ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 159/KH-UBND | Quảng Ninh, ngày 26 tháng 8 năm 2021 |
- Triển khai kịp thời các nhiệm vụ và giải pháp để đạt được mục tiêu Chương trình hành động của Chính phủ về tuyên truyền, quảng bá ASEAN đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1160/QĐ-TTg ngày 13/7/2021 (sau đây gọi tắt là Chương trình hành động), đảm bảo mọi người dân trên địa bàn tỉnh được cung cấp thông tin về Cộng đồng ASEAN, thu hẹp khoảng cách giữa hợp tác khu vực và cảm nhận của công chúng về Cộng đồng ASEAN, tạo sự đồng thuận, niềm tin và sự ủng hộ của người dân, dư luận xã hội với hợp tác ASEAN.
2. Yêu cầu
- Các hoạt động được triển khai chủ động, tích cực, có sự phân công, phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, các lực lượng từ Trung ương tới địa phương, đảm bảo tính khả thi, phát huy tối đa nguồn lực của đơn vị.
- Ngoài tỉnh và nước ngoài: Người dân Việt Nam trong nước và đang sinh sống, làm việc, học tập ở nước ngoài, nhất là tại các nước ASEAN và các nước đối tác của ASEAN; người nước ngoài, đặc biệt là công dân của các nước thành viên ASEAN và các nước đối tác của ASEAN.
a) Trụ cột Chính trị - An ninh
- Tuyên truyền về tinh thần “chủ động, tích cực và có trách nhiệm” của Việt Nam trong ASEAN, qua đó đóng góp củng cố đoàn kết, gắn kết và phát huy vai trò, tiếng nói của ASEAN trong xử lý các thách thức an ninh ở khu vực, đặc biệt là các thách thức phi truyền thống; đóng góp của Việt Nam trong việc tăng cường và mở rộng quan hệ đối ngoại của ASEAN với các đối tác, thu hút sự quan tâm của các nước đối tác, đối thoại; việc triển khai các kế hoạch, sáng kiến đã thống nhất trong năm 2020 như: đánh giá giữa kỳ các Kế hoạch Tổng thể thực hiện Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025, Xây dựng tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau 2025, Triển khai Hiến chương ASEAN, phát triển tiểu vùng, v..v...;
- Tuyên truyền về hợp tác ứng phó với các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống, trong đó có an ninh biển và an ninh mạng.
b) Trụ cột Kinh tế
- Tuyên truyền về những đóng góp tích cực của Việt Nam trong vai trò một thành viên có trách nhiệm, chủ động, phối hợp chặt chẽ cùng các nước trong việc giải quyết các vấn đề tồn đọng trong hợp tác kinh tế nội khối cũng như triển khai Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2025, thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế giữa ASEAN với các đối tác ngoại khối.
- Tuyên truyền về nội dung cam kết và tình hình triển khai các FTA mà Việt Nam đang là thành viên (gồm các FTA nội khối ASEAN và FTA giữa ASEAN và các đối tác ngoại khối, Hiệp định RCEP...), các cơ hội mà Việt Nam có thế mạnh tham gia trong ASEAN... nhằm giúp các doanh nghiệp trong nước khai thác hiệu quả các FTA này mang lại, góp phần thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, tăng cường kết nối chuỗi cung ứng, góp phần khắc phục hậu quả tiêu cực của đại dịch Covid-19 đối với nền kinh tế; giới thiệu về tiềm năng thương mại và đầu tư của thị trường ASEAN; bên cạnh tuyên truyền về các lĩnh vực như thương mại hàng hóa, quy tắc xuất xứ, cần mở rộng tuyên truyền sang các lĩnh vực khác như thương mại dịch vụ, đầu tư, thuận lợi hóa thương mại và các lĩnh vực mới (thương mại điện tử, sáng tạo, chuỗi cung ứng giá trị khu vực, cơ chế hải quan một cửa ASEAN).
- Đề cao xây dựng Cộng đồng ASEAN gắn kết, tự cường, dung nạp và hướng tới người dân, lấy người dân làm trung tâm với tinh thần: “vì an toàn, an ninh con người, không bỏ lại ai phía sau”. Theo đó, Tuyên truyền về hợp tác ASEAN nhằm mang lại lợi ích thiết thực cho người dân như an sinh, xã hội, lao động-việc làm, y tế, giáo dục, phát triển nguồn nhân lực, quyền của các nhóm yếu thể, ứng phó với các thách thức về môi trường và phát triển bền vững.
- Tuyên truyền về kinh nghiệm, hợp tác ASEAN nhằm giảm nhẹ, giảm thiểu rủi ro, ứng phó và phục hồi hiệu quả thiên tai, thảm họa, khói mù và tác động của dịch bệnh; phòng ngừa những rủi ro tiềm ẩn dẫn đến thảm họa, tăng cường phối hợp chính sách, đổi mới khoa học và công nghệ, tăng cường hệ thống cảnh báo sớm và tìm kiếm cứu nạn, bảo vệ sức khỏe và an sinh của người dân, phụ nữ, trẻ em và các nhóm yếu thế trong khu vực ASEAN.
