BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
V/v kiểm tra, xác định xuất xứ, chống gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa, xâm phạm quyền SHTT, chuyển tải bất hợp pháp | Hà Nội, ngày 13 tháng 8 năm 2019 |
Kính gửi: Cục Hải quan các tỉnh, thành phố.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Tài chính, nhằm tăng cường kiểm tra, giám sát hải quan, chủ động phát hiện, ngăn chặn và xử lý hành vi gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, chuyển tải bất hợp pháp; nâng cao nhận thức, năng lực thực thi các quy định của pháp luật về phòng vệ thương mại, quy tắc xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, nâng cao tính tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu, Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục, Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện một số nội dung sau:
Cơ quan hải quan có trách nhiệm kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa để áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt theo đúng các cam kết quốc tế về ưu đãi thuế quan, thực hiện quản lý ghi nhãn hàng hóa, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu; ngăn chặn hành vi gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa không đúng quy định, chuyển tải bất hợp pháp trong quá trình làm thủ tục hải quan và khi thanh tra, kiểm tra sau thông quan theo các văn bản quy phạm pháp luật sau đây:
a) Khoản 1, khoản 2 Điều 27 Luật Hải quan ngày 23/6/2014 quy định thẩm quyền của cơ quan hải quan trong việc kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
Khoản 2 Điều 35 Luật Quản lý ngoại thương ngày 12/6/2017 quy định Bộ Tài chính có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan hải quan kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khi thực hiện thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan;
Điều 29 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan quy định cơ quan hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa để xác định xuất xứ hàng hóa;
Điều 32 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08/03/2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa quy định thẩm quyền của Bộ Tài chính trong việc kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa của thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu trong quá trình làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu, gửi thông tin xác minh với cơ quan cấp, thành lập đoàn kiểm tra tại nước ngoài, xây dựng văn bản pháp luật, tổ chức thực hiện quy chế, tổ chức mạng lưới thông tin, chế độ báo cáo, xây dựng và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ và tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị thực hiện công tác kiểm tra xuất xứ hàng hóa xuất khẩu và hàng hóa nhập khẩu;
e) Thông tư số 38/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quy định thẩm quyền xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của cơ quan hải quan và các văn bản có liên quan khác;
2. Đối với lĩnh vực ghi nhãn hàng hóa, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Điều 73 đến Điều 76);
c) Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ; Nghị định số 119/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 105/2006/NĐ-CP;
đ) Thông tư số 13/2015/TT-BTC ngày 30/1/2015 của Bộ Tài chính quy định về kiểm tra, giám sát, tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, kiểm soát hàng giả và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
a) Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29/6/2009;
c) Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
đ) Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan;
g) Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ngày 01/11/2017 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
1. Đối với lĩnh vực ghi nhãn hàng hóa, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
b) Hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài, dán nhãn hàng hóa hoặc ghi xuất xứ hàng hóa được sản xuất tại nước ngoài hoặc không thể hiện nước xuất xứ trên nhãn hàng hóa nhưng khi đưa ra lưu thông, tiêu thụ nội địa thì thay nhãn mới ghi “Made in Vietnam” hoặc “sản xuất tại Việt Nam” hoặc “xuất xứ Việt Nam”...;
d) Nhập khẩu hàng hóa giả mạo nhãn hiệu đã được đăng ký bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ;
2. Đối với lĩnh vực xuất xứ hàng hóa
a) Sử dụng C/O giả, C/O không hợp lệ khi làm thủ tục hải quan;
2.2. Đối với hàng hóa Việt Nam xuất khẩu
b) Thành lập nhiều công ty, mỗi công ty nhập khẩu một số cụm linh kiện, phụ tùng hoặc bộ phận tháo rời để lắp ráp hoặc bán cho công ty khác thực hiện gia công, lắp ráp công đoạn đơn giản không đáp ứng tiêu chí xuất xứ theo quy định nhưng ghi sản xuất tại Việt Nam hoặc xuất xứ Việt Nam trên nhãn hàng hóa để tiêu thụ tại thị trường trong nước nhằm đánh lừa người tiêu dùng hoặc xuất khẩu;
đ) Lợi dụng sự lỏng lẻo trong việc cấp C/O để hợp thức hóa hồ sơ đề nghị cấp C/O như không khai nguồn gốc nguyên vật liệu nhập khẩu đầu vào, ký khống các hợp đồng mua nguyên vật liệu trong nước, sử dụng hóa đơn GTGT cho nhiều tờ khai xuất khẩu, quay vòng hồ sơ xin cấp C/O.
