Nghị định này quy định chi Tiết về kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự; ban hành Danh Mục sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự, Danh Mục sản phẩm mật mã dân sự xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép; thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực mật mã dân sự.
1. Doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự; xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Ban hành Danh Mục sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự tại Phụ lục I và Danh Mục sản phẩm mật mã dân sự xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép tại Phụ lục II kèm theo Nghị định này.
Điểm đ Khoản 2 Điều 31 Luật an toàn thông tin mạng được quy định cụ thể như sau: Doanh nghiệp phải có hệ thống phục vụ khách hàng và bảo đảm kỹ thuật phù hợp với phạm vi, đối tượng cung cấp, quy mô số lượng sản phẩm.
3. Ban hành các Mẫu số 01, 02, 03 thực hiện thủ tục cấp mới, sửa đổi, bổ sung, cấp lại, gia hạn Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự tại Phụ lục III kèm theo Nghị định này.
1. Ban Cơ yếu Chính phủ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và sử dụng sản phẩm mật mã dân sự.
a) Mua, bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho mượn Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự, Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự;
c) Không làm thủ tục sửa đổi, bổ sung khi thay đổi tên, thay đổi người đại diện theo pháp luật hoặc thay đổi, bổ sung sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự;
đ) Không báo cáo hoặc báo cáo không đúng thời hạn cho Ban Cơ yếu Chính phủ về tình hình kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự; xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự và tổng hợp thông tin khách hàng;
g) Không lập, lưu giữ và bảo mật thông tin khách hàng, tên, loại hình, số lượng và Mục đích sử dụng của sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sau đây:
b) Không tạm ngừng hoặc ngừng cung cấp sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự để đảm bảo quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
d) Từ chối cung cấp các thông tin cần thiết liên quan tới khóa mã cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu.
a) Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các Điểm a, b Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;
Các chức danh nêu tại Điều 9 Nghị định này, cán bộ đang thi hành công vụ trong lĩnh vực mật mã dân sự có quyền lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định.
1. Doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự đã được cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự theo quy định tại Nghị định số 73/2007/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về hoạt động nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng mật mã để bảo vệ thông tin không thuộc phạm vi bí mật nhà nước mà vẫn còn thời hạn thì không phải làm lại thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự. 30 ngày trước khi giấy phép hết hạn, doanh nghiệp phải làm thủ tục xin cấp phép theo Nghị định này.
Nghị định số 73/2007/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về hoạt động nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng mật mã để bảo vệ thông tin không thuộc phạm vi bí mật nhà nước.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán nhà nước; - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; - Ngân hàng Chính sách xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - Ban Cơ yếu Chính phủ; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: VT, NC (3b).
- Trường hợp chỉ liệt kê mã 6 số thì toàn bộ các mã 8 số thuộc phân nhóm 6 số này đều được áp dụng.
- Danh Mục sản phẩm mật mã dân sự xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép chỉ áp dụng đối với các thiết bị mà cả mã số HS, tên gọi và mô tả chức năng mật mã trùng với mã số HS tên gọi và mô tả chức năng mật mã hàng hóa thuộc Danh Mục.
do:………………………………………… cấp ngày: ...........................................................
Chức vụ: ............................................................................................................................
Đề nghị Ban Cơ yếu Chính phủ cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự như sau:
STT
Tên nhóm sản phẩm
Tiêu chuẩn, đặc tính kỹ thuật
Phạm vi, lĩnh vực cung cấp
1
2
2. Danh Mục các dịch vụ mật mã dân sự xin cấp phép kinh doanh
STT
Tên dịch vụ
Phạm vi, lĩnh vực cung cấp
1
2
Tôi/chúng tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự chính xác của các thông tin đã cung cấp và cam kết thực hiện đúng các quy định về kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự tại Luật an toàn thông tin mạng.
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự số:………………………… do Ban Cơ yếu Chính phủ cấp ngày:
Chức vụ: ..........................................................................................................................
Lý do đề nghị: ..................................................................................................................
Đề nghị Ban Cơ yếu Chính phủ: ......................................................................................
Tôi/chúng tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự chính xác của các thông tin đã cung cấp và cam kết thực hiện đúng các quy định về kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự tại Luật An toàn thông tin mạng.
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
Căn cứ Nghị định số………… ngày.... tháng…. năm 2016 của Chính phủ quy định chi Tiết về kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã,
QUYẾT ĐỊNH:
Địa chỉ trụ sở chính: .....................................................................................................
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số:………. do…………………… cấp ngày.... tháng....năm……;
Điều 2. …………………………1 phải thực hiện đúng các quy định của Luật an toàn thông tin mạng và Nghị định số .... ngày ... tháng ... năm 2016 của Chính phủ quy định chi Tiết về kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự.
