Nghị định này quy định về hoạt động mỹ thuật, bao gồm: Thi sáng tác và triển lãm mỹ thuật; trưng bày, mua bán, sao chép, đấu giá, giám định tác phẩm mỹ thuật; tượng đài, tranh hoành tráng; trại sáng tác điêu khắc.
Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động mỹ thuật tại Việt Nam quy định tại Điều 1 Nghị định này.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
a) Hội họa: Tranh sơn mài, sơn dầu, lụa, bột màu, màu nước, giấy dó và các chất liệu khác;
2. Triển lãm mỹ thuật là việc trưng bày, công bố, giới thiệu tác phẩm mỹ thuật đến công chúng, bao gồm triển lãm quy mô toàn quốc, khu vực, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; triển lãm do các tổ chức, cơ quan, nhóm, cá nhân thực hiện; triển lãm của Việt Nam tại nước ngoài và triển lãm của nước ngoài tổ chức tại Việt Nam.
4. Mẫu phác thảo tượng đài, tranh hoành tráng là bản gốc để thể hiện và hoàn chỉnh tác phẩm.
6. Giám định tác phẩm mỹ thuật là xác định giá trị nghệ thuật, nguồn gốc, tác giả và chủ sở hữu tác phẩm mỹ thuật.
2. Bảo tồn và phát huy những giá trị của mỹ thuật truyền thống.
4. Hỗ trợ, đặt hàng, sáng tác các tác phẩm mỹ thuật có giá trị nghệ thuật cao, tác động tốt đến đời sống xã hội.
6. Đào tạo tài năng mỹ thuật, nâng cao chất lượng giáo dục thẩm mỹ và mỹ thuật trong hệ thống giáo dục quốc dân.
8. Đầu tư, nâng cấp và xây dựng mới bảo tàng mỹ thuật, nhà triển lãm mỹ thuật ở Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
1. Xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật về hoạt động mỹ thuật; phổ biến, giáo dục pháp luật về mỹ thuật.
3. Cấp, thu hồi giấy phép trong hoạt động mỹ thuật.
5. Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế trong hoạt động mỹ thuật.
2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm giúp Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về mỹ thuật.
4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về mỹ thuật tại địa phương.
1. Kinh phí dành cho mỹ thuật của công trình văn hóa, thể thao và du lịch nằm trong tổng dự toán của công trình.
1. Tuyên truyền chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
3. Xuyên tạc sự thật lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa; xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân.
3. Tổ chức, cá nhân tổ chức thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật gửi hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm nhất là 30 ngày trước ngày tổ chức cuộc thi.
b) Danh sách tác giả, tác phẩm, chất liệu, kích thước tác phẩm, năm sáng tác;
d) Đối với triển lãm ngoài trời được tổ chức tại Việt Nam phải có văn bản của chủ địa điểm triển lãm cam kết đảm bảo các điều kiện về trật tự, an toàn xã hội, văn minh công cộng, vệ sinh, môi trường và phòng chống cháy nổ;
3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 Nghị định này xem xét cấp giấy phép; trường hợp không cấp giấy phép phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
5. Giấy phép cấp cho triển lãm mỹ thuật đưa ra trưng bày ở nước ngoài (mẫu số 4) là căn cứ để làm thủ tục hải quan.
1. Tổ chức, cá nhân trưng bày, mua bán, sao chép tác phẩm mỹ thuật phải đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và các quy định tại Nghị định này.
2. Việc sao chép tác phẩm mỹ thuật về danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, lãnh tụ, ngoài việc thực hiện quy định tại Khoản 1 Điều này còn phải thực hiện các quy định sau:
b) Tổ chức, cá nhân hành nghề sao chép, trưng bày tác phẩm mỹ thuật về danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, lãnh tụ phải bảo đảm sự tôn kính.
Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tới Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch sở tại. Hồ sơ gồm:
b) Ảnh màu kích thước 18x24 cm chụp bản mẫu và bản sao;
c) Bản sao chứng thực hợp đồng sử dụng tác phẩm hoặc văn bản đồng ý của chủ sở hữu tác phẩm mẫu.
1. Quy hoạch tượng đài, tranh hoành tráng là căn cứ để xây dựng kế hoạch, làm cơ sở lập dự án đầu tư xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng.
a) Quy hoạch tượng đài, tranh hoành tráng cấp quốc gia do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, sau khi có ý kiến bằng văn bản của các Bộ, ngành liên quan;
3. Nội dung cơ bản quy hoạch tượng đài, tranh hoành tráng:
b) Căn cứ lập quy hoạch;
d) Mục tiêu quy hoạch;
e) Giải pháp thực hiện quy hoạch;
4. Hồ sơ trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy định tại Khoản 2 Điều này bao gồm:
b) Thuyết minh nội dung quy hoạch và dự thảo Quyết định phê duyệt quy hoạch;
5. Thời gian phê duyệt quy hoạch:
Trường hợp đặc biệt phải kéo dài thời gian phê duyệt quy hoạch thì thời hạn tối đa là 60 ngày đối với quy hoạch cấp quốc gia và 30 ngày đối với quy hoạch cấp tỉnh.
a) Việc điều chỉnh quy hoạch tượng đài, tranh hoành tráng được thực hiện theo quy định tại các Khoản 2, 3 và 5 Điều này.
- Tờ trình;
7. Xây dựng công trình tượng đài, tranh hoành tráng chưa có quy hoạch:
b) Trường hợp cần xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng cấp quốc gia hoặc cấp tỉnh khi chưa có quy hoạch thì chủ đầu tư làm hồ sơ đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét chấp thuận làm cơ sở thực hiện đầu tư xây dựng.
Ngoài việc thực hiện các quyền và trách nhiệm theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng, chủ đầu tư công trình tượng đài, tranh hoành tráng còn có quyền và trách nhiệm sau đây:
2. Tổ chức sáng tác mẫu phác thảo;
4. Hoàn thiện hồ sơ xây dựng, đề nghị cấp phép xây dựng phần mỹ thuật công trình;
6. Lựa chọn người giám sát thi công phần mỹ thuật, chỉ đạo nghệ thuật.
1. Tác giả tượng đài, tranh hoành tráng là người trực tiếp sáng tác ra mẫu phác thảo được duyệt để xây dựng thông qua dự thi hoặc được chỉ định.
3. Tác giả có mẫu phác thảo được chọn thông qua dự thi, không phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều này.
a) Chịu trách nhiệm về chất lượng nghệ thuật công trình từ khâu sáng tác mẫu phác thảo đến các bước thể hiện và hoàn thiện;
c) Được tham gia giới thiệu nhà thầu cho chủ đầu tư để lựa chọn thể hiện phần mỹ thuật công trình;
đ) Được ghi danh vào công trình và các quyền lợi khác về vật chất và tinh thần theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
1. Thành lập Hội đồng nghệ thuật:
b) Số lượng thành viên Hội đồng nghệ thuật là số lẻ từ 07 đến 13 thành viên trong đó có chủ tịch và phó chủ tịch;
d) Tác giả, nhà thầu thi công không được tham gia Hội đồng nghệ thuật;
đ) Trước khi quyết định thành lập Hội đồng nghệ thuật, cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư phải có văn bản xin ý kiến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về danh sách thành viên Hội đồng nghệ thuật.
2. Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng nghệ thuật:
- Xét chọn mẫu phác thảo bước một và bước hai;
- Nghiệm thu các bước thi công mỹ thuật và nghiệm thu toàn bộ phần mỹ thuật công trình.
