\r\n ỦY BAN NHÂN DÂN | \r\n \r\n CỘNG\r\n HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | \r\n
\r\n Số: 5116/KH-UBND \r\n | \r\n \r\n Thành phố Hồ Chí\r\n Minh, ngày 16 tháng 9 năm 2016 \r\n | \r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
Thực hiện Quyết định số 2546/QĐ-TTg\r\nngày 31 tháng 12 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phòng,\r\nchống mua bán người giai đoạn 2016 - 2020; Kế hoạch số 15/KH-BCĐ ngày 19 tháng\r\n01 năm 2016 của Ban Chỉ đạo 138/CP triển khai thực hiện Chương trình phòng, chống\r\nmua bán người giai đoạn 2016 - 2020; Kế hoạch số 142/KH-BCĐ ngày 20 tháng 5 năm\r\n2016 của Ban Chỉ đạo 138/CP tổ chức thực hiện Hiệp định giữa Việt Nam và Trung\r\nQuốc về tăng cường hợp tác phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016 - 2020;\r\nQuyết định số 1543/QĐ-BCA-C41 ngày 27 tháng 4 năm 2016 của Bộ Công an phê duyệt\r\nĐề án 5: “Hợp tác quốc tế về phòng, chống mua bán người” thuộc Chương trình\r\nphòng, chống mua bán người giai đoạn 2016 - 2020; Kế hoạch\r\nsố 1600/KH-C41-C42 ngày 24 tháng 5 năm 2016 của Tổng Cục cảnh sát - Bộ Công an\r\nvề triển khai thực hiện Đề án 5: “Hợp tác quốc tế về\r\nphòng, chống mua bán người” thuộc Chương trình phòng, chống mua bán người giai\r\nđoạn 2016 - 2020;
\r\n\r\nỦy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh\r\nđề ra Kế hoạch triển khai công tác phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016 -\r\n2020 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Tăng\r\ncường truyền thông, giáo dục nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm, năng lực của cá\r\nnhân, gia đình và toàn xã hội nhằm chủ động phòng ngừa, giảm nguy cơ mua bán\r\nngười, giảm tội phạm mua bán người.
\r\n\r\n2. Tăng\r\ncường năng lực và sự phối hợp đồng bộ của các lực lượng\r\nchuyên trách phòng, chống mua bán người trong việc thực hiện quản lý nhà nước về\r\nphòng, chống mua bán người; nâng cao hiệu quả công tác điều tra, truy tố, xét xử\r\ntội phạm mua bán người và công tác xác minh, tiếp nhận, bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân\r\nbị mua bán trở về.
\r\n\r\n3. Thực\r\nhiện lồng ghép nội dung phòng, chống mua bán người với chương trình phòng, chống\r\ntội phạm, tệ nạn xã hội và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của\r\nThành phố, chương trình giảm nghèo, giải quyết việc làm, bình đẳng giới, bảo vệ\r\ntrẻ em... Nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị và\r\nđoàn thể xã hội trong công tác tuyên truyền, giáo dục, chăm lo xây dựng môi trường\r\nxã hội lành mạnh ở địa bàn dân cư; tư vấn, hỗ trợ, giúp đỡ trong việc cho, nhận\r\ncon nuôi, kết hôn với người nước ngoài...
\r\n\r\n4. Quá\r\ntrình thực hiện phải tập trung chỉ đạo, triển khai quyết liệt, thiết thực, đảm\r\nbảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các Đề án của Chương trình, giữa các ngành chức năng có liên quan, các địa phương để tạo thế đồng bộ, hiệu quả, triệt đế\r\ntrong đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người.
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Đề án 1: “Truyền\r\nthông phòng, chống mua bán người”
\r\n\r\na) Các chỉ tiêu:
\r\n\r\n- Đến năm 2017, đạt 75% và năm 2020 đạt\r\n100% số xã, phường, thị trấn nhận và triển khai tài liệu hướng dẫn thực hiện chính\r\nsách pháp luật, tài liệu truyền thông thay đổi hành vi về phòng, chống mua bán\r\nngười.
