ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 8323/KH-UBND | Khánh Hòa, ngày 26 tháng 8 năm 2021 |
Nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị và Nhân dân về ý nghĩa của việc phát triển văn hóa đọc, góp phần nâng cao dân trí, phát triển bền vững nguồn nhân lực của đất nước; tạo động lực thúc đẩy sự hình thành nên con người mới, những công dân có hiểu biết, có trí tuệ thích ứng với sự phát triển của xã hội với khoa học, công nghệ hiện đại và nền kinh tế tri thức.
2. Yêu cầu
Các cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể, tổ chức xã hội, các cơ sở giáo dục và các tổ chức, cá nhân cùng gia đình, cộng đồng có trách nhiệm tham gia và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển văn hóa đọc.
Xây dựng và phát triển thói quen, nhu cầu, kỹ năng và phong trào đọc (xuất bản phẩm in và điện tử) trong mọi tầng lớp Nhân dân, nhất là trong thanh niên, thiếu niên, học sinh, sinh viên và chú trọng tới người dân ở vùng nông thôn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; cải thiện môi trường đọc, góp phần nâng cao dân trí, phát triển tư duy, khả năng sáng tạo, bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn, tăng cường ý thức chấp hành pháp luật, hình thành lối sống lành mạnh, đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập.
2. Mục tiêu cụ thể trong giai đoạn 2021 - 2025
- Phấn đấu 80% học sinh, sinh viên và người học khác tại các cơ sở giáo dục được tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức tại các thư viện công cộng, thư viện của các cơ sở giáo dục, văn hóa, khoa học.
b) Về nâng cao kiến thức, kỹ năng đọc:
- Phấn đấu 85% người sử dụng thư viện (đối với học sinh, sinh viên là 90%) có kỹ năng tiếp nhận và sử dụng thông tin, tri thức thông qua việc đọc để phục vụ học tập, nghiên cứu và giải trí.
- Phấn đấu đạt mức hưởng thụ bình quân sách là 05 bản/người dân; 01 bản sách/người dân trong hệ thống thư viện công cộng; mỗi người dân trung bình đọc 04 cuốn sách/năm.
- Phấn đấu 100% cơ sở giáo dục ở các bậc, cấp học có thư viện với vốn tài liệu phù hợp và được cập nhật mới ít nhất 02 lần/năm, trong đó 50% cơ sở giáo dục ở bậc phổ thông có thư viện đạt chuẩn theo quy định;
d) Về mục tiêu chuyển đổi số phục vụ phát triển văn hóa đọc:
- Phấn đấu từ 20% đến 30% nguồn tài nguyên thông tin tại các thư viện công cộng cấp tỉnh được số hóa và cung cấp trên môi trường mạng; 70% tài liệu nội sinh, các công trình nghiên cứu khoa học do các thư viện chuyên ngành, thư viện đại học thu thập và quản lý được số hóa.
- 100% người làm công tác thư viện trên địa bàn tỉnh được đào tạo và đào tạo lại, cập nhật các kiến thức, kỹ năng vận hành thư viện hiện đại.
Người dân có thói quen đọc, có kỹ năng tiếp cận, sử dụng thông tin, trí thức, phát huy tốt tại môi trường sinh sống, học tập và công tác.
Môi trường đọc, không gian đọc tiếp tục được cải thiện và phát triển theo hướng hiện đại.
Xây dựng Thư viện tỉnh trở thành thư viện hiện đại theo mô hình thư viện số và thư viện tự động hóa, kết nối liên thông đến các thư viện trên cả nước.
Hệ thống thư viện công cộng các cấp được đầu tư về cơ sở vật chất, nguồn tài nguyên thông tin, nguồn nhân lực được đào tạo đáp ứng với xu hướng phát triển ngành thư viện
1. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền
b) Tổ chức các câu lạc bộ, hội sách, các sự kiện có sự tham gia của các diễn giả, người truyền cảm hứng đọc sách nhằm khuyến khích học sinh, sinh viên và Nhân dân tham gia đọc sách. Biểu dương, khen thưởng kịp thời đối với các tổ chức, cá nhân có đóng góp tích cực trong phát triển văn hóa đọc; có hình thức tôn vinh người đọc có hiệu quả.
a) Nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội về phát triển văn hóa đọc. Nghiên cứu, tổ chức các hoạt động ý nghĩa, thiết thực nhằm khuyến khích, phát triển văn hóa đọc trong các tầng lớp Nhân dân, đặc biệt là vào dịp Ngày sách Việt Nam 21/4 hàng năm.
c) Hướng dẫn kỹ năng và phương pháp đọc phù hợp với từng nhóm đối tượng, chú trọng đối tượng học sinh, sinh viên; định hướng và thúc đẩy xu hướng, thị hiếu đọc lành mạnh trong xã hội. Phát triển kỹ năng tìm kiếm, khai thác và sử dụng thông tin, mở rộng tri thức cho người sử dụng thư viện.
