Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 77/2009/NĐ-CP ngày 15/9/2009 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02/10/2010 và Nghị định số 71/2012/NĐ-CP ngày 19/9/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 34/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ,
Thông tư này quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02/4/2010 và Nghị định số 71/2012/NĐ-CP ngày 19/9/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 34/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ (sau đây viết gọn là Nghị định số 34).
1. Việc xác định độ tuổi đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ phải căn cứ vào một trong các giấy tờ sau: giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú.
Tại thời điểm kiểm soát, chưa có căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều này để xác định về độ tuổi, mà hành vi của người vi phạm bị xử phạt theo thủ tục đơn giản, thì người có thẩm quyền vẫn ra quyết định xử phạt và được tạm giữ giấy tờ có liên quan đến người điều khiển, phương tiện hoặc tạm giữ phương tiện theo quy định; khi tạm giữ giấy tờ, người có thẩm quyền phải ghi vào mặt sau quyết định xử phạt lý do tạm giữ, địa điểm, thời hạn hẹn đến để giải quyết (không quá 10 ngày) và ký, ghi rõ họ tên.
b) Hết thời hạn hẹn giải quyết, người vi phạm mới xuất trình được giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này để chứng minh về độ tuổi, thì người vi phạm vẫn phải chấp hành quyết định xử phạt.
Tại thời điểm kiểm soát, chưa có đủ căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều này để xác định độ tuổi, mà hành vi của người vi phạm bị xử phạt theo thủ tục lập biên bản, thì người có thẩm quyền:
b) Xác định về độ tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều này;
2. Dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt được hiểu là dừng xe, đỗ xe trong phạm vi giữa 02 biển báo hiệu đường bộ số 242a hoặc phạm vi giữa 02 biển báo hiệu đường bộ số 242b “Nơi đường sắt giao nhau với đường bộ” (ở nơi có đặt biển báo hiệu); trong phạm vi 10 mét tính từ đường ray ngoài cùng của đường sắt trở ra về hai phía (ở nơi không đặt biển báo hiệu); trừ trường hợp dừng xe để cho phương tiện đường sắt được quyền ưu tiên đi trước hoặc xe bị hư hỏng (người lái xe phải thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5 Điều 25 Luật Giao thông đường bộ).
a) Xe lắp bánh lốp không đúng kích cỡ được hiểu là xe đó có một hoặc nhiều lốp xe có kích cỡ không đúng với kích cỡ lốp xe ghi trong bảng thông số thiết kế kỹ thuật xe của nhà sản xuất, Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
- Các chi tiết kẹp chặt và phòng lỏng đầy đủ, đúng quy cách.
- Moay ơ quay trơn, không bó kẹt, không có độ dơ dọc trục và hướng kính.
- Lốp của bánh xe dẫn hướng không sử dụng lốp đắp, cùng kiểu hoa lốp, chiều cao hoa lốp phải đồng đều và có trị số như sau:
a) Trong thời hạn hẹn giải quyết, trường hợp người có thẩm quyền chưa ra quyết định xử phạt, người vi phạm xuất trình được các giấy tờ theo quy định: thì cán bộ thực hiện nhiệm vụ xử lý vi phạm hành chính phải tạm giữ giấy tờ đó, ghi vào mặt sau biên bản vi phạm hành chính (bản lưu) về thời gian xuất trình được giấy tờ; ký, ghi rõ họ, tên; báo cáo người có thẩm quyền trả lại phương tiện bị tạm giữ cho người vi phạm; ra quyết định xử phạt về hành vi không mang theo giấy tờ.
c) Hết thời hạn hẹn giải quyết, người vi phạm mới xuất trình được giấy tờ theo quy định, thì phải chấp hành quyết định xử phạt về hành vi vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính.
