BỘ NỘI VỤ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 665/QĐ-BNV | Hà Nội, ngày 27 tháng 05 năm 2021 |
VỀ VIỆC CÔNG NHẬN ĐIỀU LỆ (SỬA ĐỔI, BỔ SUNG) QUỸ TỪ THIỆN SÔNG THU
BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
Nghị định số 34/2017/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Theo đề nghị của Hội đồng quản lý Quỹ Từ thiện Sông Thu và Vụ trưởng Vụ Tổ chức phi chính phủ.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
- Như Điều 3; | KT. BỘ TRƯỞNG |
QUỸ TỪ THIỆN SÔNG THU
(Được công nhận kèm theo Quyết định số 665/QĐ-BNV ngày 27 tháng 05 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ)
1. Tên gọi: Quỹ Từ thiện Sông Thu.
3. Trụ sở: 56 Lê Đình Dương, phường Phước Ninh, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
Quỹ Từ thiện Sông Thu (sau đây viết tắt là Quỹ) là quỹ từ thiện hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, nhằm mục đích hỗ trợ giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống đặc biệt là trẻ em mồ côi, trẻ em khuyết tật, người già neo đơn trên khắp cả nước có thêm điều kiện vươn lên, nhằm góp sức xây dựng cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn, ý nghĩa hơn.
1. Quỹ được hình thành từ tài sản đóng góp ban đầu của các sáng lập viên và tăng trưởng tài sản của Quỹ trên cơ sở vận động tài trợ, vận động quyên góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật để thực hiện các hoạt động theo tôn chỉ, mục đích của Quỹ.
a) Thành lập và hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận;
c) Tổ chức, hoạt động theo quy định của pháp luật và Điều lệ Quỹ được Bộ Nội vụ công nhận, chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, sự quản lý của các Bộ, ngành có liên quan về lĩnh vực Quỹ hoạt động;
đ) Không phân chia tài sản của Quỹ trong quá trình Quỹ đang hoạt động.
4. Quỹ có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản tại ngân hàng theo quy định của pháp luật.
1. Ông Văn Công Quang
- Thẻ Căn cước công dân số: 049071000299, cấp ngày 24/8/2018, tại Cục Cảnh sát đăng ký quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư.
2. Bà Trần Thị Ngọc Lan
- Chứng minh thư nhân dân số: 201488310, cấp ngày 04/3/2017, tại Công an Thành phố Đà Nẵng.
3. Ông Trần Văn Hùng
- Chứng minh thư nhân dân số: 201642233, cấp ngày 07/5/2009, tại Công an Thành phố Đà Nẵng.
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ NGHĨA VỤ
1. Sử dụng nguồn tài sản của Quỹ để hỗ trợ, tài trợ cho các đối tượng, các chương trình, dự án phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Quỹ và quy định của pháp luật.
3. Tiếp nhận tài sản từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tài trợ, hiến, tặng hoặc bằng các hình thức khác theo quy định của pháp luật để bảo tồn và tăng trưởng tài sản của Quỹ.
1. Quyền hạn của Quỹ:
b) Vận động quyên góp, tài trợ cho Quỹ; tiếp nhận tài sản do các cá nhân, tổ chức trong nước và ngoài nước tài trợ, hiến, tặng hoặc bằng các hình thức khác theo đúng mục đích của Quỹ và quy định của pháp luật. Tổ chức các hoạt động theo quy định của pháp luật để bảo tồn và tăng trưởng tài sản Quỹ;
d) Được quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật;
e) Phối hợp với các địa phương, tổ chức, cá nhân cần sự trợ giúp để xây dựng và thực hiện các đề án tài trợ theo mục đích hoạt động của Quỹ.
a) Quỹ hoạt động trong lĩnh vực nào thì phải chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước về ngành, lĩnh vực đó và chỉ được tiếp nhận tài trợ, vận động tài trợ trong phạm vi hoạt động theo tôn chỉ, mục đích quy định tại Điều lệ của Quỹ;
c) Lưu trữ và có trách nhiệm cung cấp đầy đủ hồ sơ, các chứng từ, tài liệu về tài sản, tài chính của Quỹ, nghị quyết, biên bản về các hoạt động của Quỹ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
đ) Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân tài trợ và cộng đồng theo quy định của pháp luật. Có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nội bộ Quỹ và báo cáo kết quả giải quyết với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
g) Khi thay đổi trụ sở chính hoặc Giám đốc Quỹ, Quỹ phải báo cáo bằng văn bản với Bộ Nội vụ;
i) Công bố về việc thành lập Quỹ theo quy định tại Điều 22 Nghị định 93/2019/NĐ-CP ngày 25/11/2019 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện;
