BỘ THÔNG TIN VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14/2011/TT-BTTTT | Hà Nội, ngày 07 tháng 6 năm 2011 |
THÔNG TƯ
BỘ TRƯỞNG BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Căn cứ Luật Viễn thông số 41/2009/QH12 ngày 04 tháng 12 năm 2009;
Căn cứ Luật Tần số vô tuyến điện số 42/2009/QH12 ngày 04 tháng 12 năm 2009;
Căn cứ Luật Bưu chính số 49/2010/QH12 ngày 28 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông;
Căn cứ Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài;
Căn cứ Quyết định số 41/2005/QĐ-TTg ngày 02 tháng 3 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế cấp phép nhập khẩu hàng hóa;
Căn cứ Nghị định số 187/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Công nghệ thông tin và truyền thông,
QUY ĐỊNH:
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Thông tư này công bố danh mục mặt hàng cụ thể theo mã số HS, quy định điều kiện và thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu đối với hàng hoá thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Thông tin và Truyền thông.
2. Thông tư này áp dụng với các tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa được quy định tại Điều 2 của Thông tư này (sau đây gọi là người nhập khẩu).
Điều 2. Hàng hóa cần giấy phép nhập khẩu
1. Tem bưu chính, ấn phẩm tem và các mặt hàng tem bưu chính (sau đây gọi là tem bưu chính) được qui định chi tiết tại Phụ lục I của Thông tư này và không thuộc danh mục các loại tem bưu chính quy định tại Điều 6 của Thông tư này;
2. Thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện có băng tần số nằm trong khoảng từ 9 KHz đến 400 GHz, có công suất từ 60 mW trở lên được quy định tại Phụ lục II của Thông tư này;
3. Thiết bị ra đa, thiết bị trợ giúp bằng sóng vô tuyến điện và thiết bị điều khiển từ xa bằng sóng vô tuyến điện được quy định tại Phụ lục II của Thông tư này;
Hàng hóa quy định tại khoản 2 và 3 của Điều này (sau đây được gọi chung là thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện) là thiết bị hoàn chỉnh, không áp dụng đối với các linh kiện hoặc phụ kiện của các hàng hóa này và không bao gồm thiết bị chỉ thu sóng vô tuyến điện.
Việc tạm nhập tái xuất các hàng hoá nêu trên để sử dụng tại Việt Nam thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Công Thương sau khi có thỏa thuận với Bộ Thông tin và Truyền thông; Việc tạm nhập tái xuất theo diện quá cảnh, chuyển khẩu thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Công Thương.
Các hàng hóa khác thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ Thông tin và Truyền thông không thuộc diện cấm nhập khẩu và không thuộc danh mục quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II của Thông tư này được nhập khẩu không cần giấy phép của Bộ Thông tin và Truyền thông, nhưng phải thực hiện quy định về chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy theo quy định hiện hành.
Hàng hoá thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ Thông tin và Truyền thông được xuất khẩu không cần giấy phép xuất khẩu. Khuyến khích xuất khẩu hàng hóa bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin được sản xuất, lắp ráp trong nước.
Điều 3. Các trường hợp được miễn giấy phép nhập khẩu
Hàng hóa được quy định tại Điều 2 của Thông tư này nhưng được miễn giấy phép nhập khẩu của Bộ Thông tin và Truyền thông trong các trường hợp sau:
1. Hàng hóa phục vụ an ninh, quốc phòng: thực hiện theo quy định tại khoản 6, điều 10, Nghị định số 12/2006/NĐ-CP của Chính phủ.
Hàng hóa quy định tại Khoản 3 này được miễn Giấy phép nhập khẩu nhưng khi sử dụng phải được Cục Tần số vô tuyến điện cấp Giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện theo quy định hiện hành.
Điều 4. Hiệu lực của giấy phép nhập khẩu
2. Giấy phép nhập khẩu thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến được sử dụng một hoặc nhiều lần để nhập khẩu lô hàng được xác định trên Giấy phép có hiệu lực cho đến lúc lô hàng đó được thông quan hoàn toàn, không vượt qua số lượng ghi trong giấy phép và trong thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy.
Giấy phép nhập khẩu thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện không có giá trị để thay thế Giấy phép thiết lập mạng viễn thông, Giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện.
Điều 5. Lệ phí cấp, cấp lại giấy phép nhập khẩu
Người nhập khẩu phải nộp lệ phí cấp hoặc cấp lại giấy phép nhập khẩu theo quy định của Bộ Tài chính.