Khoản 2, Khoản 4 Điều 26 Nghị định số 34)
- Xe đến 9 chỗ ngồi: được phép chở quá 01 người;
- Xe từ 16 chỗ ngồi đến xe 30 chỗ ngồi: được phép chở quá 03 người;
2. Cách tính số người chở vượt quá quy định để xử phạt (ký hiệu là X) như sau:
Ví dụ: Khi kiểm soát, phát hiện xe ô tô chở người loại xe 45 chỗ ngồi (ghi trong Giấy đăng ký xe), nhưng thực tế trên xe chở 50 người. Đây là loại xe chở người trên 30 chỗ ngồi; trường hợp này, cách tính số người chở vượt quá quy định để xử phạt như sau:
2. Quyết định xử phạt phải ghi rõ thời hạn tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra quyết định xử phạt, người đã ra quyết định xử phạt phải thông báo bằng văn bản (mẫu số 07 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2012/TT-BCA ngày 30/10/2012 của Bộ Công an quy định về Quy trình tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính của Cảnh sát giao thông đường bộ) cho cơ quan cấp Giấy phép lái xe đó.
4. Thời hạn tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe được tính từ thời điểm tạm giữ Giấy phép lái xe. Trường hợp một người cùng một lúc thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính mà các hành vi vi phạm này đều có quy định bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe, thì lấy thời hạn tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe đối với hành vi vi phạm có thời hạn bị tước dài nhất.
2. Thông qua công tác đăng ký, cấp biển số; điều tra, giải quyết tai nạn giao thông; qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; các trường hợp phương tiện vi phạm bị tạm giữ theo quy định và qua điều tra các vụ án hình sự, nếu phát hiện người mua hoặc người bán không làm thủ tục sang tên, di chuyển, thay đổi đăng ký xe (sau đây gọi là mua, bán xe không sang tên) theo quy định tại Thông tư của Bộ Công an quy định về đăng ký xe, thì phải xác minh, xác định rõ hành vi vi phạm: “mua, bán xe không sang tên” và xử phạt trường hợp quá thời gian 30 ngày, kể từ ngày làm giấy tờ mua, bán xe nhưng chưa làm thủ tục sang tên, di chuyển thay đổi đăng ký xe theo quy định.
Điểm đ Khoản 3 và Điểm e Khoản 4 Điều 33 Nghị định số 34)
Điều 60 Luật giao thông đường bộ, không có Giấy phép lái xe hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng phù hợp với loại xe đang điều khiển theo quy định tại Điều 59 và Khoản 1 Điều 62 Luật Giao thông đường bộ.
3. Để cho người không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật điều khiển xe tham gia giao thông là hành vi chủ phương tiện biết người điều khiển phương tiện không đủ điều kiện quy định tại Khoản 1 điều này mà không ngăn cản, để mặc... cho họ trực tiếp điều khiển xe tham gia giao thông.
Điểm đ Khoản 3 và Điểm e Khoản 4 Điều 33 Nghị định số 34.
Khoản 2 Điều 56 Nghị định số 34)
Chủ xe hoặc người đại diện hợp pháp (nếu chủ xe là cơ quan, tổ chức) khi nhận được thông báo bằng văn bản của cơ quan chức năng về việc sử dụng phương tiện để vi phạm, có nghĩa vụ:
a) Trường hợp chỉ áp dụng hình thức xử phạt tiền có thể tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: Giấy phép lái xe; Giấy đăng ký xe; Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ phải có.
2. Khi kiểm soát người lái xe vi phạm xuất trình biên bản vi phạm hành chính do các đơn vị, địa phương đã lập và tạm giữ giấy tờ:
Ví dụ: Anh A điều khiển xe ô tô vi phạm hành vi chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h (100/70 km/h), khi kiểm tra thì anh A đã bị địa phương khác lập biên bản và tạm giữ Giấy phép lái xe, biên bản này đã quá thời hạn hẹn nhưng anh A chưa đến giải quyết; anh A xuất trình được Giấy chứng nhận đăng ký xe, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực, thì phải lập biên bản vi phạm hành chính với hai hành vi: “Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h (100/70km/h)” và “Không có Giấy phép lái xe”, tiến hành tạm giữ phương tiện theo quy định.
