THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1008/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 24 tháng 6 năm 2021 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Luật Di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại các văn bản: số 149/TTr-BVHTTDL ngày 04 tháng 8 năm 2021 và số 1818/BVHTTDL-DSVH ngày 03 tháng 6 năm 2021,
QUYẾT ĐỊNH:
I. PHẠM VI, QUY MÔ VÀ MỤC TIÊU QUY HOẠCH
a) Quy mô quy hoạch: Tổng diện tích lập quy hoạch là 197 ha, thuộc địa bàn các xã: Phú Đình, Điềm Mặc, Định Biên, Bảo Linh, thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên và các khu vực cảnh quan, di tích phụ cận có liên quan; trong đó:
- Khu vực mở rộng bảo vệ cảnh quan, phát huy giá trị di tích phục vụ du lịch, có diện tích là 149,17 ha (theo Quyết định số 419/QĐ-TTg ngày 17 tháng 03 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng chiến khu cách mạng ATK liên tỉnh Thái Nguyên - Tuyên Quang - Bắc Kạn và quy hoạch nông thôn mới của các xã liên quan).
- Tại xã Phú Đình:
Ranh giới được xác định: Phía Đông giáp khu dân cư thôn Tỉn Keo; phía Tây giáp khu dân cư thôn Đèo De; phía Nam giáp đất rừng đặc dụng thôn Đèo De; phía Bắc giáp đất rừng đặc dụng thôn Khuôn Tát.
Ranh giới được xác định: Phía Đông giáp khu dân cư thôn Đồng Hoàng; phía Tây giáp khu dân cư thôn Đồng Hoàng và đất rừng; phía Nam giáp quốc lộ 264 và hồ Tý; phía Bắc giáp đất rừng sản xuất thôn Đồng Hoàng.
Ranh giới được xác định: Phía Đông giáp đất rừng sản xuất thôn Quan Lạng; phía Tây giáp đồi chè thôn Quan Lạng; phía Nam giáp đất rừng sản xuất thôn Phú Hà; phía Bắc giáp đất đồi chè thôn Quan Lạng.
+ Địa điểm Tổng Bí thư Trường Chinh và Văn phòng Trung ương Đảng làm việc giai đoạn 1947 - 1949 tại Phụng Hiển có diện tích 5,0 ha.
+ Địa điểm thành lập Ủy ban kiểm tra Trung ương có diện tích 2,70 ha.
+ Di tích nơi ở và làm việc đầu tiên tại Chiến khu Việt Bắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Khau Tý, xóm Bản Quyên, có diện tích 3,50 ha.
+ Địa điểm thành lập Hội Nhà báo Việt Nam và Ủy ban Hòa bình Việt Nam ở xóm Roòng Khoa, có diện tích 18,20 ha; gồm 07 điểm di tích thành phần: Địa điểm thành lập Hội nhà báo Việt Nam; Địa điểm thành lập Ủy ban Hòa bình Việt Nam; Di tích nơi ở và làm việc của đồng chí Hoàng Quốc Việt; Địa điểm Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Địa điểm Cơ quan Tổng bộ Việt Minh; Nhà họp Bác Hồ ở đồi Khâu Ngoại; Cơ quan tiểu ban Nông vận Trung ương và Hội Nông dân cứu quốc Việt Nam.
- Tại xã Định Biên:
Ranh giới được xác định: Phía Đông giáp khu dân cư thôn Làng Quặng A; phía Tây giáp khu dân cư thôn Làng Quặng B; phía Nam giáp cánh đồng lúa Đồng Pài; phía Bắc giáp rừng đặc dụng xã Định Biên.
Ranh giới được xác định: Phía Đông giáp thôn Khau Điều; phía Tây giáp rừng đặc dụng và đất dân cư thôn Thâm Tắng; phía Nam giáp rừng đặc dụng và đất dân cư thôn Làng Quặng A; phía Bắc giáp đất trồng lúa cánh đồng Pa Kháng.
Địa điểm cơ quan Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn 1949 - 1954 và Nơi ở và làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại thôn Bảo Biên, có diện tích 3,50 ha.
