\r\n ỦY BAN NHÂN DÂN | \r\n \r\n CỘNG\r\n HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | \r\n
\r\n Số: 44/BC-UBND \r\n | \r\n \r\n Thành\r\n phố Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 02 năm 2013 \r\n | \r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
Thực hiện Công văn số 3091/BNV-CTTN\r\nngày 27 tháng 8 năm 2012 của Bộ Nội vụ về tổng kết, đánh giá kết quả triển khai\r\nthực hiện Luật Thanh niên năm 2005; Ủy ban nhân dân thành phố báo cáo như sau:
\r\n\r\n\r\n\r\nThành phố Hồ Chí Minh hiện có trên\r\n2.800.000 thanh niên (từ 16 đến 30 tuổi), chiếm trên 37% dân số thành phố;\r\nthanh niên nông thôn chiếm khoảng 10%; thanh niên dân tộc là 8% (theo số liệu\r\nthống kê tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2010). Thanh niên tập\r\nhợp được vào tổ chức Đoàn - Hội đạt 59,2%. Đa số thanh niên tin tưởng vào sự\r\nlãnh đạo của Đảng và sự phát triển của đất nước. Thanh niên hiện nay có trình độ\r\nhọc vấn, sức khỏe, tư duy năng động và sáng tạo, có lòng yêu nước, ý thức xây dựng\r\nvà bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; không ngại khó khăn, tình nguyện vì cuộc sống\r\ncộng đồng; có trách nhiệm với gia đình, xã hội; có ý chí vươn lên trong học tập,\r\nlao động, lập thân, lập nghiệp; mong muốn được tin tưởng, được cống hiến cho đất\r\nnước, có việc làm, thu nhập ổn định, đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh phong\r\nphú, môi trường sống an toàn.
\r\n\r\nLuật Thanh niên được Quốc Hội thông\r\nqua và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2006 thể hiện sự quan tâm\r\nsâu sắc của Đảng, Nhà nước đối với vai trò của thanh niên và công tác thanh\r\nniên. Luật Thanh niên và Nghị định số 120/2007/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2007 của\r\nChính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh niên đã góp phần\r\nhoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý, thể chế hóa các quan điểm của Đảng về\r\nthanh niên và công tác thanh niên; quy định quyền và nghĩa vụ của thanh niên,\r\nvai trò, trách nhiệm của thanh niên đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;\r\nđồng thời thể hiện trách nhiệm của Nhà nước, gia đình và xã hội đối với sự nghiệp\r\nchăm lo, giáo dục, bồi dưỡng và phát huy tầng lớp thanh niên.
\r\n\r\nViệc tổ chức triển khai thực hiện Luật\r\nThanh niên và các văn bản hướng dẫn có liên quan đến thanh niên và công tác\r\nthanh niên trên địa bàn Thành phố từ năm 2005 đến nay luôn được các cấp ủy Đảng,\r\nchính quyền và các tổ chức đoàn thể từ thành phố đến cơ sở quan tâm chỉ đạo triển\r\nkhai thực hiện.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\nThành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố\r\nđã ban hành các văn bản sau:
\r\n\r\n- Chương trình hành động số\r\n42-CTrHĐ/TU ngày 20 tháng 10 năm 2008 của Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh về thực\r\nhiện Nghị quyết số 25-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về tăng cường\r\nsự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp\r\nhóa hiện đại hóa;
\r\n\r\n- Kế hoạch số 45/KH-UBND ngày 07\r\ntháng 01 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố về thực hiện có hiệu quả các chính\r\nsách phát triển thanh niên thành phố;
\r\n\r\n- Kế hoạch số 915/KH-UBND ngày 04\r\ntháng 3 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về thực hiện Năm Thanh niên\r\n2011;
\r\n\r\n- Quyết định số 2377/QĐ-UBND ngày 13\r\ntháng 5 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc thành lập Hội đồng công\r\ntác thanh niên;
\r\n\r\n- Kế hoạch 3617/KH-UBND ngày 27 tháng\r\n3 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản\r\nlý nhà nước về công tác thanh niên cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác\r\nthanh niên trên địa bàn thành phố năm 2012;
\r\n\r\n- Quyết định số 3170/QĐ-UBND ngày 19\r\ntháng 6 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi\r\ndưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước về công tác thanh niên cho đội ngũ cán bộ,\r\ncông chức làm công tác thanh niên trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 - 2015;
\r\n\r\n- Quyết định số 6028/QĐ-UBND ngày 27\r\ntháng 11 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Chương trình phát\r\ntriển thanh niên thành phố giai đoạn 2011 - 2020.
