CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 107/2009/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2009 |
VỀ KINH DOANH KHÍ DẦU MỎ HÓA LỎNG
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương,
NGHỊ ĐỊNH:
Nghị định này quy định về hoạt động kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng và điều kiện để kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên thị trường.
1. Nghị định này áp dụng đối với thương nhân theo quy định của Luật Thương mại thực hiện hoạt động kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng và người sử dụng khí dầu mỏ hóa lỏng tại Việt Nam.
2. Thương nhân nhập khẩu khí dầu mỏ hóa lỏng chuyên dùng cho nhu cầu riêng của mình không kinh doanh trên thị trường không thuộc đối tượng áp dụng của Nghị định này; thực hiện theo quy định của Bộ Công Thương.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Khí dầu mỏ hóa lỏng là hỗn hợp chủ yếu của Propane (công thức hóa học: C3H8) và Butane (công thức hóa học: C4H10) có nguồn gốc từ dầu mỏ, tên tiếng Anh: Liquefied Petroleum gas (viết tắt là LPG); tại nhiệt độ, áp suất bình thường LPG ở thể khí và khi được nén đến một áp suất, nhiệt độ nhất định LPG chuyển sang thể lỏng, được tồn chứa tại các bồn bể cố định, xe bồn, hoặc tầu thủy chuyên dụng hoặc đường ống, còn gọi là LPG rời (sau đây gọi chung là LPG), dùng làm chất đốt, nhiên liệu động cơ, nguyên liệu phục vụ sản xuất, dân sinh.
2. LPG chai là LPG đã được nạp vào chai LPG tiêu chuẩn theo một khối lượng nhất định,
3. Chai LPG là chai chịu áp lực được chế tạo từ vật liệu là kim loại (thép) hoặc phi kim loại (composite) hoặc là hỗn hợp (thép + composite) theo quy chuẩn kỹ thuật nhất định dùng để chứa LPG và nạp lại được, còn gọi là chai tiêu chuẩn.
4. Chai LPG mini là chai chịu áp lực được chế tạo từ vật liệu kim loại theo quy chuẩn kỹ thuật nhất định dùng để chứa LPG, dung tích chứa tối đa 300 mini lít một chai (ml/chai).
5. Chủ sở hữu chai LPG là thương nhân đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh LPG theo quy định tại Nghị định này, là chủ thể đã mua chai LPG từ nhà sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu hoặc mua lại từ thương nhân kinh doanh LPG khác (chủ sở hữu khác) theo hợp đồng chuyển nhượng hợp pháp, các chai này phải có đủ hồ sơ do nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu cung cấp, có thương hiệu đã được đăng ký theo quy định.
6. Nạp LPG vào chai là việc sử dụng thiết bị chuyên dùng nạp LPG từ bồn chứa cố định vào chai tiêu chuẩn theo một khối lượng nhất định.
7. Trạm nạp LPG vào chai LPG hoặc xe bồn là đơn vị sử dụng phương tiện, thiết bị chuyên dùng nạp LPG vào chai LPG hoặc xe bồn (ô tô xi tec) để bán cho khách hàng (sau đây gọi tắt là trạm nạo LPG vào chai).
8. Cửa hàng bán LPG là cửa hàng bán các loại LPG chai cho khách hàng.
9. Cửa hàng chuyên kinh doanh LPG là cửa hàng chỉ sử dụng vào việc bán các loại LPG và thiết bị phụ trợ sử dụng LPG, được xây dựng theo quy chuẩn kỹ thuật hiện hành.
10. Trạm nạp LPG vào ô tô là đơn vị sử dụng thiết bị chuyên dùng nạp trực tiếp LPG vào xe ô tô có sử dụng nhiên liệu LPG cho động cơ.
11. Trạm bán LPG qua đường ống là đơn vị sử dụng thiết bị chuyên dùng và đường ống dẫn LPG từ bồn chứa cố định đến khách hàng (sau đây gọi tắt là trạm cấp LPG).
12. Kinh doanh LPG là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các hoạt động trong chuỗi kinh doanh LPG: sản xuất, chế biến, xuất khẩu, nhập khẩu, tồn chứa, nạp, phân phối, tạm nhập tái xuất, cho thuê kho, cảng, giao nhận và vận chuyển nhằm mục đích sinh lời.
13. Cơ sở kinh doanh LPG là đơn vị thực hiện việc sản xuất, chế biến, giao nhận, tồn chứa và phân phối, bao gồm: nhà máy sản xuất, chế biến LPG; cảng xuất, nhập LPG; kho tồn chứa LPG, kho bảo quản chai LPG và LPG chai, cửa hàng bán LPG, trạm nạp LPG vào chai, xe bồn; trạm nạp LPG vào ô tô; trạm cấp LPG; vận chuyển LPG và cho thuê phương tiện vận chuyển LPG.
14. Ký cược chai LPG là việc khách hàng (tổng đại lý kinh doanh LPG, đại lý kinh doanh LPG, cửa hàng bán LPG chai, cửa hàng chuyên kinh doanh LPG và người tiêu dùng LPG) giao một khoản tiền cho chủ sở hữu chai LPG nhằm bảo đảm nghĩa vụ trả chai LPG mượn theo thỏa thuận để phục vụ việc lưu thông, tồn chứa và sử dụng LPG.
15. Tiền ký cược chai LPG là khoản tiền của khách hàng có nhu cầu sử dụng chai LPG giao cho chủ sở hữu chai LPG đó để được chuyển quyền sử dụng chai LPG vào mục đích phục vụ việc lưu thông, tồn chứa và sử dụng LPG.
16. Thương nhân phân phối LPG cấp I là thương nhân mua LPG của thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hoặc thương nhân sản xuất, chế biến LPG để phân phối cho tổng đại lý, đại lý kinh doanh LPG.
17. Thương nhân kinh doanh LPG đầu mối bao gồm: thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu, thương nhân sản xuất, chế biến và thương nhân phân phối LPG cấp I.
Điều 4. Áp dụng pháp luật có liên quan
Thương nhân kinh doanh LPG tại thị trường Việt Nam, ngoài việc tuân thủ các quy định tại Nghị định này còn phải tuân thủ các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Điều 5. Phát triển cơ sở kinh doanh LPG
1. Cơ sở kinh doanh LPG quy định tại khoản 13 Điều 3 (trừ vận chuyển, cho thuê phương tiện vận chuyển LPG) Nghị định này phải được phát triển theo quy hoạch, xây dựng theo quy chuẩn kỹ thuật quy định.
2. Bộ Công Thương trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập quy hoạch và công bố quy hoạch phát triển cơ sở kinh doanh LPG trong phạm vi cả nước, bao gồm: nhà máy sản xuất, chế biến LPG, kho LPG với tổng dung tích các bồn chứa từ 5.000 m3 (năm nghìn mét khối) trở lên, cảng xuất, nhập LPG để cập cảng tàu có trọng tải từ 5.000 tấn trở lên; kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch đã được phê duyệt.
3. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm lập quy hoạch phát triển cơ sở kinh doanh LPG trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, bao gồm: cửa hàng chuyên kinh doanh LPG, trạm cấp LPG, trạm nạp LPG vào ô tô, trạm nạp LPG vào chai, kho LPG với tổng dung tích các bồn chứa dưới 5.000 m3 (năm nghìn mét khối) bảo đảm phù hợp với quy hoạch tổng thể chung của cả nước; kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch đã được phê duyệt.
4. Khuyến khích thương nhân đầu tư phát triển cơ sở kinh doanh LPG theo các quy định của pháp luật hiện hành.
1. Cơ sở kinh doanh LPG phải thường xuyên tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy; an ninh, trật tự; an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường và đo lường, chất lượng trong quá trình hoạt động kinh doanh.
2. Thương nhân kinh doanh LPG phải tổ chức kiểm tra định kỳ cơ sở kinh doanh LPG thuộc mình quản lý tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn, phòng cháy và chữa cháy; an ninh, trật tự; an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường và đo lường, chất lượng.
3. Cán bộ, nhân viên làm việc tại cơ sở kinh doanh LPG, kinh doanh dịch vụ LPG, kể cả người điều khiển phương tiện vận chuyển LPG phải được đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy, an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường, bảo quản, đo lường, chất lượng LPG được cấp Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật.
MỤC 1. XUẤT KHẨU LPG, NHẬP KHẨU LPG, SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN LPG VÀ PHÂN PHỐI LPG CẤP I
Điều 7. Điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu LPG
Thương nhân đáp ứng đủ các điều kiện sau đây được xuất khẩu LPG, nhập khẩu LPG:
1. Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có đăng ký xuất khẩu, nhập khẩu LPG.
2. Có cầu cảng thuộc hệ thống cảng biển Việt Nam thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết góp vốn, được xây dựng theo quy hoạch bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật hiện hành; hoặc có hợp đồng thuê cầu cảng tối thiểu một năm để tiếp nhận tầu chở LPG; có kho tiếp nhận LPG nhập khẩu với tổng dung tích các bồn chứa tối thiểu 3.000 m3 (ba nghìn mét khối) để tiếp nhận LPG nhập khẩu từ tầu hoặc phương tiện vận chuyển khác.
3. Có tối thiểu 300.000 (ba trăm nghìn) chai LPG các loại (trừ chai LPG mini) thuộc sở hữu của thương nhân; các chai LPG này phải phù hợp với nhãn hàng hóa và thương hiệu đã được đăng ký theo quy định của pháp luật tại cơ quan chức năng có thẩm quyền.
4. Có trạm nạp LPG vào chai đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp LPG vào chai theo quy định tại Điều 17 Nghị định này.
5. Có hệ thống phân phối LPG, bao gồm: doanh nghiệp thành viên, chi nhánh doanh nghiệp, cửa hàng hoặc trạm nạp LPG vào ô tô hoặc trạm cấp LPG và có tối thiểu 40 (bốn mươi) đại lý kinh doanh LPG (tổng đại lý và đại lý hoặc các đại lý) đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Nghị định này.
Điều 8. Quyền của thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu LPG
1. Tổ chức nhập khẩu LPG theo phương án kinh doanh của thương nhân và phải bảo đảm chất lượng LPG nhập khẩu theo quy định hiện hành; được xuất khẩu LPG, kinh doanh tạm nhập, tái xuất LPG quy định tại Điều 51 Nghị định này.
2. Quy định giá bán LPG và LPG chai trong hệ thống phân phối thuộc thương nhân quản lý, bảo đảm phù hợp với thị trường.
3. Tổ chức bán buôn LPG theo hợp đồng cho thương nhân kinh doanh LPG đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Nghị định này; tổ chức bán lẻ LPG và LPG chai trong hệ thống phân phối thuộc thương nhân quản lý.
4. Chỉ ký hợp đồng đại lý với thương nhân đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh LPG (sau đây gọi tắt là tổng đại lý), thương nhân đủ điều kiện làm đại lý kinh doanh LPG (sau đây gọi tắt là đại lý) và cửa hàng bán LPG quy định tại Nghị định này; bán LPG theo hợp đồng cho khách hàng tiêu thụ trực tiếp.
5. Tổ chức nạp LPG vào chai đáp ứng đủ điều kiện lưu thông trên thị trường quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 20 Nghị định này thuộc sở hữu của chính thương nhân hoặc nạp thuê theo hợp đồng cho thương nhân kinh doanh LPG khác đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Nghị định này.
7. Phát triển cơ sở vật chất kinh doanh LPG theo quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức hệ thống phân phối kinh doanh LPG trực thuộc, bao gồm: doanh nghiệp, chi nhánh thành viên, kho LPG, cửa hàng bán LPG, trạm nạp LPG vào chai, trạm nạp LPG vào ô tô, trạm cấp LPG, tổng đại lý và đại lý tại các địa phương trong toàn quốc.
