BỘ TƯ PHÁP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 516/QĐ-BTP | Hà Nội, ngày 06 tháng 4 năm 2023 |
BAN HÀNH KẾ HOẠCH KIỂM TRA LIÊN NGÀNH VỀ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG NHÀ NƯỚC NĂM 2023
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Căn cứ Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 68/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 98/2022/NĐ-CP ngày 29/11/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Quyết định số 1269/QĐ-TTg ngày 25/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 08/2019/TT-BTP ngày 10/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 1983/QĐ-BTP ngày 07 tháng 10 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch sơ kết 05 năm thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;
Trên cơ sở thống nhất với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương và các Bộ, ngành liên quan;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Bồi thường nhà nước.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
KIỂM TRA LIÊN NGÀNH VỀ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG NHÀ NƯỚC NĂM 2023
(Ban hành kèm theo Quyết định số 516/QĐ-BTP ngày 06 tháng 4 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)
1. Mục đích
1.1. Nắm bắt, đánh giá kết quả tổ chức thi hành pháp luật về trách nhiệm bồi thường nhà nước, quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước theo Quyết định số 1269/QĐ-TTg ngày 25/08/2017 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành kế hoạch triển khai thi hành Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước (Luật TNBTCNN) và Quyết định số 1983/QĐ-BTP ngày 07 tháng 10 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành kế hoạch sơ kết 05 năm thi hành Luật TNBTCNN.
1.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động giải quyết bồi thường, chi trả tiền bồi thường, xem xét trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ gây thiệt hại và quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước.
1.3. Nắm bắt, tổng hợp và hướng dẫn, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường nhà nước hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền chỉ đạo giải quyết.
2. Yêu cầu
- Hoạt động kiểm tra phải được thực hiện nghiêm túc, khách quan, thực chất và toàn diện trên cả 03 lĩnh vực (quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án).
- Bảo đảm thống nhất trong tổ chức thực hiện và phối hợp chặt chẽ của các cơ quan trong quá trình thực hiện hoạt động kiểm tra.
1.1. Kết quả tổ chức triển khai thi hành Luật TNBTCNN năm 2017 theo Quyết định số 1269/QĐ-TTg ngày 25/08/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
1.2. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm công tác bồi thường nhà nước các năm 2019, 2020, 2021, 2022 và tình hình tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm công tác bồi thường nhà nước năm 2023 theo Công văn số 5177/BTP-BTNN và Công văn số 5178/BTP-BTNN ngày 23/12/2022 của Bộ Tư pháp.
1.3. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước chuyên ngành về công tác bồi thường nhà nước.
1.4. Việc tổ chức thực hiện các kết luận kiểm tra của các cơ quan có thẩm quyền trước đó (nếu có).
1.5. Kết quả thực hiện hoạt động giải quyết bồi thường, chi trả tiền bồi thường và xem xét trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ gây thiệt hại theo quy định của Luật TNBTCNN năm 2009 và Luật TNBTCNN năm 2017. Kết quả thực hiện chỉ đạo của Quốc hội về “khẩn trương xem xét, thụ lý, giải quyết kịp thời các yêu cầu bồi thường thiệt hại theo Luật TNBTCNN” tại Nghị quyết 134 về việc tiếp tục thực hiện các nghị quyết của quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn trong nhiệm kỳ khóa XIV và một số nghị quyết trong nhiệm kỳ khóa trong các năm 2021, 2022 và năm 2023.
1.6. Dự báo tình hình yêu cầu bồi thường và giải quyết bồi thường trong thời gian tới (trên cơ sở tình hình, kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo và giải quyết vụ án hành chính).
1.7. Những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về công tác bồi thường nhà nước; nguyên nhân và đề xuất, kiến nghị.
1.8. Việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện sơ kết 05 năm triển khai thi hành Luật TNBTCNN năm 2017 theo Quyết định số 1983/QĐ-BTP ngày 07 tháng 10 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
2. Thời gian, cơ quan thuộc đối tượng kiểm tra và địa điểm kiểm tra
2.1. Thời gian kiểm tra
Việc kiểm tra dự kiến được thực hiện từ Quý II đến Quý IV năm 2023.