\r\n\r\n2. Công tác quán\r\ntriệt, tuyên truyền, phổ biến Luật Thanh niên năm 2005 trên địa bàn thành phố
\r\n\r\nThành ủy và Ủy ban nhân dân thành phố\r\nthường xuyên chỉ đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền tổ chức các hội nghị tuyên\r\ntruyền, quán triệt về đường lối, chính sách của Đảng, pháp\r\nluật của Nhà nước, ý nghĩa quan trọng của Nghị quyết số\r\n25-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của\r\nĐảng đối với công tác thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại\r\nhóa; Luật Thanh niên; Nghị định số 120/2007/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2007 của\r\nChính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh niên... cho các đối\r\ntượng là lãnh đạo các cấp chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và\r\ncác đoàn thể; qua đó việc nhận thức và chỉ đạo về công tác thanh niên của lãnh\r\nđạo các cấp đã được quan tâm bằng những chương trình hành động và bằng những biện\r\npháp cụ thể, công tác giáo dục và chăm lo đến thanh niên trên địa bàn thành phố\r\nngày càng có nhiều tiến bộ. Đặc biệt là chăm lo đến đội ngũ Đoàn Thanh niên Cộng\r\nsản Hồ Chí Minh và Hội Liên hiệp Thanh niên để trở thành lực lượng đi đầu trong\r\nviệc chăm lo, bảo vệ các lợi ích chính đáng của thanh niên, giáo dục thanh niên\r\nvề ý thức chấp hành pháp luật, trách nhiệm đối với Tổ quốc, động viên thanh\r\nniên tham gia tích cực vào các phong trào hành động cách mạng\r\ntại địa phương.
\r\n\r\nThông qua Luật Thanh niên và các Kế\r\nhoạch của Ủy ban nhân dân thành phố liên quan đến công tác thanh niên, các\r\nphong trào hành động do Thành đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội Liên hiệp Thanh niên\r\nViệt Nam thành phố luôn có sự quan tâm phối hợp của các sở ban ngành và Ủy ban\r\nnhân dân các quận - huyện, tạo được sự chuyển biến trong nhận thức của đoàn\r\nviên, thanh niên trên địa bàn thành phố; kịp thời kiến nghị, tham mưu giúp Ủy\r\nban nhân dân thành phố, các cơ quan chức năng xem xét giải quyết quyền và lợi\r\ních chính đáng, hợp pháp của đoàn viên, thanh thiếu niên trên địa bàn thành phố.
\r\n\r\nCác nội dung hoạt động giáo dục tư tưởng,\r\nbồi dưỡng rèn luyện kỹ năng sống cho thanh niên và thực hiện lối sống lành mạnh\r\nthông qua các loại hình diễn đàn, trao đổi, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp\r\nluật được tổ chức trên phương tiện thông tin đại chúng, thông qua các chuyên mục\r\ncủa Đài Truyền hình thành phố, Đài Tiếng nói nhân dân thành phố (Công dân với\r\nPháp luật; Pháp luật và Cuộc sống; Trả lời bạn nghe đài; Hộp thư truyền hình...)\r\nđược nhiều người quan tâm.
\r\n\r\n3. Việc triển\r\nkhai thực hiện các quy định của Luật Thanh niên
\r\n\r\na) Về quyền và nghĩa vụ của thanh\r\nniên (từ Điều 9 đến Điều 16)
\r\n\r\n- Quyền và nghĩa vụ của thanh niên\r\ntrong học tập: Thành phố đã chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào\r\ntạo, Thành Đoàn TNCS Hồ chí Minh tập trung tổ chức các hoạt động giáo dục:\r\nchính trị tư tưởng, truyền thống dân tộc, truyền thống cách mạng; đạo đức lối sống,\r\ný thức công dân cho thanh thiếu nhi thông qua các hội thi trực tuyến, như: Hội\r\nthi tìm hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh “Tầm nhìn xuyên thế\r\nkỷ”, hội thi trực tuyến “Hành trình theo chân Bác”, hội thi “Biển đảo quê\r\nhương”, “Bàn hùng ca tuổi trẻ”... thu hút 662.628 lượt thanh niên tham gia, có\r\nhiệu quả cao cho công tác giáo dục. Các đơn vị tập trung nắm dư luận, đẩy mạnh\r\ncác giải pháp định hướng về tư tưởng, chính trị, tham gia ổn định tình hình của\r\nthanh niên tại địa phương, đơn vị. Nhiều cơ sở phát huy vai trò của địa phương, nắm chắc và có giải pháp tuyên truyền, vận động thanh\r\nniên công nhân không tham gia đình công, lãng công, tụ tập đông người trái pháp\r\nluật.