- Tại thị trấn Chợ Chu: Di tích Nhà tù Chợ Chu, có diện tích 5,50 ha, bao gồm di tích Nhà tù chợ Chu, cảnh quan xung quanh và đường vào di tích.
b) Khai thác, phát huy giá trị di tích phục vụ công tác nghiên cứu, giáo dục, nâng cao ý thức trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo tồn di sản văn hóa và bản sắc văn hóa địa phương; giữ gìn, khai thác bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên gắn với bảo vệ môi trường, phát triển du lịch, góp phần nâng cao đời sống của người dân trong khu vực.
d) Định hướng kế hoạch, lộ trình và các nhóm giải pháp tổng thể quản lý, đầu tư xây dựng, bảo quản, tu bổ và phát huy giá trị di tích và các khu vực phụ cận phù hợp với Quy hoạch được duyệt và các quy hoạch có liên quan.
a) Vùng bảo vệ di tích có diện tích 47,83 ha; trong đó: Khu vực bảo vệ I có diện tích là 16,81 ha và Khu vực bảo vệ II có diện tích là 31,02 ha; cụ thể:
+ Cụm Di tích trung tâm, diện tích 18,21 ha; trong đó: Khu vực bảo vệ I có diện tích là 7,75 ha và Khu vực bảo vệ II có diện tích là 10,46 ha.
. Di tích Bác Hồ ở và làm việc tại đồi Tỉn Keo, diện tích 6,38 ha; trong đó: Khu vực bảo vệ I là 2,09 ha và Khu vực bảo vệ II là 4,29 ha;
. Đồi Pụ Đồn, nơi Bác Hồ chủ trì lễ phong quân hàm Đại tướng cho đồng chí Võ Nguyên Giáp, diện tích 3,32 ha; trong đó: Khu vực bảo vệ I là 0,77 ha và Khu vực bảo vệ II là 2,55 ha.
+ Địa điểm làm việc của Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng và một bộ phận cơ quan Văn phòng Chính phủ tại đồi Thẩm Khen, có diện tích là 1,61 ha; trong đó: Khu vực bảo vệ I là 0,34 ha và Khu vực bảo vệ II là 1,27 ha.
+ Địa điểm Tổng Bí thư Trường Chinh và Văn phòng Trung ương Đảng làm việc tại Phụng Hiển, diện tích là 4,95 ha; trong đó: Khu vực khu vực bảo vệ I là 1,68 ha và Khu vực bảo vệ II là 3,27 ha.
+ Nơi ở, làm việc đầu tiên tại Chiến khu Việt Bắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại đồi Khau Tý, xóm Bản Quyên, diện tích là 3,04 ha; trong đó: Khu vực bảo vệ I là 1,48 ha và Khu vực bảo vệ II là 1,56 ha.
- Tại xã Định Biên:
+ Địa điểm thành lập Việt Nam Giải phóng quân, diện tích là 0,76 ha; trong đó: Khu vực bảo vệ I là 0,42 ha (đình làng Quặng là 0,35 ha và bãi Thàn Mát là 0,07 ha) và Khu vực bảo vệ II là 0,34 ha.
- Nhà tù Chợ Chu (thị trấn Chợ Chu), diện tích là 3,25 ha; trong đó: Khu vực bảo vệ I là 1,99 ha và Khu vực bảo vệ II là 1,26 ha.
- Cụm Di tích trung tâm (xã Phú Đình), có diện tích 97,29 ha.
- Di tích địa điểm làm việc của Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng và một bộ phận cơ quan Văn phòng Chính phủ (tại đồi Thẩm Khen, xã Phú Đình), có diện tích 1,69 ha.
- Địa điểm thành lập Ủy ban kiểm tra Trung ương (xã Điềm Mặc), có diện tích 0,33 ha.
- Địa điểm thành lập Hội Nhà báo Việt Nam và Ủy ban Hòa bình Việt Nam và các di tích thành phần liên quan (xã Điềm Mặc), có diện tích là 11,79 ha.
- Địa điểm Báo Quân đội nhân dân ra số đầu tiên (xã Định Biên), có diện tích là 2,15 ha.
- Nhà tù Chợ Chu (thị trấn Chợ Chu), có diện tích là 2,25 ha.
a) Định hướng quy hoạch
+ Di dời các công trình xâm phạm khu vực bảo vệ di tích, các công trình không phù hợp hiện có trong khu vực bảo vệ di tích. Giữ gìn, bảo vệ và phục hồi tối đa cấu trúc không gian, cảnh quan di tích nguyên gốc trong khu vực bảo vệ I của di tích;
+ Bảo tồn cảnh quan núi rừng, suối quanh di tích; trồng bổ sung các loại cây xanh phù hợp tạo không gian xanh bao quanh di tích. Tôn tạo, chỉnh trang sân vườn và đường dạo trong khu vực bảo vệ di tích;
- Các khu vực hạn chế xây dựng: là các khu vực cảnh quan thiên nhiên bao quanh di tích và khu vực bảo vệ di tích. Tại các khu vực này chủ yếu giữ gìn cảnh quan thiên nhiên núi đồi, rừng, suối, cánh đồng và chỉ xây dựng một số công trình nhỏ phục vụ nhiệm vụ bảo vệ và phát huy giá trị di tích.
