THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 688/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 17 tháng 05 năm 2010 |
PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC TRƯNG BÀY BẢO TÀNG LỊCH SỬ QUỐC GIA
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
QUYẾT ĐỊNH:
2. Giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt các hạng mục công việc thuộc phần nội dung và hình thức trưng bày Bảo tàng Lịch sử Quốc gia (Đề cương trưng bày chi tiết; thiết kế kỹ thuật, mỹ thuật trưng bày; kịch bản trưng bày; nghiên cứu sưu tầm; tư liệu hóa, số hóa; bảo quản, tu sửa, phục chế tài liệu, hiện vật; giáo dục - công chúng; thông tin - marketing; hệ thống trang thiết bị chuyên dụng; xây dựng bộ máy tổ chức; đào tạo nguồn nhân lực) và các nội dung công việc đã được nêu trong Đề cương tổng quát nội dung và hình thức trưng bày Bảo tàng Lịch sử quốc gia.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Nơi nhận: | KT. THỦ TƯỚNG |
TỔNG QUÁT NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC TRƯNG BÀY BẢO TÀNG LỊCH SỬ QUỐC GIA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 688/QĐ-TTg ngày 17 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ)
Ngày 19 tháng 12 năm 2006, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 281/QĐ-TTg phê duyệt Đề án xây dựng Bảo tàng Lịch sử quốc gia, theo đó Bảo tàng Lịch sử quốc gia sẽ được hình thành trên cơ sở nòng cốt là các sưu tập tài liệu, hiện vật và đội ngũ cán bộ của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và Bảo tàng Cách mạng Việt Nam. Bảo tàng Lịch sử quốc gia ra đời sẽ là một thiết chế văn hóa quan trọng giới thiệu một cách toàn diện và xuyên suốt quá trình phát triển của lịch sử đất nước. Thông qua các hoạt động của mình, Bảo tàng Lịch sử quốc gia sẽ góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; là cầu nối giao lưu văn hóa với các nước trong khu vực và quốc tế.
Thực hiện Quyết định nêu trên của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức xây dựng Đề cương tổng quát phần nội dung và hình thức trưng bày Bảo tàng Lịch sử quốc gia. Đề cương xác định, xây dựng một cách tổng thể những nội dung chủ yếu sẽ được trưng bày, các giải pháp kỹ thuật, mỹ thuật, cũng như những hạng mục công việc cần phải thực hiện để xây dựng và đưa bảo tàng vào hoạt động như: công tác nghiên cứu sưu tầm; tư liệu hóa, số hóa tài liệu, hiện vật; bảo quản, tu sửa, phục chế; trưng bày; giáo dục - công chúng; thông tin - marketing; xây dựng và đào tạo nguồn nhân lực, hệ thống trang thiết bị kỹ thuật… với mục tiêu lớn nhất là xây dựng Bảo tàng Lịch sử quốc gia trở thành một công trình văn hóa - kiến trúc hiện đại mang tầm khu vực và quốc tế.
Đề cương tổng quát nội dung và hình thức trưng bày Bảo tàng Lịch sử quốc gia được xây dựng trên cơ sở pháp lý sau:
Thông báo số 174/TB-VPCP ngày 23 tháng 7 năm 2008 về Kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về Dự án đầu tư xây dựng Bảo tàng Lịch sử quốc gia;
I. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC TRƯNG BÀY BẢO TÀNG LỊCH SỬ QUỐC GIA
2. Nội dung trưng bày Bảo tàng Lịch sử quốc gia giới thiệu khái quát, cô đọng tiến trình lịch sử Việt Nam từ thời nguyên thủy đến ngày nay; chú trọng những mốc son và sự kiện lịch sử tiêu biểu đánh dấu bước phát triển của lịch sử dân tộc, những trung tâm văn hóa - văn minh khác nhau đã từng tồn tại trên đất nước ta góp phần tạo nên lịch sử và văn hóa Việt Nam; thể hiện vai trò của nhân dân làm nên lịch sử; gắn lịch sử cách mạng, lịch sử Đảng trong dòng lịch sử chung của đất nước; khẳng định vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam thời kỳ cận - hiện đại.
4. Nội dung trưng bày Bảo tàng Lịch sử quốc gia được thể hiện theo ngôn ngữ riêng, độc đáo, mang đậm nét dân tộc nhưng hiện đại; đảm bảo tính hệ thống, cập nhật, linh hoạt, hấp dẫn và mang tính giáo dục cao; sử dụng tối đa các hiện vật gốc, kết nối hợp lý nội dung theo tiến trình lịch sử với các chuyên đề và sưu tập; đồng thời tạo các không gian để công chúng trải nghiệm, khám phá và sáng tạo; sử dụng công nghệ và trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, đồng bộ, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường, đảm bảo hiệu quả kinh tế trong đầu tư, vận hành, bảo trì; tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động bảo tàng và phục vụ công chúng, chú trọng các điều kiện phục vụ, hỗ trợ người khuyết tật.