Điều 9. Nghĩa vụ của thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu LPG
1. Cung cấp đủ nguồn LPG cho hệ thống phân phối thuộc thương nhân quản lý để đáp ứng nhu cầu sản xuất và dân sinh, bảo đảm mức dự trữ lưu thông LPG theo quy định tại khoản 1 Điều 52 Nghị định này.
2. Tuân thủ các điều kiện, quy định tại Nghị định này và quy định khác của pháp luật có liên quan về kinh doanh LPG; kiểm tra, giám sát cơ sở kinh doanh LPG, tổng đại lý, đại lý, cửa hàng bán LPG; chịu trách nhiệm về khối lượng, chất lượng LPG bán ra trong hệ thống phân phối thuộc thương nhân quản lý.
3. Thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn và đăng ký theo quy định các chai LPG, thiết bị phụ trợ dùng LPG thuộc sở hữu thương nhân; kiểm tra chất lượng, bảo dưỡng và thay thế các chai LPG, thiết bị phụ trợ dùng LPG, bảo đảm an toàn cho người sử dụng.
4. Tuân thủ các quy định của pháp luật về đăng ký nhãn hàng hóa, thương hiệu; quản lý số lượng, chất lượng chai LPG thuộc sở hữu thương nhân; chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cấp cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 10. Điều kiện sản xuất, chế biến LPG
Thương nhân đáp ứng đủ điều kiện sau đây được sản xuất, chế biến LPG:
1. Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có đăng ký sản xuất, chế biến LPG.
2. Có cơ sở sản xuất, chế biến LPG (sau đây gọi tắt là nhà máy sản xuất LPG) theo đúng quy hoạch, dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho phép đầu tư xây dựng,
3. Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kỹ thuật sản xuất, chế biến LPG.
4. Có phòng thử nghiệm chất lượng LPG đủ năng lực để kiểm tra chất lượng LPG theo quy định hiện hành.
5. Có kho LPG (ngoài sức chứa kho đã được phê duyệt trong dự án đầu tư) với tổng dung tích các bồn chứa tối thiểu 5.000 m3 (năm nghìn mét khối) được xây dựng theo quy hoạch, bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật hiện hành để tiếp nhận LPG nhập khẩu từ tầu hoặc phương tiện vận chuyển khác.
Điều 11. Quyền của thương nhân sản xuất, chế biến LPG
1. Được quy định giá bán LPG do nhà máy sản xuất (không kể thời gian nhà máy chạy thử) và LPG do thương nhân nhập khẩu theo cơ chế thị trường quy định tại Điều 54 Nghị định này.
2. Được trực tiếp nhập khẩu LPG và phải bảo đảm chất lượng LPG theo quy định hiện hành, được xuất khẩu LPG hoặc ủy quyền cho thương nhân chủ sở hữu doanh nghiệp thành viên thực hiện nhập khẩu LPG theo quy định của pháp luật hiện hành; được kinh doanh tạm nhập, tái xuất, xuất khẩu LPG theo quy định tại Điều 51 Nghị định này.
3. Được thực hiện các quyền như thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu LPG quy định từ khoản 3 đến khoản 7 Điều 8 Nghị định này.
4. Khi tổ chức bán lẻ LPG và LPG chai trên thị trường phải thiết lập hệ thống phân phối theo quy định tại khoản 5 Điều 13 Nghị định này.
Điều 12. Nghĩa vụ của thương nhân sản xuất, chế biến LPG
2. Thường xuyên kiểm tra an toàn đối với máy, thiết bị, dây chuyền công nghệ để phát hiện và kịp thời khắc phục các dấu hiệu không bảo đảm an toàn trong quá trình sản xuất, chế biến LPG.
3. Khu vực sản xuất, chế biến LPG phải có biển đề: “Cấm lửa”, “Cấm hút thuốc”, “Không có nhiệm vụ miễn vào”, “Nội quy phòng cháy và chữa cháy”, “Nội quy ra vào khu vực sản xuất, chế biến” treo tại nơi dễ thấy, dễ đọc.
4. Tổ chức bán buôn LPG theo hợp đồng cho thương nhân kinh doanh LPG khác đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Nghị định này; bảo đảm bình đẳng, công khai, minh bạch.
5. Tuân thủ điều kiện, quy định về sản xuất, chế biến LPG; xuất khẩu, nhập khẩu LPG (nếu xuất khẩu, nhập khẩu LPG) quy định tại Nghị định này và các văn bản pháp luật khác có liên quan; bảo đảm mức dự trữ lưu thông LPG quy định tại khoản 1 Điều 52 Nghị định này.
Điều 13. Điều kiện đối với thương nhân phân phối LPG cấp I
Thương nhân phân phối LPG cấp I phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
1. Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có đăng ký kinh doanh LPG.
2. Có kho LPG với tổng sức chứa các bồn tối thiểu 800 m3 (tám trăm mét khối) để tiếp nhận LPG từ tầu hoặc phương tiện vận chuyển khác, được xây dựng theo quy hoạch, bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật hiện hành, thuộc sở hữu thương nhân hoặc đồng sở hữu góp vốn xây dựng.
3. Có tối thiểu 300.000 (ba trăm nghìn) chai LPG các loại (trừ chai LPG mini) thuộc sở hữu thương nhân; nhãn hàng hóa và thương hiệu đã đăng ký theo quy định của pháp luật tại cơ quan chức năng có thẩm quyền.
4. Có trạm nạp LPG vào chai đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp LPG vào chai quy định tại Điều 17 Nghị định này
5. Có hệ thống phân phối LPG trực thuộc, bao gồm: cửa hàng bán LPG chai hoặc trạm cấp LPG hoặc trạm nạp LPG vào ô tô và có tối thiểu 20 (hai mươi) đại ký kinh doanh LPG (tổng đại lý và đại lý hoặc các đại lý) đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Nghị định này.
Điều 14. Quyền của thương nhân phân phối LPG cấp I
Thương nhân phân phối LPG cấp I được thực hiện các quyền như thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu LPG quy định từ khoản 2 đến khoản 7 Điều 8 Nghị định này.
Điều 15. Nghĩa vụ của thương nhân phân phối LPG cấp I
Thương nhân phân phối LPG cấp I phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ như thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu LPG quy định tại Điều 9 Nghị định này.
Điều 16. Điều kiện trạm nạp LPG vào chai
Trạm nạp LPG đáp ứng đủ các điều kiện sau đây được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp LPG vào chai:
1. Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có đăng ký ngành nghề nạp LPG vào chai.
2. Địa điểm trạm nạp LPG vào chai phải phù hợp với quy hoạch và dự án, thiết kế được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho phép đầu tư xây dựng. Việc xây dựng trạm nạp LPG vào chai phải tuân thủ quy định của Luật Xây dựng và quy định của pháp luật khác có liên quan về xây dựng công trình LPG.
3. Trạm nạp, thiết bị nạp, hệ thống ống dẫn, bồn chứa và thiết bị phụ trợ phải tuân thủ các quy định về an toàn tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành.
4. Máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động của trạm nạp đã được kiểm định và đăng ký theo quy định.
5. Trạm nạp LPG vào chai phải có hàng rào bảo vệ xung quanh, bảo đảm thông thoáng và phải tuân thủ khoảng cách an toàn theo quy định tại quy chuẩn Việt Nam có liên quan và tại Phụ lục IX kèm theo Nghị định này.
6. Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy, Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật.
7. Có đầy đủ các quy trình: nạp LPG vào chai, xe bồn, vận hành máy, thiết bị trong trạm, xử lý sự cố và các quy định về an toàn.
Điều 17. Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp LPG vào chai
Sở Công Thương chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cho từng trạm nạp LPG vào chai quy định tại Điều này, hồ sơ gồm có:
1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp LPG vào chai theo mẫu tại Phụ lục III kèm theo Nghị định này;
2. Bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có đăng ký hành nghề nạp LPG vào chai, xe bồn;
3. Có Giấy phép xây dựng kèm theo dự án, thiết kế được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho phép đầu tư xây dựng trạm nạp và trang thiết bị của trạm nạp quy định tại khoản 3 Điều 16 Nghị định này.
4. Sơ đồ mặt bằng (tối thiểu khổ giấy A2) bao gồm các thông tin về: vị trí bồn chứa, trạm nạp, vị trí xuất hoặc nhập LPG vào xe bồn, kho bãi, nhà xưởng, làm đường có xe tải chạy, thiết bị báo cháy và chữa cháy, hệ thống ống dẫn LPG, hệ thống điện, điều khiển ngừng cấp. Bản vẽ mặt bằng phải ghi rõ dung tích các bồn chứa; vị trí, kích thước và khoảng cách an toàn tối thiểu quy định tại Phụ lục IX kèm theo Nghị định này.
5. Bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền:
- Phiếu kết quả kiểm định máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động của trạm nạp;
- Phiếu kết quả kiểm định từng thiết bị, dụng cụ kiểm tra đo lường trong trạm: cân khối lượng, đo thể tích, áp kế và các thiết bị, dụng cụ khác;
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy;
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
- Quy trình nạp LPG, quy trình vận hành máy, thiết bị trong trạm, quy trình xử lý sự cố và quy định về an toàn.
6. Giấy chứng nhận đã được đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ cấp cho từng cán bộ, nhân viên trong trạm nạp LPG quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định này.
Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định tại Điều này, Sở Công Thương có trách nhiệm xem xét, thẩm định và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp LPG vào chai theo mẫu quy định tại Phụ lục IV kèm theo Nghị định này.
Giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp LPG vào chai có thời hạn hiệu lực trong 05 (năm) năm kể từ ngày cấp; khi hết thời hạn hiệu lực thương nhân phải làm thủ tục theo quy định để được chứng nhận thời gian tiếp theo; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do để thương nhân hoàn thiện đủ điều kiện quy định để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp LPG vào chai.
7. Thương nhân được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp LPG vào chai phải nộp phí và lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính.
Điều 18. Quyền của trạm nạp LPG vào chai
1. Tổ chức nạp LPG vào chai LPG thuộc sở hữu của chính thương nhân chủ sở hữu trạm nạp và chỉ nạp vào chai LPG đáp ứng đủ điều kiện lưu thông trên thị trường quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 20 Nghị định này.
2. Được tổ chức nạp thuê theo hợp đồng vào chai LPG của thương nhân kinh doanh LPG khác đáp ứng đủ điều kiện quy định và có chai LPG đáp ứng đủ điều kiện lưu thông trên thị trường quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 20 Nghị định này. Thương nhân thuê nạp LPG vào chai phải xuất trình cho thương nhân chủ sở hữu trạm nạp LPG vào chai tài liệu có liên quan để chứng minh chai LPG thuộc quyền sử dụng của bên thuê nạp, bao gồm: Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hàng hóa, thương hiệu, văn bản xác nhận quyền sử dụng hợp pháp chai LPG của bên thuê nạp.
3. Loại ra khỏi trạm nạp (kể cả chai LPG không thuộc sở hữu) chai LPG không đáp ứng đủ điều kiện lưu thông trên thị trường quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 20 Nghị định này.
Điều 19. Nghĩa vụ của trạm nạp LPG vào chai
1. Tuân thủ điều kiện quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật khác có liên quan về nạp LPG vào chai. Lượng LPG nạp vào chai phải đảm bảo đủ khối lượng đối với mỗi loại chai; chất lượng LPG phải phù hợp với nhãn hàng hóa, tiêu chuẩn mà doanh nghiệp đã công bố, phù hợp với tiêu chuẩn quy định hiện hành.
2. LPG chai trước khi xuất bán hoặc giao cho khách hàng có hợp đồng phải đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Điều 21 Nghị định này; chịu trách nhiệm về khối lượng và chất lượng LPG đã xuất bán, giao cho khách hàng.