Trên cơ sở thông tin về doanh nghiệp, mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu có rủi ro cao về gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, chuyển tải bất hợp pháp, tiêu chí phân luồng trên hệ thống và các thông tin khác, Cục Hải quan các tỉnh, thành phố chỉ đạo Chi cục Hải quan và các đơn vị trực thuộc thực hiện các biện pháp kiểm tra, giám sát và kiểm soát xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chuyển tải bất hợp pháp đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo đúng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan, quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ban hành kèm theo Quyết định số 1966/QĐ-TCHQ ngày 10/7/2015, quy trình kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ban hành kèm theo Quyết định số 4286/QĐ-TCHQ ngày 31/12/2015 của Tổng cục Hải quan; ngoài ra cần kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các nội dung sau:
1.1. Đối với hàng hóa nhập khẩu:
Cơ quan hải quan không đăng ký tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu nếu người khai hải quan không khai thông tin xuất xứ hàng hóa tại ô mã nước xuất xứ trên tờ khai hải quan nhập khẩu.
b.1) Kiểm tra nội dung khai xuất xứ hàng hóa trên tờ khai hải quan nhập khẩu:
- Khai thông tin về hàng hóa: Phải khai đầy đủ, chính xác tên hàng, nhãn hiệu hàng hóa, quy cách phẩm chất, thông số kỹ thuật, thành phần cấu tạo, model, ký mã hiệu, đặc tính, công dụng của hàng hóa theo quy định tại Phụ lục II Thông tư số 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC);
b.2.1) Kiểm tra, đối chiếu dấu và/hoặc chữ ký trên C/O với mẫu dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp C/O và/hoặc chữ ký của người có thẩm quyền cấp C/O đã được Tổng cục Hải quan thông báo cho Cục Hải quan tỉnh, thành phố (trừ C/O truyền qua Cổng thông tin một cửa quốc gia) để xác định mẫu dấu, chữ ký là hợp lệ;
b.2.3) Kiểm tra thông tin về người nhập khẩu: C/O phải thể hiện tên, địa chỉ người nhập khẩu phù hợp với tên, địa chỉ người nhập khẩu trên tờ khai hải quan;
b.2.5) Kiểm tra nội dung về tên hàng, mô tả hàng hóa, số lượng, mã số HS, trị giá với các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan để xác định nội dung khai của người khai hải quan hợp lệ, thống nhất và đủ cơ sở để xác định xuất xứ hàng hóa, cụ thể:
- Lượng hàng: Kiểm tra, đối chiếu lượng hàng hóa khai trên C/O với lượng hàng hóa khai trên tờ khai nhập khẩu để xác định lượng hàng hóa được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt:
+ Trường hợp số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng hàng nhập khẩu thực tế nhỏ hơn số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng hàng trên C/O thì công chức hải quan chấp nhận C/O đối với phần hàng hóa thực nhập khẩu;
- Trị giá: Kiểm tra trị giá khai trên C/O với trị giá khai trên tờ khai nhập khẩu;
- Hóa đơn thương mại: Kiểm tra, đối chiếu các thông tin trên hóa đơn thương mại để xác định phù hợp với các thông tin trên tờ khai nhập khẩu và các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan;
b.2.6) Kiểm tra tiêu chí xuất xứ:
b.2.6.2) Xác định quy tắc xuất xứ áp dụng cho hàng hóa theo mã số HS quy định tại Hiệp định thương mại tự do có liên quan, Nghị định số 31/2018/NĐ-CP, Thông tư số 05/2018/TT-BTC, cụ thể:
- Trường hợp người khai hải quan khai hàng hóa được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một nước thành viên từ các nguyên liệu có xuất xứ của một hay nhiều nước thành viên khác (PE): Công chức hải quan không phải xem xét đến các tiêu chí xuất xứ quy định tại danh mục PSR hay tiêu chí chung (nếu có);
+ Hàng hóa thuộc danh mục PSR, xác định tiêu chí xuất xứ theo quy định tại danh mục này;
b.2.7) Kiểm tra chứng từ tự chứng nhận xuất xứ:
- Nội dung khai xuất xứ phải được thể hiện trên hóa đơn thương mại hoặc trên các chứng từ thương mại khác;
Điều 7 Thông tư số 28/2015/TT-BCT;
Trường hợp tự chứng nhận xuất xứ theo quy định tại Thông tư số 28/2015/TT-BCT, Thông tư số 27/2017/TT-BCT sửa đổi, bổ sung Thông tư số 28/2015/TT-BCT, công chức hải quan kiểm tra các thông tin bắt buộc sau: mã số tự chứng nhận xuất xứ (mã số của thương nhân được cấp phép), mã số HS, nước xuất xứ, tiêu chí xuất xứ, chữ ký của người có thẩm quyền được tự khai xuất xứ;
- Kiểm tra, đối chiếu tên thương mại, địa chỉ, mã số tự chứng nhận xuất xứ của thương nhân; tên hàng, mã số HS của hàng hóa, chữ ký và thời hạn hiệu lực của giấy phép tự chứng nhận xuất xứ trên chứng từ tự chứng nhận xuất xứ với danh sách thương nhân đã được Tổng cục Hải quan thông báo;
- Đối với việc nợ C/O điện tử được truyền qua Cổng thông tin một cửa quốc gia, khi người khai hải quan khai bổ sung thì công chức hải quan thực hiện việc kiểm tra C/O điện tử theo hướng dẫn tại từ tiết b.2.2 đến tiết b.2.6, tiết b.2.8, điểm 1.1, mục III công văn này;
Điều 18 Thông tư số 38/2018/TT-BTC.
