BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 468/QĐ-TCCB | Hà Nội, ngày 11 tháng 8 năm 1999 |
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN
- Căn cứ Pháp lệnh Hải quan ngày 20/02/1990;
- Căn cứ Pháp lệnh cán bộ, công chức ngày 26/02/1998;
- Căn cứ Quyết định số 49/QĐ-TW ngày 03/5/1999 của Bộ Chính trị về việc ban hành quy định về phân cấp quản lý cán bộ;
- Căn cứ Nghị định số 16/CP ngày 07/3/1994 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Tổng cục Hải quan;
- Căn cứ Nghị định 95/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;
- Căn cứ Nghị định 97/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 của Chính phủ về xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất đối với công chức và Thông tư số 05/1999/TT-TCCP ngày 27/3/1999 của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 97/1998/NĐ-CP của Chính phủ;
- Xét đề nghị của đồng chí Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Đào tạo.
QUYẾT ĐỊNH
| TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN |
THỦ TỤC XỬ LÝ KỶ LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT ĐỐI VỚI CÔNG CHỨC TRONG NGÀNH HẢI QUAN
(Kèm theo Quyết định số: 468/QĐ-TCCB ngày 11 tháng 8 năm 1999)
Để thực hiện thống nhất việc tiến hành xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất đối với công chức Hải quan, Tổng cục ban hành Quy trình thủ tục xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất đối với công chức trong ngành Hải quan như sau:
1- Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo Tổng cục Hải quan thống nhất quản lý, lãnh đạo, chỉ đạo công tác kỷ luật, việc xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất đối với công chức trong ngành Hải quan.
2- Mọi công chức Hải quan có hành vi vi phạm kỷ luật hoặc gây thiệt hại đến tài sản của đơn vị, của các tổ chức và công dân đều phải được xem xét, xử lý kịp thời, nghiêm minh, bảo đảm khách quan, dân chủ và đúng quy định.
Việc thi hành kỷ luật và giải quyết bồi thường thiệt hại là nhằm mục đích giáo dục công chức Hải quan đề cao trách nhiệm cá nhân trong việc chấp hành chính sách, pháp luật, kỷ luật để hoàn thành nhiệm vụ được giao và quản lý, sử dụng tài sản của đơn vị an toàn, hiệu quả; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và công dân có liên quan trong công tác Hải quan.
Công chức Hải quan có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ của cán bộ, công chức được quy định trong Pháp lệnh cán bộ, công chức và 10 điều kỷ luật của ngành Hải quan; đồng thời phòng ngừa, đấu tranh với các hiện tượng vi phạm pháp luật, kỷ luật xảy ra trong cơ quan, đơn vị mình.
3- Đối tượng áp dụng, bao gồm:
- Người được bổ nhiệm vào một ngạch công chức và được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước thuộc biên chế của ngành Hải quan.
- Công chức mới tuyển dụng đang trong thời gian tập sự, mà vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì Thủ trưởng đơn vị có thẩm quyền ra quyết định kỷ luật, đồng thời huỷ bỏ quyết định tuyển dụng theo quy định tại điều 20, Nghị định số: 95/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.
4- Công chức từ ngành khác biệt phái sang công tác ở ngành Hải quan khi có vi phạm thì đơn vị sử dụng công chức biệt phái có kiến nghị đến Cơ quan, đơn vị chủ quan để xử lý kỷ luật hoặc giải quyết bồi thường thiệt hại mà công chức đó gây ra.
5- Các trường hợp người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong chỉ tiêu biên chế và ngoài chỉ tiêu biên chế thuộc các đơn vị sự nghiệp được Tổng cục Hải quan cho phép, vi phạm kỷ luật thì xử lý theo quy định của Bộ luật lao động và Nghị định số 41/CP ngày 06/7/1995 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất (như hướng dẫn tại điểm 3, Mục I Thông tư 05/1999/TT-TCCP ngày 27/3/1999 của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ).
6- Tất cả các trường hợp công chức bị kỷ luật ở hình thức hạ ngạch, cách chức, buộc thôi việc thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng các đơn vị theo phân cấp quản lý cán bộ, đều phải gửi hồ sơ kỷ luật về Tổng cục Hải quan để Lãnh đạo Tổng cục duyệt và trả lời bằng văn bản thì đơn vị mới ra quyết định kỷ luật.
Phần II- Xử lý kỷ luật đối với công chức Hải quan vi phạm:
Nghị định số 97/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 của Chính phủ và Thông tư số 05/1999/TT-TCCP ngày 27/3/1999 của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ đã quy định và hướng dẫn chi tiết, cụ thể về xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất đối với công chức. Quy trình này chủ yếu hướng dẫn về trình tự, thủ tục xem xét và xử lý kỷ luật từ cơ sở lên, cụ thể như sau:
Mục A- Tiến hành kiểm điểm ở cơ sở:
1- Viết kiểm điểm: Công chức Hải quan vi phạm kỷ luật phải làm bản tự kiểm điểm theo quy định tại điều 16 của Nghị định 97/1998/NĐ-CP (theo mẫu kiểm điểm M1-KL/99) nếu bản tự kiểm điểm chưa đạt yêu cầu thì phải viết lại, mỗi lần viết phải ghi rõ kiểm điểm lần thứ mấy; các bản tự kiểm điểm được lưu hồ sơ kỷ luật.
2- Xác minh lỗi vi phạm:
2.1. Đối với lỗi vi phạm đã rõ ràng: nếu không cần thiết thì không phải xác minh mà tiến hành ngay việc kiểm điểm tại đơn vị cơ sở.