Chương II
THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU
Tem bưu chính được nhập khẩu phải đáp ứng điều kiện không thuộc những loại tem sau đây:
1. Tem bưu chính giả;
2. Tem bưu chính có nội dung, hình ảnh, ký hiệu, dấu hiệu gây kích động, thù hằn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo; chống phá Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; không phù hợp với đạo đức xã hội, với thuần phong mỹ tục của Việt Nam;
3. Tem bưu chính Việt Nam đã có quyết định thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
4. Tem bưu chính nước ngoài có nội dung và nguồn gốc xuất xứ không phù hợp theo thông báo của cơ quan bưu chính các nước thành viên Liên minh Bưu chính Thế giới và các hiệp hội sưu tập tem.
Điều 7. Thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu
1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu được lập thành một (01) bộ là bản gốc gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu theo Mẫu 01 thuộc Phụ lục III của Thông tư này;
b) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư tại Việt Nam của tổ chức đề nghị nhập khẩu do tổ chức tự đóng dấu xác nhận hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của cá nhân đề nghị nhập khẩu;
c) Tem bưu chính mẫu hoặc bản sao tem bưu chính đề nghị nhập khẩu;
2. Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ:
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu có thể gửi qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan cấp giấy phép nhập khẩu:
Bộ Thông tin và Truyền thông (Vụ Bưu chính)
Số 18 Nguyễn Du, Hà Nội
Điện thoại: 0438226625 Fax 04 38226954
3. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu tem bưu chính:
a) Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu tem bưu chính nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu chính đến Bộ Thông tin và Truyền thông và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ;
b) Kể từ ngày nhận được hồ sơ đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều này, việc cấp giấy phép nhập khẩu tem bưu chính được thực hiện trong thời hạn 07 ngày làm việc;
c) Bộ Thông tin và Truyền thông gửi giấy biên nhận hồ sơ đến địa chỉ thư điện tử (e-mail) của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu tem bưu chính trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ;
d) Trường hợp hồ sơ cấp giấy phép nhập khẩu tem bưu chính chưa đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều này, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Thông tin và Truyền thông gửi thông báo yêu cầu những nội dung cần bổ sung, sửa đổi. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra thông báo, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu; Trường hợp không sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu, Bộ Thông tin và Truyền thông ra thông báo từ chối cấp giấy phép nhập khẩu tem bưu chính trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn thông báo.
đ) Trường hợp từ chối cấp giấy phép nhập khẩu tem bưu chính, trong thời hạn quy định tại điểm b khoản 2 Điều này Bộ Thông tin và Truyền thông phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 8. Cấp lại giấy phép nhập khẩu
1. Người nhập khẩu phải đề nghị cấp lại giấy phép nhập khẩu trong các trường hợp làm mất, hỏng giấy phép hoặc có thay đổi về nội dung ghi trên giấy phép.
2. Thủ tục cấp lại giấy phép nhập khẩu:
a) Đơn đề nghị cấp lại giấy phép nhập khẩu theo Mẫu 03 thuộc Phụ lục III của Thông tư này kèm bản sao tài liệu liên quan đến nội dung thay đổi nội dung ghi trên giấy phép (nếu có).
b) Địa chỉ tiếp nhận đơn đề nghị quy định tại khoản 2, Điều 7 của Thông tư này.
c) Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan cấp Giấy phép nhập khẩu nhận được đơn đề nghị, cơ quan cấp giấy phép cấp bản sao (đối với trường hợp mất, hỏng giấy phép) hoặc cấp lại giấy phép nhập khẩu (đối với trường hợp thay đổi nội dung ghi trên giấy phép) cho người nhập khẩu.
Mục 2. ĐỐI VỚI THIẾT BỊ PHÁT, THU-PHÁT SÓNG VÔ TUYẾN ĐIỆN
Các thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện được nhập khẩu phải đáp ứng các điều kiện sau:
1. Phù hợp với công nghệ, mạng lưới viễn thông Việt Nam và các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về chất lượng phát xạ, an toàn bức xạ, an toàn tương thích điện từ trường của thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành hoặc công bố bắt buộc áp dụng; phù hợp với vị trí lắp đặt thiết bị và các quy định về quản lý viễn thông;
2. Phù hợp với Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện Quốc gia được quy định tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các quy định về quy hoạch tần số vô tuyến điện liên quan.
