\r\n ỦY BAN NHÂN DÂN | \r\n \r\n CỘNG HÒA XÃ HỘI\r\n CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | \r\n
\r\n Số: 128/BC-UBND \r\n | \r\n \r\n Thành\r\n phố Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 8 năm 2014 \r\n | \r\n
\r\n\r\n
BÁO CÁO
\r\n\r\nTÌNH\r\nHÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC DÂN VẬN VÀ PHONG TRÀO THI ĐUA “DÂN VẬN KHÉO”
\r\n\r\nThực hiện Công văn số 1752/BNV-TH ngày 27 tháng 5\r\nnăm 2014 của Bộ Nội vụ về việc báo cáo tình hình thực hiện\r\ncông tác dân vận và phong trào thi đua “Dân vận khéo”; Ủy ban\r\nnhân dân Thành phố báo cáo như sau:
\r\n\r\n\r\n\r\nĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC\r\nHIỆN CÔNG TÁC DÂN VẬN VÀ PHONG TRÀO THI ĐUA DÂN VẬN KHÉO THỜI GIAN QUA
\r\n\r\n1. Kết quả thực hiện công tác\r\ndân vận:
\r\n\r\na) Tình hình thực hiện các chủ trương, nghị quyết,\r\nchỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác dân vận; tình hình thực hiện\r\nquy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở:
\r\n\r\n- Thành phố luôn xác định công tác dân vận đóng vai\r\ntrò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững chính trị,\r\nan ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Thành phố. Công tác\r\ndân vận là nhiệm vụ và trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trong đó công tác\r\ndân vận chính quyền giữ vị trí quan trọng vì chính quyền nhất là chính quyền cơ\r\nsở là nơi thường xuyên tiếp xúc, gắn bó với nhân dân, là nơi các chủ trương\r\nchính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước được triển khai trong thực tế. Vì vậy,\r\nchính quyền làm tốt công tác dân vận sẽ vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ\r\ntrương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và tham gia vào công tác quản\r\nlý, giám sát các hoạt động của cơ quan nhà nước, góp phần hoàn thành tốt các\r\nnhiệm vụ của chính quyền các cấp.
\r\n\r\nDo đó, tình hình thực hiện các chủ trương, nghị quyết,\r\nchỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác dân vận luôn được chính\r\nquyền các cấp tại Thành phố quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai tổ chức thực\r\nhiện kịp thời đến cán bộ, công chức, viên chức. Hàng năm, Ủy ban nhân dân Thành\r\nphố có Công văn chỉ đạo các sở - ngành, Ủy ban nhân dân các quận - huyện về thực\r\nhiện công tác dân vận chính quyền, trong đó tiếp tục tuyên truyền Chỉ thị\r\n18/2000/CT-TTg ngày 21 tháng 9 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường\r\ncông tác dân vận trong các cơ quan, đơn vị, địa phương; bài báo “Dân vận” của\r\nBác Hồ và các văn bản của Đảng, Thành ủy về dân vận và phát động phong trào thi\r\nđua “Dân vận khéo” trong các cơ quan, đơn vị, địa phương. Ủy ban nhân dân các\r\nquận - huyện, các sở - ngành đều có kế hoạch thực hiện công tác dân vận chính\r\nquyền. Việc thực hiện công tác dân vận chính quyền tại các cơ quan, đơn vị, địa\r\nphương đều gắn liền với việc vận động thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ chính\r\ntrị ở từng cơ quan, đơn vị, địa phương.
\r\n\r\nThực hiện Quyết định số 489-QĐ/TU ngày 16 tháng 7\r\nnăm 2011 của Ban Thường vụ Thành ủy về ban hành Quy chế công tác dân vận của hệ\r\nthống chính trị Thành phố Hồ Chí Minh, các sở - ngành đã phân công một lãnh đạo\r\ncơ quan, đơn vị và Trưởng hoặc Phó Trưởng phòng chuyên môn phụ trách công tác\r\ndân vận. Đối với Ủy ban nhân dân các quận - huyện, Chủ tịch và Trưởng hoặc Phó\r\nTrưởng phòng chuyên môn phụ trách công tác dân vận. Chủ tịch Ủy ban nhân dân\r\nphường, xã, thị trấn là người phụ trách công tác dân vận tại cơ quan.
\r\n\r\n- Tình hình thực hiện quy định của pháp luật về thực\r\nhiện dân chủ ở cơ sở luôn được lãnh đạo Đảng, chính quyền các cấp quan tâm lãnh\r\nđạo, chỉ đạo thực hiện. Các cơ quan, đơn vị đều có thành lập Ban Chỉ đạo thực\r\nhiện Quy chế dân chủ ở cơ sở để chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động hàng năm. Hàng\r\nnăm, Ban Chỉ đạo các cấp đều có kế hoạch kiểm tra việc thực hiện Quy chế dân chủ\r\nở cơ sở theo từng loại hình cơ quan; phường, xã, thị trấn; doanh nghiệp theo\r\nquy định của các văn bản pháp luật để phát huy những mặt mạnh và khắc phục những\r\nhạn chế trong quá trình tổ chức thực hiện. Đồng thời, các quận - huyện đều có tổ\r\nchức tổng kết việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở để giới thiệu những nhân tố\r\nđiển hình, cách làm hay đến các cơ quan, đơn vị và rút ra những bài học kinh\r\nnghiệm.
\r\n\r\nChính quyền các cấp và các cơ quan, đơn vị đã tuyên\r\ntruyền các văn bản pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở như Chỉ thị số\r\n30-CT/TW ngày 18 tháng 02 năm 1998 của Bộ Chính trị về xây dựng và thực hiện\r\nQuy chế dân chủ cơ sở; Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 28 tháng 3 năm 2002 của Ban chấp\r\nhành Trung ương về tiếp tục đẩy mạnh xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở;\r\nKết luận số 65-KL/TW của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW\r\nngày 18 tháng 02 năm 1998 của Bộ Chính trị; Nghị định số 71/1998/NĐ-CP ngày 08\r\ntháng 9 năm 1998 của Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động\r\ncơ quan; Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20 tháng 4 năm 2007 của Ủy ban\r\nThường vụ Quốc hội thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; Nghị định số\r\n87/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện\r\ndân chủ ở công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn; Nghị định số\r\n60/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết Khoản 3\r\nĐiều 63 của Bộ Luật lao động về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm\r\nviệc… và các văn bản chỉ đạo của Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố để cán bộ,\r\ncông chức, viên chức nắm và vận dụng thực hiện trong công việc, đảm bảo theo\r\nquy định ở từng cấp, từng loại hình trong phạm vi quản lý. Các quận - huyện,\r\nphường, xã, thị trấn có nhiều hình thức và phương pháp triển khai, tuyên truyền\r\nđến nhân dân, trong đó Hội nghị nhân dân hàng năm là phương thức thực hiện dân\r\nchủ trực tiếp, rộng rãi. Việc nhân dân tham gia bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân\r\ndân đã phát huy quyền làm chủ của mình trong việc lựa chọn các đại biểu xứng\r\nđáng đại diện cho cơ quan quyền lực ở Trung ương, địa phương. Vai trò của nhân\r\ndân tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội được phát huy thông qua việc tổ\r\nchức cho nhân dân tham gia góp ý cán bộ chủ chốt ở phường, xã, thị trấn.