- Tại xã Phú Đình:
. Khu vực Di tích Bác Hồ ở và làm việc trong giai đoạn 1948 - 1954 tại đồi Tỉn Keo: Thực hiện bảo tồn cấu trúc không gian các công trình di tích đã được phục hồi (Lán ở và làm việc của Bác Hồ; lán họp; lán bảo vệ và giúp việc; lán bếp; sân thể dục thể thao; hầm trú ẩn; hào công sự, cây dâm bụt). Bảo tồn rừng di tích trên đồi Tỉn Keo; giải tỏa các khu vực dân cư lấn chiếm đất di tích; Tu bổ, tôn tạo cảnh quan di tích: sân, đường dạo, các tiểu cảnh, các trang trí...; Xây dựng một số thiết chế phục vụ khách tham quan du lịch.
. Khu vực Di tích Bác Hồ ở Khuôn Tát (gồm cây đa, đoạn suối Khuôn Tát, nhà sàn và hầm ở đồi Nà Đình):
Tu bổ, tôn tạo cảnh quan di tích, hệ thống sân, đường dạo; tôn tạo khu vực cây đa Khuôn Tát và sân tập thể dục thể thao cạnh gốc cây. Giải tỏa các nhà dân xây dựng sát cây đa và đoạn suối Khuôn Tát. Xây dựng mới một số công trình có liên quan, gồm: đình của người Dao (tại khu vực phía sau nhà trưng bày) và một số thiết chế phục vụ khách tham quan du lịch
. Di tích Địa điểm đồi Pụ Đồn, nơi Bác chủ trì lễ phong quân hàm Đại tướng cho đồng chí Võ Nguyên Giáp vào năm 1948
. Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh (trên đỉnh Đèo De): Cải tạo cảnh quan chung toàn khu; Thiết lập một số diện tích để các đồng chí lãnh đạo Nhà nước trồng cây lưu niệm trong các ngày lễ, sự kiện.
Tu bổ, tôn tạo các công trình di tích hiện có, gồm: Lán ở và làm việc của đồng chí Trường Chinh; hầm trú ẩn. Khôi phục một số di tích khi có đủ tư liệu khoa học, gồm: Lán ở của thư ký, bảo vệ; lán Văn phòng Trung ương Đảng; lán tổ điện đài; lán làm việc của Báo Sự thật; bếp ăn; lán cảnh vệ. Tôn tạo cảnh quan, sân vườn, đường dạo bao quanh di tích. Xây dựng mới một số công trình dịch vụ, nhà đón tiếp và trưng bày và các công trình hạ tầng khác .
Bảo quản, tu bổ các công trình di tích đã được phục hồi: Nhà ở và làm việc của đồng chí Phạm Văn Đồng, hầm trú ẩn. Bảo tồn nguyên trạng cảnh quan rừng cọ trên đồi di tích. Tôn tạo, chỉnh trang không gian cảnh quan di tích, sân vườn, đường dạo. Xây dựng mới một số công trình phụ trợ như: bãi đỗ xe; cổng vào toàn khu và hàng rào bảo vệ.
+ Di tích Địa điểm Tổng Bí thư Trường Chinh và Văn phòng Trung ương Đảng làm việc giai đoạn 1947 - 1949 tại Phụng Hiển:
+ Địa điểm thành lập Ủy ban kiểm tra Trung ương:
Cải tạo Nhà cộng đồng phù hợp với kiến trúc địa phương, hài hòa với cảnh quan và các di tích gốc. Tôn tạo sân vườn, đường dạo, trồng bổ sung cây xanh xung quanh tạo không gian riêng cho di tích. Xây dựng một số công trình phát huy giá trị di tích và dịch vụ du lịch; xây dựng mới bãi đỗ xe.
Bảo tồn các công trình di tích đã được phục hồi: Nhà ở và làm việc của Bác Hồ, lán bếp, hầm trú ẩn. Bảo tồn cảnh quan rừng cọ, đồi chè trên đồi thuộc khu di tích, đặc biệt là các cây xanh có giá trị và ý nghĩa lịch sử như rặng dâm bụt, cây trám, cây đa.
