CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 52/2012/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 14 tháng 06 năm 2012 |
QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
Căn cứ Luật phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an;
1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, nguyên tắc xử phạt, hình thức xử phạt, mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử phạt, trình tự, thủ tục xử phạt, khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy.
Điều 3. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính
Điều 4. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính
a) Phạt cảnh cáo;
2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
a) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra;
c) Buộc khắc phục tình trạng không an toàn do vi phạm hành chính gây ra;
đ) Buộc di chuyển chất nguy hiểm về cháy, nổ do vi phạm hành chính gây ra đến kho, địa điểm theo quy định;
4. Người có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân, ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này còn phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật dân sự.
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ HÌNH THỨC XỬ PHẠT
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
b) Làm mất tác dụng hoặc để nội quy, tiêu lệnh, biển báo, biển cấm, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy cũ mờ, không nhìn rõ chữ, ký hiệu chỉ dẫn.
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
b) Không chấp hành nội quy, quy định về phòng cháy và chữa cháy;
d) Ban hành các nội quy, quy định về phòng cháy và chữa cháy không đầy đủ nội dung hoặc không phù hợp với tính chất nguy hiểm cháy, nổ của cơ sở.
4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không ban hành hoặc ban hành quy định, nội quy về phòng cháy và chữa cháy trái với các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước.
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này gây ra;
Điều 6. Hành vi vi phạm quy định về kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
b) Không cử người có trách nhiệm tham gia Đoàn kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định;
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
b) Không thực hiện các kiến nghị về phòng cháy và chữa cháy đã được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu bằng văn bản;
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sau khi cơ sở được thẩm duyệt và nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy, trước khi đưa cơ sở vào hoạt động người đứng đầu cơ sở không có văn bản thông báo và ký cam kết cơ sở đã đáp ứng đủ các yêu cầu và duy trì các điều kiện để đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong quá trình sử dụng nhà, công trình và hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
b) Hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy không đủ tài liệu theo quy định;
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không lập hồ sơ quản lý, theo dõi phòng cháy và chữa cháy theo quy định.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi không có sổ sách, hồ sơ theo dõi, quản lý chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng thiết bị, phương tiện chứa, đựng chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ không có giấy chứng nhận kiểm định hoặc không đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ.
Tịch thu chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ đối với hành vi quy định tại Khoản 4, Khoản 5 Điều này.
a) Buộc xây dựng, thành lập hồ sơ, sổ sách theo dõi, quản lý chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.
c) Buộc di chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ đến kho, địa điểm theo quy định đối với hành vi quy định tại Khoản 3 Điều này.
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
b) Không có biện pháp thông gió tự nhiên hoặc không có thiết bị thông gió cưỡng bức theo quy định.
a) Không lắp đặt các thiết bị phát hiện và xử lý rò rỉ của các chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ ra môi trường xung quanh theo quy định;
c) San, chiết, nạp chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ không đúng nơi quy định hoặc san, chiết, nạp chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ sang các thiết bị chứa không đúng chủng loại, không phù hợp với chất, hàng nguy hiểm cháy nổ.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ thuộc danh mục cấm kinh doanh.
Tịch thu chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ đối với hành vi quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều này.
Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định đối với hành vi quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 2 Điều này.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
b) Không mang theo Giấy phép vận chuyển khi vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định;
d) Làm mất Giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ nhưng đã thông báo kịp thời với cơ quan chức năng.
a) Sắp xếp chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ trên phương tiện vận chuyển không đúng theo quy định;
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
b) Vận chuyển hàng hóa khác cùng với chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ trên cùng một phương tiện vận chuyển mà không được phép theo quy định;
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
b) Không niêm yết biểu trưng vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ trên phương tiện vận chuyển theo quy định;
d) Bốc, dỡ, bơm, chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ tại địa điểm không bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định;
e) Chữa, tẩy xóa Giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ;
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
b) Làm giả hoặc sử dụng giấy phép giả để vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ.