\r\n\r\nTừ năm 2007 đến nay, thành phố đã\r\ntrao 148.878 suất học bổng, trị giá hơn 158 tỷ đồng; tặng 28.673 giải thưởng\r\nkhuyến học; bảo trợ 38 tài năng trẻ cấp thành phố.
\r\n\r\n- Quyền và nghĩa vụ của thanh niên\r\ntrong lao động: Nhằm hỗ trợ cho thanh niên trong mưu\r\nsinh, lập nghiệp, Thành Đoàn phối hợp với các Sở, ngành thành phố thực hiện nhiều\r\ngiải pháp để hỗ trợ, nâng cao trình độ nghề nghiệp, rèn luyện tác phong lao động\r\ncho thanh niên nhằm đáp ứng kịp thời cho thị trường lao động. Các hoạt động\r\ntruyền thông, hướng nghiệp cho thanh niên, đặc biệt là đối với học sinh trung học\r\nphổ thông được thực hiện thường xuyên. Hoạt động tư vấn nghề nghiệp, giới thiệu\r\nviệc làm với nhiều cách làm sáng tạo: chương trình Tiếp sức người lao động, Phỏng\r\nvấn thử - thành công thật, sàn giao dịch việc làm... Hoạt động tư vấn, hỗ trợ\r\nthanh niên làm kinh tế, khởi sự doanh nghiệp có nhiều chuyển biến tích cực; mô\r\nhình thanh niên làm kinh tế hiệu quả tại địa bàn dân cư tùy theo điều kiện cụ\r\nthể được hình thành. Phần lớn thanh niên được tiếp cận\r\nthông tin và có nhu cầu vay vốn làm kinh tế được hỗ trợ cho vay kịp thời; Trung\r\ntâm Hỗ trợ thanh niên khởi động chương trình Vườn ươm doanh nhân trẻ, tổ chức\r\ncác diễn đàn giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa các doanh nhân thành đạt với\r\nthanh niên khởi sự kinh doanh. Công tác chăm lo thanh niên có hoàn cảnh khó\r\nkhăn ở những khu vực đặc thù như sinh viên, thanh niên\r\ncông nhân, thanh niên lao động tự do được quan tâm như: hỗ trợ chỗ trọ, việc\r\nlàm thêm, xây dựng các khu lưu trú văn hóa.... Bên cạnh đó, Báo Tuổi trẻ, các đơn vị sự nghiệp và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ở các quận, huyện, trường\r\nĐại học đã tăng cường hướng nghiệp cho học sinh Trung học phổ thông, tổ chức\r\nnhiều chuyến tham quan thực tế tại trường nghề, làng nghề giúp định hướng cho\r\ncác em chọn nghề phù hợp cho tương lai. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tại 24 quận - huyện\r\ncủa thành phố và Khối Công nhân lao động tổ chức nhiều hội thi tay nghề và các\r\nhoạt động hỗ trợ thanh niên rèn luyện, nâng cao tay nghề...
