoặc tự ghi phải có cấp\r\nchính xác 1,0 - 2,5.
\r\n\r\nAmpemét không có số không\r\n(0) ở thang\r\nđo, lắp ở trạm phân\r\nphối hạ áp và động cơ\r\nđiện, cho phép có cấp chính xác 4.
\r\n\r\n2. Cấp chính xác của sun, điện trở phụ và biến điện đo lường không được nhỏ hơn trị số ghi ở bảng I.6.1.
\r\n\r\nBảng I.6.1: Cấp\r\nchính xác của sun, điện trở phụ\r\nvà biến điện đo lường
\r\n\r\n\r\n Cấp\r\n chính xác của dụng cụ đo \r\n | \r\n \r\n Cấp\r\n chính xác của sun và điện trở phụ \r\n | \r\n \r\n Cấp\r\n chính xác của biến \r\nđiện\r\n đo lường \r\n | \r\n
\r\n 1 \r\n1,5 \r\n2,5 \r\n4 \r\n | \r\n \r\n 0,5 \r\n0,5 \r\n0,5 \r\n- \r\n | \r\n \r\n 0,5 \r\n0,5 \r\n1 \r\n3 \r\n | \r\n
3. Giới hạn của vạch đo trên thang đo hoặc giới hạn các số hiển thị phải thoả mãn\r\nđo\r\nđược toàn bộ các trị số của đại\r\nlượng cần đo.
\r\n\r\nI.6.4. Việc đấu cuộn dòng điện\r\ncủa dụng cụ đo và thiết bị bảo vệ với cuộn thứ cấp của biến\r\ndòng cấp điện cho công tơ thanh toán phải theo qui định ở Điều I.5.17.
\r\n\r\nI.6.5. Tại trạm phân phối hạ áp không có người trực, cho phép không đặt dụng cụ đo điện chỉ thị nhưng phải có chỗ để đấu dụng cụ kiểm tra hoặc kẹp được Ampe\r\nkìm.
\r\n\r\nI.6.6. Dụng cụ đo điện loại kim chỉ thị phải có vạch đỏ chỉ trị số vận hành định mức\r\ntrên thang đo.
\r\n\r\nI.6.7. Dụng cụ đo điện có vạch “không” ở giữa thang đo thì phải có ghi rõ hướng ở hai phía\r\nvạch\r\n“không”.
\r\n\r\nI.6.8. Dụng cụ đo điện phải có nhãn xác\r\nđịnh\r\nđiểm đo, trừ trường hợp để cạnh điểm đo trên sơ đồ nổi.
\r\n\r\nI.6.9. Ngoài việc hiển thị đại lượng đo trên mặt\r\nđồng hồ tại chỗ, trong trường hợp riêng,\r\nđại lượng đó cần được tự ghi hoặc đưa vào bộ nhớ hoặc truyền tới vị trí đo xa, thực hiện\r\ntheo yêu cầu của quy trình vận hành.
\r\n\r\nĐo dòng điện
\r\n\r\nI.6.10. Phải đo dòng\r\nđiện xoay chiều tại:
\r\n\r\n1. Các mạch cần kiểm tra\r\nquá trình vận hành một cách có hệ thống.
\r\n\r\n2. Các máy phát điện, đầu đường dây hoặc phụ tải trung cao áp, đầu đường dây hoặc phụ\r\ntải hạ áp quan trọng.
\r\n\r\n3. Các mạch\r\nthứ\r\ncấp\r\nhoặc sơ\r\ncấp của máy\r\nbiến áp\r\ncó dung\r\nlượng\r\ntừ 1MVA trở lên.
\r\n\r\nTrong mạch của cuộn\r\ndập\r\nhồ quang\r\nphải\r\ncó chỗ để\r\nđấu\r\nAmpemét tự ghi hoặc xách tay.
\r\n\r\nI.6.11. Phải đặt Ampemét tự ghi nếu quá trình công\r\nnghệ yêu cầu.
\r\n\r\nI.6.12. Phải đo dòng\r\nđiện một chiều tại:
\r\n\r\n1. Các mạch của máy phát\r\nđiện\r\nmột\r\nchiều và bộ chỉnh lưu.
\r\n\r\n2. Mạch ắcquy, pin mặt\r\ntrời.
\r\n\r\n3. Mạch kích thích máy phát, máy bù và\r\nđộng cơ đồng bộ.
\r\n\r\nI.6.13. Phải đặt 3 Ampemét cho:
\r\n\r\n• Máy phát điện xoay chiều\r\n3 pha có công suất danh định từ 200kW trở lên.
\r\n\r\n• Đường dây tải điện có điều khiển\r\ntừng\r\npha.
\r\n\r\n• Đường dây có bù dọc.
\r\n\r\n• Đường dây có thể vận\r\nhành lâu dài ở chế độ không\r\ntoàn pha.
\r\n\r\n• Đường dây 500kV.
\r\n\r\n• Đường dây cấp cho lò điện hồ\r\nquang.
\r\n\r\nCho phép đặt một Ampemét với khóa chuyển mạch để đo 3 pha với máy phát điện\r\ncó công suất tới 200kW.
\r\n\r\nI.6.14. Khi chọn Ampemét và biến dòng, phải tính đến khả năng quá tải tạm thời của mạch động cơ khi khởi động. Biến dòng không được bão hoà và Ampemét phải chịu được dòng khởi động.
\r\n\r\nI.6.15. Ampemét một chiều phải có thang đo hai phía hoặc công tắc đảo cực nếu dòng điện\r\nđo có\r\nthể đổi chiều.
\r\n\r\nI.6.16. Có thể đấu Ampemét xoay chiều trực tiếp vào thanh cái hoặc dây dẫn, chỉ đấu Ampemét\r\nxoay chiều qua biến dòng nếu không đấu trực\r\ntiếp được.
\r\n\r\nI.6.17. Khi đấu trực tiếp Ampemét vào mạch trên 1kV xoay chiều và trên 500V một chiều, phải\r\nbảo\r\nđảm các điều kiện sau:
\r\n\r\n1. An toàn cho người quản lý vận hành, thí nghiệm và sửa chữa, thuận tiện cho việc đọc chỉ số, đồng thời tuân theo đúng qui định về an toàn điện hiện hành.
\r\n\r\n2. Cách ly phần mang điện của Ampemét với đất bằng cách điện chịu được điện áp tương ứng, hoặc đặt trực tiếp vào đoạn thanh dẫn giữa hai sứ cách điện kề\r\nnhau và bảo đảm khoảng cách pha - pha và pha - đất của Ampemét.
\r\n\r\n3. Đế Ampemét phải sơn màu đỏ và trên mặt thang đo phải có ký hiệu màu đỏ chỉ điện áp cao.
\r\n\r\nI.6.18. Ampemét đặt tại\r\nthiết bị điện một chiều có thể đấu trực\r\ntiếp hoặc đấu qua sun.
\r\n\r\nĐo điện áp và kiểm\r\ntra cách điện
\r\n\r\nI.6.19. Phải đặt\r\ndụng cụ\r\nđo điện áp ở:
\r\n\r\n1. Từng phân đoạn thanh cái điện áp xoay chiều hoặc một chiều khi phân đoạn đó\r\ncó thể\r\nlàm việc riêng biệt.
\r\n\r\nCho phép đặt một\r\nvônmét với khóa chuyển mạch để\r\nđo nhiều vị trí pha.
\r\n\r\nTại trạm phân phối\r\nhạ áp, có thể chỉ đo\r\nđiện áp hạ áp nếu\r\nkhông có biến điện áp phía cao áp.
\r\n\r\n2. Mạch xoay chiều\r\nvà một\r\nchiều của máy phát điện, máy\r\nbù đồng bộ.
\r\n\r\n3. Trong mạch kích thích của máy điện đồng bộ công suất\r\ntừ 1MW trở lên. Không bắt buộc đối với máy phát thuỷ điện.
\r\n\r\n4. Tổ ắcquy, máy nạp và phụ nạp.
\r\n\r\n5. Trong mạch của\r\ncuộn dập hồ quang.
\r\n\r\nI.6.20. Tại các điểm nút kiểm tra của hệ thống điện, vônmét phải có cấp chính xác\r\nkhông lớn hơn 1,0.
\r\n\r\nI.6.21. Trong lưới\r\nđiện\r\n3 pha, thông thường đặt\r\ndụng\r\ncụ đo\r\nmột\r\nđiện\r\náp dây.
\r\n\r\nTrong lưới điện trên 1kV có trung tính nối đất hiệu quả\r\n(xem Điều I.7.16) được phép\r\nđo\r\n3 điện áp dây bằng một dụng cụ\r\nđo có khóa chuyển mạch.
\r\n\r\nI.6.22. Phải đặt bộ kiểm tra cách điện trong lưới điện trên 1kV có dòng điện\r\nchạm đất nhỏ, trong lưới điện\r\nđến 1kV có trung tính cách ly và trong lưới điện một chiều có điểm giữa cách ly. Bộ kiểm tra cách điện có thể là đồng hồ chỉ thị, dụng cụ\r\nhoạt động theo nguyên lý rơle (hệ thống tín hiệu\r\nâm thanh, ánh sáng) hoặc phối\r\nhợp\r\ncả hai loại trên.
\r\n\r\nBộ kiểm tra cách điện phải đạt\r\ncác yêu cầu sau:
\r\n\r\n• Bảo đảm phát hiện chạm đất khi lưới vận hành riêng rẽ cũng như khi có liên hệ\r\nqua máy biến áp đấu sao - tam giác.
\r\n\r\n• Bảo đảm tâm chạm đất dễ dàng trong trường hợp trạm có hoặc không có người trực.
\r\n\r\n• Khi cần, phải có báo tín hiệu âm thanh, ánh sáng tại chỗ hoặc truyền về trung tâm điều khiển.
\r\n\r\nI.6.23. Bộ kiểm tra cách điện trong lưới đến 1kV và trong lưới\r\nđiện một chiều phải xác định được trị số điện trở cách điện, khi cần có kèm báo tín hiệu âm thanh, ánh\r\nsáng khi mức cách điện giảm thấp dưới\r\ntrị số đặt.
\r\n\r\nI.6.24. Không cần đặt bộ kiểm tra cách điện ở mạch điện một chiều đơn giản và không quan\r\ntrọng, các mạch một chiều điện\r\náp tới 48V.
\r\n\r\nPhải định kỳ\r\nkiểm tra cách điện các mạch\r\nnày bằng vônmét.
\r\n\r\nI.6.25. Cho phép dùng\r\nvônmét để kiểm tra định kỳ cách điện mỗi cực với đất của các\r\nmạch kích thích các máy điện quay.
\r\n\r\nCó thể dùng một vônmét có khóa chuyển mạch để kiểm tra cách điện một số\r\nđiểm\r\ntrên mạch kích thích.
\r\n\r\nI.6.26. Phải dùng biến điện áp một pha hoặc ba pha năm trụ để đấu vônmét kiểm tra cách điện. Cuộn cao áp của biến điện áp phải đấu hình sao có trung tính nối đất.
\r\n\r\nĐể cấp điện cho cả mạch kiểm tra cách điện và mạch đo lường từ một biến điện áp thì cần phải có hai cuộn thứ cấp, một cuộn đấu hình sao và một cuộn đấu tam giác hở.
\r\n\r\nĐo công suất
\r\n\r\nI.6.27. Phải đo công\r\nsuất theo các yêu cầu sau:
\r\n\r\n1. Đo công suất tác dụng và công suất phản kháng cho từng máy phát điện. Đối với máy phát điện 100MW trở lên, phải dùng đồng hồ có cấp chính xác 1,0.
\r\n\r\n2. Đo công suất tác dụng đối với từng máy biến áp và đường dây 6kV trở lên cấp\r\nđiện tự dùng cho nhà máy điện.
\r\n\r\n3. Đo công suất phản\r\nkháng của máy bù đồng bộ và tụ\r\nbù 25MVAr trở lên.
\r\n\r\n4. Đo công suất tác dụng và công suất phản kháng của MBA tăng áp hai cuộn dây\r\ncủa\r\nnhà máy điện.
\r\n\r\nĐo công suất tác dụng và công suất phản kháng ở phía hạ áp và trung áp của MBA tăng áp ba cuộn dây (kể cả máy biến áp tự ngẫu có sử dụng cuộn dây thứ\r\nba) của nhà máy điện. Đối với MBA làm việc trong khối với máy phát điện,\r\nviệc\r\nđo công suất phía hạ áp thực hiện ở mạch\r\nmáy phát điện.
\r\n\r\n5. Tại các trạm biến áp giảm\r\náp, đo công suất tác dụng và công suất phản\r\nkháng cho từng máy biến áp 110kV trở lên, đối với các máy biến áp khác chỉ cần đo công\r\nsuất tác dụng.
\r\n\r\nĐối với máy biến áp\r\nba cuộn dây giảm\r\náp - đo phía trung áp và hạ áp.
\r\n\r\nĐối với máy biến áp\r\nhai cuộn dây giảm áp - đo phía hạ áp.
\r\n\r\nKhông cần đo công suất các máy biến áp phân phối hạ áp. Tại những máy biến áp khống chế\r\ncông suất theo mùa thì phải có chỗ đấu đồng hồ\r\ndi động.
\r\n\r\n6. Đường dây 110kV trở lên có dòng công suất từ hai phía, kể cả máy cắt mạch vòng - đo công suất tác dụng và phản kháng.
\r\n\r\n7. Phải dự kiến vị trí đấu dụng cụ di động đo công suất tại các điểm cần kiểm\r\ntra định kỳ dòng công suất\r\ntác dụng và phản kháng.
\r\n\r\nI.6.28. Phải dùng\r\ndụng cụ\r\nđo có\r\nthang đo hai phía\r\nđối\r\nvới\r\nmạch có hướng công suất thay đổi.
\r\n\r\nĐo tần số
\r\n\r\nI.6.29. Phải đo tần số\r\nở:
\r\n\r\n1. Mỗi phân đoạn của thanh cái điện áp máy phát điện.
\r\n\r\n2. Tại đầu ra máy phát điện\r\ncủa\r\nkhối.
\r\n\r\n3. Mỗi hệ thống thanh cái điện\r\náp cao của nhà máy điện.
\r\n\r\n4. Các nút có khả năng phân chia hệ thống điện ra các phần làm việc không đồng bộ.