1.2. Tuyên truyền về hợp tác ASEAN ứng phó COVID-19
- Tuyên truyền về sự chủ động của Việt Nam trong việc triển khai hiệu quả các tuyên bố/ kế hoạch hành động nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực của dịch Covid-19 và tăng cường kết nối chuỗi cung ứng khu vực: phối hợp cùng các nước mở rộng các mặt hàng trong Danh mục hàng hóa thiết yếu ASEAN nhằm thực hiện Biên bản ghi nhớ về việc xử lý các biện pháp phi thuế quan đối với hàng hóa thiết yếu (sáng kiến của Việt Nam và được các nước ASEAN ký thông qua vào ngày 10 tháng 11 năm 2020).
- Tuyên truyền các chủ trương, chương trình chung, kết quả hợp tác... được công bố của ASEAN trên cả 03 trụ cột, các giải thưởng của ASEAN...; các cơ quan, đơn vị tích cực giới thiệu, cung cấp thông tin về các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tiêu biểu trong hoạt động hợp tác ASEAN, được ASEAN công nhận thông qua các Giải thưởng của ASEAN, mạng lưới trong ASEAN, hoạt động đầu tư kinh doanh tại các nước trong khu vực.
1.4. Tuyên truyền về bản sắc Cộng đồng ASEAN, nâng cao cảm nhận thuộc về một cộng đồng chung
- Tăng cường hợp tác trao đổi, phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong khu vực làm phong phú thêm nội dung tuyên truyền.
- Quảng bá, giới thiệu về đất nước, con người, truyền thống văn hóa, cơ hội kinh doanh, thông tin về các dự án đầu tư, xúc tiến đầu tư, giới thiệu du lịch, văn hóa, đặc sản... của tỉnh Quảng Ninh, của Việt Nam đến các nước thành viên ASEAN và các nước đổi tác của ASEAN và ngược lại; tuyên truyền các sự kiện hội nhập quốc tế nổi bật của Việt Nam, của tỉnh; giới thiệu về lịch sử, văn hóa, đời sống của người dân các quốc gia thành viên ASEAN, tiềm năng, thế mạnh hợp tác mà tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam có thể khai thác.
- Tuyên truyền đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc của các thế lực cơ hội, thù địch nhằm chống phá đường lối đối ngoại của Đảng, ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của tỉnh, của đất nước; đẩy mạnh thông tin đối ngoại về thành tựu của Việt Nam trong quá trình hội nhập ASEAN.
- Tuyên truyền trên báo chí: Sử dụng đồng bộ, phát huy sức mạnh tổng hợp của các loại hình báo chí, gồm: Báo in, báo phát thanh, báo truyền hình, báo điện tử.
- Tuyên truyền trên mạng xã hội zalo, facebook, youtube, fanpage, cổng thông tin điện tử tỉnh, các trang thông tin điện tử, Cổng thông tin điện tử thành phần, các fanpage DDCI của tỉnh và các sở, ban, ngành, địa phương.
- Tuyên truyền thông qua các hội nghị, hội thảo, tọa đàm, các hoạt động thương mại, thu hút và xúc tiến đầu tư, giới thiệu các cơ hội kinh doanh, các lợi ích kinh tế sẽ đem lại cho doanh nghiệp của tỉnh khi Việt Nam tham gia hợp tác kinh tế ASEAN và đối tác ASEAN; qua các hoạt động giao lưu văn hóa, thể thao, hội chợ, triển lãm, các hoạt động hưởng ứng để nâng cao nhận thức về ASEAN và cộng đồng ASEAN.
1.1. Tuyên truyền trên các hạ tầng truyền thông của Trung tâm Truyền thông tỉnh
+ Mở và duy trì các chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề trên các hạ tầng truyền thông (gồm: báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình, Cổng Thông tin điện tử tỉnh, trang mạng xã hội); tăng cường tuyên truyền bằng hình ảnh, đồ họa như Infographic, E-magazines tạo thuận lợi cho độc giả và Nhân dân theo dõi, dễ nắm biết.
+ Các nội dung tuyên truyền của truyền hình, báo điện tử được đồng thời cập nhật lên các trang mạng xã hội do Trung tâm Truyền thông tỉnh quản lý (youtube, fanpage QMG - Tin tức Quảng Ninh 24/7...) để tiếp tục tạo sự lan tỏa lớn và tạo thêm kênh tham khảo chính thống cho người dùng mạng xã hội.
+ Tiếp sóng, phát sóng các chương trình phát thanh, truyền hình của Trung ương tuyên truyền về ASEAN và năm ASEAN để thực hiện công tác tuyên truyền trước, trong và sau khi diễn ra sự kiện quan trọng.
- Đơn vị chủ trì triển khai: Trung tâm Truyền thông tỉnh.
1.2. Tuyên truyền trên các hạ tầng truyền thông của các cơ quan báo chí hợp tác truyền thông với tỉnh, các cơ quan báo chí có văn phòng đại diện, phóng viên thường trú trên địa bàn tỉnh
- Thời gian thực hiện: Tuyên truyền theo sự kiện.