+ Địa điểm thành lập Hội Nhà báo Việt Nam và Ủy ban Hòa bình Việt Nam và các di tích thành phần:
- Tại xã Định Biên:
+ Địa điểm Báo Quân đội Nhân dân ra số đầu tiên:
Di chuyển vị trí Nhà văn hóa xóm sang vị trí mới (theo quy hoạch nông thôn mới) để hoàn trả không gian cảnh quan di tích. Xây dựng cổng và tuyến đường mới kết nối đến di tích; bố trí khu vực đón tiếp và bãi đỗ xe bên tuyến đường liên xã.
Bảo tồn cấu trúc không gian các công trình di tích đã được phục hồi, gồm: Nhà làm việc, phòng họp của Đại tướng, hào và hầm trú ẩn. Phục hồi một số không gian lịch sử gắn với di tích như: vườn rau, ao cá, bãi lau sậy... Bảo tồn nguyên trạng rừng tự nhiên đồi Đỏn Mỵ; trồng bổ sung các loài cây bản địa; tôn tạo cảnh quan từ đường liên xã vào đến chân đồi Đỏn Mỵ. Xây dựng không gian tưởng niệm, giới thiệu về cuộc đời, sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong thời gian sống và làm việc tại ATK Định Hóa theo kiểu nhà sàn, phù hợp với kiến trúc truyền thống của địa phương.
Bảo tồn cấu trúc không gian di tích gốc và nền móng các công trình hiện có; bảo tồn nguyên trạng các khu vực cảnh quan liên quan gồm diện tích rừng, hồ, suối tự nhiên. Tôn tạo cảnh quan, đường dạo. Xây dựng mới khu tiếp đón tại phía Tây Nam khu vực quy hoạch.
c) Quy hoạch phát triển không gian khu vực phát huy giá trị di tích:
- Khu vực phát huy giá trị di tích chính nằm tại Cụm Di tích trung tâm xã Phú Đình (Trung tâm đón tiếp ATK) bao gồm: Khu đón tiếp khách du lịch, Nhà làm việc Ban quản lý khu di tích ATK Định Hoá; Khu trưng bày và triển lãm các tác phẩm nghệ thuật; Khu lưu trú cho khách du lịch; Khu vui chơi và lễ hội; Khu Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và bãi đỗ xe;.
- Các khu vực dân cư hiện trạng và khu tái định cư: Tổ chức lại hoặc bố trí tại các vị trí phù hợp với quy hoạch xây dựng và quy hoạch nông thôn mới đã được phê duyệt. Chỉnh trang cảnh quan chung; hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật và môi trường; quản lý hoạt động xây dựng và kiến trúc trong khu vực. Khuyến khích xây dựng các cơ sở dịch vụ, lưu trú du lịch theo hình thức lưu trú tại nhà dân (homestays).
a) Về các sản phẩm du lịch chủ yếu:
- Nâng cao nhận thức của người dân và doanh nghiệp về chất lượng sản phẩm du lịch. Cải thiện, nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch hiện có, đồng thời có các biện pháp kiểm soát chặt chẽ chất lượng của các sản phẩm du lịch mới phát triển. Tổ chức các hoạt động văn hóa truyền thống, sinh hoạt văn nghệ dân gian và các hoạt động mang tính định kỳ khác tại di tích nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch, nâng cao trải nghiệm cho du khách.
b) Về xây dựng tuyến, điểm du lịch: Lấy Cụm di tích trung tâm và các điểm di tích thành phần thuộc Di tích quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa và các di tích phụ cận là hạt nhân trong phát triển du lịch; hình thành các tuyến du lịch như sau:
- Tuyến du lịch chuyên đề về lễ hội kết nối Cụm Di tích Trung tâm xã Phú Đình (Lễ hội Lồng Tồng) với Hồ Núi Cốc, Lễ hội Chùa Hang (Chợ Chu).
+ Tuyến du lịch kết nối liên vùng ATK: Định Hóa (Thái Nguyên) - Tân Trào (Tuyên Quang) - Chợ Đồn (Bắc Kạn);
c) Về xây dựng cơ sở vật chất du lịch, phát triển nguồn nhân lực:
- Xây dựng các cơ sở dịch vụ phục vụ khách du lịch tại di tích các xã Phú Đình, Điềm Mặc, Định Biên, Bảo Linh và thị trấn Chợ Chu và tại các di tích lân cận của huyện Định Hóa; cơ sở văn hóa, thể dục thể thao (sân lễ hội, các nhà văn hóa), nhà trưng bày, nhà truyền thống tại các di tích.
d) Về bảo vệ tài nguyên du lịch:
- Thực hiện tốt công tác kiểm kê, lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể tại các xã trong Khu di tích, đề xuất phương án bảo tồn, phát huy giá trị. Tăng cường quản lý nhà nước, gắn trách nhiệm của các cấp chính quyền, đoàn thể và người dân nhằm thực hiện xã hội hóa công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.