3. Phương thức làm việc của Hội đồng nghệ thuật:
b) Phiên họp của Hội đồng nghệ thuật phải có trên 2/3 số thành viên Hội đồng tham dự mới hợp lệ; quyết định của Hội đồng có giá trị khi được trên 1/2 tổng số thành viên Hội đồng đồng ý;
4. Chi phí hoạt động của Hội đồng nghệ thuật do chủ đầu tư bố trí trong tổng dự toán công trình theo quy định.
1. Lập đề cương dự án đầu tư xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng:
b) Đề cương dự án đầu tư xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng gồm: Nội dung chủ đề, hình thức nghệ thuật, quy mô, khối lượng các hạng mục, chất liệu và địa điểm xây dựng; hình thức đầu tư, dự kiến mức đầu tư, nguồn vốn đầu tư và thời gian thực hiện.
a) Căn cứ đề cương dự án quy định tại Khoản 1 Điều này, chủ đầu tư xây dựng quy chế và thể lệ sáng tác mẫu phác thảo, việc sáng tác mẫu phác thảo được thực hiện theo hai bước:
- Bước hai: Mẫu phác thảo tượng đài được thể hiện nâng cao từ mẫu phác thảo được chọn ở bước một, có kích thước từ 130 cm trở lên; mẫu phác thảo phù điêu, tranh hoành tráng có kích thước, tỷ lệ tương ứng với phần tượng; đối với tranh hoành tráng hoặc phù điêu không gắn với tượng (độc lập) thì phác thảo có diện tích 120 cm2; kèm theo thuyết minh ý tưởng nghệ thuật và bản thiết kế cơ sở quy hoạch tổng thể;
c) Chủ đầu tư trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt mẫu phác thảo bước hai đã được Hội đồng nghệ thuật chọn, làm căn cứ xây dựng dự án, dự toán, thiết kế thi công công trình;
b) Bản thiết kế tượng đài, tranh hoành tráng và ảnh chụp mẫu phác thảo bước hai đã được phê duyệt, đảm bảo xác định được khối lượng, trọng lượng, kích thước các chiều, diện tích bề mặt đủ điều kiện lập dự toán và triển khai các bước tiếp theo;
3. Thẩm quyền quyết định đầu tư dự án xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng.
2. Nội dung dự toán thể hiện các chi phí để sáng tác, thi công phần mỹ thuật bao gồm chi phí vật liệu, thiết bị, chi phí nhân công, nhuận bút, chi phí vận chuyển lắp đặt, thuế, phí dự phòng và các chi phí khác theo quy định.
4. Giá đề nghị chỉ định thầu của nhà thầu là căn cứ để ký kết hợp đồng, thanh quyết toán công trình.
6. Việc điều chỉnh dự toán phần mỹ thuật không làm thay đổi dự án đã được phê duyệt và không được vượt tổng vốn đầu tư và chỉ được thực hiện trong các trường hợp sau:
b) Thay đổi về giá vật liệu, tiền lương;
7. Việc tạm ứng, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải xin ý kiến bằng văn bản của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước khi cấp phép xây dựng đối với các công trình tượng đài, tranh hoành tráng sau đây:
b) Công trình tượng đài, tranh hoành tráng về Chủ tịch Hồ Chí Minh;
3. Hồ sơ xin cấp giấy phép (02 bộ) gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tới Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Hồ sơ bao gồm:
b) Quyết định chọn mẫu phác thảo bước hai của cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư, kèm theo ảnh, phác thảo chụp bốn mặt cỡ ảnh 18x24 cm có kèm chú thích;
4. Thời gian cấp giấy phép:
b) Đối với các công trình tượng đài, tranh hoành tráng quy định tại Khoản 2 Điều này, thời hạn cấp giấy phép không quá 20 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 02 bộ hồ sơ đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Hồ sơ gồm:
2. Nhà thầu được chỉ định thi công tượng đài, tranh hoành tráng phải đáp ứng các điều kiện sau:
b) Đủ điều kiện về cơ sở vật chất, nhà xưởng để thi công;
d) Được sự thỏa thuận bằng văn bản của tác giả.
4. Đơn vị được chỉ định thầu thi công tượng đài, tranh hoành tráng phải ký hợp đồng với chủ đầu tư. Nội dung hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của đơn vị được chỉ định thầu phần mỹ thuật được thực hiện theo pháp luật về đầu tư xây dựng.
1. Giám sát thi công:
a) Giám sát thi công phần mỹ thuật do tác giả trực tiếp hoặc thuê người khác là nhà điêu khắc có trình độ đại học mỹ thuật trở lên có kinh nghiệm xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng thực hiện;
b) Giám sát thi công thực hiện chất liệu do người có trình độ đại học trở lên về chuyên ngành hoặc là nghệ nhân có đủ điều kiện và năng lực giám sát thực hiện;
2. Nội dung giám sát:
3. Chỉ đạo nghệ thuật:
b) Tiêu chuẩn, nhiệm vụ của người chỉ đạo nghệ thuật:
- Kiểm tra, hướng dẫn, góp ý về quy trình, biện pháp, giải pháp nghệ thuật, đảm bảo các bước thể hiện đúng với mẫu phác thảo được duyệt và những góp ý chỉnh sửa nâng cao của Hội đồng nghệ thuật.
Điều 30. Thi công và nghiệm thu, bàn giao tượng đài, tranh hoành tráng
1. Thi công thể hiện tượng đài, tranh hoành tráng được thực hiện theo các bước cơ bản sau: Thể hiện mẫu tỷ lệ 1/1; làm khuôn, tạo mẫu; thi công chất liệu; dàn dựng, lắp đặt.
2. Cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư có trách nhiệm nghiệm thu công trình. Chủ đầu tư có trách nhiệm bàn giao công trình sau khi được nghiệm thu.
Điều 31. Bảo hành, bảo quản và quản lý công trình tượng đài, tranh hoành tráng
a) Nhà thầu thi công phần xây lắp cung ứng thiết bị, có trách nhiệm bảo hành công trình theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng;
b) Nhà thầu thi công phần mỹ thuật có trách nhiệm bảo hành phần mỹ thuật bao gồm: Khắc phục, thay thế, sửa chữa, điều chỉnh những khiếm khuyết về kỹ thuật và nghệ thuật trong thời gian bảo hành. Thi công bảo hành phải có sự tư vấn của Hội đồng nghệ thuật theo quy định tại Điều 23 Nghị định này.
2. Cơ quan, tổ chức sở hữu hoặc được giao quản lý công trình tượng đài, tranh hoành tráng có nhiệm vụ bảo quản, bảo dưỡng định kỳ.
3. Cơ quan, tổ chức sở hữu hoặc được giao quản lý công trình tượng đài, tranh hoành tráng có nhiệm vụ quản lý, sử dụng, phát huy hiệu quả công trình tượng đài, tranh hoành tráng và không gian tượng đài.
1. Việc dỡ bỏ, di dời địa điểm, chuyển chất liệu tượng đài, tranh hoành tráng phải có dự án đầu tư được cấp thẩm quyền phê duyệt và phải có giấy phép theo quy định tại Điều 27 Nghị định này.
a) Công trình không phù hợp với quy hoạch xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng; quy hoạch xây dựng đô thị và phát triển nông thôn;
3. Yêu cầu di đời, chuyển chất liệu:
b) Phải có tư vấn về nghệ thuật của Hội đồng nghệ thuật theo quy định tại Điều 23 Nghị định này;
a) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp giấy phép tổ chức trại sáng tác điêu khắc có sự tham gia của tổ chức, cá nhân nước ngoài;
2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 01 bộ tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều này. Hồ sơ bao gồm:
b) Đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
3. Thời hạn cấp giấy phép:
b) Giấy phép (mẫu số 10) có hiệu lực trong thời gian 12 tháng kể từ ngày ký; quá thời hạn trên mà không tổ chức trại sáng tác, chủ đầu tư có nhu cầu tổ chức trại sáng tác phải làm lại thủ tục xin cấp giấy phép;
4. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nghiệm thu tác phẩm của trại sáng tác, chủ đầu tư có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện đề án cho cơ quan cấp giấy phép.
1. Thành lập Hội đồng nghệ thuật:
b) Trước khi quyết định thành lập Hội đồng nghệ thuật, cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư phải xin ý kiến của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về danh sách thành viên Hội đồng nghệ thuật.
c) Số lượng thành viên Hội đồng nghệ thuật là số lẻ từ 05 đến 09 thành viên trong đó có chủ tịch và phó chủ tịch;
Hội đồng nghệ thuật phải có trên 2/3 số thành viên là các nhà điêu khắc, họa sỹ, có trình độ từ đại học trở lên, có uy tín, trong đó có 01 thành viên là kiến trúc sư; số thành viên còn lại là đại diện chủ đầu tư, đại diện ngành văn hóa, thể thao và du lịch và cơ quan khác có liên quan.
3. Hội đồng nghệ thuật làm việc theo nguyên tắc công khai, dân chủ, bình đẳng; quyết định theo đa số bằng hình thức bỏ phiếu kín. Kết luận của Hội đồng nghệ thuật phải được trên 1/2 tổng số thành viên đồng ý.
1. Trại viên trại sáng tác điêu khắc là người Việt Nam hoặc người nước ngoài có mẫu phác thảo được Hội đồng duyệt chọn.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2013.
a) Chương IV Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng;
c) Quy chế hoạt động Triển lãm Mỹ thuật và Gallery ban hành kèm theo Quyết định số 10/2000/QĐ-BVHTT ngày 15 tháng 5 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin;
1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn thi hành các Điều 4, 9, 11, 12, 26, 29, 30 và 31 Nghị định này.
Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; - Ngân hàng Chính sách xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: Văn thư, KGVX (3b).