3. Hoàn thiện cơ chế, chính sách và đẩy mạnh xã hội hóa
b) Xây dựng và triển khai có hiệu quả chính sách thu hút nguồn lực trong và ngoài nước tham gia phát triển văn hóa đọc.
d) Đẩy mạnh phát triển thư viện cộng đồng, thư viện tư nhân, tủ sách dòng họ, tủ sách gia đình, tủ sách khuyến học; hỗ trợ nâng cao chất lượng nhân lực trong hệ thống thư viện tư nhân và loại hình tủ sách.
b) Hình thành thư viện điện tử phục vụ cộng đồng và nguồn học liệu mở cho trường học; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức nhanh chóng, thuận tiện.
5. Nâng cao chất lượng nội dung và hình thức xuất bản phẩm
b) Bảo đảm cơ cấu xuất bản phẩm hợp lý, đặc biệt là sách nhằm đáp ứng nhu cầu đọc ngày càng cao và đa dạng của người dân; chú trọng hỗ trợ, đầu tư khuyến khích sáng tác, xuất bản sách phục vụ trẻ em, đồng bào dân tộc thiểu số, người khuyết tật và các đối tượng thiệt thòi khác trong xã hội.
a) Tăng cường giao lưu văn hóa trong lĩnh vực xuất bản, thư viện và các hoạt động văn hóa khác.
c) Tranh thủ sự hỗ trợ của các quốc gia, các tổ chức, cá nhân nước ngoài trong quá trình triển khai thực hiện Đề án.
1. Nguồn kinh phí thực hiện đề án
2. Nguyên tắc sử dụng kinh phí
- Ngân sách cấp tỉnh cấp nguồn kinh phí đầu tư dự án thư viện tỉnh theo mô hình thư viện số và thư viện tự động hóa; đầu tư đề án số hóa tài liệu của các thư viện trên địa bàn tỉnh; cấp kinh phí bổ sung vốn tài liệu của các thư viện công cộng hàng năm.
- Nguồn kinh phí được sử dụng lồng ghép thông qua việc thực hiện những nội dung liên quan của các chương trình, đề án khác được cấp có thẩm quyền phê duyệt và nguồn kinh phí huy động từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
- Ngân sách cấp tỉnh tiếp tục quan tâm đầu tư, phát triển nâng cấp các thư viện công cộng trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ triển khai các nhiệm vụ đã được xác định tại Đề án, chú trọng nội dung phát triển cơ sở vật chất, nguồn nhân lực và các hoạt động khác có liên quan.
- Huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực từ xã hội để tham gia thực hiện Đề án.
b) Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, xây dựng, sửa đổi, bổ sung, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các cơ chế, chính sách và các quy định cụ thể cần thiết liên quan đến phát triển văn hóa đọc.
d) Chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành, các địa phương trong việc lồng ghép với nội dung các chương trình, đề án khác liên quan trong quá trình thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án này.
2. Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Lao động, Thương binh và Xã hội
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao và các cơ quan liên quan trong việc nghiên cứu, triển khai phù hợp với chương trình của từng bậc học, cấp học; nghiên cứu xây dựng, đề xuất chương trình tiết học thư viện tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh.
d) Kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả triển khai Đề án, định kỳ hàng năm gửi Sở Văn hóa và Thể thao để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
a) Hướng dẫn các cơ quan báo chí của tỉnh, Cổng Thông tin điện tử tỉnh, hệ thống thông tin cơ sở tuyên truyền, quảng bá phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng trên địa bàn tỉnh.
c) Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động xuất bản; cung cấp xuất bản phẩm nộp lưu chiểu hết thời hạn lưu giữ theo quy định cho Thư viện tỉnh để khai thác, phục vụ bạn đọc.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Tư pháp, Ban Dân tộc
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính
7. Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
8. Đề nghị các tổ chức chính trị - xã hội; các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp liên quan
b) Tích cực tham gia tuyên truyền, vận động và phát triển về văn hóa đọc; triển khai lồng ghép với các hoạt động, phong trào do tổ chức mình chủ trì hoặc phối hợp thực hiện có liên quan hoặc hỗ trợ việc phát triển văn hóa đọc; chú trọng triển khai đối với các nhóm đối tượng như người cao tuổi, phụ nữ, trẻ em, công nhân, người khuyết tật, các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
a) Bố trí ngân sách, huy động nguồn lực để tổ chức triển khai thực hiện Đề án tại địa phương, trong đó chú trọng phát triển mạng lưới thư viện, nhà sách, tủ sách đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số ngành thư viện, đẩy mạnh xã hội hóa phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.
c) Phối hợp chặt chẽ với các ngành và các cơ quan khác liên quan trong việc chỉ đạo xây dựng phong trào đọc sách, phát triển văn hóa đọc, gắn kết với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, phong trào xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
đ) Kiểm tra, giám sát và định kỳ hàng năm báo cáo tình hình triển khai Đề án tại địa phương, gửi Sở Văn hóa và Thể thao để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; | KT. CHỦ TỊCH |
File gốc của Kế hoạch 8323/KH-UBND năm 2021 thực hiện “Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa” đang được cập nhật.
Kế hoạch 8323/KH-UBND năm 2021 thực hiện “Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa”
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tỉnh Khánh Hòa |
Số hiệu | 8323/KH-UBND |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Người ký | Đinh Văn Thiệu |
Ngày ban hành | 2021-08-26 |
Ngày hiệu lực | 2021-08-26 |
Lĩnh vực | Văn hóa |
Tình trạng |