\r\n\r\nĐể thực hiện các quy định dân chủ ở cơ sở, chính\r\nquyền các cấp, các cơ quan, đơn vị đã công khai về chủ trương, chính sách của Đảng,\r\npháp luật của Nhà nước; về các nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, đơn vị; về\r\ntình hình xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội; công khai quy hoạch, kế hoạch\r\nsử dụng đất đai, các chương trình, dự án trên địa bàn; về mức thu các loại quỹ\r\ntrong dân, các loại và mức thuế phải nộp; về các chế độ, chính sách đối với cán\r\nbộ, công chức, viên chức bằng nhiều hình thức tạo điều kiện cho người dân biết,\r\ngiám sát quá trình tổ chức thực hiện. Từ việc công khai và phát huy quyền làm\r\nchủ của người dân, Thành phố đã vận động nhân dân hiến đất làm đường, mở rộng hẻm\r\ngóp phần chỉnh trang đô thị, xây dựng nông thôn mới, lắp đặt đèn chiếu sáng\r\ncông lập, vận động các chủ nhà trọ, cơ sở giữ trẻ không tăng giá, giữ vững an ninh\r\ntrật tự…
\r\n\r\nCùng với việc mở rộng quyền dân chủ của nhân dân,\r\ncác cấp chính quyền đã thông qua Ban Thanh tra nhân dân và Ban Giám sát đầu tư\r\ncộng đồng tạo điều kiện để nhân dân tham gia giám sát hoạt động của Hội đồng\r\nnhân dân, Ủy ban nhân dân, của đại biểu Hội đồng nhân dân, của cán bộ, công chức.
\r\n\r\nb) Việc xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể để\r\nthực hiện công tác dân vận:
\r\n\r\nĐể thực hiện công tác dân vận, Ủy ban\r\nnhân dân Thành phố khi ban hành các cơ chế, chính sách, các quyết định hành\r\nchính luôn xác định theo hướng phục vụ nhân dân, hợp lòng dân; thực hiện nghiêm\r\ntúc, đầy đủ các chế độ, chính sách đã ban hành, nhất là các chính sách bảo đảm\r\nan sinh xã hội, chính sách đối với người có công, người nghèo, người khuyết tật\r\nvà các chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và đời sống của nhân dân.\r\n
\r\n\r\nỦy ban nhân dân Thành phố đã ban hành Kế hoạch số\r\n5827/KH-UBND ngày 06 tháng 11 năm 2009 về thực hiện “Năm dân vận của chính quyền”.
\r\n\r\nThực hiện Chương trình hành động số 35-CTrHĐ/TU\r\nngày 27 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố (khóa\r\nIX) thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp\r\nhành Trung ương khóa XI về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của\r\nĐảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới; Ủy ban nhân dân\r\nThành phố đã ban hành Kế hoạch số 1874/KH-UBND ngày 05 tháng 5 năm 2014\r\nthực hiện Chương trình hành động của Thành ủy thực hiện Nghị quyết\r\nTrung ương 7 (khóa XI) về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng\r\nđối với công tác dân vận trong tình hình mới.
\r\n\r\nc) Tình hình thực hiện cải cách thủ tục hành chính;\r\nnâng cao năng lực quản lý nhà nước, sửa đổi lề lối làm việc theo hướng dân chủ\r\nhóa, công khai hóa và chống quan liêu, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí; tình\r\nhình giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và những vấn đề bức xúc của nhân dân:
\r\n\r\n- Tình hình thực hiện cải cách thủ tục hành chính:
\r\n\r\nHàng năm, Ủy ban nhân dân Thành phố đều ban hành và\r\ncông bố công khai các quy định về thủ tục hành chính. Hiện nay, tổng số thủ tục\r\nhành chính thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân Thành phố là 2.192 thủ\r\ntục tăng 20 thủ tục so với năm 2013, trong đó: tổng số thủ tục hành chính thuộc\r\nthẩm quyền giải quyết của sở - ngành: 1.579 thủ tục; quận - huyện: 471 thủ tục;\r\nxã, phường, thị trấn: 124 thủ tục. Thường xuyên rà soát quy định, thủ tục hành\r\nchính để loại bỏ, đơn giản hóa các thủ tục hành chính không còn phù hợp tạo điều\r\nkiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Trong đó, năm 2013, các sở - ngành,\r\nỦy ban nhân dân quận - huyện đã tiến hành rà soát 112 thủ tục, kết quả kiến nghị\r\ngiữ nguyên 22 thủ tục, không thực hiện rà soát 13 thủ tục và kiến nghị đơn giản\r\nhóa 77 thủ tục trong đó sửa đổi, bổ sung 41 thủ tục, bãi bỏ/hủy bỏ 18 thủ tục\r\nvà các bộ phận cấu thành của 18 thủ tục, chi phí tiết kiệm là hơn 110 tỷ đồng,\r\nvượt chỉ tiêu được giao 14,45%. Tính đến nay, phương án đơn giản hóa đã thực\r\nthi đạt 14,2% trên tổng số 77 thủ tục hành chính (bao gồm 07 thủ tục hành chính\r\ntrong lĩnh vực tài chính thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân Thành phố, 02 thủ\r\ntục hành chính trong lĩnh vực tư pháp thuộc thẩm quyền của cấp Trung ương) tiết\r\nkiệm 329.598.000 đồng; đạt 75% trên tổng số 12 thủ tục hành chính thuộc thẩm\r\nquyền của Ủy ban nhân dân Thành phố.
\r\n\r\nTại Thành phố, việc cải cách thủ tục hành chính còn\r\nđược thực hiện trên cơ sở thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá\r\nnhân, tổ chức về quy định hành chính.
\r\n\r\nĐẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính trong\r\ngiải quyết thủ tục đăng ký doanh nghiệp, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã triển khai dịch\r\nvụ đăng ký kinh doanh tại nhà, trong đó xây dựng phần mềm hỗ trợ doanh nghiệp\r\nchuẩn bị hồ sơ hoàn chỉnh, triển khai nhận và trả kết quả đăng ký doanh nghiệp,\r\nbố cáo thông tin doanh nghiệp qua bưu điện nhằm cung cấp cho doanh nghiệp các dịch\r\nvụ tiện lợi nhất khi đến đăng ký doanh nghiệp tại Sở. Các quận\r\n- huyện phối hợp với Bưu điện Thành phố trả kết quả giải quyết hồ sơ tại nhà.
\r\n\r\nCác sở - ngành, 24/24 quận - huyện, 322/322 phường\r\n- xã, thị trấn tiếp tục áp dụng\r\ncơ chế “một cửa” trong giải quyết các thủ tục hành chính của cá nhân, tổ chức\r\nvà doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố theo thẩm quyền quy định. Đã có 24 quận - huyện và 07 sở ngành tham gia cung cấp tình trạng hồ sơ\r\nhành chính cho người dân qua hệ thống “một cửa điện tử”, số lĩnh vực công khai\r\ncủa các quận - huyện: 07 lĩnh vực, tác động tích cực đến cải cách hành chính của\r\nThành phố. Đồng thời, việc triển khai hệ thống “Một cửa điện tử” trên điện thoại\r\ndi động trên cơ sở ứng dụng mạng 3G bước đầu cũng đã phát huy hiệu quả, tạo thuận\r\nlợi để người dân có thể tra cứu tình trạng hồ sơ hành chính mọi lúc mọi nơi
\r\n\r\nCơ chế một cửa liên thông đã được thực\r\nhiện tại các sở - ngành Thành phố, gồm:\r\nSở Tài nguyên và Môi trường (phối hợp liên ngành để giải quyết hồ sơ giao đất,\r\ncho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; công nhận và cấp giấy chứng nhận quyền\r\nsử dụng đất cho tổ chức đang sử dụng đất trên địa bàn Thành phố, ban hành Quy\r\nchế thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Sở); giữa Sở Giao thông vận\r\ntải với Khu Quản lý Giao thông đô thị và Cảng vụ Đường thủy nội địa trong thủ tục\r\ncấp phép đào đường và cấp phép hoạt động bến thủy nội địa. Sở Thông tin và Truyền\r\nthông và Cục Hải quan Thành phố phối hợp để cấp phép nhập khẩu xuất bản phẩm\r\nkhông kinh doanh; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp liên ngành cấp giấy\r\nphép thực hiện quảng cáo theo cơ chế một cửa liên thông.