a) Tước quyền sử dụng Giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ đối với hành vi quy định tại Điểm e Khoản 4 Điều này;
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
b) Buộc giảm số lượng, khối lượng, chủng loại chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều này;
a) Bố trí nơi đun nấu, thờ cúng không đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định;
2. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt mà không đảm bảo khoảng cách an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định.
a) Sử dụng nguồn lửa, điện thoại di động, các thiết bị điện tử hoặc các thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt khác ở những nơi có quy định cấm;
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sử dụng thiết bị điện không theo đúng chỉ dẫn của nhà chế tạo.
a) Không duy trì hoạt động thường xuyên của hệ thống chiếu sáng sự cố;
c) Lắp đặt, sử dụng dây dẫn điện, cáp dẫn điện hoặc thiết bị đóng ngắt, bảo vệ hoặc thiết bị tiêu thụ điện không đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy;
đ) Sử dụng thiết bị điện ở những nơi đã có quy định cấm.
a) Sử dụng thiết bị điện không đảm bảo yêu cầu phòng cháy, nổ theo quy định trong môi trường nguy hiểm cháy, nổ;
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thiết kế, lắp đặt các hệ thống điện phục vụ yêu cầu phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy định.
Buộc khắc phục tình trạng không an toàn do vi phạm hành chính quy định tại các Khoản 3, 4 và 5 Điều này gây ra.
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi không có hồ sơ theo dõi hệ thống chống sét theo quy định.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không khắc phục các sai sót, hư hỏng làm mất tác dụng của hệ thống chống sét.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điều 14. Hành vi vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong đầu tư, xây dựng
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không thiết kế hệ thống phòng cháy và chữa cháy đối với công trình thuộc diện phải có thiết kế về phòng cháy và chữa cháy.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
b) Không trình hồ sơ để thẩm duyệt lại khi cải tạo, mở rộng, thay đổi tính chất sử dụng nhà, công trình trong quá trình thi công, sử dụng theo quy định.
a) Tổ chức thi công, xây dựng công trình thuộc diện phải thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy khi chưa có “Giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy” theo quy định;
6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi đưa nhà, công trình vào hoạt động, sử dụng khi chưa tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy theo quy định.
a) Buộc khắc phục các điều kiện để đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này;
c) Buộc tổ chức khắc phục tình trạng không an toàn do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tổ chức để cơ quan quản lý nhà nước nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với hành vi quy định tại Khoản 6 Điều này.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
b) Không tổ chức vệ sinh công nghiệp dẫn đến khả năng tạo thành môi trường có nguy hiểm về cháy, nổ.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
b) Làm nhà ở trong rừng hoặc ven rừng không đảm bảo an toàn về chống cháy lan theo quy định.
a) Không dọn sạch chất dễ cháy nằm trong hành lang an toàn tuyến ống dẫn dầu mỏ, khí đốt và sản phẩm dầu mỏ;
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
b) Làm mất tác dụng ngăn cháy của tường ngăn cháy, vách ngăn cháy, cửa ngăn cháy và các giải pháp ngăn cháy.
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính quy định tại Điểm a Khoản 1, Điểm b Khoản 5 Điều này gây ra;
c) Buộc khắc phục tình trạng không an toàn do vi phạm hành chính quy định tại Khoản 2, Điểm a Khoản 3, Điểm a Khoản 4, Điểm a Khoản 5 Điều này gây ra.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi thiết kế cửa thoát nạn không mở theo hướng thoát nạn, lắp gương trong cầu thang thoát nạn.
a) Bố trí, sắp xếp vật tư, hàng hóa, phương tiện giao thông và các vật dụng khác cản trở lối thoát nạn;
c) Không lắp đặt biển báo, biển chỉ dẫn thoát nạn trên lối thoát nạn.
a) Không có đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ cứu nạn theo quy định;
c) Không có thiết bị chiếu sáng sự cố trên lối thoát nạn hoặc có nhưng không đủ độ sáng theo quy định hoặc không có tác dụng;
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi khóa, chèn, chặn cửa thoát nạn.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điều 17. Hành vi vi phạm về phương án chữa cháy của cơ sở
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
b) Không phổ biến phương án chữa cháy theo quy định.
a) Không trình phê duyệt phương án chữa cháy theo quy định;
c) Không bổ sung, chỉnh lý phương án chữa cháy theo quy định;
4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
b) Không tổ chức thực tập phương án chữa cháy theo quy định.