- Tiêu đề của triển lãm: …………………………………………………………………
- Thời gian trưng bày từ …………………………………… đến: ……………………
- Số lượng tác giả: ………………………………………………………………………
- Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về triển lãm mỹ thuật và các quy định liên quan khi tổ chức triển lãm.
…….., ngày ….. tháng.....năm ... CÁ NHÂN/ NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC ĐỂ NGHỊ (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, nếu là tổ chức) (Ký, ghi rõ họ tên, nếu là cá nhân)
Đề nghị được cấp giấy phép triển lãm mỹ thuật từ Việt Nam ra nước ngoài
Địa điểm trưng bày: …………………………………………………………………………
Thời gian trưng bày từ: …………………………………… đến …………………………
Số lượng tác giả: ……………………………………………………………………………
- Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về triển lãm mỹ thuật và các quy định liên quan khi tổ chức triển lãm và pháp luật của nước sở tại.
…….., ngày ….. tháng.....năm ... CÁ NHÂN/ NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC ĐỂ NGHỊ (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, nếu là tổ chức) (Ký, ghi rõ họ tên, nếu là cá nhân)
Kính gửi: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, thành phố...
Địa chỉ: …………………………………………………………………………………….
Đề nghị được cấp giấy phép sao chép tranh, tượng danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, lãnh tụ:
Tên tác giả (bản mẫu) ……………………………………………………………………
Chất liệu bản sao chép: …………………………………………………………………
Tên cá nhân/tổ chức sao chép: …………………………………………………………
Mục đích sử dụng: …………………………………………………………………………
Cam kết:
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ.
...., ngày ….. tháng.....năm ... CÁ NHÂN/ NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, nếu là tổ chức) (Ký, ghi rõ họ tên, nếu là cá nhân)
- Căn cứ công văn số: …../…. ngày ….. tháng... năm ….. của... về việc đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình …………………………
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH, THÀNH PHỐ ……………
Xây dựng công trình …………………
- Tượng: (kích thước) …………… Chất liệu: ……………….
- Tranh hoành tráng: (kích thước)…….. Chất liệu: ……………….
- Dự toán kinh phí được cấp có thẩm quyền thẩm định theo văn bản số: ……………
- Tác giả: …………………………………………………………………………………….
- Mẫu phác thảo được Hội đồng Nghệ thuật duyệt chọn theo văn bản số: …………
Những điều cần lưu ý:
- Giấy phép này có hiệu lực trong thời gian 12 tháng kể từ ngày ký; quá thời hạn trên mà chưa khởi công công trình phải có công văn đề nghị gia hạn giấy phép.
Nơi nhận: - Các bên liên quan; - Lưu VP.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
Mẫu số 9
TÊN CƠ QUAN TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ -------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------
- Xét đơn đề nghị cấp giấy phép tổ chức Trại sáng tác điêu khắc ….. ngày ... tháng... năm .... của .... (cơ quan/tổ chức đề nghị cấp giấy phép) ……………..
(TÊN CƠ QUAN CẤP GIẤY PHÉP)
Được phép tổ chức Trại sáng tác điêu khắc ……………………………………………
- Số lượng tác giả: …………………………………………………………………………
- Chất liệu: ………………………………………………………………………………….
- Thời gian: …………………………………………………………………………………
- Chủ sở hữu tác phẩm: ………………………………………………………………….
- Cơ quan, đơn vị tổ chức trại sáng tác điêu khắc phải thực hiện đúng nội dung giấy phép và các quy định tại Nghị định số …../NĐ-CP ngày ... tháng … năm ... của Chính phủ.
Nơi nhận: - Cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy phép; - Lưu:
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN CẤP GIẤY PHÉP (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
Điều 2. Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật
Điểm c khoản 3 Điều 17 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“c) Hợp đồng sử dụng tác phẩm hoặc văn bản đồng ý của chủ sở hữu tác phẩm mẫu: Nộp bản sao có chứng thực hoặc bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu (trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp). nộp bản sao có chứng thực (trường hợp nộp hồ sơ qua bưu điện).”
Căn cứ Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật.
...
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều tại Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật.
...
Điều 4. Đối tượng tổ chức thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật
Đối tượng tổ chức thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật quy định tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 113/2013/NĐ-CP bao gồm:
1. Các Bộ (Cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ), Ban, Ngành, Đoàn thể Trung ương.
2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan đơn vị trực thuộc có chức năng hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.
3. Các Hội Văn học nghệ thuật.
4. Nhà Văn hóa. Trung tâm Văn hóa, Thể thao.
5. Doanh nghiệp có chức năng hoạt động trong lĩnh vực mỹ thuật, văn hóa nghệ thuật.
6. Các cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật.
7. Các tổ chức, cá nhân Việt Nam có chức năng hoạt động trong lĩnh vực mỹ thuật, văn hóa nghệ thuật theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Phối hợp tổ chức thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật
Các tổ chức, cá nhân không có chức năng hoạt động trong lĩnh vực mỹ thuật, văn hóa nghệ thuật khi tổ chức, cuộc thi sáng tác mỹ thuật phải phối hợp với các đơn vị quy định tại Điều 4 tại Thông tư này.
Căn cứ Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật.
...
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều tại Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật.
...
Điều 3. Đối tượng tổ chức thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật
Đối tượng tổ chức thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật quy định tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 113/2013/NĐ-CP bao gồm:
1. Các bộ (Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ), ngành trung ương.
2. Các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp.
3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, đơn vị trực thuộc.
4. Nhà Văn hóa. Trung tâm Văn hóa, Thể thao.
5. Doanh nghiệp có chức năng hoạt động trong lĩnh vực mỹ thuật, văn hóa nghệ thuật.
6. Hội Văn học, nghệ thuật. cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật.
7. Cơ quan báo chí.
8. Tổ chức, cá nhân trưng bày, mua bán tác phẩm mỹ thuật.
9. Các tổ chức, cá nhân khác có chức năng hoạt động trong lĩnh vực mỹ thuật, văn hóa nghệ thuật theo quy định của pháp luật.
Căn cứ Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật.
...
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều tại Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật.
...
Điều 4. Thông báo tổ chức thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật
1. Việc thông báo bằng văn bản về tổ chức thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định số 113/2013/NĐ-CP thực hiện theo quy định sau:
a) Tổ chức, cá nhân Việt Nam có nhu cầu tổ chức thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật quy mô toàn quốc, khu vực phải gửi thông báo bằng văn bản và hồ sơ thông báo theo quy định tại Khoản 2 Điều 11 Nghị định số 113/2013/NĐ-CP đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm).
b) Cơ quan, tổ chức có nhu cầu tổ chức thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật quy mô cấp tỉnh, cá nhân, nhóm cá nhân có nhu cầu tổ chức thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật tại địa phương phải gửi thông báo bằng văn bản và hồ sơ thông báo theo quy định tại Khoản 2 Điều 11 Nghị định số 113/2013/NĐ-CP đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
c) Nội dung thông báo phải nêu rõ: tên cuộc thi, địa điểm, thời gian tổ chức cuộc thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật.
Trường hợp phối hợp với tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế tổ chức sáng tác tác phẩm tại Việt Nam thông báo phải nêu rõ tên, địa chỉ, số điện thoại của tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế phối hợp tổ chức thi.
Căn cứ Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật.
...
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều tại Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật.
...
Điều 6. Thông báo tổ chức thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật
1. Việc thông báo bằng văn bản về tổ chức thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định số 113/2013/NĐ-CP thực hiện theo quy định sau:
a) Tổ chức, cá nhân Việt Nam có nhu cầu tổ chức thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật quy mô toàn quốc, khu vực phải gửi thông báo bằng văn bản và hồ sơ thông báo theo quy định tại Khoản 2 Điều 11 Nghị định số 113/2013/NĐ-CP đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm).
b) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu tổ chức thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật quy mô cấp tỉnh, phải gửi thông báo bằng văn bản và hồ sơ thông báo theo quy định tại Khoản 2 Điều 11 Nghị định số 113/2013/NĐ-CP đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Sở Văn hóa và Thể thao.
2. Nội dung thông báo phải nêu rõ: tên, chủ đề cuộc thi, địa điểm, thời gian tổ chức cuộc thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật.
Trường hợp phối hợp với tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế. tổ chức cuộc thi sáng tác tác phẩm tại Việt Nam, Văn bản thông báo phải nêu rõ tên, địa chỉ, số điện thoại của tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế phối hợp tổ chức thi.
Căn cứ Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật.
...
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều tại Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật.
...
Điều 4. Thông báo tổ chức thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật
...
2. Đề án tổ chức, thể lệ cuộc thi quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 11 Nghị định số 113/2013/NĐ-CP bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Đề án tổ chức cuộc thi:
- Tên hoặc chủ đề cuộc thi.
