ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1645/QĐ-UBND | Thừa Thiên Huế, ngày 07 tháng 7 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Luật Di sản Văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản Văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;
Luật Du lịch ngày 19 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa;
Căn cứ Quyết định số 147/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030;
Căn cứ Nghị quyết số 23-NQ/TU ngày 14 tháng 4 năm 2015 của Tỉnh ủy tỉnh Thừa Thiên về xây dựng, phát triển con người và văn hóa Thừa Thiên Huế đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
- Như Điều 3; | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHÁT HUY GIÁ TRỊ VÀ XÂY DỰNG CA HUẾ TRỞ THÀNH SẢN PHẨM DỊCH VỤ VĂN HÓA DU LỊCH ĐẶC SẮC GIAI ĐOẠN 2021 ĐẾN 2025
Ban hành kèm theo Quyết định số 1645/QĐ-UBND ngày 07 tháng 7 năm 2021 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế
1. Căn cứ thực hiện Đề án
- Chương trình hành động số 69-CTr/TU ngày 03 ngày 02 năm 2020 của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế triển khai thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
- Thông báo số 265/TB-UBND ngày 31 tháng 7 năm 2019 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về kết luận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phan Ngọc Thọ tại buổi họp nghe báo cáo hoạt động tổ chức và biểu diễn Ca Huế;
2. Sự cần thiết xây dựng Đề án
Hiện nay, công tác bảo tồn và phát huy giá trị Ca Huế đã bước đầu thu được những kết quả quan trọng, Ca Huế đang từng bước khẳng định giá trị trong đời sống văn hóa nghệ thuật và trở thành sản phẩm du lịch đặc thù; tỉnh cũng đang tập trung hoàn chỉnh hồ sơ Ca Huế để đệ trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể thế giới. Tuy nhiên, công tác bảo tồn, phát huy giá trị vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn cả về đội ngũ, cơ sở vật chất, hạ tầng, tình trạng thương mại hóa dẫn đến chương trình biểu diễn bị cắt xén, chất lượng nghệ thuật không cao làm giảm giá trị sản phẩm du lịch, dịch vụ. Ngoài ra, Ca Huế vẫn chưa được quan tâm và đầu tư đúng với giá trị vốn có, chưa có các giải pháp hữu hiệu và đồng bộ để nâng cao giá trị Ca Huế và phát triển Ca Huế trở thành sản phẩm du lịch đặc sắc. Điều này đặt ra cho cơ quan quản lý và các đơn vị bảo tồn, phát huy giá trị Ca Huế, các doanh nghiệp cần thiết triển khai các giải pháp, định hướng để Ca Huế phát triển bền vững, hình thành sản phẩm du lịch đặc trưng, giàu bản sắc, phục vụ du khách, đáp ứng nhu cầu thưởng thức của xã hội, góp phần thúc đẩy du lịch phát triển.
II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG CA HUẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
a) Đội ngũ diễn viên, nhạc công Ca Huế
b) Không gian biểu diễn Ca Huế
- Không gian diễn xướng Ca Huế thính phòng: Hiện nay, không gian Ca Huế thính phòng vẫn chưa được đầu tư về cơ sở hạ tầng, chỉ có không gian tại số 23-25 Lê Lợi (nay thuộc quản lý của Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao thành phố Huế) được tổ chức Ca Huế thính phòng thường xuyên và một số địa điểm tại Nhà hát trên địa bàn tỉnh.
- Không gian diễn xướng Ca Huế khác: Ngoài Ca Huế thính phòng và Ca Huế trên sông Hương, Ca Huế còn được tổ chức tại các phủ đệ, nhà vườn... Bên cạnh đó, một số cơ sở dịch vụ du lịch, nhà hàng khách sạn (Hương Giang, Duy Tân, Century..,) có tổ chức biểu diễn Ca Huế, múa Cung đình kết hợp với ẩm thực Cung đình Huế.