2.2. Đối với lỗi vi phạm, chứng cứ chưa rõ ràng: Thủ trưởng đơn vị chỉ đạo Phòng Tổ chức cán bộ và phòng nghiệp vụ chức năng dựa vào bản tự kiểm điểm hoặc giải trình của người vi phạm và các yếu tố liên quan khác để tiến hành thẩm tra xác minh, nếu công chức là Đảng viên thì có thể phối hợp với ủy ban Kiểm tra Đảng để cùng xác minh làm rõ lỗi vi phạm. Kết quả thẩm tra xác minh là cơ sở để Hội đồng kỷ luật và Lãnh đạo có thẩm quyền xem xét, xử lý kỷ luật (theo mẫu xác minh M2-KL/99).
3- Tổ chức họp kiểm điểm tại cơ sở:
Thực hiện theo quy định tại điều 16 của Nghị định 97/1998/NĐ-CP, cụ thể là:
3.1. Đối với Cục Hải quan tỉnh, thành phố, Cục Điều tra chống buôn lậu, Trường Cao đẳng Hải quan: Công chức vi phạm kỷ luật thuộc Phòng, Cửa khẩu, Đội, Khoa... nào thì tổ chức cuộc họp kiểm điểm tại Phòng, Cửa khẩu, Đội, Khoa... do cấp Trưởng đơn vị đó chủ trì (nếu cấp trưởng vi phạm kỷ luật hoặc xét thấy để cấp trưởng chủ trì cuộc họp không bảo đảm khách quan thì Lãnh đạo Cục, Nhà trường chủ trì).
Trong trường hợp việc tổ chức họp kiểm điểm gặp khó khăn do số lượng công chức thuộc Phòng, Cửa khẩu, ... quá đông, thì căn cứ vào tình hình cụ thể của đơn vị có thể lấy Đội công tác nghiệp vụ thuộc Phòng, Cửa khẩu... làm đơn vị cơ sở để kiểm điểm, do Lãnh đạo Phòng, Cửa khẩu... đó chủ trì cuộc họp. Sau đó tập thể lãnh đạo cấp Phòng, Cửa khẩu, đại diện Ban chấp hành Công đoàn bộ phận cùng cấp họp thống nhất kiến nghị hình thức kỷ luật; có lấy ý kiến tham gia của Chi uỷ (Tổ đảng) đơn vị.
3.2 - Đối với các Vụ, Cục và đơn vị trực thuộc Cơ quan Tổng cục:
Công chức vi phạm kỷ luật ở Vụ, Cục, và Đơn vị trực thuộc nào thì kiểm điểm tại Vụ, Cục, Đơn vị trực thuộc và do lãnh đạo Vụ, Cục, Đơn vị trực thuộc đó chủ trì cuộc họp.
Trong trường hợp việc tổ chức họp kiểm điểm gặp khó khăn do số lượng công chức thuộc Vụ, Cục, Đơn vị trực thuộc đông, thì đơn vị căn cứ vào tình hình cụ thể, có thể lấy Phòng làm đơn vị cơ sở để tổ chức kiểm điểm, do Lãnh đạo Vụ, Cục, Đơn vị trực thuộc chủ trì cuộc họp; nếu Lãnh đạo Vụ, Cục, Đơn vị trực thuộc chủ trì xét thấy không bảo đảm khách quan thì Lãnh đạo Tổng cục cử người chủ trì; sau đó tập thể lãnh đạo Vụ, Cục, Đơn vị trực thuộc, đại diện Ban chấp hành Công đoàn Vụ, Cục, Đơn vị trực thuộc họp thống nhất kiến nghị hình thức kỷ luật; có lấy ý kiến tham gia của Đảng uỷ bộ phận, Chi uỷ.
3.3 - Đối với Lãnh đạo cấp Vụ, Cục và các chức vụ tương đương có vi phạm thì việc tiến hành kiểm điểm từ cơ sở lên do Tổng cục trưởng chỉ đạo và hướng dẫn cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị.
3.4 - Các cuộc họp kiểm điểm tại cơ sở như trên đều phải có biên bản ghi lại nội dung của cuộc họp (theo mẫu Biên bản M4-KL/99) và kiến nghị bằng cách bỏ phiếu kiến (theo mẫu M6-KL/99) về hình thức kỷ luật đối với công chức sai phạm.
Khi xử lý kỷ luật đối với công chức vi phạm kỷ luật phải thành lập và họp Hội đồng kỷ luật (HĐKL). Nguyên tắc, trình tự, thủ tục làm việc của Hội đồng kỷ luật thực hiện theo quy định của Nghị định số 97/1998/NĐ-CP. Việc thành lập HĐKL do Thủ trưởng đơn vị có thẩm quyền ra quyết định theo từng lần đối với từng trường hợp, vụ việc cụ thể, như sau:
1 - Hội đồng kỷ luật của ngành Hải quan
1.1 - Thành phần gồm:
- Đồng chí Tổng cục trưởng là chủ tịch Hội đồng hoặc một đồng chí Phó Tổng cục trưởng được Tổng cục trưởng uỷ quyền;
- Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ & Đào tạo: uỷ viên thường trực;
- Chánh Thanh tra Tổng cục: uỷ viên;
- Đại diện lãnh đạo các Vụ, Cục chức năng ở cơ quan Tổng cục; uỷ viên;
- Đại diện công chức của Cục Hải quan tỉnh, thành phố, Vụ, Cục, Đơn vị trực thuộc, Trường Cao đẳng Hải quan, có công chức vi phạm: uỷ viên.
1.2 - Nhiệm vụ của Hội đồng kỷ luật ngành:
1.2.1 - Họp xem xét và kiến nghị hình thức kỷ luật đối với công chức ở ngạch kiểm tra viên cao cấp, công chức là lãnh đạp cấp Vụ, Cục và các chức vụ tương đương vi phạm kỷ luật.