\r\n\r\nỦy ban nhân dân các quận - huyện đã\r\ntriển khai quy trình liên thông hoàn chỉnh giữa Ủy ban nhân dân quận - huyện và\r\nỦy ban nhân dân phường, xã - thị trấn trên lĩnh vực đất đai, xây dựng, đăng ký\r\nkinh doanh và đăng ký mã số thuế.
\r\n\r\nThực hiện công khai minh bạch,\r\nhướng dẫn rõ ràng và thường xuyên cập nhật thông tin trên các lĩnh\r\nvực quản lý xây dựng, nhà đất, cấp giấy phép đầu tư, thành lập\r\ndoanh nghiệp, kê khai và nộp thuế, phí và lệ phí…theo chỉ đạo của\r\nỦy ban nhân dân Thành phố về việc công khai thủ tục hành chính trên\r\ntrang thông tin điện tử tại Công văn số 594/UBND-KSTTHC ngày 04 tháng 02\r\nnăm 2013.
\r\n\r\n- Nâng cao năng lực quản lý nhà nước,\r\nsửa đổi lề lối làm việc theo hướng dân chủ hóa, công khai hóa và chống quan\r\nliêu, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí:
\r\n\r\nNhiều cơ quan, đơn vị đã chỉ đạo và tổ\r\nchức rà soát, bổ sung hoặc ban hành mới quy chế làm việc của cơ quan, quy chế\r\nvăn hóa công sở, quy chế ứng xử của cán bộ, công chức theo hướng: “Nghe dân\r\nnói, nói dân hiểu, làm dân tin” cùng với tác phong: “Trọng dân, gần dân, hiểu\r\ndân, học dân và trách nhiệm với dân”. Theo đó, chính quyền các cấp tăng cường\r\nđi cơ sở, nắm bắt tình hình, tiếp xúc, đối thoại với nhân dân nhất là từ khi\r\nthí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân quận - huyện, phường đã góp phần giải\r\nquyết kịp thời các bức xúc của nhân dân, từng bước củng cố niềm tin của nhân\r\ndân.
\r\n\r\nViệc đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng và sử dụng cán\r\nbộ, công chức, viên chức đã được nhiều cơ quan, đơn vị chú trọng, đã quan tâm\r\nnhiều hơn đến công tác giáo dục tư tưởng, phẩm chất đạo đức và tạo môi trường để\r\ncán bộ, công chức, viên chức học tập nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận\r\nchính trị và rèn luyện phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị, kết hợp với tăng\r\ncường kỷ luật, kỷ cương hành chính để đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới góp\r\nphần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức “vừa hồng, vừa chuyên”. Trong đó, chú\r\ntrọng đào tạo, bồi dưỡng các lớp giao tiếp, văn hóa ứng xử để nâng cao hình ảnh\r\ncông chức, viên chức thân thiện trong cái nhìn của người dân.
\r\n\r\n- Tình hình giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và\r\nnhững vấn đề bức xúc của nhân dân:
\r\n\r\nCông tác tiếp công dân rất được các ngành, các cấp\r\nchú trọng tăng cường, lịch tiếp dân của lãnh đạo và bộ phận tiếp dân được thực\r\nhiện theo quy chế tiếp công dân đã ban hành. Công tác tiếp dân được thực hiện\r\nthông qua các “kênh” như: văn phòng tiếp công dân, bộ phận tiếp công dân ở các\r\nsở - ngành; tiếp xúc cử tri; đường dây nóng; giao lưu trực tuyến; chất vấn trực\r\ntuyến, hộp thư góp ý… đã đón nhận các thông tin, bức xúc của người dân khá đầy\r\nđủ và đa dạng về nội dung. Đây cũng là một tín hiệu tích cực cho thấy người dân\r\nngày càng quan tâm đến việc giám sát sự vận hành của bộ máy hành chính nhà nước\r\ncác cấp, phát huy tinh thần làm chủ, tích cực tham gia xây dựng chính quyền và\r\nmạnh dạn bảo vệ quyền lợi ích chính đáng của công dân. Từ đó, đã góp phần hạn\r\nchế rất nhiều những sự vụ, sự việc khiếu kiện đông người; sự vận hành bộ máy\r\nhành chính công ngày càng tốt hơn.
\r\n\r\nCác ngành, các cấp chính quyền từ Thành phố đến cơ\r\nsở đã có sự chuyển biến tích cực và có nhiều đổi mới trong việc giải quyết các\r\nkhiếu nại, tố cáo đảm bảo nguyên tắc công khai, dân chủ, minh bạch, công bằng\r\nvà tăng cường đối thoại trực tiếp trong quá trình giải quyết vụ việc giữa các\r\nbên có liên quan. Kết quả trong những năm qua trên địa bàn Thành phố có trên\r\n90% vụ việc khiếu nại, tố cáo được giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.\r\nMỗi năm đã tiếp trên 6.000 lượt công dân, lãnh đạo các cấp đều luôn đảm bảo lịch\r\ntiếp công dân và giải quyết kịp thời các đơn khiếu nại, tố cáo của công dân.\r\nTrong đó, Thành phố rất chú trọng đến công tác hòa giải cơ sở để vận động, thuyết\r\nphục các bên tranh chấp có liên quan cùng hướng đến điểm chung thông qua việc\r\nphân tích những điều chưa đúng của các bên theo quy định của pháp luật, đảm bảo\r\nquyền lợi hợp pháp, chính đáng của các bên. Từ đó, nâng cao tỷ lệ hòa giải\r\nthành ở cơ sở góp phần giảm tải các vụ việc phải giải quyết trong các cơ quan\r\nhành chính cấp trên và Tòa án nhân dân các cấp, tránh khiếu kiện đông người, vượt\r\ncấp và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật trong cộng đồng dân cư,\r\ngiữ gìn mối quan hệ tốt đẹp trong gia đình, tình làng, nghĩa xóm.
\r\n\r\nd) Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý những hành\r\nvi sách nhiễu, xâm phạm lợi ích chính đáng và quyền làm chủ của nhân dân của\r\ncán bộ, công chức thuộc quyền quản lý:
\r\n\r\nỦy ban nhân dân Thành phố đã thành lập nhiều đoàn\r\nthanh tra, kiểm tra liên ngành thực hiện việc thanh tra, kiểm tra trên tất cả\r\ncác lĩnh vực quản lý nhà nước, đặc biệt là trên lĩnh vực xây dựng, trật tự đô\r\nthị, tài chính công, các nguồn quỹ thu trong dân…Từ đó đã kịp thời chấn chỉnh\r\nnhững hành vi vi phạm các quy định của pháp luật, biểu hiện tiêu cực của các cơ\r\nquan, tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức và chỉ đạo xử lý thích đáng, qua đó\r\nđã giúp công tác quản lý nhà nước ngày càng đi vào nề nếp, hạn chế thấp nhất\r\ncác biểu hiện quan liêu, nhũng nhiễu, tham ô xâm phạm lợi ích chính đáng và quyền\r\nlàm chủ của nhân dân của cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý. Thông qua kiểm\r\ntra, thanh tra, đã khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, góp phần\r\nlàm trong sạch đội ngũ cán bộ, công chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động\r\ncủa cơ quan nhà nước; xử lý kịp thời; giáo dục, uốn nắn cán bộ, công chức, củng\r\ncố niềm tin của nhân dân.