khoản 3 Điều 18 Thông tư số 38/2018/TT-BTC;
Trường hợp có nghi vấn hàng hóa nhập khẩu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì thực hiện tiếp các thủ tục quy định tại Thông tư số 13/2015/TT-BTC;
c.1) Kiểm tra, đối chiếu thông tin về xuất xứ, ghi nhãn với nội dung khai về xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa trên tờ khai hải quan nhập khẩu, các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan, kết quả kiểm tra hồ sơ hải quan (nếu có);
c.3) Kiểm tra trên hàng hóa, bao bì hàng hóa có nhãn hay không; trường hợp hàng hóa không có nhãn (trừ các hàng hóa quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP) thì xử lý theo quy định tại tiết d.2.4, điểm 1.1, mục III công văn này. Trường hợp hàng hóa có nhãn thì nhãn hàng hóa phải thể hiện đầy đủ thông tin theo quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP, cụ thể:
c.3.2) Các nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa:
- Tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
- Các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa được quy định tại Phụ lục I Nghị định số 43/2017/NĐ-CP và văn bản quy phạm pháp luật có liên quan;
c.3.3.1) Đối với nhóm hàng hóa nhập khẩu là thuốc, nguyên liệu làm thuốc, việc kiểm tra ghi nhãn và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc thực hiện theo quy định tại Thông tư số 01/2018/TT-BYT ngày 18/01/2018 của Bộ Y tế:
- Kích thước nhãn, kích thước của chữ và số trên nhãn, màu sắc của chữ, ký hiệu và hình ảnh trên nhãn, ngôn ngữ trình bày của nhãn và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc theo quy định tại Điều 5 (trừ nội dung quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5) và Điều 6 Thông tư số 01/2018/TT-BYT dẫn trên;
khoản 4 Điều 7 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP;
+ Tên thuốc;
+ Số lô sản xuất;
+ Hạn sử dụng/hạn dùng;
+ Quy cách đóng gói, tiêu chuẩn chất lượng;
+ Các dấu hiệu lưu ý và khuyến cáo khi dùng thuốc;
+ Xuất xứ của thuốc.
- Kiểm tra hạn dùng còn lại của thuốc, nguyên liệu làm thuốc nhập khẩu tại thời điểm thông quan theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 90 Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược, cụ thể:
khoản 3 Điều 90 Nghị định số 54/2017/NĐ-CP phải có hạn dùng còn lại tối thiểu tại thời điểm thông quan như sau:
+++ 1/2 hạn dùng đối với trường hợp thuốc, nguyên liệu làm thuốc có hạn dùng bằng hoặc dưới 24 tháng;
khoản 3 Điều 90 Nghị định số 54/2017/NĐ-CP phải có hạn dùng còn lại tối thiểu là 1/2 hạn dùng tại thời điểm thông quan;
Điều 67, Điều 73, Điều 74, Điều 75, Điều 82, Điều 83, Điều 84, Điều 85, Điều 86 và điểm b khoản 1 Điều 68 của Nghị định số 54/2017/NĐ-CP phải còn hạn dùng tại thời điểm thông quan;
khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 90 Nghị định số 54/2017/NĐ-CP nhưng cần thiết cho nhu cầu sử dụng trong sản xuất, phòng và điều trị bệnh thì Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định cho phép nhập khẩu;
Kiểm tra trên nhãn gốc phải thể hiện đầy đủ các nội dung bắt buộc theo quy định tại Phụ lục I Nghị định số 43/2017/NĐ-CP như sau:
- Ngày sản xuất;
- Thông tin cảnh báo (nếu có).