1.2.2 - Đối với công chức ở ngạch kiểm tra viên chính, công chức là lãnh đạo cấp Trưởng phòng, Trưởng Hải quan cửa khẩu, Trưởng Khoa, Phó trưởng Hải quan cửa khẩu loại I và các chức vụ tương đương; hoặc công chức ở tất cả các ngạch, các cấp bị xử lý kỷ luật ở hình thức hạ ngạch, cách chức, buộc thôi việc hoặc vi phạm nghiêm trọng thì giao cho Thường trực HĐKL (Vụ Tổ chức cán bộ và Đào tạo, Thanh tra Tổng cục và Vụ, Cục chức năng) xem xét, để trình Tổng cục trưởng xét quyết định kỷ luật.
2 - Hội đồng kỷ luật của Cơ quan Tổng cục Hải quan:
2.1 - Thành phần gồm:
- Đồng chí Tổng cục trưởng là chủ tịch Hội đồng hoặc một đồng chí Phó Tổng cục trưởng được Tổng cục trưởng uỷ quyền;
- Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ & Đào tạo: uỷ viên thường trực;
- Chánh Thanh tra Tổng cục: uỷ viên;
- Đại diện Ban chấp hành Công đoàn Cơ quan Tổng cục; uỷ viên;
- Đại diện công chức của Vụ, Cục, Đơn vị trực thuộc Cơ quan Tổng cục có công chức vi phạm kỷ luật: uỷ viên.
Ngoài thành phần trên, HĐKL mời đại diện Nữ công (nếu công chức phạm lỗi là nữ), đại diện BCH Đoàn thanh niên CS HCM (nếu công chức phạm lỗi là thanh niên). Các đại diện được mời có quyền phát biểu ý kiến, nhưng không có quyền biểu quyết.
2.2 - Nhiệm vụ của Hội đồng kỷ luật Cơ quan Tổng cục:
2.2.1 - Họp xem xét kiến nghị hình thức kỷ luật đối với công chức ở ngạch kiểm tra viên cao cấp, công chức là lãnh đạp cấp Vụ, Cục và các chức vụ tương đương thuộc các Vụ, Cục và đơn vị trực thuộc Cơ quan Tổng cục vi phạm kỷ luật.
2.2.2 - Đối với công chức từ ngạch kiểm tra viên chính trở xuống, công chức là lãnh đạo cấp Phòng thuộc các Vụ, Cục và đơn vị trực thuộc Cơ quan Tổng cục vi phạm kỷ luật thì giao cho Thường trực HĐKL (Vụ Tổ chức cán bộ và Đào tạo, Thanh tra Tổng cục, Công đoàn Cơ quan Tổng cục) xem xét để trình Tổng cục trưởng xét quyết định kỷ luật.
3 - Hội đồng kỷ luật của Cục Hải quan tỉnh, thành phố; Cục Điều tra chống buôn lậu; Trường Cao Đẳng Hải quan:
3.1 - Thành phần gồm:
- Đồng chí Cục trưởng, Hiệu trưởng là chủ tịch hoặc một đồng chí Phó Cục trưởng, Phó Hiệu trưởng được Cục trưởng, Hiệu trưởng uỷ quyền;
- Đại diện BCH Công đoàn đơn vị (Cục, Trường): uỷ viên;
- Đại diện công chức các Phòng, Cửa khẩu, Đội, Khoa và đơn vị tương đương có công chức vi phạm: uỷ viên.
Ngoài thành phần trên, HĐKL mời đại diện Nữ công (nếu công chức phạm lỗi là nữ), đại diện BCH Đoàn thanh niên CS HCM (nếu công chức phạm lỗi là thanh niên), đại diện Lãnh đạo Thanh tra, Tổ chức cán bộ và đào tạo. Các đại diện được mời có quyền phát biểu ý kiến, nhưng không có quyền biểu quyết.
3.2 - Nhiệm vụ của Hội đồng kỷ luật Cục Hải quan tỉnh, thành phố; Cục Điều tra chống buôn lậu; Trường Cao Đẳng Hải quan: Họp xem xét, kiến nghị hình thức kỷ luật đối với công chức vi phạm kỷ luật thuộc thẩm quyền quản lý của Thủ trưởng đơn vị hoặc kiến nghị hình thức kỷ luật đối với công chức vi phạm kỷ luật thuộc thẩm quyền của Tổng cục Hải quan theo phân cấp quản lý cán bộ.
4 - Công chức vi phạm kỷ luật được mời họp Hội đồng kỷ luật theo điều 17 và được trình bày ý kiến trước Hội đồng kỷ luật theo quy định tại khoản 3, khoản 4 điều 19 của Nghị định 97/1998/NĐ-CP.
Mục C - Trình tự, thủ tục xem xét ra quyết định và công bố quyết định kỷ luật:
1 - Kỷ luật đối với công chức thuộc thẩm quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định
a) - Đối với các đơn vị Cục Hải quan tỉnh, thành phố:
a.1 - Kỷ luật đối với công chức là Cục trưởng, Phó Cục trưởng và Kiểm tra viên cao cấp Hải quan:
- Căn cứ kết quả họp kiểm điểm và kiến nghị của Hội nghị cán bộ chủ chốt đơn vị (do Lãnh đạo Tổng cục chủ trì hoặc uỷ quyền Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố chủ trì nếu là xét kỷ luật đối với Phó Cục trưởng).
- Căn cứ kiến nghị của Hội đồng kỷ luật của Ngành.
- Tập thể Ban cán sự Đảng Tổng cục thảo luận và quyết định hình thức kỷ luật;
- Lấy ý kiến của Thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ địa phương (đối với hình thức kỷ luật từ cảnh cáo trở lên).