Buộc khắc phục tình trạng không an toàn do vi phạm hành chính quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này gây ra.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi để phương tiện, thiết bị thông tin báo cháy hỏng hoặc mất tác dụng.
a) Không có hiệu lệnh, thiết bị thông tin báo cháy theo quy định;
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
b) Không báo cháy hoặc ngăn cản, gây cản trở việc thông tin báo cháy;
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điều 19. Hành vi vi phạm về trang bị, bảo quản và sử dụng phương tiện phòng cháy và chữa cháy
a) Di chuyển, thay đổi vị trí lắp đặt phương tiện phòng cháy và chữa cháy theo thiết kế đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
b) Trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy không đầy đủ hoặc không đồng bộ theo quy định;
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
b) Trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy không phù hợp với tính chất nguy hiểm cháy, nổ của cơ sở theo quy định;
d) Không dự trữ đủ nước chữa cháy theo quy định.
a) Không trang bị phương tiện chữa cháy thông dụng cho nhà, công trình theo quy định;
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không trang bị, lắp đặt hệ thống báo cháy, chữa cháy theo quy định.
a) Buộc khắc phục tình trạng không an toàn do vi phạm hành chính quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Điểm a Khoản 4 và Khoản 5 Điều này gây ra;
Điều 20. Hành vi vi phạm về công tác chữa cháy
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không kịp thời thực hiện việc cứu người, cứu tài sản hoặc chữa cháy.
a) Không chuẩn bị sẵn sàng, đầy đủ về lực lượng, phương tiện, nguồn nước và các điều kiện khác phục vụ chữa cháy theo quy định;
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
b) Không chấp hành lệnh huy động tham gia chữa cháy của người có thẩm quyền;
d) Không tham gia khắc phục hậu quả vụ cháy khi có yêu cầu của người có thẩm quyền;
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
b) Lợi dụng việc chữa cháy để xâm hại đến sức khỏe, tài sản hợp pháp của công dân và tài sản của nhà nước.
Buộc khắc phục tình trạng không an toàn do vi phạm hành chính quy định tại Khoản 3 Điều này gây ra.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi làm hỏng băng rôn, khẩu hiệu, panô, áp phích, tranh ảnh tuyên truyền, cổ động về phòng cháy và chữa cháy.
a) Không tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy theo quy định;
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy theo quy định.
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1 Điều này gây ra.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
b) Lực lượng chữa cháy cơ sở không sử dụng thành thạo phương tiện phòng cháy và chữa cháy được trang bị tại cơ sở.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
b) Không quản lý, không duy trì hoạt động của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoặc chuyên ngành theo quy định.
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hay chuyên ngành theo quy định.
Buộc khắc phục tình trạng không an toàn do vi phạm hành chính quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 5 Điều này gây ra.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi của đơn vị thiết kế về phòng cháy và chữa cháy mà không đủ tư cách pháp nhân, năng lực chuyên môn kỹ thuật theo quy định.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi hoán cải xe ô tô chữa cháy, tàu, thuyền chữa cháy chuyên dùng khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điều 24. Hành vi vi phạm về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
b) Mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc không đúng quy tắc, biểu phí bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc do Bộ Tài chính ban hành;
d) Không trích nộp phí bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc để đóng góp kinh phí cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định.