\r\n\r\nI.6.30. Phải đặt tần số\r\nkế tự ghi ở:
\r\n\r\n1. Nhà máy điện có công\r\nsuất\r\ntừ 200MW trở lên trong hệ thống.
\r\n\r\n2. Nhà máy điện có công\r\nsuất\r\ntừ 6MW trở lên vận hành\r\nđộc\r\nlập.
\r\n\r\nI.6.31. Sai số tuyệt đối của tần số\r\nkế tự ghi ở các nhà máy điện tham\r\ngia điều tần không được\r\nquá ±0,1Hz.
\r\n\r\nĐo lường khi hoà đồng bộ
\r\n\r\nI.6.32. Để hoà đồng bộ\r\nchính xác, cần có những dụng\r\ncụ sau đây:
\r\n\r\n• Hai vônmét hoặc một vônmét kép.
\r\n\r\n• Đồng bộ kế hoặc\r\nvônmét chỉ không.
\r\n\r\n• Hai tần số kế hoặc\r\nmột\r\ntần số kế kép.
\r\n\r\n• Rơle chống hoà sai (rơle hoà đồng\r\nbộ).
\r\n\r\nĐặt dụng cụ đo\r\nđiện
\r\n\r\nI.6.33. Phải đặt dụng cụ đo điện trên bảng kim loại hoặc bảng cách điện, trừ bảng gỗ. Thông\r\nthường phải đặt dụng cụ đo điện\r\nở trong nhà, chỉ được đặt ngoài trời\r\nkhi nhà chế tạo cho phép.
\r\n\r\nChiều cao lắp đặt phải cách sàn từ 1,2m đến 2,0m. Đối với loại có độ chính xác cao hoặc thang đo có bước đo nhỏ thì không được đặt cao quá 1,7m.
\r\n\r\nDụng cụ tự\r\nghi được\r\nđặt\r\nsao cho đường tim ngang\r\ncủa\r\nchúng cách sàn từ 0,6m đến 2,0m.
\r\n\r\nI.6.34. Không phải nối đất vỏ dụng cụ đo điện lắp trên kết cấu kim loại đã được nối đất.
\r\n\r\nI.6.35. Dụng cụ đo điện phải đặt ở môi trường xung quanh phù hợp với yêu cầu của nhà chế tạo hoặc ở chỗ dễ đọc, đủ ánh sáng, mặt kính không bị lóa do phản chiếu.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\nPhạm vi áp\r\ndụng và định nghĩa
\r\n\r\nI.7.1. Chương này áp dụng cho thiết kế và lắp đặt trang bị nối đất của các thiết bị điện làm\r\nviệc với điện xoay chiều hoặc một chiều ở mọi cấp điện áp.
\r\n\r\nI.7.2. Hiện tượng chạm đất là hiện tượng tiếp xúc giữa bộ phận mang điện của thiết bị điện\r\nvới\r\nkết\r\ncấu không cách điện với đất, hoặc trực\r\ntiếp với đất.
\r\n\r\nHiện tượng chạm vỏ là hiện tượng chạm điện xảy ra trong các máy\r\nmóc, thiết bị giữa các bộ phận mang\r\nđiện với vỏ thiết bị\r\nđã được nối đất.
\r\n\r\nI.7.3. Trang bị nối đất là tập hợp những điện cực\r\nnối\r\nđất và dây nối đất.
\r\n\r\nI.7.4. Điện cực nối đất là các vật dẫn điện hay nhóm các vật dẫn điện được liên kết với nhau,\r\nchôn dưới đất và tiếp xúc trực tiếp với đất.
\r\n\r\nI.7.5. Dây nối đất là dây hoặc thanh dẫn bằng kim loại để nối các bộ phận cần nối đất\r\ncủa\r\nthiết bị điện với điện cực\r\nnối\r\nđất.
\r\n\r\nI.7.6. Nối đất cho bộ phận nào đó của thiết bị điện là nối bộ phận đó với trang bị nối đất.
\r\n\r\nI.7.7. Điện áp với đất khi chạm vỏ là điện áp giữa vỏ với vùng đất có điện thế bằng không.
\r\n\r\nI.7.8. Điện áp trên trang bị nối đất là điện áp giữa điểm\r\ndòng điện đi vào cực nối đất\r\nvà vùng điện thế "không" khi có dòng điện từ điện cực\r\nnối\r\nđất tản vào đất.
\r\n\r\nI.7.9. Vùng điện thế "không" là vùng đất ở ngoài phạm vi của vùng tản của dòng\r\nđiện chạm đất.
\r\n\r\nI.7.10. Điện trở của trang bị nối đất (điện trở nối đất) là tổng điện trở của các điện cực nối đất,\r\ndây nối đất và điện trở tiếp xúc giữa chúng.
\r\n\r\nI.7.11. Dòng điện chạm đất là dòng điện truyền xuống đất\r\nqua điểm chạm đất.
\r\n\r\nI.7.12. Thiết bị điện có dòng\r\nđiện chạm đất lớn là thiết bị có điện áp cao hơn 1kV và\r\ndòng điện chạm đất một\r\npha lớn hơn 500A.
\r\n\r\nI.7.13. Thiết bị điện có dòng điện\r\nchạm đất nhỏ là thiết bị có điện áp cao hơn 1kV và dòng điện chạm đất một pha nhỏ hơn hay bằng\r\n500A.
\r\n\r\nI.7.14. Trung tính nối đất trực tiếp là điểm trung tính của máy biến áp hoặc của máy\r\nphát điện được nối trực tiếp với trang bị nối đất hoặc được nối với đất qua một điện trở nhỏ (thí dụ như máy biến dòng v.v.).
\r\n\r\nI.7.15. Trung tính cách ly là điểm trung tính của máy biến áp hoặc của máy phát điện không được nối với trang bị nối đất hoặc được nối với trang bị nối đất qua các thiết bị tín hiệu, đo lường, bảo vệ, cuộn dập hồ quang đã được nối đất hoặc thiết\r\nbị tương tự khác có điện trở lớn.
\r\n\r\nI.7.16. Trung tính nối đất hiệu quả là trung tính của mạng điện ba pha điện áp lớn hơn 1kV có hệ số quá điện\r\náp khi ngắn mạch chạm đất không lớn hơn 1,4.
\r\n\r\nHệ số quá điện áp khi ngắn mạch chạm đất trong mạng điện ba pha là tỷ số giữa điện áp của pha không bị sự cố khi có ngắn mạch chạm\r\nđất\r\nvà điện áp pha đó trước khi có ngắn mạch chạm đất.
\r\n\r\nI.7.17. Dây trung tính là dây dẫn của mạch điện nối trực tiếp với điểm trung tính của máy\r\nbiến áp hoặc của máy phát điện.
\r\n\r\na. Dây trung tính làm việc (còn gọi là dây "không" làm\r\nviệc) là dây dẫn để cấp điện cho thiết bị điện.
\r\n\r\nTrong lưới điện ba pha 4 dây, dây này được nối với điểm trung tính nối\r\nđất\r\ntrực tiếp của máy\r\nbiến áp hoặc máy phát điện.
\r\n\r\nVới nguồn điện một pha, dây trung tính làm việc được nối với đầu ra nối đất trực\r\ntiếp.
\r\n\r\nVới nguồn điện một chiều, dây này được nối vào điểm giữa nối đất trực tiếp của nguồn.
\r\n\r\nĐây cũng là dây cân bằng nối đất có nhiệm vụ dẫn dòng\r\nđiện về khi phụ tải trên các pha không cân bằng.
\r\n\r\nb. Dây trung tính bảo vệ (còn gọi là dây "không" bảo vệ) ở các thiết bị điện đến
\r\n\r\n1kV là dây dẫn để nối những bộ phận cần nối với điểm trung tính nối đất trực tiếp\r\ncủa máy\r\nbiến áp hoặc máy phát trong lưới điện\r\nba pha.
\r\n\r\nĐối với nguồn\r\nmột\r\npha, dây này được\r\nnối\r\nvới\r\nmột\r\nđầu\r\nra trực tiếp nối đất.
\r\n\r\nĐối với nguồn một chiều, dây này được nối vào điểm giữa nối đất trực tiếp của nguồn.
\r\n\r\n(Xem Phụ lục 1.7.1)
\r\n\r\nI.7.18. Cắt bảo vệ là cắt tự động bằng hệ thống bảo vệ tất cả các pha hoặc các cực khi\r\ncó sự\r\ncố xảy ra tại một bộ phận trong lưới điện với thời gian cắt không quá\r\n0,2 giây tính từ thời điểm\r\nphát sinh dòng chạm đất một pha.
\r\n\r\nI.7.19. Cách điện kép là sự phối hợp giữa cách điện làm việc (chính) và cách điện bảo vệ (phụ) (xem Điều I.1.46 ữ 48). Việc phối hợp này phải đảm bảo sao cho khi có hư hỏng ở một trong hai lớp cách điện thì cũng không gây nguy hiểm khi tiếp xúc.
\r\n\r\nYêu cầu chung
\r\n\r\nI.7.20. Thiết bị điện có điện áp đến 1kV và cao hơn phải có một trong các biện pháp bảo vệ sau đây: nối đất, nối trung tính, cắt bảo vệ, máy biến áp cách ly, dụng\r\nđiện áp thấp, cách điện\r\nkép, đẳng áp nhằm mục đích\r\nđảm bảo\r\nan toàn cho người trong các chế độ làm việc của lưới điện, bảo vệ chống sét cho thiết bị điện,\r\nbảo\r\nvệ quá điện áp nội bộ.
\r\n\r\nĐể nối đất cho thiết bị điện, ưu tiên sử dụng nối đất tự nhiên, như các kết cấu kim loại, cốt thép của kết cấu bêtông,\r\ncác ống dẫn bằng kim loại đặt dưới đất\r\ntrong trường hợp quy phạm cho phép, trừ ống dẫn chất láng dễ cháy, khí và\r\nhỗn hợp chất\r\ncháy nổ v.v.
\r\n\r\nNếu sử dụng các kết cấu kim loại này có điện trở nối đất đáp ứng được yêu cầu theo\r\nqui định về\r\nnối đất\r\nthì không cần đặt trang\r\nbị nối đất riêng.
\r\n\r\nI.7.21. Nên sử dụng một trang bị nối đất chung cho các thiết bị điện có chức\r\nnăng khác nhau và điện áp khác nhau. Ngoại trừ một số trường\r\nhợp chỉ được phép khi đáp ứng những yêu cầu\r\nriêng đã quy định\r\ncủa\r\nquy phạm này.
\r\n\r\nĐiện trở của trang bị nối đất chung phải thoả mãn các yêu cầu của thiết bị và bắt buộc phải nhỏ hơn hoặc bằng điện trở nhỏ nhất của một trong các thiết bị\r\nđó.
\r\n\r\nI.7.22. Khi thực hiện nối đất hoặc cắt bảo vệ theo yêu cầu của quy phạm này gặp khó khăn về kỹ thuật hoặc khó thực hiện được, cho phép sử dụng các thiết bị điện có\r\nsàn cách điện
\r\n\r\nCấu tạo của sàn cách điện phải đảm bảo là chỉ khi đứng trên sàn cách điện mới\r\ncó thể tiếp xúc được\r\nvới bộ phận không nối đất. Ngoài ra phải loại trừ khả năng tiếp xúc đồng thời giữa các phần không nối đất của thiết bị này với phần có nối đất\r\ncủa thiết bị khác hoặc với các phần kết\r\ncấu của toà nhà.
\r\n\r\nI.7.23. Đối với lưới điện đến 1kV có trung tính nối đất trực\r\ntiếp phải đảm bảo\r\nkhả\r\nnăng\r\ntự động cắt\r\nđiện\r\nchắc chắn, với thời gian cắt\r\nngắn\r\nnhất\r\nnhằm cách ly phần tử bị hư hỏng ra khỏi lưới điện khi có hiện tượng chạm điện trên các bộ phận được nối đất. Để đảm bảo yêu cầu trên, điểm trung tính của máy biến áp phía hạ áp đến 1kV phải được nối với cực nối đất bằng dây nối đất; với lưới điện một chiều ba dây thì dây giữa phải được nối đất trực tiếp. Vỏ của các thiết bị này phải được nối với dây trung tính nối đất. Khi vỏ của thiết bị không nối với dây\r\ntrung tính nối đất thì không được phép nối đất\r\nvỏ thiết bị đó.
\r\n\r\nI.7.24. Đối với\r\nmáy biến áp có trung tính cách ly và\r\nmáy biến áp có cuộn dập\r\nhồ quang với điện áp cao hơn 1kV phải đảm bảo khả năng phát hiện và xác định\r\nnhanh chúng phần tử bị hư hỏng bằng cách đặt thiết\r\nbị kiểm tra điện áp từng pha và phân đoạn lưới điện, khi cần thiết, phải có tín hiệu chọn lọc hoặc bảo vệ\r\nđể báo tín hiệu hay cắt tự động những\r\nphần\r\ntử bị hư hỏng.
\r\n\r\nI.7.25. Đối với thiết bị điện điện áp đến 1kV, cho phép sử dụng điểm trung\r\ntính nối đất trực\r\ntiếp hoặc cách ly.
\r\n\r\nNên áp dụng kiểu trung tính cách ly cho thiết bị điện khi có yêu cầu an toàn cao, với\r\nđiều\r\nkiện:
\r\n\r\na. Các thiết bị này phải đặt thiết bị bảo vệ kết hợp với kiểm tra cách điện của lưới\r\nđiện, có thể sử dụng áptômát\r\nhoặc cầu chảy để bảo vệ.
\r\n\r\nb. Có thể phát hiện nhanh và sửa chữa kịp thời khi có chạm đất hoặc có thiết bị tự động cắt bộ phận chạm đất.
\r\n\r\nTrong lưới điện xoay chiều 3 pha 4 dây hoặc lưới điện một chiều 3 dây, bắt\r\nbuộc phải nối đất\r\ntrực tiếp điểm trung tính.
\r\n\r\nĐối với thiết bị điện 3 pha điện áp danh định 500V hoặc 660V phải cách ly\r\nđiểm\r\ntrung tính.
\r\n\r\nI.7.26. Lưới điện 3 pha hoặc 1 pha điện áp đến 1kV trung tính cách ly có liên hệ với lưới điện có điện áp cao hơn 1kV qua máy biến áp, phải đặt thiết bị bảo vệ\r\nđánh\r\nthủng cách điện tại điểm trung tính hoặc tại dây pha điện áp thấp của máy biến áp để đề phòng nguy hiểm khi bị hư hỏng cách điện giữa cuộn dây cao áp và cuộn dây hạ áp.
