Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự số 65/2011/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 3 năm 2011, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2012.
Điều 2.
1. Kể từ ngày Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự được công bố đến ngày Luật này có hiệu lực:
c) Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động nêu tại điểm a và điểm b khoản này được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004.
a) Đối với những vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động đã được Tòa án thụ lý trước ngày Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự có hiệu lực, nhưng kể từ ngày Luật này có hiệu lực mới giải quyết sơ thẩm thì áp dụng các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi bổ sung một số điều theo Luật số 65/2011/QH12 để giải quyết;
b) Đối với những vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động đã được Tòa án giải quyết sơ thẩm trước ngày Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự có hiệu lực, nhưng kể từ ngày Luật này có hiệu lực mới xét xử phúc thẩm thì áp dụng các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi bổ sung một số điều theo Luật số 65/2011/QH12 để giải quyết;
c) Đối với những bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động đã có hiệu lực pháp luật mà bị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm trước ngày Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự có hiệu lực nhưng kể từ ngày Luật này có hiệu lực mới xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm thì áp dụng các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi bổ sung một số điều theo Luật số 65/2011/QH12 để giải quyết;
d) Đối với những bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động đã có hiệu lực pháp luật có đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm trong thời gian kể từ ngày Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự được công bố cho đến trước ngày Luật này có hiệu lực mà chưa có kháng nghị của người có thẩm quyền, thì việc kháng nghị được thực hiện theo Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi bổ sung một số điều theo Luật số 65/2011/QH12;
đ) Đối với những bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động đã có hiệu lực pháp luật trước ngày Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự có hiệu lực mà kể từ ngày Luật này có hiệu lực mới kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều này, thì căn cứ để thực hiện việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định của Bộ luật tố tung dân sự năm 2004; việc xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 65/2011/QH12.
Điều 3.
1. Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình tự mình hoặc phối hợp tổ chức việc rà soát các văn bản có liên quan để kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới cho phù hợp với Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự, đảm bảo hiệu lực của Luật này từ ngày 01 tháng 01 năm 2012; phối hợp với các cơ quan hữu quan tiếp tục nghiên cứu các điều khoản của Bộ luật tố tụng dân sự có vướng mắc, bất cập trong thực tiễn giải quyết các vụ việc dân sự mà chưa có điều kiện sửa đổi, bổ sung để chuẩn bị phương án cho việc sửa đổi, bổ sung cơ bản, toàn diện Bộ luật tố tụng dân sự.
2. Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện và hướng dẫn thi hành Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 3 năm 2011.
Để thi hành đúng và thống nhất các quy định của Nghị quyết số 60/2011/QH12 ngày 29 tháng 3 năm 2011 của Quốc hội về việc thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự (sau đây viết tắt là Nghị quyết số 60).
...
Điều 1. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Toà án đã có hiệu lực pháp luật
1. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật trước ngày 08 tháng 4 năm 2011 (ngày Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự được công bố) được thực hiện theo quy định tại Điều 288 và Điều 308 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (sau đây viết tắt là BLTTDS năm 2004). cụ thể như sau:
a) Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là 03 năm, kể từ ngày bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
b) Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm là 01 năm, kể từ ngày người có thẩm quyền kháng nghị biết được căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm quy định tại Điều 305 của BLTTDS năm 2004.
2. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật từ ngày 08 tháng 4 năm 2011 đến ngày 01 tháng 01 năm 2012 (ngày Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự có hiệu lực) được thực hiện theo quy định tại Điều 288 và Điều 308 của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự (sau đây viết tắt là BLTTDS). cụ thể như sau:
a) Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là 03 năm, kể từ ngày bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án có hiệu lực pháp luật nếu đương sự không có đơn đề nghị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
b) Thời hạn kháng nghị được kéo dài thêm 02 năm, kể từ ngày hết thời hạn kháng nghị theo quy định tại khoản 1 Điều 288 của BLTTDS khi có đủ các điều kiện sau đây:
b1) Đương sự đã có đơn đề nghị theo quy định tại khoản 1 Điều 284 của BLTTDS và sau khi hết thời hạn kháng nghị quy định tại khoản 1 Điều 288 của BLTTDS đương sự vẫn tiếp tục có đơn đề nghị.
b2) Bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật theo quy định tại Điều 283 của BLTTDS, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, của người thứ ba, xâm phạm lợi ích của Nhà nước và phải kháng nghị để khắc phục sai lầm trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật đó.
c) Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm là 01 năm, kể từ ngày người có thẩm quyền kháng nghị biết được căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm quy định tại Điều 305 của BLTTDS.
