CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 45/2019/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 21 tháng 5 năm 2019 |
QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật du lịch ngày 19 tháng 6 năm 2017;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch.
1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử phạt, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch.
2. Các hành vi vi phạm hành chính khác trong lĩnh vực du lịch không được quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định tại các nghị định khác của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử phạt.
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam hoạt động du lịch trên lãnh thổ Việt Nam và ở nước ngoài; tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động du lịch trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Tổ chức là đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch theo Nghị định này bao gồm:
a) Doanh nghiệp hoạt động du lịch được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam;
b) Chi nhánh, Văn phòng đại diện của doanh nghiệp hoạt động du lịch;
c) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động du lịch;
d) Văn phòng đại diện tại Việt Nam của cơ quan du lịch nước ngoài, tổ chức du lịch quốc tế và khu vực;
đ) Tổ chức xã hội - nghề nghiệp về du lịch;
e) Ban quản lý điểm du lịch, khu du lịch, đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động du lịch;
g) Nhà khách, nhà nghỉ của cơ quan nhà nước có hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch.
3. Cá nhân là đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch theo Nghị định này là các đối tượng không thuộc quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Người có thẩm quyền lập biên bản, xử phạt vi phạm hành chính.
5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Điều 3. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính
1. Các hình thức xử phạt chính
Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Các hình thức xử phạt bổ sung
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng: Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành; thẻ hướng dẫn viên du lịch; quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch; quyết định công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch; quyết định công nhận điểm du lịch; quyết định công nhận khu du lịch; biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch;
b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 06 tháng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính: Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành giả; thẻ hướng dẫn viên du lịch giả; biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch giả.
Điều 4. Các biện pháp khắc phục hậu quả
Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt quy định tại Điều 3 Nghị định này còn có thể bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
1. Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
2. Buộc thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, thẻ hướng dẫn viên du lịch, quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch, quyết định công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch, quyết định công nhận điểm du lịch, quyết định công nhận khu du lịch.
3. Buộc tháo dỡ biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch.
4. Buộc nộp đủ số tiền phí, lệ phí, các khoản phải nộp theo quy định.
Điều 5. Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền trong lĩnh vực du lịch
1. Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 Nghị định này là áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền quy định tại Điều 7 Nghị định này là áp dụng đối với tổ chức.
3. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
4. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh có thẩm quyền xử phạt quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; thẩm quyền phạt tiền với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT, MỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
Điều 6. Vi phạm quy định chung về hoạt động kinh doanh du lịch
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tranh giành khách du lịch hoặc nài ép khách du lịch mua hàng hóa, dịch vụ;
b) Phân biệt đối xử với khách du lịch;
c) Không thực hiện đúng chế độ báo cáo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
b) Không giải quyết kiến nghị, phản ánh của khách du lịch trong phạm vi quản lý;
c) Thu lợi bất hợp pháp từ khách du lịch.
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không cảnh báo nguy cơ gây nguy hiểm cho khách du lịch;
b) Không thông báo, chỉ dẫn cho khách du lịch trong trường hợp khẩn cấp.
Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại các khoản 5, 6 và 7 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 3, điểm c khoản 4 Điều này.
Điều 7. Vi phạm quy định về kinh doanh dịch vụ lữ hành
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
b) Không phổ biến, hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật, quy định của nơi đến du lịch;
d) Hợp đồng lữ hành thiếu một trong các nội dung theo quy định;
đ) Chương trình du lịch thiếu một trong các nội dung theo quy định;
e) Hợp đồng đại lý lữ hành thiếu một trong các nội dung theo quy định.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không gửi hồ sơ về người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành thay thế theo quy định;
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
6. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có biện pháp kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng của bên nhận đại lý lữ hành;
b) Không có biện pháp kiểm tra, giám sát hoạt động của hướng dẫn viên du lịch theo quy định;
c) Không tổ chức thực hiện chương trình du lịch do bên nhận đại lý lữ hành bán.
7. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
b) Không có hợp đồng đại lý lữ hành với đại lý lữ hành theo quy định;
c) Không có chương trình du lịch theo quy định;
d) Không thực hiện chế độ lưu giữ hồ sơ liên quan đến hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành;
8. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không sử dụng hướng dẫn viên du lịch để hướng dẫn cho khách du lịch theo hợp đồng lữ hành;
c) Không quản lý khách du lịch theo chương trình du lịch đã thỏa thuận với khách du lịch.
9. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
10. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng người không có thẻ hướng dẫn viên du lịch để hướng dẫn cho khách du lịch;
b) Sử dụng người sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch giả để hướng dẫn cho khách du lịch.
11. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện đúng quy định về ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành;
b) Không bổ sung đủ số tiền ký quỹ đã sử dụng theo quy định;
c) Sử dụng người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành không bảo đảm điều kiện theo quy định.
12. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không làm thủ tục đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định;
13. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
c) Để khách du lịch trốn ở lại nước ngoài hoặc trốn ở lại Việt Nam trái pháp luật;
d) Sử dụng người nước ngoài hoạt động hướng dẫn du lịch tại Việt Nam.
14. Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Kinh doanh dịch vụ lữ hành sau khi đã thông báo tạm ngừng hoạt động;
d) Hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành mà không có giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành;
đ) Sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành giả để hoạt động kinh doanh.
15. Hình thức xử phạt bổ sung:
d) Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 9 Điều này;
đ) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 14 Điều này.
16. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điều 8. Vi phạm quy định về kinh doanh đại lý lữ hành
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi treo biển đại lý lữ hành ở vị trí khó nhận biết tại trụ sở đại lý.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi hợp đồng đại lý lữ hành thiếu một trong các nội dung theo quy định.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông báo cho cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh thời điểm bắt đầu hoạt động kinh doanh hoặc địa điểm kinh doanh hoặc thông tin về doanh nghiệp giao đại lý lữ hành;
b) Cung cấp thông tin không rõ ràng hoặc không công khai hoặc không trung thực về số lượng hoặc giá cả các dịch vụ du lịch của bên giao đại lý lữ hành cho khách du lịch.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không treo biển đại lý lữ hành.
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không cung cấp thông tin về số lượng hoặc giá cả các dịch vụ du lịch của bên giao đại lý lữ hành cho khách du lịch;
b) Bán chương trình du lịch không đúng nội dung trong hợp đồng đại lý lữ hành.
6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không lập và lưu giữ hồ sơ về chương trình du lịch đã bán cho khách du lịch theo quy định;
b) Không có hợp đồng đại lý lữ hành với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định.
7. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký kinh doanh đại lý lữ hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
8. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức thực hiện chương trình du lịch của bên giao đại lý lữ hành đối với doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành.
9. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi nhận bán chương trình du lịch của đại lý lữ hành cho bên giao đại lý không bảo đảm điều kiện theo quy định.
10. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 5, các khoản 7, 8 và 9 Điều này.
Điều 9. Vi phạm quy định về hướng dẫn du lịch
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không đeo thẻ hướng dẫn viên du lịch trong khi hành nghề hướng dẫn du lịch.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không xuất trình được phân công nhiệm vụ của doanh nghiệp tổ chức chương trình du lịch theo quy định trong khi hành nghề;
b) Không xuất trình được chương trình du lịch theo quy định trong khi hành nghề.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật Việt Nam, pháp luật nơi đến du lịch, nội quy nơi đến tham quan, phong tục, tập quán của địa phương nơi đến du lịch;
b) Cung cấp thông tin cho khách du lịch không rõ ràng hoặc không công khai hoặc không trung thực về chương trình du lịch, dịch vụ, các quyền, lợi ích hợp pháp của khách du lịch.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện nội quy, quy định của khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch khi hành nghề;
b) Không tôn trọng phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa địa phương nơi đến tham quan khi hành nghề;
c) Có thái độ thiếu văn minh đối với khách du lịch khi hành nghề;
d) Không cung cấp thông tin cho khách du lịch về chương trình du lịch, dịch vụ và các quyền, lợi ích hợp pháp của khách du lịch.
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không hướng dẫn khách du lịch theo phân công nhiệm vụ được giao hoặc theo hợp đồng hướng dẫn;
b) Không hướng dẫn khách du lịch theo đúng chương trình du lịch;
c) Không báo cáo người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành quyết định thay đổi chương trình du lịch trong trường hợp khách du lịch có yêu cầu;
d) Không có hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch hoặc không là hội viên của tổ chức xã hội - nghề nghiệp theo quy định khi hành nghề đối với hướng dẫn viên du lịch quốc tế và hướng dẫn viên du lịch nội địa;
đ) Không có hợp đồng hướng dẫn với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc không có văn bản phân công hướng dẫn theo chương trình du lịch theo quy định;
e) Không có phân công của tổ chức, cá nhân quản lý khu du lịch, điểm du lịch đối với hướng dẫn viên du lịch tại điểm.
