ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1766/BC-SDL | Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 12 năm 2021 |
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH NĂM 2021 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NĂM 2022
1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu về du lịch
Từ ngày 28 tháng 01 năm 2021 đến hết tháng 2 năm 2021, sự bùng phát dịch Covid-19 tại Hải Dương và một số địa phương tiếp tục gây ảnh hưởng nặng nề cho ngành du lịch. Tiếp theo đó, từ ngày 27 tháng 4 năm 2021 đến nay, dịch Covid-19 lại bùng phát lần thứ 4 tại một số tỉnh/thành trong cả nước, trong đó tình hình dịch Covid-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh diễn biến phức tạp, tác động trực tiếp đến ngành du lịch Thành phố.
Do biến động liên tục của dịch bệnh Covid-19, các chỉ tiêu của ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021 bị ảnh hưởng nghiêm trọng, cụ thể:
Khách quốc tế đến Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021 là 0 lượt, giảm 100% so cùng kỳ năm 2020 (năm 2020 là 1.303.750 lượt).
Khách du lịch nội địa đến Thành phố Hồ Chí Minh là 9.350.000 lượt, giảm 41,12% so cùng kỳ năm 2020 (năm 2020 là 15.879.000 lượt), đạt 62.3% kế hoạch năm 2021.
Tổng thu du lịch: đạt 44.247 tỷ đồng, giảm 47.65% so với cùng kỳ năm 2020 (năm 2020 là 84.512 tỷ), đạt 70% so với kế hoạch năm 2021.
Sở Du lịch đã có văn bản gửi Cục Thống kê Thành phố về điều chỉnh nhân sự tham gia Tổ Thường trực giúp việc Ban Chỉ đạo Tổng điều tra kinh tế và Điều tra cơ sở hành chính năm 2021. Đồng thời, ngày 23 tháng 02 năm 2021, Sở Du lịch đã có Công văn số 196/SDL-QHPTTNDL gửi Ủy ban nhân dân Thành phố về việc báo cáo và giải trình một số nội dung công việc dẫn đến chậm việc triển khai thực hiện công điều tra, khảo sát số liệu ngành du lịch năm 2020. Đồng thời, đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố cho phép chuyển chương trình điều tra, khảo sát chỉ tiêu ngành du lịch trong năm 2020 sang năm 2021. Căn cứ chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố tại Công văn số 856/UBND-KT ngày 26 tháng 3 năm 2021 về điều tra, khảo sát số liệu ngành du lịch Thành phố, Sở Du lịch đã làm việc với Cục thống kê về phương án thực hiện các nội dung phối hợp giữa về điều tra thống kê du lịch năm 2021.
Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh Covid-19 còn phức tạp, Sở Du lịch đã báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố về việc đề xuất không tổ chức điều tra thống kê du lịch trong năm 2021, xin được chuyển sang năm 2022.
3. Công tác định hướng và phát triển sản phẩm du lịch
3.1. Công tác định hướng phát triển du lịch
Trên cơ sở kết luận của Ban Thường vụ Thành ủy4. Công tác truyền thông - tuyên truyền
Tập trung chỉ đạo quyết liệt và triển khai đồng bộ công tác phát triển du lịch thông minh trên cơ sở thực hiện các chỉ đạo của Thành ủy - Ủy ban nhân dân Thành phố, vận dụng sáng tạo và tranh thủ tối đa các nguồn lực, chất xám xã hội, nhờ đó đã đạt những kết quả bước đầu:
Tiếp tục triển khai Chiến dịch quảng bá, xúc tiến truyền thông cho thương hiệu du lịch thành phố Vibrant Ho Chi Minh City nhằm giới thiệu hình ảnh Thành phố sống động, đổi mới từng ngày với những giá trị cốt lõi và độc đáo của du lịch Thành phố5. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực
Nhằm bồi dưỡng, nâng cao trình độ ngôn ngữ tiếng hiếm trong đội ngũ hướng dẫn viên du lịch, trong đó có tiếng Hàn, Sở Du lịch phối hợp với Lãnh sự quán Hàn Quốc,Trung tâm ngôn ngữ tiếng Hàn tại Thành phố, trường Cao đẳng nghề Du lịch Sài gòn, trường Đại học Nguyễn Tất Thành, Hiệp hội Du lịch Thành phố tổ chức lớp đào tạo tiếng Hàn miễn phí cho hướng dẫn viên du lịch (25 học viên- dự kiến kết thúc tháng 12/2021) và lớp tiếng Hàn dành cho cơ sở lưu trú du lịch, viên chức Sở Du lịch (15 học viên)6. Công tác hợp tác phát triển du lịch
Sở Du lịch bám sát chỉ đạo của Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố, có vận dụng sáng tạo theo hướng hợp tác đa phương, khai thác lợi thế cạnh tranh của mỗi địa phương để tạo những sản phẩm du lịch liên kết, có sức hấp dẫn, góp phần kéo dài thời gian lưu trú, nâng cao mức chi tiêu của khách du lịch, thúc đẩy sự hồi phục của du lịch thành phố nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung.
Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Sở Du lịch/Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long và các sở, ngành, đơn vị liên quan của 14 địa phương triển khai các nội dung của Thỏa thuận liên kết hợp tác phát triển du lịch thành phố Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu Long7. Hoạt động xúc tiến du lịch
7.1. Hoạt động xúc tiến trong nước
Công tác tổ chức các sự kiện du lịch kết nối với văn hóa tại thành phố tạo được điểm nhấn, thu hút sự chú ý của khách trong và ngoài nước khi dịch bệnh được kiểm soát theo đó: (1) Sở Du lịch đã phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức lễ đón đoàn khách đầu tiên đến thành phố vào ngày đầu năm (2) Phối hợp với Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam, Sở Công thương tổ chức Lễ hội Tết Việt Nam 2021, đã thu hút 80 ngàn lượt khách tham dự với sự tham gia của 20 tỉnh thành trên cả nước, 215 gian hàng, tổng doanh thu của hoạt động thương mại tại các gian hàng ẩm thực, mua sắm lên đến 12 tỷ đồng. Ngoài ra, Lễ hội cũng thu hút hơn 02 triệu lượt tiếp cận của người dùng trên mạng xã hội với hơn 30 ngàn lượt tương tác và gần 300 tin bài trên báo mạng, báo giấy và truyền hình (3) tổ chức thành công giải Marathon quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ IV,thu hút 13.117 vận động viên đến từ 44 tỉnh thành trên toàn quốc tham gia, tăng hơn 200% so với lần đầu tổ chức; sự kiện đã chính thức đưa vào hệ thống thi đấu giải quốc gia từ đầu năm 2020 và đang hướng đến đưa giải đấu đạt quy chuẩn nhãn đồng của Liên đoàn Điền kinh thế giới nhằm đưa giải vào hệ thống giải Marathon thế giới
Điểm nhấn trong năm 2021 là Ngày hội Du lịch Thành phố lần thứ 17 năm 2021 với chủ đề Điểm đến an toàn- Hành trình sống động do Sở Du lịch phối hợp Hiệp hội Du lịch Thành phố tổ chức, thu hút gần 120 đơn vị tham gia trong đó có gần 40 tỉnh, thành và 80 doanh nghiệp du lịch, khách sạn, điểm tham quan, vui chơi, giải trí... không gian hội chợ được tổ chức trên nền tảng trực tuyến ứng dụng 2D và 3D có quy mô lên đến 100 gian hàng ảo của các doanh nghiệp du lịch uy tín và ngành du lịch các tỉnh, thành phố. Bên cạnh Lễ khai mạc vào ngày 04 tháng 12 năm 20218. Công tác quản lý nhà nước về thẩm định, cấp phép hoạt động du lịch
8.1. Công tác quản lý nhà nước về cơ sở lưu trú du lịch
Tiếp nhận và thẩm định đạt 07 hồ sơ đăng ký xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch từ 1 - 3 sao. Sở Du lịch phối hợp với Ủy ban nhân dân Thành phố Thủ Đức và các quận/huyện kiểm tra, công nhận đạt điều kiện tối thiểu đối với 21 cơ sở lưu trú du lịch.Trong năm 2021, công suất bình quân của các khách sạn 1 -5 sao trên địa bàn Thành phố rất thấp đạt trong khoảng 5-10% do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Tuy nhiên, đối với các khách sạn tự nguyện tham gia làm điểm cách ly có trả phí thì công suất phòng tương đối ổn định đạt trên 75% công suất phòng, đây là cách để các khách sạn duy trì hoạt động kinh doanh khi thị trường khách quốc tế chưa được mở rộng do dịch bệnh Covid-19 trên thế giới vẫn còn diễn biến phức tạp. Đặc biệt, từ khi Thành phố thực hiện giãn cách xã hội và tổ chức đón, phục vụ các đoàn y bác sĩ tham gia công tác phòng, chống dịch Covid - 19 cũng như tổ chức đón các đoàn công nhân lưu trú theo phương án “3 tại chỗ”, “một cung đường, hai điểm đến” từ cuối tháng 7 đến tháng 9, công suất phòng của các khách sạn từ 1 - 5 sao tham gia chương trình nói trên đạt trên 90%.
Sở Du lịch đã tiếp nhận thông báo và xác nhận các cơ sở hoạt động lưu trú du lịch để triển khai việc hỗ trợ giảm giá tiền điện cho các cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, qua đó đề xuất Tổng công ty Điện lực Thành phố xem xét giảm giá tiền điện cho 1.750 cơ sở lưu trú du lịch.