\r\n\r\n- Đến năm 2020,\r\nít nhất 30% số xã, phường, thị trấn thuộc địa bàn trọng điểm (địa bàn có\r\nnhiều vụ việc xảy ra, có nhiều nạn nhân bị mua bán trở về hoặc có\r\nnhiều nguy cơ) có mô hình chuyên sâu về phòng ngừa mua bán người và 50% số xã,\r\nphường, thị trấn trên địa bàn thành phố có mô hình lồng ghép về phòng, chống\r\nmua bán người.
\r\n\r\n- Từ năm 2016, thông tin về phòng, chống\r\nmua bán người được đăng tải trên các cơ quan báo chí ít nhất 01 tháng/lần và\r\ntuyên truyền về “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người” theo Quyết định số 793/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ.
\r\n\r\n- Đến năm 2020, đạt 75% người dân, tập trung vào nhóm tuổi từ 14 - 60 tuổi, đặc biệt là\r\nphụ nữ, trẻ em được tiếp cận các thông tin, có kiến thức pháp luật về phòng, chống\r\nmua bán người, kỹ năng xử lý các tình huống liên quan đến mua bán người.
\r\n\r\nb) Các Tiểu Đề án:
\r\n\r\n- Tiểu Đề án 1: “Truyền\r\nthông phòng, chống mua bán người trên các phương tiện thông tin đại chúng”.
\r\n\r\n- Tiểu Đề án 2: “Truyền thông phòng,\r\nchống mua bán người tại cộng đồng”.
\r\n\r\n2. Đề án 2: “Đấu\r\ntranh phòng, chống tội phạm mua bán người”
\r\n\r\na) Các chỉ tiêu:
\r\n\r\n- Hàng năm, 100% các tuyến, địa bàn\r\ntrọng điểm về mua bán người được các cơ quan chức năng áp dụng các biện pháp\r\nnghiệp vụ để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn.
\r\n\r\n- 100% thông tin liên quan đến tội phạm\r\nmua bán người chuyển đến cơ quan có thẩm quyền được phân loại, xử lý và những trường\r\nhợp có dấu hiệu tội phạm được xác minh theo luật định.
\r\n\r\n- Hàng năm, tăng ít nhất 02% tỷ lệ khởi\r\ntố điều tra các vụ án mua bán người trên tổng số các vụ việc được phát hiện.
\r\n\r\n- Hàng năm, đạt 95% số vụ mua bán người\r\nđược truy tố trên tổng số vụ do Viện kiểm sát thụ lý.
\r\n\r\n- Hàng năm, đạt 95% số vụ mua bán người\r\nđược giải quyết và xét xử trên tổng số vụ án do Tòa án thụ\r\nlý.
\r\n\r\nb) Các Tiểu Đề án:
\r\n\r\n- Tiểu Đề án 1: “Đấu tranh phòng chống\r\nmua bán người khu vực nội địa. tập trung tại các cơ sở dịch vụ nhạy cảm và môi\r\ngiới lao động nữ, bệnh viện phụ sản”.
\r\n\r\n- Tiểu đề án 2: “Đấu tranh phòng, chống\r\ntội phạm mua bán người khu vực cửa khẩu và tuyến vận tải hành khách quốc tế”.
\r\n\r\n- Tiểu đề án 3: “Truy tố và xét xử tội\r\nphạm mua bán người”.
\r\n\r\n3. Đề án 3: “Tiếp\r\nnhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán”
\r\n\r\na) Các chỉ tiêu:
\r\n\r\n- 100% các trường hợp đã tiếp nhận được\r\ntiến hành các thủ tục xác minh, xác định nạn nhân và được\r\nhưởng các chế độ hỗ trợ theo quy định của pháp luật.
\r\n\r\n- 100% nạn nhân có nhu cầu được hỗ trợ\r\nchế độ theo quy định của pháp luật.