* Thuyền phục vụ Ca Huế
Tuy nhiên, trong đó có 40 thuyền đã gần hết thời hạn hoạt động và chỉ còn khoảng 5 đến 7 năm, cần có kế hoạch thay thế, bổ sung. Bên cạnh đó, tính năng và chất lượng của hệ thống thuyền du lịch hiện nay ngày càng xuống cấp, chưa đảm bảo tiêu chí của một sân khấu biểu diễn nghệ thuật đạt chất lượng, vào mùa cao điểm từ tháng 03 đến tháng 8 vẫn xảy ra tình trạng quá tải.
Năm 2019, UBND thành phố Huế đã đầu tư mở rộng 46m chiều dài của Bến thuyền Tòa Khâm đưa vào hoạt động, từ đó góp phần giảm tải lượng thuyền vào bến để neo đậu, đón trả khách. Tuy nhiên, vào mùa cao điểm vẫn còn tình trạng quá tải, khu vực bến không đủ diện tích để thuyền Ca Huế cùng lúc xuất bến, hoặc cập bến dẫn đến việc du khách nghe Ca Huế phải đi sang phương tiện khác để lên xuống thuyền.
Vào mùa cao điểm bãi đỗ xe đưa khách đến nghe chương trình Ca Huế tại số 05 Lê Lợi và Tòa Khâm vẫn chưa đáp ứng được nên xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông trong khung giờ giữa các xuất diễn.
d) Công tác đào tạo, bồi dưỡng diễn viên, nhạc công Ca Huế
đ) Phát huy giá trị Ca Huế và hình thành sản phẩm du lịch
e) Công tác quản lý hoạt động Ca Huế
Trước đây, các diễn viên, nhạc công khi tham gia biểu diễn Ca Huế phải được Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định và cấp thẻ hành nghề nên tình trạng ca sĩ hát 01 bài được khắc phục. Từ năm 2016, khi bãi bỏ việc cấp thẻ hành nghề cho ca sĩ, diễn viên, hoạt động Ca Huế trên sông xuất hiện trở lại một số tồn tại như trước đây.
Ca Huế là loại hình nghệ thuật di sản đặc thù của tỉnh Thừa Thiên Huế đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ca Huế, đặc biệt Ca Huế trên sông Hương là sản phẩm văn hóa đặc trưng được giới thiệu với du khách trong nước và quốc tế khi đến Huế. Trong những năm qua, các cấp, các ngành đã đặc biệt quan tâm đến công tác bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật Ca Huế để hình thành nên những sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn khách du lịch. Công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực hoạt động biểu diễn Ca Huế từng bước được triển khai chặt chẽ, đồng bộ và hiệu quả. Các loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc nói chung và nghệ thuật Ca Huế nói riêng gặp nhiều thách thức, ngày càng ít người quan tâm, thị hiếu thưởng thức văn hóa, âm nhạc của một bộ phận người dân, đa phần là lớp trẻ đang có sự chuyển đổi mạnh mẽ, các đối tượng lựa chọn nghệ thuật truyền thống để học tập và lập nghiệp ngày càng ít nên việc xây dựng đội ngũ nghệ sĩ, diễn viên Ca Huế còn gặp khó khăn.
Do nhiều đầu mối tham gia tổ chức hoạt động Ca Huế nên xuất hiện sự cạnh tranh không lành mạnh (xuất hiện tình trạng hạ giá các xuất diễn, chương trình bị cắt xén, thay thế nghệ sĩ chưa được thẩm định theo chương trình biểu diễn...) dẫn đến chất lượng chương trình Ca Huế không cao.
1. Mục tiêu chung
b) Gắn xây dựng sản phẩm du lịch đặc sắc với việc tăng cường các giải pháp quản lý, đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật Ca Huế - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; tạo cơ sở, tiền đề để đưa Ca Huế trở thành di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
a) Xây dựng, ban hành thống nhất chương trình biểu diễn nghệ thuật Ca Huế mẫu, đảm bảo tính chất đặc trưng của Ca Huế để phục vụ du khách.
c) Xây dựng hệ thống các công cụ, phương tiện hỗ trợ quảng bá hình ảnh Ca Huế (APP Ca Huế, ấn phẩm); hình thành các sản phẩm văn hóa, các sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch.