1. Hội đồng quản lý Quỹ.
3. Văn phòng và các phòng, ban chuyên môn.
2. Hội đồng quản lý Quỹ có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
b) Quyết định các giải pháp phát triển Quỹ; thông qua hợp đồng vay, mua, bán tài sản có giá trị từ 50.000.000 (năm mươi triệu) đồng Việt Nam trở lên;
d) Quyết định mức lương, chế độ, chính sách khác (nếu có) đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản lý Quỹ, Giám đốc, kế toán Quỹ và người làm việc tại Quỹ theo quy định tại Điều lệ Quỹ và theo quy định của pháp luật;
e) Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý Quỹ theo quy định của pháp luật và Điều lệ Quỹ;
Điều 32 Nghị định số 93/2019/NĐ-CP;
i) Quyết định giải thể hoặc đề xuất những thay đổi về Giấy phép thành lập và công nhận Điều lệ Quỹ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
l) Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của Nghị định số 93/2019/NĐ-CP và Điều lệ Quỹ.
a) Cuộc họp của Hội đồng quản lý Quỹ do Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ triệu tập và chủ trì. Hội đồng quản lý Quỹ họp định kỳ mỗi năm một lần, có thể họp bất thường theo yêu cầu của 2/3 (hai phần ba) số thành viên Hội đồng quản lý Quỹ. Cuộc họp của Hội đồng quản lý Quỹ được coi là hợp lệ khi có 2/3 (hai phần ba) số thành viên Hội đồng quản lý Quỹ tham gia;
c) Các quyết định của Hội đồng quản lý Quỹ được thông qua khi có ít nhất 2/3 (hai phần ba) thành viên Hội đồng quản lý Quỹ biểu quyết tán thành.
1. Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ là công dân Việt Nam được Hội đồng quản lý Quỹ bầu và là người đại diện theo pháp luật của Quỹ. Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ có thể kiêm Giám đốc Quỹ.
a) Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản lý Quỹ;
c) Triệu tập và chủ trì cuộc họp Hội đồng quản lý Quỹ hoặc tổ chức việc lấy ý kiến các thành viên Hội đồng quản lý Quỹ;
đ) Thay mặt Hội đồng quản lý Quỹ ký các quyết định của Hội đồng quản lý Quỹ;
3. Nhiệm kỳ của Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ không quá 05 năm. Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
5. Trường hợp vắng mặt thì Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ ủy quyền bằng văn bản cho Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ thực hiện các quyền và nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ Quỹ.
1. Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ do Hội đồng quản lý Quỹ bầu và có nhiệm kỳ cùng với nhiệm kỳ của Hội đồng quản lý Quỹ.
2. Giám đốc Quỹ là người điều hành công việc hằng ngày của Quỹ, chịu sự giám sát của Hội đồng quản lý Quỹ, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản lý Quỹ và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Nhiệm kỳ của Giám đốc Quỹ không quá 05 năm, có thể được bổ nhiệm lại.
a) Điều hành và quản lý các hoạt động của Quỹ, chấp hành các định mức chi tiêu của Quỹ theo đúng nghị quyết của Hội đồng quản lý, Điều lệ Quỹ và các quy định của pháp luật;
c) Báo cáo định kỳ về tình hình hoạt động của Quỹ với Hội đồng quản lý Quỹ và cơ quan có thẩm quyền;
đ) Đề nghị Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ bổ nhiệm Phó Giám đốc và lãnh đạo các đơn vị trực thuộc;
Điều 12. Phụ trách kế toán của Quỹ
2. Người được giao phụ trách kế toán của Quỹ có trách nhiệm giúp Giám đốc Quỹ tổ chức, thực hiện công tác kế toán, thống kê của Quỹ theo quy định của pháp luật.
4. Người phụ trách kế toán chịu trách nhiệm quyết toán khi thực hiện sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể Quỹ hoặc chuyển công tác khác.
1. Ban Kiểm soát Quỹ do Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ quyết định thành lập theo nghị quyết của Hội đồng quản lý Quỹ. Ban Kiểm soát Quỹ có ít nhất 03 thành viên, gồm: Trưởng ban, Phó Trưởng ban và ủy viên. Nhiệm kỳ của Ban Kiểm soát cùng với nhiệm kỳ của Hội đồng quản lý Quỹ.
a) Kiểm tra, giám sát hoạt động của Quỹ theo Điều lệ và các quy định của pháp luật;
c) Báo cáo, kiến nghị với Hội đồng quản lý Quỹ về kết quả kiểm tra, giám sát và tình hình tài chính của Quỹ.
Hội đồng quản lý Quỹ quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng và phòng, ban chuyên môn. Văn phòng và phòng, ban chuyên môn có nhiệm vụ giúp Giám đốc Quỹ tổ chức triển khai các hoạt động của Quỹ.