\r\n\r\n- 100% nạn nhân và người thân thích\r\ncó nhu cầu được bảo vệ an toàn theo quy định của pháp luật.
\r\n\r\n- Đến năm 2020,\r\nxây dựng được các mô hình hỗ trợ hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân bị mua bán.
\r\n\r\nb) Các Tiểu Đề án:
\r\n\r\n- Tiểu Đề án 1 : “Tiếp nhận, xác minh\r\nvà bảo vệ nạn nhân”.
\r\n\r\n- Tiểu Đề án 2: “Hỗ trợ nạn nhân bị\r\nmua bán trở về”.
\r\n\r\n\r\n\r\nCác chỉ tiêu:
\r\n\r\n- 100% các văn bản hướng dẫn thực hiện\r\nBộ luật Hình sự (sửa đổi) và Bộ luật Tố tụng Hình sự (sửa đổi) phần có liên\r\nquan đến tội phạm mua bán người, bảo vệ nạn nhân được ban hành và có hiệu lực\r\ncùng thời điểm với Bộ luật Hình sự (sửa đổi) và Bộ luật Tố tụng Hình sự (sửa đổi)\r\nđược triển khai, thực hiện.
\r\n\r\n- 100% các văn bản hướng dẫn thực hiện\r\nLuật Phòng, chống mua bán người và các văn bản pháp luật khác có liên quan đến\r\nphòng, chống mua bán người được thi hành, theo dõi và đánh giá hiệu quả.
\r\n\r\n5. Đề án 5: “Hợp\r\ntác quốc tế trong phòng, chống mua bán người”
\r\n\r\nCác chỉ tiêu:
\r\n\r\n- 100% số vụ, việc mua bán người có yếu tố nước ngoài phải được đề nghị với các cơ quan chức năng của các Bộ\r\n- ngành Trung ương xem xét phối hợp với lực lượng thực thi pháp luật của các nước\r\nvà các tổ chức quốc tế có liên quan để giải quyết.
\r\n\r\n- 100% các điều ước quốc tế, thỏa thuận\r\nquốc tế về phòng, chống mua bán người mà Việt Nam là thành viên được triển khai\r\nthực hiện.
\r\n\r\n- 100% các điều ước quốc tế về phòng,\r\nchống mua bán người mà Việt Nam là thành viên được sơ kết,\r\ntổng kết theo định kỳ và có kế hoạch phối hợp triển khai trong thời gian tiếp\r\ntheo.
\r\n\r\nIII. NỘI DUNG VÀ\r\nPHÂN CÔNG THỰC HIỆN:
\r\n\r\n1. Sở Thông tin và Truyền thông:
\r\n\r\nChủ trì thực hiện Đề án 1 “Truyền thông phòng, chống mua bán người” và Tiểu Đề án 1 (thuộc Đề án 1)\r\n“Truyền thông phòng, chống mua bán người trên các phương tiện thông tin đại\r\nchúng”; phối hợp với các sở, ban, ngành, quận, huyện và các cơ quan thông tin đại\r\nchúng triển khai thực hiện:
\r\n\r\n- Xây dựng, thực hiện và duy trì các\r\nchuyên trang, chuyên mục trên các phương tiện báo, đài nhằm\r\ncung cấp thông tin, hướng dẫn người dân cách ứng phó khi gặp tình huống có dấu\r\nhiệu mua bán người xảy ra.
\r\n\r\n- Xây dựng các tiểu phẩm, ký sự,\r\nphóng sự, bài viết, tăng thời lượng phát sóng, đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở về\r\ncông tác phòng, chống tội phạm mua bán người, nhất là cách thức giải quyết, ứng\r\nphó giúp người dân nâng cao cảnh giác và tự bảo vệ mình.
\r\n\r\n- Tăng cường truyền thông về các nội\r\ndung liên quan đến mua bán người vì mục đích cưỡng bức lao động.
\r\n\r\n- Tăng cường\r\ncông tác tuyên truyền nhân “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người”.