đ) Bảo tồn và phát huy giá trị di sản nghệ thuật Ca Huế gắn với phục vụ phát triển du lịch bền vững.
b) Hình thành các sản phẩm du lịch gắn liền với hoạt động biểu diễn Ca Huế: Thiết kế quà lưu niệm, chế tác nhạc cụ, tranh ảnh, dịch vụ du lịch, kết hợp với không gian trưng bày, giới thiệu các trang phục, nhạc cụ biểu diễn Ca Huế.
a) Hoạt động Ca Huế trên sông
- Khảo sát, đầu tư nâng cấp bến thuyền, bãi đỗ xe, hạ tầng phục vụ du lịch gắn với hoạt động biểu diễn Ca Huế, nâng cấp, mở rộng các bãi đỗ xe du lịch và phục vụ hoạt động Ca Huế.
- Hình thành bến đón, bến trả cho du khách khi nghe Ca Huế đảm bảo văn minh, lịch sự, an toàn...
- Hình thành không gian Ca Huế thính phòng tại 148 Bùi Thị Xuân (phường Phường Đúc) để tổ chức thường xuyên các chương trình Ca Huế gắn kết các điểm du lịch dọc sông Hương, du lịch bằng đường bộ theo đường Bùi Thị Xuân sẽ trở thành điểm nhấn trong việc bảo tồn và phát huy loại hình di sản văn hóa dân tộc, vừa là điểm tham quan thú vị đối với du khách, về mặt vị trí, khu đất rất thuận lợi cho việc phục vụ du khách cả về đường sông theo tuyến du lịch trên.
- Khai thác, phát huy hệ thống các thiết chế, cơ sở hạ tầng hiện có như: Bảo tàng, nhà văn hóa, rạp chiếu phim, các điểm tham quan du lịch, nhà vườn, nhà rường, phủ đệ, di tích... để hình thành các không gian trình diễn Ca Huế phục vụ khách du lịch.
- Hỗ trợ một phần kinh phí hoạt động, tiếp tục phát huy, nâng cao hiệu quả không gian Ca Huế thính phòng tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao thành phố Huế (số 23-25 Lê lợi, thành phố Huế).
3. Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực Ca Huế
- Ngành nghề: Nhạc công truyền thống, biểu diễn Ca Huế.
b) Duy trì thường xuyên các lớp bồi dưỡng, tập huấn nâng cao kỹ năng trình diễn, kỹ năng dẫn chương trình, bồi dưỡng kiến thức về văn hóa, kiến thức về pháp luật... cho các chủ doanh nghiệp, đội ngũ diễn viên, nhạc công, chủ thuyền, điều hành tour du lịch....
d) Tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ diễn viên, nhạc công Ca Huế tham gia hoạt động biểu diễn Ca Huế phục vụ khách du lịch: Định kỳ tổ chức các khóa đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ diễn viên, nhạc công Ca Huế, trong đó chú trọng bồi dưỡng về kiến thức văn hóa, lịch sử, nâng cao trình độ, kỹ năng trình diễn, kỹ năng giới thiệu, điều hành các chương trình biểu diễn Ca Huế.
a) Thiết kế biểu trưng (logo) phục vụ quảng bá; biên tập, phát hành các ấn phẩm, băng đĩa, phim ảnh, phóng sự, các chương trình quảng bá giá trị nghệ thuật Ca Huế.
c) Tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân tham gia vào công tác bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật Ca Huế, xây dựng và nâng cao chất lượng các chương trình Ca Huế phục vụ khách du lịch.
