BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 51/2022/TT-BGTVT | Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2022 |
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 135/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định về danh mục, việc quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và quy trình thu thập, sử dụng dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp để phát hiện vi phạm hành chính;
Căn cứ Nghị định số 56/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ Giao thông vận tải;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 135/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định về danh mục, việc quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và quy trình thu thập, sử dụng dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp để phát hiện vi phạm hành chính thuộc ngành Giao thông vận tải.
Thông tư này quy định về:
1. Tiêu chuẩn, định mức sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không dân dụng cho các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành Giao thông vận tải.
2. Danh mục phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ thuộc ngành Giao thông vận tải phải kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm, so sánh trước khi đưa vào sử dụng.
3. Quy trình sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ.
4. Việc thu thập, sử dụng dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do tổ chức, cá nhân cung cấp thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành Giao thông vận tải.
Thông tư này áp dụng đối với:
1. Cơ quan, người có thẩm quyền quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính thuộc ngành Giao thông vận tải.
2. Tổ chức được giao quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông, cảng hàng không, sân bay, điều hành bay, kinh doanh vận tải trong việc cung cấp dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật.
3. Tổ chức, cá nhân cung cấp dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật.
4. Cơ quan, người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính thuộc ngành Giao thông vận tải.
5. Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm hành chính được phát hiện bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ thuộc ngành Giao thông vận tải hoặc bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật do tổ chức, cá nhân cung cấp cho cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuộc ngành Giao thông vận tải.
6. Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
TIÊU CHUẨN, ĐỊNH MỨC, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ
1. Nguyên tắc áp dụng tiêu chuẩn, định mức sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ:
a) Làm căn cứ để xây dựng kế hoạch, lập dự toán kinh phí theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định số 135/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định về danh mục, việc quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và quy trình thu thập, sử dụng dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp để phát hiện vi phạm hành chính (sau đây gọi là Nghị định số 135/2021/NĐ-CP);
b) Định mức quy định tại Thông tư này là mức tối đa tính trên đơn vị được giao quản lý, sử dụng;
c) Người có thẩm quyền quyết định đầu tư, mua sắm căn cứ chức năng, nhiệm vụ, tính chất công việc, nhu cầu sử dụng, tình hình thực tế và nguồn kinh phí được giao để quyết định số lượng phù hợp, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả.
2. Ban hành kèm theo Thông tư này tiêu chuẩn, định mức sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, gồm:
a) Phụ lục I: Tiêu chuẩn, định mức sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
b) Phụ lục II: Tiêu chuẩn, định mức sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường sắt;
c) Phụ lục III: Tiêu chuẩn, định mức sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa;
d) Phụ lục IV: Tiêu chuẩn, định mức sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông hàng hải;
đ) Phụ lục V: Tiêu chuẩn, định mức sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông hàng không dân dụng.
1. Việc kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trước khi đưa vào sử dụng được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 23/2013/TT- BKHCN ngày 26/9/2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2, Thông tư số 07/2019/TT-BKHCN ngày 26/7/2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2013/TT-BKHCN ngày 26/9/2013 quy định về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2.
2. Phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ khi đưa vào sử dụng phải đáp ứng yêu cầu về kiểm định, gồm:
a) Phương tiện đo độ dài;
b) Cân kiểm tra tải trọng xe cơ giới;
c) Phương tiện đo tốc độ phương tiện giao thông có ghi hình ảnh;
d) Phương tiện đo nồng độ cồn trong hơi thở;
đ) Phương tiện đo định vị bằng vệ tinh;
e) Phương tiện đo độ ồn;
g) Phương tiện đo nồng độ khí thải;
h) Phương tiện đo độ sâu của nước;
i) Phương tiện đo vận tốc dòng chảy của nước.
3. Phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ khi đưa vào sử dụng phải đáp ứng yêu cầu về hiệu chuẩn, gồm:
a) Thiết bị ghi đo bức xạ;
b) Thiết bị đo âm lượng;
c) Thiết bị đo cường độ ánh sáng;
d) Thiết bị đo độ rơ góc của vô lăng lái xe cơ giới;
đ) Phương tiện đo thủy bình;
e) Thước đo chiều cao đầu đấm móc nối;
g) Thước đo giang cách bánh xe trên một trục;
h) Thước đo đường kính bánh toa xe;
i) Thước đo gờ lợi, chiều dày đai bánh xe;
k) Đồng hồ bấm giây;
l) Thiết bị đo tải trọng trục bánh toa xe.
4. Phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ không quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, trước khi đưa vào sử dụng phải bảo đảm chất lượng theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hoá và đo lường.
Điều 5. Trang bị, thuê phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ
1. Thẩm quyền quyết định trang bị, thuê phương tiện thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ:
a) Chánh Thanh tra Bộ Giao thông vận tải quyết định trang bị, thuê phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ đối với Thanh tra Bộ;
b) Cục trưởng các cục quản lý nhà nước chuyên ngành thuộc Bộ Giao thông vận tải quyết định trang bị, thuê phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ đối với các cục và cơ quan, đơn vị trực thuộc;
c) Việc trang bị, thuê phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ đối với Thanh tra Sở Giao thông vận tải, Thanh tra Sở Giao thông vận tải - Xây dựng (sau đây gọi chung là Thanh tra Sở Giao thông vận tải) do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo quy định tại khoản 4 Điều 9 Nghị định số 135/2021/NĐ-CP.
2. Chế độ, kinh phí trang bị, thuê phương tiện thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ thực hiện theo quy định tại Điều 7, Điều 8, Điều 9 Nghị định số 135/2021/NĐ- CP và quy định pháp luật khác có liên quan.
3. Chánh Thanh tra Bộ, Cục trưởng các cục quản lý nhà nước chuyên ngành thuộc Bộ Giao thông vận tải, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông vận tải - Xây dựng (sau đây gọi chung là Sở Giao thông vận tải) lập kế hoạch, dự toán kinh phí đầu tư, mua sắm, trang bị, bảo dưỡng, sửa chữa, kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và mua sắm vật tư tiêu hao phục vụ hoạt động của phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, trình cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Điều 6. Quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ
1. Đơn vị quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ gồm có:
a) Thanh tra Bộ Giao thông vận tải;
b) Cục Đường bộ Việt Nam;
c) Cục Đường sắt Việt Nam; Phòng Thanh tra - An toàn, Đội Thanh tra - An toàn thuộc Cục Đường sắt Việt Nam;
d) Cục Đường thủy nội địa Việt Nam; Chi cục Đường thủy nội địa, Đội Thanh tra - An toàn trực thuộc Chi cục Đường thủy nội địa; Cảng vụ đường thủy nội địa, Đại diện Cảng vụ đường thủy nội địa;
đ) Thanh tra Cục Hàng hải Việt Nam, Cảng vụ hàng hải, Đại diện Cảng vụ hàng hải;
e) Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam, Cảng vụ hàng không, Đại diện Cảng vụ hàng không;
g) Thanh tra Sở Giao thông vận tải và Đội nghiệp vụ trực thuộc.
2. Trách nhiệm của đơn vị quản lý, sử dụng, vận hành phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ
a) Quản lý, sử dụng, vận hành phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định tại Điều 10, Điều 11, Điều 12 Nghị định số 135/2021/NĐ-CP;
b) Lập sổ theo dõi tình trạng kỹ thuật, thời gian hoạt động của phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo mẫu Phụ lục VI và sổ giao, nhận phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo mẫu Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 7. Yêu cầu, trách nhiệm của người sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ
1. Đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 135/2021/NĐ-CP.
2. Sử dụng trang phục, cấp hiệu, đeo thẻ tên của cơ quan, đơn vị theo quy định khi sử dụng, vận hành phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ.
QUY TRÌNH SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ
Điều 8. Quy trình sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ
1. Phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ chỉ được lắp đặt, sử dụng khi có quyết định, kế hoạch được phê duyệt của người có thẩm quyền.
Căn cứ kế hoạch thanh tra, kiểm tra được phê duyệt, đơn vị quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ lập kế hoạch tháng về việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trình người có thẩm quyền quy định tại điểm c khoản 2 Điều 12 Nghị định số 135/2021/NĐ-CP phê duyệt trước ngày 25 hàng tháng.