3. Thương nhân chủ sở hữu trạm nạp LPG vào chai có trách nhiệm trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân; mua bảo biểm theo quy định của pháp luật cho cán bộ, nhân viên làm việc tại trạm nạp.
4. Thương nhân chủ sở hữu trạm nạp không được phép chứa chai LPG của thương nhân khác không có hợp đồng thuê nạp LPG với trạm nạp.
MỤC 3. ĐIỀU KIỆN KINH DOANH PHÂN PHỐI LPG
Điều 20. Điều kiện chai LPG lưu thông trên thị trường
1. Chai LPG trước khi đưa vào sử dụng phải thực hiện việc kiểm định kỹ thuật an toàn, đã đăng ký sử dụng, đăng ký nhãn hàng hóa, thương hiệu theo quy định của pháp luật; chai LPG đã qua sử dụng phải thực hiện tái kiểm định kỹ thuật an toàn theo quy định.
2. Chai LPG phải còn nguyên hình dạng thiết kế ban đầu đã được kiểm định kỹ thuật an toàn và chưa quá thời hạn kiểm định; màu sơn chai LPG đã được đăng ký tại cơ quan chức năng có thẩm quyền; các chai LPG phải có đầy đủ hồ sơ được lưu trữ theo quy định tại cơ sở kinh doanh của thương nhân chủ sở hữu chai LPG.
3. Thương nhân chủ sở hữu cơ sở kinh doanh LPG bị sáp nhập hoặc bị giải thể hoặc chuyển đổi ngành nghề không kinh doanh LPG hoặc ngừng hoạt động kinh doanh lâu dài phải thu hồi toàn bộ số chai LPG thuộc sở hữu của mình để bán hoặc nhượng lại cho thương nhân khác kèm theo đầy đủ hồ sơ theo quy định. Thương nhân nào sở hữu các chai LPG này phải đăng ký lại nhãn hàng hóa, thương hiệu tại cơ quan chức năng có thẩm quyền; thông báo cho cơ quan quản lý thị trường hệ thống phân phối và khách hàng tiêu thụ thuộc thương nhân để giám sát; tuân thủ các quy định về quản lý chai LPG quy định tại Nghị định này và chịu trách nhiệm về các chai LPG đó.
4. Thương nhân chủ sở hữu chai LPG được quyền cho ký cược chai LPG thuộc sở hữu và được phép quy định PHIẾU KÝ CƯỢC CHAI LPG, áp dụng thống nhất trong hệ thống phân phối và khách hàng tiêu thụ thuộc thương nhân quản lý; được quyền kiểm tra hồ sơ ký cược chai LPG tại bất kỳ cơ sở nào có tồn chứa, sử dụng chai LPG của thương nhân.
Điều 21. Điều kiện LPG chai lưu thông trên thị trường
1. LPG chai lưu thông trên thị trường phải bảo đảm: chai LPG phải đáp ứng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 20 Nghị định này; khối lượng LPG trong chai phải phù hợp với nhãn hàng hóa, tiêu chuẩn chất lượng thương nhân đã công bố, phù hợp tiêu chuẩn chất lượng theo quy định hiện hành, được niêm phong đúng quy cách.
2. LPG chai lưu thông tiêu thụ trên thị trường phải có nguồn gốc xuất xứ, phù hợp với hợp đồng mua, bán hoặc hợp đồng đại lý kinh doanh LPG.
1. Thương nhân kinh doanh LPG đầu mối phải thực hiện phân phối LPG và LPG chai trên thị trường phải thông qua hệ thống phân phối thuộc mình quản lý, bao gồm: doanh nghiệp thành viên, chi nhánh kinh doanh LPG, trạm nạp LPG vào chai, trạm cấp LPG, trạm nạp LPG vào ô tô, cửa hàng bán LPG, tổng đại lý và đại lý theo quy định tại Mục này.
2. Cửa hàng bán LPG chai, trạm cấp LPG, tổng đại lý và đại lý thực hiện việc phân phối LPG và LPG chai cho thương nhân kinh doanh LPG đầu mối đáp ứng đủ điều kiện quy định.
Điều 23. Điều kiện tổng đại lý kinh doanh LPG
1. Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có đăng ký đại lý kinh doanh LPG.
2. Có kho chứa chai LPG và LPG chai được xây dựng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành có sức chứa tối thiểu: 2.000 (hai nghìn) chai LPG hoặc LPG chai các loại (trừ chai mini).
3. Có hệ thống phân phối LPG, bao gồm cửa hàng bán LPG chai hoặc trạm nạp LPG vào ô tô, có tối thiểu 10 (mười) đại lý đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Điều 26 Nghị định này.
4. Có hợp đồng đại lý với thương nhân kinh doanh LPG đầu mối đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Nghị định này; thời hạn hợp đồng đại lý tối thiểu 01 (một) năm, còn hiệu lực thi hành.
Điều 24. Quyền của tổng đại lý kinh doanh LPG
1. Lựa chọn, ký hợp đồng làm đại lý cho tối đa 03 (ba) thương nhân kinh doanh LPG đầu mối đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Nghị định này.
2. Chỉ ký hợp đồng với thương nhân đủ điều kiện làm đại lý quy định tại Điều 26, cửa hàng bán LPG chai đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Điều 29 Nghị định này; chỉ cung cấp LPG bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng, LPG chai đáp ứng đủ điều kiện lưu thông trên thị trường quy định tại Điều 21 Nghị định này cho hệ thống phân phối thuộc tổng đại lý.
3. Bán LPG tại trạm nạp LPG vào ô tô, bán LPG chai đáp ứng đủ điều kiện lưu thông trên thị trường quy định tại Điều 21 Nghị định này, thiết bị phụ trợ dùng LPG bảo đảm chất lượng; bán LPG theo hợp đồng cho khách hàng tiêu thụ trực tiếp.
4. Các cửa hàng bán LPG chai, trạm nạp LPG vào ô tô thuộc hệ thống phân phối của tổng đại lý chỉ bán LPG chai và LPG cho thương nhân kinh doanh LPG đầu mối mà tổng đại lý ký hợp đồng làm đại lý.
5. Kiểm tra, giám sát cơ sở kinh doanh LPG thuộc tổng đại lý trong việc tuân thủ các điều kiện quy định tại Nghị định này về kinh doanh LPG.
Điều 25. Nghĩa vụ của tổng đại lý kinh doanh LPG
1. Cung cấp đủ nguồn LPG và LPG chai bảo đảm chất lượng quy định để đáp ứng yêu cầu tiêu thụ của hệ thống phân phối thuộc tổng đại lý; bảo đảm mức dự trữ lưu thông LPG quy định tại khoản 2 Điều 52 Nghị định này.
2. Chịu trách nhiệm về khối lượng, chất lượng, giá bán LPG và LPG chai thuộc tổng đại lý; chịu sự kiểm tra, giám sát của thương nhân kinh doanh LPG đầu mối mà tổng đại lý ký hợp đồng làm đại lý và cơ quan chức năng có thẩm quyền.
3. Bán đúng giá LPG do thương nhân kinh doanh LPG đầu mối quy định; bán đủ khối lượng, bảo đảm chất lượng LPG theo quy định; không liên kết tăng giá bán và các hành vi gian lận khác; thực hiện đầy đủ chế độ hóa đơn, chứng từ trong các khâu kinh doanh LPG theo quy định của Bộ Tài chính.
4. Không mua hoặc bán các loại LPG trôi nổi trên thị trường không có nguồn gốc xuất xứ, không phù hợp với hợp đồng đại lý đã ký với thương nhân kinh doanh LPG đầu mối.
5. Không tồn trữ, lưu thông tiêu thụ các loại LPG và chai LPG của thương nhân kinh doanh LPG khác ngoài hợp đồng; khi thanh lý hợp đồng đại lý tổng đại lý phải hoàn trả cho thương nhân kinh doanh LPG đầu mối toàn bộ số chai LPG đã ký cược, kể cả hồ sơ chai LPG.
6. Chỉ treo biển hiệu, logo của thương nhân kinh doanh LPG đầu mối mà tổng đại lý ký hợp đồng làm đại lý; biển hiệu phải ghi rõ ràng, đầy đủ theo quy định của pháp luật.
7. Thực hiện đúng các quy định của Quy chế đại lý kinh doanh LPG.
Điều 26. Điều kiện đại lý kinh doanh LPG
1. Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có đăng ký đại lý kinh doanh LPG.
2. Có cửa hàng bán LPG chai hoặc trạm nạp LPG vào ô tô được cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy, Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự theo quy định của pháp luật.
3. Có hợp đồng đại lý với thương nhân kinh doanh LPG đầu mối hoặc tổng đại lý đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Nghị định này; thời hạn hợp đồng đại lý tối thiểu: 01 (một) năm, còn hiệu lực thi hành.
Điều 27. Quyền của đại lý kinh doanh LPG
1. Lựa chọn, ký hợp đồng làm đại lý cho tối đa 03 (ba) thương nhân kinh doanh LPG đầu mối hoặc tổng đại lý đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Nghị định này.
2. Chỉ bán LPG và LPG chai do thương nhân kinh doanh LPG đầu mối hoặc tổng đại lý cung cấp (nếu làm đại lý cho tổng đại lý) và phải niêm yết giá bán, bán đúng giá niêm yết do thương nhân kinh doanh LPG đầu mối quy định.
3. Các cửa hàng bán LPG, trạm nạp LPG vào ô tô thuộc hệ thống phân phối của đại lý chỉ bán LPG chai và LPG cho thương nhân kinh doanh LPG đáp ứng đủ điều kiện quy định mà đại lý ký hợp đồng làm đại lý.
4. Kiểm tra, giám sát cơ sở kinh doanh LPG thuộc đại lý trong việc tuân thủ các điều kiện quy định về kinh doanh LPG.
Điều 28. Nghĩa vụ của đại lý kinh doanh LPG
1. LPG chai bán cho khách hàng phải đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 21 Nghị định này; lắp đặt, hướng dẫn khách hàng về an toàn sử dụng LPG; chịu trách nhiệm về khối lượng, chất lượng và giá bán LPG chai thuộc đại lý; mở sổ theo dõi các loại LPG đã bán cho khách hàng.
2. Chỉ bán LPG, giao chai LPG theo hợp đồng do thương nhân kinh doanh LPG đầu mối hoặc tổng đại lý ủy quyền và phải thực hiện đúng cam kết ghi trong hợp đồng; chịu sự kiểm tra, giám sát của thương nhân kinh doanh LPG đầu mối, tổng đại lý (nếu làm đại lý cho tổng đại lý) và cơ quan chức năng có thẩm quyền.
3. Không mua, bán LPG và LPG chai trôi nổi trên thị trường không có nguồn gốc xuất xứ, không phù hợp với hợp đồng ký với thương nhân kinh doanh LPG đầu mối hoặc tổng đại lý; không mua, bán các loại chai LPG đang lưu thông trên thị trường thuộc sở hữu của thương nhân kinh doanh LPG khác.
4. Thực hiện chế độ ghi chép hóa đơn, chứng từ các khâu kinh doanh theo quy định của Bộ Tài chính.
5. Thực hiện đúng các quy định của Quy chế đại lý kinh doanh LPG.
Điều 29. Điều kiện cửa hàng bán LPG chai
Cửa hàng bán LPG chai đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh LPG:
1. Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có đăng ký bán LPG chai.
2. Có hợp đồng mua LPG chai với đại lý hoặc tổng đại lý hoặc thương nhân kinh doanh LPG đầu mối đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Nghị định này; thời hạn hợp đồng tối thiểu là 01 (một) năm, còn hiệu lực thi hành.
3. Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy; Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật.
Điều 30. Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cửa hàng bán LPG chai
b) Bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân chủ sở hữu cửa hàng bán LPG chai;
c) Bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền: Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy; Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp theo quy định tại khoản 3 Điều 29 Nghị định này;
d) Bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền: Giấy chứng nhận đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ cấp cho từng nhân viên làm việc tại cửa hàng bán LPG chai quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định này.
Điều 31. Quyền của cửa hàng bán LPG chai
1. Lựa chọn, ký hợp đồng bán LPG chai cho tối đa 03 (ba) thương nhân kinh doanh LPG đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Nghị định này.
2. Không mua, bán LPG chai trôi nổi trên thị trường không có nguồn gốc xuất xứ, không phù hợp với hợp đồng.
3. Không được phép chiếm giữ chai LPG hoặc bán LPG chai của đại lý hoặc tổng đại lý hoặc của thương nhân kinh doanh LPG khác đang lưu thông trên thị trường.
4. Thực hiện chế độ ghi chép hóa đơn, chứng từ trong các khâu kinh doanh theo quy định của Bộ Tài chính.
Điều 32. Nghĩa vụ của cửa hàng bán LPG chai
1. Chỉ treo biển hiện, lo go của thương nhân kinh doanh LPG đầu mối mà thương nhân chủ sở hữu cửa hàng ký hợp đồng đại lý; biển hiệu phải ghi đầy đủ, rõ ràng theo quy định của pháp luật, trong đó có ghi rõ số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chủ sở hữu cửa hàng.
2. Niêm yết giá bán và bán đúng giá LPG chai do bên giao đại lý quy định (đại lý hoặc tổng đại lý hoặc thương nhân kinh doanh LPG đầu mối); chịu sự quản lý, kiểm tra, giám sát của thương nhân đó và cơ quan chức năng có thẩm quyền.
3. Chỉ bán các loại LPG chai đáp ứng đủ điều kiện lưu thông trên thị trường quy định tại Điều 21 Nghị định này; không bán LPG chai của thương nhân khác ngoài hợp đồng; nghiêm cấm bán LPG chai mini nạp lại (đối với chai mini chỉ sử dụng một lần, không được phép nạp lại).
4. Chỉ bán LPG chai cho thương nhân kinh doanh LPG đáp ứng đủ điều kiện quy định mà cửa hàng ký hợp đồng làm đại lý.
Điều 33. Điều kiện trạm nạp LPG vào ôtô
1. Trạm nạp LPG vào ôtô phải được xây dựng theo quy hoạch, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành; có Giấy phép xây dựng kèm theo dự án, thiết kế được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho phép đầu tư xây dựng.
2. Thiết bị đo lường đã được kiểm định, hiệu chỉnh theo quy định.
3. Thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn nạp LPG vào ôtô đã được kiểm định và đăng ký theo quy định.
4. Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy; Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật.
Điều 34. Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp LPG vào ôtô
1. Sở Công Thương thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp LPG vào ôtô cho từng trạm đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Điều 33 Nghị định này; hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp LPG vào ô tô, gồm có:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp LPG vào ô tô của thương nhân chủ sở hữu trạm nạp theo mẫu quy định tại Phụ lục VII kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có đăng ký bán LPG cho ô tô;
c) Bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền: Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu (đối với trạm nạp LPG vào ô tô tại cửa hàng xăng dầu).
d) Bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền:
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy, Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp (đối với trạm nạp LPG vào ô tô xây dựng ngoài cửa hàng xăng dầu) quy định tại khoản 4 Điều 33 Nghị định này;
- Phiếu kết quả kiểm định thiết bị đo lường quy định tại khoản 2 Điều 33 Nghị định này;
- Phiếu kết quả kiểm định thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn nạp LPG vào ô tô do cơ quan có thẩm quyền cấp quy định tại khoản 3 Điều 33 Nghị định này;
3. Trạm nạp LPG vào ô tô được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp LPG vào ô tô phải nộp phí và lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính.
Điều 35. Quyền của trạm nạp LPG vào ô tô
1. Treo biển hiệu, lo go của thương nhân kinh doanh LPG đầu mối hoặc tổng đại lý; biển hiệu phải ghi đầy đủ, rõ ràng theo quy định của pháp luật.
2. Chịu sự kiểm tra, giám sát của thương nhân kinh doanh LPG đầu mối, tổng đại lý và cơ quan chức năng có thẩm quyền.
3. Được liên doanh, liên kết góp vốn xây dựng trạm nạp LPG vào ô tô với cửa hàng bán xăng dầu đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu.
Điều 36. Nghĩa vụ của trạm nạp LPG vào ô tô
1. Chỉ bán LPG bảo đảm chất lượng quy định do thương nhân kinh doanh LPG đầu mối hoặc tổng đại lý cung cấp; không mua LPG trôi nổi không có nguồn gốc xuất xứ lưu thông trên thị trường hoặc LPG nhập lậu để bán cho khách hàng.
2. Chỉ nạp LPG vào ô tô có sử dụng nhiên liệu LPG, không nạp LPG vào chai LPG của bất kỳ khách hàng nào, kể cả đại lý, tổng đại lý và thương nhân kinh doanh LPG khác.
3. Niêm yết giá bán LPG, bán đúng giá niêm yết do thương nhân kinh doanh LPG đầu mối quy định; chịu trách nhiệm về khối lượng, chất lượng và giá LPG bán cho khách hàng.
4. Thiết bị đo lường phải bảo đảm độ chính xác; thường xuyên kiểm tra thiết bị nạp LPG, an toàn trong quá trình kinh doanh.
Điều 37. Điều kiện trạm cấp LPG
1. Trạm cấp LPG phải được xây dựng theo quy hoạch, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành; có Giấy phép xây dựng kèm theo dự án, thiết kế do cấp có thẩm quyền phê duyệt cho phép đầu tư xây dựng.
2. Thiết bị đo lường đã được kiểm định và hiệu chỉnh theo quy định.
3. Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy; Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật; phiếu kết quả kiểm định thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn trạm cấp LPG.
Điều 38. Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện trạm cấp LPG
1. Sở Công Thương thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện trạm cấp LPG cho từng trạm đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Điều 37 Nghị định này; hồ sơ gồm có:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cho trạm cấp LPG của thương nhân chủ sở hữu trạm cấp LPG theo mẫu quy định tại Phụ lục V kèm theo Nghị định này.
b) Bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có đăng ký bán LPG bằng đường ống;
c) Tài liệu chứng minh địa điểm trạm cấp LPG phù hợp quy hoạch, tính hợp pháp về đầu tư xây dựng, dự án thiết kế đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy định tại khoản 1 Điều 37 Nghị định này;
d) Bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền:
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy, Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp quy định tại khoản 3 Điều 37 Nghị định này;
- Phiếu kết quả kiểm định thiết bị đo lường quy định tại khoản 2 Điều 37 Nghị định này;
- Phiếu kết quả kiểm định thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn trạm cấp LPG quy định tại khoản 3 Điều 37 Nghị định này;
2. Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Công Thương xem xét, thẩm định và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cấp LPG theo mẫu quy định tại Phụ lục VI kèm theo Nghị định này, thời hạn hiệu lực: 05 (năm) năm kể từ ngày cấp, khi hết thời hạn hiệu lực thương nhân phải làm thủ tục theo quy định để được chứng nhận thời gian tiếp theo; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do để thương nhân tiếp tục hoàn thiện hồ sơ theo quy định để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cấp LPG.
3. Trạm cấp LPG được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cấp LPG phải nộp phí và lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính.
Điều 39. Quyền của trạm cấp LPG
1. Chỉ bán LPG cho khách hàng có hợp đồng mua LPG; bán đúng giá quy định, bảo đảm chất lượng và đủ khối lượng LPG theo hợp đồng đã ký với khách hàng; chịu trách nhiệm về số lượng, chất lượng và giá LPG bán cho khách hàng;
2. Tạm ngưng bán LPG hoặc thanh lý hợp đồng bán LPG trước thời hạn đối với những khách hàng không tuân thủ quy định về an toàn sử dụng LPG, phòng cháy và chữa cháy, phòng chống nổ hoặc tự ý thay thế, lắp đặt thêm thiết bị phụ trợ dùng LPG.
3. Trường hợp, khách hàng cần thay thế thiết bị dùng LPG phải thông báo cho trạm cấp LPG biết để cử nhân viên kỹ thuật đến lắp đặt.
Điều 40. Nghĩa vụ của trạm cấp LPG
1. Phải thường xuyên kiểm tra an toàn, thiết bị đo lường, phát hiện nguy cơ cháy nổ, độ kín van khóa, van an toàn, thiết bị phụ trợ dùng LPG, các đầu nối tiếp xúc, đường ống dẫn LPG đến từng khách hàng; phát hiện và xử lý kịp thời nguy cơ gây cháy, nổ không bảo đảm an toàn cho người sử dụng LPG.
2. Mỗi trạm cấp LPG phải có biển đề: “Cấm lửa”, “Cấm hút thuốc”, “Nội quy phòng cháy và chữa cháy”, “Nội quy ra vào trạm cấp LPG” treo tại nơi dễ thấy, dễ đọc.
3. Cung cấp cho khách hàng bản hướng dẫn an toàn sử dụng LPG, trong đó có ghi số điện thoại của trạm cấp LPG, nhiệm vụ trực tiếp quản lý trạm cấp LPG để liên hệ khi cần thiết.
4. Khi điều chỉnh tăng hoặc giảm giá bán LPG phải thông báo để khách hàng biết.
5. Chỉ được phép bán LPG cho phương tiện vận chuyển chuyên dụng đáp ứng đủ điều kiện nhận LPG theo quy định, hoặc bán LPG bằng đường ống theo hợp đồng; không được phép nạp vào chai LPG của bất kỳ khách hàng nào, kể cả tổng đại lý, đại lý hoặc thương nhân kinh doanh LPG khác ngoài hợp đồng.
Điều 41. Điều kiện kinh doanh dịch vụ cho thuê kho, cảng xuất nhập LPG
1. Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có đăng ký dịch vụ cho thuê kho, cảng xuất nhập LPG
2. Có cầu cảng thuộc hệ thống cảng biển Việt Nam thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết góp vốn, được xây dựng theo quy hoạch bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật hiện hành; hoặc có hợp đồng thuê cầu cảng tối thiểu một năm để tiếp nhận tàu chở LPG hoặc phương tiện vận chuyển khác.
3. Có kho LPG với tổng sức chứa các bồn tối thiểu từ 1.000 m3 (một nghìn mét khối) trở lên thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết góp vốn, xây dựng theo quy hoạch và quy chuẩn kỹ thuật hiện hành được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 42. Quyền của thương nhân kinh doanh dịch vụ cho thuê kho, cảng xuất nhập, giao nhận LPG
1. Chỉ ký hợp đồng cho thuê kho, cảng xuất, nhập, giao nhận LPG với thương nhân kinh doanh LPG đầu mối hoặc tổng đại lý và đại lý đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Nghị định này.
2. Không ký hợp đồng cho thuê kho chứa LPG nhập lậu, LPG trôi nổi trên thị trường không có nguồn gốc xuất xứ.
3. Việc cho thuê kho, cảng xuất nhập, giao nhận LPG phải tuân thủ các điều kiện quy định tại Nghị định này và quy định hiện hành của pháp luật khác có liên quan.
Điều 43. Nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ cho thuê kho, cảng xuất nhập, giao nhận LPG
1. Thực hiện đúng cam kết hợp đồng với khách hàng; chịu trách nhiệm về khối lượng, chất lượng LPG và bảo đảm an toàn trong thời gian bảo quản LPG tại kho của thương nhân.