2.2. Cơ quan thuộc đối tượng kiểm tra
Đoàn kiểm tra liên ngành sẽ thực hiện kiểm tra ở một số cơ quan ở trung ương và một số địa phương (dự kiến tại một số địa phương sau: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Điện Biên, Cần Thơ, Khánh Hòa, Đắk Nông) cụ thể:
a) Cơ quan thuộc đối tượng kiểm tra ở trung ương
- Tổng cục Thuế thuộc Bộ Tài chính.
- Tổng cục Quản lý thị trường thuộc Bộ Công Thương.
b) Cơ quan thuộc đối tượng kiểm tra ở địa phương
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).
- Sở Tư pháp, Cục Thi hành án dân sự tỉnh, Sở Tài chính, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Cơ quan Công an cấp tỉnh, Thanh tra cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Các cơ quan tại địa phương có phát sinh vụ việc giải quyết bồi thường.
Bên cạnh các cơ quan và các địa phương nêu trên, Đoàn kiểm tra có thể kiểm tra tại một số cơ quan, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác có các vụ việc phức tạp, kéo dài hoặc tình hình thực tế phát sinh có tác động đến công tác bồi thường nhà nước.
2.3. Địa điểm tiến hành kiểm tra
a) Địa điểm tiến hành kiểm tra ở trung ương
Đối với các cơ quan thuộc đối tượng kiểm tra ở trung ương thì dự kiến kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuộc đối tượng kiểm tra.
b) Địa điểm tiến hành kiểm tra ở địa phương
Đối với các địa phương thì địa điểm tiến hành kiểm tra là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tại địa bàn thuộc đối tượng kiểm tra.
3. Thành phần Đoàn kiểm tra liên ngành
3.1. Thành phần Đoàn kiểm tra tại các cơ quan ở trung ương
a) Thành phần kiểm tra tại Tổng cục Thuế bao gồm:
- Thứ trưởng Bộ Tư pháp phụ trách công tác bồi thường nhà nước, Trưởng đoàn;
- 01 Lãnh đạo Cục Bồi thường nhà nước;
- Đại diện Lãnh đạo Vụ pháp chế, Bộ Tài chính;
- 01 đại diện Lãnh đạo cấp Vụ hoặc cấp Phòng các cơ quan, Bộ, ngành có liên quan;
- 01 đại diện Lãnh đạo cấp Vụ hoặc cấp Phòng của Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính, Bộ Tư pháp;
- Một số công chức, viên chức Cục Bồi thường nhà nước.
b) Thành phần kiểm tra tại Tổng cục Quản lý thị trường bao gồm:
- Thứ trưởng Bộ Tư pháp phụ trách công tác bồi thường nhà nước, Trưởng đoàn;
- 01 Lãnh đạo Cục Bồi thường nhà nước;
- Đại diện Lãnh đạo Vụ pháp chế, Bộ Công Thương;
- 01 đại diện Lãnh đạo cấp Vụ hoặc cấp Phòng các cơ quan, Bộ, ngành có liên quan;
- 01 đại diện Lãnh đạo cấp Vụ hoặc cấp Phòng của Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính, Bộ Tư pháp;
- Một số công chức, viên chức Cục Bồi thường nhà nước.
3.2. Thành phần Đoàn kiểm tra tại các cơ quan ở địa phương
- Thứ trưởng Bộ Tư pháp phụ trách công tác bồi thường nhà nước, Trưởng đoàn (Trường hợp Thứ trưởng Bộ Tư pháp phụ trách công tác bồi thường nhà nước ủy quyền thì Lãnh đạo Cục Bồi thường nhà nước là Trưởng đoàn kiểm tra);
- 01 Lãnh đạo Cục Bồi thường nhà nước, Phó trưởng đoàn;
- 01 đại diện Lãnh đạo cấp Vụ hoặc cấp Phòng các cơ quan, Bộ, ngành có liên quan;
- Một số công chức, viên chức các đơn vị thuộc Cục Bồi thường nhà nước.
3.3. Tùy thuộc vào thực tế của từng Đoàn kiểm tra Cục Bồi thường nhà nước sẽ tham mưu cho Lãnh đạo Bộ về thành phần cụ thể của từng Đoàn kiểm tra.