2. Người ra quyết định tạm giữ có trách nhiệm đưa phương tiện bị tạm giữ về nơi tạm giữ để bảo quản hoặc bàn giao phương tiện bị tạm giữ theo quy định. Trường hợp người điều khiển phương tiện không có mặt tại nơi xảy ra vi phạm hoặc cố tình trốn tránh, gây cản trở, không chấp hành yêu cầu của người thi hành công vụ về việc đưa tang vật, phương tiện về nơi tạm giữ, thì lập biên bản vụ việc có chữ ký xác nhận của người chứng kiến (nếu có); sử dụng thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ (máy ảnh, camera...) ghi lại hình ảnh; sử dụng các biện pháp (trực tiếp điều khiển, cẩu kéo...) đưa phương tiện đó về nơi tạm giữ; thực hiện việc thông báo (mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2012/TT-BCA ngày 30/10/2012 của Bộ Công an quy định về Quy trình tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính của Cảnh sát giao thông đường bộ) yêu cầu người vi phạm đến giải quyết và phải chịu mọi chi phí cho việc đưa phương tiện đó về nơi tạm giữ theo quy định của pháp luật.
a) Lập biên bản về vi phạm hành chính;
c) Lập biên bản tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính.
1. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ được thực hiện theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008; Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16/12/2008 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008; Điều 53 Nghị định số 34. Các mẫu biên bản và quyết định để sử dụng trong việc xử phạt được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 34; việc in, cấp phát, quản lý sử dụng như sau:
b) Công an các đơn vị, địa phương có trách nhiệm in đúng với nội dung, khổ giấy A4 và đóng thành quyển cho mỗi mẫu quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này, có bìa (riêng mẫu biên bản số 01b, mẫu quyết định số 01b, 02b được đóng thành quyển 100 trang cho mỗi loại, có bìa và đánh số thứ tự); đồng thời có trách nhiệm quản lý chặt chẽ việc in, cấp phát và sử dụng theo đúng chế độ quy định. Kinh phí để in mẫu sử dụng trong việc xử phạt, được trích từ nguồn kinh phí bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của đơn vị, địa phương.
3. Việc thu, nộp, quản lý, sử dụng tiền phạt thực hiện theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008; Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16/12/2008 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008; Điều 52 Nghị định số 34 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Cảnh sát giao thông đường bộ, Cảnh sát trật tự, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cảnh sát phản ứng nhanh, Trưởng Công an cấp xã có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ nếu phát hiện vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm, phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền. Trường hợp cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự, nhưng sau đó lại có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án, thì trong thời hạn ba ngày kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, cơ quan tiến hành tố tụng hình sự phải chuyển quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án kèm theo hồ sơ vụ vi phạm và đề nghị xử phạt hành chính đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính nơi đã chuyển hồ sơ vụ vi phạm hành chính đó.
Việc ủy quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ của người có chức danh quy định tại Điều 41, Điều 45 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008; Điều 47, Điều 49 Nghị định số 34 phải thực hiện theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16/12/2008 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008 và phải được thực hiện bằng văn bản. Quyết định ủy quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ phải ghi rõ phạm vi, nội dung, thời hạn ủy quyền.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 4 năm 2013; những quy định trước đây của Bộ Công an về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trái với Thông tư này đều bãi bỏ.
1. Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội chịu trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện Thông tư này.
3. Các Tổng cục trưởng, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc các Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
- Ủy ban An toàn giao thông quốc gia; - Các Bộ và cơ quan ngang Bộ; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Các đ/c Thứ trưởng BCA (Để chỉ đạo); - Các Tổng cục, Bộ Tư lệnh, đơn vị trực thuộc Bộ; (Để thực hiện) - Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; (Để thực hiện) - Các Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy; (Để thực hiện) - Website Bộ Công an; - Công báo; - Lưu: VT, C61 (C67).