\r\n\r\nI.7.27. Trong những trường hợp sau đây phải có biện pháp bảo vệ đặc biệt để tự động cắt\r\ncác thiết bị khi xảy ra hiện\r\ntượng chạm vỏ:
\r\n\r\na. Lưới điện có điểm trung tính cách ly và có yêu cầu\r\ncao về an toàn điện (trong\r\nkhai thác hầm mỏ v.v.).
\r\n\r\nb. Lưới điện có trung tính nối đất trực\r\ntiếp và có điện áp đến 1kV.
\r\n\r\nĐể thay thế cho việc nối vỏ thiết bị với trung tính nối đất, cần phải đặt trang bị nối đất\r\nthoả\r\nmãn yêu cầu như đối với\r\nmạng có trung tính cách ly.
\r\n\r\nc. Đối với thiết bị di động nếu việc nối đất không có khả năng thoả mãn yêu\r\ncầu của quy phạm này.
\r\n\r\nI.7.28. Kích thước các điện cực của trang\r\nbị nối đất nhân tạo (ống, thanh\r\nv.v.) phải đảm bảo khả năng phân bố đều điện áp đối với đất trên diện tích đặt thiết bị điện. Với thiết bị điện có dòng chạm đất lớn, bắt buộc phải đặt mạch vòng nối đất xung quanh thiết bị (trừ các thiết bị điện ở trạm\r\ncột 35kV trở xuống).
\r\n\r\nI.7.29. Để đảm bảo an toàn, các thiết bị điện có dòng điện\r\nchạm đất lớn phải thực hiện lưới\r\nsan bằng điện áp (trừ các thiết bị điện\r\nở trạm cột 35kV trở xuống).
\r\n\r\nI.7.30. Để đảm bảo trị số điện trở nối đất theo qui định trong suốt năm, khi thiết kế nối đất\r\nphải tính trước sự thay đổi điện trở suất\r\ncủa đất\r\n(thay đổi theo thời\r\ntiết).
\r\n\r\nĐể đảm bảo yêu cầu trên,\r\ntrong tính toán phải đưa\r\nvào hệ số hiệu chỉnh tuỳ theo trạng thái điện trở suất của đất tại thời\r\nđiểm\r\ntiến hành đo.
\r\n\r\nNhững bộ phận\r\nphải\r\nnối\r\nđất
\r\n\r\nI.7.31. Phải nối đất các bộ phận bằng kim loại của các máy móc, thiết bị điện ở gian sản\r\nxuất cũng như ngoài trời.\r\nNhững bộ phận cần nối đất bao gồm:
\r\n\r\na. Vỏ máy điện, vỏ máy\r\nbiến áp, khí cụ điện,\r\ncột ĐDK, thiết bị chiếu\r\nsáng v.v.
\r\n\r\nb. Bộ truyền động\r\ncủa\r\nthiết bị điện.
\r\n\r\nc. Cuộn thứ cấp của máy biến áp đo lường (máy biến dòng, máy biến điện áp).
\r\n\r\nd. Khung kim loại của tủ phân phối điện, bảng điều khiển, bảng điện và tủ điện,\r\ncũng như các\r\nbộ phận có thể mở hoặc\r\ntháo ra được\r\nnếu\r\nnhư\r\ntrên đó có\r\nđặt\r\nthiết bị điện điện áp trên 42V xoay chiều hoặc trên 110V một chiều.
\r\n\r\ne. Kết cấu kim loại của thiết bị điện, vỏ kim loại và vỏ bọc của cáp lực và cáp\r\nnhị thứ, hộp đầu cáp,\r\nống kim loại để\r\nluồn\r\ncáp, vỏ và giá đỡ các thiết bị điện.
\r\n\r\nf. Thiết bị điện\r\nđặt ở phần di động của máy\r\nvà các cơ cấu.
\r\n\r\ng. Vỏ kim loại\r\ncủa máy điện di động hoặc cầm tay.
\r\n\r\nNhững bộ phận không\r\nphải nối đất
\r\n\r\nI.7.32. Những bộ\r\nphận\r\nkhông yêu cầu nối đất:
\r\n\r\na. Thiết bị điện có điện áp xoay chiều đến 380V hoặc có điện một chiều đến 440V\r\nvà các thiết bị đó được đặt trong gian ít\r\nnguy hiểm (xem Điều I.1.12); nghĩa là các phòng khô ráo và có sàn dẫn điện kém (như gỗ, nhựa đường) hoặc\r\ntrong các gian phòng sạch sẽ và khô\r\nráo (như phòng thí nghiệm, văn phòng).
\r\n\r\nGhi chú: Những thiết bị điện trên phải nối đất nếu trong khi làm việc, người có thể\r\ncùng một lúc tiếp xúc với thiết\r\nbị điện\r\nvà với bộ phận khác có nối đất.
\r\n\r\nb. Thiết bị đặt trên kết cấu kim loại đã được nối đất nếu đảm bảo tiếp xúc điện tốt tại mặt tiếp xúc của kết cấu đó (mặt tiếp xúc này phải được cạo sạch, làm nhẵn và không được\r\nquét sơn).
\r\n\r\nc. Kết cấu để đặt cáp với điện áp bất kỳ và có vỏ bằng kim loại đã được nối đất\r\nở cả hai đầu.
\r\n\r\nd. Đường ray đi ra ngoài khu đất của trạm phát điện, trạm biến áp, trạm phân phối\r\nvà các trạm điện của\r\nxí nghiệp công nghiệp.
\r\n\r\ne. Vỏ dụng cụ có cách điện kép.
\r\n\r\nf. Những bộ phận có thể tháo ra hoặc mở ra được của khung kim loại các buồng phân\r\nphối, tủ, rào chắn ngăn cách các tủ điện, các cửa ra vào v.v. nếu như trên các\r\nbộ phận đó không đặt thiết bị điện hoặc thiết bị điện lắp trên đó có điện áp xoay\r\nchiều đến 42V và điện áp một\r\nchiều đến 110V.
\r\n\r\ng. Kết cấu kim loại trong\r\ngian đặt ắcquy có điện áp đến 220V.
\r\n\r\nCho phép thực hiện nối đất cho động cơ điện và máy\r\nmóc riêng lẻ ở trên các máy\r\ncái hoặc thiết bị khác bằng cách nối đất\r\ntrực tiếp máy cái hoặc thiết bị khác nếu đảm bảo tiếp xúc chắc chắn giữa động cơ hoặc máy\r\nmóc riêng lẻ với\r\nmáy cái hoặc thiết bị khác.
\r\n\r\nNối đất\r\nthiết\r\nbị điện điện áp trên 1kV trung tính nối\r\nđất\r\nhiệu\r\nquả
\r\n\r\nI.7.33. Đối với thiết\r\nbị điện điện áp trên 1kV trung tính nối đất hiệu quả (xem Điều I.7.16), phải đảm bảo trị số điện trở nối đất hoặc điện áp tiếp xúc, đồng thời phải đảm bảo điện áp trên trang bị nối đất (theo Điều I.7.35) và các biện pháp kết\r\ncấu (theo Điều I.7.36).
\r\n\r\nI.7.34. Điện trở của trang bị nối đất ở vùng có điện trở suất của đất không quá 500Wm không được lớn hơn 0,5W (trong bất cứ thời gian nào trong\r\nnăm, có tính đến điện trở nối đất tự nhiên (Ở vùng điện trở suất của đất lớn hơn 500Wm xem Điều I.7.41 đến I.7.45).\r\nYêu cầu này không áp dụng cho trang bị nối đất của cột\r\nĐDK và trạm 35kV trở xuống.
\r\n\r\nĐối với trạm 35kV trở xuống, áp dụng theo\r\nĐiều I.7.46 (kể cả nối đất\r\nhiệu\r\nquả).
\r\n\r\nI.7.35. Điện áp trên trang bị nối đất khi có dòng\r\nđiện ngắn mạch chạm đất chạy qua không\r\nđược lớn hơn 10kV. Trong trường hợp loại trừ được khả năng truyền điện từ trang bị nối đất ra ngoài phạm vi các nhà và hàng rào bên ngoài các\r\nthiết bị điện thì cho phép điện áp trên trang bị nối đất lớn hơn 10kV. Khi điện áp trên trang\r\nbị nối đất lớn hơn 5kV phải có biện pháp bảo vệ cách điện cho các\r\nđường cáp thông tin và hệ thống điều khiển từ xa từ thiết bị điện đi ra và các biện pháp ngăn ngừa truyền điện thế nguy hiểm ra ngoài phạm vi của thiết bị điện.
\r\n\r\nI.7.36. Để san bằng điện thế và đảm bảo việc nối thiết bị điện với hệ thống điện cực nối đất, trên diện tích đặt thiết bị điện phải đặt các điện cực nối đất nằm ngang\r\ntheo chiều dài và chiều rộng của diện tích đó và nối chúng với nhau thành lưới nối đất.
\r\n\r\nCác cực nối đất theo chiều dài phải đặt ở giữa dãy thiết bị điện về phía đi lại\r\nvận\r\nhành, ở độ sâu từ 0,5 đến 0,7m và cách móng hoặc bệ đặt thiết bị từ 0,8m đến\r\n1,0m.\r\nNếu các thiết bị điện được\r\nđặt thành các dãy, có lối đi\r\nở giữa,\r\nkhoảng cách giữa hai dãy không quá 3m thì cho phép đặt một điện cực san bằng điện thế\r\nchung giữa hai dãy thiết bị.
\r\n\r\nCác điện cực nối đất theo chiều rộng phải được đặt ở những vị trí thuận tiện giữa các thiết bị điện ở độ sâu 0,5 đến 0,7m. Khoảng cách giữa chúng nên lấy tăng lên kể từ chu vi đến trung tâm của lưới nối đất. Khi đó khoảng cách đầu tiên và khoảng cách tiếp theo kể từ chu vi không được vượt quá 4,0; 5,0; 6,0; 7,5;\r\n9,0; 11,0; 13,5; 16,0 và 20,0m. Kích thước của ô\r\nlưới nối đất tiếp giáp với\r\nchỗ\r\nnối điểm trung tính máy biến áp lực và dao tạo ngắn mạch với trang bị nối đất\r\nkhông được vượt quá 6x6 m2.
\r\n\r\nTrong mọi trường hợp, khoảng cách giữa các điện cực nằm ngang không được lớn\r\nhơn 30m.
\r\n\r\nCác điện cực nằm ngang phải được đặt theo biên của diện tích đặt trang bị nối đất\r\nsao cho tạo thành mạch vòng khép kín.
\r\n\r\nNếu mạch vòng nối đất bố trí trong phạm vi hàng rào phía ngoài của thiết bị điện\r\nthì dưới cửa\r\nra vào, sát với điện cực nằm\r\nngang ngoài cùng của\r\nmạch vòng phải đặt thêm hai cọc nối đất để san bằng điện thế. Hai cọc nối đất này\r\nphải\r\ncó chiều dài từ 3 đến 5m và kháng cách giữa chúng bằng chiều rộng cửa ra\r\nvào.
\r\n\r\nI.7.37. Việc lắp đặt trang bị\r\nnối đất\r\nphải thoả mãn các yêu cầu sau:
\r\n\r\n• Các dây nối đất thiết bị hoặc kết cấu với cực\r\nnối đất phải đặt ở độ sâu không\r\nnhỏ hơn 0,3m.
\r\n\r\n• Phải đặt một mạch vòng nối\r\nđất\r\nnằm ngang bao quanh chỗ nối\r\nđất\r\ntrung tính của\r\nmáy biến áp lực và dao tạo ngắn mạch.
\r\n\r\n• Khi trang bị nối đất vượt ra ngoài phạm vi hàng rào thiết bị điện thì các điện cực nối đất nằm ngang ở phía ngoài diện tích đặt thiết bị điện phải được đặt ở độ\r\nsâu không nhỏ hơn 1m. Mạch vòng nối đất ngoài cùng trong trường hợp này nên có dạng đa giác có góc tự hoặc\r\ncó góc lớn.
\r\n\r\nI.7.38. Hàng rào bên ngoài của thiết bị điện không\r\nphải nối đất với trang bị nối đất.\r\nNếu\r\ncó ĐDK điện áp 110kV trở lên từ thiết bị đi ra thì hàng rào này phải được nối đất bằng các cọc nối đất có chiều dài từ 2 - 3m và được chôn sâu cạnh các trụ của hàng rào theo toàn bộ chu vi và cách nhau từ 20 - 50m một cọc. Không\r\nyêu cầu đặt\r\ncọc\r\nnối đất này\r\nđối với\r\nhàng rào có các trụ bằng\r\nkim loại hoặc\r\nbêtông cốt thép, nếu cốt thép của các trụ này đã được nối với các chi tiết kim loại của hàng rào.
\r\n\r\nĐể loại trừ liên hệ về điện giữa hàng rào bên ngoài với trang bị nối đất thì khoảng cách từ hàng rào đến các chi tiết của trang\r\nbị nối đất bố trí dọc theo hàng rào ở phía trong hoặc phía ngoài hoặc ở hai phía của hàng rào, không\r\nđược được nhỏ hơn 2m. Điện cực nối đất, dây cáp có vỏ bọc kim loại, đường ống\r\nkim loại đi ra ngoài phạm vi của hàng rào phải được bố\r\ntrí giữa các trụ của hàng rào, ở độ sâu không\r\nnhỏ hơn 0,5m. Những nơi tiếp giáp giữa hàng rào phía\r\nngoài với các nhà hoặc công trình xây\r\ndựng, cũng như ở những nơi tiếp giáp giữa hàng rào phía ngoài với hàng rào kim loại phía trong phải được xây\r\ngạch\r\nhoặc lắp bằng gỗ với\r\nchiều dài không nhỏ hơn 1m.