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi vô ý vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ mà chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại dưới 25.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vô ý vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại trên 50.000.000 đồng nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại dưới 2.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vô ý vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại từ 10.000.000 đồng đến dưới 25.000.000 đồng.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi do thiếu trách nhiệm để xảy ra cháy, nổ nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành nhiệm vụ có quyền:
b) Phạt tiền đến 200.000 đồng.
a) Phạt cảnh cáo;
3. Trưởng Công an xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) có quyền:
b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng.
d) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.
a) Phạt cảnh cáo;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
a) Phạt cảnh cáo;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
a) Phạt cảnh cáo;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
7. Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Cục trưởng Cục Cảnh sát đường thủy, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình có quyền:
b) Phạt tiền đến mức tối đa được quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 14 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008;
d) Tịch thu hàng hóa, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính;
8. Bộ trưởng Bộ Công an quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng.
d) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.
a) Phạt cảnh cáo;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
a) Phạt cảnh cáo;
c) Tịch thu hàng hóa, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
Ngoài những người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều 28 và Điều 29 của Nghị định này, những người có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008 trong khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ thuộc địa bàn và lĩnh vực quản lý của mình mà phát hiện các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này thì có quyền xử phạt theo quy định của pháp luật.
Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Khoản 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 28; Khoản 1, 2 và 3 Điều 29 Nghị định này có thể ủy quyền cho cấp phó thực hiện thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Việc ủy quyền phải được thực hiện bằng văn bản. Cấp phó được ủy quyền phải chịu trách nhiệm về quyết định xử phạt vi phạm hành chính của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật.
1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính. Trong trường hợp phạt tiền thì thẩm quyền xử phạt được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể, trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thì việc xử phạt do người thụ lý đầu tiên thực hiện.
a) Nếu hình thức, mức xử phạt được quy định đối với từng hành vi đều thuộc thẩm quyền của người xử phạt thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó;
3. Trong trường hợp người có thẩm quyền xử phạt thuộc Công an nhân dân đang xử lý đối với cá nhân, tổ chức có vi phạm về phòng cháy và chữa cháy theo Nghị định này mà phát hiện cá nhân, tổ chức đó còn có hành vi vi phạm hành chính được quy định trong các Nghị định khác của Chính phủ thì có quyền xử phạt hành chính về hành vi đó.
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
1. Khi phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy, người có thẩm quyền xử phạt phải ra lệnh đình chỉ ngay hành vi vi phạm.
a) Đối với vi phạm hành chính mà hình thức xử phạt là cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 200.000 đồng thì người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt tại chỗ theo thủ tục đơn giản được quy định tại Điều 54 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008;
c) Biểu mẫu để xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy được áp dụng thống nhất theo biểu mẫu quy định trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội.
4. Người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính nếu bị xử phạt vi phạm hành chính là phạt tiền thì mức tiền phạt không được quá một phần hai mức phạt đối với người thành niên; trong trường hợp họ không có tiền nộp phạt thì cha, mẹ hoặc người giám hộ phải nộp thay.
Trong trường hợp cần ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm hành chính hoặc để bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy thì áp dụng các biện pháp tạm giữ người; tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; khám người; khám phương tiện vận tải, đồ vật; khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008.
1. Cá nhân, tổ chức bị phạt tiền về vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy phải nộp tiền phạt đúng thời hạn tại Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt tại chỗ theo quy định tại Điều 54 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008 và được nhận biên lai thu tiền phạt. Việc thu nhận tiền phạt phải sử dụng biên lai do Bộ Tài chính phát hành theo đúng quy định.
Điều 36. Chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
2. Cá nhân bị xử phạt từ 500.000 đồng trở lên có thể được hoãn chấp hành quyết định phạt tiền theo quy định tại Điều 65 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002.
Điều 37. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề
Điều 38. Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự
Mọi cá nhân đều có quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền những hành vi trái pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy.
3. Việc khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 8 năm 2012 và thay thế Nghị định số 123/2005/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2005 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy.
1. Bộ trưởng Bộ Công an chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Nghị định này.
- Ban Bí thư Trung ương Đảng; | TM. CHÍNH PHỦ |
File gốc của Nghị định 52/2012/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy đang được cập nhật.
Nghị định 52/2012/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Chính phủ |
Số hiệu | 52/2012/NĐ-CP |
Loại văn bản | Nghị định |
Người ký | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành | 2012-06-14 |
Ngày hiệu lực | 2012-08-05 |
Lĩnh vực | Vi phạm hành chính |
Tình trạng | Hết hiệu lực |