- Mật độ xây dựng hệ thống giao thông đường bộ trong khu vực ở mức tối thiểu. Các tuyến đường chỉ phục vụ việc vận chuyển khách bằng xe điện và công tác cứu hỏa, nhằm hạn chế ảnh hưởng tới hệ sinh thái.
b) Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật: San nền, đào đắp cục bộ phục vụ việc tu bổ, tôn tạo di tích, hạn chế làm biến dạng địa hình chung. Khu vực san lấp có diện tích lớn là nơi xây dựng điểm, bãi đỗ xe tập trung, sân và đường trục cảnh quan, phù hợp với kiến trúc cảnh quan, bảo đảm tiêu, thoát nước.
- Cấp nước sạch: Sử dụng nguồn cấp nước theo quy hoạch chung xây dựng đã được phê duyệt; bảo đảm cấp nước liên tục, cấp đủ nước cho các hoạt động của di tích và công tác chữa cháy.
- Chất thải rắn được thu gom thường xuyên và đưa về các khu xử lý tập trung trên địa bàn huyện.
- Hệ thống cấp điện: Hạ ngầm các tuyến cấp điện trong khu vực bảo vệ di tích, bảo đảm công suất cho hoạt động của toàn khu.
đ) Chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng:
- Chỉ giới xây dựng được xác định để bảo đảm các yêu cầu về an toàn giao thông, phòng cháy chữa cháy và kiến trúc cảnh quan; chỉ giới xây dựng cụ thể của từng công trình được xác định theo quy định của Quy chuẩn xây dựng Việt Nam.
a) Các nhóm dự án thành phần:
- Nhóm dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích: Thực hiện trong khu vực bảo vệ di tích đối với công trình di tích và cảnh quan thiên nhiên, gồm: công tác bảo vệ, bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích gốc, cải tạo, xây dựng mới công trình phục vụ phát huy giá trị di tích.
- Nhóm dự án xây dựng hệ thống giao thông và hạ tầng kỹ thuật: Xây dựng, hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật cho toàn khu, bao gồm: giao thông, cấp điện, cấp nước, thoát nước thải, xử lý rác thải rắn, hệ thống thông tin, liên lạc và các hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác.
- Nhóm dự án phát triển sản phẩm du lịch: Phát triển du lịch cộng đồng xóm Khuôn Tát, xóm Bản Quyên; phát triển hàng hóa, sản phẩm du lịch (hàng lưu niệm, sản phẩm nông lâm nghiệp); Tham gia, kết nối vào các tour, tuyến du lịch quốc gia và quốc tế; Tuyên truyền và quảng bá giá trị, hình ảnh, tiềm năng du lịch của khu di tích ATK Định Hóa; Nâng cao năng lực quản lý di tích gắn với phát triển du lịch: Xây dựng quy định quản lý và cơ chế chính sách đối với di tích và khu vực xung quanh; hoàn thiện bộ máy quản lý; bồi dưỡng, đào tạo kỹ năng quản lý di tích, kỹ năng hoạt động du lịch cho các cán bộ và nhân dân trong khu vực.
c) Thời gian thực hiện quy hoạch: Từ năm 2020 đến hết năm 2030.
- Giai đoạn 2025 - 2030: Hoàn thiện các công việc còn lại.
d) Nguồn vốn đầu tư: Bao gồm vốn ngân sách Trung ương, vốn ngân sách địa phương và nguồn vốn xã hội hóa. Trong đó:
- Nguồn vốn địa phương đầu tư cho các nhóm dự án: Nhóm dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích; các hạng mục còn lại thuộc Nhóm dự án phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch; Nhóm dự án xây dựng hệ thống giao thông và hạ tầng kỹ thuật; Nhóm dự án nghiên cứu di tích và di sản văn hóa phi vật thể liên quan; tuyên truyền và quảng bá giá trị di tích, tiềm năng du lịch; nâng cao năng lực quản lý di tích gắn với phát triển du lịch.