\r\n\r\n- Định hướng người sử dụng dịch vụ viễn\r\nthông, công nghệ thông tin, Internet đăng tải bài viết về phòng, chống mưa bán\r\nngười của các cơ quan báo chí trên trang thông tin cá nhân, mạng xã hội để tăng\r\ncường hiệu quả truyền thông.
\r\n\r\n- Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực,\r\nkiến thức về phòng, chống mua bán người cho các cán bộ làm công tác thông tin\r\ncơ sở, phóng viên, biên tập viên các cơ quan thông tin đại chúng.
\r\n\r\n2. Công an thành phố (Thường trực\r\nBan Chỉ đạo 138/TP):
\r\n\r\n- Chủ trì thực hiện Đề án 2 “Đấu\r\ntranh phòng, chống tội phạm mua bán người”, Tiểu Đề án 1 (thuộc Đề án 2) “Đấu\r\ntranh phòng, chống mua bán người khu vực nội địa”, Tiểu Đề án 1 (thuộc Đề án 3)\r\n“Tiếp nhận, xác minh và bảo vệ nạn nhân”, Đề án 4 “Hoàn thiện pháp luật và theo\r\ndõi thi hành chính sách, pháp luật về phòng, chống mua bán người” và Đề án 5 “Hợp\r\ntác quốc tế trong phòng, chống mua bán người”.
\r\n\r\n- Theo dõi, đôn đốc việc triển khai kế\r\nhoạch thực hiện Bộ chỉ số giám sát, đánh giá Chương trình phòng, chống mua bán\r\nngười; hệ thống phần mềm “Quản lý công tác phòng, chống\r\nmua bán người” trên địa bàn thành phố.
\r\n\r\n- Hàng năm, phối hợp với các sở -\r\nngành liên quan tổ chức “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người” nhằm tăng cường các hoạt động phòng, chống mua bán người một cách thiết thực\r\nvà hiệu quả.
\r\n\r\n- Tổ chức nắm tình hình, thường xuyên\r\nrà soát, xác lập hồ sơ các tuyến địa bàn trọng điểm, các tổ chức, đường dây,\r\nbăng nhóm chuyên mua bán, môi giới, dụ dỗ, dẫn dắt, vận chuyển người xuyên quốc\r\ngia; rà soát số nạn nhân, nhất là số phụ nữ bị lừa xuất khẩu lao động, lấy chồng\r\nnước ngoài, số trẻ em bỏ nhà đi khỏi địa phương, số xuất cảnh trái phép... kịp\r\nthời phát hiện các đối tượng nghi vấn liên quan đến hoạt động mua bán người để\r\ncó kế hoạch phối hợp xác minh hoặc xác lập chuyên án đấu\r\ntranh, triệt phá các băng nhóm tội phạm, tổ chức giải cứu nạn nhân, truy bắt đối\r\ntượng phạm tội; mở các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội\r\nphạm mua bán người. Ngoài ra, chủ động phối hợp với Sở Lao động - Thương binh\r\nvà Xã hội tiếp xúc trực tiếp số phụ nữ, trỏ em là nạn nhân\r\nbị mua bán trở về để củng cố, thu thập\r\ntài liệu, chứng cứ phục vụ cho công tác điều tra tội phạm.
\r\n\r\n- Thường xuyên chấn chỉnh và duy trì\r\nthực hiện tốt công tác tiếp nhận, xác minh, giải quyết các\r\nnguồn tin báo, tố giác của công dân, cơ quan, tổ chức liên quan đến các loại tội\r\nphạm đặc biệt là tội phạm mua bán người.
\r\n\r\n- Xây dựng và kiện toàn lực lượng\r\nchuyên trách đấu tranh chống tội phạm mua bán người, tăng cường đội ngũ trinh\r\nsát viên, điều tra viên và tăng cường đầu tư kinh phí, phương tiện, bảo đảm\r\nnâng cao hiệu quả điều tra, xử lý tội phạm mua bán người.