Kiểm tra trên nhãn gốc phải thể hiện đầy đủ các nội dung bắt buộc theo quy định tại Phụ lục I Nghị định số 43/2017/NĐ-CP như sau
- Ngày sản xuất;
- Thành phần hoặc thành phần định lượng;
- Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản thực phẩm bảo vệ sức khỏe;
Kiểm tra trên nhãn gốc phải thể hiện đầy đủ các nội dung bắt buộc theo quy định tại Phụ lục I Nghị định số 43/2017/NĐ-CP như sau:
- Định lượng;
- Hạn sử dụng;
c.3.3.5) Đối với mặt hàng thuốc lá điếu nhập khẩu thì kiểm tra việc ghi nhãn theo quy định tại Thông tư liên tịch số 05/2013/TTLT-BYT-BCT ngày 8/2/2013 của Liên Bộ Y tế-Công Thương ban hướng dẫn việc ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá.
- Định lượng;
- Thông tin cảnh báo;
- Mã số, mã vạch.
c.3.3.6) Đối với nhóm hàng hóa nhập khẩu là trang thiết bị y tế:
- Số lưu hành hoặc số giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế;
- Ngày sản xuất, hạn sử dụng: Trang thiết bị y tế tiệt trùng, sử dụng một lần, thuốc thử, chất hiệu chuẩn, vật liệu kiểm soát, hóa chất phải ghi hạn sử dụng. Các trường hợp khác ghi ngày sản xuất hoặc hạn sử dụng;
c.3.3.7) Đối với nhóm hàng hóa nhập khẩu là mỹ phẩm
- Định lượng;
- Số lô sản xuất;
- Với những sản phẩm có độ ổn định dưới 30 tháng, bắt buộc phải ghi ngày hết hạn;
- Thông tin, cảnh báo.
Kiểm tra trên nhãn gốc phải thể hiện đầy đủ các nội dung bắt buộc theo quy định tại Phụ lục I Nghị định số 43/2017/NĐ-CP như sau:
- Hàm lượng etanol;
- Hướng dẫn bảo quản (đối với rượu vang);
- Mã nhận diện lô (nếu có).
Kiểm tra trên nhãn gốc phải thể hiện đầy đủ các nội dung bắt buộc theo quy định tại Phụ lục I Nghị định số 43/2017/NĐ-CP như sau:
- Ngày sản xuất;
- Thành phần hoặc thành phần định lượng;
- Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.
c.5) Kiểm tra, xác định hàng hóa là sản phẩm hoàn chỉnh hay tháo rời của một sản phẩm hoàn chỉnh nhưng khai là nguyên liệu, cụm linh kiện;
d.1) Đối với trường hợp kiểm tra hồ sơ hải quan
- Trường hợp phát hiện có dấu hiệu nghi vấn sử dụng C/O giả, C/O không hợp lệ thì chuyển thông tin cho lực lượng kiểm soát chống buôn lậu của đơn vị để tiến hành điều tra, xác minh, làm rõ dấu hiệu vi phạm và xử lý theo quy định;
d.2) Đối với trường hợp kiểm tra thực tế hàng hóa
d.2.2) Trường hợp phát hiện hàng hóa quá cảnh có dấu hiệu là hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, giả mạo xuất xứ Việt Nam thì chuyển thông tin cho lực lượng kiểm soát chống buôn lậu thuộc Cục hoặc chuyển Cục Điều tra chống buôn lậu (đối với vụ việc lớn, phức tạp) để thực hiện xác minh, điều tra và xử lý theo quy định;
d.2.4) Trường hợp hàng hóa nhập khẩu không có nhãn hàng hóa theo quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP thì thực hiện xử phạt theo quy định tại khoản 7 Điều 14 Nghị định số 127/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 1 Nghị định số 45/2016/NĐ-CP), đồng thời chuyển thông tin cho Tổng cục quản lý thị trường để kiểm tra, giám sát việc dán nhãn phụ trước khi lưu thông;
d.2.6) Trường hợp trên nhãn hàng hóa nhập khẩu không ghi đầy đủ các thông tin bắt buộc theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 10 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP thì thực hiện xử phạt theo quy định, đồng thời chuyển thông tin cho Tổng cục quản lý thị trường để kiểm tra, giám sát việc dán nhãn phụ trước khi lưu thông;
Điều 13 Nghị định số 185/2015/NĐ-CP;
1.2. Đối với hàng hóa xuất khẩu:
- Khai xuất xứ hàng hóa: Kiểm tra việc khai mã nước xuất xứ hàng hóa tại ô mô tả hàng hóa trên tờ khai hải quan xuất khẩu theo đúng hướng dẫn tại Phụ lục II Thông tư số 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC);
Cơ quan hải quan không đăng ký tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu nếu người khai hải quan không khai thông tin xuất xứ, nhãn hiệu/ghi nhãn hàng hóa tại ô mô tả hàng hóa trên tờ khai hải quan xuất khẩu theo quy định.
