BỘ TƯ PHÁP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 527/QĐ-BTP | Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2023 |
BAN HÀNH KẾ HOẠCH TỔNG KẾT 10 NĂM THI HÀNH LUẬT HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Căn cứ Luật Hòa giải ở cơ sở ngày 20/6/2013;
Căn cứ Nghị định số 98/2022/NĐ-CP ngày 29/11/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Quyết định số 15/QĐ-HĐPH ngày 15/3/2023 của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương phê duyệt Kế hoạch hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương năm 2023;
Căn cứ Quyết định số 86/QĐ-BTP ngày 31/01/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2023;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch tổng kết 10 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
TỔNG KẾT 10 NĂM THI HÀNH LUẬT HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ
(Kèm theo Quyết định số 527/QĐ-BTP ngày 10 tháng 4 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)
1. Mục đích
a) Đánh giá khách quan, toàn diện những kết quả đạt được, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở.
b) Nhận diện những bất cập, mâu thuẫn, chồng chéo, khoảng trống (nếu có) nhằm đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật cũng như các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan; đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở trong thời gian tới.
c) Phát hiện, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong 10 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn.
2. Yêu cầu
a) Việc tổng kết Luật Hòa giải ở cơ sở phải được tiến hành nghiêm túc, khách quan, thực chất, toàn diện từ trung ương đến cơ sở; đảm bảo đúng mục đích và tiến độ đề ra, tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế. Đồng thời, bám sát các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 2611/QĐ-BTP ngày 04/11/2013 của Bộ Tư pháp về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở.
b) Bám sát Đề cương tổng kết, kèm theo số liệu chứng minh cụ thể; chú trọng phân tích tồn tại, hạn chế, vướng mắc của Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành (nếu có) và đề xuất giải pháp cụ thể.
c) Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị liên quan trong quá trình tổng kết các văn bản, phát huy vai trò nòng cốt của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở.
II. PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC TỔNG KẾT
1. Phạm vi, nội dung tổng kết
a) Phạm vi tổng kết:
- Việc tổng kết được thực hiện trên phạm vi toàn quốc, tại các cơ quan, tổ chức, đoàn thể ở trung ương có liên quan và địa phương.
- Mốc thời gian thông tin, số liệu tổng kết: Tính từ tháng 01/2014 đến hết tháng 6/2023.
b) Nội dung tổng kết: Theo Đề cương Báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở và các biểu mẫu thống kê kèm theo Kế hoạch này (Phụ lục I và II của Kế hoạch).
2. Hình thức tổng kết
a) Căn cứ tình hình thực tế, điều kiện cụ thể, bộ, cơ quan, tổ chức, đoàn thể ở trung ương và các địa phương chủ động lựa chọn hình thức tổ chức tổng kết 10 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở phù hợp.
b) Căn cứ tình hình thực tế, Bộ Tư pháp sẽ tổ chức tổng kết 10 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở bằng hình thức phù hợp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI VIỆC TỔNG KẾT
1. Tổ chức kiểm tra kết quả triển khai Luật Hòa giải ở cơ sở
- Chủ trì thực hiện:
+ Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp chủ trì kiểm tra tại một số địa phương đại diện các vùng, miền trên cả nước.
+ Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì kiểm tra trên địa bàn.
- Phối hợp thực hiện: Đơn vị chức năng của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận, và một số tổ chức, đơn vị có liên quan (Tài chính; Văn hóa, thể thao và Du lịch ở trung ương và địa phương).
- Thời gian thực hiện: Quý II, III/2023.
- Sản phẩm: Các đoàn kiểm tra được tổ chức; báo cáo kết quả kiểm tra.
2. Tổ chức các hoạt động truyền thông về kết quả tổ chức thực hiện các văn bản
a) Xây dựng, đăng tải các tin bài, phóng sự; phát hành sản phẩm truyền thông về kết quả thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở trên các phương tiện thông tin đại chúng
- Chủ trì thực hiện: Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Văn phòng (Bộ Tư pháp); Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Phối hợp thực hiện: Báo Pháp luật Việt Nam, Cục Công nghệ thông tin, cơ quan báo chí ở trung ương, địa phương và các cơ quan, tổ chức liên quan.