2. Tuân thủ các điều kiện quy định phòng cháy và chữa cháy; an ninh, trật tự, an toàn lao động và môi trường trong quá trình thực hiện dịch vụ.
Điều 44. Điều kiện kinh doanh dịch vụ vận chuyển LPG
1. Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có đăng ký kinh doanh dịch vụ vận chuyển LPG.
2. Có phương tiện vận chuyển LPG thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết góp vốn, đáp ứng đủ điều kiện quy định và có đủ hồ sơ và giấy tờ cần thiết theo quy định của pháp luật: Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm, Giấy chứng nhận kiểm định thiết bị đo kiểm và an toàn, Giấy đăng kiểm về tiêu chuẩn chất lượng và bảo vệ môi trường, còn hiệu lực thi hành.
Điều 45. Quyền của thương nhân chủ sở hữu phương tiện vận chuyển LPG
1. Chỉ vận chuyển LPG theo hợp đồng cho thương nhân kinh doanh LPG thuê vận chuyển đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Nghị định này và thực hiện đúng cam kết đã ghi trong hợp đồng.
2. Không vận chuyển, mua, bán LPG nhập lậu, LPG trôi nổi trên thị trường không có nguồn gốc xuất xứ, LPG kém chất lượng, LPG chai không đủ điều kiện lưu thông trên thị trường; không mua, bán các loại chai LPG và LPG chai của thương nhân kinh doanh LPG khác đang lưu thông trên thị trường.
3. Được thuê phương tiện vận chuyển LPG bảo đảm đủ điều kiện quy định hiện hành, được phép tham gia giao thông theo quy định của pháp luật.
Điều 46. Nghĩa vụ của thương nhân chủ sở hữu phương tiện vận chuyển LPG
1. Tuân thủ các điều kiện quy định tại Nghị định này và quy định hiện hành của pháp luật khác có liên quan về an toàn vận chuyển hàng hóa; chịu trách nhiệm về khối lượng, chất lượng LPG trong quá trình giao nhận, vận chuyển.
2. Mua bảo hiểm phương tiện vận chuyển theo quy định và mua bảo hiểm hàng hóa sau khi thoả thuận đã được chủ hàng chấp nhận.
3. Chịu sự kiểm tra, giám sát của thương nhân thuê vận chuyển và cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Điều 47. Trách nhiệm của thương nhân kinh doanh LPG
Thương nhân kinh doanh LPG đầu mối có trách nhiệm sau đây:
1. Không để thiếu nguồn LPG cung ứng cho hệ thống phân phối thuộc mình quản lý, bảo đảm chất lượng theo quy chuẩn hiện hành, góp phần chống gian lận thương mại, ổn định sản xuất và tiêu dùng trong nước.
2. Khi điều chỉnh tăng hoặc giảm giá bán các loại LPG phải thông báo cho Sở Công Thương nơi có hệ thống phân phối của thương nhân đang hoạt động.
3. Đăng ký nhãn hàng hóa, thương hiệu sản phẩm và công bố chất lượng sản phẩm theo quy định của pháp luật tại cơ quan chức năng có thẩm quyền.
4. Quy định thống nhất việc ghi tên giao dịch, biểu tượng (lo go) trong hệ thống phân phối thuộc thương nhân quản lý, biển hiệu phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật.
5. Mua bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm cho tất cả các loại LPG bán cho khách hàng.
6. Phát hiện, thu hồi hoặc tiêu hủy theo quy định chai LPG không đủ điều kiện lưu thông trên thị trường quy định tại Điều 20 Nghị định này và thông báo cho cơ quan chức năng có thẩm quyền để loại ra khỏi danh mục những chai LPG không được phép lưu thông trên thị trường; lắp đặt, hướng dẫn khách hàng về an toàn sử dụng LPG.
7. Chai LPG thuộc sở hữu của thương nhân nào thì thương nhân đó phải chịu trách nhiệm đăng ký lưu hành, kiểm định và tái kiểm định kỹ thuật an toàn; nộp thuế, lệ phí (nếu có) và quản lý chai LPG theo quy định.
8. Kiểm tra, giám sát cơ sở kinh doanh LPG thuộc thương nhân quản lý trong việc tuân thủ các điều kiện quy định tại Nghị định này và quy định khác của pháp luật có liên quan về kinh doanh LPG; chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan chức năng có thẩm quyền.
9. Các thiết bị phụ trợ liên quan đến vận hành và sử dụng LPG được bán tại cửa hàng phải bảo đảm chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật an toàn, có nguồn gốc xuất xứ: bếp LPG, ống dẫn LPG và van chai LPG các loại, van khóa đường ống và thiết bị khác.
10. Phát triển cơ sở vật chất kinh doanh, hệ thống phân phối LPG theo quy định, phù hợp quy mô kinh doanh của thương nhân.
11. Có trách nhiệm hoàn trả tiền ký cược chai LPG cho khách hàng khi không còn sử dụng.
12. Cửa hàng bán LPG và đại lý kinh doanh khi thanh lý hợp đồng với tổng đại lý hoặc thương nhân kinh doanh LPG đầu mối phải trả lại chai LPG (kể cả hồ sơ chai LPG) cho tổng đại lý hoặc thương nhân kinh doanh LPG đầu mối đã cho ký cược.
Điều 48. Quyền của khách hàng sử dụng LPG
1. Không mua LPG chai không có nguồn gốc xuất xứ, không có niêm phong hoặc niêm phong không đúng quy cách; chai LPG chưa đăng ký nhãn hàng hóa, thương hiệu; LPG trong chai không đủ khối lượng; chai LPG chưa qua kiểm định kỹ thuật an toàn (lần đầu) hoặc quá thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn phải yêu cầu đại lý hoặc cửa hàng LPG thay thế.
2. Chỉ sử dụng thiết bị phụ trợ dùng LPG (van an toàn, dây dẫn) đã được đăng ký chất lượng, còn thời hạn sử dụng.
3. Yêu cầu nhà cung cấp hướng dẫn các thông tin cần thiết về an toàn sử dụng LPG chai, LPG mua qua đường ống; bồi thường thiệt hại khi xảy ra sự cố.
Điều 49. Nghĩa vụ của khách hàng sử dụng LPG
1. Tuân thủ quy định về an toàn sử dụng LPG do thương nhân bán LPG hướng dẫn.
2. Khi phát hiện LPG chai không bảo đảm an toàn, có nguy cơ gây cháy nổ (mùi LPG phát tán ra ngoài do van an toàn, dây dẫn không bảo đảm độ kín) phải ngừng sử dụng, báo ngay cho cửa hàng bán LPG đến khắc phục; không tự ý sửa chữa, thay thế thiết bị phụ trợ.
3. Khi phát hiện cửa hàng bán LPG chai kém chất lượng, không đủ khối lượng LPG trong chai, không tuân thủ quy định về an toàn, bán sai giá quy định, nhái nhãn hiệu, không thực hiện chính sách khuyến mại (nếu có) phải thông báo thương nhân kinh doanh LPG đầu mối hoặc tổng đại lý, đại lý hoặc cơ quan chức năng có thẩm quyền để ngăn chặn, xử lý kịp thời.
4. Trường hợp chuyển sang dùng LPG chai của thương nhân khác phải thông báo cho cửa hàng bán LPG trước đó để thu hồi chai LPG.
5. Khi không có nhu cầu sử dụng phải trả lại chai LPG cho chủ sở hữu chai LPG thông qua hệ thống cửa hàng hoặc đại lý hoặc tổng đại lý trong tình trạng chai LPG vẫn sử dụng tốt và được nhận lại tiền ký cược theo thỏa thuận, không được phép bán chai LPG trước khi chuyển sang sử dụng LPG chai của thương nhân khác.
Điều 50. Các hành vi bị cấm trong hoạt động kinh doanh LPG
1. Sử dụng trạm nạp di động LPG; nạp LPG từ xe bồn vào chai LPG hoặc phương tiện, thiết bị khác; nạp LPG vào chai mini không được phép nạp lại; nạp LPG vào chai không thuộc sở hữu (trừ trường hợp có hợp đồng thuê nạp); nạp LPG vào chai không đủ điều kiện lưu thông trên thị trường quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 20 Nghị định này; nạp LPG vào chai LPG tại trạm nạp LPG vào ô tô; nạp LPG vào chai LPG được phép nạp lại nhưng chưa được kiểm định hoặc quá thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn.
2. Bán LPG sai giá niêm yết, không đảm bảo chất lượng quy định, bán thiếu khối lượng LPG cho khách hàng, đầu cơ trục lợi, liên kết tăng giá bán gây bất ổn thị trường và các hành vi gian lận thương mại khác.
3. Chiếm giữ trái phép, mua, bán, trao đổi chai LPG không thuộc sở hữu (trừ trường hợp thuê nạp); nhái vỏ chai, nhái nhãn hàng hóa, thương hiệu chai LPG và LPG chai đang lưu thông trên thị trường đã được đăng ký tại cơ quan chức năng có thẩm quyền.
4. Nhập khẩu chai LPG, thiết bị phụ trợ dùng LPG đã qua sử dụng; sản xuất và nhập khẩu các chai LPG, thiết bị phụ trợ dùng LPG không bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng quy định và quy chuẩn kỹ thuật hiện hành; không có nguồn gốc xuất xứ, không bảo đảm an toàn cho người sử dụng.
5. Mọi hình thức: đầu cơ trục lợi, bán thiếu khối lượng, gian lận chất lượng LPG, chiếm đoạt chai LPG của thương nhân kinh doanh LPG khác; chiết nạp LPG, sửa chữa chai LPG, thiết bị phụ trợ dùng LPG tại cửa hàng bán LPG và cơ sở không được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp LPG; hoán cải chai LPG làm thay đổi hình dạng thiết kế ban đầu để tăng trọng lượng chai LPG.
6. Hoạt động sản xuất và sửa chữa chai LPG nhưng cơ sở sản xuất chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động; không có hợp đồng sản xuất, sửa chữa chai LPG với thương nhân chủ sở hữu chai LPG; sản xuất, sửa chữa chai LPG và thiết bị phụ trợ dùng LPG không tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn Việt Nam.
7. Sử dụng, vận chuyển, tàng trữ, kinh doanh LPG chai không đảm bảo chất lượng và chai LPG không được phép lưu hành.
8. Sử dụng chai LPG mini không được phép nạp lại trong cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, quán ăn, quán bia, nhà hàng, khách sạn.
9. Ghi sai khối lượng chai LPG khi kiểm định nhằm mục đích gian lận khối lượng LPG chai.
10. Cơ sở sản xuất hoặc sở hữu chai LPG sử dụng chai LPG có số seri trùng nhau để lưu thông trên thị trường.
Điều 51. Kinh doanh tạm nhập tái xuất LPG, xuất khẩu LPG
1. Chỉ những thương nhân kinh doanh LPG đầu mối đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Nghị định này được kinh doanh tạm nhập tái xuất và xuất khẩu LPG; việc kinh doanh tạm nhập, tái xuất và xuất khẩu LPG phải thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Xuất khẩu LPG, kinh doanh tạm nhập tái xuất LPG phải được thanh toán bằng ngoại tệ do chuyển đổi qua ngân hàng. Thương nhân kinh doanh LPG đầu mối khi thực hiện xuất khẩu LPG và kinh doanh tạm nhập tái xuất LPG phải thực hiện quy định của Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu hiện hành và quy định của pháp luật khác có liên quan.
1. Thương nhân kinh doanh LPG đầu mối phải bảo đảm duy trì mức dự trữ lưu thông LPG tối thiểu bằng 07 (bảy) ngày cung ứng cho hệ thống phân phối thuộc mình quản lý; hàng năm có trách nhiệm tăng mức dự trữ lưu thông LPG để đến năm 2015 đạt mức tối thiểu 15 (mười lăm) ngày cung ứng.