\r\n\r\nI.7.39. Nếu trang bị nối đất của thiết bị điện công nghiệp được nối với lưới nối đất của thiết bị điện có điện áp lớn hơn 1kV trung tính nối đất hiệu quả bằng dây cáp có vỏ bọc bằng kim loại hoặc bằng dây kim loại thì việc san bằng điện thế xung quanh\r\nnhà hoặc diện tích đặt thiết bị điện phải thoả mãn một trong các điều kiện sau đây:
\r\n\r\na. Đặt một mạch vòng nối\r\nđất xung quanh nhà hoặc diện tích đặt thiết bị và nối mạch vòng này với kết cấu kim loại của công trình xây\r\ndựng, thiết bị sản xuất\r\nvà với lưới nối đất (nối trung tính). Mạch vòng phải được đặt ở độ sâu 1m và\r\ncách móng nhà hoặc chu vi đặt thiết bị 1m. Ở cửa ra vào nhà phải đặt hai dây nối đất, cách mạch vòng nối đất 1m và 2m ở độ sâu tương ứng 1m và 1,5m và phải nối những dây nối đất này với mạch vòng.
\r\n\r\nb. Cho phép\r\ndùng móng bêtông cốt thép làm nối đất nếu như đảm bảo được yêu cầu về san bằng điện thế.
\r\n\r\nKhông phải thực hiện những điều kiện nêu ra ở mục a và b nêu\r\ntrên nếu như xung\r\nquanh nhà và cửa ra vào nhà đã được rải nhựa đường.
\r\n\r\nI.7.40. Trị số dòng điện\r\ntính toán dùng để\r\ntính dây nối đất phải lấy bằng trị số lớn nhất (giá trị ổn định) trong các dòng điện chạm đất một pha của hệ thống điện và có tính\r\nđến\r\nsự phân\r\nbố dòng\r\nđiện chạm đất giữa các điểm\r\ntrung\r\ntính nối đất của hệ thống.
\r\n\r\nNối đất\r\nthiết\r\nbị điện tại vùng có điện trở suất lớn
\r\n\r\nI.7.41. Việc lắp đặt trang bị nối đất cho thiết bị điện có điện áp lớn hơn 1kV trong lưới điện\r\ntrung tính nối đất hiệu quả, ở vùng đất có điện trở suất (r)\r\nlớn hơn 500Wm, xác định vào thời gian bất lợi nhất trong năm (đo vào mùa khô), cần thực hiện\r\ntheo các biện pháp sau:
\r\n\r\na. Tăng chiều dài cọc nối đất\r\nnếu\r\nđiện trở suất\r\ncủa\r\nđất giảm theo\r\nđộ\r\nsâu.
\r\n\r\nb. Đặt điện cực nối đất kéo dài (có thể từ 1 đến 2 km) nếu ở gần đó có những chỗ có\r\nđiện\r\ntrở suất của đất\r\nnhỏ hơn.
\r\n\r\nc. Cải tạo đất\r\nđể\r\nlàm giảm điện trở suất của\r\nđất (dùng bột sét, bột\r\nbentônít hoặc than chì v.v. trộn\r\nvới\r\ncác chất phụ gia khác).
\r\n\r\nTrong vùng đất có đá, cho phép đặt các điện cực nối đất nông hơn so với yêu\r\ncầu\r\nnhưng không được nhỏ hơn 0,15m. Ngoài ra không cần\r\nbố trí cọc nối đất ở các cửa ra vào.
\r\n\r\nI.7.42. Việc lắp đặt trang bị nối đất cho thiết bị điện có điện áp lớn hơn 1kV, ở vùng đất có điện trở suất lớn hơn 5001Wm, được phép tăng giá trị điện trở nối đất của trang bị nối đất lên đến 0,001r[W] nhưng không được lớn hơn 5W, nếu việc thực\r\nhiện như Điều I.7.41 có chi phí quá cao.
\r\n\r\nI.7.43. Trường hợp thực hiện trang bị nối đất như Điều I.7.42 vẫn không đạt được theo\r\nyêu cầu thì cho phép thực hiện theo tiêu chuẩn điện áp tiếp xúc và điện áp bước\r\ncho phép.\r\nCách xác\r\nđịnh điện áp\r\ntiếp\r\nxúc và\r\nđiện\r\náp bước\r\ncó thể thực hiện theo Phụ lục I.7.2.
\r\n\r\nI.7.44. Trang bị nối đất phải đảm bảo trị số điện áp tiếp xúc và điện áp bước không lớn hơn giá trị qui định ở bất kỳ thời gian nào trong năm khi có dòng ngắn mạch chạy qua.
\r\n\r\nI.7.45. Khi xác định giá trị điện áp tiếp xúc và điện áp bước cho phép, thời gian tác động tính toán phải lấy bằng tổng thời gian tác\r\nđộng của bảo vệ và thời gian cắt\r\ntoàn phần của máy cắt. Ở chỗ làm việc của công nhân khi thực hiện các thao tác\r\nđóng cắt có thể xuất hiện ngắn mạch ra các kết cấu mà công nhân có thế\r\nchạm\r\ntới thì thời gian tác động của thiết bị bảo vệ phải lấy bằng thời gian tác\r\nđộng\r\ncủa bảo vệ dự phòng.
\r\n\r\nNối đất\r\nthiết\r\nbị điện điện áp trên 1kV trung tính cách ly
\r\n\r\nI.7.46. Đối với thiết bị điện trên 1kV trung tính cách ly, trị số điện trở nối đất trong năm được\r\nxác định theo các công thức\r\nsau đây, nhưng không được\r\nlớn hơn 10W:
\r\n\r\na. Nếu trang bị nối đất đồng\r\nthời\r\nsử\r\ndụng cho cả thiết bị điện\r\ncó điện\r\náp\r\ncao hơn 1kV và dưới 1kV.
\r\n\r\nRnd £
Trong trường hợp này vẫn phải thực hiện những yêu cầu về nối đất cho thiết bị điện\r\ncó điện\r\náp đến 1kV.
\r\n\r\nb. Nếu trang bị nối đất chỉ sử dụng riêng cho những thiết bị điện có điện áp cao hơn 1kV.
\r\n\r\nRnd £
Trong đó:
\r\n\r\nRnđ: Trị số điện trở nối đất lớn nhất khi có tính đến sự thay đổi điện trở suất của đất\r\n(rđ) theo thời tiết trong\r\nnăm, [W] Icd: Dòng điện chạm đất\r\ntính toán, [A]
\r\n\r\nI.7.47. Dòng điện chạm đất tính toán:
\r\n\r\n1. Đối với lưới điện không có bù dòng điện\r\nđiện dung: là dòng\r\nđiện tổng chạm đất.
\r\n\r\n2. Đối\r\nvới lưới điện có bù dòng điện điện dung:
\r\n\r\n• Trang bị nối đất nối với thiết bị bù - bằng 125% dòng điện\r\ndanh định của\r\nthiết bị bù.
\r\n\r\n• Khi trang\r\nbị nối đất không\r\nnối\r\nqua thiết\r\nbị bù,\r\ndòng điện tính toán là dòng điện chạm đất dư khi cắt thiết bị bù có công suất lớn nhất, hoặc cắt nhánh lưới lớn nhất.
\r\n\r\nI.7.48. Trị số dòng điện\r\nchạm đất tính toán phải xác định theo sơ đồ vận hành của lưới điện\r\nkhi dòng điện ngắn\r\nmạch có trị số lớn nhất.
\r\n\r\nI.7.49. Với thiết bị điện có trung tính cách ly, điện trở nối đất được tính toán theo Điều I.7.46. Dòng điện chạm đất tính toán có thể được xác định theo dòng điện\r\ntác động của rơle bảo vệ chạm đất một pha hoặc ngắn mạch giữa các pha nếu dòng ngắn mạch\r\ngiữa các pha đảm bảo cắt chạm đất.
\r\n\r\nDòng điện chạm đất tính toán không được nhỏ hơn 1,5 lần dòng\r\nđiện tác động của rơle\r\nbảo vệ hoặc 3 lần\r\ndòng danh định của dây chảy.
\r\n\r\nNối đất thiết bị điện điện áp\r\nđến\r\n1kV trung tính nối đất trực\r\ntiếp
\r\n\r\nI.7.50. Dây trung tính của nguồn cấp điện (máy phát điện, máy biến áp) phải được nối chắc chắn với trang bị nối đất bằng dây nối đất và các trang bị nối đất này cần đặt sát gần các thiết bị trên. Tiết diện của dây nối đất không được nhỏ hơn quy\r\nđịnh ở bảng I.7.1 của Điều\r\nI.7.72.
\r\n\r\nTrong các trường hợp riêng, như các trạm biến áp ở bên trong các phân xưởng, cho phép đặt các trang bị nối đất trực\r\ntiếp gần ngay tường\r\nnhà (phía bên ngoài).
\r\n\r\nI.7.51. Các\r\ndây pha và dây trung tính của máy biến áp, máy phát điện đến bảng phân\r\nphối điều khiển,\r\nthường thực hiện bằng\r\nthanh dẫn.
\r\n\r\nĐộ dẫn điện của thanh dẫn trung tính phải không nhỏ hơn 50% của thanh dẫn pha Nếu\r\nsử\r\ndụng cáp để thay thế các\r\nthanh dẫn thì phải dùng cáp 4 ruột.
\r\n\r\nI.7.52. Trị số điện trở nối đất của trung tính máy phát điện hoặc máy biến áp, hoặc đầu ra của nguồn điện một pha ở bất kỳ thời điểm nào trong năm không được lớn hơn 2W, 4W tương ứng với điện áp dây của nguồn điện ba pha là 660V, 380V hoặc\r\ntương ứng với điện áp pha của nguồn điện một pha là 380V, 220V. Giá trị\r\ncủa điện trở này được tính đến cả nối đất tự nhiên và nối đất lặp lại cho dây trung\r\ntính của ĐDK. Điện trở nối đất của các cọc nối đất đặt gần sát trung tính của máy biến áp, máy phát điện hoặc đầu ra của nguồn điện một pha không\r\nđược lớn hơn 15; 30W tương\r\nứng\r\nvới các giá trị của điện áp như đã\r\nnêu trên.
\r\n\r\nKhi điện trở suất của đất lớn hơn 100Wm, cho phép tăng điện trở nối đất lên\r\n0,01r\r\nlần, nhưng không được lớn hơn\r\n10 lần.
\r\n\r\nI.7.53. Dây\r\ntrung tính phải được nối đất lặp lại tại các cột cuối và cột rẽ nhánh của ĐDK. Dọc theo dây trung tính phải nối đất lặp lại với khoảng cách thường từ 200 đến 250m.
\r\n\r\nĐể nối đất lặp lại trong lưới điện xoay chiều nên sử dụng các vật nối đất tự\r\nnhiên, còn đối với lưới điện một chiều thì nhất thiết phải đặt trang bị nối đất nhân\r\ntạo.
\r\n\r\nI.7.54. Điện trở của tất cả các nối đất lặp lại (kể cả nối đất tự nhiên) cho dây trung tính của ĐDK ở bất kỳ thời điểm nào trong năm không được lớn hơn 5, 10W tương ứng với điện áp dây của nguồn điện ba pha là 660V, 380V hoặc tương ứng với điện áp pha của nguồn một pha là 380V, 220V. Trong đó giá trị điện trở của mỗi nối đất lặp lại không được lớn hơn 15; 30W tương ứng với các giá trị điện áp\r\nđã nêu trên.
\r\n\r\nNối đất thiết bị điện điện áp\r\nđến\r\n1kV trung tính cách ly
\r\n\r\nI.7.55. Đối với thiết bị điện có trung\r\ntính cách ly, trị số điện trở nối đất của thiết bị điện\r\nkhông được lớn hơn 4W.
\r\n\r\nNếu công suất của máy phát điện hoặc máy biến áp từ 100kVA trở xuống thì\r\nđiện trở nối đất không\r\nđuợc lớn hơn 10W.
\r\n\r\nTrường hợp các máy phát điện hoặc các máy biến áp làm việc song song với tổng công suất của chúng không lớn hơn 100kVA thì trị\r\nsố điện trở nối đất không\r\nđược lớn hơn 10W.
\r\n\r\nI.7.56. Cấm sử dụng đất làm dây pha hoặc dây trung tính đối với những thiết bị điện có\r\nđiện áp đến 1kV.
\r\n\r\nNối đất các thiết bị\r\ndùng điện cầm\r\ntay
\r\n\r\nI.7.57. Thiết bị dùng\r\nđiện cầm tay chỉ được nhận điện trực tiếp từ lưới\r\nđiện\r\nkhi điện áp của\r\nlưới không được\r\nquá 380/220V.
\r\n\r\nI.7.58. Vỏ kim loại của thiết bị dùng điện cầm tay có điện áp trên 36V xoay chiều và trên 110V một chiều ở trong các gian nguy hiểm hoặc rất nguy hiểm phải được nối đất, trừ trường hợp thiết bị đó có cách điện hai lớp hoặc được cấp điện từ máy\r\nbiến áp cách ly.
\r\n\r\nI.7.59. Phải nối đất hoặc nối trung tính cho các thiết bị dùng\r\nđiện cầm tay bằng các dây riêng (dây thứ ba\r\nđối với các dụng cụ\r\nđiện một chiều và một pha xoay chiều, dây thứ tư cho các dụng cụ điện ba pha). Nên đặt dây này trong cùng một vỏ với các dây pha và nối với vỏ của dụng cụ điện. Không cho phép sử\r\ndụng\r\ndây trung tính làm việc để làm dây\r\nnối đất.
\r\n\r\nI.7.60. Để cấp điện cho các thiết bị dùng điện cầm tay phải sử dụng những ổ cắm điện và phích cắm chuyên\r\ndùng. Loại ổ cắm và phích cắm này đảm bảo không cắm nhầm cực nối đất với cực dòng\r\nđiện và khi cắm thì cực nối đất tiếp xúc trước cực dòng\r\nđiện, khi ngắt điện thì cực nối đất được cắt sau cùng. Nếu ổ cắm điện có vỏ bằng kim loại, phải nối vỏ kim loại đó với cực nối đất. Dây dẫn về phía\r\nnguồn cung cấp phải được đấu vào ổ cắm, còn dây dẫn về phía dụng cụ điện phải\r\nđựơc\r\nđấu vào phích cắm.
\r\n\r\nI.7.61. Dây\r\nnối đất của các thiết bị\r\ndùng điện cầm tay dùng trong công nghiệp phải bằng dây đồng mềm và có tiết diện lớn hơn 1,5mm2, còn đối với thiết bị dùng\r\nđiện cầm tay dùng trong sinh hoạt thì tiết diện phải lớn\r\nhơn 0,75mm2.
\r\n\r\nNối đất thiết bị điện di động
\r\n\r\nI.7.62. Các\r\ntrạm phát điện di động phải có trang bị nối đất giống như qui định trong\r\nĐiều I.7.59.