4. Cách thức tiến hành kiểm tra
4.1. Hình thức và trình tự tiến hành kiểm tra
a) Tổ chức buổi làm việc trực tiếp tại trụ sở cơ quan thuộc đối tượng kiểm tra và tại cơ quan có phát sinh vụ việc (trong trường hợp xét thấy cần thiết).
b) Tại các buổi làm việc:
- Đại diện Lãnh đạo Cục Bồi thường nhà nước thay mặt Đoàn kiểm tra công bố quyết định ban hành kế hoạch kiểm tra, danh sách thành viên Đoàn kiểm tra và thông qua chương trình buổi kiểm tra;
- Đoàn kiểm tra nghe báo cáo của các cơ quan thuộc đối tượng kiểm tra nêu tại mục 2.2 phần II Kế hoạch về nội dung nêu tại mục 1 phần II Kế hoạch này; kiểm tra chi tiết toàn bộ hồ sơ giải quyết bồi thường, xem xét trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ; Trong quá trình kiểm tra, nếu có phát sinh vấn đề cần trao đổi, thảo luận ngay trong nội bộ đoàn kiểm tra, đoàn kiểm tra cho tạm dừng cuộc họp kiểm tra để tiến hành trao đổi, thống nhất ý kiến trước khi tiếp tục tiếp hành buổi làm việc kiểm tra;
- Sau khi kết thúc hoạt động kiểm tra, nội bộ Đoàn kiểm tra sẽ thảo luận, thống nhất ý kiến về các nội dung đã kiểm tra trước khi Trưởng đoàn kiểm tra kết luận.
4.2. Thành phần tham dự cuộc họp kiểm tra liên ngành
a) Thành phần tham dự các buổi làm việc kiểm tra liên ngành tại Tổng cục Thuế bao gồm:
- Đoàn kiểm tra liên ngành;
- Đại diện Lãnh đạo Tổng cục Thuế phụ trách công tác bồi thường nhà nước;
- Đại diện các cơ quan có phát sinh vụ việc giải quyết bồi thường nhà nước, xem xét trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ.
b) Thành phần tham dự các buổi làm việc kiểm tra liên ngành tại Tổng cục Quản lý thị trường bao gồm:
- Đoàn kiểm tra liên ngành;
- Đại diện Lãnh đạo Tổng cục Quản lý thị trường phụ trách công tác bồi thường nhà nước;
- Đại diện các cơ quan có phát sinh vụ việc giải quyết bồi thường nhà nước, xem xét trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ.
c) Thành phần tham dự các buổi làm việc kiểm tra liên ngành tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bao gồm:
- Đoàn kiểm tra liên ngành;
- Đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Đại diện các cơ quan: Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Cơ quan Công an cấp tỉnh, Thanh tra tỉnh, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tài chính và đại diện một số Sở ngành liên quan tại địa phương được kiểm tra;
- Đại diện lãnh đạo Sở Tư pháp, Cục Thi hành án dân sự tại địa phương;
- Đại diện các cơ quan tại địa phương có phát sinh vụ việc giải quyết bồi thường và xem xét trách nhiệm hoàn trả;
- Đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mời đại diện lãnh đạo Ban Nội chính tỉnh ủy tham gia và phát biểu tại buổi kiểm tra.
4.3. Tổng hợp, xây dựng kết luận kiểm tra
Sau khi kết thúc hoạt động kiểm tra, Đoàn kiểm tra có trách nhiệm xây dựng kết luận kiểm tra. Kết luận kiểm tra được gửi cho các cơ quan có thành viên tham gia Đoàn kiểm tra, các thành viên Đoàn kiểm tra và các cơ quan thuộc đối tượng kiểm tra.
Giao Cục Bồi thường nhà nước:
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan tham gia đoàn kiểm tra thống nhất nội dung, thành phần, cách thức tiến hành kiểm tra, tham mưu phân công nhiệm vụ của các thành viên đoàn kiểm tra để thực hiện.
- Chuẩn bị các nội dung, tài liệu và chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương thuộc đối tượng kiểm tra và các cơ quan, đơn vị có liên quan để tổ chức hoạt động kiểm tra theo Kế hoạch này.
- Chủ động phối hợp với Văn phòng Bộ, các đơn vị thuộc Bộ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Bộ, ngành có liên quan tham mưu giúp Lãnh đạo Bộ tổ chức thực hiện kế hoạch này, bảo đảm sự kết hợp với các hoạt động khác tại cùng địa phương trước khi thực hiện hoạt động kiểm tra.