2. Thương nhân là tổng đại lý phải bảo đảm mức dự trữ lưu thông LPG tối thiểu 03 (ba) ngày cung ứng.
Căn cứ Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành và giá LPG thế giới, Bộ Tài chính quy định thuế suất, thuế nhập khẩu LPG, bảo đảm phù hợp từng thời kỳ và cam kết quốc tế, góp phần ổn định sản xuất và tiêu dùng trong nước.
Áp dụng theo cơ chế giá thị trường có sự kiểm soát của Nhà nước do thương nhân kinh doanh LPG đầu mối quyết định sau khi nộp các loại thuế, phí, lệ phí (nếu có) theo quy định của pháp luật hiện hành; thực hiện các biện pháp bình ổn giá của cấp có thẩm quyền công bố theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 55. Quản lý đo lường, chất lượng LPG
1. Tổ chức và cá nhân kinh doanh LPG chỉ được phép lưu thông tiêu thụ các loại LPG có chất lượng phù hợp với quy chuẩn hiện hành; cấm nhập khẩu, lưu thông tiêu thụ các loại LPG không bảo đảm chất lượng gây tác hại đến môi trường và sức khoẻ con người.
2. Thương nhân kinh doanh LPG phải tuân thủ các quy định hiện hành về quản lý đo lường, chất lượng LPG trong quá trình nhập khẩu, sản xuất, chế biến, tồn trữ, giao nhận, vận chuyển và lưu thông LPG trên thị trường; chịu trách nhiệm về khối lượng, chất lượng LPG thuộc hệ thống phân phối thương nhân quản lý.
4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức kiểm tra về đo lường, chất lượng LPG lưu thông tại địa bàn thuộc địa phương quản lý; xử lý theo quy định của pháp luật đối với thương nhân, tổ chức và cá nhân kinh doanh LPG không tuân thủ quy định về đo lường, chất lượng LPG và các hành vi gian lận khác gây bất ổn thị trường.
Điều 56. Trách nhiệm của các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Ngoài trách nhiệm cụ thể được quy định tại các điều, khoản nêu trên, các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình, có trách nhiệm:
1. Bộ Công Thương:
c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật an toàn về trạm nạp LPG vào chai, trạm cấp LPG; tiêu chí, điều kiện đối với trạm kiểm định chai LPG và thực hiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện đối với các trạm kiểm định chai LPG; cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đối với các cơ sở sản xuất, sửa chữa chai LPG;
2. Bộ Khoa học và Công nghệ
b) Chủ trì, phối hợp các bộ, ngành liên quan xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng LPG; quy định số năm tối đa được sử dụng đối với từng loại chai LPG kể từ ngày sản xuất theo lý lịch chai LPG;
c) Tổ chức đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về đo lường, chất lượng LPG cho cán bộ, nhân viên làm việc tại các cơ sở kinh doanh LPG trong phạm vi cả nước.
3. Bộ Tài chính:
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương kiểm tra, giám sát thương nhân kinh doanh LPG đầu mối về giá bán các loại LPG và áp dụng các biện pháp bình ổn giá LPG theo quy định của pháp luật hiện hành;
b) Quy định thống nhất mức tiền ký cược, thời hạn khấu hao phù hợp với từng loại chai LPG.
4. Bộ Giao thông vận tải:
a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan bổ sung, hoàn thiện tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về cảng xuất nhập, phương tiện vận chuyển các loại LPG;
b) Kiểm tra, giám sát thương nhân kinh doanh dịch vụ vận chuyển LPG về việc tuân thủ các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 44, khoản 3 Điều 45 Nghị định này.
5. Bộ Xây dựng:
Chủ trì, phối hợp các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn, kiểm tra các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc xây dựng các công trình phục vụ kinh doanh LPG theo quy định của Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn hiện hành.
a) Có trách nhiệm thống nhất quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh LPG trong phạm vi cả nước. Chỉ đạo hướng dẫn lực lượng Công an các cấp kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định về an ninh, trật tự của các cơ sở sản xuất, kinh doanh LPG theo quy định hiện hành.
b) Tổ chức đào tạo, huấn luyện cán bộ, nhân viên cơ sở sản xuất, kinh doanh LPG về công tác phòng cháy, chữa cháy, an ninh, trật tự theo quy định của pháp luật và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy, Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
7. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:
a) Thẩm định để Bộ Công Thương ban hành quy trình kiểm định chai LPG; tiêu chí và điều kiện đối với trạm kiểm định chai LPG;
b) Chỉ đạo và thực hiện việc thanh tra, kiểm tra về an toàn lao động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật hiện hành.
8. Bộ Tài nguyên và Môi trường:
a) Chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát cơ sở sản xuất, kinh doanh LPG tuân thủ các quy định của pháp luật về môi trường;
9. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Chỉ đạo, tổ chức kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh của thương nhân hoạt động tại địa bàn thuộc địa phương về đo lường, chất lượng LPG lưu thông trên thị trường; phòng cháy và chữa cháy; an ninh, trật tự; an toàn môi trường theo quy định của pháp luật; chống gian lận thương mại, bảo đảm ổn định thị trường;
b) Xử lý nghiêm hành vi vi phạm các điều kiện quy định tại Nghị định này và quy định khác của pháp luật có liên quan về kinh doanh LPG; đặc biệt là các hành vi vi phạm:
- Trạm nạp LPG không tuân thủ các điều kiện quy định tại Điều 16 Nghị định này; chiếm giữ chai LPG không thuộc sở hữu (trừ trường hợp thuê nạp theo hợp đồng).
- Chai LPG và LPG chai không đáp ứng đủ điều kiện lưu thông trên thị trường quy định tại Điều 20 và Điều 21 Nghị định này nhưng vẫn sử dụng lưu thông trên thị trường; chai LPG chưa đăng ký, kiểm định kỹ thuật an toàn theo quy định đã lưu thông trên thị trường;
- Hoán cải làm thay đổi hình dạng, kết cấu, trọng lượng ban đầu chai LPG (thay chân đế, cắt quai xách, mài lo go, thay đổi nhãn hiệu, seri chai LPG, hàn gắn thêm kim loại, tráo đổi van đầu chai); không đăng ký thương hiệu, nhãn hàng hóa theo quy định tại cơ quan chức năng có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 47 Nghị định này;
- Không niêm yết giá bán, bán sai giá niêm yết, nạp LPG vào chai mini không được phép nạp lại; không tuân thủ các quy định về an toàn trong quá trình kinh doanh LPG và kinh doanh dịch vụ LPG;
- Bán LPG kém chất lượng, bán thiếu khối lượng LPG, nhái nhãn hàng hóa, thương hiệu, đầu cơ trục lợi, liên kết tăng giá bán LPG gây bất ổn thị trường.
THANH TRA, KIỂM TRA, XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 57. Thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh LPG
1. Thương nhân kinh doanh LPG phải chịu sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan chức năng có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về kinh doanh LPG.
2. Việc thanh tra, kiểm tra cơ sở kinh doanh LPG của thương nhân phải thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra.
3. Cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thanh tra, kiểm tra các cơ sở kinh doanh LPG trong việc tuân thủ các điều kiện quy định tại Nghị định này và quy định khác của pháp luật có liên quan về kinh doanh LPG; ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm bảo đảm an toàn, ổn định thị trường giá cả.
Điều 58. Hành vi vi phạm của thương nhân kinh doanh LPG
1. Hành vi vi phạm của thương nhân kinh doanh LPG đầu mối:
a) Xuất khẩu, nhập khẩu LPG không đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Điều 7; sản xuất, chế biến LPG không đáp ứng quy định tại Điều 10; phân phối LPG cấp 1 không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 13 Nghị định này;
b) Nhập khẩu LPG không bảo đảm chất lượng theo quy định hiện hành. Nhập khẩu chai LPG và thiết bị phụ trợ dùng LPG đã qua sử dụng; nhập khẩu chai LPG, thiết bị phụ trợ dùng LPG mới không đảm bảo chất lượng theo quy định, không có nguồn gốc xuất xứ, không bảo đảm an toàn cho người sử dụng quy định tại khoản 4 Điều 50 Nghị định này;
c) Hoạt động kinh doanh LPG không tuân thủ các điều kiện quy định tại Nghị định này;
d) Làm thay đổi khối lượng và chất lượng LPG nhằm trục lợi; bán LPG không bảo đảm chất lượng quy định, bán thiếu khối lượng LPG cho khách hàng;
đ) Mua hoặc bán LPG với thương nhân kinh doanh LPG có trạm nạp LPG vào chai, trạm cấp LPG, trạm nạp LPG vào ô tô không đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Nghị định này; cho thuê kho, cảng xuất nhập, phương tiện vận chuyển với thương nhân kinh doanh LPG không đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Nghị định này.
e) Vi phạm các quy định tại Điều 50 Nghị định này;
g) Bán LPG chai cho khách hàng niêm phong không đúng quy cách, không có nhãn phụ theo quy định đối với các thiết bị phụ trợ nhập khẩu;
i) Không thực hiện việc kiểm định kỹ thuật an toàn chai LPG, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn theo quy định;
k) Nạp LPG vào chai không đủ điều kiện lưu thông trên thị trường quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 20 Nghị định này;
l) Không mua bảo hiểm theo quy định của pháp luật cho cán bộ, nhân viên làm việc tại cơ sở kinh doanh LPG;
m) Không mua bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm LPG cho khách hàng sử dụng LPG của thương nhân;
n) Không hoàn trả tiền ký cược khi khách hàng không còn nhu cầu sử dụng chai LPG.
2. Hành vi vi phạm của thương nhân là tổng đại lý, đại lý:
a) Tổng đại lý không đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Điều 23; vi phạm các quy định tại Điều 24 và Điều 25; khoản 2 Điều 52 Nghị định này;
b) Đại lý không đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 26; vi phạm quy định tại Điều 27 và Điều 28 Nghị định này.
c) Vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 5 và khoản 7 Điều 50 Nghị định này.
3. Hành vi vi phạm của cửa hàng bán LPG chai:
b) San chiết, nạp LPG, sửa chữa chai LPG không đúng nơi quy định;
c) Vi phạm các quy định tại khoản 2 Điều 50 Nghị định này.
d) Bán LPG chai không phù hợp với hợp đồng đã ký với tổng đại lý hoặc đại lý hoặc thương nhân kinh doanh LPG đầu mối;
đ) Mua, bán LPG chai trôi nổi trên thị trường không có nguồn gốc xuất xứ;
e) Chiếm giữ, mua, bán chai LPG trái phép của thương nhân kinh doanh LPG khác đã được đăng ký theo quy định tại cơ quan chức năng có thẩm quyền, đang lưu thông trên thị trường;
4. Hành vi vi phạm của trạm nạp LPG vào ô tô:
a) Nạp LPG trực tiếp từ cột bơm vào chai LPG và thiết bị, dụng cụ khác;
b) Không niêm yết giá bán LPG, bán sai giá LPG do thương nhân kinh doanh LPG đầu mối quy định;
c) Khối lượng LPG bán cho khách hàng không phù hợp với số tiền đã thu của khách; chất lượng LPG không bảo đảm tiêu chuẩn quy định; mua LPG trôi nổi trên thị trường không có nguồn gốc xuất xứ; mua LPG nhập lậu để bán cho khách hàng;
d) Không có đủ dụng cụ, thiết bị, phương tiện phòng cháy và chữa cháy theo quy định;
đ) Thiết bị đo lường chưa được kiểm định, hiệu chỉnh theo quy định; gắn thiết bị làm thay đổi độ chính xác của thiết bị đo lường.