\r\n\r\n- Phối hợp với các sở, ban, ngành,\r\ncác tổ chức đoàn thể đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia\r\nphát hiện, tố giác, đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người; thông qua\r\ncác biện pháp nghiệp vụ, quản lý cư trú, nhất là quản lý người nước ngoài, quản\r\nlý xuất nhập cảnh phát hiện và xử lý triệt để các trung tâm môi giới hôn nhân\r\ntrá hình, đặc biệt là các tổ chức, đường dây tìm, dụ dỗ phụ nữ Việt Nam ở các\r\nvùng nông thôn đưa lên Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức xem mắt, làm thủ tục cưới\r\nhỏi và xuất cảnh ra nước ngoài tim việc làm.
\r\n\r\n- Tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện\r\ncó hiệu quả các Hiệp định hợp tác song phương giữa Việt Nam và các nước trong\r\nkhu vực, nhất là Kế hoạch tổ chức thực hiện Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng\r\nhòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về\r\ntăng cường hợp tác phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016 - 2020; Kế hoạch tổ\r\nchức thực hiện Hiệp định về hợp tác song phương trong phòng, chống mua bán người\r\nvà bảo vệ nạn nhân bị mua bán giữa hai nước Việt Nam - Campuchia...
\r\n\r\n3. Sở Lao động - Thương binh và Xã\r\nhội:
\r\n\r\n- Chủ trì thực hiện Đề án 3 “Tiếp nhận,\r\nxác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán”, Tiểu Đề án 2 (thuộc Đề án 3)\r\n“Hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về”.
\r\n\r\n- Tổ chức lồng ghép nội dung phòng,\r\nchống mua bán người vào các chương trình giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết\r\nviệc làm, phòng, chống tệ nạn xã hội, bình đẳng giới và bảo vệ trẻ em; tăng cường\r\ncông tác quản lý, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra các hoạt động giới thiệu việc\r\nlàm, đưa người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài, tuyển dụng\r\nngười nước ngoài làm việc tại Việt Nam… nhằm phòng, chống\r\nviệc lợi dụng các hoạt động này để mua bán người.
\r\n\r\n- Hàng năm, phối hợp với các sở -\r\nngành có liên quan tổ chức điều tra, rà soát, thống kê số nạn nhân bị mua bán từ\r\nnước ngoài trở về bao gồm: tự trở về, được giải cứu, trao trả và số chưa được\r\ngiải cứu, tiếp nhận; số nghi là nạn nhân (xuất khẩu lao động, lao động thời vụ,\r\nđi du lịch, kết hôn, cho, nhận con nuôi với người nước ngoài, bỏ nhà đi khỏi địa\r\nphương không rõ lý do).
\r\n\r\n- Nghiên cứu hình thành mạng lưới hỗ\r\ntrợ nạn nhân và thực hiện quy trình chuẩn về hỗ trợ nạn nhân hòa nhập cộng đồng\r\ntheo hướng bình đẳng giới, chú ý\r\nnhu cầu và đặc điểm của các nhóm đối tượng khác nhau, đặc biệt là\r\ntrẻ em; đánh giá, rút kinh nghiệm và nhân rộng các mô hình hỗ trợ nạn nhân\r\nthành công tại cộng đồng.
\r\n\r\n- Đảm bảo cơ sở vật chất và thực hiện\r\ncông tác hỗ trợ nạn nhân theo quy định của pháp luật; thực hiện các biện pháp bảo\r\nvệ bí mật thông tin theo nguyện vọng của nạn nhân; hỗ trợ học văn hóa, học nghề và trợ giúp pháp lý miễn phí cho nạn nhân theo quy định\r\ncủa pháp luật.
