ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 595/KH-UBND | Bắc Ninh, ngày 14 tháng 9 năm 2021 |
Căn cứ Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;
Căn cứ Quyết định số 738/QĐ-BNN-KHCN ngày 14/3/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tiêu chí xác định chương trình, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, danh mục công nghệ cao ứng dụng trong nông nghiệp;
Căn cứ Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020- 2025 của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh;
Căn cứ Nghị quyết số 06/2020/NQ-HĐND ngày 17/7/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Ninh về việc ban hành Quy định một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh;
Căn cứ Kết luận số 208-KL/TU ngày 26/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tiếp thu ý kiến và nhất trí thông qua Kế hoạch đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao, sản xuất hàng hóa, giai đoạn 2021- 2025 của Ban cán sự Đảng UBND tỉnh Bắc Ninh
phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao, sản xuất hàng hóa, giai đoạn 2021- 2025.
đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao, sản xuất hàng hóa giai đoạn 2021-2025 như sau:
1. Mục tiêu chung
Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC), nông nghiệp thông minh (nông nghiệp số) để tạo đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh phát triển ổn định, bền vững, nâng cao giá trị gia tăng và chất lượng sản phẩm, thích ứng với biến đổi khí hậu, thân thiện với môi trường sinh thái; góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu (NTM), cải thiện đời sống vật chất, nâng cao thu nhập cho người nông dân. Xây dựng, phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC, vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh theo chuỗi giá trị, nhất là đối với các sản phẩm chủ lực cấp tỉnh. Đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại, thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025
- Nâng tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC đạt khoảng 40% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp, trong đó: tỷ trọng ứng dụng CNC trong sản xuất trồng trọt khoảng 35%, sản xuất chăn nuôi khoảng 48%, sản xuất thủy sản khoảng 50%;
- Tăng giá trị sản phẩm trên 1ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản đạt tối thiểu 145 triệu đồng/năm;
- Quy hoạch và xây dựng 6 vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản; vùng sản xuất lúa chất lượng cao; vùng sản xuất rau, màu an toàn; vùng chăn nuôi (gia súc, gia cầm) tập trung; vùng nuôi cá lồng trên sông; vùng nuôi cá thâm canh, siêu thâm canh trong ao đất.
- Đào tạo TOT, cấp chứng chỉ về nông nghiệp ứng dụng CNC cho 50 người là cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn nông nghiệp cấp tỉnh; 100-150 người là cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn nông nghiệp cấp huyện, thành phố, thị xã; 150-200 người là các doanh nghiệp, HTX, tổ chức, cá nhân, cơ sở tham gia hoạt động, sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp. Tập huấn tuyên truyền cho về lợi ích, hiệu quả mà nông nghiệp ứng dụng CNC đem lại cho các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh;
- Xây dựng và nhân rộng các mô hình nông nghiệp ứng dụng CNC gắn với chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm;
(Chi tiết tại phụ lục đính kèm)
II. Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện
1. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KHCN trong sản xuất nông nghiệp
1.1. Lựa chọn và ứng dụng CNC trong sản xuất
- Công nghệ về giống: Tuyển chọn các giống cây trồng có năng suất, chất lượng cao, có khả năng kháng bệnh tốt, thích ứng với biến đổi khí hậu để đưa vào sản xuất nhân rộng.
- Đẩy mạnh ứng dụng nông nghiệp 4.0 (nông nghiệp số), cơ giới hóa, tự động hóa, các quy trình canh tác tiên tiến (ICM, IPM,VietGAP,.... ) trong sản xuất, để tạo ra những sản phẩm sạch, sản phẩm an toàn, chất lượng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được giám sát chặt chẽ bằng hệ thống quản lý thông minh, trong đó:
+ Về lúa: Tập trung đưa máy móc hiện đại vào sản xuất, như máy làm đất, máy cấy, máy gieo hạt, máy bón phân, máy gặt đập liên hợp, máy phun thuốc bảo vệ thực vật, để giảm thiểu sức lao động con người, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm. Xây dựng những vùng chuyên canh sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao áp dụng quy trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ...