\r\n\r\nđ) Công tác phối hợp với các cơ quan của Đảng, Mặt\r\ntrận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong thực hiện công tác dân vận:
\r\n\r\nThực hiện cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Mặt\r\ntrận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân giám sát. Trong thời gian qua, công tác\r\nphối hợp giữa Ủy ban nhân dân với các cơ quan của Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các\r\nđoàn thể nhân dân các cấp trong thực hiện công tác dân vận được đẩy mạnh thực\r\nhiện và từng bước đổi mới, trong đó các quận - huyện; phường, xã, thị trấn đều\r\ncó xây dựng quy chế phối hợp giữa cơ quan Đảng, chính quyền, Mặt trận và các\r\nđoàn thể. Qua thực hiện chương trình phối hợp, các đơn vị đã kịp thời nắm bắt tình hình nhân dân, quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh\r\nthần cho nhân dân, đoàn viên, hội viên về nghề nghiệp, việc làm, học tập…; phát\r\nđộng nhiều phong trào thi đua sâu rộng gắn với nhiệm vụ chính trị, nhu cầu, lợi\r\ních của nhân dân; giữ vai trò nòng cốt trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn\r\ndân tộc, xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; có nhiều hình thức hoạt\r\nđộng nhằm mở rộng dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tham gia giám\r\nsát và phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, đảm bảo\r\nquốc phòng, an ninh; tham gia hòa giải, giải quyết các vấn đề trong xã hội, mâu\r\nthuẫn nội bộ nhân dân, ổn định chính trị ở cơ sở…, góp phần thực hiện có hiệu\r\nquả các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nhiệm vụ xây\r\ndựng và phát triển Thành phố.
\r\n\r\nCông tác phối hợp với các cơ quan\r\nĐảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân xoay quanh các nội dung: tuyên\r\ntruyền, vận động đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân; xây dựng và thực\r\nhiện chính sách pháp luật; tiếp xúc, đối thoại với nhân dân, giải quyết ý kiến,\r\nkiến nghị, phản ánh của nhân dân; hoạt động giám sát và thực hiện Quy chế dân\r\nchủ ở cơ sở; hoạt động đối ngoại nhân dân.
\r\n\r\n2. Kết quả thực\r\nhiện phong trào thi đua “Dân vận khéo”:
\r\n\r\na) Công tác tuyên truyền, chỉ đạo\r\ntriển khai thực hiện:
\r\n\r\nHàng năm, Thường trực Thành ủy, Ủy\r\nban nhân dân Thành phố đều có Công văn chỉ đạo về đẩy mạnh phong trào thi đua\r\n“Dân vận khéo”; khen thưởng, biểu dương điển hình “Dân vận khéo”. Đồng thời,\r\nNghị quyết của Thành ủy về công tác xây dựng Đảng, chính quyền, công tác vận động\r\nnhân dân đều đưa nội dung Phong trào thi đua “Dân vận khéo” để lãnh đạo hệ thống\r\nchính trị thực hiện.
\r\n\r\nCác cơ quan truyền thông báo chí\r\ncũng đã xây dựng các chuyên trang, chuyên mục để giới thiệu, tuyên truyền, nhân\r\nrộng các gương điển hình “Dân vận khéo” như Đài Truyền hình Thành phố thực hiện\r\nchuyên mục “Dân vận khéo” mỗi tháng 01 lần với thời lượng 15 phút; Đài Tiếng\r\nnói nhân dân Thành phố phát sóng mỗi tháng 01 lần với thời lượng khoảng 30\r\nphút.
\r\n\r\nĐể việc bình chọn, tuyên dương điển\r\nhình “Dân vận khéo” ngày càng nâng cao chất lượng trên cơ sở đẩy mạnh phong\r\ntrào thi đua “Dân vận khéo” gắn với việc “Học tập và làm theo tư tưởng, tấm\r\ngương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Ban Dân vận Thành ủy đã ban hành Hướng dẫn\r\nsố 04-HD/BDVTU ngày 03 tháng 10 năm 2013 về tiêu chí bình chọn điển hình “Dân vận\r\nkhéo” dành cho tập thể và cá nhân (thay thế Hướng dẫn số 04-HD/BDVTU ngày 10\r\ntháng 6 năm 2009 về tiêu chí cơ bản đánh giá điển hình “Dân vận khéo”). Về tập\r\nthể điển hình “Dân vận khéo”, Hướng dẫn đã xác định các tiêu chí dành cho tổ chức\r\nĐảng; cơ quan Nhà nước; Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội,\r\ncác hội quần chúng; lực lượng vũ trang. Đối với cá nhân điển hình “Dân vận\r\nkhéo”, ngoài các tiêu chí chung, Hướng dẫn cũng xác định thêm các tiêu chí cho\r\ncán bộ lãnh đạo; đảng viên; cán bộ, công chức, viên chức chính quyền; cán bộ,\r\nchiến sĩ công an; cán bộ, chiến sĩ trong Quân đội và Dân quân thường trực và\r\ncán bộ, chiến sĩ Bộ đội biên phòng.
\r\n\r\nTrên cơ sở Hướng dẫn của Ban Dân vận\r\nThành ủy và chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp đã tổ\r\nchức triển khai thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” hàng năm có hiệu quả,\r\nchú trọng tổ chức hội nghị tuyên dương các gương điển hình “Dân vận khéo” ở địa\r\nphương, cơ quan, đơn vị; tổ chức tọa đàm, thảo luận về bài báo “Dân vận” của\r\nBác Hồ; tổ chức phát động cuộc thi viết về bài báo “Dân vận” của Bác Hồ trong\r\ncán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên với chủ đề “Dân vận khéo thì việc gì\r\ncũng thành công”; phát động các ban, ngành, đoàn thể, phường, xã, khu phố, ấp,\r\ntổ dân phố, tổ nhân dân đăng ký các công trình, mô hình “Dân vận khéo” với các\r\nnội dung gắn với thực hiện việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, tấm\r\ngương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh… sát với tình hình thực tế tại địa\r\nphương, cơ quan, đơn vị, điển hình như: “Vận động vượt chuẩn nghèo theo tiêu\r\nchí của Thành phố”; “Xây dựng và sửa chữa nhà tình nghĩa, nhà tình thương”; vận động tham gia xây dựng nông thôn mới, hưởng ứng phong trào “Cả nước\r\nchung sức xây dựng nông thôn mới” gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây\r\ndựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; “Vận động nhân dân\r\nhiến đất, đóng góp kinh phí nâng cấp đô thị, bê tông hóa đường hẻm khu dân cư”;\r\nthực hiện tiết kiệm điện, chi phí; chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho người\r\nlao động, thực hiện công tác xã hội; “Quản lý, giáo dục con em trong gia đình\r\nkhông phạm tội và tệ nạn xã hội”; “Thực hiện nếp sống văn minh đô thị”; “Xây dựng\r\ncác tuyến đường kiểu mẫu”; “Tự quản về lĩnh vực an ninh, trật tự; “Vận động\r\nnhân dân giữ gìn vệ sinh môi trường”; “Cải cách hành chính, giảm phiền hà cho\r\ndân, quy trình tiếp công dân”…
\r\n\r\nb) Tình hình thực hiện phong trào thi\r\nđua “Dân vận khéo” gắn với “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”\r\ntại cơ quan, đơn vị, địa phương:
\r\n\r\nPhong trào thi đua “Dân vận khéo” gắn\r\nvới “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” được các cơ quan, đơn vị,\r\nđịa phương thực hiện theo Hướng dẫn tiêu chí đánh giá của Ban Dân vận Thành ủy\r\nvà được đăng ký đầu năm, sau đó có kiểm tra, đánh giá vào dịp kỷ niệm ngày truyền\r\nthống công tác dân vận của Đảng. Kết quả đã thực hiện phong trào thi đua “Dân vận\r\nkhéo” trên tất cả các lĩnh vực như kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc\r\nphòng, xây dựng hệ thống chính trị và xuất hiện nhiều cá nhân, tập thể điển\r\nhình ở từng lĩnh vực. Qua 5 năm thực hiện, Thành phố có khoảng 4.058 tập thể và\r\n13.234 cá nhân được bình chọn, công nhận mô hình, điển hình “Dân vận khéo”.\r\nRiêng năm 2013, có 1.262 tập thể và 2.098 cá nhân đăng ký xây dựng mô hình, điển\r\nhình “Dân vận khéo”; trong đó, có 758 tập thể và 1.234 cá nhân được bình chọn,\r\ncông nhận mô hình, điển hình “Dân vận khéo”, cụ thể:
\r\n\r\n- Lĩnh vực kinh tế có 185 tập thể và\r\n178 cá nhân đăng ký xây dựng mô hình, điển hình “Dân vận khéo”, có 81 tập thể\r\nvà 134 cá nhân được bình chọn, công nhận mô hình, điển hình “Dân vận khéo”,\r\ntiêu biểu các phong trào Nhà nước và nhân dân cùng làm với việc hiến đất, góp\r\nkinh phí làm đường, mở rộng hẻm góp phần chỉnh trang đô thị hay chương trình\r\nbình ổn giá thị trường, cung cấp các mặt hàng lương thực, thực phẩm, hàng tiêu\r\ndùng theo giá bình ổn cho công nhân, người lao động nghèo.