6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Kê khai không trung thực hồ sơ đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ hướng dẫn viên du lịch;
b) Thuê, cho thuê, mượn, cho mượn thẻ hướng dẫn viên du lịch;
c) Hoạt động hướng dẫn du lịch không đúng phạm vi hành nghề của hướng dẫn viên du lịch theo quy định.
7. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có thẻ hướng dẫn viên du lịch khi hành nghề;
b) Sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch giả để hành nghề hướng dẫn.
8. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp, giới thiệu cho khách du lịch các nội dung thông tin mang tính chất xuyên tạc lịch sử, văn hóa, chủ quyền quốc gia.
9. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động hướng dẫn du lịch tại Việt Nam của người nước ngoài.
10. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch trong thời hạn từ 01 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại điểm b và điểm c khoản 6 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch trong thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 8 Điều này;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 7 Điều này.
11. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b và điểm c khoản 6 và khoản 7 Điều này;
b) Buộc thu hồi thẻ hướng dẫn viên du lịch đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 6 Điều này.
Điều 10. Vi phạm quy định chung về kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thông báo không đầy đủ các nội dung tới cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi có cơ sở lưu trú du lịch trước khi đi vào hoạt động theo quy định;
b) Thông báo hoạt động không đúng thời hạn theo quy định;
c) Không niêm yết công khai giá hàng hóa, dịch vụ theo quy định.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông báo trước khi đi vào hoạt động theo quy định;
b) Không thông báo về việc thay đổi tên cơ sở lưu trú du lịch theo quy định;
c) Không thông báo về việc thay đổi quy mô cơ sở lưu trú du lịch theo quy định;
d) Không thông báo về việc thay đổi địa chỉ cơ sở lưu trú du lịch theo quy định;
đ) Không thông báo về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật của cơ sở lưu trú du lịch theo quy định.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không niêm yết công khai nội quy của cơ sở lưu trú du lịch theo quy định.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi bán không đúng giá niêm yết hàng hóa, dịch vụ trong cơ sở lưu trú du lịch.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp theo hợp đồng đã giao kết với khách du lịch.
6. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch sau khi đã thông báo tạm dừng hoặc chấm dứt hoạt động;
b) Hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch sau khi bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động kinh doanh.
7. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 49 của Luật Du lịch.
8. Quy định từ khoản 1 đến khoản 7 Điều này cũng được áp dụng đối với nhà khách, nhà nghỉ của cơ quan nhà nước có hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 7 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều này.
Điều 11. Vi phạm quy định về điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ lưu trú du lịch
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông báo về việc bổ sung, hoàn thiện đáp ứng điều kiện tối thiểu hoặc thay đổi loại hình cơ sở lưu trú du lịch theo quy định;
b) Không có giường hoặc đệm hoặc chiếu hoặc chăn hoặc gối theo quy định;
c) Không có khăn mặt hoặc khăn tắm theo quy định;
d) Không thay bọc đệm hoặc chiếu hoặc bọc chăn hoặc bọc gối khi có khách mới;
đ) Không thay khăn mặt hoặc khăn tắm khi có khách mới.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không có tủ thuốc cấp cứu ban đầu đối với bãi cắm trại du lịch theo quy định.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có tối thiểu 10 buồng ngủ đối với khách sạn hoặc không có phòng ngủ đối với biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, tàu thủy lưu trú du lịch, nhà nghỉ du lịch hoặc không có khu vực lưu trú cho khách đối với nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê hoặc không có khu vực dựng lều, trại đối với bãi cắm trại du lịch;
b) Không có quầy lễ tân đối với khách sạn hoặc khu vực tiếp khách đối với biệt thự du lịch, căn hộ du lịch hoặc khu vực đón tiếp khách đối với tàu thủy lưu trú du lịch, nhà nghỉ du lịch, bãi cắm trại du lịch theo quy định;
c) Không có nơi để xe cho khách đối với khách sạn nghỉ dưỡng hoặc khách sạn bên đường theo quy định;
d) Không có bếp hoặc phòng ăn hoặc dịch vụ phục vụ ăn uống đối với khách sạn nghỉ dưỡng, khách sạn nổi, khách sạn bên đường, tàu thủy lưu trú du lịch; không có bếp đối với biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê theo quy định;
đ) Không có nhân viên trực 24 giờ mỗi ngày đối với khách sạn, biệt thự du lịch, nhà nghỉ du lịch; không có nhân viên bảo vệ trực khi có khách đối với bãi cắm trại du lịch theo quy định.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm nhà vệ sinh theo quy định.