Ngày 01/3/2013, Bộ Công an ban hành Thông tư số 11/2013/TT-BCA quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02/4/2010 và Nghị định số 71/2012/NĐ-CP ngày 19/9/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 34/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Do sơ xuất kỹ thuật, Bộ Công an đính chính lại Thông tư nêu trên như sau:
Tiêu đề Điều 6 Thông tư đã ghi:
“Điều 6. Xử phạt hành vi người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không mang theo Giấy đăng ký xe, Giấy phép lái xe, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (Điểm b, Điểm c Khoản 2 Điều 24 Nghị định số 34). người điều khiển xe ôtô, máy kéo không mang theo Giấy đăng ký xe, Giấy phép lái xe, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (Điểm b Khoản 3 Điều 24 Nghị định số 34). người điều khiển xe máy chuyên dùng không mang theo bằng (hoặc chứng chỉ) điều khiển và chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (Điểm b Khoản 1 Điều 25 Nghị định số 34)”.
Nay đính chính là:
“Điều 6. Xử phạt hành vi người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không mang theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (nếu có quy định phải kiểm định), Giấy đăng ký xe (Điểm b Khoản 2 Điều 24 Nghị định số 34). người điều khiển xe mô tô không mang theo Giấy phép lái xe (Điểm c Khoản 2 Điều 24 Nghị định số 34). người điều khiển xe ôtô, máy kéo không mang theo Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (nếu có quy định phải kiểm định), Giấy phép lái xe (Điểm b Khoản 3 Điều 24 Nghị định số 34). người điều khiển xe máy chuyên dùng không mang theo bằng (hoặc chứng chỉ) điều khiển và chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (Điểm b Khoản 1 Điều 25 Nghị định số 34)”.
Điều 25. Đi trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, cầu đường bộ đi chung với đường sắt
...
2. Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt có đèn tín hiệu, rào chắn và chuông báo hiệu, khi đèn tín hiệu mầu đỏ đã bật sáng, có tiếng chuông báo hiệu, rào chắn đang dịch chuyển hoặc đã đóng, người tham gia giao thông đường bộ phải dừng lại phía phần đường của mình và cách rào chắn một khoảng cách an toàn. khi đèn tín hiệu đã tắt, rào chắn mở hết, tiếng chuông báo hiệu ngừng mới được đi qua.
3. Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt chỉ có đèn tín hiệu hoặc chuông báo hiệu, khi đèn tín hiệu mầu đỏ đã bật sáng hoặc có tiếng chuông báo hiệu, người tham gia giao thông đường bộ phải dừng ngay lại và giữ khoảng cách tối thiểu 5 mét tính từ ray gần nhất. khi đèn tín hiệu đã tắt hoặc tiếng chuông báo hiệu ngừng mới được đi qua.
4. Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt không có đèn tín hiệu, rào chắn và chuông báo hiệu, người tham gia giao thông đường bộ phải quan sát cả hai phía, khi thấy chắc chắn không có phương tiện đường sắt đang đi tới mới được đi qua, nếu thấy có phương tiện đường sắt đang đi tới thì phải dừng lại và giữ khoảng cách tối thiểu 5 mét tính từ ray gần nhất và chỉ khi phương tiện đường sắt đã đi qua mới được đi.
5. Khi phương tiện tham gia giao thông đường bộ bị hư hỏng tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt hoặc trong phạm vi an toàn đường sắt thì người điều khiển phương tiện phải bằng mọi cách nhanh nhất đặt báo hiệu trên đường sắt cách tối thiểu 500 mét về hai phía để báo cho người điều khiển phương tiện đường sắt và tìm cách báo cho người quản lý đường sắt, nhà ga nơi gần nhất, đồng thời phải bằng mọi biện pháp nhanh chóng đưa phương tiện ra khỏi phạm vi an toàn đường sắt.
Điều 25. Đi trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, cầu đường bộ đi chung với đường sắt
...
5. Khi phương tiện tham gia giao thông đường bộ bị hư hỏng tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt hoặc trong phạm vi an toàn đường sắt thì người điều khiển phương tiện phải bằng mọi cách nhanh nhất đặt báo hiệu trên đường sắt cách tối thiểu 500 mét về hai phía để báo cho người điều khiển phương tiện đường sắt và tìm cách báo cho người quản lý đường sắt, nhà ga nơi gần nhất, đồng thời phải bằng mọi biện pháp nhanh chóng đưa phương tiện ra khỏi phạm vi an toàn đường sắt.
Điều 60. Tuổi, sức khỏe của người lái xe
1. Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:
a) Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3.
b) Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự. xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg. xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi.
c) Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên. lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2).
d) Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi. lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC).