\r\n\r\n- Trên lĩnh vực văn hóa - xã hội, cuộc\r\nvận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư gắn với thực\r\nhiện Quy chế dân chủ ở cơ sở đã giải quyết được nhiều vấn đề dân sinh, dân chủ\r\ntại địa phương. Phong trào sinh viên tình nguyện phát triển về qui mô, nội dung\r\nthiết thực và phong trào thi đua làm kinh tế giỏi đã xuất hiện nhiều gương sản\r\nxuất giỏi…Qua đó, có 628 tập thể và 904 cá nhân đăng ký xây dựng mô hình, điển\r\nhình “Dân vận khéo”; trong đó, có 430 tập thể và 396 cá nhân được bình chọn,\r\ncông nhận mô hình, điển hình “Dân vận khéo”.
\r\n\r\n- Song song đó, với vai trò nòng cốt,\r\nlực lượng vũ trang Thành phố phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn\r\nthể chính trị - xã hội đã “khéo” dựa vào nhân dân, lắng\r\nnghe ý kiến nhân dân, sâu sát địa bàn, tổ chức phát động phong trào toàn dân\r\nbảo vệ an ninh Tổ quốc, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã\r\nhội, không để xảy ra tình huống bất ngờ, ở địa bàn Thành\r\nphố; các hoạt động giúp dân; giáo dục cảm hóa người lầm lỗi\r\ntại gia đình và cộng đồng dân cư, tự quản về an ninh trật tự, xung kích tình\r\nnguyện vì xã hội, tiếng kẻng an ninh, Câu lạc bộ “Dân phòng - Cựu chiến binh”,\r\nTổ công nhân tự quản về an ninh trật tự ở khu vực nhà trọ,… góp phần củng cố,\r\ntăng cường mối quan hệ “quân dân”. Qua đó, đã có 158 tập\r\nthể và 394 cá nhân đăng ký thực hiện; trong đó, có 87 tập thể và 215 cá nhân được\r\nbình chọn, công nhận mô hình, điển hình “Dân vận khéo”.
\r\n\r\n- Ở lĩnh vực xây dựng hệ thống chính\r\ntrị, các cấp ủy tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo đối với Mặt trận Tổ quốc,\r\ncác đoàn thể chính trị - xã hội; Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị -\r\nxã hội tăng cường đổi mới nội dung, phương thức hoạt động hướng về cơ sở; chính\r\nquyền các cấp trong công tác phối hợp nhịp nhàng với Mặt trận Tổ quốc và các\r\nđoàn thể chính trị - xã hội thực hiện quản lý Nhà nước, phát huy trí tuệ nhân\r\ndân nên đã xuất hiện nhiều mô hình, điển hình “Dân vận khéo”. Với 392 tập thể\r\nvà 656 cá nhân đăng ký thực hiện, đã có 156 tập thể và 472 cá nhân được bình chọn,\r\ncông nhận mô hình, điển hình “Dân vận khéo”.
\r\n\r\nc) Mô hình, điển hình “Dân vận khéo”\r\ntại cơ quan, đơn vị, địa phương:
\r\n\r\nLà Thành phố năng động, đi đầu trong\r\ncác phong trào, Thành phố rất chú ý đến việc xây dựng, phát hiện, bồi dưỡng,\r\nnhân điển hình “Dân vận khéo” với các cách làm linh hoạt từ thực tiễn cơ sở để\r\nnhân rộng cho các cơ quan, đơn vị toàn Thành phố, có thể kể đến một số mô hình:
\r\n\r\n- “Khéo” vận động người có phòng trọ\r\ncho công nhân có thu nhập thấp, sinh viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn\r\nthuê phòng không tăng giá năm 2011, 2012. Mô hình này xuất phát từ quận Thủ Đức,\r\nsau đó được triển khai nhân rộng toàn Thành phố.
\r\n\r\n- “Khéo” vận động nhân dân tích cực\r\ntham gia phong trào hiến đất, mở rộng hẻm, góp phần chỉnh trang đô thị. Mô hình\r\nnày xuất phát từ một số phường, xã, sau đó được nhân rộng ra toàn Thành phố.
\r\n\r\n- Ủy ban nhân dân Thành phố “khéo” thực\r\nhiện có hiệu quả Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu. Chương\r\ntrình này từ bình ổn một số mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu, mở rộng\r\nsang mặt hàng khác (dụng cụ học sinh, dược phẩm thiết yếu), phối hợp với đoàn\r\nthể vận động hội viên có điều kiện mặt bằng tham gia, nên hiện nay đã phát triển\r\nnhiều điểm bán hàng, góp phần tạo thuận lợi cho người lao động, qua đó được\r\nnhân dân đánh giá khá tốt.
\r\n\r\n- “Khéo” vận động nhân dân tích cực\r\ntham gia phong trào tự quản về an ninh trật tự. Mô hình này xuất phát từ một số\r\nphường, xã và được Công an Thành phố phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn\r\nthể chính trị-xã hội Thành phố nhân rộng ra các quận - huyện khác và đạt kết quả\r\nkhá tốt.
\r\n\r\n- “Khéo” vận động đảng viên trực tiếp\r\nlàm công tác vận động nhân dân theo Quy định số 1043 của Ban Thường vụ Thành ủy.\r\nMô hình này lúc đầu được thực hiện ở một quận sau đó được nhân rộng toàn Thành\r\nphố.
\r\n\r\n- Về giáo dục, nâng cao tinh thần\r\ntrách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân của cán bộ, công chức chính quyền. Mô\r\nhình này bước đầu được thực hiện ở một số đơn vị, sau đó được triển khai ra các\r\nđơn vị khác và đạt kết quả bước đầu.
\r\n\r\n\r\n\r\na) Ưu điểm:
\r\n\r\n- Công tác dân vận nói chung và công tác dân vận\r\nchính quyền nói riêng rất được sự quan tâm lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự chỉ\r\nđạo thực hiện của các cấp chính quyền, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc và các\r\nđoàn thể chính trị - xã hội, sự cố gắng, nỗ lực của cán bộ, công chức, sự đồng\r\ntình ủng hộ của nhân dân Thành phố nên trong thời gian qua Thành phố đã đạt được\r\nnhững kết quả rất quan trọng trong tất cả các mặt của đời sống xã hội, góp phần\r\nduy trì tăng trưởng kinh tế, kiềm chế lạm phát, ổn định giá cả; đảm bảo an sinh\r\nxã hội, chăm lo tốt cho các gia đình chính sách, người nghèo; giảm tỷ lệ hộ\r\nnghèo, tăng hộ khá theo chí của Thành phố; giữ vững an ninh chính trị, trật tự\r\nan toàn xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân,\r\ncủng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.