- Tổng cục trưởng ra quyết định kỷ luật.
a.2 - Kỷ luật đối với công chức ở ngạch Kiểm tra viên chính, công chức là lãnh đạo cấp Trưởng phòng, trưởng Hải quan cửa khẩu, Phó trưởng Hải quan Cửa khẩu loại I và các chức vụ tương đương:
- Căn cứ kiến nghị của HĐKL và đề nghị của Ban cán sự Đảng và của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố.
- Căn cứ kiến nghị của HĐKL (hoặc Thường trực HĐKL) ngành Hải quan.
- Tập thể Ban cán sự Đảng Tổng cục thảo luận và quyết định hình thức kỷ luật;
- Tổng cục trưởng xem xét và ra quyết định kỷ luật hoặc uỷ quyền để Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố ra quyết định kỷ luật.
b) Đối với các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc Cơ quan Tổng cục:
b.1 - Kỷ luật đối với công chức là lãnh đạo cấp Vụ, Cục, công chức ngạch Kiểm tra viên cáo cấp và tương đương:
- Căn cứ kết quả họp kiểm điểm và kiến nghị của Hội nghị cán bộ chủ chốt Vụ, Cục (do Lãnh đạo Tổng cục chủ trì hoặc uỷ quyền Vụ trưởng, Cục trưởng chủ trì nếu là xét kỷ luật đối với Phó Vụ trưởng, Phó Cục trưởng).
- Căn cứ kiến nghị của Hội đồng kỷ luật của Ngành.
- Tập thể Ban cán sự Đảng thảo luận và quyết nghị hình thức kỷ luật;
- Lấy ý kiến tham gia của Đảng uỷ (hoặc Thường vụ Đảng uỷ) cơ quan Tổng cục;
- Tổng cục trưởng ra quyết định kỷ luật.
b.2 - Kỷ luật công chức ở ngạch Kiểm tra viên chính, công chức là lãnh đạo cấp Trưởng phòng và các chức vụ tương đương trở xuống:
- Căn cứ kiến nghị của Lãnh đạo Vụ, Cục, Ban chấp hành đoàn thể Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc Cơ quan Tổng cục;
- Căn cứ kiến nghị của HĐKL Cơ quan Tổng cục;
- Lấy ý kiến tham gia của Đảng uỷ (hoặc Thường vụ Đảng uỷ) cơ quan Tổng cục (đối với công chức là lãnh đạo cấp Phòng hoặc công chức không giữ chức vụ lãnh đạo nhưng bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc).
- Tổng cục trưởng xem xét và ra quyết định kỷ luật.
- Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo và ở ngạch Kiểm tra viên trở xuống ở Cơ quan Tổng cục thì Tổng cục trưởng duyệt và uỷ quyền để Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Đào tạo ký duyệt quyết định kỷ luật.
2 - Kỷ luật đối với công chức thuộc quyền Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố quyết định:
- Căn cứ kiến nghị của HĐKL đơn vị.
- Tập thể Ban cán sự Đảng của Cục họp thảo luận và quyết nghị về hình thức kỷ luật;
- Lấy ý kiến tham gia của Đảng uỷ (hoặc Chi uỷ) Cục.
- Cục trưởng ra quyết định kỷ luật đối với công chức thuộc thẩm quyền hoặc kiến nghị kỷ luật đối với công chức thuộc thẩm quyền của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan theo phân cấp quản lý cán bộ.
3 - Kỷ luật đối với công chức thuộc thẩm quyền Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Hải quan, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu được Tổng cục trưởng uỷ quyền quyết định:
- Căn cứ kiến nghị của HĐKL.
- Tập thể Ban giám hiệu nhà trường, Tập thể Lãnh đạo Cục Điều tra chống buôn lậu họp thảo luận về hình thức kỷ luật;
- Lấy ý kiến tham gia của Đảng uỷ bộ phận (Chi uỷ).
- Hiệu trưởng, Cục trưởng làm hồ sơ báo cáo Lãnh đạo Tổng cục (qua Vụ TCCB & ĐT) và khi Lãnh đạo Tổng cục có ý kiến trả lời bằng văn bản thì Cục trưởng, Hiệu trưởng ra quyết định kỷ luật đối với công chức thuộc thẩm quyền. Riêng việc kỷ luật đối với công chức thuộc thẩm quyền Lãnh đạo Tổng cục quyết định thì có văn bản và hồ sơ gửi kiến nghị hình thức kỷ luật đối với công chức thuộc thẩm quyền của Tổng cục theo phân cấp quản lý cán bộ.
4 - Sau khi có quyết định kỷ luật thì Thủ trưởng đơn vị công bố quyết định kỷ luật đến công chức vi phạm kỷ luật và thông báo đến các đối tượng ghi trong quyết định kỷ luật.
5 - Công chức Hải quan phạm tội bị Toà án phạt tù mà không được hưởng án treo thì đơn vị có công văn đề nghị Toà án gửi trích lục bản án, quyết định đã có hiệu lực Pháp luật; sau khi nhận được thì Thủ trưởng đơn vị tiến hành ngay việc ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc theo thẩm quyền, kể từ ngày bản án quyết định có hiệu lực pháp luật; không phải họp Hội đồng kỷ luật. Công chức thuộc thẩm quyền của Tổng cục ra quyết định kỷ luật thì đơn vị có công văn báo cáo gửi Tổng cục Hải quan (Vụ Tổ chức cán bộ và Đào tạo) kèm theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật để Lãnh đạo Tổng cục ra quyết định hoặc uỷ quyền Lãnh đạo đơn vị ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc.