- Hướng dẫn Tổng cục Thuế, Tổng cục Quản lý thị trường, Sở Tư pháp bằng văn bản để tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động thuộc nội dung kiểm tra.
2. Đối với các cơ quan, đơn vị có cán bộ tham gia là thành viên Đoàn kiểm tra liên ngành
- Cử đại diện tham gia là thành viên Đoàn kiểm tra liên ngành đúng điều kiện chức danh theo yêu cầu của Bộ Tư pháp.
- Chỉ đạo các cơ quan ở địa phương thuộc đối tượng kiểm tra thuộc lĩnh vực quản lý của mình phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung tại mục 1 phần II Kế hoạch này.
3. Đối với cơ quan thuộc đối tượng kiểm tra
3.1. Đối với cơ quan thuộc đối tượng kiểm tra là Tổng cục Thuế, Tổng cục Quản lý thị trường
a) Đối với Tổng cục Thuế, Tổng cục Quản lý thị trường là đối tượng kiểm tra có trách nhiệm:
- Chỉ đạo, chủ trì phối hợp với các cơ quan nêu tại mục 2.2 phần II Kế hoạch này xây dựng báo cáo phục vụ kiểm tra.
- Tổng hợp và xây dựng báo cáo bằng văn bản theo nội dung yêu cầu kiểm tra nêu tại mục 1 phần II Kế hoạch này và hoàn thiện dự thảo báo cáo gửi đoàn kiểm tra trước ngày tổ chức họp kiểm tra.
- Triệu tập đại diện lãnh đạo các cơ quan thuộc thẩm quyền quản lý của mình có phát sinh vụ việc yêu cầu bồi thường tham gia buổi họp kiểm tra.
- Chỉ đạo các cơ quan thuộc thành phần tham dự cuộc họp kiểm tra tại mục 4.2 phần II Kế hoạch này tham dự cuộc họp kiểm tra.
- Thống nhất với Đoàn kiểm tra về chương trình kiểm tra thực tế tại một số cơ quan thuộc thẩm quyền quản lý của mình (nếu phát sinh yêu cầu).
- Chỉ đạo các cơ quan thuộc thành phần tham dự cuộc họp kiểm tra chuẩn bị các tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra để kiểm chứng, đối chiếu tại buổi làm việc.
- Bố trí địa điểm tổ chức cuộc họp kiểm tra liên ngành.
- Tổ chức thực hiện và báo cáo kết quả tổ chức thực hiện kết luận kiểm tra.
b) Đối với cơ quan thuộc thẩm quyền quản lý của Tổng cục Thuế, Tổng cục Quản lý thị trường có phát sinh vụ việc giải quyết bồi thường, xem xét trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ
- Cử đại diện lãnh đạo, công chức phụ trách công tác bồi thường nhà nước tham dự cuộc họp kiểm tra và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ vụ việc bồi thường để Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra.
- Bố trí địa điểm làm việc tại cơ quan mình, trong trường hợp có yêu cầu kiểm tra thực tế hồ sơ vụ việc tại trụ sở cơ quan giải quyết bồi thường của Đoàn kiểm tra.
- Chậm nhất là 30 ngày tính đến thời điểm tổ chức thực hiện kiểm tra theo thông báo của Bộ Tư pháp, có báo cáo về nội dung vụ việc giải quyết bồi thường, xem xét trách nhiệm hoàn trả gửi về Bộ Tư pháp (thông qua Cục Bồi thường nhà nước) theo hướng dẫn của Cục Bồi thường nhà nước nêu tại mục 1 phần III Kế hoạch này (gửi kèm theo báo cáo bản sao các giấy tờ, tài liệu về việc giải quyết yêu cầu bồi thường, xem xét trách nhiệm hoàn trả).
- Phối hợp theo yêu cầu của Tổng cục Thuế, Tổng cục Quản lý thị trường trong việc thực hiện các hoạt động thuộc nội dung kiểm tra để phục vụ cho hoạt động kiểm tra.
3.2. Đối với cơ quan thuộc đối tượng kiểm tra ở địa phương
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thuộc đối tượng kiểm tra có trách nhiệm:
- Chỉ đạo, chủ trì phối hợp với các cơ quan nêu tại mục 2 phần II Kế hoạch này xây dựng báo cáo phục vụ kiểm tra.