\r\n\r\n4. Bộ đội Biên phòng thành phố:
\r\n\r\n- Chủ trì thực hiện Tiểu Đề án 2 (thuộc\r\nĐề án 2) “Đấu tranh phòng, chống mua bán người khu vực biên giới, biển và hải đảo”. Theo phạm vi, địa bàn đảm trách, chủ trì phối hợp với Công\r\nan thành phố, Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ, các cơ quan quản lý nhà nước khu vực\r\ncảng biển, ven biển triển khai các biện pháp nắm tình\r\nhình, thường xuyên rà soát, xác lập hồ sơ các tuyến địa bàn trọng điểm, các tổ\r\nchức, đường dây, băng nhóm chuyên mua bán, môi giới, dụ dỗ, dẫn dắt, vận chuyển\r\nngười xuyên quốc gia, kịp thời phát hiện đối tượng nghi vấn liên quan đến hoạt\r\nđộng mua bán người để có kế hoạch phối hợp xác minh hoặc xác lập chuyên án đấu tranh, triệt phá các tổ chức phạm tội mua bán người, tổ chức giải\r\ncứu nạn nhân, truy bắt đối tượng phạm tội.
\r\n\r\n- Tăng cường quản lý, kiểm soát chặt\r\nchẽ tình hình phương tiện vận tải hiền, thủy thủ đoàn ra vào cửa khâu cảng biển\r\nthành phố, kịp thời ngăn chặn tình trạng lợi dụng hoạt động vận tải đường biển\r\nmua bán, vận chuyển người trái phép vào Việt Nam hoặc ra nước ngoài.
\r\n\r\n5. Sở Tư pháp:
\r\n\r\n- Phối hợp với các sở, ban, ngành có\r\nliên quan thực hiện phổ biến giáo dục\r\npháp luật về phòng, chống mua bán người và hỗ trợ pháp lý cho nạn nhân.
\r\n\r\n- Quản lý, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động\r\nhỗ trợ kết hôn, cho, nhận con nuôi nhằm phòng, chống việc\r\nlợi dụng các hoạt động này để mua bán người.
\r\n\r\n- Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ\r\nsung các quy định của pháp luật phòng, chống mua bán người cho phù hợp với yêu\r\ncầu của công tác đấu tranh phòng, chống mua bán người.
\r\n\r\n6. Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch:
\r\n\r\nPhối hợp với các sở, ban, ngành liên\r\nquan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống\r\ntội phạm mua bán người, trong đó chú trọng lồng ghép nội dung tuyên truyền này\r\nvào các chương trình văn hóa, du lịch.
\r\n\r\n- Quản lý, hướng dẫn, kiểm tra, thanh\r\ntra hoạt động du lịch trong nước và quốc tế, hoạt động của các cơ sở lưu trú, dịch\r\nvụ du lịch trên địa bàn thành phố nhằm ngăn ngừa việc lợi dụng các hoạt động\r\nnày để mua bán người.
\r\n\r\n7. Sở Y tế: Phối hợp các đơn vị liên quan thực hiện khám, chữa bệnh cho nạn nhân bị mua bán nhằm thực hiện có hiệu quả công tác tiếp nhận, hỗ trợ, tái\r\nhòa nhập cộng đồng cho nạn nhân; hướng dẫn các cơ sở sản khoa hỗ trợ truyền\r\nthông phòng, chống mua bán người cho các sản phụ độc thân.
\r\n\r\n8. Sở\r\nGiáo dục và Đào tạo: Chủ\r\ntrì phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan phổ biến, tuyên truyền, giáo dục\r\npháp luật, lồng ghép kiến thức về phòng, chống mua bán người\r\nvào các chương trình học tập chính khóa, ngoại khóa phù hợp với yêu cầu của từng\r\ncấp học, ngành học.
\r\n\r\n9. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp các đơn vị liên\r\nquan báo cáo đề xuất, lập dự toán chi thường xuyên và phân bổ kinh phí hỗ trợ\r\nthực hiện Chương trình.
\r\n\r\n10. Ủy ban nhân dân quận, huyện:
\r\n\r\n- Chủ động quán triệt, xây dựng kế hoạch,\r\nchương trình và tổ chức triển khai thực hiện Chương trình phòng, chống mưa bán\r\nngười giai đoạn 2016 - 2020, chú trọng lồng ghép với các Chương trình phòng, chống\r\ntội phạm, ma túy, mại dâm, tệ nạn xã hội và các Chương trình phát triển kinh tế\r\n- văn hóa- xã hội của địa phương.