Mục D - Xét chấm dứt hiệu lực kỷ luật đối với công chức Hải quan:
1- Kể từ ngày có quyết định kỷ luật, sau 12 tháng (vào tháng thứ 13), nếu công chức không tái phạm và không có hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật, thì công chức làm bản tự nhận xét ưu, khuyết điểm của mình trong thời gian thi hành kỷ luật gửi lãnh đạo quản lý trực tiếp. Lãnh đạo quản lý trực tiếp và Công đoàn cùng cấp đánh giá nhận xét sự tiến bộ của công chức và đề nghị lên cấp có thẩm quyền xét, chấm dứt hiệu lực kỷ luật; Cơ quan Tổ chức cán bộ kiểm tra và đề xuất Thủ trưởng đơn vị ra quyết định chấm dứt hiệu lực quyết định kỷ luật theo thẩm quyền; cấp nào ra quyết định thi hành kỷ luật thì cấp đó xét ra quyết định chấm dứt hiệu lực kỷ luật đối với công chức (không phải họp Hội đồng kỷ luật).
2 - Đối với công chức thuộc thẩm quyền của Tổng cục trực tiếp quản lý theo phân cấp, đơn vị đánh giá nhận xét sự tiến bộ của công chức kèm công văn đề nghị chấm dứt hiệu lực kỷ luật của đơn vị gửi Vụ TCCB & ĐT để trình Lãnh đạo Tổng cục xem xét quyết định hoặc uỷ quyền để lãnh đạo đơn vị ra quyết định chấm dứt hiệu lực kỷ luật.
3 - Thời điểm để xem xét chấm dứt hiệu lực kỷ luật đối với trường hợp công chức trong thời gian đang thi hành kỷ luật mà tái phạm hoặc có hành vi vi phạm khác đến mức phải kỷ luật thì thời điểm xét để chấm dứt hiệu lực quyết định kỷ luật được tính từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực tiếp theo.
4 - Việc xem xét chấm dứt hiệu lực kỷ luật không áp dụng đối với người bị kỷ luật buộc thôi việc.
Mục Đ - Khiếu nại, giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật của công chức Hải quan.
Giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật của công chức, tức là xem xét, giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật đối với công chức thuộc thẩm quyền và thực hiện theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo.
1 - Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố; Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu; Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Hải quan: xem xét giải quyết khiếu nại lần đầu về quyết định kỷ luật của công chức Hải quan thuộc thẩm quyền của mình theo phân cấp xử lý kỷ luật công chức của ngành Hải quan.
2 - Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan:
- Giải quyết khiếu nại lần đầu về quyết định kỷ luật của công chức Hải quan thuộc thẩm quyền của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan trực tiếp quản lý theo phân cấp xử lý kỷ luật công chức trong ngành Hải quan;
- Giải quyết khiếu nại lần hai về quyết định kỷ luật của công chức Hải quan thuộc thẩm quyền của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố; Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu; Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Hải quan mà đơn vị trên đã giải quyết khiếu nại lần đầu nhưng công chức chưa thoả đáng và tiếp tục khiếu nại.
3 - Cơ quan Thanh tra chủ trì cùng cơ quan Tổ chức cán bộ các cấp theo chức năng của mình, tham mưu giúp Thủ trưởng đơn vị trong việc xem xét giải quyết khiếu nại kỷ luật của công chức Hải quan theo quy định của Pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Phần III - Trách nhiệm vật chất đối với công chức Hải quan:
Khi xem xét, giải quyết bồi thường thiệt hại đối với công chức Hải quan gây thiệt hại, thì phải thành lập và họp Hội đồng xem xét, giải quyết bồi thường thiệt hại. Căn cứ, nguyên tắc xem xét bồi thường thiệt hại, trình tự, thủ tục làm việc của Hội đồng thực hiện theo quy định Nghị định số 97/1998/CP. Hội đồng do Thủ trưởng đơn vị có thẩm quyền ra quyết định thành lập:
1 - Hội đồng xem xét, giải quyết bồi thường thiệt hại đối với công chức gây thiệt hại làm việc ở các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc Cơ quan Tổng cục, do Tổng cục trưởng ra quyết định thành lập; thành phần gồm:
- Là các thành viên thuộc thành phần của HĐKL ở Cơ quan Tổng cục theo quy định tại điểm 2, mục B, Phần II trên đây, còn thêm:
- Đại diện Lãnh đạo Phòng Tài vụ thuộc Văn phòng Tổng cục;
- 01 chuyên gia về kinh tế, kỹ thuật.
2 - Hội đồng xem xét, giải quyết bồi thường thiệt hại đối với công chức gây thiệt hại làm việc ở Cục Hải quan tỉnh, thành phố; Cục Điều tra chống buôn lậu; Trường Cao đẳng Hải quan, do Thủ trưởng các đơn vị này ra quyết định thành lập; thành phần gồm:
- Là các thành viên thuộc thành phần của HĐKL ở Cục Hải quan tỉnh, thành phố; Cục Điều tra chống buôn lậu; Trường Cao đẳng Hải quan theo quy định tại điểm 3, mục B, Phần II, trên đây còn thêm:
- Đại diện Lãnh đạo Phòng Tài vụ của đơn vị;
- 01 chuyên gia về kinh tế, kỹ thuật.
Cơ quan Tài vụ chủ trì cùng với cơ quan Tổ chức cán bộ & đào tạo các cấp chuẩn bị hồ sơ, tài liệu liên quan trình bày trước Hội đồng; ghi biên bản cuộc họp.
Phần IV - Hồ sơ xử lý kỷ luật:
1 - Hồ sơ kỷ luật đối với công chức Hải quan đang công tác:
- Các bản giải trình, kiểm điểm cá nhân;
- Biên bản xác minh và các tài liệu, chứng cứ có liên quan;
- Đơn thư tố cáo, phản ánh của quần chúng (nếu có);
- Phiếu lý lịch cán bộ, công chức;
- Thông báo hoặc giấy mời công chức vi phạm đến dự họp (lần 1, 2);
- Biên bản các cuộc họp kiểm điểm từ đơn vị cơ sở trở lên.
- Biên bản họp Hội đồng kỷ luật.