Trường hợp sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để tiến hành thanh tra, kiểm tra đột xuất, đơn vị quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ thực hiện theo quyết định của người có thẩm quyền.
2. Căn cứ kế hoạch sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hàng tháng được phê duyệt, đơn vị quản lý sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ lập và triển khai kế hoạch tuần.
Kế hoạch tuần phải thể hiện rõ các nội dung: Thời gian, địa điểm, mục đích sử dụng; người sử dụng; tên phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ.
3. Quy trình, thao tác sử dụng, bảo quản phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất và Quy chuẩn (nếu có).
4. Phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải được giao, nhận theo kế hoạch làm việc; việc giao, nhận được ghi chép trong sổ giao, nhận phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ.
5. Kế hoạch sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này có thể được xây dựng, phê duyệt trong kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng tháng, hàng tuần của đơn vị.
Điều 9. Quy trình xử lý kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ
1. Kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải được ghi nhận bằng văn bản, bảo đảm các thông tin cơ bản quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định số 135/2021/NĐ-CP.
2. Trường hợp kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ đã xác định được tổ chức, cá nhân vi phạm thì người có thẩm quyền đang thụ lý giải quyết vụ việc tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định.
3. Trường hợp kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ chưa xác định được tổ chức, cá nhân vi phạm thì người có thẩm quyền thực hiện:
a) Tiến hành xác định thông tin về tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính thông qua các nguồn: Cơ sở dữ liệu về đăng ký, đăng kiểm phương tiện; cơ sở dữ liệu về giấy phép, bằng, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn; hệ thống giám sát và điều phối giao thông; hệ thống nhận dạng tự động tàu thuyền (AIS); hệ thống thông tin nhận dạng và truy theo tầm xa của tàu thuyền (LRIT);
b) Ngay sau khi xác định được thông tin về tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a khoản này, người có thẩm quyền đang thụ lý giải quyết vụ việc gửi thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính đến trụ sở cơ quan, đơn vị để giải quyết vụ việc theo mẫu tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định khi xác định được tổ chức, cá nhân vi phạm.
4. Chuyển kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định số 135/2021/NĐ-CP được thực hiện như sau:
a) Hình thức chuyển kết quả: Trực tiếp; qua hệ thống bưu chính; email công vụ; hệ thống quản lý, điều hành thanh tra ngành Giao thông vận tải;
b) Nguyên tắc chuyển kết quả:
Thanh tra Bộ Giao thông vận tải chuyển cho các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành Giao thông vận tải.
Các cục quản lý nhà nước chuyên ngành thuộc Bộ Giao thông vận tải chuyển cho các đơn vị trực thuộc có thẩm quyền xử phạt; trường hợp không có đơn vị trực thuộc có thẩm quyền xử phạt đóng trên địa bàn nơi tổ chức, cá nhân vi phạm đóng trụ sở, cư trú thì chuyển cho Thanh tra Sở Giao thông vận tải có thẩm quyền xử phạt.
Cảng vụ chuyển cho đại diện cảng vụ trực thuộc, cơ quan cảng vụ cùng cấp có thẩm quyền xử phạt.
Thanh tra Sở Giao thông vận tải chuyển cho Thanh tra Sở Giao thông vận tải tại địa phương khác.
Đội nghiệp vụ thuộc Thanh tra Sở Giao thông vận tải, bộ phận tham mưu công tác thanh tra chuyên ngành thuộc cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, đại diện cảng vụ chuyển cho đơn vị cùng cấp thuộc cùng cơ quan.