2.1.1. Trưng bày thường xuyên
2.1.1.1. Phần mở đầu: Việt Nam - đất nước, con người
- Giới thiệu một cách khái quát những đặc trưng, tiềm năng và thách thức của thiên nhiên Việt Nam trong mối quan hệ tương tác: môi trường - con người - văn hóa; vị trí chiến lược địa - chính trị, địa - văn hóa… của Việt Nam;
- Phần trưng bày này nhằm giới thiệu một cách khái quát về đất nước, con người Việt Nam, cung cấp cho khách tham quan những hiểu biết cơ bản về đất nước Việt Nam toàn vẹn lãnh thổ bao gồm đất liền, thềm lục địa, đảo, quần đảo, hải phận, không phận và những đặc điểm về địa lý, địa chất, các hệ sinh thái, tài nguyên môi trường, những nét văn hóa đặc trưng của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam trước khi tham quan phần trưng bày về lịch sử Việt Nam.
Chủ đề 1: Đất nước Việt Nam
Chủ đề 2: Thiên nhiên Việt Nam
- Giới thiệu khái quát lịch sử hình thành về địa chất, địa hình, địa mạo trên đất nước ta.
Tiểu đề 2: Tài nguyên và sử dụng bền vững
+ Giới thiệu các hệ sinh thái lớn đặc trưng bao gồm: hệ sinh thái rừng núi, hệ sinh thái gò đồi; hệ sinh thái thủy vực nước ngọt, hệ sinh thái biển…;
- Tài nguyên nước và tài nguyên khoáng sản
+ Giới thiệu tài nguyên khoáng sản đa dạng của Việt Nam: than, dầu khí, U-ra-ni, kim loại đen, kim loại màu, khoáng sản phi kim loại…
Chủ đề 3: Con người Việt Nam
c) Giải pháp thể hiện
2.1.1.2. Phần trưng bày theo tiến trình lịch sử
Chủ đề 1: Việt Nam thời tiền sử
- Trưng bày giới thiệu sự xuất hiện từ rất sớm của con người trên đất Việt Nam; sự ra đời của nông nghiệp sơ khai tiến tới nghề trồng lúa; sự phát triển của nghề làm đồ gốm, nghề thủ công và sự phân công lao động sơ khai;
- Trưng bày giới thiệu về mối quan hệ từ rất sớm của các nền văn hóa ở nước ta với các văn hóa trong khu vực và những vùng xa hơn;
Tiểu đề 1: Môi trường - con người thời tiền sử
- Trưng bày giới thiệu những tài liệu, hiện vật thể hiện xuất hiện sớm của con người trên đất Việt Nam với sự có mặt của người đứng thẳng (Homo erectus, khoảng 500.000 năm cách ngày nay) được phát hiện ở Thẩm Khuyên, Thẩm Hai;
Tiểu đề 2: Văn hóa thời tiền sử
- Sơ kỳ Đá cũ: Núi Đọ, Xuân Lộc
- Hậu kỳ Đá cũ: văn hóa Sơn Vi và văn hóa Ngườm
* Các văn hóa thời đại Đá mới
+ Trưng bày giới thiệu văn hóa Hòa Bình - văn hóa hang động: sự xuất hiện công cụ cuội ghè đẽo định hình và rìu mài lưỡi, đồ gốm, nông nghiệp sơ khai;
Tập trung thể hiện sự tồn tại lâu dài kỹ nghệ công cụ cuội, sự xuất hiện sớm của kỹ thuật mài, đồ gốm và nông nghiệp sơ khai; xác lập truyền thống cư trú trong hang động, khai thác thung lũng đá vôi của cư dân Hòa Bình, Bắc Sơn; là giai đoạn mở đầu cho cuộc “cách mạng đá mới” ở Việt Nam.
Tập trung trưng bày giới thiệu đây là giai đoạn con người chuyển từ hang động ra cư trú ngoài trời, khai phá đồng bằng châu thổ, tiến hành khai thác hải sản sông, biển; định cư, làm gốm, kết thúc kỹ nghệ cuội ghè, hoàn thiện kỹ thuật mài, nảy sinh các trung tâm làm gốm sớm, ra đời nông nghiệp và chăn nuôi, có sự phân biệt 3 vùng kinh tế - xã hội đầu tiên trong thời tiền sử Việt Nam.
Trưng bày giới thiệu các văn hóa thuộc các vùng, miền khác nhau trên đất nước Việt Nam từ Bắc tới Nam; từ miền núi, trung du đến vùng đồng bằng, ven biển và hải đảo, bao gồm:
+ Các văn hóa thời kỳ Kim khí: văn hóa Phùng Nguyên - Đồng Đậu - Gò Mun ở lĩnh vực sông Hồng, văn hóa Hoa Lộc - Cồn Chân Tiên ở lưu vực sông Mã, văn hóa Xóm Cồn - ven biển Trung Bộ, văn hóa lưu vực sông Đồng Nai (Gò Ô Chùa, Bưng Bạc…), một số nhóm di tích Đồng Thau miền núi, vùng biển khác.