- Mục đích, ý nghĩa của cuộc thi.
- Cơ cấu giải thưởng, giá trị giải thưởng (nếu có giải thưởng).
- Trách nhiệm và quyền lợi của tổ chức, cá nhân tổ chức cuộc thi, người dự thi.
- Thành phần Ban Chỉ đạo (nếu có), Ban Tổ chức, Hội đồng nghệ thuật hoặc Ban giám khảo.
- Nguồn kinh phí tổ chức cuộc thi.
- Mẫu phiếu đăng ký tham dự cuộc thi.
b) Thể lệ cuộc thi phải quy định rõ đối tượng tham dự, điều kiện, tiêu chí, nội dung, trình tự tổ chức, thời gian và địa điểm tổ chức cuộc thi.
Căn cứ Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật.
...
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều tại Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật.
...
Điều 6. Thông báo tổ chức thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật
...
3. Đề án tổ chức, thể lệ cuộc thi quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 11 Nghị định số 113/2013/NĐ-CP bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Đề án tổ chức cuộc thi:
- Tên hoặc chủ đề cuộc thi.
- Mục đích, ý nghĩa của cuộc thi.
- Cơ cấu giải thưởng, giá trị giải thưởng (nếu có).
- Trách nhiệm và quyền lợi của tổ chức, cá nhân tổ chức cuộc thi, người dự thi.
- Thành phần Ban Chỉ đạo (nếu có), Ban Tổ chức, Hội đồng nghệ thuật hoặc Ban giám khảo.
- Nguồn kinh phí tổ chức cuộc thi.
- Mẫu phiếu đăng ký tham dự cuộc thi.
b) Thể lệ cuộc thi phải quy định rõ đối tượng tham dự, điều kiện, tiêu chí, nội dung, trình tự tổ chức, thời gian và địa điểm tổ chức cuộc thi.
Căn cứ Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật.
...
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều tại Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật.
...
Điều 5. Trách nhiệm báo cáo kết quả cuộc thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật
Trách nhiệm báo cáo kết quả cuộc thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật quy định tại Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 113/2013/NĐ-CP thực hiện theo quy định sau:
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc cuộc thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật, tổ chức, cá nhân tổ chức cuộc thi phải gửi báo cáo kết quả cuộc thi bằng văn bản đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm) đối với cuộc thi quy mô toàn quốc, khu vực hoặc cuộc thi có sự phối hợp tổ chức của tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế. đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đối với cuộc thi quy mô cấp tỉnh và cuộc thi do cá nhân, nhóm cá nhân tổ chức tại địa phương.
2. Báo cáo kết quả cuộc thi phải nêu rõ các tổ chức, cá nhân tham gia tổ chức. số lượng người tham gia thi. số lượng tác phẩm dự thi và kết quả giải thưởng (nếu có).
Căn cứ Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật.
...
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều tại Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật.
...
Điều 7. Trách nhiệm báo cáo kết quả cuộc thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật
Trách nhiệm báo cáo kết quả cuộc thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật quy định tại Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 113/2013/NĐ-CP thực hiện theo quy định sau:
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc cuộc thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật tổ chức, cá nhân tổ chức cuộc thi phải gửi báo cáo kết quả cuộc thi bằng văn bản đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm) đối với cuộc thi quy mô toàn quốc, khu vực hoặc cuộc thi có sự phối hợp tổ chức của tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế. đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Sở Văn hóa, Thể thao đối với cuộc thi quy mô cấp tỉnh.
2. Báo cáo kết quả cuộc thi phải nêu rõ các tổ chức, cá nhân tham gia tổ chức số lượng người tham gia thi. số lượng tác phẩm dự thi và kết quả giải thưởng (nếu có).
Căn cứ Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật.
...
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều tại Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật.
...
Điều 6. Tổ chức thi sáng tác mẫu phác thảo tượng đài, tranh hoành tráng
1. Đối với dự án công trình tượng đài, tranh hoành tráng quy định tại Khoản 4 Điều 12 Nghị định số 113/2013/NĐ-CP, dự án công trình tượng đài Bác Hồ phải tổ chức thi sáng tác mẫu phác thảo tượng đài, tranh hoành tráng.
Đối với dự án công trình tượng đài, tranh hoành tráng khác được chỉ định tác giả sáng tác mẫu phác thảo hoặc tổ chức thi sáng tác mẫu phác thảo.
2. Chủ đầu tư công trình tượng đài, tranh hoành tráng tổ chức thi sáng tác mẫu phác thảo có trách nhiệm:
a) Xây dựng đề án tổ chức, thể lệ cuộc thi trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt. Nội dung đề án, thể lệ cuộc thi thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư này và các quy định sau:
- Đề án và thể lệ cuộc thi phải quy định rõ nhiệm vụ, quyền lợi, trách nhiệm tác giả dự thi, kinh phí đầu tư sáng tác bước một và bước hai của tác giả.
- Thể lệ cuộc thi phải nêu rõ:
+ Quy hoạch không gian mặt bằng tổng thể, quy mô, chất liệu.
+ Hình thức nghệ thuật: Bố cục tượng đài, khối phụ trợ, phù điêu, tranh hoành tráng và các thành tố khác.
+ Yêu cầu cụ thể mẫu phác thảo dự thi bước một và bước hai: Số lượng mẫu phác thảo dự thi của mỗi tác giả, nhóm tác giả. kích thước, chất liệu, bản vẽ thiết kế sơ bộ và phối cảnh.
+ Tiêu chí về nội dung, về hình thức nghệ thuật làm căn cứ để tác giả dự thi sáng tác và Hội đồng nghệ thuật chấm chọn.
- Dự kiến thành viên Hội đồng nghệ thuật trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư quyết định thành lập Hội đồng nghệ thuật theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 113/2013/NĐ-CP.
b) Thực hiện thủ tục thông báo tổ chức thi sáng tác mẫu phác thảo tượng đài, tranh hoành tráng theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 113/2013/NĐ-CP.
c) Tổ chức cuộc thi sáng tác mẫu phác thảo tượng đài, tranh hoành tráng theo đúng đề án được phê duyệt.
d) Tổ chức việc thu nhận, bảo quản các mẫu phác thảo dự thi.
đ) Tổ chức việc xét chọn mẫu phác thảo của Hội đồng nghệ thuật.
e) Tổ chức việc lấy ý kiến góp ý của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, các cơ quan quản lý và nhân dân bằng các hình thức lấy ý kiến trực tiếp thông qua triển lãm, hội thảo khoa học.
Căn cứ Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật.
...
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều tại Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật.
...
Điều 8. Tổ chức thi sáng tác mẫu phác thảo tượng đài, tranh hoành tráng
1. Chủ đầu tư công trình tượng đài, tranh hoành tráng tổ chức thi sáng tác mẫu phác thảo có trách nhiệm:
a) Xây dựng đề án tổ chức, thể lệ cuộc thi trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt. Nội dung đề án, thể lệ cuộc thi thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Thông tư này.
b) Đề án cuộc thi phải quy định rõ nhiệm vụ, quyền lợi, trách nhiệm tác giả dự thi, kinh phí đầu tư sáng tác bước một và bước hai của tác giả.
c) Thể lệ cuộc thi hoặc tuyển chọn phải nêu rõ:
+ Quy hoạch không gian mặt bằng tổng thể, dự kiến quy mô, chất liệu.
+ Chủ đề và nội dung.
+ Hình thức nghệ thuật: (tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng, tượng đài và phù điêu, đài và khối biểu tượng).
+ Yêu cầu cụ thể mẫu phác thảo dự thi bước một và bước hai: Số lượng mẫu phác thảo dự thi của mỗi tác giả, nhóm tác giả. kích thước, chất liệu, bản vẽ phối cảnh.
2. Dự kiến thành viên Hội đồng nghệ thuật trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư quyết định thành lập Hội đồng nghệ thuật theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 113/2013/NĐ-CP.
3. Thực hiện thủ tục thông báo tổ chức thi sáng tác mẫu phác thảo tượng đài, tranh hoành tráng theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 113/2013/NĐ-CP.
4. Tổ chức cuộc thi sáng tác mẫu phác thảo tượng đài, tranh hoành tráng theo đúng đề án được phê duyệt.
5. Tổ chức việc thu nhận, bảo quản các mẫu phác thảo dự thi.
6. Tổ chức Hội đồng Nghệ thuật tuyển chọn mẫu phác thảo.
7. Tổ chức lấy ý kiến bằng các hình thức trưng bày, hội thảo, triển lãm (nếu thấy cần thiết).
Căn cứ Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật.
...