- Tổng hợp và xây dựng báo cáo bằng văn bản theo nội dung yêu cầu kiểm tra nêu tại mục 1 phần II Kế hoạch này và hoàn thiện dự thảo báo cáo gửi đoàn kiểm tra trước ngày tổ chức họp kiểm tra.
- Triệu tập đại diện lãnh đạo các cơ quan tại địa phương có phát sinh vụ việc yêu cầu bồi thường tham gia buổi họp kiểm tra.
- Chỉ đạo các cơ quan thuộc thành phần tham dự cuộc họp kiểm tra tại mục 4.2 phần II Kế hoạch này tham dự cuộc họp kiểm tra.
- Thống nhất với Đoàn kiểm tra về chương trình kiểm tra thực tế tại một số cơ quan trên địa bàn (nếu phát sinh yêu cầu).
- Chỉ đạo các cơ quan thuộc thành phần tham dự cuộc họp kiểm tra chuẩn bị các tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra để kiểm chứng, đối chiếu tại buổi làm việc.
- Bố trí địa điểm tổ chức cuộc họp kiểm tra liên ngành.
- Tổ chức thực hiện và báo cáo kết quả tổ chức thực hiện kết luận kiểm tra.
b) Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc đối tượng kiểm tra có trách nhiệm:
- Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ tại điểm a mục 3.2 phần III Kế hoạch này.
- Thực hiện các nội dung phục vụ hoạt động kiểm tra theo hướng dẫn của Cục Bồi thường nhà nước nêu tại mục 1 phần III Kế hoạch này.
c) Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Công an cấp tỉnh, Cục Thi hành án dân sự được kiểm tra có trách nhiệm:
- Xây dựng báo cáo bằng văn bản theo nội dung mục 1 phần II Kế hoạch này phục vụ cuộc họp kiểm tra và hướng dẫn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố.
- Cử đại diện lãnh đạo và công chức phụ trách công tác bồi thường nhà nước tham dự cuộc họp khi Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra;
- Phối hợp theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc triệu tập các cơ quan có phát sinh vụ việc giải quyết bồi thường, trong việc thực hiện các hoạt động thuộc nội dung kiểm tra để phục vụ cho hoạt động kiểm tra.
d) Cơ quan tại địa phương có phát sinh vụ việc giải quyết bồi thường, xem xét trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ
- Cử đại diện lãnh đạo, công chức phụ trách công tác bồi thường nhà nước tham dự cuộc họp kiểm tra và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ vụ việc bồi thường để Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra.
- Bố trí địa điểm làm việc tại cơ quan mình, trong trường hợp có yêu cầu kiểm tra thực tế hồ sơ vụ việc tại trụ sở cơ quan giải quyết bồi thường của Đoàn kiểm tra hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Chậm nhất là 30 ngày tính đến thời điểm tổ chức thực hiện kiểm tra theo thông báo của Bộ Tư pháp, có báo cáo về nội dung vụ việc giải quyết bồi thường, xem xét trách nhiệm hoàn trả gửi về Bộ Tư pháp (thông qua Cục Bồi thường nhà nước) theo hướng dẫn của Cục Bồi thường nhà nước nêu tại mục 1 phần III Kế hoạch này (gửi kèm theo báo cáo bản sao các giấy tờ, tài liệu về việc giải quyết yêu cầu bồi thường, xem xét trách nhiệm hoàn trả).
- Phối hợp theo yêu cầu của Sở Tư pháp địa phương trong việc thực hiện các hoạt động thuộc nội dung kiểm tra để phục vụ cho hoạt động kiểm tra.
- Thực hiện hoạt động kiểm tra theo Kế hoạch này.
- Tổng hợp, xây dựng kết luận kiểm tra sau khi kết thúc kiểm tra.
Kinh phí thực hiện kiểm tra được sử dụng từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định pháp luật hiện hành./.
File gốc của Quyết định 516/QĐ-BTP của Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch kiểm tra liên ngành về công tác bồi thường Nhà nước năm 2023 đang được cập nhật.
Quyết định 516/QĐ-BTP của Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch kiểm tra liên ngành về công tác bồi thường Nhà nước năm 2023
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Tư pháp |
Số hiệu | 516/QĐ-BTP |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Nguyễn Khánh Ngọc |
Ngày ban hành | 2023-04-06 |
Ngày hiệu lực | 2023-04-06 |
Lĩnh vực | Tư pháp - Hộ tịch |
Tình trạng | Còn hiệu lực |