Nơi nhận: - …… - ……
TRƯỞNG BAN (Ký tên và đóng dấu)
1 Tên doanh nghiệp được cấp phép.
DANH MỤC CÁC SẢN PHẨM, DỊCH VỤ MẬT MÃ DÂN SỰ ĐƯỢC PHÉP KINH DOANH (Kèm theo Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự số.../GPKDMMDS-BCY ngày.... tháng... năm... của Ban Cơ yếu Chính phủ)
STT
Tên nhóm sản phẩm
Tiêu chuẩn, đặc tính kỹ thuật
Phạm vi, lĩnh vực cung cấp
1
2
2. Danh Mục các dịch vụ mật mã dân sự được phép kinh doanh
Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài (nếu có): ..................................................
Địa chỉ trụ sở chính: .........................................................................................................
Điện thoại:…………………………………… Fax: ..............................................................
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/giấy tờ khác có giá trị tương đương: do:……………………………………………………… cấp ngày: ........................................
Tôi/chúng tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự chính xác của các thông tin đã cung cấp và cam kết thực hiện đúng các quy định về kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự tại Luật an toàn thông tin mạng.
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
BẢN KÊ KHAI DANH MỤC CÁC SẢN PHẨM MẬT MÃ DÂN SỰ XIN CẤP PHÉP XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
(kèm theo Đơn đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự số... của Công ty.....)
TT
Tên sản phẩm
Tên hãng
Model
Mã HS
Nước sản xuất
Năm sản xuất
Số lượng
Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật (*)
Đặc tính kỹ thuật
Mục đích xuất khẩu/ nhập khẩu
1
2
…
Ghi chú: (*) Quy chuẩn kỹ thuật chỉ áp dụng đối với trường hợp nhập khẩu.
Căn cứ Nghị định số……… ngày.... tháng…. năm 2016 của Chính phủ quy định chi Tiết về kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã,
QUYẾT ĐỊNH:
Địa chỉ trụ sở chính: .....................................................................................................
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số:……… do……………………… cấp ngày.... tháng....năm……;
Điều 2. ……………………….1 phải thực hiện đúng các quy định của Luật an toàn thông tin mạng và Nghị định số………… ngày…… tháng…… năm 2016 của Chính phủ quy định chi Tiết về kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự;
Nơi nhận: - …… - ……
TRƯỞNG BAN (Ký tên và đóng dấu)
1 Tên doanh nghiệp được cấp phép.
DANH MỤC CÁC SẢN PHẨM MẬT MÃ DÂN SỰ ĐƯỢC XUẤT KHẨU/NHẬP KHẨU (Kèm theo Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự số ....../GPXNKMMDS-BCY ngày.... tháng... năm... của Ban Cơ yếu Chính phủ)
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 58/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết về kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự
Thay thế Phụ lục II Danh Mục sản phẩm mật mã dân sự xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép tại Nghị định số 58/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ bằng Phụ lục II Danh Mục sản phẩm mật mã dân sự xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép kèm theo Nghị định này.
...
PHỤ LỤC II DANH MỤC SẢN PHẨM MẬT MÃ DÂN SỰ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU THEO GIẤY PHÉP
(Xem nội dung chi tiết tại văn bản)
Điều 31. Kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự
...
2. Doanh nghiệp được cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có đội ngũ quản lý, điều hành, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu chuyên môn về bảo mật, an toàn thông tin.
b) Có hệ thống trang thiết bị, cơ sở vật chất phù hợp với quy mô cung cấp sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự.
c) Có phương án kỹ thuật phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
d) Có phương án bảo mật và an toàn thông tin mạng trong quá trình quản lý và cung cấp sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự.
đ) Có phương án kinh doanh phù hợp.
Điều 31. Kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự
...
2. Doanh nghiệp được cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có đội ngũ quản lý, điều hành, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu chuyên môn về bảo mật, an toàn thông tin.
Điều 31. Kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự
...
2. Doanh nghiệp được cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
...
đ) Có phương án kinh doanh phù hợp.
Điều 32. Trình tự, thủ tục đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự
1. Doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tại Ban Cơ yếu Chính phủ.
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự được lập thành hai bộ, gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự.
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương.
c) Bản sao văn bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn về bảo mật, an toàn thông tin của đội ngũ quản lý, điều hành, kỹ thuật.
d) Phương án kỹ thuật gồm tài liệu về đặc tính kỹ thuật, tham số kỹ thuật của sản phẩm. tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của sản phẩm. tiêu chuẩn, chất lượng dịch vụ. các biện pháp, giải pháp kỹ thuật. phương án bảo hành, bảo trì sản phẩm.
đ) Phương án bảo mật và an toàn thông tin mạng trong quá trình quản lý và cung cấp sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự.
e) Phương án kinh doanh gồm phạm vi, đối tượng cung cấp, quy mô số lượng sản phẩm, dịch vụ hệ thống phục vụ khách hàng và bảo đảm kỹ thuật.
3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ban Cơ yếu Chính phủ thẩm định và cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự. trường hợp từ chối cấp thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự có thời hạn 10 năm.