Sở Du lịch đã có văn bản báo cáo trình Ủy ban nhân dân Thành phố cho chủ trương triển khai Chương trình quản lý cơ sở lưu trú du lịch trên hệ thống GIS nhằm cung cấp nền tảng quản lý các cơ sở lưu trú đã được công nhận hạng sao trên địa bàn Thành phố, tạo nền tảng tích hợp kết nối chia sẻ khai thác, sử dụng các dữ liệu GIS một cách có hiệu quả giữa các cơ quan quản lý nhà nước. Hoàn chỉnh văn bản gửi Ủy ban nhân dân Thành phố về xin chủ trương thực hiện “Chương trình Du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện (MICE) cho Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021-2030”. Sở đã làm việc với các đơn vị tư vấn về phần mềm quản lý thông tin cơ sở lưu trú du lịch phục vụ Kế hoạch “Xây dựng giải pháp quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch theo mô hình kinh tế chia sẻ”. Nghiên cứu các chính sách quản lý mô hình kinh tế chia sẻ của 1 số nước trên thế giới và một số giải pháp nghiên cứu mô hình kinh tế chia sẻ của một số bộ ban ngành hiện nay (Tổng Cục Du lịch - Vụ Khách sạn). Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh tại Thành phố, các cơ sở lưu trú du lịch hoạt động theo mô hình kinh tế chia sẻ tạm ngưng hoạt động, do đó, việc nghiên cứu và triển khai thực hiện các giải pháp được đề xuất triển khai thực hiện vào năm 2022.
8.2. Quản lý Nhà nước về hoạt động lữ hành
Tiếp tục theo dõi tình hình hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành trên địa bàn thành phố; chủ động phối hợp các doanh nghiệp lữ hành khảo sát tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 nhằm kiến nghị các giải pháp nhằm phục hồi lại ngành du lịch Thành phố; thực hiện việc theo dõi các doanh nghiệp báo cáo trực tuyến nhằm cải tiến hình thức quản lý doanh nghiệp đồng thời làm cơ sở cập nhật dữ liệu thống kê, đến thời điểm hiện đã có 548 doanh nghiệp du lịch đăng ký thành công tài khoản báo cáo du lịch trực tuyến. Tổng hợp thông tin và báo cáo kết quả rà soát tình hình hoạt động của các doanh nghiệp lữ hành theo báo cáo của Ủy ban nhân dân Thành phố Thủ Đức và các quận/huyện với kết quả: hiện có 552/ 1.049 doanh nghiệp đang hoạt động (47,7%), 427/ 1.049 doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động 36,9%), 152/ 1.049 doanh nghiệp rút Giấy phép (13,1%), 27 doanh nghiệp thay đổi trụ sở sang nơi khác (2,3%).
Đã tiếp nhận và thụ lý 48 hồ sơ đúng thời hạn, trong đó có 29 hồ sơ cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa, 04 hồ sơ cấp đổi Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa và 10 hồ sơ thông báo chấm dứt hoạt động lữ hành nội địa và 05 hồ sơ Văn phòng đại diện (gồm 02 điều chỉnh, 02 gia hạn và 01 chấm dứt hoạt động). Hiện nay, tổng số doanh nghiệp đủ điều kiện hoạt động lữ hành trên địa bàn thành phố là 1.027 doanh nghiệp (trong đó: 749 doanh nghiệp lữ hành quốc tế; 182 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa; 76 đại lý lữ hành; 20 Văn phòng đại diện doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam).
Đã tiếp nhận và thụ lý 478 hồ sơ cấp đổi thẻ hướng dẫn viên du lịch (218 quốc tế và 197 nội địa) giảm 30% so với cùng kỳ năm 2020. Tổng số hướng dẫn viên du lịch được cấp thẻ đến thời điểm hiện nay trên địa bàn thành phố là 6.227 (bao gồm 3.784 quốc tế và 2.443 nội địa).
8.3. Công tác quản lý Điểm du lịch
Tiếp tục vận động các điểm tham quan gửi hồ sơ đề nghị công nhận điểm du lịch. Trong năm 2021, Sở Du lịch đã thẩm định và trình Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành quyết định công nhận điểm du lịch cho: Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, Khu ẩm thực sinh thái Tháp Ngà (Bình Xuyên 2); Khu di tích địa đạo Củ Chi, Khu du lịch Một Thoáng Việt Nam, Bưu Điện Thành phố, Khu du lịch sinh thái về Quê……. Tính đến thời điểm hiện nay trên địa bàn Thành phố có 21 điểm du lịch đã có quyết định công nhận của Ủy ban nhân dân Thành phố.