\r\n\r\nI.7.63. Đối với thiết bị di động nhận điện từ nguồn điện cố định hoặc từ trạm phát điện di\r\nđộng phải nối\r\nvỏ của thiết bị\r\nđó\r\ntới trang bị nối đất\r\ncủa nguồn cung cấp điện.
\r\n\r\nTrong lưới điện có trung tính cách ly nên bố trí trang bị nối đất cho thiết bị\r\nđiện\r\ndi động ngay bên cạnh thiết bị. Trị số điện trở nối đất phải thoả mãn các yêu cầu\r\ncủa Điều\r\nI.7.55. Nên ưu tiên sử dụng các vật\r\nnối đất\r\ntự nhiên ở gần đó.
\r\n\r\nI.7.64. Nếu\r\nviệc nối đất cho thiết\r\nbị\r\nđiện di động\r\nkhông thể thực hiện được hoặc không\r\nđáp\r\nứng được yêu cầu của quy phạm này thì phải thay thế việc nối đất bằng việc cắt bảo\r\nvệ\r\nđể cắt điện áp đưa vào\r\nthiết bị khi bị chạm đất.
\r\n\r\nI.7.65. Không\r\nyêu cầu nối đất cho thiết\r\nbị điện\r\ndi động trong các trường hợp dưới đây:
\r\n\r\na. Nếu thiết bị điện di động có một máy phát điện riêng (không cấp điện cho các thiết bị khác) đặt trực tiếp ngay trên máy đó và trên một bệ kim loại chung.
\r\n\r\nb. Nếu các thiết bị điện di động (với số lượng không lớn hơn 2) nhận điện từ trạm phát điện di động riêng (không cung cấp điện cho các thiết bị khác) với khoảng cách từ thiết bị di động đến trạm phát điện không quá 50m và vỏ của các\r\nthiết bị di động được nối với vỏ\r\ncủa\r\nnguồn phát điện bằng dây dẫn.
\r\n\r\nI.7.66. Lựa chọn dây nối đất, dây nối vỏ cho những thiết bị di động phải phù hợp với\r\ncác yêu cầu của quy phạm này.
\r\n\r\nDây nối đất, dây\r\ntrung tính bảo vệ và\r\ndây nối vỏ\r\ncủa\r\nthiết bị phải là\r\ndây đồng mềm có tiết diện bằng tiết diện dây pha và nên ở cùng trong một vỏ với các dây pha.
\r\n\r\nTrong lưới điện có trung tính cách ly, cho phép đặt dây nối đất và dây nối vỏ riêng biệt với dây pha. Trong trường hợp này tiết diện của chúng không được nhỏ hơn\r\n2,5mm2.
\r\n\r\nĐể làm dây nối vỏ của nguồn cấp điện với vỏ của thiết bị di động có thể sử dụng:
\r\n\r\na. Lõi thứ 5 của\r\ndây cáp trong lưới điện ba pha có\r\ndây trung tính làm việc.
\r\n\r\nb. Lõi thứ 4 của dây cáp trong lưới điện ba pha không có dây trung tính làm việc.
\r\n\r\nc. Lõi thứ ba của\r\ndây cáp trong lưới điện một pha.
\r\n\r\nTrang bị nối đất
\r\n\r\nI.7.67. Khi thiết kế nối đất cho thiết bị điện phải xác định trị số điện trở suất của đất bằng cách đo tại hiện trường. Trị số điện trở suất sử\r\ndụng trong tính toán thiết kế phải xác định\r\nbằng\r\ncách nhân trị số đo được với hệ\r\nsố mùa.
\r\n\r\nGhi chú: Hệ số mùa là hệ số phụ thuộc vào sự thay đổi thời tiết trong một năm\r\n(giữa mùa mưa và mùa khô) để đạt tới trị số điện trở suất bất lợi nhất trong năm.
\r\n\r\nI.7.68. Khi thiết\r\nkế nối đất\r\nnên sử dụng các vật nối đất\r\ntự nhiên.
\r\n\r\nCác bộ phận sau đây được\r\nsử dụng để làm nối\r\nđất tự nhiên:
\r\n\r\na. Ống dẫn nước và ống dẫn bằng kim loại chôn trong đất, trừ các đường ống dẫn\r\nchất\r\nláng\r\ndễ cháy, khí và hợp chất cháy, nổ.
\r\n\r\nb. Ống chôn\r\ntrong đất của giếng khoan.
\r\n\r\nc. Kết cấu kim loại và bê\r\ntông cốt thép nằm trong đất của toà nhà và công trình xây dựng.
\r\n\r\nd. Đường ống kim\r\nloại của công trình thuỷ lợi.
\r\n\r\ne. Vỏ bọc chì của dây cáp đặt trong đất. Không được phép sử dụng vỏ nhôm của dây cáp\r\nđể làm cực\r\nnối đất\r\ntự nhiên.
\r\n\r\nf. Đường ray của cần trục, đường ray nội bộ xí\r\nnghiệp nếu như giữa các thanh\r\nray được nối với nhau bằng\r\ncầu nối.
\r\n\r\nBộ phận nối đất tự nhiên phải được nối tới trang bị nối đất nhân tạo (nối đất chính)\r\nít nhất tại 2 điểm.
\r\n\r\nI.7.69. Điện cực nối đất nhân tạo có thể sử dụng các thép ống, thép tròn, thép dẹt, thép\r\ngóc để đóng thẳng đứng hoặc thép tròn, thép dẹt v.v. đặt nằm ngang.
\r\n\r\nKích thước nhỏ nhất của\r\ncác điện cực của trang bị nối đất\r\ntheo quy định ở bảng I.7.1. Tại những nơi dễ bị ăn mòn, các điện cực của trang bị nối đất phải được mạ đồng hoặc mạ kẽm. Trường hợp đặc biệt, tại những nơi có nhiều chất ăn mòn kim loại mạnh, ngoài việc mạ trên còn phải tăng tiết diện của các điện cực của trang\r\nbị nối đất và phải có chế độ kiểm\r\ntra thường xuyên.
\r\n\r\nĐiện cực\r\nchôn trong đất của trang bị nối đất\r\nkhông được quét nhựa\r\nđường\r\nhoặc các lớp sơn\r\ncách điện khác.
\r\n\r\nDây\r\nnối đất và dây trung tính bảo\r\nvệ
\r\n\r\nI.7.70. Phải ưu\r\ntiên dùng dây trung tính làm việc\r\nlàm dây trung tính bảo vệ.
\r\n\r\nĐể làm dây nối\r\nđất\r\nphụ và dây trung tính bảo vệ, cho phép sử dụng các vật dẫn tự\r\nnhiên dưới đây:
\r\n\r\na. Kết cấu kim loại của ngôi nhà (kèo, cột, giá đỡ thiết bị, cốt thép của cột bê\r\ntông cốt thép v.v.).
\r\n\r\nb. Kết cấu kim loại trong sản xuất (đường ray, cầu trục, khung kim\r\nloại của các bộ phận giao thông đi\r\nlại (thang máy, hầm sàn v.v.).
\r\n\r\nc. Ống thép\r\ncủa\r\nthiết bị điện.
\r\n\r\nd. Ống kim loại dẫn nước, thoát nước, dẫn hơi nhiệt (trừ các ống dẫn chất cháy\r\nnổ) của các thiết bị điện điện áp\r\nđến 1kV.
\r\n\r\ne. Vỏ cáp bằng nhôm.
\r\n\r\nf. Kết cấu kim loại của\r\ncột bêtông đúc hoặc bêtông ly tâm.
\r\n\r\nKhi sử dụng chúng làm dây nối đất chính thì phải đáp ứng các yêu cầu của dây nối đất\r\ntrong quy phạm này.
\r\n\r\nNhững vật dẫn điện tự nhiên phải được nối tới trang bị nối đất chắc chắn, liền mạch.
\r\n\r\nI.7.71. Cấm sử dụng vỏ kim loại của dây dẫn kiểu ống, cáp treo của đường dẫn điện,\r\nvỏ\r\nkim loại của ống cách điện, tay nắm kim loại, vỏ chì của dây và cáp điện để làm dây nối đất hoặc dây trung tính bảo vệ. Chỉ cho phép\r\ndùng vỏ chì của cáp vào mục đích trên trong cải tạo lưới điện thành\r\nphố có\r\nđiện áp 380/220V.
\r\n\r\nTrong các gian và thiết bị ngoài trời có yêu cầu nối đất, nối trung tính thì vỏ\r\nkim loại nói trên phải được nối đất chắc chắn trên toàn bộ chiều dài. Hộp cáp và hộp đấu dây cần được nối với vỏ kim loại bằng cách hàn hoặc bằng bulông.\r\nCác mối nối bằng bulông\r\nphải có biện pháp chống\r\ngỉ\r\nvà chống nới láng.
\r\n\r\nDây nối đất và dây trung tính bảo vệ đặt trong nhà và ngoài trời phải tiếp cận được để kiểm tra. Việc kiểm tra không áp dụng cho dây trung tính của cáp bọc, cốt thép của kết cấu bêtông cốt thép, cũng như dây nối đất đặt trong ống, hộp hoặc kết\r\ncấu xây dựng.
\r\n\r\nDây nối đất\r\nbằng thép đặt ngoài trời phải mạ\r\nkẽm.
\r\n\r\nI.7.72. Dây nối đất bằng đồng hoặc nhôm hoặc thép phải có kích thước không nhỏ hơn trị\r\nsố quy định trong bảng I.7.1.
\r\n\r\nCấm sử dụng dây nhôm trần\r\nchôn trong đất để làm dây nối đất.
\r\n\r\nI.7.73. Với những thiết bị điện có điện áp cao hơn 1kV và dòng điện\r\nchạm đất lớn, tiết diện của\r\ndây nối đất phải đảm\r\nbảo\r\nkhi có dòng điện chạm đất tính toán một pha chạy qua mà nhiệt độ của dây nối đất không vượt quá 400oC (điều kiện phát nóng ngắn hạn phù hợp\r\nvới\r\nthời gian cắt của thiết bị\r\nbảo\r\nvệ chính).
\r\n\r\nBảng I.7.1.\r\nKích thước nhỏ\r\nnhất của dây nối đất\r\nvà dây trung tính bảo vệ
\r\n\r\n\r\n Tên \r\n | \r\n \r\n Đồng \r\n | \r\n \r\n Nhôm \r\n | \r\n \r\n Thép \r\n | \r\n ||
\r\n Trong\r\n nhà \r\n | \r\n \r\n Ngoài\r\n trời \r\n | \r\n \r\n Trong\r\n đất \r\n | \r\n |||
\r\n Dây trần: \r\n- Tiết diện, mm2 \r\n- Đường kính,\r\n mm \r\n | \r\n \r\n 4 \r\n- \r\n | \r\n \r\n 6 \r\n- \r\n | \r\n \r\n - \r\n5 \r\n | \r\n \r\n - \r\n6 \r\n | \r\n \r\n - \r\n10 \r\n | \r\n
\r\n Tiết diện dây cách\r\n điện, mm2 \r\n | \r\n \r\n 1,5(*) \r\n | \r\n \r\n 2,5 \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n
\r\n Tiết diện ruột\r\n nối đất và nối trung tính của cáp hoặc dây nhiều ruột trong vỏ bảo vệ chung\r\n với các ruột pha, mm2 \r\n | \r\n \r\n 1 \r\n | \r\n \r\n 2,5 \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n
\r\n Chiều dầy cánh\r\n thép góc, mm \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 2 \r\n | \r\n \r\n 2,5 \r\n | \r\n \r\n 4 \r\n | \r\n
\r\n Tiết diện thép\r\n thanh, mm2 \r\nChiều dầy, mm \r\n | \r\n \r\n - \r\n- \r\n | \r\n \r\n - \r\n- \r\n | \r\n \r\n 24 \r\n3 \r\n | \r\n \r\n 48 \r\n4 \r\n | \r\n \r\n 48 \r\n4 \r\n | \r\n
\r\n Ống: \r\nChiều dầy\r\n thành ống, mm \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 2,5 \r\n | \r\n \r\n 2,5 \r\n | \r\n \r\n 2,5 \r\n | \r\n \r\n 3,5 \r\n | \r\n
\r\n Ống thép mỏng: \r\nChiều dầy\r\n thành ống, mm \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 1,5 \r\n | \r\n \r\n 2,5 \r\n | \r\n \r\n Không\r\n cho phép \r\n | \r\n
Ghi chú: Khi đặt dây trong ống, tiết diện của dây trung tính bảo vệ được phép\r\nbằng mm2 nếu\r\ndây pha có cùng tiết diện.
\r\n\r\nI.7.74. Với những thiết bị điện có điện áp cao hơn 1kV và dòng\r\nđiện chạm đất nhỏ, tiết diện của dây nối đất phải đảm bảo khi có dòng điện\r\nchạm đất tính toán một pha mà nhiệt độ phát nóng lâu dài của dây nối đất đặt ngầm dưới đất không vượt quá 150oC.
\r\n\r\nI.7.75. Thiết bị điện đến 1kV và cao hơn có trung tính cách ly, điện dẫn của dây nối đất không được nhỏ hơn 1/3 điện dẫn của dây pha, còn tiết diện không nhỏ hơn trị\r\nsố trong bảng I.7.1, và không cần lấy\r\nlớn hơn 120mm2 nếu là dây thép, không lớn hơn 35mm2 nếu là dây nhôm, và không lớn hơn 25mm2 nếu là dây đồng.
\r\n\r\nTrong nhà xưởng sản xuất, lưới nối đất chính dùng thanh thép phải có tiết diện không nhỏ hơn 100mm2. Có thể dùng thép tròn cùng tiết diện.
\r\n\r\nI.7.76. Đối\r\nvới thiết bị điện có điện\r\náp đến\r\n1kV trung tính nối đất\r\ntrực tiếp, để đảm bảo khả năng cắt tự động khu vực xảy ra sự cố, tiết diện dây pha và dây trung tính\r\nbảo\r\nvệ phải chọn sao cho khi chạm vỏ hoặc chạm dây trung tính bảo vệ, dòng\r\nđiện ngắn mạch không nhỏ hơn:
\r\n\r\na. 3 lần dòng điện danh định\r\ncủa dây chảy ở cầu chảy gần\r\nnhất.
\r\n\r\nb. 3 lần dòng điện\r\ndanh định của phần tử cắt không điều chỉnh được hoặc dòng\r\nđiện chỉnh định phần tử cắt điều chỉnh được của áptômát có đặc tính dòng điện\r\nquan hệ ngược.