1. Khi cần thiết, Quỹ có thể thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với nơi đặt trụ sở chính của Quỹ và báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
3. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kê từ ngày Quỹ có quyết định thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với trụ sở chính của Quỹ thì Quỹ gửi 01 bộ hồ sơ thông báo cho Bộ Nội vụ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi Quỹ đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện.
VẬN ĐỘNG QUYÊN GÓP, TIẾP NHẬN TÀI TRỢ
1. Quỹ được vận động quyên góp, vận động tài trợ trong nước và nước ngoài nhằm thực hiện mục đích hoạt động theo quy định của Điều lệ Quỹ và theo quy định của pháp luật.
3. Việc tổ chức vận động đóng góp hỗ trợ khắc phục khó khăn chỉ thực hiện khi xảy ra thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng làm thiệt hại lớn về người và tài sản của nhân dân. Hội đồng quản lý Quỹ quyết định tổ chức vận động đóng góp và thực hiện hỗ trợ theo hướng dẫn của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Điều 17. Nguyên tắc vận động quyên góp, tiếp nhận tài trợ
2. Việc quyên góp, tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền, hiện vật từ cá nhân, tổ chức đóng góp cho Quỹ phải công khai, minh bạch và phải chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật.
4. Hình thức công khai bao gồm:
b) Thông báo trên trang thông tin điện tử của Quỹ và các phương tiện thông tin đại chúng;
Điều 18. Đối tượng, điều kiện nhận hỗ trợ, tài trợ:
a) Các tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật có các chương trình, dự án phù hợp với tôn chỉ, mục đích hoạt động của Quỹ;
- Trẻ mồ côi;
- Người già neo đơn không nơi nương tựa.
a) Đối với tổ chức:
- Chưa được nhận tài trợ của các tổ chức, cá nhân khác.
- Thuộc diện nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được cơ quan có thẩm quyền đề nghị hoặc xác nhận;
3. Phương thức hỗ trợ:
b) Tặng học bổng cho học sinh, sinh viên nghèo vượt khó.
4. Hội đồng quản lý Quỹ quy định cụ thể đối tượng, điều kiện được nhận hỗ trợ, tài trợ, mức hỗ trợ, tài trợ với từng đối tượng; thủ tục hồ sơ, quy trình xét hỗ trợ, tài trợ phù hợp với Điều lệ Quỹ.
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TÀI SẢN, TÀI CHÍNH
1. Thu từ đóng góp tự nguyện, tài trợ hợp pháp của tổ chức, cá nhân, trong nước và ngoài nước phù hợp với quy định của pháp luật. Nguồn thu của Quỹ không bao gồm nguồn tài sản của các sáng lập viên theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định số 93/2019/NĐ-CP.
3. Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp (nếu có), bao gồm:
- Thực hiện các dịch vụ công, đề tài nghiên cứu khoa học, các chương trình mục tiêu, đề án do Nhà nước đặt hàng.
5. Các khoản thu hợp pháp khác (nếu có).
1. Chi tài trợ, bao gồm: Tài trợ cho các chương trình, các đề án nhằm mục đích nhân đạo, từ thiện, theo tôn chỉ, mục đích của Quỹ. Tài trợ theo sự ủy nhiệm của cá nhân, tổ chức và thực hiện các dự án tài trợ có địa chỉ theo quy định của pháp luật. Tài trợ cho tổ chức, cá nhân phù hợp với mục đích của Quỹ.
3. Việc tiếp nhận, sử dụng viện trợ từ tổ chức phi chính phủ nước ngoài thực hiện theo Nghị định số 80/2020/NĐ-CP ngày 08/7/2020 của Chính phủ về quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho Việt Nam và các văn bản liên quan.
5. Chi cho hoạt động quản lý Quỹ.
7. Chi thực hiện hoạt động cung cấp dịch vụ hoặc các hoạt động khác.
1. Nội dung chi hoạt động quản lý Quỹ bao gồm:
b) Chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và các khoản đóng góp theo quy định;
d) Chi mua sắm, sửa chữa vật tư văn phòng, tài sản phục vụ hoạt động của Quỹ;
e) Chi các khoản công tác phí phát sinh đi làm các nhiệm vụ vận động, tiếp nhận, vận chuyển, phân phối tiền, hàng cứu trợ;
h) Các khoản chi khác có liên quan đến hoạt động của Quỹ.
a) Hội đồng quản lý Quỹ quy định cụ thể tỷ lệ chi cho hoạt động quản lý Quỹ, không quá 5% tổng thu hàng năm của Quỹ (không bao gồm các khoản: tài trợ bằng hiện vật, tài trợ của Nhà nước để thực hiện các dịch vụ công, đề tài nghiên cứu khoa học, các chương trình mục tiêu, đề án do Nhà nước đặt hàng và các khoản tài trợ có số tiền, địa chỉ của người nhận);
c) Trường hợp chi phí quản lý của Quỹ đến cuối năm không sử dụng hết được chuyển sang năm sau tiếp tục sử dụng theo quy định.