9. Về công tác kiểm tra, thanh tra; tiếp công dân; giải quyết khiếu nại, tố cáo
Năm 2021, trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 tái bùng phát, diễn biến phức tạp, công tác thanh kiểm tra của Sở Du lịch thực hiện chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Ủy ban nhân dân Thành phố, nhằm chia sẻ và đồng hành cùng các doanh nghiệp tập trung phòng, chống dịch bệnh và tìm cách khắc phục tháo gỡ khó khăn; hạn chế, giảm bớt các cuộc kiểm tra chưa thật sự cần thiết trong thời kỳ diễn ra dịch bệnh; không thanh tra ngoài kế hoạch, trừ trường hợp đặc biệt cấp có thẩm quyền giao hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật rõ ràng.
Sở Du lịch ban hành Quyết định số 43/QĐ-SDL ngày 05 tháng 03 năm 2021, Quyết định số 156/QĐ-SDL ngày 09 tháng 7 năm 2021, Quyết định số 223/QĐ - SDL ngày 01 tháng 11 năm 2021 về việc thành lập Đoàn kiểm tra chuyên ngành hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn Thành phố trong đó tập trung thực hiện kiểm tra nhắc nhở các doanh nghiệp chấp hành nghiêm các quy định, hướng dẫn về phòng chống dịch bệnh của cơ quan y tế như bố trí bình rửa tay sát khuẩn, khẩu trang y tế... và chấp hành các quy định pháp luật về lĩnh vực du lịch; Quyết định số 90/QĐ-SDL ngày 29 tháng 4 năm 2021 về việc thành lập Đoàn kiểm tra chuyên đề đối với khách lưu trú và công tác phòng chống dịch Covid - 19 tại các cơ sở lưu trú du lịch, các khu, tuyến điểm tham quan du lịch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh với kết quả
Sở Du lịch đã tiến hành kiểm tra 377 doanh nghiệp du lịch trong đó có 270 doanh nghiệp lưu trú du lịch, 99 doanh nghiệp lữ hành và 08 điểm du lịch, chủ yếu nhắc nhở việc thực hiện các quy định về kinh doanh theo Luật Du lịch, việc tuân thủ các biện pháp phòng chống Covid-19. Sở Du lịch đã tiến hành lập 02 Biên bản xử lý vi phạm hành chính đối với 01 tổ chức và 01 cá nhân; ban hành 01 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền là 10.000.000 (mười triệu) đồng về hành vi kê khai không trung thực hồ sơ đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ hướng dẫn viên du lịch; Tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành 01 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt 95.000.000 (chín mươi lăm triệu) đồng về hành vi hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành mà không có giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành. Thu và nộp ngân sách nhà nước số tiền 105.000.000 (một trăm lẻ năm triệu) đồng, đạt tỷ lệ 100%.
Công tác tiếp công dân thực hiện theo quy định: tổng số lượt tiếp công dân trong kỳ là 06 lượt; không phát sinh người dân khiếu kiện tập trung đông người.
Việc tiếp nhận, phân loại và xử lý đơn: tổng số đơn tiếp nhận trong năm 2021 là 06 đơn, trong đó đơn tố cáo: 02 đơn, đơn phản ánh, kiến nghị: 04 đơn. Qua kiểm tra, phân loại 06 trường hợp đơn trên nội dung chủ yếu tranh chấp hợp đồng dân sự, hành vi gian dối có dấu hiệu lừa đảo... không thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Du lịch do đó Sở Du lịch đã tham mưu hướng dẫn người dân liên hệ cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Tuy nhiên với vai trò quản lý nhà nước về lĩnh vực Du lịch, Sở Du lịch tiến hành mời cá nhân, tổ chức có liên quan để làm việc và kiểm tra theo quy định về lĩnh vực hoạt động du lịch .