\r\n\r\nĐể bảo vệ lưới điện bằng áptômát chỉ có phần tử cắt điện từ (cắt nhanh),\r\ntiết diện của dây phải đảm bảo dòng điện\r\nchạy qua không nhỏ hơn mức chỉnh định dòng điện khởi động tức thời nhân với hệ số phân tán (theo số liệu của nhà chế tạo)\r\nvà hệ số dự trữ 1,1. Khi không có số liệu của nhà chế tạo, đối với áptômát có dòng điện danh định đến 100A, bội số dòng\r\nđiện ngắn mạch so với mức\r\nchỉnh định phải không nhỏ hơn 1,4; đối với áptômát\r\ncó dòng điện danh định trên\r\n100A - không nhỏ hơn 1,25.
\r\n\r\nTiết diện của dây trung tính bảo vệ, trong mọi trường hợp phải không nhỏ hơn 50%\r\ntiết diện của dây pha.
\r\n\r\nNếu yêu cầu trên không đáp ứng được giá trị dòng\r\nđiện chạm vỏ hoặc chạm dây trung tính bảo vệ thì việc cắt dòng ngắn mạch này phải bằng thiết bị bảo vệ đặc biệt.
\r\n\r\nI.7.77. Thiết bị điện có điện áp đến 1kV trung tính nối đất trực tiếp, dây trung tính bảo vệ\r\nnên đặt chung và bên cạnh các\r\ndây pha.
\r\n\r\nDây trung tính làm việc phải tính toán đảm bảo dòng\r\nđiện làm việc lâu dài.\r\nDây trung tính làm việc có thể là dây cách điện có cách điện như dây pha. Việc\r\ncách điện dây trung\r\ntính làm việc cũng như dây trung tính bảo vệ bắt buộc ở\r\nnhững chỗ nếu dùng dây trần có thể tạo ra cặp điện ngẫu hoặc làm hư hỏng cách\r\nđiện của dây pha do tia lửa giữa dây trung tính trần và vỏ hoặc kết cấu (ví\r\ndụ khi đặt dây trong ống, hộp, mỏng). Không yêu cầu cách điện nếu dùng vỏ hoặc kết cấu đỡ của bộ thanh cái (trên giá đỡ hoặc trong thiết bị hợp bộ) làm dây trung tính làm việc và bảo vệ, cũng như với vỏ nhôm hoặc chì của cáp (xem thêm Điều I.7.71).
\r\n\r\nTrong gian sản xuất, môi trường bình thường, được phép dùng\r\nkết cấu kim loại, ống, vỏ và kết cấu đỡ thanh cái làm dây trung tính làm việc (xem thêm Điều I.7.70) khi:
\r\n\r\n• Cấp điện cho phụ tải đơn\r\nlẻ một pha có công suất nhỏ, điện áp\r\nđến 42V.
\r\n\r\n• Cấp điện một\r\npha cho cuộn dây đóng cắt của khởi\r\nđộng từ hoặc côngtắctơ.
\r\n\r\n• Cấp điện một pha cho thiết bị chiếu sáng và mạch điều khiển tín hiệu của\r\ncầu trục bằng\r\nmột pha.
\r\n\r\nI.7.78. Không cho phép dùng dây trung tính làm việc làm dây trung\r\ntính bảo vệ cho\r\ncác dụng cụ điện cầm tay một pha hoặc một chiều. Dây trung tính bảo vệ phải là dây riêng thứ ba đấu vào ổ cắm\r\nba cực.
\r\n\r\nI.7.79. Không được đặt cầu chảy hoặc thiết bị cắt trong mạch dây nối đất và dây trung\r\ntính bảo vệ.
\r\n\r\nMạch dây trung tính làm việc đồng thời làm trung tính bảo vệ có thể cùng cắt\r\nđồng\r\nthời\r\nvới dây pha.
\r\n\r\nNếu dùng thiết bị cắt một cực, bắt buộc phải đặt ở dây pha, không được đặt ở dây trung tính.
\r\n\r\nI.7.80. Không được phép\r\ndùng dây trung tính làm việc của đường dây này làm dây\r\ntrung tính của thiết bị điện được\r\ncung cấp từ đường dây khác.
\r\n\r\nĐược phép dùng dây trung tính làm việc của đường dây chiếu sáng để làm dây\r\ntrung tính của thiết bị điện được cung cấp từ đường dây khác nếu đường\r\ndây trên được cung cấp từ cùng một máy biến áp, tiết diện dây trung tính làm việc phải đủ lớn để đáp ứng trong mọi trường hợp và loại trừ khả năng bị cắt khi\r\nđường\r\ndây khác kể trên đang làm\r\nviệc. Trong trường hợp\r\nnày, không được dùng thiết bị cắt để\r\ncắt dây trung tính làm việc cùng với dây pha.
\r\n\r\nI.7.81. Trong lưới điện trên không điện áp đến 1kV có trung tính nối đất trực tiếp, trị số dòng điện\r\nngắn mạch dùng để\r\nkiểm tra khả năng cắt khi có ngắn mạch giữa các pha với dây trung tính được\r\nxác định theo công thức gần đúng\r\ndưới\r\nđây:
\r\n\r\nIk =
Trong đó:
\r\n\r\n• Up: điện áp pha của lưới\r\nđiện
\r\n\r\n• Ztp = : tổng trở toàn phần ở điểm nút của mạch vòng giữa dây pha\r\nvà dây trung tính lấy bằng 0,6W/km.
• Zbt: tổng trở của máy\r\nbiến áp.
\r\n\r\nChỉ tính đến Zbt trong công thức trên nếu đóng mạch vào máy biến áp 3 pha\r\nY/y - 12 và khi đó Zbt lấy theo số liệu của nhà chế tạo. Còn các trường hợp khác không\r\nđưa Zbt vào công thức tính toán.
\r\n\r\nI.7.82. Trong những gian ẩm ướt và có hơi ăn mòn thì dây nối đất phải đặt cách tường ít nhất 10mm.
\r\n\r\nI.7.83. Dây nối đất phải được bảo vệ chống hư hỏng về cơ học và hóa học, lưu ý ở những chỗ giao chéo với đường cáp, ống dẫn, đường sắt v.v. Bảo vệ chống hư hỏng về hóa học phải đặc biệt chú\r\ný tại những khu vực có môi trường\r\ndễ ăn mòn.
\r\n\r\nI.7.84. Dây nối đất xuyên qua tường phải được đặt trong những lỗ hở, luồn trong ống hoặc vỏ bọc cứng.
\r\n\r\nI.7.85. Không cho phép sử dụng dây nối đất vào các mục đích khác. Chỉ cho phép sử dụng dây nối\r\nđất để\r\nnối\r\ntạm\r\nthời vào máy hàn nếu tiết diện của dây nối đất\r\nđảm bảo dẫn được\r\ndòng điện hàn chạy qua. Chỉ được sử\r\ndụng dây trung tính nối vào\r\nmạch điều khiển của máy công cụ trong trường hợp đặc\r\nbiệt.
\r\n\r\nI.7.86. Tại chỗ dây nối đất\r\nvào công trình phải có những ký hiệu riêng dễ quan sát.
\r\n\r\nDây nối đất đặt trần, các kết cấu của trang bị nối đất ở phía trên mặt đất phải\r\nsơn\r\nmàu tím hoặc đen.
\r\n\r\nTrong những gian có yêu cầu cao về trang trí, cho phép sơn dây nối đất phù hợp với màu của gian phòng, nhưng tại chỗ nối hoặc phân nhánh của dây nối đất\r\nphải sơn 2 vạch màu tím hoặc đen\r\ncách nhau 150mm. Đường dây điện nhánh 2 dây, trong đó dây trung tính được sử dụng làm dây nối đất thì tại chỗ\r\nhàn hoặc chỗ nối của\r\ndây trung tính cũng phải sơn màu\r\ntím.
\r\n\r\nI.7.87. Mối nối giữa dây nối đất và dây trung tính bảo vệ với nhau phải đảm bảo tiếp xúc tốt bằng cách hàn trực tiếp hoặc khóa nối chuyên\r\ndùng. Mối hàn phải có\r\nchiều dài chồng lên nhau bằng 2 lần bề rộng của thanh nối nếu là tiết diện chữ\r\nnhật, hoặc 6 lần\r\nđường kính của thanh nối nếu là tiết\r\ndiện tròn.
\r\n\r\nTrên các ĐDK được phép nối dây trung tính giống như nối\r\ncủa\r\ndây pha.
\r\n\r\nMối nối trong gian ẩm ướt, có hơi hoặc khí ăn mòn kim loại phải thực hiện bằng cách hàn. Trường hợp không có điều kiện hàn, cho phép nối bằng bulông\r\nnhưng ở\r\nmối\r\nnối phải được\r\nsơn bảo vệ.\r\nMối\r\nnối\r\nphải tiếp cận được để kiểm\r\ntra.
\r\n\r\nI.7.88. Khi sử dụng các vật dẫn nêu trong Điều I.7.70 để làm dây nối đất phải thoả\r\nmãn các yêu cầu sau:
\r\n\r\na. Mối nối của chúng phải tiếp xúc chắc chắn và phải đảm bảo dẫn điện liên\r\ntục\r\nsuốt chiều dài của vật\r\ndẫn.
\r\n\r\nb. Khi sử dụng các kết cấu kim loại kế tiếp nhau để làm dây nối đất phải nối chúng với nhau bằng các thanh dẫn có tiết diện không nhỏ hơn 100mm2 và nối\r\nbằng\r\nhàn. Khi sử dụng các kết cấu đó đối với thiết bị điện có điện áp đến 1kV\r\ntrung tính nối đất trực tiếp phải nối chúng bằng cầu dẫn có tiết diện giống như\r\ndây nối đất.
\r\n\r\nI.7.89. Những ống thép luồn dây dẫn điện, hộp mỏng và kết cấu khác sử dụng làm dây\r\nnối\r\nđất hoặc dây trung tính bảo vệ phải\r\nđược\r\nnối với nhau chắc chắn.
\r\n\r\n• Trường hợp ống thép đặt hở có thể sử dụng các măng sụng nối trên lớp sơn minium\r\nhoặc sử dụng các kết\r\ncấu nối khác có tiếp xúc chắc chắn.
\r\n\r\n• Trường hợp ống thép đặt kín chỉ được phép nối bằng măng sụng xiết chặt trên\r\nlớp sơn\r\nminium.
\r\n\r\n• Khi mối nối có những đoạn ren\r\ndài, trên mỗi phía của nó phải\r\ncó đai\r\nốc hãm.
\r\n\r\nTrường hợp đặt kín cũng như đặt hở trong lưới điện có trung tính nối đất phải có 2 mối hàn tại mỗi phía của đầu nối ống (trường hợp này không cần đặt đai\r\nốc hãm nếu đặt hở).
\r\n\r\nKhi dây dẫn điện luồn trong các ống thép và các ống thép này được sử dụng làm dây nối đất, tại đầu vào phải\r\nđược nối kim loại giữa ống thép và vỏ thiết bị điện.
\r\n\r\nI.7.90. Nối dây nối đất với điện cực nối đất kéo dài (ví\r\ndụ ống dẫn) phải nối tại đầu dẫn vào công trình bằng cách hàn. Nếu không có điều kiện hàn thì cho phép sử\r\ndụng các đai giữ, khi nối phải cạo sạch ống và mạ thiếc tại mặt tiếp xúc của chúng\r\ntrước khi đặt đai.
\r\n\r\nI.7.91. Việc nối\r\ndây nối đất tới các kết cấu nối\r\nđất phải bằng cách hàn, việc nối dây nối đất tới thiết bị máy móc\r\nv.v. có thể bằng cách hàn hoặc bulông nối chắc chắn. Các mối nối này trên bộ phận\r\nrung động hoặc chấn động phải có biện pháp\r\nđảm\r\nbảo tiếp xúc tốt (đai ốc\r\nhãm, vòng đệm\r\nhãm).
\r\n\r\nDây nối đất hoặc trung tính bảo vệ cho thiết bị thường xuyên bị tháo lắp hoặc đặt trên bộ phận chuyển động phải bằng\r\ndây dẫn mềm.
\r\n\r\nI.7.92. Điểm trung tính của máy biến áp hoặc máy phát điện nối đất trực tiếp hoặc qua\r\nthiết bị bù dòng\r\nđiện điện dung phải được nối tới lưới nối đất hoặc thanh nối\r\nđất chính bằng dây nối đất\r\nriêng.
\r\n\r\nI.7.93. Hệ nối đất an toàn, nối đất làm việc và nối đất chống sét phải được nối tới lưới nối đất bằng dây nhánh riêng.
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n
Tính toán kiểm tra dòng điện lâu dài cho\r\nphép của dây dẫn trần
\r\n\r\nDòng điện lâu dài cho phép của dây dẫn trần theo điều kiện phát nóng do dòng\r\nđiện và do bức xạ mặt trời được\r\ntính bằng công thức sau:
\r\n\r\nI =
Trong đó:
\r\n\r\nI: Dòng điện lâu dài cho phép [A]
\r\n\r\nd: Đường kính ngoài\r\ncủa dây dẫn [cm]
\r\n\r\nq: Độ tăng nhiệt độ cho phép trên dây dẫn [°C]
\r\n\r\nT: Nhiệt độ không\r\nkhí ứng với thời\r\nđiểm\r\nkiểm tra
\r\n\r\nvà thường chọn\r\nnhiệt độ không khí cao nhất (°C)
\r\n\r\na: Hệ số tăng điện trở\r\ndo nhiệt độ (1/°C)
\r\n\r\nR20dc: Điện trở dây dẫn\r\nđiện\r\nở 20oC với dòng điện một chiều (W/cm)
\r\n\r\nWs : Năng lượng bức xạ mặt\r\ntrời (W/cm)
\r\n\r\nh: Hệ số phát nhiệt (chọn bằng 0,9)
\r\n\r\nb: Tỷ số giữa điện trở xoay chiều và một\r\nchiều
\r\n\r\nv: Tốc độ gió tính toán (m/s)
\r\n\r\nh w: Hệ số tản nhiệt do đối\r\nlưu được tính bằng công thức thực\r\nnghiệm Rice như sau:
\r\n\r\nh w = 0.000572. (W/oC.cm2)
hr:\r\nHệ số tản nhiệt do bức xạ\r\n(Định luật Stefan – Boltzmann) được tính bằng công thức sau:
\r\n\r\nhr = 0.000567. (W/oC.cm2)
I. Các trị số\r\nlựa chọn trong tính toán
\r\n\r\n1. Năng lượng bức xạ mặt trời: tham khảo các số liệu tính toán của các nước khu vực\r\nlân cận, lựa chọn:
\r\n\r\nWs =\r\n0,1 W/cm2
\r\n\r\n2. Tốc độ gió tính toán:
\r\n\r\nv = 0,6 m/s
\r\n\r\n3. Nhiệt độ không khí T phụ thuộc thời điểm kiểm tra dòng điện lâu dài cho phép,\r\nđiều\r\nkiện bất lợi nhất là chọn nhiệt độ không khí cao nhất và phù hợp với điều kiện khí\r\nhậu\r\nViệt Nam T = 40°C.
