VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
V/v kết quả hoạt động những tháng cuối năm 2020, đầu năm 2021 và phương hướng nhiệm vụ những tháng cuối năm 2021 về triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa Asean, cải cách công tác chuyên ngành và tạo thuận lợi thương mại | Hà Nội, ngày 30 tháng 8 năm 2021 |
Kính gửi:
Xét báo cáo của Bộ Tài chính tại văn bản số 8700/BTC-TCHQ ngày 04 tháng 8 năm 2021 về Kết quả triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN, cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và tạo thuận lợi thương mại của các tháng cuối năm 2020, đầu năm 2021, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh - Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại có ý kiến như sau:
2. Về kết quả thực hiện nhiệm vụ các tháng cuối năm 2020, đầu năm 2021:
- Tính đến ngày 30 tháng 6 năm 2021, Cơ chế một cửa quốc gia đã có 226 thủ tục hành chính của 13 Bộ, ngành kết nối, với trên 3,93 triệu bộ hồ sơ của hơn 48 nghìn doanh nghiệp. Trong các tháng cuối năm 2020 và các tháng đầu năm 2021 (tính đến 30 tháng 6 năm 2021), Bộ Tài chính đã phối hợp với các Bộ, ngành triển khai chính thức thông qua Cơ chế một cửa quốc gia 26 thủ tục hành chính.
b) Về công tác cải cách kiểm tra chuyên ngành:
- Triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành, đơn giản hóa, cắt giảm thủ tục kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, cắt giảm đáng kể các mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành;
- Bước đầu áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro trong công tác kiểm tra chuyên ngành thể hiện thông qua nhiều văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu đã được sửa đổi, bổ sung.
- Về cơ bản, các Bộ đã triển khai các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 1254/QĐ-TTg ngày 26 tháng 9 năm 2018 và Quyết định số 1258/QĐ-TTg ngày 17 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1254/QĐ-TTg ngày 26 tháng 9 năm 2018 về Kế hoạch hành động thúc đẩy Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN, cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và tạo thuận lợi thương mại giai đoạn 2018 - 2020. Tuy nhiên, việc triển khai vẫn còn một số tồn tại hạn chế như: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động kiểm tra chuyên ngành chưa đồng bộ, thống nhất; đã áp dụng quản lý rủi ro nhưng không hiệu quả; chưa áp dụng công nhận lẫn nhau, thừa nhận lẫn nhau; chưa áp dụng truy xuất nguồn gốc trong kiểm tra chuyên ngành; trình tự, thủ tục kiểm tra còn qua nhiều bước, quá mức cần thiết, không thống nhất, còn chồng chéo trong kiểm tra chuyên ngành; kiểm tra nhiều nhưng phát hiện kết quả rất thấp; chi phí kiểm tra chuyên ngành cao.
a) Bộ Tài chính:
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành đẩy nhanh tiến độ xây dựng và triển khai Đề án tổng thể về xây dựng và phát triển hệ thống công nghệ thông tin phục vụ triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN theo định hướng xử lý tập trung, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý I năm 2022;
- Trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định về cơ chế quản lý, phương thức, trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng và kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu và tổ chức triển khai; trình Thủ tướng Chính phủ về kinh phí để thực hiện nhiệm vụ của các Bộ.
b) Các Bộ, ngành
+ Chậm nhất vào quý I năm 2022, hoàn thành triển khai chính thức 35 thủ tục hành chính theo Quyết định số 1254/QĐ-TTg và Quyết định số 1258/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, gồm: Bộ Công Thương: 06 thủ tục; Bộ Giao thông vận tải: 01 thủ tục; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 03 thủ tục; Bộ Quốc phòng: 6 thủ tục; Bộ Tài nguyên và Môi trường: 01 thủ tục; Bộ Y tế: 15 thủ tục; Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội: 01 thủ tục; Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam: 01 thủ tục; Liên bộ Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải phối hợp: 01 thủ tục (Danh sách thủ tục hành chính các Bộ, ngành cần hoàn thành triển khai theo Phụ lục I).
+ Tiếp tục hoàn thiện, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chuyên ngành, kiểm tra chuyên ngành, danh mục hàng hóa thuộc diện kiểm tra chuyên ngành kèm theo mã HS đang được các Bộ, ngành sửa đổi, bổ sung; khẩn trương triển khai việc sửa đổi, bổ sung 02 văn bản quy phạm pháp luật, 04 danh mục hàng hóa thuộc diện kiểm tra chuyên ngành kèm theo mã HS chưa được triển khai theo nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 1254/QĐ-TTg và Quyết định số 1258/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (Văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, kiểm tra chuyên ngành chưa thực hiện sửa đổi, bổ sung theo Quyết định số 1254/QĐ-TTg và Quyết định số 1258/QĐ-TTg theo Phụ lục II; Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc diện quản lý, kiểm tra chuyên ngành kèm theo mã HS chưa ban hành theo Phụ lục III).
- Tích cực phối hợp với Bộ Tài chính để xây dựng Đề án tổng thể về xây dựng và phát triển hệ thống công nghệ thông tin phục vụ triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN theo định hướng xử lý tập trung, mục tiêu trình Chính phủ phê duyệt Đề án chậm nhất vào quý I năm 2022 và triển khai các nội dung liên quan của Đề án trong năm 2022.
- Cử cán bộ đầu mối chuyên trách về logistics phối hợp với Cơ quan đầu mối của Bộ Công Thương để sớm kiện toàn nhân sự triển khai nhiệm vụ điều phối và phát triển logistics quốc gia.
- Như trên; | KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
DANH SÁCH CÁC THỦ TỤC CÁC BỘ, NGÀNH CẦN HOÀN THÀNH TRIỂN KHAI THÔNG QUA CƠ CHẾ MỘT CỬA QUỐC GIA
(kèm theo Công văn số: 6007/VPCP-KTTH ngày 30 tháng 8 năm 2021 của Văn phòng Chính phủ)
Stt | Danh sách thủ tục | Bộ, ngành | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ, KIỂM TRA CHUYÊN NGÀNH CHƯA THỰC HIỆN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 1254/QĐ-TTg ĐƯỢC SỬA ĐỔI BỔ SUNG TẠI QĐ SỐ 1258/QĐ-TTg
|