10. Tình hình an ninh trật tự du lịch
Trong năm 2021, tình hình an ninh trật tự trên địa bàn thành phố cơ bản ổn định, chưa phát sinh nhiều vấn đề phức tạp. Lực lượng an ninh trật tự duy trì thường xuyên công tác kiểm tra nhằm đảm bảo an ninh trật tự, nhất là các khu vực tập trung đông khách du lịch. Lực lượng trật tự viên bảo vệ du khách thuộc Công ty TNHH MTV dịch vụ công ích Thanh niên xung phong đã phát huy vai trò và trách nhiệm trong công tác bảo vệ an toàn trật tự du lịch, duy trì thường xuyên quân số chốt trực, tuần tra tại 30 tuyến, điểm du lịch trọng điểm; phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi xâm hại tài sản và tính mạng của du khách góp phần tích cực giữ gìn an ninh trật tự du lịch, an toàn cho du khách11. Công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và triển khai Kế hoạch phục hồi hoạt động du lịch Thành phố, thích ứng an toàn Covid-19
(1) Sở Du lịch đã có nhiều nỗ lực, chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đối với ngành du lịch. Từ đầu năm 2021 cho đến nay, Sở Du lịch quan tâm triển khai Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn thành phố và tự đánh giá an toàn phòng, chống dịch Covid-19 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động. Quá trình triển khai Bộ tiêu chí, Sở Du lịch thường xuyên cập nhật, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của công tác phòng chống dịch Covid-19; Thực hiện Chỉ thị số 18/CT-UB ngày 30 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc tiếp tục kiểm soát, điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, và từng bước phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Du lịch đã tổng hợp, điều chỉnh và trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, phê duyệt Bộ tiêu chí đánh giá mức độ an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19 đối với hoạt động du lịch tại các địa bàn có mức độ an toàn caoII. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Mặt tích cực
Chủ động, tích cực phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đối với ngành du lịch; theo đó đã huy động nguồn lực của ngành du lịch Thành phố tham gia vào phục vụ cách ly y tế, phù hợp với tiêu chí của giai đoạn chống dịch cao điểm của Thành phố đồng thời kêu gọi, tạo sự lan tỏa trong các doanh nghiệp du lịch và các doanh nghiệp, tập đoàn lớn cùng chung sức, chung lòng, chung tay đóng góp vào nỗ lực phòng chống dịch Covid-19; tham mưu đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch trong bối cảnh ngành du lịch thành phố chịu tác động do dịch Covid-19. Đã huy động sự tham gia tích cực của các sở, ngành, quận, huyện và đặc biệt là sự vào cuộc đồng hành chủ động của các doanh nghiệp, các chuyên gia, các tầng lớp xã hội trong việc hiến kế, góp phần từng bước khôi phục du lịch thành phố trong trạng thái bình thường mới.
Trong giai đoạn thực hiện giãn cách xã hội, Sở Du lịch vẫn duy trì năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc với việc vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19 vừa chuẩn bị tích cực cho sự phục hồi hoạt động ngành du lịch trong đó đã công bố bộ tài nguyên du lịch của Thành phố Hồ Chí Minh tại các kênh thông tin, công cụ, phương tiện truyền thông trực tuyến (trang web, facebook, các nhóm thông tin Zalo, viber...), là nền tảng, cơ sở quan trọng để khai thác lợi thế, phát triển sản phẩm du lịch trên địa bàn Thành phố trong giai đoạn phục hồi du lịch Thành phố Hồ Chí Minh.
Công tác phát triển sản phẩm du lịch chuyển biến phù hợp theo hướng chủ động khảo sát nhằm phát triển các dòng sản phẩm chủ lực gắn với thương hiệu riêng của Thành phố và tập trung phát triển tại các quận, huyện trọng điểm đã kiểm soát được dịch bệnh.
Công tác hợp tác, liên kết phát triển du lịch với các tỉnh/thành bám sát chỉ đạo của Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố, có vận dụng sáng tạo theo hướng hợp tác đa phương, khai thác lợi thế cạnh tranh của mỗi địa phương đề tạo những sản phẩm du lịch liên kết, có sức hấp dẫn,
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin đưa các hoạt động du lịch lên nền tảng trực tuyến nhằm tạo hiệu ứng, tính tương tác, độ lan tỏa cao; phối hợp Câu lạc bộ phóng viên du lịch; xuất bản bản tin du lịch hàng tháng của ngành du lịch Thành phố trên trang web, Instagram, cũng như sự tham gia có hiệu quả của một số nhân vật có sức hút trong cộng đồng mạng (facebooker, travel blogger...) góp phần tích cực trong việc quảng bá hình ảnh du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đến với du khách nhất là trong giai đoạn tình hình dịch bệnh được kiểm soát. Chủ động tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố chấp thuận tổ chức các hoạt động, sự kiện nhằm thu hút, phục vụ khách du lịch trong trạng thái bình thường mới trong đó Ngày hội Du lịch Thành phố năm 2021 là hội chợ du lịch trực tuyến đầu tiên của cả nước cho đến thời điểm hiện nay.
Công tác cải cách thủ tục hành chính và kiểm soát thủ tục hành chính được thực hiện thường xuyên và chủ động đối với các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực du lịch. Việc thực hiện cơ chế một cửa trong giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ hành chính công cho người dân, doanh nghiệp có nhiều kết quả tích cực; mạnh dạn rút ngắn thời gian giải quyết tất cả các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Du lịch để hưởng ứng chủ đề năm 2021 của Thành phố. Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong việc điều hành, quản lý, tra cứu, xử lý văn bản; tiếp tục vận hành dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Du lịch.
2. Hạn chế
Tiến độ một số công việc còn chậm so với yêu cầu do đặc thù của du lịch mang tính liên ngành, liên vùng, liên cấp, liên cơ quan, nên nhiều hoạt động phụ thuộc lớn vào sự phối hợp của các ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan và do ảnh hưởng tình hình dịch bệnh Covid-19.
III. PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NĂM 2022
1.1 Mục tiêu
Tập trung triển khai Kế hoạch phục hồi ngành du lịch thành phố Hồ Chí Minh thích ứng an toàn với dịch Covid-19 năm 2022 với mục tiêu chính là: Triển khai thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030. Tập trung hỗ trợ doanh nghiệp du lịch phục hồi sau dịch Covid-19. Tập trung phát triển sản phẩm chủ lực, đẩy mạnh truyền thông, quảng bá về điểm đến, sản phẩm du lịch và thương hiệu du lịch Thành phố. Thúc đẩy kích cầu du lịch và khai thác ứng dụng số trong du lịch.
1.2 Các chỉ tiêu chủ yếu
Năm 2022, Sở Du lịch tập trung triển khai thực hiện các giải pháp, chú trọng nâng cao chất lượng trong công tác chỉ đạo, điều hành, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển ngành du lịch Thành phố đã được Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt; đồng thời, xác định các nhóm các chỉ tiêu phấn đấu thực hiện hoàn thành và vượt mức như sau:
- Khách quốc tế : khi dịch Covid-19 được khống chế, du lịch sẽ khởi động lại và khách quốc tế ước đạt: 3.500.000 lượt(năm 2020 là 1.303.750 lượt).
Khách du lịch nội địa:
+ Kịch bản 1: tình hình dịch bệnh trong nước được kiểm soát tốt, các hoạt động du lịch trở lại trong trạng thái bình thường mới, khách du lịch nội địa đến cuối năm 2022 ước đạt: 25 triệu lượt, tăng 167 % so với cùng kỳ (năm 2021 đạt 9.350.000 lượt).
+ Kịch bản 2: tình hình dịch bệnh trong nước diễn biến phức tạp, khách du lịch nội địa đến cuối năm 2022 ước đạt: 18 triệu lượt, tăng 92 % so với cùng kỳ (năm 2021 đạt 9.350.000 lượt).
- Tổng thu du lịch:
+ Kịch bản 1: ước đạt 97.700 tỷ đồng.
+ Kịch bản 2: ước đạt 67.600 tỷ đồng.
Do tác động của dịch bệnh Covid-19, Sở Du lịch sẽ phấn đấu đạt các chỉ tiêu trên với hiệu suất cao nhất trong từng điều kiện cụ thể.
2. Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm
2.1. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, phát huy tối đa lợi thế, tạo điều kiện môi trường cạnh tranh lành mạnh cho doanh nghiệp và cộng đồng phát triển du lịch
Tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 06 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW và Chỉ thị của Ban Thường vụ Thành ủy về nhiệm vụ phát triển ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh.
Tập trung triển khai thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Thành phố đến năm 2030: Nghiên cứu, tham mưu xây dựng chính sách cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn Thành phố.
Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý phục vụ người dân và doanh nghiệp: Đảm bảo 100% thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Du lịch được giải quyết đúng hạn. Tiếp tục tăng cường công tác kiểm soát thủ tục hành chính, giải quyết hồ sơ hành chính theo hướng minh bạch, đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện. Tổ chức đánh giá mức độ hài lòng của cá nhân, doanh nghiệp về giải quyết thủ tục hành chính đạt 95% ý kiến hài lòng khu thực hiện khảo sát sự hài lòng của người dân qua hệ thống đánh giá sự hài lòng của tổ chức và người dân về sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước, tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, màn hình chạm đặt tại trụ sở.
Nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về cơ sở lưu trú du lịch và lữ hành. Xây dựng và triển khai kế hoạch nâng cao chất lượng hệ thống cơ sở lưu trú du lịch, các giải pháp quản lý nhà nước đối với kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch theo mô hình kinh tế chia sẻ và chương trình quản lý cơ sở lưu trú du lịch trên hệ thống GIS. Tiếp tục thực hiện “Chương trình Du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện (MICE) cho Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021-2030”. Thực hiện xây dựng tiêu chuẩn đánh giá ẩm thực nội địa áp dụng tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tuyên truyền và vận động các cơ sở lưu trú du lịch, khu du lịch và các đơn vị được cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch tham gia Giải thưởng Khách sạn xanh ASEAN, các tiêu chí Nhãn xanh, phát triển du lịch bền vững và khuyến khích các hoạt động có trách nhiệm.