5. Các quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này cũng được áp dụng đối với nhà khách, nhà nghỉ của cơ quan nhà nước có hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a và điểm d khoản 3 và khoản 4 Điều này.
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng quy định về mẫu biển công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gắn biển công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch không ở khu vực cửa chính của cơ sở lưu trú du lịch.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không gắn biển công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch sau khi được xếp hạng;
b) Không bảo đảm số lượng hoặc diện tích buồng ngủ theo tiêu chuẩn tương ứng với từng loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch theo quy định;
c) Không bảo đảm tiêu chuẩn về nơi để xe và giao thông nội bộ hoặc khu vực sảnh đón tiếp theo quy định;
d) Không bảo đảm số lượng hoặc tiêu chuẩn nhà hàng, quầy bar theo quy định;
đ) Không bảo đảm tiêu chuẩn khu vực bếp theo quy định;
e) Không bảo đảm số lượng hoặc tiêu chuẩn phòng hội nghị, hội thảo, phòng họp theo quy định;
g) Không bảo đảm tiêu chuẩn trang thiết bị, tiện nghi khác theo quy định;
h) Không bảo đảm tiêu chuẩn về dịch vụ theo quy định;
i) Không bảo đảm tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ của người quản lý hoặc nhân viên phục vụ theo quy định.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi kê khai không trung thực hồ sơ đăng ký công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 3 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều này.
Điều 13. Vi phạm quy định về kinh doanh dịch vụ du lịch khác
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không niêm yết công khai giá bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng quy định về mẫu biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông tin rõ ràng về nguồn gốc, chất lượng hàng hóa;
b) Không nhận thanh toán bằng thẻ do ngân hàng phát hành;
c) Không có thực đơn theo quy định;
d) Không có nội quy, quy trình theo quy định.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có nơi đón tiếp hoặc nơi gửi đồ dùng cá nhân theo quy định;
b) Không có phòng tắm cho khách theo quy định;
c) Không có dịch vụ cho thuê dụng cụ tập luyện, thi đấu phù hợp với từng môn thể thao theo quy định;
d) Không bảo đảm tiêu chuẩn nhân viên theo quy định;
đ) Không bảo đảm khu vực phòng ăn hoặc dụng cụ phục vụ ăn uống theo quy định;
e) Không bảo đảm khu vực bếp theo quy định;
g) Không có nhân viên y tế hoặc kỹ thuật viên hoặc nhân viên phục vụ phù hợp với từng dịch vụ chăm sóc sức khỏe theo quy định;
h) Không bán đúng giá niêm yết.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm nhà vệ sinh theo quy định;
b) Kê khai không trung thực hồ sơ đăng ký công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch.
6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi treo biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch khi chưa được cơ quan có thẩm quyền công nhận.
7. Vi phạm quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện, nhân viên chuyên môn trong cơ sở kinh doanh dịch vụ thể thao, cơ sở kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí, cơ sở kinh doanh dịch vụ chăm sóc sức khỏe thì bị xử phạt theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tháo dỡ biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch đối với hành vi quy định tại khoản 6 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm h khoản 4 và khoản 6 Điều này;
c) Buộc thu hồi quyết định công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 5 Điều này.
Điều 14. Vi phạm quy định về nghĩa vụ của khách du lịch
1. Cảnh cáo đối với hành vi không thực hiện đúng thông báo nộp tiền phí, lệ phí, các khoản phải nộp khác của cơ quan có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 1 đến 3 lần số tiền phí, lệ phí, các khoản phải nộp khác theo quy định đối với hành vi trốn nộp phí, lệ phí, các khoản phải nộp khác. Mức phạt tối đa là 50.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện nội quy, quy định của khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch.
4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi ứng xử không văn minh hoặc không tôn trọng phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa địa phương nơi đến du lịch.