Chủ đề 2: Việt Nam thời kỳ dựng nước đầu tiên và các nền văn hóa, văn minh - nhà nước sớm
- Giới thiệu 3 trung tâm văn hóa, văn minh - nhà nước sớm (Đông Sơn - Văn Lang, Âu Lạc; Sa Huỳnh - Chămpa; Đồng Nai, Óc Eo - Phù Nam) đã từng tồn tại, góp phần tạo nên lịch sử văn hóa Việt Nam, trong đó văn hóa Đông Sơn đã sớm trở thành cơ sở vật chất cho thời kỳ dựng nước đầu tiên của dân tộc ta, đặt nền móng cho sự ra đời những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam - truyền thống dựng nước và giữ nước xuyên suốt lịch sử Việt Nam;
- Sự phát triển, mối giao lưu của 3 trung tâm văn hóa Bắc, Trung, Nam với nhau và với khu vực xung quanh.
Tiểu đề 1: Văn hóa Đông Sơn và Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc
- Những đặc trưng tiêu biểu về đời sống vật chất của cư dân Đông Sơn - Văn Lang, Âu Lạc: cư trú (nhà sàn); kinh tế: nông nghiệp trồng trọt (trồng lúa, các loại cây củ, quả), chăn nuôi (thuần dưỡng các loài động vật), săn bắn, đánh cá; các nghề thủ công (chế tác đá, đúc đồng, sắt, nghề dệt, nghề sơn, nghề mộc…);
Tập trung trưng bày giới thiệu:
+ Những tài liệu, hiện vật thể hiện sự phát triển, vai trò chủ đạo của nền kinh tế nông nghiệp trồng trọt;
+ Lễ hội/táng tục tiêu biểu thời kỳ văn hóa Đông Sơn.
Trưng bày giới thiệu những tài liệu, hiện vật thể hiện sự phát triển kinh tế, văn hóa, phong tục tập quán, những đặc trưng cơ bản của môi trường sinh sống ven biển, khai thác nguồn sống từ biển của cư dân Sa Huỳnh; sự giao lưu với những nền văn hóa xung quanh (Óc Eo, Đông Sơn, Trung Quốc, khu vực Đông Nam Á, Trung Á) của văn hóa Sa Huỳnh - văn hóa bản địa, một trong những nguồn tạo tiền đề cho sự hình thành, phát triển của văn hóa Chămpa.
Trưng bày giới thiệu những tài liệu, hiện vật phản ánh sự phát triển kinh tế, văn hóa, phong tục tập quán của cư dân văn hóa Đồng Nai mang những đặc trưng cơ bản của môi trường sinh sống vùng châu thổ sông Mêkông; sự giao lưu với những nền văn hóa xung quanh (Sa Huỳnh, Đông Sơn, khu vực Đông Nam Á, Địa Trung Hải…) của văn hóa Đồng Nai - văn hóa bản địa, tạo tiền đề cho sự hình thành, phát triển của văn hóa Óc Eo và Vương quốc Phù Nam.
a) Tư tưởng chủ đạo trưng bày
- Giới thiệu văn hóa Chămpa và Vương quốc Chămpa; văn hóa Óc Eo và vương quốc Phù Nam;
b) Nội dung trưng bày
- Trưng bày giới thiệu những tài liệu, hiện vật thể hiện sức sống của văn hóa Đông Sơn được bảo tồn qua nghìn năm đô hộ: truyền thống đúc trống đồng và sử dụng trống đồng; nghệ thuật Đông Sơn; phong tục, tập quán, tín ngưỡng bản địa…;
- Trưng bày giới thiệu khái quát về cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trải suốt nghìn năm Bắc thuộc (từ thế kỷ I đến thế kỷ X sau công nguyên).
Tiểu đề 2: Văn hóa Chămpa và Vương quốc Chămpa
- Những đặc trưng tiêu biểu về đời sống vật chất của cư dân Chămpa: cư trú (tập trung ở ven sông, biển, đảo; nhà sàn…); kinh tế: nền kinh tế núi - đồng bằng - biển (khai thác lâm, thủy sản), đặc biệt là kinh tế gắn với biển; phát triển kinh tế trao đổi buôn bán, thương mại (cảng thị phát triển…); các nghề thủ công: làm gốm, nghề chế tác kim hoàn (vàng, bạc), chạm khắc đá…;
Tập trung trưng bày giới thiệu về kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc Chămpa phản ánh tri thức, trình độ cao trong kỹ thuật chế tác các loại vật liệu xây dựng, nghệ thuật điêu khắc, xây dựng tháp Chămpa - những kiệt tác nghệ thuật của nhân loại…
Trưng bày giới thiệu những đặc trưng, giá trị văn hóa tiêu biểu của văn hóa Óc Eo - Phù Nam, qua đó, phản ánh đời sống vật chất, văn hóa - xã hội của cư dân Óc Eo - Phù Nam:
- Những đặc trưng tiêu biểu về đời sống văn hóa - xã hội của cư dân Óc Eo - Phù Nam: sự hình thành và phát triển của Vương quốc Phù Nam; sự giao lưu, tiếp thu mạnh mẽ những yếu tố văn hóa Ấn Độ và khu vực Địa Trung Hải trong đời sống văn hóa của cư dân Phù Nam: tôn giáo tín ngưỡng, chữ viết; phong tục tập quán, nghệ thuật, trang phục, trang sức, ca múa nhạc…
Chủ đề 4: Việt Nam từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX
- Tập trung giới thiệu những thành tựu về chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa, xã hội; những sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước thời kỳ này;
- Quá trình mở mang bờ cõi và sự khẳng định chủ quyền lãnh thổ;
b) Các nội dung trưng bày
Trưng bày giới thiệu những tài liệu, hiện vật thể hiện bước đầu xây dựng kinh tế đất nước; tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, phát triển văn hóa dân tộc; những đặc trưng cơ bản, những giá trị văn hóa tiêu biểu, qua đó phản ánh đời sống kinh tế, văn hóa - xã hội của nhân dân ta; những sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước thời kỳ này.