5. Hành vi vi phạm của thương nhân chủ sở hữu trạm cấp LPG:
a) Không kiểm định kỹ thuật an toàn thiết bị cấp LPG;
b) Không niêm yết giá bán LPG, bán sai giá niêm yết;
c) Bán thiếu khối lượng; chất lượng LPG bán cho khách hàng không bảo đảm tiêu chuẩn quy định;
d) Không có đủ dụng cụ, thiết bị, phương tiện phòng cháy và chữa cháy theo quy định;
đ) Không mua bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm cho khách hàng sử dụng LPG của trạm cấp LPG.
6. Hành vi vi phạm của thương nhân kinh doanh dịch vụ và cho thuê dịch vụ LPG:
a) Kinh doanh dịch vụ: cho thuê kho, cảng xuất nhập khẩu LPG không tuân thủ các điều kiện quy định tại Điều 41, Điều 42 và Điều 43 Nghị định này;
b) Kinh doanh dịch vụ vận chuyển: không tuân thủ các quy định về vận chuyển hàng hóa dễ cháy nổ, kinh doanh có điều kiện; không mua bảo hiểm phương tiện vận chuyển theo quy định của pháp luật;
c) Làm thay đổi chất lượng LPG hoặc có hành vi gian đối về khối lượng, chất lượng LPG trong quá trình kinh doanh dịch vụ;
d) Vận chuyển, mua bán LPG nhập lậu, LPG trôi nổi trên thị trường không có nguồn gốc xuất xứ, LPG kém chất lượng, LPG chai không đủ điều kiện lưu thông trên thị trường quy định tại Điều 21 Nghị định này; mua, bán chai LPG đang lưu thông trên thị trường; nạp LPG trực tiếp từ xe bồn vào chai LPG và thiết bị khác.
đ) Không thực hiện đúng cam kết đã ghi trong hợp đồng.
1. Thương nhân kinh doanh LPG vi phạm các quy định tại Nghị định này, tùy theo mức độ vi phạm bị xử lý hành chính, hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
2. Thương nhân kinh doanh LPG có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 3, khoản 4, khoản 7, khoản 8 và khoản 9 Điều 50; điểm b, điểm đ và điểm e, khoản 3 Điều 58, ngoài việc bị xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều này còn bị tịch thu chai LPG trả lại cho chủ sở hữu, trường hợp trong chai có LPG thì chủ sở hữu chai LPG được mua lại và số tiền thu được nộp vào công quỹ.
4. Cán bộ, nhân viên cơ sở kinh doanh LPG và cán bộ, công chức nhà nước trong khi thi hành nhiệm vụ vi phạm các quy định tại Nghị định này tùy theo mức độ vi phạm bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 01 năm 2010.
2. Các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trước đây ban hành các quy định về kinh doanh LPG trái với quy định tại Nghị định này đều bãi bỏ.
1. Các cơ sở kinh doanh LPG của thương nhân đang hoạt động không đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Nghị định này được phép tiếp tục hoạt động đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2010; sau thời điểm này phải tuân thủ các điều kiện quy định tại Nghị định này.
2. Các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm chỉ đạo kiểm tra, giám sát, đôn đốc thương nhân có cơ sở kinh doanh LPG quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện đúng quy định.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nơi nhận: | TM. CHÍNH PHỦ |
(Ban hành kèm theo Nghị định số 107/2009/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ)
TÊN DOANH NGHIỆP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: / | Hà Nội, ngày tháng năm 200... |
CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN CỬA HÀNG BÁN
KHÍ DẦU MỎ HÓA LỎNG
Kính gửi: Sở Công Thương tỉnh/thành phố …………..
Tên doanh nghiệp: ........................................................................................................ (1) …
Tên giao dịch đối ngoại của doanh nghiệp: ..............................................................................
Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp: ...................................................................................
Điện thoại: ………………………. Fax: ....................................................................................
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số ….. do …. cấp ngày … tháng … năm .........................
Mã số thuế: .........................................................................................................................
Ngành nghề kinh doanh: ........................................................................................................
Đề nghị Sở Công Thương xem xét cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng cho ………. (1) ………… theo quy định tại Nghị định số …/2009/NĐ-CP ngày … tháng … năm 2009 của Chính phủ về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng, cụ thể:
Tên cửa hàng bán khí dầu mỏ hóa lỏng: .................................................................................
Địa chỉ cửa hàng: .................................................................................................................
Điện thoại: ………………………. Fax: ....................................................................................
Kinh doanh nhãn hàng hóa, thương hiệu: ................................................................................
Doanh nghiệp xin cam đoan thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số …/2009/NĐ-CP ngày … tháng … năm 2009 của Chính phủ về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng, các văn bản pháp luật khác có liên quan và xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
| Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp |
Hồ sơ kèm theo, gồm:
1. Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
2. Bản kê cơ sở vật chất kỹ thuật, kèm theo các tài liệu chứng minh.
(Ban hành kèm theo Nghị định số 107/2009/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ)
UBND tỉnh/thành phố … | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /GCNĐĐK-SCT | Hà Nội, ngày tháng năm 200 |
ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH KHÍ DẦU MỎ HÓA LỎNG
GIÁM ĐỐC SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH/THÀNH PHỐ …
Căn cứ ……..(1) quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Công Thương;
Căn cứ Nghị định số …/2009/NĐ-CP ngày … tháng … năm 2009 của Chính phủ về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng;
Xét hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cửa hàng kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng của ……………. (4) thuộc ……………………. (2);
Theo đề nghị của …………………………….(3),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Cho phép ............................................................................................................. (4):
Địa chỉ cửa hàng: .................................................................................................................
Điện thoại: ………………………………… Fax: ........................................................................
Kinh doanh nhãn hàng hóa, thương hiệu: ...............................................................................
Thuộc doanh nghiệp: .......................................................................................................... (2)
Tên giao dịch đối ngoại của doanh nghiệp: ..............................................................................
Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp: ...................................................................................
Điện thoại: ………………………………… Fax: ........................................................................
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: ………… do … cấp ngày … tháng … năm …
Được phép kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng tại địa chỉ của cửa hàng.
Điều 2. ………. (2), ………. (4) phải thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số ……./2009/NĐ-CP ngày … tháng … năm 2009 của Chính phủ về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 3. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng này có giá trị đến hết ngày … tháng … năm …..
Nơi nhận: | GIÁM ĐỐC |
Chú thích:
(1): Số văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Công Thương
(2): Tên doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng;
(3): Tên đơn vị trình hồ sơ.
(4): Tên cửa hàng được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng
(5): Tên các tổ chức, đơn vị có liên quan.
(Ban hành kèm theo Nghị định số 107/2009/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ)
TÊN DOANH NGHIỆP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: / | Hà Nội, ngày tháng năm 200 |
CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN NẠP
KHÍ DẦU MỎ HÓA LỎNG VÀO CHAI
Kính gửi: Sở Công Thương tỉnh/thành phố …………..
Tên doanh nghiệp: ........................................................................................................ (1) …
Tên giao dịch đối ngoại của doanh nghiệp: ..............................................................................
Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp: ...................................................................................
Điện thoại: ………………………. Fax: ....................................................................................
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số ….. do …. cấp ngày … tháng … năm .........................
Mã số thuế: .........................................................................................................................
Ngành nghề kinh doanh: ........................................................................................................
Đề nghị Sở Công Thương xem xét cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp khí dầu mỏ hóa lỏng vào chai cho ………. (1) ………… theo quy định tại Nghị định số …/2009/NĐ-CP ngày … tháng … năm 2009 của Chính phủ về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng, cụ thể:
Tên trạm nạp khí dầu mỏ hóa lỏng vào chai: ............................................................................
Địa chỉ trạm nạp: ..................................................................................................................
Điện thoại: ………………………. Fax: ....................................................................................
Nhãn hàng hóa, thương hiệu: .................................................................................................
Doanh nghiệp xin cam đoan thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số …/2009/NĐ-CP ngày … tháng … năm 2009 của Chính phủ về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng, các văn bản pháp luật khác có liên quan và xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
| Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp |
Hồ sơ kèm theo, gồm:
1. Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
2. Bản kê cơ sở vật chất kỹ thuật, kèm theo các tài liệu chứng minh.
(Ban hành kèm theo Nghị định số 107/2009/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ)
UBND tỉnh/thành phố … | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /GCNĐĐK-SCT | Hà Nội, ngày tháng năm 200 |
CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN
NẠP KHÍ DẦU MỎ HÓA LỎNG VÀO CHAI
GIÁM ĐỐC SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH/THÀNH PHỐ …
Căn cứ ……..(1) quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Công Thương;
Căn cứ Nghị định số …/2009/NĐ-CP ngày … tháng … năm 2009 của Chính phủ về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng;
Xét hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp khí dầu mỏ hóa lỏng vào chai của …………………….. (4) thuộc ……………………. (2);
Theo đề nghị của …………………………….(3),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Cho phép ............................................................................................................. (4):
Địa chỉ trạm nạp: ..................................................................................................................
Điện thoại: ………………………………… Fax: ........................................................................
Nhãn hàng hóa, thương hiệu: ................................................................................................
Thuộc doanh nghiệp: .......................................................................................................... (2)
Tên giao dịch đối ngoại của doanh nghiệp: ..............................................................................
Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp: ...................................................................................
Điện thoại: ………………………………… Fax: ........................................................................
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: ……………. do … cấp ngày … tháng … năm …
Được phép nạp khí dầu mỏ hóa lỏng tại địa chỉ của trạm nạp.
Điều 2. ………. (2), ………. (4) phải thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số ……./2009/NĐ-CP ngày … tháng … năm 2009 của Chính phủ về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 3. Giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp khí dầu mỏ hóa lỏng vào chai này có giá trị đến hết ngày … tháng … năm …..
Nơi nhận: | GIÁM ĐỐC |
Chú thích:
(1): Số văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Công Thương;
(2): Tên doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp khí dầu mỏ hóa lỏng vào chai;
(3): Tên đơn vị trình hồ sơ.
(4): Tên cửa hàng được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp khí dầu mỏ hóa lỏng vào chai;
(5): Tên các tổ chức, đơn vị có liên quan.
(Ban hành kèm theo Nghị định số 107/2009/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ)
TÊN DOANH NGHIỆP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: / | Hà Nội, ngày tháng năm 200 |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN
CẤP KHÍ DẦU MỎ HÓA LỎNG
Kính gửi: Sở Công Thương tỉnh/thành phố …………..
Tên doanh nghiệp: ........................................................................................................ (1) …
Tên giao dịch đối ngoại của doanh nghiệp: ..............................................................................
Địa chỉ trụ sở chỉnh của doanh nghiệp: ...................................................................................
Điện thoại: ………………………. Fax: ....................................................................................
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số ….. do …. cấp ngày … tháng … năm .........................
Mã số thuế: .........................................................................................................................
Ngành nghề kinh doanh: ........................................................................................................
Đề nghị Sở Công Thương xem xét cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cấp khí dầu mỏ hóa lỏng cho ………. (1) ………… theo quy định tại Nghị định số …/2009/NĐ-CP ngày … tháng … năm 2009 của Chính phủ về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng, cụ thể:
Tên trạm cấp khí dầu mỏ hóa lỏng: ........................................................................................
Địa chỉ trạm cấp: ..................................................................................................................
Điện thoại: ………………………. Fax: ....................................................................................
Nhãn hàng hóa, thương hiệu: .................................................................................................