Điều 33. Sửa đổi, bổ sung, cấp lại, gia hạn, tạm đình chỉ và thu hồi Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự
1. Việc sửa đổi, bổ sung Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự được thực hiện trong trường hợp doanh nghiệp đã được cấp Giấy phép thay đổi tên, thay đổi người đại diện theo pháp luật hoặc thay đổi, bổ sung sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự.
Doanh nghiệp có trách nhiệm nộp hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép tại Ban Cơ yếu Chính phủ. Hồ sơ được lập thành hai bộ, gồm:
a) Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép.
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương.
c) Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự đã được cấp.
d) Phương án kỹ thuật, phương án bảo mật và an toàn thông tin mạng, phương án kinh doanh đối với sản phẩm, dịch vụ bổ sung theo quy định tại các điểm d, đ và e khoản 2 Điều 32 của Luật này trong trường hợp doanh nghiệp đề nghị bổ sung sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự, ngành, nghề kinh doanh.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ban Cơ yếu Chính phủ thẩm định, sửa đổi, bổ sung và cấp lại Giấy phép cho doanh nghiệp. trường hợp từ chối cấp thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Trường hợp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự bị mất hoặc bị hư hỏng, doanh nghiệp gửi đơn đề nghị cấp lại Giấy phép, trong đó nêu rõ lý do, tới Ban Cơ yếu Chính phủ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị, Ban Cơ yếu Chính phủ xem xét và cấp lại Giấy phép cho doanh nghiệp.
3. Doanh nghiệp không vi phạm các quy định của pháp luật về kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự được gia hạn Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự một lần với thời gian gia hạn không quá 01 năm.
Hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy phép phải được gửi tới Ban Cơ yếu Chính phủ chậm nhất là 60 ngày trước ngày Giấy phép hết hạn. Hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy phép được lập thành hai bộ, gồm:
a) Đơn đề nghị gia hạn Giấy phép.
b) Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự đang có hiệu lực.
c) Báo cáo hoạt động của doanh nghiệp trong 02 năm gần nhất.
Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ban Cơ yếu Chính phủ thẩm định, quyết định gia hạn và cấp lại Giấy phép cho doanh nghiệp. trường hợp từ chối cấp thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Doanh nghiệp bị tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự có thời hạn không quá 06 tháng trong các trường hợp sau đây:
a) Cung cấp sản phẩm, dịch vụ không đúng với nội dung ghi trên Giấy phép.
b) Không đáp ứng được một trong các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 31 của Luật này.
c) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
5. Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự trong các trường hợp sau đây:
a) Không triển khai cung cấp dịch vụ trong thời hạn 01 năm kể từ ngày được cấp Giấy phép mà không có lý do chính đáng.
b) Giấy phép đã hết hạn.
c) Hết thời hạn tạm đình chỉ mà doanh nghiệp không khắc phục được các lý do quy định tại khoản 4 Điều này.
Điều 34. Xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự
1. Khi xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự thuộc Danh mục sản phẩm mật mã dân sự xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, doanh nghiệp phải có Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
2. Doanh nghiệp được cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự.
b) Sản phẩm mật mã dân sự nhập khẩu phải được chứng nhận, công bố hợp quy theo quy định tại Điều 39 của Luật này.
c) Đối tượng và mục đích sử dụng sản phẩm mật mã dân sự không gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội.
3. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự.
b) Bản sao Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự.
c) Bản sao Giấy chứng nhận hợp quy đối với sản phẩm mật mã dân sự nhập khẩu.
4. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ban Cơ yếu Chính phủ thẩm định và cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự cho doanh nghiệp. trường hợp từ chối cấp thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Chính phủ ban hành Danh mục sản phẩm mật mã dân sự xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép và quy định chi tiết Điều này.
Điều 39. Thẩm quyền của Công an nhân dân
...
4. Trưởng Công an cấp huyện. Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát đường thủy. Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát trật tự, Trưởng phòng Cảnh sát phản ứng nhanh, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát bảo vệ và cơ động, Trưởng phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn trên sông, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ, Trưởng phòng An ninh kinh tế, Trưởng phòng An ninh văn hóa, tư tưởng, Trưởng phòng An ninh thông tin. Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy các quận, huyện thuộc Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy. Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên, có quyền:
a) Phạt cảnh cáo.
b) Phạt tiền đến 20% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 25.000.000 đồng.
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.
5. Giám đốc Công an cấp tỉnh, Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy có quyền:
a) Phạt cảnh cáo.
b) Phạt tiền đến 50% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 50.000.000 đồng.
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.
đ) Giám đốc Công an cấp tỉnh quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.
e) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.
6. Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, Cục trưởng Cục An ninh văn hóa, tư tưởng, Cục trưởng Cục An ninh thông tin, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục trưởng Cục Cảnh sát đường thủy, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn, Cục trưởng Cục Cảnh sát bảo vệ, Cục trưởng Cục Theo dõi thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao có quyền:
a) Phạt cảnh cáo.
b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này.
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.
7. Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này và có quyền quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.
File gốc của Nghị định 58/2016/NĐ-CP quy định chi tiết về kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự đang được cập nhật.