\r\n\r\nTrung tâm Hướng nghiệp, Dạy nghề và\r\ngiới thiệu việc làm thanh niên trực thuộc Thành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đẩy mạnh\r\nphối hợp với các cơ sở Đoàn... tổ chức nhiều hoạt động giúp thanh niên lập\r\nthân, lập nghiệp như: các diễn đàn với các chủ đề “Thông tin thị trường lao động\r\ntrên địa bàn thành phố”; “đánh giá năng lực bản thân và hoạch định nghề nghiệp\r\ntương lai”; “Tư vấn kỹ năng tìm việc và đi phỏng vấn”; ký kết đào tạo với Khoa\r\nCơ khí Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh đào tạo các kỹ\r\nnăng vận hành máy móc thuộc lĩnh vực cơ khí; phối hợp với Trung tâm Đào tạo\r\nSmart Train để tổ chức đào tạo các khóa đào tạo hành trang vào nghề kế toán; tổ\r\nchức đào tạo nghề kỹ thuật viên đồ họa kiến trúc 3D... Đặc biệt trong đợt hoạt động “Hỗ trợ học nghề thời bão giá”, Trung tâm đã hỗ trợ\r\ngiảm học phí từ 10-60% cho đoàn viên, thanh niên; Sàn giao dịch việc làm, ngày\r\nhội việc làm cũng được duy trì tổ chức tại các quận, huyện Đoàn, tạo thêm nhiều\r\nviệc làm ổn định cho thanh niên hoặc việc làm thời vụ cho sinh viên. Trong bối\r\ncảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, lao động mất việc làm, các hoạt động đồng\r\nhành giúp thanh niên mưu sinh, lập nghiệp của Đoàn các cấp đã góp phần hỗ trợ kịp\r\nthời về nhu cầu lập thân, lập nghiệp, vượt khó vươn lên của thanh niên.
\r\n\r\nSáu năm qua, thành phố tổ chức 1.281\r\nngày hội việc làm, sàn giao dịch việc làm, thu hút 573.171 thanh niên tham gia,\r\ntrong đó 422.652 thanh niên được giới thiệu việc làm.\r\nRiêng 2 năm 2011, 2012 Chương trình “Tiếp sức người lao động” tại bến xe Miền\r\nĐông, Miền Tây đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của nhiều doanh nghiệp\r\ntrong việc tham gia đăng ký tuyển dụng lao động. Chương trình đã tiếp cận, hỗ\r\ntrợ cho 114.000 lượt thanh niên; Hỗ trợ cho thanh niên vay vốn hơn 1.066 tỷ đồng;\r\ncó 1.669 hoạt động nâng cao tay nghề, thu hút 361.447 thanh niên công nhân tham\r\ngia. Đảm bảo các yếu tố thanh niên được bình đẳng giới trong lao động, việc\r\nlàm; thanh niên sau cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng, thanh niên chậm tiến\r\ncũng được tuyên dương hỗ trợ học nghề, tạo việc làm tại địa phương, đơn vị.
\r\n\r\n- Quyền và nghĩa vụ của thanh niên\r\ntrong bảo vệ Tổ quốc: Qua 5 năm đã có 25.200 thanh niên thành phố thực hiện nghĩa vụ quân sự. Thanh niên\r\nđược cử tham gia các chương trình giáo dục Quốc phòng-an ninh; thực hiện nghĩa\r\nvụ quân sự và sau thời gian hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về được tạo điều kiện\r\ngiới thiệu việc làm hoặc tiếp tục trở về đơn vị đã công tác trước khi thực hiện\r\nnghĩa vụ quân sự; qua đó, thanh niên được rèn luyện bản lĩnh chính trị vững vàng, giữ\r\ngìn bí mật quốc gia, đấu tranh chống mọi hành vi xâm hại đến an ninh quốc gia\r\nvà trật tự an toàn xã hội.