b.1) Kiểm tra nội dung khai của người khai hải quan về tên hàng, mô tả hàng hóa, số lượng, mã số HS, xuất xứ với các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan để xác định nội dung khai của người khai hải quan là hợp lệ, thống nhất và đủ cơ sở để xác định xuất xứ hàng hóa; kiểm tra việc khai thông tin về model, ký/mã hiệu trên tờ khai xuất khẩu có phù hợp với các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan hay không;
b.3) Kiểm tra, đối chiếu nội dung khai trên tờ khai hải quan xuất khẩu và hồ sơ hải quan với dữ liệu hàng hóa xuất khẩu đã được bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ để phát hiện dấu hiệu nghi vấn hàng hóa xuất khẩu có xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã được bảo vệ hay không;
c.1) Kiểm tra, đối chiếu tên hàng, nội dung ghi nhãn hàng hóa với nội dung khai của người khai hải quan trên tờ khai hải quan xuất khẩu và chứng từ thuộc hồ sơ hải quan;
khoản 3 Điều 8 Thông tư số 38/2018/TT-BTC, cụ thể:
- Quy trình sản xuất: 01 bản chụp; và
- Bảng kê chi tiết nguyên liệu, vật tư đầu vào, sản phẩm đầu ra đối với trường hợp áp dụng tiêu chí xuất xứ “Chuyển đổi mã số hàng hóa”: 01 bản chụp;
Điều 9 Thông tư số 38/2018/TT-BTC;
Điều 10 Thông tư số 38/2018/TT-BTC;
khoản 4 Điều 8 Thông tư số 38/2018/TT-BTC;
d) Xử lý kết quả kiểm tra:
khoản 3 Điều 8 Thông tư số 38/2018/TT-BTC nhưng không giải trình, chứng minh được xuất xứ hàng hóa thì báo cáo, đề xuất lãnh đạo Chi cục thực hiện chuyển luồng để kiểm tra thực tế hàng hóa, đồng thời chuyển thông tin cho lực lượng kiểm soát chống buôn lậu tại đơn vị để điều tra, xác minh, làm rõ dấu hiệu nghi vấn;
d.3) Trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ gian lận, giả mạo xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp đối với hàng hóa gia công, sản xuất xuất khẩu thì chuyển đơn vị kiểm tra sau thông quan thực hiện kiểm tra tại trụ sở người khai hải quan;
d.5) Trường hợp phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ liên quan đến việc cấp C/O nêu tại điểm 2, mục II công văn này thì thông báo cho phòng cấp C/O có liên quan biết để kiểm soát chặt chẽ việc cấp C/O.
a) Thu thập thông tin, rà soát hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn để chủ động xác định mặt hàng xuất nhập khẩu, doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn có rủi ro cao về gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, chuyển tải bất hợp pháp để cung cấp cho các đơn vị nghiệp vụ tại đơn vị tiến hành kiểm tra trong thông quan, sau thông quan và kiểm soát chống buôn lậu;
3. Đơn vị kiểm tra sau thông quan
b) Xác định đối tượng có rủi ro cao có nguy cơ gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa không đúng, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, chuyển tải bất hợp pháp để xây dựng kế hoạch kiểm tra theo hướng dẫn tại điểm 2.1, 2.2 mục IV công văn này và các trường hợp do Chi cục Hải quan làm thủ tục đề nghị. Ngoài kiểm tra các nội dung theo hướng dẫn tại điểm 1 mục III công văn này còn thực hiện kiểm tra theo các nội dung hướng dẫn tại điểm 2.4, điểm 2.5, điểm 2.6 mục IV công văn này.
a) Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan; tổ chức nắm tình hình, xây dựng phương án, kế hoạch trọng tâm, trọng điểm đối với hàng hóa, doanh nghiệp, địa bàn có nguy cơ gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, chuyển tải bất hợp pháp để phòng ngừa và đấu tranh chống buôn lậu, chống gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan;
c) Tiến hành các biện pháp tuần tra hoặc biện pháp nghiệp vụ khác nhằm ngăn ngừa, phát hiện, bắt giữ các vụ buôn lậu, gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, chuyển tải bất hợp pháp theo kế hoạch;
đ) Thực hiện điều tra, xác minh, làm rõ và xử lý theo quy định đối với các trường hợp do Chi cục Hải quan làm thủ tục đề nghị.
1. Cục Công nghệ thông tin và thống kê hải quan (Cục CNTT)
a.1) Danh sách mặt hàng, doanh nghiệp có kim ngạch xuất nhập khẩu tăng đột biến (tốc độ tăng trưởng 15%) trong 06 tháng đầu năm 2019 so với cùng kỳ năm 2017, 2018; giai đoạn tiếp theo định kỳ 30/9 hàng năm chủ động thực hiện kết xuất dữ liệu theo các tiêu chí dẫn trên;
b) Chuyển số liệu đã kết xuất cho Cục Giám sát quản lý về Hải quan, Cục Quản lý rủi ro, Cục Kiểm tra sau thông quan, Cục Điều tra chống buôn lậu để thực hiện các biện pháp nghiệp vụ liên quan;
d) Làm việc với Bộ Công Thương, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam để kết nối hệ thống trao đổi dữ liệu về cấp C/O qua cổng thông tin một cửa quốc gia.