đ) Tham gia, phối hợp tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá về nghệ thuật Ca Huế thông qua các chương trình truyền thông, xúc tiến, quảng bá văn hóa, du lịch trong nước và quốc tế.
a) Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, xây dựng hành lang pháp lý cho công tác quản lý hoạt động biểu diễn Ca Huế. Tiếp tục hoàn thiện quy chế, quy định về hoạt động Ca Huế; xây dựng các bộ quy tắc ứng xử của hoạt động biểu diễn Ca Huế, bộ quy chuẩn về phương tiện, điều kiện các địa điểm, không gian tổ chức biểu diễn Ca Huế; xây dựng phần mềm quản lý Ca Huế.
c) Phát huy hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước của ngành Văn hóa và Thể thao, các cấp các ngành, tạo sự đồng bộ, gắn kết chặt chẽ trong quản lý hoạt động biểu diễn Ca Huế, tạo động lực thúc đẩy dịch vụ Ca Huế phát triển có chất lượng và đi đúng định hướng.
đ) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chấn chỉnh hoạt động biểu diễn Ca Huế, đặc biệt Ca Huế trên Sông Hương.
b) Ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí để xây dựng Ca Huế trở thành sản phẩm dịch vụ du lịch đặc sắc, hấp dẫn, có chất lượng; hỗ trợ xây dựng các sản phẩm bổ trợ, tuyên truyền, quảng bá thương hiệu...
d) Khảo sát, lựa chọn, đầu tư kinh phí nhà nước nâng cấp phát triển cơ sở hạ tầng để hình thành các không gian biểu diễn Ca Huế thính phòng.
a) Liên kết, phối hợp với các địa phương tổ chức công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến hình ảnh Ca Huế đến với mọi người dân trong nước và khách quốc tế.
c) Liên kết với các địa phương để xây dựng các sản phẩm du lịch liên vùng, trong đó khai thác yếu tố đặc trưng, tính vùng miền của Ca Huế.
a) Xây dựng một số chính sách nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp xây dựng không gian biểu diễn Ca Huế phục vụ cộng đồng theo đúng quy định của Pháp luật.
c) Khuyến khích, tạo điều kiện và có cơ chế thuận lợi cho các công ty doanh nghiệp có năng lực đầu tư tổ chức hoạt động biểu diễn Ca Huế phục vụ du lịch.
2. Kinh phí thực hiện:
b) Nguồn kinh phí xã hội hóa và các nguồn hợp pháp khác.
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan và các địa phương, các doanh nghiệp liên quan triển khai thực hiện đạt hiệu quả các nội dung Đề án đã được phê duyệt; xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án với lộ trình và nhiệm vụ cụ thể; hướng dẫn, đôn đốc, định kỳ kiểm tra, giám sát và đánh giá tình hình triển khai Đề án; rà soát, tổng hợp những khó khăn, vướng mắc báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định.
c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu xây dựng các cơ chế, chính sách cụ thể về bảo tồn, phát huy giá trị di sản Ca Huế trên cơ sở các khung chính sách đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Đề án này để trình Cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.
a) Chủ trì, phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao xây dựng chiến lược, định hướng phát triển các sản phẩm du lịch trên cơ sở khai thác các giá trị văn hóa, di sản, đặc biệt là các giá trị di sản văn hóa phi vật thể; hình thành các tour tuyến du lịch phù hợp để phát huy giá trị Ca Huế, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển; lồng ghép vào các chương trình tập huấn cập nhật kiến thức văn hóa lịch sử Thừa Thiên Huế cho đội ngũ hướng dẫn viên du lịch nội địa và nước ngoài.
3. Công an tỉnh
4. Sở Giao thông Vận tải
5. Sở Tài chính
6. Sở Kế hoạch và Đầu tư
7. Sở Thông tin và Truyền thông
8. Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế:
9. Học viện Âm nhạc Huế: Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao về công tác đào tạo nguồn nhân lực các bộ môn nghệ thuật có liên quan đến hoạt động Ca Huế bao gồm: Đàn và hát Ca Huế.