- Biên bản họp Ban cán sự Đảng Cục Hải quan tỉnh, thành phố hoặc họp tập thể lãnh đạo Cục.
- Ý kiến tham gia của cấp uỷ đơn vị.
- Quyết định kỷ luật.
- Đơn khiếu nại kỷ luật, hồ sơ xem xét giải quyết khiếu nại và quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật (nếu có).
- Quyết định bồi thường thiệt hại và các hồ sơ, tài liệu liên quan (nếu có).
Trường hợp công chức có sai phạm mà bỏ việc, nếu đơn vị đã mời 02 lần (mỗi lần cách nhau 07 ngày) mà không đến, không có bản kiểm điểm cá nhân thì cuộc họp kiểm điểm tại cơ sở vẫn tiến hành (cán bộ, công chức đơn vị cơ sở nơi công chức đó công tác tham gia ý kiến về ưu, khuyết điểm trong quá trình công tác, lỗi vi phạm, kiến nghị hình thức kỷ luật).
2 - Hồ sơ kỷ luật đối với công chức Hải quan bị khởi tố, điều tra nhưng chưa đến mức phải xử lý bằng pháp luật, được cơ quan pháp luật chuyển về đơn vị xử lý hành chính, gồm các loại giấy tờ, tài liệu quy định tại điểm 1 nói trên và có thêm:
- Quyết định khởi tố bị can;
- Lệnh hoặc quyết định bắt tạm giam;
- Quyết định tạm đình chỉ công tác hoặc đình chỉ chức vụ;
- Quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án;
- Kết luận và kiến nghị xử lý hành chính của cơ quan điều tra.
- Quyết định tạm đình chỉ sinh hoạt Đảng hoặc kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng (nếu công chức là Đảng viên).
3 - Hồ sơ kỷ luật đối với công chức vi phạm thuộc thẩm quyền của Tổng cục Hải quan quyết định kỷ luật bao gồm:
- Gồm các tài liệu quy định tại điểm 1, điểm 2 kể trên (tuỳ theo từng đối tượng), còn kèm theo:
- Biên bản họp Hội đồng kỷ luật của ngành Hải quan;
- Biên bản họp của Ban cán sự Đảng Tổng cục Hải quan;
- Ý kiến tham gia của Thường vụ Tỉnh uỷ, Thành uỷ địa phương.
- Biên bản họp ý kiến tham gia của Đảng uỷ (hoặc Thành vụ Đảng uỷ) đối với công chức ở cơ quan Tổng cục.
- Quyết định kỷ luật.
- Đơn khiếu nại kỷ luật, hồ sơ xem xét giải quyết khiếu nại và quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật (nếu có).
- Quyết định bồi thường thiệt hại và các hồ sơ, tài liệu liên quan (nếu có).
1 - Thủ trưởng các đơn vị trong toàn Ngành có trách nhiệm phổ biến Nghị định 97/1998/NĐ-CP của Chính phủ; Thông tư số 05/1999/TT - TCCP và Quy trình này đến từng công chức trong đơn vị mình để quán triệt và thực hiện.
2 - Quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các đơn vị kịp thời phản ánh về Tổng cục (qua Vụ TCCB & ĐT) để giải quyết.
| TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN |
| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ......, ngày....tháng....năm 199.... |
Kính gửi:......
Họ và tên:......, Năm sinh:......
Chức vụ:......, ngạch.......bậc.....hệ số lương.....(đang hưởng).
Hiện đang công tác tại.....
Vào Đoàn Thanh niên CS Hồ Chí Minh:
Vào Đảng........, chính thức....
Chức vụ Đảng (Đoàn) hiện nay:....
Chỗ ở và hoàn cảnh gia đình (cha, mẹ, vợ chồng, con) hiện nay...
Dân tộc.... Trình độ văn hoá (chuyên môn)....
I- Tường trình sự việc:
- Nêu tóm tắt nội dung chính của sự việc từ khi xảy ra đến khi kết thúc (thời gian, không gian, địa điểm xảy).
- Xác định lỗi vi phạm của bản thân
- Xác định tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân xảy ra.
II - Tự xác định hình thức kỷ luật đối với bản thân:
III - Cam đoan (về nội dung trình bày):
| Người viết kiểm điểm |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Hôm nay, vào hồi...giờ...phút, ngày...tháng...năm 199..
Tại...
Chúng tôi gồm:
1 - Phía Cục Hải quan tỉnh, thành phố... có:
- Ông (bà).... chức vụ.... - Ông (bà).... chức vụ....
2 - Phía...(cơ quan, đơn vị hoặc người cung cấp - nơi đến xác minh) có:
- Ông (bà).... chức vụ.... - Ông (bà).... chức vụ....
3 - Nội dung xác minh (do cán bộ được cử đi xác minh đặt vấn đề với cơ quan đơn vị đến xác minh).
4 - ý kiến cung cấp của cơ quan, đơn vị......
5 - Kết luận:
- Sự việc xảy ra (thời gian, không gian, địa điểm xảy ra), có hay không có, đúng hay sai; mức độ đúng, sai....
- Họ tên cán bộ, nhân viên có liên quan....
Buổi làm việc kết thúc lúc...giờ...phút cùng ngày và biên bản đã được đọc lại trước các ông (bà) có tên trên đều nghe, không có ý kiến gì thêm và thống nhất ký tên dưới đây.
Đại diện cơ quan, đơn vị cung cấp xác minh | Cán bộ xác minh | Hoặc người cung cấp |
TỔNG CỤC HẢI QUAN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /GM-KL | ....., ngày....tháng....năm 199.... |
Kính gửi: Anh (chị):.... (ghi rõ họ tên, địa chỉ)
Địa chỉ: Ghi nơi thường trú (đối với công chức vắng mặt, bỏ việc) hoặc đơn vị công tác (đối với công chức đang công tác)
Căn cứ vào quy định...hoặc lý do...hoặc quyết định số...ngày../../199.. về việc thành lập Hội đồng kỷ luật xét kỷ luật đối với công chức.