THU THẬP, SỬ DỤNG DỮ LIỆU THU ĐƯỢC TỪ PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ KỸ THUẬT DO CÁ NHÂN, TỔ CHỨC CUNG CẤP
1. Cơ quan, đơn vị tiếp nhận, thu thập dữ liệu:
a) Cục Đường bộ Việt Nam, Thanh tra Sở Giao thông vận tải và đội nghiệp vụ trực thuộc tiếp nhận, thu thập dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do tổ chức, cá nhân cung cấp đối với các hành vi vi phạm về trật tự, an toàn giao thông đường bộ thuộc thẩm quyền xử phạt;
b) Cục Đường sắt Việt Nam, bộ phận tham mưu về công tác thanh tra chuyên ngành đường sắt, Thanh tra Sở Giao thông vận tải và đội nghiệp vụ trực thuộc tiếp nhận, thu thập dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do tổ chức, cá nhân cung cấp đối với các hành vi vi phạm về trật tự, an toàn giao thông đường sắt thuộc thẩm quyền xử phạt;
c) Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam, Chi cục Đường thuỷ nội địa, bộ phận tham mưu về công tác thanh tra chuyên ngành đường thuỷ nội địa, Cảng vụ Đường thủy nội địa và các đại diện trực thuộc, Thanh tra Sở Giao thông vận tải và đội nghiệp vụ trực thuộc tiếp nhận, thu thập dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do tổ chức, cá nhân cung cấp đối với các hành vi vi phạm về trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa thuộc thẩm quyền xử phạt;
d) Cục Hàng hải Việt Nam, Thanh tra Cục Hàng hải Việt Nam, Cảng vụ hàng hải và các đại diện trực thuộc tiếp nhận, thu thập dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do tổ chức, cá nhân cung cấp đối với các hành vi vi phạm về trật tự, an toàn giao thông hàng hải thuộc thẩm quyền xử phạt;
đ) Cục Hàng không Việt Nam, Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam, Cảng vụ hàng không và các đại diện trực thuộc tiếp nhận, thu thập dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do tổ chức, cá nhân cung cấp đối với các hành vi vi phạm về trật tự, an toàn giao thông hàng không dân dụng thuộc thẩm quyền xử phạt.
2. Cơ quan, đơn vị tiếp nhận, thu thập dữ liệu có trách nhiệm thực hiện quy định tại Điều 19 Nghị định số 135/2021/NĐ-CP và gửi văn bản thông báo kết quả xác minh, xử lý dữ liệu cho cá nhân, tổ chức đã cung cấp nếu cá nhân, tổ chức đó có yêu cầu theo mẫu tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Trình tự tiếp nhận, thu thập và xử lý dữ liệu được thực hiện theo quy định tại Điều 20 Nghị định số 135/2021/NĐ-CP và các nội dung sau:
a) Ghi Sổ theo dõi tiếp nhận, xử lý dữ liệu phản ánh theo mẫu tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này.
Các cơ quan, đơn vị tiếp nhận, thu thập dữ liệu có thể sử dụng phần mềm theo dõi, xử lý các dữ liệu tiếp nhận nhưng phải bảo đảm các nội dung tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Người tiếp nhận dữ liệu thực hiện phân loại, đánh giá việc đáp ứng các yêu cầu của dữ liệu theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định số 135/2021/NĐ- CP, báo cáo người có thẩm quyền để xử lý dữ liệu theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Nghị định số 135/2021/NĐ-CP.
1. Trường hợp thông tin, dữ liệu cung cấp đã xác định được tổ chức, cá nhân bị phản ánh vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền tiến hành xác minh theo các bước quy định tại Điều 21 Nghị định số 135/2021/NĐ-CP;
2. Trường hợp dữ liệu cung cấp chưa xác định được tổ chức, cá nhân bị phản ánh vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền tiến hành xác định thông tin về tổ chức, cá nhân bị phản ánh vi phạm hành chính thông qua các nguồn được quy định tại điểm a khoản 3 Điều 9 Thông tư này.
3. Kết quả xác minh và kết luận vụ việc phải được ghi chép trong sổ theo dõi tiếp nhận, xử lý thông tin, dữ liệu phản ánh; gửi cho tổ chức, cá nhân cung cấp dữ liệu theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 10 Thông tư này.
1. Cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này tiếp nhận thông tin, dữ liệu từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật quy định tại khoản 3 Điều này có trách nhiệm xử lý dữ liệu theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 135/2021/NĐ-CP.
2. Kết quả thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật phải đảm bảo tính chính xác, được ghi nhận bằng văn bản và gồm các thông tin cơ bản theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định số 135/2021/NĐ-CP.