5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây phương hại đến hình ảnh quốc gia, truyền thống văn hóa dân tộc của Việt Nam.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp đủ số tiền phí, lệ phí, các khoản phải nộp đối với hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo trước khi bắt đầu kinh doanh sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch theo quy định.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không cảnh báo, chỉ dẫn về điều kiện khí hậu, thời tiết, sức khỏe và các yếu tố liên quan khi cung cấp các sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không có phương án cứu hộ, cứu nạn theo quy định.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không phổ biến các quy định về bảo vệ an toàn cho khách du lịch;
b) Không hướng dẫn các thao tác kỹ thuật cho khách du lịch trước khi cung cấp sản phẩm du lịch.
5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không duy trì, bảo đảm thông tin liên lạc với khách du lịch trong suốt thời gian cung cấp sản phẩm du lịch;
b) Không bố trí, sử dụng huấn luyện viên hoặc kỹ thuật viên hoặc hướng dẫn viên có chuyên môn phù hợp theo quy định;
c) Không cung cấp, hướng dẫn sử dụng và giám sát việc sử dụng trang thiết bị, dụng cụ hỗ trợ theo quy chuẩn, tiêu chuẩn, bảo đảm an toàn cho khách du lịch.
6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không bố trí lực lượng cứu hộ khách du lịch theo quy định.
7. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không can thiệp, xử lý, ứng cứu kịp thời các sự cố, tai nạn, rủi ro xảy ra.
8. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục kinh doanh sau khi cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh yêu cầu hoàn thiện, bổ sung các biện pháp bảo đảm an toàn nhưng chưa thực hiện theo quy định.
9. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại các khoản 5, 6 và 7 Điều này.
10. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại khoản 8 Điều này.
Điều 16. Vi phạm quy định về quản lý điểm du lịch, khu du lịch
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không công khai số điện thoại, địa chỉ của tổ chức, cá nhân quản lý điểm du lịch hoặc khu du lịch.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có biển chỉ dẫn, thuyết minh hoặc biển báo về giao thông, các cơ sở dịch vụ, các điểm tham quan theo quy định;
b) Không có nội quy theo quy định.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có bộ phận thông tin hỗ trợ khách du lịch theo quy định;
b) Không có bộ phận bảo vệ trực 24 giờ mỗi ngày;
c) Không có bộ phận cứu hộ, cứu nạn theo quy định;
d) Không cung cấp dịch vụ thuyết minh, hướng dẫn du lịch theo quy định;
đ) Không có biện pháp quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch trong phạm vi quản lý theo quy định;
e) Không bố trí nhân lực làm vệ sinh môi trường theo quy định.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có kết nối giao thông, thông tin liên lạc theo quy định;
b) Không có hệ thống điện theo quy định;
c) Không có hệ thống cung cấp nước sạch theo quy định;
d) Không có dịch vụ ăn uống hoặc cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch theo quy định;
đ) Không có dịch vụ mua sắm hoặc cơ sở kinh doanh dịch vụ mua sắm đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch theo quy định;
e) Không có hệ thống cơ sở lưu trú du lịch theo quy định;
g) Không bảo đảm nhà vệ sinh công cộng theo quy định;
h) Không có đủ phương tiện, thiết bị thu gom chất thải đáp ứng yêu cầu giữ gìn vệ sinh môi trường theo quy định;
i) Không thu gom, xử lý chất thải phát sinh trong hoạt động du lịch theo quy định;
k) Không có các biện pháp phòng, chống cháy nổ theo quy định;
l) Kê khai không trung thực hồ sơ đề nghị công nhận điểm du lịch hoặc khu du lịch.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng các biện pháp cản trở việc tham quan của khách du lịch ở những nơi được phép vào tham quan theo quy định;
b) Không phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch có thẩm quyền trong việc bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch theo quy định.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng quyết định công nhận điểm du lịch hoặc khu du lịch từ 01 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và g khoản 4 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng quyết định công nhận điểm du lịch hoặc khu du lịch từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều này;
c) Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại điểm h khoản 4 Điều này;
d) Đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại điểm i và điểm k khoản 4 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi quyết định công nhận điểm du lịch hoặc khu du lịch đối với hành vi quy định tại điểm l khoản 4 Điều này.