* Văn hóa - xã hội: trưng bày giới thiệu những đặc trưng cơ bản về văn hóa - xã hội: giáo dục, khoa cử, chữ viết; văn học, nghệ thuật ca múa nhạc; tôn giáo tín ngưỡng; phong tục tập quán…
+ Đây là giai đoạn lịch sử quan trọng, mở đầu cho thời kỳ độc lập, chủ quyền quốc gia; đặt nền móng cho thời kỳ phong kiến phát triển ở Việt Nam: xây dựng, củng cố thể chế chính trị, bộ máy chính quyền trung ương tập quyền…;
+ Sự phát triển của nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc thể hiện sức sống văn hóa Đông Sơn và sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, phát triển nền văn hóa dân tộc;
Tiểu đề 2: Việt Nam từ thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XIX (thời Lê - Mạc - Lê Trung Hưng - Tây Sơn - Nguyễn).
* Những chiến công trong công cuộc giữ nước của nhân dân ta.
Tập trung trưng bày giới thiệu:
+ Khởi nghĩa Tây Sơn với chiến thắng quân Xiêm (trận Rạch Gầm - Xoài Mút năm 1785) và chiến thắng quân Thanh (giải phóng Thăng Long năm 1789), chấm dứt chế độ Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn phân tranh.
Trưng bày giới thiệu những đặc trưng cơ bản về kinh tế: nông nghiệp, thương mại, buôn bán và ngoài nước, các nghề thủ công (đúc đồng, làm gốm, làm giấy, chạm khắc gỗ…); luật pháp: luật Hồng Đức.
+ Sự phát triển của nền kinh tế thương mại, buôn bán trong và ngoài nước; sự hưng khởi của các đô thị, cảng thị sầm uất: Thăng Long - Kẻ Chợ, Phố Hiến, Hội An…;
+ Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế - văn hóa làng nghề truyền thống, tiêu biểu là các nghề thủ công: đúc đồng, làm gốm, chạm khắc gỗ…
Trưng bày giới thiệu những đặc trưng cơ bản về văn hóa - xã hội: giáo dục, khoa cử, chữ viết; văn học, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, ca múa nhạc; tôn giáo tín ngưỡng (Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo, Hồi giáo, Kitô giáo…); phong tục tập quán…
Tiểu đề 3: Văn hóa Chămpa, Chân Lạp
Tiểu đề 4: Quá trình mở mang bờ cõi và thống nhất đất nước
Chủ đề 5: Việt Nam từ giữa thế kỷ XIX đến nay
- Cần làm nổi bật đây là giai đoạn lịch sử với những thử thách cam go nhất đối với dân tộc Việt Nam trước âm mưu, hành động xâm lược và chiến tranh tàn bạo của các nước đế quốc có tiềm lực hùng mạnh nhất; là thời kỳ chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân ta được kế thừa, phát huy và thể hiện đầy đủ nhất trong cuộc đấu tranh toàn dân, toàn diện chống kẻ thù xâm lược, kết thúc chủ nghĩa thực dân cũ và thực dân mới bằng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử;
- Khẳng định những đóng góp của phong trào yêu nước và cách mạng của các tầng lớp nhân dân trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, khối đại đoàn kết toàn dân trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng, bảo vệ đất nước; vị trí và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với cách mạng Việt Nam; những cống hiến vô cùng to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với Đảng, với dân tộc và đất nước;
- Khẳng định những đóng góp trên mặt trận ngoại giao với chính sách ngoại giao khôn khéo, thêm bạn bớt thù, tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới, kể cả nhân dân tiến bộ Pháp và Mỹ đối với cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do của Việt Nam;
b) Nội dung trưng bày
* Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam.
* Việt Nam thời Pháp thuộc.
- Thể hiện rõ những chuyển biến, thay đổi về diện mạo một số vùng đô thị, trung tâm lớn của Việt Nam về kinh tế (cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, cơ sở công, thương nghiệp…), xã hội (giai cấp cũ - mới), giao thoa và tiếp biến văn hóa (cảnh quan kiến trúc, đô thị, đời sống sinh hoạt…).