- Đơn vị định hướng thông tin: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.
1.3. Tuyên truyền trên hệ thống thông tin cơ sở
- Lựa chọn tuyên truyền qua bảng tin, xe tuyên truyền lưu động, cụm pano cổ động... phù hợp với đặc điểm từng vùng, miền, phong tục, tập quán từng dân tộc, từng đối tượng.
+ Tăng cường tuyên truyền trên hệ thống Đài truyền thanh cấp huyện, hệ thống truyền thanh xã, phường, thị trấn và khu dân cư; ưu tiên sử dụng hiệu quả hệ thống loa phát thanh tại các thôn, bản, tổ dân, khu phố, định kỳ tiếp sóng phát mới, phát lại các sản phẩm truyền thông của Trung tâm Truyền thông tỉnh; tăng cường tin, bài phát thanh tuyên truyền tại địa phương.
- Đơn vị chủ trì thực hiện và triển khai: Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.
2. Tuyên truyền trên các hạ tầng công nghệ thông tin
- Nội dung triển khai: Thiết kế các thông điệp về chủ đề ASEAN đăng trên hệ thống chính quyền điện tử của tỉnh, nền tảng wifi công cộng; gửi email công vụ của tỉnh phổ biến thông tin về ASEAN đến toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của tỉnh.
- Đơn vị chủ trì và triển khai thực hiện: Sở Thông tin và Truyền thông.
3. Tuyên truyền thông qua các hoạt động quảng bá hình ảnh mang tính đại chúng
+ Hướng dẫn tuyên truyền trực quan: treo cờ ASEAN, pa nô, áp phích, băng rôn, bảng điện tử... tại nơi công cộng và trụ sở làm việc của các cơ quan, đơn vị nhân các ngày kỷ niệm lớn hoặc nhân các sự kiện quan trọng của ASEAN.
+ Tuyên truyền, quảng bá các điểm đến và các sản phẩm du lịch trong 10 quốc gia ASEAN, tạo mạng liên kết giữa các điểm du lịch trong ASEAN, nâng cao sức thu hút chung của cả khu vực,
- Đơn vị chủ trì: Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch.
+ Tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề, tập huấn, tọa đàm, triển lãm, giao lưu văn hóa, quảng bá xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư có ý nghĩa, thiết thực đối với các cơ quan, đơn vị nói chung, đông đảo người dân nói riêng, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp và giới trẻ, học sinh, sinh viên.
+ Các cơ sở giáo dục tổ chức lồng ghép các buổi sinh hoạt chuyên đề về ASEAN cho giáo viên và học sinh trên địa bàn tỉnh; Phát động, vận động học sinh, sinh viên tham gia các cuộc thi, giải thưởng tìm hiểu về ASEAN.
- Đơn vị chủ trì và triển khai thực hiện: Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.
- Nội dung triển khai:
+ Thường xuyên theo dõi, tổng hợp thông tin báo chí, mạng xã hội; chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan nắm bắt những thông tin tiêu cực, trái chiều, xuyên tạc, sai sự thật về Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng để kịp thời xử lý.
- Đơn vị chủ trì triển khai: Sở Thông tin và Truyền thông.
+ Triển khai các nội dung tuyên truyền, quảng bá ASEAN theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.
+ Cung cấp các tư liệu, hình ảnh... về công tác tuyên truyền, quảng bá ASEAN tỉnh Quảng Ninh khi có chỉ đạo của Bộ Thông tin và Truyền thông làm cơ sở dữ liệu tuyên truyền, quảng bá ASEAN, đáp ứng nhu cầu khai thác và chia sẻ thông tin giữa các bộ, ngành và các cơ quan báo chí truyền thông trong cả nước.
- Đơn vị đầu mối: Sở Thông tin và Truyền thông.
2. Các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ nhiệm vụ được phân công chủ động xây dựng kế hoạch triển khai hoạt động tuyên truyền, quảng bá ASEAN theo chức năng, nhiệm vụ, phù hợp với điều kiện thực tế ở đơn vị, địa phương; Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện gửi về Sở Thông tin và Truyền thông (trước ngày 10/11 hằng năm) để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Thông tin và Truyền thông theo quy định.
- Bộ Thông tin và Truyền thông; | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
File gốc của Kế hoạch 159/KH-UBND năm 2021 thực hiện Quyết định 1160/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hành động về tuyên truyền, quảng bá ASEAN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021-2025 đang được cập nhật.
Kế hoạch 159/KH-UBND năm 2021 thực hiện Quyết định 1160/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hành động về tuyên truyền, quảng bá ASEAN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021-2025
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tỉnh Quảng Ninh |
Số hiệu | 159/KH-UBND |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Người ký | Nguyễn Thị Hạnh |
Ngày ban hành | 2021-08-26 |
Ngày hiệu lực | 2021-08-26 |
Lĩnh vực | Văn hóa |
Tình trạng |