2.1. Xác định đối tượng kiểm tra sau thông quan
a.1) Doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu hàng hóa vào các thị trường lớn đồng thời có kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ các nước đang bị áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại gia tăng đột biến so với cùng kỳ;
a.3) Năng lực, quy mô sản xuất hàng hóa xuất khẩu không phù hợp với số lượng hàng hóa nhập khẩu; tần suất nhập khẩu, xuất khẩu hàng hóa gia tăng đột biến trong một thời gian nhất định;
b) Sau khi xác định được đối tượng kiểm tra, trường hợp cần thiết, tổ chức tham vấn, lấy ý kiến các Hiệp hội ngành hàng thông tin về doanh nghiệp, mặt hàng để có đủ cơ sở tiến hành kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan.
a) Đối với doanh nghiệp cần thực hiện kiểm tra ngay:
a.2) Doanh nghiệp nhập khẩu, xuất khẩu mặt hàng thuộc danh mục hàng hóa mà các thị trường lớn đang áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với các nước.
c) Đề xuất Tổng cục Hải quan phân công nhiệm vụ cho các Cục Hải quan địa phương tiến hành kiểm tra sau thông quan theo các chuyên đề do Tổng cục Hải quan chỉ đạo.
đ) Đối với doanh nghiệp, mặt hàng cần thực hiện điều tra, xác minh, xử lý vi phạm: Đề xuất Lãnh đạo Tổng cục chuyển Cục Điều tra chống buôn lậu để thực hiện.
2.3. Thành phần đoàn kiểm tra: Cục Kiểm tra sau thông quan, Cục Giám sát quản lý về hải quan và các đơn vị liên quan.
Ngoài việc thực hiện kiểm tra các nội dung theo quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC, Thông tư số 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 38/2015/TT-BTC, Thông tư số 38/2018/TT-BTC quy định xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quy trình kiểm tra xuất xứ và quy trình kiểm tra sau thông quan hiện hành, đoàn kiểm tra thực hiện các nội dung kiểm tra sau:
a.1) Kiểm tra nội dung khai trên tờ khai hải quan nhập khẩu, xuất khẩu với các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan để xác định việc khai đầy đủ, hợp lệ thông tin về hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu, trong đó chú trọng kiểm tra tên hàng, mã loại hình, mã số HS của hàng hóa; kiểm tra, đối chiếu mã loại hình, tên hàng, mã số HS của hàng hóa xuất khẩu với hàng hóa nhập khẩu để xác định sự phù hợp, thống nhất;
a.3) Kiểm tra bảng kê chi phí lượng nguyên vật liệu đầu vào; trị giá sản phẩm đầu ra;
a.5) Kiểm tra giấy phép xuất khẩu (nếu có);
a.7) Kiểm tra số lượng tờ khai nhập khẩu, xuất khẩu; số lượng hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu; tần suất nhập khẩu, xuất khẩu; thời gian sản xuất giữa các đơn hàng xuất khẩu;
a.9) Trường hợp cần thiết, phải kiểm tra để xác định doanh nghiệp có thực hiện việc đóng bảo hiểm cho cán bộ, công nhân viên thì thực hiện xác minh tại cơ quan bảo hiểm;
b) Kiểm tra quy trình sản xuất:
b.2) Kiểm tra thực tế dây chuyền sản xuất: số lượng dây chuyền sản xuất; số lượng, công suất máy móc, thiết bị; số lượng nguyên liệu, vật tư đưa vào dây chuyền sản xuất thông qua phiếu xuất kho, số lượng nhân công;
b.4) Kiểm tra kho chứa nguyên liệu, vật tư, thành phẩm, phế liệu, phế phẩm;
c) Kiểm tra hàng hóa xuất khẩu đáp ứng tiêu chí xuất xứ theo quy định tại Thông tư số 05/2018/TT-BCT ngày 03/4/2018 của Bộ Công Thương quy định về xuất xứ hàng hóa, cụ thể như sau:
c.1.1) Kiểm tra, xác định nơi khai thác, đánh bắt, nuôi trồng, chế biến, sản xuất;
c1.3) Trường hợp mua nguyên vật liệu trong nước không có hóa đơn giá trị gia tăng: kiểm tra giấy xác nhận của người bán nguyên vật liệu về vùng nuôi trồng, khai thác, số lượng và giá bán cho thương nhân (nếu có).