- Trưng bày, giới thiệu về các phong trào khởi nghĩa chống thực dân Pháp nửa cuối thế kỷ XIX: khởi nghĩa Trương Định; phong trào Cần Vương (khởi nghĩa Bãi Sậy, Ba Đình, Hùng Lĩnh, Hương Khê…); phong trào đấu tranh của nhân dân Yên Thế; phong trào khởi nghĩa vũ trang của các dân tộc thiểu số…
Tiểu đề 2: Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930) và phong trào cách mạng giải phóng dân tộc.
- Trưng bày, giới thiệu về bối cảnh xã hội Việt Nam, tình hình cách mạng ở Việt Nam, khu vực và quốc tế đầu thế kỷ XX như: Cách mạng tháng 10 Nga năm 1917, Quốc tế cộng sản thành lập năm 1919, phong trào công nhân và phong trào cách mạng vô sản ở Pháp, Trung quốc và một số nước trong khu vực…; phong trào công nhân và các cuộc đấu tranh cách mạng theo xu hướng vô sản ở Việt Nam.
* Phong trào cách mạng giải phóng dân tộc sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
Tiểu đề 3: Cách mạng tháng Tám năm 1945
- Trưng bày, giới thiệu khái quát về đại chiến thế giới lần thứ Hai ở châu Âu và châu Á; chính quyền kép Nhật - Pháp hình thành sau khi phát xít Nhật vào Đông Dương; đời sống của nhân dân Việt Nam dưới ách đô hộ của Pháp - Nhật; nạn đói năm 1945; các cuộc khởi nghĩa vũ trang trong những năm 1940 - 1941: Bắc Sơn, Nam Kỳ, binh biến Đô Lương.
* Chuẩn bị Tổng khởi nghĩa giành độc lập 1939 - 1945.
* Cách mạng tháng Tám 1945 và sự thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Tập trung trưng bày giới thiệu sự kiện ngày độc lập 2/9/1945, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, một sự kiện lịch sử trọng đại, mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam thế kỷ XX. Việt Nam từ một nước thuộc địa trở thành một nước độc lập, cả dân tộc bước vào kỷ nguyên mới: độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội.
* Bảo vệ và xây dựng Nhà nước dân chủ nhân dân.
- Giới thiệu sự phát triển của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, ngoại giao…
- Trưng bày, giới thiệu các tài liệu, hiện vật, hình ảnh về đấu tranh bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ tổ quốc; kháng chiến bùng nổ trên toàn quốc với chủ trương kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh chống thực dân Pháp xâm lược; những thắng lợi của quân và dân ta về quân sự; Mỹ can thiệp vào chiến tranh Việt Nam; sự ủng hộ của nhân dân thế giới.
Tiểu đề 5: Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, thống nhất đất nước (1954 - 1975)
Trưng bày thể hiện các nội dung: khôi phục và phát triển kinh tế - văn hóa (1955 - 1957); cải tạo xã hội chủ nghĩa (1958 - 1960); xây dựng chủ nghĩa xã hội (kế hoạch 5 năm lần thứ nhất…); xây dựng và củng cố hệ thống chính trị.
- Miền Nam trong thời kỳ Mỹ xâm lược: đời sống kinh tế - xã hội; phong trào đấu tranh hòa bình, dân chủ, đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ, đấu tranh giữ gìn thực lực cách mạng, thành lập liên minh các lực lượng dân chủ và hòa bình, thành lập Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (1960) và Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam Việt Nam (1969);
- Đấu tranh trên mặt trận ngoại giao và Hội nghị Paris về Việt Nam; sự ủng hộ của nhân dân thế giới.
Tiểu đề 6: Xây dựng Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa và công cuộc đổi mới đất nước (1975 đến nay)
Trưng bày giới thiệu các nội dung:
- Đấu tranh bảo vệ tổ quốc.
- Quá trình đổi mới đất nước; Việt Nam hội nhập và phát triển.
2.1.1.2.2. Các chuyên đề, sưu tập
Trưng bày các chuyên đề, sưu tập ở Bảo tàng Lịch sử quốc gia mang ý nghĩa quan trọng, tạo điểm nhấn, làm sáng rõ, sâu sắc những nội dung chủ đạo được thể hiện trong trưng bày theo tiến trình lịch sử. Nội dung trưng bày chuyên đề, sưu tập giúp cho công chúng thấy được tính toàn diện về mặt lịch sử, sự đa dạng và phong phú trên các lĩnh vực của đời sống xã hội cũng như những nét đặc sắc về văn hóa của các dân tộc, của các vùng miền. Trưng bày chuyên đề, sưu tập còn tạo ra sự thay đổi thường xuyên, hấp dẫn công chúng đồng thời giới thiệu sự phong phú của các sưu tập hiện vật bảo tàng.