\r\n\r\n4. Hệ số tăng điện trở\r\ndo nhiệt độ phụ thuộc vật liệu\r\ndây dẫn
\r\n\r\n\r\n • Đối với dây nhôm lõi\r\n thép, thông thường \r\n | \r\n \r\n a = 0,00403 \r\n | \r\n
\r\n • Đối với dây hợp\r\n kim nhôm \r\n | \r\n \r\n a = 0,00360 \r\n | \r\n
\r\n • Đối với dây đồng \r\n | \r\n \r\n a = 0,00393 \r\n | \r\n
5. Tỷ số giữa điện trở xoay chiều và một chiều b có thể tham khảo ở bảng 1 cho các\r\nloại dây nhôm lõi thép thông dụng.
\r\n\r\n6. Độ tăng nhiệt độ cho phép trên dây dẫn q phụ thuộc nhiệt độ cho phép trên dây dẫn và nhiệt\r\nđộ không khí T (= 40°C ở điều kiện khí hậu Việt Nam).
\r\n\r\n• Đối với dây nhôm lõi thép, dây hợp kim nhôm: nhiệt độ cho phép trên dây dẫn đạt\r\ntới 90°C trong điều kiện vận\r\nhành bình thường, nghĩa là:
\r\n\r\nq\r\n= 90°C - 40°C = 50°C
\r\n\r\n• Đối với dây siêu nhiệt (TAL): nhiệt độ cho phép trên dây dẫn đạt tới 150oC trong điều kiện\r\nvận hành bình thường,\r\nnghĩa là:
\r\n\r\nq\r\n= 150°C - 40°C = 110°C
\r\n\r\n• Đối với dây cực siêu nhiệt (ZTAL):\r\nnhiệt độ cho phép trên dây dẫn đạt tới\r\n210oC trong điều kiện vận\r\nhành bình thường, nghĩa\r\nlà:
\r\n\r\nq\r\n= 210°C - 40°C = 170°C
\r\n\r\nDòng điện lâu dài cho phép của dây dẫn phụ thuộc nhiều vào thời điểm kiểm tra. Ví dụ nếu kiểm tra vào ban đêm, nhiệt độ không khí T = 25°C, năng lượng bức xạ mặt trời Ws\r\n= 0, cho kết quả dòng\r\nđiện lâu dài cho phép tăng lên đáng kể so với ban ngày.
\r\n\r\nII. Tỷ số điện trở AC/DC ( RAC/RDC)
\r\n\r\ncủa dây nhôm ruột thép tăng cường (loại ACSR)
\r\n\r\n\r\n Nhiệt\r\n độ, oC \r\n | \r\n \r\n 60 \r\n | \r\n \r\n 70 \r\n | \r\n \r\n 80 \r\n | \r\n \r\n 90 \r\n | \r\n \r\n RDC\r\n ở 20oC \r\n(W/km) \r\n | \r\n ||||
\r\n Tần\r\n số, Hz \r\n | \r\n \r\n 50 \r\n | \r\n \r\n 60 \r\n | \r\n \r\n 50 \r\n | \r\n \r\n 60 \r\n | \r\n \r\n 50 \r\n | \r\n \r\n 60 \r\n | \r\n \r\n 50 \r\n | \r\n \r\n 60 \r\n | \r\n |
\r\n 240mm2 RAC/RDC \r\n | \r\n \r\n 1.002 \r\n | \r\n \r\n 1.003 \r\n | \r\n \r\n 1.002 \r\n | \r\n \r\n 1.003 \r\n | \r\n \r\n 1.002 \r\n | \r\n \r\n 1.002 \r\n | \r\n \r\n 1.002 \r\n | \r\n \r\n 1.002 \r\n | \r\n \r\n 0.1200 \r\n | \r\n
\r\n 330mm2 RAC/RDC \r\n | \r\n \r\n 1.004 \r\n | \r\n \r\n 1.006 \r\n | \r\n \r\n 1.004 \r\n | \r\n \r\n 1.006 \r\n | \r\n \r\n 1.004 \r\n | \r\n \r\n 1.005 \r\n | \r\n \r\n 1.004 \r\n | \r\n \r\n 1.005 \r\n | \r\n \r\n 0.0888 \r\n | \r\n
\r\n 410mm2 RAC/RDC \r\n | \r\n \r\n 1.007 \r\n | \r\n \r\n 1.010 \r\n | \r\n \r\n 1.006 \r\n | \r\n \r\n 1.009 \r\n | \r\n \r\n 1.006 \r\n | \r\n \r\n 1.009 \r\n | \r\n \r\n 1.006 \r\n | \r\n \r\n 1.008 \r\n | \r\n \r\n 0.0702 \r\n | \r\n
\r\n 610mm2 RAC/RDC \r\n | \r\n \r\n 1.032 \r\n | \r\n \r\n 1.039 \r\n | \r\n \r\n 1.041 \r\n | \r\n \r\n 1.048 \r\n | \r\n \r\n 1.045 \r\n | \r\n \r\n 1.052 \r\n | \r\n \r\n 1.048 \r\n | \r\n \r\n 1.055 \r\n | \r\n \r\n 0.0474 \r\n | \r\n
\r\n 810mm2 RAC/RDC \r\n | \r\n \r\n 1.048 \r\n | \r\n \r\n 1.063 \r\n | \r\n \r\n 1.056 \r\n | \r\n \r\n 1.070 \r\n | \r\n \r\n 1.060 \r\n | \r\n \r\n 1.073 \r\n | \r\n \r\n 1.061 \r\n | \r\n \r\n 1.074 \r\n | \r\n \r\n 0.0356 \r\n | \r\n
\r\n Nhiệt độ, oC \r\n | \r\n \r\n 100 \r\n | \r\n \r\n 110 \r\n | \r\n \r\n 120 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n RDC\r\n ở 20oC \r\n(W/km) \r\n | \r\n ||||
\r\n Tần số, Hz \r\n | \r\n \r\n 50 \r\n | \r\n \r\n 60 \r\n | \r\n \r\n 50 \r\n | \r\n \r\n 60 \r\n | \r\n \r\n 50 \r\n | \r\n \r\n 60 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n ||
\r\n 240mm2 RAC/RDC \r\n | \r\n \r\n 1.002 \r\n | \r\n \r\n 1.002 \r\n | \r\n \r\n 1.002 \r\n | \r\n \r\n 1.002 \r\n | \r\n \r\n 1.001 \r\n | \r\n \r\n 1.002 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n 0.1200 \r\n | \r\n |
\r\n 330mm2 RAC/RDC \r\n | \r\n \r\n 1.003 \r\n | \r\n \r\n 1.005 \r\n | \r\n \r\n 1.003 \r\n | \r\n \r\n 1.004 \r\n | \r\n \r\n 1.003 \r\n | \r\n \r\n 1.004 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n 0.0888 \r\n | \r\n |
\r\n 410mm2 RAC/RDC \r\n | \r\n \r\n 1.005 \r\n | \r\n \r\n 1.008 \r\n | \r\n \r\n 1.005 \r\n | \r\n \r\n 1.007 \r\n | \r\n \r\n 1.005 \r\n | \r\n \r\n 1.007 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n 0.0702 \r\n | \r\n |
\r\n 610mm2 RAC/RDC \r\n | \r\n \r\n 1.050 \r\n | \r\n \r\n 1.055 \r\n | \r\n \r\n 1.051 \r\n | \r\n \r\n 1.056 \r\n | \r\n \r\n 1.052 \r\n | \r\n \r\n 1.057 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n 0.0474 \r\n | \r\n |
\r\n 810mm2 RAC/RDC \r\n | \r\n \r\n 1.062 \r\n | \r\n \r\n 1.074 \r\n | \r\n \r\n 1.063 \r\n | \r\n \r\n 1.074 \r\n | \r\n \r\n 1.063 \r\n | \r\n \r\n 1.074 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n 0.0356 \r\n | \r\n
Dây chống sét được lựa chọn chủ yếu là đáp ứng được điều kiện ổn định nhiệt khi ngắn mạch một pha. Dòng\r\nđiện ngắn mạch cho phép trên dây chống sét được tính bằng công thức sau:
\r\n\r\nI =
Trong đó: I:\r\ndòng điện ngắn mạch cho phép (A)
\r\n\r\nt: thời\r\ngian tồn tại ngắn mạch (giây)\r\n
\r\n\r\nS: tiết\r\ndiện dây chống sét (mm2)
\r\n\r\nK: hằng\r\nsố phụ thuộc vật liệu chế tạo dây chống sét:
\r\n\r\n• Đối với\r\ndây nhôm lõi thép k = 93
\r\n\r\n• Đối với\r\ndây thép mạ kẽm k = 56
\r\n\r\n• Đối với\r\ndây thép phủ nhôm k = 91¸117
\r\n\r\nThường dùng cho dây chống sét có\r\nkết hợp cáp\r\nquang.
\r\n\r\nKhả năng chịu ổn định nhiệt khi ngắn mạch một pha của dây chống sét được so sánh bằng\r\nđại lượng đặc trưng\r\n[kA2s].
\r\n\r\nVí dụ dòng điện ngắn mạch cho phép trên dây chống sét tính được là I = 10kA, thời\r\ngian tồn tại ngắn\r\nmạch t = 0,5s, khả năng\r\nchịu\r\nổn định nhiệt của dây chống sét sẽ là:
\r\n\r\n(10kA)2.0,5s\r\n= 50kA2s
\r\n\r\nTrong thực hành có thể dùng các biểu đồ dùng\r\nđể tính toán dòng điện tức thời cho\r\n\r\n\r\n I\r\n
\r\n\r\nphép và so sánh với dòng\r\nđiện ngắn mạch I\r\n \r\n\r\n \r\n \r\n
\r\n \r\n \r\n \r\n \r\n một pha của hệ thống điện tại vị trí cần kiểm\r\ntra, điều kiện ổn\r\nđịnh nhiệt sẽ đảm bảo khi:\r\nI £ I
.