Điều 17. Vi phạm quy định về vận tải khách du lịch bằng đường bộ
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Vận tải khách du lịch không theo hợp đồng với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc với khách du lịch theo hành trình, tuyến đường phù hợp;
b) Không có hợp đồng vận tải khách du lịch theo quy định;
c) Không xuất trình được danh sách khách du lịch theo quy định.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không gắn biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch theo quy định.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có thùng chứa đồ uống đối với xe ô tô vận tải khách du lịch;
b) Không có dụng cụ y tế sơ cấp cứu, túi thuốc dự phòng đối với xe ô tô vận tải khách du lịch;
c) Không có rèm cửa chống nắng đối với xe ô tô vận tải khách du lịch từ 09 chỗ trở lên;
d) Không có thùng đựng rác đối với xe ô tô vận tải khách du lịch từ 09 chỗ trở lên;
đ) Không có micro đối với xe ô tô vận tải khách du lịch từ 24 chỗ trở lên (trừ ô tô chuyên dụng caravan);
e) Không có vị trí dành cho người cao tuổi, người khuyết tật theo quy định đối với xe ô tô vận tải khách du lịch từ 24 chỗ trở lên (trừ ô tô chuyên dụng caravan).
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng nhân viên phục vụ khách du lịch không bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định;
b) Sử dụng người điều khiển phương tiện vận tải khách du lịch không đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng biển hiệu vận tải khách du lịch trong thời gian từ 01 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều này.
Điều 18. Vi phạm quy định về vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vận tải khách du lịch không theo hợp đồng với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc với khách du lịch theo hành trình, tuyến đường du lịch.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không gắn biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch theo quy định.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có hợp đồng vận tải khách du lịch theo quy định;
b) Không trang bị đủ số lượng áo phao cho khách du lịch trên phương tiện vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa theo quy định;
c) Không có bảng hướng dẫn sử dụng các trang thiết bị cứu sinh, cứu đắm và số điện thoại, địa chỉ các cơ quan tìm kiếm cứu nạn để tại vị trí ghế ngồi của khách du lịch đối với phương tiện vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa;
d) Không có biểu đồ hành trình tuyến du lịch đối với phương tiện vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa;
đ) Không có thùng chứa đồ uống đối với phương tiện vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa;
e) Không có thùng đựng rác đối với phương tiện vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa;
g) Không có dụng cụ chống nắng đối với phương tiện vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa từ 20 ghế ngồi trở lên;
h) Không có micro đối với phương tiện vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa từ 20 ghế ngồi trở lên;
i) Không đảm bảo yêu cầu của khu vực phục vụ dịch vụ ăn uống, khu chế biến (nếu có) theo quy định đối với phương tiện vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa từ 20 ghế ngồi trở lên;
k) Không có mái che đối với phương tiện vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa từ 50 ghế ngồi trở lên;
l) Không có rèm cửa chống nắng đối với phương tiện vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa từ 50 ghế ngồi trở lên;
m) Không có phòng vệ sinh đối với phương tiện vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa từ 50 ghế ngồi trở lên.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng nhân viên phục vụ khách du lịch không bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định;
b) Sử dụng người điều khiển phương tiện vận tải khách du lịch và thuyền viên không bảo đảm theo quy định.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng biển hiệu vận tải khách du lịch trong thời gian từ 01 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều này;
b) Đình chỉnh hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại điểm b và điểm m khoản 3 Điều này.
THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ THẨM QUYỀN LẬP BIÊN BẢN VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 19. Thẩm quyền của cơ quan Thanh tra chuyên ngành
1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 500.000 đồng.
2. Chánh Thanh tra cấp Sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp Sở có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành, thẻ hướng dẫn viên du lịch, quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch, biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch, quyết định công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch, quyết định công nhận điểm du lịch, quyết định công nhận khu du lịch có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 25.000.000 đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp Bộ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 35.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành, thẻ hướng dẫn viên du lịch, quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch, biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch, quyết định công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch, quyết định công nhận điểm du lịch, quyết định công nhận khu du lịch có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 35.000.000 đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
4. Chánh Thanh tra cấp Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành, thẻ hướng dẫn viên du lịch, quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch, biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch, quyết định công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch, quyết định công nhận điểm du lịch, quyết định công nhận khu du lịch có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 50.000.000 đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
Điều 20. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 5.000.000 đồng.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành, thẻ hướng dẫn viên du lịch, quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch, biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch, quyết định công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch, quyết định công nhận điểm du lịch, quyết định công nhận khu du lịch có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 25.000.000 đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành, thẻ hướng dẫn viên du lịch, quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch, biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch, quyết định công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch, quyết định công nhận điểm du lịch, quyết định công nhận khu du lịch có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 50.000.000 đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
Điều 21. Thẩm quyền của Quản lý thị trường
1. Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
3. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục nghiệp vụ quản lý thị trường trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng quyết định công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
4. Tổng cục trưởng Tổng Cục Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng quyết định công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
Điều 22. Thẩm quyền xử phạt của Bộ đội biên phòng
1. Chiến sĩ Bộ đội biên phòng đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng.
3. Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 25.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
4. Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch, biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 50.000.000 đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
Điều 23. Thẩm quyền của Cảnh sát biển
1. Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.
2. Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng.
3. Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
4. Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 10.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
5. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 15.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
6. Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 25.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
7. Tư lệnh Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch, biển hiệu vận tải khách du lịch có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 50.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
Điều 24. Thẩm quyền của Công an nhân dân
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả của Công an nhân dân thực hiện theo quy định tại Điều 39 Luật xử lý vi phạm hành chính.
Điều 25. Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 theo thẩm quyền quy định tại Điều 20 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2. Người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 19 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, cụ thể như sau:
a) Thanh tra Văn hóa, Thể thao và Du lịch có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 Chương II Nghị định này;
b) Thanh tra Giao thông vận tải có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 17 và Điều 18 Nghị định này tại các điểm dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm kiểm tra trọng tải xe, trạm thu phí, cơ sở kinh doanh vận tải đường bộ, khi phương tiện (có hành vi vi phạm) dừng, đỗ trên đường bộ;
c) Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 5, điểm d khoản 13 Điều 7; hành vi không có hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch quy định tại điểm d khoản 5, khoản 9 Điều 9 Nghị định này;
d) Thanh tra Tài nguyên - Môi trường có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 4 Điều 11; điểm a khoản 5 Điều 13; điểm e khoản 3, các điểm g, h và i khoản 4; điểm b khoản 5 Điều 16 Nghị định này;
đ) Thanh tra Tài chính có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm b khoản 1, khoản 4 Điều 10; khoản 1, điểm h khoản 4 Điều 13; khoản 1 và khoản 2 Điều 14 Nghị định này.
5. Người có thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 5, 6 và 7 Điều 6; khoản 4 Điều 7; Điều 9; Điều 14; các khoản 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 15; Điều 17; Điều 18 theo thẩm quyền quy định tại Điều 23 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
6. Người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Công an có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm a và điểm b khoản 3, điểm a và điểm c khoản 4, các khoản 5, 6 và 7 Điều 6; khoản 1, điểm b và điểm c khoản 2, điểm a và điểm c khoản 4, điểm d khoản 5, điểm c khoản 8, điểm b và điểm c khoản 9, điểm c và điểm d khoản 13, điểm d và điểm đ khoản 14 Điều 7; khoản 7 và khoản 8 Điều 8; khoản 3 và khoản 4, điểm a và điểm b khoản 6, các khoản 7, 8 và 9 Điều 9; khoản 6 Điều 10; khoản 4 Điều 12; điểm b khoản 5 Điều 13; Điều 14; các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 15; khoản 1, điểm a khoản 2, điểm c khoản 3, điểm k và điểm l khoản 4, điểm a khoản 5 Điều 16 theo thẩm quyền quy định tại Điều 24 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Điều 26. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định từ Điều 19 đến Điều 24 Nghị định này theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
3. Chỉ huy tàu bay, trưởng tàu, thuyền trưởng đang thi hành nhiệm vụ theo chức năng, quyền hạn được giao thuộc lĩnh vực du lịch được quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm xảy ra trên tàu bay, trên tàu, trên phương tiện thủy nội địa.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 8 năm 2019.
2. Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, Mục 3 Chương II Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo và các khoản 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40 và 41 Điều 2 Nghị định số 28/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan và Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo hết hiệu lực.
Điều 28. Điều khoản chuyển tiếp
Đối với những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà sau đó mới được phát hiện hoặc đang xem xét giải quyết thì áp dụng các quy định có lợi cho cá nhân, tổ chức vi phạm.
1. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm tổ chức thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
| TM. CHÍNH PHỦ |
File gốc của Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch đang được cập nhật.
Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Chính phủ |
Số hiệu | 45/2019/NĐ-CP |
Loại văn bản | Nghị định |
Người ký | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành | 2019-05-21 |
Ngày hiệu lực | 2019-08-01 |
Lĩnh vực | Vi phạm hành chính |
Tình trạng | Còn hiệu lực |