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều tại Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật.
...
Điều 7. Thành lập Hội đồng nghệ thuật tượng đài, tranh hoành tráng
Việc lấy ý kiến thỏa thuận trước khi thành lập Hội đồng nghệ thuật quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 23 Nghị định số 113/2013/NĐ-CP thực hiện theo quy định sau:
1. Trước khi quyết định thành lập Hội đồng nghệ thuật, cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư phải gửi văn bản lấy ý kiến thỏa thuận về danh sách thành viên Hội đồng nghệ thuật đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm).
2. Văn bản lấy ý kiến thỏa thuận phải nêu rõ về nội dung, quy mô, chất liệu công trình tượng đài, tranh hoành tráng. danh sách thành viên dự kiến của Hội đồng nghệ thuật. trình độ chuyên môn, thành tích hoạt động nghệ thuật trong lĩnh vực mỹ thuật, kiến trúc của các thành viên là nhà điêu khắc, họa sỹ, kiến trúc sư.
3. Căn cứ vào nội dung, quy mô, chất liệu công trình tượng đài, tranh hoành tráng, trình độ chuyên môn, uy tín, thành tích hoạt động nghệ thuật trong lĩnh vực mỹ thuật, kiến trúc của các thành viên trong danh sách dự kiến của Hội đồng nghệ thuật, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trả lời bằng văn bản về danh sách thành viên Hội đồng nghệ thuật. Trường hợp thành viên dự kiến không đáp ứng được yêu cầu về trình độ chuyên môn, uy tín, thành tích hoạt động nghệ thuật trong lĩnh vực mỹ thuật, kiến trúc, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ giới thiệu người thay thế.
Cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư phải thực hiện ý kiến bằng văn bản của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về danh sách thành viên Hội đồng nghệ thuật.
Căn cứ Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật.
...
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều tại Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật.
...
Điều 10. Lập dự toán và thẩm định dự toán phần mỹ thuật
Việc lập dự toán và thẩm định dự toán phần mỹ thuật thực hiện theo quy định tại Điều 26 Nghị định số 113/2013/NĐ-CP và các quy định sau:
1. Dự toán phần mỹ thuật công trình tượng đài, tranh hoành tráng được lập theo định mức ngành mỹ thuật do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành và theo các quy định, hướng dẫn khác có liên quan.
2. Thẩm định dự toán phần mỹ thuật công trình tượng đài, tranh hoành tráng:
a) Căn cứ lập và thẩm định dự toán:
- Theo bố cục mẫu phác thảo được duyệt.
- Theo quy mô và chất liệu của công trình tượng đài, tranh hoành tráng.
- Theo định mức ngành mỹ thuật và các quy định khác có liên quan.
b) Lập và thẩm định dự toán:
- Tổ chức tư vấn hoặc tác giả được chủ đầu tư ủy quyền lập dự toán.
- Chủ đầu tư tổ chức thẩm định dự toán trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. trường hợp chủ đầu tư không đủ năng lực tổ chức thẩm định dự toán thì có quyền thuê tư vấn có chức năng thẩm định giá để thẩm định dự toán. Chi phí thẩm định thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng.
- Chủ đầu tư hoặc các đơn vị có chức năng thẩm định giá thành lập Hội đồng thẩm định để thẩm định dự toán. Hội đồng thẩm định phải có 1/3 số thành viên là nhà điêu khắc, họa sĩ có kinh nghiệm về xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng, 2/3 số thành viên là các chuyên gia về tài chính, kinh tế, xây dựng có chứng chỉ hành nghề định giá.
- Hồ sơ thẩm định dự toán gồm:
+ Dự toán phần mỹ thuật có xác nhận của chủ đầu tư.
+ 04 ảnh mẫu phác thảo bước hai đã được phê duyệt kích thước 18x24 cm chụp bốn hướng (chính diện, bên phải, bên trái, phía sau).
+ Bản sao các văn bản có liên quan đến dự án đầu tư xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng.
- Nội dung thẩm định dự toán:
Thẩm định các chi phí nhân công, chi phí vật liệu, chi phí máy móc, thiết bị, động lực theo định mức ngành mỹ thuật do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành. chi phí vận chuyển xếp dỡ lắp đặt và các chi phí khác theo quy định hiện hành về đầu tư xây dựng.
Đối với các chi phí chưa có định mức thì được áp dụng theo giá phổ biến trên thị trường tại thời điểm thẩm định.
- Thời gian thẩm định không quá 20 (hai mươi) ngày kể từ ngày chủ đầu tư hoặc đơn vị tư vấn thẩm định nhận đủ hồ sơ theo khoản 2 điều nay.
- Tổ chức cá nhân thẩm định dự toán phần mỹ thuật phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về kết quả thẩm định do mình thực hiện.
Căn cứ Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật.
...
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều tại Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật.
...
Điều 8. Lập dự toán và thẩm định dự toán chi phí sáng tác, thi công phần mỹ thuật
Việc lập dự toán và thẩm định dự toán chi phí sáng tác, thi công phần mỹ thuật thực hiện theo quy định tại Điều 26 Nghị định số 113/2013/NĐ-CP và các quy định sau:
1. Dự toán chi phí sáng tác, thi công phần mỹ thuật công trình tượng đài, tranh hoành tráng được lập theo biểu tổng hợp, định mức ngành mỹ thuật do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành và theo các quy định, hướng dẫn khác có liên quan.
2. Thẩm định dự toán chi phí sáng tác, thi công phần mỹ thuật công trình tượng đài, tranh hoành tráng:
a) Căn cứ lập và thẩm định dự toán:
- Theo bố cục mẫu phác thảo được duyệt.
- Theo quy mô và chất liệu của công trình tượng đài, tranh hoành tráng.
- Theo định mức ngành mỹ thuật và các quy định khác có liên quan.
- Những hạng mục chưa có định mức của Nhà nước thì chủ đầu tư có trách nhiệm xây dựng định mức riêng để làm căn cứ thẩm định.
b) Lập và thẩm định dự toán:
- Tổ chức tư vấn hoặc tác giả được chủ đầu tư ủy quyền lập dự toán.
- Chủ đầu tư tổ chức thẩm định và phê duyệt dự toán. trường hợp chủ đầu tư không đủ năng lực tổ chức thẩm định dự toán thì có quyền thuê tư vấn thẩm định dự toán. Chi phí thẩm định thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng.
- Chủ đầu tư hoặc tổ chức được thuê thẩm định dự toán thành lập Hội đồng thẩm định để thẩm định dự toán. Hội đồng thẩm định phải có 1/3 số thành viên là nhà điêu khắc, họa sĩ có kinh nghiệm về xây dựng tượng đài, 2/3 số thành viên là các chuyên gia về tài chính, kinh tế, xây dựng có chứng chỉ hành nghề định giá.
- Hồ sơ thẩm định dự toán gồm:
+ Dự toán phần mỹ thuật có xác nhận của chủ đầu tư.
+ Văn bản xác nhận của chủ đầu tư về khối lượng, kích thước của tượng đài, tranh hoành tráng.
+ 04 ảnh mẫu phác thảo bước hai đã được phê duyệt kích thước 18x24 cm chụp bốn chiều (chính diện, bên phải, bên trái, phía sau).
+ Bản sao các văn bản có liên quan đến dự án đầu tư xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng.
- Nội dung thẩm định dự toán:
Thẩm định các chi phí nhân công, chi phí vật liệu theo định mức ngành mỹ thuật do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành. chi phí vận chuyển lắp đặt và các chi phí khác theo quy định của Nhà nước và ngành mỹ thuật.
Đối với các chi phí chưa có định mức thì được áp dụng theo giá phổ biến trên thị trường tại thời điểm thẩm định.
- Thời gian thẩm định, do chủ đầu tư quyết định hoặc do chủ đầu tư thỏa thuận với tổ chức được thuê tư vấn thẩm định nhưng tối đa không quá 20 (hai mươi) ngày kể từ ngày bắt đầu thẩm định.
- Tổ chức, cá nhân thẩm định dự toán phần mỹ thuật phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về kết quả thẩm định do mình thực hiện.
Căn cứ Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật.
...
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều tại Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật.
...
Điều 9. Giám sát, chỉ đạo nghệ thuật tượng đài, tranh hoành tráng
1. Kinh nghiệm xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng của nhà điêu khắc quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 29 Nghị định số 113/2013/NĐ-CP là tham gia xây dựng ít nhất 02 công trình tượng đài, tranh hoành tráng đạt chất lượng loại A.
Căn cứ Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật.
...
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều tại Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật.
...
Điều 9. Giám sát, chỉ đạo nghệ thuật tượng đài, tranh hoành tráng
...