+ Về rau màu, hoa, cây cảnh: Ứng dụng công nghệ nhà màng, nhà lưới, nhà kính, tưới tự động kết hợp dinh dưỡng, công nghệ canh tác không dùng đất (thủy canh, khí canh, trồng cây trên giá thể) trong sản xuất các loại rau, củ, quả và hoa chất lượng cao. Mở rộng các vùng sản xuất rau màu chuyên canh, áp dụng quy trình sản xuất an toàn VietGAP, IPM, hữu cơ..., gắn với truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
+ Về cây ăn quả: Mở rộng diện tích trồng cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP, IPM, hữu cơ kết hợp với công nghệ tưới nhỏ giọt nhằm tạo ra các sản phẩm an toàn, nâng cao hiệu quả sản xuất.
b. Đối với lĩnh vực chăn nuôi
- Công nghệ về giống: Ứng dụng những công nghệ hiện đại trong sản xuất giống như công nghệ di truyền, công nghệ sinh học để chọn lọc, lai tạo các giống vật nuôi mới có năng suất, chất lượng cao, có khả năng kháng bệnh tốt, thích nghi với điều kiện tự nhiên tại tỉnh, để mở rộng chăn nuôi, đặc biệt các khu chăn nuôi tập trung, khu chăn nuôi gắn với giết mổ.
- Ứng dụng công nghệ chuồng kín, công nghệ sinh học, công nghệ 4.0 gắn với xử lý môi trường để phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng trang trại công nghiệp tập trung.
- Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quản lý trại giống lợn, gà ở các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi và trang trại chăn nuôi bò sữa.
- Áp dụng Quy trình chăn nuôi VietGAHP, hữu cơ trong phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm để tạo ra sản phẩm chất lượng, có giá trị cao và an toàn vệ sinh thực phẩm.
c. Đối với lĩnh vực thủy sản
- Đầu tư hỗ trợ cơ sở vật chất, hạ tầng, đào tạo nâng cao năng lực quản lý, vận hành, đưa ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất giống thủy sản có năng suất, chất lượng cao nhằm đáp ứng được nhu cầu của người nuôi trồng trên địa bàn tỉnh.
- Ứng dụng công nghệ 4.0, cơ giới hóa, công nghệ sinh học, các quy trình nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP để giám sát nâng cao hiệu quả trong phát triển nuôi trồng thủy sản.
- Đưa công nghệ nuôi mới như công nghệ Biofloc, sông trong ao, nuôi tuần hoàn để mở rộng diện tích nuôi cá thâm canh, siêu thâm canh trong ao đất, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm bảo vệ môi trường sinh thái, tiết kiệm tài nguyên nước.
- Đẩy mạnh công nghệ 4.0 trong việc quản lý, giám sát môi trường nuôi để phát triển mở rộng diện tích nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao như: Cá Tầm, cá Trắm đen, cá Lăng Chấm, cá Chiên, cá Nheo Mỹ....trong phát triển nuôi ao, nuôi lồng.
1.2. Ứng dụng CNC trong bảo quản, chế biến nông sản
- Áp dụng rộng rãi phương pháp bảo quản lạnh và lạnh đông, công nghệ chiếu xạ, công nghệ sấy lạnh, sấy nhanh trong bảo quản nông sản, thực phẩm.
- Xây dựng và nhân rộng các mô hình ứng dụng công nghệ mới trong bảo quản và chế biến nông sản như: Công nghệ bao gói khí quyển kiểm soát, công nghệ bảo quản nhanh kết hợp chất hấp thụ etylen trong bảo quản rau, hoa, quả tươi; công nghệ tạo màng trong bảo quản rau, quả, thịt, trứng....
1.3 Tiếp nhận, chuyển giao công nghệ
- Khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là doanh nghiệp nhập và chuyển giao các công nghệ tiên tiến, hiện đại trên thế giới, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái trong sản xuất, chế biến, bảo quản, nông, lâm, thủy sản.
- Tăng cường hợp tác với các Viện, Trung tâm nghiên cứu khoa học ở cả trong và ngoài nước để nghiên cứu thử nghiệm, ứng dụng và chuyển giao những công nghệ tiên tiến vào sản xuất trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.
2. Phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC gắn với xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu; Xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
- Đề nghị HĐND tỉnh bổ sung nội dung về sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC vào Tiêu chí xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, theo đó xã được công nhận xã NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu phải có ít nhất 1 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC đạt hiệu quả; huyện được công nhận huyện NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu phải xây dựng 2-3 vùng sản xuất ứng dụng CNC.
- Quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC theo hướng tập trung, quy mô lớn trên địa bàn tỉnh đến năm 2035, định hướng đến năm 2050 phù hợp với điều kiện tự nhiên và lợi thế của từng vùng. Tại vùng quy hoạch, nhà nước đầu tư kinh phí xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng (đường, điện, nước) để thu hút các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
- Tiếp tục thực hiện công tác dồn điền, đổi thửa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập trung tích tụ ruộng đất; khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC tập trung đất đai theo hình thức thuê hoặc góp vốn bằng quyền sử dụng đất nông nghiệp.
- Triển khai thực hiện tốt Đề án “Chuyển đổi diện tích sản xuất lúa kém hiệu quả sang sản xuất các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản có giá trị kinh tế cao tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng năm 2030” theo Quyết định số 162/QĐ-UBND, ngày 11/5/2021 của UBND tỉnh Bắc Ninh.
3. Xây dựng và tổ chức thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án ứng dụng CNC trong sản xuất, chế biến nông sản
- Dự án xây dựng hệ thống thông tin của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Dự án xây dựng mô hình ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ, ứng dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm (quy mô: 400ha);
- Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trong sản xuất lúa, rau màu, cây ăn quả an toàn (quy mô: 300ha);
- Dự án xây dựng mô hình ứng dụng CNC (công nghệ thủy canh, tưới nhỏ giọt, công nghệ 4.0, sử dụng đèn LED...) trong sản xuất rau, hoa giá trị kinh tế cao trong nhà màng, nhà lưới (quy mô: 5ha);
- Dự án xây dựng mô hình ứng dụng CNC (công nghệ chuồng kín, công nghệ 4.0, công nghệ sinh học, hữu cơ....) trong chăn nuôi gia súc, gia cầm thương phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm gắn với bảo vệ môi trường sinh thái (quy mô 1.000 con lợn thịt, 20.000 con gia cầm);
- Dự án xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ 4.0, công nghệ Biofloc, tuần hoàn tiết kiệm nước... để phát triển nuôi một số loại thủy đặc sản cá tầm, trắm đen.....trong ao đất và lồng trên sông (quy mô: 6ha ao đất, 20 ô lồng);
- Dự án xây dựng mô hình HTX nông nghiệp ứng dụng CNC gắn với chuỗi liên kết, tiêu thụ sản phẩm;
- Chương trình đào tạo nâng cao nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC (4 lớp cấp chứng chỉ, 20 lớp đào tạo, 40 lớp huấn luyện IPM, 400 lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, 08 cuộc tham quan, học tập ngoài tỉnh, 02 cuộc tọa đàm, tờ rơi, phóng sự).
4. Đào tạo, tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC, sản xuất hàng hóa
kỹ thuật chủ chốt của tỉnh, huyện, xã, các doanh nghiệp, HTX, chủ cơ sở sản xuất, các trang trại trên địa bàn tỉnh.
Tăng cường tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo huấn luyện về nông nghiệp ứng dụng CNC, quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây trồng… nhằm giúp nông dân và người sản xuất nông nghiệp tiếp cận kịp thời những tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới để áp dụng vào sản xuất.
Tổ chức các cuộc tham quan, học tập, nghiên cứu mô hình về sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC tại một số tỉnh, thành phố trong cả nước cho đội ngũ cán bộ nông nghiệp, doanh nghiệp, HTX và nông dân tiêu biểu của tỉnh.
5. Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, xúc tiến thương mại
- Thường xuyên tuyên truyền các chủ trương, chính sách, mô hình, điển hình tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp CNC, trên các phương tiện thông tin đại chúng, Cổng TTĐT tỉnh, Bản tin ngành...
- Tập trung xây dựng một số thương hiệu, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý sản phẩm cây trồng, vật nuôi chủ lực như khoai tây Quế Võ, cà rốt Gia Bình- Lương Tài, tỏi An Thịnh, lúa nếp cái hoa vàng Yên Phụ, lúa nếp nhung Từ Sơn, gà Hồ Thuận Thành...
Tăng cường kết nối, xúc tiến thương mại giữa các tỉnh, thành phố trong khu vực, đặc biệt là thành phố Hà Nội trong việc sản xuất và tiêu thụ nông sản sạch, an toàn. Đồng thời quan tâm xây dựng các chuỗi liên kết, chuỗi giá trị, khai thác mở rộng thị trường trong và ngoài tỉnh qua các kênh tiêu thụ; các cơ sở chế biến, chợ đầu mối, hệ thống các siêu thị, cửa hàng ăn uống, các bếp ăn tập thể trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh; đa dạng hóa các hình thức xúc tiến, giới thiệu, quảng bá sản phẩm.