Cục Hải quan...hoặc Hội đồng kỷ luật Cục Hải quan...
Kính mời anh (chị):
Đúng: giờ...ngày../../199..có mặt tại.....để làm việc với lãnh đạo...hoặc dự họp Hội đồng kỷ luật....
Người nhận Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, TP | Chủ tịch Hội đồng kỷ luật |
Ghi chú:
- Giấy mời cần phải chuyển trực tiếp đến công chức (người nhận) ký nhận 2 bản ( công chức giữ 01 bản; Tổ chức đơn vị 01 bản);
- Trước ngày, giờ hẹn đương sự vắng mặt phải báo rõ lý do, hợp lệ thì Thủ trưởng đơn vị chấp nhận cho mời lần sau.
TỔNG CỤC HẢI QUAN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /BB-KL |
|
BIÊN BẢN CUỘC HỌP KIỂM ĐIỂM TẠI CƠ SỞ
(Về việc kiểm điểm đối với công chức vi phạm kỷ luật)
Hồi:...giờ..... ngày.../.../199..., tại... (Hải quan cửa khẩu, Phòng, Đội hoặc tại Cục Hải quan tỉnh, thành phố...), tiến hành kiểm điểm sai phạm đối với đ/c....chức vụ....đơn vị công tác...
I - Thành phần dự họp gồm:
1 - Đơn vị: (ghi rõ tổng số, đối tượng tham dự, có mặt, vắng mặt - lý do vắng);
2 - Đại biểu mời: số lượng, họ tên, chức vụ, đơn vị công tác đối với từng đại biểu.
* Chủ trì cuộc họp: (họ tên, chức vụ, đơn vị công tác)...
* Thư ký cuộc họp: (họ tên, chức vụ, đơn vị công tác)...
II - Nội dung diễn biến cuộc họp:
1 - Chủ toạ nêu lý do, giới thiệu thành viên tham dự.
2 - Người phạm lỗi trình bày bản tự kiểm điểm
3 - Các ý kiến phát biểu (ghi ý kiến phát biểu của từng người)
4 - Chủ toạ kết luận (lỗi vi phạm, nguyên nhân, tính chất, mức độ sai phạm và thái độ thành khẩn của người phạm lỗi)
5 - Kết quả kiểm phiếu kiến nghị hình thức kỷ luật đối với đ/c...
- Khiển trách... - Hạ ngạch... - Cảnh cáo.... - Cách chức....
- Hạ bậc lương... - Buộc thôi việc...
Cuộc họp kết thúc hồi...giờ... cùng ngày.
Biên bản đã đọc lại, mọi người cùng nghe và nhất trí nội dung trên.
Thư ký | Chủ toạ cuộc họp |
TỔNG CỤC HẢI QUAN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /BB-HĐKL |
|
Hồi:...giờ..... ngày.../.../199..., tại..., Hội đồng kỷ luật của Cục Hải quan tỉnh, thành phố... tiến hành cuộc họp xem xét kỷ luật đối với đ/c. ...chức vụ....đơn vị công tác...
I - Thành phần:
* Hội đồng kỷ luật gồm:
1 - Đ/c....chức vụ.....Chủ tịch Hội đồng
2 - Đ/c....chức vụ.....Đại diện BCH Công đoàn.
3 - Đ/c....chức vụ.....Đại diện đơn vị có công chức sai phạm.
* Đại biểu mời:
1 - Đ/c....chức vụ.....Đại diện 2 - Đ/c....chức vụ.....Đại diện
* Thư ký cuộc họp: (
Đ/c....chức vụ.....
II - Diễn biến cuộc họp:
1 - Chủ tịch Hội đồng kỷ luật tuyên bố lý do, giới thiệu thành viên tham dự.
2 - Tóm tắt nội dung, tính chất, mức độ sai phạm, khuyết điểm của người phạm lỗi theo hồ sơ báo cáo của TCCB.
3 - Công chức phạm lỗi trình bày ý kiến và xác định hình thức kỷ luật.
4 - Ý kiến phát biểu của từng thành viên trong cuộc họp (ghi riêng từng ý kiến cụ thể).
5 - Kết luận của Hội đồng kỷ luật về nội dung sai phạm đối với công chức, tiến hành bỏ phiếu và kết quả phiếu đề nghị hình thức kỷ luật.
Cuộc họp kết thúc hồi...giờ... cùng ngày.
Biên bản đã đọc thông qua, được mọi người nhất trí và ký tên dưới đây.
Thư ký | Đại diện đơn vị | Đại diện BCH | Chủ tịch |
Ý kiến của công chức phạm lỗi, ký tên
(nếu công chức vắng mặt hoặc đến họp mà không ký thì ghi rõ lý do)
TỔNG CỤC HẢI QUAN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ..... ngày...tháng...năm... |
PHIẾU ĐỀ NGHỊ HÌNH THỨC KỶ LUẬT
TT | Họ và tên | Chức vụ, đơn vị | Hình thức kỷ luật | Ghi chú | |||||
Khiển trách | Cảnh cáo | Hạ bậc lương | Hạ ngạch | Cách chức | Buộc thôi việc | ||||
01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chú thích:
- Cột (2) ghi họ tên người có sai phạm; nếu có nhiều người sai phạm có thể lập chung 1 phiếu để lấy ý kiến 1 lần;
- Các cột từ 4 đến 9 về hình thức kỷ luật, nếu nhất trí hình thức kỷ luật nào thì đánh dấu (X) vào một trong các cột đó;
- Phiếu này dùng chung cho việc lấy ý kiến kiến nghị kỷ luật khi họp kiểm điểm tại đơn vị cơ sở; và cho Hội đồng kỷ luật kiến nghị hình thức kỷ luật khi họp Hội đồng kỷ luật các cấp.