2. Nghệ nhân thực hiện giám sát thi công thực hiện chất liệu quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 29 Nghị định số 113/2013/NĐ-CP là nghệ nhân ngành nghề gốm sứ, chạm khắc đá, gò, đúc, ép kim loại đã được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phong tặng danh hiệu Nghệ nhân.
Căn cứ Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật.
...
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều tại Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật.
...
Điều 10. Thi công và nghiệm thu, bàn giao công trình tượng đài, tranh hoành tráng
1. Việc thi công thể hiện tượng đài, tranh hoành tráng quy định tại Khoản 1 Điều 30 Nghị định số 113/2013/NĐ-CP thực hiện theo quy định sau:
a) Đơn vị thi công căn cứ mẫu phác thảo đã được duyệt tiến hành phóng mẫu tỷ lệ 1/1 trên chất liệu đất sét.
b) Mẫu tỷ lệ 1/1 phải đảm bảo khung cốt chịu lực, khung cốt tạo hình và phải thể hiện được đầy đủ chủ đề tư tưởng và tạo hình của mẫu phác thảo.
c) Mẫu tỷ lệ 1/1 phải được Hội đồng nghệ thuật nghiệm thu trước khi quyết định làm khuôn, tạo mẫu, thi công chất liệu.
d) Tác phẩm hoàn chỉnh phải thể hiện đúng mẫu tỷ lệ 1/1 và phải được Hội đồng nghệ thuật nghiệm thu trước khi quyết định dàn dựng, lắp đặt.
đ) Đơn vị thi công thực hiện dàn dựng, lắp đặt tượng đài, tranh hoành tráng tại hiện trường theo đúng thiết kế được duyệt, đảm bảo sự hài hòa giữa bục, bệ, tượng, phù điêu với cảnh quan môi trường của địa điểm xây dựng (ánh sáng, cây xanh, khuôn viên, tường rào).
Căn cứ Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật.
...
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều tại Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật.
...
Điều 10. Thi công và nghiệm thu, bàn giao công trình tượng đài, tranh hoành tráng
...
2. Việc nghiệm thu công trình tượng đài, tranh hoành tráng quy định tại Khoản 2 Điều 30 Nghị định số 113/2013/NĐ-CP thực hiện theo quy định sau:
a) Đối tượng tham gia nghiệm thu:
Cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu công trình. Thành phần tham gia Hội đồng nghiệm thu bao gồm:
- Đại diện cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư hoặc đại diện chủ đầu tư.
- Đơn vị giám sát thi công.
- Hội đồng nghệ thuật.
- Tác giả hoặc nhóm tác giả.
b) Nội dung nghiệm thu thực hiện theo các căn cứ sau:
- Đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Biên bản các phiên họp góp ý của Hội đồng nghệ thuật.
- Phác thảo đã được chủ đầu tư phê duyệt.
- Biên bản nghiệm thu các bước thi công mỹ thuật của Hội đồng nghệ thuật.
c) Quy trình nghiệm thu:
- Hội đồng nghiệm thu đánh giá chất lượng từng hạng mục xây dựng, hạng mục mỹ thuật.
- Hội đồng nghiệm thu họp thảo luận và biểu quyết bằng hình thức bỏ phiếu kín với 2/3 số phiếu đồng ý trở lên thì được thông qua nghiệm thu. Kết luận nghiệm thu phải lập thành biên bản có chữ kí của các thành viên tham gia cuộc họp nghiệm thu.
d) Các bộ phận, hạng mục công trình tượng đài, tranh hoành tráng hoàn thành chỉ được phép đưa vào sử dụng sau khi đã được nghiệm thu theo quy định.
đ) Tiêu chí đánh giá chất lượng nghệ thuật công trình:
- Loại A: là các hạng mục công trình đạt chất lượng nghệ thuật được chủ đầu tư và Hội đồng nghệ thuật đánh giá cao, có sự hài hòa với cảnh quan về không gian, kiến trúc, môi trường, đáp ứng được yêu cầu nội dung dự án.
- Loại B: Là các hạng mục công trình đạt chất lượng nghệ thuật trung bình.
Căn cứ Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật.
...
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều tại Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật.
...
Điều 11. Bảo hành, bảo quản và quản lý công trình tượng đài, tranh hoành tráng và tác phẩm của trại sáng tác điêu khắc ngoài trời
1. Thời gian bảo hành công trình tượng đài, tranh hoành tráng quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 31 Nghị định số 113/2013/NĐ-CP là 18 tháng.
Nhà thầu thi công phần mỹ thuật có trách nhiệm nộp tiền bảo hành vào tài khoản của chủ đầu tư với mức 5% giá trị hợp đồng thi công phần mỹ thuật và được chủ đầu tư hoàn trả tiền bảo hành công trình sau khi kết thúc thời hạn bảo hành và được chủ đầu tư xác nhận đã hoàn thành công việc bảo hành.
Căn cứ Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật.
...
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều tại Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật.
...
Điều 11. Bảo hành, bảo quản và quản lý công trình tượng đài, tranh hoành tráng và tác phẩm của trại sáng tác điêu khắc ngoài trời
...
2. Thời gian bảo quản, bảo dưỡng định kỳ công trình tượng đài, tranh hoành tráng và tác phẩm của trại sáng tác điêu khắc ngoài trời quy định tại Khoản 2 Điều 31 và Khoản 2 Điều 39 Nghị định số 113/2013/NĐ-CP là 06 tháng đối với tác phẩm bằng chất liệu đồng hoặc các kim loại khác, 01 năm đối với tác phẩm bằng chất liệu đá, bê tông và các chất liệu khác.
Căn cứ Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật.
...
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều tại Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật.
...
Điều 11. Bảo hành, bảo quản và quản lý công trình tượng đài, tranh hoành tráng và tác phẩm của trại sáng tác điêu khắc ngoài trời
...
3. Cơ quan, tổ chức sở hữu hoặc được giao quản lý công trình tượng đài, tranh hoành tráng và tác phẩm của trại sáng tác điêu khắc có trách nhiệm tổ chức bảo vệ, khai thác và phát huy hiệu quả giá trị sử dụng, ý nghĩa nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật của công trình tượng đài, tranh hoành tráng và tác phẩm của trại sáng tác điêu khắc.
Căn cứ Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật.
...
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều tại Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật.
...
Điều 11. Bảo hành, bảo quản và quản lý công trình tượng đài, tranh hoành tráng và tác phẩm của trại sáng tác điêu khắc ngoài trời
...
2. Thời gian bảo quản, bảo dưỡng định kỳ công trình tượng đài, tranh hoành tráng và tác phẩm của trại sáng tác điêu khắc ngoài trời quy định tại Khoản 2 Điều 31 và Khoản 2 Điều 39 Nghị định số 113/2013/NĐ-CP là 06 tháng đối với tác phẩm bằng chất liệu đồng hoặc các kim loại khác, 01 năm đối với tác phẩm bằng chất liệu đá, bê tông và các chất liệu khác.
Căn cứ Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật.
...
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều tại Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật.
...
Điều 12. Bảo hành, bảo quản và quản lý công trình tượng đài, tranh hoành tráng và tác phẩm của trại sáng tác điêu khắc ngoài trời
...
2. Thời gian bảo quản, bảo dưỡng định kỳ công trình tượng đài, tranh hoành tráng và tác phẩm của trại sáng tác điêu khắc ngoài trời quy định tại Khoản 2 Điều 31 và Khoản 2 Điều 39 Nghị định số 113/2013/NĐ-CP là 06 tháng đối với tác phẩm bằng chất liệu đồng hoặc các kim loại khác, 01 năm đối với tác phẩm bằng chất liệu đá, bê tông và các chất liệu khác.
3. Cơ quan tổ chức sở hữu hoặc được giao quản lý công trình tượng đài, tranh hoành tráng và tác phẩm của trại sáng tác điêu khắc có trách nhiệm tổ chức bảo vệ khai thác và phát huy hiệu quả giá trị sử dụng, ý nghĩa nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật của công trình tượng đài, tranh hoành tráng và tác phẩm của trại sáng tác điêu khắc.
Căn cứ Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật.
...
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều tại Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật.
...
Điều 11. Thi công và nghiệm thu, bàn giao công trình tượng đài, tranh hoành tráng
1. Việc thi công thể hiện tượng đài, tranh hoành tráng quy định tại Khoản 1 Điều 30 Nghị định số 113/2013/NĐ-CP thực hiện theo quy định sau:
a) Đơn vị thi công căn cứ mẫu phác thảo đã được duyệt tiến hành thể hiện mẫu tỷ lệ 1/1.
b) Mẫu tỷ lệ 1/1 phải đảm bảo khung cốt chịu lực, tạo hình cơ bản của mẫu phác thảo.
c) Mẫu tỷ lệ 1/1 phải được Hội đồng nghệ thuật nghiệm thu trước khi thực hiện các bước tiếp theo.
d) Tác phẩm trước khi lắp đặt tại địa điểm xây dựng phải thể hiện đúng mẫu tỷ lệ 1/1 và phải được Hội đồng nghệ thuật nghiệm thu.