Các chuyên đề: Chuyên đề về kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, ngoại giao, quân sự, khoa học - kỹ thuật…
- Các sưu tập hiện vật quý hiếm của quốc gia và nước ngoài
- Các sưu tập hiện vật về đấu tranh cách mạng, về Đảng Cộng sản Việt Nam
2.1.1.2.3. Giải pháp thể hiện
- Trưng bày theo xu hướng mở, linh hoạt, sự phân chia các phần trưng bày chỉ mang tính độc lập tương đối; các chuyên đề và sưu tập trong trưng bày thường xuyên được bố trí liền kề và gắn kết với các chủ đề trưng bày nhưng vẫn đảm bảo tính chất của phần trưng bày độc lập.
a) Tư tưởng chủ đạo
b) Nội dung trưng bày
- Trưng bày chuyên đề, sưu tập hiện vật của các bảo tàng trong nước và nước ngoài;
- Trưng bày các sưu tập hiện vật của tư nhân, hiện vật hiến tặng;
2.1.3. Trưng bày ngoài trời
- Hệ thống trưng bày ngoài trời ở Bảo tàng Lịch sử quốc gia gắn với các hoạt động văn hóa, nghi lễ, nghi thức và là nơi sinh hoạt cộng đồng, đáp ứng nhu cầu tham quan, học tập, tìm hiểu, nghiên cứu, thưởng ngoại, giải trí, trải nghiệm của công chúng;
- Các hiện vật, sưu tập hiện vật trưng bày ngoài trời là những hiện vật thể khối lớn, chất liệu bền vững.
- Trưng bày hiện vật thể khối lớn: các hiện vật, sưu tập hiện vật có thể khối lớn thuộc các thời kỳ lịch sử Việt Nam theo lịch đại, loại hình, chất liệu, chủ đề…;
- Giới thiệu một số sự kiện, không gian, di tích lịch sử đặc trưng, tiêu biểu thuộc một số thời kỳ lịch sử;
- Khu dành cho các hoạt động văn hóa, trình diễn:
+ Xây dựng các sân khấu dành cho các hoạt động văn hóa nhân những sự kiện, ngày lễ lớn của đất nước, của ngành.
- Các khu vực trưng bày, trình diễn được bố trí trong một không gian thích hợp, và được phân chia một cách tương đối bởi giữa chúng có sự liên kết hữu cơ với nhau;
- Đối với các hoạt động trình diễn hiện đại: xây dựng sân khấu ngoài trời và lắp đặt các hệ thống kỹ thuật, mỹ thuật hiện đại tương ứng với từng loại hình trình diễn.
- Không gian khám phá sáng tạo dành cho tuổi trẻ nhằm giáo dục và phát huy khả năng sáng tạo cho tuổi trẻ thông qua những trải nghiệm. Đây là một không gian lớn, thích ứng với yêu cầu hoạt động đa dạng, sôi động, phù hợp với các chủ đề khác nhau.
- Các chủ đề trưng bày, khám phá, sáng tạo gắn kết chặt chẽ với nhau và gắn với nội dung của Bảo tàng Lịch sử quốc gia.
- Trưng bày các kết quả thực nghiệm, sáng tạo của tuổi trẻ.
- Đây là không gian tưởng niệm các danh nhân và những người có công với đất nước trong lịch sử thông qua biểu tượng tôn vinh chung.
- Kết hợp hình thức tôn vinh, tưởng niệm mang tính truyền thống của dân tộc với việc ứng dụng công nghệ hiện đại.
- Bảo tàng Lịch sử quốc gia là công trình văn hóa - nghệ thuật được thiết kế lấy cảm hứng sáng tạo từ truyền thuyết Âu Cơ - Lạc Long Quân, kết nối linh hoạt trong tổng thể không gian công viên Hòa Bình và Hữu Nghị; là điểm nhấn trung tâm văn hóa Việt Nam tại Thủ đô Hà Nội. Do vậy, giải pháp mỹ thuật tổng thể nội dung và hình thức trưng bày Bảo tàng Lịch sử quốc gia có vai trò rất quan trọng, là phương tiện, cầu nối để chuyển tải một cách sinh động, dễ hiểu, hiệu quả nội dung thông điệp của bảo tàng đến công chúng.
Phần trưng bày thường xuyên
- Màu sắc, hình dáng, kích thước …. của hệ thống các phương tiện trưng bày và phục vụ trưng bày (tủ, bục, bệ, các loại biển báo, chỉ dẫn tuyến tham quan, nghỉ ngơi, tra cứu tư liệu, chú thích…) đảm bảo tính mỹ thuật, thống nhất về phong cách, dễ hiểu, thuận tiện cho khách tham quan trong quá trình tiếp cận với nội dung trưng bày đồng thời đảm bảo yêu cầu bảo quản, an toàn cho hiện vật trưng bày. Màu sắc sử dụng trong trưng bày là màu sắc trung tính, có sự thống nhất về sắc độ, gam màu chủ đạo trong tổng thể, nhưng có sự thay đổi linh hoạt và đa dạng trong từng phần trưng bày, tổ hợp trưng bày cụ thể phù hợp với ý tưởng nội dung.
Phần trưng bày có thời hạn: sử dụng mầu sắc trang nhã, thiết kế linh hoạt, hiện đại, dễ thay đổi theo thời gian trưng bày và ý tưởng nội dung.
Không gian khám phá sáng tạo: đảm bảo tính hiện đại, màu sắc hấp dẫn, tươi sáng, ấn tượng… phù hợp với đối tượng khách tham quan là tuổi trẻ; lấy ý tưởng và cảm hứng sáng tạo hình tượng mỹ thuật trang trí từ các câu chuyện lịch sử, truyền thuyết dân gian.