\r\n\r\n- Chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể và\r\nỦy ban nhân dân các phường, xã, thị trấn triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu\r\nquả các mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch.
\r\n\r\n11. Đề nghị Hội Liên hiệp Phụ nữ thành\r\nphố:
\r\n\r\nChủ trì thực hiện Tiểu Đề án 2 (thuộc\r\nĐề án 1) “Truyền thông phòng, chống mua bán người tại cộng đồng”; phối hợp các\r\nsở, ban, ngành, quận, huyện thực hiện:
\r\n\r\n- Xây dựng, triển khai thực hiện Chiến\r\nlược truyền thông thay đổi hành vi tại cộng đồng, trọng tâm là tuyên truyền, phổ\r\nbiến, giáo dục pháp luật về phòng, chống mua bán người với nhiều hình thức\r\nphong phú, đa dạng như: xây dựng các mô hình, chiến dịch truyền thông; cung cấp\r\ntài liệu; thông qua hoạt động tại cơ sở giáo dục; hoạt động văn hóa - du lịch,...
\r\n\r\n- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền\r\ntại cộng đồng hưởng ứng “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người”.
\r\n\r\n- Tiếp tục xây dựng, củng cố, mở rộng\r\nvà tập huấn nâng cao năng lực cho mạng lưới báo cáo viên, tuyên truyền viên, cộng\r\ntác viên về phòng, chống tội phạm mua bán người; hướng dẫn\r\ncấp cơ sở triển khai Bộ tài liệu truyền thông chung về phòng, chống mua bán người;\r\nduy trì và nhân rộng các mô hình phòng\r\nngừa tại các địa bàn trọng điểm về mua bán người, chú ý số phụ nữ, trẻ em có\r\nhoàn cảnh gia đình khó khăn, thất nghiệp, công nhân tại các khu chế xuất, khu\r\ncông nghiệp, khu lưu trú, nhà trọ, số trẻ em phải lao động sớm...
\r\n\r\n- Nắm bắt kịp thời\r\ncác thông tin, dấu hiệu liên quan đến mua bán người tại cộng đồng thông qua các\r\nmô hình hoạt động của các cấp Hội.
\r\n\r\n- Huy động các nguồn tài trợ của các\r\ntổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài hỗ trợ cho các hoạt động\r\ntuyên truyền, phổ biến pháp luật và truyền thông phòng chống mua bán người tại cộng đồng.
\r\n\r\n12. Đề nghị Viện kiểm sát nhân dân thành phố, Tòa án nhân dân\r\nthành phố:
\r\n\r\n- Đề nghị Viện kiểm sát nhân dân\r\nthành phố chủ trì tổ chức triển khai thực hiện Tiểu Đề án\r\n3 (thuộc Đề án 2) “Truy tố và xét xử tội phạm mua bán người”;\r\nphối hợp chặt chẽ với Cơ quan Điều tra trong công tác tiếp\r\nnhận, xử lý tin báo tố giác về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và\r\nthi hành án hình sự vụ án mua bán người; nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu về\r\nthống kê tội phạm mua bán người.
\r\n\r\n- Đề nghị Tòa án nhân dân thành phố phối\r\nhợp Viện kiểm sát nhân dân thành phố và Công an thành phố làm tốt công tác điều\r\ntra, truy tố, xét xử tội phạm mua bán người; lựa chọn án\r\nđiểm và tổ chức phiên tòa xét xử lưu động các vụ án mua bán người để giáo dục,\r\nrăn đe, phòng ngừa tội phạm.