2. Việc nghiệm thu công trình tượng đài, tranh hoành tráng quy định tại Khoản 2 Điều 30 Nghị định số 113/2013/NĐ-CP thực hiện theo quy định sau:
a) Đối tượng tham gia nghiệm thu phần mỹ thuật:
Cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư ra quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu. Thành phần tham gia Hội đồng nghiệm thu bao gồm:
- Đại diện cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư hoặc đại diện chủ đầu tư.
- Đơn vị giám sát thi công.
- Đơn vị tư vấn thiết kế.
- Đơn vị thi công.
- Hội đồng nghệ thuật.
- Tác giả hoặc nhóm tác giả:
b) Các căn cứ để nghiệm thu:
- Đề án hoặc Dự án và các tài liệu liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Biên bản nghiệm thu các bước thi công mỹ thuật của Hội đồng nghệ thuật.
c) Quy trình nghiệm thu:
- Hội đồng nghiệm thu đánh giá chất lượng hạng mục mỹ thuật.
- Hội đồng nghiệm thu họp thảo luận và biểu quyết bằng hình thức bỏ phiếu kín với 2/3 số phiếu đồng ý trở lên thì được thông qua nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng phần mỹ thuật. Kết luận nghiệm thu phải lập thành biên bản có chữ kí của các thành viên tham gia cuộc họp nghiệm thu.
d) Tiêu chí đánh giá chất lượng nghệ thuật:
- Loại A: là các hạng mục mỹ thuật đạt chất lượng nghệ thuật được Hội đồng nghiệm thu đánh giá cao.
- Loại B: Là các hạng mục mỹ thuật được hội đồng nghiệm thu đánh giá đạt chất lượng nghệ thuật trung bình.
- Loại C: Không đạt chất lượng nghệ thuật, không nghiệm thu.
3. Chủ đầu tư gửi báo cáo kết quả về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cục Mỹ thuật Nhiếp ảnh và Triển lãm) và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Sở Văn hóa Thể thao theo phân cấp quy định tại Điều 9 Thông tư này.
Căn cứ Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật.
...
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều tại Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật.
...
Điều 12. Bảo hành, bảo quản và quản lý công trình tượng đài, tranh hoành tráng và tác phẩm của trại sáng tác điêu khắc ngoài trời
1. Thời gian bảo hành công trình tượng đài, tranh hoành tráng quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 31 Nghị định số 113/2013/NĐ-CP là 12 tháng.
Nhà thầu thi công phần mỹ thuật có trách nhiệm nộp tiền bảo hành vào tài khoản của chủ đầu tư với mức 5% giá trị hợp đồng thi công phần mỹ thuật và được chủ đầu tư hoàn trả tiền bảo hành công trình sau khi kết thúc thời hạn bảo hành và được chủ đầu tư xác nhận đã hoàn thành công việc bảo hành.
2. Thời gian bảo quản, bảo dưỡng định kỳ công trình tượng đài, tranh hoành tráng và tác phẩm của trại sáng tác điêu khắc ngoài trời quy định tại Khoản 2 Điều 31 và Khoản 2 Điều 39 Nghị định số 113/2013/NĐ-CP là 06 tháng đối với tác phẩm bằng chất liệu đồng hoặc các kim loại khác, 01 năm đối với tác phẩm bằng chất liệu đá, bê tông và các chất liệu khác.
3. Cơ quan tổ chức sở hữu hoặc được giao quản lý công trình tượng đài, tranh hoành tráng và tác phẩm của trại sáng tác điêu khắc có trách nhiệm tổ chức bảo vệ khai thác và phát huy hiệu quả giá trị sử dụng, ý nghĩa nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật của công trình tượng đài, tranh hoành tráng và tác phẩm của trại sáng tác điêu khắc.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính tại các văn bản sau:
...
III. MỸ THUẬT, NHIẾP ẢNH VÀ TRIỂN LÃM
1. Quyết định số 10/2000/QĐ-BVHTT ngày 15 tháng 5 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá-Thông tin về việc ban hành Quy chế hoạt động triển lãm mỹ thuật và Gallery (sau đây gọi là Quyết định số 10/2000/QĐ-BVHTT).
...
3. Quyết định số 05/2000/QĐ-BVHTT ngày 29 tháng 3 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá-Thông tin ban hành Quy chế quản lý xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng (phần mỹ thuật) (sau đây gọi là Quyết định số 05/2000/QĐ-BVHTT).
4. Quyết định số 90/2008/QĐ-BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch về Quy chế tổ chức trại sáng tác điêu khắc (sau đây gọi là Quyết định số 90/2008/QĐ-BVHTTDL).
...
Điều 2. Việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính tại các văn bản quy định tại Điều 1 Thông tư này được thực hiện như sau:
...
III. MỸ THUẬT, NHIẾP ẢNH VÀ TRIỂN LÃM
1. Quyết định số 10/2000/QĐ-BVHTT
1.1. Cụm từ “Vụ Mỹ thuật” quy định trong Quyết định số 10/2000/QĐ-BVHTT và Quy chế hoạt động triển lãm mỹ thuật và Gallery ban hành kèm theo Quyết định số 10/2000/QĐ-BVHTT được thay bằng “Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm”.
1.2. Điều 6 Quy chế hoạt động triển lãm mỹ thuật và Gallery ban hành kèm theo Quyết định số 10/2000/QĐ-BVHTT được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 6. Thẩm quyền cấp phép:
1. Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm cấp giấy phép đối với:
a) Triển lãm mỹ thuật có quy mô toàn quốc, ngành, do các cơ quan Trung ương tổ chức.
b) Triển lãm mỹ thuật tại Việt Nam do tổ chức quốc tế. tổ chức nước ngoài hoặc nhiều nước phối hợp mang danh nghĩa đại diện cho một hoặc nhiều quốc gia tổ chức.
c) Triển lãm mỹ thuật quốc tế tại Việt Nam do tổ chức Việt Nam hoặc tổ chức nước ngoài tại Việt Nam tổ chức.
d) Hoạt động đưa tác phẩm mỹ thuật từ Việt Nam đi triển lãm tại nước ngoài do các cơ quan Trung ương thực hiện.
e) Hoạt động đưa tác phẩm mỹ thuật từ Việt Nam ra nước ngoài triển lãm mang danh nghĩa đại diện cho quốc gia Việt Nam.
2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp giấy phép đối với:
a) Triển lãm mỹ thuật tại địa phương do cá nhân, nhóm cá nhân người Việt Nam hoặc người nước ngoài tổ chức.
b) Triển lãm mỹ thuật tại địa phương, khu vực, do cơ quan trung ương, tổ chức nước ngoài tổ chức mà không thuộc thẩm quyền của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
c) Hoạt động đưa tác phẩm mỹ thuật từ địa phương đi triển lãm tại nước ngoài không mang danh nghĩa đại diện cho quốc gia Việt Nam do các cơ quan, tổ chức, cá nhân tại địa phương thực hiện.
3. Trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm cấp giấy phép. Trường hợp không cấp giấy phép phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.”.
1.3. Điều 8 Quy chế hoạt động triển lãm mỹ thuật và Gallery ban hành kèm theo Quyết định số 10/2000/QĐ-BVHTT được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 8. Thủ tục đề nghị cấp phép
1. Thủ tục đề nghị cấp giấy phép tổ chức triển lãm mỹ thuật tại Việt Nam
Cá nhân, cơ quan, tổ chức muốn tổ chức triển lãm mỹ thuật tại Việt Nam phải nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện một (01) bộ hồ sơ đề nghị cấp phép đến cơ quan có thẩm quyền cấp phép quy định tại Điều 6 Quy chế này.
a) Hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép tổ chức triển lãm mỹ thuật tại Việt Nam (Mẫu 14) hoặc công văn, công hàm.
- Danh sách tác phẩm, tác giả, chất liệu, kích thước tác phẩm.
- Ảnh chụp tác phẩm sẽ triển lãm (ảnh mầu khuôn khổ 9cm x 12cm trở lên, dán trên giấy khổ A4, có chú thích ảnh kèm theo). Trường hợp trong tác phẩm có chữ viết bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch ra tiếng Việt.