1. Hội đồng quản lý Quỹ ban hành các quy định về quản lý và sử dụng tài sản, tài chính, các định mức chi tiêu của Quỹ; phê duyệt tỷ lệ chi cho hoạt động quản lý Quỹ, chuẩn y kế hoạch tài chính và xét duyệt quyết toán tài chính hàng năm của Quỹ.
3. Giám đốc Quỹ chấp hành các quy định về quản lý và sử dụng tài sản, tài chính, nguồn thu, các định mức chi tiêu của Quỹ theo đúng nghị quyết của Hội đồng quản lý Quỹ trên cơ sở nhiệm vụ hoạt động đã được Hội đồng quản lý Quỹ thông qua; không được sử dụng tài sản, tài chính Quỹ vào các hoạt động khác ngoài mục đích của Quỹ.
a) Danh sách, số tiền, hiện vật đóng góp, tài trợ, ủng hộ của các tổ chức, cá nhân cho Quỹ;
c) Báo cáo tình hình tài sản, tài chính và quyết toán quý, năm của Quỹ theo từng nội dung thu, chi theo Luật kế toán và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
6. Quỹ phải thực hiện công khai báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán Quỹ và kết luận của kiểm toán (nếu có) trên phương tiện thông tin đại chúng hàng năm theo quy định hiện hành.
1. Trường hợp Quỹ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép sáp nhập, hợp nhất, chia, tách thì toàn bộ tiền và tài sản của Quỹ phải được tiến hành kiểm kê và có biên bản kiểm kê trước khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách; tuyệt đối không được phân chia tài sản của Quỹ. Tiền và tài sản của Quỹ mới được sáp nhập, hợp nhất, chia, tách phải bằng tổng số tiền và tài sản của Quỹ trước khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách theo biên bản kiểm kê tiền và tài sản. Tổng số tiền và tài sản của các Quỹ mới được chia, tách phải bằng với số tiền và tài sản của Quỹ trước khi chia, tách theo biên bản kiểm kê tiền và tài sản.
3. Trường hợp Quỹ bị giải thể, không được phân chia tài sản của Quỹ. Việc bán, thanh lý tài sản của Quỹ thực hiện theo quy của pháp luật có liên quan.
a) Chi phí giải thể Quỹ;
c) Nợ thuế và các khoản phải trả khác.
HỢP NHẤT, SÁP NHẬP, CHIA, TÁCH, ĐỔI TÊN VÀ GIẢI THỂ QUỸ
1. Việc hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, đổi tên Quỹ thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự, Điều 39 Nghị định số 93/2019/NĐ-CP và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Điều 25. Đình chỉ có thời hạn hoạt động của Quỹ
Điều 40 Nghị định số 93/2019/NĐ-CP.
1. Việc giải thể Quỹ thực hiện theo quy định tại Điều 41 Nghị định số 93/2019/NĐ-CP
1. Tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp cho hoạt động của Quỹ sẽ được Hội đồng quản lý Quỹ khen thưởng hoặc được Hội đồng quản lý Quỹ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng theo quy định của pháp luật.
2. Hội đồng quản lý Quỹ quy định cụ thể hình thức, thủ tục, thẩm quyền trình tự xem xét, quyết định kỷ luật trong nội bộ Quỹ.
Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ Quỹ phải được ít nhất 2/3 (hai phần ba) thành viên Hội đồng quản lý Quỹ thông qua và phải được Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định công nhận mới có hiệu lực thi hành.
1. Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Quỹ Từ thiện Sông Thu có 08 Chương, 30 Điều và có hiệu lực thi hành kể từ ngày được Bộ trưởng Bộ Nội vụ công nhận. Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) này thay thế Điều lệ Quỹ Từ thiện Sông Thu đã được Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt tại Quyết định số 995/QĐ-BNV ngày 31 tháng 8 năm 2015.
File gốc của Quyết định 665/QĐ-BNV năm 2021 về công nhận Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Quỹ Từ thiện Sông Thu do Bộ Nội vụ ban hành đang được cập nhật.
Quyết định 665/QĐ-BNV năm 2021 về công nhận Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Quỹ Từ thiện Sông Thu do Bộ Nội vụ ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Nội vụ |
Số hiệu | 665/QĐ-BNV |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Trần Anh Tuấn |
Ngày ban hành | 2021-05-27 |
Ngày hiệu lực | 2021-05-27 |
Lĩnh vực | Văn hóa |
Tình trạng | Còn hiệu lực |