\r\n\r\n- Quyền và nghĩa vụ của thanh niên\r\ntrong hoạt động khoa học, công nghệ và bảo vệ tài nguyên, môi trường: Hàng năm, thành phố tổ chức các hoạt động tình nguyện, hoạt động xã hội\r\ncho đoàn viên, thanh niên thành phố tham gia như: Hiến máu tình nguyện, Tiếp sức\r\nmùa thi, Mùa hè xanh, Kỳ nghỉ hồng, Hành quân xanh, Hoa Phượng Đỏ; tổ chức làm\r\nvệ sinh môi trường các tuyến sông, kênh, rạch trên một số địa bàn Quận - Huyện;\r\nthực hiện đề án trồng 500.000 cây\r\nxanh ven sông, kênh, rạch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện trong 5\r\nnăm 2011 - 2015;
\r\n\r\nNgoài ra, Thành phố đã tổ chức Cuộc\r\nthi sáng tạo tiết kiệm năng lượng năm 2011 nhằm tìm kiếm những ý tưởng hay, có\r\nkhả năng ứng dụng vào thực tế về tiết kiệm năng lượng, một số công trình có giá\r\ntrị ứng dụng cao như: “Nghiên cứu tái chế dầu mỡ trong nước thải nhà hàng khách\r\nsạn làm nhiên liệu sinh học”; “Máy ấp trứng tự động sử dụng\r\nnăng lượng mặt trời” “Xe điện scooter tiết kiệm năng lượng”\r\n“Bộ thí nghiệm đa năng dùng HDL - 9000 trong đào tạo và thực nghiệm lập trình\r\nđiều khiển phun xăng điện tử tiết kiệm nhiên liệu”... Tiếp tục đổi mới, nâng\r\ncao chất lượng Giải thưởng Nghiên cứu khoa học sinh viên - Euréka, Vườn ươm khoa\r\nhọc công nghệ trẻ. Trong 5 năm, từ 2007 - 2012, đã có 2.375 đề tài tham dự giải\r\nthưởng Euréka, 343 đề tài đạt giải, 125 đề tài tham gia vườn ươm sáng tạo khoa\r\nhọc trẻ trong đó có 98 đề tài chuyển giao để ứng dụng vào thực tiễn.
\r\n\r\n- Quyền và nghĩa vụ của thanh niên\r\ntrong hoạt động văn hóa, nghệ thuật, vui chơi, giải\r\ntrí:
\r\n\r\nThành phố đã chỉ đạo các Sở ban ngành\r\nphối hợp với Thành Đoàn và các đơn vị tổ chức nhiều hội thi, sân chơi cho thanh\r\nthiếu niên thành phố trong năm 2012 như: Liên hoan tiếng ca học đường, Liên\r\nhoan tiếng hát học sinh, sinh viên các trường mang tên Chủ tịch Tôn Đức Thắng;\r\ntổ chức hội trại “Tự hào nòi giống tiên rồng” dành cho học\r\nsinh sinh viên tại Công viên Lịch sử văn hóa dân tộc tại quận 9...
\r\n\r\nBên cạnh đó, Sở Văn hóa, Thể thao và\r\nDu lịch đã phối hợp với Thành đoàn tổ chức các chương trình biểu diễn nghệ thuật\r\nphục vụ nhân dân ở vùng sâu vùng xa, tại các Khu chế xuất\r\n- Khu công nghiệp, các ký túc xá sinh viên trên địa bàn thành phố với hàng ngàn\r\nsuất diễn phục vụ miễn phí với thành phần tham dự là các đoàn viên thanh niên\r\nđang công tác tại các sở - ngành, các ca sĩ trẻ, học sinh\r\nsinh viên của các trường đại học trên địa bàn thành phố.
\r\n\r\n- Quyền và nghĩa vụ của thanh niên\r\ntrong bảo vệ sức khỏe: Để tạo điều kiện cho thanh niên\r\ntrong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong bảo\r\nvệ sức khỏe, thành phố đã thực hiện chương trình vận động\r\nđưa các y bác sĩ trẻ về công tác ở các huyện trên địa bàn của thành phố; hàng\r\nnăm tổ chức khám, chữa bệnh cho hơn 100.000 thanh, thiếu\r\nnhi thành phố; tổ chức khám sức khỏe tổng quát, phát thuốc miễn phí tại phường,\r\nxã, thị trấn cho đoàn viên, thanh niên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, tổ chức\r\nhoặc đăng ký tham gia các hoạt động thể dục, thể thao nhằm bảo vệ, chăm sóc, sức\r\nkhỏe, rèn luyện thể chất; tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, phòng\r\nchống ma túy và các tệ nạn xã hội,..
\r\n\r\n- Quyền và nghĩa vụ của thanh niên\r\ntrong quản lý nhà nước và xã hội: Các chính sách của\r\nThành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố và chính quyền các cấp đối với thanh niên\r\nvà công tác thanh niên, đều có sự tham gia ý kiến, góp ý, tham mưu của tổ chức\r\nĐoàn cùng cấp và các tổ chức thanh niên do Đoàn làm nòng cốt; vai trò giám sát và phản biện xã hội của thanh niên đối với việc xây dựng,\r\nhoàn thiện và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách về thanh niên và\r\ncông tác thanh niên thành phố cơ bản được bảo đảm.