- Thời gian thực hiện: Quý II - IV/2023 (cao điểm từ ngày 15/10/2023 đến ngày 15/11/2023).
- Sản phẩm: Các tin, bài, phóng sự, sản phẩm truyền thông được đăng tải, phát hành trên các Báo của trung ương và địa phương, trên Trang Thông tin điện tử Phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ Tư pháp/Cổng Thông tin điện tử Phổ biến, giáo dục pháp luật quốc gia, Cổng/Trang Thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức ở trung ương và địa phương.
b) Tổ chức sưu tầm, cung cấp tài liệu, phóng sự, băng, đĩa, video clip, tư liệu, hình ảnh... về công tác hòa giải ở cơ sở trong 10 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở. Các thông tin, tư liệu sưu tầm bảo đảm chất lượng, tiêu chuẩn về hình ảnh và âm thanh để có thể sử dụng vào việc sản xuất các chương trình phát thanh - truyền hình (theo tiêu chuẩn HD). Chú trọng thông tin về những sáng kiến, mô hình, cách làm hay, hiệu quả, những tập thể, cá nhân tiêu biểu, có thành tích xuất sắc trong công tác này.
- Chủ trì thực hiện: Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Phối hợp thực hiện: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận.
- Thời gian thực hiện: Đề nghị gửi về Bộ Tư pháp (qua Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, đồng chí Nguyễn Kim Thoa, email: [email protected]) trước ngày 31/8/2023.
- Sản phẩm: Tài liệu, phóng sự, băng, đĩa, video clip, tư liệu, hình ảnh... được gửi về Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật.
c) Xây dựng phóng sự tổng kết 10 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở.
- Chủ trì thực hiện: Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp.
- Phối hợp thực hiện: Văn phòng Bộ Tư pháp; Báo Pháp luật Việt Nam; đơn vị chức năng của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, đơn vị liên quan.
- Thời gian thực hiện: Tháng 9-11/2023.
- Sản phẩm: Phóng sự tổng kết được xây dựng.
3. Tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở
- Chủ trì thực hiện: Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp.
- Phối hợp thực hiện: Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Quý II - III/2023.
- Sản phẩm: Hội thảo được tổ chức.
a) Xây dựng báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở của các bộ, cơ quan, tổ chức ở trung ương và địa phương
- Chủ trì thực hiện: Các bộ, cơ quan, tổ chức ở trung ương có liên quan đến công tác hòa giải ở cơ sở5. Tổ chức khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong 10 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở
a) Tham mưu cấp có thẩm quyền khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong 10 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở thuộc cơ quan, tổ chức, địa phương
- Chủ trì thực hiện: Sở Tư pháp cấp tỉnh; Phòng Tư pháp cấp huyện; Công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã.
- Phối hợp thực hiện: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp.
- Thời gian hoàn thành: Tháng 11/2023.
- Sản phẩm: Bằng khen, giấy khen của cấp có thẩm quyền được trao, tặng cho tập thể, cá nhân tiêu biểu, xuất sắc.
b) Tham mưu cấp có thẩm quyền khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong 10 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở
- Chủ trì thực hiện: Vụ Thi đua - Khen thưởng, Bộ Tư pháp.
- Phối hợp thực hiện: Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp; đơn vị chức năng của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Thời gian hoàn thành: Tháng 11/2023.
- Sản phẩm: Bằng khen của cấp có thẩm quyền được trao, tặng cho tập thể, cá nhân tiêu biểu, xuất sắc.
1. Trách nhiệm thực hiện
a) Bộ Tư pháp
- Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị đầu mối của các bộ, cơ quan, tổ chức ở trung ương và địa phương; các đơn vị có liên quan thuộc Bộ triển khai thực hiện Kế hoạch này; tham mưu, giúp Lãnh đạo Bộ Tư pháp hướng dẫn, đôn đốc việc tổ chức các hoạt động tổng kết; kịp thời báo cáo về khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Kế hoạch này.
- Các đơn vị thuộc Bộ chủ động triển khai thực hiện các nội dung công việc được phân công theo Kế hoạch này; chủ động bố trí hoặc lập dự toán kinh phí gửi Văn phòng Bộ theo quy định để tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định.