đ) Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi. lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD).
e) Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.
2. Người lái xe phải có sức khỏe phù hợp với loại xe, công dụng của xe. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khoẻ của người lái xe.
Điều 58. Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông
...
2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:
a) Đăng ký xe.
b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này.
c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này.
d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Điều 41. Uỷ quyền xử lý vi phạm hành chính
Trong trường hợp những người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính quy định tại các điều 28, 29 và 30, các khoản 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 31, các khoản 2, 3 và 4 Điều 32, các khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 33, Điều 34, các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 35, các khoản 2, 3 và 4 Điều 36, các khoản 2, 3 và 4 Điều 37, các khoản 2 và 3 Điều 38, Điều 39, các khoản 3 và 4 Điều 40 của Pháp lệnh này vắng mặt thì cấp phó được uỷ quyền có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
*Điều này được sửa đổi bởi Khoản 16 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính:
...
16. Điều 41 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 41. Ủy quyền xử lý vi phạm hành chính
Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính quy định tại các điều 28, 29 và 30, các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 31, các khoản 2, 3 và 4 Điều 32, các khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 33, các khoản 2, 3 và 4 Điều 34, các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 35, các khoản 2, 3 và 4 Điều 36, các khoản 2, 3 và 4 Điều 37, các khoản 2, 3 Điều 38, Điều 39, các khoản 3, 4 Điều 40, các khoản 2, 3 Điều 40a, Điều 40b, Điều 40c, Điều 40d của Pháp lệnh này có thể ủy quyền cho cấp phó thực hiện thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính. Việc uỷ quyền phải được thực hiện bằng văn bản. Cấp phó được ủy quyền phải chịu trách nhiệm về quyết định xử lý vi phạm hành chính của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật.”*
...
Điều 45. Thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính
1. Những người sau đây có quyền quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính:
a) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn, Trưởng Công an phường.
b) Trưởng Công an cấp huyện.
c) Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát kinh tế, Trưởng phòng Cảnh sát hình sự, Trưởng phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm ma tuý, Trưởng phòng Quản lý xuất cảnh, nhập cảnh của Công an cấp tỉnh.
d) Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên hoạt động có tính chất độc lập, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu.
đ) Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm, Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động.
e) Chi cục trưởng Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan, Đội trưởng Đội Kiểm soát chống buôn lậu và Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển thuộc Cục điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan.
g) Đội trưởng Đội Quản lý thị trường.
h) Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng, Chỉ huy trưởng Hải đội biên phòng, Trưởng đồn biên phòng và Thủ trưởng đơn vị bộ đội biên phòng đóng ở biên giới, hải đảo.
i) Hải đội trưởng, Hải đoàn trưởng Cảnh sát biển.
k) Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời sân bay, bến cảng.
2. Trong trường hợp những người quy định tại khoản 1 Điều này vắng mặt thì cấp phó được uỷ quyền có quyền quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
*Điều này được sửa đổi bởi Khoản 18 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính:
...
18. Điều 45 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 45. Thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính
1. Những người sau đây có quyền quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính:
a) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn, Trưởng Công an phường.
b) Trưởng Công an cấp huyện.
c) Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát trật tự, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ-đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Trưởng phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý, Trưởng phòng Quản lý xuất cảnh, nhập cảnh của Công an cấp tỉnh.
d) Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu.
đ) Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm, Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động.
e) Chi cục trưởng Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan, Đội trưởng Đội Kiểm soát chống buôn lậu và Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển thuộc Cục điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan.
g) Đội trưởng Đội Quản lý thị trường.
h) Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng, Chỉ huy trưởng Hải đội biên phòng, Trưởng đồn biên phòng và Thủ trưởng đơn vị bộ đội biên phòng đóng ở biên giới, hải đảo.
i) Hải đội trưởng, Hải đoàn trưởng Cảnh sát biển.
k) Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời sân bay, bến cảng.