Kiểm tra bản khai báo xuất xứ của nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp nguyên liệu, vật tư có xuất xứ hoặc hàng hóa có xuất xứ được sản xuất trong nước;
Kiểm tra hóa đơn đầu vào của nguyên vật liệu không có xuất xứ và có xuất xứ/không xác định được xuất xứ (giá CIF hoặc hóa đơn mua bán nội địa);
Kiểm tra bản khai báo xuất xứ của nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp nguyên liệu, vật tư có xuất xứ hoặc hàng hóa có xuất xứ được sản xuất trong nước;
Kiểm tra xuất xứ và mã số HS của nguyên vật liệu đầu vào; kiểm tra, xác định mã số HS của thành phẩm đầu ra để so sánh, đối chiếu, xác định xuất xứ hàng hóa;
Kiểm tra thông tin về hành trình của lô hàng ghi trên C/O, vận đơn và các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan để xác định hàng hóa nhập khẩu đáp ứng điều kiện vận tải trực tiếp theo quy định tại Thông tư/Quyết định của Bộ Công Thương hướng dẫn các Hiệp định thương mại tự do và Điều 18 Thông tư số 38/2018/TT-BTC. Trường hợp hàng hóa quá cảnh qua một nước/lãnh thổ thứ ba không phải là thành viên Hiệp định (riêng đối với C/O mẫu AK kể cả trường hợp quá cảnh qua một nước là thành viên), công chức hải quan yêu cầu người khai hải quan nộp một trong các chứng từ chứng minh hàng hóa được giữ nguyên trạng theo quy định tại khoản 3 Điều 18 Thông tư số 38/2018/TT-BTC.
a) Trường hợp đủ cơ sở xác định doanh nghiệp có hành vi gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa không đúng quy định, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, chuyển tải bất hợp pháp: Đoàn kiểm tra căn cứ các phương thức, thủ đoạn gian lận nêu tại mục II công văn này để kết luận hành vi vi phạm;
2.6. Xử lý kết quả kiểm tra
b) Yêu cầu khai đúng xuất xứ hàng hóa;
d) Kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền không cấp giấy chứng nhận xuất xứ cho các lô hàng tiếp theo và thực hiện các biện pháp chống chuyển tải bất hợp pháp theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP;
e) Chuyển cơ quan có thẩm quyền để điều tra, xử lý về tội gian lận, trốn thuế (nếu có).
3. Cục Điều tra chống buôn lậu
b) Triển khai công tác điều tra, xác minh, xử lý đối với doanh nghiệp được xác định nhập khẩu, xuất khẩu mặt hàng có rủi ro cao, có dấu hiệu gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, chuyển tải bất hợp pháp do các đơn vị nghiệp vụ chuyển đến (nếu có);
d) Báo cáo Tổng cục Hải quan kết quả điều tra, xác minh, xử lý vụ việc; sau khi có ý kiến phê duyệt của lãnh đạo Tổng cục, chuyển kết quả điều tra, xác minh, xử lý cho Cục Giám sát quản lý về Hải quan, Cục Quản lý rủi ro, Cục Kiểm tra sau thông quan biết.
b) Tiếp nhận thông tin từ các đơn vị nghiệp vụ thuộc Tổng cục; chủ động thu thập, phân tích thông tin, đề xuất thiết lập tiêu chí phân luồng kiểm tra, cảnh báo để Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các doanh nghiệp, mặt hàng có rủi ro cao khi làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
d) Giao Cục Quản lý rủi ro đề xuất kiểm tra 10 doanh nghiệp có rủi ro cao về gian lận, giả mạo xuất xứ trong năm 2019.
a) Thực hiện thanh tra, kiểm tra đột xuất quá trình giải quyết thủ tục hải quan, kiểm tra các lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu có dấu hiệu gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa không đúng quy định, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, chuyển tải bất hợp pháp; kịp thời phát hiện, chấn chỉnh sai phạm của cán bộ, công chức hải quan thừa hành;
b) Cung cấp thông tin tên doanh nghiệp, mặt hàng, mã số HS của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có gian lận về mã số HS (nếu có) cho Cục Giám sát quản lý về Hải quan, Cục Quản lý rủi ro, Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục Kiểm tra thông quan biết.
a) Đầu mối trao đổi với cơ quan, tổ chức nước ngoài để nắm bắt thông tin về các vấn đề liên quan đến gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, chuyển tải bất hợp pháp để kịp thời cung cấp thông tin cho Cục Giám sát quản lý về Hải quan;
c) Thu thập, biên tập tài liệu về chống gian lận, giả mạo xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp của các nước làm tài liệu tham khảo trong ngành.