Một số khu vực nội, ngoại thất khác:
Đại sảnh và các khu công năng gắn với đại sảnh: đảm bảo tính hoành tráng, trang trọng, hiện đại và dân tộc; mang tính biểu trưng, ấn tượng, tạo cảm giác thoải mái, thân thiện. Sử dụng ánh sáng tự nhiên là chủ đạo, kết hợp với chiếu sáng cục bộ làm nổi bật các nội dung tư tưởng: nhân dân làm nên lịch sử; các vua Hùng có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước; đại đoàn kết dân tộc; văn hóa Việt Nam thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Các không gian gắn với đại sảnh mang phong cách hiện đại, thống nhất, hài hòa với không gian Đại sảnh, thuận tiện và phù hợp công năng sử dụng.
- Các khu công năng khác của nội thất công trình Bảo tàng Lịch sử quốc gia: đảm bảo tính đồng bộ, hiện đại, thống nhất phong cách riêng, hài hòa với kiến trúc, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm năng lượng.
2.3. Hệ thống trang thiết bị chuyên dụng
2.3.1. Hệ thống trang thiết bị nghe nhìn, thông tin trong toàn bộ tòa nhà và ngoài trời
- Hệ thống âm thanh, hình ảnh phục vụ trưng bày; phục vụ tại hội trường, giảng đường, phòng chiếu phim và các công năng khác; phục vụ mục đích thông tin, thông báo; phục vụ các hoạt động văn hóa, trình diễn…; các thiết bị tương tác phục vụ cho trưng bày và các hoạt động khác;
2.3.2. Hệ thống trang thiết bị kỹ thuật chuyên dụng
- Hệ thống điều hòa nhiệt độ và kiểm soát môi trường cho khu vực trưng bày, kho hiện vật, khu bảo quản, phòng thí nghiệm;
- Các loại thiết bị đặc chủng phục vụ nghiên cứu, phân tích, bảo quản, tu sửa, phục dựng, phục chế các loại tài liệu, hiện vật;
- Hệ thống thiết bị chuyên dụng phục vụ trưng bày: tủ, bục, giá, kệ…;
- Các loại thiết bị chuyên dụng phục vụ cho không gian khám phá sáng tạo;
- Các loại thiết bị chuyên dụng phục vụ đóng gói, vận chuyển tài liệu, hiện vật.
Bảo tàng Lịch sử quốc gia là một trong những mục tiêu trọng điểm cần được bảo vệ tuyệt đối an toàn, vì vậy, cần phải thiết lập hệ thống thiết bị an ninh, bảo vệ đồng bộ, theo tiêu chuẩn an ninh quốc tế, đảm bảo tin cậy an toàn, hoạt động liên tục trong mọi điều kiện thời tiết:
- Hệ thống thiết bị báo động, bảo vệ, chống đột nhập chuyên dụng;
- Hệ thống thiết bị phòng, chống các thảm họa thiên tai, khủng bố…
Chuyên gia tư vấn thiết kế sẽ đưa ra các chỉ tiêu kỹ thuật tiên tiến, bổ sung những nội dung mà trong nhiệm vụ đề xuất các trang thiết bị chuyên dụng còn chưa đề cập hết nhằm đảm bảo đáp ứng cao nhất yêu cầu quản lý, vận hành và sử dụng trang thiết bị trong Bảo tàng Lịch sử quốc gia.
- Lựa chọn những nhà thầu cung ứng có uy tín, chất lượng trong nước và trên thế giới;
2.4.1. Nghiên cứu sưu tầm tài liệu, hiện vật
- Các tài liệu, hiện vật gắn với nội dung nghiên cứu, trưng bày về Việt Nam - Đất nước, Con người: tài nguyên, khoáng sản, mẫu và mẫu hóa thạch động thực vật…;
- Các tài liệu, hiện vật thời phong kiến (thế kỷ X đến thế kỷ XIX): phản ánh các lĩnh vực: nhà nước phong kiến, kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa, nghệ thuật, tôn giáo, tín ngưỡng…; các cổ vật tiêu biểu, hiện vật đương thời phản ánh đời sống xã hội của giai đoạn lịch sử đó;
- Các tài liệu, cổ vật quý hiếm thuộc các thời kỳ lịch sử.
2.4.2. Tư liệu hóa, số hóa tài liệu, hiện vật
- Rà soát lại toàn bộ hệ thống thông tin tài liệu, hiện vật hiện có tại hai bảo tàng;
- Tiến hành số hóa những tài liệu, hiện vật đã được tư liệu hóa;
- Tổ chức cung cấp thông tin tài liệu, hiện vật đã được số hóa phục vụ trưng bày, thiết kế mỹ thuật, kỹ thuật, các hoạt động khác của Bảo tàng Lịch sử quốc gia và phục vụ công chúng khi Bảo tàng hoàn thành, đi vào hoạt động.
