BỘ NÔNG NGHIỆP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3310/BC-BNN-PC | Hà Nội, ngày 25 tháng 04 năm 2015 |
CÔNG TÁC THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2015
I. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, TRIỂN KHAI THỰC HIỆN LUẬT XLVPHC VÀ CÁC VĂN BẢN QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT
- Trong 06 tháng đầu năm 2015, các Tổng cục, Cục đã thường xuyên tổ chức các hội nghị, hội thảo tập huấn hướng dẫn nghiệp vụ về pháp luật xử phạt vi phạm hành chính, tuyên truyền, phổ biến tập trung các Nghị định do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì xây dựng (gồm 05 Nghị định: Nghị định số 103/2013/NĐ-CP ngày 12/9/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản; Nghị định số 114/2013/NĐ-CP ngày 03/10/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Nghị định số 119/2013/NĐ-CP ngày 09/10/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi; Nghị định số 139/2013/NĐ-CP ngày 22/10/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão; Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản) và các văn bản có liên quan đến chức năng quản lý của ngành như: Nghị định 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm; Nghị định số 185/2013/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Thông tư số 153/2013/TT-BTC ngày 31/10/2013 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục thu, nộp tiền phạt, biên lai thu tiền phạt và kinh phí từ ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động của các lực lượng xử phạt vi phạm hành chính đến các cán bộ, công chức của đơn vị.
của các Tổng cục, Cục được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
đơn vị trực thuộc, các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo lĩnh vực đơn vị quản lý.
đơn vị đã và đang đầu tư cơ sở vật chất như máy tính, máy in... bố trí cán bộ hướng dẫn và thực hiện công tác xử phạt vi phạm hành chính.
1. Tình hình vi phạm hành chính
Tình hình vi phạm hành chính trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn 06 tháng đầu năm 2015 chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực: Bảo vệ thực vật và lĩnh vực thú y với chủ yếu là các vi phạm như: không có Giấy phép kiểm dịch nhập khẩu; Không có Giấp chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu; hồ sơ Kiểm dịch không hợp lệ, lỗi về nhãn hàng hóa, nhập khẩu động vật mang mầm bệnh nguy hiểm, đưa động vật về nơi cách ly không đúng theo quy định...
- Lĩnh vực Lâm nghiệp: tổng số vụ vi phạm hành chính bị phát hiện 01, đã xử lý 01 vụ đối với tổ chức. Tổng số tiền phạt thu được là 15.000.000đ.
+ 09 vụ vi phạm hành chính về thuốc bảo vệ thực vật, tổng số tiền phạt thu được là 160.000.000đ.
- Lĩnh vực thú y: tổng số vụ vi phạm hành chính bị phát hiện và đã xử lý 35 vụ đối với tổ chức với tổng số tiền phạt thu được là 902.100.000đ.
- Lĩnh vực thủy sản: tổng số vụ vi phạm hành chính bị phát hiện 5, đã xử lý 1 vụ đối với tổ chức, tổng số tiền phạt thu được là 20.000.000đ.
(Bảng tổng hợp số liệu cụ thể ban hành kèm theo Báo cáo này).
3. Khó khăn, vướng mắc, bất cập trong công tác xử phạt vi phạm hành chính
- Các hành vi vi phạm về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản thường xảy ra ở vùng sâu, vùng núi nên khó khăn trong công tác điều tra xác định đối tượng vi phạm. Cơ chế phối hợp giữa các ngành chưa đồng bộ nên tạo kẽ hở cho vi phạm. Việc truy tố, xét xử các vụ án hình sự trong lĩnh vực quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản đạt tỷ lệ thấp và chậm nên hạn chế tính giáo dục, răn đe.
- Các công chức được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác thanh tra và xử lý vi phạm hành chính. Lực lượng công chức làm công tác thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm còn thiếu, chưa được đào tạo chuyên sâu.
- Đề nghị Bộ Tư pháp rà soát, kiến nghị Chính phủ có quy định rõ trách nhiệm quyền hạn của Kiểm lâm trong một số hoạt động điều tra hình sự ban đầu vì kiểm lâm viên không phải là điều tra viên, trong khi đó Bộ luật Tố tụng hình sự chỉ quy định trách nhiệm, quyền hạn của điều tra viên.
- Đề nghị Bộ Tư pháp rà soát, kiến nghị Chính phủ hướng dẫn cụ thể một số quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính nhưng chưa được quy định cụ thể. Ví dụ tại khoản 1 Điều 10 chưa có quy định thế nào là quy mô lớn trong tình tiết tăng nặng; khoản 3 Điều 18 chưa có quy định, hướng dẫn về trình tự, thủ tục thực hiện việc bổ sung, hủy bỏ, ban hành quyết định theo thẩm quyền...
Trên đây là báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đề nghị Bộ Tư pháp tổng hợp./.
- Bộ Tư pháp;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Lưu VT, PC.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Hà Công Tuấn
Từ khóa: Báo cáo 3310/BC-BNN-PC, Báo cáo số 3310/BC-BNN-PC, Báo cáo 3310/BC-BNN-PC của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Báo cáo số 3310/BC-BNN-PC của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Báo cáo 3310 BC BNN PC của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 3310/BC-BNN-PC
File gốc của Báo cáo 3310/BC-BNN-PC về Công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính 06 tháng đầu năm 2015 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành đang được cập nhật.
Báo cáo 3310/BC-BNN-PC về Công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính 06 tháng đầu năm 2015 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Số hiệu | 3310/BC-BNN-PC |
Loại văn bản | Báo cáo |
Người ký | Hà Công Tuấn |
Ngày ban hành | 2015-04-25 |
Ngày hiệu lực | 2015-04-25 |
Lĩnh vực | Vi phạm hành chính |
Tình trạng |