ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 44/KH-UBND | Quảng Ninh, ngày 15 tháng 02 năm 2022 |
KẾ HOẠCH
CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM NĂM 2022
Thực hiện Kế hoạch số 28/KH-BCĐ138/CP ngày 21/01/2021 của Ban Chỉ đạo 138/CP của Chính phủ về thực hiện công tác phòng chống tội phạm năm 2022; Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 23/3/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Tăng cường lãnh đạo công tác bảo đảm an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2021-2025”; Nghị quyết số 314/NQ-HĐND ngày 07/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về một số nhiệm vụ, giải pháp nâng cao chất lượng công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021-2025; theo đề nghị của Công an tỉnh tại Tờ trình số 608/TTr-CAT-TM ngày 09/02/2022, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch công tác phòng, chống tội phạm năm 2022, cụ thể như sau:
I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU
1. Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong phòng, chống tội phạm; nâng cao trách nhiệm hiệu quả của chính quyền các cấp, các sở, ban, ngành, đoàn thể trong công tác phối hợp phòng, chống tội phạm; đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo phòng, chống tội phạm. Phân công, phân cấp rõ ràng, cụ thể trách nhiệm giữa các lực lượng, cơ quan, đơn vị trong công tác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh xử lý tội phạm.
2. Tập trung dự báo, đánh giá đúng, sát với tình hình, diễn biến, nguyên nhân phát sinh các loại tội phạm và tệ nạn xã hội; triển khai các biện pháp để nâng cao hiệu quả phòng ngừa, đấu tranh, trấn áp các loại tội phạm, nhất là tội phạm hoạt động theo băng nhóm, đường dây, liên tuyến, tội phạm có tổ chức, các loại tội phạm phát sinh do tác động của dịch bệnh COVID-19; các loại tội phạm, tệ nạn xã hội là “nguồn cơn” cho các loại tội phạm khác, như tội phạm, tệ nạn ma túy, cờ bạc, mại dâm. Năm 2022 xác định là năm “Hành động phòng chống ma túy”, năm đột phá trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn ma túy trên địa bàn tỉnh.
3. Phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu về phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, trong đó tội phạm về trật tự xã hội tiếp tục kiềm chế, kéo giảm ít nhất là 05% so với năm 2019 (khi chưa xảy ra dịch COVID-19); tăng số vụ bắt giữ do chủ động đấu tranh, xử lý tội phạm, nhất là các băng nhóm, điểm, tụ điểm, đường dây tội phạm về hình sự, ma túy, kinh tế và tội phạm sử dụng công nghệ cao; phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với tội phạm về tham nhũng, chức vụ; tăng cường kiểm tra, phát hiện xử lý tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tỷ lệ điều tra, khám phá các loại tội phạm đạt từ 80% trở lên, các tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đạt 96% trở lên; 100% tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố được tiếp nhận thụ lý, trong đó tỷ lệ giải quyết đạt trên 91%; giảm tỷ lệ tái phạm tội trong số người đặc xá, tha tù trước thời hạn có điều kiện xuống dưới 13%; bắt, vận động đầu thú trên 30% số đối tượng truy nã (trong đó có hơn 45% số đối tượng truy nã mới phát sinh); chuyển hóa thành công ít nhất 60% địa bàn được lựa chọn; 85% các địa bàn chuyển hóa thành công không tái phức tạp trở lại.
Truy tố đúng thời hạn trên 90% số vụ án hình sự đà có kết luận điều tra đề nghị truy tố, bảo đảm truy tố bị can đúng tội đạt trên 95%. Nâng cao chất lượng xét xử, tỷ lệ giải quyết án hình sự đạt trên 88%. Quá trình tiếp nhận, phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử không để xảy ra oan sai, bỏ lọt tội phạm.
4. Gắn kết chặt chẽ công tác phòng chống tội phạm với triển khai hiệu quả Chiến lược tổng thể về phòng chống dịch Covid-19 và Chương trình phục hồi kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; đẩy mạnh ứng dụng Cơ sở Dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật.
5. Chủ động triển khai các biện pháp tuyên truyền, phòng ngừa tội phạm, vi phạm pháp luật, trong đó “lấy địa bàn cơ sở làm trọng tâm và đối tượng có nguy cơ cao vi phạm pháp luật, phạm tội là chính để tập trung triển khai các biện pháp phòng chống tội phạm”. Tiếp tục triển khai mô hình “An ninh cơ sở” và có lộ trình nhân rộng, gắn với công tác chuyển hóa địa bàn trọng điểm, phức tạp về trật tự, an toàn xã hội; nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về an ninh, trật tự và các biện pháp quản lý, giáo dục đối tượng ở địa bàn cơ sở; duy trì và tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm.
II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP
1. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Tỉnh ủy và Hội đồng nhân dân tỉnh về công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, trọng tâm là: Quyết định số 1944/QĐ-TTg ngày 18/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình thực hiện Kết luận số 13-KL/TW ngày 16/8/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2021 của Bộ Chính trị (Khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới và chiến lược quốc gia phòng chống tội phạm giai đoạn 2016-2025, định hướng đến năm 2030; Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 16/8/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy; Kết luận số 15-KL/TW, ngày 30/9/2021 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 46-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XI về công tác bảo đảm an ninh, trật tự trong tình hình mới; gắn với triển khai thực hiện các Chương trình phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy và phòng chống mua bán người giai đoạn 2021-2025 của Thủ tướng Chính phủ và các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng ngừa, đấu tranh với một số loại tội phạm
File gốc của Kế hoạch 44/KH-UBND về công tác phòng, chống tội phạm năm 2022 do tỉnh Quảng Ninh ban hành đang được cập nhật.
Kế hoạch 44/KH-UBND về công tác phòng, chống tội phạm năm 2022 do tỉnh Quảng Ninh ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tỉnh Quảng Ninh |
Số hiệu | 44/KH-UBND |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Người ký | Nguyễn Thị Hạnh |
Ngày ban hành | 2022-02-15 |
Ngày hiệu lực | 2022-02-15 |
Lĩnh vực | Trách nhiệm hình sự |
Tình trạng |