- Bản sao chứng minh thư nhân dân (đối với cá nhân Việt Nam), hộ chiếu (đối với cá nhân là Việt kiều và người nước ngoài). Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, khi nộp mang theo bản gốc để đối chiếu. trường hợp nộp hồ sơ gửi qua đường bưu điện, nộp bản sao có công chứng hoặc chứng thực.
- Đối với các triển lãm được quy định tại điểm b, điểm c, khoản 1 và khoản 2 Điều 6 Quy chế này thì cần phải có giấy mời, hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận giữa hai bên.
b) Thời hạn nộp hồ sơ: Trước ngày dự kiến khai mạc triển lãm ít nhất là bảy (07) ngày làm việc.
2. Thủ tục đề nghị cấp giấy phép đưa tác phẩm mỹ thuật từ Việt Nam ra nước ngoài tham dự triển lãm
Cá nhân, cơ quan, tổ chức muốn đưa tác phẩm mỹ thuật từ Việt Nam ra nước ngoài tham dự triển lãm nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện một (01) bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép đến cơ quan có thẩm quyền cấp phép quy định tại Điều 6 Quy chế này.
a) Hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép đưa tác phẩm mỹ thuật từ Việt Nam ra nước ngoài tham dự triển lãm (Mẫu 15) hoặc công văn, công hàm.
- Danh sách tác phẩm, tác giả, chất liệu, kích thước tác phẩm.
- Ảnh chụp tác phẩm sẽ triển lãm (ảnh mầu khuôn khổ 9cm x 12cm trở lên, dán trên giấy khổ A4, có chú thích ảnh kèm theo). Trường hợp trong tác phẩm có chữ viết bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch ra tiếng Việt.
- Bản sao chứng minh thư nhân dân (đối với cá nhân Việt Nam), hộ chiếu (đối với cá nhân là Việt kiều và người nước ngoài). Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, khi nộp mang theo bản gốc để đối chiếu. trường hợp nộp hồ sơ gửi qua đường bưu điện, nộp bản sao có công chứng hoặc chứng thực.
- Giấy mời, hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận của hai bên.
b) Thời hạn nộp hồ sơ: trước ngày dự kiến gửi tác phẩm đi ít nhất là bảy (07) ngày làm việc.
3. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nộp lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính tại thời điểm đề nghị cấp phép.”.
...
3. Quyết định số 05/2000/QĐ-BVHTT
3.1. Cụm từ “Vụ Mỹ thuật” quy định trong Quyết định số 05/2000/QĐ-BVHTT và Quy chế quản lý xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng (phần mỹ thuật) ban hành kèm theo Quyết định số 05/2000/QĐ-BVHTT được thay bằng “Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm”.
3.2. Điều 13 Quy chế quản lý xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng (phần mỹ thuật) ban hành kèm theo Quyết định số 05/2000/QĐ-BVHTT được sửa đổi, bổ sung tại khoản d như sau:
"d. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thể hiện tượng đài, tranh hoành tráng phần mỹ thuật
Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép nộp hai (02) bộ hồ sơ bằng cách gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm hoặc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch nơi có công trình xin phép xây dựng theo quy định tại điểm c Điều 13 Quy chế này.
Hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng (Mẫu số 1 Quy chế quản lý xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng ban hàn kèm theo Quyết định số 05/2000/QĐ-BVHTT).
- Biên bản lần duyệt chọn mẫu phác thảo cuối cùng của Hội đồng nghệ thuật.
- Hồ sơ dự án được duyệt.
- Ảnh chụp phác thảo 3 chiều (kích thước nhỏ nhất là 15 x 18 cm) và bản vẽ phương án thiết kế.
Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm xem xét hồ sơ, cấp phép. Thời hạn cấp giấy phép là hai mươi (20) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch xem xét hồ sơ, cấp phép. Thời hạn cấp giấy phép là mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp không cấp giấy phép phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.
Giấy phép thể hiện tượng đài, tranh hoành tráng có hiệu lực trong thời gian mười hai (12) tháng kể từ ngày ký, quá thời hạn trên mà không thực hiện chủ đầu tư phải xin cấp lại.".
3.3. Điều 15 Quy chế quản lý xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng (phần mỹ thuật) ban hành kèm theo Quyết định số 05/2000/QĐ-BVHTT được sửa đổi, bổ sung tại các khoản b, c, d và e như sau:
“b. Cơ quan thẩm định dự toán phần mỹ thuật (chỉ ứng dụng với nguồn vốn ngân sách nhà nước):
- Dự toán kinh phí phần mỹ thuật lớn hơn 7 tỷ đồng phải được Hội đồng liên ngành do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì thẩm định (giúp việc cho Hội đồng có các chuyên viên thẩm định).
- Dự toán kinh phí phần mỹ thuật dưới 7 tỷ đồng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (giao Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì) thẩm định (giúp Cục trưởng có các chuyên viên thẩm định).
- Công trình có dự toán kinh phí phần mỹ thuật dưới 300 triệu đồng do Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch thẩm định.
c. Tổ chức, cá nhân đề nghị thẩm định dự toán phần mỹ thuật tượng đài, tranh hoành tráng nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hai (02) bộ hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng tượng đài tranh hoành tráng (phần mỹ thuật) đến Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (đối với dự toán kinh phí từ 7 tỷ đồng trở lên và dự toán kinh phí dưới 7 tỷ đồng). nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hai (02) bộ hồ sơ đề nghị cấp phép đến Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch nơi có công trình đề nghị thẩm định (đối với dự toán kinh phí dưới 300 triệu đồng). Hồ sơ gồm:
- Công văn đề nghị thẩm định dự toán phần mỹ thuật của chủ đầu tư dự án.
- Dự toán kinh phí do tác giả hoặc kết hợp giữa tác giả với đơn vị thể hiện lập.
- Quyết định của cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án (nếu có).
d. Kết thúc thẩm định:
- Cơ quan thẩm định phải trả kết quả thẩm định cho tổ chức, cá nhân đề nghị thẩm định.
- Cơ quan thẩm định dự toán phần mỹ thuật phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về kết quả công việc do mình thực hiện.
e. Thời hạn thẩm định là hai mươi lăm (25) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (đối với công trình từ 7 tỷ đồng trở lên). mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (đối với công trình dưới 7 tỷ đồng) và bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (đối với công trình dưới 300 triệu đồng). Trường hợp không thẩm định, cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.”.
4. Quyết định số 90/2008/QĐ-BVHTTDL
4.1. Điều 12 Quy chế tổ chức trại sáng tác điều khắc ban hành kèm theo Quyết định số 90/2008/QĐ-BVHTTDL được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 12. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép
Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép tổ chức trại sáng tác điêu khắc quốc tế, trại điêu khắc quốc gia nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hai (02) bộ hồ sơ đến Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm. đề nghị cấp giấy phép tổ chức trại sáng tác điêu khắc trong nước do tổ chức, cá nhân thuộc địa phương tổ chức tại địa phương nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hai (02) bộ hồ sơ đến Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch nơi tổ chức trại. Hồ sơ gồm:
1. Đơn đề nghị cấp giấy phép (Mẫu 19).
2. Đề án, thiết kế quy hoạch tổng thể nơi trưng bày vườn tượng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Nội dung Đề án bao gồm:
- Tên Đề án, đơn vị tổ chức.
- Mục đích, ý nghĩa, tính chất và hiệu quả của đề án.
- Thời gian, địa điểm tổ chức trại.
- Địa điểm trưng bày tác phẩm kèm theo bản vẽ thiết kế mặt bằng.
- Nguồn vốn đầu tư, tổng mức đầu tư.
- Quy mô tổ chức trại: Số lượng tác giả, tác phẩm.
- Chất liệu, giải pháp thi công, nhân công thực hiện tác phẩm.
- Cơ chế quản lý, phương án bảo vệ, bảo quản, tu bổ và khai thác sử dụng tác phẩm.
- Trách nhiệm và quyền lợi của tác giả.
3. Thể lệ tổ chức Trại sáng tác điêu khắc của Chủ đầu tư.”.
4.2. Điều 13 Quy chế tổ chức trại sáng tác điều khắc ban hành kèm theo Quyết định số 90/2008/QĐ-BVHTTDL được sửa đổi, bổ sung tại các khoản 1 và 2 như sau:
"1. Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm xem xét, thẩm định hồ sơ, cấp phép. Thời hạn cấp giấy phép là bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm có trách nhiệm cấp giấy phép. Trường hợp không cấp giấy phép phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.
2. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch nơi tổ chức trại xem xét, thẩm định hồ sơ, cấp phép. Thời hạn cấp giấy phép là năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch nơi tổ chức trại có trách nhiệm cấp giấy phép. Trường hợp không cấp giấy phép phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.".