Doanh nghiệp xin cam đoan thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số …/2009/NĐ-CP ngày … tháng … năm 2009 của Chính phủ về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng, các văn bản pháp luật khác có liên quan và xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
| Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp |
Hồ sơ kèm theo, gồm:
1. Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
2. Bản kê cơ sở vật chất kỹ thuật, kèm theo các tài liệu chứng minh.
(Ban hành kèm theo Nghị định số 107/2009/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ)
UBND tỉnh/thành phố … | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /GCNĐĐK-SCT | Hà Nội, ngày tháng năm 200 |
CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN
CẤP KHÍ DẦU MỎ HÓA LỎNG
GIÁM ĐỐC SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH/THÀNH PHỐ …
Căn cứ ……..(1) quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Công Thương;
Căn cứ Nghị định số …/2009/NĐ-CP ngày … tháng … năm 2009 của Chính phủ về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng;
Xét hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cấp khí dầu mỏ hóa lỏng của ………………………. (4) thuộc ……………………. (2);
Theo đề nghị của …………………………….(3),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Cho phép ............................................................................................................. (4):
Địa chỉ trạm cấp: ..................................................................................................................
Điện thoại: ………………………………… Fax: ........................................................................
Nhãn hàng hóa, thương hiệu: ................................................................................................
Thuộc doanh nghiệp: .......................................................................................................... (2)
Tên giao dịch đối ngoại của doanh nghiệp: ..............................................................................
Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp: ...................................................................................
Điện thoại: ………………………………… Fax: ........................................................................
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: ……………. do … cấp ngày … tháng … năm …
Được phép cấp khí dầu mỏ hóa lỏng tại địa chỉ của trạm cấp.
Điều 2. ………. (2), ………. (4) phải thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số ……./2009/NĐ-CP ngày … tháng … năm 2009 của Chính phủ về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 3. Giấy chứng nhận đủ điều kiện cấp khí dầu mỏ hóa lỏng này có giá trị đến hết ngày … tháng … năm …..
Nơi nhận: | GIÁM ĐỐC |
Chú thích:
(1): Số văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Công Thương;
(2): Tên doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cấp khí dầu mỏ hóa lỏng;
(3): Tên đơn vị trình hồ sơ.
(4): Tên cửa hàng được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cấp khí dầu mỏ hóa lỏng;
(5): Tên các tổ chức, đơn vị có liên quan.
(Ban hành kèm theo Nghị định số 107/2009/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ)
TÊN DOANH NGHIỆP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: / | Hà Nội, ngày tháng năm 200 |
CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN NẠP
KHÍ DẦU MỎ HÓA LỎNG VÀO Ô TÔ
Kính gửi: Sở Công Thương tỉnh/thành phố …………..
Tên doanh nghiệp: ........................................................................................................ (1) …
Tên giao dịch đối ngoại của doanh nghiệp: ..............................................................................
Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp: ...................................................................................
Điện thoại: ………………………. Fax: ....................................................................................
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số ….. do …. cấp ngày … tháng … năm .........................
Mã số thuế: .........................................................................................................................
Ngành nghề kinh doanh: ........................................................................................................
Đề nghị Sở Công Thương xem xét cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp khí dầu mỏ hóa lỏng vào ô tô cho ………. (1) ………… theo quy định tại Nghị định số …/2009/NĐ-CP ngày … tháng … năm 2009 của Chính phủ về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng, cụ thể:
Tên trạm nạp khí dầu mỏ hóa lỏng vào ô tô: ............................................................................
Địa chỉ trạm nạp: ..................................................................................................................
Điện thoại: ………………………. Fax: ....................................................................................
Nhãn hàng hóa, thương hiệu: .................................................................................................
Doanh nghiệp xin cam đoan thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số …/2009/NĐ-CP ngày … tháng … năm 2009 của Chính phủ về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng, các văn bản pháp luật khác có liên quan và xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
| Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp |
Hồ sơ kèm theo, gồm:
1. Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
2. Bản kê cơ sở vật chất kỹ thuật, kèm theo các tài liệu chứng minh.
(Ban hành kèm theo Nghị định số 107/2009/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ)
UBND tỉnh/thành phố … | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /GCNĐĐK-SCT | Hà Nội, ngày tháng năm 200 |
CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN NẠP
KHÍ DẦU MỎ HÓA LỎNG VÀO Ô TÔ
GIÁM ĐỐC SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH/THÀNH PHỐ …
Căn cứ ……..(1) quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Công Thương;
Căn cứ Nghị định số …/2009/NĐ-CP ngày … tháng … năm 2009 của Chính phủ về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng;
Xét hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp khí dầu mỏ hóa lỏng vào ô tô của ............................. (4) thuộc ……………………. (2);
Theo đề nghị của …………………………….(3),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Cho phép ............................................................................................................. (4):
Địa chỉ trạm nạp: ..................................................................................................................
Điện thoại: ………………………………… Fax: ........................................................................
Nhãn hàng hóa, thương hiệu: ................................................................................................
Thuộc doanh nghiệp: .......................................................................................................... (2)
Tên giao dịch đối ngoại của doanh nghiệp: ..............................................................................
Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp: ...................................................................................
Điện thoại: ………………………………… Fax: ........................................................................
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: ……………. do … cấp ngày … tháng … năm …
Được phép nạp khí dầu mỏ hóa lỏng vào ô tô tại địa chỉ của trạm nạp.
Điều 2. ………. (2), ………. (4) phải thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số ……./2009/NĐ-CP ngày … tháng … năm 2009 của Chính phủ về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 3. Giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp khí dầu mỏ hóa lỏng vào ô tô này có giá trị đến hết ngày … tháng … năm …..
Nơi nhận: | GIÁM ĐỐC |
Chú thích:
(1): Số văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Công Thương;
(2): Tên doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp khí dầu mỏ hóa lỏng vào ô tô;
(3): Tên đơn vị trình hồ sơ.
(4): Tên cửa hàng được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp khí dầu mỏ hóa lỏng vào ô tô;
(5): Tên các tổ chức, đơn vị có liên quan.
(Mặt sau các Giấy chứng nhận đủ điều kiện)
NHỮNG ĐIỀU QUY ĐỊNH
Thương nhân phải tuân thủ các quy định sau đây:
1. Niêm yết công khai tại địa chỉ:
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện đã được cấp;
- Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện, thiết bị đo lường;
- Nội quy phòng cháy chữa cháy do cơ quan PCCC cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Thường xuyên bảo đảm các điều kiện quy định tại Nghị định số …/2009/NĐ-CP ngày … tháng … năm 2009 của Chính phủ về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng.
3. Bảo quản, sử dụng phương tiện đo lường theo đúng quy trình kỹ thuật quy định.
4. Nghiêm cấm sử dụng phương tiện đo lường chưa qua kiểm định hoặc hết thời hạn sử dụng. Khi phát hiện phương tiện đo lường bị hư hỏng phải ngừng ngay việc sử dụng và báo cơ quan quản lý về tiêu chuẩn đo lường chất lượng sửa chữa và kiểm định lại.
5. Nếu có sự thay đổi tình trạng pháp lý về tổ chức, nội dung ghi trong Giấy chứng nhận này phải khai báo với cơ quan cấp Giấy chứng nhận để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
6. Khi Giấy chứng nhận hết thời hạn hiệu lực, phải đến cơ quan cấp Giấy chứng nhận đề nghị cấp đổi lại.
7. Không được bán, cho thuê, mượn, cầm cố hoặc sửa chữa, tẩy xóa các nội dung ghi trong Giấy chứng nhận này.
8. Trường hợp bị mất Giấy chứng nhận phải trình báo ngay cho cơ quan Công an phường, xã theo địa chỉ ghi trong Giấy chứng nhận, cơ quan cấp Giấy chứng nhận và tiến hành cấp đổi theo quy định.
9. Khi ngừng hoạt động, chấm dứt kinh doanh phải trả lại ngay Giấy chứng nhận cho cơ quan cấp Giấy chứng nhận.
CÁC QUY ĐỊNH VỀ KHOẢNG CÁCH AN TOÀN
(Ban hành kèm theo Nghị định số 107/2009/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ)
1. Khoảng cách an toàn tối thiểu từ bồn chứa đến công trình, tòa nhà, văn phòng và khoảng cách giữa các bồn chứa:
Dung tích của một bồn chứa (m3) | Khoảng cách an toàn tối thiểu (mét) | Khoảng cách giữa các bồn chứa | |
Bồn đặt chìm hoặc đắp đất | Bồn đặt nổi | ||
| 3 | 1,5 | 0 |
Từ 0,5 đến dưới 1 | 3 | 3 | 0 |
Từ 1 đến dưới 1,9 | 3 | 3 | 1 |
Từ 1,9 đến dưới 7,6 | 3 | 7,6 | 1 |
Từ 7,6 đến dưới 114 | 15 | 15 | 1,5 |
Từ 114 đến dưới 265 | 15 | 23 | 1/4 tổng đường kính hai bồn lân cận |
Từ 265 đến dưới 341 | 15 | 30 | |
Từ 341 đến dưới 454 | 15 | 38 | |
Từ 454 đến dưới 757 | 15 | 61 | |
Từ 757 đến dưới 3785 | 15 | 91 | |
Từ 3785 trở lên | 15 | 122 |
2. Khoảng cách an toàn từ nhà đóng nạp chai khí dầu mỏ hóa lỏng đến công trình lân cận và đến bồn chứa:
Công trình lân cận | Khoảng cách an toàn (mét) |
Khu vực ngoài tầm kiểm soát, nguồn phát tia lửa cố định, điểm xuất nhập LPG bằng đường bộ, đường sắt | 15 |
Bồn nổi dung tích dưới 9 m3 | 7,5 |
Bồn nổi dung tích từ 9 m3 đến dưới 140 m3 | 10 |
Bồn nổi dung tích từ 140 m3 trở lên | 15 |
Hệ thống van, phụ kiện nổi bên ngoài của bồn đặt chìm hoặc đắp đất có sức chứa: |
|
Dưới 2,5 m3 | 5 |
Từ 2,5 m3 đến dưới 140 m3 | 7,5 |
Từ 140 m3 đến dưới 350 m3 | 11 |
Từ 350 m3 trở lên | 15 |
3. Khoảng cách an toàn giữa điểm xuất nhập khí dầu mỏ hóa lỏng bằng xe bồn vận chuyển hoặc toa bồn đường sắt tới các công trình lân cận:
Công trình lân cận | Khoảng cách an toàn (mét) |
Nhà hoặc công trình xây dựng có tường ngăn cháy | 3,1 |
Nhà hoặc công trình xây dựng không có tường ngăn cháy | 7,6 |
Các kết cấu hở của tường nhà, hào rãnh ở vị trí ngang hoặc thấp hơn cao độ điểm xuất, nhập | 7,6 |
Ranh giới công trình lân cận được quy hoạch | 7,6 |
Nơi công cộng tập trung đông người, sân chơi, sân thể thao ngoài trời | 15 |
Đường phố | 7,6 |
Trục tim đường sắt | 7,6 |
Bồn chứa LPG nổi có sức chứa 16 m3 đến dưới 25 m3 | 3 |
Bồn chứa LPG nổi có sức chứa 25 m3 đến dưới 125 m3 | 6 |
Bồn chứa LPG nổi có sức chứa từ 125 m3 trở lên | 9 |
4. Khoảng cách an toàn khác chưa quy định cụ thể tại Nghị định và các trường hợp áp dụng giải pháp kỹ thuật khắc phục việc chưa bảo đảm về khoảng cách an toàn phải tuân thủ đúng các yêu cầu tại Quy chuẩn kỹ thuật an toàn hiện hành.
File gốc của Nghị định 107/2009/NĐ-CP về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng đang được cập nhật.
Nghị định 107/2009/NĐ-CP về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Chính phủ |
Số hiệu | 107/2009/NĐ-CP |
Loại văn bản | Nghị định |
Người ký | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành | 2009-11-26 |
Ngày hiệu lực | 2010-01-15 |
Lĩnh vực | Thương mại |
Tình trạng | Hết hiệu lực |