Triển khai Kế hoạch đón khách quốc tế vào Thành phố Hồ Chí Minh khi được Chính phủ cho phép. Triển khai chương trình kích cầu du lịch năm 2022 theo hướng đánh giá và chọn lọc các tour mới và chất lượng nhằm phục hồi du lịch
2.2. Xây dựng sản phẩm du lịch hấp dẫn, đặc trưng của Thành phố
Tập trung hoàn thiện, nâng chất các điểm đến theo lộ trình kiểm soát dịch bệnh; rà soát, nâng chất sản phẩm du lịch hiện có đồng thời vận động doanh nghiệp du lịch đồng hành với cơ quan quản lý nhà nước xây dựng các sản phẩm mới cho du lịch Thành phố, vừa đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của khách du lịch trong tình hình mới vừa đảm bảo an toàn phòng chống dịch Covid-19; tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch phát triển sản phẩm du lịch trên địa bàn Thành phố nám 2022 tập trung vào 03 nhóm sản phẩm: sản phẩm du lịch trọng tâm, sản phẩm du lịch mới, sản phẩm du lịch tiềm năng, gắn với Chiến lược phát triển du lịch Thành phố đến năm 20303. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác thông tin, tuyên truyền, quảng bá du lịch và chỉ đạo, điều hành của Sở Du lịch
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong công tác chỉ đạo, điều hành của Sở Du lịch: Triển khai thực hiện thủ tục các Dự án đầu tư công trong Đề án du lịch thông minh năm 2022 đã được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt. Tham mưu và thực hiện dự án Tích hợp thông tin dịch vụ du lịch Thành phố. Nâng cao chất lượng và tính phong phú của thông tin và nội dung trên Cổng thông tin điện tử của Sở Du lịch nhằm phục vụ tốt hơn doanh nghiệp, người dân và du khách. - Tiếp tục vận hành ứng dụng công nghệ và số hóa trong công tác tổ chức hội nghị, hội thảo du lịch.
Nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ trong công tác thông tin, quảng bá du lịch Thành phố; tập trung triển khai dự án ứng dụng du lịch thông minh trên thiết bị di động tích hợp bản đồ số du lịch, tham quan thực tại ảo và lên lịch trình du lịch trực tiếp. Tiếp tục vận hành và nâng cấp app du lịch thông minh Vibrant Ho Chi Minh City, đồng thời tích hợp bản đồ số du lịch, tham quan thực tại ảo và lên lịch trình du lịch trực tiếp; Tăng cường tính năng tương tác với người sử dụng app.
Xây dựng và định vị thương hiệu du lịch Thành phố Hồ Chí Minh phù hợp Chiến lược phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030; triển khai chiến dịch truyền thông quảng bá du lịch thành phố với chủ đề Thành phố Hồ Chí Minh - Sống động từng trải nghiệm trên kênh thông tin chính thống của ngành, trong nước và quốc tế; đa dạng hóa loại hình, công cụ, phương tiện tuyên truyền quảng bá, khai thác, tận dụng lợi thế của mạng xã hội nhằm gia tăng độ tương tác với khách du lịch, nâng cao tính lan tỏa.
4. Liên kết, hợp tác phát triển du lịch trong nước
Triển khai những liên kết đã tổ chức trong năm 2020-2021 và tổ chức những liên kết mà năm 2021 chưa thực hiện được. Tổ chức khảo sát xây dựng sản phẩm du lịch mới giữa Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành trong liên kết; các gian hàng giới thiệu sản phẩm du lịch tại các sự kiện của các tỉnh, thành tổ chức; các đoàn công tác tham quan, trao đổi, học tập kinh nghiệm tại các tỉnh, thành trong công tác quản lý nhà nước.
Phối hợp với 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh miền Đông Nam Bộ tổ chức các buổi tập huấn nâng cao nghiệp vụ du lịch. Tổ chức và tham dự các Hội thảo, Tọa đàm, sự kiện... phát sinh trong quá trình triển khai các công việc thực tế cũng như trong việc liên kết hợp tác với các đơn vị và tổ chức khảo sát kết nối du lịch Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh, thành trong cả nước theo chỉ đạo chung của Thành phố trong thỏa thuận hợp tác giữa các địa phương.
Phát huy vai trò then chốt của các doanh nghiệp lữ hành và các doanh nghiệp dịch vụ du lịch, các hiệp hội du lịch trong việc xây dựng các sản phẩm, chương trình du lịch theo hướng an toàn, hấp dẫn, độc đáo, khác biệt của mỗi địa phương và của cả vùng để khai thác thị trường khách nội địa và chuẩn bị cho việc trở lại của thị trường quốc tế.
5. Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Phối hợp Sở Nội vụ tổ chức các lớp đào tạo bồi dưỡng ngành du lịch: lớp nghiệp vụ quản lý dành cho cán bộ sở ngành liên quan; lớp chuyên đề về du lịch dành cho cán bộ công chức phòng Văn hóa Thông tin, phòng Kinh tế Ủy ban nhân dân 21 quận/huyện và Thành phố Thủ Đức. Tổ chức các lớp chuyên đề quản trị rủi ro dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Phối hợp Chi hội Hướng dẫn viên du lịch - Hiệp hội Du lịch Thành phố tổ chức các lớp chuyên đề, lớp nghiệp vụ ngắn hạn nhằm bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ hướng dẫn viên du lịch quốc tế và nội địa. Tiếp tục tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Hàn và một số tiếng hiếm khác (Tây Ban Nha, Nga, Malaysia...) cho đội ngũ hướng dẫn viên du lịch. Tổ chức Hội thi Hướng dẫn viên du lịch Thành phố Hồ Chí Minh mở rộng năm 2022; Tổ chức 10 lớp bồi dưỡng kiến thức định kỳ dành cho hướng dẫn viên du lịch.