a) Thu thập thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, doanh nghiệp có rủi ro cao về gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa, hàng hóa bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, chuyển tải bất hợp pháp trên cơ sở các nguồn thông tin như sau:
a.2) Danh sách mặt hàng có rủi ro cao lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại và danh sách các ngành sản xuất dư thừa công suất do Bộ Công Thương cung cấp;
c) Tham mưu, đề xuất Lãnh đạo Tổng cục chỉ đạo Cục Hải quan các tỉnh, thành phố tăng cường công tác thu thập thông tin, điều tra, xác minh, kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp, mặt hàng nhập khẩu, xuất khẩu có dấu hiệu rủi ro cao gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, chuyển tải bất hợp pháp.
đ) Đầu mối phối hợp với Bộ Công Thương, VCCI, các cơ quan hữu quan liên quan để thường xuyên cập nhật danh sách mặt hàng bị các nước áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại; danh sách doanh nghiệp được cấp C/O xuất khẩu vào các thị trường lớn nhưng hàng hóa thuộc nhóm mặt hàng bị các nước này áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại; thu thập thông tin, xác minh làm rõ xuất xứ hàng hóa và đề xuất biện pháp xử lý khi xác định doanh nghiệp có hành vi gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, chuyển tải bất hợp pháp;
g) Nghiên cứu xây dựng yêu cầu bài toán kết nối tờ khai hải quan nhập khẩu với tờ khai hải quan xuất khẩu để hỗ trợ xác định lô hàng có cơ sở nghi ngờ gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp; xây dựng tiêu chí, thông tin liên quan đến gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, chuyển tải bất hợp pháp chuyển Cục CNTT nghiên cứu, xây dựng hệ thống;
9. Cục Hải quan các tỉnh, thành phố
b) Từ nay đến hết năm 2019, rà soát xác định những giao dịch, công ty xuất nhập khẩu có kim ngạch xuất nhập khẩu tăng đột biến so với năng lực, quy mô sản xuất để tiến hành thu thập, củng cố thông tin, tiến hành phân tích quyết định kiểm tra, xác minh, điều tra làm rõ dấu hiệu vi phạm và gửi Tổng cục Hải quan (Cục Giám sát quản lý về hải quan) trước ngày 31/12/2019 để có chỉ đạo;
d) Phối hợp với các lực lượng chức năng tại địa bàn quản lý xác định mặt hàng, doanh nghiệp trọng điểm có dấu hiệu rủi ro cao, gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa, hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, chuyển tải bất hợp pháp như các doanh nghiệp mới hoạt động xuất nhập khẩu, doanh nghiệp FDI thường xuyên nhập khẩu các mặt hàng có nguồn gốc từ các nước đang bị áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường lớn; doanh nghiệp đã bị xử lý vi phạm về hành vi khai sai số lượng, tên hàng, mã số, HS, trị giá, xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu...;
e) Định kỳ hàng quý, chậm nhất là ngày 15 của tháng đầu quý tiếp theo thực hiện báo cáo, đề xuất gửi Tổng cục Hải quan (Cục Giám sát quản lý về Hải quan) các nội dung: Đánh giá tình hình xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp trọng điểm đã xác định được hoặc đã tiến hành kiểm tra tại trụ sở người khai hải quan gồm các thông tin: tên doanh nghiệp, tên hàng, số lượng tờ khai nhập khẩu, xuất khẩu; dấu hiệu vi phạm/hành vi vi phạm đã phát hiện, kết quả xử lý; biện pháp theo dõi tiếp theo.
- Cục Hải quan TP.Hồ Chí Minh: 05 vụ việc;
- Cục Hải quan TP.Hải Phòng: 05 vụ việc.
Báo cáo kết quả kiểm tra, xử lý tại điểm 9.g dẫn trên về Tổng cục Hải quan (Cục Giám sát quản lý về Hải quan) trước ngày 15/01/2020.
| KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
File gốc của Công văn 5189/TCHQ-GSQL năm 2019 về kiểm tra, xác định xuất xứ, chống gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, chuyển tải bất hợp pháp do Tổng cục Hải quan ban hành đang được cập nhật.
Công văn 5189/TCHQ-GSQL năm 2019 về kiểm tra, xác định xuất xứ, chống gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, chuyển tải bất hợp pháp do Tổng cục Hải quan ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tổng cục Hải quan |
Số hiệu | 5189/TCHQ-GSQL |
Loại văn bản | Công văn |
Người ký | Mai Xuân Thành |
Ngày ban hành | 2019-08-13 |
Ngày hiệu lực | 2019-08-13 |
Lĩnh vực | Thương mại |
Tình trạng | Còn hiệu lực |