Dòng điện tức thời cho phép của dây lõi thép
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n Thời gian (s) \r\nTiết\r\n diện (mm2) \r\n | \r\n \r\n 0.1 \r\n | \r\n \r\n 0.2 \r\n | \r\n \r\n 0.3 \r\n | \r\n \r\n 0.4 \r\n | \r\n \r\n 0.5 \r\n | \r\n \r\n 0.6 \r\n | \r\n \r\n 0.7 \r\n | \r\n
\r\n 0 \r\n | \r\n \r\n 0.00 \r\n | \r\n \r\n 0.00 \r\n | \r\n \r\n 0.00 \r\n | \r\n \r\n 0.00 \r\n | \r\n \r\n 0.00 \r\n | \r\n \r\n 0.00 \r\n | \r\n \r\n 0.00 \r\n | \r\n
\r\n 10 \r\n | \r\n \r\n 1.77 \r\n | \r\n \r\n 1.25 \r\n | \r\n \r\n 1.02 \r\n | \r\n \r\n 0.89 \r\n | \r\n \r\n 0.79 \r\n | \r\n \r\n 0.72 \r\n | \r\n \r\n 0.67 \r\n | \r\n
\r\n 20 \r\n | \r\n \r\n 3.54 \r\n | \r\n \r\n 2.50 \r\n | \r\n \r\n 2.04 \r\n | \r\n \r\n 1.77 \r\n | \r\n \r\n 1.58 \r\n | \r\n \r\n 1.45 \r\n | \r\n \r\n 1.34 \r\n | \r\n
\r\n 30 \r\n | \r\n \r\n 5.31 \r\n | \r\n \r\n 3.76 \r\n | \r\n \r\n 3.07 \r\n | \r\n \r\n 2.66 \r\n | \r\n \r\n 2.38 \r\n | \r\n \r\n 2.17 \r\n | \r\n \r\n 2.01 \r\n | \r\n
\r\n 40 \r\n | \r\n \r\n 7.08 \r\n | \r\n \r\n 5.01 \r\n | \r\n \r\n 4.09 \r\n | \r\n \r\n 3.54 \r\n | \r\n \r\n 3.17 \r\n | \r\n \r\n 2.89 \r\n | \r\n \r\n 2.68 \r\n | \r\n
\r\n 50 \r\n | \r\n \r\n 8.85 \r\n | \r\n \r\n 6.26 \r\n | \r\n \r\n 5.11 \r\n | \r\n \r\n 4.43 \r\n | \r\n \r\n 3.96 \r\n | \r\n \r\n 3.61 \r\n | \r\n \r\n 3.35 \r\n | \r\n
\r\n 60 \r\n | \r\n \r\n 10.63 \r\n | \r\n \r\n 7.51 \r\n | \r\n \r\n 6.13 \r\n | \r\n \r\n 5.31 \r\n | \r\n \r\n 4.75 \r\n | \r\n \r\n 4.34 \r\n | \r\n \r\n 4.02 \r\n | \r\n
\r\n 70 \r\n | \r\n \r\n 12.40 \r\n | \r\n \r\n 8.77 \r\n | \r\n \r\n 7.16 \r\n | \r\n \r\n 6.20 \r\n | \r\n \r\n 5.54 \r\n | \r\n \r\n 5.06 \r\n | \r\n \r\n 4.69 \r\n | \r\n
\r\n 80 \r\n | \r\n \r\n 14.17 \r\n | \r\n \r\n 10.02 \r\n | \r\n \r\n 8.18 \r\n | \r\n \r\n 7.08 \r\n | \r\n \r\n 6.34 \r\n | \r\n \r\n 5.78 \r\n | \r\n \r\n 5.35 \r\n | \r\n
\r\n 90 \r\n | \r\n \r\n 15.94 \r\n | \r\n \r\n 11.27 \r\n | \r\n \r\n 9.20 \r\n | \r\n \r\n 7.97 \r\n | \r\n \r\n 7.13 \r\n | \r\n \r\n 6.51 \r\n | \r\n \r\n 6.02 \r\n | \r\n
\r\n 100 \r\n | \r\n \r\n 17.71 \r\n | \r\n \r\n 12.52 \r\n | \r\n \r\n 10.22 \r\n | \r\n \r\n 8.85 \r\n | \r\n \r\n 7.92 \r\n | \r\n \r\n 7.23 \r\n | \r\n \r\n 6.69 \r\n | \r\n
\r\n 110 \r\n | \r\n \r\n 19.48 \r\n | \r\n \r\n 13.77 \r\n | \r\n \r\n 11.25 \r\n | \r\n \r\n 9.74 \r\n | \r\n \r\n 8.71 \r\n | \r\n \r\n 7.95 \r\n | \r\n \r\n 7.36 \r\n | \r\n
\r\n 120 \r\n | \r\n \r\n 21.25 \r\n | \r\n \r\n 15.03 \r\n | \r\n \r\n 12.27 \r\n | \r\n \r\n 10.63 \r\n | \r\n \r\n 9.50 \r\n | \r\n \r\n 8.68 \r\n | \r\n \r\n 8.03 \r\n | \r\n
\r\n 130 \r\n | \r\n \r\n 23.02 \r\n | \r\n \r\n 16.28 \r\n | \r\n \r\n 13.29 \r\n | \r\n \r\n 11.51 \r\n | \r\n \r\n 10.30 \r\n | \r\n \r\n 9.40 \r\n | \r\n \r\n 8.70 \r\n | \r\n
\r\n 140 \r\n | \r\n \r\n 24.79 \r\n | \r\n \r\n 17.53 \r\n | \r\n \r\n 14.31 \r\n | \r\n \r\n 12.40 \r\n | \r\n \r\n 11.09 \r\n | \r\n \r\n 10.12 \r\n | \r\n \r\n 9.37 \r\n | \r\n
\r\n 150 \r\n | \r\n \r\n 26.56 \r\n | \r\n \r\n 18.78 \r\n | \r\n \r\n 15.34 \r\n | \r\n \r\n 13.28 \r\n | \r\n \r\n 11.88 \r\n | \r\n \r\n 10.84 \r\n | \r\n \r\n 10.04 \r\n | \r\n
\r\n 160 \r\n | \r\n \r\n 28.33 \r\n | \r\n \r\n 20.04 \r\n | \r\n \r\n 16.36 \r\n | \r\n \r\n 14.17 \r\n | \r\n \r\n 12.67 \r\n | \r\n \r\n 11.57 \r\n | \r\n \r\n 10.71 \r\n | \r\n
\r\n 170 \r\n | \r\n \r\n 30.10 \r\n | \r\n \r\n 21.29 \r\n | \r\n \r\n 17.38 \r\n | \r\n \r\n 15.05 \r\n | \r\n \r\n 13.46 \r\n | \r\n \r\n 12.29 \r\n | \r\n \r\n 11.38 \r\n | \r\n
\r\n 180 \r\n | \r\n \r\n 31.88 \r\n | \r\n \r\n 22.54 \r\n | \r\n \r\n 18.40 \r\n | \r\n \r\n 15.94 \r\n | \r\n \r\n 14.26 \r\n | \r\n \r\n 13.01 \r\n | \r\n \r\n 12.05 \r\n | \r\n
\r\n 190 \r\n | \r\n \r\n 33.65 \r\n | \r\n \r\n 23.79 \r\n | \r\n \r\n 19.43 \r\n | \r\n \r\n 16.82 \r\n | \r\n \r\n 15.05 \r\n | \r\n \r\n 13.74 \r\n | \r\n \r\n 12.72 \r\n | \r\n
\r\n 200 \r\n | \r\n \r\n 35.42 \r\n | \r\n \r\n 25.04 \r\n | \r\n \r\n 20.45 \r\n | \r\n \r\n 17.71 \r\n | \r\n \r\n 15.84 \r\n | \r\n \r\n 14.46 \r\n | \r\n \r\n 13.39 \r\n | \r\n
Dòng điện tức thời cho phép của dây nhôm lõi thép và\r\ndây thép phủ nhôm
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n Thời gian (s) \r\nTiết\r\n diện (mm2) \r\n | \r\n \r\n 0.1 \r\n | \r\n \r\n 0.2 \r\n | \r\n \r\n 0.3 \r\n | \r\n \r\n 0.4 \r\n | \r\n \r\n 0.5 \r\n | \r\n \r\n 0.6 \r\n | \r\n \r\n 0.7 \r\n | \r\n
\r\n 0 \r\n | \r\n \r\n 0.00 \r\n | \r\n \r\n 0.00 \r\n | \r\n \r\n 0.00 \r\n | \r\n \r\n 0.00 \r\n | \r\n \r\n 0.00 \r\n | \r\n \r\n 0.00 \r\n | \r\n \r\n 0.00 \r\n | \r\n
\r\n 10 \r\n | \r\n \r\n 2.94 \r\n | \r\n \r\n 2.08 \r\n | \r\n \r\n 1.70 \r\n | \r\n \r\n 1.47 \r\n | \r\n \r\n 1.32 \r\n | \r\n \r\n 1.20 \r\n | \r\n \r\n 1.11 \r\n | \r\n
\r\n 20 \r\n | \r\n \r\n 5.88 \r\n | \r\n \r\n 4.16 \r\n | \r\n \r\n 3.40 \r\n | \r\n \r\n 2.94 \r\n | \r\n \r\n 2.63 \r\n | \r\n \r\n 2.40 \r\n | \r\n \r\n 2.22 \r\n | \r\n
\r\n 30 \r\n | \r\n \r\n 8.82 \r\n | \r\n \r\n 6.24 \r\n | \r\n \r\n 5.09 \r\n | \r\n \r\n 4.41 \r\n | \r\n \r\n 3.95 \r\n | \r\n \r\n 3.60 \r\n | \r\n \r\n 3.33 \r\n | \r\n
\r\n 40 \r\n | \r\n \r\n 11.76 \r\n | \r\n \r\n 8.32 \r\n | \r\n \r\n 6.79 \r\n | \r\n \r\n 5.88 \r\n | \r\n \r\n 5.26 \r\n | \r\n \r\n 4.80 \r\n | \r\n \r\n 4.45 \r\n | \r\n
\r\n 50 \r\n | \r\n \r\n 14.70 \r\n | \r\n \r\n 10.40 \r\n | \r\n \r\n 8.49 \r\n | \r\n \r\n 7.35 \r\n | \r\n \r\n 6.58 \r\n | \r\n \r\n 6.00 \r\n | \r\n \r\n 5.56 \r\n | \r\n
\r\n 60 \r\n | \r\n \r\n 17.65 \r\n | \r\n \r\n 12.48 \r\n | \r\n \r\n 10.19 \r\n | \r\n \r\n 8.82 \r\n | \r\n \r\n 7.89 \r\n | \r\n \r\n 7.20 \r\n | \r\n \r\n 6.67 \r\n | \r\n
\r\n 70 \r\n | \r\n \r\n 20.59 \r\n | \r\n \r\n 14.56 \r\n | \r\n \r\n 11.89 \r\n | \r\n \r\n 10.29 \r\n | \r\n \r\n 9.21 \r\n | \r\n \r\n 8.40 \r\n | \r\n \r\n 7.78 \r\n | \r\n
\r\n 80 \r\n | \r\n \r\n 23.53 \r\n | \r\n \r\n 16.64 \r\n | \r\n \r\n 13.58 \r\n | \r\n \r\n 11.76 \r\n | \r\n \r\n 10.52 \r\n | \r\n \r\n 9.60 \r\n | \r\n \r\n 8.89 \r\n | \r\n
\r\n 90 \r\n | \r\n \r\n 26.47 \r\n | \r\n \r\n 18.72 \r\n | \r\n \r\n 15.28 \r\n | \r\n \r\n 13.23 \r\n | \r\n \r\n 11.84 \r\n | \r\n \r\n 10.81 \r\n | \r\n \r\n 10.00 \r\n | \r\n
\r\n 100 \r\n | \r\n \r\n 29.41 \r\n | \r\n \r\n 20.80 \r\n | \r\n \r\n 16.98 \r\n | \r\n \r\n 14.70 \r\n | \r\n \r\n 13.15 \r\n | \r\n \r\n 12.01 \r\n | \r\n \r\n 11.12 \r\n | \r\n
\r\n 110 \r\n | \r\n \r\n 32.35 \r\n | \r\n \r\n 22.87 \r\n | \r\n \r\n 18.68 \r\n | \r\n \r\n 16.18 \r\n | \r\n \r\n 14.47 \r\n | \r\n \r\n 13.21 \r\n | \r\n \r\n 12.23 \r\n | \r\n
\r\n 120 \r\n | \r\n \r\n 35.29 \r\n | \r\n \r\n 24.95 \r\n | \r\n \r\n 20.38 \r\n | \r\n \r\n 17.65 \r\n | \r\n \r\n 15.78 \r\n | \r\n \r\n 14.41 \r\n | \r\n \r\n 13.34 \r\n | \r\n
\r\n 130 \r\n | \r\n \r\n 38.23 \r\n | \r\n \r\n 27.03 \r\n | \r\n \r\n 22.07 \r\n | \r\n \r\n 19.12 \r\n | \r\n \r\n 17.10 \r\n | \r\n \r\n 15.61 \r\n | \r\n \r\n 14.45 \r\n | \r\n
\r\n 140 \r\n | \r\n \r\n 41.17 \r\n | \r\n \r\n 29.11 \r\n | \r\n \r\n 23.77 \r\n | \r\n \r\n 20.59 \r\n | \r\n \r\n 18.41 \r\n | \r\n \r\n 16.81 \r\n | \r\n \r\n 15.56 \r\n | \r\n
\r\n 150 \r\n | \r\n \r\n 44.11 \r\n | \r\n \r\n 31.19 \r\n | \r\n \r\n 25.47 \r\n | \r\n \r\n 22.06 \r\n | \r\n \r\n 19.73 \r\n | \r\n \r\n 18.01 \r\n | \r\n \r\n 16.67 \r\n | \r\n
\r\n 160 \r\n | \r\n \r\n 47.05 \r\n | \r\n \r\n 33.27 \r\n | \r\n \r\n 27.17 \r\n | \r\n \r\n 23.53 \r\n | \r\n \r\n 21.04 \r\n | \r\n \r\n 19.21 \r\n | \r\n \r\n 17.79 \r\n | \r\n
\r\n 170 \r\n | \r\n \r\n 50.00 \r\n | \r\n \r\n 35.35 \r\n | \r\n \r\n 28.86 \r\n | \r\n \r\n 25.00 \r\n | \r\n \r\n 22.36 \r\n | \r\n \r\n 20.41 \r\n | \r\n \r\n 18.90 \r\n | \r\n
\r\n 180 \r\n | \r\n \r\n 52.94 \r\n | \r\n \r\n 37.43 \r\n | \r\n \r\n 30.56 \r\n | \r\n \r\n 26.47 \r\n | \r\n \r\n 23.67 \r\n | \r\n \r\n 21.61 \r\n | \r\n \r\n 20.01 \r\n | \r\n
\r\n 190 \r\n | \r\n \r\n 55.88 \r\n | \r\n \r\n 39.51 \r\n | \r\n \r\n 32.26 \r\n | \r\n \r\n 27.94 \r\n | \r\n \r\n 24.99 \r\n | \r\n \r\n 22.81 \r\n | \r\n \r\n 21.12 \r\n | \r\n
\r\n 200 \r\n | \r\n \r\n 58.82 \r\n | \r\n \r\n 41.59 \r\n | \r\n \r\n 33.96 \r\n | \r\n \r\n 29.41 \r\n | \r\n \r\n 26.30 \r\n | \r\n \r\n 24.01 \r\n | \r\n \r\n 22.23 \r\n | \r\n
Giá trị dòng điện tức thời (kA)
\r\n\r\n\r\n\r\nCác sơ đồ nối trung\r\ntính thiết bị
\r\n\r\n1. Sơ đồ\r\ncó\r\ndây trung tính bảo vệ và dây trung tính làm việc\r\nchung:
\r\n\r\n2. Sơ đồ\r\ncó\r\ndây trung tính bảo vệ tách một phần:
\r\n\r\n3. Sơ đồ\r\ncó\r\ndây trung tính làm việc và dây trung tính bảo vệ\r\nriêng:
\r\n\r\nCách tính điện áp tiếp\r\nxúc và điện áp bước cho phép
\r\n\r\n(Chi tiết tham khảo\r\ntiêu chuẩn IEEE Std 80-2000)
\r\n\r\nTrị số điện áp tiếp xúc và điện áp bước\r\ncho phép được tính như\r\nsau:
\r\n\r\n1. Etouch =
1. Estep =
Trong đó Etouch: điện áp tiếp xúc cho\r\nphép, V
\r\n\r\nEstep:\r\nđiện áp bước cho phép, V
\r\n\r\nCs = 1 - là hệ\r\nsố suy giảm bề mặt
r s: điện trở suất\r\ncủa lớp vật liệu\r\nbề mặt,\r\nWm
\r\n\r\nr : điện\r\ntrở suất của đất, Wm
\r\n\r\nhs: chiều dày lớp vật\r\nliệu bề mặt
\r\n\r\nts: thời gian dòng\r\nđiện qua người (lấy bằng tổng thời gian tác động của bảo vệ\r\nvà thời gian cắt toàn phần của máy cắt),\r\ngiây.
\r\n\r\nNếu không có lớp bề\r\nmặt thì r = r s và Cs = 1.\r\n
\r\n\r\nFile gốc của Tiêu chuẩn ngành 11TCN 18:2006 về Quy phạm trang bị điện – Phần I: Quy định chung đang được cập nhật.
Tiêu chuẩn ngành 11TCN 18:2006 về Quy phạm trang bị điện – Phần I: Quy định chung
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Công nghiệp |
Số hiệu | 11TCN18:2006 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn ngành |
Người ký | Đã xác định |
Ngày ban hành | 2006-07-11 |
Ngày hiệu lực | |
Lĩnh vực | Xây dựng - Đô thị |
Tình trạng |