Tham mưu triển khai đề tài ứng dụng “Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh- Trung tâm thu hút và đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao của cả nước và khu vực ASEAN”
Chủ trì tổ chức các sự kiện thường niên như: (1) Lễ đón đoàn khách du lịch nội địa đầu tiên đến Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022; (2) Lễ hội Áo dài Thành phố Hồ Chí Minh lần 8 năm 2022; (3) Ngày hội Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 18 năm 2022; (4) Hội chợ Du lịch Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022 (ITE HCMC 2022); (7) Liên hoan Ẩm thực Món ngon các nước lần thứ 16; (5) Giải Marathon Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 6 năm 2022. Phối hợp tổ chức sự kiện du lịch để quảng bá, giới thiệu điểm đến Thành phố Hồ Chí Minh như Lễ hội Tết Việt, Liên hoan Lân Sư Rồng, Lễ hội Trái cây Nam bộ, Festival Hoa lan với mục đích quảng bá, giới thiệu điểm đến du lịch Thành phố, phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân và du khách đến tham quan.
Tham dự các Hội chợ du lịch quốc tế trực tuyến (ITB Berlin/ITB India/ ITB Asia/ WTM và các địa phương quốc tế khác...): Tham gia và xây dựng gian hàng du lịch Thành phố Hồ Chí Minh ảo; Thiết kế các ấn phẩm (banner, tờ rơi, tài liệu, clip...) quảng bá hình ảnh du lịch Thành phố Hồ Chí Minh; Tham dự các Hội nghị, Hội thảo trong khuôn khổ Hội chợ bằng hình thức trực tuyến; Kết nối doanh nghiệp trực tuyến. Tham gia các hoạt động khác của Tổ chức Xúc tiến Du lịch các thành phố Châu Á - Thái Bình Dương (TPO). Quảng bá xúc tiến du lịch nước ngoài kết hợp với các đoàn đối ngoại của lãnh đạo Thành phố hoặc phối hợp tổ chức chương trình xúc tiến du lịch của Tổng cục du lịch/địa phương Việt Nam và các đơn vị khác năm 2022 như: Tổ chức các hoạt động xúc tiến du lịch trong khuôn khổ các chuyến công tác của đoàn đại biểu cấp cao TPHCM; Phối hợp tổ chức chương trình xúc tiến du lịch của Tổng cục du lịch/địa phương Việt Nam và các đơn vị khác năm 2022.
7. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và đảm bảo môi trường du lịch
Tổ chức 01 Đoàn thanh tra hành chính trong công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động du lịch về những nội dung có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ tại một đơn vị thuộc Sở. Thực hiện kiểm tra chuyên ngành đối với 200 doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực du lịch về hoạt động kinh doanh lưu trú và kinh doanh dịch vụ lữ hành trong việc chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế; cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch trong đó chú trọng kiểm tra các hoạt động kinh doanh trái pháp luật (không giấy phép, sai giấy phép...)
Giải quyết dứt điểm 100% đơn khiếu nại, tố cáo, phản ánh thuộc thẩm quyền đảm bảo đúng quy trình thủ tục do pháp luật quy định.Tiếp tục thực hiện nghiêm túc trách nhiệm tiếp công dân định kỳ của người đứng đầu gắn với công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của người dân theo quy định của pháp luật.
Tiếp tục phối hợp triển khai Đề án nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng bảo vệ du khách nhằm triển khai thực hiện Chỉ thị 18/CT-TTg ngày 4/9/2013 của Chính phủ về công tác quản lý môi trường du lịch, đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch. Tăng cường kiểm tra tuyến điểm để phát hiện những vụ việc lợi dụng du lịch để gây rối trật tự xã hội. Tiếp tục triển khai thực hiện Quy chế về công tác phối hợp giữa Sở Du lịch và Công an Thành phố về đảm bảo an ninh trật tự, nâng cao chất lượng quản lý du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Trên đây là Báo cáo tình hình hoạt động du lịch năm 2021 và phương hướng nhiệm vụ trọng tâm năm 2022 của Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh./.
| GIÁM ĐỐC |
File gốc của Báo cáo 1766/BC-SDL về kết quả hoạt động du lịch năm 2021 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2022 do Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh ban hành đang được cập nhật.
Báo cáo 1766/BC-SDL về kết quả hoạt động du lịch năm 2021 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2022 do Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh |
Số hiệu | 1766/BC-SDL |
Loại văn bản | Báo cáo |
Người ký | Nguyễn Thị Ánh Hoa |
Ngày ban hành | 2021-12-24 |
Ngày hiệu lực | 2021-12-24 |
Lĩnh vực | Văn hóa - Xã hội |
Tình trạng |