3. Để có căn cứ tính thời hạn kháng nghị theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 60 và hướng dẫn tại khoản 2 Điều này, Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm phải thực hiện đúng quy định tại Chương XVIII “Thủ tục giám đốc thẩm” của BLTTDS và văn bản hướng dẫn thi hành.
Để thi hành đúng và thống nhất các quy định của Nghị quyết số 60/2011/QH12 ngày 29 tháng 3 năm 2011 của Quốc hội về việc thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự (sau đây viết tắt là Nghị quyết số 60).
...
Điều 2. Áp dụng pháp luật tố tụng dân sự để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Toà án đã có hiệu lực pháp luật trước ngày 01 tháng 01 năm 2012
1. Đối với bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật trước ngày 08 tháng 4 năm 2011 mà chưa có kháng nghị của người có thẩm quyền, thì việc kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm được thực hiện theo quy định của BLTTDS năm 2004.
2. Đối với bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật từ ngày 08 tháng 4 năm 2011 đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2012 và đương sự có đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm trong thời hạn từ ngày 08 tháng 4 năm 2011 đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2012 mà chưa có kháng nghị của người có thẩm quyền, thì việc kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm được thực hiện theo quy định của BLTTDS.
3. Đối với bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật từ ngày 08 tháng 4 năm 2011 đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2012 nhưng đương sự không có đơn đề nghị kháng nghị trong thời hạn từ ngày 08 tháng 4 năm 2011 đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2012, mà phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và chưa có kháng nghị của người có thẩm quyền, thì việc kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm được thực hiện theo quy định của BLTTDS năm 2004.
Điều 3. Áp dụng pháp luật tố tụng dân sự để giải quyết vụ việc dân sự được thụ lý trước ngày 01 tháng 01 năm 2012
Vụ việc dân sự đã được Tòa án thụ lý để giải quyết sơ thẩm, giải quyết phúc thẩm, giải quyết giám đốc thẩm, tái thẩm trước ngày 01 tháng 01 năm 2012 mà từ ngày 01 tháng 01 năm 2012 mới được giải quyết thì được thực hiện theo quy định tương ứng của BLTTDS.
Điều 284. Phát hiện bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật cần xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm
1. Đương sự hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có quyền phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật và thông báo bằng văn bản cho những người có quyền kháng nghị quy định tại Điều 285 của Bộ luật này.
2. Trong trường hợp phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật, Viện kiểm sát, Toà án phải thông báo bằng văn bản cho những người có quyền kháng nghị quy định tại Điều 285 của Bộ luật này.
*Điều này được sửa đổi bởi Khoản 47 Điều 1 Luật tố tụng dân sự sửa đổi 2011
Nội dung:
47. Điều 284 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 284. Phát hiện bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm
1. Trong thời hạn một năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, nếu phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định đó thì đương sự có quyền đề nghị bằng văn bản với những người có quyền kháng nghị quy định tại Điều 285 của Bộ luật này để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
2. Trường hợp Tòa án, Viện kiểm sát hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì phải thông báo bằng văn bản cho người có quyền kháng nghị quy định tại Điều 285 của Bộ luật này.”*
...
Điều 288. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
Người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm chỉ được tiến hành việc kháng nghị trong thời hạn ba năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật.
*Điều này được sửa đổi bởi Khoản 49 Điều 1 Luật tố tụng dân sự sửa đổi 2011
Nội dung:
49. Điều 288 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 288. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
1. Người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm được quyền kháng nghị trong thời hạn ba năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Trường hợp đã hết thời hạn kháng nghị theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng có các điều kiện sau đây thì thời hạn kháng nghị được kéo dài thêm hai năm, kể từ ngày kết thời hạn kháng nghị:
a) Đương sự đã có đơn đề nghị theo quy định tại khoản 1 Điều 284 của Bộ luật này và sau khi hết thời hạn kháng nghị quy định tại khoản 1 Điều này đương sự vẫn tiếp tục có đơn đề nghị.
b) Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật theo quy định tại Điều 283 của Bộ luật này, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, của người thứ ba, xâm phạm lợi ích của Nhà nước và phải kháng nghị để khắc phục sai lầm trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật đó.”*