\r\n\r\nThành phố hiện có các đơn vị doanh\r\nnghiệp do Thành Đoàn đang quản lý như các Nhà Văn hóa, các Trung tâm (Nhà Văn\r\nhóa Thanh niên, Nhà Văn hóa Sinh viên, Nhà thiếu nhi, Trung tâm Hỗ trợ Sinh\r\nviên, Trung tâm Khoa học Công nghệ Trẻ, Trung tâm Hỗ trợ thanh niên công nhân,\r\nTrung tâm Sinh hoạt Dã ngoại thanh thiếu niên thành phố, Trung tâm Hướng nghiệp,\r\ndạy nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên, Trung tâm Công tác xã hội), Trường\r\nĐoàn Lý Tự Trọng; hoặc thực hiện một phần chức năng của công tác thanh niên như\r\ncơ quan báo chí, xuất bản, truyền hình (Báo Tuổi trẻ, Báo Mực Tím - Khăn Quàng\r\nĐỏ - Nhi Đồng, Nhà xuất bản Trẻ, Truyền hình Thanh niên, Hãng phim Trẻ), hoặc\r\ncác đơn vị doanh nghiệp do Thành Đoàn có cổ phần, qua sản xuất kinh doanh tạo\r\nra nguồn kinh phí tổ chức phong trào thanh niên (Công ty\r\nTNHH 1 thành viên In Lê Quang Lộc, Công ty Huy hiệu Thanh niên, Công ty Quảng\r\ncáo Trẻ, Công ty Cổ phần Du lịch Thanh niên). Nhiều đơn vị có quy mô, có phạm\r\nvi, hiệu quả hoạt động trong cả nước như Báo Tuổi trẻ, Nhà Xuất bản Trẻ.
\r\n\r\nb) Về trách nhiệm của Nhà nước,\r\ngia đình và xã hội đối với thanh niên (từ Điều 17 đến Điều 27): Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố luôn quan tâm chỉ đạo các Sở ban\r\nngành, các đơn vị sự nghiệp thành phố và Ủy ban nhân dân 24 quận - huyện trên địa\r\nbàn thành phố có nhiệm vụ tạo môi trường xã hội thuận lợi để thanh niên được\r\ngiáo dục về đạo đức, lối sống; có điều kiện tham gia lao động, học tập, lao động,\r\nvui chơi, giải trí; xung kích, tình nguyện đóng góp tích cực vào hoạt động phát\r\ntriển kinh tế - xã hội của thành phố.
\r\n\r\nĐối với thanh niên tiên tiến, tích cực\r\nlao động học tập... thành phố có những chủ trương và chính sách nhằm phát huy,\r\ntạo môi trường thuận lợi cho thanh niên có điều kiện tiếp thu những khoa học kỹ\r\nthuật, giúp thanh niên có cơ hội phát triển.
\r\n\r\nCác Sở ban ngành, đoàn thể thành phố\r\ntổ chức các hoạt động đền ơn đáp nghĩa với sự tham gia tích cực của Đoàn Thanh\r\nniên như: Thăm và tặng quà cho gia đình chính sách, các Mẹ Việt Nam Anh hùng,\r\ngia đình cựu thanh niên xung phong, gia đình thương binh, liệt sĩ có hoàn cảnh\r\nkhó khăn, “thắp nến tri ân” các anh hùng liệt sĩ đã tăng cường công tác giáo dục\r\ntruyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho thanh niên và phát huy vai trò\r\nxung kích tình nguyện của đoàn viên, thanh niên.
\r\n\r\nc) Về trách nhiệm của Nhà nước,\r\ngia đình và xã hội trong việc bảo vệ, bồi dưỡng thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới\r\n18 tuổi (từ Điều 28 đến Điều 31): Thanh niên là nguồn lao động chính của xã hội, tạo ra nhiều cơ hội mới\r\nđể phát triển đất nước trong thời kỳ hội nhập. Thành phố đã xây dựng nhiều\r\nchính sách chăm lo lợi ích của thanh niên, phát huy vai trò làm chủ của thanh\r\nniên đối với bản thân, gia đình và xã hội như: Chính sách lao động, học tập\r\nnâng cao tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ... tạo cơ hội cho thanh niên vươn lên\r\ntrong cuộc sống; các chính sách hỗ trợ cho người lao động, giải quyết việc làm\r\ncho thanh niên được quan tâm; hầu hết các gia đình đều có trách nhiệm giáo dục\r\ný thức lao động, học tập, tôn trọng quyền tự do, cá nhân\r\nriêng tư, có quyền tự chọn nghề nghiệp, tạo mọi điều kiện cho thanh niên thực\r\nhiện ước mơ của mình.