3. Tổ chức được giao quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông, cảng hàng không, sân bay, điều hành bay, kinh doanh vận tải khi cung cấp kết quả thu được từ thiết bị cân kiểm tra tải trọng xe cơ giới, thiết bị đo tải trọng trục bánh toa xe, thiết bị ghi âm và ghi hình, hệ thống camera giám sát an ninh, điều hành giao thông, camera lắp trên phương tiện kinh doanh vận tải, thiết bị ghi tham số bay, hệ thống ghi dữ liệu tàu bay, hệ thống phải đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật bảo đảm theo quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều 22 Nghị định số 135/2021/NĐ-CP;
b) Phương tiện, thiết bị kỹ thuật được sử dụng phải bảo đảm chất lượng, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa và đo lường;
c) Quy trình, thao tác, sử dụng, bảo quản phương tiện, thiết bị kỹ thuật phải thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất;
d) Khi phát hiện vi phạm từ dữ liệu thu được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật hoặc yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền xử phạt, tổ chức có phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải cung cấp dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật cho người có thẩm quyền xử phạt trong thời hạn 01 ngày làm việc.
TRÁCH NHIỆM VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Đơn vị quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ có trách nhiệm:
a) Tổ chức tập huấn về quy trình, thao tác sử dụng, bảo quản phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ cho người sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ thuộc đơn vị mình;
b) Lập và lưu trữ hồ sơ tập huấn theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định số 135/2021/NĐ-CP, gồm: Kế hoạch, nội dung, thời gian tập huấn; tài liệu tập huấn; danh sách người thực hiện tập huấn, người được tập huấn; kết quả tập huấn.
2. Tổ chức được giao quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông, cảng hàng không, sân bay, điều hành bay, kinh doanh vận tải có trách nhiệm:
a) Tổ chức tập huấn về quy trình, thao tác sử dụng, bảo quản phương tiện, thiết bị kỹ thuật cho người sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật thuộc đơn vị mình;
b) Lập và lưu trữ hồ sơ tập huấn, gồm: Kế hoạch, nội dung, thời gian tập huấn; tài liệu tập huấn; danh sách người thực hiện tập huấn, người được tập huấn; kết quả tập huấn.
Thanh tra Bộ, Cục Đường bộ Việt Nam, Cục Đường sắt Việt Nam, Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam, Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Hàng không Việt Nam, Sở Giao thông vận tải báo cáo Bộ Giao thông vận tải tình hình quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, chi tiết như sau:
1. Tên báo cáo: Tình hình quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ.
2. Nội dung báo cáo: Các nội dung liên quan đến công tác quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ.
3. Phương thức gửi báo cáo, nhận báo cáo: Báo cáo định kỳ được thể hiện dưới hình thức văn bản hoặc bản điện tử, được gửi bằng một trong các phương thức sau: gửi trực tiếp, gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc cập nhật dữ liệu trên phần mềm quản lý.
4. Tần suất báo cáo: Định kỳ hàng năm.
5. Thời hạn gửi báo cáo: Trước ngày 20 tháng 12 của năm báo cáo.
6. Thời gian chốt số liệu báo cáo: Tính từ ngày 15 tháng 12 của năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của năm thuộc kỳ báo cáo.
7. Mẫu đề cương báo cáo: Theo quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 3 năm 2023.
2. Bãi bỏ Thông tư số 06/2017/TT-BGTVT ngày 28 tháng 02 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định quy trình sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và sử dụng kết quả thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ làm căn cứ để xác định vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
3. Phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ đã được trang bị, sử dụng trước ngày 01 tháng 01 năm 2022 nếu vẫn đáp ứng các yêu cầu quy định tại Nghị định số 135/2021/NĐ-CP thì tiếp tục sử dụng để phát hiện và xử lý vi phạm hành chính.
4. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật dẫn chiếu trong Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng các Cục, Giám đốc các Sở Giao thông vận tải, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
TIÊU CHUẨN, ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ PHÁT HIỆN VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
(Ban hành kèm theo Thông tư số …../2022/TT-BGTVT ngày … tháng … năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
STT | Tên phương tiện, thiết bị/đơn vị tính (cái hoặc bộ) | Tiêu chuẩn, định mức sử dụng | Ghi chú | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Thanh tra Bộ Giao thông vận tải | Cục đường Bộ Việt NamPHỤ LỤC II TIÊU CHUẨN, ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ PHÁT HIỆN VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT
|