TỔNG CỤC HẢI QUAN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /QĐ-KL | ...ngày....tháng....năm.... |
VỀ VIỆC KỶ LUẬT ĐỐI VỚI ĐỒNG CHÍ...
CỤC TRƯỞNG CỤC HẢI QUAN...
- Căn cứ Pháp lệnh Hải quan ngày 20/02/1990;
- Căn cứ Pháp lệnh cán bộ, công chức ngày 26/02/1998;
- Căn cứ Nghị định 97/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 của Chính phủ và Thông tư số 05/1999/TT-TCCP ngày 27/3/1999 của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ về việc hướng dẫn xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất đối với công chức;
- Căn cứ Quyết định số 278/TCHQ-TCCB ngày 14/9/1994 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quy định về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Cục Hải quan tỉnh, thành phố;
- Căn cứ Quyết định số /QĐ-TCCB ngày.../8/1999 của Tổng cục Hải quan ban hành Quy trình thủ tục xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất đối với công chức Hải quan;
- Xét sai phạm của đồng chí... (nêu tóm tắt kết luận sai phạm);
- Xét đề nghị của Hội đồng kỷ luật Cục Hải quan...
- Căn cứ quyết nghị của Ban cán sự Đảng Cục Hải quan tỉnh, thành phố ngày...
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Kỷ luật... đối với đồng chí..., chức vụ.... thuộc (Phòng, cửa khẩu...)..., vào Đảng (Đoàn) ngày .../.... ..., chính thức ngày .../.../...., quê quán...., trú quán....
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thông báo đến...
Điều 3: Các đồng chí Chánh Văn phòng, Trưởng Phòng Tổ chức cán bộ và Đào tạo, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan và đồng chí... chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
| CỤC TRƯỞNG CỤC HẢI QUAN TỈNH, THÀNH PHỐ |
TỔNG CỤC HẢI QUAN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /QĐ-CDKL | ...ngày....tháng....năm.... |
VỀ VIỆC CHẤM DỨT HIỆU LỰC KỶ LUẬT ĐỐI VỚI ĐỒNG CHÍ...
CỤC TRƯỞNG CỤC HẢI QUAN...
- Căn cứ Pháp lệnh Hải quan ngày 20/02/1990;
- Căn cứ Pháp lệnh cán bộ, công chức ngày 26/02/1998;
- Căn cứ Nghị định 97/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 của Chính phủ và Thông tư số 05/1999/TT-TCCP ngày 27/3/1999 của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ về việc hướng dẫn xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất đối với công chức;
- Căn cứ Quyết định số 278/TCHQ-TCCB ngày 14/9/1994 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quy định về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Cục Hải quan tỉnh, thành phố;
- Căn cứ Quyết định số /QĐ-TCCB ngày.../8/1999 của Tổng cục Hải quan ban hành Quy trình thủ tục xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất đối với công chức Hải quan;
- Xét quá trình phấn đấu sửa chữa sai phạm, khuyết điểm và sự tiến bộ của đồng chí
- Xét đề nghị của các đồng chí Trưởng Phòng (Hải quan CK)... và Trường Phòng TCCB & ĐT
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Chấm dứt hiệu lực kỷ luật tại quyết định số:.../QĐ-KL ngày.../.../... đối với đồng chí... chức vụ.... thuộc (Phòng, cửa khẩu...)...
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày...
Điều 3: Các đồng chí Chánh Văn phòng, Trưởng Phòng Tổ chức cán bộ và Đào tạo, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan và đồng chí... chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
| CỤC TRƯỞNG CỤC HẢI QUAN TỈNH, THÀNH PHỐ |
TỔNG CỤC HẢI QUAN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
|
Đơn vị:...
STT | Chức vụ | Tổng | Các hình thức kỷ luật | Trong số bị KL | Trình độ đào tạo | Xử lý bằng pháp luật | |||||||||||||||||
KT | CC | Hạ bậc | Hạ ngạch | Cách chức | BTV | Đảng viên | Nữ | ĐH trở lên | CĐ | Trung cấp | PTTH | Khởi tố | Kết án | KL hành chính | |||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Tổng | đảng viên | Nữ | Tổng | đảng viên | Nữ | Tổng | đảng viên | Nữ | |||
1 | Lãnh đạo cấp Vụ, Cục |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | Lãnh đạo cấp Phòng, CK và tương đương |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | Lãnh đạo cấp Đội thuộc Phòng, CK |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 | Cán bộ, nhân viên |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phân tích tính chất và các dạng sai phạm chủ yếu:
Phòng TCCB & ĐT | Thủ trưởng đơn vị |
Ghi chú:
- Mẫu này dùng cho Cục Hải quan tỉnh, TP; Cục Điều tra chống buôn lậu; Trường Cao đẳng Hải quan;
- Báo cáo 3 tháng một lần theo quý, vào ngày 25 của tháng cuối quý.
File gốc của Quyết định 468/QĐ-TCCB ban hành quy trình thủ tục xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất đối với công chức trong ngành Hải quan do Tổng cục Hải quan ban hành đang được cập nhật.
Quyết định 468/QĐ-TCCB ban hành quy trình thủ tục xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất đối với công chức trong ngành Hải quan do Tổng cục Hải quan ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tổng cục Hải quan |
Số hiệu | 468/QĐ-TCCB |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Phan Văn Dĩnh |
Ngày ban hành | 1999-08-11 |
Ngày hiệu lực | 1999-08-26 |
Lĩnh vực | Xuất nhập khẩu |
Tình trạng | Còn hiệu lực |