ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/KH-UBND |
Bình Thuận, ngày 03 tháng 01 năm 2023 |
KẾ HOẠCH
QUẢN LÝ CÔNG TÁC THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN NĂM 2023
Thực hiện Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020; Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản pháp luật có liên quan.
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 682/TTr-STP ngày 23/12/2022, Ủy ban dân nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh năm 2023, với các nội dung cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Tiếp tục tổ chức phổ biến, quán triệt sâu rộng nội dung Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020; Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính; Nghị định số 19/2020/NĐ-CP ngày 12/02/2020 của Chính phủ về kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; đồng thời, tiếp tục quán triệt nội dung Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và các nghị định xử phạt vi phạm hành chính chuyên ngành đến các tầng lớp Nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về xử lý vi phạm hành chính nhằm nâng cao nhận thức, năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác quản lý và những người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính.
b) Xác định trách nhiệm và phân công nhiệm vụ cho các sở, ban, ngành trong việc tham mưu xây dựng, ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành, rà soát và thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính kịp thời, thống nhất, đúng quy định và hiệu quả.
c) Kiện toàn tổ chức, bố trí nguồn nhân lực bảo đảm thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh.
2. Yêu cầu
a) Xác định cụ thể nội dung công việc, chất lượng, thời hạn hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức liên quan trong việc thực hiện quản lý nhà nước về thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính.
b) Trong quá trình thực hiện, phải bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan liên quan, kịp thời kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn và tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn để bảo đảm tiến độ triển khai các nội dung quản lý trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh.
c) Nâng cao hơn nữa trách nhiệm của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính, trách nhiệm của người làm công tác tham mưu xử lý vi phạm hành chính; bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính được tiến hành kịp thời, thống nhất, chất lượng và đúng quy định pháp luật.
II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH VÀ PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM
(Nội dung kế hoạch và phân công trách nhiệm thực hiện quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh năm 2023 theo phụ lục đính kèm).
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, các cơ quan được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được phân công theo đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, hiệu quả. Trên cơ sở Kế hoạch này, xây dựng kế hoạch quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi quản lý của sở, ngành, địa phương mình.
2. Giao Sở Tư pháp chủ trì, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân tỉnh, các cơ quan được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch này và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện.
3. Sở Tài chính, cơ quan tài chính cấp huyện có trách nhiệm tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt dự toán ngân sách, bảo đảm đủ, kịp thời nguồn kinh phí để triển khai kế hoạch trên cơ sở dự toán kinh phí của các sở, ngành, địa phương.
4. Nguồn kinh phí bảo đảm: Kinh phí thực hiện kế hoạch được bố trí từ ngân sách nhà nước. Các cơ quan, đơn vị được phân công chủ trì thực hiện nội dung, nhiệm vụ trong Kế hoạch này có trách nhiệm lập dự toán kinh phí, bảo đảm cho việc triển khai thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính và tổng hợp chung vào dự toán kinh phí hàng năm của sở, ngành, địa phương, gửi Sở Tài chính tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt để triển khai kế hoạch đúng theo tiến độ.
Trong quá trình thực hiện Kế hoạch này, nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc hoặc cần bổ sung nội dung, các cơ quan, đơn vị báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Tư pháp) để được xem xét, chỉ đạo giải quyết./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỤ LỤC
NỘI DUNG KẾ HOẠCH VÀ PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM(Kèm theo Kế hoạch số 04/KH-UBND ngày 03/01/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận)
Văn bản Kế hoạch 04/KH-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận về việc quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Bình Thuận năm 2023Số hiệu 04/KH-UBND Lĩnh vực, ngành Vi phạm hành chính Tình trạng Chưa xác định Loại văn bản Kế hoạch Ban hành 03/01/2023 Ngày có hiệu lực 03/01/2023 Văn bản đã trích dẫn- Văn bản liên quan- Trợ lý ảo AI |