Xây dựng các tour/tuyến du lịch gắn với các dịch vụ phục vụ du khách về nghe Ca Huế.
a) Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao hướng dẫn, tạo điều kiện cho các Câu lạc bộ, các công ty, doanh nghiệp tổ chức hoạt động biểu diễn Ca Huế, nhất Ca Huế trên sông Hương và triển khai các nội dung liên quan đến Đề án.
c) Chỉ đạo các đơn vị của địa phương tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về in ấn, quản lý và phát hành vé xem biểu diễn Ca Huế theo đúng quy định; kiên quyết xử lý các hành vi buôn bán hàng rong trong khu vực công viên và trên lòng đường đi bộ.
Chỉ đạo các phòng, ban và UBND các xã, phường, thị trấn tổ chức xây dựng chương trình, kế hoạch tổ chức các hoạt động sinh hoạt Ca Huế trong cộng đồng nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di sản Ca Huế; khai thác các không gian văn hóa phù hợp để tổ chức các hoạt động biểu diễn Ca Huế gắn với các dịch vụ du lịch; xây dựng các sản phẩm du lịch, các tour tuyến du lịch liên huyện, liên vùng.
CÁC NHIỆM VỤ ĐỀ ÁN PHÁT HUY GIÁ TRỊ VÀ XÂY DỰNG CA HUẾ TRỞ THÀNH SẢN PHẨM DỊCH VỤ VĂN HÓA DU LỊCH ĐẶC SẮC GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1645/QĐ-UBND ngày 07 tháng 7 năm 2021 của UBND tỉnh)
STT | Nhiệm vụ | Đơn vị chủ trì | Đơn vị phối hợp | Thời gian thực hiện | Sản phẩm | ghi chú | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
1 |
Sở Văn hóa và Thể thao |
Năm 2021 | Chương trình |
2 |
Sở Văn hóa và Thể thao |
Từ năm 2021 - 2022 | Phầm mềm |
3 |
Sở Văn hóa và Thể thao |
Từ năm 2021 - 2025 | Dự án |
4 |
Sở Văn hóa và Thể thao |
Từ năm 2021 - 2025 | Dự án |
5 |
Sở Văn hóa và Thể thao |
Từ năm 2021 - 2025 | Đào tạo, tập huấn |
6 |
Sở Văn hóa và Thể thao |
Từ năm 2021 - 2025 | Các lớp lập huấn |
7 |
Sở Văn hóa và Thể thao, |
Từ năm 2021 - 2025 | Sản phẩm |
8 |
Sở Văn hóa và Thể thao, |
Từ năm 2021 - 2025 | Tài liệu, sản phẩm quảng bá |
9 |
Sở Văn hóa và Thể thao, |
Từ năm 2021 - 2025 |
|
10 |
Sở Văn hóa và Thể thao |
Năm 2021 | Cơ sở dữ liệu |
11 |
Sở Giao thông Vận tải |
Từ năm 2021 - 2025 | Sản phẩm |
12 |
UBND thành phố Huế |
Từ năm 2022 - 2025 | Dự án |
13 |
Sở Du lịch, Hiệp hội Du lịch |
Từ năm 2022 - 2025 | Sản phẩm |
Từ khóa: Quyết định 1645/QĐ-UBND, Quyết định số 1645/QĐ-UBND, Quyết định 1645/QĐ-UBND của Tỉnh Thừa Thiên Huế, Quyết định số 1645/QĐ-UBND của Tỉnh Thừa Thiên Huế, Quyết định 1645 QĐ UBND của Tỉnh Thừa Thiên Huế, 1645/QĐ-UBND File gốc của Quyết định 1645/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án Phát huy giá trị và xây dựng Ca Huế trở thành sản phẩm dịch vụ văn hóa du lịch đặc sắc giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành đang được cập nhật. Quyết định 1645/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án Phát huy giá trị và xây dựng Ca Huế trở thành sản phẩm dịch vụ văn hóa du lịch đặc sắc giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hànhTóm tắt
Đăng nhậpĐăng ký |