- Vụ Thi đua - Khen thưởng chủ trì, phối hợp với Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật và các đơn vị thuộc Bộ có liên quan tham mưu hướng dẫn, thực hiện các thủ tục đề xuất khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong 10 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở.
b) Bộ Tư pháp đề nghị Tòa án nhân dân tối cao; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Bộ Công an; Bộ Quốc phòng; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Tài chính; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Ủy ban Dân tộc; Đài Truyền hình Việt Nam; Đài Tiếng nói Việt Nam; Thông tấn xã Việt Nam; Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam; Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam; Hội Người cao tuổi Việt Nam; Hội Luật gia Việt Nam; Liên đoàn Luật sư Việt Nam xây dựng Báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở bảo đảm chất lượng và đúng tiến độ theo điểm a mục 4 phần III Kế hoạch này.
2. Kinh phí tổ chức thực hiện
Kinh phí phục vụ hoạt động tổ chức tổng kết 10 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở của cơ quan, tổ chức ở trung ương và địa phương được lấy từ nguồn kinh phí thường xuyên năm 2023 của cơ quan, đơn vị dành cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở và các nguồn hỗ trợ khác (nếu có).
Kinh phí phục vụ các hoạt động tổng kết Luật Hòa giải ở cơ sở của Bộ Tư pháp được bố trí trong kinh phí hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương và các nhiệm vụ đặc thù trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ Tư pháp năm 2023 và các nguồn hỗ trợ hợp pháp khác (nếu có).
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh về Bộ Tư pháp để được hướng dẫn, giải đáp (Phòng Quản lý công tác hòa giải ở cơ sở, Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật: điện thoại: 024.62739471)./.
ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO TỔNG KẾT 10 NĂM THI HÀNH LUẬT HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ
(Kèm theo Quyết định số 527/QĐ-BTP ngày 10 tháng 4 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)
I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN LUẬT HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ
1. Thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước trong công tác hòa giải ở cơ sở
a) Ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Luật (văn bản quy phạm pháp luật, văn bản cá biệt).
b) Tình hình quán triệt, phổ biến, truyền thông về Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành đến các đối tượng liên quan.
- Các hình thức phổ biến, truyền thông đã được áp dụng, triển khai (tập huấn, bồi dưỡng, cung cấp tài liệu...); kết quả đạt được.
- Số lượng cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ về hòa giải ở cơ sở được tuyên truyền, phổ biến; số lượng các chương trình phát sóng, phát thanh, số chuyên mục đăng tải trên báo, mạng internet; số lượng Nhân dân được tuyên truyền, phổ biến về pháp luật hòa giải ở cơ sở.
c) Nâng cao năng lực cho người làm công tác hòa giải ở cơ sở
- Tập huấn viên về hòa giải ở cơ sở
- Hòa giải viên
d) Hoạt động kiểm tra công tác hòa giải cơ sở
đ) Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác hòa giải cơ sở
e) Khen thưởng trong công tác hòa giải cơ sở
g) Hợp tác quốc tế về hòa giải ở cơ sở
h) Bố trí nguồn lực thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở
- Số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở; đội ngũ cán bộ, công chức tổ chức chính trị - xã hội được giao nhiệm vụ theo dõi, hướng dẫn công tác hòa giải ở cơ sở của cơ quan, đơn vị, địa phương.
- Về kinh phí cho công tác hòa giải ở cơ sở: Nêu rõ mức kinh phí ngân sách nhà nước thường xuyên hàng năm bố trí cho công tác hòa giải ở cơ sở. Đánh giá rõ mức độ bố trí kinh phí theo hàng năm (tăng hoặc giảm) từ khi có Luật Hòa giải ở cơ sở đến nay.
- Huy động nguồn lực xã hội cho công tác hòa giải ở cơ sở: Nêu rõ các hình thức, hoạt động huy động nguồn lực trong xã hội (con người và kinh phí) triển khai công tác hòa giải ở cơ sở tại bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức; mức kinh phí huy động được.
2. Sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các bộ, cơ quan ngang bộ với cơ quan Tư pháp trong công tác hòa giải ở cơ sở
Đánh giá sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các bộ, cơ quan ngang bộ với cơ quan Tư pháp cùng cấp trong công tác hòa giải ở cơ sở (thực hiện đầy đủ chưa? Mức độ thực hiện như thế nào, có hiệu quả hay không?).
3. Tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở (chỉ dành cho địa phương)
- Số lượng tổ hòa giải và hòa giải viên, thành phần của Tổ hòa giải; Củng cố, kiện toàn Tổ hòa giải.
- Hoạt động của Tổ hòa giải (tổng số vụ, việc đã tiến hành hòa giải trong 10 năm, số vụ việc hòa giải thành, tỷ lệ hòa giải thành…). Nội dung, tính chất, lĩnh vực phát sinh nhiều mâu thuẫn, tranh chấp được hòa giải.
- Đánh giá chất lượng hòa giải viên và hiệu quả hoạt động của Tổ hòa giải trên địa bàn.
- Đánh giá việc thực hiện thỏa thuận hòa giải thành (tỷ lệ các vụ, việc đã thực hiện thỏa thuận hòa giải thành?).
4. Đánh giá chung
- Đánh giá chung những kết quả đạt được.
- Đánh giá nhu cầu xã hội về hòa giải ở cơ sở.
- Đánh giá tác động xã hội của Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành.
II. TỒN TẠI, HẠN CHẾ TRONG THỰC HIỆN LUẬT VÀ NGUYÊN NHÂN; BẤT CẬP TRONG CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ (NẾU CÓ)
1. Tập trung đánh giá tồn tại, hạn chế trong tổ chức thực hiện Luật trên thực tế; bất cập trong các quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành (nếu có).
2. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế
a) Nguyên nhân từ thực tiễn (nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan).
b) Nguyên nhân từ các quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành.
3. Bài học kinh nghiệm
III. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP
1. Đề xuất, kiến nghị
a) Về hoàn thiện các quy định của pháp luật
Kiến nghị các nội dung cần sửa đổi, bổ sung trong Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành (nếu có).
b) Về tổ chức thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở
Các đề xuất, kiến nghị nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác hòa giải ở cơ sở.
2. Giải pháp
Các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động hòa giải ở cơ sở; tăng số vụ việc tranh chấp, mâu thuẫn, vi phạm pháp luật thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở được áp dụng biện pháp hòa giải ở cơ sở; tăng tỷ tệ hòa giải thành .
- Giải pháp trước mắt.
- Giải pháp lâu dài.
BIỂU MẪU PHỤC VỤ TỔNG KẾT 10 NĂM THI HÀNH LUẬT HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ
(Kèm theo Quyết định số 527/QĐ-BTP ngày 10 tháng 4 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)
1. Các văn bản hướng dẫn triển khai thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở
STT | Văn bản quy phạm pháp luật | Các loại văn bản | Ghi chú | ||||||
Chỉ thị | Kết luận/Thông báo | Nghị quyết/ Chương trình | Quyết định | Kế hoạch | Công văn/ Hướng dẫn | Văn bản khác | |||
| Ghi rõ tên loại văn bản, số, ký hiệu và trích yếu |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Tổng số |
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Thống kê kinh phí chi hỗ trợ cho công tác hòa giải ở cơ sở 10 năm qua (chỉ dành cho địa phương)
STT | Chi thù lao cho hòa giải viên | Chi bầu hòa giải viên | Chi hỗ trợ Tổ hòa giải (văn phòng phẩm, photo tài liệu…) | Chi hỗ trợ hòa giải viên gặp tai nạn, rủi ro (nếu có) | Chi tập huấn, cung cấp tài liệu, nâng cao năng lực cho hòa giải viên | Kinh phí xã hội hóa (nếu có) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
File gốc của Quyết định 527/QĐ-BTP của Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch tổng kết 10 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở đang được cập nhật.
Quyết định 527/QĐ-BTP của Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch tổng kết 10 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Tư pháp |
Số hiệu | 527/QĐ-BTP |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Nguyễn Thanh Tịnh |
Ngày ban hành | 2023-04-10 |
Ngày hiệu lực | 2023-04-10 |
Lĩnh vực | Tư pháp - Hộ tịch |
Tình trạng | Còn hiệu lực |