\r\n\r\nThành phố đặc biệt quan tâm đối với\r\nthanh niên độ tuổi từ 16 đến dưới 18 tuổi, hàng năm thường xuyên tổ chức các ngày hội, hội nghị tư vấn giới thiệu, đào tạo nghề cho học\r\nsinh tốt nghiệp trung học phổ thông, các hội thi tìm hiểu pháp luật, hội thao,\r\nhội diễn văn nghệ dành cho các đối tượng là đoàn viên, thanh\r\nniên tại các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông trên địa bàn thành phố.
\r\n\r\nd) Quản lý nhà nước đối với công\r\ntác thanh niên
\r\n\r\nCăn cứ Nghị định số 120/2007/NĐ-CP\r\nngày 23 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật\r\nThanh niên, ngày 13 tháng 5 năm 2011 Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Quyết\r\nđịnh số 2377/QĐ-UBND về thành lập Hội đồng công tác thanh niên thành phố. Hội đồng\r\nlà tổ chức tư vấn, thành viên gồm lãnh đạo của các Sở ban ngành hoạt động kiêm\r\nnhiệm nhằm giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện chức năng tư vấn, giám sát,\r\nchỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc và theo dõi việc triển khai thực hiện quản lý nhà nước\r\nvề công tác thanh niên và Luật Thanh niên.
\r\n\r\nCăn cứ Thông tư số 04/2011/TT-BNV\r\nngày 10 tháng 02 năm 2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn bổ sung nhiệm vụ, tổ chức và\r\nbiên chế của Sở Nội vụ, Phòng Nội vụ thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố, quận,\r\nhuyện về công tác thanh niên; Sở Nội vụ đã ban hành Quyết định số 698/QĐ-SNV\r\nngày 08 tháng 6 năm 2011 về thành lập Phòng Công tác thanh niên thuộc Sở Nội vụ;\r\nđồng thời bổ sung chức năng nhiệm vụ và biên chế cho các quận, huyện để thực hiện\r\nchức năng quản lý nhà nước về thanh niên và công tác thanh niên; 24/24 quận -\r\nhuyện được bố trí cán bộ chuyên trách công tác thanh niên tại Phòng Nội vụ các\r\nquận - huyện trên địa bàn thành phố;
\r\n\r\nĐể nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp\r\nvụ đối với cán bộ làm công tác thanh niên, thành phố đã cử cán bộ tham gia đầy\r\nđủ các đợt tập huấn quản lý nhà nước về công tác thanh niên do Bộ Nội vụ tổ chức;\r\nban hành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước về Công tác\r\nthanh niên cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thanh niên giai đoạn 2011\r\n- 2015. Năm 2012 đã triển khai tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản\r\nlý nhà nước về thanh niên cho 180 cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước\r\nvề thanh niên tại 24 quận - huyện; tổ chức lớp tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ quản\r\nlý hành chính công vụ cho lãnh đạo, chuyên viên trực tiếp làm công tác thanh\r\nniên của Phòng Nội vụ các quận, huyện, Bí thư, Phó Bí thư quận, huyện Đoàn và\r\ncác Bí thư, Phó Bí thư Đoàn của sở, ban ngành thành phố.
\r\n\r\nđ) Hợp tác quốc tế về công tác\r\nthanh niên
\r\n\r\nTrong những năm qua, thực hiện đường\r\nlối chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong công tác đối\r\nngoại, mở rộng hợp tác đa phương trên nhiều lĩnh vực, trong đó có hợp tác quốc\r\ntế về thanh niên; Thanh niên thành phố đã có các đợt giao lưu với Thanh niên\r\ncác nước như: Chương trình tàu Thanh niên Đông Nam Á; giao lưu với thanh niên,\r\nsinh viên các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Campuchia, Trung Quốc, Lào... trên cơ sở\r\nđó, thanh niên thành phố có dịp trao đổi, học hỏi kinh nghiệm về công tác thanh\r\nniên và công tác quản lý nhà nước về thanh niên của các nước.