\r\n\r\n13. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc\r\nViệt Nam thành phố và các tổ chức đoàn thể: phối hợp với các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các quận, huyện đẩy\r\nmạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao kiến thức hiểu biết về phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm mua bán người và\r\ncác biện pháp phòng ngừa cho cán bộ, hội viên, người lao động trong các cơ\r\nquan, đơn vị, đoàn thể, doanh nghiệp; lồng ghép, xã hội\r\nhóa công tác phòng, chống mua bán người; tham gia dạy nghề, tạo việc làm và các\r\nhoạt động hỗ trợ khác giúp nạn nhân hòa nhập cộng đồng; giám sát, phản biện xã\r\nhội pháp luật về phòng, chống mua bán người.
\r\n\r\n\r\n\r\n- Kinh phí thực hiện Chương trình được\r\nbố trí trong dự toán chi thường xuyên của các sở, ban,\r\nngành, quận, huyện. Căn cứ nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này, hàng năm, các sở,\r\nban, ngành, quận, huyện lập dự toán chi ngân sách, bảo đảm các hoạt động của\r\nChương trình, trình cấp có thẩm quyền quyết định.
\r\n\r\n- Các cơ quan, đơn vị và địa phương\r\ntranh thủ nguồn viện trợ quốc tế và huy động các nguồn hợp pháp khác từ các nước,\r\ncác tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, cá nhân nhằm\r\nnâng cao hiệu quả công tác phòng, chống mua bán người, phù hợp với quy định của\r\npháp luật Việt Nam.
\r\n\r\n- Cơ chế quản lý, sử dụng, thanh quyết\r\ntoán kinh phí Chương trình được thực hiện theo Luật Ngân sách nhà nước.
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Căn cứ\r\nKế hoạch này, các sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố, nhất là các đơn vị được\r\ngiao chủ trì thực hiện Đề án, Tiểu Đề án và Ủy ban nhân dân các quận, huyện xây\r\ndựng kế hoạch cụ thể về phòng, chống mua bán người theo chức năng, nhiệm vụ được\r\nphân công, đặc điểm tình hình của cơ quan, đơn vị, địa phương và tổ chức triển\r\nkhai thực hiện nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Kế hoạch gửi về Công an thành phố\r\n(Thường trực Ban Chỉ đạo 138/TP) để tổng hợp, theo dõi.
\r\n\r\n2. Định kỳ hàng quý, 06 tháng (trước\r\nngày 01/6), 01 năm (trước ngày 01/12), các sở, ban, ngành, đoàn\r\nthể thành phố, UBND quận, huyện báo cáo tình hình, kết quả thực hiện theo quy định.\r\nBáo cáo gửi về Công an thành phố (Thường trực Ban Chỉ đạo 138/TP) để tổng hợp\r\nbáo cáo Ủy ban nhân dân thành phố và Ban Chỉ đạo 138/CP.
\r\n\r\n3. Giao\r\nCông an thành phố (Thường trực Ban Chỉ đạo 138/TP) hàng năm xây dựng kế hoạch\r\nthực hiện; báo cáo sơ kết, tổng kết định kỳ 06 tháng, năm;\r\ntham mưu tổ chức sơ kết giai đoạn 1 (2016 - 2018), triển khai giai đoạn 2 (2019\r\n- 2020) vào đầu năm 2019 và tổ chức tổng kết Chương trình\r\nvào cuối năm 2020; hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực\r\nhiện Kế hoạch phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016 - 2020 và báo cáo Ủy\r\nban nhân dân thành phố, Ban Chỉ đạo 138/CP theo quy định./.
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n
| \r\n \r\n KT. CHỦ TỊCH | \r\n
\r\n\r\n
File gốc của Kế hoạch 5116/KH-UBND năm 2016 triển khai Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đang được cập nhật.
Kế hoạch 5116/KH-UBND năm 2016 triển khai Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Thành phố Hồ Chí Minh |
Số hiệu | 5116/KH-UBND |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Người ký | Huỳnh Cách Mạng |
Ngày ban hành | 2016-09-16 |
Ngày hiệu lực | 2016-09-16 |
Lĩnh vực | Trách nhiệm hình sự |
Tình trạng | Không còn phù hợp |