Để các tài liệu, hiện vật đủ điều kiện trưng bày, thể hiện đầy đủ, đáp ứng tối đa nội dung ý tưởng trưng bày, việc bảo quản, tu sửa, phục chế các tài liệu, hiện vật, sưu tập hiện vật của Bảo tàng Lịch sử quốc gia phải được thực hiện sớm và thường xuyên.
Trên cơ sở khảo sát, đánh giá hiện trạng tài liệu, hiện vật, việc bảo quản tu sửa, phục chế tài liệu, hiện vật sẽ tập trung vào các nội dung công việc sau:
- Ưu tiên bảo quản đối với các tài liệu, hiện vật được lựa chọn dự kiến trưng bày Bảo tàng Lịch sử quốc gia. Tiếp đó là các tài liệu, hiện vật còn lại của 2 bảo tàng và tài liệu, hiện vật mới sưu tầm;
2.4.4. Trưng bày
- Xây dựng Đề cương tổng quát nội dung và hình thức trưng bày Bảo tàng Lịch sử quốc gia;
- Xây dựng Kịch bản trưng bày;
- Tổ chức trưng bày.
2.4.5.1. Công tác giáo dục - công chúng
- Lập kế hoạch xác định đối tượng công chúng của bảo tàng và phương pháp tiếp cận phát triển công chúng;
- Nghiên cứu, xây dựng các chương trình giáo dục cho học sinh, trẻ em, người khuyết tật và các đối tượng đặc biệt khác; các bài thuyết trình, bài giảng cho các đối tượng tham quan và nghiên cứu; các chương trình trình diễn, biểu diễn, tương tác;
2.4.5.2. Công tác thông tin - marketing
- Nghiên cứu xây dựng logo, trang Web của bảo tàng, các website chuyên ngành, liên ngành; tờ rơi, quảng cáo, card, băng zôn, áp phích; các ấn phẩm, các công trình nghiên cứu của bảo tàng;
- Tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện thông tin, truyền thông, các hãng thông tấn, báo chí trong và ngoài nước, các cơ quan hữu quan;
2.4.6. Xây dựng và đào tạo nguồn nhân lực
Để xác định quy mô đầu tư công trình cũng như xây dựng kế hoạch đào tạo nhân sự chuẩn bị cho việc tiếp nhận bảo tàng khi hoàn thành và đi vào hoạt động; căn cứ vào quy mô, vị trí, chức năng nhiệm vụ của Bảo tàng Lịch sử quốc gia, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề xuất quy mô bộ máy tổ chức cho Bảo tàng đến năm 2020 gồm các phòng, ban chuyên môn và các trung tâm, đơn vị trực thuộc (Trung tâm Khảo cổ học; Trung tâm Bảo quản, tu sửa, phục chế; Trung tâm Giám định cổ vật; Trung tâm Thông tin tư liệu; Trung tâm Ứng dụng nghiệp vụ quản lý và khai thác dịch vụ bảo tàng…) với khoảng 400 cán bộ, viên chức và người lao động.
Việc tiến hành đào tạo nguồn nhân lực cho Bảo tàng Lịch sử quốc gia hiện nay là hết sức cấp bách nhằm kịp thời đáp ứng yêu cầu về quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ trong quá trình xây dựng cũng như khi Bảo tàng hoàn thành đi vào hoạt động.
- Đào tạo lại cán bộ của hai Bảo tàng;
- Đào tạo nâng cao năng lực cán bộ thông qua các lớp tập huấn, hội thảo;
- Mời chuyên gia trong nước và nước ngoài vào giảng dạy, hướng dẫn, trao đổi nghiệp vụ tại bảo tàng.
- Tiến hành sáp nhập hai Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, thành lập Bảo tàng Lịch sử quốc gia, nhằm phát huy mọi nguồn lực để thực hiện Dự án đảm bảo chất lượng, tiến độ, hiệu quả;
- Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các tiểu dự án, hạng mục công việc đặc thù thuộc phần nội dung và hình thức trưng bày Bảo tàng Lịch sử quốc gia nhằm đảm bảo tính chủ động, tiến độ, chất lượng, hiệu quả của dự án;
- Kiện toàn bộ máy đơn vị chức năng để quản lý và thực hiện dự án;
- Việc triển khai thực hiện các hạng mục công việc khác thuộc phần nội dung và hình thức trưng bày (sưu tầm, tư liệu hóa, bảo quản, đào tạo…) cần phải đồng thời tiến hành với việc xây dựng nội dung trưng bày.
- Đảm bảo tổ chức thực hiện dự án theo quy định pháp luật Việt Nam và tham khảo, áp dụng các thông lệ quốc tế cho phù hợp.
File gốc của Quyết định 688/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Đề cương tổng quát nội dung và hình thức trưng bày Bảo tàng Lịch sử quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành đang được cập nhật.
Quyết định 688/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Đề cương tổng quát nội dung và hình thức trưng bày Bảo tàng Lịch sử quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Thủ tướng Chính phủ |
Số hiệu | 688/QĐ-TTg |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Hoàng Trung Hải |
Ngày ban hành | 2010-05-17 |
Ngày hiệu lực | 2010-05-17 |
Lĩnh vực | Văn hóa |
Tình trạng | Còn hiệu lực |