\r\n\r\n- Các chương trình, kế hoạch, chủ trương của Thành\r\nphố ban hành có liên quan mật thiết đến quyền lợi của người dân đều tổ chức lấy\r\ný kiến phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, lắng nghe ý kiến\r\ncủa người dân nên việc thực hiện trong thực tế có hiệu quả. Việc tăng cường tổ\r\nchức đối thoại, tiếp xúc, lắng nghe ý kiến của người dân một mặt giúp cho chính\r\nquyền các cấp nắm bắt được tình hình, tiếp cận được các nguyện vọng chính đáng\r\ncủa người dân, phát hiện được những bất cập trong tổ chức điều hành; mặt khác\r\ngiúp cho chính quyền các cấp giải quyết kịp thời các vướng mắc, bức xúc của người\r\ndân và thông tin trở lại cho người dân những vấn đề còn chưa hiểu đúng.
\r\n\r\n- Việc rà soát, đơn giản hóa các thủ tục hành chính,\r\ncông bố công khai các thủ tục hành chính, ứng dụng quy trình quản lý chất lượng\r\ntheo tiêu chuẩn ISO và ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính tại\r\ncác cơ quan hành chính bước đầu đã mang lại những kết quả khá tốt trong quá\r\ntrình quản lý và cung ứng dịch vụ hành chính công cho công dân và các tổ chức,\r\nđơn vị với chất lượng tốt hơn, rút ngắn được thời gian, thủ tục quy trình đơn\r\ngiản, giảm thiểu chi phí. Ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức\r\ntrong thực thi công vụ được tăng lên, mối quan hệ trong xử lý công việc được chặt\r\nchẽ hơn, đặc biệt là công dân, tổ chức, đơn vị giám sát được quy trình xử lý,\r\ngiải quyết công việc của cán bộ, công chức nhà nước; người đứng đầu cơ quan,\r\nđơn vị hành chính quản lý cán bộ, công chức.
\r\n\r\n- Thái độ phục vụ nhân dân, đạo đức, năng lực,\r\ntrình độ chuyên môn - nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được\r\nnâng lên và có nhiều chuyển biến tích cực từ nhận thức cũng như trong quá trình\r\nthực thi công vụ.
\r\n\r\n- Công tác phối hợp với các cơ quan Đảng, Mặt trận\r\nTổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong công tác dân vận đã được các cấp chính\r\nquyền quan tâm thực hiện; từng tổ chức, cơ quan, đơn vị thể hiện tính chủ động,\r\nsáng tạo, linh hoạt đề ra nhiều chương trình phối hợp trên nhiều lĩnh vực hoạt\r\nđộng, tạo được sức mạnh tổng hợp trong thực hiện các cuộc vận động, phong trào,\r\ncác chủ trương lớn do Thành phố phát động; nâng cao ý thức chấp hành pháp luật,\r\nđề cao lòng tự hào dân tộc, trách nhiệm của đoàn viên, hội viên, nhân dân trong\r\ncông cuộc xây dựng, bảo vệ, phát triển đất nước nói chung và Thành phố nói\r\nriêng.
\r\n\r\n- Phong trào thi đua “Dân vận khéo” gắn\r\nvới việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, gắn với phong trào\r\nthi đua yêu nước được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan\r\ntâm và triển khai thực hiện, bước đầu mang lại hiệu quả tích cực, góp phần thúc\r\nđẩy hoàn thành nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, địa phương, phong cách\r\ncông tác dân vận của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội\r\nviên sát dân, sát địa phương và cơ sở hơn. Chính quyền phối hợp với Ban Dân vận, khối dân vận phường, xã, thị trấn đã chủ động tham mưu với\r\ncấp ủy, tổ chức tuyên dương, hướng dẫn, kiểm tra, tháo gỡ các khó khăn trong\r\nquá trình thực hiện Phong trào thi đua “Dân vận khéo”. Thông qua phong trào\r\nngày càng có nhiều cách làm, mô hình, điển hình “Dân vận khéo” trên các lĩnh vực,\r\nđược sự ủng hộ của xã hội.
\r\n\r\nb) Hạn chế, vướng mắc:
\r\n\r\n- Tình hình khiếu nại, tố cáo vẫn còn có những diễn\r\nbiến phức tạp nhất là các khiếu nại bồi thường tại các dự án. Hình thức tuyên\r\ntruyền pháp luật về khiếu nại, tố cáo còn đơn điệu chủ yếu thông qua báo cáo\r\nviên. Năng lực của một số cán bộ, công chức còn hạn chế nên chưa làm tốt công\r\ntác giải thích, hướng dẫn thực hiện kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, trong\r\ntham mưu còn chưa xem xét làm rõ hết nội dung khiếu nại dẫn đến người dân khiếu\r\nnại tiếp.
\r\n\r\n- Tuy đã công khai dân chủ các thủ tục hành chính,\r\nquy trình thực hiện nhưng vẫn còn phản ánh của người dân về hiện tượng nhũng\r\nnhiễu, gây phiền hà cho người dân trong quá trình thực hiện giao dịch hành chính.
\r\n\r\n- Cán bộ, công chức làm công tác dân vận chính quyền\r\nở các sở - ngành, Ủy ban nhân dân các quận - huyện đa số là kiêm nhiệm nên chưa\r\nphát huy hết vai trò của mình, còn lúng túng trong thực hiện do nội dung đào tạo,\r\nbồi dưỡng về công tác dân vận chính quyền chưa cụ thể.
\r\n\r\n- Một số nội dung phối hợp giữa\r\nchính quyền với cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội\r\ntrong công tác dân vận chưa cụ thể hoặc trùng lắp, còn hình thức, thiếu sự phối\r\nhợp đồng bộ trong tổ chức thực hiện nên một số nội dung phối hợp đạt hiệu quả\r\nchưa cao (cụ thể là một số nội dung trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng\r\nđời sống văn hóa ở khu dân cư”; xây dựng và phát huy các mô hình tự quản trong\r\nphong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”; chương trình giải quyết việc làm,\r\nđào tạo nghề cho thanh niên,….). Việc thực hiện ký kết chương trình phối hợp\r\nquá nhiều (nhiều nội dung hoặc một đơn vị ký kết cùng một lúc với nhiều tổ chức,\r\nđơn vị khác) nên hiệu quả chưa cao, còn chồng chéo; quá trình thực hiện vẫn còn\r\ncó sự lúng túng về cơ chế, phương pháp, cách làm, tốn kém thời gian sơ kết, tổng\r\nkết và kinh phí thực hiện. Nội dung phối hợp chưa được quán triệt, phổ biến,\r\nthông tin đầy đủ đến các giới, các tầng lớp nhân dân, đoàn viên, hội viên, cán\r\nbộ, công chức, viên chức. Một vài nơi chưa thật sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo,\r\nđôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chương trình phối hợp, còn xảy ra tình trạng\r\n“khoán trắng” cho bộ phận tham mưu, giúp việc.