- Hỗ trợ các cơ sở, doanh nghiệp quảng bá, giới thiệu sản phẩm thông qua các hình thức như: Sàn giao dịch, chợ thương mại điện tử, triển lãm, Hội trợ hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng khác.
quan học tập, tham gia các hội chợ, triển lãm về nông nghiệp ở trong nước để quảng bá, giới thiệu sản phẩm.
mở các cửa hàng cung ứng, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp ứng dụng CNC, nông sản an toàn trong và ngoài tỉnh.
6. Phát triển doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng CNC
- Tiếp tục khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.
- Kêu gọi các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo hình thức FDI, đặc biệt là một số ngành nghề đòi hỏi vốn đầu tư lớn, công nghệ hiện đại mà các doanh nghiệp trong nước khó thực hiện như giết mổ, chế biến, bảo quản nông sản, ...
7. Xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ
- Tiếp tục rà soát, bổ sung kịp thời các chính sách hỗ trợ, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC, sản xuất hàng hóa theo chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm.
III. Kinh phí thực hiện
Kinh phí và nguồn kinh phí thực hiện kế hoạch bao gồm:
- Nguồn ngân sách nhà nước: Hỗ trợ theo các chính sách hiện hành của Trung ương, của tỉnh. Hàng năm, các đơn vị, tổ chức, cá nhân xây dựng chương trình, dự án phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC, sản xuất hàng hóa trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
- Nguồn xã hội hóa hợp pháp theo quy định của pháp luật.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chỉ đạo các đơn vị chuyên môn thuộc Sở tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn, xây dựng các mô hình, dự án sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC để mở rộng sản xuất;
- Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu, nhãn hiệu cho sản phẩm nông nghiệp, góp phần thúc đẩy xúc tiến thương mại;
- Chủ trì hướng dẫn các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC trên địa bàn tỉnh xây dựng và phát triển thương hiệu, nhãn hiệu cho sản phẩm nông nghiệp.
- Xây dựng, trình UBND tỉnh phê duyệt danh mục dự án khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
- Rà soát, tham mưu sửa đổi cơ chế, chính sách, cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản để thu hút, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện các trình tự, thủ tục về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật, tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân yên tâm đầu tư sản xuất nông nghiệp lâu dài và thế chấp vay vốn đầu tư, mở rộng sản xuất.
Chủ trì, phối hợp với các sở ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát, quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC, tích hợp vào quy hoạch tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
7. Ban Quản lý An toàn thực phẩm tỉnh
- Hướng dẫn các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tham gia chuỗi sản xuất, cung ứng thực phẩm an toàn; đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm trong sơ chế, bảo quản, chế biến và kinh doanh thực phẩm.
- Ưu tiên, khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh phát triển công nghiệp phụ trợ phục vụ sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch…
9. UBND các huyện, thị xã, thành phố
đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao, sản xuất hàng hóa trên địa bàn;
- Tạo điều kiện thuận lợi, giải quyết về đất đai, giải phóng mặt bằng kịp thời cho các dự án đầu tư nông nghiệp ứng dụng CNC; tạo điều kiện ngân sách địa phương có chính sách bổ sung khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC;
- Chỉ đạo các cấp hội và hội viên tích cực tham gia xây dựng các mô hình, dự án nông nghiệp ứng dụng CNC để thực hiện Kế hoạch đạt kết quả tốt;
- TT Tỉnh uỷ, TT HĐND tỉnh (b/c); | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY HOẠCH VÙNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CNC
(Kèm theo Kế hoạch số: 595/KH-UBND ngày 14/9/2021 của UBND tỉnh Bắc Ninh)
TT | Tên vùng | Quy mô | Địa điểm | Ghi chú | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
1 | Vùng sản xuất lúa chất lượng cao gắn với chế biến | 5.000ha |
2 |
600ha | Vạn Ninh, Cao Đức, Thái Bảo, Đại Lai) |
3 |
200ha | Huyện Gia Bình (Vạn Ninh, Cao Đức, Thái Bảo, Đại Lai, Lãng Ngâm), huyện Lương Tài (An Thịnh, Mỹ Hương, Minh Tân, Lai Hạ, Trung Kênh) |
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
4 |
>40.000con |
5 |
>200ha |
6 |
>1.000 lồng |
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN VÀ KẾT QUẢ DỰ KIẾN
|