6. Giải pháp thực hiện quy hoạch
- Quản lý xây dựng, sử dụng công trình theo đúng phân vùng quy hoạch và Quy hoạch được duyệt (chi tiết trong Hồ sơ quy hoạch được duyệt). Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và nâng cao năng lực của đơn vị được giao quản lý di tích.
b) Giải pháp huy động nguồn lực bảo vệ di tích:
- Đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn, hỗ trợ và bố trí vốn hàng năm để thực hiện bảo quản, tu bổ, phục hồi các di tích gốc và các hạng mục công trình có ý nghĩa quan trọng khác. Xây dựng phương án huy động các nguồn lực hợp pháp khác để thực hiện bảo quản, tu bổ, phục hồi các di tích theo quy hoạch được duyệt.
- Hợp tác, xây dựng chương trình quảng bá xúc tiến du lịch, chương trình du lịch chung cho khu vực di tích và toàn huyện Định Hóa; các sản phẩm du lịch có sức cạnh tranh, hấp dẫn. Hợp tác, liên kết tổ chức các lễ hội, sự kiện, các ngày kỷ niệm các ngành có liên quan đến khu di tích.
d) Giải pháp tuyên truyền, huy động sự tham gia của cộng đồng:
- Thiết lập sự kết nối của cộng đồng dân cư quanh di tích với bảo tồn di tích và phát triển các hoạt động du lịch. Tạo điều kiện để người dân trực tiếp tham gia vào công tác lập kế hoạch quản lý và bảo tồn khu di tích; tham gia cung cấp hàng hóa, dịch vụ phục vụ khách du lịch và phát triển các mô hình du lịch cộng đồng; tham gia trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng.
đ) Giải pháp phát triển nguồn nhân lực quản lý và bảo vệ di tích:
- Hợp tác với cơ sở giáo dục về bảo tồn di sản, hướng dẫn cộng đồng tham gia bảo tồn và phát huy giá trị di sản; xây dựng chương trình đào tạo về kinh doanh dịch vụ cho doanh nghiệp.
a) Công bố công khai Quy hoạch; tiến hành cắm mốc giới, di dời các hộ dân trong khu vực di tích theo hồ sơ quy hoạch được duyệt.
c) Xây dựng lộ trình thu hồi đất để bàn giao triển khai kế hoạch bảo vệ di tích và thực hiện các dự án đầu tư thành phần căn cứ vào điều kiện thực tế về kinh tế - xã hội của địa phương.
đ) Chỉ đạo các đơn vị chức năng và chủ đầu tư tiếp tục nghiên cứu, sưu tầm tài liệu, bổ sung cứ liệu khoa học cho việc lập, tổ chức thẩm định và quyết định đầu tư các nhóm dự án thành phần theo thứ tự ưu tiên, phù hợp với khả năng cân đối và nguồn kinh phí đầu tư, trên cơ sở quy hoạch được duyệt.
g) Tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng trong phạm vi bảo vệ của di tích trên nguyên tắc tuân thủ các quy định của Quy hoạch được phê duyệt tại Quyết định này và các quy hoạch có liên quan được lập theo quy định của pháp luật về quy hoạch, xây dựng.
3. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc cân đối, bố trí nguồn vốn để thực hiện quy hoạch phù hợp với khả năng huy động nguồn lực, bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật về đầu tư công, ngân sách nhà nước và các quy định có liên quan. Kiểm tra việc thực hiện theo thẩm quyền.
5. Các Bộ, ngành liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao có trách nhiệm phối hợp, theo dõi, giám sát, tạo điều kiện hỗ trợ Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên triển khai thực hiện Quy hoạch này.
Điều 4. Bộ trưởng Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng;
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Thái Nguyên;
- Cục DSVH, Tổng cục Du lịch (Bộ VHTTDL);
- Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg,
TGĐ Cổng TTĐT,
các Vụ: TH, CN, NN, KTTH, QHĐP;
- Lưu: VT, KGVX(3).
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Vũ Đức Đam
File gốc của Quyết định 1008/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt An toàn khu (ATK) Định Hóa gắn với phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên do Thủ tướng Chính phủ ban hành đang được cập nhật.
Quyết định 1008/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt An toàn khu (ATK) Định Hóa gắn với phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Thủ tướng Chính phủ |
Số hiệu | 1008/QĐ-TTg |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Vũ Đức Đam |
Ngày ban hành | 2021-06-24 |
Ngày hiệu lực | 2021-06-24 |
Lĩnh vực | Văn hóa |
Tình trạng | Còn hiệu lực |