\r\n\r\n- Một số cơ\r\nquan, đơn vị chưa quan tâm đầy đủ việc lãnh đạo, chỉ đạo\r\nPhong trào thi đua “Dân vận khéo”, việc học tập, triển khai chưa sâu, chưa kỹ,\r\ncòn hời hợt, có đơn vị triển khai qua hình thức gửi văn bản, thiếu kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các tổ chức cơ sở Đảng trực\r\nthuộc. Công tác kiểm tra, phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng điển hình “Dân vận\r\nkhéo” thực hiện chưa thường xuyên, chưa đồng đều.
\r\n\r\nc) Nguyên nhân của những hạn chế, vướng\r\nmắc:
\r\n\r\n- Một số cán bộ, công chức chưa nắm\r\nrõ quy trình, hướng dẫn người dân\r\nchưa cụ thể rõ ràng, yếu nghiệp vụ và người dân, doanh nghiệp phải bổ sung hồ\r\nsơ giải quyết công việc nên có tình trạng phản ánh cán bộ, công chức nhũng nhiễu,\r\ngây phiền hà.
\r\n\r\n- Nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,\r\ncông chức về công tác dân vận của chính quyền còn chưa cụ thể đối với từng đối\r\ntượng gây ra khó khăn, lúng túng trong tổ chức thực hiện. Trong hệ thống chính\r\nquyền không có cơ quan chuyên trách về công tác dân vận nên việc theo dõi, tổng\r\nhợp cũng như đôn đốc thực hiện và bình xét đơn vị làm tốt công tác dân vận còn\r\ngặp nhiều khó khăn.
\r\n\r\n- Quy chế phối hợp giữa chính quyền với các cơ quan\r\nĐảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong công tác dân vận từ Thành\r\nphố đến quận - huyện, phường, xã, thị trấn chưa có sự thống nhất để\r\nđịnh hướng về nội dung, phương pháp, trách nhiệm của các đơn vị tham gia phối hợp,\r\nnên công tác phối hợp còn chưa cụ thể, trùng lắp về nội dung.
\r\n\r\n- Một số cơ\r\nquan, đơn vị chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa, tầm quan trọng việc thực hiện Phong trào thi đua “Dân vận khéo”; chưa quán\r\ntriệt kỹ “Dân vận khéo” là thể hiện cách làm, phương pháp, nghệ thuật vận động\r\nnhân dân; một số cán bộ, công chức phụ\r\ntrách công tác dân vận chưa tham mưu tốt cho cấp ủy,\r\nchính quyền.
\r\n\r\n\r\n\r\nPHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP\r\nNÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC DÂN VẬN VÀ PHONG TRÀO THI ĐUA “DÂN VẬN KHÉO”
\r\n\r\n1. Về công tác tuyên truyền,\r\nnâng cao nhận thức:
\r\n\r\nTiếp tục tuyên truyền Nghị quyết số 25-NQ/TW\r\nHội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về tăng cường và\r\nđổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình\r\nhình mới; Chương trình hành động số 35-CTrHĐ/TU ngày 27 tháng 11 năm\r\n2013 của Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố (khóa IX) thực hiện Nghị\r\nquyết số 25-NQ/TW Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI;\r\nKế hoạch số 1874/KH-UBND ngày 05 tháng 5 năm 2014 của Ủy ban nhân dân\r\nThành phố thực hiện Chương trình hành động của Thành ủy thực hiện\r\nNghị quyết Trung ương 7 (khóa XI); Chỉ thị số 18/2000/CT-TTg ngày 21 tháng 9\r\nnăm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác dân vận trong các cơ\r\nquan, đơn vị, địa phương để nâng cao nhận thức của người đứng đầu các cơ quan,\r\nđơn vị, địa phương trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành; bài báo “Dân vận” của\r\nBác Hồ. Đồng thời, nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức nhất là\r\nnhững người mới được tuyển dụng về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác dân vận.\r\nThông qua tuyên truyền, giúp cán bộ, công chức, viên chức có nhận thức đúng đắn\r\nhơn về công tác dân vận; xác định tốt hơn mối quan hệ làm việc trong cơ quan với\r\ntổ chức và nhân dân; hiểu rõ bản chất nhà nước của dân, do dân, vì dân, mọi việc\r\nlàm của cán bộ, công chức, viên chức đều phải lấy dân làm gốc để có thái độ\r\nhành động có trách nhiệm với công việc, nhân dân. Từ đó, các cơ quan chính quyền\r\nlàm công tác dân vận không chỉ đơn thuần là tuyên truyền, giáo dục, vận động\r\nnhân dân thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của\r\nNhà nước mà điều quan trọng hơn là xác định trong nhận thức và hành động ở mọi\r\nhoạt động của chính quyền các cấp thấm nhuần tư tưởng “Việc gì có lợi cho dân\r\nphải hết sức cố gắng làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh”.
\r\n\r\nTiếp tục đổi mới và đa dạng hình thức tuyên truyền\r\nvề công tác dân vận như thông qua các buổi sinh hoạt chính trị; sinh hoạt cơ\r\nquan, đơn vị, chi bộ, đoàn thể; tổ chức tọa đàm; giới thiệu và nhân rộng các điển\r\nhình, mô hình “Dân vận khéo” để tiếp tục phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc;\r\nphát động các phong trào thi đua yêu nước; xây dựng Đảng, chính quyền, tăng cường\r\ncông tác giám sát, phản biện xã hội không ngừng tăng cường và củng cố niềm tin,\r\nnhận được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân.
\r\n\r\n\r\n\r\nTiếp tục rà soát lại các chủ trương, cơ chế, chính\r\nsách để bổ sung điều chỉnh cho phù hợp với mục đích cuối cùng là đảm bảo an\r\ndân, trong đó chú ý đến các chính sách liên quan trực tiếp đến người dân như cải\r\ncách thủ tục hành chính, việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử\r\ndụng đất ở, cấp phép đầu tư xây dựng cơ bản, việc thực hiện các dự án di dời,\r\ngiải tỏa, tái định cư…
\r\n\r\n\r\n\r\nRà soát, xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền\r\nban hành Quy chế phối hợp giữa chính quyền với các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc\r\nvà các đoàn thể nhân dân trong công tác dân vận thống nhất từ Thành phố đến quận\r\n- huyện, phường, xã, thị trấn.
\r\n\r\nThường xuyên kiểm tra việc thực hiện các nội dung\r\nphối hợp để kịp thời đánh giá hiệu quả của công tác phối hợp, chấn chỉnh ngay\r\nnhững nội dung còn chậm.
\r\n\r\n4. Về cải cách hành chính; thủ\r\ntục hành chính; đạo đức công vụ; văn hóa công sở:
\r\n\r\nTiếp tục thực hiện chương trình cải cách hành chính\r\ntrên tất cả các mặt theo Quyết\r\nđịnh số 25/2012/QĐ-UBND ngày 22 tháng 6 năm 2012 của Ủy ban nhân dân Thành phố\r\nban hành Chương trình Cải cách hành chính Thành phố giai đoạn 2011 - 2020.
\r\n\r\nRà soát các thủ tục hành chính đang áp dụng trên địa bàn\r\nThành phố để đơn giản hóa, loại bỏ những thủ tục hành chính không còn phù hợp với\r\nthực tế góp phần giảm phiền hà cho nhân dân, doanh nghiệp, chấn chỉnh bộ máy, ngăn chặn và đẩy lùi quan liêu, tham\r\nnhũng; cải cách triệt để các thủ tục hành chính theo nguyên tắc thống nhất,\r\ncông khai, đơn giản...;
\r\n\r\nHoàn thiện cơ chế “một cửa” theo mô hình thống nhất đầu mối là Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại\r\nmột cơ quan hành chính nhà nước cấp\r\nquận- huyện, nhằm tăng cường trách nhiệm, nâng cao chất lượng và hiệu quả phục\r\nvụ nhân dân. Nghiên cứu, mở rộng số cơ quan, thủ tục thực hiện cơ chế một cửa\r\nliên thông tại một số sở - ngành, Ủy ban nhân dân quận - huyện.