Điều 10. Thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu
1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu được lập thành một (01) bộ là bản gốc gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu theo Mẫu 04 thuộc Phụ lục III;
b) Bản sao có chứng thực (đối với trường hợp gửi qua đường bưu chính) hoặc bản sao kèm bản gốc để đối chiếu (đối với trường hợp nộp trực tiếp) giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân (giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hoặc Quyết định/giấy phép thành lập, hoặc giấy chứng nhận đầu tư/giấy phép đầu tư, hoặc chứng minh nhân dân/hộ chiếu,...) ;
c) Bản sao giấy chứng nhận hợp quy; Tài liệu kỹ thuật của thiết bị;
d) Bản sao chứng thực sao y bản chính của người nhập khẩu hợp đồng hoặc chứng từ, vận đơn thể hiện tên, ký hiệu, số lượng hàng hóa nhập khẩu.
2. Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ:
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu có thể gửi qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp tại:
Cục Quản lý chất lượng Công nghệ thông tin và truyền thông Tòa nhà ICTQC;
Phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
Điện thoại: 04 37820990 – Fax: 04 37820998
3. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu:
Ngay khi tiếp nhận hồ sơ tại cơ quan cấp giấy phép hoặc trong vòng 03 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan cấp giấy phép nhận được hồ sơ qua đường bưu chính, Cơ quan cấp giấy phép nhập khẩu kiểm tra hồ sơ đề nghị cấp giấy phép và cấp (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp) hoặc gửi giấy biên nhận nộp hồ sơ đến địa chỉ thư điện tử (e-mail) của người nhập khẩu và thông báo yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ (đối với trường hợp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép chưa đúng quy định tại khoản 1 Điều này). Trong vòng 05 ngày làm việc, kể từ ngày gửi thông báo yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ, nếu người nhập khẩu không thực hiện yêu cầu bổ sung, sửa đổi thì cơ quan cấp giấy phép ra thông báo từ chối cấp giấy phép.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi cơ quan cấp giấy phép nhập khẩu nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép nhập khẩu sẽ cấp giấy phép nhập khẩu theo Mẫu 05 Phụ lục III hoặc từ chối chấp giấy phép. Trường hợp từ chối cấp giấy phép, cơ quan cấp giấy phép nhập khẩu thông báo bằng văn bản cho người nhập khẩu, trong đó nêu rõ lý do từ chối.
Điều 11. Cấp lại giấy phép nhập khẩu
1. Người nhập khẩu đề nghị cấp lại giấy phép nhập khẩu trong các trường hợp sau:
a) Giấy phép bị mất, hỏng;
b) Giấy phép hết hạn (liên quan đến thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận hợp quy);
c) Có thay đổi về giấy chứng nhận hợp quy (tên, ký hiệu, tần số công tác của hàng hóa);
d) Có thay đổi về nội dung ghi trên giấy phép liên quan đến số lượng và mục đích nhập khẩu;
2. Thủ tục cấp lại giấy phép nhập khẩu:
a) Đơn đề nghị cấp lại giấy phép nhập khẩu theo Mẫu 06 thuộc Phụ lục III của Thông tư này kèm bản sao tài liệu liên quan đến thay đổi nội dung ghi trên giấy phép.
b) Địa chỉ tiếp nhận đơn đề nghị quy định tại khoản 2, Điều 10 của Thông tư này.
c) Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan cấp giấy phép nhập khẩu nhận được đơn đề nghị, cơ quan cấp giấy phép cấp bản sao (đối với trường hợp a) hoặc cấp lại giấy phép nhập khẩu (đối với các trường hợp b, c, d) cho người nhập khẩu.
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2011 và thay thế Thông tư số 02/2006/TT-BBCVT ngày 24/4/2006 của Bộ Bưu chính, Viễn thông Hướng dẫn thi hành Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài đối với hàng hoá thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ Bưu chính, Viễn thông.
2. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Bưu chính, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Công nghệ thông tin và truyền thông, Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc khó khăn, vướng mắc đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ảnh về Bộ Thông tin và Truyền thông để kịp thời giải quyết./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
File gốc của Thông tư 14/2011/TT-BTTTT hướng dẫn Nghị định 12/2006/NĐ-CP đối với hàng hoá thuộc diện quản lý ngành của Bộ Thông tin và Truyền thông do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành đang được cập nhật.
Thông tư 14/2011/TT-BTTTT hướng dẫn Nghị định 12/2006/NĐ-CP đối với hàng hoá thuộc diện quản lý ngành của Bộ Thông tin và Truyền thông do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Thông tin và Truyền thông |
Số hiệu | 14/2011/TT-BTTTT |
Loại văn bản | Thông tư |
Người ký | Nguyễn Thanh Hùng |
Ngày ban hành | 2011-06-07 |
Ngày hiệu lực | 2011-08-01 |
Lĩnh vực | Thương mại |
Tình trạng | Hết hiệu lực |