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Kết quả đạt được:
\r\n\r\nNhìn chung, Luật Thanh niên ban hành\r\nquy định các quyền và nghĩa vụ của thanh niên trong các lĩnh vực, quy định trách\r\nnhiệm của nhà nước, gia đình và xã hội đối với thanh niên, quy định\r\ntrách nhiệm của thanh niên đối với gia đình, nhà nước và\r\nxã hội, đã tạo được hành lang pháp lý, cơ chế thuận lợi để các cơ quan Nhà nước,\r\ngia đình và xã hội tăng cường chăm lo, phát triển thanh niên; tạo ra môi trường\r\npháp lý, kinh tế, văn hóa và xã hội lành mạnh cho thanh niên học tập, rèn luyện\r\nvà phát huy, góp phần hình thành và phát huy nguồn nhân lực thanh niên phục vụ\r\nsự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
\r\n\r\n2. Tồn tại, hạn chế:
\r\n\r\n- Luật Thanh niên năm 2005 có hiệu lực\r\nthi hành từ năm 2006, đến nay đã được 06 năm, tuy nhiên, công tác tuyên truyền\r\nvà thực thi Luật Thanh niên trong xã hội chưa sâu rộng.
\r\n\r\n- Việc triển khai Luật Thanh niên mới\r\nchỉ trong khuôn khổ của Đoàn Thanh niên, do đó tính chủ động trong việc triển khai thực hiện Luật Thanh niên trong toàn xã hội còn hạn chế,\r\nchưa đạt hiệu quả rõ nét.
\r\n\r\n3. Nguyên nhân của những tồn tại,\r\nhạn chế và kiến nghị:
\r\n\r\nLuật Thanh niên năm 2005 có hiệu lực\r\nthi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2006 có quy định tại Điều 5 “Chính phủ quản lý\r\nthống nhất về công tác thanh niên” và chưa có quy định cơ quan nào giúp Chính\r\nphủ quản lý nhà nước về công tác thanh niên, chưa quy định về các nguyên tắc\r\ntổ chức bộ máy quản lý nhà nước về thanh niên. Đến năm 2010, Thủ\r\ntướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1471/QĐ-TTg ngày 13 tháng 8 năm 2010\r\nthành lập hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước về thanh niên và Bộ Nội vụ có Thông\r\ntư số 04/2011/TT-BNV ngày 10 tháng 02 năm 2011 hướng dẫn bổ sung nhiệm vụ, tổ\r\nchức và biên chế của Sở Nội vụ, Phòng Nội vụ thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành\r\nphố, quận, huyện về công tác thanh niên.
\r\n\r\nTừ khi Luật Thanh niên có hiệu lực\r\nthi hành đến thời điểm có hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về công tác thanh\r\nniên (năm 2010), Luật Thanh niên năm 2005 và Nghị định số 120/2007/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều\r\ncủa Luật Thanh niên chưa xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị, đoàn\r\nthể trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ đối với thanh niên, mà chỉ mang\r\ntính vận động, chưa quy định những chế tài điều chỉnh các\r\nhoạt động quản lý nhà nước về công tác thanh niên cũng như các quy định về chế\r\ntài đối với các vi phạm, sai trái của thanh niên nên nhận thức nhiệm vụ quản lý\r\nnhà nước về công tác thanh niên chưa có sự đồng bộ, chưa\r\ncó sự đầu tư đúng mức về phát triển thanh niên gắn liền với sự phát triển kinh\r\ntế - xã hội, quốc phòng - an ninh./.
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n
| \r\n \r\n KT. CHỦ TỊCH | \r\n
\r\n\r\n
File gốc của Báo cáo 44/BC-UBND năm 2013 về tổng kết, đánh giá kết quả triển khai thực hiện Luật Thanh niên năm 2005 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đang được cập nhật.
Báo cáo 44/BC-UBND năm 2013 về tổng kết, đánh giá kết quả triển khai thực hiện Luật Thanh niên năm 2005 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Thành phố Hồ Chí Minh |
Số hiệu | 44/BC-UBND |
Loại văn bản | Báo cáo |
Người ký | Hứa Ngọc Thuận |
Ngày ban hành | 2013-02-28 |
Ngày hiệu lực | 2013-02-28 |
Lĩnh vực | Văn hóa - Xã hội |
Tình trạng |