\r\n\r\nĐổi\r\nmới và cải cách công tác quản lý cán bộ, công chức ở tất cả các khâu từ tuyển dụng,\r\nđào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng, đánh giá và giải quyết các chính sách, chế\r\nđộ theo đúng các nguyên tắc trong thi hành công vụ như: tuân thủ Hiến pháp và\r\npháp luật; công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền và có sự kiểm tra, giám sát...\r\nđể giảm thiểu tối đa các tiêu cực phát sinh trong hoạt động của nền công vụ.
\r\n\r\nXây dựng\r\nphong cách công vụ lấy mục tiêu phục vụ nhân dân làm đầu. Cán bộ, công chức phải\r\nđến với dân để giải quyết công việc, nắm bắt tình hình.
\r\n\r\nChú trọng\r\ncông tác khen thưởng và xử lý vi phạm, phát hiện và xử lý nghiêm minh các hành\r\nvi vi phạm pháp luật; nêu cao đạo đức công chức, công vụ, khen thưởng, động\r\nviên kịp thời gương người cán bộ, công chức mẫn cán với công vụ. Tránh tình trạng\r\nbao biện, lấp liếm những sai sót của công chức trước dư luận.
\r\n\r\nCán bộ, công chức phải thực hiện tốt Quy chế văn\r\nhóa ở công sở, chú ý trong giao tiếp phải lịch sự, nhã nhặn, tôn trọng nhân\r\ndân, tránh thái độ hách dịch, cửa quyền trong thực thi công vụ.
\r\n\r\n5. Về thực hiện các quy định của\r\npháp luật về quy chế dân chủ ở cơ sở:
\r\n\r\nBan Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ các cấp tiếp\r\ntục tuyên truyền, quán triệt các văn bản của Đảng, Chính phủ và Thành ủy về dân\r\nchủ ở cơ sở để nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức. Có kế hoạch\r\nthực hiện Quy chế dân chủ hàng năm, trong đó có kế hoạch kiểm tra tại cơ quan,\r\nđơn vị trực thuộc và tiến hành tổng kết để phát huy những mặt được và chấn chỉnh\r\nkịp thời các mặt chưa được. Đồng thời, công khai rõ ràng, minh bạch các chủ\r\ntrương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các chương trình phát triển\r\nkinh tế - xã hội ở địa phương, các chế độ chính sách đối cán bộ, công chức,\r\nviên chức và các đối tượng thụ hưởng bằng nhiều hình thức để nhân dân, cán bộ,\r\ncông chức, viên chức có thể kiểm tra, giám sát.
\r\n\r\n6. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao\r\nnăng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận:
\r\n\r\nSở Nội vụ phối hợp với Ban Dân vận Thành ủy trình Ủy\r\nban nhân dân Thành phố tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho\r\nđội ngũ cán bộ làm công tác dân vận.
\r\n\r\n7. Về nâng cao hiệu quả công\r\ntác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo:
\r\n\r\nTiếp tục thực hiện tốt Quyết định số\r\n16/2012/QĐ-UBND ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành\r\nquy trình về tiếp công dân và xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, đơn phản ánh, kiến\r\nnghị liên quan đến khiếu nại, tố cáo trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
\r\n\r\nLựa chọn và nâng cao chất lượng cán bộ, công chức\r\nthực hiện công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo có năng lực, am hiểu\r\npháp luật để nâng cao hiệu quả hoạt động.
\r\n\r\nThực hiện tốt công tác hòa giải ở cơ sở; tập trung\r\nchỉ đạo, giải quyết kịp thời những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân và các vụ việc\r\nthuộc thẩm quyền, không né tránh, đùn đẩy trách nhiệm; quá trình giải quyết phải\r\nđảm bảo trình tự, thủ tục theo đúng quy định của pháp luật, tổ chức tốt việc đối\r\nthoại với công dân khi giải quyết khiếu nại. Tiến hành rà soát các vụ việc tồn\r\nđọng; trên cơ sở kết quả kiểm tra, đôn đốc giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố\r\ncáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài phải lập kế hoạch cụ thể, có biện pháp tích cực\r\nđể giải quyết từng vụ việc…
\r\n\r\n8. Công tác thanh tra, kiểm\r\ntra, giám sát:
\r\n\r\nTiếp tục thực hiện chương trình thanh tra, kiểm\r\ntra, giám sát theo kế hoạch hàng năm, theo chuyên đề, đột xuất, trong đó chú ý\r\nthanh tra, kiểm tra, giám sát các vấn đề mà người dân có nhiều quan tâm, bức\r\nxúc. Đẩy mạnh việc thanh tra công vụ theo Chỉ thị số 10/2013/CT-UBND ngày 20\r\ntháng 6 năm 2013 của Ủy ban nhân dân Thành phố về tăng cường quản lý cán bộ,\r\ncông chức, viên chức và người quản lý doanh nghiệp.
\r\n\r\n9. Về tiêu chí đánh giá hiệu quả\r\ncủa các mô hình, điển hình “Dân vận khéo”:
\r\n\r\nTrong quá trình tổ chức thực hiện, tiếp tục rà\r\nsoát, bổ sung các tiêu chí của các mô hình, điển hình “Dân vận khéo” góp phần\r\nnâng cao chất lượng và hiệu quả phong trào thi đua “Dân vận\r\nkhéo”.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n- Xem xét kiến nghị Ủy ban Thường vụ\r\nQuốc hội cho phép Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện cơ chế ủy quyền đối thoại lần\r\nhai cho Chánh Thanh tra Thành phố, Giám đốc các sở - ngành Thành phố, nhằm đẩy\r\nnhanh tiến độ giải quyết các khiếu nại của công dân.
\r\n\r\n- Sớm sửa đổi, bổ sung thay thế Nghị định số\r\n71/1998/NĐ-CP ngày 08 tháng 9 năm 1998 của Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện\r\ndân chủ trong hoạt động cơ quan cho phù hợp tình hình thực tế.
\r\n\r\n- Xem xét hình thành cơ quan chuyên trách về công\r\ntác dân vận trong hệ thống chính quyền để nâng cao hiệu quả hoạt động.
\r\n\r\n2. Với các Bộ - ngành Trung\r\nương:
\r\n\r\n- Đối với Thanh tra Chính phủ: Xây\r\ndựng quy chế phối hợp giữa các Bộ - ngành Trung ương, Thanh tra Chính phủ và Ủy\r\nban nhân dân Thành phố trong công tác Tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố\r\ncáo của công dân các tỉnh tập trung tại Thành phố Hồ Chí Minh;
\r\n\r\nTrên đây là báo cáo của Ủy ban nhân dân Thành phố về\r\nbáo cáo tình hình thực hiện công tác dân vận và phong trào\r\nthi đua “Dân vận khéo”./.
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n
| \r\n \r\n KT. CHỦ TỊCH | \r\n
\r\n\r\n
File gốc của Báo cáo 128/BC-UBND năm 2014 về tình hình thực hiện công tác dân vận và phong trào thi đua “Dân vận khéo” do thành phố Hồ Chí Minh ban hành đang được cập nhật.
Báo cáo 128/BC-UBND năm 2014 về tình hình thực hiện công tác dân vận và phong trào thi đua “Dân vận khéo” do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Thành phố Hồ Chí Minh |
Số hiệu | 128/BC-UBND |
Loại văn bản | Báo cáo |
Người ký | Hứa Ngọc Thuận |
Ngày ban hành | 2014-08-04 |
Ngày hiệu lực | 2014-08-04 |
Lĩnh vực | Văn hóa - Xã hội |
Tình trạng |