\r\n TÒA ÁN NHÂN DÂN\r\n TỐI CAO | \r\n \r\n CỘNG HÒA XÃ HỘI\r\n CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | \r\n
\r\n Số: 100/TANDTC-PC | \r\n \r\n Hà Nội, ngày 12\r\n tháng 4 năm 2016 \r\n | \r\n
\r\n\r\n
Kính gửi: Bộ\r\nCông an
\r\n\r\nSau khi nghiên cứu Công văn số 234/C41-C45 ngày\r\n20/01/2016 của Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an về việc đề nghị cho ý kiến thống\r\nnhất áp dụng pháp luật để giải quyết đối với các vụ án chứa chấp hoặc tiêu thụ\r\ntài sản do người khác phạm tội mà có theo quy định tại Điều 250\r\nBộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) và các tài liệu có\r\nliên quan, Tòa án nhân dân tối cao có ý kiến như sau:
\r\n\r\nTheo quy định tại Điều 250 của Bộ luật\r\nhình sự năm 1999 về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm\r\ntội mà có thì: “1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài\r\nsản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng\r\nđến năm mươi triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt\r\ntù từ sáu tháng đến ba năm...”. Theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số\r\n09/2011/TTLT-BCA-BQP-BTP-NHNNVN-VKSNDTC-TANDTC ngày 30-11-2011 của Bộ Công an,\r\nBộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Viện kiểm sát nhân dân\r\ntối cao và Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng quy định của Bộ luật hình\r\nsự về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có thì: “1."Tài\r\nsản do người khác phạm tội mà có là tài sản do người phạm tội có được trực tiếp\r\ntừ việc thực hiện hành vi phạm tội (ví dụ: tài sản chiếm đoạt được, tham ô, nhận\r\nhối lộ...) hoặc do người phạm tội có được từ việc mua bán, đổi chác bằng tài sản\r\ncó được trực tiếp từ việc họ thực hiện hành vi phạm tội (ví dụ: xe máy có được\r\ntừ việc dùng tiền tham ô để mua); 2. “Biết rõ tài sản là do người khác phạm tội\r\nmà có” là có căn cứ chứng minh biết được tài sản có được trực tiếp từ người thực\r\nhiện hành vi phạm tội hoặc có được từ việc mua bán, đổi chác bằng tài sản có được\r\ntrực tiếp từ người thực hiện hành vi phạm tội".
\r\n\r\nNhư vậy, theo quy định của Điều 250\r\nBộ luật hình sự năm 1999 và hướng dẫn nêu trên thì cấu thành cơ bản tội phạm\r\nnày về ý thức chủ quan thì chỉ bắt buộc người có hành vi chứa chấp, tiêu thụ\r\ntài sản biết tài sản đó do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có, mà\r\nkhông buộc người tiêu thụ, chứa chấp phải biết rõ ai là người đã trực tiếp thực\r\nhiện hành vi phạm tội để có được tài sản đó và họ đã bị xử lý hình sự hay chưa.\r\nDo đó, nếu có đủ chứng cứ chứng minh được ý thức chủ quan của người có hành vi\r\nchứa chấp, tiêu thụ biết rõ các tài sản mà họ chứa chấp, tiêu thụ do người khác\r\nphạm tội mà có thì có đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với họ về tội\r\nchứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
\r\n\r\nTrên đây là ý kiến của Tòa án nhân dân tối cao về\r\nviệc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi chứa chấp hoặc\r\ntiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có để quý Cơ quan tham khảo./.
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n
| \r\n \r\n KT. CHÁNH ÁN | \r\n
\r\n\r\n
File gốc của Công văn 100/TANDTC-PC năm 2016 về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có do Tòa án nhân dân tối cao ban hành đang được cập nhật.
Công văn 100/TANDTC-PC năm 2016 về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có do Tòa án nhân dân tối cao ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tòa án nhân dân tối cao |
Số hiệu | 100/TANDTC-PC |
Loại văn bản | Công văn |
Người ký | Nguyễn Sơn |
Ngày ban hành | 2016-04-12 |
Ngày hiệu lực | 2016-04-12 |
Lĩnh vực | Trách nhiệm hình sự |
Tình trạng | Còn hiệu lực |