2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này có thể uỷ quyền cho cấp phó thực hiện thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính khi vắng mặt và được uỷ quyền thực hiện các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính khác. Việc uỷ quyền phải được thực hiện bằng văn bản. Cấp phó được uỷ quyền phải chịu trách nhiệm về quyết định tạm giữ người của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật.*
Điều 53. Thủ tục xử phạt
1. Thủ tục xử phạt phải tuân theo các quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định 128/2008/NĐ-CP Các mẫu biên bản và quyết định để sử dụng trong việc xử phạt được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Đối với chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ:
a) Trong trường hợp chủ phương tiện vi phạm có mặt tại nơi xảy ra vi phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt lập biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt hành vi vi phạm hành chính theo các điểm, khoản tương ứng của Điều 33 Nghị định này.
b) Trong trường hợp chủ phương tiện vi phạm không có mặt tại nơi xảy ra vi phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt căn cứ vào hành vi vi phạm để lập biên bản vi phạm hành chính đối với chủ phương tiện và tiến hành xử phạt theo quy định của pháp luật, người điều khiển phương tiện phải ký vào biên bản vi phạm hành chính với tư cách là người chứng kiến và được chấp hành quyết định xử phạt thay cho chủ phương tiện. Trường hợp người điều khiển phương tiện không chấp hành quyết định xử phạt thay cho chủ phương tiện thì người có thẩm quyền xử phạt tiến hành tạm giữ phương tiện để bảo đảm cho việc xử phạt đối với chủ phương tiện.
Điều 52. Thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền phạt
1. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính về giao thông đường bộ bị phạt tiền thì phải nộp tiền phạt theo quy định của pháp luật.
2. Việc thu, nộp tiền xử phạt tuân theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính được nộp tiền phạt bằng cách trừ vào tài khoản của mình tại ngân hàng.
3. Tiền phạt vi phạm hành chính theo Nghị định này phải nộp vào tài khoản tạm thu, tạm giữ của cơ quan tài chính mở tại Kho bạc Nhà nước và được sử dụng toàn bộ cho công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông đường bộ.
4. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn việc thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền thu được từ việc xử phạt theo Nghị định này.
Điều 8. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe ô tô và các loại xe tương tự ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
3. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với người điều khiển xe vi phạm một trong các hành vi sau đây:
...
d) Quay đầu xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt. không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt. dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt.
*Điều này được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Nghị định 71/2012/NĐ-CP
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ cụ thể như sau:
1. Sửa đổi, bổ sung Điều 8 như sau:
“Điều 8. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe ô tô và các loại xe tương tự ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
3. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với người điều khiển xe vi phạm một trong các hành vi sau đây:
...
d) Quay đầu xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt. không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt. dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt.*
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ cụ thể như sau:
...
8. Sửa đổi, bổ sung Điều 33 như sau:
“Điều 33. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
...
3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với chủ xe mô tô, xe gắn máy. các loại xe tương tự mô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây:
...
đ) Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật điều khiển xe tham gia giao thông.
...
4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự ô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây:
...
e) Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật điều khiển xe tham gia giao thông.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ cụ thể như sau:
...
4. Sửa đổi, bổ sung Điều 19 như sau:
“Điều 19. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự ô tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông
...
3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
đ) Tự ý thay đổi kích thước thành thùng xe. tự ý lắp thêm ghế trên xe vận chuyển khách.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ cụ thể như sau:
...
4. Sửa đổi, bổ sung Điều 19 như sau:
“Điều 19. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự ô tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông
...
3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
d) Điều khiển xe không lắp đủ bánh lốp hoặc lắp bánh lốp không đúng kích cỡ hoặc không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ cụ thể như sau:
...
8. Sửa đổi, bổ sung Điều 33 như sau:
“Điều 33. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
...
4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự ô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây:
...
đ) Không làm thủ tục đổi lại Giấy đăng ký xe khi xe đã được cải tạo.
File gốc của Thông tư 11/2013/TT-BCA hướng dẫn Nghị định 34/2010/NĐ-CP và 71/2012/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành đang được cập nhật.
Thông tư 11/2013/TT-BCA hướng dẫn Nghị định 34/2010/NĐ-CP và 71/2012/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành